Quỳnh Hải là một xã thuần nông nằm ở phía đông nam huyện Quỳnh Phụ, với điều kiện tựnhiên, kinh tế -xã hội ổn định rất thích hợp cho phát triển cây ớt vụ đông nói riêng mà các loạicây ra
Trang 1Phần 1 - MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Vụ đông ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh củatừng hộ nông dân Nếu như trước kia mục đích chính của nó là đáp ứng nhu cầu lương thực, thựcphẩm trong xã thì hiện nay vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính của các hộ nông dân Ngoài
ra vụ đông còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động đang dư thừa hiện nay ở nôngthôn, tăng nguồn nguyên liệu cho chế biến và là biện pháp quan trọng để góp phần tăng độ phìnhiêu cho đất
Ớt là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao thuộc họ cà, ớt được tiêu thụ dướidạng tươi, khô, bột ớt và tương ớt Không những được tiêu thụ ở nội địa trên khắp các vùng, miền
mà còn là một loại hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế với đầu ra chủ yếu là Đài Loan, Trung Quốc,Hồng Kông và các nước châu Á, đặc biệt là cây ớt vụ đông Hiện nay các giống ớt vụ đông có giátrị kinh tế cao như giống ớt kim, giống ớt hotchili, redchili ( giống Hàn Quốc) đều được xãQuỳnh Hải gieo trồng và thu được lợi nhuận cao Vì vậy phát triển cây ớt vụ đông đang là cơ hội
để nông dân tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống; góp phần tăng lượng nông sản hàng hóa xuấtkhẩu
Quỳnh Hải là một xã thuần nông nằm ở phía đông nam huyện Quỳnh Phụ, với điều kiện tựnhiên, kinh tế -xã hội ổn định rất thích hợp cho phát triển cây ớt vụ đông nói riêng mà các loạicây rau màu khác nói chung Với hầu hết hộ sản xuất ở Quỳnh Hải, giờ đây vụ đông đã trở thành
vụ sản xuất chính đem lại nguồn thu nhập cao cho họ, trong đó nguồn thu nhập từ ớt vụ đôngchiếm phần lớn Hai vụ lúa được rút ngắn thời gian tối đa để tận dụng thời gian sản xuất vụ đông.Nhiều người đã ví Quỳnh Hải như Đà Lạt thu nhỏ bởi ở đây cây màu được trồng quanh năm,chủng loại rất phong phú, đa dạng Là xã đầu tiên của huyện đạt chỉ tiêu mô hình “cánh đông 50triệu”, trong đó hiệu quả từ vụ đông, đặc biệt là từ việc trồng ớt đem lại là rất cao Với mức chiphí đầu vào cộng tiền công chăm sóc ít, người dân thu được mức lợi nhuận cao, trung bình từ 3-4triệu/ sào ớt vụ đông
Do đó, nghiên cứu thực trạng phát triển cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải để từ đó tìm ranguyên nhân của những kết quả đã đạt được và những khó khăn cần phải khắc phục, rồi tìm ranhững giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây ớt vụ đông Đó là lý do mà em
chọn đề tài : “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển cây ớt vụ đông tại xã Quỳnh
Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”
Trang 21.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình sản xuất cây ớt vụ đông của xã trong những năm qua
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển cây ớt vụ đông trong các hộnông dân
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất ớt củacác hộ nông dân ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
- Các hộ nông dân trồng ớt vụ đông trên địa bàn xã Quỳnh Hải
- Các hộ cung cấp giống, phân bón và các hộ thu gom ớt trên địa bàn xã Quỳnh Hải
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: tại địa bàn xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
- Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 12/10/2009 đến 08/11/2009
- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển sản xuất của cây ớt vụđông tại xã Quỳnh Hải
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Quỳnh Hải là một xã thuần nông của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, nằm ở phía ĐôngBắc của huyện Quỳnh Phụ, cách trung tâm thị trấn Quỳnh Côi 0,5 km Phía Đông tiếp giáp xãQuỳnh Minh, phía Tây giáp thị trấn Quỳnh Côi, phía Nam giáp xã Quỳnh Hội, phía Bắc giáp xãQuỳnh Hồng, là một xã có diện tích trung bình so với diện tích của huyện Với vị trí này tạo điềukiện cho xã giao lưu phát triển kinh tế- xã hội của xã, đặc biệt là giáp với thị trấn Quỳnh Côi, làtrung tâm kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ
Địa hình
Trang 3Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ thích hợp cho sản xuất nôngnghiệp đặc biệt là trồng trọt, hệ thống giao thông, thủy lợi tương đối thuận lợi, đường thủy cósông Lương Vân Hải nằm ở phía Tây Bắc của xã, sông Sành nằm ở phía Đông Nam tạo điều kiệnthuận lợi cho việc tưới tiêu, phát triển sản xuất nông nghiệp của xã
Khí hậu, thời tiết
Quỳnh Hải là một xã thuộc huyện Quỳnh Phụ và nằm gần trung tâm nhiệt đới gió mùa, mỗinăm có 4 mùa rõ rệt
- Về nhiệt độ: Cả năm là 8320 độ C- 8500 độ C, nhiệt độ cao nhất là 38.5 độ C vào tháng 7
và tháng 8, nhiệt độ thấp nhất là 7 độ C vào tháng 1 và tháng 2
- Về lượng mưa: Trung bình lượng mưa hàng năm từ 1500 đến 1900 mm, cá biệt có nhữngnăm lớn hơn 2000 mm Mưa tập trung vào tháng 7 và tháng 8 chiếm tới 70% lượng mưa cả năm.Tháng mưa ít nhất là tháng 11 và tháng 12
- Về độ ẩm không khí: Bình quân độ ẩm không khí cao nhất là tháng 2 và tháng 3 lên tới100%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 và tháng 12 Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau, và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
Vào mùa khô có gió mùa đông bắc, không khí lạnh mưa phùn và thiếu ánh sáng, thườngxuất hiện sương muối làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vụ đông trong đó có ớt
Nhận xét chung
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên( thời tiết, khí hậu) Nhìnchung, điều kiện tự nhiên ở xã Quỳnh Hải rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt làphát triển cây vụ đông, tuy nhiên những khó khăn mà điều kiện tự nhiên đem lại cũng không phải
là nhỏ như lũ lụt, sương muối… làm thiệt hại đến năng suất, chất lượng của các cây vụ đông,giữa tháng 10 vừa qua, Thái Bình cũng bị ảnh hưởng từ cơn bão số 10 làm ảnh hưởng đến việcsản xuất các cây vụ đông Do đó, công tác chỉ đạo và tổ chức sản xuất như: lịch thời vụ, cơ cấucây trồng… phải được nghiên cứu kĩ lưỡng mới có thể hạn chế được rủi ro và nâng cao hiệu quảsản xuất nông nghiệp
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
Tình hình sử dụng đất đai
Nhìn chung đất đai ở đây màu mỡ, xã Quỳnh Hải có một bên là đồng trũng, một bên làđồng cao, vì vậy rất thuận lợi cho phát triển các cây rau màu vụ đông Hiện nay toàn xã có:
- Diện tích đất tự nhiên: 635,26 ha
- Diện tích đất nông nghiệp: 477,36 ha
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 157,22 ha
- Diện tích đất chưa dùng: 0,67 ha
Trang 4Bảng : Cơ cấu đất đai của xã qua các năm(06-08)
Nguồn: Ban địa chính xã Quỳnh Hải
Theo bảng số liệu ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã không đổi qua 3 năm với diệntích là 635 ha; phần lớn đất đai của xã phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và ít biến động qua cácnăm Diện tích đất nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ lớn( chiếm 75%), do đó tạo điều kiện phát triểnsản xuất nông nghiệp Trong khi đó đất chuyên dùng và đất thổ cư có xu hướng tăng qua cácnăm, nguyên nhân là do xã đã chú trọng mở một số công trình như đường giao thông, chợ…Diệntích đất chưa sử dụng rất ít (0.67 ha) chứng tỏ đất đai được tận dụng triệt để phục vụ cho quátrình sản xuất và sinh hoạt
Bình quân đất nông nghiệp/ hộ nông nghiệp là 0.245 ha, bình quân đất nông nghiệp/ khẩu
là 0.058ha, bình quân đất nông nghiêp/ lao động nông nghiệp là 0.23 ha, nhìn chung đều khôngđổi qua 3 năm
Tình hình dân số, lao động
Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh Quy mô vàchất lượng lao động sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.Qua biểu ta thấy sự biến độnglao động của xã qua các năm
Biến động về tổng số hộ của xã:
Qua 3 năm tổng số hộ trong xã có xu hưóng tăng, năm 2006 là 2058 hộ, năm 2007 là 2094
hộ (tăng 1,7%), năm 2008 có 2128 hộ (tăng 1,6%) Trong đó số hộ lao động trong nông nghiệp
Diện tích(ha)
Cơ cấu(%) Diện tích
(ha)
Cơ cấu(%) Diện tích
(ha)
Cơ cấu(%)
Trang 5luôn chiếm tỷ lệ cao, qua 3 năm thì số hộ này tương đối ổn định (1950 hộ), chỉ có năm 2007 làtăng lên 2006 hộ Năm 2006 số hộ nông nghiệp chiếm 94,8 % tổng số hộ trong xã; năm 2007 là95,8 % ; năm 2008 là 91,6% Nhìn chung lực lượng lao động nông nghiệp của xã rất dồi dào,thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Biến động về tổng số nhân khẩu của xã: tăng dần qua các năm, năm 2006 số nhân khẩu của
xã là 8194, đến năm 2007 tăng lên 8236 nhân khẩu (tăng 0,5%), năm 2008 là 8325 nhân khẩu(tăng 1%) Qua bảng cũng thấy số nhân khẩu nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn, năm 2007 nữ chiếm51% tổng số nhân khẩu, năm 2008 nữ chiếm 51% tổng số nhân khẩu
Biến động về số lao động trong xã:
Nhìn chung lao động của xã qua 3 năm không có sự thay đổi lớn, năm 2006 là 4573 laođộng, năm 2007 là 4432 lao động (giảm 3%), năm 2008 là 4551 lao động (tăng 2,7%) Trong đólao động trong nông nghiệp đều chiếm 46% qua 3 năm
Bảng : Tình hình dân số, lao động của xã qua 3 năm(06-08)
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo UBND xã
Số khẩu/ hộ (3,9%), số lao động/ hộ (2,1%), số khẩu/ lao động (1,8%) qua 3 năm đều ổnđịnh, không có sự thay đổi lớn
Bảng : Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của xã qua 3 năm(06-08)
Trang 6Diễn giải
SL (Người)
CC (%)
SL (Người)
CC (%)
SL (Người)
Nguồn: ban thống kê xã Quỳnh Hải
Lực lượng lao động của xã rất dồi dào, đặc biệt là lao động nông nghiệp, lao động từ 35-44tuổi chiếm phần lớn trong tổng số lao động trong xã (chiếm 30%), lao động trẻ tuổi chiếm tỉ lệnhỏ (chiếm 12%) do đi làm ăn xa hoặc đi học, người dân cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm, do
đó thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp
Kết quả sản xuất kinh doanh của xã
Bảng : Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (06-08)
Diễn giải
GT (trđ)
CC(%)
GT(trđ)
CC(%)
GT(trđ)
CC(%)
07/06(%)
08/07(%)
BQ(%)
Trang 7Theo bảng số liệu ta thấy, nhìn chung cơ cấu kinh tế của xã qua 3 năm đã có sự chuyểndịch song tỉ trọng ngành nông nghiệp vẫn còn cao Qua 3 năm tỉ trọng ngành nông nghiệp vẫnchiếm trên 46% và chuyển dịch không đáng kể Cụ thể năm 2006 là 46,46% đến năm 2008 là46,54% Các ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao như thương mại- dịch vụ vẫn chiếm tỉ trọng thấp
và có xu hướng giảm nhẹ qua 3 năm Cụ thể năm 2006 chiếm 28,09% nhưng đến năm 2008 chỉchiếm 25,21%
Tuy vậy về giá trị tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế xã và các ngành vẫntăng nhanh: Năm 2006 tổng giá trị sản xuất là 96811 (trđ) thì đến năm 2008 là 129140 (trđ) tăngbình quân 15,45% Các chỉ tiêu khác cũng có bước phát triển nhanh như: thu nhập bình quân/ hađất NN tăng từ 202,26 (trđ/ha) năm 2006 đến 270,51 (trđ/ha) năm 2008 Thu nhập bình quân/ đầungười cũng tăng từ 11,81 trđ/người/năm (năm 2006) đến 15,5 trđ/người/năm (năm 2008) gópphần thay đổi cuộc sống của người dân xã Quỳnh Hải
Điều kiện cơ sở hạ tầng
- Hệ thống thủy lợi: có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệttrong trồng trọt, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân xã Quỳnh Hải đã xây dựng hệ thốngkênh mương nội đồng có khoảng 35.000 m, mới được cứng hóa 3600 m bằng nguồn vốn Nhànước hỗ trợ, nguồn vốn từ đầu tư cánh đồng 50 triệu và nguồn vốn nhân dân tự đóng góp
Về hệ thống mương máng thủy lợi khác: hiện nay hợp tác xã (HTX) đang quản lý và sửdụng trên 100 cầu cống phục vụ sản xuất và trên 10000 m kênh mương cấp 1, cấp 2 Trong đó có
45 cầu cống kiên cố đã được lắp đặt hệ thống cánh cống dàn ty van Song số hệ thống cầu cống bịxuống cấp nghiêm trọng và nhiều mương máng, sông dẫn bị ách tắc lâu ngày không được nạovét, tu sửa nên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình chỉ đạo và tổ chức sản xuất
- Hệ thống giao thông: nhìn chung đều thuận tiện, toàn bộ đường trong xã đã được cứnghóa, bê tông hóa Hiện nay trên toàn xã có 5km đường nhựa còn lại là đường bê tông và vật liệucứng, tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa từ xã đi các vùng lân cận
- Công trình thủy lợi: Xã có 6 trạm bơm điện, có một trạm bơm điện do xí nghiệp thủynông quản lý và 5 trạm do xã quản lý, 100% người dân được sử dụng điện
- Công trình phúc lợi: hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, sân vận động và bưuđiện đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh Đến nay xã có 1 trường cấp 1, 1 trường cấp 2, mỗithôn đều có nhà trông nuôi trẻ, 1 trạm y tế và 1 bưu điện
Trang 82.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Xã Quỳnh Hải là một xã thuần nông, thu nhập chủ yếu của người dân nơi đây là từ nôngnghiệp Xã có 7 thôn nhưng chỉ có các thôn An Phú 1, An Phú 2 và thôn Lê Xá là trồng nhiều ớtnhất, do đó nên tôi tiến hành chọn 3 thôn này Trong đó tiến hành điều tra 7 hộ thôn Lê Xá, 4 hộthôn An Phú 1 và 4 hộ thôn An Phú 2 Như vậy tổng số hộ được điều tra là 15 hộ
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Đối với tài liệu thứ cấp: Tham khảo trên các sách báo, internet và các báo cáo khoa học cóliên quan ở các phòng ban chuyên ngành của xã, các bản báo cáo kết quả sản xuất vụ đông quacác năm…
- Đối với tài liệu sơ cấp: Hỏi trực tiếp cán bộ xã và các trưởng thôn đồng thời tiến hànhđiều tra các hộ nông dân thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp và quan sát thực tế để phảnánh tình hình sản xuất cây ớt vụ đông tại xã Quỳnh Hải
2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
Tính toán các chỉ tiêu cần thiết
- Phân tổ thống kê theo giống ớt: phân làm 2 nhóm, giống ớt kim và giống ớt Hàn Quốc.Các số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý qua máy tính tay và tính toán bởi sự hỗ trợ củaphần mềm Excel
Phương pháp phân tích tài liệu:
- Phân tích thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối, bình quân, tốc độ tăngtrưởng để phân tích mức độ, biến động và quan hệ giữa các hiện tượng
- Phương pháp thống kê so sánh: phương pháp này để so sánh kết quả và hiệu quả kinh tếgiữa các quy mô sản xuất ớt giữa các hộ khác nhau
Ngoài ra còn dùng phương pháp chuyên gia hỏi ý kiến của các cán bộ xã, trưởng thôn vàphỏng vấn trực tiếp người dân
2.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Diện tích đất canh tác có khả năng sản xuất cây ớt vụ đông
- Diện tích đất trồng cây ớt vụ đông
- Diện tích trồng cây ớt vụ đông/ diện tích đất canh tác có khả năng sản xuất cây ớt vụ đông
- Cơ cấu diện tích cây vụ đông, diện tích cây ớt vụ đông
- Sản lượng cây ớt vụ đông
- Năng suất cây ớt vụ đông
Trang 9- Các yếu tố chi phí/ đơn vị diện tích gồm: chi phí trung gian; chi phí phân bón, chi phíphân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, chi phí lao động
- Mật độ cây trồng
- Chênh lệch giá bán sản phẩm ớt vụ đông ở thời điểm giá cao nhất và giá thấp nhất
- Tốc độ tăng giá bán một số vật tư chủ yếu
- Tốc độ tăng giá bán ớt vụ đông
3.1 Thực trạng phát triển cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ
3.1.1 Khái quát tình hình sản xuất cây ớt vụ đông ở xã Quỳnh Hải qua 3 năm (06-08)
Là một xã thuần nông, thu nhập chính đều phụ thuộc váo sản xuất nông nghiệp, do đóQuỳnh Hải luôn cố gắng tìm mọi biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản Hiệnnay xã Quỳnh Hải đang sản xuất các cây vụ đông phục vụ nhu cầu trong nước và nước ngoài,trong đó cây ớt được người dân nơi đây trồng nhiều nhất, bởi nó đem lại nguồn thu nhập cao vớimức đầu tư ban đầu ít Cây ớt được trồng vào vụ đông là chính Trong những năm qua diện tích
ớt vụ đông liên tục tăng và chiếm phần lớn diện tích đất sản xuất vụ đông Trước đây, người dânQuỳnh Hải chủ yếu một năm hai vụ lúa, còn rau màu vụ đông không được xem trọng Đến năm
2002, Quỳnh Hải thực hiên quy hoạch đất canh tác thành 2 vùng sản xuất chính là vùng chuyêncanh rau màu và vùng sản xuất 2 vụ lúa 1 vụ đông Chỉ còn một số diện tích đồng trũng khôngsản xuất vụ đông Với hầu hết hộ sản xuất ở Quỳnh Hải, giờ đây vụ đông đã trở thành vụ sản xuấtchính đem lại nguồn thu nhập cao cho họ Từ cuối tháng 8 âm lịch, các hộ dân Quỳnh Hải đãtriển khai làm vụ đông
Bảng : Diện tích trồng một số cây vụ đông của xã Quỳnh Hải qua 3 năm (06-08)
Trang 10Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất vụ đông của xã
Cụ thể, qua bảng ta thấy: cây ớt vụ đông luôn chiếm diện tích trồng nhiều nhất trong tổng
số diện tích đất có khả năng sản xuất cây vụ đông, diện tích này năm 2006 là 115 ha (chiếm41.21%), năm 2007 tăng lên là 120 ha (chiếm 42.86%), đến năm 2008 lại giảm còn 105 ha(chiếm 33.76%) là do thiên tai liên tiếp xảy ra làm giảm diện tích trồng ớt
3.1.2 Thực trạng phát triển cây ớt vụ đông ở các hộ điều tra
3.1.2.1 Tình hình chung của các hộ được điều tra
Đề tài tiến hành điều tra các hộ thuộc các thôn An Phú 1, An Phú 2 và thôn Lê Xá Nhìnchung quy mô và độ tuổi của chủ hộ là không lớn, phần lớn các hộ được hỏi đều thuộc loại hộtrung bình, có trang bị khá đầy đủ tư liệu phục vụ sản xuất (máy bơm nước, bình phun thuốc sâu,
xe đạp thô ) và mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất
Một đặc điểm nữa là diện tích đất canh tác của các hộ lớn, đất đai màu mỡ thuận lợi choviệc sản xuất ớt vụ đông Với mức thu nhập hiện có hộ có khả năng trang trải những nhu cầu sinhhoạt và tích lũy tái sản xuất, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng
3.1.2.2 Diện tích trồng các giống ớt của các hộ nông dân xã Quỳnh Hải
Diện tích trồng ớt ở xã Quỳnh Hải ngày càng được mở rộng trong các năm gần đây, trong
đó 2 giống ớt chính được sử dụng để sản xuất vụ đông là giống ớt kim và giống ớt Hàn Quốc.Trung bình diện tích trồng ớt của các hộ được điều tra là 3,05 sào thì diện tích trồng ớt Hàn Quốcchiếm phần lớn là 2,31 sào (chiếm 76,74%), còn diện tích trồng ớt kim chỉ chiếm phần nhỏ là0,74 sào (chiếm 23,26%)
3.1.2.3 Chí phí sản xuất ớt vụ đông
Quá trình sản xuất ớt vụ đông trải qua nhiều giai đoạn đầu tư với nhiều yếu tố chi phí khácnhau Do được thực hiện trong thời gian ngắn nên đề tài chỉ phân tích những yếu tố mà theo nhậnđịnh là có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả và hiệu quả sản xuất của cây ớt vụ đông như giống,phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lao động, cọc dàn… Đề tài không phân tích các yếu tố chi phí
có tính chất định mức chung như làm đất, các khoản phí (thủy lợi phí, bảo vệ đồng ruộng) vàkhông đề cập đến chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất ớt vụ đông
Hiện nay trên địa bàn xã Quỳnh Hải chủ yếu trồng 2 giống ớt là giống ớt kim và giống ớtHàn Quốc nên tôi tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế mà 2 giống ớt này đem lại Qua quá trìnhđiều tra tại các hộ nông dân ở xã, tôi thu được kết quả về sự đầu tư chi phí sản xuất ớt vụ đôngnhư sau: Đây là bảng tính chi phí sản xuất ớt vụ đông cho 1 sào Bắc Bộ ( 360m2)
Trang 11Bảng: Chi phí sản xuất ớt vụ đông năm 2008
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hộ
- Về chi phí giống: đối với giống ớt kim, 1 sào cần 0,01 kg giống với 150000 đồng; còn vớigiống ớt Hàn Quốc, mặc dù lượng giống cần nhiều hơn (0,02 kg giống) so với giống ớt kimnhưng giá mua lại rẻ hơn nên chi phí giống trên 1 sào là thấp hơn và bằng 74000 đồng Hiện naytrên thị trường xã, giống ớt kim có giá là 150000 đồng/ 1 gói 10g, còn giống ớt Hàn Quốc có giá
là 37000 đồng/ 1 gói 10g Về nguồn giống, đối với ớt Hàn Quốc, người dân phải mua toàn bộtrên thi trường do không để giống được, hoặc có để giống trồng vụ sau thì cây còi cọc, quả khôngnặng bằng giống mua, màu sắc quả không đẹp…nên năng suất không cao; còn đối với giống ớtkim, người dân có thể mua trên thị trường hoặc để giống trồng tiếp vụ sau Mật độ gieo trồng: cả
2 giống đều có mật độ gieo trồng từ 800-900 cây/ sào Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ nôngdân ở đây đều trồng 2 giống ớt này và không có ý định trồng giống mới nào, do giống không phùhợp với điều kiện đất đai hoặc họ sợ rủi ro, không mạnh dạn đầu tư…
- Về chi phí phân bón: Nhìn chung chi phí phân bón của 2 loại giống ớt này không chênhlệch nhiều lắm Với mức giá phân bón từng loại là đạm 7500 đồng/kg, lân 2600 đồng/kg, kali
14000 đồng/ kg thì bình quân 1 sào trồng ớt kim sẽ mất 10,81 kg đạm (tương ứng với 81080đồng), 18,73 kg lân (tương ứng với 48710 đồng), 6,02 kg kali (tương ứng với 84240 đồng); cònđối với trồng ớt Hàn Quốc thì bình quân 1 sào cần 11,6 kg đạm (tương ứng với 87000 đồng),20,07 kg lân (tương ứng với 52170 đồng), 5,4 kg kali (tương ứng với 75600 đồng) Đối với phânchuồng, có thể lấy trực tiếp từ việc chăn nuôi của gia đình hoặc đi mua với chi phí là 100000đồng/tạ, bình quân mỗi một sào ớt cần tư 4-5 tạ phân chuồng mới đảm bảo cho cây phát triển vàthu được năng suất cao
Trang 12Bảng: chi phí sản xuất ớt vụ đông năm 2008
Nguồn: tổng hợp từ điều tra hộ
Bên cạnh chi phí về giống, phân bón thì các chi phí về làm đất, cọc dàn, che phủ, thuốc bảo
vệ thực vật… có ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất của các giống ớt Dù giống có tốt, phân bón
có nhiều nhưng nếu không được che phủ hay làm cọc dàn, diệt trừ sâu bệnh thì năng suất cũngkhông còn cao nữa Nhìn chung thì các chi phí này đều giống nhau giữa 2 loại ớt, cụ thể mất từ55000-60000 đồng tiền công làm đất, 75000-80000 đồng tiền che phủ, 145000-150000 đồng tiềncọc dàn (500 đồng/ cọc) để chống đỡ cây ớt không bị đổ và tiện cho chăm sóc cũng như thuhoạch Cây ớt là loại cây có yêu cầu khắt khe về thời vụ và quy trình sản xuất, trong quá trình sảnxuất ớt, người dân phải liên tục bón phân, phun thuốc diệt sâu, bệnh phá hoại Do đó chi phí cônglao động là rất cao, từ 25-27 ngày công/tháng, chi phí về thuốc bảo vệ thực vật, trừ cỏ cũng cao,với ớt kim trung bình cần khoảng 183330 đồng/ sào còn ớt Hàn Quốc là 200000 đồng/ sào
Về chi phí thu hoạch thì ớt kim mất nhiều công thu hoạch hơn ớt Hàn Quốc do kích thướcquả nhỏ nên khó thu hoạch, thường phải thuê thu hoạch với mức giá là 50000 đồng/ 17 kg ớt.Bình quân một người một ngày có thể hái được 17-20 kg ớt kim, 30-40 kg ớt Hàn Quốc.Chi phíthu hoạch của ớt kim vì thế nên cao hơn so với ớt Hàn Quốc, cụ thể chi phí thu hoạch của ớt kim
là 1057200 đồng, còn ớt Hàn Quốc chỉ có 873400 đồng
Do khó khăn trong thu hoạch nên lao động sử dụng cho ớt kim cũng cao hơn so với ớt HànQuốc, phải đầu tư trên 27 ngày công lao động cho ớt kim trong khi chỉ cần khoảng 25 ngày cônglao động cho ớt Hàn Quốc, nhìn chung chi phí lao động bỏ ra cho việc trồng ớt là cao, người dânngày nào cũng phải ra đồng, không tưới nước thì cũng bón phân, nhổ cỏ rồi phun thuốc trừ sâu…nên họ có phần không muốn sản xuất tiếp
Như vậy, tổng chi phí cho từng loại giống ớt là khác nhau, nhưng không chênh lệch nhiều.Tổng chi phí trồng ớt của giống ớt kim là 2275,730 nghìn đồng/ sào, giống ớt Hàn Quốc là2109,170 nghìn đồng/sào