PR (Public Relations) là gì? Qua tham khảo những sách mà tôi từng đọc, cũng như theo quan sát và kinh nghiệm làm PR của tôi, chia sẻ đến các bạn một vài hiểu biết, cái mà tôi từng thành công trong những lần phỏng vấn vị trí PR. 1. PR (Public Relations) là gì? PR được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc Chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng quan hệ tích cực với những tầng lớp, đối tượng của tổ chức đó. 2. Hình ảnh về nhân viên PR: Các cuộc gặp bắt đầu bằng những cái bắt tay thân thiện và kết thúc trong sự hiểu biết. 3. Vai trò chính của PR: Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. Ví dụ: Tã lót Huggies tỗ chức chương trình PR rộng rãi khá rầm rộ trước đây "Bé
PR (Public Relations) là gì? Qua tham khảo những sách mà tôi từng đọc, cũng như theo quan sát và kinh nghiệm làm PR của tôi, chia sẻ đến các bạn một vài hiểu biết, cái mà tôi từng thành công trong những lần phỏng vấn vị trí PR. 1. PR (Public Relations) là gì? PR được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc Chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng quan hệ tích cực với những tầng lớp, đối tượng của tổ chức đó. 2. Hình ảnh về nhân viên PR: Các cuộc gặp bắt đầu bằng những cái bắt tay thân thiện và kết thúc trong sự hiểu biết. 3. Vai trò chính của PR: Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. Ví dụ: Tã lót Huggies tỗ chức chương trình PR rộng rãi khá rầm rộ trước đây "Bé Huggies năng động". 4. PR đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp: - Tung ra sản phẩm mới. - Làm mới sản phẩm cũ. - Nâng cao uy tín. - Doanh nghiệp có ngân sách hạn chế. - Doanh nghiệp gặp khủng hoảng. 5. Công việc của một PR: - Viết thông cáo báo chí, chuẩn bị các bài thuyết trình, nghiên cứu, tư vấn và làm việc với khách hàng. - Quan hệ với báo giới, cơ quan chính quyền để kịp thời ngăn ngừa giải quyết các rắc rối hoặc khủng hoảng tiềm ẩn có thể xảy ra. - Từ thiện, trích lục thông tin, tài trợ, đối nội, họp báo, giới thiệu sản phẩm mới, hội nghị khách hàng, các cuộc thi, quan hệ với giới truyền thông, khắc phục những bất ổn - Tùy theo chức năng và phạm vi hoạt động, chuyên viên PR chuyên nghiệp còn được gọi là CORA (Corporate and Regulation Affairs - tạm dịch: Công việc đoàn thể và điều tiết; tuy nhiên, tôi thích dùng từ "Chuyên gia xử lý khủng hoảng" hơn). Làm việc trong lĩnh vực PR chú trọng vào kỹ năng nhiều hơn là học vấn, nhất là trong giai đoạn VIệt Nam hiện nay. Hôm nay bắt đầu đọc cuốn PR, thấy có trường hợp quen thuộc nhưng bây giờ mới thấy định nghĩ nên post bài cho bà con cùng tham khảo luôn! PR một mặt là trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp trong cuộc chiến giành thị phần, thương hiệu, mặt khác PR lại là "sát thủ kinh tế" có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp. Đó chính là "PR Đen", nghe nói thuật ngữ này khá quen thuộc trong ngành quảng cáo. Thay vì hoạt động theo đúng tôn chỉ là quản lý sự kiện và quản trị khủng hoảng thì PR đen lại là thủ phạm tạo ra khủng hoảng và đục nước thả câu. PR đen là công cụ hạ gục đối phương một cách đầy ngoạn mục. Năm 1994, P&G phải đối mặt với 1 hoàn cảnh không mấy dễ chịu-đó là sự xuất hiện của loại bột giặt Persil Power của đối thủ số 1 U. Lúc bấy giờ Persil Power được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng vì: cùng 1 số lượng bột giặt như nhau, cùng một mức giá, nhưng so với bột giặt của P&G thì Persil của U lại giúp các bà nội trợ tiết kiệm bột giặt hơn. Mặt khác, Persil cho người ta cảm giác "siêu tẩy" hơn các loại bột giặt khác trên thị trường. Thế rồi P&G nghiên cứu ra rằng Persil của U có chất xúc tác ăn mòn vải vóc khá mạnh. Ngày 31/3/1994, P&G gửi tối hậu thư cho U với lời cảnh báo sẽ mạnh tay nếu U không nhanh chóng thu hồi toàn bộ sản phẩm gây hại này trên thị trường. U từ chối và P&G bắt đầu 1 cuộc PR hoành tráng để hạ "knock out" đối phương. Ngày 27/4/1994, báo chí Đan Mạch xuất hiện thông tin bột giặt Persil của U có thể phá hỏng quần áo. Hai ngày sau U lập tức tổ chức họp báo để phủ nhận tin tức trên và nói sẽ kiện P&G về tội cáo buộc gian. P&G tấn công mạnh hơn bằng nhiều chiến dịch PR trên diện rộng bằng cách phối hợp với các tổ chức, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Châu Âu, các nhà máy sản xuất bột giặt cùng các tổ chức xã hội khác. Họ tổ chức các hội nghị, họp báo để chứng minh rằng Persil Power gây hại cho quần áo và vải vóc. kết quả nghiên cứu xác nhận thông tin của P&G là chính xác và các bức ảnh lập tức xuất hiện khắp các mặt báo lớn. Doanh số của Persil Power lập tức giảm sút trầm trọng. Các tổ chức bảo vệ môi trường và người tiêu dùng lên tiếng cáo buộc bột giặt của U gây hại cho sức khẻo cộng đồng. Sau nhiều chiến dịch PR, P&G đã chính thức tiễn đưa thương hiệu Persil Power của U đi vào giấc ngủ ngàn thu. PR thì hiện nay cũng như Marketing có khá nhiều định nghĩa, nhưng theo mình có thể hiểu đơn giản như sau: " PR là quá trình thông tin qua lại 2 chiều giữa một tổ chức với công chúng của nó " PR cũng có khá nhiều công việc như: viết thông cáo báo chí, họp báo, tổ chức sự kiện, tài trợ, xử lý khủng hoảng, Về sách nói về PR thì hiện nay có cũng khá nhiều, trong đó sách mình thấy viết đơn giản dễ hiểu phù hợp cho người đang tìm hiểu về PR thì có cuốn: " PR- Biến công chúng thành " FAN " của doanh nghiệp ". Cuốn này có thể dễ dàng tìm thấy ở trong các nhà sách Về việc làm PR trước hay quảng cáo trước hay cái nào hay hơn cái nào thì còn tùy thuộc nhiều vào các yếu tố như sản phẩm, văn hóa của thị trường, Hiện nay để tăng hiệu quả cho việc quảng bá người ta thường phối hợp cả PR và Quảng Cáo cùng một chiến dịch Mình thấy rất nhiều sách viết về chủ đề Public relation (PR) bạn à. Bạn có thể tìm đọc quyển "Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi". PR cũng là một hoạt động của marketing muh. Nhưng quyển này thì mình không thích lắm, toàn là những phản kích phản diện về quảng cáo, không có lý lẽ chặt chẽ để thuyết phục gì cả. Nghe cứ như đang chết ngộp trong một hội bà 8 nói xấu anh quảng cáo và lăng xê anh PR hết mực (chắc có nhận tiền thù lao từ anh PR). Chỉ mới đọc tiếng Việt, không biết tiếng Anh thì sao. Tôi cũng search web ra một định nghĩa về PR đây: From Wikipedia, the free encyclopedia Public relations (PR) is the business, organizational, philanthropic, or social function of managing communication between an organization and its audiences. There are many goals to be achieved by the practice of public relations, including education, correcting a mistruth, or building or improving an image Tạm dịch: PR (Quan hệ công chúng) là một chức năng mang tính kinh doanh, tổ chức, hay xã hội của quản trị thông tin giữa tổ chức và khán giả của tổ chức. Có rất nhiều mục tiêu cần đạt được thông qua công tác thực hiện PR, bao gồm cả giáo dục, đính chính một điều sai sự thật, hoặc xây dựng và cải thiện một hình ảnh. nói như thế, cốt lõi của PR là thông tin, là "nói", nhằm vào nhiều mục đích khác nhau, tùy theo từng thời điểm và yêu cầu của công ty. Và chỉ thông tin khi cần phải thông tin, cần nói cho một đối tượng nào đó hiểu. Định nghĩa này không đề cập đến khái niệm chiến lược PR, mà là hoạt động PR. Một số người thì nói đơn giản, PR là làm cho người thứ 3 khen về mình, còn quảng cáo là tự mình khen mình. Kết hợp 2 ý này, tôi nghĩ dùng người thứ 3 nói chỉ là một chiêu của PR, một cách "nói" hiệu quả hay được dùng. Tôi cũng đang nghiên cứu các công ty khác xem họ làm PR như thế nào rồi nghiệm ra dần. Mà chắc hôm nào cũng tạo thread để cãi nhau về Bản chất của PR chứ nhỉ, cho sáng ra. CÓ một điều tôi tâm đắc đó là "PR nên đi trước một bước", nhất là với các sản phẩm mới ra thị trường, hay thương hiệu mới thâm nhập, người tiêu dùng chưa biết "mi là ai" thì nên PR, educate "It's me", hiệu quả hơn so với các chiến dịch quảng cáo rầm rộ phủ đầu. Những câu hỏi thường nhật dành cho dân nhập môn PR Những câu hỏi thường nhật dành cho dân nhập môn 1>Viết tắt của YPR là gì? YPR = young public relationships 2>Tham gia YPR thì có nhất thiết phải là một dân PR thứ thịêt ko? Tham gia Ypr ko nhat thiet phai la PR chinh hang, em nghi Ypr duoc lap ra voi muc dich dau tien la giao luu hoc tap, chia se kinh nghiem chung ta se tap hop suc manh tu cac members de xem nao, phat trien tap the, thang tien ban than, va tai sao lai ko tien den business nhi?! 3>Công việc của người là PR là gì? 4>Có người nói rằng PR cũng giống như quảng cáo ,bạn thấy có đúng như vây không? Trước tiên, mình khẳng định PR không phải là 1 phần của Quảng cáo. Vì PR và QC là đều là những hoạt động của Marketing. Do đó, chúng là 02 mảng độc lập riêng biệt hoàn toàn. Sau đây, mình đưa ra một số những điểm khác biệt cơ bản giữa PR & QC: 1. Mục tiêu : QC : Bán hàng PR : Dài hạn 2. Vị trí & chi phí: QC: Sử dụng các phương tiện truyền thông " có trả tiền". Bỏ ra 01 khoản tiền lớn để đặt chỗ QC. PR :Hợp tác với các phương tiện truyền thông theo kiểu " chi phí ngầm". Công việc bắt đầu từ Thông cáo báo chí (TCBC) gửi đến các phóng viên, nhờ họ đăng các thông tin về sản phẩm, về công ty, về các chiến dịch quảng bá với chi phí thấp. 3. Thời gian: QC : Chủ động thời gian đăng tải thông tin PR : Không chủ động về thời gian đăng tải thông tin. 4.Khả năng kiểm soát thông tin: QC: Có thể kiểm soát mọi thông tin đăng QC từ nội dung đến thiết kế PR : Không đảm bảo 100% về hình ảnh, nội dung hay thiết kế. Phóng viên chỉ cho biết tin sẽ được đăng vào khoảng thời gian nào và về vấn đề gì. 5. Sức sống: QC: Thông tin đăng QC không bị nó buộc về thời gian miễn là ngân sách cho phép. PR : Chỉ gửi TCBC được khi có thông tin mới. Và những thông tin hữu ích này chỉ được đăng không nhiều hơn 1 lần 6. Phạm vi ảnh hưởng: QC: Ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng PR : Tác động vào tâm tư của khách hàng 7. Sự tiếp nhận thông tin của khách hàng QC: Là những thông tin nhằm thuyết phục khách hàng mua hay làm quen với sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy rất dễ bị nghi ngờ " chỉ là QC". PR : là thông tin hay bài phê bình về sản phẩm, dịch vụ dựa trên quan điểm của công chúng. Do đó khách hàng dễ bị thuyết phục. 8. Tính sáng tạo: QC: Mặc sức sáng tạo theo tính cách riêng của từng nhãn hiệu, từng sản phẩm, từng dịch vụ. PR : Sáng tạo trong phạm trù báo chí. Có nghĩa là phải tìm ra chỗ " nhấn", " nhá" để TCBC có tin tức nóng. 9. Đối tượng tiếp xúc: QC : Nhân viên phòng QC tại các tòa soạn PR : Phóng viên, biên tập viên báo hình & báo giấy 10. Đầu báo mục tiêu: QC : Xác định ngay được sẽ đăng QC trên các đơn vị báo chí nào. PR : Định ra " vùng báo phù hợp", gửi thông tin và chờ đợi. 11. Văn phong: QC : Sử dung thông điệp mạnh PR : Luôn cẩn thận với văn phong, cách diễn đạt. Bởi những thông điệp nhuốm màu thương mại đều không được các phóng viên báo đài quan tâm đến. Theo tớ được biết thì công việc của một người PR trong một tổ chức bao gồm: 1. Strategic planning ( tạm dịch là hoạch định chiến lược) 2.Media relations (quan hệ với truyền thông đại chúng) 3.Community relations( quan hệ với cộng đồng) 4.Consumer relations ( quan hệ với khách hàng) 5. Governmental relations ( quan hệ với chính phủ) 6. Political campaigns (vận động về chính trị) 7. Employee relations ( quan hệ với người lao động) 8. Issue identification (cái này tớ ko bít dịch ra tiếng Việt là thế nào, bác nào giúp được thì tốt quá !!!) 9. Crisis management ( giải quyết khủng hoảng : cái này rất rất là hay mà cũng rất rất là nhức đầu(^^) 10. Public opinion assessment ( đánh giá ý kiến của công chúng) ngoài ra thì trong PR còn có 2 thứ nữa đó là Investor relations (quan hệ với nhà đầu tư) và Lobbying (vận động hành lang) nữa, nhưng thực ra 2 cái này không phải là nhiệm vụ thường xuyên của người làm PR. Túm lại, những điều dài dòng phía trên đều để đi đến một kết luận: PR sinh ra là để làm đẹp hình tượng, làm bóng bẩy tên tuổi của cơ quan, và get more "emotion bank account" trong mắt tất cả mọi người. 5>Là người mới biết về PR, ngành vốn rất mới mẻ tại Vịêt Nam thì tôi cần phải chuẩn bị cho mình những kỹ năng gì? Những năm gần đây, ngành PR đang dần lên ngôi ở VN. Chuyển tải thông điệp của công ty qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các sự kiện cộng đồng để tạo nên một hình ảnh công ty thật đẹp, gần gũi trong mắt công chúng là mục tiêu hàng đầu của những người làm PR. - Muốn làm được PR, phải cần khiếu nói và khả năng diễn đạt và truyền tin, thu nhận thông tin. Nếu không ăn nói lưu loát, không có duyên nói thì khó mà làm được. Ăn nói lưu loát cũng đồng nghĩa với bạo dạn. Không có chỗ cho một nhân viên PR nhút nhát, ngại giao tiếp hay mất bình tĩnh trước đám đông. - Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm khi cần thiết và quan trọng hơn là khả năng chịu đựng áp lực cao của nghề. - Quan trọng hơn cả, để trở thành một PR chuyên nghiệp, phải có kiến thức xã hội sâu rộng. PR ngày nay không đơn thuần chỉ là các hoạt động quan hệ báo chí, tổ chức các sự kiện. PR đã trở thành một công nghệ nên đòi hỏi người làm phải có trình độ chuyên môn cao. PR là người tư vấn chiến lược, đưa ra những phương thức hoạt động cho đối tác. Tính chiến lược là yếu tố xuyên suốt mà các công ty PR phải đảm bảo. Vì thế một người hoạt động trong lĩnh vực PR không thể không biết sáng tạo. - Ngoài ra bạn phải hết lòng với công việc. Bởi vì PR là một nghề cần sự đam mê thực sự. Muốn làm được nghề này, bạn cần chuẩn bị cho mình một vốn tiếng Anh tốt và thao tác báo chí căn bản. Nếu bạn là SV và muốn trở thành một PR chuyên nghiệp, hãy tiếp cận với PR một cách có phương pháp qua các nguồn: Internet, sách báo, theo dõi những hoạt động PR ở VN và thế giới". - P.R không đơn thuần chỉ là các mối quan hệ mà còn đòi hỏi khả năng viết lách, cân nhắc những chiến lược và cả cái đầu nhạy bén như một nhà kinh tế. Hay nói đúng hơn, P.R chính là người phát ngôn cho tổ chức của mình”. - Một điểm cần lưu ý là, đối với bạn bè đồng nghiệp và khách hàng, người làm P.R lúc nào cũng phải biết giữ nụ cười và vẻ mặt tươi tắn - Công việc P.R sử dụng nhiều kỹ năng viết, nên không phải ngẫu nhiên mà đa số các P.R người viết có dịp tiếp xúc hầu hết đều đã tốt nghiệp chuyên ngành về ngữ văn - báo chí. Tuy nhiên, cơ hội trở thành P.R không chỉ dành cho sinh viên báo chí mà cả các ngành khác như kinh tế, ngoại thương, ngoại ngữ… Điều quan trọng là phải biết bạn là ai, bạn cần gì để từ đó bổ sung kiến thức. Và trên hết, là sự đam mê với nghề nghiệp. P.R luôn mở rộng cửa cho những bạn trẻ thật sự yêu nghề, dám hy sinh, dám chấp nhận và không ngừng sáng tạo. Nếu như bạn đang muốn trở thành một P.R chuyên nghiệp, hãy bắt đầu rèn luyện kỹ năng sáng tạo, óc tổ chức, khả năng giao tiếp ngay từ bây giờ. __________________ Song tren doi can co mot tam long du chi de gio cuon di veo veo