1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRI CỦA NICCOLÒ MACHIAVELLI TRONG TÁC PHẨM QUÂN VƯƠNG

92 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NANG

TRÀN QUỐC HUY

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRI CỦA NICCOLÒ MACHIAVELLI

TRONG TÁC PHẨM QUÂN VƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 2013 | PDF | 91 Pages buihuuhanh@gmail.com

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NANG

TRÀN QUỐC HUY

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRI

CỦA NICCOLỊ MACHIAVELLI

TRONG TÁC PHẨM QUÂN VƯƠNG

Chuyên ngành: TRIET HOC

Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ HỮU ÁI

Trang 3

Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ cơng trình nào khác

Ký tên

Trang 4

2 Mục tiêu nghiên cứu « « 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .-:.222222:222222222 3

4 Phuong phap nghiên cứu 5 Bố cục đề tài

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1 NHỮNG TIỀN ĐÈ LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN CHO sự RA

ĐỜI TÁC PHAM QUAN VUONG 7

1.1 KHÁI QUÁT VỀ THÂN THÉ, SỰ NGHIỆP VÀ TRƯỚC TÁC 8

1.1.1 Thân thế, sự nghiệp của Niccolò Machiavelli 8

1.1.2 Những nội dung cơ bản của tác phẩm Quân Vương 13 1.2 DIEU KIEN KINH TE, CHÍNH TRỊ - XA HỘI VÀ TIEN DE DE LY

LUẬN CỦA TÁC PHẨM QUÂN VƯƠNG - THUẬT TRỊ NƯỚC 25

1.2.1 Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội 25

1.2.2 Bồi cảnh lịch sử - xã hội Italia 30

1.2.3 Tiền đề lý luận 34

CHUONG 2 NHUNG NOI DUNG CO BAN VE TRIET HQC CHÍNH TRI TRONG TAC PHAM QUAN VUONG VA NHUNG GIA TRI CUA NO 40

2.1 QUAN NIEM CUA NICCOLO MACHIAVELLI VE THOI CO 40

2.2 MOI QUAN HE GIUA DAO DUC VA CHINH TRI TRONG PHAM

CHAT CUA MOT QUAN VUONG 7 51

2.3 QUAN NIEM CUA NICCOLO MACHIAVELLI VE SU’ RA BOI CUA NHÀ NƯỚC VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC CHÍNH

TRỊ CỦA NHÀ NƯỚC 68

24 GIÁ TRI THỜI ĐẠI CỦA TÁC PHÂM QUÂN VƯƠNG 6 KÉT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Ban sao)

Trang 5

Lịch sử là một dòng chảy bắt tận từ quá khứ đến tương lai Trong dịng chảy đó, thời đại văn hóa Phục hưng như một điểm nhắn, một bước ngoặt và

có một vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của văn hóa phương Tây, qua đó, nó tác động đến diện mạo phần còn lại của thế giới

Bước qua cánh cửa hẹp “đen tối” của Đêm trường Trung cổ, văn hóa Phục hưng đã mang lại những giá trị tỉnh thần to lớn và góp công xây dựng những

tiền để cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau này Bằng lưỡi gươm chính

trị và gông cùm của thần quyền và thế quyền trong thời kỳ Trung cổ, thân phận con người đã trở nên nhỏ bé, và nó như được cởi trói bằng chủ nghĩa

nhân văn Phục hưng mà N.Machiavelli là người đã có những đóng góp quan

trọng, trước hết đó là nghệ thuật trị nước

Khi nhắc tới N Machiavelli người ta thường biết đến ông với tư cách là

nhà triết học, văn học, sử học và quan trọng hơn là một chính trị gia nôi tiếng

cua Italia thời Phục hưng Những tư tưởng của N.Machiavelli được thể hiện

rõ trong các tác phẩm như Quân vương (1513), Những bài thuyết giảng

(1513), VỀ nghệ thuật quân sự (1520), trong đó Quân lương trở thành tên gọi căm thù nhất đối với giới chức sắc tôn giáo trong nhiều thé ky

Là một người đứng trên quan điểm nhân văn trong buổi đầu của thời đại Phục hưng, N Machiavelli đã đặc biệt chú ý đến những phương tiện phát triển và nâng cao vị trí của con người trong các quan hệ cộng đồng Chủ nghĩa nhân văn trong quan điểm của Machiavelli không đơn giản là tự do tư tưởng thể tục mà còn là các phương diện chính trị - xã hội, công dân, giáo dục, sinh hoạt, đạo đứ

lic biệt là nghệ thuật trị nước của bậc để vương như chính ơng

đã đề dẫn trong tác phẩm Quán Vương rằng: “Bậc quân vương phải học hỏi từ

Trang 6

dọa cáo” Với nhiều quan điểm mới trong buổi đầu của thời kỳ Phuc hung, N.Machiavelli đã đối lập với hệ tư tưởng tôn giáo - phong kiến, chính vì vậy

học thuyết của ông đã tìm được sự hưởng ứng rộng rãi trong xã hội đương thời Cũng như đa số các nhà khoa học thời kỳ Phục hưng, N.Machiavelli đã

tìm cho mình một con đường mới khi tiếp cận tới một quan điểm chính trị phi

chuẩn mực, chỗng lại những ảnh hưởng của truyền thống Cơ đốc giáo và chế độ phong kiến đương thời Machiavelli đã đi vào phân tích các hoạt động chính trị như nó vốn có, hay các hoạt động chính trị thường ngày Ông là người đầu tiên nghiên cứu một cách khách quan chính trị học và phương thức cầm quyền như chúng được thể hiện trong thực tế Điều này càng có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay khi các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng đang đây mạnh việc xây dựng một nhà nước pháp quyền trong bối cảnh mà cả kinh tế, văn hóa và chính trị giữa các quốc gia đang xích lại gần nhau hơn trong thế giới phẳng

Voi những vấn đề đặt ra như trên, chúng tôi đã đi sâu vào nghiên cứu

tác phẩm Quân vương của N.Machiavelli trong đó tập trung vào nghệ thuật mà ông đề

trị của Niccold Machiavelli trong tác phẩm Quân vương” làm đề tài luận văn tới Đó là lý do chúng tôi chon dé tai “Tư tưởng triết học chính

thạc sĩ Triết học

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là phân tích làm rõ tư tưởng triết học chính trị

trong tác phẩm Quán Lương đẻ thấy được tầm ảnh hưởng của N.Machiavelli

và những giá trị thời đại của tác phai

Trang 7

~ Phân tích làm rõ tư tưởng triết học chính trị trong tác phẩm Quán

Vương của Machiavelli

~ Chỉ ra những giá trị mang tính thời đại và hạn chế của tư tưởng triết học chính trị Machiavelli qua tac phim Quân Vương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung phân tích tư tưởng về chính trị của N Machiavelli trong tác phẩm Quân Vương

Để thực hiện được mục tiêu ấy, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây:

~ Quan niệm của Niecolò Machiavelli vé thời cơ

~ Quan niệm của Niecolò Machiavelli về sự ra đời của nhà nước và phương thức thực hiện quyền lực chính trị của nhà nước

~ Quan niệm của Niccolò Machiavelli về quan hệ giữa đạo đức với chính trị trong phẩm chất của một quân vương,

~ Giá trị thời đại của tae phim Quan [ương 4 Phương pháp nghiên cứu

“Trên lập trường thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênn, và chủ trương đường lối của Đảng Công sản Việt Nam

Luận văn được thực hiện dựa trên nguyên tắc về sự thống nhất giữa triết học và lịch sử triết học Đồng thời, sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học như phân tích và so sánh, phân tích và tổng hợp, khái quát

hóa và trừu tượng hóa, lich sir va logic

5 Bố cục đề tài

Trang 8

học, chính trị thời kỳ Phục hưng nói chung và thân thế sự nghiệp của Niccolo

Machiavelli nói riêng được nghiên cứu sâu rộng Tuy vậy, do sự hạn chế về ngoại ngữ của bản thân và nguồn tài liệu ít 6i 6 Việt Nam nên ở đây chúng tôi

chỉ trình bày khái quát những tư liệu cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu ~ Vũ Đình Phịng và Lê Duy Hòa Những luận thuyết nối tiếng thế giới

(Nxb Văn hóa thơng tin Tp Hồ Chí Minh 2003) đã bước đầu giới thiệu khái quát nhất về thân thé va sự nghiệp của Machiavelli cũng như các biến cố lịch str cia Italia giai đoạn này, với tiêu đề phân tích sức mạnh quyền lực ở đây với cách tiếp cận chủ yếu là giới thiệu khái lược về một luận thuyết

~ TS Đỗ Minh Hợp, TS Nguyễn Thanh, TS Nguyễn Anh Tuần Đại cương lịch sử triết học phương Tây (Nxb Văn hóa thơng tin Tp Hồ Chí Minh 2006) bước đầu trình bày về tư tưởng N Machiavelli trên cơ sở xâu chuỗi các vấn đề dé chi ra các đặc điểm của tư duy Machiavelli: chủ nghĩa hiện thực về chính trị liên hệ mật thiết với chủ nghĩa bi quan về nhân học; quan điểm mới về đức hạnh của quốc vương là người quản lý có hiệu quả nhà nước và tự giác

chống lại số phận; quay lại các “nguyên tắc” như là điều kiện đẻ phục hồi và

đổi mới đời sống chính trị

Khi bàn về mối quan hệ giữa chính trị với đạo đức nhóm tác giả đã khái

lược lại thành ba quan điểm cơ bản đó là: tính chất đạo đức của chính trị được quy định bởi mục đích của nó; phương tiện sử dụng có ảnh hưởng hàng đầu

đến ý nghĩa đạo đức của nó; cả mục đích lẫn phương tiện đều quan trong như

nhau đối với việc đem lại cho chính trị tính chất nhân đạo, mục đích lẫn

Trang 9

Nhóm tác giả khảo cứu chỉ ra cơ sở nền tảng của các nguồn quyển lực mà Machiavelli đã khởi thảo nên sau này tác động mạnh mẽ đến chính trị học với tư cách là một khoa học theo nghĩa hiện đại Ông coi việc xác định động cơ của hành vi con người là cơ sở cho sự phân loại các nguồn quyền lực, gồm: hai động cơ chủ yếu cho hành vi của con người đó là tình yêu và nỗi sợ hãi, ngồi ra cịn có dục vọng và khuyết tật của con người (sự giả dối và thói

ham loi)

Chi ra được đóng góp của Machiavelli khi luận chứng cho tính độc lập của lĩnh vực chính trị và của tri thức chính trị học khỏi thần học và coi đó là trí thức có lơgic riêng Trên cơ sở quan sát trực tiếp các sự kiện, hành vi của các thủ lĩnh chính trị, của quần chúng và sự tương tác giữa họ dé nghiên cứu về chính trị điều này có nghĩa là ông đã nghiên cứu chính trị như là một thực tại xã hội, đây chính là chủ nghĩa hiện thực về chính trị mang sắc thái Machiavelli

Nhóm tác giả đã trình bày bốn yếu tố của một thủ lĩnh hữu hiệu: sự ủng

hộ của thủ lĩnh đối với những người đi theo ông ta; sự hiểu biết lẫn nhau giữa

thủ lĩnh và những người phục tùng; ý chí cứng rắn mà thủ lĩnh cần phải có; sự

sáng suốt và sự công bằng mà thủ lĩnh phải là tắm gương cho những người đi theo mình Với bốn yếu tố này này chúng ta thấy Machiavelli đã trình bày

một mơ hình về thủ lĩnh hữu hiệu

Trang 10

~ Giáo trình lịch sử các học thuyết chính trị, của Đại học quốc gia Hà Nội, 2002 xem toàn bộ lý thuyết của N Machiavelli hầu như là một phần căn

bản của thời đại, thời đại phục hưng *Trong lĩnh vực lý luận về nhà nước và

pháp luật, tư tưởng phục hưng thể hiện sự phủ nhận học thuyết thần quyền,

phủ nhận chế độ phong kiến phản động và bảo thủ, thê hiện sự vươn tới hồn

thiện chính thể tư sản, một chính thể được coi như là chính thể hợp lý hơn vì nó bảo đảm được sự phát triển xã hội trên nguyên tắc lấy quyền lợi kinh tế làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển” [1I, tr 137]

Tác giả nhận định về một số khía cạnh tích cực của tác phẩm: đã tách việc nghiên cứu lý luận chính trị ra khỏi giáo điều và luận lý tôn giáo; người xây dựng khoa học về chính trị như một khoa học điều hành nhà nước trên nền tảng của pháp quyền; tính cách mạng mà học thuyết của N Machiavelli để lại cho hậu thế là sự phê phán chế độ phong kiến, ủng hộ nhà nước cộng hòa với những nguyên tắc tự do và bình đẳng

Tác giả trình bày một cách khái quát quan điểm của N Machiavelli về nguồn gốc nhà nước, là do con người lập ra chứ không phải là một thiên sứ nào đó Nhà nước xuất hiện từ nhu cầu của con người nhằm bảo vệ quyền lợi

vật chất và chính cuộc đấu tranh giữa các giai cấp xã hội có tác đơng mạnh mẽ tới q trình hồn thiện thiết chế nhà nước

Tác giả đã trình bày một cách ngắn gọn lơgíc vận động của các hình

thức nhà nước, nguyên nhân biến đôi bản chất nhà nước: “Vị thủ lĩnh lập ra

một trật tự điều hành trên cơ sở những quy định về nghĩa vụ và những hình phạt đối với ai đó có hành vi gây sự với những người xung quanh Mục đích

của nhà nước lúc này đảm bảo cho mỗi người được tự do sử dụng tài liệu và

Trang 11

là thể chế tập đoàn thống trị và số phận của nó cũng sẽ bị kết thúc như nền bạo chính để thay vào đó là chính quyền của “đám đông” [II, tr 139]

“Tác giả làm rõ khái niệm “quân vương”, là do dân cử và quyền lực của quân vương là do dân giao phó Vai trị của quân vương trong hoàn cảnh lịch

sử mới hoàn tồn khác với vai trị của vị quân chủ theo chế độ thừa kế thé vi

~ Websiter bách khoa tri thức http://www.bachkhoatrithuc.vn tiếp cận tác phẩm và tổng hợp lại với bảy chủ đề chính: có bao nhiêu loại vương quốc

lúc bấy giờ? (chương 2 đến chương 9); chống ngoại xâm (chương 10); những vương quốc thuộc Giáo hội (chương 11); nội trị mà căn bản là tổ chức quân đội Quân đội phải là quân đội quốc gia, tuyệt đối khơng dùng lính đánh thuê (chương 12, 13, 14); vai trò nhà vua, quốc trưởng, trong một quốc gia (chương 15 đến chương 23); chính trị cho nước Ý hiện tại và tương lai (chương 24 đến chương 26); trong chương 15 đến chương 17, Machiavelli day người làm vua cách thu phục lòng dân, giành giữ được quyền lực; bằng cách nào một ông vua đánh mắt lòng dân, giữ không được quyển hành và di

Trang 12

TAC PHAM QUAN VUONG

1.1 KHÁI QUAT VE THAN THE, SU’ NGHIỆP VÀ TRƯỚC TÁC 1.1.1 Thân thế, sự nghiệp của Niccolò Machiavelli

Niccolò Machiavelli sinh ngày 03 tháng 05 năm 1469 và mắt ngày 21 tháng 06 năm 1527 tại thành phố Florenee, Italia Bởi điều kiện lịch sử đương thời nên hậu thế có rất ít thơng tin về tuổi thanh xuân của N Machiavelli nhưng từ các tác phẩm mà ông để lại cho hậu thể thì một điều chắc chắn rằng ông đã được thừa hưởng nền giáo dục về văn hóa, lịch sử Hy Lạp và La Mã một giai đoạn phát triển rực rỡ mà sau này Các Mác đã khái quát lên rằng: không có các cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và để chế La Mã thì khơng có châu Âu hiện đại

Tri tué tuyệt vời và lòng nhiệt huyết N Machiavelli đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các chính khách Florence lic bay giờ Năm 1498 khi đó mới 29 ti Machiavelli đã được bỗ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng ngoại giao, với nhãn quan hiện thực chính trị tuyệt vời, chỉ sau đó một tháng, ông đã

được bầu làm thư ký Hội đồng quân sự và ngoại giao Với vai trò như một sứ thần, ông đã được đi khắp các vương quốc trên lãnh thô Italia, cũng như các

để chế lớn của châu Âu

Trang 13

“Trong suốt 14 năm phụng sự nền cộng hịa Florence, Machiavelli đã có dịp tiếp xúc với nhiều chính khách nơi tiếng và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử Ông đã tiếp kiến nữ bá tức Catenrina Sforza (năm 1499), vua Luois XII

nước Pháp (trong các năm 1500, 1504, 1501 và 1511), Cesare Borgia (vào các năm 1502 và 1503), Pandolfo Petrucci (vào các năm 1503 và 1504), Giáo hoàng Julius II (vào các năm 1503 và 1506), và hoàng đế Maximilian II (từ

năm 1507 và 1508) Cơ dun này giúp ơng có cái nhìn tham chiếu về các vấn

đề chính trị hiện thực và xây dựng nên nhiều nguyên lý cho chính trị học hiện đại, và chính những nhân vật nỗi tiếng được ông tiếp xúc trở thành những tắm sương và bài học trong quá trình phân tích thực tiễn, tổng kết lý luận

Giáo hoàng Julius II ln tìm cách và liên kết với các đồng minh để đánh đuổi quân Pháp ra khỏi Italia thì cơng hịa Florence là một đồng minh trung thành của nước pháp đã đưa đến sự đối đầu với Giáo hoàng Julius II Với sự trợ lực của đồng minh Tây Ban Nha, năm 1512 đội quân của Florence của Machiavelli bị đánh bại tại thành phố Prato Sau sự kiện này gia đình

Medici trở lại nắm quyền ở Florence, Piero Soderini — người đứng đầu chính

phủ Florence buộc phải từ chức và bị tống giam, vì là người ủng hộ chính

quyền Piero Soderini, Machiavelli đã bị bãi chức và quản thúc tại thành phố

Florence,

Sự thay thế quyền lực giữa các gia đình trong nhà nước cơng hịa non trẻ Florence còn mang trong mình dấu tích của sự thay thế, thanh trừng lẫn nhau trong chế độ quân chủ chuyên chế Vì vậy, dù khơng có dấu hiệu nào chứng tỏ ơng có liên quan đến âm mưu chống lại gia đình Medici nhưng

Machiavelli vẫn bị tống giam và tra tấn Cho đến tháng Ba năm I513,

Trang 14

'Với quyết định lui về ở ẩn tại một trang trại nhỏ ở quê nhà, cùng với hy

vọng không thành khi nhà ngoại giao của Florence làm đại sứ tại Roma là

người bạn thân của ông không thể tiến cử ông cho nhà Medici, tưởng rằng

nghiệp chính trường tàn lụi trong tâm hồn ơng Trong hồn cảnh bức bách đó,

với sự tận tâm của mình ơng đã viết tác phẩm Quán Vương “với mong muốn tự tiến cử mình lên Đức Ong, va dé thể hiện lòng tận tụy, tơi lại chẳng tìm thấy trong gia sản của mình vật gì đáng giá hơn là sự hiểu biết về sự nghiệp

của những vĩ nhân mà tôi đúc rút từ kinh nghiệm bản thân đối với những thực

tế đang diễn ra cũng như từ việc miệt mài nghiên cứu kinh nghiệm đời xưa

Sau thời gian dài trăn trở, tôi xin gửi gắm những điều đó vào cuốn sách nhỏ bé này để dâng, tặng lên Đức Ông với tắt cả tắm lòng trân trọng” [19, tr 33]

Với tư duy sắc bén, kiến thức tông hợp sâu rộng về chính sự đương thời cơng với sự thật hiển nhiên “những vấn đề mà trong nhiều năm với nhiều nỗi vất và và hiểm nguy, tôi mới có thể hiểu và đánh giá được giá trị của chúng.” [19, tr 34] thì làm sao một bậc quân vương có thể thấu hiểu trong một khoảng thời gian ngắn, chính điều này mà mãi tới năm 1515 gia dinh Medici không hề để mắt tới ông và mọi cố gắng ngoại giao của ông coi như chấm dứt

'Vì khơng được tham gia chính trường, Machiavelli chuyên hướng sang sáng tác trong suốt mười năm sau đó từ thơ ca đến hài kịch, đặc biệt là cuốn

Luận ban vé Livy một tác phâm về nghệ thuật chiến tranh, đúc rút từ kinh

nghiệm của một người tỏ chức lực lượng quân đội Trong thời gian này hy vọng trở lại chính trường lần nữa lại được nhen nhóm lên khi những tác phẩm của ông trong nhưng năm tháng ở An tại qué nha da thu hút được sự chú ý của

Hồng y Giáo chủ Giulio de Medici, người đã nắm quyền ở Florence một vài

năm và đang được giao nhiệm vụ viết về lich sir cua Florence

Sự trở lại chính trường trở nên hiện thực vào năm 1523, Giulio de

Trang 15

Ong tham gia chính sự trở lại chỉ trong một thời gian ngắn thì Giáo

hồng Clement VII mắc mưu kẻ thù và thành Rome bị quân đội Tin lành của

Đức cướp phá Sự cố này đã khiến cho người dân Florence làm cuộc lật đổ nha Medici vao nim 1527 Machiavelli, người suốt đời ủng hộ và bảo vệ nền cộng hòa Florence, lại một lần nữa khơng gặp may vì bị nghỉ ngờ cấu kết với

nhà Medici Tuy nhiên, ông không phải tiếp tục chứng kiến định mệnh trớ

trêu của mình bởi ơng qua đời sau một trận m vào tháng 6 năm 1527

Machiavelli là một con người tiêu biểu của thời kỳ Phục hưng, ơng là một chính khách và là một nhà ngoại giao, một tắm gương về sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư tưởng và hành động cộng với học vấn uyên thâm và trí tuệ của mình để vượt qua những rối ren, đôi lúc rất nguy hiểm của chính sự Ông cũng là một con người của thơ văn với những cơng trình kinh dién trong lĩnh vực chính trị học, lịch sử và thậm chí cả sân khấu kịch nữa

Machiavelli không để lại nhiều pho sách đồ s6 cho hậu thé, ma cả cuộc đời đầy trải nghiệm chính trường và thông sử châu Âu ông chỉ để lai: Ludn

bàn vé Livy (1513), Quân Vương (1513) Những năm sau đó ơng viết nhiều

thể loại khác, trong đó có Äandragola (1518) — đã có lúc được coi là hài kịch

hay nhất viết bằng tiếng Ý, Binh pháp (1521) ~ một cuộc đối thoại về chiến

lược quân sự kết hợp với những phương thức hành binh xưa cũ và những kinh

nghiệm của riêng ông, Lịch sử Florence (1525), là câu chuyện về thành phố

nơi ông sinh ra

Trang 16

khối óc đã chiếm lĩnh vô số các tác phẩm lịch sử và chính trị đương thời

Đồng thời là kết quả của những đêm lạnh lẽo, suy tư miệt mài và hy vọng

Tác phẩm được viết trong khoảng thời gian tháng Ba năm 1513 đến năm 1515 Sau khi ông được trả tự do và sống ấn mình trong một trang trại tai qué nhà, tại đây ông đã viết tác phẩm này và dâng tặng nhà Medici để chứng tỏ sự

tân tâm của mình nhưng khơng thành công, không được gia dinh Medici để

mắt tới những cố gắng của mình

Quân Vương là tác phẩm nỗi tiếng nhất của Machiavelli nhưng không được xuất bản khi ơng cịn sống mặc dù được lưu hành rộng rãi dưới hình thức các bản chép tay Năm 1532, với sự cho phép của Giáo hoàng Clement VIL, Quân Vương được xuất bản lần đầu tiên và trong vịng 20 năm sau đó, tác phẩm này đã được tái bản bằng tiếng Italia tới 7 lần Nhưng đến năm 1559, tất cả các tác phẩm của Machiavelli bị liệt vào “Danh mụch sách cắm” của Giáo hội Cơ đốc giáo vì bi coi là ta giáo, nhưng điều đó không làm ảnh hưởng với sự lan truyền của cuốn sách và Quán ương đã sớm được dịch

sang tất cả các thứ tiếng quan trọng của châu Âu và nỗi tiếng trong suốt gần 5

thế kỷ và thậm chí, tên tuổi của Machiavelli trở nên quen thuộc với hàng triệu người chưa từng đọc các tác phẩm của ông

Đối với các học giả nghiên cứu về chính trị học thì tác phẩm Quân

'Vương vẫn nguyên vẹn quyền năng cuốn hút say mê đến ngây ngất tâm trí và

khơng thể lơ đễnh gạt bỏ nó được Cuốn sách nhỏ nhưng chứa đựng những

vấn đề của thời đại: Những nguyên lý của chính trị học; Quyền lực chính trị; Nghệ thuật lãnh đạo; Thẻ chế chính trị; Tác phẩm đầu tiên phân tích về sự

lãnh đạo của các lãnh tụ chính trị cũng như xác lập tính độc lập của chính trị

với thần học; tiêu biểu cho lối bình luận sắc sảo vẻ tâm lý học và nghệ thuật

Trang 17

Chính vì bàn về những chủ đề nóng của mọi thời với bút pháp không phải với những câu văn cầu kỳ, “những từ ngữ hào nhoáng, bởi mong muốn

sự hp dẫn của tác phẩm phải đến từ sự phong phú của tải liệu và nội dung”

[10, tr 34] cho nên, kể từ khi xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, tác phẩm Quán

Vương đã luôn là một đề tài gây tranh cãi Tập sách mỏng này đã trở thành một tác phẩm kinh điển về tư tưởng xã hội hiện đại và là phần không thể thiếu

khi bàn đến những tác phẩm vĩ đại, đến học thuyết chính trị và về văn hóa

thời Phục hưng Ld

Ngồi phần đề tặng, tác phẩm có 26 chủ đề

1.CÁC HÌNH THỨC QUỐC GIA VÀ PHƯƠNG THỨC HÌNH THÀNH Nội dung này tác giả khái lược một cách ngắn gọn các chế độ chủ yếu

Những nội dung cơ bản của tác phẩm Quân Vương

trong xã hội: “Các chính thể xưa nay giữ vai trò thống trị tại tất cả các quốc gia,

lãnh thổ đều là chế độ cộng hòa hoặc chế độ quân chủ Chế độ quân chủ gồm chế độ thé tập, là chế độ mà quyền cai trị được truyền trong dòng họ hoàng gia từ đời này sang đời khác và chế độ quân chủ mới” [19, tr 35]

2 CAC QUOC GIA QUAN CHU THE TAP

“Tác gia chỉ ra thuận lợi của nền quân chủ thể tập: “nền quân chủ thế tập thuộc quyển cai trị của một dịng họ thì dé bảo toàn hơn nhiều so với các nền

quân chủ mới; bởi vì khi đó, quân vương nối ngôi chỉ cần không phá bỏ những tập tục lâu đời và biết điều chỉnh hành vi của mình trước những biến cố bắt ngờ Cứ như thế, một quân vương, với năng lực bình thường, ln có

thể duy trì đất nước của mình trừ khi có một thế lực đặc biệt và bắt thường

Trang 18

và liên tục đó, những động cơ cho sự sáng tạo và cải cách đều lụi tàn, vì cái

mới thường phải xây lên từ khoảng trống mà cái cũ để lại” [19, tr 38]

3 CÁC QUỐC GIA QUÂN CHỦ MANG TÍNH HỒN HỢP

Các quốc gia quân chủ mang tính hỗn hợp Theo tác giả thì quốc gia mang tính hỗn hợp là kết quả của sự sáp nhập của hai quốc gia, hỗn hợp theo

nghĩa khi hai vương quốc được hợp lại làm một là kết quả của sự hỗn hợp, sự

khác biệt về văn hóa, ngơn ngữ, phong tục, luật lệ và thuế khóa Từ đây tác

giả chỉ ra các phương thức trị vì hiệu quả: :hứ nhất “Cho dù có quân đội hùng

mạnh nhất, sự ủng hộ của dân bản xứ vẫn luôn là điều cần thiết để chiếm giữ

một vùng đất" [19, tr 40]; ue ai: “Con người thường sinh sống một cách hiển hòa miễn là cách sống quen thuộc không bị đảo lộn, tập tục không bị thay

đổi thứ nhất, phải tuyệt diệt hoàng tộc cũ ; và thứ hai, không nên thay đổi

luật lệ và thuế khóa Được vậy, các vùng đất mới sẽ nhanh chóng hợp nhất vào chính quốc.” [19, tr 42]; hứ ba, người chỉnh phục phải đích thân tới vùng đất vừa chiếm được để sinh sống và kiểm soát bọn quan lại: “Bởi vì, chỉ khi mà người chỉnh phục sống ngay tại nơi đó thì mới có thể phát hiện vấn đề từ trong trứng nước và nhanh chóng tìm ra biện pháp giải quyết Khơng sống ở đó, các bậc quân vương chỉ có thể biết được tình hình sau khi vấn đề đã trở nên trằm trọng và khi ấy thì vơ phương cứu chữa Hơn nữa, không nên để bọn

quan lại cướp bóc vùng đất vừa chiếm được bởi dân chúng mong muốn được trông cậy trực tiếp vào nhà vua của mình.” [19, tr 43]; zÖứ r, được cân nhắc

trên những phí tồn kinh tế trong quá trình duy trì quân sự và nguy cơ thường

trực bởi kẻ chống đối mặc dù bị khuất phục nhưng họ vẫn sống dưới mái nhà của mình cho nên “Tơi muốn kết luận rằng, hình thức di dân chính quốc tới sinh sống tại các thuộc địa không tốn kém, còn đám dân này trung thành hơn và ít gây phiền nhiễu hơn Và những kẻ bị tổn hại, như tôi đã nói, khơng thể là

Trang 19

Tai sao dé chế Ba Tư của vua Darius không nồi loạn chống lại những

người kế vị Alexander đại đế Khi nghiên cứu về đế chế Thỏ Nhĩ Kỳ, đế chế

Ba Tư, để chế ở Pháp ở Tây Ban Nha, Hy Lạp tác giả đã rút ra ba kết luận, thứ nhất, đối với các đễ chế là một khối thống nhất trọn vẹn, người tắn công phải dựa vào sức mình nhiều hơn là trông đợi sự mất đoàn kết của đối

phuong Thir hai, đối với một để chế đạt được sự thống nhất thì rất khó tấn

cơng và chiến thắng nhưng tắn cơng được thì rất dễ bề cai trị Thứ ba, đối với

các đế chế không phải là một khối thống nhất trọn vẹn thì rất dễ tấn công

giành chiến thắng nhưng việc trị vì rất khó khăn bởi các quốc gia này bị chia

nhỏ thành nhiều lãnh địa

4 TẠI SAO DE CHE BA TU CUA VUA DARIUS KHONG NOI LOAN CHONG LAI NHUNG NGUOI KE VI ALEXANDER DAI DE

5 PHUONG THUC CAI TRI NHUNG VUONG QUOC, THANH BANG DA TUNG CO CHU QUYEN

Phương thức cai trị những vương quốc, thành bang đã từng có chủ quyền Khi khảo cứu về phương thức trị ở các thành bang này tác giả đi vào làm rõ vai trò truyền thống có sức mạnh ghê gớm khi nó thâm nhập vào quần chúng nhân đân “Cai trị một thành phố đã từng có tự do mà khơng làm như vậy thì rất đễ bị chính thành phố này lật đổ Trong những thành phố như vậy,

ln có nơi trú ân cho tỉnh thắn tự do và những thể chế truyền thống, những

điều chưa từng bị lãng quên cho dù bởi thời gian hay lợi lộc Ký ức về thời

kỳ tự do trước đây khiến họ không thể bị khuất phục.” [19, tr 60] Từ đây tác

giả đề xuất ba phương thức trị vì: “thứ nhất là xóa bỏ tồn bộ; thứ hai là phải thân hành tới sống ở đó, thứ ba là cho phép cư dân xứ này sinh sống với

những luật lệ riêng của họ, buộc họ cống nạp và dựng lên ở đó một chính

Trang 20

6 NHUNG VUONG QUỐC MỚI GIÀNH ĐƯỢC BẰNG BINH LỰC VA TAI TRI CUA BAN THAN

Một mặt, ông chủ trương sử dụng bạo lực như là điều kiện để đảm bảo

chiến thắng: “Thực tế cho thấy, tất cả những người nhìn xa trơng rộng mà vùng vũ lực thì điều chiến thắng Nếu như họ không dùng vũ lực thì hắn đã bị thất bại.” [19, tr 66], mặt khác, như một phương thức thiết lập và cũng cố niềm tin vào chính quyền “Thuyết phục thì dễ nhưng duy trì niềm tin mới là điều khó Bởi vậy, cần phải đảm bảo rằng khi người ta khơng cịn tin nữa thì

phải dùng vũ lực buộc người ta phải tin”

7 CAC VUONG QUOC GIANH DUOC BANG BINH LUC CUA NGƯỜI KHÁC VÀ VẬN MAY CỦA BẢN THÂN

Tác giả đã chỉ ra những điều thiết yếu để quân vương giữ được ngôi báu: “biết tự bảo vệ trước kẻ thù; tăng thêm đồng minh; chỉnh phạt bằng vũ lực hoặc bằng thủ đoạn; khiến dân chúng mến phục và sợ uy quyền, làm cho binh lính tơn trọng và tuân phục, trừ khử tất cả những kẻ có thể hoặc có khả năng gây nguy hại, thay thế những thể chế cũ bằng những thể chế mới, nghiêm khắc và độ lượng, cao thượng và hào phóng; giải tán những đội quân thiếu trung thành và tuyển chọn những đội quân mới, duy trì sự thân thiện của

các bậc vương hầu theo cách khiến họ phải vui lòng giúp đỡ hoặc không thể

tự đo gây hại cho quân vương

8 NHỮNG NGƯỜI TRỞ THÀNH QUÂN VUONG BANG TOI AC

Từ những nhân vật lịch sử cụ thể, tác giả khẳng định quan điểm của mình về một quân vương: “Không thể gọi là tài trí khi tàn sát đồng bào của

mình, phản bội bạn bẻ, phản trắc, không biết xót thương và vơ thản Bing những phương cách này, người ta có thể đạt được quyền lực chứ không thê có

Trang 21

'Việc sử dụng bạo lực có được xem là tàn bạo hay khơng điều đó phụ

thuộc vào việc sử dụng bạo lực có đúng cách hay không, thước đo của vấn đề

theo lập luận của tác giả: “Sử dụng đúng cách là những sự tàn bạo (nếu có thể nói đến sự đúng cách trong tội ác) được thực hiện một lần chỉ để nhằm tự vệ Sự tàn bạo này không lặp lại mà phải biến thành những lợi ích to lớn cho thần dân Sử dụng không đúng cách là những tàn bạo ban đầu chỉ nhỏ bé nhưng dần dần lớn lên chứ không mắt đi” [19, tr 86]

9 CÁC QUỐC VƯƠNG DÂN SỰ

Bằng việc phân tích tương quan lực lượng, mâu thuẫn của các giai cấp,

giai tầng trong xã hội: “Có hai khuynh hướng đan xen trong mọi thê chế chính trị Dân chúng không muốn bị giới quý tộc cai trị và hà hiếp trong khi giới

quý tộc thì lại muốn cai tri va đẻ nén dân chúng” [19, tr 88] để xác định tính

chất của các vương quốc chủ trương thân dân hay chủ trương thân qúy tộc “Trong quan điểm của tác giả một lần nữa khăng định vai trò của nhân dân đối

với sự tồn tại của một vương quốc: “quân vương nào được dân chúng tôn lên ngơi vua sẽ có địa vị độc tôn và hầu như chẳng có kẻ nào dám chống lệnh ông Hơn nữa, một quân vương không bao giờ an toàn khi bị dân chúng căm thù bởi vì đây là một lực lượng vô cùng đông đảo” [19, tr 90-91]

10 ĐÁNH GIÁ SUC MANH CUA CAC VUONG QUOC

Tác giả nhấn mạnh hai yếu tố đó là vai trò của thành trì, pháo đài, lương thực, thực phẩm và sự đồng thuận của nhân dân: “Thật chẳng dễ dàng gì khi tấn cơng một qn vương có thành trì được gia cỗ vững vàng và không bị thần dân thù ghét”

11 CÁC VƯƠNG QUỐC THUỘC GIÁO HOL

Theo tác giả các vương quốc này là những thể chế duy nhất được an toàn va hạnh phúc: “Các vương quốc này tồn tại bằng những thể chế tôn giáo cỗ xưa Những thể chế này có sức mạnh siêu phàm đến mức có thể đảm bảo

Trang 22

12 CÁC LOẠI QUÂN ĐỘI VÀ LÍNH ĐÁNH THUÊ

13 QUÂN ĐỘI QUỐC GIA, NGOẠI BINH VÀ QUÂN HỒN HỢP Tác giả bàn đến những nền móng vững chắc của tắt cả các vương quốc

là quân đội hùng mạnh và pháp luật nghiêm minh: “Bởi vì ở đâu khơng có qn đội hùng mạnh sẽ chẳng thể có luật pháp nghiêm minh và nơi nào có

quân đội mạnh thì tất phải có luật pháp nghiêm minh” Đi vào phân tích về

quân đội tác giả chỉ ra những hạn chế của quân đội khi xây dựng trên nền tảng lính đánh thuê: “Lính đánh thuê và ngoại binh thường vô dụng và rất nguy hiểm Nếu một quân vương bảo vệ đất nước bằng qn đánh th thì khơng bao giờ có được sự an toàn và én định Bọn chúng là những kẻ thiếu đồn kết, tham lam, vơ kỷ luật và không trung thành Chúng hùng hỗ trước bạn hữu

nhưng lại hèn nhát trước kẻ thù Chúng khơng kính sợ Chúa và cũng chẳng trung thành với ai Sự sụp đỗ của ngài chẳng qua là được trì hoãn lại cho đến

khi những cuộc tắn công xảy ra Chúng khơng có tình cảm hay động lực nào

để chiến đấu ngoài đồng lương ít ỏi khơng đủ đề hy sinh vì ngài Chúng thích

là linh khi khơng có chiến tranh nhưng khi chiến tranh đến, chúng tháo chạy

hoặc đào ngữ.” [19, tr 105] Đối với Machiavelli quân đội của một vương quốc phải được tổ chức và bảo đảm xây dựng trên các nguyên tắc sau: quân đội phải được đặt dưới sự chỉ huy của một quân vương; quốc vương phải đích thân nắm quyền tổng chỉ huy; quân đội phải được tổ chức từ những công dân của chính mình, bởi vi quân đội là công dân của mình sẽ khó bị quân đội tiếm quyền hơn so với khi được bảo vệ bằng lính nước ngồi; quân đội phải được

kiểm soát bằng pháp luật, bởi chỉ huy là những người có năng lực “anh ta phải

được kiểm chế bằng pháp luật sao cho anh ta khơng làm gì vượt q quyền hạn của mình ” [19, tr 107]

14 QUAN VUONG VA CAC VAN DE QUAN SỰ:

Pham chất của một quân vương trong lĩnh vực quân sự được tác giả

Trang 23

để một người có vũ khí tự nguyện tuân lệnh kẻ tay không và làm sao một

người không được vũ trang lại có thể an toàn giữa đám tùy tùng vũ khí đầy

mình Khi người có vũ khí bị nghỉ ngờ, còn người khơng có vũ khí lại có thái

độ khinh miệt thì họ làm sao có thể cùng hợp tác với nhau được” [19, tr 120] Để từ đó đặt ra các yêu cầu đối với phẩm chất của một quân vương: “Quân

vương phải nắm được đặc tính các loại địa hình, phải nhớ được các sườn núi,

thung lũng, đồng bằng, các dịng sơng và đầm lầy, và phải bỏ phần lớn thời

gian của mình để tìm hiểu những điều này cần nghiên cứu lịch sử và học hỏi các chiến công của những người vĩ đại; quân vương cần lưu tâm đến cách

họ tiến hành chiến tranh, đặt ra câu hỏi về nguyên nhân của thắng lợi và thất bại để tránh thất bại và tìm chiến thắng cho chính mình.” [19, tr 120-122] Những phẩm chất đó giúp quân vương hiểu về đất nước của mình và tìm ra cách để bảo vệ nó, đồng thời là cơ sở để được binh sĩ tôn trọng

15 SỰ NGỢI CA VÀ PHÊ PHÁN DOI VOI QUAN VUONG

Quan điểm của tác giả là tìm tịi về bản chất của một vấn dé thì phủ hợp hơn là việc tưởng tượng ra vấn đề đó Vì vậy, khi bàn về các phẩm chất của một quân vương được xem xét trong những mặt đối lập của các phẩm chất: “hào phóng, cịn kẻ khác là keo kiệt, người này biết cho, kẻ khác chỉ biết nhận; người này bao dung, kẻ khác lại tàn bạo, người thì tận trung, kẻ thi bat trung; người thì táo bạo dũng cảm, kẻ thì nhu nhược hèn nhát, người thì điểm đạm, kẻ thì ngạo mạn; người thì thanh tịnh, kẻ thì dâm ơ; người thì chân thành, kẻ thì xảo trá; người thì sùng đạo, kẻ thì vơ th

Cũng từ quan điểm tìm tòi về bản chất của một vấn đề nên trên thực tế

tác giả đã thấy được sự khác biệt ghê gớm mà không phải nhà tư tưởng nào

cũng dám thừa nhận: “Có khoảng cách giữa cách sống trên thực tế và cách mà

người ta phải sống Người nào từ bỏ những gì đáng lẽ đã làm trên thực tế để

Trang 24

tồn, bởi vì người mà lúc nào cũng muốn sống tốt sẽ bị tiêu vong giữa biết bao kẻ xấu Bởi vậy, quân vương nào muốn bảo vệ địa vị của mình thì cần

học cách gác lòng tốt sang một bên, và có vận dụng điều đó hay khơng thì còn tùy theo thời thế.” [19, tr 123-124]

16 HÀO PHÓNG VÀ KEO KIỆT

Là một phẩm chất của quân vương hào phóng biểu hiện thơng qua bằng sự xa hoa, lãng phí và để lại hậu quả rất lớn cho sự an nguy của vương

quốc và quân vương bởi vì không một sự xa hoa nào lại không dẫn đến “đẻ

nặng dân chúng bằng những khoản thuế chồng chất, và khơng việc gì để thu

được tiền bạc Điều đó bắt đầu khiến ông bị thần dân ghét bỏ, và khi trở nên khánh kiệt, ông sẽ chẳng được ai kính trọng” [19, tr 126] Thực hiện phẩm chất này ông chủ trương nếu khơng có những thói xấu này thì việc giữ được vương quốc có thể sẽ khó khăn “Người khôn ngoan nên sống với cái tiếng là kẻ keo kiệt, bị chỉ trích nhưng khơng bị căm ghét, cịn hơn là chuốc lấy cái tiếng tham tàn, đem lại cả sự chỉ trích lẫn căm ghét, chỉ vì muốn được coi là người hào phóng.” [19, tr 129]

17 TAN BAO VA BAO DUNG LAM CHO DAN YEU HAY LAM

CHO DAN SG

Khi bàn đến phẩm chất này xuất phát điểm của tác giả là căn cứ vào

mục đích, mục đích duy trì quyền lực và sự hưng thịnh cho đại đa số: “khơng việc gì phải bận tâm đến lời chỉ trích về sự tàn bạo nếu điều đó khiến các thần dân của ông đoàn kết và trung thành; bởi dù chỉ ít lần tàn bạo, ông sẽ là người

nhân đạo hơn kẻ có lòng bao dung quá đáng đã để xảy ra hỗn loạn, nguyên

Trang 25

“Trả lời cho câu hỏi được đặt ra là nên làm cho dân yêu hay dan sợ? Ông chủ trương làm cho dân sợ, bởi theo ông: “Được yêu là lạc thú của con người,

còn được dân sợ là lạc thú của bậc quân vương Quân vương khôn ngoan cần

xây nền tảng của mình trên những gì thuộc về ơng chứ không phải trên những gì

thuộc về người khác Ơng chỉ phải tránh không bị thù ghét ma thôi.” [19, tr 135] 18 CHỮ TÍN CỦA QUÂN VƯƠNG

Chữ tín của quân vương được tác giả xem xét trong mối tương quan với

mục đích và điều kiện thực hiện Bởi theo ơng khơng có ai phán xử công bằng

hành động của con người, nhất là của bậc quân vương nên chỉ kết quả cuối

cùng mới là đáng phải quan tâm đến: “Do vậy, một người cai trị khôn ngoan không thể và không nên giữ lời khi sự trung tín này đem lại bắt lợi cho ông và khi những lý do của lời hứa đã khơng cịn nữa.”{19, tr 137] nên ông chủ

trương rất táo bạo rằng: Có tất cả các phâm chất đó và lúc nào cũng sống

đúng như thế thì thật là nguy hại, còn chỉ làm ra vẻ như có chúng thơi thì thật là rất hữu ích: “Nên làm ra vẻ bao dung, trung thành, nhân từ, đáng tin cậy, sing dao va đại khái thé nhưng đầu óc lại phải luôn hành động ngược lại nếu cần.” [19, tr 138]

19 TRÁNH BỊ KHINH MIỆT VÀ THU GHET

Những công việc quan trọng trong một vương quốc là đối nội và đối ngoại, đồng thời là hai nỗi sợ hãi lớn nhất đe dọa đến quân vương và vương quốc, trong đó tác giả lập luận thiên về quan điểm vai trò của đối nội mà thực

chất là vai trò của nhân dân và sự yêu mến của nhân dân: “khi được dân

Trang 26

20 PHÁO ĐÀI VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC PHỊNG THỦ KHÁC: CĨ ÍCH HAY CÓ HẠI

Khi bàn đến pháo đải và các phương thức phòng thủ tác giả chỉ ra vai trò

của nhân dân với tính cách là một hệ thống pháo đài phòng thủ vững chãi nhất: “Dù sao đi nữa thì pháo đài vững chãi nhất đó là khơng bị thần dân thù ghét Cho dù ngài có thể có các pháo đài nhưng chúng cũng không thể bảo vệ được ngài nếu dân chúng căm thù ngài, vì khi dân chúng đã cằm vũ khí nổi dậy thì khơng bao giờ thiếu những kẻ ngoại bang sẵn sàng hỗ trợ họ.” [19, tr 162]

21 ĐỀ GIÀNH ĐƯỢC LỊNG KÍNH TRỌNG

Điều mà một bậc quân vương được kính trọng theo tác giả đó chính là

những hành động cao cả và những biểu hiện tài năng siêu việt Những biểu hiện cụ thê như, biết lựa chọn những bất lợi nhỏ nhất, trọng dụng hiển tài,

khuyến khích việc làm có lợi cho quốc vương, thiết lập niềm tin: “khi cố gắng tránh một bất lợi này, chúng ta lại đương đầu với một thế bất lợi khác Sự khơn ngoan chính là ở chỗ nhận biết được bản chất của những bắt lợi và lựa

chon bat lợi nhỏ nhất như là một giải pháp tốt nhất Quân vương cũng nên thê

hiện là người mến chuộng tài năng bằng cách công nhận những người có năng lực và vinh danh cho những người xuất sắc trong các lĩnh vực cụ thể Hơn

nữa, ông phải khuyến khích các thần dân tự do và bình yên theo đuổi các ngành nghề, cho dù là thương mại, nông nghiệp hay bắt kỳ ngành nghề nào khác Và ông phải hành động sao cho người dân kiếm tiền mà không bị ám

ảnh bởi nỗi lo sợ bị tước đoạt, những người làm thương nghiệp không phải

lo sợ thì mà ơng phải thưởng cho những ai có các nguyện vọng đó, và

cho bat ky ai tim được cách làm giàu cho thành phố và đất nước của ông.”

[19, tr 168-169]

22 CÁC VỊ QUÂN SƯ

Những yêu cầu về các quân sư của tác giả nếu chúng ta mở rộng và sử

Trang 27

thì thấy nguyên tính giá trị của nó Tác giả đề cập tới cả hai khía cạnh về yêu

cầu quân sư và yêu cầu quân vương Với quân sư thì ln ln đặt lợi ích chúng lên trên lợi ích riêng: “Một người nắm trong tay giang sơn của qn

vương thì khơng bao giờ được nghĩ đến bản thân mình mà phải ln nghĩ cho

quân vương, và không bao giờ được bận tâm đến bắt kỳ điều gì khơng phải là mối bận tâm của quân vương.” [I9, tr 171] Đối với quân vương phải quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần, giáo dục trách nhiệm và bổn phận

trong các quân sư và nhấn mạnh đến đời sống vật chất cao để chống các tiêu

cực: "Quân vương phải tôn trọng, phải ban phát danh vọng, tiễn bạc cho

người đó, để khiến ơng ta chịu ơn huệ trong việc chia sẻ với ngài những vinh quang và trách nhiệm sao cho người quân sư thấy được rằng mình khơng thể tồn tại nếu khơng có ngài, và sự giàu sang sẽ khiến ông ta không thèm khát tiễn bạc, và nhiều bổn phận sẽ khiến ông ta e sợ những thay đổi.” [19, tr 172]

23 LAM THE NAO DE TRANH NHUNG KE XU NINH

Quan điểm nhất quán của tác giả khi bàn đến nhiệm vụ chống lại những kẻ xu nịnh lũng đoạn quá trình thực thi quyền lực là ở sự khôn ngoan mang lại những lời khuyên tốt chứ không phải lời khuyên tốt mang lại sự khôn ngoan, và bởi sự thật khi một người nào đó dám nói với ngài sự thật thì sẽ đánh mắt sự tơn kính của họ đối với ngài Chính vì điều này, đễ tránh được

những kẻ xu nịnh tác giả đề xuất /hứ ø¡

it, "Khơng có cách nào khác để tránh những lời xu nịnh ngoài cách bày tỏ cho mọi người hiểu rằng nói cho ngài sự thật không phải là xúc phạm ngài [19, tr 73]; dh hai, "Quân vương phải

hành động sao cho tắt cả họ hiểu rằng họ càng trình bảy một cách thoải mái

bao nhiêu, họ cảng được ông tán thưởng bấy nhiêu.” [19, tr 173]; ;hứ ba, “Phải tuân thủ chính sách đã đề ra và vững vàng trong các quyết định.” [19 tr, 174]; thứ , “Quân vương ln ln nên tìm kiếm lời khuyên nhưng chỉ

Trang 28

cũng phải hạn chế người ta khuyên bảo cho mình trừ phi chính qn vương

yêu cầu Ông phải là người giỏi về dò hỏi, và đối với những vấn đẻ đang được hỏi ý kiến, ông phải kiên nhẫn lắng nghe sự th:

24 LÝ DO CÁC QUÂN VUONG ITALIA DANH MAT VƯƠNG QUỐC

“Tổng hợp lại của các nguyên nhân đã trình bày ở các phần trước tác giả

đi đến kết luận nguyên nhân thường thấy là con người thường hay an bàn vui

hưởng hiện tại đến khi thất bại lại đỗ lỗi cho số phận “không nên đỗ lỗi cho số

phận mà phải tự trách mình ngu dốt Trong thời bình, họ chẳng bao giờ nghĩ đến việc thời thế đổi thay (lỗi thường thấy ở con người là khi trời n gió

lặng, thì khơng nghĩ tới bão giông), nên cuối cùng khi khó khăn tới, họ chỉ nghĩ tới việc bỏ chạy chứ không lo tìm cách tự vệ.” [19, tr 179]

25 VAI TRÒ CỦA SÓ PHẬN VA CACH DUONG DAU VỚI SỐ PHAN

“Thoát thai khỏi ý thức hệ thần học suốt đêm trường trung cơ, ít nhiều tâm trí con người còn vương vấn lại nhiều điều về số phận và sự an bài “Tơi khơng biết có bao nhiêu người đã và vẫn cho rằng mọi sự việc trên thế giới này đều do Chúa và số phận định đoạt, còn con người với trí tuệ của mình

khơng những khơng thể kiểm sốt số phận mà thậm chí cịn khơng thể đối phó được với số phan Vin vào lý do này, họ cho rằng hãy đề mặc số mệnh quyết định tương lai [19, tr 180] Nhưng trong thời đại và trong điều kiện cua Italia

với nhiều biến động thì quan điểm này cịn có sức thuyết phục hơn nhiều và

bởi một nguyên nhân nhận thức của con người trước hiện thực khách quan “trong thời đại của chúng ta do những biến động lớn lao xảy ra hàng ngày đã

vượt quá sự suy đoán của con người.” [19, tr 180] Nhưng trong quan điểm của mình tác giả thiên về vai trò của con người trước các biến cố và quyết định số phận, vai trị đó thê hiện ra bên ngoài ở việc con người biết nắm bắt

thời thế và hành động phù hợp với thời thế “vị quân vương nào hoàn toàn dựa vào số phận sẽ thất bại ngay khi số phận đổi thay Tôi cũng tin rằng ai biết lựa

Trang 29

người nào hành động không hợp thời sẽ chuốc lấy tai hoa.” [19, tr 181], vai

trò đó cịn biểu hiện ra ở phương pháp và sự biện chứng của phương pháp “Sự khác biệt về quan niệm “cái gì là tốt” cũng tùy thuộc vào thời thế, bởi nếu một quân vương thận trọng và kiên nhẫn, và thời thế biến đổi theo chiều hướng phù

hợp với sách lược của ông thì ơng sẽ thành cơng, nhưng nếu thời thế thay đổi theo chiều hướng ngược lại, ông sẽ thất bại do không chịu thay đổi phương

pháp hành động do số phận thì mang tính thay đổi cịn con người thường khơng chịu thay đổi nên người ta sẽ thành công khi hai yếu tố trên hòa hợp, va thất bại khi chúng không thuận nhau.” [19, tr 183-184]

26 LOI KEU GOI GIAI PHONG ITALIA

Đọc lời kêu gọi giải phóng Italia chúng ta thấy được nỗi thống khổ, áp bức, tủi nhục của người dân nô lệ mắt nước “không lãnh tụ, không tỗ chức, bị đánh đập, bị cướp đoạt, bị xé lẻ, bị giày xéo và trở thành nạn nhân của bắt kỳ tai hoa nao.” [19, tr 185] va ước vọng giải phóng nhân dân và dat nude Italia của Niecolò Machiavelli Nhưng trên hết, trong ước vọng đó của ông vương, quyền luôn gắn liễn mật thiết với dân quyển (nhưng điều tốt đẹp cho người dân Italia) “một chính quyền có thể đem vinh quang đến cho ông và những

điều tốt đẹp đến cho người dân Italia hay không, tơi

dường như có quá

nhiều điều thuận lợi cho vị tân vương mới đến mức tơi khơng cịn thấy thời

điểm nào thích hợp hon.” [19, tr 185]

1.2 DIEU KIỆN KINH TE, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐÈ ĐÈ LÝ LUAN CUA TAC PHAM QUAN VUONG

1.2.1 Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội

Khi bóng đêm của đêm /rường Trung cổ được chiếu rọi bởi những ánh sáng bình minh của nền văn minh công nghiệp thì Tây Âu đã bừng tỉnh với những bước chuyển dữ dội sang thời kỳ Phục hưng, thời đại phục sinh những giá trị của nền văn hoá cỗ đại Hy La đã bị lãng quên trong nền chuyên chế phong,

Trang 30

Xét về bản chất kinh tế, đây là thời kỳ quá độ của phương thức sản xuất tư

bản chủ nghĩa, là thời kỳ tích luỳ tư bản được mở rộng, trong nông nghiệp phương thức canh tác được cải tiến như luân canh, dùng cày có bánh xe, sử dụng,

phân bón, đầm lầy được tát cạn, rừng rậm được khai phá nên diện tích canh tác được mở rộng, sản lượng tăng Vẻ chăn ni, số lượng bị, ngựa tăng lên, đặt biệt là chăn nuôi cừu lấy lông dệt dạ ngày càng phát triển Nghề khái thác quặng, chế tạo đồ sắt, nghề làm đồ gốm cũng phát triển, đã xuất hiện những tầng lớp gồm

người làm nghề thủ công riêng biệt

Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các thành thị tại ‘Tay Au la sự đối kháng giai cấp xảy ra giữa nông nô và giữa những người nông dân lệ thuộc khác với lãnh chúa phong kiến Những nơng nơ có tay nghề thủ công chuyên nghiệp vì muốn thốt khỏi sự bóc lột của lãnh chúa phong kiến họ rời bỏ ruộng đất tìm đến những nơi thuận lợi cho việc sản xuất và mua bán làm cho cư dân thành thị ngày cảng phát triển Vì vậy, những thành phố công thương

nghiệp tập trung dần dẫn xuất hiện

'Tô hiện vật là hình thức thu địa tô phổ biến lúc bấy giờ, làm cho các hiện vật của lãnh chúa phong kiến trở nên dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua

bán để lấy tiền - một phương tiện cắt trữ, bảo quản và trao đổi thuận tiện hơn Vì

vậy, bản thân sự phát triển của các lãnh chúa cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho sự ra đời ngày cảng nhiều, càng phát triển của các thành thị

Sự phát triển của thành thị đều dựa vào sự cung cấp từ nông thôn (một

lượng lớn lương thực thực phẩm như rau, thịt, hoa quả, nguyên liệu như lông,

Trang 31

tê (hình thức tô tiền thay tô hiện vật và tô lao dich) da làm cho chế độ nông nô,

ngày càng trở nên lỏng lẻo và do đó phá hoại từ từ chế độ phong kiến

Sự xuất hiện của các trường đại học ở giai đoạn này trở thành trung tâm văn hóa, khoa học, nơi truyền bá những tưởng tiến bộ Tiêu biểu cho các trường

đại học giai đoạn này là trường đại học Xoocbon, Tuludo, Oocleang ở Pháp;

OxFord, Cambridge ở Anh; Napoli, Paleemo ở Ý đồng thời nói lên xu thế hoạt động độc lập, thoát khỏi sự kiểm soát của giáo hội

Giai đoạn này ở Tây Âu có ba loại hình thành thị: “Thành thị mới: thành thị của những người thủ cơng thốt ly khỏi nông thôn lập nên Thành thị cổ: thành thị có từ thời cỗ đại được phục hồi lại Thành thị do lãnh chúa quý tộc phong kiến xây dựng lên cho thị dân thuê” [39, tr 94], do đó trên lãnh thổ của thành thị những mâu thuẫn giai cắp trong xã hội phong kiến như mâu thuẫn giữa thị dân với lãnh chúa; giữa thợ thủ công với phong kiến ngày càng gay gắt

Nếu như ở Tây Âu thế kỷ XII - XIII đánh dấu sự chuyển biến của thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp (nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề khai thác quặng, chế tạo đồ sắt, nghề làm đồ gốm và sự xuất hiện của những thành phố công thương nghiệp) thì ở thế kỳ XV — XVI đánh dấu sự chuyển biến to lớn mọi mặt của xã hội Tây Âu Do đòi hỏi của thực tiễn sản xuất vật chất, các ngành khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển và đây cũng là thời kỳ gặt hái bội thu về các thành tựu khoa học kỹ thuật như: sử dụng năng lượng

nước, dét, khai mỏ, luyện kim, chế tạo vũ khí, in ấn, hàng hải Sự phân công lao động thủ công được đây mạnh, lao động thủ công từ hợp tác đơn thuần tiến dần lên công trường thủ công Trong lĩnh vực nông nghiệp không đạt được sự phân công lao động tỉ mỉ như trong công nghiệp nhưng đã có nhiều tiến bộ đáng kể như hình thành các vùng chuyên canh và chun mơn hóa trong cung cấp

Trang 32

“Trên cơ sở phát triển của sức sản xuất, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành Giai cấp tư sản ngày càng khẳng định vị trí của nó trong xã hội phong kiến, nhưng trong giai đoạn này quan hệ sản xuất phong kiến chưa sụp đổ hắn, quan hệ sản xuất tư sản chủ nghĩa được hình thành nhưng chưa được củng cố vững chắc Do đó, lãnh chúa phong kiến ngày cảng tăng cường bóc lột nơng dân làm cho mâu thuẫn giữa nông dân với lãnh chúa ngày cảng gay gắt, hàng loạt nông dân mắt hết ruộng đắt, nhiều thợ thủ công bị phá sản, trở thành đội ngũ

của những người làm thuê

Giai cấp tư sản thì một mặt lợi dụng phong trào quần chúng để

lãnh chúa phong kiến, mặt khác thì cần có một thị trường thống nhất, tiền tệ thống nhất, và cần có một quyền lực đủ mạnh để bảo hộ kinh doanh, giai cấp tư

công

sản đã liên minh và giúp đỡ nhà vua chống lại lãnh chúa phong kiến cát cứ và xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền Giai cáp tư sản đang lên đã tìm thấy thé lực to lớn của nhà vua cho sự phát triển của mình, cịn nhà vua dễ dàng, thấy được lợi ích khi liên minh với giai cấp tư sản trong điều kiện cát cứ của lãnh chúa phong kiến Vì thế, vào các thế kỷ XV ~ XVI, chế độ quân chủ chuyên chế đã lần lượt được thiết lập ở các nước Tây Âu Tuy nhiên, nhà nước này không, phải là biểu hiện hưng thịnh của chế độ phong kiến mà nó biểu hiện cho một nhà nước đang ở vào giai đoạn quá độ trước khi nhà nước tư sản ra đời Bởi vì, giai

cấp phong kiến và giai cấp tư sản có địa vị và quyền lợi khác nhau, lập trường,

Trang 33

'Trên phương diện văn hóa, hệ tư tưởng của giai cấp tư sản ngày càng lớn

mạnh cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ xuất tư bản, các nhà tư tưởng của gia cấp tư sản khơng cịn chấp nhận những giáo lý phong kiến lỗi thời, họ tìm thấy trong văn hóa cơ đại nhiều yếu tố phù hợp trong q trình phát triển, có lợi cho quá trình đấu tranh chống lại những trói buộc của nền văn hóa trung cổ, và đi đến vận động khôi phục lại sự huy hồng của văn hóa Tây Âu thời cổ đại Phong trào Văn hóa Phục hưng xuất hiện đầu tiên ở Italia Từ

Italia phong trào lan sang Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Đức

Chủ nghĩa nhân văn là tỉnh thần cơ bản của thời kỳ này, nghệ thuật không những phải diễn đạt một cách trung thực thực tế mà cịn góp phần cải thiện và làm hoàn hảo tắm gương của tự nhiên Thời kỳ này bên cạnh xác định mồi quan hệ nghệ thuật với thiên nhiên những câu hỏi về nghệ thuật với con người và xã hội như bản chất của cái đẹp, cái đẹp trong tương quan với thời đại xã hội đang lên, những hiểu biết về giá trị con người, tơn vinh vai trị vị trí con người được khám phá và phát triển mạnh

Thời kỳ Phục hưng cịn có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học dám chống lại những suy nghĩ sai lim, bảo thủ trì tệ Khởi sự là Nikolai Kopemik tiếp bước, hưởng ứng mạng mẽ là Giordano Bruno, và bằng thực nghiệm khoa học Gallileo Gallilei và Kepler đã tiếp bước hai nhà khoa học nói trên Các

nghiên cứu của họ đã đi đến kết luận có sức công phá lớn: trái đắt quay xung

quanh mặt trời chứ không phải mặt trời quay xung quanh trái đất, mặt trời không, phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là trung tâm tâm của Thái dương hệ, bên

cạnh mặt trời cịn có nhiều hệ mặt trời khác; mặt trời có bề mặt gồ ghề chứ

khơng phải nhẫn bóng, Thiên hà do vô số các vì sao tạo thành; quỹ đạo chuyển động của các hành tỉnh không không phải là hình trịn mà là hình elip, cảng đến

gần mặt trời, vận tốc chuyển động cảng tăng và càng xa mặt trời vận tốc chuyển

Trang 34

Chính sự phát triển của khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống thần học và chủ nghĩa duy tâm Không chỉ địi xố bỏ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến

những chướng ngại trên con đường phát triển theo xu hướng tư bản chủ nghĩa

mà còn chĩa mũi nhọn vào giáo hội La Mã, thành luỹ tỉnh thần của chế độ phong kiến Phong trào đã ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc đấu tranh tư tưởng lúc bấy giờ, bao gồm cả sự phát triển của triết học

Triết học thời kỳ Phục hưng có những đặc điểm chính sau đây: Thứ

nhất, triết học thời kỳ này là vũ khí lý luận của giai cấp tư sản trong cuộc đấu

tranh chống phong kiến và giáo hội Thứ hai, tu tưởng của các nhà triết học phục hưng có tính hai mặt: vừa có những tiến bộ nhưng còn chứa nhiều yếu tố duy tâm, luẫn quẫn với hình thức “phiếm thần luận” hay “tự nhiên thần luận” Thứ ba, triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề nâng cao giá trị khát vọng giải phóng con người Thứ ø, triết học thời kỳ này là những tư tưởng về lĩnh

vực xã hội thấm nhuân chủ nghĩa nhân văn

1.2.2 Bối cảnh lịch sử - xã hội Italia

Thế kỷ XI - XII ở khắp Châu Âu diễn ra sự giải phóng các đơ thị khỏi sự giám sát của các lãnh chúa phong kiến tạo thành một cuộc cách mạng đơ thi Trong q trình dau tranh chống lại giới cằm quyền chóp bu có đặc lợi

đặc quyền, những người thị dân Italia hình thành cộng đồng đoàn kết ~ công xã (communa), họ quản lý lấy đời sống đô thị của mình Quá trình phát triển

cho thấy công xã không đơn giản là một bộ phận tự trị của nhà nước mà tự nó

vươn lên là một nhà nước, bởi nó có quyền tiến hành chiến tranh và xác lập hỏa bình, kí kết liên minh vững chắc và tạm thời với những người láng giềng

của mình, và có chủ quyền trong cơng việc của bản thân mình

Trang 35

trách những công việc trước mắt Quan chấp chính được bầu theo các quận

của thành phố Tuy nhiên quan chấp chính ở thời kỳ này thường là đại diện

của giới quý tộc phong kiến đô thi

Trong quá trình đấu tranh chống lại kẻ thù chung các đô thị ở miền Trung và miền Bắc Italia đã liên minh lại với nhau làm xuất hiện các tiền đề

chính trị cho sự hình thành liên bang các thành phố Nhưng chính trị ln là

biểu hiện tập trung của kinh tế khi mà cơ sở kinh tế chưa xuất hiện một cách

đầy đủ và thống nhất nên đưa đến sự cạnh tranh về thương mại giữa các liên bang nên xu thế này không trở thành hiện thực

Một xu thế khác cũng thấy rõ trong các đô thị ở Italia giai đoạn này Nếu thành phố quý tộc tại một số thành phố giám sát chặt chẽ đời sống xã hội, thì tại các thành phố khác lại nảy sinh mâu thuẫn gay gắt Các công xã của công dân tiến hành đấu tranh chống lại những địa chủ lân cận Trong cuộc chiến đó nhiều công xã của họ đã bị phá hủy, các thành phố của các công xã lân cận của nông dân, đã cung cấp nơi cư trú cho những nông nô chạy chốn hay thậm chí cịn giải phóng họ Nhưng sau khi giành được thắng lợi, bản thân chúng thường thay thế cho các địa chủ thành lập các liên minh của riêng mình do quan chấp hành đứng đầu và tham gia vào liên minh vào tầng lớp cầm quyền chóp bu ở thành phó

Cơ sở kinh tế của các thành phó Italia là liên minh phân xưởng của thợ

thủ công và thương gia Các phân xưởng thể hiện là sự liên hiệp nghề nghiệp

tự quản, các thành viên có quyền ưu tiên về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ấy trong thành phố và vùng lân cận

Trang 36

tham gia quản lí thành phố và hạn chế quyền sở hữu của địa chủ Tình hữu nghị và tình đoàn kết trở thành nguồn gốc của pháp luật trong thành phố công

xã được giải thoát khỏi gánh nặng của chế độ quân phiệt, được tự do trong

việc thực hiện lợi ích của bản thân con người ở thành phố này bắt đầu hướng sức mạnh vào sự hồn thiện Nhưng chính quyền nhân dân dựa trên nền tảng kinh tế phân xưởng đang hình thành, và bao hàm trong đó nhưng mâu thẫn và xu thế vượt ra khỏi tầm giải quyết thời đại đó, mâu thuẫn về sở hữu, mâu

thuẫn về chính trị, xu thế của sự phân hóa giàu nghèo, sự lớn mạnh của phân

xưởng này là kết quả của q trình thơn tính chiếm hữu các công xưởng khác

Cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng tăng lên và đi liền với quá trình đàn áp các cuộc nổi dây, sự xuất hiện của các đảng chính trị tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau càng làm suy giảm sự thống nhất của các công xã Bồi cảnh đó càng thúc đẩy sự phát triển của chế độ chuyên chế dựa vào sức mạnh quân sự và vai trò của các thủ lĩnh quận sự “Vì lí do đó mà quốc vương trở nên không thể tại Italia nếu nó khơng biến ngay lập tức thành nền bạo chính” [39, tr 265] và trong điều kiện của chủ nghĩa quân phiệt thì chủ nghĩa cá nhân mang trong nó sự phá hủy ghê gớm “trong điều kiện chủ nghĩa quân phiệt,

đấu tranh của các đảng phái chính trị và cạnh tranh kinh tế gay gắt, chủ nghĩa

cá nhân Phục hung trở thành một hiện tượng phá hủy.” [39, tr 269]

Tuy nhiên, với sự phát triển thịnh vượng của các độ thị thì Phục hung

thực ra không phải là sự thức tỉnh thiên hướng dân tộc mà là sự thức tỉnh

thiên hướng chung nhân loại đối với cơng dân hóa tự do Chủ nghĩa lập hiến cộng hòa cùng với tư tưởng của nó vẻ một chế độ công bằng đã cho thấy sức sống kỳ lạ Đề thủ tiêu hoàn toàn tỉnh thần của thành phố tự do thì cần phải

phá hủy hoàn toàn thành phố Firenxe Firenxe trở thành phân xưởng trong đó

Trang 37

thống kê dân số, xây dựng, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, hoạt động ngân hàng

Khi chiến thắng của chế độ tự quản phân xưởng đối với nền bạo chính và tiếp sau đó là xuất hiện của các chế độ cơng hịa đã ảnh hưởng rất lớn đến thế giới quan, nhân sinh quan của con người Italia thời đại Phục hưng Khi

tồn tại xã hội thay đổi đưa đến sự thay đổi của ý thức xã hội nhưng sự thay

đổi đó của ý thức xã hội luôn chậm hơn so với tồn tại xã hội và sự thay đổi giai đoạn này chịu sự chỉ phối rất lớn bởi trong điều kiện của chủ nghĩa quân phiệt, và cuộc đấu tranh giữa các đảng phái chính trị và cạnh tranh kinh tế gay

git, kết hợp với sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân sơ khởi thời kỳ Phục hưng có khả năng đưa đến hình thức phát triển cao nhưng cũng đồng thời bao hàm trong đó mầm mống sự khủng hoảng

Nhà sử học người Pháp thế ky XIX là Jules Michelet (1798 — 1874) sử dụng thuật ngữ “Phục hưng” với nghĩa phản ánh sự quan tâm của thời đại đến di sản thời cổ đại Những thành tựu văn hóa Phục hưng ở Italia thế kỉ XIII — XIV đã mô tả theo cách của mình tồn bộ chương trình hành động tiếp theo

của con người châu Âu mà cụ thể là:

Các thành phố Phục hưng có gắng xây dựng đời sống chính trị, gia đình

chủ yếu như một tác phẩm nghệ thuật Người ta nhận thấy phụ nữ là một cá

nhân tự do, học vấn của phụ nữ thuộc đẳng cấp cao hoàn toàn khơng khác gì

học vấn của nam giới Người Italia thoi ki này hoàn toàn khơng nghỉ ngờ gì là cần phải giáo dục con trai con gái như nhau trong lĩnh vực văn học hay ngôn ngữ học Chủ nghĩa cá nhân ở phụ nữ được phát triển một cách tương tự như ở nam giới

Trang 38

là những tập quán tốt đẹp của tổ tiên, sự tiếp thu truyền thống chính trị, pháp lí cổ đại như là một phần của sự tiếp tục của mảnh đắt dân tộc đã sản sinh ra thời cô đại Phục hưng lúc đầu chỉ muốn phục hồi lại giá trị của thời cô đại đã bị những thế kỷ đen tối lăng quên và nó đã bắt đầu như là khát vọng hoàn lại

quá khứ cao cả Nhưng ngay trong khi thừa nhận rằng với ý chí con người với

nỗ lực tập trung con người có thể hồn lại thì cũng chính là lúc con người trong thời kì này thấy được rằng lịch sử là một quá trình phát triển, tiếp nối bắt tận và dường như những chu kỳ lịch sử hay ý niệm về nó cũng biến mắt

Các nhà triết học, nhà thơ, nhà văn, nhà hội họa hướng nhãn quan

vào bộ mặt của thế giới và hoàn lại chiều sâu bí ẩn của tồn tại cá nhân với toàn bộ sức mạnh của tr thức, ki năng và ý chí và khát vọng thực hiện tinh độc đáo của bản thân trong việc gắn liền tư tưởng và hành động với kinh nghiệm hiện tại Điều này hoàn toàn khác với cá nhân thời trung cổ là con người bị động, chỉ phối cá nhân là các lực lượng không nhận thức được bằng lý tính của nó Con người bị phân ra thành các mặt, phục tùng tự nhiên và ông chủ bằng thể xác, phục tùng những điều mê tín bằng linh hồn, phục tùng chúa

bang tinh than

“Thể giới, tự nhiên và xã hội đối với chủ thể lĩnh hội thể giới là hữu nghị

và khơng mang tính quỷ qi, tuy khơng hồn hảo nhưng không gây tai hại 'Với tâm thế đó, họ khơng có sự thận trọng nghĩ ngờ từ bản thân cơ sở của mình

~ con người có khả năng tự mình lắng nghe bản chất của sự vật, và ở con người

tính giản đị sáng suốt tạo ra tình yêu của mọi người dành cho vạn vật Chính vì

điều này mà quyền lực khắc nghiệt của giáo hội La Mã và đề chế sẽ nhường

chỗ cho ảnh hưởng phi bạo lực của những con người thời đại Phục hưng

1.2.3 Tiền đề lý luận

Trang 39

sinh nền dân chủ (dân chủ trực tiếp) sớm nhất trong lịch sử loài người và từ

nền Cộng hòa Rome (509 - 31 TCN) như C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận định: khơng có các cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì

khơng có châu Âu hiện đại Chính từ tư tưởng của những nhà triết học vĩ đại vào thời cô đại như Socrate, Platon, Aristotle mới hình thành nên tên tuôi nỗi

bật của những nhà triết học thời kỳ Phục hưng như Niecolò Machiavelli và của thời ky Khai sáng sau này như Ph.Bacon, R.Descartes, T.Hobbes, Tắt cả

những nhà triết học này đã thực sự trở thành nguồn cảm hứng, tiền đề lý luận cho các nhà triết học thuộc các thế hệ sau, trong đó N Machiavelli đã kế thừa

để khai mở những con đường mới trong việc nghiên cứu triết học nói chung

và triết học chính trị nói riêng

Socrates (469 — 399 TCN), nhà triết học đã tạo néi vĩ đại” đối với triết học Hy Lạp cỗ đại, được xem “

‘bude ngoat lich sử

người đầu tiên trong lich sử tư tưởng chính trị Châu Âu đã hình thành quan điểm về quan hệ khế ước giữa nhà nước và công dân cia minh”

Socrates cho rằng luật pháp chính là nền tảng của nhà nước Ông kịch liệt phê phán nền bao chính, coi đó là chế độ khơng có pháp luật, độc đoán và đã man Theo Socartes “Sự trung thành tuyệt đối của công dân đối với nhà nước — thành thị và luật pháp của mình là xuất phát điểm trong toàn bộ quan điểm chính trị - xã hội của Socrates” Từ việc vận dụng những quan điểm đạo

đức duy lý vào chính trị, Socrate đã chủ trương trao quyền điều hành quốc gia

vào tay những người xứng đáng, có tri thức, có năng lực

Platon (427 — 347 TCN) tác giả của ba tác phẩm luận bàn đến triết học

chính trị: Chính khách (Statesmen), Luật pháp (Laws, 360 TCN), Nên cộng

héa (Republic, 360 TCN)

Trang 40

nhà nước phát sinh từ những nhu cầu của loài người Trong cuộc sống, con

người luôn tồn tại các nhu cầu cơ bản là lương thực, quần áo và chỗ ở Không

một cá nhân nảo có thể tự

it mình thỏa mãn được tắt cả những nhu cầu ấy, vì vậy nhà nước đầu tiên sẽ gồm nhiều cá nhân kết hợp với nhau để giúp nhau đáp ứng các nhu cầu này Như vậy, Platon là một trong những nhà triết học

đầu tiên đưa ra quan điểm về nguồn gốc tự nhiên của nhà nước Platon phê

phán gay gắt nền dân chủ Athens, và thê hiện rõ ra tư tưởng duy lý hóa nhà nước, cho rằng nền dân chủ Athens nó khơng dẹp bỏ được tình trạng vơ trật tự, bởi quyền lực nhà nước không dựa trên lý trí mà trên số đông ngu đần, thất

học, dẫn đến tình trạng phân tán quyền lực và xé nhỏ luật pháp

Platon chủ trương xây dựng một nhà nước lý tưởng tuyệt đối với quyền

tối thượng của pháp luật, mọi công dân trong nhà nước đều phải tuân thủ,

phục tùng pháp luật Pháp luật được xem là phương tiện hữu hiệu nhất để đảm

bảo cho xã hội phát triển trong trật tự ôn định, đảm bảo tự do cá nhân đồng

thời hạn chế sự tùy tiện của nhà cằm quyền

Platon cho rằng có hai nguyên nhân có thể dẫn đến cách mạng thay thế chính quyển này bằng chính quyền khác Thứ nhát là từ tình trạng chiến tranh bắt nguồn từ lòng tham của con người Thứ hai là sự tự đào thải của chính các quốc gia khi nó trở nên bắt chính: “Tắt cả những chính thể quốc gia đều có khuynh hướng tự đào thải khi đi vào con đường quá khích Chính thể quý tộc

tự đào thải khi thu hẹp số người nắm giữ quyền hành, chính thẻ dân chủ tự

đào thải vì lịng tham dành giật danh lợi” [3, tr 23]

Ngày đăng: 19/06/2023, 11:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w