CHƯƠNG I 1 Chuyên đề thực tập TỪ NGỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ của từ viết tắt Bộ GTVT Bộ Giao thông vận tải Công ty Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng công trình giao thông 2Cty CPTVTKCTGT2 T[.]
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh theo khái niệm rộng là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bất kỳ hoạt động nào nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng đều phải đạt được kết quả hữu ích cụ thể nào đó Đó là lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh Trong cơ chế thị trường hiện nay, muốn tồn tại và phát triển, không có con đường nào khác là doanh nghiệp phải kinh doanh và kinh doanh phải đạt được lợi nhuận càng cao càng tốt Từ đó doanh nghiệp mới có điều kiện tích lũy, mở rộng sản xuất, kinh doanh theo chiều rộng và chiều sâu, có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Kinh doanh là hoạt động nhằm mục đích sinh lời của các chủ kinh doanh trên thương trường Nhưng trên cơ sở lợi nhuận, doanh nghiệp phải đánh giá hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng kinh doanh để tạo ra kết quả đó Vì kinh doanh bao gồm tất cả các công đoạn từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ, dịch vụ bán hàng Do đó đánh giá kết quả kinh doanh là rất cần thiết và thông qua đó ta có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như: mặt hàng kinh doanh, tình hình thị trường, các chế độ chính sách của Nhà nước, việc nắm vững và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, cách thức tổ chức kinh doanh, hiểu biết về đối thủ kinh doanh đặc biệt là việc lựa chọn và thực hiện các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp.
Cũng như vậy, nhà kinh tế người Anh, Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được trong kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá" Ở
6 đây hiệu quả đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Quan điểm này khó giải thích kết quả sản xuất kinh doanh vì rằng doanh thu có thể tăng do chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất, nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan niệm này chúng có cùng hiệu quả.
Quan điểm thứ hai cho rằng: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó" Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội Trên phương diện này rõ ràng phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tê có hiệu quả.
Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí" Quan điểm này đã biểu hiện mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả thu được và chi phí tiêu hao Nhưng quan điểm này chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế của phần tăng thêm, không phải toàn bộ phần tham gia vào quá trính sản xuất.
Do còn tồn tại nhiều quan điểm về hiệu quả kinh doanh khác nhau do đó đòi hỏi chúng ta phải phân biệt rõ được khái niệm về hiệu quả, phân biệt giữa hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội, hiệu quả chung và hiệu quả cá biệt.
Như vậy hiệu quả kinh doanh có rất nhiều khía cạnh khác nhau: khía cạnh về kinh tế, về xã hội và khía cạnh khác Nhưng do phạm vi của chuyên đề này thì sẽ sử dụng khái niệm hiệu quả kinh doanh theo khía cạnh kinh tế.
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất.
Mỗi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh đều đóng một vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân Do vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động
SVTH: Nguyễn Ngọc Thủy MSV: CQ492726 kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng, của các ngành trong nền kinh tế nói chung, là một yêu cầu bức thiết nhằm phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện tại cũng như trong tương lai.
Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét dưới 2 góc độ, đó là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Là một phạm trù phản ánh trình độ và chất lượng của quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện, nó được xác định bằng tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó Hiệu quả kinh tế còn là thước đo trình độ quản lý của các nhà quản lý kinh doanh trong từng giai đoạn xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Là lợi ích về mặt xã hội mà doanh nghiệp, ngành đem lại cho nền kinh tế quốc dân và xã hội Hiệu quả về mặt xã hội được thể hiện ở mức đóng góp của doanh nghiệp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, phát triển và đổi mới cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, chất lượng cuộc sống Hiệu quả xã hội có tính gián tiếp, lâu dài, do đó rất khó định lượng, nhưng có thể xác định bằng định tính vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội nói chung.
Trong quá trình đào thải của cơ chế thị trường, chỉ những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả mới có thể tồn tại và phát triển Do vậy, mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường phải có thu nhập để bù đắp những chi phí, đồng thời đảm bảo quá trình tích luỹ, tái đầu tư mở rộng kinh doanh Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm tòi, đưa ra các phương hướng đúng đắn,phù hợp nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện cả về không gian và thời gian trong mối quan hệ tương tác của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Hiệu quả đó bao gồm mặt kinh tế và mặt xã hội, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp không thể vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài, vì lợi ích kinh tế của doanh nghiệp mà quên đi lợi ích xã hội
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Kinh doanh là hoạt động nhằm mục đích sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên thị trường Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn phụ thuộc vào thị trường, mà thị trường lại phải tuân theo các quy định của pháp luật cũng như các quy luật của thị trường Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khách quan cũng như chủ quan Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải có biện pháp tác động trở lại yếu tố chủ quan một cách hợp lý, có hiệu quả làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Thông thường có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng: nhóm nhân tố bên trong (nhân tố thuộc về doanh nghiệp) và nhóm nhân tố bên ngoài (nhân tố ngoài doanh nghiệp).
1.2.1 Nhân tố thuộc về doanh nghiệp:
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lực lượng lao động của doanh nghiệp quyết định quy mô kết quả sản xuất, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Điều này được thể hiện ở:
- Trình độ lao động là tương ứng thì sẽ góp phần vận hành có hiệu quả các yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh.
- Cơ cấu lao động phù hợp trước hết nó sẽ góp phần sử dụng có hiệu quả bản thân yếu tố lao động trong sản xuất kinh doanh, mặt khác nó sẽ góp phần tạo lập và thường xuyên điều chỉnh mối quan hệ tỷ lệ hợp lý giữa các yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh.
- Ý thức, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động là yếu tố quan trọng, yếu tố cơ bản để phát triển và phát huy nguồn lực lao động trong quá trình kinh doanh Vì vậy chúng ta chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao trong các doanh nghiệp chừng nào có được một đội ngũ lao động có kỷ luật, kỹ thuật, trách nhiệm và năng suất cao.
1.2.1.2 Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ Đây là yếu tố vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có tác động rất lớn đến hiệu quả công việc Sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ tạo ra những cơ hội để nắm bắt thông tin trong quá trình hoạch định kinh doanh cũng như trong quá trình điều chỉnh, định hướng hoặc chuyển hướng kinh doanh Kỹ thuật và công nghệ sẽ tác động tới việc tiết kiệm
1 4 chi phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó giúp cho các doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý tiết kiệm chi phí vật chất kinh doanh.
1.2.1.3 Nguyên vật liệu, vật tư hàng hoá
Các doanh nghiệp thương mại không chỉ kinh doanh hàng hoá mà còn mua những vật tư như linh kiện, phụ tùng về để lắp ráp thành hàng hoá để có thể tiêu dùng ngay được Vì vậy việc cung cấp đầy đủ, có chất lượng cao các loại vật tư có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hoá và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việc cung cấp đúng chủng loại nguyên vật liệu, vật tư sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng hàng hoá, thu hút được khách hàng, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
1.2.1.4 Hệ thống thông tin doanh nghiệp
Thông tin được coi là đối tượng lao động của doanh nghiệp và nền kinh tế thị trường Để kinh doanh thành công trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin chính xác về thị trường khách hàng, đối tượng cạnh tranh và giá cả Điều này quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thị trường.
Mặt khác thông tin còn là căn cứ để xác định phương hướng kinh doanh, tiến hành xây dựng chiến lượng kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1.5 Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Trong kinh doanh, nhân tố quản trị có vai trò vô cùng quan trọng, quản trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp xác định một hướng đi đúng trong hoạt động kinh doanh xác định chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là cơ sở đầu tiên đem lại kết quả, hiệu quả hoặc thất bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Nhân tố quản trị còn giúp doanh nghiệp tổ chức bộ máy một cách hơp lý, quản lý lao động trong doanh nghiệp sát sao, điều hành doanh nghiệp có hiệu quả. Quản trị doanh nghiệp đề ra các chính sách cụ thể để phát triển sản xuất, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chi tiết, từ đó có kế hoạch phân bổ các nguồn nhân tài vật lực để thực hiện kế hoạch đã đề ra Ngoài ra quản trị doanh nghiệp còn trợ giúp rất nhiều cho công tác Marketing, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng tiêu thụ.
1.2.2 Những nhân tố ngoài doanh nghiệp
SVTH: Nguyễn Ngọc Thủy MSV: CQ492726
Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực gì, dù to hay nhỏ thì suy cho cùng đều chỉ là một trong những phần tử cấu thành nên nền kinh tế quốc dân, hay trên phương tiện rộng hơn trong hoàn cảnh quốc tế đang phát triển mạnh mẽ thì doanh nghiệp có thể coi là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới Do đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường bên ngoài Đó là tổng hợp các nhân tố khách quan tác động đến kinh doanh mà cụ thể là tác động đến kết quả, hiệu quả của hoạt động kinh doanh Các nhân tố đó là:
Nền kinh tế của mỗi quốc gia là nền tảng cơ bản để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển Mỗi quốc gia với cơ sở hạ tầng về giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không cũng như các cơ sở hạ tầng khác về thông tin liên lạc, bưu điện viễn thông và các công trình xã hội giúp cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, lưu thông hàng hoá, ký kết được những hợp đồng lớn với các khách hàng trong nước và nước ngoài, giao hàng và thanh toán thuận lợi, nhanh chóng.
1.2.2.2 Môi trường chính trị, pháp lý
Môi trường chính trị, pháp lý hợp lý, thông thoáng, cởi mở sẽ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động một cách nhanh chóng, đẩy mạnh quá trình liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài, phát huy nội lực của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2.2.3 Môi trường văn hoá xã hội
Môi trường văn hoá xã hội có một ảnh hưởng nhất định đến các doanh nghiệp Mỗi quốc gia có một nền văn hoá khác nhau và môi trường xã hội khác nhau, điều đó dẫn đến nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mỗi quốc gia là khác nhau Các doanh nghiệp cần nắm vững được môi trường văn hoá, xã hội để biết chắc được nhu cầu của thị trường là như thế nào, xu hướng tiêu dùng của xã hội ra sao, từ đó mới quyết định xem doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh loại mặt hàng gì Điều này sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì luôn phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm, giá thành và sức cạnh tranh của sản phẩm của minh trên thị trường Ngày nay trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển,những công nghệ mới ra đời và được áp dụng trong thực tế cho phép các doanh
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1.1 Thông tin chung về Công ty
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 2
- Tên quốc tế: Transport Engineering Consultant Joint Stock Company No2
-Số 278, phố Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Căn cứ quyết định số 2945/QĐ-BGTVT ngày 23/8/2005 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty tư vấn xây dựng công trình giao thông 2, đơn vị thành viên của Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải thành Công ty cổ phần.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 0103010422 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 26/12/2005;
- Xếp hạng doanh nghiệp: Hạng 1 (Theo quyết định số 237/TCCB-LĐ ngày
31/7/1997 của Bộ Giao thông vận tải).
- Tư vấn lập báo cáo đầu tư; Lập Dự án đầu tư xây dựng; khảo sát địa hình, địa chất các công trình giao thông; Tư vấn khảo sát về môi sinh môi trường, đánh giá tác động môi trường.
- Tư vấn khảo sát, thiết kế các công trình cầu, đường bộ, điện chiếu sáng, lập dự toán và tổng dự toán các công trình.
- Giám sát xây dựng công trình giao thông, nghiệm thu kỹ thuật và khối lượng xây dựng, thí nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu xây dựng mặt đường, nền móng công trình.
- Thẩm định, thẩm tra thiết kế, xác định hiện trạng, đánh giá nguyên nhân sự cố, thẩm định tổng dự toán các công trình cầu, đường bộ (trong phạm vi chứng chỉ cho phép);
- Tư vấn về đấu thầu và hợp đồng kinh tế xây dựng giao thông;
- Tư vấn Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thiết kế quy hoạch đường bộ;
- Thiết kế nền, xử lý nền đối với công trình xây dựng;
- Kiểm định, thử tải công trình;
- Tư vấn lập quy hoạch tổng thể, quy hoach chi tiết giao thông đường bộ;
- Khảo sát, trắc địa công trình;
- Khảo sát địa chất công trình;
- Tư vấn giải phóng mặt bằng, lộ giới và xây dựng cọc giải phóng mặt bằng, cọc mốc lộ giới.
- Số 2111.000.0000.317 tại Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Nội.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
2.1.2.1 Lịch sử ra đời và sự thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp:
Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng công trình giao thông 2 (TECCO2) được hình thành trên cơ sở pháp lý sau:
- Quyết định số 2962/QĐ-TC ngày 24/10/1969 của Bộ Giao thông vận tải về việc “thành lập đội Khảo sát – Thiết kế đại tu cầu đường trực thuộc Cục Quản lý đường bộ”;
- Ngày 07/6/1974 Bộ Giao thông vận trải công bố quyết định số 1406/QĐ-
TC về việc “Chuyển Đội Khảo sát - Thiết kế đại tu cầu đường thành Công ty Khảo sát – Thiết kế đường bộ trực thuộc Cục Quản lý đường bộ”;
- Ngày 02/4/1983 Bộ GTVT công bố quyết định số 735/QĐ-TCCB về việc” Đổi tên Công ty Khảo sát Thiết kế đường bộ thành Xí nghiệp khảo sát thiết kế giao thông 2 trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng giao thông khu vực 2”;
- Quyết định số 1323/QĐ-TCCB LĐ ngày 09/7/1992 của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện về việc “Đổi tên Xí nghiệp khảo sát thiết kế giao thông 2 thành Xí
SVTH: Nguyễn Ngọc Thủy MSV: CQ492726 nghiệp Khảo sát Thiết kế và xây dựng công trình giao thông 2 trực thuộc Khu Quản lý đường bộ 2”;
- Quyết định số 1194/QĐ-TCCB LĐ ngày 16/6/1993 của Bộ GTVT về việc
“Đổi tên Xí nghiệp khảo sát thiết kế giao thông 2 thành Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế và xây dựng công trình giao thông 2 trực thuộc Khu Quản lý đường bộ 2”;
- Quyết định số 648/QĐ-TCCB LĐ ngày 16/6/1993 của Bộ GTVT về việc“ Đổi tên Xí nghiệp khảo sát thiết kế giao thông 2 thành Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế và xây dựng công trình giao thông 2 trực thuộc Khu Quản lý Đường bộ 2”;
- Ngày 02/3/1995 Bộ GTVT ra quyết định số 1194/QĐ-TCCB LĐ về việc” Đổi tên Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế và xây dựng công trình giao thông 2 thành Công ty Khảo sát Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình giao thông thuộc Khu Quản lý đường bộ 2”;
- Quyết định số 2560/QĐ-TCCB LĐ ngày 06/5/1995 của Bộ Giao thông vận tải về việc” Đổi tên Công ty Khảo sát Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình giao thông 2 thành Công ty Tư vấn Xây dựng công trình giao thông 2 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam”;
- Quyết định số 2216/QĐ-BGTVT ngày 30/7/2003 của Bộ GTVT về việc
“Chuyển nguyên trạng Công ty Tư vấn xây dựng công trình giao thông 2 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam về làm thành viên Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải TEDI”;
- Quyết định số 2945/QĐ-BGTVT ngày 23/8/2005 của Bộ Giao thông vận tải về việc“ Phê duyệt phương án và chuyển Công ty Tư vấn xây dựng công trình giao thông 2, đơn vị thành viên của Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải thành Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Công trình Giao thông 2”.
2.1.2.2 Các giai đoạn phát triển của công ty
Bảng 2.1: Tổng hợp các giai đoạn phát triển của TECCO2
Các giai đoạn chuyển đổi
Cấp đơn vị Tên đơn vị
Các quyết định thành lập hoặc chuyển đổi
Cấp trên trực tiếp của đơn vị
24/10/1969 đến 5/1974 Đội khảo sát thiết kế Đội KSTK đại tu cầu đường
Số: 2962/QĐ-TC ngày 24/10/1969 BGTVT
Cục quản lý đường bộ
Các giai đoạn chuyển đổi
Cấp đơn vị Tên đơn vị
Các quyết định thành lập hoặc chuyển đổi
Cấp trên trực tiếp của đơn vị
Công ty khảo sát sửa chữa cầu đường bộ
Số: 1406/QĐ-TC ngày 07/6/1974 BGTVT
Cục quản lý đường bộ
Xí nghiệp khảo sát thiết kế xây dựng công trình giao thông 2
Liên hợp các xí nghiệp CDGT khu vực 2 thuộc Khu quản lý Đường Bộ 2
Công ty tư vấn xây dựng công trình giao thông 2
Số: 1194/QĐ- TCCB ngày 16/ 6 /1993 BGTVT
Cục đường bộ Việt Nam
Công ty tư vấn xây dựng công trình 2
Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT
Công ty cổ phần TVXD CTGT2
Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải
SVTH: Nguyễn Ngọc Thủy MSV: CQ492726
2.1.3 Cơ cấu sản xuất và cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp:
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Bảng 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty
Phòng tchc Phòng ktkh Phòng tckt xí nghiệp kstk ®1 xí nghiệp kstk ®2 xí nghiệp kstk cđ
Lợng ttkt địa chất và kiểm định clct
Xởng khảo sát thiÕt kÕ
Tt qlda & Giám sát clct
Tổng số CBCNV : 259 ngời trong đó:
Ban lãnh đạo Công ty: 01 Giám đốc, 03 Phó giám đốc
1/ Khèi trùc tiÕp: 215 ngêi + Cán bộ KS, TK cầu, đờng: 128 ngời + Cán bộ giám sát: 28 ngời + Cán bộ KS địa chất, thí nghiệm: 53 ngời +Cán bộ dự toán: 6 ngời
Ban giám đốc đại diện Khách hàng
Cnhm địa chất Các kỹ s địa chất Công nhân khoan, nvtn Các kỹ s vật liệu nvtn
Các xí nghiệp khảo sát tk
Ng ời soát thiết kế
Quan hệ QL Và ĐH
Quan hệ qua lại Các tuyến QLCL
NVTN: Nhân viên thí nghiệm;
KTĐC: Kỹ thuật địa chất;
CNHM: Chủ nhiệm hạng mục KĐCLCT: Kiểm định chất lượng công trình;
KTKH: phòng kinh tế kế hoạch KTCL: Phòng kỹ thuật chất lượng TTTVQLDA&gsCLCT: Trung tâm tư vấn quản lý dự án và giám sát chất lượng công trình
2 1.3.2 Sơ đồ điều hành và quản lý chất lượng hay cơ cấu sản xuất Bảng 2.3: Sơ đồ điều hành của công ty
Căn cứ vào sơ đồ điều hành và quản lý chất lượng có thể thấy Công ty hoạt động theo cơ cấu quản lý trực tuyến - chức năng Trong đó, các bộ phận sản xuất
SVTH: Nguyễn Ngọc Thủy MSV: CQ492726 trong công ty, các cá nhân đại diện trước pháp luật về công tác quản lý kỹ thuật chất lượng (Chủ nhiệm hạng mục khảo sát thiết kế) và các cá nhân nhận lệnh trực tiếp từ lãnh đạo điều hành (Ban giám đốc, Giám đốc điều hành dự án) Mặt khác, trong các bộ phận quản lý cấp dưới (Xí nghiệp khảo sát thiết kế, Trung tâm kiểm tra địa chất và kiểm định chất lượng công trình, Trung tâm giám sát chất lượng công trình giao thông và các Chủ nhiệm hạng mục - người thay mặt Giám đốc điều hành đứng đầu một nhóm thực hiện dự án) có thể nhận mệnh lệnh từ nhiều phòng ban chuyên môn khác nhau (Phòng kinh tế kế hoạch, phòng Kỹ thuật chất lượng) hoặc nhận mệnh lệnh từ cấp quản lý ngay trên
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.2.1 Tình hình sử dụng vốn của Công ty
Bảng 2.6: Kết cấu vốn kinh doanh từ năm 2007 đến 2010 Đơn vị: Triệu đồng
Vốn cố định 3630 3830 4544 4206 -338 -7.4 714 18.6 Vốn lưu động 11927 23887 43221 69777 26556 61.4 19334 80.9
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 2007 đến 2010)
Căn cứ sự định hướng của Hội đồng thành viên Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT về việc tăng vốn điều lệ tại công ty CPTVXDCTGT2 và căn cứ vào nhu cầu thực tế của Công ty, trong những năm qua Công ty liên tục huy động tăng vốn điều lệ để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng cường khả năng tự chủ về tài chính của Công ty, tăng cường năng lực cạnh tranh trong một số hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tăng vốn điều lệ, công ty phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu và một số cán bộ chủ chốt có tâm huyết xây dựng và phát triển Công ty chưa phải là cổ đông của công ty theo phương thức và lộ trình cụ thể.
Từ những số liệu trong bảng trên, ta có thể thấy tình hình tài chính của Công ty qua 4 năm có sự biến động đáng kể, tổng nguồn vốn của Công ty từ năm
2007 đến 2010 đã tăng hơn 58 tỷ đồng, khoảng 475,5% về số tương đối.
Xét theo tính chất nguồn vốn: ta thấy cả vốn lưu động và vốn cố định đều tăng qua các năm Nhưng nguồn vốn cố định tăng ít Từ năm 2007 đến 2010, vốn cố định của công ty chỉ tăng 576 triệu đồng ( tương đương với 15,8%); trong khi
SVTH: Nguyễn Ngọc Thủy MSV: CQ492726 đó nguồn vốn lưu động tăng mạnh Từ năm 2007 đến 2010, nguồn vốn lưu động của công ty tăng gần 58 tỷ đồng, khoảng xấp xỉ 585% Nguyên nhân Công ty có cơ cấu vốn như vậy là do Công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực dịch vụ tư vấn thiết kế, khảo sát công trình nên Công ty cần có nguồn vốn lưu động lớn để có thể đáp ứng được nhu cầu ứng vốn linh hoạt cho các công trình.
Xét theo chỉ tiêu về nguồn của vốn: ta có thể thấy vốn chủ sở hữu của công ty luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn vay Và khoảng cách sự chênh lệch này tăng dần theo các năm Năm 2007, Vốn vay xấp xỉ bằng vốn chủ sở hữu; nhưng đến năm 2010, vốn vay đã nhiều hơn vốn chủ sở hữu hơn 56 tỷ đồng, gấp 7,44 lần Năm 2010, trong 65.221.642.000 đồng vốn vay, nợ ngắn hạn chiếm 64.974.852.000 đồng (tương đương 99,6%) Sở dĩ nguồn vốn vay ngắn hạn này tăng cao phần lớn là do người mua ứng tiền trước cho các công trình để đáp ứng cho các nhu cầu ngắn hạn.
Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng 12,6% Nguồn vốn này chủ yếu là từ các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ nguồn vốn của Công ty đã được bảo toàn và phát triển tốt.
Như vậy có thể thấy nhìn chung hiện nay tình hình bảo toàn vốn kinh doanh của Công ty tương đối tốt và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn kinh doanh và đầu tư phát triển.
2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm
* Chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Biểu đồ 2.7 : Giá trị sản lượng sản xuất kinh doanh của TECCO2
Giá trị sản lượng sản xuất (tỷ đồng)
Nhìn chung, sản lượng sản xuất có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ ngày càng tăng mạnh Đặc biệt năm 2008 là năm xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, tình hình kinh tế trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, biến động phức tạp Nhiều ngành nghề kinh doanh khác bị ảnh hưởng và sụt giảm sản lượng cũng như doanh thu thì TECCO2 nói riêng và toàn ngành GTVT nói chung vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng và phát triển của mình.
Sau khủng hoảng kinh tế chính là thời điểm các quốc gia tái cấu trúc lại nền kinh tế Năm 2009 và 2010, Chính phủ đặc biệt đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông Do đó sản lượng sản xuất của toàn ngành giao thông nói chung và của công ty nói riêng tăng mạnh Tổng giá trị sản lượng sản xuất của công ty năm 2009 tăng gần gấp đôi (93.3%) so với năm 2008.
Năm 2009, Tổng công ty thiết kế công trình giao thông và HĐQT Công ty đề ra chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2010 là 80 tỷ đồng Nhưng theo báo cáo Đại hội đồng cổ đông năm 2010, toàn công ty đã xuất sắc hoàn thành vượt mức kế hoạch 101.70%, sản lượng năm 2010 là 81 tỷ đồng.
Cùng với thuận lợi của thị trường, Công ty cũng liên tục đấy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao, hoàn thiện và phát triển hồ sơ năng lực để thuận lợi trong việc quảng bá hình ảnh và uy tín của công ty đến với khách hàng nhằm thu hút các dự án chỉ định thầu và được ưu tiên hơn trong các dự án đầu thấu công khai.
SVTH: Nguyễn Ngọc Thủy MSV: CQ492726
* Chỉ tiêu năng lực sản xuất của công ty
Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả công tác đấu thầu năm 2009 và 2010
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
1 Tổng số dự án tham gia đấu thầu hoặc chỉ định thầu 36 100 43 100
2 Dự án chỉ định thầu 14 39 29 67
4 Dự án xin rút không đấu thầu 0 0 0 0
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng kinh tế - kế hoạch)
Qua bảng số liệu, ta thấy được số lượng các dự án Công ty tham gia đấu thầu năm 2010 tăng so với năm 2009 Số lượng các dự án được chỉ định thầu tăng hơn 50% Vì theo Nghị định 85/2009/NĐ-CP ra ngày 15/10/2009 nâng hạn mức chỉ định thầu từ 500 triệu đồng lên 3 tỷ đồng và có hiệu lực thi hành ngày 1/12/2009 nên sang năm 2010, các gói thầu có giá dưới 3 tỷ đồng sẽ không phải đấu thầu nữa, mà chuyển sang chỉ định thầu, do vậy số lượng các dự án chỉ định thầu tăng lên hơn 50%.
Bên cạnh đó cũng cho thấy được rằng với uy tín và thương hiệu của Công ty, Công ty đã nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của khách hàng, nên dù có sửa đổi luật nhưng số lượng dự án của công ty vẫn tăng mạnh.
Bảng 2.9: Một số dự án quan trọng mà Công ty đã hoàn thành
STT Tên dự án Chủ đầu tư Hình thức đấu thầu Giá gói thầu
Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng QL14, đoạn Kon
Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công
Gói thầu đường vành đai biên giới Pom Lót – Núa
Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công
Ban QLDA bộ chỉ huy quân sự Điện Biên
Dự án : Nâng cấp QL47 đoạn Km0 - Km31+260, tỉnh Thanh Hóa Tiểu dự án 1 : Nâng cấp đoạn
Km0 - Km15 QL47 Giai đoạn : Thiết kế Bản vẽ thi công.
Ban QLDA XDCTGT Thanh Hóa
Khảo sát, thiết kế kỹ thuật tuyến đường bộ nối
Nam với đường cao tốc
Công ty TNHH Phương Anh
5 Gói thầu tư vấn giám sát thi công QL31 tỉnh Lạng
Ban QLDA2 Chỉ định thầu 2010 13.247.869.000 đồng
6 Gói thầu tư vấn giám sát thi công gói 12A Cao tốc
Ban QLDA Lào Cai Trúng thầu
* Chỉ tiêu tổng doanh thu
Biểu đồ 2.10: Doanh thu của công ty các năm 2007- 2010
SVTH: Nguyễn Ngọc Thủy MSV: CQ492726
Kết quả tình hình kinh doanh được thể hiện trong các báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập là Công ty TNHH kiểm toán Đông Á và cơ quan Kiểm toán Nhà nước chứng minh tính chân thực.
Căn cứ vào tổng hợp các chỉ tiêu tài chính trong các năm từ 2007-2010, nhận thấy doanh thu trong năm 2008 tăng đáng kể so với năm 2007 Trong bối cảnh tồi tệ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Công ty vẫn có doanh thu cao hơn các năm trước vì hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu dựa vào kết quả lao động chất xám của lao động, qua đó Công ty ít bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và lạm phát
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TECCO2
Qua việc phân tích tình hình kinh doanh ở phần II, cùng với thực tế của thị trường, với các nhân tố khách quan đem lại, tác động thường xuyên và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua cho ta thấy một bức tranh tổng thể về sự vận động không ngừng thay đổi của Công ty trong cơ chế thị trường hiện nay Có thể coi thị trường cũng như chiến trường, ở đó mỗi doanh nghiệp luôn phải lỗ lực vận động và tìm ra các phương hướng, biện pháp và con đường tạo tiền đề cho sự tồn tại và phát triển không ngừng của mỗi doanh nghiệp
Doanh nghiệp tồn tại trong cơ chế thị trường luôn luôn thấu hiểu và nắm bắt liên tục và thường xuyên tới sự thay đổi của môi trường kinh doanh Vì môi trường kinh doanh là mảnh đất sống, là biển cả để để co các doanh nghiệp giương buồm tiến bên phía trước.
SVTH: Nguyễn Ngọc Thủy MSV: CQ492726
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình giao thông 2 cũng là một doanh nghiệp tồn tại và vận động trong môi trường kinh doanh chung đó Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường đầy khắc nghiệt đó, điều đầu tiên Công ty phải biết mình có những ưu điểm và hạn chế nguyên nhân gì để từ đó phát huy một cách tối đa những ưu điểm của mình và hạn chế một cách thấp nhất những hạn chế nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Công ty
2.3.1 Các thuận lợi chủ yếu đối với sản xuất kinh doanh hiện nay
- Sau khủng hoảng kinh tế chính là thời điểm để các Quốc gia tái cấu trúc nền kinh tế trong đó có đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải Trong thời điểm này, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông không chỉ tạo việc làm cho người lao động và kích cầu cho nhiều ngành sản xuất khác phát triển, mà còn góp phần khắc phục suy giảm kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển Trong tình hình sức mua thị trường suy giảm, nhiều cơ sở sản xuất gặp khó khăn, lao động không có việc làm thì việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông sẽ tạo việc làm cho nhiều lao động Ngành giao thông vận tải cũng là ngành được phân bổ nguồn vốn trái phiếu chính phủ lớn nhất Trong 20 nghìn tỷ trái phiếu bổ sung cho năm 2009, ngành Giao thông vận tải được phân bổ 1.650 tỷ đồng Ngành Giao thông vận tải nói chung, cũng như công ty nói riêng đang tận dụng tối đa nguy cơ suy giảm kinh tế để tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông Biến nguy cơ thành thời cơ cho mình Cụ thể, thực hiện gói kích cầu, Chính phủ ưu tiên vốn cho lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó tập trung cho dự án lớn như đường cao tốc, cảng nước sâu, sân bay và và giao thông nông thôn.
- Từ năm 2005 đến 2010, 5 năm hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, mặc dù có thay đổi trong ban lãnh đạo chủ chốt, song công ty đã dần ổn định tổ chức và điều hành tốt mọi việc, tinh thần đoàn kết thống nhất cao trong lãnh đạo trong suốt cả nhiệm kỳ, đó là sức mạnh để hoàn thành tốt các chỉ tiêu của Đại hội đồng cổ đông đã đặt ra.
- Được sự quan tâm của ban lãnh đạo, các phòng ban TCT với uy tín thương hiệu TEDI đã tạo nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của toàn đơn vị.
- Uy tín thương hiệu TECCO2 đã và đang chiếm được lòng tin của khách hàng.
- Lãnh đạo từ tổ, phòng đến các xí nghiệp, trung tâm đã phát huy tính chủ động, sáng tạo, phối hợp nhịp nhàng trong điều hành sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức đang được hoàn thiện cho phù hợp với mô hình đã chọn.
- Dễ dàng tiếp cận các thành tựu mới về khoa học công nghệ phục vụ công tác;
- Công ty có bề dày kinh nghiệm với cơ cấu tổ chức sản xuất đầy đủ cùng với lực lượng lao động có sức khoẻ, có chuyên môn và nhiều kỹ năng nên đủ khả năng tham gia vào mọi hạng mục tư vấn khảo sát thiết kế, giám sát, kiểm định chất lượng công trình giao thông.
2.3.2 Các khó khăn chủ yếu đối với sản xuất kinh doanh hiện nay
- Thời kỳ đầu giai đoạn 2005-2010, do ảnh hưởng nhiều về cơ chế chính sách của Nhà nước liên tục thay đổi theo cơ chế thị trường, và cũng là năm CBCNV bị ảnh hưởng bởi đấu tranh chống tiêu cực diễn ra ở PMU18 và Bộ Giao thông
- Năm 2009 – 2010, do tình hình bất ổn chính trị Trung đông, nền Kinh tế Thế giới có nhiều diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Việt Nam.
- Do tỷ lệ lạm phát tăng cao ở Việt Nam (11.75%), Chính phủ có nhiều biện pháp để hạn chế tăng giá, thắt chặt tiền tệ đã ảnh hưởng nhiều đến công ăn việc làm, việc nghiệm thu thanh toán các dự án có nguồn đầu tư từ Nhà nước đã gặp nhiều khó khăn.
- Sức ép cạnh tranh về giá từ các công ty trong ngành ngày càng tăng trong khi định mức khoán chi phí khảo sát thiết kế của Nhà nước rất thấp, không theo kịp tốc độ lạm phát kinh tế hay tốc độ tăng lương cơ bản nên gây khó khăn cho đời sống người lao động và hạn chế chi phí đầu tư cho tái sản xuất;
- Do Nhà nước chiếm giữ 51% cổ phần của doanh nghiệp nên công ty không có lợi thế về pháp lý để tham gia đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vồn vay WB, ADB hay ODA.
- Năng lực đội ngũ kỹ sư có trình độ cao chưa phát triển kịp với tốc độ phát triển của Doanh nghiệp, năng lực thực hiện các dự án lớn còn nhiều hạn chế, nhiều Dự án triển khai còn chậm tiến độ, chưa có chiều sâu Bên cạnh đó, trước nhu cầu cao về lực lượng lao động kỹ thuật nên lao động có trình độ thường xuyên suy giảm dẫn đến xáo trộn bộ máy sản xuất, gây tâm lý thiếu ổn định trong các lao động đang công tác.
SVTH: Nguyễn Ngọc Thủy MSV: CQ492726
2.3.3 Đánh giá các kết quả hoạt động khác của doanh nghiệp:
- Công ty có nhiều hoạt động chăm lo đời sống văn hoá – tinh thần của người lao động trong Công ty;
- Công tác phát hiện và bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực của người lao động là công tác thường xuyên tại mỗi bộ phận;
- Công ty luôn tham gia tích cực và có nhiều sáng kiến trong các hoạt động giao lưu văn hoá, thi đấu thể thao, hội thao quốc phòng trong nội bộ Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải và của quận Đống Đa;
- Có nhiều đóng góp vào các phong trào tình thương, kết nghĩa với địa phương.
2.3.4 Xây dựng, thực hiện chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:
NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
3.1.1 Công ty có thể thực hiện các giải pháp sau để giải quyết khó khăn về huy động vốn và thu hồi vốn.
-Duy trì và luôn đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty, tạo dựng uy tín của Công ty đối với khách hàng và các tổ chức tài chính, ngân hàng.
-Đa dạng hoá và linh hoạt đối với các nguồn vốn huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.
- Tạo vốn bằng cách mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng công trình để tăng tổng doanh thu, lợi nhuận và từ đó tỷ lệ trích nhập quỹ vốn phát triển sản xuất tăng lên.
- Đẩy mạnh khả năng tạo vốn bằng cách tham gia liên doanh liên kết, tạo điều kiện để hỗ trợ về vốn lưu động, tăng khả năng cạnh tranh, công nghệ Đồng thời qua đó học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý vốn có hiệu quả.
- Đẩy mạnh khả năng tạo vốn bằng cách thi công dứt điểm và hoàn thành nhanh chóng nghiệm thu bàn giao, lên phiếu giá thanh toán, tránh để khối lượng dở dang quá lớn kéo dài Đây là yếu tố giúp cho việc thanh toán được dễ dàng và thuận lợi hơn.
- Khai thác lợi thế trong thanh toán với đối tác của mình thông qua việc luân chuyển vốn Đây không phải là giải pháp hữu hiệu và lâu dài nhưng phần nào giải quyết được những khó khăn vướng mắc ban đầu về vốn lưu động thông qua việc ra hạn thanh toán chậm đối với khách hàng.
- Tạo và mở rộng mối quan hệ với các tổ chức tài chính ngân hàng nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này trong việc vay mượn vốn, đứng ra bảo lãnh nhận thầu, nhằm khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng.
Nâng cao doanh thu và lợi nhuận hàng năm của công ty, đảm bảo lợi ích tối đa và chi trả cổ tức thoả đáng cho các cổ đông.
Bên cạnh đó, một phần vốn Công ty có chủ trương sẽ huy động từ việc phát hành thêm cổ phần.
SVTH: Nguyễn Ngọc Thủy MSV: CQ492726 Để có thể huy động vốn tăng cường hoạt động tạo vốn thì trước hết Công ty cần phải dự báo được nhu cầu về vốn Theo nguyên tắc nhu cầu về vốn sẽ bằng tổng tài sản cần có để đảm bảo sản xuất kinh doanh Nhưng thực tế trong nền kinh tế thị trường nhu cầu về vốn của Công ty sẽ thường xuyên biến động tuỳ thuộc vào những công trình mà Công ty nhận được Theo nguyên tắc trong đấu thầu thì trước khi ký kết hợp đồng Công ty cần phải chứng minh được năng lực tài chính của mình, do vậy đòi hỏi Công ty phải dự báo được nhu cầu về vốn để huy động vốn kịp thời.
3.1.2 Xây dựng các qui chế quản lý và chi tiêu tài chính, nhằm đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.
Công ty xem xét thật kỹ lưỡng trước khi đấu thầu công trình về nguồn vốn thanh toán, thời hạn thanh toán tránh những trường hợp công trình thi công đã xong nhưng chưa được tạm ứng, thanh toán tiền khối lượng, dẫn đến nợ đọng kéo dài.
- Tổ chức thi công nhanh dứt điểm từng hạng mục công trình bằng việc tư vấn thiết kế, giám sát, nghiệm thu theo từng hạng mục công trình theo điểm dừng kỹ thuật, lên phiếu giá được bên chủ đầu tư chấp nhận thanh toán để làm cơ sở tạm ứng vốn, thu vốn của các chủ đầu tư một cách nhanh chóng Việc thi công bàn giao nhanh sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện Hiệu quả của việc rút ngắn thời gian thực hiện công việc tư vấn, thiết kế sẽ giúp giảm được chi phí vốn và tiết kiệm được vốn lưu động.
Thứ nhất, với tiềm lực mạnh, Công ty đẩy mạnh công tác đầu thầu các dự án lớn, các dự án trọng điểm quốc gia đề có được doanh thu lớn, để từ đó có được lợi nhuận lớn
Thứ hai, trong Công ty hiện nay có một khối lượng lớn máy móc, thiết bị. Việc sử dụng hiệu quả khối lượng máy móc này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành dịch vụ tư vấn thiết kế cũng như nâng cao khả năng thắng thầu Vì vậy, trong việc sử dụng máy móc thiết bị khảo sát, Công ty cần chú ý:
- Giải quyết các vấn đề như: lựa chọn phương án cơ giới hoá xây dựng tối ưu, phân phối máy hợp lý theo tiến độ và hạng mục công việc, phân bố máy theo các địa điểm xây dựng và mặt bằng thi công hợp lý, điều phối máy giữa các công trường
- Có kế hoạch cải tiến sử dụng máy móc nhằm nâng cao hệ số sử dụng máy theo công suất, theo thời gian và đầu máy đưa vào hoạt động.
- Xác định các hình thức tổ chức sử dụng máy móc hợp lý như: kết hợp tốt giữa phương án tự mua sắm và phương án đi thuê, giữa phương án sử dụng máy tập trung hay phân tán Các hình thức sử dụng máy hợp lý có liên quan đến việc kích thích người công nhân sử dụng máy vừa có hiệu qủa, lại vừa bảo đảm cho máy móc lâu bị hư hỏng.
NÂNG CAO MÁY MÓC THIẾT BỊ
Công ty có thể tăng cờng đầu t vào máy móc, thiết bị thi công theo các ph ơng án sau:
Mua các linh kiện , thiết bị mới về lắp ráp và thay thế cho cũ sẵn có nhờ cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ đó góp phần nâng cao năng lực máy móc thiết bị đang dùng
Khi công ty chú trọng vào đầu t máy móc thiết bị và xe máy thi công thì năng lực kỹ thuật của công ty sẽ đợc nâng cao Công ty sẽ có đủ khả năng về máy móc để thi công nhiều công trình với những quy mô khác nhau, kể cả công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp mà trớc đây công ty gặp khó khăn Do đó sẽ mang lại cho công ty nhiều điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh và có nhiều cơ hội trúng thầu hơn Mặt khác khi công ty đầu t vào mua sắm các loại công nghệ thi công mới sẽ cho phép công ty thực hiện phơng thức cạnh tranh bằng tiến độ thi công.
3.3 PH T TRIÁT TRI ỂN NGUỒN NH N LÂN L ỰC
-Gửi một số cán bộ của phòng kinh tế kế hoạch đi học các lớp bồi dỡng về nghiệp vụ đấu thầu, kinh tế tài chính, luật pháp ở các trờng đại học hoặc các cơ sở chuyên nghiệp và tao điều kiện cho họ về thời gian, chi phí học tập.
- Công ty có thể tự đứng ra tổ chức các lớp bồi dỡng kỹ năng vi tính và ngoại ngữ cho các cán bộ, chuyên viên tham gia vào quá trình đấu thầu để nâng cao hiệu quả thuyết trình các biện pháp thi công và tăng khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng.
- Việc đào tạo, bồi dỡng đợc thực hiện kịp thời và liên tục sẽ nâng cao trình độ, tay nghề, bậc thợ cho đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân trong toàn công ty. Đảm bảo nguồn nhân lực có thể đáp ứng quản lý thi công khảo sỏt theo yêu cầu
SVTH: Nguyễn Ngọc Thủy MSV: CQ492726 của chủ đầu t Đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ tay nghề cao là tài sản quý giá của công ty.
-Năng lực, trình độ của các cán bộ tham gia vào công tác đấu thầu đ ợc nâng cao Qua đó công tác chuẩn bị đấu thầu , lập Hồ sơ dự thầu sẽ có chất l ợng cao , góp phần nâng cao chất lợng và hiệu quả đấu thầu của công ty.
3.4 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC MARKETING VÀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ, CHÍNH SÁCH MARKETING ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU THẦU
Trong bối cảnh hiện nay khi hoạt động đấu thầu của Công ty đang ngày càng phát triển thì tất yếu đòi hỏi phải tăng cường hoạt động Marketing thì mới có thể hỗ trợ đắc lực cho công tác đấu thầu đạt hiệu quả cao. Ở Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng công trình giao thông 2, hoạt động Marketing vẫn chưa được tổ chức một cách hệ thống, hoạt động này hiện nay vẫn do phòng Kinh tế - kế hoạch đảm nhiệm Các công tác thu nhập, xử lý thông tin, tiếp thị đấu thầu còn chưa đạt hiệu quả cao, một nhân viên còn ôm đồm nhiều trách nhiệm
- Tìm kiếm, đánh giá, nắm bắt các thông tin về thị trường xây dựng để tìm kiếm cơ hội tham gia đấu thầu;
- Tìm hiểu xu thế phát triển của thị trường xây dựng, những công trình nào Công ty có thể tham gia đấu thầu;
- Thu thập phân tích các thông tin về chủ đẩu tư để nắm bắt được các thông tin cần thiết về công trình, nắm bắt được ý đồ của chủ đầu tư để từ đó đề ra các biện pháp thích hợp Tất cả những thông tin này cần phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: thông qua đài báo, các phương tiện thông tin đại chúng, thuê người đi điều tra, hoặc có thể tìm hiểu qua các đối tác và cũng có thể tiếp xúc trực tiếp với những nơi cần thu thập thông tin.
- Thu hẹp thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong đấu thầu như: có những đối thủ cạnh tranh nào, năng lực của họ, giá dự thầu của họ có thể là bao nhiêu, chiến lược tham gia đấu thầu của họ sẽ như thế nào?, …
- Những thông tin thu thập được Công ty sẽ phân tích, đánh giá, lựa chọn để phục vụ cho công tác đấu thầu
SVTH: Nguyễn Ngọc Thủy 6 MSV: CQ492726
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC MARKETING VÀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ, CHÍNH SÁCH MARKETING ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU THẦU
Trong bối cảnh hiện nay khi hoạt động đấu thầu của Công ty đang ngày càng phát triển thì tất yếu đòi hỏi phải tăng cường hoạt động Marketing thì mới có thể hỗ trợ đắc lực cho công tác đấu thầu đạt hiệu quả cao. Ở Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng công trình giao thông 2, hoạt động Marketing vẫn chưa được tổ chức một cách hệ thống, hoạt động này hiện nay vẫn do phòng Kinh tế - kế hoạch đảm nhiệm Các công tác thu nhập, xử lý thông tin, tiếp thị đấu thầu còn chưa đạt hiệu quả cao, một nhân viên còn ôm đồm nhiều trách nhiệm
- Tìm kiếm, đánh giá, nắm bắt các thông tin về thị trường xây dựng để tìm kiếm cơ hội tham gia đấu thầu;
- Tìm hiểu xu thế phát triển của thị trường xây dựng, những công trình nào Công ty có thể tham gia đấu thầu;
- Thu thập phân tích các thông tin về chủ đẩu tư để nắm bắt được các thông tin cần thiết về công trình, nắm bắt được ý đồ của chủ đầu tư để từ đó đề ra các biện pháp thích hợp Tất cả những thông tin này cần phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: thông qua đài báo, các phương tiện thông tin đại chúng, thuê người đi điều tra, hoặc có thể tìm hiểu qua các đối tác và cũng có thể tiếp xúc trực tiếp với những nơi cần thu thập thông tin.
- Thu hẹp thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong đấu thầu như: có những đối thủ cạnh tranh nào, năng lực của họ, giá dự thầu của họ có thể là bao nhiêu, chiến lược tham gia đấu thầu của họ sẽ như thế nào?, …
- Những thông tin thu thập được Công ty sẽ phân tích, đánh giá, lựa chọn để phục vụ cho công tác đấu thầu
SVTH: Nguyễn Ngọc Thủy 6 MSV: CQ492726