Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực thị trường trung đông

173 289 0
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực thị trường trung đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ MÃ SỐ: 90.08.RD GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀO KHU VỰC THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương Cơ quan chủ trì: Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á Chủ nhiệm đề tài: Ths.Nguyễn Công Hiến Lê Thái Hòa Nguyễn Quốc Hải Đặng Thanh Phương Phạm Thị Mai Thanh Hà Thị Quỳnh Anh 7495 25/8/2009 Hà Nội, tháng 7/2009 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TRUNG ĐÔNG VÀ CƠ SỞ ĐẨY MẠNH HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 9 1.1. Một số đặc điểm kinh tế-xã hội 9 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội 9 1.1.2. Đặc điểm kinh tế 15 1.2. Đánh giá tiềm năng và thách thức trong việc phát triể n xuất khẩu với Trung Đông 24 1.2.1. Tiềm năng 24 1.2.2. Thách thức 29 1.3. Xu hướng của các nước trong việc phát triển quan hệ thương mại với Trung Đông 33 1.3.1. Một số kinh nghiệm của Trung Quốc 33 1.3.2. Một số kinh nghiệm của Nhật Bản 37 1.3.3. Một số kinh nghiệm của Xing-ga-po 40 1.3.4. Bài học kinh nghiệm 43 CHƯƠNG 2: THỰC TRANG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO TRUNG ĐÔNG 44 2.1. Tình hình nhập khẩ u hàng hoá của Trung Đông 44 2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu 44 2.1.2. Mặt hàng nhập khẩu chính 45 2.1.3. Thị trường nhập khẩu chính 51 2.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông 57 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 57 2.2.2. Mặt hàng xuất khẩu chính 59 2.2.3. Đối tác xuất khẩu chính 61 2.2.4. Đánh giá xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông 68 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀO TRUNG ĐÔNG 71 3.1. Định hướng phát triển xuất khẩu vào Trung Đông 71 3 3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 71 3.1.2. Thị trường xuất khẩu 3.1.3. Mặt hàng xuất khẩu 71 72 3.2. Các giải pháp 75 3.2.1. Quan điểm về đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Đông 75 3.2.2. Các phải pháp chung 76 3.2.3. Các giải pháp cho các thị trường trọng điểm 85 3.2.4. Kiến nghị 90 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 CÁC BẢNG BIỂU THAM KHẢO 95 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AMED: Diễn đàn Đối thoại Châu Á – Trung Đông ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CIA: Cục Tình báo trung ương Mỹ CIS: Cộng đồng các quốc gia độc lập EU: Liên minh Châu Âu FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA: Hiệp định Thương mại tự do GCC: Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GSFTA: Hiệp định thương mại t ự do Xing-ga-po với các nước GCC HEBREW: Do thái IGA: Hiệp định bảo đảm đầu tư song phương IMF: Quỹ tiền tệ Quốc tế ODA: Viện trợ phát triển chính thức OECD: Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế OPEC: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa UAE: Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất. UN: Liên Hợp quốc XNK: Xuất nhập khẩu WTO: Tổ chức Thươ ng mại thế giới 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Trữ lượng dầu lửa của Trung Đông tính đến năm 2008 Bảng 2: Diện tích và dân số các nước Trung Đông Bảng 3: GDP và thu nhập bình quân đầu người của Trung Đông Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Đông Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Đông, 2005-2009 Bảng 6: Xuất khẩu của Trung Quốc sang một số nước Trung Đông B ảng 7: Xuất khẩu của Nhật Bản sang một số nước Trung Đông Bảng 9: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Trung Đông Bảng 10: Nhập khẩu nông sản của một số nước Trung Đông Bảng 11: Nhập khẩu lương thực của một số nước Trung Đông Bảng 12: Nhập khẩu nhiên liệu của một số nước Trung Đông Bảng 13: Nhập kh ẩu hàng dệt may của một số nước Trung Đông Bảng 14: Nhập khẩu mặt hàng vải của một số nước Trung Đông Bảng 15: Nhập khẩu thiết bị viễn thông của một số nước Trung Đông Bảng 16: Nhập khẩu thiết bị văn phòng của một số nước Trung Đông Bảng 24: Mặt hàng nhập khẩu chính của Thổ Nhĩ Kỳ Bảng 26: Kim ng ạch XNK Việt Nam-Trung Đông, 2000 – 2008 Bảng 29: Mặt hàng XK lớn nhất của Việt Nam sang Trung Đông, 2008 Bảng 31: Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trườngTrung Đông Bảng 32: 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông Bảng 35: Kim ngạch XNK Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ, 2003-2008 Bảng 36: Kim ngạch XNK Việt Nam – I-xra-en, 2003 – 2008 Bảng 37: Kim ngạch XNK Việt Nam-Ả-rập Xê-út, 2003- 2008 Bảng 38: Kim ngạch XNK Việt Nam – I-ran, 2003 – 2008 Bảng 39: Dự kiến kim ngạch XNK sang Trung Đông, 2009-2015 11 13 15 17 19 37 38 45 47 47 48 49 49 50 51 54 57 60 62 63 66 67 67 68 71 6 LỜI NÓI ĐẦU Trung Đông được đánh giá là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu khí, nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, luôn chiếm vị trí chi phối nền kinh tế của khu vựcđóng vai trò chiến lược trong nền kinh tế thế giới. Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và I-xra-en, đa số các quốc gia ở Trung Đông có trữ lượng dầu lửa và khí đốt đứng hàng đầu trên thế giới và người ta thường ví khu vực Trung Đông là giếng dầu của thế giới. Nhờ có dầu lửa và khí đốt, đa số các nước ở Trung Đông dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên này để phát triển kinh tế, coi đâyđộng lực và xương sống để phát triển kinh tế đất nước, phục vụ đời sống dân sinh. Các nước như Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Ca-ta, Cô-oét, Ba-ranh, Thổ Nhĩ Kỳ đã sớm cửa nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài và đến nay đã trở thành các trung tâm thương mại, kinh tế phát triển hàng đầu và là nơi trung chuyển hàng hoá nhộn nhịp trên thế giới. Nhiều nước ở Trung Đông có thu nhập đầu người đạt trên 30.000 USD/năm như Ba-ranh, Cô-oét, Ca-ta, UAE. Những năm gần đây, nền kinh tế củ a các nước Trung Đông có sự bùng nổ rõ rệt. Nổi bật là giá dầu lửa tăng cao, có thời điểm đạt mức 150 USD/thùng, đã đem lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào cho các nước xuất khẩu dầu lửa ở Trung Đông để phục vụ nhu cầu nhập khẩu phát triển kinh tế đất nước và đây là nhân tố tích cực tác động tới tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng của các nước này. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Đông luôn đạt mức cao, năm 2005 và 2006 đều đạt 5,7%, năm 2007 đạt 5,9%, năm 2008 đạt 6,4%. Các nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất là Ca-ta, Ô- man, UAE, Ba-ranh. Dự kiến, trong năm 2009, tăng trưởng kinh tế của các nước Trung Đông đứng ở mức 5,9%. Hiện nay, các nước Trung Đông, đặc biệt là GCC, đang nỗ lực thực hiện các chương trình c ải cách, tích cực cơ cấu lại nền kinh tế và gia tăng mở cửa thị trường thể hiện ở các động thái như tăng cường các hoạt động ngoại thương, tự do hoá thương mại, thúc 7 đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển, tạo ra làn sóng đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong nội khối và với các nước trên thế giới để đẩy nhanh tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá về thương mại. Nằm án ngữ trên con đường giao thương nối liền giữa Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và với dân số xấp xỉ 300 triệu người, chiếm khoảng 5% dân số thế giới, trải dài từ Iran ở phía đông đến bán đảo Sinai ở phía tây, Trung Đông bao gồm 16 quốc gia được coi là thị trường nhập khẩu có nhiều tiềm năng. Trong cơ cấu hoạt động ngoại thương, mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Trung Đông là dầu thô và các sản phẩm hóa dầu hoặc có chiết xuất và liên quan tới dầu thô, chiếm tới hơn ¾ cơ cấu xuất khẩu của khu vực và chiếm tới gần 40% lượng xuấ t khẩu của toàn thế giới. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng lương thực thực phẩm và máy móc thiết bị. Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và Ít-xra-en, hầu hết các nước trong khu vực phải nhập khẩu gần như hoàn toàn lượng lương thực, thực phẩm để đáp ứng tiêu dùng trong nước hàng năm do diện tích đất có thể canh tác rất ít và nguồn nước khan hiếm. Với nguồ n thu dồi dào từ dầu mỏ, cơ sở hạ tầng được đầu tư tốt, từ lâu Trung Đôngthị trường có khả năng tiêu thụ nhiều loại hàng hóa và thanh toán hấp dẫn với các nhà kinh doanh trên thế giới. Trong những năm qua, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với các nước Trung Đông phát triển tốt đẹp, trao đổi thương mại hai chiều tăng nhanh, trong đó Việt Nam luôn ở thế xuất siêu. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông đạt trên 1,25 tỷ USD và tăng gần gấp đôi so với năm 2007. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Trung Đồng gồm có UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, I-rắc, Ả-rập Xê-út, Ít-xra- en với các mặt hàng chính như gạo, cà phê, sản phẩm dệt may, máy tính và linh kiện điện tử, giày dép các loại, chất dẻ o nguyên liệu, hải sản, sợi các loại, cao su, than đá, chè, gỗ và sản phẩm gỗ… Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này có thể đạt mức 5 tỷ USD vào năm 2015. 8 Hiện nay, các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản và ASEAN đã bắt đầu có sự bão hoà hoặc ngày càng đưa ra các hàng rào kỹ thuật gây trở ngại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, việc tìm cách tiếp cận và mở rộng những thị trường mới, trong đó có thị trường Trung Đông, càng có ý nghĩa quan trọng và hiệu quả thiết thực. Thực tế cho th ấy Trung Động thực sự là thị trường quan trọng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và chúng ta có khả năng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu vào thị trường này. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt và các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước yêu cầu cần thúc đẩy phát triển các thị trường mới. Tuy nhiên, do nhiều lý do nh ư: thiếu thông tin về thị trường, hiểu biết về văn hóa và tập quán kinh doanh của nhau còn hạn chế trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nên quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước thuộc khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn. Có thể nói, thị trường Trung Đông hiện nay chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm một cách đúng mức trong hoạt động trao đổi kinh tế thương mại, nhấ t là đối với hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Trước viễn cảnh đầy khó khăn và thách thức của kinh tế thế giới trong thời gian tới, nhận thức được tầm quan trọng và vị trí chiến lược của khu vực Trung đông, Chính phủ đã xác định năm 2008 là năm trọng điểm trong quan hệ với Trung đông nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương m ại với các nước trong khu vực này. Ngày 9 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 125/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008-2015. Bộ Công Thương cũng đã xây dựng chương trình hành động nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008-2015. Để tăng cường xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông, cần tiếp tụ c có những nghiên cứu về thị trường Trung Đông một cách đầy đủ và toàn diện nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt động xuất khẩu của 9 Việt Nam sang Trung Đông thời gian qua. Từ đó xây dựng các quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông để đạt các mục tiêu đã được đề ra. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã được giao chủ trì thực hiện đề tài khoa học cấp B ộ “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực thị trường Trung Đông”. Mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu tình hình thị trường Trung Đông để đề xuất và xây dựng các giải pháp mang tính nhà nước và các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường trao đổi hàng hoá và dịch vụ với khu vực thị trường Trung Đông, giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào thị trường này. Đối tượng nghiên cứu là : các chính sách thương mại, thực trạng hoạt động nhập khẩu của Trung Đông, thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Tổng quan thị trường Trung Đông và một số đối tác chính ở Trung Đông và quan hệ kinh tế thương mại Việt giữa Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2005-2008. Về phần đề xuất giải pháp và định hướng từ này cho đến năm 2015. Nội dung nghiên cứu của đề tài được kết cấu bao gồm: CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TRUNG ĐÔNG VÀ CƠ SỞ ĐẨY MẠNH HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM CHƯƠNG 2: THỰC TRANG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO TRUNG ĐÔNG CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤ KHẨU VÀO TRUNG ĐÔNG 10 Với những nội dung trên đây, hy vọng rằng đề tài sẽ góp phần cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông từ nay đến năm 2015. [...]... phối tiến trình hoà bình Trung Đông EU, Nga, Trung Quốc cũng tìm cách đẩy mạnh hợp tác kinh tế với khu vực Trung Đông, tranh thủ nguồn năng lượng, tăng cường vị thế và gây ảnh hưởng của mình tại khu vực Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng đang tìm cách đẩy mạnh hợp tác với Trung Đông trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, thương mại và xuất khẩu lao động Một số nước trong khu vực như Ả-rập Xê-út, I-ran,... thể đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước Trung Đông để nhập khẩu dầu thô, các sản phẩm hoá dầu từ khu vực này và xuất khẩu sang thị trường này các sản phẩm công nghiệp nhẹ và sản phẩm nông nghiệp 1.2.1.2 Về hợp tác công nghiệp Lĩnh vực có nhiều tiềm năng nhất trong hợp tác công nghiệp với các nước Trung Đông là hợp tác về dầu khí Với trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới như trình bày ở trên, Trung Đông. .. đây kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn khu vực tăng trưởng liên tục, đặc biệt năm 2008 toàn khu xuất khẩu đạt 1.093 tỷ USD, tăng 57% so với năm 2007 và nhập khẩu đạt 541,5 tỷ USD tăng 41% so với năm 2007 32 Trong cơ cấu hoạt động ngoại thương, mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Trung Đông vẫn là dầu thô và các sản phẩm hóa dầu hoặc có chiết xuất và liên quan tới dầu thô Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu...CHƯƠNG I: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TRUNG ĐÔNG VÀ CƠ SỞ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM 1.1 Một số đặc điểm kinh tế-xã hội 1.1.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội 1.1.1.1 Khái niệm về khu vực Trung Đông Trung Đông là một khu vực lãnh thổ rộng lớn, có lịch sử và văn hoá lâu đời, là cầu nối giữa Châu Á, Châu Âu và Châu Phi Do tính... trong khu vực Trung Đông đã thu được khoản lợi nhuận khổng lồ từ xuất khẩu dầu mỏ, góp phần tạo nên nguồn vốn dư thừa lớn Riêng trong năm 2006, các nước xuất khẩu dầu mỏ trong khu vực đã thu được hơn 400 trên tổng số 700 tỷ USD lợi nhuận của tất cả các nước OPEC, trong đó Ả- rập Xê-út chiếm 153,3 tỷ USD, UAE hơn 50 tỷ USD Năm 2008 ước tính, lượng ngoại tệ nhàn rỗi nhờ thu nhập từ dầu mỏ tại khu vực Trung. .. nước Trung Đông khác Các nước Trung Đông hầu như không có tiềm năng về nông nghiệp, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong GDP hầu như không đáng kể Tóm lại, nhờ có trữ lượng dầu lửa và khí đốt lớn, đa số các nước thuộc khu vực Trung Đông dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên này cùng với các khoáng sản thiên nhiên để phát triển kinh tế Hầu hết các nước có ngành công nghiệp dầu khí phát triển mạnh. .. thương, mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Trung Đông vẫn là dầu thô và các sản phẩm hóa dầu hoặc có chiết xuất và liên quan tới dầu thô, sắt thép, hoá chất Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng nông sản bao gồm lương thực thực phẩm, máy móc thiết bị, dệt may Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Đông, 2005-2009 Đơn vị: tỷ USD Năm 2005 2006 2007 2008 2009 (dự kiến) Xuất khẩu 531,6 643,6... hàng đầu trong hoạt động ngoại thương của họ EU luôn là đối tác bạn hàng lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ cả về xuất khẩu và nhập khẩu Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ luôn đạt trên 54% và trong tổng kim ngạch nhập khẩu đạt xấp xỉ 50%, tiếp đến là thị trường Mỹ, CIS, Trung Đông Chính sách thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ có những đặc điểm chính sau đây: Thổ Nhĩ Kỳ cam kết thực hiện... quan trọng, luôn chiếm vị trí chi phối nền kinh tế của khu vựcđóng vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và I-xra-en, đa số các quốc gia ở Trung Đông có trữ lượng dầu lửa và khí đốt lớn và Trung Đông luôn được coi là giếng dầu của thế giới Trong số 12 thành viên của Tổ chức xuất khẩu dầu lửa thế giới (OPEC), khu vực Trung Đông chiếm một nửa với 6 thành viên gồm các nước: Ả-rập... một số cách phân loại khác nhau về khu vực này Xét theo cách phân loại về tính chất và đặc điểm địa lý, khu vực Trung Đông hay Trung Cận Đông là các tên gọi để chỉ cùng một khu vực lục địa rộng lớn bao gồm vùng núi Cáp-ca-dơ, bán đảo Ả-rập, Thổ Nhĩ Kỳ và các cao nguyên Tiểu Á, Ác-mê-ni-a và I-ran Xét theo cách phân loại dựa trên tính chất văn hoá, khái niệm Đại Trung Đông được Mỹ đưa ra và nhóm các nước . ngạch xuất khẩu 57 2.2.2. Mặt hàng xuất khẩu chính 59 2.2.3. Đối tác xuất khẩu chính 61 2.2.4. Đánh giá xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông 68 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀO. VÀO TRUNG ĐÔNG 71 3.1. Định hướng phát triển xuất khẩu vào Trung Đông 71 3 3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 71 3.1.2. Thị trường xuất khẩu 3.1.3. Mặt hàng xuất khẩu 71 72 3.2. Các giải pháp. VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ MÃ SỐ: 90.08.RD GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀO KHU VỰC THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG

Ngày đăng: 15/04/2014, 09:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Muc luc

  • Loi noi dau

  • Chuong 1: Mot so dac diem kinh te-xa hoi cua Trung Dong va co so day manh xuat khau hang hoa cua Viet Nam

    • 1. Mot so dac diem KT-XH

    • 2. Danh gia tiem nang va thach thuc trong viec phat trien xuat khau voi Trung Dong

    • 3. Xu huong cua cach nuoc trong viec phat trien quan he thuong mai voi Trung Dong

    • Chuong 2: Thuc trang xuat khau cua Viet Nam vao Trung Dong

      • 1. Tinh hinh nhap khau hang hoa vao Trung Dong

      • 2. Tinh hinh xuat khau cua Viet Nam vao Trung Dong

      • Chuong 3: Cac giai phap day manh xuat khau vao Trung Dong

        • 1. Dinh huong phat trien xuat khau vao Trung Dong

        • 2. Cac giai phap

        • Ket luan

        • Bao cao tom tat

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan