1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời của sinh viên trên địa bàn hà nội

131 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Dự Định Khởi Nghiệp Trong Lĩnh Vực Năng Lượng Mặt Trời Của Sinh Viên Trên Địa Bàn Hà Nội
Tác giả Trần Minh Ngọc, Lê Khánh Ly, Trịnh Mỹ Phương
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
Trường học Trường đại học kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Đề tài tham gia xét giải thưởng
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 404 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (0)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (0)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (19)
    • 2.1. Giới thiệu chung về Năng lượng mặt trời, Điện mặt trời và Khởi nghiệp (19)
      • 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm (19)
        • 2.1.1.1. Khái niệm về khởi nghiệp và dự định khởi nghiệp (19)
        • 2.1.1.2. Khái niệm năng lượng mặt trời (19)
        • 2.1.1.3. Đặc điểm của năng lượng mặt trời (20)
        • 2.1.1.4. Khái niệm điện mặt trời (21)
        • 2.1.1.5. Đặc điểm của điện mặt trời (21)
      • 2.1.2. Vai trò (về môi trường & về kinh tế - xã hội) (22)
      • 2.1.3. Những điều kiện để phát triển Năng lượng mặt trời và những vấn đề tồn tại (23)
    • 2.2. Lý thuyết liên quan đến khởi nghiệp (24)
    • 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất (30)
      • 2.3.1. Giáo dục khởi nghiệp (31)
      • 2.3.2. Khả năng tài chính (32)
      • 2.3.3. Nhận thức kiểm soát hành vi (32)
      • 2.3.4. Đam mê kinh doanh (32)
      • 2.3.5. Sự tiếp cận thông tin (33)
  • CHƯƠNG 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (34)
    • 3.1. Mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát (34)
      • 3.1.1. Phân tích bảng thống kê tần số (34)
    • 3.2. Kiểm định dữ liệu (38)
      • 3.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo (38)
      • 3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập (42)
      • 3.2.3. Đặt tên lại cho các nhóm nhân tố và phát biểu lại giả thuyết (45)
      • 3.2.4. Mô hình nghiên cứu mới (47)
      • 3.2.5 Phân tích bản thống kê mô tả (48)
      • 3.2.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo của biến mới (52)
      • 3.2.7. Phân tích tương quan (56)
      • 3.2.8. Mức độ tác động của các nhân tố (57)
    • 3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu (59)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (61)
    • 4.1. Kết luận (61)
    • 4.2. Đề xuất giải pháp (63)
    • 4.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (65)
  • PHỤ LỤC (68)

Nội dung

Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời của sinh viên trên địa bàn Hà Nội được khảo sát tại 18 trường đại học trên địa bàn Hà Nội bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện qua điều tra khảo sát trên mẫu bảng hỏi có sẵn. Kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm SPSS 22 để tìm nhân tố khám phá và đánh giá tác động của các nhân tố tới dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến DDKN trong lĩnh vực NLMT của sinh viên trên địa bàn Hà Nội, từ đó tìm ra những cách thức giúp nâng cao “ý định khởi nghiệp” của sinh viên Mục tiêu cụ thể là:

1 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực NLMT của sinh viên

2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực NLMT của sinh viên đại học

3 Dựa trên nghiên cứu và khảo sát thực tế, đề xuất một số cách thức giúp làm tăng tinh thần, ý chí, chất lượng và số lượng của sinh viên khởi nghiệp trong lĩnh vực này

4 Chỉ ra tác động của nghiên cứu khi đi sâu phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới dự định khởi nghiệp và một lĩnh vực khởi nghiệp cụ thể, ở dây là ngànhNLMT.

Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm mục đích hiểu được ảnh hưởng của “Giáo dục khởi nghiệp, Khả năng tài chính, Đặc điểm cá nhân, Thái độ với sự nghiệp, Sự tiếp cận thông tin, Mối quan hệ xã hội, Chính sách hỗ trợ của chính phủ” đối với DDKN trong lĩnh vực NLMT của sinh viên Việt Nam. Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu cần phải trả lời các câu hỏi sau:

1 Những nhân tố nào ảnh hưởng đến DDKN của sinh viên trong lĩnh vực NLMT?

2 Những tiêu chí nào được sử dụng để đo lường DDKN trong lĩnh vực NLMT của sinh viên?

3 Các nhân tố có ảnh hưởng như thế nào đến DDKN trong lĩnh vực NLMT của sinh viên?

4 Làm thế nào để nâng cao DDKN của sinh viên trong lĩnh vực NLMT?

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện qua điều tra khảo sát trên mẫu bảng hỏi có sẵn để làm rõ mục tiêu nghiên cứu đề ra.

Hair (Mulivariate Data Analysis, 2006) cho rằng “để tiến hành phân tích nhân tố phù hợp nhất, số lượng mẫu cần gấp 5 lần số lượng biến” Trong đề tài này nhóm tiến hành phân tích nhân tố khám phá với 28 biến quan sát thì kích thước mẫu tối thiểu là 140 quan sát Đối với “phân tích hồi quy”, kích thức mẫu theo Tabachnick và Fidell (1996) thì” n ≥ 8m +50 (với n là kích thước mẫu tối thiểu, m là số biến độc lập trong mô hình), còn theo Aprimer thì n ≥ 104 + m” Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy với 23 biến quan sát nên theo lý thuyết, kích thước mẫu tối thiểu theo Aprimer là 127 quan sát.

Thực tế, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ý kiến của đối tượng sinh viên về các nhân tố tác động tới dự định khởi nghiệp của họ trong lĩnh vực NLMT, phát phiếu qua hình thức trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội và email tới các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội với đa dạng các khối ngành “Kinh tế năng lượng, Quản trị kinh doanh, Đầu tư Tự động hóa, Kỹ thuật, Cơ điện tử, Cơ khí, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện, Điều khiển tự động hóa, Điện công nghiệp và dân dụng, Môi trường”,… Sau đó thu về được 230 phiếu khảo sát trực tuyến Trong 230 phiếu thu về có 22 phiếu không hợp lệ do phiếu điền có tính “chiếu lệ”, 208 phiếu hợp lệ được sử dụng trong qúa trình phân tích Với số lượng quan sát này, nghiên cứu đã đạt mức cần thiết để thu được ý kiến của đối tượng sinh viên nhằm đánh giá dược các nhân tố ảnh hưởng đến DDKN của sinh viên trong lĩnh vực NLMT.

Nhóm sử dụng các thang đo như sau:

“Thang đo định danh (Nominal)” với các biến GIOITINH (nam/nữ), các biến về thông tin đối tượng như TDH (trường đại học), CHOO (chỗ ở), LAMTHEM (làm thêm), các biến với hai phương án lựa chọn có/không.

Tôi đang học chuyên ngành liên quan đến “Năng lượng mặt trời”.

“Thang đo thứ bậc (Ordinal)” với biến SVN (sinh viên năm) và các biến có câu trả lời là đánh giá từ 1 đến 5.

Ví dụ: Đánh giá mức độ từ 1-5

(“1-Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Bình thường; 4- Đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý”)

Tôi đam mê nghiên cứu về năng lượng mặt trời nên có dự định khởi nghiệp về lĩnh vực đó

1.4.3 Quy trình nghiên cứu Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu, đề tài cần thông qua quy trình sau:

Từ qui trình nghiên cứu trên, nhóm sử dụng hai loại dữ liệu trong quá trình thu thập dữ liệu, đó là “dữ liệu sơ cấp” và “dữ liệu thứ cấp”.

Dữ liệu thứ cấp: Thông tin được thu thập từ các nghiên cứu trong và ngoài nước hoặc các cơ sở lý thuyết về dự định khởi nghiệp của sinh viên, dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực Năng lượng mặt trời, các nhân tố ảnh hưởng đến DDKN trong lĩnh vực NLMT.

Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng “phương pháp định tính” Để khai thác được đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích dữ liệu, nhóm sử dụng bảng hỏi bao gồm nhiều loại câu hỏi khác nhau Nhóm sử dụng

“phương pháp lấy mẫu thuận tiện”, phát bảng hỏi khảo sát cho đối tượng sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

Sau khi đã thu thập được dữ liệu, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu và

“kiểm định” thang đo, mô hình, giả thuyết Nhóm sử dụng mô hình “phân tích mô tả” và

“phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic” để xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến dự định khởi nghiệp của sinh viên trong lĩnh vực Năng lượng mặt trời Công cụ phân tích là phần mềm “SPSS 22”.

1.4.4 Phương pháp thu thập dữ liệu

1.4.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Tổng quan nghiên cứu Khung lí thuyết

Thu thập dữ liệu Phân tích Đề xuất giải pháp

Các thông tin, công trình nghiên cứu, định nghĩa có liên quan đến dự định khởi nghiệp, năng lượng mặt trời, dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực NLMT được tìm kiếm trên Internet, gồm các công trình đăng trên tại các nước trên thế giới.

- Các tài liệu bằng tiếng việt

Các tài liệu bằng tiếng việt được nhóm nghiên cứu tìm qua công cụ tìm kiếm Google, các bài báo trong nước liên hệ trực tiếp đến đề tài giúp nhóm xây dựng cơ sở lý thuyết.

- Các tài liệu bằng tiếng anh

Các tài liệu bằng tiếng anh được nhóm thu thập qua Google, những nghiên cứu trên thế giới có liên quan

1.4.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Điều tra xã hội học

Sinh viên đang học tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

Nhóm nghiên cứu xác định kích thước mẫu bằng cách tính theo công thức là “104 + m (m là số biến độc lập trong mô hình)” (Aprimer) Với m#, suy ra ta có n= 127 (n là

“kích thước mẫu tối thiểu”) Nhóm chọn quy mô mẫu là 230 người, đã vượt quá kích thức mẫu tối thiểu.

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

- Thiết kế phiếu điều tra

Hai loại thang đo: Thang đo định danh và thang đo thứ bậc.

Nhóm nghiên cứu phát ngẫu nhiên 10 phiếu điều tra thử nghiệm cho 10 sinh viên tại hai trường Đại học trên địa bàn Hà Nội: “Đại học Kinh tế Quốc dân” và “Đại học Điện lực”. Điều tra viên trao đổi trực tiếp với sinh viên làm phiếu để giải đáp thắc mắc của sinh viên lúc điền phiếu điều tra Qua đó biết được câu hỏi có được trình bày dễ hiểu hay không, có tốn nhiều thời gian hay không.

- Chỉnh sửa phiếu điều tra

Sau khi thử nghiệm phiếu điều tra và lắng nghe ý kiến, quan điểm của người tham gia điều tra, nhóm nghiên cứu đã quyết định giữ nguyên số lượng câu hỏi và chỉnh sửa để sinh viên có thể hiểu câu hỏi rõ ràng hơn, cũng như trả lời phiếu điều tra nhanh hơn.

- Thả phiếu điều tra và loại bỏ các phiếu không phù hợp

Nhóm nghiên cứu phát phiếu qua hình thức trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội và email tới các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội với đa dạng các khối ngành

“Kinh tế năng lượng, Quản trị kinh doanh, Đầu tư Tự động hóa, Kỹ thuật, Cơ điện tử, Cơ khí, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện, Điều khiển tự động hóa, Điện công nghiệp và dân dụng, Môi trường”, … Sau đó thu về được 230 phiếu khảo sát trực tuyến Trong 230 phiếu thu về có 22 phiếu không hợp lệ do phiếu điền có tính “chiếu lệ”, 208 phiếu hợp lệ được sử dụng trong qúa trình phân tích

- Phân tích, đánh giá số liệu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, nhóm tác giả xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài là “dự định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội”

- Phạm vi không gian: Các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Phạm vi thời gian: Nhóm sử dụng dữ liệu thứ cấp có trong khoảng thời gian 1996 đến 2019 Dữ liệu sơ cấp bắt đầu thu thập từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 4 năm 2020.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chung về Năng lượng mặt trời, Điện mặt trời và Khởi nghiệp

2.1.1.1 Khái niệm về khởi nghiệp và dự định khởi nghiệp

“Khởi nghiệp được coi là một yếu tố quyết định cho sự đổi mới và sự tiến bộ chung, nó tạo ra một nguồn cơ hội việc làm mới cho xã hội và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế” (Dvouletý, 2017) “Khởi nghiệp cũng là một quá trình có thể đo lường được bằng những dự định, hoạt động và sự tương tác của từng cá nhân” (Tong, McCrohan và Erogul, 2012)

Theo Hisrich & Peters (2002), thuật ngữ “Khởi nghiệp” là “một quá trình tạo nên một thứ mới, có giá trị bằng việc cống hiến thời gian và các nỗ lực cần thiết, gánh chịu các rủi ro đi kèm về tài chính, tinh thần, xã hội và kết quả là nhận những phần thưởng về tiền bạc, sự thỏa nguyện cá nhân và độc lập” Bên cạnh đó, dự định là tiền đề của hành động và hành vi (Ajzen, 1991).

Một yếu tố quan trọng là việc xác định điều gì thúc đẩy dự định khởi nghiệp “Dự định được cho là yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến hành vi” (Ajzen, 1991) Vì vậy, “xây dựng dự định khởi nghiệp là trọng tâm của phần lớn công việc, bắt đầu từ việc điều tra các đặc điểm tính cách cụ thể và các đặc điểm nhân khẩu học đến việc tiếp cận thái độ và hành vi của từng cỏ nhõn” (Liủỏn, Rodrớguez-Cohard và Rueda-Cantuche, 2011).

2.1.1.2 Khái niệm năng lượng mặt trời

Năng lượng là “đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật”, là “số đo chung của chuyển động vật chất, là khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất Năng lượng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: động năng làm dịch chuyển vật thể và nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của vật thể, ngoài ra còn có công năng, thế năng, nội năng”

“Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất Tài nguyên năng lượng có thể được phân thành tài nguyên năng lượng tái tạo và tài nguyên năng lượng không tái tạo” Có thể kể đến “than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani” như là các đại diện của tài nguyên năng lượng không tái tạo Còn “sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học” là ví dụ nổi bật cho tài nguyên “năng lượng tái tạo”.

Năng lượng mặt trời là “năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra nó”

2.1.1.3 Đặc điểm của năng lượng mặt trời

Theo tác phẩm “Năng lượng mặt trời - lý thuyết và ứng dụng”, tác giả Hoàng Dương Hùng đã khái quát rằng: “Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng mà con người biết sử dụng từ rất sớm, nhưng ứng dụng năng vào các công nghệ sản xuất và trên quy mô rộng thì mới chỉ thực sự vào cuối thế kỷ 18 và cũng chủ yếu ở những nước nhiều năng lượng mặt trời, những vùng sa mạc Từ sau các cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1968 và 1973, năng lượng mặt trời càng được đặc biệt quan tâm Các nước công nghiệp phát triển đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời.” Để thực sự ứng dụng và phát triển nguồn năng lượng này, chúng ta cần phải hiểu những đặc điểm quan trọng của năng lượng mặt trời.

- Năng lượng mặt trời là một loại năng lượng tái tạo và vô tận

“Năng lượng tái tạo gồm các tài nguyên kể tên như ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sức nước, sức gió, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo. Bức xạ mặt trời, bằng các công nghệ khác nhau, có thể chuyển thẳng thành năng lượng có ích Các thiết bị thu NLMT có thể sưởi ấm không khí trong nhà hoặc cung cấp nước nóng thay cho nguòn điện truyền thống Ngoài ra, pin mặt trời có thể được sử dụng để biến đổi trực tiếp bức xạ mặt trời thành điện năng”

NLMT là “một nguồn cung cấp sức nóng, ánh sáng gần như là vô tận” cho hành tinh chúng ta “Hơi ấm từ lòng đất, nước chảy trên bề mặt địa cầu có thể gọi là một nguồn nguyên liệu vô cùng tận” đang chờ con người sử dụng hiệu quả và hợp lý để phục vụ cho đời sống con người khi “nguồn năng lượng hóa thạch” đang và sắp bị cạn kiệt

NLMT thu được trên trái đất là “năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời đến trái đất” “Chúng ta sẽ tiếp tục nhận được dòng năng lượng này cho đến khi phản ứng hạt nhân trên mặt trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa” Điều này cho thấy NLMT là vô tận.

- Năng lượng mặt trời là loại năng lượng sạch

NLMT, “nguồn năng lượng ít gây ô nhiễm cho môi trường và giảm thiểu các chất độc hại ra ngoài môi trường”, đang là nguồn năng lượng sạch và tiềm năng nhất được quan tâm và đầu tư phát triển gần đây Vì vậy mà việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả các

“thiết bị sử dụng NLMT” và đưa chúng vào ứng dụng trong thực tế là vấn đề cấp thiết quan trọng hiện nay

Nhờ sử dụng NLMT mà lượng khí thải và ô nhiễm từ các “hệ thống năng lượng truyền thống” đã giảm đi không ít Ví dụ: “Để sản xuất ra một số điện (1Kwh) bằng than hoặc dầu, thì lượng khí thải CO, do than và dầu bị đốt sinh ra là khoảng 1kg khí CO,. Nếu số điện này được sản xuất bằng thủy điện, điện mặt trời hoặc phóng điện, thì sẽ không sinh ra 1 kg khí CO, kia.” Suy ra, số điện “sạch” sản xuất ra bằng thủy điện, điện mặt trời và phong điện có thể giảm được số kg khí CO tương ứng thải vào không khí

- Năng lượng mặt trời phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

“NLMT phụ thuộc vào lượng bức xạ từ mặt trời, chúng chủ yếu có vào ban ngày và xuất hiện với tần xuất nhiều hơn phụ thuộc vào vị trí của Trái Đất với Mặt trời Bởi vậy mà tùy thuộc vào tầng khí quyển hay lượng mây của từng vị trí trên bề mặt trái đất, những vùng, khu vực, địa phương khác nhau sẽ có sự chênh lệch nhiều ít về bức xạ mặt trời Tuy nhiên, mùa mưa hoặc những vùng hay xảy ra thời tiết cực đoan, rất ít ánh nắng mặt trời thì việc dùng ánh sáng làm nguồn năng lượng điện là một thách thức lớn Việc phát triển NLMT từ đó mà cũng có điểm yếu” Tuy nhiên hiện nay đã có rất nhiều giải pháp được đặt ra để tối ưu hóa nguồn NLMT trong sản xuất và dân dụng, tránh được phần nhiều các yếu tố ngoại cảnh mà vẫn đem lại hiệu quả cao.

2.1.1.4 Khái niệm điện mặt trời

“Điện năng là dạng năng lượng được sinh ra từ các nguồn nhà máy phát điện. Thủy điện, nhiệt điện (điện than, điện khí, điện dầu, điện mặt trời, điện hạt nhân ), điện gió là các ví dụ điển hình” “Điện năng là năng lượng phục vụ cho đời sống của con người, đặc biệt là trong sản xuất và tiêu dùng”, bởi vậy “điện năng là yếu tố đầu vào quan trọng cho các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cho thắp sáng, đun nấu, sưởi ấm, làm mát và cho thương mại”.

“Điện mặt trời là việc ứng dụng kỹ thuật biến đổi ánh sáng thành điện dựa trên động cơ nhiệt và pin quang điện.”

Có thể kể đến 2 lĩnh vực chính trong đó NLMT được “ứng dụng” phổ biến hiện nay Đầu tiên là Điện năng “NLMT được biến đổi thành điện năng một cách trực tiếp nhờ các tế bào quang điện bán dẫn”, từ đó thì “Pin mặt trời sản xuất ra điện năng một cách liên tục khi có bức xạ mặt trời chiếu tới” Lĩnh vực còn lại kể đến là Nhiệt năng.

Lý thuyết liên quan đến khởi nghiệp

- Những nghiên cứu liên quan đến dự định khởi nghiệp của sinh viên

Bài nghiên cứu “The factor affecting entrepreneurial intention of the student of

Vietnam National University - A mediation analysis of perception toward entrepreneurship” của hai tác giả Nguyen Huu An và Mai Ngoc Khuong vào năm 2016 đã đưa ra các kết quả cho thấy ba nhân tố “Kinh nghiệm kinh doanh trước đây (Prior entrepreneurial experience), Môi trường bên ngoài (External environment) và Nhận thức tính khả thi (Perceived feasibility)” có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trong đó, nhân tố “Kinh nghiệm kinh doanh trước đây (Prior entrepreneurial experience)” có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp Các nhân tố “Nhận thức tính khả thi (Perceived feasibility) và Đặc điểm cá nhân (Personal trait)” có tác động tiêu cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Tuy nhiên, ở nghiên cứu này, nhân tố “Nhận thức tính khả thi (Perceived feasibility)” vừa có tác động tiêu cực và tích cực đến biến phụ thuộc được nghiên cứu.

Nghiên cứu “Factor influencing entrepreneurial intention among university students” vào năm 2011 của ba tác giả Xue Fa Tong, David Yoon Kin Tong và Liang

Chen Loy đã chỉ ra các biến “Khát vọng thành công (Need for achievement), Nền tảng kinh doanh gia đình (Family business background) và Chuẩn mực chủ quan (Subjective norms)” có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Bên cạnh đó, nhân tố

“Mong muốn độc lập (Desire for independence)” không có ảnh hưởng.

Bài nghiên cứu “Factor affecting entrepreneurial intentions among Indonesian students” của tác giả Nurul Indarti vào năm 2004 đã đưa ra các kết quả cho thấy các biến độc lập “Năng lực bản thân (Self-efficacy) và Yếu tố bối cảnh (Contextual elements) gồm các biến nhỏ là Nguồn vốn (Capital access), Nguồn thông tin (Information access) và Mối quan hệ xã hội (Social networks)” có ảnh hưởng đáng kể đến ý định kinh doanh của sinh viên Indonesia Ngoài ra, “Khả năng kiểm soát (Locus of control)” cũng có tác động gián tiếp, nhân tố này tác động trực tiếp lên” Năng lực bản thân (Self-efficacy)” rồi nhân tố “Năng lực bản thân (Self-efficacy)” mới tác động lên ý định kinh doanh của sinh viên.

Cả ba nhân tố trên đều có tác động tích cực đến biến phụ thuộc được nghiên cứu Trong nghiên cứu này, “Yếu tố nhân khẩu học và nền tảng cá nhân (Demographic factors and individual background)” không có ảnh hưởng.

Bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ” của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ

Ngọc Thanh năm 2016 đã chỉ ra rằng, “có 4 nhân tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp (KSDN) của sinh viên ngành QTKD”, bao gồm: “Thái độ và sự đam mê, Sự sẵn sàng kinh doanh, Quy chuẩn chủ quan, Giáo dục” Ở nghiên cứu này, nhân tố “Thái độ và sự đam mê” có tác động lớn nhất đến ý định KSDN của sinh viên ngành QTKD

Bài nghiên cứu “Các nhân tố tác động tới dự định khởi nghiệp của thanh niên ở

Việt Nam” trích trong “Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia” của tác giả Nguyễn Anh

Tuấn năm 2019 đã sử dụng thuyết TPB để khám phá các nhân tố liên quan đến dự định khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam, tác giả kế thừa ba nhân tố cơ bản (“thái độ đối với phát triển kinh doanh, chuẩn mực xã hội và nhận thức kiểm soát hành vi”) từ thuyết TPB. Ngoài ra, tác cũng sử dụng các nhân tố từ các nghiên cứu khác (“thái độ đối với tiền bạc, khát vọng thành công, giáo dục khởi nghiệp, kinh nghiệm khởi nghiệp, môi trường kinh doanh và tính sáng tạo”) Các kết quả cho thấy “Khát vọng thành công và thách thức, Thái độ đối với khởi nghiệp, Nhận thức kiểm soát hành vi, Kinh nghiệm khởi nghiệp và Tính sáng tạo” có mối liên hệ tích cực với dự định khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam. Đặc biệt, trong mô hình phân tích hồi quy, “Thái độ” có mức ảnh hưởng cao nhất.

Bài nghiên cứu “Factors Influencing Small Business Start-Ups: A Comparison with Previous Research” của nhóm tác giả Tim Mazzarol, Thierry Volery, Noelle Doss và Vicki Thein đã đưa ra “mô hình các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp” bao gồm “Environment (Môi trường) và Personality (Cá nhân), trong đó Environment bao gồm: Social (Xã hội), Economic (Kinh tế), Political (Chính trị), Infrastructure development (Sự phát triển cơ sở hạ tầng) Và Personality bao gồm: Traits (Tính cách) và Background (Nền tảng)” Tuy nhiên do sự phức tạp và đa dạng của các ngành nghề trong khởi nghiệp, bài nghiên cứu chỉ tiến hành phân tích 3 yếu tố của “Demographic (Nhân khẩu học) là: Gender (Giới tính), Previous government employment (Nghề nghiệp nhà nước) và Recent redundancy (Mức dư thừa hiện tại)”.

Bài nghiên cứu “What Determinants Influence Students to Start Their Own

Business? Empirical Evidence from United Arab Emirates Universities” của nhóm tác giả Alexandrina, Maria Pauceanu, Onise Alpenidze, Tudor Edu, Rodica Milena Zaharia năm 2018 chỉ ra 4 yếu tố tác động đến “dự định khởi nghiệp” của sinh viên là:

“Entrepreneurial confidence, Entrepreneurial orientation, University support for entrepreneurship và Cultural support for entrepreneurship” Tuy nhiên, chỉ có duy nhất yếu tố “Entrepreneurial confidence” có tác động tích cực Yếu tố này càng tác động mạnh hơn khi liên quan tới Độ tuổi (20–25) và có bố mẹ cũng tự khởi nghiệp

Tác giả Đoàn Thị Thu Trang trong bài nghiên cứu “Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật” (2018) đã dựa vào “Lý thuyết hành vi có kế hoạch” (TPB) do học giả Ajzen khởi xướng năm 1991 chỉ ra rằng “có 3 nhân tố chính tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam” Đó là “Thái độ với KN, Nhận thức kiểm soát hành vi và Chuẩn chủ quan” Trong đó “Thái độ với KN” và “Nhận thức kiểm soát hành vi” có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, còn nhân tố “Chuẩn chủ quan” tác động gián tiếp tới “ý định khởi nghiệp” và ở mức độ tác động yếu hơn.

Nghiên cứu “Factors Influencing International Student Entrepreneurial

Intention in Malaysia” (2017) của tác giả Ilesanmigbenga Joseph đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp là: “Family Background (Nền tảng gia đình, Desire for Independence (Khát vọng độc lập, Need for Achievement (Khát vọng thành công), Subjective Norms (Chuẩn mực xã hội), Entrepreneurial Education (Giáo dục khởi nghiệp), Economic Situation (Tình hình kinh tế)” Trong đó tác giả chỉ ra “có 4 nhân tố tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên” là “Need for Achievement, Subjective Norms, Entrepreneurial Education, Economic Situation”.

- Những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực năng lượng mặt trời

Bài nghiên cứu “Năng lượng mặt trời: lý thuyết và ứng dụng’’ của tác giả Hoàng Dương Hùng năm 2007 đã nêu rõ và giải thích lý thuyết về NLMT đồng thời chỉ ra những ứng dụng thực tế của NLMT trong đời sống sinh hoạt và trong sản xuất Ngoài ra, đề tài nghiên cứu này cũng đề cập đến một số chính sách về việc phát triển.

Một số bài nghiên cứu cũng đã đề cập về năng lượng và sự thách thức về năng tái tạo và năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng con người cần trong tương lai Trong đó nổi bật có “Năng lượng thế kỷ 21; Tiềm năng và thách thức” của tác giả Hồ Sĩ Thoảng và Trần Mạnh Trí, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2008), đã chỉ ra những tiềm năng phát triển trong lĩnh vực năng lượng cùng với những thách thức về nguồn lực khi phát triển lĩnh vực này

Trong bản luận văn “Nghiên cứu sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời phục vụ sinh hoạt” của tác giả Nguyễn Đình Đáp, năm 2011, cho người đọc một cái nhìn tổng quan về “nguồn năng lượng mặt trời và các công nghệ ứng dụng”. Trong bản luận án tác giả có đề cập đến “công nghệ sản xuất nước nóng bằng năng lượng mặt trời cùng với lưu ý khi sử dụng”, đồng thời ông cũng đưa ra được một cái nhìn tổng quát về “bức tranh kinh tế và triển vọng phát triển điện mặt trời”

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu sử dụng thuyết TPB để khám phá các nhân tố liên quan đến DDKN trong lĩnh vực NLMT của sinh viên các trường đại học trên địa bàn

Hà Nội Nhóm nghiên cứu kế thừa một trong ba nhân tố cơ bản (“thái độ đối với phát triển kinh doanh, chuẩn mực xã hội và nhận thức kiểm soát hành vi”) từ thuyết TPB Cụ thể nhóm nghiên cứu kế thừa thành phần “kiểm soát hành vi”, nhân tố sẽ thể hiện được mức độ dễ dàng hay khó khăn để thực hiện một hành vi Theo tác gỉa Ajzen, “nhân tố kiểm soát hành vi có tác động trực tiếp và ảnh hưởng nhiều đến xu hướng hành động của một người, và nhân tố này có thể dự báo được kết quả hành vi nếu nó được đánh giá chính xác” Mô hình TPB được giải thích như sau:

Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các nhân tố từ các nghiên cứu khác (giáo dục khởi nghiệp, khả năng tài chính, đam mê kinh doanh, sự tiếp cận thông tin)

“Giáo dục khởi nghiệp” được coi là một yếu tố quan trọng trong việc tác động đến ý định kinh doanh của sinh viên Popescu & Pohoata (2007) cho rằng “giáo dục tác động trực tiếp đến hành động của cá nhân Nó định hình mong muốn khởi nghiệp của sinh viên và chuyển đổi mong muốn này thành hành động” Vì vậy, nhiều trường đại học của Việt nam đã bắt đầu đưa khởi nghiệp vào chương trình học hoặc để khởi nghiệp trở thành một ngành học độc lập Theo Singh, Verma và Rao (2015) “giáo dục khởi nghiệp là công cụ chính để tiếp thêm sinh lực cho ý định, tư duy và hành vi khởi nghiệp” Bên cạnh đó, nghiên cứu của Al Mamun, Nawi và Dewiendren (2016) chỉ ra “việc hiểu rõ những yếu tố dẫn đến hành vi khởi nghiệp sẽ giúp cho giáo dục khởi nghiệp thành công” Giả thuyết được đưa ra là:

H1: Giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực lên dự định khởi nghiệp của sinh viên.

Chuẩn mực xã hội Xu hướng hành vi Hành vi thực sự

Nhận thức kiểm soát hành vi

“Khả năng tài chính hay còn gọi là khả năng tiếp cận nguồn vốn là một trong những chướng ngại vật đầu tiên mà người khởi sự doanh nghiệp cần đối mặt, kể cả trong một nền kinh tế mạnh hay đang phát triển với các tổ chức tín dụng và đầu tư mạo hiểm mạnh hoặc ngược lại” (Nurul Indarti, 2004) Nguồn vốn có thể là “nền tảng gia đình, tiết kiệm cá nhân, mạng lưới gia đình mở rộng, hệ thống tín dụng và tiết kiệm cộng đồng, hoặc các tổ chức tài chính và ngân hang” Theo nghiên cứu của Phan và cộng sự (2002), “những sinh viên tại Úc và Singapore có cha mẹ điều hành doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng khởi nghiệp” Kết quả nghiên cứu của Fatoki (2010) về “những động lực và trở ngại đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên ở Nam Phi” cho thấy “kinh tế và nguồn vốn là một trong 5 động cơ dẫn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên”. Để làm rõ vấn đề này, nhóm nghiên cứu đề ra giả thuyết sau:

H2: Khả năng tài chính có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi nghiệp của sinh viên.

2.3.3 Nhận thức kiểm soát hành vi

Theo Hisrich và Peters (1998) “nhận thức kiểm soát hành vi nên được hiểu như là một thuộc tính chỉ ý thức kiểm soát mà một người có trong suốt cuộc đời” Còn mô hình TPB cho rằng “nhận thức kiểm soát hành vi đề cập tới nhận thức về sự dễ dàng hay khó khăn trong việc thực hiện hành vi, nhận thức của một cá nhân được diễn giải như các nguồn lực đủ và được làm đủ để thực hiện hành vi đó Nhận thức kiểm soát hành vi có thể bao gồm thái độ với sự nghiệp và khát vọng thành công” “Mức độ nhận thức kiểm soát hành vi đã được xác định là một trong những đặc điểm kinh doanh nổi trội nhất” (Venkantha-pathy, 1984) “Các cá nhân có nhận thức kiểm soát hành vi cũng có một tầm nhìn rõ ràng về các kế hoạch phát triển kinh doanh trong tương lai và dài hạn” (Entrialgo, Fernández và Vázquez, 2000).

H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến dự định khởi nghiệp của sinh viên.

Nghiên cứu của Wenjun Wang (2011) đã chỉ ra rằng, “sự đam mê kinh doanh có tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở Trung Quốc và Mỹ” Ngoài ra Alsos và Kolvereid (1998), Krueger và cộng sự (2000) cho rằng “sự đam mê kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định tự mình khởi sự kinh doanh và là một phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh”.

H4: Đam mê kinh doanh có tác động tích cực đến dự định khởi nghiệp của sinh viên.

2.3.5 Sự tiếp cận thông tin

Singh và Krishna (1994), trong các nghiên cứu về khởi nghiệp ở Ấn Độ, đã chỉ ra rằng “sự háo hức tìm kiếm thông tin là một trong những đặc điểm khởi nghiệp Tìm kiếm thông tin đề cập đến tần suất tiếp cận của một cá nhân với nhiều nguồn thông tin khác nhau Kết quả của hoạt động này thường phụ thuộc vào khả năng tiếp cận thông tin, thông qua các nỗ lực cá nhân và vốn nhân lực mạng lưới mối quan hệ xã hội” Trong một nghiên cứu về các doanh nhân kinh doanh nông nghiệp ở Java, Kristiansen (2002) đã đưa ý kiến “việc truy cập thông tin mới là không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của các công ty Sự sẵn có của thông tin được thu nhập phụ thuộc vào các đặc điểm cá nhân, chẳng hạn như trình độ học vấn và chất lượng cơ sở hạ tầng (như sự phủ sóng của truyền thông và hệ thống viễn thông)” Các nghiên cứu về khởi nghiệp đã ngày càng phản ánh sự thật ngầm hiểu rằng “các doanh nhân và các công ty mới phải tham gia vào các mạng lưới để tồn tại” (Huggins, 2000) “Các mạng lưới quan hệ xã hội chính là phương tiện giúp các doanh nhân trong việc giảm thiểu rủi ro, chi phí giao dịch và cải thiện khả năng tiếp cận các ý tưởng, kiến thức và vốn kinh doanh” (Aldrich và Zimmer, 1986)

Từ đây, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết:

H5: Sự tiếp cận thông tin và mạng lưới mối quan hệ xã hội có tác động cùng chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Mô hình nghiên cứu đề xuất:

“Dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời của sinh viên trên địa bàn Hà

Nhận thức kiểm soát hành vi Đam mê kinh doanh

Sự tiếp cận thông tin

Bảng 2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát

Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu phát ra 250 phiếu câu hỏi định lượng, thu về được 223 phiếu (đạt tỷ lệ 89,2%), sau quá trình lọc phiếu không phù hợp còn 208 bản hợp lệ Số phiếu hợp lệ sẽ được nhóm nghiên cứu dùng “phần mềm SPSS 22” để phân tích và xử lý.

3.1.1 Phân tích bảng thống kê tần số

Thông tin mẫu Tần số Tỷ lệ

Báo chí tuyên truyền 2 1.0 Đại học FPT 3 1.4

HV tài chính 3 1.4 ĐH Mở 4 1.9

Công nghiệp 1 5 Đại học tài nguyên 2 1.0

HV công nghệ bưu chính 2 1.0

Làm thêm Đã từng đi làm thêm, hiện tại thì không

89 42.8 Đang có dự định, sẽ đi làm thêm 0 0 Đang đi làm thêm 98 47.1

Chưa từng đi làm thêm 21 10.1

Chỗ ở Ở trọ, KTX với bạn bè 120 57.7 Ở cùng với gia đình (bố mẹ, họ hàng) 69 33.2 Ở một mình 19 9.1

Tổng 208 100.0 Đã hiểu về năng lượng mặt trời Hoàn toàn không hiểu 7 3.4

Có dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời

Bảng 3 Thống kê tần số

● Về trường đại học, nhóm tác giả đã thu thập được số liệu từ các bạn sinh viên từ

18 trường đại học trên địa bàn Hà Nội Trong đó sinh viên trường “Đại học Bách Khoa Hà Nội” và “Đại học Kinh tế Quốc Dân” chiếm đa số với tỉ lệ là 33.7% và 21.6% Điều này chứng tỏ nhóm đối tượng nhóm nghiên cứu nhằm tới thường là các sinh viên được dạy về các ngành về năng lượng mặt trời và/hoặc có kiến thức về kinh doanh khởi nghiệp.

● Về sinh viên năm, theo số liệu, nhóm tác giả khảo sát các sinh viên từ năm nhất đến năm thứ năm, trong đó số sinh viên năm 3 chiếm một nửa tỷ lệ người tham gia khảo sát, với 52% Tiếp đó, sinh viên năm 2 và 4 chiếm một phần không nhỏ là 24.5% và 13.9% Và sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 5 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, tương đương 5.8% và 1% Điều này có nghĩa là nhóm khảo sát hướng đến những sinh viên đang trong quá trình định hướng tương lai của bản thân.

Hình 1 : Biểu đồ sinh viên năm

● Về giới tính, nhóm tác giả đã khảo sát chủ yếu các bạn nam với tỷ lệ là 71.2%, và nữ chỉ chiếm 28.8% trong tổng số 208 người được khảo sát.

Hình 2 : Tỷ lệ giới tính người khảo sát

● Về làm thêm, tỷ lệ những người đã từng đi làm thêm, hiện tại thì không và người đang đi làm thêm chiếm tối đa trong tổng số 208 người được khảo sát, với lần lượt là 42.8% và 47.1% Điều này chứng tỏ nhóm tác giả tập trung vào nhóm các bạn sinh viên có kinh nghiệm đi làm thêm để có thể vững chắc hơn trong con đường định hướng dự định của bản thân Ngoài ra nhóm những sinh viên chưa đi làm thêm chiếm tỉ lệ nhỏ, chỉ 10.1% và nhóm nghiên cứu không ghi nhận sinh viên nào có câu trả lời là đang có dự định, sẽ đi làm thêm.

Hình 3 : Tỷ lệ đi làm thêm Đã từng đi làm thêm, hiện tại thì không Đang đi làm thêm Chưa từng đi làm thêm

● Về chỗ ở, vì nhóm đối tượng khảo sát của nhóm tác giả là các bạn sinh viên vì vậy số sinh viên ở trọ hoặc Ktx chiếm hơn 1 nửa tỷ lệ của 208 người tham gia khảo sát, là 57.7% Tiếp đó tỷ lệ sinh viên ở cùng bố mẹ, họ hàng cũng chiếm một phần không nhỏ, với 33.2% Cuối cùng là tỷ lệ sinh viên ở một mình chỉ chiếm 9.1%.

● Về mức độ đã hiểu về “năng lượng mặt trời”, gần một nửa số người tham gia khảo sát trả lời là “đã hiểu về năng lượng mặt trời”, với tỷ lệ là 44.2%, tuy nhiên số người trả lời là hiểu hoàn toàn chỉ chiếm 15.4% Cùng đó, số người chọn đáp án trung lập cũng chiếm một phần không nhỏ, là 24.5% Tiếp theo, tỷ lệ sinh viên trả lời là không hiểu hay hoàn toàn không hiểu gì về năng lượng mặt trời chiếm một phần nhỏ, chiếm 12.5% và 3.4%

Hình 4 : Mức độ hiểu về năng lượng mặt trời

Hoàn toàn không hiểu Không hiểu Bình thường

● Về có “dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời”, số người trả lời không có dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời chiếm đa số với 70.7% và người có dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực NLMT chỉ chiếm 29.3%

Hình 5 : Tỷ lệ dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực NLMT

Không có dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời

Có dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời

Kiểm định dữ liệu

3.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo thang đo nếu loại biến thang đo nếu loại biến quan biến – tổng nếu loại biến này

Thang đo “Giáo dục khởi nghiệp”: “Cronbach’s Alpha” = 0.683

GDKN1 – “Tôi đang học chuyên ngành liên quan đến kinh doanh, khởi nghiệp”

GDKN3 – “Tôi đi học thêm các khoá học ngoài trường về khởi nghiệp, kinh doanh”

GDKN6 – “Những kiến thức tôi được dạy trên trường đủ để tôi khởi nghiệp sau này”

GDKN7 – “Trình độ học vấn cao giúp tôi có dự định khởi nghiệp”

GDKN8 – “Tôi được tham gia các hội thảo, diễn đàn, cuộc thi liên quan đến kinh doanh và khởi nghiệp do nhà trường tổ chức”

GDKN10 – “Những khoá học tại trường giúp tôi có kĩ năng và kiến thức về khởi nghiệp”

Thang đo “Khả năng tài chính”: “Cronbach’s Alpha” = 0.589

KNTC2 – “Tôi có thể vay vốn từ người thân, bạn bè để khởi nghiệp”

KNTC3 – “Tôi có đủ khả năng để vay vốn ngân hàng hoặc kêu gọi vốn đầu tư để khởi nghiệp”

KNTC4 – “Tôi có đủ khả năng tài chính và nguồn tiền tiết kiệm để khởi nghiệp”

KNTC5 – “Gia đình là chỗ dựa tài chính để tôi khởi nghiệp”

KNTC6 – “Khi có ý tưởng khởi nghiệp, chính phủ và các quỹ đầu tư có thể hỗ trợ vốn cho tôi”

Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”: “Cronbach’s Alpha” = 0.742

NTKSHV4 – “Tôi biết phương hướng để phát triển một kinh doanh mới mở”

NTKSHV5 – “Tôi là một người luôn muốn đạt thành tựu cao trong công việc và sự nghiệp”

NTKSHV6 – “Với tôi, thất bại là tiêu chí dẫn đến thành công sau này trong kinh doanh”

NTKSHV7 – “Tôi thường dành nhiều thời gian để học những điều mới để cải thiện cuộc sống của mình”

NTKSHV8 – “Tôi tự tin mình có nhiều lợi thế/khả năng trở thành một doanh nhân hoặc chủ của một doanh nghiệp”

NTKSHV9 – “Tôi có ý chí hoàn thành tốt các nhiệm vụ khó liên quan đến việc học và công việc”

NTKSHV10 – “Tôi đã đủ trưởng thành về mặt tinh thần để có thể khởi nghiệp”

Thang đo “Đam mê kinh doanh”: “Cronbach’s Alpha” = 0.678

DMKD1 – “Tôi có nhiều hoài bão và ước mơ tiến lên trong kinh doanh”

DMKD2 – “Trở thành một chủ doanh nghiệp làm tôi hạnh phúc” 5.519 1.159 540 556

DMKD5 – “Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực, tôi muốn kinh doanh khởi nghiệp”

Thang đo “Tiếp cận thông tin”: “Cronbach’s Alpha” = 0.749

TCTT2 – “Tôi theo dõi các fanpage nói về khởi nghiệp và những thông tin liên quan”

TCTT4 – “Việc tiếp cận với những 18.135 10.726 523 707 giúp tôi có dự định khởi nghiệp”

TCTT5 – “Việc tiếp cận với những thông tin liên quan đến “năng lượng sạch”, “năng lượng mặt trời” giúp tôi có dự định khởi nghiệp”

TCTT6 – “Việc tiếp cận với những thông tin liên quan đến “biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó” giúp có dự định khởi nghiệp”

TCTT7 – “Những chia sẻ của bạn bè, người quen về khởi nghiệp giúp tôi có DĐKN”

TCTT8 – “Việc quen biết với mạng lưới những người khởi nghiệp giúp tôi có dự định khởi nghiệp”

TCTT9 – “Những mối quan hệ tốt đẹp của tôi sẽ giúp tôi khởi nghiệp dễ dàng hơn”

Bảng 4 Kết quả phân tích “độ tin cậy Cronbach’s Alpha”

Nguồn: “Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS 22” của nhóm tác giả

Kết quả phân tích được:

Dựa vào “kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 22”, nhóm nghiên cứu nhận thấy

“Cronbach’s Alpha” của thang đo Tiếp cận thông tin là cao nhất (0.749) và “Cronbach’s Alpha” thang đo Khả năng tài chính được ghi nhận thấp nhất (0.589)

Nhóm tác giả dựa vào các tiêu chuẩn sau:

- “Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu

- Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:

+ Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện

+ Từ 0.7 đến gần 0.8: thang đo lường sử dụng tốt

+ Từ 0.8 đến gần 1: thang đo lường rất tốt

- Cân nhắc loại các biến có cột Alpha nếu loại biến này > Cronbach’s alpha.” Ở thang đo “Giáo dục khởi nghiệp”, nhóm chạy các biến về độ tin cậy, do GDKN2;

GDKN4; GDKN5 và GDKN9 có “tương quan biến tổng”

Ngày đăng: 15/06/2023, 14:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đặng Đình Thống (2010) Đánh giá hiệu quả thực tế về tiết kiệm năng lượng của thiết bị đun nước nóng năng lượng mặt trời, Báo cáo Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả thực tế về tiết kiệm năng lượng của thiếtbị đun nước nóng năng lượng mặt trời
11. Nguyễn Anh Tuấn (2019) Các nhân tố tác động đến dự định khởi nghiệp của thanh niên ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, NCS Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 298-331.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến dự định khởi nghiệp của thanh niên ở Việt Nam
1. Đặng Đình Thống (2010) Đánh giá tiềm năng, hiện trạng công nghệ và hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời ở Hà Nội Khác
2. Đặng Đình Thống (2010) Hiện trạng ứng dụng năng lượng mặt trời ở Hà Nội Khác
4. Đoàn Thị Thu Trang (2018) Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên việt nam: nghiên cứu trường hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Khác
5. Hoàng Dương Hùng (2007) Năng lượng mặt trời: lý thuyết và ứng dụng Khác
6. Hồ Sĩ Thoảng và Trần Mạnh Trí (2008) Năng lượng thế kỷ 21; Tiềm năng và thách thức, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Khác
7. Nguyễn Đình Đáp (2011) Nghiên cứu sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời phục vụ sinh hoạt Khác
8. Nguyễn Thanh Tâm Nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy điện mặt trời ở điều kiện Việt Nam Khác
10. Nguyễn Thị Thúy Hà (2017) Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w