1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những yếu tố khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến chè sạch ( chè an toàn) trên địa bàn tỉnh phú thọ để đẩy mạnh xuất khẩu

94 896 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 3,2 MB

Nội dung

Trang 1

| UY BAN NHAN DAN TINH PHU THO |

| SO THUONG MAI- DU LICH

=————=o00===—=

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

Tên đề tài: Những yếu tố khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến

chè sạch (chè an toàn) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

để đấy mạnh xuất khẩu

Ma s6: 2006-78 ~ OA4+

Đơn vị chủ quản: Bộ Thương mại

Đơn vị chủ trì: Sở Thương mại và Du lịch Phú Thọ

Ban Chủ nhiệm đề tài:

Chủ nhiệm: Thạc sỹ Quách Đức Hùng

Phó Chủ nhiệm: Kỹ sư Nguyễn Văn Hùng Thư ký: Hà Hiến

Thành viên:

Nguyễn Văn Toàn Tiếnsỹ Viện KHKT Cây Công nghiệp Nguyễn Kim Thanh Kỹ sư Sở TMDL Phú Thọ

Hoàng Anh Vũ Kỹsư Sở TMDL Phú Thọ Nguyễn Thị Minh Cử nhân Sở TMDL Phú Thọ -

Nguyễn KimLiên Kỹsư Chi cục QLTT Phú Thọ

| Năm 2007 |

6635

Trang 2

Mục lục

Mo dau Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Phương pháp nghiên cứu

Chuong I:

Tổng quan về yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất, chế biến

và phát triển xuất khẩu chè tại Phú Thọ

Nghiên cứu kỹ thuật dối với sản xuất, chế biến và phát triển chè an toàn

Chè an tồn và các thơng số kỹ thuật chủ yếu

Thị trường chè an toàn và nhụ cầu tiêu thụ của thị trường chè thế giới

Một số vấn đề cân quan tâm trong xuất khẩu chè

Ứng dụng khoa học công nghệ về máy móc thiết bị trong sản xuất

chè

Khái quát thị trường sẵn phẩm chè an toàn

Tình hình chung về xuất khẩu chè ở Việt Nam và tỉnh Phú Thọ Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến chè an toàn

Dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ chè an toàn trong nước và thế

giới (đến 2010)

Kinh nghiệm tổ chức sẵn xuất, chế biến chè an toàn của một số nước và Việt Nam

Kinh nghiệm sản xuất chè an toàn tại Nhật Bản Kinh nghiệm sản xuất chè an toàn tại Trung Quốc

Bài học kinh nghiệm cho chế biến sản xuất chè an toàn ở Việt Nam

Một số mô hình sản xuất chè an toàn tại tỉnh Phú Thọ và vùng

miền núi phía Bắc

Chuong I:

Đánh giá thực trạng trong san xuất và chế biến chè an toàn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu của Phú Thọ

Hiện trạng sản xuất

Các tỉnh miền núi phía Bắc

Trang 3

Đánh giá hiệu quả, hạn chế và nguyên nhân của sản xuất, xuất khẩu chè: Kết quả Tồn tại Nguyên nhân Chương IH:

Một số kiến nghị và giải pháp khoa học kỹ thuật

đối với sản xuất chế biến chè an toàn xuất khẩu Đối với các tỉnh miền núi Phía Bắc

Giải pháp kỹ thuật

Đẩy mạnh chuyển đối cơ cấu giống chè Chuyển đổi sử dụng phân bón

Áp dụng kỹ thuật hái mới Phòng trừ dịch hại tổng hợp

Bảo quản tốt nguyên liệu cho chế biến

Xây dựng được một hệ thống quản lý kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng chè

Tang cường công tác tập huấn tuyên truyền và vận động

Thực hiện quy trình sản xuất chè an toàn sau đây

Rà soát, quy hoạch vùng chè theo mục tiêu sản phẩm

Sắp xếp lại cơ sở chế biến chè Phát triển cơ sở hạ tầng

Vốn đầu tư cho trồng và thâm canh chè Giải pháp về chính sách

Chính sách của Trung ương Chính sách của địa phương Các doanh nghiệp

Giải pháp về phát triển thị trường Đối với tính Phú Thọ

Các giải pháp thúc đẩy sản xuất chè an toàn tỉnh Phú Thọ

Trang 4

MỞ ĐẦU

1- Sự cần thiết phải nghiên cứu: Chè là mặt hàng xuất khâu được đánh giá

là một trong những tiêm năng thế mạnh trong xuất khâu của Việt Nam và Phú Thọ

Thực hiện Quyết định số 43/1999/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển chè 1999- 2000, định hướng phát triển chè đến 2005- 2010 Ngày

29/10/2001 UBND tỉnh Phú Thọ có Quyết định số 3729/2001/QĐ- UB phê duyệt quy hoạch phát triển chè của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001- 2005 mục tiêu đến

2005 diện tích chè toàn tỉnh 12- 12,5 ngàn ha, sản lượng 60- 62 ngàn tấn, xuất

khẩu chè khô 10- 11 ngàn tấn Giai đoạn 2006- 2010 diện tích đạt 14- 15 ngàn ha

Trong đó diện tích chè kinh doanh đạt 13 ngàn ha, chè chất lượng cao 50 ha, năng

suất chè búp tươi đạt 8,5- 9 tan/ha

Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương về diện tích chè của Phú Thọ đứng vị trí thứ năm và đứng thứ tư về sản lượng trong số 32 tỉnh có sản xuất chè trong nước

Trong những năm qua diện tích chè của các huyện trọng điểm đạt 12 398,8 ha chiếm 98,18% tổng diện tích, sản lượng 68.566,9 tân chiếm 98,65% tổng sản lượng chè Địa phương có diện tích trồng chè mới nhiều là Thanh Sơn 1.029,4 ha, Yên Lập 526,6 ba, Hạ Hòa 516,4 ha Năng suất đạt 77,5 tạ/ha đạt 83,35% kế

hoạch Song chè của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 104,42 tạ/ha, chè của các hộ nông dân chỉ đạt 48,66 tạ/ha Sản lượng đến 2005 đã đạt được 61.505,9 tấn, tăng 40.159,9 tấn so với năm 2000, mục tiêu 60- 65 ngàn tấn

Về chế biến: Các cơ sở chế biến chè tư nhân phát triển nhanh Đến nay bên cạnh các công ty Chè Phú Bên, Phú Đa, Công ty chè Phú Thọ, xưởng chế biến chè của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miễn núi phía Đắc toàn tỉnh có gan 80 co so chế biến chè tư nhân của các công ty chè đã đầu tư dây truyền chế biến mới đảm bảo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về công nghệ chế biến, an toàn vệ sinh thực phẩm Cơ sở chế biến tư nhân lắp đặt thiết bị của Trung Quốc công nghệ không còn phù hợp, chất lượng sản phẩm thấp

Trang 5

2- Mục tiêu nghiên cứu:

- Điều tra, khảo sát, đánh giá những yếu tố khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến chè sạch (chè an toàn) để đây mạnh xuất khẩu của tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh miễn núi phía Bắc

_ 7 Danh gia thyc trang trong san xuất và chế biến chè sạch đáp ứng yêu cầu

xuất khâu

- Kiến nghị giải pháp sản xuất chế biến chè sạch xuất khẩu của Phú Thọ và một sô tỉnh miền núi phía Băc

3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1- Đối tượng:

oo Các mô hình canh tác, các yếu tố khoa học kỹ thuật trong sản xuất chế biến chè sạch xuât khâu của Phú Thọ và các tỉnh lân cận Tập trung nghiên cứu về

một sô giông chè, sản phẩm chè, canh tác chè sạch Nghiên cứu giống chè, tho

nhưỡng, khí hậu tác động đên cây chè Thiết bị công nghệ chê biên chè sạch: Chê biên chè xanh, đen, ô long

- Những chính sách của nhà nước đối với sản xuất chế biến chè sạch nói

chung và của Phú Thọ nói riêng

3.2- Pham vi nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh: Yên Bái, Tuyên

Quang, Thái Nguyên

Thời gian trong khoảng 5 năm (2001- 2005)

4- Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra, khảo sát (Trực tiếp và phát phiếu lấy ý kiến) - Phương pháp phân tích tông hợp

- Phương pháp sử dung thống kê toán học trong tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát - Phương pháp chuyên gia: Hội thảo khoa học lấy ý kiến chuyên gia

Nguồn số liệu: Kết quả điều tra thực địa, báo cáo kết quả sản xuất kinh

Trang 7

CHƯƠNG I

TONG QUAN YÊU CÀU KỸ THUẬT TRONG SẢN XUÁT, CHẾ BIẾN CHE AN TOAN VA PHAT TRIEN XUAT KHAU CHE TAI PHU THQ

Thực hiện Quyết định số 43/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển chè 1999 — 2000, định hướng phát triển chè đến 2005 - 2010,

ngày 29 tháng 10 năm 2000, UBND tỉnh Phú Thọ có Quyết định số 3729/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển chè của tỉnh giai đoạn 2001 — 2005 Theo đó, mục tiêu đến 2005, diện tích chè của toàn tỉnh đạt 12 ~ 12,5 ngàn ha, sản lượng ước đạt

60 — 62 ngàn tấn, xuất khẩu chè khô 10 — 11 ngàn tấn; giai đoạn 2006 — 2010 diện

tích đạt 14 — 15 ngàn ha (trong đó diện tích chè kinh doanh đạt 13 ngàn ha, chè

chất lượng cao 50 ha, năng suất chè búp tươi đạt 8,5 — 9 tắn/ha)

Đến hết năm 2005, diện tích chè tỉnh Phú Thọ đạt 12,4 ngàn ha, sản lượng đạt khoảng 65,5 ngàn tấn Hiện tại, những địa phương có diện tích chè trồng mới

nhiều nhất của Phứ Thọ là các huyện Thanh Sơn (1,03 ngàn ha), Yên Lập (526,6

ha), Hạ Hoà (516,4 ha) Năng suất trung bình chè của tỉnh đạt 77,5 ta/ha, năng suất chè của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt tới 104,42 tạ/ha, trong khi

năng suất chè của các hộ nông dân chỉ đạt 48,66 tạ/ha

Về cơ cầu giống chè, những năm gần đây tỉnh Phú Thọ đã có sự chuyển đổi

mạnh từ hình thức trồng chè bằng hạt sang trồng chè cảnh, rút ngắn thời gian cho thu hoạch và nâng cao năng suất cũng như chất lượng cây giống Các giống được

trồng phô biến tại Phú Thọ là Trung du, PHI, các giống chè mới chọn tạo như

LDPI, LDP2, giống nhập nội Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Bát Tiên, các giống

chè Shan, Đến nay, các giống chè mới giâm cành chiếm khoảng 50% diện tích

Trang 8

Về chế biến, Phú Thọ hiện có khoảng 80 cơ sở chế biến chè tư nhân và hơn

10 nhà máy sản xuất chè tập trung khác Điễn hình cho các nhà máy chế biến lớn là Phú Bản, Phú Đa, Công ty chè Phú Thọ, Công ty chẻ Hưng Hà, Công ty chè Đại Đồng, Tuy nhiên, đa số các nhà máy và cơ sở chế biến tư nhân đều tập trung sản

xuất chè đen bán thành phẩm và thực hiện xuất khâu qua trung gian tại nước thứ

ba nên giá chè nhìn chung còn thấp Thêm vào đó là dây chuyền công nghệ chế biến còn lạc hậu, cũ kỹ, không đồng bộ (trừ các nhà máy liên doanh hoặc công ty có vốn lớn), đặc biệt là các cơ sở chế biến tư nhân áp dụng các mô hình sản xuất

nhỏ sử dụng công nghệ máy móc thiết bị do Trung Quốc sản xuất, chưa thực sự

phù hợp Chính vì vậy mà việc kiểm soát chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn, quản lý sản xuất trên địa bàn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa

được triển khai đồng bộ và có hệ thống

Phú Thọ là tỉnh có diện tích trồng chè đứng thứ 5, sản lượng đứng thứ 4 trong cả nước Nhưng các khâu quản lý, tổ chức sản xuất chè còn chứa đựng nhiều

yếu kém vả bất cập so với thực tế Chính vì vậy, giá chè của Phú Thọ hiện nay còn

thấp so với một số tỉnh trong nước và thấp hơn nhiều so với giá chè trên thế giới

và khu vực Nhìn chung, vị trí hiện nay của ngành chè Phú Thọ chưa phản ánh

đúng với tiềm năng phát triển của cây chè, đặc biệt là khả năng phát triển các

thương hiệu chè đặc sản, chè chất lượng cao được sản xuất theo qui trình đồng bộ khép kín từ nguyên liệu, chế biến, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm đạt yêu cầu vệ

sinh an toàn thực phẩm

Với những lý do nêu trên, cần thiết phải có một công trình đánh giá được

thực trạng về sản xuất và chế biến chè sạch (chè an toàn), đề xuất được các giải

Trang 9

I Nghiên cứu kỹ thuật đối với sản xuất, chế biến và phát triển chè an toàn 1 Chè an tồn và các thơng số kỹ thuật cbủ yếu:

Chè sạch (chè an toàn) được hiểu là sản phẩm thực phẩm được sản xuất, thu

hoạch, chế biến, đóng gói, bảo quản theo quy trình kỹ thuật, có tồn dư về hoá chất,

các vi sinh vật có hại đưới mức giới hạn tối đa cho phép theo các quy định hiện hành, không gây hại đối với môi trường sinh thái và sức khoẻ con người

Để có được sản phẩm chè an toàn, yêu cầu phải kiểm tra một cách hệ thống tất cả các công việc quản lý, sản xuất để xác định được những nguy cơ rủi ro tiềm tàng có thê sẽ xảy đến; truy nguyên nguồn gốc; giảm sử dụng thuốc và phân bón

hoá học; thực hiện tốt quy trình sản xuất chè an toản để giảm rủi ro; xây dựng

được quy trình kiểm soát thành tư liệu hướng dẫn sản xuất; tuân theo chương trình an toàn thực phẩm Quốc gia

Các thông số kỹ thuật chủ yếu của chè an toàn:

- Được sản xuất theo một quy trình thông nhất, có sự giám sát chặt chẽ tại

tất cả các khâu (bao gồm canh tác, quân lý dịch hại tổng hợp, thu hái nguyên liệu, bảo quản và chế biến sản phẩm, )

- Dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng NO; thấp hơn mức cho phép tại các tiêu chuân quy định hiện hành trong nước hoặc các nước sở tại nhập

chè của Việt Nam

- Có cơ chế quản lý, tổ chức sản xuất hiệu quả, đảm bảo sản phâm đồng

Trang 10

Bang l Mức giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất, áp dụng cho xây dựng vùng sản xuât chẻ an toàn (TCVN 7209:2000) TT Nguyên tô Mức cho phép (mg/kg) 1 Arsenic (As) 12 2 Cardimi (Cs) 2 3 Dong (Cu) 50 4 Chi (Pb) 70 5 Kém (Zn) 200

Bảng 2 Mức giới hạn tối da cho phép của hoá chat BVTV trong dat, áp dung cho xây dựng vùng sản xuât chè an toàn (TCVN 5941:1995) TT Hoá chất Tác dụng Mức cho phép (mg/kg) | | Altrzine Trừ cỏ 0,2 2 124D Trừ cỏ 0,2 3 | Dalapon Trừ cỏ 0,2 4 j|MPCA Trừ co 0,2 5 | Sofit Trừ co 0,5 6 | Fenoxaprop-ethel Trừ có 0,5 (WhipS) 7 Simaxine Trừ cỏ 0,2 8 | Cypermethin Trừ co 0,5 9 | Saturn (Benthiocarb) Trừ cỏ 0,5 10_| Dual (Metolachlor) Trừ cỏ 0,5 II | Fuli-one Diệt năm 0,1 12 | Fenvaleat Trừ sâu 0,1 13 |Lindan Trừ sâu 0,1 14 | Monitor Trừ sâu 0,1 (Methamidophos) 15 | Monocrotophos Trừ sâu 0,1 l6 | Dimethoate Trừ sâu 0,1

17_| Methyl Parathion Trừ sâu 0,1

Trang 11

Bảng 3 Mức giới hạn tối đa cho phép của một số chất trong nước tưới, áp dụng cho xây dựng vùng sản xt chè an tồn (Th TCVN 6773:2000)

| TT Thông số chất lượng Đơn vị Mức các thông số cho phép |

1 | Téng sé chat ran hoa tan mg/lit <1000 (voi EC <_ 1,758, 25°C) 2_ | Tỷ số SAR của nước tưới mg/lit <18 3 | Bo mg/ít 1-4 4 | Oxy hoa tan mgilít >2 5 | pH meg/lit 5,5-8,5 6 _| Clorua (Cl) mg/lít <350

7_ | Hố chất trừ cơ mgilít <0,001

8 _| Thuy ngân mg/lit <0,001 | 9 | Cadmi (Cd) mgilít 0,005-0,1 | 10 | Asen (As) mgilít 0,05-0,1 11 [Chi (Pb) me/lit <0,1 12 | Crom (Cr) mgilít 0,1 13 |Kem (Zn) mg/lít <1 khi pH<6,5; <5 khi | pH>6,5 14 _| Fecal coliform MPN/100ml <200 |

O Ty sé hap thụ natri - SAR

Bảng 4 Hàm lượng kim loại nặng cho phép trong sản phẩm chè

Trang 12

Bảng 5 Mức giới hạn tối đa cho phép (MRLs) của một số thuốc bảo vệ thực

Trang 13

38 | Methoxychlor ]_ 0,10 0,10 39 | Mevinphos 0,05 0,05 40 ¡ Omethoate 0,10 0,10 0,10 0,10 41 | Parathion - Methyl 0,10 0,10 42 | Paraoxon - Methyl 0,10 0,10 43 | Pendimethalin 0,10 0,10 L 44 ¡ Pemerthrin 0,10 0,10 45 | Phosalone 0,05 0,05 26 Procymidone 0,10 0,10 47 | Profenopos 0,10 0,10 48 | Propachlor 0,10 0,10 49 | Prothiopos 0,10 0,10 50 | Quynalphos 0,10 0,10 51 | Quintozene 0,01 0,01 52 | Tau-fluvalinate 0,05 0,05 53 | Tetradfon 0,05 0,05 | 54 | Triazophos 0,10 0,05 55 | Trifluralin 0,01 001] 56 | Vinclozolin 0,01 0,01

2 Thị trường chè an toàn va nhu cau tiéu thu cua thị trường chè thế giới:

Nhìn chung, nhu câu tiêu thụ chẻ cao nhất trên thế giới thuộc về khu vực

Nga và cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), chiếm 44% lượng chè nhập khẩu của thế giới, sau đó là Bắc Mỹ và Trung Đông Qua phân tích thị trường chè thế

giới nhận thấy: Kenya hiện là nước chiếm giữ khoảng 22% thị phần chè toàn cầu

và nằm trong 3 nước xuất khẩu chè hang dau thé giới (cùng với Ấn Độ và Srilanka) Tuy nhiên, đây vẫn là mức thấp so với khả năng của nước này do lượng cung cấp chè hiện nay trên thế giới đã vượt cầu Đứng trước nhu cầu về các sản phẩm chè chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng tăng, Chính phủ Kenya đã thúc giục các nhà sản xuất trong nước (và kêu gọi các nước xuất khẩu chè khác) tập trung vào việc chuyển đổi cơ cấu giống sang trồng các giống chè mới có năng suất và chất lượng cao Cùng với đó là kiểm soát chặt

Trang 14

Các nước sản xuất chè lớn trên thế giới (Ấn Độ, Trung Quốc) thời kỳ trước

đây đã phải trả giá đắt cho sản phẩm chè khơng an tồn, do sử dụng quá lớn thuốc trừ sâu, phân hoá học và không quan tâm đến ngăn ngừa ô nhiễm của vùng sản xuất Hiện nay, yêu cầu của thị trường về các sản phẩm an toàn chất lượng cao ngày càng tăng nhưng đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn Có nhiều bộ tiêu chuẩn được đã dược các nước nhập khẩu chè đưa ra áp dụng nhằm quản lý tốt hơn các

sản phâm nhập khẩu như ISO, HACCP, GAP, GMP

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho giá chè Việt Nam thấp,

chỉ bằng 50 — 70% chè thế giới, là do chè chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu VSATTP Chè của chúng ta rất khó khăn đề thâm nhập vào thị trường khó tính như EU, thị trường Mỹ hay một số nước Bắc Âu Trong khi đó, chỉ có thị trường

này giá bán mới có thé dat cao

Đề nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển thị trường, đặc biệt là đây mạnh xuất khâu đối với chè Việt Nam, không còn con đường nào khác là phải nâng cao ˆ chất lượng và sản xuất trong điều kiện hợp vệ sinh

Trung Quốc (nước xuất khẩu chè đứng thứ 2 thế giới) là nước đã nhanh

chóng sản xuất theo hướng này sau khi đã có những bài học đất giá về sản xuất không đảm bảo VSATTP Hiện nay, các sản phẩm chè chất lượng cao, an toàn của Trung Quốc đã chiếm lĩnh hoàn toản thị trường khó tính nhất (EU) Chi phi san xuất chè có chất lượng, an toàn của Trung Quốc đã giảm nhiều lần so với cách đây

20 — 30 năm, điều đó có được là do sản lượng chè được tăng cao nhờ áp dụng các

biện pháp thâm canh và sử đụng, quản lý tốt phân bón, thuốc trừ sâu hoá học 3 Một số vấn đề cần quan tâm trong xuất khẩu mặt hàng chè:

- Thực hiện áp dụng đồng bộ các tiễn bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng sản

phẩm, nhanh chóng đưa các giỗng chè mới có năng theo chương trình có mục tiêu: Tiến hành đồng bộ các gải pháp nâng cao năng suất và chất lượng cao để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu; thực hiện nghiêm túc quy định về quy trình kiểm tra an

Trang 15

ngày 331/12/2004); TCVN 2843-79 Chè đọt tươi — Yêu cầu kỹ thuật; Quyết định

số 81/2005/QĐ-BNN-CB; Chỉ thị về sản xuất chè đúng tiêu chuẩn Việt Nam số

2713/BNN-CB ngày 20/10/2005;

- Các địa phương cần có tổ chức liên ngành kiểm tra việc thực hiện các

Quyết định trên, gắn vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến là điều kiện bắt buộc

và đặc biệt là sử dụng thuốc BVTV theo đúng danh mục cho phép của Bộ Nông

nghiệp và PTNT

- Củng có các thị trường xuất khâu sẵn có, mớ rộng sang các thị trường tiềm

năng khác, lập các văn phòng đại diện tại các khu vực trọng điểm (trung cận

Đông, Đông Âu, Tây Âu, Châu Á Thái Bình Dương, )

4.Ú ng dụng KHCN về máy móc thiét bị trong san xuất chè an toàn:

Hiện nay, Phú Thọ có trên 75 cơ sở chế biến chè Ngoài các nhà máy có

thiết bị và công nghệ biện đại, sản xuất trong điều kiện hợp vệ sinh như Công ty

chè Phú Bền, Công ty chè Phú Đa và một số nhà máy tư nhân khác Đại bộ phận các cở sở sản xuất tư nhân sản xuất trong điều kiện không đáp ứng được yêu cầu

vệ sinh thực phẩm, máy mọc thiết bị thô sơ, lạc hậu Tỉnh đã có nhiều hội nghị bản

vé van dé VSATTP trong chế biến chè, đã có nhiều ý kiến đề nghị đóng cửa các

xưởng chế biến nhỏ, thủ công, sản xuất trong điều kiện không hợp vệ sinh dé nang cao chất lượng chè đồng thời khắc phục tình trạng tranh mua tranh bán nguyên

liệu trên địa bàn Tỉnh Tuy nhiên, giải quyết tình trạng này còn nhiều điều phức

tạp, nên đến nay vẫn chưa được khắc phục Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng chè và sản phẩm đáp ứng được yêu cầu VSATTP là sản xuất theo

tiêu chuẩn 1SO-9001:2000, HACCP, GMP, GAP, Nhưng đến nay ở Phú Thọ hầu

Trang 16

IL Khai quát thị trường sản phẩm chè an toàn

1 Tình hình chung về xuất khẩu chè của Việt Nam và tính Phú Thọ:

Năm 2004, sản lượng, xuất khẩu chè Việt Nam đạt khoảng 96.100 tấn, với

kim ngạch xuất khẩu đạt 92 triệu USD, tăng 60% về khối lượng và 53% về giá trị

'so với năm 2003

Tính đến hết năm 2005, cả nước có tổng số 123.742 ha chè, diện tích chè

kinh doanh 102 ngàn ha, sản lượng 133.350 tấn chè khô Cả nước có khoảng 260 doanh nghiệp xuất khẩu chè, kim ngạch đạt 96.887.000 USD, giá bán bình quân 1.102 USD/tắn Cơ cấu chủng loại chè có sự chuyến biến tích cực: chè xanh từ 24% lên 32%, ngược lại chè đen 71% xuống 66%, số lượng doanh nghiệp trực tiếp

xuất khâu chè đã tăng từ 235 lên 260

Bảng 6 Phát triển chè của Việt Nam 10 năm qua

TT} Nam Tong ĐT | San luong; San Số lượng | Kim ngạch Bình điện kinh | (tấnkhô) | lượng Í xuất khẩu quân

tích doanh (tan (tan) khô) 1 1995) 66.700 | 61.846 40.200 0.65 18.800 | 24.816.000 1.320 2 1996 | 74.800 | 62.400 46.800 0.75 20.800 31.200.000 1.500 3 1997| 78.600 | 61.794 48.200 0.78 32.340 | 45.922.800 1.420 4 1998) 79.100 | 63.250 50.600 0.76 33.215 | 44.840.250 1.350 5 1999 ; 84.800} 65.625 52.500 0.80 36.440 | 45.149.160 1.239 6 2000 | 87.700 70.000 63.700 0.91 55.660 | 69.605.000 1.251 7 2001} 95.600 | 80.000 76.800 0.96 68.217 | 78.406.000 1.149 8 2001 | 108.000 86.000 89.440 1.04] 74.812 | 82.571.636 1.104 9 2003 | 116.000 | 93.000 106.950 1.15 60.628 | 59.839.836 987 10 | 2004 | 120.000 | 100.000 119.050 1.21 99.351 | 95.549.855 962 [11 2005 | 123.742 | 102.000 133.350 1⁄27 87.920 | 96.887.000 1.102 [12 | 2006 107.000 142.500 1.33 105.116 | 111.585.912 1.062

Hiện nay, chè của Việt Nam đã được xuất đến gần 100 nước và vùng lãnh

thô trên thế giới Theo số liệu thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2007, lượng chè

xuất khẩu của Việt Nam đạt 14 nghìn tấn, kim ngạch đạt 16 triệu USD, tăng 27%

Trang 17

tháng 2/2007 ở mức 816 USD/tấn, giảm 11 USD/tấn so với tháng trước Xuất sang thị trường Phần Lan đạt mức giá cao nhất với 1.590 USD/tấn (FOB), tăng 60

USD/tấn so với tháng trước Các thị trường xuất khẩu chè đen nhiều nhất trong

thời gian này là Nga, Pakixtan, Mỹ, Anh, Đài Loan và UAE Trong đó, Nga là thị

trường tiêu thụ chè đen nhiều nhất với sản lượng ước đạt 1.088 tan, tri gid 1.830

USD (FOB), tăng 11% về lượng và 86% về trị giá so với tháng 1/2007

Những năm gần đây, Việt Nam có đến trên 60% tổng số chè xuất khẩu lả

chè đen còn lại gần 40% là chẻ xanh và các loại chè khác Chè đen chế biến theo

công nghệ Orthodox, phần lớn xuất sang thị trường Trung Cận Đông và các nước

SNG Chè đen chế biến theo công nghệ CTC được xuất sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ Chè xanh hầu như chỉ xuất được sang thị trường Châu Á

Nhìn chung, sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam còn có nhiều điểm yếu như chất lượng chưa cao, còn có nhiều khuyết tật và chưa có uy tín trên thị trường

thể giới Giá bán chè đen của Việt Nam bình quân chi dat 1,0 - 1,1 USD/kg, trong

khi giá bán bình quân các nước khác từ 1,4— 2,2 USD/kg Xuất khâu sang các thị

trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bán vẫn đạt thấp

Vấn để được đặt ra là: tại sao chè của chúng ta lại khó phát triển vào thị

trường Mỹ, EU và Nhật Bản Đã có nhiều nhà chuyên môn lý giải điều này, và tất

cả đều đi đến thống nhất là chè của chúng ta chưa có thương hiệu, chưa khẳng

định được vị thế của chè Việt Nam trong thị trường này Uống chè Việt Nam họ

nghỉ ngại về công tác vệ sinh ATTP, chưa để lại ấn tượng cho người sử dụng sau khi đã thưởng thức chè của Việt Nam Trong những năm tới, mục tiêu của ngành

chè Việt Nam là phát triển thương hiệu chè Việt, thị trường tiềm năng cần hướng

tới là thị trường Mỹ và EU, nhằm có những bước nhảy về giá đề cải thiện đời sống người trồng chè Để làm được điều này, không có cách nào khác là chúng ta phải

nâng cao chất lượng chè, sản xuất chè an toàn theo các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh

Trang 18

Phú Thọ là tỉnh sản xuất chè công nghiệp đầu tiên của cả nước, nhà máy chè

đen đầu tiên được xây dựng từ năm 1956 Xuất khẩu chè của Tỉnh hầu hết là chè

đen Năm 2004, xuất khẩu chè của Tỉnh đạt 10.325,6 tấn, tăng 20% so với năm

2003 Tuy nhiên, số lượng chè xuất khẩu mới đạt 1/2 năng lực hiện có, giá trị xuất

khẩu còn thấp (bình quân 1.032 USD/tấn) Các công ty xuất khâu chè dién hình là:

Công ty Chè Phú Thọ (xuất khẩu 566 tấn, trị giá 512 ngàn USD), Công ty Chè Phú Bền (xuất khẩu 4.217 tấn, trị giá 4,5 triệu USD), Công ty Chè Phú Đa (xuất khẩu 3.859 tấn, trị giá 4,1 triệu USD)

Hiện nay tỉnh Phú Thọ có nhu cầu chế biến nguyên liệu tại chỗ khoảng 175 ngàn tắn/năm, nhưng sản lượng búp chè tại địa phương năm 2005 chi dat 63,7 ngàn tấn, đáp ứng được 36% nhu cầu nguyên liệu Vì thế, các cơ sở chế biến tranh

mua tranh bán, nguyên liệu xấu, tốt đều tận thu, hiện trạng không có nguyên liệu

tốt (hạng A, B) Vì nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy rất lớn, nên người trồng

chè tăng phân bón hoá học, thuốc BVTV, thuốc kích thích để rút ngắn thời gian

thu hái mỗi lứa chè Dẫn đến hệ quả chẻ tốt lá nhưng không được nước, tồn dư

thuốc BVTV cao, chất lượng xuất khẩu chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường chè cao cấp, vì thể giá trị xuất khẩu thấp

2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến chè an toàn:

a Quản lÿ nhân lực:

Tổ chức sản xuất chè an toàn phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng

trọt hoặc BVTV hướng dẫn, hoặc cần có cán bộ có trình độ đã được đảo tạo về

kiến thức IPM tư vấn giúp đỡ

Người sản xuất chè an toàn phải được tập huấn và hướng dẫn quy trình sản xuất

Các tổ chức, cá nhân sản xuất chè cần phải có hồ sơ theo dõi đầy đủ về các

điều kiện sản xuất của mình như sơ đỗ, điện tích khu vực vùng nguyên liệu, cơ sở

chế biến Các yếu tố đầu vào của sản xuất như giống, vật tư phân bón, thuốc

BVTV, phải có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy Lao động tham gia sản xuất chè phải

Trang 19

có chứng chỉ đủ điều kiện tham gia sản xuất sản phẩm chè an toàn do cơ quan

chức năng cấp

b Đát trồng chè:

Đất quy hoạch đề trồng chè an toàn cần đảm bảo các điều kiện:

- Có đặc điểm lý, hoá, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây chè Xa nguồn nước ô nhiễm, không có tồn dư các chất độc hại như kim loại

nặng, ;

- Không bị ánh hưởng trực tiếp (hoặc gián tiếp) bởi các chất thải sinh hoạt

của các khu dân cư,chất thải công nghiệp, bệnh viện, lò giết mỗ gia súc tập trung,

nghĩa trang, đường giao thông lớn;

- Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đất trồng trọt theo Tiêu chuẩn TCVN 5941:1995, TCVN 7209:2000;

- Dat tại các vùng sản xuất chè an toàn cần được kiểm tra mức độ ô nhiễm

định kỳ hoặc đột xuất khi có những nghỉ vấn đề có thê điều chỉnh kịp thời các yếu

tổ cung cấp cho đất

c Phân bon:

Chỉ được sử dụng các loại phần bón trong danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam Khuyến khích sử dụng vi sinh, phân hữu cơ đã qua xử lý không còn nguy cơ ơ nhiễm hố chất, VSV gây hại và mầm cỏ đại

Phân bón phải được bảo quản ở nơi không bị ô nhiễm và không ảnh hưởng đến nguồn nước Phân bón không được bảo quản cùng dụng cụ chứa đựng, chế

biến và giống chè

Không sử dụng các phân gây ô nhiễm cao như phân chuồng tươi, nước giải, phân chế biến từ nước giải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón trực tiếp cho chè

Trang 20

lứa chè phải đảm bảo cách ly tối thiểu 10 ngày đối, hái đúng phẩm cấp, đảm bảo

chất lượng

e Nước tưới: Nguồn nước sử dụng tưới cho chè cần lấy từ những nguồn nước

không ô nhiễm bởi các vi sinh vật và các hoá chất độc hại, chất lượng nước tưới

theo tiêu chuẩn TCVN 6773:2000 Tuyệt đối không sử dụng nguồn nước thải công

nghiệp, nước thải từ các khu dân cư tập trung, bệnh viện, trang trại chăn nuôi, lò

mỗ,

g Chế biến: Công nghệ và và thiết bị chế biến theo TCVN 3219-79 Công nghệ và thiết bị chế biến chè phải đâm bảo chất lượng chè đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (theo TCVN 10TCN 121-89), khéng dé lai hàm lượng tạp chất sắt và tạp chất lạ quá

mức cho phép trong sản phẩm (theo TCVN 5614-1991, TCVN 5615-1991)

3 Dự báo nhu câu thị trường tiêu thụ chè an toàn trong nước và thế giới (dén 2010):

a Nhu cdu ché trong nước:

Lich str ché bién ché cha nuéc ta da cé tir lau đời, những nắm cuối thế ky

XX đầu thế kỷ XXI ngành chè Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh về mọi mặt Chúng ta đã trở thành một trong những nước xuất khâu chè lớn trên thế

giới, và cây chè cũng đã trở thành một cây có thế mạnh của ngành nông nghiệp với

nhiều đóng góp có giá trị vào sự phát triển của nền kinh tế cả nước Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân hạn chế khác nhau mà khả năng sản xuất và mức tiêu dùng chè

của chúng ta còn phát triển khá chậm so với thế giới Nhìn chung ngành chế biến

chè của Việt Nam còn nhiều khâu lạc hậu so với các nước bạn, cả về tập quán, kỹ thuật canh tác, trình độ áp dụng KHCN tiên tiễến, Bước vào ngưỡng cửa hội

nhập với nền kinh tế thế giới, mà đánh dấu là việc Việt Nam trở thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói

Trang 21

phổ biến là chè Lipton, Dimah, của nước ngoài Ngoài van đề về thị hiểu của

người người tiêu dùng, lý do chính là chất lượng và đặc biệt là độ an toàn của sản phẩm chè của ta chưa thuyết phục được người sử dụng Có thể nêu ra một ví dụ là ở Thái Nguyên, ngay trong một gia đình cũng đã phân riêng lô chè chuyên sản xuất dé bán và một lô sản xuất đề gia đình và người thân uống với qui trình đầu tư chăm sóc khác nhau

Trước những khó khăn và thử thách nói trên, đòi hỏi chúng ta phải có một sự chuyên biến rõ ràng về mọi khâu trong chu trình sản xuất, và sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn an toàn sẽ là một trong những xu hướng đóng vai trò quyết định cho ngành chè trong thời kỳ mới nói chung và thúc day thi trường nội địa nói riêng Có

thể dự báo từ nay đến 2010, nội địa về sản phẩm chè chè an toàn sẽ chiếm khoảng

70 — 80% thị trường Trong đó sản phâm chè xanh truyền thống chiếm 55 — 65%,

con lai 5 — 10% 1a cac san phẩm chè đen, chè túi nhúng, chè hoà tan, chè hương, Hiện tại, Việt Nam chưa phải là nước có mức tiêu thụ chè bình quân đầu người

trong năm cao (khoảng 250 — 300 g/người/năm, bằng 50% so với mức trung bình của thế giới), do vậy chúng ta cần phải tuyên truyền và phổ biến đến người dân nhiều hơn nữa về vai trò của chè với sức khoẻ dé nâng cao nhu cầu tiêu thụ trong nước, kích thích sản xuất và đặc biệt hướng người tiêu dùng vào ngay các sản

phần chè an toàn, chất lượng cao

Về giá cả, rất khó có thể dự báo chính xác con số cho các mặt hàng chè do khả năng biến động vẻ thị trường rất lớn, chưa tính đến việc ra đời của các quyết sách của Chính phủ liên quan đến tiền lương và thu nhập của người dân trong thời gian tới Nhưng xét về tổng thể, nếu giá cả và thu nhập của người lao động sau khi

điều chỉnh được tăng từ 10 — 20% so với thời điểm hiện tại thì giá cho các sản

Trang 22

sau khi mở cửa thị trường và việc Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng hơn vào

thị trường thế giới thì hàng hoá của các nước bạn sẽ vào thị trường Việt Nam nhiều hơn, do vậy việc cạnh tranh sẽ càng quyết liệt và bài toán về giá cả càng

được tính toán kỹ càng hơn, và chắc chắn rằng người được lợi trong cuộc cạnh

tranh này chắc chắn là người tiêu dùng chứ không phải ai khác b Nhu câu trên thể giới:

Trong 50 năm trở lại đây, lượng tiêu dùng chè của thế giới tăng trưởng mạnh và đều qua các năm Nguyên nhân chủ yếu là do nhân khẩu thế giới tăng và

do mức tiêu thụ bình quân đầu người cũng tăng Theo số liệu thông kê của trường

Đại học Triết Giang (Trung Quốc) nếu như năm 1950 mức tiêu thụ bình quân đầu

người trên thế giới mới chỉ là 283 g/người/năm thì năm 2000 con số này đã là 633

g/người/năm (tăng 2,24 lần) Các quốc gia có mức tiêu thụ chè lớn nhất thế giới là

Island, Anh, Tuynisia, Ai Cập, Thổ Nhĩ Ky, Ma rốc, Nhật Bản, Iran, Nga, va ít nhất tại Trung Quốc, Srilanka, Ấn Độ,

Tuy nhiên, nhu cau tiêu thụ chè của thế giới những năm đầu của thế kỷ XXI đang tăng mạnh do ngày càng có nhiều các kết quả nghiên cứu khoa học cụ thé chỉ ra được vai trò của chè đối với sức khoẻ con người Thêm vào đó và công tác tuyên truyền, phổ biến về văn hoá thưởng thức chè, nhất là các sản phẩm chè truyền thống và danh tiếng của Trung Quốc, Nhật Bản đã được nâng cao Ngày

cảng có nhiều người tìm đến loại nước uống là chè, đặc biệt là có nhiều người trẻ

tuôi cũng có hướng tìm hiểu về văn hoá chè Chính vì thế có thể khẳng định trong thời gian tới lượng tiêu thụ chè của thế giới còn tăng mạnh hơn nữa và các sản phẩm chè an toàn sẽ có giá hơn

Dự đoán lượng tiêu thụ chè của thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 0,1 —

0,3%2/năm và ước cần khoảng 280 — 300 vạn tấn vào năm 2010 (Việt Nam sản

xuất khoảng 110 ngàn tấn, tiêu dùng khoảng 20 — 30 ngàn tấn) Trong đó lượng chè an toàn hay các sản phâm chế biến từ chè đạt tiêu chuẩn an toàn nói chung ước

Trang 23

Về giá cả: Với các nước có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao thì yêu cầu

của người tiêu dùng cũng cao, họ có những bộ tiêu chuẩn chứa đựng nhiều tiêu chí

khắt khe để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng trong nước và bảo hộ các nhà

sản xuất nội tại Tuy nhiên, nếu vượt qua được các rào cản này thì thị trường dễ

dàng chấp nhận các sản phẩm và giá cả cũng sẽ tăng hơn so với các thị trường ít khó tính hơn Hiện giá trung bình chè trên thể giới đang là 1,4 — 2,2 USD/kg trong thời gian tới, mức giá trung bình này có thê sẽ nhích dần lên song không nhiều Ill Kinh nghiệm tổ chức sản xuất, chế biến chè an toàn của một số nước và Việt Nam

1 Kinh nghiệm sản xuất chè an toàn của Nhật Bản:

Ở Nhật Bản, sản xuất chè được thực hiện bởi các hộ nông dân, các công ty

tư nhân, mỗi hộ sản xuất chè thường có khoảng 2 — 3 ha chè, một nhà máy chế biến (Nếu tính theo công suất sản xuất chè ở Việt Nam sản xuất 220 ngày/năm thì công suất tương đương là 12 tấn/ngày) thiết bị hiện đại nhiều công đoạn sản xuất

đã được tự động hoá; ngoải ra sản xuất chè ở Nhật Bản cũng có tổ chức khác là

các hợp tác xã sản xuất chè đó là khoảng 40 hộ sản xuất chè, với quy mô, diện tích khoảng 80 — 120 ha cùng với nhà máy chế biến, quán lý theo nguyên tắc tự

nguyện, cùng có lợi Các hộ sản xuất và các hợp tác xã đều sản xuất ra chè bán thành phẩm sau đó tiêu thụ trên thi trường

Thị trường chè nội tiêu của Nhật Bản: Thông qua các chợ theo hình thức

đấu giá thường diễn ra tại các trụ sở Hiệp hội nông nghiệp chè, những người sản xuất mang sản phâm đến Hiệp hội nông nghiệp chè của vùng (thường là huyện) để bán, bên cạnh chợ, có kho bảo quản chè của Hiệp hôi nông nghiệp chè làm dịch vụ bảo quản chè cho người mua bán, cho các công ty kinh doanh chè, khi có nhu cầu

cho bảo quản lạnh 0°C, cũng lắp đặt các thiết bị tự động hoá, chỉ cần một người quản lý điều hành qua mạng máy vi tính, người gửi chè đến kho bảo quản chỉ cần đến lẫy mã số lô hàng cần trả, các thiết bị sẽ tự động chuyển đúng lô hàng cần trả

Trang 24

uống tiếp tục chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao hơn chè bột, chè uống liền, kẹo, bánh chế biến từ chè, Các sản phẩm đó được tiêu thụ trên thị trường

trong và ngoài nước

Chỉ đạo và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật sản xuất chè ở Nhật Bán được

thực hiện thông qua Hiệp hội nông nghiệp chè kết hợp với các Viện nghiên cứu

chè đảm nhiệm Ví dụ như Hiệp hội chè gắn các thiết bị quan sát đồng ruộng tại

các vị trí nhất định (thông qua các đầu đo trên đồng ruộng), hàng giờ các thiết bị

tự động thu thập các thông số kỹ thuật, các chỉ số, âm độ, nhiệt độ, hàm lượng

NPK và báo cáo kết quả thu thập được về máy vi tính, từ các thông số thu được, máy tính xử lý và đưa ra các phương hướng sử dụng phân bón, tưới, khuyến cáo

người sản xuất chè Về bảo vệ thực vật, dựa trên số liệu quan sát, điều tra dự tính,

dự báo và khuyến cáo người sản xuất quy trình phòng chống sâu bệnh hại chè dưới dạng các lịch phòng chống và các hướng dẫn cụ thể cho nông dân các chỉ tiêu về

chất lượng chè bán thành phẩm (tanin, chất hoà tan, cafein, acid amin ) Khi cần phân tích chất lượng chè cũng do bộ phận của Hiệp hội phân tích và trả lời theo đúng yêu cầu, như vậy các dịch vụ kỹ thuật và thị trường chè trong nước đều do Hiệp hội nông nghiệp chè đảm nhận, rất thuận tiện và chính xác Biên chế cho một

hiệp hội nông nghiệp rat gọn, phí dịch vụ mà hiệp hội nông nghiệp chè thu thông qua các dịch vụ khoảng 2% giá trị sản phẩm được cung cấp dịch vụ

Dư lượng thuốc hoá học trong sản phâm chè của Nhật Bản là vấn đề được

nhà nước và người tiêu dùng quan tâm, nhưng thực tế dư lượng thuốc trừ sâu trong chè sản xuất ở Nhật Bản không có, do tập quán canh tác và điều kiện sinh trưởng

chè ở nước này một năm chỉ hái chè 3 — 4 lứa, khoảng cách giữa hai lứa hái cách

nhau ¡ — 2 tháng, thuốc trừ sâu trong chè đã phân giải hết Người Nhật Bản rất thích dùng chè, nên lượng sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nội tiêu Vì vậy, người trồng chè ở Nhật Bản không phải lo lắng về

Trang 25

2 Kinh nghiệm sản xuất chè an toàn tại Trung Quốc:

Nhìn chung, Trung Quốc bắt đầu chuyển đổi sang sản xuất chè hữu cơ từ

những năm 90 Hết năm 2000, diện tích trồng chè đề xuất chè hữu cơ đạt 6700 ha,

chủ yếu ở Triết Giang, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Tổng sản lượng chè hữu cơ đạt khoảng 4000 tấn, tổng trị giá sản xuất đạt khoảng 150 triệu Tệ Trong đó,

khoảng 3.000 — 3.500 tấn chè xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Mỹ, và châu Âu,

nội tiêu khoảng 500 tấn Vì vậy, sản xuất chè hữu cơ ở Trung Quốc mới là giai đoạn khởi đầu Nhằm khuyến khích sản suất, xuất khâu chè hữu cơ, Trung Quốc đã

ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè hữu cơ và có các chính sách hỗ trợ như cho

vay vốn, bù giá trong những năm đầu, giảm thuế v.v Trong tương lai sản xuất chè hữu cơ là hướng ưu tiên lớn của ngành chè Trung Quốc

Viện Nghiên cứu chè Hàng Châu (Trung Quốc) đã xây dựng vùng chè hữu cơ

gồm các bước: _

Thứ nhất: Chọn vùng và quy hoạch

Thứ hai: Xây dựng vùng sinh thái (Trồng rừng, xây dựng đồng ruộng, chăn nuôi .) Thứ ba: Kỹ thuật quản lý vùng chè hữu co:

- Xây dựng tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn IFOAM

- Lam giau độ phì đất chè hữu cơ:

-_ Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại cho chè hữu cơ

Thứ tư: Quán lý chất lượng trong vùng chè hữu cơ:

“Bộ tiêu chuẩn vệ sinh chất lượng chè hữu cơ và kiểm định”

- _ Các điều kiện đảm bảo thực hiện được bộ tiêu chuẩn

Trung Quốc đã xây dựng một số tiêu chuẩn kim loại nặng và dư lượng thuốc trừ sâu như sau:

Trang 26

Biểu 8 Tiêu chuẩn hàm lượng kim loại nặng trong đất ; Tên kim loại nặng Tiêu chuẩn trong đất chè (mg/kg ) Cd < 0,2 Hg < 0,15 As < 15 Cu < 50 Pb < 35 Cr < 90 Biéu 9 Ham luong tén du thuốc trong chè Tén hoa chat Tiéu chuan (mg/ kg) DDT Không có 666 Không có Dicofol Không có FenValerate Không có Cypermethrin không có Ferpropathrin Không có Biphenthrin Không có Buprofezin Không có Acephate Không có Methamidophos Không có

Để xây dựng vùng chè hữu cơ, các nước rất coi trọng các tiêu chuẩn an

toàn thực phẩm, bắt đầu từ nước, không khí, hàm lượng kim loại nặng trong đất,

trong chè, và dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè, đây là những vấn đề đặc

biệt quan trọng trong canh tác chè hiện nay được Trung Quốc vận dụng nhằm tăng sức cạnh tranh của chẻ trong nội tiêu và xuất khẩu

Một ví dụ cụ thể về nghiên cứu sản xuất chè an toàn tại Triết Giang:

Việc sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ của Triết Giang đã có từ những

Trang 27

tỉnh Triết Giang thực hiện rất bài bản, đúng cách, lộ trình phù hợp với sự phát triển

chung của cả Tỉnh

Trước hết, Tỉnh thực hiện việc thông nhất trong tư tưởng nhận thức về sản

xuất chè an toàn cho các ngành và cả người dân Bắt đầu bằng việc mở các cuộc

hội thảo, toạ đàm về chè và chất lượng chè Ngay từ năm 1999, Tỉnh đã ra văn bản cấm sử dụng các loại thuốc trừ sâu có dư lượng cao Sang năm 2000, tỉnh xây đựng lộ trình phát triển chè với khẩu hiệu “Ra sức phát triển sản xuất chè an toàn

trong phạm vì toàn Tình, phát triển có điều kiện chè hữu cơ”, đồng thời tuyên

truyền một cách hiệu qủa bằng nhiều hình thức khác nhau Tận dụng đề xuất tích cực môi giới, Xúc tiến việc kịp thời nhận thức về chất lượng vệ sinh chè cho người

dân trong toàn Tỉnh, nhằm đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển chè an toàn

và hữu cơ của Tỉnh

Đê phối hợp sản xuất chè an toàn, các cơ quan hữu quan có trách nhiệm đã tích cực hợp tác, cùng tô chức lực lượng để chế định và ban hành tiêu chuẩn chè an toàn và chè hữu cơ cấp Tỉnh (năm 2000), đồng thời tuyên truyền và quán triệt các tiêu chuẩn đó, xúc tiền các địa phương trong tỉnh bắt đầu triển khai nhiều điểm sản xuất chè theo hướng sản phẩm an toàn và hữu cơ Nhiều huyện trong tỉnh đã biết kết hợp thực tế của địa phương xây dựng những quy trình thực hiện tương ứng, phù hợp (ví dụ như huyện Toại Xương đã thông qua quy trình thao tác xây dựng vườn chẻ trình diễn sản xuất an toàn của toàn Huyện và thúc đây toàn diện việc xây dựng các công trình chẻ an toàn)

Song song với quá trình tuyên truyền phổ biến về xây dựng các điểm sản xuất chè an toàn, tỉnh Triết Giang đã tích cực mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về chè Chương trình tập huấn không chỉ hướng dẫn về thu hoạch chè an toàn do Bộ Nông nghiệp tổ chức mà còn tham gia trao đổi thông tin, tập huấn, thực tập về chè an toan do ngành chè mở Đã có hàng ngàn lượt người được tập huấn về kỹ thuật

Trang 28

chức được 19 lớp tập huấn với hơn ¡.200 lượt người tham gia, in ấn và phát hành hơn 2.000 tài liệu kỹ thuật)

Tiếp đó là việc xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất chè an toàn cấp

Tỉnh ở Tân Xương, Khai Hoá và An Các, riêng hai huyện Khai Hoá và An Các

được xếp vào danh sách các huyện mẫu mực về kỷ luật sản xuất chè toản quốc Đồng thời, tỉnh Triết Giang cũng đã cho phát triển một loạt các xí nghiệp sản xuất

chè an toàn và chỉ đến năm 2001 toàn tỉnh đã có 50 xí nghiệp tham gia đăng ký

sản xuất sản phẩm chè an toàn với diện tích ước khoảng 15.000 mẫu Cơ quan cấp

chứng chỉ sản xuất chè an toàn của tỉnh đã cấp chứng nhận cho 46 cơ sở và có 4 cơ

sở được cơ quan có thâm quyền về chè hữu cơ quốc gia cấp giấy chứng nhận Để khuyến khích nhanh chóng phát triển chè an toản, hữu cơ trên toàn tỉnh,

các cấp quán lý từ tỉnh, huyện, thị xã đều có những chính sách hỗ trợ tương ứng bằng nhiều cách khác nhau Trọng điểm của tỉnh là hỗ trợ huyện về hình mẫu trình

diễn và các cơ sở trình diễn chè an toàn cấp Tỉnh; còn các huyện, thị xã thì trọng điểm hỗ trợ về vốn, thuế, thị trường, cho các xí nghiệp sản xuất chè an toàn Ví

dụ như tại huyện Vũ Nghĩa, Thừa Châu, chính quyền không những đã đưa việc sản

xuất ché an toản thành trọng điểm của cả nước mà còn đưa ra mức hỗ trợ cụ thé

100 — 200 tệ/mẫu cho các vườn chè an toàn

Cùng với việc nâng cao ý thức chung về chất lượng sản xuất sản phẩm chè

an toàn, việc kiểm tra chất lượng vệ sinh cũng được coi trọng và đảm bảo thực

hiện ngay từ các tuyến huyện, thị Tỉnh đã đưa chương trình chủ động kiểm tra các

mẫu hàng và mẫu của các hộ tham gia sản xuất để nắm bắt được tỉnh hình diễn biến dự lượng các chất có trong chè Qua đó nhận thấy chè Triết Giang đã có nhiều chuyển biến, làm cơ sở vững chắc cho uy tín chè Triết Giang trên thị trường nội tiêu và xuất khâu Liên tục từ 2001 đến nay, các sản phẩm chè của Triết Giang đều được đánh giá đủ tiêu chuẩn an toản

Trang 29

nỗi tiếng đã ra đời như An Các Bạch Trà, Thiên Đảo Ngọc Diệp, Chư Hí Lục

Kiếm, Thiên Đảo Ngân Chân, Khai Hoá Long Tỉnh, Vũ Nghĩa Cánh Hương Kèm theo đó là một loạt các danh hiệu cho các địa phương có thành tích nỗi trội

về sản xuất chè an toàn hữu cơ của tỉnh như “Quê hương của chè an toàn Trung

Quốc”, “Quê hương của chè hữu cơ Trung Quốc” và “Danh trà Quốc tế năm

2007” cho thị xã Chư Hí và huyện Vũ Nghĩa Và sự xuất hiện của các thương hiệu

chè sản phẩm chè nói trên đã làm nền móng vững chắc cho sự phát triển của chè an toàn và hữu cơ của tỉnh Triết Giang ngày hôm nay

3 Bài học kinh nghiệm cho chế biến sản xuất chè an toàn ở Việt Nam:

Qua tham khảo nhiều mô hình sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ của Nhật

Ban va Trung Quốc nhận thấy có nhiều bài học kinh nghiệm quý báu có thể đúc rút và áp dụng cho Việt Nam Đó là:

- Cần sớm hoàn thiện hệ thống đánh giá và quản lý sản xuất chè an toàn:

Triển khai sản xuất chè an toàn là một cần mang tính hệ thống, cần sự hợp tác có

hiệu quả của nhiều Ban, Ngành từ nghiên cứu khoa học, sản xuất, cấp chứng chỉ, kiểm tra đánh giá, tiêu thụ, thị trường, kế cả phải có các Ban chuyên ngành dé

quản lý tương ứng, như quản lý sản xuất chè an toàn, quản lý việc kiểm nghiệm sản phâm, cấp chứng chỉ cho co sé

- Cần xác định công tác cơng nghiệp hố ngành sản xuất chè an toàn là một

việc làm khó, đòi hỏi thời gian và đầu tư có hệ thống, việc phát triển theo hướng công nghiệp hố, quy mơ hố là một biện pháp hữu hiệu để đám bảo chất lượng chè Tuy nhiên, số nhiều diện tích chè của chúng ta hiện nay đều nhỏ lẻ, manh

mún, không tập trung, thuộc diện quản lý của các hộ gia đình nên việc luân chuyển

diện tích này để áp dụng cơ giới hoá sẽ gặp nhiều khó khăn, do vậy việc mở rộng diện tích sản xuất chè an toàn lại càng khó khăn hơn

- Công tác phổ biến, tuyên truyền kỹ thuật canh tác, sản xuất và chế biến chè an toàn của chúng ta còn yếu Thời gian qua mới chỉ tập trung vào việc mở

Trang 30

biệt là làm thay đổi tập quán canh tác chè của người sản xuất Bước khởi động cho việc sản xuất chè an toàn của chúng ta tương đối muộn, kỹ thuật sản xuất và tiêu

chuân hoá chè an toàn chưa hoàn thiện, đặc biệt là nông dân khó tiếp thu Việc sử

dụng các công nghệ cao vào chế biến sản phẩm an toàn còn thiếu, chưa đồng bộ vật tư chuyên dùng cho sản xuất chè an toàn như phân bón, thuốc BVTV còn thiếu

va yéu, chưa thực sự được chú trọng đầu tư nghiên cứu và sản xuất

- Thị trường chè an toàn cần được đây mạnh hơn nữa Chè an toàn do yêu

cầu chất lượng khá cao nên giá bán cũng cần cao hơn các mặt hàng chè thường, thị

trường hiện nay của chúng ta còn nhỏ hẹp Do vậy, khả năng đưa chè an toàn chất

lượng cao ra thị trường với giá cả phù hợp và được người tiêu dùng chấp nhận không thể đây nhanh lên được Tuy nhiên, với sức cạnh tranh của các sản phẩm chè nhập nội và nhu cầu về các sản phẩm chè an toàn hiện nay của thị trường nội tiêu và thị trường thế giới đang cao thì khả năng chúng ta phát triển mặt hàng an

toàn là có cơ sở Cần coi trong trước hết là thị trường nội tiêu, đặc biệt là thị trường tại các thành phố lớn, và tiếp đến là hướng tới xuất khẩu ra các thị trường

khác trên thế giới Song phải đặc biệt lưu ý việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế

để chủ động kiểm định ngay các sản phẩm của mình trước khi xuất hàng và đặc

biệt là cần đây mạnh công tác tuyên truyền chè với sức khoẻ và môi trường

4 Một số mô hình sản xuất chè an toàn tại tỉnh Phú Ti bọ và vùng miễn núi phía

Bắc:

4.1 Mé hinh tai tinh Phu Tho:

Nham nâng cao sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho người nông dân, nâng

cao năng suất chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian kinh doanh trên cây chè

mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, 3 năm qua tổ chức CIDCE và Chỉ cục

BVTV Phú Thọ đã hỗ trợ giúp đỡ nông dân 6 xã vùng chè của huyện Thanh Ba

thực hiện chương trình IPM trên cây chè một cách có hiệu quả

Từ vướng mắc nhất của người sản xuất là thiếu hiểu biết về khoa học kỹ

Trang 31

thức nhìn nhận về nền canh tác bền vững và lâu dài dẫn đến đất đai vùng chè suy kiệt về dinh dưỡng tăng độ bạc màu và chai cứng đồng thời dư lượng thuốc BVTV ảnh hưởng tới chất lượng chè khô xuất khẩu Với mục tiêu ưu tiên những hộ nông

dân nghèo có diện tích canh tác nằm trong vùng sản xuất chè tập trung của địa

phương, hỗ trợ và huấn luyện cho họ nắm được khoa học kỹ thuật để làm thay đổi

tập quán sản xuất về lâu dài tạo thành vùng chè IPM có năng suất chất lượng cao Trong 3 năm (2003 đến 2005), vùng chè huyện Thanh Ba đã xây dựng được 6 câu

lạc bộ IPM với tổng số 237 hội viên, tập trung lồng ghép nhiều nội dung hoạt động

như mở lớp huấn luyện, tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình ứng dụng xây dựng quỹ vốn, thu mua và tiêu thụ sản phẩm: Kết quả đã mở được 14 lớp huấn luyện IPM cho 420 học viên, qua đó đã làm thay đổi cơ bản nhận thức của nông dân về tập quán sản xuất, biết vận dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp vào đầu tư thâm canh trên cây trồng, bón phân cân đối, hái đúng kỹ thuật, trồng cây che bóng hợp lý Sử dụng thuốc BVTV theo điều tra hệ sinh thái giảm số lần phun thuốc từ 10-12 lần/ năm xuống còn 5-6 lần/năm Hàng năm trên các diện tích áp

dụng IPM đã tăng năng suất bình quân 14,7%/năm

Đồng thời với mở lớp tập huấn, huyện Thanh Ba đã triển khai thực hiện

được 18 mô hình với tổng số 8§ hộ nơng dân đã qua huấn luyện IPM tham gia Trong đó, có 2 mô hình cải tạo thay thế giống chè địa phương bằng giống chè Trung Quốc tại 2 xã Đồng Xuân - Thanh Vân bước đầu cây chè sinh trưởng tốt 8 mô hình cải tạo chè xuống cấp kết quả qua áp dụng tổng hợp các biện pháp từ bón

phân cân đối đầy đủ giữa phân hữu cơ và phân hóa học Đồn hái đúng kỹ thuật,

quản lý cỏ bằng biện pháp tủ gốc, trồng cây che bóng hợp lý đã làm cho nương chè phục hồi nhanh, có bộ khung tán to khỏe cho năng suất cao hơn những nương

không được áp dụng từ 20-25% 7 mô hình quản ly cỏ bằng biện pháp tủ gốc và

bón phân vi sinh qua áp dụng đã chống được cỏ đại, giữ âm cho đất, tăng được

nguồn hữu cơ do vật liệu tự mục nát tạo cho nương chè sinh trưởng tốt, cải tạo

Trang 32

áp dụng Một mô hình nghiên cứu bón phân vi sinh kết quả cây chè sinh trưởng tốt có bộ tán lá dày, thời gian cho thu hái búp kéo dài, khả năng gây hại của các đối tượng sâu bệnh giảm hơn so với các nương chè bón phân hóa học, năng suất tăng 5-7%

Qua các kết quả nghiên cứu và ứng dụng đã giúp nông dân khẳng định được việc áp dụng tổng hợp các biện pháp canh tác trên cây chè là rất hiệu quả, nâng cao được năng suất chất lượng sản phẩm, cải tạo phục hồi được những diện tích

chè bị xuống cấp, kéo dài được thời gian kinh doanh Đồng thời đó là những mô hình điển hình để nhân ra diện rộng ở địa phương

+ Năm 2001, được sự giúp dd cua du an Dialogs va UBND xã Gia Điền -

huyện Hạ Hoà - tỉnh Phú Thọ, tổ khuyến nông xã cùng 20 hộ nông dân có nhu cầu tự nguyện tham gia thành lập câu lạc bộ (CLB) sản xuất chè an toàn Với mục tiêu của CLB đề ra như sản xuất chè an toàn có giá trị và hiệu quả cao, an toàn cho người tiêu dùng, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người nông

dân Từ những mục tiêu đó đến năm 2005, đã có tổng số 72 hộ với 72 thành viên

tham gia vào CLB và bầu ra 4 người vào ban quản lý Ngay từ những ngày đầu

thành lập CLB đã xây dựng kế hoạch hoạt động như cải tạo và thâm canh 12 ha

chè từ 6-15 năm tuổi có năng suất từ 5 tấn/năm lên 8-10 tấn/năm, phấn đấu đạt

tổng sản lượng từ 90-120 tấn chè búp tươi/năm, giá thu nhập bình quân của mỗi

hội viên từ 5-8 triệu/năm Song song với xây dựng kế hoạch, CLB cũng xây dựng

nội quy hoạt động như thường xuyên sinh hoạt vào ngày 15 hàng tháng với 85%-

95% các hội viên tham gia Các buổi sinh hoạt nội dung đánh giá kết quả hoạt

động trong tháng, thông báo giá chè, tình hình sâu bệnh, tháo gỡ những khó khăn

thắc mắc của hội viên, tìm ra giải pháp trong tháng tiếp theo, tổ chức thăm hỏi

động viên kịp thời những hội viên khi ốm đau, thân nhân qua đời Trong Š năm

qua, CLB đã kết hợp với các dự án, ban, ngành tổ chức được 13 buổi tập huấn với

655 lượt người tham gia Qua các lớp tập huấn này các hội viên đã nắm được một

Trang 33

bón phân vi sinh và 13 mô hình thâm canh năng suất có 11/18 hộ tham gia, các hộ tham gia đều thực hiện đúng theo mục tiêu đề ra nên kết quả đạt cao Từ những

việc làm thiết thực này đã giúp cho hội viên thay đổi được tập quán canh tác cũ

đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất cây chè, góp phần đưa năng suất và chất lượng sản phẩm chè ngày cảng cao

Với những kết quả đạt được, CLB vẫn còn một số tồn tại như một số hội

viên chưa đầu tư cho cây chè theo đúng quy trình kỹ thuật, do giá cả thị trường

không ổn định, lên xuống thất thường, thời tiết diễn biến phức tạp, Đề tiếp tục duy trì hoạt động, CLB đã xây dựng kế hoạch từ nay đến năm 2009 là thực hiện

đúng quy trình kỹ thuật thâm canh theo các mô hình thực hiện theo chương trình quan ly dich hại tông hợp IPM quốc gia, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến từ 120 -150 tắn/năm, duy trì các mô hình đã được triển khai khuyến cáo nhân ra diện rộng, tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật cho hội viên

Sau 5 năm thành lập và đi vào hoạt động, CLB sản xuất chè an toàn xã Gia

Điền đã và đang đáp ứng nhu câu, nguyện vọng của người dân làm chè, giúp

người dân yên tâm sản xuất và phát triển cây che, nâng cao trình độ thâm canh

tăng năng suất

4.2 Một số mô hình ở các tỉnh MNPB:

+ Tại xã Minh Lập - Đồng Hỷ - Thái Nguyên thực hiện dự án đào tạo IPM

chè với sự trợ giúp của tổ chức CIDCE: Quy mô mô hình 1 ha, sản xuất chè theo

hướng chè hữu cơ, đã được tổ chức ACT của Thái Lan cấp giấy chứng nhận chè hữu cơ Sản xuất chè đi theo hướng không sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học Năng xuất chè giảm khoảng 40- 50% chủ yếu bị bọ xít muỗi hại nặng Tiêu thụ sản phẩm do Hanoi Oganic đảm nhiệm nhưng không ổn định

+ Trung tâm Tài nguyên môi trường miền núi, Đại học Nông lâm Thái Nguyên cùng với trường đại học IGCI (Newtheland) phối hợp với MARD,

VINATEA đã tiến hành chương trình nghiên cứu “Hệ £hóng sản xuất chè hữu cơ ở

Trang 34

đề chính giúp cho MARD có cơ sở để phát triển hệ thống sản xuất nông sản hữu cơ, giúp cho người dân vùng chè Tân Cương và Sông Cầu (Thái Nguyên) có đủ

năng lực tự sản xuất chè hữu cơ và các nông sản đáp ứng cho thị trường nông sản khác

+ Tại xã Tức Tranh (TP Thái Nguyên), Hội làm vườn Việt Nam xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ nhưng do thiếu các biện pháp quản lý tổng hợp nương chè nên chẻ bị sâu bệnh nhiều, năng suất giảm, chất lượng không cao đồng thời gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ Do đó không phát triển mở rộng được

+ Tại Công ty chè Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Viện Nghiên cứu Chè (nay là

Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã phối hợp xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng không phun thuốc trừ sâu, tăng bón hữu cơ và phân hỗn hợp, không bón phân hoa học dạng đơn trên diện tích 5 ha Tuy

nhiên, khi triển khai đã gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì mô hình do chưa giải

quyết được những vấn đề khoa học công nghệ có tính hệ thống trong sản xuất chè

+ Trong 2 năm (2005 -2006), Thực hiện dự án Kiểm sốt ơ nhiễm và tồn dư

hoá chất độc hại trong lương thực thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện

Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã xây dựng được 3 mô hình sản xuất chè, qui mô mỗi mô hình từ 20-40 ha tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Sơn La và Tuyên Quang Ở mỗi mô hình sản xuất chè an toàn nói trên đã áp dụng giảm sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ sinh học và phân vi sinh, áp dụng các biện pháp canh tác bền vững Kết quả đạt được là năng suất chè tăng 12-15%, dư lượng thuốc trừ sâu thấp hơn mức cho phép, chất lượng chè tăng

+ Sự thành công của sản phẩm chè hữu cơ ở Việt Nam mới chỉ giới hạn ở

nhóm chè San núi cao được thu hái tự nhiên Ở vùng đồng bào các dân tộc không có thói quen sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học, một số tổ chức phi chính phủ đã tiễn hành đầu tư máy chế biến chè nhỏ, ký kết hợp đồng với các hộ nông dân bao

tiêu sản phẩm, trên cơ sở các hộ nông dân cam kết thực hiện các yêu cầu của các

Trang 35

thuật của các chuyên gia về chè của Việt Nam Mô hình này hiện đang tiếp tục triển khai tại Văn Chấn tỉnh Yên Bái, mỗi năm sản xuất và tiêu thụ từ 20 đến 30 tân, chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp

+ Mô hình chè hữu cơ của Công ty chè Phú Tài (Văn Chấn - Yên Bái)

Trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có một doanh nghiệp chè, chủ doanh nghiệp là người Đài Loan, thuê đất của Yên Bái để thành lập doanh nghiệp,

đặt tên là Công ty chè Phú Tài Công ty này thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ,

diện tích chè biện nay có khoảng gần 30 ha Chè được trồng 100% là giống của

Đài Loan (giống Vân Xương, Kim Tuyên và lượng không nhiều giống Ôlong

Thanh Tâm) Thiết bị chế biến được đưa từ Đài Loan sang dé chế biến các loại chẻ

cao cấp Tồn bộ cơng nghệ áp dụng từ trồng trọt đến chế biến theo công nghệ Đài Loan Trồng trọt theo quy trình canh tác hữu cơ (không sử dụng thuốc trừ sâu

và phân bón hoá học, chỉ sử dụng phân khô dầu, đậu tương, mật mía do Công ty

chế biến tại chỗ) Sản phẩm chè chế biến rất đa dạng (chè Ơlong, chè hồ tan, chè

túi lọc, chè bánh ) Hàng năm Công ty đều đưa sản phẩm đi tham gia hội chợ giới

thiệu sản phẩm trên thị trường Trung Quốc Sản phẩm chủ yếu là tiêu thụ ở Đài

Trang 37

A HIEN TRANG SAN XUẤT

I Cac tinh mién nui phia Bac

CUA PHU THO VA MOT SO TINH MIEN NUI PHÍA BẮC CHƯƠNG IE

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRONG SAN XUAT

VA CHE BIEN CHÈ AN TOÀN ĐÁP ỨNG YÊU CẢU XUẤT KHẨU

1.1 Khôi lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm:

Điện tích chè các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2005 là 90.800ha (chiếm

80,7% diện tích chè toàn quốc Trong đó riêng vùng Đông Bắc gồm 11 tinh có 71,4 nghìn ha chiếm 78,6% Các tỉnh có điện tích chè lớn trong vùng là: Thái Nguyên (16.400ha — 18,1%); Hà Giang (14.900 ha — 16,43%); Phú Thọ (12.900 ha — 14,2%), Yên Bái ( 12.300ha — 13,6%); Nghệ An ( 7.100 ha — 7,8%); Tuyên

Quang (6.300 — 6,9%); Sơn La (4.300 ha — 4,7%)

Năng suất chè vùng MNPB đạt 54,6 tạ/ha (96,3% so với bình quân cả

nước) Trong đó một số tỉnh có tốc độ tăng năng suất khá nhanh như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái

Bảng 10 Diện tích, năng suất, sản lượng chè một số tỉnh MNPB năm 2005

| — Diện tích (KD) Năng Sản lượng

TT Tỉnh | Năm 2005 | %sovới | suấtbúp | Năm 2005 | % so với

Trang 38

5 | Lang Son 0.6 0 40.0 2.4 9.1 6 | Tuyén Quang 5.5 $7.1 61.1 33.6 122.5 7 | Yén Bai 10.3 68.9 58.5 60.3 219.1 8 | Thái Nguyên 14.1 117.0 66.1 93.2 417.8 9 | Pha Tho 10.3 21.0 61.8 63.7 204.8 10 | Bac Giang 0.6 0 30.0 1.8 20 11 | Quảng Ninh 0.3 0 66.7 2.0 300 Tây Bắc 7.5 78.6 49.2 39.6 215.4 1 | Lai Chau 0.2 300.0 5.0 0.1 - 2 | Dién Bién 2.3 35.3 52.2 12.0 126.4 3 |SonLa 2.8 1.7 65.0 18.2 243.4 4 | Hoa Binh 2.2 10.0 29.5 6.5 41.3 Bac Trung 4.7 68.0 58.7 27.6 84 BO [| Thanh Hoá 0.4 - 20.0 0.8 - 2 | Nghé An 3.7 61.0 64.1 23.7 137 3 | Hà Tĩnh 0.6 20.0 51.7 3.1 41 Tổng 67.7 82.0 54.6 370.0 201.1

- VỀ cơ cầu giống, trong những năm gần đây các tỉnh MNPB đã có sự

chuyển đổi nhanh Thể hiện đặc biệt rõ là giống Trung du địa phương ở các tỉnh đã

Trang 39

Bảng 11 Cơ cấu giống chè một số tỉnh MNPB

Cơ câu giông (% tông DT)

TT Tỉnh Tổng ¡ Trung du | Shan | PHI |LDP1,2 Giống | Giống ` DT mới | khác 1 | Ha Giang 14.964 10 90 2 ! Tuyên Quang 6.300 88.4 11.6 3 | Yên Bái 12.290 66.4 22.4 0.4 7.2 3.6 4 | Phú Thọ 12.628 45 8.0 46.6 0.4 5 ¡ Hà Tây 2.800 25 47.5 27.5 6 | Lào Cai 2.968 31 34 34 l 7 | Thái Nguyên 16.446 54.6 2.4 0.2 8.8 1 8 | Bac Kan 1.793 98 2 9 | Lai Châu 3.357 10 90 10 | Sơn La 4.262 6.6 66.9 0.2 15.3 9.1 11 | Nghé An 8.042 100 12 | Ha Tinh 777 12.9 64.3 22.8 13 | Cả nước 2000 | 90.000 58 27 9 5| 0.95} 0.05 14 | Cả nước 2005 | 122.400 45.46 27.7 6.72 13.1} 6.95} 0.05

- Về giá: giá thu mua chè nguyên liệu ở khu vực MNPB bình quân năm 2005 khoảng 2200 — 2500 đồng/kg tăng khoảng 15 — 20% so với năm 2003, nhìn chung thu nhập của người trồng chè được cải thiện nhiều hơn trước

Bình quân giá trị xuất khẩu chè mới đạt khoảng 13 — 14 triệu đồng/ha/năm;

tuy nhiên những đơn vị có năng suất chè cao như Công ty chè Mộc Châu đạt giá trị sản xuất 40 — 50 triệu đồng/ha/năm; Công ty chè Phú Đa đạt 35 — 40 triệu

Trang 40

2 Kim ngạch xuất khẩu:

Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu chè sang gần 100 nước và vùng lãnh thé

trên thế giới, chè xanh hiện chiếm khoảng 20%, chè đen 60%, chè thành phẩm 7%

và 14 % là các loại chè khác Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam chủ yếu là

khu vực Trung cận đông, Nam A, Đông Bac A, Nga Bước đầu đã thâm nhập vào

thị trường yêu cầu chè chất lượng cao như: EU, Mỹ, Nhật, Tuy nhiên giá chè xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm, ngoài nguyên nhân chung là do giá chè thế giới giảm, thì còn có nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường chè cấp cao

Hiện nay, giá chè xuất khâu trung bình của cả nước nói chung chi dat 1- 1,2

USD/kg, thấp hơn nhiều so với giá của thị trường thế giới là 1,4 — 2,2 USD/kg

Chè đen vẫn là chủng loại chè chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất Năm 2006, ngành chè Việt Nam đạt khoảng 630.000 tấn chè tươi, sản lượng chè khô khoảng

126.000 tấn, xuất khẩu 95.000 tấn, đạt giá trị xuất khâu 107 triệu USD (tăng

khoang 11% so với năm 2005)

Hiệp hội Chè Việt Nam hiện có khoảng 250 thành viên là các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu chè ra thị trường thế giới Vùng miền núi phía Bắc

nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng có nhiều công ty chế biến chè tham gia vào

thị trường xuất khâu này, có thể kế đến các công ty lớn như Phú Bên, Phú Đa,

Trần Phú, Sông Lô,

II Hiện trạng sản xuất chè tỉnh Phú Thọ

2.1 Điều kiện khí hậu đất đai 2.1.1 Khí hậu

Phú Thọ có các trạm khí tượng thuỷ văn lớn, đó là Phú Hộ (TX Phú Thọ),

Minh Đài (Thanh Sơn) và Việt Trì Lượng mưa trung bình hàng năm 1533 mm,

bốc hơi 743 mm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,8 độ c, tối cao 41 độ c và tối

Ngày đăng: 24/05/2014, 00:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w