TÁCH CHIẾT PROTEASE TỪ RUỘT CÁ tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh v...
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO DỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG Bộ môn: Công Nghệ Protein & Enzyme Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Thu Sang TÁCH CHIẾT PROTEASE TỪ RUỘT CÁ Sinh viên thực hiện: Trần Thị Tuyết Nhung 072524S Trần Dương Thùy 072589S Lương Minh Vân 072648S Cao Đình Vũ 072658S Nguyễn Khánh Vũ 072660S TPHCM 2009 Công nghệ protein-enzyme MỤC LỤC Phần 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguyên liệu dùng để chiết tách Protease 1.1.1. Lựa chọn nguồn nguyên liệu 1.1.2. Đặc điểm cá tra, cá basa 1.1.3. Hệ tiêu hóa cá tra, cá basa 1.1.3.1. Ống tiêu hóa 1.1.3.2. Tuyến tiêu hóa 1.2. Phân loại - cấu tạo - chức năng Protease 1.2.1. Phân loại protease 1.2.2. Đặc điểm của protease 1.2.2.1. Đặc điểm chung 1.2.2.2. Trypsin 1.2.2.3. Chymotripsin 1.2.3. Chức năng protease 1.2.3.1. Hoạt hóa zymogen 1.2.3.2. Kích thích đông máu và phân hủy sợi fibrin của cục máu đông 1.2.3.3. Giải phóng hormon và các peptide từ các tiền chất 1.2.3.4. Inhibitor Protease có khả năng ức chế tế bào ung thư Phần 2 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 2.1. Sơ đồ thu nhận protease 2.2. Thuyết minh quy trình thu nhận 2.2.1. Thu ruột cá 2.2.2. Nghiền 2.2.3. Điều chỉnh pH, nhiệt độ 2.2.4. Ly tâm lần 1 2.2.5. Tinh sạch 2.2.6. Ly tâm lần 2 2.2.7. Sấy khô 2.2.8. Sản phẩm 1.2.9. Các sản phẩm Protease trên thị trường 1.210. Tình hình sản xuất Phần 3 : ĐÁNG GIÁ CHẤT LƯỢNG PROTEASE VÀ ỨNG DỤNG 3.1. Đánh giá chất lượng Protease 3.1.1. Hoạt tính xúc tác của enzyme 3.1.2. Độ tinh sạch của enzyme 3.2. Ứng dụng của Protease 3.2.1. Trong công nghiệp 3.2.2. Trong hóa học 3.2.3. Trong y dược 3.2.4. Trong nông nghiệp 3.2.5. Trong hương phẩm – mỹ phẩm. Trang 2 Công nghệ protein-enzyme Phần 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. NGUYÊN LIỆU DÙNG ĐỂ CHIẾT TÁCH PROTEASE: 1.1.1. Lựa chọn nguồn nguyên liệu: • Nguồn enzyme protease có trong nội tạng tất cả các loài cá. Vì vậy để sản xuất enzyme protease ta có thể dùng nội tạng của tất cả các loài cá sau khi chế biến (phụ phẩm trong sản xuất), nhưng hầu hết chúng đều được chế biến để tạo thành những sản phẩm cũng có giá trị thương phẩm tốt nên nguồn nguyên liệu sẽ bị hạn chế (ví dụ: nội tạng cá ngừ đại dương, cá cờ, cá đuối… đều là những nguyên liệu chế biến những món đặc sản, gia vị đặc biệt). • Tuy nhiên đối với nội tạng cá tra và cá basa thì không bởi vì: Hiện nay chúng chỉ được chế biến thành thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản nên giá trị có được không cao. Theo hiệp hội thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết năm 2006 cả đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sản xuất ra khoảng 800.000 tấn cá tra và basa nguyên liệu, với kim ngạch xuất khẩu phi-lê cá đạt khoảng 800 triệu USD. Năm nay, dự báo sản lượng cá nguyên liệu đạt hơn 1 triệu tấn. Điều này cho thấy không chỉ sản lượng cá thành phẩm ngày càng tăng, mà cũng đồng nghĩa với việc là số lượng phế phẩm ngày càng tăng lên, dẫn chứng cụ thể là để sản xuất 800.000 tấn cá nguyên liệu được đưa vào chế biến vào năm 2006 thì các nhà máy chỉ thu được chưa đầy 300.000 tấn phi-lê và thải bỏ hơn 500.000 tấn phế phẩm. Năm 2007, nếu sản lượng cá nguyên liệu đạt 1 triệu tấn như dự báo của VASEP thì các nhà máy chế biến phải thải ra thị trường hơn 600.000 tấn phế phẩm. Như vậy, sẽ có khoảng 600.000 tấn phụ phẩm sau xuất khẩu cần được nghiên cứu ứng dụng để làm tăng hiệu quả sử dụng từ nguồn lợi thủy sản này. Vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để tận thu, chế biến những phụ phẩm của ngành như xương, da, nội tạng cho có hiệu quả cao để không làm ô nhiễm môi trường vừa thu thêm nguồn lợi kinh tế. • Một trong những phương án triển vọng có thể tận thu nguồn nội tạng cá basa, cá tra là chiếc tách enzyme protease để dùng trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm… mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.1.2. Đặc điểm cá tra, cá basa: Trang 3 Công nghệ protein-enzyme Cá basa Cá tra • Về mặt phân loại, 2 loài này thuộc bộ cá nheo (Siluriformes), họ cá tra (Pangasidae), loài Pangasius. • Giống nhau: Cá tra (Pangasius hypophthalmus) và cá basa (Pangasius bocourti) đều là cá da trơn (không vẩy). Cá sống chủ yếu ở nước ngọt, chịu được nước lợ nhẹ (độ muối dưới 10%) và nước phèn (pH>4). • Khác nhau: Cá Basa Cá Tra Trang 4 Công nghệ protein-enzyme Cá basa (tên tiếng Anh: Yellowtail catfish) là loài được nuôi truyền thống trong bè trên sông Mekong ở Việt Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia. Ngược lại, cá basa còn gọi là cá bụng vì có lá mỡ rất lớn, không có cơ quan hô hấp phụ, chịu đựng kém ở môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp. Thức ăn cho cá basa thường là hỗn hợp tấm, cám, rau và cá vụn (nấu chín) nên phù hợp với nuôi dưỡng trong bè trên sông nước chảy mạnh. Cá tra (tên tiếng Anh: Shutchi catfish) trước đây được nuôi nhiều trong ao, ở đồng bằng Nam bộ Việt Nam. Cá tra có cơ quan hô hấp phụ, có thể hô hấp bằng bóng khí và da, nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Ngoài ra, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn như mùn bã hữu cơ, cám, rau, động vật đáy, thức ăn hỗn hợp. Cá tra có thể nuôi trong môi trường chật hẹp với mật độ cao (50 con/m 2 ) như bè, ao hầm, gần đây là nuôi cồn và đăng quần cũng cho hiệu quả cao. Vì điều kiện chế độ nuôi dễ dàng nên ngành nuôi cá tra và basa phát triển rất nhanh trong những năm vừa qua do có thị trường xuất khẩu lớn. 1.1.3. Hệ tiêu hóa cá tra, cá basa: • Hệ tiêu hóa của cá tra, cá Basa tương tự nhau bao gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, và kết thúc ở hậu môn. Các tuyến tiêu hóa bao gồm tuyến nước bọt, tuyến tụy ngoại tiết dịch tụy, gang bài tiết dịch tụy. 1.1.3.1 Ống tiêu hóa. Miệng: nằm ở mút đầu khoang miệng, hầu khá rộng, trong răng có lưỡi và các lược mang. Răng: chưa có phân hóa nên về hình dạng thì giống nhau, thường có hình côn dính lên xương hàm, xương khẩu cái, xương lá mía, phần trên và dưới cung mang…đỉnh nhọn hướng vào trong, có tác dụng giữ mồi, chưa có vai trò tiêu hóa về mặt cơ học. Hình dạng và kích thước răng thay đổi tùy theo loài và độ tuổi của cá. Lưỡi: là lưỡi giả do khúc sụn gốc móng phủ lên niêm mạc tạo thành, cơ lưỡi không phát triển nên lưỡi ít cử động hoặc không cử động được. Trên mặt lưỡi cũng chưa có các chồi cảm thụ vị giác. Hầu: cuối khoang miệng là hầu, có thủng 5 đôi khe mang thông sang hai bên, các cung mang mặt trong gắn với các que mang kề liền nhau tạo thành lược mang, ngăn không cho thức ăn từ khoang miệng lọt vào buồng mang. Thực quản: kế tiếp khoang miệng là thực quả. Thực quản thường ngắn và rộng, thành có ba lớp, ngoài cùng là màng quánh mỏng do mô liên kết tạo thành, giữa là lớp cơ khá dày và trong là lớp niêm mạc gấp nếp, thành lớp này có tế bào biểu bì xen kẽ, có các chồi vị và có nhiều tuyến nhày tiết chất nhày làm trơn đường dẫn thức ăn. Trang 5 Công nghệ protein-enzyme Dạ dày: chưa phân hóa, thường chỉ là đoạn cuối của thực quản phình to hơn nên cũng chưa có vai trò cơ học rõ rệt trong tiêu hóa thức ăn. Thành dạ dày chắc hơn thành ruột, nó gồm 4 lớp: lóp màng quánh, lớp cơ đều dày hơn, lớp dưới màng nhày có rất nhiều mạch máu nuôi dạ dày, và cuối cùng là lớp màng nhày cũng có nhiều lớp dọc ngang và có nhiều tuyến vị hình ống làm nhiệm vụ tiết dịch tiêu hóa. Ruột: cấu tạo thành ruột giống thành thực quản, gồm 3 lớp, khác nhau lớn nhất là lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp dọc ngang và có nhiều tuyến ruột, tiết dịch.Tiêu hóa.ruột là chặng đường tiêu hóa quang trọng vì đổ vào đây ngoài dịch ruột còn có dịch mật và dịch tụy đều có vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn. Ruột chưa phân hóa thành ruột non và ruột già rõ rệt. Cuối cùng chất cặn bã được đổ ra lỗ hậu môn . 1.1.3.2 Tuyến tiêu hóa. Tuyến miệng: trong miệng và cả trong thực quản cá có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn làm trơn thức ăn dễ nuốt. Cá không có tuyến nước bọt. Tuyến dạ dày: tiết ra acid và pepsin, tiêu hóa thức ăn, acid có tác dụng làm mềm và làm nở thức ăn , đồng thời kích thích pepsin hoạt động mạnh. Tuyến ruột: có dạng túi xen kẽ trong lớp niêm mạc, chất tiết ra có tác dụng tiêu hóa trực tiếp thức ăn từ dạ dày đưa xuống. Tuyến gan và tụy: gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất. Chức năng chính của gan là tiết dịch mật, mật thường tích lũy trong túi mật trước khi cho vào ruột, nhưng trong trường hợp cần thiết cũng có thể đổ trực tiếp vào ruột. Mật có vai trò nhũ tương hóa mỡ giúp lipase hoạt động dễ dàng. Ngoài ra mật còn kích thích nhu động ruột và làm tiệt trùng đường tiêu hóa. Gan có vai trò vô cùng quan trọng đối với cá, nếu cắt gan đi cá sẽ chết nhanh chóng. 1.2. PHÂN LOẠI – ĐẶC ĐIỂM – CHỨC NĂNG PROTEASE: 1.2.1. Phân loại: * Dựa vào vị trí tác dụng của protease lên liên kết peptide trong phân tử protein, người ta chia protease làm 2 nhóm chính: Endopeptidase(Proteinase) Chủ yếu phân giải các liên kết peptide nằm trong phân tử protein tạo thành những đoạn peptide có trọng lượng phân tử nhỏ hơn (polypeptide mạch ngắn, pepton ). Nhóm các protease tiêu hóa chủ yếu ở người và động vật gồm có: pepsin và rennin có trong dịch dạ dày. Ngoài ra, tripsin và chymotripsin của tuyến tụy và niêm mạc ruột non cũng thuộc nhóm enzyme này. Exopeptidase (Polypeptidase) Chủ yếu phân cắt liên kết peptide ở 2 đầu mạch. * Dựa vào thành phần amino acid và vùng pH tối ưu của protease, người ta chia làm các nhóm sau: Protease acid: rennin, pepsin, hoạt động ở vùng pH acid 2,5 – 3 Protease kiềm: tripsin, chymotripsin, hoạt động ở vùng pH kiềm 6 – 7,5 Protease trung tính: amylase, papain, hoạt động ở vùng pH trung tính 8 – 11 * Trong nội tạng cá, protease gồm 3 hệ enzym lớn: Trang 6 Công nghệ protein-enzyme Hệ enzym Metalo-protease (Aminodipeptidase) Hệ enzym này tồn tại trong nội tạng của cá và chịu được nồng độ muối cao nên ngay từ đầu nó đã hoạt động mạnh, giảm dần từ tháng thứ 3 trở về sau. Loại enzym này có hoạt tính khá mạnh, có khả năng thủy phân rộng rãi đối với các loại peptide. Đây là nhóm thủy phân enzym trung tính, pH tối thích từ 5-7, pI = 4-5, nó ổn định với ion Mg 2+ , Ca 2+ và mất hoạt tính với Zn 2+ , Ni 2+ , Pb 2+ , Hg 2+ Hệ enzym Serin-protease Điển hình là enzym trypsin, tồn tại nhiều trong nội tạng của cá. Ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất nước mắm hoạt động của nó yếu đến tháng thứ 2 và phát triển dần đạt giá trị cực đại ở tháng tứ 3 rồi giảm dần đến khi chượp chín (protein phân giải gần như hoàn toàn không còn ở dạng peptol). Hệ enzym này luôn bị ức chế bởi chuỗi acid amin trong cấu trúc của enzym. Để tháo gỡ chuỗi này phải nhờ đến hoạt động của men cathepsin B nhưng men cathepsin B dễ bị ức chế bởi nồng độ muối cao. Vì vậy để men cathepsin B hoạt động được người ta thực hiện phương pháp cho muối nhiều lần. Enzym serin-protease hoạt động mạnh ở pH từ 5-10, mạnh nhất ở pH=9. Hệ enzym acid-protease Có trong thịt và nội tạng cá, điển hình là enzym cathepsin D. Hệ enzym này dễ bị ức chế bởi nồng độ muối khoảng 15% nên thường nó chỉ tồn tại một thời gian ngắn ở đầu thời kỳ của quá trình thủy phân. Loại men này đóng vai trò thứ yếu trong quá trình sản xuất nước mắm. 1.2.2. Đặc điểm của Protease: 1.2.2.1. Đặc điểm chung: Enzyme mang đầy đủ các tính chất của một chất xúc tác, nó là một trong những chất xúc tác sinh học có cường lực xúc tác mạnh hơn nhiều so với chất xúc tác thông thường. Thực tế ở nước ta, các chế phẩm enzyme hầu hết phải nhập từ nước ngoài và có giá thành rất cao nên việc ứng dụng chế phẩm enzyme trong sản xuất chưa được rộng rãi. * Enzyme protease ( proteolytic enzym ) – là enzyme xúc tác quá trình thủy phân các liên kết peptid (-CO-NH-) trong phân tử protein và các polipeptid. Sản phẩm của quá trình này có thể là các acid amin, peptide, các chuỗi polypeptide ngắn… * Cơ chế thủy phân như sau: 1.2.2.2.Trypsin: Trang 7 Công nghệ protein-enzyme Tripsin * Trypsin là enzyme tiết ra từ tuyến tụy. Trong tuyến tụy, trypsin được tiết ra dưới dạng không hoạt động là trypsinogen, sau đó được chuyển thành trypsin hoạt động dưới tác dụng của enzyme đường ruột enterokinase, thrombin. * Cấu trúc: Trypsin là một chuỗi polypeptide có 249 amino acid trọng lượng phân tử là 22680-23400. * Tính chất: + Trypsin là một enzyme hoạt động trong môi trường tương đối kiềm, có pH = 7,8- 9,5, pH= 8 là tối ưu. Tuy nhiên hoạt tính của trypsin cũng ổn định ở pH= 3-5. Trang 8 Công nghệ protein-enzyme + Nhiệt độ thích hợp cho sự hoạt động của trypsin là 30-40. Trong môi trường có pH= 8 và có sự hiện diện của Ca thì enzyme chuyển từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động, các kim loại nặng cũng có tác dụng là hoạt hóa trypsin như Co,Mn. • Hoạt động và tính đặc hiệu: Trypsin là một endopeptidase phân giải các liên kết peptide nằm trong phân tử protein tạo thành các liên kết có trọng lượng nhỏ. Trypsin có tác dụng lên hầu hết các cơ chất protein, cả protein có phân tử lượng nhỏ và các protein có phân tử lượng lớn, nhưng nó tác dụng lên protein đã bị biến tính rồi tốt hơn là trên protein chưa biến tính. Trypsin là một loại enzyme thủy phân không triệt để, khi sử dụng trypsin thì chỉ có 1/3 liên kết peptide trong phân tử protein là bị thủy phân, phần còn lại là các peptide có phân tử ngắn hơn. Các phân tử protein khi bị phân cắt bởi trypsin sẽ tạo ra những peptide có trọng lượng phân tử nhỏ và đôi khi tạo các amino acid tự do như trytophan, tyrosine. Ngoài tác động lên liên kết peptide, trypsin còn có thể thủy phân các liên kết ester. Các polypeptide cao phân tử, các peptone khi xuống ruột non sẽ được hệ thống enzyme của dịch tụy và dịch ruột phân giải triệt để thành amino acid. Trypsin trong dịch tụy và dịch ruột khi mới tiết ra ở dạng chưa hoạt động là trypsinogen. Dưới tác động của Trang 9 Công nghệ protein-enzyme enzyme enterokinase, trypsinogen biến thành trypsin hoạt động, sau đó quá trình này có thể xảy ra theo phương thức tự hoạt hóa, nghĩa là chịu tác động ngay của enzyme trypsin. Trypsin hoạt động tốt nhất trong môi trường pH= 7 - 8. Dưới tác dụng của trypsin, các protein còn sót, các peptide lớn sẽ bị thủy phân đến dạng peptide có trọng lượng phân tử thấp hơn và một phần thành amino acid. Trypsin thể hiện hoạt lực cao nhất đối với các liên kết peptide có chứa nhóm carboxyl của amino acid diamin (lysine, arginine). 1.2.2.3. Chymotrypsin : Trang 10 [...]... protein-enzyme Chymotrypsin là một protease được tiết ra từ tuyến tụy, chymotrypsin được tiết ra dưới dạng không hoạt động là chymotrypsinogen, sau đó được chuyển sang dạng hoạt động là chymotrypsin nhờ tác dụng của trypsin * Cấu Trúc: Chymotrypsin được cấu tạo từ ba sợi polypeptid: - Sợi A : các acid amin từ 1-13 - Sợi B : các acid amin từ 16-146 - Sợi C: các acid amin từ 149-245 Các sợi này liên kết với nhau... chống lại sự tấn công của các côn trùng, vật nuôi Việc tìm hiểu tác dụng của các chất ức chế protease chống lại sự xâm lấn của các khối u ở người và động vật còn đang được nghiên cứu Ví dụ: Một chất ức chế protease có khả năng ức chế hơn 80% hoạt tính toàn phần elastase, collagenase và một protease giống chymotrysin đã được tách chiết từ tế bào bạch cầu (Leucocyte Neutral Protease Inhibitor- LNPI)... trong đó có lẽ enzyme protease thì được ứng dụng một cách rộng rãi và phổ biến hơn cả Theo báo cáo của Frost và Sullivan trong tạp chí Chemistry in Britain, 1992 thì trong năm 1991, ở các nước Châu Âu doanh số thu được từ việc bán enzyme protease là 140,85 triệu USD lớn hơn rất nhiều so với enzyme khác và chiếm khoảng 50% tổng doanh thu từ các enzyme Loại enzyme Doanh thu (triệu USD) Protease 149,85 Carbohydrase... Lipase 31,31 Pectinase 31,3 Các enzyme khác 31,31 Trang 19 Công nghệ protein-enzyme Cũng theo báo cáo của tạp chí này, năm 1995 tổng doanh thu từ các enzyme cũng tăng lên rất nhanh ở các nước Châu Âu Trong đó, doanh thu của protease là 187,2 triệu USD, chiếm 50% tổng doanh thu Loại enzyme Doanh thu (triệu USD) Protease 187,2 Carbohydrase 83,2 Ligase 41,6 Các enzyme khác 41,6 Các enzyme đặc biệt 20,8 Hiện... 1.2.3.4 Protease hoạt động như các yếu tố phát triển của cả tế bào ác tính và tế bào bình thường : Khi so sánh tế bào bình thường và tế bào ác tính, người ta nhận thấy các tế bào ác tính chứa nhiều protease hơn tế bào bình thường Sự tăng của các enzym protease đã được phát hiện thấy ở các tế bào ác tính cũng như ở máu, dịch tổ chức khác nhau của nhiều loại động vật mang khối u ác tính Tế bào các khối... hoạt động của các protease bởi phản ứng tương tác proteinprotein - Hoạt động như một chất ức chế cạnh tranh với cơ chất vào trung tâm hoạt động của các protease chất ức chế protease 1.3 CÁC SẢN PHẨM PROTEASE TRÊN THỊ TRƯỜNG : 1.3.1 Chế phẩm sinh học cho gia súc gia cầm và thủy sản • Enzyme proteasse được bổ sung vào thức ăn hoặc chất trộn vào thức ăn cho vật nuôi để tăng hiệu xuất hấp thụ các chất dinh... tiết một protease đặc hiệu (chất hoạt hóa plasminogen) có hoạt tính tăng từ 10-100 lần so với tế bào bình thường Trang 15 Công nghệ protein-enzyme Protease này nằm ở bề mặt màng tế bào, được bài tiết và xuất hiện rất sớm trong các tế bào chuyển dạng ác tính Ví dụ : Phân đoạn màng tế bào tách chiết từ tế bào sợi (fibroblast) bào thai gà được gây chuyển dạng bởi virut Rouss Sarcoma có hoạt tính protease. .. màng tế bào bình thường Sự tăng hoạt tính các loại protease ở khối u được giải thích trên cơ sở tác dụng sinh học của chúng Các protease được bài tiết bởi các tế bào khối u có khả năng phá hủy sự gắn của tế bào vào những bề mặt rắn Các protease như collagenase, cathepsin B, chất hoạt hóa plasminogen có vai trò phá hủy rào chắn là màng tế bào bao quanh các tế bào khối u Khả năng của tế bào khối u... tính trong dung dịch giặt Các protease thích hợp để bổ sung vào chất tẩy rửa thường có tính đặc hiệu cơ chất rộng để dễ dàng loại bỏ các vết bẩn do thức ăn, máu và các chất do cơ thể con người tiết ra Một tiêu chuẩn quan trọng khác của các protease dùng trong chất tẩy rửa là hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ và pH cao cũng như phải thích hợp với các tác nhân oxy hóa và các chất kìm hãm có trong... việc bổ sung protease nào vào chất tẩy rửa là pI của chúng Một protease phù hợp khi pI của nó trùng với pH của dung dịch chất tẩy rửa Tên thương mại: Savinase và Relase Ví dụ: Từ khoảng 1913, ở Đức, enzyme đầu tiên được sử dụng trong các chất tẩy rửa có chứa tripsin tách từ tụy lợn Đến năm 1963, việc sản xuất các chất tẩy rửa có chứa enzyme mới được phát triển, hãng Novo đã sản xuất được protease chịu . doanh số thu được từ việc bán enzyme protease là 140,85 triệu USD lớn hơn rất nhiều so với enzyme khác và chiếm khoảng 50% tổng doanh thu từ các enzyme. Loại enzyme Doanh thu (triệu USD) Protease. rất nhanh ở các nước Châu Âu. Trong đó, doanh thu của protease là 187,2 triệu USD, chiếm 50% tổng doanh thu. Loại enzyme Doanh thu (triệu USD) Protease 187,2 Carbohydrase 83,2 Ligase 41,6 Các enzyme. lượng enzyme Protease được sử dụng nhiều nhất, chiếm 59%, trong đó : Tên enzyme Tỉ lệ (%) Trypsine 3 Rennet 10 Protease acid 3 Protease trung tính 12 Protease kiềm 31 Theo thời gian, số liệu thu