1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn toán

22 4,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 170 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm Phần I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập và bàn luận sôi nổi từ nhiều thập kỉ qua. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao. Những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt

Trang 1

Phần I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập và bànluận sôi nổi từ nhiều thập kỉ qua Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã khôngngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để đưanền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao

Những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã đượcthống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chứchướng dẫn của giáo viên Học sinh phải tự giác chủ động tìm tòi phát hiện, giải quyếtnhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng các kiến thức, kỹ năng thu nhận được Vàthực tế, việc áp dụng phương pháp dạy học mới đã phát huy tối đa năng lực học tậpcủa học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh khá trở lên Còn đối với những đối tượnghọc sinh yếu, kém thì sao?

Tình trạng học sinh học yếu môn Toán ở cấp THCS là một thực tế đáng longại và là nỗi băn khoăn trăn trở của nhiều giáo viên dạy Toán Tình trạng trên còntrầm trọng hơn đối với học sinh trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dântộc, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn Có nhiều nguyên nhân làm cho học sinh học yếumôn Toán, song nguyên nhân chính là học sinh chưa có phương pháp học tập đúngđắn, có nhiều lỗ hỗng về kiến thức, kỹ năng Chính vì vậy, tình trạng học sinh họcyếu môn Toán ngày càng tăng và nguy hiểm hơn là sự kéo dài từ năm này sang nămkhác làm cho các em càng ngày càng hổng kiến thức hơn

Từ thực tế đó tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu, tìm ra giải pháp để khắcphục tình trạng trên mới có thể nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, tạo cho họcsinh niềm say mê học tập nhất là đối với môn Toán Vì lí do trên nên tôi chọn đề tài:

Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn Toán để nghiên cứu.

Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN

Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của quốc hội khóa X về đổi mớichương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu “Xây dựng nội dung chương trình,phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáodục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công

Trang 2

cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thốngViệt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các nước phát triển trong khu vực

và trên thế giới” và “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệtmục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quyđịnh trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáokhoa; tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiếnthức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệhiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa

và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổthông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệthống giáo dục quốc dân để tọa sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sựthống nhất về chuẩn kiến thức và kĩ năng, có phương án vận dụng chương trình, sáchgiáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau Đổi mới nộidung chương trình , sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộvới việc nâng cấp và đổi mới thang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩnhóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lí giáo dục”

Hơn nữa với chủ đề năm học 2009 - 2010 là: “Đổi mới công tác quản lý và nângcao chất lượng giáo dục” thì việc tìm ra những giải pháp khắc phục tình trạng họcsinh học yếu môn Toán là góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục hay chính

là thực hiện tốt theo chủ đề năm học

Ngoài ra Toán là môn học có tính tư duy cao, đòi hỏi học sinh phải có năng lực

tư duy tốt, phương pháp học tập đúng đắn, có niềm tin và sự say mê thì mới có kếtquả học tập tốt Nhưng thực tế dạy học hiện nay thì đa phần học sinh rất ngại họcToán Kết quả học tập môn Toán tương đối thấp, hơn nữa chương trình sách giáokhoa lại là một chuẩn kiến thức chung cho tất cả các đối tượng học sinh nên khi giảngdạy đa số giáo viên phải đáp ứng các chuẩn kiến thức chung đó Quan điểm của sự đổimới phương pháp hiện nay là: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, yêu cầu ngườigiáo viên phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu mới cóthể đạt được hiệu quả giáo dục cao

Trang 3

Trình tự dạy học môn Toán cho học sinh yếu, kém dựa trên các nội dung phụđạo học sinh yếu và được áp dụng theo phương pháp dạy học mới nhằm đặt học sinh

ở vị trí trung tâm Học sinh phải tích cực chủ động, sáng tạo, tự giác, chủ động tìm tòiphát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt các kiến thức

kỹ năng thu nhận được

Quy trình chung để giảng dạy đối với học sinh yếu kém theo các bước:

Tìm ra phương pháp bồi dưỡng học sinh học yếu môn Toán là vấn đề mà hầunhư giáo viên dạy Toán nào cũng quan tâm để cải tiến chất lượng bộ môn Vì lẽ đókhông ít giáo viên đã nghiên cứu đề xuất nhiều giải pháp tốt Song, thực tế giảng dạymỗi vùng, miền, mỗi địa bàn giáo dục lại khác nhau nên tôi tiếp tục nghiên cứuphương pháp phụ đạo học sinh học yếu môn Toán cho đối tượng học sinh mà tôigiảng dạy trên địa bàn xã Na Sang Nội dung chủ yếu là trình bày một số giải pháp đểkhắc phục tình trạng học yếu môn Toán của học sinh lớp 6 Gíúp các em tiến bộ hơntrong học tập

PHẦN III CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 GIÁO VIÊN

Với đối tượng học sinh lớp 6 - là đối tượng học sinh đầu cấp, các em đã quen

với phương pháp học ở tiểu học, lên đến đầu cấp THCS các em gặp rất nhiều bỡ ngỡ

vì vừa phải làm quen một lúc rất nhiều bộ môn cũng như phương pháp truyền đạt củamỗi giáo viên là khác nhau nên việc cho học sinh quen dần với phương pháp bộ môn

là rất quan trọng Tuy nhiên có một số giáo viên nói chung và một số giáo viên bộmôn Toán nói riêng chưa thật sự quan tâm đến yếu tố này; chưa thực sự quan tâm đếntất cả học sinh trong cả lớp, chỉ chú trọng vào những em học khá, giỏi hay chưa cóbiện pháp động viên khích lệ kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù là rất nhỏ

Trang 4

Một số giáo viên còn hơi nghiêm khắc, làm cho học sinh có tâm lý e sợ trong giờhọc, rụt rè không dám phát biểu.

2 HỌC SINH

Học sinh yếu môn Toán là những học sinh có kết quả học tập thường xuyên

ở mức độ thấp, điểm kiểm tra thường xuyên dưới trung bình Sự yếu kém có nhiềubiểu hiện, nhiều vẻ nhưng nhìn chung qua thời gian nghiên cứu tôi thấy học sinh họcyếu môn toán được thể hiện ở những đặc điểm sau:

a) Có nhiều lỗ hỗng về kiến thức kỹ năng

Có nhiều học sinh kĩ năng tính toán rất kém, khi thực hiện một dãy các phéptoán thì luôn sai sót, đặc biệt là sai dấu Nguyên nhân là học sinh không nắm được thứ

tự thực hiện phép toán nào trước, phép toán nào sau Hay khi thực hiện các bài toán

có dấu ngoặc thì không nắm được quy tắc dấu ngoặc, không nhớ đổi dấu khi có dấutrừ trước dấu ngoặc cũng như không đổi dấu khi chuyển vế hay không nắm vững côngthức tính lũy thừa

b) Tiếp thu kiến thức chậm, nắm kiến thức hời hợt, không biết vận dụng kiến thức vào bài tập.

Học sinh yếu thường chậm hiểu, có khi bị buộc chặt vào lời giảng của giáoviên hoặc cách phát biểu trong sách giáo khoa Thay cho việc tiếp thu nội dung bằngviệc nắm kiến thức một cách hình thức Học sinh có thể đọc vanh vách quy tắc tìmước, tìm bội, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất …nhưng các em không biết tìmcho đúng, hay không phân biệt được thừa số nguyên tố chung và riêng Cũng như xácđịnh số mũ của các thừa số còn lẫn lộn, từ đó dẫn đến sai kết quả bài toán là điều hiểnnhiên

c) Năng lực tư duy kém, thiếu linh hoạt.

Học sinh học yếu môn Toán thì thường lười suy nghĩ, chủ yếu trông chờ vàogiáo viên giải bài tập trên bảng rồi chép vào vở, khả năng tập trung chú ý thấp, khảnăng phân tích, tổng hợp rất hạn chế, nắm kiến thức không chắc nên học sinh thường

Trang 5

vận dụng kiến thức một cách máy móc, không tìm hiểu kỹ yêu cầu đề bài, không biếtphân tích bài toán

Ví dụ:

- Các bài toán dạng tìm ước chung, bội chung thông qua ước chung lớn nhất

hay bội chung nhỏ nhất nhưng phát biểu khác đi một chút Chẳng hạn: "Tìm số tự

nhiên x lớn nhất sao cho 84x và 180 x và x>6" thì các em không thể phân tích

được bài toán, không hiểu được phải tìm x như thế nào?

- Hoặc các bài tập liên quan đến thực tế thì các em không thể vận dụng kiến

thức để giải Chẳng hạn bài toán: "Một số sách trong thư viện nếu xếp thành từng

bó 10 quyển, 12 quyển, 15 quyển đều vừa đủ bó Tính số sách đố biết rằng số sách trong khoảng 100 đến 150 quyển"

- Không xác định thành phần cũng như quan hệ của các số, các biểu thứctrong bài toán tìm x

Chẳng hạn: "Tìm x biết 219 – 7(x+1) =100 hay (3x - 6).3 = 3 4 "

Đa số học sinh yếu không biết cách bắt đầu giải ra sao? Phép toán nào phải giảiquyết trước, phép toán nào phải giải quyết sau

d) Thực hành tính toán kém, hay sai sót, nhầm lẫn.

Đối với học sinh yếu khi thực hiện tính toán thường xuyên sai dấu khi thựchiện một dãy các phép toán, nhất là các biểu thức có dấu ngoặc, kĩ năng tính rất chậm.Còn lúng túng và khó khăn trong khi thực hiện các phép toán: cộng, trừ, nhân,chia….đối với hai số trái dấu

e) Diễn đạt thiếu mạch lạc, lập luận thiếu căn cứ, sử dụng thuật ngữ toán học thiếu chính xác

Đối với học sinh khi giải toán việc sử dụng thành thạo, chính xác ngôn ngữtoán học kết hợp với bài toán có lời văn là rất khó và càng khó khăn hơn đối với họcsinh yếu, kém Khi gặp các bài toán có lời văn các em không biết diễn giải lập luận cócăn cứ, không biết chuyển đổi thành ngôn ngữ toán học, không hiểu sâu xa vấn đề dẫn

Trang 6

đến diễn đạt thiếu mạch lạc, lập luận thiếu căn cứ, sử dụng thuật ngữ toán học thiếuchính xác.

f) Thái độ học tập thờ ơ, phương pháp học tập bộ môn toán chưa tốt.

Nhiều em học sinh chưa tự giác học tập, chưa có động cơ học tập nên họckhông tốt Có nhiều em học các môn xã hội rất khá nhưng rất ngại học toán Tâm lýchung của học sinh là rất sợ các môn tự nhiên, nhất là môn toán Các em học yếuthường không có sự cố gắng liên tục, trong giờ học thường thiếu sự tập trung, khôngchú ý Hay tìm cách vắng học vào những hôm có tiết toán Có thái dộ rất thụ động vàthờ ơ với việc học tập Bài tập giao về nhà hầu hết các em không chịu làm hay chỉ làmcho có, trong tư thế đối phó Tệ hơn có em còn chép nguyên văn trong sách giải haycủa bạn bè mà không hiểu gì, thậm chí có những học sinh cá biệt không bao giờ làmbài tập ở nhà, thái độ thiếu hợp tác trong giờ học, không mang sách vở đầy đủ, có khicòn không chịu ghi bài

Ngoài ra còn hiện tượng một số em học sinh không nói hoàn toàn tiếng phổthông trong giờ học toán mà phát âm bằng tiếng dân tộc của mình làm cho việc giaotiếp giữa giáo viên và học sinh càng trở nên khó khăn hơn Ngay cả một số em đã tiến

bộ được một thời gian rồi lại tiếp tục thiếu cố gắng dẫn đến tình trạng sút kém không

có lối thoát…Nhiều em thiếu tự tin vào bản thân mình Đôi khi bài tập làm đúng rồinhưng khi giáo viên hỏi lại thì các em lúng túng, ngập ngừng không tự tin vào bài giảicủa mình

Khi học ở nhà, các em cũng không có phương pháp học tập và quy trình làmviệc đúng Thường là chưa nắm lý thuyết đã vội lao vào làm bài tập, mà lại không baogiờ làm ngoài nháp Đây là đặc thù của học sinh học yếu các môn tự nhiên nói chung.Làm không được lại nản chí, quay sang học lý thuyết một cách miễn cưỡng, hìnhthức, bó chặt vào các ví dụ trong sách giáo khoa hay học vẹt để đối phó

Trong giờ hoạt động nhóm các em học sinh yếu thường rất thờ ơ, bàn quan,chỉ tham gia cùng các bạn cho có mặt hoặc làm việc một cách qua loa, chiếu lệ, khôngnắm được yêu cầu của vấn đề cần thảo luận hay tính toán

Trang 7

3 PHỤ HUYNH HỌC SINH

Sự quan tâm của một số phụ huynh đối với việc học của con em mình cònhạn chế Đặc biệt có những phụ huynh của những em học sinh yếu không bao giờkiểm tra sách vở của các em Phó thác việc học tập của các em cho nhà trường Nhiều

em thuộc diện yếu kém được nhà trường tổ chức học phụ đạo miễn phí cũng khôngchịu tham gia học nghiêm túc, thường xuyên trốn học đi chơi mà phụ huynh không

hề hay biết Nhiều học sinh nhà ở xa trường từ 6 đến hơn 12 km, đi học phải qua suốinên việc đến trường đều đặn của các em học sinh lớp 6 còn nhỏ, mới tập xa gia đình

đã là một cố gắng lớn thế nhưng có một số phụ huynh không quan tâm để con emmình ăn, ở nội trú mà không xuống thăm nom thường xuyên Thêm nữa hoàn cảnh giađình khó khăn không có điều kiện chăm lo cho bữa cơm hàng ngày của các em, quần

áo không đủ mặc nói gì đến các điều kiện để cho các em học tập như: sách tham khảo,

vở, đồ dùng học tập Chính những khó khăn về phía gia đình cũng ảnh hưởng khôngnhỏ đến kết quả học tập của các em

4 BỘ MÔN TOÁN

Đặc thù của môn Toán là thiếu tính sinh động, hấp dẫn nên học sinh không

có ý thức tìm hiểu, khám phá kiến thức mới như các môn học khác Hơn nữa thiết bịdạy học cho môn Toán chưa nhiều, chưa sinh động nên học sinh ít có hứng thứ khihọc môn Toán Một trong các nguyên nhân khiến các em sợ học bộ môn toán: Đó làmột trong các bộ môn khoa học đòi hỏi người học phải có tính tư duy cao, tính kiêntrì, nhẫn nại, đều này không phải ai cũng có sẵn, càng không thể học vẹt, không thểhọc tuỳ hứng

PHẦN IV: CÁC GIẢI PHÁP

Với thực trạng học sinh học yếu môn toán như trên nếu không khắc phục đượcnhững điều đó sẽ làm cho tình trạng học kém ngày càng trở nên trầm trọng Nguyhiểm hơn là sự kéo dài từ năm này sang năm khác làm cho học sinh trở nên bế tắc hơn

và thật đau lòng khi học sinh " càng học càng không biết gì" Chính vì vậy, giúp đỡhọc sinh yếu là việc làm cần thiết, không thể giải quyết trong một sớm, một chiều mà

Trang 8

phải có lộ trình hợp lí, có những biện pháp sát thực, hiệu quả và kịp thời, nhất là phảiphù hợp với từng học sinh.

Để khắc phục phần nào tình trạng trên tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp

mà tôi cũng đã bước đầu thực hiện để cải thiện tình trạng học sinh yếu kém môn Toáncũng như việc nắm kiến thức kĩ hơn, sâu hơn, vận dụng linh hoạt kiến thức đó vàolàm bài tập của ở đơn vị trường tôi như sau:

Trong tiết học đồng loạt, bằng những biện pháp phân loại học sinh giáo viên đã

có thể tác động đến từng đối tượng học sinh trong đó có diện học sinh yếu kém Tuynhiên bên cạnh đó, giáo viên cần phải giúp đỡ cụ thể riêng đối với nhóm học sinh yếukém Mục đích của việc giúp đỡ riêng này là làm cho nhóm học sinh này theo kịp cácyêu cầu chung của tiết học trên lớp và có thể hòa vào việc học đồng loạt tốt hơn.Những giúp đỡ riêng có thể là ngoài giờ chính khóa, cũng có khi là giúp đỡ riêngtrong giờ chính khóa

Nội dung giúp đỡ nhóm học sinh yếu kém môn toán có thể tiến hành theo

các giải pháp sau:

1 GIẢI PHÁP TÂM LÍ

Ngay từ đầu để học sinh yêu thích môn học của mình, tôi đã tạo sự gần gũivới các em từ những tiết học đầu tiên bằng cách hỏi thăm tình hình học tập của lớp,trao đổi một số kinh nghiệm học tập đạt hiệu quả, đặc biệt phân tích cho các em hiểu

sự khác nhau cơ bản về phương pháp học ở bậc tiểu học và bậc trung học cơ sở, chú ýđến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em bằng cách kể nhữnggương học tập vượt khó mà các em có thể học tập Luôn tạo cho các em tâm lí thoảimái trong giờ học

Trong quá trình dạy giáo viên cần phải có thái độ nhẹ nhàng kể cả khi học sinhlàm bài hoặc trả lời không đúng hay khi mắc khuyết điểm nào đó Những lúc như vậycàng cần cư xử khéo léo với các em, xử lí tốt các tình huống Sư phạm

Trang 9

Bên cạnh đó việc đánh giá nhận xét học sinh phải công bằng, khách quan vàcông tâm, công khai kết quả sau các giờ kiểm tra, cần phải có nhận xét bài làm củahọc sinh Phải có kiến thức vững vàng để giải đáp các thắc mắc một cách thuyết phục

Để bài giảng hay tiết học của mình thêm sinh động, tôi luôn tìm tòi tài liệu,tranh, ảnh về các nhà toán học nổi tiếng giới thệu cho các em biết hay những câuchuyện, câu đố, bài thơ vui về toán học mà tôi sưu tầm trên mạng Internet, sách, báo Xây dựng cho các em thói quen học tập tích cực, động viên kịp thời những họcsinh tiến bộ, cung cấp cho các em phương pháp học tập đúng, khuyến khích các emkhông ngừng cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong học tập,khuyến khích các em phát biểu trong giờ học

2 GIẢI PHÁP DẠY HỌC

a) Tạo tiền đề xuất phát

Việc học tập có kết quả trong một tiết học đòi hỏi những tiền đề xuất phát nhấtđịnh về kiến thức, kĩ năng của học sinh Giáo viên cần phải có trách nhiệm làm táihiện những kiến thức, kĩ năng đó Với học sinh khá, giỏi những kiến thức, kĩ năng cókhi chỉ cần tái hiện một cách ẩn tàng những lúc thích hợp liên quan đến nội dung mớinhưng đối với học sinh yếu kém thì nên tách thành từng khâu riêng biệt, tái hiện mộtcách tường minh

Chẳng hạn đối với chương trình Số học lớp 6:

- Trước khi học bài " Cộng hai số nguyên khác dấu", cần ôn tập cho học sinh yếukém thật kĩ phép trừ hai số tự nhiên và cộng hai số nguyên cùng dấu

- Trước khi học bài " Rút gọn phân số" ( chương III) cần ôn lại cách tìm Ướcchung lớn nhất ( chương I)

- Trước khi học bài " Quy đồng mẫu số nhiều phân số' ( chương II) cần ôn tập vềcách tìm bội chung nhỏ nhất ( chương I) và phép nhân hai số nguyên (chương II)

Trang 10

Ngoài ra sự chuẩn bị trước ở nhà của học sinh cũng không kém phần quan trọng,

nó góp phần tích cực vào việc tiến bộ của học sinh Giáo viên phải yêu cầu học sinhxem trước bài ở nhà, ôn tập những kiến thức liên quan đến bài giảng

Một giờ dạy nói chung và giờ luyện tập nói riêng, người giáo viên không chỉđơn thuần là chuẩn bị tốt một hai tiết dạy mà cần chú ý đến cả quá trình học, từ đồdùng dạy học đến nội dung bài dạy để tạo cho học sinh những tiền đề xuất phát nhấtđịnh

c) Luyện tập vừa sức.

Đối với học sinh yếu kém, người giáo viên nên coi trọng tính vũng chắc củakiến thức kỹ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thưc Khi làm việcriêng với học sinh yếu kém cần để các em tăng cường luyện tập các bài tập vừa theosức mình Người giáo viên cần lưu ý các yêu cầu sau:

+ Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và cùng mức độ, chẳng hạn cho các

em thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia hai số cho thật nhuần nhuyễn Cácbài toán có vận dụng tính chất phân phối giữa phép nhân đối với phép cộng cho các

em làm càng nhiều càng tốt mà không sợ bị nhàm chán

+ Tăng cường các bài tập tìm ước, tìm bội của một số hay ước chung lớn nhất,bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số, và các bài tập thực tế

Trang 11

+ Sử dụng các dạng bài tập chi tiết hơn Ví dụ đối với các bài toán tìm x phảibắt đầu từ những bài đơn giản như:

Ngày đăng: 24/05/2014, 14:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w