1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở Rộng Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Sách – Hải Dương.docx

70 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở Rộng Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Nam Sách – Hải Dương
Trường học Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Chuyên ngành Tín Dụng
Thể loại luận văn
Thành phố Hải Dương
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 84,67 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (5)
    • 1.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại (6)
      • 1.1.1. Khái niệm và nguyên tắc (6)
      • 1.1.2. Quy trình cho vay (7)
        • 1.1.2.1. Lập hồ sơ và xét duyệt cho vay (7)
        • 1.1.2.2. Giải ngân, thu nợ (8)
        • 1.1.2.3. Giám sát cho vay (8)
      • 1.1.3. Các hình thức cho vay (8)
        • 1.2.2.1. Sự tăng trưởng dư nợ cho vay hộ sản xuất (13)
        • 1.2.2.2. Số hộ cho vay trên địa bàn (14)
        • 1.2.2.3. Sự gia tăng Doanh số cho vay hộ sản xuất (14)
        • 1.2.2.4. Lợi nhuận cho vay hộ sản xuất (16)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay của Ngân hàng thương mại (16)
      • 1.3.1. Các nhân tố chủ quan (16)
      • 1.3.2 Các nhân tố khách quan (19)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI (5)
    • 2.1. Khái quát chung về chi nhánh NHo&PTNT Nam Sách – Hải Dương19 1.Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của chi nhánh NHo&PTNT (22)
      • 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Nam Sách – Hải Dương (29)
    • 2.2. Thực trạng mở rộng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Sách – Hải Dương (40)
      • 2.2.2. Thực trạng mở rộng cho vay hộ sản xuất của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Sách – Hải Dương (42)
        • 2.2.2.1. Doanh số cho vay, thu nợ Hộ sản xuất (42)
        • 2.2.2.2. Dư nợ cho vay hộ sản xuất (44)
        • 2.2.2.3. Số hộ cho vay (48)
        • 2.2.2.4. Lợi nhuận cho vay hộ sản xuất (49)
        • 2.2.2.5. Tình hình nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất (51)
    • 2.3. Đánh giá chung về thực trạng mở rộng cho vay HSX của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nam Sách – Hải Dương.50 1.Kết quả đạt được (53)
      • 2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân (54)
        • 2.3.2.1. Một số hạn chế mở rộng cho vay Hộ sản xuất (54)
        • 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế (55)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM SÁCH – HẢI DƯƠNG (6)
    • 3.1. Phương hướng mở rộng hoạt động cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sách – Hải Dương (59)
      • 3.2.1. Mở rộng hình thức huy động vốn trên địa bàn toàn huyện (60)
      • 3.2.2. Xây dựng chính sách mở rộng cho vay Hộ sản xuất có hiệu quả (60)
      • 3.2.3. Thực hiện đầy đủ quy trình cho vay (61)
      • 3.2.4. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho các HSX (62)
      • 3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định để mở rộng cho vay HSX (62)
      • 3.2.6. Mở rộng cho vay HSX thông qua tổ nhóm và tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát (63)
      • 3.2.7. Công tác đào tạo và sử dụng cán bộ (64)
      • 3.2.9. Trang bị và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ kỹ thuật 62 3.3.Kiến nghị (65)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước (66)
      • 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (66)
      • 3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam (66)
      • 3.3.4. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT tỉnh Hải Dương (67)

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1 1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 3 1 1 1 Khái niệm và nguyên tắc 3 1 1 2 Quy[.]

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại

1.1.1.Khái niệm và nguyên tắc

Cho vay là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận Theo lẽ đó, cho vay là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng (còn gọi là tín dụng ngân hàng) Cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất, là hoạt động chủ yếu trong quan hệ tín dụng của NHTM, song đem lại rủi ro cao nhất cho NHTM

Trong quan hệ cho vay thể hiện các nội dung sau:

+ Trái chủ, hay còn gọi là người cho vay, chuyển giao cho người thụ trái, hay còn gọi là người đi vay, một lượng giá trị nhất định Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như hàng hóa, máy móc, thiết bị, bất động sản.

+ Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay Trong quan hệ tín dụng người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày nào đó trong tương lai mà hai bên đã thỏa thuận.

+ Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức Marx viết: “Đem tiền cho vay với tư cách là một việc có đặc điểm là sẽ quay trở về điểm xuất phát của nó, mà vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn thêm trong quá trình vận động”.

Như vậy quan hệ cho vay có thể được hiểu theo nghĩa rộng là sự vận dộng của luồng vốn từ nơi đang tạm thời thừa sang nơi thiếu vốn, hoặc đang cần vốn. Quan hệ cho vay có thể diễn ra giữa nhiều chủ thể khác nhau như doanh nghiệp, cá nhân, ngân hàng, chính phủ

1.1.2.1 Lập hồ sơ và xét duyệt cho vay a/ Lập hồ sơ

- Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi đến ngân hàng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi đến ngân hàng

- Ngân hàng hướng dẫn khách hàng các loại tài liệu cần gửi đến cho ngân hàng sao cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay. b/ Xét duyệt cho vay

- Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định hồ sơ và các điều kiện vay vốn theo quy định.

- Trưởng phòng tín dụng, hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.

- Giám đốc NHNN&PTNT nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay Nếu cho vay thì NHNo&PTNT nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản) Nếu khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành của NHNN&PTNT Việt Nam Trường hợp nêu không đủ điều kiện cho vay thì ngân hàng phải thông báo cho khách hàng biết.

1.1.2.2 Giải ngân, thu nợ a/ Giải ngân : Hồ sơ các khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng. b/ Thu nợ : Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng, NHNN&PTNT nơi cho vay và khách hàng thoả thuận về việc trả nợ gốc và lãi tiền vay

1.1.2.3 Giám sát cho vay a/ Nội dung kiểm tra, giám sát

NHNN&PTNT nơi cho vay có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng, đầy đủ những cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng ngay cả trước, trong và sau khi cho vay. b/ Xử lý vốn cho vay : Giám đốc NHNN&PTNT nơi cho vay căn cứ vào kết quả kiểm tra theo mức độ vi phạm của khách hàng quyết định xử lý như tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay hoặc khởi kiện trước pháp luật

1.1.3.Các hình thức cho vay

Cho vay là một trong các hoạt động chính không thể thiếu trong ngân hàng Có nhiều hình thức cho vay khác nhau ,tuỳ theo các tiêu thức phân loại mà có các loại hình cho vay phù hợp Mỗi loại hình cho vay này có những đặc trưng riêng biệt.

-Phân loại cho vay theo các thành phần kinh tế

Theo cách phân loại này,hoạt động cho vay của ngân hàng bao gồm :

- Cho vay ngoài quốc doanh

- Cho vay kinh tế quốc doanh

*Cho vay ngoài quốc doanh

Trong qúa trình hội nhập và phát triển nền kinh tế, các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều Đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Cho các doanh nghiệp vay vốn luôn là mục tiêu phục vụ của ngân hàng Loại hình cho vay này gần đây đã được NHTM chú trọng xem xét vì sự xuất hiện của các đối tượng Ngoài quốc doanh ngày càng nhiều Các đối tượng này với số vốn tự có còn ít do vậy họ sẽ đi vay các ngân hàng để có đủ số vốn kinh doanh Tuy nhiên đây là các đối tượng ngoài quốc doanh (không có hỗ trợ to lớn từ phía Nhà nước) nên Ngân hàng sẽ phải đối đầu với rủi ro Vì vậy Ngân hàng sẽ phải xem xét cho vay một cách xác đáng và phù hợp Cần phải thẩm định dự án để tiến hành giải ngân tránh những rủi ro không cần thiết Để đảm bảo nguyên tắc an toàn của mình.

* Cho vay kinh tế quốc doanh Đây là các đối tượng đã rất thân thuộc với các NHTM : Họ là các đối tượng kinh doanh mà có sự tham gia của nhà nước Nhà nước hỗ trợ toàn bộ hoặc phần lớn số vốn cho các đối tượng này Thế nhưng họ vẫn cần phải có sự hỗ trợ từ phía các NH bằng cách cho vay bổ sung thêm nguồn vốn Nguồn vốn này sẽ giúp các đối tượng này hoạt động có hiệu quả hơn

-Phân loại cho vay dựa vào mục đích của bên đi vay

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI

Khái quát chung về chi nhánh NHo&PTNT Nam Sách – Hải Dương19 1.Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của chi nhánh NHo&PTNT

2.1.1.Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của chi nhánh NHo&PTNT Nam Sách – Hải Dương

+ Trụ sở : Đường Hùng Vương,Thị trấn Nam Sách, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương.

+ Tên giao dịch : Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nam Sách

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nam Sách trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. Ngày 27 tháng 06 năm 1988 Ngân hàng nhà nước Việt Nam gia quyết định 51về việc thành lập các Ngân hàng thương mại Khi mới thành lập NHNo &PTNT huyện Nam Sách có các phòng như: Tín dụng, Tiền tệ, Kho quỹ, tiết kiệm và nguồn vốn và từ đó NHNo và PTNT phát triển qua các thời kỳ.

+ Giai đoạn từ năm 1988 đến tháng 06/1991.

Tháng 07 năm 1988 NHNo và PTNT Nam Sách ra đời và chính thức đi vào hoạt động( Lúc đó mang tên NHNo & PTNT huyện Nam Thanh) Hoạt động ngân hàng thời kỳ này hoạt động đơn thuần chỉ cho vay các Hợp tác xã, Các xí nghiệp tiểu thủ công nghiệp, Kinh tế tập thể Hệ thống kế toán thanh toán sử dụng không dùng tiền mặt, mà dungfuyr nhiệm chi, séc Nguồn huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm dân cư , quá trình thực hiện cơ chế này không phù hợp và hiệu quả kém Từ thực tiễn đó cùng với cơ chế chính sách đỏi mới nông nghiệp nông thôn của nhà nước Ngân hàng nông nghiệp phát triển Việt Nam đã ban hành văn bản số: 53/NHNg( Biện pháp cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với hộ nông dân)

+ Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1999.

Năm 1997 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nam Thanh tách thành 2 ngân hàng: Đó là Ngân hàng Nam Sách và Ngân hàng Thanh Hà.

Ngày 28/06/1999, Chỉ thị số 2002/CT- HĐBT đã nêu rõ việc cho vay của ngân hàng đến việc phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất Ở thời kỳ này cho vay hộ sản xuất chiếm tới 90% dư nợ.

Hệ thống thanh toán ngoài việc thanh toán không dùng tiền mặt còn có chuyển tiền điện tử nội tỉnh, thay thế cho liên hàng và séc chuyển tiền, bảo chi, ủy nhiệm thu.

Các dịch vụ chuyển tiền phát triển mạnh.

Ngày 30/03/1999 Thủ tướng chính phủ có quyết định số 67/1999 về chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn, thời kỳ này hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nam Sách đã hoàn thiện hơn, đa dạng, phong phú trong mọi lĩnh vực như tín dụng, kế toán, ngân quỹ

Hiện nay mạng lưới hoạt động của NHNo & PTNT huyện Nam Sách tập trung chỉ có 01 trụ sở chính không có phòng giao dịch.Hiện tại ,tại trụ sở chính có một Giám đốc , hai Phó giám đốc và 2 phòng là: Kế toán ngân quỹ và phòng kinh doanh Hoạt động theo quyết định 169 ngày 07 tháng 09 năm 2000 của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam Về nhân sự NHNo & PTNT huyện Nam Sách có 29 cán bộ nhân viên.Trong đó số cán bộ có trình độ đại học là 25, đang theo học năm cuối là 1, số nhân viên còn lại do tuổi cao, nhưng không ngừng tự học tập chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của ngành Ngân hàng. Đứng đầu chi nhánh là Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc.Dưới Ban Giám đốc là các phòng nghiệp trực thuộc, bao gồm 2 phòng là :Phòng kế toán và ngân quỹ - Phòng kinh doanh

Hai phòng thực hiện các nghiệp vụ khác nhau Các bộ phận được chuyên môn hóa theo nghiệp vụ Ngân hàng và có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành mắt xích cùng đóng góp vào công cuộc đổi mới của NHNo & PTNT huyện Nam Sách Tỉnh Hải Dương nói riêng và toàn ngành Ngân hàng nói chung

Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn Nam Sách – Hải Dương có tổng số cán bộ công nhân viên là 58 người, với 7 phòng nghiệp vụ, 1 phòng tổ chức- hành chính

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn Nam Sách – HảiDương được minh hoạ theo sơ đồ sau.

Phòng kế toán Phòng tiền tệ kho quỹ

Phòng tổ chức hành và tin học

Phòng Ngân quỹ Phòng Kiểm soát

Phòng dịch vụ khách hàng

Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT huyện Nam Sách do Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh Hải Dương bổ nhiệm ( Theo ủy quyền của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam ) Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng mình.

Nhiệm vụ quyền hạn của Giám đốc:

- Trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của chi nhánh;

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo sự ủy quyền của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam Các nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh Hải Dương về các quyết định của mình.

- Quy định nhiệm vụ, nội quy làm việc cho các phòng nghiệp vụ.

- Đề nghị Ngân hàng nông nghiệp và nông thôn cấp trên thành lập , sát nhập, giải thể các phòng giao dịch trực thuộc

-Quyết định những vấn đề về tở chức cán bộ, cán bộ và đào tạo.

- Ký kết các Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp tài sản và Hợp đồng khác có liên quan đén hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định.

- Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, phân phối tiền lương, tiền ngrvaf phúc lợi đến cán bộ nhân viên trong chi nhánh.

-Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh; lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo chế đọ gửi về NHNo & PTNT tỉnh Hải Dương.

- Phân công cho phó Giám đốc tham dự các cuộc họp trong, ngoài ngành có liên quan tới hoạt động của chi nhánh; Khi đi vắng thì ủy quyền cho một Phó giám đốc chỉ đạo diều hành công việc chung.

Giúp việc cho Giám đốc là 2 phó giám đốc, do Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh Hải Dương bổ nhiệm

Nhiệm vụ quyền hạn của phó giám đốc:

- Thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt( Theo văn bản ủy quyền của giám đốc) và báo lại công việc khi giám đốc có mặt tại đơn vị.

- Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình.

Thực trạng mở rộng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Sách – Hải Dương

2.2.1 Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Sách - Hải Dương

Nam Sách - Hải Dương là một huyện nông nghiệp, với diện tích tự nhiên 457,3 km 2, dân số hơn 220.000 người, mật độ dân số 472 người/1km 2, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Vùng đồng bằng và đất bằng phẳng Bên cạnh đó, với tổng diện tích tự nhiên hơn 45000 ha, trong đó diện tích đất canh tác chiếm phần lớn tổng diện tích đất tự nhiên Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, phần lớn là các hộ sản xuất kinh doanh Đây là một tiềm năng rất lớn để Nam Sách - Hải Dương phát triển sản xuất nông nghiệp Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền Nam Sách - Hải Dương, kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng đáng kể đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp Tốc độ tăng GDP nông, lâm, ngư nghiệp bình quân 9,2%, vượt 2,2 % so với chỉ tiêu Đại hội Sản lượng lương thực năm 2009 đạt 67,919 tấn, năm 2010 đạt tương đương năm

2009, tăng 47 % so với năm 2005 Giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác tăng từ 20 triệu đồng thời kỳ 1996 – 2000 lên gần 50 triệu đồng thời kỳ 2005 – 2010 Chăn nuôi hướng mạnh sang chăn nuôi lợn hướng lạc và bò lai Tỷ trọng ngành chăn sản lượng khai thác nuôi trồng thuỷ sàn bình quân hàng năm đạt 13.015 tấn, tăng gấp 2 lần bình quân của nhiệm kỳ 1996 – 2000 Tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng từ 13,7 % năm 2005 lên 16,1 % năm 2010

Những năm gần đây mô hình kinh tế vườn, trang trại phát triển trong toàn huyện đã góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời sống góp phần xoá đói giảm nghèo

Với tiềm năng đất nông nghiệp bằng phẳng, trong những năm qua, kinh tế Nam Sách - Hải Dương đã có bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng GDP cao (11% trong năm 2008) và tương đối toàn diện Có được thành công ấy là do Nam Sách - Hải Dương đã thực hiện thành công chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng Theo đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 53,75% trước đây xuống còn 41,5% (năm 2009), tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,6% lên 24,5% (năm 2009).

Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá Các loại cây lương thực và công nghiệp tăng nhanh cả về diện tích lẫn năng suất Chăn nuôi cũng phát triển mạnh nhờ triển khai chương trình sinh hoá đàn bò, đưa giống lợn nạc ngoại vào chăn nuôi Hiện nay, tổng số đàn trâu, bò của toàn huyện là 45.000 con, đàn lợn 98.000 con Từ năm 2003, thực hiện chương trình phát triển 300 lợn nái ngoại và đưa giống bò sữa vào chăn nuôi, đến nay giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Nam Sách - Hải Dương ngày càng cao hơn.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được duy trì, ngành nghề được mở rộng,chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên Một số ngành nghề có tiềm năng, lợi thế được khuyến khích phát triển, hoạt động có hiệu quả như sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí dân dụng, đồ mộc, vườn ao chuồng Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2010 ước đạt 39,7 tỷ đồng, tăng 3,9 tỷ đồng so với năm 2009 Trong những năm tới, mức tăng trưởng và tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sẽ còn cao hơn khi Khu công nghiệp - đô thị mới đi vào hoạt động và các Công ty may, công ty đóng giầy và nhiều các công ty khác sẽ được xây dựng.

Như vậy, với tình kinh tế trên địa bàn Nam Sách - Hải Dương hiện nay, Nam Sách - Hải Dương là mảnh đất đầy tiềm năng để phát triển kinh tế hộ sản xuất Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế hộ sản xuất là sự trợ giúp về vốn của các ngân hàng thương mại. Với tư cách là người bạn đồng hành của nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn huyện, trong những năm qua, Chi nhánh NHNN & PTNT Nam Sách - Hải Dương với các chi nhánh trên địa bàn huyện đã và đang là kênh chuyển tải vốn chủ yếu đến hộ sản xuất, góp phần tạo công ăn việc làm giúp nông dân làm giàu chính đáng bằng sức lao động của mình Tuy nhiên do tính chất phức tạp của hoạt động này, món vay nhỏ lẻ, chi phí nghiệp vụ cao, địa bàn hoạt động rộng nên việc cho vay hộ sản xuất còn bó hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chưa xứng với tiềm năng phát triển vốn có của huyện Vì thế trong thời gian tới, chi nhánh NHNN&PTNT Nam Sách - Hải Dươngc ần có chiến lược nhằm mở rộng hơn nữa cho vay tới các hộ sản xuất để tăng lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn cho các hộ trên địa bàn huyện.

2.2.2.Thực trạng mở rộng cho vay hộ sản xuất của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Sách – Hải Dương

2.2.2.1 Doanh số cho vay, thu nợ Hộ sản xuất

Hoạt động cho vay, thu nợ, dư nợ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng Đối với cho vay hộ sản xuất thì vấn đề này càng được quan tâm hơn bởi vì cho vay hộ sản xuất, món vay thường nhỏ lẻ, số lượng khách hàng nhiều,địa bàn rộng, không tập trung, hộ vay còn nhiều hạn chế về nhận thức lẫn kinh nghiệm sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm Do đó, việc thu nợ cho vay gặp nhiều khó khăn với những nguyên nhân khác nhau.

Bảng 03: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ HSX Đơn vị: Triệu đồng

3 Dư nợ 56.591 68.924 95.178 12.333 21,79 26.254 38,09 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết của NHNN&PTNT chi nhánh Nam Sách - Hải Dương năm 2008-2010)

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay HSX của ngân hàng tăng qua các năm, nhất là năm 2010 Doanh số cho vay năm 2009 là 92.067 triệu đồng, tăng 21.051 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 29,64% so với năm 2008, doanh số cho vay năm 2010 là 158.520 triệu đồng, tăng 66.453 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 72,18% so với năm 2009 Điều đó chứng tỏ quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, nhất là từ khi có quyết định 67/CP ngày 30/03/1999 của thủ tướng chính phủ đã được ngân hàng triển khai đến quần chúng nhân dân Đây là một chủ trương đúng phù hợp với điều kiện của người nông dân, nông nghiệp - nông thôn

Cùng với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng là một công việc được NHNN Nam Sách - Hải Dươngđặt ra một cách nghiêm túc vì nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát sinh rủi ro tín dụng Đối với một ngân hàng kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, bảo đảm kinh doanh ngân hàng an toàn, có lãi Qua bảng trên cho thấy doanh số thu nợ tăng lên tương ứng với tốc độ tăng của doanh số cho vay.

Cụ thể: Doanh số thu nợ năm 2009 là 79.734 triệu đồng, tăng 15.521 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 24,17% so với năm 2008, doanh số thu nợ năm

2010 là 132.266 triệu đồng, tức tăng lên 52.532 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 65,88% so với năm 2009.

Kết quả này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thấy được mức độ an toàn của các khoản tín dụng đó tăng lên Điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng của NHNN Nam Sách - Hải Dươngđối với HSX là tương đối tốt.

Mặt khác, khi doanh số thu nợ cao thì lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng

HSX cũng được tăng lên, góp phần đảm bảo tài chính của đơn vị, đây cũng là một trong các chỉ tiêu để đánh giá việc mở rộng cho vay trên địa bàn huyện.

2.2.2.2 Dư nợ cho vay hộ sản xuất

Dư nợ cho vay luôn là thước đo hoạt động của một ngân hàng nên bất kỳ

NHTM nào cũng chú trọng tăng trưởng dư nợ Địa bàn Nam Sách - Hải Dương chủ yếu là các HSX sống bằng nghề nông nghiệp nên việc tăng trưởng dư nợ cho vay đối với HSX nông nghiệp có ý nghĩa lớn và là nhiệm vụ trọng tâm của

NHNN Tĩnh Gia Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ HSX nông nghiệp ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng khá ổn định Dư nợ năm 2009 là 68.924 triệu đồng, tăng 12.333 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,79% so với năm 2008, dư nợ năm 2010 là 95.178 triệu đồng, tăng 26.254 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 38,09% so với năm 2009.

Bảng số 4 : Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế Đơn vị:triệu đồng

Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ %

Từ các bảng số liệu trên cho ta thấy doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ ở NHNN Nam Sách - Hải Dương tăng trưởng tương đối ổn định Có được kết quả như trên là cả một quá trình nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên của NHNN&PTNT Nam Sách - Hải Dương, trong đó đặc biệt là các cán bộ tín dụng của ngân hàng Để hiểu được sự tăng lên này là do thành phần kinh tế nào là chủ yếu ta hãy xem xét cụ thể từng chỉ tiêu:

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM SÁCH – HẢI DƯƠNG

Phương hướng mở rộng hoạt động cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sách – Hải Dương

Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro Tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động tới hộ dân trên địa bàn gửi tiền tiết kiệm và mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất

Tập trung đẩy mạnh chiến lược huy động vốn , đặc biệt là các nguồn vốn tại địa phương. Đẩy mạnh công tác cho vay nhất là cho vay HSX, lấy cho vay HSX là chiến lược kinh doanh đặc biệt quan trọng trước mắt cũng như lâu dài Chú trọng đầu tư vào cho vay kinh tế nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh cho vay chế biến nông, lâm sản, tiêu thụ sản phẩm của nông dân Đảm bảo tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm tỷ lệ thấp hơn 3%/ tổng dư nợ.

Thực hiện nghiêm túc việc sàng lọc, phân loại khách hàng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với các khách hàng đủ điều kiện, làm ăn có hiệu quả, sòng phẳng trong thanh toán Kiên quyết hạn chế hoặc ngừng cấp tín dụng cho các HSX không chấp hành cam kết và làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát đầu tư cho vay HSX, xử lý nghiêm minh các sai phạm.

Mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng đến từng thôn xóm để mọi HSX được tiếp cận với ngân hàng, coi ngân hàng là người bạn đồng hành trong sản xuất.

Mở rộng cho vay với mô hình kinh tế trang trại theo quyết định của thủ tướng chính phủ nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và tạo ra vùng nguyên liệu sản xuất hàng hoá.

Mở rộng hình thức cho vay qua lương, không cần tài sản thế chấp, đây là một trong những biện pháp tăng trưởng dư nợ tín dụng, ít rủi ro, chất lượng cao, giúp phát triển thêm kinh tế phụ gia đình. Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng, về cả năng lực chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chống mọi biểu hiện cơ hội, lợi dụng, tiêu cực gây mất uy tín ngành, làm thất thoát tài sản Nhà nước.

3.2.Các giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sách –Hải Dương

3.2.1 Mở rộng hình thức huy động vốn trên địa bàn toàn huyện

Vốn huy động quyết định đến quy mô đầu tư tín dụng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính của NHNo Nam Sách - Hải Dương Chính vì vậy chiến lược huy động nguồn vốn hiện nay trên địa bàn là rất quan trọng Để thực hiện tốt công tác huy động vốn, NHNo huyện phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng của NHNo Việt Nam cũng như của huyện Chú trọng công tác khảo sát khách hàng trên từng địa bàn xã Giao chỉ tiêu huy động nguồn vốn tới từng địa bàn xã, vận động khách hàng mở tài khoản Tổ chức tốt cách thức giao dịch, nâng cao văn hoá doanh nghiệp Ngoài ra tranh thủ nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác, hoặc từ nguồn vốn điều hoà của NHNo Việt Nam, nguồn vốn ủy thác đầu tư. Thực hiện tốt nhiệm vụ huy động vốn, sẽ đảm bảo đủ nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng và đem lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng.

3.2.2 Xây dựng chính sách mở rộng cho vay Hộ sản xuất có hiệu quả

Xây dựng các giải pháp cho vay HSX là việc cụ thể hoá các quy định về cho vay HSX, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro trong việc mở rộng cho vay HSX Cho vay cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận có liên quan tại ngân hàng dưới hình thức văn

+ Báo cáo mục tiêu và chiến lược cho vay HSX Chiến lược cho vay phải hoạch định cơ cấu theo thời gian, theo ngành nghề Xác định mức cho vay tối đa với từng phân loại khách hàng, theo từng ngành nghề.

+ Phân định rõ ràng quyền hạn cho vay đối với các nhân viên tín dụng và xác định trách nhiệm của mỗi nhân viên với khoản vay do mình quyết định.

+ Thủ tục nghiệp vụ trong việc nhận, thẩm định, định giá, và ra quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng, các hồ sơ, lập biên bản xét duyệt cho vay.

+ Các tài liệu cần có cho mỗi loại vay cụ thể.

+ Mức độ uỷ quyền trong ngân hàng.

+ Hướng dẫn việc thực hiện đảm bảo tài sản thế chấp.

+ Quy định về tiêu chuẩn chất lượng đối với các loại, khoản cho vay. + Cách thức giải quyết và thủ tục liên quan đến việc phát hiện, phân tích và xử lý các khoản vay có vấn đề như việc chuyển sang nợ quá hạn, gia hạn nợ, kết cấu lại khoản nợ, thu giữ và phát mại tài sản đảm bảo.

3.2.3 Thực hiện đầy đủ quy trình cho vay

Quy trình, thủ tục cho vay có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khoản vay, đặc biệt là trong việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có khách hàng chủ yếu là HSX nhỏ lẻ, món vay bình quân nhỏ, chi phí đi lại lớn Do vậy trong quá trình vận hành chú ý vấn đề sau:

- Bám sát các quy chế tín dụng cho vay HSX, những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt dộng tín dụng như QĐ số 1627/2001/QĐ/NHNN, QĐ số 493/2005/QĐ/NHNN và QĐ số 72/QĐ/HĐQT/TD, QĐsố 300, 1300/QĐ/HĐQT/TD, QĐ số 165/QĐ/HĐQT của NHNo & PTNT Việt Nam.

- Quy định rõ nội dung của từng khâu công việc, trách nhiệm cụ thể của các cán bộ liên quan trong những khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay Phải xử lý nghiêm túc các trường hợp sai phạm, làm sai quy trình, thủ tục cho vay Đặc biệt tránh xu hướng buông lỏng các điều kiện tín dụng để lôi kéo khách hàng dẫn tới không đảm bảo chất lượng cho vay Việc cho vay HSX cần tạo điều kiện thông thoáng cho khách hàng vay vốn, nhưng phải đảm bảo các quy định của Nhà nước và của ngành, đảm bảo an toàn vốn

3.2.4 Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho các HSX

Ngày đăng: 19/06/2023, 10:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại” Trường Đại học kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản Giao Thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thươngmại
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao Thông vậntải
2. Tập thể biên soạn: TS HỒ DIỆU (Chủ biên), Giáo trình “Tín dụng ngân hàng” Trường Học viện ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụngngân hàng
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê năm2008
3. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Sách - Hải Dương năm 2008- 2010 Khác
4. Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/12/2002 của chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng Khác
6. Thông tin trên các trang Web kinh tế như VnEconomy, kinh tế Việt Nam, vietnamnet, 24h Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w