BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG THAP
TRÀN NGỌC LOAN ANH
TIENG VIET TREN MANG XA HOI FACEBOOK
VA SU ANH HUONG DEN NGON NGU VIET
CUA HQC SINH TRUNG HOC PHO THONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM MA SO: 60220102
NGUOI HUONG DAN: TS NGUYEN VAN BAN
DONG THAP - 2015
Trang 2LOLCAM ON
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Bản, thầy đã dành nhiều thời gian và cơng sức đìu dắt tôi từ những ngày đầu khó khăn cũng như đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề
tài này,
Tôi xin cảm ơn toàn thể các thầy cô Bộ môn đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu để tơi có thể thực hiện luận văn này
Tôi cũng xin được cảm ơn Phòng Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Đồng Tháp đã tao mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả người thân trong
gia dinh va bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thị
ian hoc tap và
thực hiện luận văn
Đằng Tháp, ngày tháng năm 2015
Tác giả Luận văn
(Kí và ghi rõ họ tên)
Trang 3LOICAM DOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng chúng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bắt kì một cơng trình nào khác
Déng Tháp, ngày tháng năm 2015
Tác giả Luận văn
(Kí và ghỉ rõ họ tên)
Trang 4
DANH MUC CAC TU VIET TAT
STT 'Viết diy di Ký hiệu viết tắt
1 JBahe ĐH
2 [Giáo viên Gv
3 [Hoe sinh HS
4 [Naa xudt ban Nxb
3 | Trung hoc pho thong THPT
6 [Trang Tr
Trang 5DANH MUC CAC BANG BIEU
STT “Tên bảng biểu Trang
Bảng 2.1 Thông kế đặc điểm sử dụng tiếng Việt trên mạng xã hội Facebook trên các mặt ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp
3
Trang 6MỤC LỤC
“Trang bìa phụ
lời cảm ơn Lời cam đoạn
Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Mục lục MO DAU 1 Lý do chọn đề tài 2 Lịch sử vấn đề 3 Mục đích nghiên cứu
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
35.1 Đối tượng nghiên cứu
5.2 Pham vi nghién citu
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp khảo sát điểu tra
6.2 Phương pháp thống kê, phân loại
6.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
ee
a
7 Đồng góp của luận văn
8 Cấu trúc của luận văn NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ GIAO TIẾP 'VÀ NGÔN NGỮ GIAO TIẾP TRÊN MẠNG XÃ HỌI FACEBOOK 11
1.1 Ngôn ngữ giao tiết "
1.1.1 Các khái niệm cơ ban : se
Trang 7
1.2 Ngôn ngữ giao tiếp trên mạng xã hội Facebook -18
1.2.1 Khái quát về mạng xã hội Facebook 18
1.2.2 Các hình thức ngơn ngữ được sử dụng trong giao tiếp trên mạng, 20
„26 xã hội Facebook ở Việt Nam
1.3 Tiểu kết chương 1
Chương 2: TIỀNG VIỆT ‘TREN MANG XA HOI FACEBOOK 2.1 Đặc điểm của tiếng Việt trên mạng xã hội
„ 2.1.1 Tiếng Việt trên mạng xã hội mang đậm dấu ấn cá nhân
2.1.2 Tiếng Việt trên mạng xã hội thường mang tính khẩu ngữ
2.1.3 Tiếng Việt trên mạng xã hội tổn tại nhiều trào lưu
2.2 Kết quả khảo sát về hình thức và mức độ sử dụng tiếng Việt trên
mạng xã hội
2.2.1 Mục tiêu,
2.2.2 Phân tích kết quả khảo sát và kết luận rút ra dung đối tượng và phương pháp khảo sắt
2.3 Những mặt tích cực và tiêu cực của các hình thức tiếng Việt trên
mạng xã hội Facebook
2.3.1 Những mặt tích cực của các hình thức tiếng Việt trên mạng xã
hội Facebook -52
2.3.2 Những mặt tiêu cực của các hình thức tiếng Việt trên mạng xã
hội Facebook và nguyên nhât
2.4 Tiểu kết chương 2 7 Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA SỰ ẢNH HƯỚNG CỦA NGƠN NGỮ MẠNG ĐĨI VỚI CÁCH VIET CUA HỌC SINH TRUNG HỌC PHÔ THÔNG „61 3.1 Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ "lệch chuẩn” trên mạng xã hội đến ngôn
61 62
ngữ viết của học sinh THPT
Trang 8
3.1.2 Vé tir vung
3.1.3 Về ngữ pháp 68 70
3.2 Dự đoán về sự phát triển của ngôn ngữ mạng xã hội
3.3 Một số giải pháp phòng tránh sự ảnh hưởng tiêu cực của ngôn ngữ
lệch chuẩn trên mạng xã hội Facebook đến ngôn ngữ viết của học sinh “Trung học phổ thông “T7
3.3.1 Phát huy vai trò của gia đình trong vi học sinh
3,
tèn luyện ngôn ngữ cho Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của
giao tiếp
3.3.3 Phát huy vai trò định hướng giao tiếp bằng ngôn ngữ chuẩn mực của các cơ quan truyền thơng ¬ ố
3.4 Tiểu kết chương 3 KET LUA!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHY LUC
Trang 9
MO DAU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa - lich sử từ thể hệ này sang thế hệ khác
Ngôn ngữ được thể hiện ở mọi mat trong đời sống Ở mỗi hình thức tồn
tại và phương tiện thể hiện, ngôn ngữ mang những đặc điểm cũng như những
nét độc đáo riêng biệt Mạng xã hội Facebook ra đời cũng là một hình thức và
phương tiện có chức năng chuyển tải các hoạt động giao tiếp của một cộng
đồng người, thậm chí mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới Kẻ từ khi ra đời
cho đến nay, mạng xã hội Facebook trở thành một trong những phương tiện
giao tiép nhanh chóng và hiệu quả Mạng Facebook được đa phần giới trẻ sử
dụng để kết nối, chia sẻ thông tin với bạn bè và bộc lộ trạng thái, cảm xúc của
mình Facebook ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự phát sinh và tổn tại
của ngôn ngữ trên mạng xã hội Facebook Nó trở thành một hiện tượng phổ
biến và được xem là một dạng "tiếng lóng”, là ngơn ngữ "lệch chuẩn” được
một bộ phận thanh thiếu niên “ưa chuộng” và thường xuyên sử dụng bên cạnh
nhiều mạng truyền thông khác
Ở Việt Nam, ngôn ngữ ma trẻ hiện đang sử dụng được gọi bằng nhiều tên khác nhau Chẳng hạn, căn cứ vào đối tượng sử dụng, người ta có các cách định danh như: ngôn ngữ giới trẻ, ngôn ngữ 9X, ngôn ngữ teen :
căn cứ vào phương tiện sử dụng có: ngơn ngữ @, ngôn ngữ chát, ngơn ngữ
mạng Loại hình ngôn ngữ này thường là sự kết hợp giữa việc sử dụng hệ
thống viết tắt, biểu tượng, con chữ cũng như con số đại
Trang 10
văn hóa truyền thống Thêm vào đó, việc sử dụng loại hình ngơn ngữ này cũng mang lại nhiều luồng ý kiến khác nhau: đồng tình có, phản đối có; cũng như dư luận trái chiều về việc có nên để loại hình ngơn ngữ “lệch chuẩn” này
tồn tại và phát triển hay không? Những giải pháp thiết thực nào cho thực trang
tiếng Việt “lệch chuẩn” để không tác động tiêu cực đến ngôn ngữ viết của học sinh trong trường phô thông ?
Trên cơ sở ý nghĩa của việc tiếp cân tiếng Việt từ mạng xã hội và những tác động của các hình thức tiếng Việt “lệch chuẩn” đến ngôn ngữ viết
của học sinh THPT, chúng tôi chọn nghiên cứu Tiếng Việt trên mạng xã hội
Facebook và sự ảnh hưởng đến ngôn ngữ viết của học sinh THPT đè nghiên cứu trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ
2 Lịch sử vấn đề
“Thực trạng “tiếng lóng” của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên từ lâu nay đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Điểm qua một
số công trình nghiên cứu đã cơng bố, có thể thấy, các nghiên cứu thường tập
trung vào một số phương diện như: Phân tích, mơ tả các biến thể mà giới
thường sử dụng trong giao tiếp; So sánh ngôn ngữ nói và ngơn ngữ viết của
thanh thiểu niên; Sự khác biệt của ngôn ngữ giới trẻ với ngôn ngữ chuẩn về
mặt từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, ngữ dụng; Mỗi quan hệ, sự tác động giữa các biến thể ngôn ngữ giới trẻ với các nhân tổ xã hội Theo các hướng, có thể kể
đến các cơng trình nghiên cứu về tiếng Việt với nhiều hình thức và hướng tiếp
của giới trẻ
cận khác nhau như; Thực trạng sử dụng tiếng Việt “phi chuẩi
hiện nay nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội (nghiên cứu của GS.TS
Nguyễn Văn Hiệp và Th.S Dinh Thi Hing của Viện Ngôn ngữ học, được in trên Tạp chí Ngơn ngữ & đời sống số 5 (223) - 2014); Một số vấn đề về ngôm
Trang 11Liên Hương của Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế được in trên Tạp chí Ngơn ngữ & đời sống số 6 (224) - 2014); Ngôn ngữ mạng: Gió lành hay gió độc?* của tác giả Trịnh Thanh Thủy đề cập đến hình thức chữ tốc kí được dùng trên internet và những vấn để liên quan; và các bài tiểu luận như Nghiên cứu sự tác động của ngôn ngữ @ lên tiếng mẹ đẻ (nghiên cứu của các sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng do TS Lê Viết Dũng, Khoa
tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng hướng dẫn) trong,
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học” lần thứ 6 -
2008; Việc sử đụng ngôn ngữ teen của một bộ phận học sinh sinh viên TP.HCM (đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên Trường Đại học
Ngoại thương cơ sở II do PGS.TS Phạm Đình Nghiệm hướng dẫn)
Bên cạnh đó là các bài nghiên cứu, báo mạng như: Thành ngữ tuổi teen có lệch chuẩn tiếng Việt? của Lê Trường (2012); Ngôn ngữ “lai căng”
của giới trẻ của Lê Vy (2012) và các buổi nói chuyên, tọa đàm về hiện
tượng "lệch chuẩn” của tiếng Việt hiện nay với sự tham gia của PGS.TS
Phạm Văn Tình
Có thể n những nghiên cứu khoa học, các bài báo cáo với nhiều
mảng đề tài, nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, với nhiều quan điểm khác
nhau về tiếng Việt "lệch chuẩn” tương đối phong phú Song, đây chỉ mới là những nghiên cứu ban đầu, tuy nêu được thực trạng, hệ thống được một vài hình thức “lệch chuẩn” của tiếng Việt trong quá trình giao tiếp bằng văn bản nói chung nhưng chưa có giải pháp phòng tránh sự ảnh hưởng của nó đến trên mạng xã hội Facebook và những ảnh hưởng của nó đến ngơn ngữ viết của học sinh THPT thì vẫn chưa
ngơn ngữ viết Ngồi ra, vấn đề về tiếng Vị
thấy bài viết hay những cơng trình
nghiên cứu ở trên vẫn là những tư liệu bổ ích giúp chúng tơi có cái nhìn tồn
Trang 12
động của nó đến ngơn ngữ viết của học sinh THPT cũng như những định hướng cho nghiên cứu của mình
3 Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích khảo sát đặc điểm về hình thức của tiếng Việt trên mạng xã hội Facebook Từ đó, phân tích, đánh giá các mặt tích cực, tiêu cực của tiếng Việt "lệch chuẩn” trên mạng xã hội Facebook và sự ảnh hưởng tiêu cực đến ngôn ngữ viết của học sinh THPT nhằm cảnh báo cũng như đề
xuất hướng phòng ngừa đối với học sinh THPT trong các hoạt động giao tiếp
bằng văn bản viết
.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ cơ bản:
~ Nghiên cứu các hình thức của tiếng Việt trên mạng xã hội Facebook ~ Nghiên cứu về thực trạng, mức độ sử dụng tiếng Việt “lệch chuẩn”
của giới trẻ trên mạng xã hội Facebook
- Phân tích, làm rõ những mặt tích cực cũng như những ảnh hưởng tiêu
cực của tiếng Việt "lệch chuẩn” trên mạng xã hội Facebook tác động đến
ngôn ngữ viết của học sinh THPT
~ Đề xuất một số pháp mang tính định hướng thiết thực đối
Trang 13
5 Déi twgng va pham vi nghiên cứu S.1 Đắi tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là các hình thức của tiếng Việt trên mạng xã hội Facebook và sự ảnh hưởng tiêu cực của ngôn ngữ "lệch chuẩn” trên mạng xã hội đến ngôn ngữ viết của học sinh THPT
5.2 Phạm vỉ nghiên cứu:
Do những điều kiện khách quan và chủ quan, và thời gian thực hiện luận văn, tác giả luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu dựa trên dữ liệu nghiên cứu là 100 địa chỉ tài khoản Facebook của các bạn trẻ để khảo sát các hình thức của tiếng Việt trên mạng xã hội Ngoài ra, chúng tôi cũng dựa trên
cứ liệu vở ghi bài học và các bài kiểm tra viết của HS để làm nỗi bật sự tác
động tiêu cực của tiếng Việt “lệch chuẩn” trên mạng xã hội Facebook đến
ngôn ngữ viết của học sinh THPT
6 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên quan điểm toàn diện, nhìn nhận vấn đề một cách cởi mở và
xem ngôn ngữ Facebook như một biến thể ngôn ngữ - một loại hình ngơn ngữ
iêng biệt, chúng tôi tập trung nghiên cứu về một số biến thé từ vựng, cú pháp
phổ biến được dùng trong phạm vi này và nhìn nhận một cách thăng thắn vẻ thái độ của người sử dụng cũng như người tiếp nhận văn bản bằng các phương pháp cụ thể sau:
6.1 Phương pháp khảo sát điều tra
Phương pháp khảo sát điều tra đựa trên cứ liệu là các địa chỉ tài khoản
Trang 146.2 Phương pháp thắng kê, phân loại
Phương pháp thống kê, phân loại được sử dụng dé thống kê, phân loại
các số liệu từ kết quả khảo sát nhằm hình thành những nhận định, đánh giá
chính xác, khoa học về các hình thức tồn tại của tiếng Việt trên mạng xã hội
Facebook cũng như những tác động tiêu cực của các hình thức ngơn ngữ đó
đến ngơn ngữ viết của học sinh THPT 6.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu Từ việc thống kê, phân loại các hình thức tồn tại của tiếng Việt trên mạng xã hội Facebook, những ảnh hưởng tiêu cực đến ngôn ngữ viết của
học sinh THPT, thông qua những ví dụ minh họa, chúng tôi lập luận, phân
tích, chứng minh và đánh giá tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề để có những kết
luận phù hợp
7 Đồng góp của luận văn
Luận văn góp phần phát hiện làm rõ các hình thức tồn tại của tiếng Việt
trên mạng xã hội Facebook, từ đó cho thấy mặt tích cực cũng như những tác
động tiêu cực của tiếng Việt “lệch chuẩn” đến ngôn ngữ viết của hoc sinh
'“THPT và vạch ra những xu hướng phát triển của hình thức ngơn ngữ đó Đồng góp những giải pháp mang tính định hướng tích cực để giúp học
sinh THPT tránh sự ảnh hưởng tiêu cực của ngôn ngữ mạng xã hội đến ngôn ngữ viết của họ trong giao tiếp
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
Trang 15Chương 1: Những vấn đề chung về ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ giao tiếp trên mạng xã hội
iễng Việt trên mạng xã hội Facebook
Chương 3: Giải pháp định hướng phòng ngừa sự ảnh hưởng của ngôn
Chương 2:
Trang 16Chuong 1
NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ GIAO TIẾP
'VÀ NGÔN NGỮ GIAO TIẾP TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
1.1 Ngôn ngữ giao tiếp
1.1.1 Các khái niệm cơ bảm 1.1.1.1 Ngơn ngữ là gì?
Có ngôn ngữ va khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc trưng quan trọng phân biệt người và động vật Khơng có một con người bình thường nào khơng,
dùng ngơn ngữ Ngôn ngữ gần gũi, thân thiết như những gì gần gũi và thân
thiết nhất mà con người có thể có Nhưng ít ai đặt câu hỏi “Ngén ngữ là gi?”
Điều đó cũng giống như khơng khí rất quan trọng đối với con người, song
mấy khi ta nghe một người nào đó hỏi “ơng khứ là gì?” Tuy nhiên, “Ngơn
ngữ là gì?" là một trong những câu hỏi đầu tiên mà Ngôn ngữ học phải trả lời
và cũng là một trong những vấn đề đầu tiên mà một người học Ngôn ngữ học phải biết
“Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường dùng từ ngữ như ngơn ngữ
của lồi hoa, ngơn ngữ của lồi vật, ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ hội họa, ngôn ngữ điêu khắc, ngôn ngữ cơ thể, ngơn ngữ lập trình, ngơn ngữ tốn Từ ngơn ngữ trong những cách dùng như vậy không được hiểu theo nghĩa gốc của nó, mà chỉ được dùng với nghĩa phái sinh theo phép ẩn dụ, hoán dụ, dựa trên cơ sở nét tương đồng giữa ngôn ngữ với những đối tượng được nói đến:
cơng cu dùng để biểu đạt, để thể hiện một điều gì đó
Vậy, ngơn ngữ là một hệ thống đấu hiệu đặc biệt, được dàng làm
Trang 17Thứ nhất, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội Ngôn ngữ, hiển nhiên, không phải là một hiện tượng tự nhiên, hay hiện tượng cá nhân mà là một
hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội Điều đó được biểu hiện qua các
phương diện sau:
Ngôn ngữ nảy sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người và phụ
thuộc vào xã hội loài người, phục vụ cho nhu cầu (cũng mang tính xã hội) của
lồi người Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ luôn tiếp thu các yếu tố mới để ngày càng thêm phong phú và hồn thiện
Ngơn ngữ mang bản sắc của từng cộng đồng xã hội Cộng đồng lớn là các dân tộc, các cộng đồng nhỏ là cộng đồng địa phương hay cộng đồng nghề nghiệp Bản sắc dân tộc in đậm trong các bình diện của ngôn ngữ: ngữ âm, từ
vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp,
Ngôn ngữ phục vụ cho toàn thể xã hội, là công cụ chung của xã hội, là
báu của dân tộc” (Hồ Chí Minh)
Khơng có ngơn ngữ riêng của từng cá nhân Ngoài chức năng phục vụ xã hội,
“tài sản vô cùng lâu đời và vô cùng quý
ngơn ngữ cịn là phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, là phương tiện giúp
con người hiểu biết lẫn nhau trên mọi lĩnh vực trong xã hội
Ngồi ra, ngơn ngữ còn là một hiện tượng xã hội đặc biệt Nó không
thuộc về cơ sở hạ tẳng, kiến trúc thượng tằng, cũng không phải là công sản
xuất; ngôn ngữ cũng khơng mang tính giai cấp
Thứ hai, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yêu nhất của con
là hoạt động truyền đạt, trao đổi thông tỉn Phương tiện giao
có rất nhiều loại: phương tiện giao tiếp của con ngưi
và phương tiện
giao tiếp của loài vật, phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phương tiện giao
ép khác nhau như đèn giao thông, cử chỉ, tiếng chuông báo hiệu nhưng không
Trang 18
có phương tiện nào quan trọng như ngôn ngữ Đặc điểm này của ngôn ngữ
được xem xét ở các phương diện sau:
Xết về mặt lịch sử thì ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp có lịch sử lâu
Và
đời nhất Ngôn ngữ ra đời cùng với con người, cùng với xã hội loài ngưi từ đó đến nay, nó luôn luôn là phương tiện giao tiếp của con người Với ngơn ngữ, con người có thể giao tiếp với nhau qua các thời đại cách xa nhau hàng,
muộn hơn, thậm chí mới
ngàn thế kỉ Các phương tiện giao tiếp khác ra đờ
xuất hiện gần đây (các biển chỉ đường, hình vẽ trong ngành giao thơng, các
tín higu di
báo, các mã hiệu trong quân sự )
Xét về mặt không gian và phạm vi hoạt động: ngôn ngữ phục vụ cho việc giao tiếp của con người ở khắp mọi nơi, ở tắt cả các lĩnh vực hoạt động của con người, ở tắt cả các nghề nghiệp, tất cả các lứa tuổi, các thế hệ Các phương tiện giao tiếp khác có phạm vi hoạt động hạn chế hơn
Xét về mặt khả năng: ngôn ngữ giúp cho con người giao tiếp với nhau
và trao đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm với các sắc thái tỉnh vi, tế nhị Có thể nói, không một nội dung nào mà ngôn ngữ không truyền đạt nồi, ngay cả các sắc thái tình cảm sâu kín và tế nhị nhất Các phương tiện giao tiếp khác có khả năng hạn chế hơn rất nhiều Chẳng hạn, các biên chỉ đường hay các biển vẽ trong giao thông chỉ có thể thơng báo cho người đi trên đường biết được đặc
thái độ con người Hay cả âm nhạc lẫn nghệ thuật tạo hình đều không thể
`m cần lưu ý trên đường, chứ không thể bộc lộ được tình cảm, truyền đạt được những tư tưởng tình cảm chính xác, rõ ràng và hồn tồn xác định Vì vậy, không thể dùng chúng làm phương tiện thay cho ngơn ngữ
Trang 19tình cảm và thái độ của tổ tiên và các thế hệ đã qua đều được lưu trữ và truyền đến ngày nay nhờ ngôn ngữ Trong tắt cả các phương tiện mà con người dùng để giao tiếp thì ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp vạn năng và là phương tiện iao tiếp duy nhất thoả mãn được tắt cả các nhu cầu của con người
Thứ ba, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của nó Chức năng thể hiện
tư duy của ngôn ngữ biểu hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, ngôn ngữ là hiện
thực trực tiếp của tư tưởng Khơng có từ nào, câu nào mà lại không biểu hiện
khái niệm hay tư tưởng Ngược lại, khơng có ý nghĩ, tư tưởng nào không tổn
tại dưới dạng ngôn ngữ Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng Thứ hai, ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng Mọi ý nghĩ, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ Như thế, ngôn ngữ là một công cụ của nhận thức, tư duy, gắn bó mật thiết với hoạt động
nhận thức - tư duy và v
những sản phẩm của hoạt đơng này Đó là hai
phương diện có tính thống nhất cao nhưng hoàn tồn khơng đồng nhất
Cuối cùng, ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt Ngôn ngữ là sự kết
hợp giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện Hai mặt này không bao giờ tách nhau nhưng lại có quan hệ võ đoán với nhau, mặt biểu hiện của ngơn ngữ mang tính hình tuyến Ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín hiệu, mang
ban chat tín hiệu Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tắt cả những đặc trưng riêng biệt và tính phức tạp trong hệ thống tổ chức của mình, là một nhân tố trung tâm bảo đảm nó trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của
con người
Tóm lại ngơn ngữ được hiểu là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là
Trang 201.1.1.2 Khái quát v giao tiếp
Khái niệm về giao tiếp được định nghĩa như sau: Giao riếp là quá trình trao đổi thơng tin giữa ít nhất là hai chủ thể, nhằm một mục đích nhất định, sẵn với ngữ cảnh giao tiếp và bằng một phương tiện giao tiếp chung
“Thông thường, giao tiếp phải trải qua ba trạng thái: trao đổi thơng tin, xúc tâm lí
êu biết lẫn nhau; tác động và ảnh hưởng lẫn nhau 1.1.2 Đặc điễm của ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống xã hội
1.1.2.1 Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp
Trải qua rất nhiều thời kì ngơn ngữ luôn vận động và biến đổi - một đặc tinh quan trong va cố hữu của ngôn ngữ Tiếng Việt cũng đã có sự vận động, biến đổi theo quy luật phát triển của nó và theo nhu cầu của người sử
dụng Tuy nhiên, cùng với quá tình hình thành và phát triển của ngôn ngữ
dân tộc, có vài vấn đề cần lưu ý Đó là: mối quan hệ của ngôn ngữ và các
phương ngữ, sự hình thành ngơn ngữ văn hóa, quy luật phát triển của ngôn
ngữ và về chức năng giao tiếp của ngôn ngữ
Mối quan hệ của ngôn ngữ dân tộc và các phương ngữ Ngôn ngữ dân
tộc được xây dựng trên cơ sở của một phương ngữ (thường là phương ngữ ở
vùng trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa) hoặc được xây dựng trên cơ sở
tổng hịa có chọn lọc từ các phương ngữ khác nhau Sự hình thành ngơn ngữ
dân tộc thông nhất vẫn không phủ nhận sự tồn tại của các phương ngữ Ngay
cả trong thời kì hiện nay, khi đã có sự giao lưu rộng rãi trong một quốc gia hay giữa các quốc gia vẫn có phương ngữ tồn tại trong lịng một ngơn ngữ
dân tộc
Sự hình thành ngơn ngữ văn hóa Ngơn ngữ văn hóa được hình thành
dựa trên sự phát triển của ngơn ngữ dân tộc Đó là thứ ngôn ngữ được trau
Trang 21giáo dục, văn hóa, văn học nghệ thuật, khoa học, quản lí nhà nước, ngoại
giao Nhưng đó khơng phải là thứ ngôn ngữ xa lạ với tồn dân, cách li khỏi
ngơn ngữ dân tộc, mà chính là ngôn ngữ đân tộc được nâng lên mức chuẩn mực, trong sing
Quy luật phát triển của ngôn ngữ Ngôn ngữ không phát triển, biến đổi theo cách đột biến Nó ln trong trạng thái biến đổi và phát triển, nhưng cũng luôn kế thừa và bảo tồn những cái đã có Mỗi thế hệ mới ra đời, mỗi chế độ xã hội mới được thay thể vẫn sử dụng ngôn ngữ vốn có, chứ khơng phải
tạo lập ra một thứ ngôn ngữ mớ
Kế tiếp, về chức năng giao tiếp của ngôn ngữ Giao tiếp được hiểu là sự truyền đạt thông tin từ người này sang người khác nhằm mục đích nhất định Khi giao tiếp chắc chắn phải dùng phương tiện để chuyển tải thông tin
mà ta nghĩ trong đầu đến người tiếp nhận và ngơn ngữ chính là phương tiện ta
hay dùng để chuyển tải các thơng tin đó
Người ta tạo ra ngơn ngữ vì mục đích giao tiếp Từ, câu, văn bản đó
là những đơn vị trực tiếp tao ra quá trình mang và tải thông tin Bên cạnh đó,
ngơn ngữ cịn đóng vai rò tàng trữ và lưu hành thơng tin
Nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người vì
ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp có phạm vi sử dụng rộng rãi nhất, ngôn ngữ
có khả năng chuyển tải nội dung phong phú, thẻ hiện đầy đủ và chính xác nội dung thơng tin nhờ hình thức của chữ viết với hiệu quả giao tiếp cao hơn các
phương tiện giao tiếp khác Nhờ đó, con người có thể hiểu nhau trong quá
Trang 221.1.2.2 Ngôn ngữ trong đời sống xã hội và vấn đẻ văn hóa giao tiếp
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển, đi kèm với sự bùng nỗ và
phát triển mạnh mẽ của Intemet, của các phương tiện thông tin đại chúng
“Tiếng Việt dần trở thành ngôn ngữ phổ thông của người Việt, cụ thể là tiếng
Việt đã được phổ cập một cách nhanh chóng, rộng khắp; khơng chỉ được sử
dụng trong phạm vi người Kinh sinh sống mà ở các vùng dân tộc thiểu số
cũng dùng tiếng Việt để học tập và làm việc Tiếng Việt cũng ngày càng trở
nên giàu đẹp hơn nhờ quá trình hội nhập và tồn cầu hóa Nhiều khái niệm
từ, ngữ mới được du nhập và được sử dụng phổ biến Ví dụ như: Internet,
tồn cầu hóa, mạng tồn cẩu, Ơ — sin (ng úp việc), pro (chuyên
nghiệp) Nhưng bên cạnh những ưu điểm vừa kể trên, tiếng Việt đang phải đối mặt với vấn đề văn hóa giao tiếp trên các kênh phương tiện thông tin đại chúng hiện nay như báo mạng, quảng cáo, mạng xã hội cũng như về văn hóa
giao tiếp của giới trẻ
Đầu tiên là vấn đề lạm dụng tiếng lóng Trong xã hội hiện đại, tiếng
long phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ và không chỉ riêng Việt Nam mà ở
nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng sử dụng tiếng lóng Chăng hạn ở Mỹ, 'ngôn ngữ đường ph
người ta gọi đó là “ “ngôn ngữ giới trẻ” Khi mới xuất
hiện, tiếng lóng được dùng như một mã ngôn ngữ riêng, được sử dụng trong
một nhóm xã hội nhất định Nhưng tiếng lóng ngày nay khơng cịn mang tính bí mật nữa mà được dùng ngày càng rộng rãi với cách dùng từ phong phú, đa
dạng và có khơng ít từ lóng đo được sử dụng nhiều nên dẫn trở thành ngôn
ngữ chung cho mọi người dùng Ví dụ như người ta thường nói “ăn trứng với ngỗng” thay cho cách ní
ngỗng thơng thường 1a “bj diém 0” hay
“điểm 2” và nói “trượt vó chuối” thay vì dùng từ “thi trượt”, “thi hỏng”
Điều đáng nói là,
Trang 23tiếng lóng chỉ nên được sử dụng trong môi trường vui chơi, giải trí một cách thân mật hoặc trong những trường hợp đặc biệt khi cần nhắn mạnh điều gì đó và phải dùng trong văn cảnh phù hợp Nhưng ngày nay, tiếng lóng được giới trẻ sử dụng trong phạm vi giao tiếp chính thức, điều này vơ tình làm giảm tính chuẩn mực trong ngôn ngữ Không chỉ sử dụng trên mạng xã hội, nhiều học sinh còn vơ tư đưa tiếng lóng vào quá trình giao tiếp trong nhà trường, vào bài vở Nếu không kịp chắn chỉnh, về lâu dài sẽ trở thành thói quen khó chữa
Bên cạnh đó là vấn đề sính ngoại trong giao tiếp Ngày nay, khi vấn đề “học nói" cùng với những giá trị văn hóa di kèm với nó khơng cịn bị bó hep trong phạm vi vùng miễn hay quốc thì ngoại ngữ cùng với việc học ngoại
ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và sự xâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt ngày
càng trở nên phổ biến thì mọi người hẳn khơng còn xa lạ với các thuật ngữ: gửi mail, download tài liệu, search thong tin thường xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh truyền thông, báo chí hay các mục quảng cáo Cùng với sự phát triển, xâm nhập phỏ biến đó, tiếng Anh được sử ï trẻ Thay vì nói
hay lời xin lỗi
dụng ở tần số cao trong quá trình giao tiếp hằng ngày của gi
“tạm biệt” người ta thường nói “bye bye”, “see you agai
được thay thế bằng “sorry”, “sorry nha”, “sorry baby” Lỗi nói “nứa Tây
nữa ta” từ đó trở thành phổ biến do sự tiện lợi, ngắn gọn cũng như đáp ứng
được nhu cầu đi kịp thời đại và thể hiện cá tính của những người hiện đại
1.2 Ngôn ngữ giao tiếp trên mạng xã hội Eacebook
1.2.1 Khái quát về mạng xã hội Facebook
"Mạng xã hội hay goi là mạng xã hội ảo (social network) là dịch vụ nối
Trang 24khác nhau không phân biệt không gian và thời gian Những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng'
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sé file, blog và xã luận Các dịch vụ này trở thành một phần tất yếu và có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác : dựa theo nhóm (group), dựa trên thông tin cá nhân hoặc sở thích cá nhân hay các lĩnh vực người đùng quan tâm như: nghệ thuật, kinh doanh
Hiện nay trên thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau như MySpace, Me2day, Twitter, ZingMe, Zalo, Weibo Và đặc biệt phổ biến là mạng xã hội Facebook
"Facebook là một website truy cập miễn phí do cơng ty Facebook, Inc điều hành Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo „ trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với
cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng Tên của website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của công đồng campus mà một số trường đại học và cao đăng tại
Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể
làm quen vớ
nhau tại khuôn viên trường
Mark Zuckerberg thinh lập Facebook cùng với bạn bè là sinh viên khoa khoa học máy tính và bạn cùng phòng Eduardo Saverin, Dusin Moskovitz va Chris Hughes khi Mark còn là sinh viên tại Dai hoc Harvard,
Việc đăng ký thành viên website ban đầu chỉ giới hạn cho những sinh
viên Harvard, nhưng đã được mở rộng sang các trường đại học khác tại khu vực Boston, Ivy League, và Đại học Stanford Sau đó nó được mở rộng hơn
Trang 2520
nữa cho sinh viên thuộc bắt kỳ trường đại học nào, rồi đến học sinh phổ thông và cuối cùng là bắt cứ ai trên 13 tuổi
Tính đến tháng 9 năm 2012, Facebook hiện có hơn một tỷ thành viên
tích cực trên khắp thế giới Với con số ấy, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, tiếp theo sau là MySpace và Twitter
Facebook đã gặp phải một số tranh cãi trong những năm qua Nó đã bị
cấm một thời gian tại một số quốc gia, trong đó có Syria, Trung Quốc, Việt Nam và Iran Nó cũng đã bị cấm tại nhiều công sở để hạn chế nhân viên tốn thời gian sử dụng dịch vụ Quyền riêng tư trên Facebook cũng là một vấn đẻ gây nhiều tranh cãi Trang này cũng đang đối mặt với một số vụ kiện từ một số bạn cùng lớp của Zuckerberg, những người cho rằng Facebook đã ăn
mã nguồn và các tài sản trí tuệ khác của họ
Mạng xã hội Facebook thuộc loại hình công ty đại chúng, được thành
lập vào ngày 04 tháng 2, 2004, Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ bởi các
nhà sáng lip: Mark Zuckerberg, Dustin Moskovitz, Eduardo Saverin, Andrew
McCollum, Chris Hughes, do Mark Zuckerberg hién là giám đốc điều hành:
c6 tru sé tai Palo Alto, California Dublin, Ireland Dia chi chinh 1a trang web:
facebook.com Hình thức ngơn ngữ là đa ngôn ngữ; với 1,23 ti ngudi dùng Ước tính đến năm 2012, mức lợi nhuận nằm ở con số trên 5,1 ti USD Và hiện
nay ở Việt Nam, Facebook là trang mạng xã hội trở nên phổ biến và được dùng nhiều hơn cả
1.2.2 Các hình thức ngơn ngữ được sử dụng trong giao tiếp trên mạng xã
hội Facebook ở Việt Nam
“Trong sự phát triển công nghệ thông tin, sự ra đời của Internet được
Trang 262
tính năng động từ khi Internet xuất hiện, con người dần thiết lập được kênh
giao tiếp mới Theo đó, ngơn ngữ mạng cũng xuất hiện và tồn tại theo những
quy luật riêng của nó Ngơn ngữ mạng xã hội mang một hình thức mới, một
bộ mã riêng với những đặc điểm riêng là ngắn, rút gọn tới mức tối đa khơng theo chuẩn chính tả, dấu câu, nhiều kí hiệu biểu trưng và trộn ngữ Việc giao trên Facebook đang dần trở nên phổ biến trong giới trẻ Hình thức giao
tiếp nhanh chóng, tiện dụng này ngày càng trở nên thông dụng hơn do hiệu quả kinh tế mà nó mang lại
Qua q trình khảo sát tìm hiểu về các hình thức ngơn ngữ được sir
dụng trong giao tiếp trên mạng xã hội, chúng tôi thu được các kết quả sau: 1.2.2.1 Viết tắt
Sử dụng kí hiệu, viết tắt khi giao tiếp trên Facebook ngày càng trở nên quen thuộc với người dùng, nhất là giới trẻ - những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội bởi những ưu điểm là tiết kiệm thời gian, công sức, tiết iếp vẫn phần nào tiếp nhận được thông điệp gửi cho nhau Trào lưu viết tắt đã xuất hiện từ lâu trên Facebook và thông thường
kiệm kí tự mà người giao
có các kiểu viết tắt sau:
có quy ước của cư dân mạng nhằm tiết kiệm kí tự Số lượng từ viết tắt kiểu này luôn được cập nhật và bổ sung liên tục Vì là hình
ết tắt có quy luật nên đa phần việc giải mã chúng cũng khơng mấy khó khăn Về hình thức viết tắt theo quy luật, cơ bản gồm viết tắt không dấu và
thức
viết tắt có đầu
Trang 272
Ph thay bang F Vi du: phai > fai, pho phuong > fo fuong, pho
> fo
€ thay bằng K Ví dụ: chục > chuk, com > kom, con >kon Kh thay bing K Vi du: khong > kong, kho khan > ko kan DW thay bang Z Vi du: vui ve > dui de/ zui ze, du > zu
Gi thay bằng J Ví dụ: gian > jan, giay > jay, giu gin > ju jin
Gh thay bing G Vi du: ghe gom > ge gom, ghe >ge
Ngh thay bang Ng Vi du: nghi > ngi, nghe > nge
Qu thay bing Qu Vidu: qua > ga, quen gen Phụ âm cuối chữ, gồm các quy ước sau:
Ng thay bing G Vi du: khong > khog, mong > mog, truong >
truog
Nh thay bằng H Ví dụ: nhanh > nhah, chanh > chah Ch thay bing K Ví dụ: sach se > sak se, trach > trak
Các vần không dấu thường được kết hợp theo kiểu “nguyên âm kép +
trong đó âm cuối chính là những phụ âm cuối đã giản lược hoặc được thay bằng một phụ âm khác Ví dụ như: oang > oag, oach > oak
Ngồi ra cịn có các hình thức như:
Rút gọn nguyên âm kếp còn một nguyên âm Ví dụ nhu: oe > e, ie >iye>i
“Thêm âm đệm Ví dụ như: a > oa (ma > moa, nha > nha), e >
oe (nhe => nhoe)
Thêm phụ âm/ nguyên âm vào sau phụ âm/ nguyên âm cuối Chẳng hạn như: nha > nak, ta > tak, u > ub/ uhm
Viết tắt có dấu Hình thức này cũng tương tự như viết tắt không dấu đã nêu trên (cũng tồn tại dạng viết tắt phụ âm đầu chữ, cuối chữ, rút gọn nguyên
Trang 282
minh chứng cho sự ngắn gọn và mới lạ của ngôn ngữ mạng xã hội Phổ biến nhất là hiện tượng ngôn ngữ “gần âm, cùng nghĩa” như: biếƯ bít, biết rồi/ bít rùi, buồn/ bùn, luôn/ lun, mấy/ mí, trời/ chời
Vidu:
Nickname Rainje Dương viết: “Sài Gòn ty nóng nhưng vẫn k thể cản
bước chân e” (Sài Gịn tuy nóng nhưng vẫn không thể cản bước chân em)
Nickname Thu Thủy viết: “Ngii de 40p xog tih thức đến ság luôn”
(Ngủ được 40 phút xong tỉnh thức đến sáng luôn)
Nickname Yén Nhi Nguyễn viết: “Ngày nào căng một ly tre khi ngủ (Ngày nào cũng một ly trước khi ngủ)
Nickname Thủy Đặng viết: “Tháng 5 - Tháng db nhất trong năm —
thắng cảm nhận rõ những yêu thương người khác dành cho mình” (Tháng 5 —
“Tháng đặc biệt nhất trong năm ~ tháng cảm nhận rõ những yêu thương người
khác dành cho minh)
Nickname V6 Thai Hòa viết: “Nhận chụp hình ngoại cảnh nghe
ACE ” (Nhận chụp hình ngồi cảnh nghe anh chị em)
Qua các ví dụ trên, ta thấy ngôn ngữ trên mạng xã hội Facebook là sự “biến hóa” tùy tiện của tiếng Việt - một kiểu biến hóa khơng theo quy luật “Tuy nhiên, khi viết tắt đã thành thói quen thì lâu dần sẽ thành quy luật Khi ấy, người dùng mạng xã
sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian giao tiếp mà vẫn hiểu được thông điệp của nhau
Hình thức viết tắt theo quy luật đù có ưu điểm là viết tắt được rất nhiều chữ, tiết kiệm được nhiều kí tự và thời gian gõ bàn phím, nếu thuộc được các
quy ước nêu trên ta có thể dễ dàng gi:
mã được những gì giới trẻ thường viết trên mạng xã hội, chẳng han nhu: De thuog ạá (Dễ thương quá), Zưi g (vui
ghê), nhớ đóa nhoa (nhớ đó nha) Tuy nhiên, viết tắt theo quy luật chung
Trang 29
bạn trẻ thường viết “k, ko, kh” thay cho từ “không”, trong khi viết tit theo
quy luật thì phải viết là “kg” mới được hiểu là “không” nhưng đôi khi có thể gây hiểu lầm là “công ”
tự tạo
Là hình thức viết tắt rất phổ biến trên Facebook, được giới trẻ sáng tạo
tiêng cho mình và khơng theo một quy luật chung nào Nếu có theo một quy
luật nào đó thì cũng chỉ áp dụng cho một số từ (bộ mã) thường dùng Qua quá
trình khảo sát, chúng tôi thu được các kết quả sau: trước > tre
được > de
không > ko, k, kg
anh > n/ A/a em nV/E/e
t6i/ tui/ tao > t
may > m với > vs
aaj
di > dj
'Ví dụ như:
Nickname Nguyén Dao Thanh Thảo vi (Anh về đây họp với em nè);
“A vé day hop vs e ne" Niekname Như Trúc viết: “Đôi lic pan fai im ling nuốt cái Tôi
bên trong và chấp nhận mình sai Đó ko đãi thua cuộc mà là trưởng thành"
(Đôi lúc bạn phải im lặng nuốt cái tôi vào bên trong và chấp nhận mình sai
Trang 3025
Nickname An An viét: “Chop de tam nay hk fai dé" (chụp được tắm
này không phải dễ);
Nickname Ji Soo viét:
người ta nój dễ thươg hok phaj la mét cdj
tộj chỉ có một tộj là quá dễ thươg '` ( người ta nói dễ thương không phải là
một cái tội chỉ có một tội là quá dễ thương)
Nickname Định Nguyễn Diễm My viết: “Nóng phừng phừng hk có
ï nhe)
Xuất phát từ mục đích sử dụng hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm nên
vui rồi nhe” (Nóng phừng phừng hong có vui
các nhân vật giao tiếp trên Faecbook ngầm thống nhất với nhau một số bộ mã
Tuy nhiên, việc tiếp nhận thong tin ft hay nhiều còn phụ thuộc vào việc giải mã của nhân vật giao tiếp nhiều hay ít Do hạn chế về khả năng tiếp nhận thông tin nên hình thức viết tắt tự tạo chỉ phù hợp với các nhân vật trong cùng ìm dùng ngôn ngữ vì thế mà hình
một nhóm người có chung sở thích, đặc thức này thường mang tính bảo mật
1.2.2.2 Trộn ngữ
Hình thức chêm xen, trộn ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác cũng rất phổ biến trên Facebook Việc chêm xen các ngôn ngữ khác vào tiếng Việt khi
dùng mạng xã hội được các bạn sử dụng như là cách thể hiện phong cách
ngôn ngữ, thê hiện cá tính của bản thân và nhằm thể hiện sự vui nhộn trong quá trình giao tiếp Ngôn ngữ được lựa chọn phổ biến nhất là tiếng Anh, chêm
Ig Anh được sử dụng ở mật độ cao vì so với các ngôn
ngữ khác, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ “hot"` nhất đối với trẻ Chẳng
hạn như:
ˆ (Khác là
“Khác là đẹp or xấu hơn e'
Trang 3126
tần sau bắt
Nickname Lê Trằn Tuyết Ngân viết: “Đứng rồi đó chị
đầu chiến đấu đến hết tháng, nghĩ tới final exam là ngán muốn xïu'" (Đúng rồi đó chị tuần sau bắt đầu chiến đầu đến hết tháng, nghĩ tới kiểm tra cuối kì là ngần muốn xiu);
Nickname Thùy Dương viết: “Suy nghĩ suy tư, weekend đâu tiên mà
khơng có em ấy & anh ấy, lonely, so lonely'' (Suy nghĩ suy tư, cuỗi tuần đầu
tiên mà khơng có em ấy và anh ấy, cô đơn, cô đơn quá)
Niekname Thảo Thảo viết: “Ai order gì hem? Pạn Thảo đi giao nè!”
(Ai đặt hàng gì không? Bạn Thảo đi giao nè)
Niekname Trung Tín viết: “Lướt newfeed tồn dân cơng nghệ ko à!""
(Lướt bảng tin tồn dân cơng nghệ khơng à!) 1.2.2.3 Chơi chữ/ tiếng lóng thời đại
Bên cạnh các hình thức viết tắt, trộn ngữ, ngôn ngữ trên mạng xã hội
Facebook cịn có hàng loạt những kiểu chơi chữ hay tiếng lóng thời đại, các
uen Các thành ngữ “sành
điệu "" như: chán như con gián, buôn như con chuồn chuồn, xinh như bánh in,
1, hiểu chết liên, hơi bị đẹp, dở hơi biết bơi
Và các tiếng lóng: vãi (quá), chuối (dở hơi), khoai (khó/ chịu), phớ (đẹp đế,
hình thức này được giới trẻ dùng như một th
chánh như cá cảnh, biết chết li
ngon lành), hic (buồn), gẩy (làm náo động), xốa (xả láng) xuất hiện thường xuyên trong các cuộc hội thoại của các bạn trẻ diễn ra trên mạng
1.3 Tiểu kết chương 1
Ngôn ngữ có vai trị quan trọng trong giao tiếp của cộng đồng người
Sự xất hiện của ngôn ngữ trên mạng xã hội Facebook cũng là một hình thức,
phương tiện giao tiếp rộng rãi Ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống xã hội và
Trang 322
nhau và thường xuyên tác động lẫn nhau Tiếng Việt trên mạng xã hội
Facebook được xem là biến thể ngôn ngữ Nó xuất hiện và biến đổi một cách chậm chạp như quy luật phát triển chung của ngôn ngữ Biến thể của tiếng ï nhiều hình thức khác nhau, có quy
Việt trên mạng xã hội thường tồn tại d
luật hoặc không theo quy luật nào cả Các hình thức ngơn ngữ ấy có khi được
phần đông cư dân mạng sử dụng, có khi chỉ được sử dụng trong một phạm vi
Trang 3328
Chương 2
“TIỀNG VIỆT TREN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK 2.1 Đặc điểm của tiếng Việt trên mạng xã hội
Internet ra đời là một cuộc cách mạng sâu sắc đối với loài người Cùng với báo viết, phát thanh và truyền hình, máy tính, điện thoại di động mạng xã hội trở thành kênh truyền thông mới Con người trong không gian này có thể tự do, chủ động, giao lưu một cách cởi mở với nhau Trong quá trình hội nhập, giao lưu đó, ngơn ngữ là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất Việc tồn tại và phát triển của ngôn ngữ mạng xã hội vừa phản ánh xu hướng giản tiên trong xã hội hiện đại, vừa phản ánh một phần đời sống tư duy của lớp trẻ Cũng như sự biến hóa của các hiện tượng xảy ra nhiều trong các ngôn di kèm với nó là những mặt lợi ích và một số biểu hiện của tác động tiêu cực thì tiếng Việt cũng không ngoại lệ, cũng nằm trong xu thế
ngữ trên thé gi
tồn tại và phát triển đó Bởi ngơn ngữ không bất di bất dịch mà luôn xảy ra
các quá trình đào thải, phái sinh theo dòng phát triển của thời gian và xã hội
Khi một nhóm xã hội tổn tại thì sẽ xuất hiện đồng thị nó là những yếu tố, những nhu cầu liên quan đến nó, cụ thể là sự tồn tại và phát triển của mạng xã
hội công với sự xuất hiện của ngôn ngữ mạng với những nét đặc thù riêng
Từ
Ngôn ngữ mạng xã hội tiếng Việt được xây dựng trên cơ sở của tiếng
khi xuất hiện trên mạng, cụ thể là mạng xã hội Facebook, tiếng Việt với tư cách là biến thể được sử dụng khá linh hoạt và có những thay đi
ít nhiều ở
“6 những đặc iếng Việt trên mạng xã
mọi giai đoạn Nhưng nhìn chung, tiếng Việt trên mạng xã hí
điểm sau: thứ nhất là mang dấu ấn cá nhân; thứ h:
Trang 34
29
2.1.1 Tiéng Vigt trén mang xã hội mang đậm dấu ấn cá nhân
Mạng xã hội tồn tại nhờ những lợi ích mà nó mang lại cho cuộc sống của người hiện đại Do có nhiều người sử dụng và do nhu cầu giao tiếp của
từng cư đân mạng là rất khác nhau Mỗi cá nhân đều thể hiện những đặc điểm
cá tính riêng thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ nên tiếng Việt được ding trên mạng xã hội cũng tồn tại dưới nhiều hình thức phong phú, đầy màu sắc và mang đậm dấu ấn cá nhân
Nhìn chung, tiếng Việt trên mạng xã hội thường được cập nhật, bổ sung
thường xuyên và thường được giới trẻ sử dụng là các hình thức lệch chuẩn,
nhiều nhất là là lệch chuẩn về ngữ âm, từ vựng, cụ thể là sự lệch chuẩn trong cách viết tắt, việc sử dụng tiếng lóng hay những thay đổi trong cách dùng đại từ nhân xưng
'Về thực trạng viết tắt, như trên đã phân tích, viết tắt tồn tại hai dạng cơ: bản là viết tắt theo quy luật và viết tắt tự tạo Viết tắt tự tạo là quá trình sáng tạo thêm của giới trẻ dựa trên viết tắt có quy luật, mang tính bảo mật, khó hiểu và có khi đánh đó Và, viết tắt là một trong những hình thức tiếng Việt
“lệch chuẩn” được sử dụng phổ biển trên mạng xã hội
không chỉ được gi
trẻ sử dụng mà ngay cả những cư dân mạng lớn tuổi trên mạng xã hội cũng
dùng chúng Vì sử dụng kí hiệu và chữ ví
nhanh hơn, nhiều hơn, tiết kiệm được thời gian gõ bàn phím do nhu cầu giao tắt trên mạng xã hội sẽ viết được
tiếp nhanh nên khi dùng mạng xã hội chúng ta bắt gặp được nhiều chữ viết tắt là điều rất để hiểu Chẳng hạn như từ viết tắt không dấu đơn giản như: “E gai
cua ai vay ta?” (nickname Khautran Minhlan), “ba khen con de thương”
(nickname Hang Nguyen) đến những kiêu viết tắt phức tạp đầy màu sắc của
giới trẻ: “chup anh hk nghe thuat j het cug khen nua” (nickname Tra My),
Trang 35xat thu wa ha” (nickname Jmy Hoang) và kèm theo đó là những kí hiệu vui
nhộn
'Bên cạnh lối viết tắt giản tiện, đề trừ bớt kí tự vốn có thì tiếng Việt trên mạng xã hội cịn có phép cộng Giới trẻ sử dụng phép cộng bằng cách thêm
vào từ các kí tự mới để tạo ra một âm mới, thường là thêm vào các âm đệm
hay thay đổi nguyên âm, phụ âm trong từ Ví dụ như: thdi > thoai, vé >
dàa; hay thay thể từ này bằng từ khác như: bé pé, qua P qa/ wa, khong >
hem, né >È nà
Ngoài ra, khi giao tiếp trên mạng xã hội,
lới trẻ còn dùng thêm các kí
hiệu vui nhộn xen với ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc của bản thân Vớ d nh â
(vui), đ (buồn),
(mệt mỏi), >.< (cau có) :P (dùng để chọc quê) Tùy theo từng tình huống giao tiếp mà các bạn trẻ sử dụng những kí hiệu khác nhau cho phù hợp, có kì
những kí
Kế tiếp là hình thức trộn ngữ và mã hóa Về hình thức trộn ngữ, tiếng nhiều ngôn ngữ khác và sự lựa chọn hàng đầu chính là tiếng Anh Cộng với hình thức dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, rồi từ tiếng Anh sẽ viết tắt, mã hóa thành các kí tự đặc biệt
rong một dòng tâm trạng, các bạn chỉ ghi toàn
êu thay cho ngôn ngữ
Việt trên mạng xã hội thường được chêm xen vị
Ching hạn như thay vì viết “Chúc ngủ ngon”, các bạn trẻ thường viết “Good' night to you”, ri từ đó sẽ thành “G9” hay “G92U” hay “Chúc cuối tudn vui
° sẽ thành “AMiee weekends” sau đó sẽ được mã hóa thành “ØwÉ”
Tiếp đến là sự phong phú, sáng tạo về đại từ nhân xưng Như chúng ta đã biết, trong tiếng Việt có nhiều cách gọi và nhân xưng theo thứ bậc, tuổi tác
chịu ảnh hưởng của lỗi hô - gọi không phân biệt tuổi tác của tiếng Anh, chịu
là “Cụ” để chỉ
“Sới” để gọi bạn trai hay chồng, “Gái
sự ảnh hưởng của các trào lưu phim ảnh khi dùng cách gẹ
Trang 363Ị
gọi bạn gái hay vợ Theo giới trẻ, lỗi xưng hơ đó thể hiện nét mới lạ hom hinh đồng thời mang đến sự gần gũi
Ngoài ra, tiếng lóng đi kèm với thành ngữ "sành đi thức của tiếng Việt trên mạng xã hội,
iệu" cũng là hình lới trẻ dùng nó như cách để thể hiện
dấu ấn cá nhân Trong việc sử dụng tiếng Việt đời thường, tiếng lóng là một
hình thức phương ngữ xã hội khơng chính thức của một loại ngôn ngữ,
thường được dùng trong giao tiếp hằng ngày bởi một nhóm người trong một
chỉ
nhóm cộng đồng xã hội nhằm mục đích che giấu diễn đạt theo quy ước
một cộng đồng người nhất định mới hiểu Chẳng hạn như người dùng
Facebook sẽ được gọi là là Facebooker, trang chủ trên Facebook thường được
giới trẻ gọi là “?hớr” Trên mạng xã hội, chúng ta sẽ thường xuyên bắt gặp những tiếng lóng như: gẩy (làm náo loạn), xoắn (cơng kích), vãi (quá) và
các thành ngữ "sành điệu”,
tink tinh, dở hơi biết bơi, buẳn như con chuẳn chudn, tao lao bí đao Có thé
thơn mà giới trẻ thường ding: xinh nlue con
thấy, tiếng Việt trên mạng xã hội thường là sự biến hóa tùy tiện của ngơn ngữ, các hình thức "lệch chuẩn” đó được giới trẻ sử dụng rộng rãi rồi trở thành thói quen, phần nào ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp xã hội trực tiếp
Kể trên là một vài đặc điểm mang đậm dấu ấn cá nhân của tiếng Việt ¡ nói chung, Facebook nói riêng Nhìn chung, đó đều là sự lệch chuẩn của tiếng Việt về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
được sử dụng trên mạng xã
được quy ước và dùng trong một nhóm xã hội, có biểu hiện đa dạng và mang màu sắc riêng của cư dân mạng
3.1.2 Tiếng Việt trên mạng xã hội thường mang tính khẩu ngữ
Ngơn ngữ mạng là ngơn ngữ nói được thể hiện dưới dạng viết nên có
tính khẩu ngữ, bao gồm ngôn ngữ tự nhiên (ngôn ngữ sử dụng trong đời sống,
Trang 3732
mới) Tiếng Việt trên mạng xã hội cũng được xem là một hình thức của ngôn
ngữ viết Tuy nhiên, đó là hình thức ngơn ngữ viết gắn với ngôn ngữ nói, gắn với khẩu ngữ Biểu hiện cụ thể của nó là cư dân mạng thường chêm xen các cam than tir vio trong quá trình giao tiếp, trong văn bản được viết trên mạng,
như các từ: nhé, nha, nhá, nghen, phải hôn, được chêm vào cuối câu (các từ
này thường được dùng trong các hành vi nói năng, giao tiếp trực tiếp) Sử dụng nó trong quá trình giao tiếp trên mạng xã hội các nhân vật giao tiếp có thể thể hiện sự gần gũi, sự trẻ trung, hóm hinh và phần nào tạo được phong cách ngơn ngữ cho riêng mình Tuy nhiên, do mang tính khẩu ngữ nên tiếng
mật độ sử
Việt trên mạng xã hội thường lệch chuẩn về mặt ngữ pháp, vớ
dụng thường xuyên, điều này tắt nhiên ảnh hưởng đến ngôn ngữ viết của học
sinh THPT nếu không chú ý sử dụng chừng mực và phù hợp
2.1.3 Tiếng Việt trên mạng xã hội tồn tại nhiều trào lưu
Ngôn ngữ mạng là ngôn ngữ cởi mở bởi nó là ngơn ngữ của giới trẻ với
tâm lí muốn cách tân, tạo ra trào lưu mới và muốn khẳng định bản thân mình
và là ngôn ngữ mang phong cách đùa vui, khôi hài và cũng vì thế mà đơi khi
có phần dung tục Và tiếng Việt trên mạng xã hội thường xuyên xuất hiện
những từ, những cụm từ mà khi sử dụng, giới trẻ cho rằng nó mang tính hài
hước, thể hiện được nÏ lùng trong
ý nghĩa cũng như “ý đồ" của ngt
nhiều ngữ cảnh, tình huồng khác nhau Các từ hay cụm từ này thường mang
đa năng, có khi nó là động từ, cũng có khi trở thành tính từ tùy theo tình
huống giao tiếp và thường chỉ xuất hiện chớp nhoáng trong một khoảng thời gian nhất định Ví dụ như các từ “hư cấw”, “đẳng lòng”, “nhiệm màu”,
“bánh bèo” được đưa vào cuộc thoại của cư dân mạng như một hình thức
Trang 38
3
2.2 Kết quả khảo sát về hình thức và mức độ sử dụng tiếng Việt trên mạng xã hội
2.2.1 Mục tiêu, nội dung đối tượng và phương pháp khảo sát
2.2.1.1 Mục tiêu
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, nghiên cứu này nhằm:
Khảo sát đặc điểm về hình thức của tiếng Việt trên mạng xã hội
Đánh giá các mặt tích cực, tiêu cực của tiếng Việt "lệch chuẩn” trên
mạng xã hội Facebook và sự ảnh hưởng tiêu cực đến ngôn ngữ viết của học sinh THPT
Đồng thời, nghiên cứu này nhằm tìm ra hướng đi hợp lí cho giới trẻ trong việc sử dụng ngôn ngữ (cả ngơn ngữ nói và viết) một cách có văn hóa
để góp phần trong việc định hướng cho thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần giữ gìn những nét đẹp trong văn
hóa dân tộc
2.2.1.2 Nội dung đối tượng khảo sát
Dưới góc đơ của ngơn ngữ học xã hội, việc sáng tạo và sử dụng ngôn
ngữ của giới trẻ hiện nay là một hiện tượng dần trở nên phổ biển Bởi đặc tính
ngơn ngữ là không cố định và ln ln và hình thức của tiếng Việt được người dùng sử dụng trên mạng xã hội Facebook để giao tiếp là
mình chứng cụ thể cho sự biển đổi đó Nhìn chung, ngôn ngữ được giới trẻ sử dụng hiện nay trên mạng xã hội Facebook thường được gọi với nhiều tên gọi
khác nhau như: ngôn ngữ teen”, “ngôn ngữ chat” hay “ngôn ngữ @
Loại ngôn ngữ này đã và đang lan rộng trên mạng xã hội Facebook,
trẻ, đặc biệt là giới học sinh, sinh
được sử dụng ngày càng phổ biến trong gi
Trang 39
hình ngơn ngữ này để giao tiếp với nhau trong đời sống, trên các diễn đàn, đặc biệt là mạng xã hội Facebook - kênh thông tin giải trí phổ biến hiện nay
, nó bao gồm những kí hiệu phức tạp, xen lẫn ngoại ngữ, tiếng lóng, từ ngữ được viết theo
Kiểu ngôn ngữ này không giống một ngôn ngữ nào trên thế giới
âm đọc nhưng không theo quy tắc chính tả Và đi cùng với sự biến đổi đó là những mặt tích cực và hạn chế khi mà loại hình ngơn ngữ này đang dần lan vào nhà trường, xuất hiện trên vở ghỉ bài học và các bài kiểm tra của học sinh
2.2.1.3 Phương pháp khảo sát
Dựa trên quan điểm cởi mở và nhìn nhận tiếng Việt “lệch chuẩn” trên
mạng xã hội Facebook là một biến thể ngôn ngữ, nghiên cứu này tập trung,
khái quát một số biến thể từ vựng của tiếng Việt cũng như những mặt tích cực, hạn chế và sức ảnh hưởng của nó đến ngơn ngữ viết của học sinh THPT
Phương pháp khảo sát được tiến hành dựa trên các cứ liệu sau:
100 địa chỉ tài khoản Facebook của người dùng thế hệ 9X (tuổi từ 16
đến 25)
'Vở ghi bai học và các bài kiểm tra viết của học sinh THPT
Một số câu hỏi khảo sát về mức độ sử dụng cũng như thái độ, thói quen của người sử dụng và người tiếp nhận văn bản
3.3.2 Phân tích kết quả khảo sát và kết luận rút ra
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 100 ngữ liệu về các hình thức tiếng
Việt trên mạng xã hội Facebook, chúng tôi phát hiện được 267 lỗi ở các mặt
Trang 40"Bảng 2.1 Thống kê đặc điểm sử dụng tiếng Việt trên mạng xã hội Facebook trên các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
“Tổng tỉ lệ
Tike | Tilệ | xuấthiện Đặc điểm Hình thức xuất | phần | và tilệ
hiện | trăm phần
trăm
Thay phụ âm/ nguyên âm
này bằng phụ âm/ nguyên | 19/105 | 18,09%
âm khác
Đồng chữ không dâu 15/105 |1428%
Giản lược nguyên âm trong anos | 13336
các nguyên âm kép
Viết hoa tùy tiện 14/105 |1333%
Về ngữ âm | Giản lược phụ âm trong các phụ âm kép 13/105 | 1238 | 39.32% 105267
Giản lược cả âm chính 10/105 | 9,58%
Đồng chữ cái khác để thay
thế cho từ có cách phát âm | 8/105 | 7,61%
gần giống
Cơ tình viết sai chính tả 7/105 |6,66%
Doc tach âm 505 [476%
Viết tắt 61/123 |496%
Về từ vựng Chêm xen tiếng Và với các 123/267
ngôn ngữ khác (tiếng Anh |42/123 |34,15% | 46,06%
và tiếng Hàn)