1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình

109 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 143,01 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNGĐƯỜNGBỘ (16)
    • 1.1 Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thôngđườngbộ (16)
      • 1.1.1 Một sốkhái niệm (16)
      • 1.1.2 Vai trò, mục đích của quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đườngbộ (24)
      • 1.1.3 Nội dung của quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thôngđường bộ phân cấp ởcấphuyện (26)
      • 1.1.4 Các tiêu chí đánh giá kết quả của công tác quản lý nhà nước về xây dựngcông trình giao thôngđườngbộ (30)
      • 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước vềxâydựng côngtrình giao thôngđường bộ (34)
    • 1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông đườngbộ (35)
      • 1.2.1 Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thôngđườngbộ (35)
      • 1.2.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý nhà nước vềxây dựng công trình giao thông đường bộ đối với huyệnĐàBắc (39)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNGCÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC,TỈNHHÒABÌNH (42)
    • 2.1 Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyệnĐàBắc (42)
      • 2.1.1 Điều kiệntựnhiên (42)
    • 2.2 Công tác đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn huyệnĐàBắc (45)
      • 2.2.1 Tình hình hạ tầng giao thông đường bộ huyệnĐàBắc (45)
      • 2.2.2 Công tác đầu tư xây dựng công trình giao thôngđườngbộ (49)
    • 2.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông đườngbộ trên địabànhuyện (51)
      • 2.3.1 Công tác quy hoạch xây dựng công trình giao thôngđườngbộ (51)
      • 2.3.2 Công tác tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thôngđườngbộ (53)
      • 2.3.3 Quản lý công tác thẩm định dự án đầu tư, cấp phépxâydựng công trìnhgiao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhândânhuyện (60)
      • 2.3.4 Công tác thanh tra về xây dựng công trình giao thông đường bộ củaThanh tra nhànướchuyện (64)
      • 2.3.5 Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan đến công tác quảnlý nhà nước về xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn huyệnĐàBắc (66)
    • 2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giaothông đường bộ trên địabànhuyện (68)
      • 2.4.1 Những kết quảđạtđược (68)
      • 2.4.2 Những tồn tại, hạn chế vànguyênnhân (71)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆNĐÀ BẮC, TỈNHHÒA BÌNH (0)
    • 3.1 Định hướng và kế hoạch đầu tư xây dựng trên địa bàn huyệnĐàBắc (76)
    • 3.2 Thời cơ vàtháchthức (78)
    • 3.3 Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giaothôngđườngbộ (80)
      • 3.3.1 Công tác chỉ đạođiềuhành (81)
      • 3.3.2 Nâng cao trình độ đội ngũ công chức, viên chức, cán bộquảnlý (83)
      • 3.3.3 Tăng cường công tác quy hoạch xây dựng, cấp phépxâydựng (86)
      • 3.3.4 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra vềxâydựng (89)
    • 3.4 Kiến nghị các cấp cóthẩmquyền (91)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNGĐƯỜNGBỘ

Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thôngđườngbộ

Thuật ngữ quản lý có rất nhiều cách hiểu khác nhau Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý Theo khoa học quảnlý:

F.W Taylor (1856 - 1915) - một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất [5]

Henrry Fayol (1886 - 1925) - người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình, quan niệm rằng: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra.[5]

Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.Từ năm 1950trởlại đây, do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý đối với sự phát triển kinh tế, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau, bao gồm tiếp cận theo kinh nghiệm; theo hành vi quan hệ cá nhân; tiếp cận theo lý thuyết quyết định; tiếp cận toán học; tiếp cận theo các vai trò quản lý [5]

Theo giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, có thể hiểu Quản lý là sự tác động,chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý Cũng theo giáo Giáo trình này, quản lý nhà nước (QLNN) chứa đựng nhiều nội dung phong phú, đa dạng Nhưng nhìn chung là có các yếu tố cơ bản là: Yếu tố xã hội; Yếu tố chính trị; Yếu tố tổ chức; Yếu tố quyền uy; Yếu tố thông tin Trong đó, hai yếu tố đầu là yếu tố xuất phát, yếu tố mục đích chính trị của quản lý; còn ba yếu tố sau là yếu tố biện pháp, kĩ thuật và nghệ thuật quản lý.[6]

Từ những cách tiếp cận khác nhau đó, có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý như: Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra quyết định.

Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua những nỗ lực của người khác.

Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả cách hoạt động của những ngườicộng sự cùng hung một tổchức.

Quảnlýlàquá trình phối hợpcácnguồnlực nhằm đạt được những mục đích củatổchức Hoặc đơn giản hơnnữa,quảnlý làsự cótrách nhiệmvềmộtcáigìđó

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biếnđộng

1.1.1.2 Khái niệm về quản lý nhànước

* Khái niệm quản lý nhà nước

QLNN trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề lớn cả trong lý luận và thực tiễn Trong lý luận, có thể hiểu:

Khái niệm QLNN theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực Nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp Theo cách hiểu này, QLNN được đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ".

Theo nghĩa hẹp, QLNN chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ QLNN Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính Nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình [7]

QLNN theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực của Nhà nước.

Từ những điểm chung của các quan niệm trên, có thể hiểu: Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước.

QLNN hay cũng có thể gọi là quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực Nhà nước, QLNN mang những đặc điểm sau:

Mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước Trong quản lý, khách thể quản lý phải phục tùng chủ thể quản lý một cách nghiêm minh Nếu khách thể làm trái, phải bị truy cứu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của phápluật.

Quản lý nhà nước theo mục tiêu, chiến lược, chương trình và kế hoạch đã định Mục tiêu, chiến lược, chương trình và kế hoạch là những công cụ để hoạch định phát triển Nghĩa là đặt ra những mục tiêu kinh tế - xã hội cần đạt được trong khoảng thời gian đã định sẵn và cả cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra Đặc điểm này đòi hỏi công tác QLNN phải có chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn Có chỉ tiêu khả thi và có biện pháp tổ chức hữu hiệu để thực hiện chỉ tiêu Đồng thời, có cả các chỉ tiêu chủ yếu vừa mang tính định hướng vừa mang tính pháplệnh.

Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông đườngbộ

1.2.1 Kinhnghiệm về quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông đườngbộ

* Kinh nghiệm của huyện Mộc Châu, Sơn La.

Mộc Châu là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía đông nam của tỉnh Sơn La Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tiềm năng thế mạnh, hoạt động QLNNv ề đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó công tác QLNN về đầu tư xây dựng công trình GTĐB được chú trọng.

Xác định quy hoạch Đầu tư xây dựng công trình GTĐB có tầm quan trọng và vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Do đó, huyện Mộc Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng CT GT ĐB trong huyện và kết nối với hệ thống giao thông đường tỉnh, quốc lộ.

Thực hiện có hiệu quả các nguồn lực, huy động tối đa các nguồn vốn dân góp, doanh nghiệp, xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác để tập trung đầu tư xây dựng.

Tăng cường công tác kiểm tra công tác tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định tại các dự án, đặc biệt là các phòng thí nghiệm, các thiết bị thí nghiệm sử dụng cho công tác kiểm định Tăng cường triển khai thực hiện công tác quản lý chất lượng từ thiết kế, thẩm tra, thẩm định đến triển khai xây dựng tại các dự án xây dựng công trình giao thông.

Công tác phânbổnguồn vốn,sửlý nợđọng trongcácdựánđược quan tâm Hàng năm phânbổ vốn duy tu, bảodưỡngkết cấu hạtầngcáccông trình GTĐB trên địabànhuyện.TừnhữngcáchlàmnêutrêndẫntớiquátrìnhĐTXDđượccảithiện,nhiềudựántrọngđiểm vềGTĐBđượcđầutưhoànthànhđưavàosửdụng,pháthuycaohiệuquảđầutư.[14]

* Kinh nghiệm tại huyện Bảo Lâm, tỉnh CaoBằng

Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua, huyện Bảo Lâm tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư, vận động nhân dân hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động, từng bước mở rộng, nâng cấp, nhựa hóa, bê tông hóa các tuyến đường vào trung tâm xã, đường liên xã, liên xóm với phương châm “Nhà nước hỗ trợ, nhân dân thực hiện”, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Trong công tác QLNN về đầu tư xây dựng công trình GTĐB huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng, các xã huy động các nguồn lực, tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung sức xây dựng hạ tầng giao thông, qua đó tạo nền tảng vững chắc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới Tổ chức đào tạo, tập huấn thường xuyên cho các cán bộ làm công tác QLNN về lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình GTĐB nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình thực thi công vụ Tập trung cải cách hành chính và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Huyệnthực hiệnnghiêmtúccôngtácquảnlý, giám sát góp phần quản lý, sử dụnghiệu quả nguồnvốnxây dựngcáccôngtrình Mặt khác,chủtrươnghỗtrợ ximăngcứng hóađườngnôngthônnhận được sựhưởngứng của đông đảongườidân trongviệc hiếnđất,hiếntàisản,đóng góptiền,ngàycông laođộng,vậtliệupháttriển mạng lướigiaothôngnông thôn.

Từ năm 2016 đến nay, huyện đầu tư 281,9 tỷ đồng mở mới, cải tạo, nâng cấp 109 công trình GTNT với tổng chiều dài gần 225 km Trong đó, đầu tư mở mới 9 tuyến đường liên xã, liên xóm dài 33,26 km; cải tạo, nâng cấp 191,6 km đường huyện, liên xã, liên xóm Ngoài ra, làm đường bê tông xi măng theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ xi măng, giai đoạn 2016 - 2020, huyện hỗ trợ hơn 1.500 tấn xi măng trị giá 9,6 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 5.640 ngày công lao động, hiến hơn 10.000 m2 đất bê tông hóa 112 tuyến đường thôn, xóm, đường nội đồng rộng từ 1,5 - 3,5 m, dài 45,8 km Đến cuối năm

2019, 100% xã có đường ô tô, trong đó có 10/13 xã, thị trấn được nhựa hóa hoặc bê tông đến trung tâm xã; 162/196 xóm có đường ô tô đến trung tâm xóm.

Từ những kết quả đạt được trong công tác QLNN về xây dựng công trình GTĐB nêu trên và với sự nỗ lực tập trung mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đến nay mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Bảo Lâm dần mở rộng, các tuyến đường từng bước được cải tạo, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế

* Kinh nghiệm tại huyện Ba Bể, tỉnh BắcKạn

Huyện Ba Bể nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Kạn Huyện Ba Bể có diện tích678km², dân số năm 2004 là 47.000 người Huyện lỵ là thị trấn Chợ Rã nằm trênquốc lộ 279, cách thành phố Bắc Kạn khoảng 50 km về hướng tây bắc Ngoài trục đường chính là quốc lộ 279, huyện còn có một số con đường nhưtỉnh lộ 254đi về huyệnChợ Đồn, tỉnh lộ

201 đi về huyệnBạch Thôngở phía nam và đường liên tỉnh 212 sangCaoBằngở phíabắc.

Những năm qua, cùng với việc tập trung phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, huyện Ba Bể đã chú trọng đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương.

Huyện đã phân công trách nhiệm cụ thể giữa huyện và các xã Tập trung sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, các chương trình, dự án sao cho có hiệu quả, phù hợp với thực tế từng địa phương để đầu tư.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng từ các chương trình, dự án, huyện Ba Bể còn tận dụng nguồn lực huy động của nhân dân trong việc đóng góp công sức, tiền mặt, hiến đất để thực hiện xây dựng hệ thống đường giao thông các thôn thông qua thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện tốt công tác lựa chọn nhà thầu trong quá trình lựa chọn đối với những công trình, dự án nói chung, cụ thể đối với các chương trình, dự án đầu tư về giao thông đường bộ nói riêng Nhằm đảm bảo tính công bằng, làm tăng tính cạnh tranh, lựa chọn được những nhà thầu có kinh nghiệm, tiết kiệm được nguồn ngân sách, nâng cao hiệu quả côngtrình.

Huyện đã chú trọng, nghiêm túc chỉ đạo công tác lựa chọn nhà thầu, công tác quản lý hoạt động đấu thầu qua mạng tại các Chủ đầu tư, Ban Quản lý chuyên ngành của huyện theo đúng quy định đảm bảo công tác lựa chọn nhà thầu được diễn ra công khai, minh bạch nhằm tránh tình trạng "quân xanh, quân đỏ", loại bỏ cơ chế "xin -cho".

Có được những việc làm như vậy đã lựa chọn được những nhà thầu có năng lực đáp ứng được tốt nhất yêu cầu về kỹ thuật, tiến độ, hiệu quả của dự án dẫn tới nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng các công trình giao thông, hạn chế được tình trạng thất thoát lãng phí vốn đầu tư, các hiện tượng tiêu cực khác phát sinh trong xây dựng công trình giao thông [16]

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNGCÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC,TỈNHHÒABÌNH

Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyệnĐàBắc

2.1.1 Điều kiện tựnhiên Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, có những điều kiện tự nhiên tương đối đặcthù.HuyệnĐàBắcphíabắcgiáptỉnhPhúThọ,phíatâygiáptỉnhSơnLa,phíađôngtiếpgiáp thị xã Hòa Bình và phía nam giáp các huyện TânLạc,Mai Châu Huyện Đà Bắc có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Hoà Bình nhưng diện tích đất nông nghiệp lại chiếmtỷlệrấtít.Tổngdiệntíchtựnhiêncủahuyệnlà820km 2 (chiếm17,6%tổngdiệntíchtự nhiên toàn tỉnh), dân số trung bình là 50.960 người (chiếm 6,4% dân số cả tỉnh), mậtđộdânsố62người/km 2 (bằng0,4lầnmậtđộdânsốtoàntỉnh).

Nằm ở độ cao trung bình 560 m, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển, Đà Bắc có địa hình núi, đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 35 o Địa hình nơi đây mang đặc trưng kiểu địa hình núi cao trung bình, chủ yếu là núi đá vôi, trong đó có những núi cao trên 1.000 m như: Phu Canh (1.373 m), Phu Xúc (1.373 m), Đức Nhân (1.320 m), Biều (1.162m)

HuyệnĐà Bắcnằmtrongvùng khí hậuánhiệtđới giómùa, mỗinăm có hai mùarõrệt:mùa khôlạnhkéodàitừtháng11 nămtrước đếntháng4năm sau, mùa nóngẩmtừtháng5đến tháng 10.Nhiệtđộtrung bìnhlà23,5 o C, nhiệtđộcao nhấtkhoảng38-39 o C,nhiệtđộ thấpnhấtlà12 o C.

Lượngmưatrung bình1.570mm/năm, nhưngtậptrungchủyếuvàokhoảng thờigiantừtháng5đếntháng9(chiếm79% lượngmưacảnăm).

Hầu hết các xã trong huyện đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng, xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 9, có kỳ xảy ra 2 - 3 ngày, bình quân 5 - 10 ngày trong 1 năm Vào mùa mưa, ở huyện thường xảy ra những đợt lũ quét phá hoại đường sá, hoa màu và diện tích ruộng lúa nước. Đà Bắc có nhiều loại đất rất phù hợp với sản xuất nông, lâm nghiệp, nhất là cây công nghiệp,cây ăn quả, cây lâm nghiệp và dược liệu.

Quá trình hình thành đất đai ở đây chịu tác động của các kiến tạo địa hình Phanxiphăng và Sầm Nưa Do quá trình cacxtơ và trầm tích mạnh, phần lớn đất đai của huyện được hình thành từ các đá mẹ có nguồn gốc đá vôi, đá mẹ sa thạch, phiến thạch, diệp thạch Đất có tầng dày trung bình 50 - 80 cm, riêng ở các thung lũng, đất có tầng dày trên 1 m, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ Rải rác có những cao nguyên rộng lớn, khá bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, thích hợp cho việc quy hoạch các vùng sản xuất lớn các loại cây luồng, quế, hồng, chè tuyết, chăn nuôi bòsữa Đà Bắc nằm trọn trong lưu vực sông Đà (chiều dài sông Đà chảy qua địa phận huyện là 70 km), nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thủy văn của sông Đà Lưu lượng bình quân cả năm 1.602 m 3 /s của sông Đà là nguồn nước phong phú, đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của toànhuyện.

Nguồn nước ngầm chưa được điều tra đánh giá đầy đủ, nhưng qua khảo sát một số điểm cho thấy mực nước ngầm về mùa khô có độ sâu dưới 5m Với lợi thế gần nguồn nước sông Đà, Đà Bắc có thể tận dụng để phát triển giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản và du lịch lòng hồ.

Diện tích đất lâm nghiệp của Đà Bắc lớn thứ hai toàn tỉnh Hoà Bình với 30.522 ha, trong đó, rừng tự nhiên chiếm 84,25% (25.715 ha), rừng trồng chiếm 15,75%. Ở Đà Bắc, nguồn tài nguyên khoáng sản không được phong phú lắm: có nguồn đá vôi, đá granít là nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng Ngoài ra, qua khảo sát bước đầu, đã phát hiện được quặng bôxít vàphốtphorít.

Là nơi tiếp giáp giữa các vùng Tây Bắc và Đông Bắc của Tổ quốc, Đà Bắc có sự giao thoa của nhiều luồng văn hoá khác nhau, tạo nên sự đặc sắc, quyến rũ cho mảnh đất này Hơn nữa, Đà Bắc còn có những danh lam thắng cảnh như hồ sông Đà, động Thác Bờ là địa điểm du lịch sinh thái có sức thu hút du khách cả trong và ngoài nước.

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Xuấtphátđiểmcủanềnkinhtếcủahuyệnvàoloạithấptrongtỉnh,đờisốngởcáckhuvựcdâncưcón hưng chênh lệch lớn.Khu vựcthànhthịcómức sống ổn địnhtươngđối đồngđềunhưngtỷlệkhông cao, khôngcó các doanhnghiệpsản xuất kinhdoanh lớn,khuvực nông thôncó mứcsống thấpcònnhiềuhộ nghèo,việcxoá đói giảmnghèo hếtsức khókhăn, cáchộnghèochủyếuởnôngthôn sảnxuất theodạng tựcungtựcấp, chưa có thóiquentạorasản phẩmhànghoá cóchất lượngđểtraođổi theo nhucầuthịtrường.Nềnkinhtế củahuyệnchủyếudựa vàopháttriển lâmnghiệpvà nôngnghiệp. Đến năm 2019, tỷ trọng cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 37,5% Dịch vụ thương mại, du lịch chiếm 43,2% Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 19,3% Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 4,9% Thu nhập bình quân đầu người 26 triệu đồng/năm.

Sảnxuấtkinhdoanhtrênđịabàn,tạođiềukiệnđểdoanhnghiệppháttriểnthịtrường,tiêuthụsảnphẩm,mởrộng sảnxuất.Côngnghiệp, tiểuthủcông nghiệptậptrung pháttriển các sản phẩmcólợithếcạnhtranh,phụcvụpháttriểnnôngnghiệpvàkinhtếnôngthôn,nhấtlàcôngnghiệpchếbiếncác sản phẩmtừnông,lâmnghiệp, khai thácvậtliệuxâydựng, v.v.Khuyếnkhíchcácdoanhnghiệp,hợptácxãđẩymạnhứngdụng khoa học-công nghệvàosảnxuất,tăngchấtlượngvàgiảmgiáthànhsảnphẩm

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có giá trị gia tăng cao Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Tập trung thực hiện tốt Kế hoạch hành động thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm tạo mối liên kết giữa nhà sản xuất, các tổ chức phân phối và người tiêu dùng để hình thành kênh lưu thông hàng hoá ổn định, gắn với quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Triển khai thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy về phát triển du lịch Chú trọng thu hút đầu tư kinh doanh phát triển du lịch theo quy hoạch, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của huyện Tăng cường quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêudùng.

Tập trunghuyđộng cácnguồnlựcđểđầu tưphát triểnđồngbộhệthốngkết cấuhạtầngkinhtế- xãhội,ưutiên các công trình giao thông trọngđiểm củahuyện,coi đây làmột bước đột pháđểpháttriển kinhtế -xã hộitrước mắtvàlâudài.Tiếptụctăng cườngquản lýđầutưtừngânsáchnhànướcvàtráiphiếuChínhphủ(CP),tậptrungbốtrívốnđểhoàn thànhvàđẩynhanhtiếnđộcácdựánquantrọng.Đẩynhanhtiếnđộthicông,nghiệmthu,thanh toán, quyết toán cácdự án Tăngcường công táckiểmtra, thanh tra,giám sát đầu tư,quảnlýchất lượngcáccông trìnhxâydựng Chỉ đạo thựchiệntốt công tác giảiphóng mặtbằng,đặcbiệtlàdựánCảitạo,nângcấptuyếnđườngtỉnh433,đoạnKm0-Km23.

Công tác đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn huyệnĐàBắc

2.2.1 Tìnhhình hạ tầng giao thông đường bộ huyện ĐàBắc

Hệ thống giao thông đường bộ huyện Đà Bắc gồm có các tuyến đường tỉnh lộ 433 nối liền thành phố Hòa Bình với huyện Đà Bắc và các tuyến đường huyện bắt đầu từ trung tâmhuyệnđếntrungtâmcácxã.Cáctuyếnđườngtừtrungtâmxãtớitrungtâmthônbản;đường ngõ, xóm(đường nội thôn); đường ra khu sản xuất(đường nộiđồng). Đường tỉnh 433 là đường bắt đầu từ TP Hòa Bình đi hướng tây bắc qua xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc sau đó tới thị trấn Đà Bắc và đi tiếp tới các xã phía tây bắc của huyện kết thúc tại xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc(giáp với huyện Phù Yên, tỉnh SơnLa).

Tìnhhìnhhiện trạngcáctuyến đường giao thông trục xã, liênxãcó tổngchiềudài356,1km;hiệntrạng đườngtừtrungtâmxã tớitrungtâmthônbản448,78km; hiện trạngđường ngõ,xóm(đườngnội thôn)344,56km; hiện trạng đườngrakhu sảnxuất(đườngnộiđồng)222,36km.Cụthể chitiết theo Bảng 2.1; Bảng2.2;Bảng 2.3; Bảng2.4.

Trongnhững năm qua, được sựquantâm củaĐảng,Nhànướcđãphânbổcácnguồnlựcdànhcho các côngtrìnhgiaothông trênđịa bànhuyện, nguồnvốn cácchương trìnhmụctiêuquốc gia(Chương trìnhMTQG xâydựngnôngthônmới,Chương trìnhMTQG giảmnghèobền vững)vàcác nguồn vốnhuyđộng, lồngghép khácđã tạođiều kiện thuânlợichohệthống mạnglưới giaothôngđượcnâng cấp, các tuyến đườnggiaothông đượcđảmbảokếtnối,cứnghóa,nhựa hóa nhằm tạo mọiđiềukiện cho nhu cầuđilại của nhândân, giao thương hànghóa,thúcđẩyphát triểnsảnxuất,gắn vớixâydựng nôngthôn mới,tạo động lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển theo hướng bền vững.

Mặc dù trong những năm qua, hệ thống giao thông đã được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn(Nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân đóng góp)cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại, sinh hoạt của nhân dân, nhưng mới chủ yếu là những tuyến đường quan trọng, đường liên huyện, liên xã, còn hệ thống đường giao thông nông thôn thì ít được đầu tư Do vậy, hệ thống đường liên thôn, giao thông nội đồng còn rất khó khăn Nhiều tuyến đường giao thông tới các xóm địa hình phức tạp, phải qua nhiều sông suối, dễ bị hư hỏng cuốn trôi vào mùa mưabão.

Trong thời gian tới nhằm sớm hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộtrêncơ sở quy hoạch phát triển giao thông của huyện, với phương châm tích cực tranh thủ tối đa các nguồn lực. Huyện sẽ kết hợp, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, vận động nhân dân tích cực tham gia hiến đất, hiến ngày công, để tập trung vào đầu tư mạng lưới giao thông đường bộ.[18]

Bảng 2.1: Thống kê hiện trạng các tuyến đường giao thông trục xã, liên xã.

STT Tên xã Số tuyến đường Chiều dài

STT Tên xã Số tuyến đường

Chiều dài (km) Ghi chú

Nguồn: Phòng Kinh Tế và Hạ tầng huyện Đà Bắc

STT Tên xã Số tuyến đường

Nguồn: Phòng Kinh Tế và Hạ tầng huyện Đà Bắc

Bảng 2.3: Thống kê tóm tắt hiện trạng đường ngõ, xóm (đường nội thôn)

STT Tên xã Số tuyến đường

15 Xã Hiền Lương 0 0 Đường nội thôn trùng với đường trục xóm

Nguồn: Phòng Kinh Tế và Hạ tầng huyện Đà Bắc

Bảng 2.4: Thống kê tóm tắt hiện trạng đường ra khu sản xuất (đường nội đồng)

STT Tên xã Số tuyến đường

Chiều dài (km) Ghi chú

2 Xã Suối Nánh 0 0 Trùng với đường trục xóm

3 Xã Mường Tuổng 0 0 Trùng với đường trục xóm

Nguồn: Phòng Kinh Tế và Hạ tầng huyện Đà Bắc 2.2.2 Công tác đầu tư xây dựng công trình giao thông đườngbộ

Dựa vàoBảng 2.5.Tổng hợp cáccông trìnhgiaothông đượcđầu tưtronggiai đoạn2016-2020 trênđịa bànhuyệnĐàBắc.Tathấy,sau5nămthực hiệnđầutưgiaiđoạn2016 -2020, huyệnĐà

Bắc đã đầu tưxâymới,sửa chữa,nâng cấp,duy tubảodưỡngđượchơn62kmđườngvớitổngmứcđầutưtrên147tỷđồng.Năm2016và2017doản hhưởngcủa mưalũlịchsửgây sạt lởnghiêm trọngcáctuyến đường,côlập các xã vùng cao với khốilượngđất đá sạtlởtrên 46.000 m 3 vì vậynăm 2018huyệnĐà Băc tậpchungcácnguồnlực đểkhắcphục lũ bão của năm2016vànăm2017.Sốlượngdựán từnăm 2019-2020giảmđiềunàychứngtỏhuyệnĐà Bắcđãchútrọngvàoviệctậptrung đầutư cácdựáncần thiết tránhđầu tưdàntrải,nhằm góp phầnnângcaođượchiệu quả đầu tư.

Ngoàirakhi thực hiện cácChương trình mục tiêuquốc giaxâydựng nôngthôn mới, Chương trình 30a, Chương trình135đãvận độngnhândânhiếnđất,hiếnngàycông laođộngthựchiệnđượctrên

36.000ngàycông; hiếntrên60.000m 2 đấttrêntổng số70tuyến đườnggiaothôngnôngthôn.Từđóhệthốngcơbảnđasốđãđápứngđượcnhucầuđilại,giao thương hànghóa củanhân dân.Tuynhiên hiện trạngcáctuyến đườngởmột số nơichỉ đápứngđượcmộtphầnnhu cầu vận tảinguyên nhândohệthốnghạtầngkết cấu cònnhiềuhạnchế,chưa pháttriển tươngxứng vớitiềm năng khai tháccủa cáctuyến đường,mặtđường nhỏhẹp,chấtlượngmặtđườngchưatốt.

Hiện nay tuyến đường tỉnh 433 nối liền các trung tâm xã, thị trấn với thành phố Hòa Bình do địa hình chia cắt, độ dốc cao, nhiều cua, hệ thống biển báo, đường tránh, công trình phòng hộ chưa được đầu tư đồng bộ Tình trạng xe quá khổ, quá tải lưu thông dẫn tới chất lượng mặt đường, xuống cấp nhanh Số km đườngchưađược cứng hóa, nhựa hóa, đi lại dễ dàng còn chưa cao như các xã vùng cao: Đồng Nghê, Suối Nánh, Mường Tuổng, Đồng Ruộng, Yên Hòa, Trung Thành, ĐoànKết

Bảng2.5:Tổnghợpcáccôngtrìnhgiaothôngđượcđầutưtronggiaiđoạn2016-2020trên địa bànhuyệnĐàBắc

STT Nội dung Tổngcộ ng Năm

1 Số dự án được đầu tư 53 8 12 18 8 7

2 Quy mô đầu tư (km) 62,23 8 15 10 15 14

Năm 2018 tập trung khắc phục tuyến đường sạt lở dotrậnmưa lũ lịch sử năm 2016 và năm2 0 1 7

3 Tổng mức đầu tư (triệu đồng) 147.442 13.700 41.562 29.930 30.250 32.000

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

Nhu cầu vốn ưu tiên đầu tư xây dựng giai đoạn 2021 - 2025 theo tổng hợp của huyện Đà Bắc liên quan tới lĩnh vực giao thông đường bộ vào khoảng 39.800 triệu đồng, với quy mô sửa chữa, xây mới, nâng cấp khoảng 35,4 km đường [19]

Thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông đườngbộ trên địabànhuyện

2.3.1 Công tác quy hoạch xây dựng công trình giao thông đườngbộ

Về cơ bản các mục tiêu của Quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng công trình GTĐB từ ngân sách đặt ra cho giai đoạn 2016-2020 của huyện Đà Bắc đã được thực hiện Những kết quả đạt được trong giai đoạn nhìn chung phù hợp với mục tiêu, định hướng đề ra Các dự án, tuyến đường theo quy hoạch đã được đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn 2016 - 2020, phân bổ vốn bảo đảm nguồn vốn theo kế hoạch đầu tư từng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương Giao thông đường bộ của huyện đã có bước phát triển, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng trong những nămqua.

Số liệu tại Bảng 2.6 cho thấy giai đoạn 2016 - 2020 Ủy ban nhân dân huyện đã phê duyệt 01 quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2016 - 2020(trong đó gồm quy hoạchxây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn huyện);Phê duyệt 18 quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho 18 xã giai đoạn 2016 - 2020(trongđógồm nộidungquyhoạchxâydựngcôngtrìnhđườnggiaothôngnôngthôntạicácxã).[20]

Bảng 2.6: Tổng hợp số lượng quy hoạch giai đoạn 2016 - 2020

STT Năm lập quy hoạch

Tên Quy hoạch đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ

Quyhoạch phát triển vùng giai đoạn 2016- 2020(trongđógồm nộidungquyhoạchxâydựng công trình giao thông đườngbộtrênđịa bànhuyện)

Quyhoạchxâydựngnôngthônmớicácxãtrênđịa bànhuyệngiaiđoạn2016-2020(trongđógồm nộidungquyhoạchxâydựng côngtrìnhđườnggiaothôngnôngthôntạicácxã)

STT Năm lập quy hoạch

Tên Quy hoạch đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ Sốlư ợng Ghi chú

| Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầnghuyện

UBND huyện tích cực chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành thực hiện quy hoạch được phê duyệt; thường xuyên chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Đồng thờiđẩymạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong hoạt động xây dựng công trình giao thông đường bộ; thực hiện nghiêm việc công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, đặc biệt là các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, tổ chức cắm mốc giới tại thực địa theo quy định, tổ chức giám sát thực hiện theo quyhoạch.

Bảng 2.7: Đánh giá về công tác quy hoạch xây dựng công trình giao thông đường bộ

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất

Sựphùhợp củacôngtácquyhoạchxây dựngcôngtrìnhGTĐBvớimục tiêucủachiến lược,quyhoạch tổng thể phát triển kinhtế-xãhộicủa địaphương.

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Theo Bảng 2.7 Đánh giá về công tác quy hoạch xây dựng công trình giao thông đường bộ cho thấy:

Công tác quy hoạch xây dựng công trình giao thông đường bộ đã đáp ứng phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

(điểm đánh giá trung bình 3,90).

* Từ số liệu thứ cấp và sơ cấp nêu trên có thể thấyrằng:

Giai đoạn 2016 - 2020 Ủy ban nhân dân huyện đã phê duyệt 01 quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2016 - 2020(trong đó gồm quy hoạch xây dựng công trình giao thôngđường bộ trên địa bàn huyện); Phê duyệt 18 quy hoạchxâydựng nông thôn mới cho 18 xãgiaiđoạn2016-

2020(trongđógồmnộidungquyhoạchxâydựngcôngtrìnhđườnggiaothôngnôngthôntạicác xã)tuynhiênởgiaiđoạnnàyviệctậptrungràsoát lạiđểđiều chỉnhchophùhợpvớithựctiễntừngthờiđiểmchưađượcthựchiện.

Các mục tiêu của Quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng KCHT công trình GTĐB từ ngân sách đặt ra cho giai đoạn 2016-2020 của huyện Đà Bắc đã được thực hiện Tuy nhiên chất lượng công tác quy hoạch tại một số công trình quyết định đầu tư khi chưa có đủ vốn đầu tư, dẫn đến công trình xây dựng trong thời gian dài, không theo đúng tiến độ được duyệt, ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân; hệ thống các đường giao thông chưa tính hết sự gắn kết trong việc khai thác kết cấu hạ tầng hiện có; Quy hoạch giữa ngành giao thông, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất chưa có tính liên kết với nhau và với quy hoạch vùng, quy hoạch chung của cảnước.

2.3.2 Côngtác tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đườngbộ

Hằng năm, các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực, nhất là công tác Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức và người lao động phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực chung của ngành Giao thông vận tải và của huyện, của tỉnh. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ cũng đã được cải thiện từ khâu tuyển dụng, luân chuyển Nhận thức của các cơ quan,đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải về vai trò và tầm quan trọng của phát triển nhân lực đối với sự phát triển ngành Giao thông vận tải từng bước được nânglên.

Cấp cán bộ, công chức

Số lượng Bằng cấp chuyên môn

Caođẳ Cán bộ, ng lãnhđạo quản lý

Cán bộ, công chức chuyên môn

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện

Theo Bảng 2.8 Tổng hợp cán bộ, công chức thực hiện công việc quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông đường bộ giai đoạn 2016 - 2020, cho thấy: Số lượng cán bộ, công chức tham gia thực hiện công việc quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông đường bộ là 28 người, trong đó cán bộ, lãnh đạo quản lý là 3 người; cán bộ, công chức chuyên môn là

25 người Trình độ Thạc sỹ 01 người; Trình độ Đại học 12 người; Trình độ Cao đẳng 15 người. [21]

Công táctổchức thực hiệncácvăn bảnquyphạm pháp luậtvàtuyêntruyềngiáo dụcvềgiao thông đường bộ,xây dựngcôngtrìnhgiao thông đườngbộđượcxácđịnhlànhiệmvụquantrọng,liêntụcvàlâudàicủacảhệthốngchínhtrị.Đểtriểnkhaithựchi ệncácChươngtrìnhhành động của BanBíthưTrungươngĐảng,cácNghị quyết của Chính phủ, Tỉnh uỷ, UBNDtỉnh,UBND huyệnđã xâydựngnhiềuvăn bảnbanhànhđểchỉ đạothực hiện quyết liệt,thường xuyênvàđồngbộ cácgiải phápbảođảm trậttự antoàn giaothông (TTATGT);quyđịnhvề xâydựngcôngtrìnhGTĐB;bảo vệ kết cấuhạtầng côngtrìnhgiao thông đường bộ;công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, cũng như vật liệu xây dựng sử dụng trong thiết kế, thi công công trình cho các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; chỉ đạo phòng, ban chuyên môn nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kếdự.

STT Năm ban hành Số lượng văn bản chỉ đạo điều hành đã ban hành trong năm Ghi chú

Nguồn:Văn phòng HĐND và UBND huyện

Theo kết quả Bảng 2.9 Tổng hợp số lượng văn bản chỉ đạo điều hành đã ban hành về xây dựng công trình giao thông đường bộ giai đoạn 2016 - 2020 Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc ban hành được 53 văn bản chỉ đạo điều hành tới các đơn vị, địa phương thuộc cấp mình quản lý.[22]

Hàng năm, từ nguồn vốn bảo trì đường bộ, vốn ngân sách huyện, ngân sách xã và huy động các nguồn vốn khác đã tổ chức duy tu bảo dưỡng, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phát quang, nạo vét, sửa chữa đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân; Công tác sửa chữa đột xuất hệ thống đường huyện, đường xã để đảm bảo an toàn giao thông đã được Ủy ban nhân dân huyện quan tâm chú trọng.

Huyện đã thực hiện tương tốt việc quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về giao thông đường bộ Việc quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình giao thông thực hiện đúng theo Quy trình quản lý, vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình đường bộ được Bộ Giao thông vận tải ban hành [23]

Bảng2.10:Tổnghợpnguồnvốnduytubảodưỡng,sửachữathườngxuyênnhỏlẻ(không thuộcdựánđầutưxâydựng)côngtrìnhgiaothôngđườngbộgiaiđoạn2016-2020

Tuyến đường Chiều dài (km) Vốn đầutư(Ngânsách huyệnlồngghépvố n cácChươngtrình MTQGvàvốnnhâ ndânđóng góp)

Trong đó: Đường trụcxã, liênxã Đườngtừ trungtâm xãtớithôn bản Đường ngõ, xóm Đường ra khu sản xuất

Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện

TheoBảng2.10.Tổnghợpnguồnvốnduytubảodưỡng,sửachữathườngxuyênnhỏlẻ(không thuộcdựánđầutưxâydựng)côngtrìnhgiaothôngđườngbộgiaiđoạn2016-2020:

Tổngsốvốnđầutưduytu,bảodưỡng,sửachữathườngxuyênnhỏlẻtừcácNguồnvốnngân sáchhuyệnlồng ghép vốncácChương trình MTQGvàvốnnhândân đóng gópgiai đoạn2016- 2020là8.290,8triệuđồngvớitổngsố1381,8kmđườngđượcduytu,bảodưỡng.

Bảng2.11:ĐánhgiávềChấtlượngcánbộtrongquảnlýđầutưXDCTGTĐB;Triểnkhaithựchiện cácvănbảnphápluậtvềxâydựngcôngtrìnhgiaothông;Côngtácbảotrì,bảovệkếtcấuhạtầnggia othôngđườngbộ

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

1 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựngcôngtrình giao thông đường bộ có chuyên môn kỹ thuật và có phong cách làm việc chuyênnghiệp.

Thường xuyên triển khai,ban hànhcácvănbản quyphạm phápluậtvà tổchứctuyên truyền giáodụcvềgiao thôngđườngbộ

3 Thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng đã được cải cách tạo, đơn giản hóa điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nghiệp

Tổchứctốtviệc thực hiện giám định chấtlượngcông trìnhxâydựng theo đúngquyđịnh 50 2,54 0,90824 1 4

Hướng dẫn thường xuyên các chủ đầu tư, ban quản lý việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí xây dựng, đo bóc khối lượng công trình, giá ca máy và thiết bị thi công, đơn giá theo từng quý.

Thực hiện tốt việc quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Thực hiện tốt việc kiểm trathườngxuyên, định kỳ và đột xuất theo đúngkếhoạch đề ra nhằm phát hiện cácdấuhiệu xuống cấp, hư hỏng của côngtrìnhgiaothông

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Qua kết quả điều tra khảo sát trong Bảng2.11: Đánh giávềChấtlượngcánbộtrong quảnlýđầutưxâydựng công trìnhGTĐB;Triển khai thực hiệncácvăn bảnphápluậtvềxây dựngcôngtrìnhgiaothông;Côngtác bảotrì,bảovệkết cấu hạtầng giaothông đườngbộ, chothấy: Đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức, người laođộngcôngtáctrong lĩnhvực quảnlýnhà nướcvềxâydựng côngtrình giao thông đườngbộ đa số đãcóchuyênmônkỹthuậtvà cóphongcách làm việcchuyênnghiệp(điểm đánh giá trung bình 3,88). Ủybannhândânhuyện chưathường xuyêntriểnkhai,ban hànhcácvănbản quy phạmpháp luậtvàtổchức tuyêntruyềngiáodụcvềgiao thông đườngbộ(điểm đánh giá trung bình 2,76).

Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giaothông đường bộ trên địabànhuyện

2.4.1 Những kết quả đạt được

2.4.1.1 Công tác quy hoạch xây dựng công trình giao thông đườngbộ

Công tác quy hoạch xây dựng công trình giao thông đường bộ đã đáp ứng phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 355/QĐ-TTg, ngày 25/2/2013, của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch phát triển ngành GTVT với mục tiêu đến năm 2020.

Giai đoạn 2016 - 2020 Ủy ban nhân dân huyện đã phê duyệt 01 quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2016 - 2020(trong đó gồm quy hoạch xây dựng công trình giao thôngđường bộ trên địa bàn huyện); Phê duyệt 18 quy hoạchxâydựng nông thôn mới cho 18 xãgiaiđoạn2016-

2.4.1.2 Công tác tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đườngbộ

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được chú trọng Nhìn chung, đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, trình độ, năng lực được nâng lên, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Giai đoạn 2016 - 2020, số lượng cán bộ, công chức tham gia thực hiện công việc quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông đường bộ là 28 người, trong đó cán bộ, lãnh đạo quản lý là 3 người; cán bộ, công chức chuyên môn là 25 người Trình độ Thạc sỹ 01 người; Trình độ Đại học 12 người; Trình độ Cao đẳng 14người.

Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, hướng dẫn trong lĩnh vực giao thông đường bộ luôn được UBND huyện chú trọng, quan tâm ban hành kịp thời các hướng dẫn tới các địa phương trên cơ sở các Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và các Quyết định, Kế hoạch, đề án của UBND tỉnh, và các văn bản hướng dẫn của cấp trên Chỉ đạo phòng, ban chuyên môn nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế dự toán, báo cáo kinh tế kỹ thuật; tập trung nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng; giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư đối với các dự án do huyện quyết định đầu tư.

Giai đoạn 2016 - 2020 Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc ban hành được 53 văn bản chỉ đạo điều hành tới các đơn vị, địa phương thuộc cấp mình quản lý.

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc trong huyện về trật tự, ATGT, nhất là các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB, các hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, phá hoại công trình giao thông, hành lang an toàn đường bộ, gây mất ATGT và hư hỏng công trình đường bộ.

Tổngsốvốnđầu tư duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên nhỏ lẻ từ các Nguồn vốn ngân sách huyện lồng ghép vốn các Chương trình MTQG và vốn nhân dân đóng góp giai đoạn 2016

- 2020 là 8.290,8 triệu đồng với tổng số 1381,8 km đường được duy tu, bảodưỡng.

2.4.1.3 Công tác thẩm định và cấp phép dự án đầu tư xây dựng công trình giao thôngđường bộ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dânhuyện

Việc triển khai thực hiện Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các nghị định liên quan của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, chi phí đầu tư, chất lượng công trình, lựa chọn nhà thầu trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện chặt chẽ và đi vào nề nếp.

Công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình; thẩm định điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh thiết kế - dự toán công trình được nâng cao.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, có 53 dự án được thẩm định, giá trị trình thẩm định là 147.580 triệu đồng, giá trị sau thẩm định là 147.442 triệu đồng, giảm 178 triệu đồng so với giá trị trình thẩm định. Ủy ban nhân dân huyện đã thực hiện cấp 04 giấy phép công trình xây dựng giao thông đường bộ theo thẩm quyền (công trình giao thông cấp III trở xuống) Quản lý việc thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo ATGT của các dự án không phải xin phép là 53 dự án được thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.

Việc cấp Giấy phép thi công đảm bảo theo đúng quy định, theo thẩm quyền được phâncấp Các công trình không phải xin cấp phép đã thực hiện tốt các biện pháp bảo đảman toàn giao thông trong suốt quá trình triểnkhai.

2.4.1.4 Công tác thanh tra về xây dựng công trình giao thông đường bộ của Thanhtra nhà nướchuyện

Thanh tra nhà nước huyện đã chủ động lập kế hoạch, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về dự án, công trình giao thông đường bộ.

Giai đoạn 2016 - 2020 Thanh tra nhà nước huyện đã thực hiện 07 cuộc thanh tra trong đó có 05 cuộc thường xuyên theo kế hoạch 02 cuộc đột xuất với kiến nghị thu hồi là 251.993.000 đồng.

Trong những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền của huyện Đà Bắc đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt được những kết quả quan trọng về phát triển giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã được nâng cao. Chất lượng vận tải ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền Tỷ lệ đường được nhựa hóa, bê tông hóa được nâng lên Công tác quản lý nhà nướcvềxâydựng công trìnhGTĐB trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả nhất định theo hướng ngày càng có hiệuquả.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, kết cấu hạ tầng giao thông phát triển mạnh so với thời kỳ trước, rất nhiều công trình GTĐB được xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và được bảo trì thường xuyên Số xã chưa có đường đến trung tâm xã được giảm mạnh, tăng tỷ lệ cứng hóa các loại đường GTNT Kết cấu hạ tầng ở các vùng nông thôn trong toàn huyện được đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện đã tạo diện mạo mới cho nông thôn, là tiền đề để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư Cùng với việc đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây mới các tuyến đường, một trong những vấn đề cần được quan tâm hiện nay là chú trọng công tác bảo trì, bảo dưỡng cũng được UBND huyện quan tâm, phân bổ kinh phí hàngnăm.

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyênnhân

* Những tồn tại, hạn chế: a, Công tác quy hoạch xây dựng công trình giao thông đường bộ

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆNĐÀ BẮC, TỈNHHÒA BÌNH

Định hướng và kế hoạch đầu tư xây dựng trên địa bàn huyệnĐàBắc

Đà Bắc có vị trí không xa Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm liền kề Thành phố Hòa Bình nên cần đón thời cơ để phát triển và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷsảnnhằm thúcđẩytăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thời gian tới, thị trường tiêu thụ các sản phẩm vật liệuxâydựng, hoa quả tươi, rau sạch ở thị trường trong tỉnh và vùng Hà Nội là rấtlớn. Đặc biệt mớiđâyThủtướng chính phủ đã Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình trong đó có khu vùng hồ thuộc địa phận Đà Bắc; Phê duyệt chủ trương đầu tư tuyến đường cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu trong đó có chạy qua trên địa phận huyện Đà Bắc Chính vì vậy Đà Bắc cần tận dụng thời cơnàyđể phát triển nhanh những sản phẩm có lợi thế, hướng theo thị trường vùng động lực của tỉnh và Hà Nội để dần khẳng định vị trí trên thị trường Tuy nhiên, để đáp ứng được mục tiêu này thì hệ thống đường giao thông đường bộ, đường gom cần được đầu tư mở rộng để nối thành vùng liênkết.

Về định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng có liên quan đến Hoà Bình và huyện Đà Bắc: Trongquyhoạch vùng cóxácđịnh tập trung cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ hướng tâm thủ đô Hà Nội đạt tiêu chuẩnđườngcấp I đồng bằng, đặc biệt đường cao tốc Hòa Bình - SơnLa.Nghiên cứu xây dựng vùng sản xuất nông sản tại huyện Đà Bắc liên kết tiêu thụ về HàN ộ i

Về định hướng phát triển không gian vùng: Vùng Thủ đô Hà Nội phát triển theo hướng vùng đô thị đa cựctậptrung, thúc đẩy phát triển các đô thị tỉnh lị là các hạt nhân của vùng (các tỉnh xung quanh Hà Nội) Tỉnh Hoà Bình được xác định là vùng đối trọng phíaTâyBắc của Thủ đô

Hà Nội trong đó có huyện ĐàBắc,có điều kiện phát triển các khu du lịch, nghỉdưỡng,làng vănhoá,homestay cũng như bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, phân bố các cơ sở công nghiệp vệ tinh cho vùng Do vậy, với lợi thế tiềm năng về vị trí, địa hình, huyện Đà Bắc hoàn toànc ó thể trở thành điểm du lịch cuối tuần có giá trị của vùng, tương tự như các điểm du lịch của tỉnh Ninh Bình, tỉnh Vĩnh Phúc trong tương lai.

* Chiến lược,mụctiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng củahuyện ĐàBắc

Chiến lược, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội huyện Đà Bắc, gồm:

Nâng cao chất lượng tăng trưởng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đi đôi với tiếp tục ổn định kinh tế địa phương, bảo đảm tăng trưởng nhanh, bềnvững.

Tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, quan tâm phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu kinh tế và các ngành, lĩnh vực; tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch, nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học và công nghệ, phát huy đổi mới, sáng tạo và đẩy mạnh khởi nghiệp Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống thiêntai. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết hiệu quả khiếu nại, tố cáo Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

* Điều kiện đặc thù của huyện Đà Bắc trong phát triển kinh tế - xã hội

Nhờ có những đặc thù riêng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên như:

Huyện Đà Bắc nằm trong ranh giới nghiên cứu Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình(bao gồm 5 huyện, thành phố: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu và thành phốHòaBình),đặcbiệtcácxãĐồngRuộng,YênHòa,CaoSơn,TiềnPhong,VầyNưa,

Hiền Lương và Toàn Sơn thuộc huyện Đà Bắc nằm trong ranh giới Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch đến huyện Đà Bắc.

Huyện Đà Bắc nằm trong địa giới tỉnh Hòa Bình - cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, sẽ ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch của Đà Bắc bởi Hà Nội là trung tâm du lịch lớn và đầu mối phân phối khách của các tỉnh phíaBắc. Đà Bắc cách thành phố Hòa Bình - trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế của tỉnh Hòa Bình khoảng 15km, kết nối với thành phố Hòa Bình cả về đường bộ, đường thủy và kết nối với Hồ Hòa Bình theo đường thủy sông Đà.

Nằm trên tuyến du lịch đường thủy sông Đà: Hồ thủy điện Hòa Bình - hồ thủy điện Sơn La - hồ thủy điện LaiChâu.

Kếtnốithuậnlợivớicác điểmdulịchcủathànhphố HòaBình,cáchuyệnCaoPhong, TânLạc,MaiChâuvàcáctỉnhlâncậnnhưSơnLa,PhúThọquacáctuyếngiaothôngĐT316,Quôclộ70B,Đ T317vàđườngcaotốcHòaBình-MộcChâutrongtươnglai.

Chính vì những tiềm năng thuận lợi về du lịch có thể khai thác, kêu gọi đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cũng như du lịch trong địa bàn huyện Giai đoạn tới huyện Đà Bắc sẽ tập trung phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông đường bộ nhằm liên kết giữa các vùng, các địa phương qua đó góp phần thúcđẩyphát triển kinh tế - xã hội, thu hút nhà đầu tư, khách dul ị c h

Thời cơ vàtháchthức

Cơ hội tổ chức nền nông nghiệp chuyên môn hoá theo vùng: Huyện có cơ hội để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai cũng như địa hình của Đà Bắc như: lúa, hoa mầu, cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, phát triển chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản.

Cơ hội tham gia vàoquátrình cung ứng các sản phẩm phục vụ cho thị trường lớn và đang gia tăng nhanh chóng của vùng Hà Nội, đặc biệt là các nông sản sạch, tươi sống: rau, hoa quả đặc sản, thực phẩm và các loại hình dịchvụ.

Phát triển du lịchvănhoá, lịch sử và sinh thái nghỉ dưỡng: Huyện Đà Bắc là vùng có diện tích lòng hồ Hòa Bình lớn và đã được Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình Bên cạnh đó, huyệncòncó nhiều hang động, núi đá,thunglũng, rừngcâytrùng điệp, nhất là các xã vùng cao Những yếu tố trên đây, nếu tổ chức tốt, đặc biệt là có chiến lược gọi mời các nhàđầutư sẽ cho phép Đà Bắc hình thành và phát triển ngành du lịch, trở thành ngành mũi nhọn củahuyện.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo hình thức đối tác công tư PPP hỗn hợp, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 17/5/2019, với tổng chiều dài toàn tuyến 85 km, trong đó có 49 km trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (trong đó có địa phận huyện Đà Bắc), 36 km địa phận huyện Vân Hồ, Mộc Châu (Sơn La) Trong tương lai sẽ giúp huyện Đà Bắc liên kết với các vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội và các vùng lân cận.

Vị trí địa lý địa hình:ĐàBắc là huyện miền núi có địa hình hiểm trở, chia cắt, điềunàygâykhó khăn cho phát triển kinh tế xã hội: tổ chức mang lưới cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nội bộ huyện; tổchứcmạng lưới giáo dục, y tế, và khótìmra những hướng đi đột phátrong phát triển cho các xã vùng sâu, vùngxa.

Nềnkinhtếchậmpháttriển:Hiệntại,ĐàBắclàmộtnềnkinhtếthuầnnông,trìnhđộphát triểnkinh tế thấp đòi hỏihuyện phảicónhững bước đinhanhhơn mới có thể đuổi kịp mứctrungbìnhcủatỉnh.Đâylàmộtkhókhănlớncủahuyệntrongthờigiantới.

Mức sống thấp vànguycơ tụt hậu: Mứcthunhập bình quân đầu người của huyện hiệnnaychỉ bằng một nửa mức chung toàn tỉnh, tỷ lệ nghèo đói cao Thu ngân sách của huyện cũng rất thấp (chỉ bảođảmđượckhoảng20% nhu cầu chi).Đâylà rào cản lớn cho tổ chức sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Trong khi đó, nhiều huyện khác trong tỉnh đang nổi lên trở thành các điểm thu hút đầu tư mạnh mẽ và có khả năng phát triển nhanh chóng Do đó, nếu không có chiếnlượcphát triển dài hạn, táo bạo,nguycơtụthậucủahuyệnsovớicáchuyệnkháctrongtỉnhlàkhárõ.

Những hạn chế về nguồn nhân lực: Huyện Đà Bắc cótỷlệ dân số dân tộc thiểu số cao (90%), cònduytrì nhiều tập quán lạc hậu và tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp là rào cản lớn cho sự phát triển củaH u y ệ n

Cơsở hạtầnglạchậu:Làhuyệnđộc đạo,mạnglướigiao thôngđường bộ,nhấtlàmạnglướigiao thông nông thôn,đườngliên thôn,phần lớn là đường thô sơ,rấtkhó khăntrong quá trìnhvậnchuyển,đi lại giao lưuvàtổ chứccáchoạt động văn hoáxãhội.

Thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ, sạt lở đất mỗi khi mùa mưa lũ tới.

Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giaothôngđườngbộ

* Nguyên tắc đề xuất các giảipháp:

Nguyên tắc tập trung dân chủ: Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa hai mặt tập trung và dân chủ trong mối quan hệ hữu cơ biện chứng chứ không phải chỉ là tập trung hoặc chỉ là dân chủ Dân chủ là điều kiện, là tiền đề của tập trung; cũng như tập trung là cái bảo đảm cho dân chủ được thực hiện Hay nói cách khác, tập trung phải trên cơ sở dân chủ; dân chủ phải trong khuôn khổ tập trung Trong mỗi cấp của hệ thống quản lý nhiều cấp của Nhà nước, phải bảo đảm vừa có cơ quan có thẩm quyền chung vừa có cơ quan có thẩm quyền riêng Mỗi cơ quan phải có thẩm quyền rõ rệt, phạm vi thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền riêng phải trong khuôn khổ thẩm quyền chung Trong cơ quan có thẩm quyền chung, mỗi uỷ viên phải được giao nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề, có trách nhiệm phát biểu sâu sắc về vấn đề đó, đồng thời tập thể được trao đổi, bổ sung và biểu quyết theo đa số.

Nguyên tắc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước về kinhtế:Một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là có nhiều hình thức sở hữu, từ đó xuất hiện loại hình kinh tế thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân Chính điều này đòi hỏi Nhà nước phải quản lý nền kinh tế quốc dân bằng nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt coi trọng phương pháp quản lý bằng pháp luật Để thực hiện nguyên tắc trên, cần phải tăng cường công tác lập pháp và tư pháp Về lập pháp, phải từng bước đưa mọi quan hệ kinh tế vào khuôn khổ pháp luật.Cácđạoluậtphảiđượcxâydựngđầyđủ,đồngbộ,cóchếtàirõràng,chínhxác và đúng mức; Về tư pháp, mọi việc phải được thực hiện nghiêm minh (từ khâu giám sát, phát hiện, điều tra, công tố đến khâu xét xử, thi hành án.); không để xảy ra tình trạng có tội không bắt, bắt rồi không xét xử hoặc xét xử quá nhẹ, xử rồi không thi hành án hoặc thi hành án nửa vời.

3.3.1 Công tác chỉ đạo điều hành a, Cơ sở, mục tiêu của giải pháp

Nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ; Năng lực quản lý của các chủ đầu tư, năng lực thực hiện của đơn vị tư vấn thiết kế; Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư; Kiểm tra trước nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng;Côngtácquản lý, bảo trìhệthống giao thông;Xử lýtriệtđểtình trạnglấnchiếm HLATđườngbộ,xâmphạmkết cấuhạtầng giaothông,phương tiện quákhổ,quátải.

Phát huy được tốt công tác phối hợp giữa Sở GTVT với chính quyền địa phương trong việc quản lý HLAT đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông. b, Nội dung của giải pháp

* Giải pháp khắc phục trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực phù hợp; Đơngiản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư về quy trình chuẩn bị đầu tư; Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; Nâng cao ý thức của chủ đầu tư trong công tác quản lý dự án đầutư:

Nghiêm túc thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định để đảm bảo lựa chọn những nhà thầu tư vấn có đủ năng lực Tránh tình trạng cơ chế "xin - cho".

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, hiệu lực, hiệu quả Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chỉ đạo, điều hành, phối hợp của các cấp, các ngành, đảm bảo tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Nângcaoýthức trách nhiệm ngườiđứngđầu,kỷluật,kỷcương hành chính của độingũcông chức, viên chức; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kịp thời chấnchỉnh,xửlýnghiêm các viphạm.Tiếptục ràsoát, sửađổi,bổsungvàxây dựngcơchế, chính sách phùhợpvới tình hình thực tiễncủahuyện,vậndụng linh hoạt trong triểnkhai,tổchức thực hiện.

Tiếp tục bồi dưỡng, tập huấn đối với cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo thực hiện công tác thẩm đinh, công tác quản lý chất lượng công trình. Đối với chủ đầu tư, Ban quản lý dự án; phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện về chất lượng công trình; Lựa chọn nhà thầu xây dựng phải đủ năng lực, giám sát kiểm tra, đánh giá kỹ chất lượng khi nghiệm thu; kiên quyết xử lý nhà thầu vi phạm chất lượng, tiến độ; Bổ sung thời gian bảo hành khi nhà thầu vi phạm chấtlượng.

Có các chế tài sử phạt đối với chủ đầu tư vi phạm trong công tác đấu thầu, công tác thẩm định, buông lỏng quản lý về xây dựng công trình giao thông.

Hàng năm tiến hành giám sát, kiểm tra quá trình duy tu bảo dưỡng, bố trí kinh phí kịp thời cho công tác duy tu, sửa chữa hàng năm trên các tuyến đường Lập kế hoạch quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã Chủ động bố trí, quản lý, sử dụng kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ theo đúng quy định.

Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xử lý các phương tiện vi phạm đến kết cấu hạ tầng, lấn chiếm hành lang ATGT, hủy hoại kết cấu hạ tầng giao thông. Đẩymạnhcảicáchhànhchính,tăngcườngứngdụng công nghệthông tin trong quản lý,điều hành,tổchức thựchiện hiệuquảNghị quyếtsố36a/ND-CPvềChínhphủđiệntử.

Tăng cường thanh tra, đấu tranh phòng, chống tham nhũng Nâng cao hiệu quả, chất lượng gải quyết đơn thư, khiếu nại Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông tới mọi tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp.

Luôn luôn đổi mới và phát huy tính tự chủ sáng tạo ở các cấp, các ngành, các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư Nâng cao chất lượng tư vấn và thẩm định, phê duyệt các nội dung của dự án Quản lý tốt công tác đấu thầu, đảm bảo tính công khai minh bạch trong công tác đấu thầu Kiên quyết đề xuất xử lý các trường hợp không đảm bảo thủ tục theo quy chế đấu thầu hoặc các vấn đề nghi vấn trong quá trình tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.

Nâng cao chất lượng phục vụ công, tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục cho doanh nghiệp, người dân Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ thực hiện lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng công trình GTĐB.

Kiến nghị các cấp cóthẩmquyền

a, Đối với cấp tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư, phân bổ vốn cho huyện Đà Bắc nhằm thực hiện các công trình giao thông đường bộ Phân bổ vốn xử lý các công trình còn nợ đọng của những năm trước.Có quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan như Thanh tra giao thông thuộc Sở giao thông, Công an giao thông trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra các trường hợp vi phạm an toàn kết cấu hạ tầng các công trình giaothông.

Sở nội vụ tỉnh cần quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhất là trách nhiệm người đứng đầu; nâng cao chất lượng tham mưu Tăng cường phối hợp, kịp thời giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp, người dân và thực tiễn đặtra.

Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh có văn bản hướng dẫn đối với các phòng ban chuyên môn của huyện trong công tác thẩm định, giám sát, kiểm tra nghiệm thu các công trình và công tác lựa chọn nhà thầu. b, Đối với cấp huyện Ủy ban nhân dân huyện, cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng công trình giao thông đường bộ của địa phương; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông đường bộ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư Khẩn trương rà soát lại các đề án quy hoạch về tính khả thi và tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với định hướng của tỉnh, của huyện trong thời giantới.

Phòng Nội vụ huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ Trong công tác cán bộ cần hết sức minh bạch, khách quan để phát huy được những cán bộ có năng lực trình độ chuyên môn, có phẩm chất, có tư duy đổi mới sáng tạo Đồng thời hỗ trợ các địa phương trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn ở cấp huyện, cấp xã.

Ban chỉđạo cácchươngtrình mục tiêuQuốcgia huyệncó cơchếkhuyến khích ngườidântham gia vào công tác quản lý, bảotrìnhư khen thưởng, động viêncáccánhân,tậpthểcóđóng góp trongxâydựnggiao thông nông thôn. c, Đối với UBND các xã, thị trấn

Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể nhân dân về các quy định của Pháp luật về hành lang an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước ở địa phương theo phân cấp.

Chương này tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác QLNN về đầu tưxâydựng công trìnhGTĐB trên địa bàn huyện Đà Bắc trong giai đoạn tới 2020 - 2025 Các giải phápgồm:

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, hiệu lực, hiệu quả Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chỉ đạo, điều hành, phối hợp của các cấp, các ngành, đảm bảo tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành trong việc quản lý, bảo trì, sửa chữa công trình giao thông đường bộ.

Xây dựng các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức để nâng cao phẩm chất, đạo đức, năng lực, trình độ Đánh giá cán bộ công chức hàng năm kiên quyết loại bỏ cán bộ công chức không đạt.

Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin phục vụ công tác quy hoạch Kiên quyết không quyết định đầu tư tràn lan khi chưa xác định được nguồn vốn Chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch ở tất cả các ngành, các cấp nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch, từng bước xây dựng các quy hoạch có tính đồng bộ, hệ thống và liên kết chặt chẽ từng địa phương, từng vùng Đội ngũ tham gia vào công tác lập quy hoạch, kế hoạch phải có năng lực trình độ cao, có kinh nghiệm và tầm nhìn xa mới mang lại hiệu quả.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; nâng cao vai trò trách nhiệm của ngưòi đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác thanh tra, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra.

So với các địa phương khác thì các giải pháp đề xuất cho huyện Đà Bắc có điểm nổi bật như sau: Xác định yếu tố con người là yếu tố quan trọng quyết định trong việc quản lý, UBND huyện sẽ chủ động nguồn kinh phíđểđào tạo bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, lấy chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu đào tạo. Trong công tác quy hoạch phải luôn được gắn chặt với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theoquyhoạch và lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu. Đối với cán bộ trẻ trong diện quy hoạch nhất thiết phải được đào tạo toàn diện Ở một số địa phương khác cũng có giải pháp này nhưng không chủ động nguồn kinh phí thực hiện mà còn phải chờ nguồn kinh phí của Sở nội vụ và họctheochuyên đề chung với các huyệnkhác.

Nội dung luận văn đã tập trung phân tích công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Đà Bắc giai đoạn 2016 - 2020 Đánh giá được công tác quản lý nhà về giao thông đường bộ trên địa bàn huyện dựa vào các số liệu tổng hợp qua các năm trong giai đoạn

2016 - 2020 Trong quá trình phân tích đánh giá tác giả đã nêu lên được những mặt đạt được và chưa đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Đà Bắc trong giai đoạn 2016 - 2020 Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Đà Bắc trong giai đoạn tiếp theo 2021 - 2025, cụ thể các kết quả đạt được của đềtài:

(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư xây công trình giao thông đườngbộ.

(2) Tiến hành phân tích, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Đà Bắc giai đoạn 2016-2020 Tìm ra một số bất cập hạn chế trong công tác quản lý nhànước.

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]TrầnVănHùng (2007),Nâng cao chất lượng đấu thầuxâydựng các côngtrìnhgiaothôngởViệt Nam, Luậnántiếnsỹkinh tế, TrườngĐại họckinhtếquốcdân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đấu thầuxâydựng các "côngtrìnhgiaothôngởViệt Nam, Luậnántiếnsỹkinh tế
Tác giả: TrầnVănHùng
Năm: 2007
[2] Hoàng Thanh Tú (2015),Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Namtheo hướng bền vững, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Namtheo hướng bền vững
Tác giả: Hoàng Thanh Tú
Năm: 2015
[3]ĐặngVănÁi(2012),Hoàn thiện côngtácquảnlý nhà nướcvềgiaothông đườngbộtrênđịa bàntỉnh BìnhĐịnh,LuậnvănthạcsĩKinhtế, Đại họcĐàNẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện côngtácquảnlý nhà nướcvềgiaothông đườngbộtrênđịa bàntỉnh BìnhĐịnh
Tác giả: ĐặngVănÁi
Năm: 2012
[4] Phan Thị Nhật Phương (2014),Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN đầu tưxâydựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa ThiênHuế
Tác giả: Phan Thị Nhật Phương
Năm: 2014
[5] Phạm Văn Nam (2013),Giáo trình Quản trị học, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị học
Tác giả: Phạm Văn Nam
Năm: 2013
[6] Hồ Văn Vĩnh (2003),Giáo trình khoa học quản lý, Nhà xuất bản Chính trị Quôc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình khoa học quản lý
Tác giả: Hồ Văn Vĩnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quôc gia
Năm: 2003
[7]ĐỗHoàng Toàn (2005),Giáo trình Quảnlýnhànước vềkinhtế, Nhàxuấtbản laođộng - xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quảnlýnhànước vềkinhtế
Tác giả: ĐỗHoàng Toàn
Nhà XB: Nhàxuấtbản laođộng- xã hội
Năm: 2005
[9] Nguyễn Văn Hiến, "Quản lý nhà nước kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình", Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình
[10] Hoàng Cao Liêm, "Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam", Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giaothông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam
[11] Nguyễn Bá Uân (2016),Bài giảng Quản lý dự án nâng cao, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản lý dự án nâng cao
Tác giả: Nguyễn Bá Uân
Năm: 2016
[21] Phòng Nội vụ huyện Đà Bắc (2020),Báo cáo thực trạng đội ngũcán bộ,công chứctrên địa bàn huyện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực trạng đội ngũ"cán bộ,công chức
Tác giả: Phòng Nội vụ huyện Đà Bắc
Năm: 2020
[12] Chính phủ (2021),Nghị định số06/2021/NĐ-CPngày 26/01/2021 Quy địnhc h i tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình Khác
[13]Bộ xâydựng(2016),Thông tưsố18/2016/TT-BXDQuy định chi tiết và hướng dẫnmộtsốnộidungvề thẩmđịnh,phêduyệtdựánvàthiếtkế, dựtoánxâydựng côngtrình Khác
[14] Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (2020),Báo cáo tổng kết công tácđầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Khác
[15] Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng (2020),Báo cáo tổng kết côngtác đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Khác
[16] Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (2020),Báo cáo tổng kết công tácđầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Khác
[17] Ủy ban nhân dân huyện Đinh Hóa, tỉnh Thái Nguyên (2020),Báo cáo tổng kếtcông tác đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Khác
[18] Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đà Bắc (2020),Báo cáo kết quả công tác quảnlý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã trên địa bàn huyện Đà Bắc Khác
[19] Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đà Bắc (2020),Báo cáo kết quả công tác thẩmđịnh, phê duyệt chủ trương trên địa bàn huyện Đà Bắc Khác
[20] Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đà Bắc (2020),Báo cáo kết quả công tác thẩmđịnh, phê duyệt quy hoạch trên địa bàn huyện Đà Bắc Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w