Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất ngành Công Thương
Một sốkháiniệm
Theo Luật Hóa chất số 06/2007/QH12[2], ngày 21/11/2007 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thì những khái niệm cơ bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hóa chất ngành công nghiệp được thể hiện nhưs a u :
Hóa chấtlà đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.
Chấtlà đơn chất, hợp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến, những phụ gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý, hóa ổn định, không bao gồm các dung môi mà khi tách ra thì tính chất của chất đó không thayđ ổ i
Hỗn hợp chấtlà tập hợp của hai hoặc nhiều chất mà giữa chúng không xảy ra phản ứng hóa học trong điều kiện bìnhthường.
Hóa chất nguy hiểmlà hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất: a) Dễnổ; b) Ôxy hóamạnh; c) Ăn mònmạnh; d) Dễcháy; đ) Độc cấp tính; e) Độc mãntính; g) Gây kích ứng với conngười; h) Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ungthư; i) Gây biến đổigen; k) Độc đối với sinhsản; l) Tích luỹ sinhhọc; m) Ô nhiễm hữu cơ khó phânhuỷ; n) Độc hại đến môitrường.
Hoá chất độclà hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm quy định từ điểm đ đến điểm n khoản 4 Điều củaL u ậ t
Hoá chất mớilà hóa chất chưa có trong danh mục hóa chất quốc gia, danh mục hóa chất nước ngoài được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận.
Hoạtđộng hóachấtlà hoạtđộngđầutư, sảnxuất,sangchai,đóng gói,muabán, xuấtkhẩu, nhập khẩu,vậnchuyển,cất giữ,bảoquản,sửdụng, nghiên cứu, thử nghiệmhóachất,xửlý hóachất thảibỏ,xử lý chấtthảihóachất.
Sự cố hóa chấtlà tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường.
Sự cố hóa chất nghiêm trọnglà sự cố hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại lớn, trên diện rộng cho người, tài sản, môi trường và vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của cơsởhóachất. Đặc tính nguy hiểm mớilà đặc tính nguy hiểm được phát hiện nhưng chưa được ghi trong phiếu an toàn hóa chất.
Vai trò của quản lý nhà nước về an toànhóachất
Do đặc điểm và tính chất nguy hiểm của sử dụng hóa chất trong công nghiệp nên công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này luôn được các quốc gia cũng như Việt Nam rất coi trọng Tầm quan trọng của quản lý nhà nước trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp gắn liền với những bài học trên thế giới gần đây liên quan đến các sự cố hóa chất gây thảm họa lớn về con người và tài sản cũng như môi trường Víd ụ :
Vụ nổ kho hóa chất tại thành phố cảng Thiên Tân-Trung Quốc xảy ra ngày 12/8/2015, theo đánh giá của trang WebWikipedia.org[3]như sau:
Mức độ của sự cố:Nhân chứng nói mặt đất rung chuyển ở xa nhiều câysốcách nơi xảy ra vụ nổ và chấn động được cơ quan Khảo sát địa lý của Hoa Kỳ tại Bắc Kinh cách đó 160 km ghi nhận như một địa chấn Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc nói mức độ rung chuyển của vụ nổ thứ nhất tương đương với việc kích hoạt 3 tấnthuốcnổTNT,trongkhivụnổthứhaitươngđươngvớikhoảng21tấnthuốcnổ.
Hậu quả của sự cố: Thiệt mạng 173 người, 798 người bị thương, 34 người mất tích.
Vụ nổ đã tàn phá một số lượng lớn hàng hóa được chứa ở các kho tại và quanh cảng ở Quận Tân Hải Một khu đậu xe hơi chứa vài ngàn chiếc xe đã bốc cháy hoàn toàn.
Tờ Tin tức Bắc Kinh hôm thứ Bảy nói rằng tất cả mọi người trong khu vực bán kính 3 kilômét quanh nhà kho xảy ra cháy nổ bắt buộc phải di tản khỏi khu vực do nguy cơ môi trường có thể bị nhiễm độc hóa chất Xyanua natri, một độc chất có thể gâytửv o n g , đ ư ợ c p h á t h i ệ n t ạ i p h í a đ ô n g c ủ a h i ệ n t r ư ờ n g , t h e o l ờ i c ủ a c ả n h s á t đ ư ợ c n h ậ t b á o n à y t r í c h đ ă n g 7 0 0 t ấ n n a t r i x y a n u a đ ư ợ c l ư u t r ữ t ạ i k h o h à n g n à y , g ấ p 7 0 l ầ n s o v ớ i g i ớ i h ạ n l u ậ t p h á p c h o phép.
Tính tới ngày 15 tháng 8 năm 2015, hơn 6000 người dân đã phải di tản, ngủ qua đêm ở các khu nhà dã chiến Khoảng 17.000 căn hộ bị hư hại vì vụ nổ.
Ngân hàng Credit Suisse ước tính thiệt hại do vụ nổ ở Thiên Tân có thể lên đến 1-1,5 tỷ USD Nhưng tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch cho rằng, con số thực tế có thể cao hơnnhiều.
Hình 1.1 Hậu quả vụ nổ kho hóa chất ở Thiên Tân – Trung Quốc
Gần đây nhất vào ngày 04/8/2020 xảy ra vụnổkho chứa hóa chất amoni nitrat tại cảng của thành phố Beirut -Li Băng, theo đánh giá của trang WebWikipedia.org[4]như sau:
Vào chiều ngày 4 tháng 8 năm 2020, hai vụ nổ xảy ra tạicảngcủa thành phốBeirut, thủ đô củaLiban Vụ nổ thứ hai rất mạnh đã khiến ít nhất 192 người chết, 6.500 người bị thương, tổng thiệt hại từ 10–15 tỷ USD, và ước tính gần 300.000 người mất nhà cửa. Nguyên nhân của vụ nổ được cho là 2.750 tấnamoni nitrat, tương đương với 1,2kilô tấn TNT, bị nhà nước tịch thutừcon tàu bỏ hoangMV Rhosusvà được cất giữ tại cảng suốt sáu năm mà không có biện pháp phòng ngừan à o
Vụ nổ được ghi nhận bởiCục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳlà một địa chấn mạnh 3.3 độRichter, và được cảm nhận ởThổ Nhĩ Kỳ, Syria, Israel, một số nơi ởchâu Âu; và được nghe thấy ởCộng hòa Sípcách đó hơn 250 km (160 dặm) Đây được coi là một trong nhữngvụ nổ phi hạt nhân lớn nhất trong lịchs ử.
Chính phủ Liban ban bốtình trạng khẩn cấpkéo dài hai tuần nhằm ứng phó với thảm họa. Sau vụ nổ, biểu tình nổ ra khắp Liban chống đối chính phủ trước sự thiếu trách nhiệm dẫn đến vụ nổ, tiếp tụcchuỗi biểu tình kéo dàiở nước này từ 2019 Ngày 10 tháng 8 năm 2020,nội các Libanvà Thủ tướngHassan Diabtừ chức do sức ép chính trị càng lớn sau vụviệc. Ở Việt Nam một số năm gần đây cũng liên tục xảy ra các sự cố cháy nổ hóa chất công nghiệp, cụ thể:
Vụ cháy Công ty Rạng Đônglà vụ cháy xảy ratại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Hà Nội vào ngày 28 tháng 8 năm 2019 tại cơ sở ở phườngHạ ĐìnhquậnThanh Xuân, Hà Nội Vụ cháy bắt đầu khoảng 18h tại khu nhà xưởng và kho thành phẩm của bộ phận làm đèn dây tóc, huỳnh quang và CFL của công ty Đến 22h cùng ngày ngọn lửa đã được khống chế, nhưng đã thiêu rụi 6.000 m 2 kho xưởng, ướctínhbanđầuvềthiệthạitàisảnkhoảng150tỉđồng,dưới5%tổngtàisảncôngty.
Sau vụ cháy nhiều cơ quan chức năng đã đến kiểm tra hiện trường xác định vấn đề "rò rỉ thủy ngân, gây độc hại đối với sức khỏe người dân vùng lânc ậ n "
Hình 1.2 Hậu quả sự cố hóa chất tại nhà máy bóng đèn Rạng Đông
Sự cố cháy nổ tại nhà máy sản xuất hóa chất tinh khiết Hưng Yên:Tối ngày 10/5,
Xưởng Hóa chất Tinh khiết của Nhà máy hóa chất Đức Giang Hưng Yên đã xảy ra 1 vụ hỏa hoạn Theo báo cáo của Công ty cổ phần tập đoàn hóa chất Đức Giang sự cố đã thiệt hại ban đầu là 5 tỷ đồng và không có thiệt hại vền g ư ờ i
Hình 1.3 Hậu quả sự cố hóa chất tại nhà máy sản xuất hóa chất tại Hưng Yên Xuất phát từ những thực tế sự cố hóa chất trên thế giới và Việt Nam, Thủ tướng Chính phủđãbanhànhnhững chỉđạoquyếtliệtđể đảmbảoantoànkhôngđể xảyrasựcố lơntrêncả nước,vídụ:Ngày05tháng 3năm2013,Thủtướng Chínhphủđã cóChỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại, trong đó yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố cấp tỉnh Ngoài ra để chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật từ Luật Hóa chất, Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì công tác đảm bảo an toàn hóa chất ngành Công Thương là rất cần thiết và bắt buộc phải thực hiện thường xuyên tại các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhàn ư ớ c
Xuấtpháttừtínhchất quantrọngcủa việc quảnlý vàsửdụnghóa chất trong công nghiệp,côngtác quảnlýnhà nướcvề đảmbảoantoàn hóachấtngành CôngThươngđượcxem làcóvaitrò quan trọng trong việc ngănngừa rủirotrongquản lývà sửdụnghóachấtcóthểxảyra Luật Hóa chấtsố06/2007/QH12,ngày21/11/2007củaQuốc hội Nước CộnghòaXãhội Chủnghĩa
ViệtNam[1]vàcácvănbảnhướngdẫnđãquyđịnhrõ trách nhiệm quảnlýnhànướcvềhoạtđộnghóachấtđốivớitừngcơquanchủquảnnhưsau:
Bộ Công thươngchịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động hóachất.
Bộ Tài nguyên và Môi trườngban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hóa chất; xử lý, thải bỏ hóa chất độc tồn dư, hóa chất độc tồn dư của chiến tranh, hóa chất độc không rõ nguồn gốc và hóa chất độc bị tịchthu.
Nội dung công tác quản lý nhà nướcvềan toàn hóa chất ngành Công Thương 13
Theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Hóa chất năm 2007 [1], Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý hoạt động hóa chất Tại khoản 4 Điều 62 Luật Hóa chất quy định rõ Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trong phạm vi địa phương mình theo phân cấp của Chính phủ.
Theo quy định tại Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương [5] về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị địnhsố113/2017/NĐ-CP, quản lý hóa chất ngành Công Thương ở cấp tỉnh thuộc trách nhiệm của Sở Công thương tỉnh, cụ thể nhưsau: a) Quản lý, giám sát hoạt động hóa chất trên địa bàn quảnlý; b) Thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này; c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật về quản lý hóa chất trên địa bàn quảnl ý ; d) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xửlývi phạm về hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý theo quyđịnh; đ) Giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất, Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và huấn luyện an toàn hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý; e) Thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Luật hóa chất, Nghị địnhsố113/2017/NĐ-CP và các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hóa chất được phân công, phâncấp.
Như vậy, theo các quy định tại Luật Hóa chất năm 2007, Nghị định số 113/2017/NĐ-
CP và Thông tư số 32/2017/TT-BCT thì công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất của ngành Công Thương bao gồm nhiều nội dung và rất đa dạng Sở Công thương là đơnvịquảnlýngànhtrênđịabàntỉnhcótráchnhiệmthựchiệntrựctiếpcôngtácquản lý nhà nước nhằm đảm bảo an toàn hóa chất trên địa bàn Những nội dung chính của công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất mà Sở Công thương cần triển khai thực hiện bao gồm:
1) Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn hóa chất trên địa bàn tỉnh
Theo quy định hiện hành thì bộ máy quản lý hóa chất ngành Công Thương cấp tỉnh được thể hiện cụ thể như trong hình vẽsau:
Sở Công Thương:Là cơ quan chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh quản lý hoạt động hóa chất ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh, bộ máy liên quan quản lý về hóa chất của sở Công Thương nhưsau:
Phòng Kỹ thuật an toàn môi trường có nhiệm vụ tham mưu cho Lãnh đạo sở công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về hoạt động hóa chất côngn g h i ệ p
Phòng Kinh tế/kinh tế và Hạ tầng:
Trong phòng kinh tế/kinh tế hạ tầng có 01 chuyên viên kiêm nhiệm về hóa chất giúp việc cho lãnh đạo phòng trong công tác tham mưu cho lãnh UBND huyện, thành phố, thị xã trên địa bàntỉnh.
UBND cấp xã:Hiện nay chưa có cán bộ chuyên trách hay kiêm nhiệm phụ trách về lĩnh vực hóa chất tại cấpxã.
2) Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất ngành Công Thương tại cấpt ỉn h.
Theo Luật Hóa chất năm 2007 UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hoạt động hóa chất trên địa bàn cấp tỉnh Để quản lý được hoạt động này UBND các tỉnh phải ban hànhcácquyđịnhriêngđểphùhợpvớitìnhhìnhthựctếtạiđịaphương,vídụ:Như ban hành quy chế quản lý hoạt động hóa chất, tiêu chuẩn, quy chuẩn địa phương về an toàn hóa chất
3) Công tác cấp phép, điều kiện trong hoạt động hóa chất ngành công thương (sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sửdụng)
Yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa:
1 Nhà xưởng phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóac h ấ t
2 Nhà xưởng, kho chứa phải có lối, cửa thoát hiểm Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩncấp.
3 Hệ thống thông gió của nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thônggió.
4 Hệ thống chiếu sáng đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu trữ hóa chất Thiết bị điện trong nhà xưởng, kho chứa có hóa chất dễ cháy, nổ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy,n ổ
5 Sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nướctốt.
6 Nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy Các biển báo thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất phải có các thông tin: Mã nhận dạng hóa chất; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì hình đồ cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó Tại khu vực sản xuất có hóa chất nguy hiểm phải có bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình thao tác an toàn ở vị trí dễ đọc, dễt h ấ y
7 Nhà xưởng, kho chứa phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực đượcchốngsétantoànvàđượcđịnhkỳkiểmtratheocácquyđịnhhiệnhành.
8 Đốivớibồnchứangoàitrờiphảixâyđêbaohoặccácbiệnphápkỹthuậtkhácđể đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy nổ, chống sét.
9 Nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệmôitrường,antoànvàvệsinhlaođộngtheoquyđịnhcủaphápluậtcóliênquan.
Yêu cầu đối với công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì:
1 Công nghệ sản xuất hóa chất được lựa chọn đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây sự cố hóa chất, ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn phòng, chống cháyn ổ
2 Thiết bị kỹ thuật phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với chủng loại hóa chất và quy trình công nghệ, đáp ứng được công suất sản xuất, quy mô kinh doanh Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn,hiệuchỉnh,bảodưỡngtheoquyđịnhhiệnhànhvềkiểmđịnhmáymóc,thiếtbị.
3 Yêu cầu về baobì a) Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển Bao bì đã qua sử dụng phải bảo quản riêng Trước khi nạp hóa chất, cơsởthực hiện nạp phải kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm sạch bao bì đã qua sử dụng để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng không sử dụnglạiphảiđượcthugom,xửlýtheoquyđịnhcủaphápluậtvềbảovệmôitrường; b) Vật chứa, bao bì chứa đựng hóa chất phải có nhãn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định về ghi nhãn hóa chất Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vậnchuyển.
Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất
1 Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khuvực.
Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất tại TháiNguyên
- Tiêu chí 1:Tổ chức bộ máy cán bộ công chức chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hóa chất ngành công thương trên địa bànt ỉ n h
- Tiêu chí 2:Việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định quản lý hóa chất ngành
- Tiêu chí 3:Công tác cấp phép, duy trì các điều kiện trong hoạt động hóa chất sau khi được cấp phép (sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sửd ụ n g )
- Tiêu chí 4:Sự phối hợp giữa các cấp, ngành của tỉnh trong quản lý hoạt động an toàn hóa chất ngành CôngThương.
- Tiêu chí 5:Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất ngành Công Thương trên địa bànt ỉ n h
- Tiêuchí6:Côngtácthôngtinvàtruyềnthôngvềantoànhóachấttrênđịabàntỉnh. b) Các tiêu chí địnhlượng:
- Tiêu chí 1:Số lượng, tỉ lệ các huyện, thành phố, thị xã bố trí cán bộ có chuyên môn về quản lý hóa chất; Số lượng, tỉ lệ các xã, phường, thị trấn được bố trí cán bộ kiêm nhiệm trong công tác quản lý hóa chất trên địab à n
- Tiêu chí 2:Số lượng, tỉ lệ thực hiện các yêu cầu của Bộ Công Thương, UBND tỉnh vềtuyêntruyền,banhànhcácquyđịnhvềquảnlýantoànhóachấttạiđịaphương.
- Tiêu chí 3:Số lượng, tỉ lệ các đơn vị sản xuất, kinh doanh, bảo quản,sửdụng hóa chất phải được cấp phép trước khi đi vào hoạtđộng.
- Tiêu chí 4:Tỉ lệ các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đều nắm rõ trách nhiệm của đơn vị trong công tác quản lý, ứng phó sự cố hóa chất trên địabàn tỉnh.
- Tiêu chí 5:Số lượng, tỉ lệ các đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất được kiểm tra định kỳ 1 lần/năm trừ trường hợp đột xuất và xử lý nghiêm nếu vi phạm quy định pháp luật trong quản lý hóac h ấ t
- Tiêu chí 6:Số lượng, tỉ lệ các quy định mới về quản lý hóa chất được đăng tải trên trang Webside củaSởCông Thương; các cuộc diễn tập ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnhđượcđàiphátthanhvàtruyềnhìnhtỉnhpháttrênkêngtruyềnhìnhcủatỉnh.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất ngànhCôngThương
Thời gian qua, Thái Nguyên đã có chủ trương tạo môi trường pháp lý ổn định và thuận lợi để đưa hoạt động hóa chất phát triển bền vững Công tác quản lý nhà nước gắn với kiểm tra, giám sát hoạt động hóa chất đã được các cơ quan quản lý triển khai tương đối hiệu quả, qua đó tạo sự bình đẳng, môi trường an toàn để cho các doanh nghiệp thuận lợi hoạt động Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện quản lý nhà nước có các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả triển khai thực hiện, cụthể: a) Các nhân tố kháchquan:
- Nhân tốt các văn bản quy phạm pháp luật: Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật kịp thời, phù hợp với thực trạng của hoạt động hóa chất từng loại hình hoạt động, từng thời điểm khác nhau Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng công tác quản lý nhà nước về hóa chất ngành CôngT h ư ơ n g
-Nhân tố tổ chức và hoạt động của hệ thống chínht r ị :
Xuất phát từ đặc điểm hệ thống chính trị của Việt Nam là “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, vai trò tác động của đảng cầm quyền đối với tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính cơ bản có sự khác biệt với nhiều nước, mà chủ yếu và trước hết là ở tính độc lập tương đối của chúng Ví dụ, trong hoạt động lập quy, Chính phủ không chỉ cụ thể hóa quy định trong các đạo luật mà còn phải thể chế hóa các chủ trương, chính sáchcủaĐảng Đối với công tác tổ chức, quản lý, phát triển nguồn nhân lực, kể từ khâu quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, kỷ luật cho đến chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức đều gắn với công tác đảng Vì vậy, quá trình cải cách hành chính luôn có mốiquanhệhữucơvớiđổimớiphươngthức,nângcaovaitròlãnhđạocủaĐảng.
Tương tự như vậy, mối quan hệ giữa bộ máy hành chính nhà nước với các bộ phận khác của hệ thống chính trị như các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan lập pháp và tư pháp… cũng có nhiều nét đặc thù và đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước (ví dụ: vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) Do vậy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước phải trên cơ sở bảo đảm tính đồng bộ giữa tiến trình cải cách hành chính với cải cách tư pháp và lập pháp trong chỉnh thể đổi mới toàn bộ hệ thống chính trị là đòi hỏi khách quan ở Việt Nam hiện nay.
-Nhân tố tài chính và cơ sở vật chất, kỹthuật:
Những bảo đảm về mặt tài chính và điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động quản lý nhà nước phụ thuộc một phần vào nhu cầu quản lý, nhưng chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn Việc đầu tư về tài chính, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy và hoạt động của chế độ công vụ, công chức vừa là điều kiện, vừa là một trong những tiêu chí chủ yếu đánh giá hiệu quả của nền hành chính (xét về hiệu quả chi tiêu công) Mặc dù mức chi tiêu cụ thể cho bộ máy hành chính luôn là vấn đề gây tranh cãi và khó thống nhất quan điểm, nhưng thước đo chủ yếu vẫn là hiệu quả hoạt động của nền hành chính, mức chi tiêu phải phù hợp với trình độ phát triển, nhu cầu quản lý và coi đó là nguồn đầu tư cho pháttriển. b) Các nhân tố chủquan:
- Nhân tốt chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:
Chất lượng nguồnnhân lực luôn là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước Một nền hành chính chuyên nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tương ứng mang tính chuyên nghiệp Nguồn nhân lực của bộ máy hành chính nhà nước ở Thái Nguyên bao gồm cán bộ thông qua bầu cử, công chức được tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế và viên chức được tuyển dụng thông qua hợp đồng làm việc Việc xem xét, đánh giá tính chuyên nghiệp chủ yếu và trước hết dựa trên các tiêu chísau:
+ Có sự phân biệt rõ từng nhóm đối tượng phù hợp với yêu cầu và nội dung quản lý (ví dụ, tiêu chuẩn đối với công chức phân theo các nhóm: công chức lãnh đạo, công chức thừa hành ở cả 4 cấp hành chính, công chức chuyên môn nghiệp vụ ở cấp chính quyền cơ sở…).
+ Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Trình độ,năng lực chuyên môn của từng loại đối tượng phụ thuộc trước hết vào chất lượng và chuyên môn đào tạo Do vậy, theo quy định chung, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm là giải pháp quan trọng hàng đầu không thể thay thế Theo đó, chuyên môn đào tạo được xem là tiêu chuẩn chính chứ không phải yêu cầu về bằng cấpcao.
+ Nắm vững kỹ năng hành chính Kỹ năng, nghiệp vụ hành chính gắn với chuyên môn đào tạo và kinh nghiệm làm việc Xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, các kỹ năng cần thiết trong hoạt động công vụ được cụ thể hóa thành quy trình, quy phạm đòi hỏi phải được thực hiện một cách thống nhất Ngoài việc tinh thông nghiệp vụ, nắm vững trình tự, thủ tục giải quyết công việc, tính chuyên nghiệp của công chức, viên chức còn thể hiện thông qua nhiều khía cạnh khác, kể cả sử dụng các công cụ hỗ trợ (như ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin…) cũng như khả năng thích nghi, giao tiếp, hợp tác thông qua phối hợp nhóm hoặc giải quyết mâu thuẫn,… Ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương và đề cao văn hóa công vụ, nhất là văn hóa giao tiếp, ứng xử Cũng như đối với các hình thức lao động quyền lực khác, ý thức tôn trọng và chấp hành kỷ luật, kỷ cương, việc gương mẫu thực hiện văn hóa công vụ là đòi hỏi khách quan, bắt nguồn từ tính chất của hoạt động quản lý, không chỉ là biểu hiện của đạo đức công vụ mà còn là thước đo tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viênchức.
Có thể nói con người trong bộ máy quản lý nhà nước về hóa chất là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc thực thi các quy định của pháp luật về hóa chất Hiện nay nhân lực trong các bộ máy quản lý hóa chất tại các địa phương về cơ bản còn thiếu và yếu, ví dụ: Tại
Sở Công Thương Thái Nguyên chỉ có 01 biên chế quản lý hóa chất trên địa bàn toàn tỉnh và còn phải kiêm nghiệm công việc khác, UBND cấp huyện, UBND cấp xã không có cán bộ phụ trách lĩnh vực hóa chất, đây cũng gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý nhà nước về hóachất.
- Nhân tố nhận thức của doanh nghiệp hoạt động hóachất:
Trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như đã trình bày phần trên thì đa số các doanh nghiệp chấp hành tốt quy định của pháp luật đặc biệt là các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là các doanh nghiệp của Hàn Quốc và NhậtB ả n )
- Nhân tố công tác phối hợp của các cấp, cácngành:
Sự phối hợp quản lý giữa các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh trong quá trình quản lý an toàn hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thực hiện khá đồng bộ, cụ thể: Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình thường, không tốn nhiều thời gian cho công tác tiếp các đoàn thanh kiểm tra, hàng năm Sở Công Thương chủ trì phối hợp cùng cácsởTài nguyên và Môi trường, Khoa học và công nghệ, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp, ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức các đoàn thanh kiểm tra đồng bộ các nội dung trong đó có nội dung về quản lý an toàn hóachất.
-Nhân tốsựtham gia và ủng hộ của ngườidân:
Sự tham gia và ủng hộ của người dân đối với quản lý nhà nước không chỉ góp phần đảm bảo việc phát huy dân chủ của Nhà nước ta, đảm bảo quyền của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước, khẳng định bản chất của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mà còn là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước Thực tiễn cho thấy, sự tham gia, ủng hộ của người dân đối với cơ quan nhà nước càng lớn thì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước càng dễ dàng đạt được mục tiêu và chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới thực sự thànhcông.
Nhân dân tham gia quản lý nhà nước là nguyên tắc hiến định được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật phòng, chống tham nhũng,… đã quy định cụ thể các điều kiện, hình thức, phương thức để nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước (như việc các đại biểu dân cử, các cơ quan nhà nước phải tiếp nhận và giải quyết những đề xuất, kiến nghị, khiếu nại của người dân, tiếp thu các ý kiến đóng góp vào các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xãh ộ i … )
Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất ngành Công Thương trên địa bànc á c tỉnh
Kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất ngành Công Thương tại mộts ố tỉnh
Do đặc điểm tình hình hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khá tương đồng với tình hình hoạt động hóa chất của thành phố Hà Nội (thế mạnh về hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất), tỉnh Phú Thọ (thế mạnh về sản xuất hóa chất), tỉnh Hưng Yên (thế mạnh về sử dụng hóa chất) nên đề tại tập trung nghiên cứu, phân tích, học hỏi cách quản lý hóa chất tại các tỉnhn à y
-Đối với Thành phố Hà Nội[7]:
Hiện nay, theo số liệu thống kê trong báo cáo định kỳ năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội có trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 7 doanh nghiệp sản xuất hóa chất, 180 đơn vị kinh doanh hóa chất, 108 đơn vị sử dụng hóa chất lớn; Đa số các đơn vị hoạt động hóa chất trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động như: Giấy phép/Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất;
Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất; Đào tạo huấn luyện an toàn hóa chất; diễn tập định kỳ hóa chất… Tuy nhiên do địa bàn rộng, hoạt động hóa chất tại khu vực trung tâm thành phố đông dân cưn ê n việc quản lý hóa chất cực kỳ khó khăn Mặt khác biên chế để thực hiện công tác quản lý hóa chất tại cấp tỉnh theo quy định chỉ có 01 biên chế[8], để khắc phục và có thể quản lý tốt được hoạt động hóa chất Sở Công Thương Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố
Hà Nội phân cấp quản lý cho các quận, huyện đều có chức năng quản lý hoạt động này. Đây là một trong những sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hóa chất trên địa bàn thành phố HàNội.
Hiện nay, theo số liệu thống kê trong báo cáo định kỳ năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 4 đơn vị sản xuất, 26 kinh doanh, đơn vị sử dụng khoảng 70 đơn vị [9].Tại tỉnh Phú Thọ được ví như cái nôi của nền sản xuất hóa chất cơ bản của Việt Nam, tại đây cách đây 20-30 năm đã có những nhà máy sản xuất hóa chất lớn của cả nước như: Nhà máy hóa chất Việt Trì, nhà máy hóa chất Đông Á, nhà máy hóa chất Lâm Thao…, hiện nay để đảm bảo công tác an toàn các nhà máy này cơ bản đã được cải tạo, nâng cấp hoặc thay đổi công nghệ để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường Tỉnh Phú Thọ thường xuyên yêu cầu các nhà máy này thực hiện tốt Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, định kỳ hàng năm diễn tập ứng phó sự cố hóa chất và được Sở Công Thương giám sát[10].Chính vì vậy những năm gần đây môi trường lao động, mức độ an toàn đến con người và môi trường trong nhà máy sản xuất hóa chất và dân cư xung quanh được đảmbảo.
Hiện nay, theo số liệu thống kê trong báo cáo định kỳ năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 02 đơn vị sản xuất hóa chất, 5 đơn vị kinh doanh và khoảng 100 đơn vị sử dụng [11].Đây là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển hoạt động hóa chất rất nhanh do có nhiều khu công nghiệp mới đi vào hoạt động, các đơn vị sử dụng hóa chất rất lớn đặc biệt là các nhà máy 100% vốn đầu tư nước ngoài Ngay từ đầu Sở CôngThương tỉnh Hưng Yên đã tham mưu cho UBND tỉnh Hưng Yên quan tâm đến việc chấp thuận chủ chương theo Luật Đầu tư để lựa chọn những doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến, không ảnh hưởng lớn tới môi trường, không sử dụng hóa chất có mức độđộchạilớn[12].ChínhvìvậycôngtácquảnlýantoànhóachấttạitỉnhHưngYên những năm gần đây đạt kết quả tốt, tuy nhiên vẫn cósựcố hóa chất gần đây tại nhà máy hóa chất của Công ty Cổ phần tập đoàn hóa chất Đức Giang gây thiệt hại lớn về vật chất, mặc dù năm 2019 nhà máy mới đi vào hoạt động và được đánh giá là nhà máy có công nghệ hiện đại bậc nhất Đông NamÁ
Bảng tổng hợp tình hình quản lý nhà nước về hóa chất tại Hà Nội, Hưng Yên, Phú Thọ giai đoạn 2017-2019 tại Phụ lục 2 kèm theo.
Bài học rút ra cho công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất ngành Công Thương tỉnhT h á i Nguyên
Quasốliệu thu thập được từ tình hình quản lý hóa chất tại thành phố Hà Nội, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hưng Yên, cho thấy mỗi một tỉnh có đặc thù quản lý hóa chất riêng, cụ thể:
Từ những kinh nghiệp thực tế quản lý hóa chất tại các địa phương khác là Hà Nội (đại diện cho hoạt động hóa chất phát triển tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển hóa chất), tỉnh Phú Thọ (đại diện cho lĩnh vực sản xuất hóa chất công nghiệp quy mô lớn), tỉnh Hưng Yên (đại diện cho hoạt động sử dụng hóa chất phát triển nhanh) Tỉnh Thái Nguyên có thể tham khảo học hỏi một số kinh nghiệm thực tế của các tỉnh trên để mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước về hóa chất ngành Công Thương, cụthể:
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra về hoạt động hóa chất, xử lý nghiêm các đơn vị có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động Đặc biệt không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh lưu chứa hóa chất cho các đơn vị nằm trong khu vực nội thành đông dân cư vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn Xử lý nghiêm các đơn vị cố tình mua bán hóa chất nhưng chưa đủ điều kiện, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấpphép.
- Tăng cường chất lượng thẩm định các dự án mới đầu tư trên địa bàn ngay từ khi xin chủ trương đầu tư, qua đó chỉ chấp nhận những dự án có công nghệ hiện đại, ít ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người, đặc biệt là phải tuyệt đối an toàn trong quá trình hoạt động không để xảy ra các sự cố hóac h ấ t
- Tăng cường đôn đốc, giám sát các đơn vị thực hiện các nội dung trong Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng, đặc biệt là các đơn vị có nguy cơ cao xảy rasựcố hóa chất như công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (sử dụng lượng rất lớn sodium xyanua, amoniac, Amoni nitrat…), công ty TNHH electronic Việt Nam Thái Nguyên (sử dụng rất nhiều hóa chất độc hại, nguy hiểm dễ cháynổnhư Kali nitrat, LPG…).
- Xây dựng quy chế phối hợp nhiều cơ quan đơn vị các cấp, các ngành có trách nhiệm trong quản lý hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là các hóa chất côngnghiệp.
- Phân cấp cho UBND cấp huyện thẩm quyền quản lý hóa chất trên địa bàn để tăng cường sự giám sát trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất.
Từ những nội dung trình bày ở phần trên cho thấy được bức tranh tổng thể về cơ sở lý luận, vai trò, các tiêu chí, nhân tố đánh giá đến ảnh hưởng của công tác quản lý nhà nước về hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Qua đó thấy rằng mức độ quan trọng của việc quản lý hoạt động hóa chất của các doanh nghiệp để đảm bảo an toàn cho toàn xã hội, và việc ngày càng cải tiến, đổi mới phương thức quản lý nhà nước cho phù hợpvớithựctếcủatừnggiaiđoạnpháttriểnlàvấnđềcấpthiếtvàhếtsứccầnthiết.
Các nội dung thảo luận ở chương 1 là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để làm rõ những kết quả đã đạt được ra rút ra những tồn tại, hạn chế của công tác này và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong chương 2.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ANTOÀN HÓA CHẤT NGÀNH CÔNG THƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
Điềukiệntựnhiên,đặcđiểmpháttriểnkinhtế-xãhộitỉnhTháiNguyên
Điều kiệntựnhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có[13]:
- Phía bắc Thái Nguyên giáp tỉnh BắcKạn;
- Phía nam giáp thành phố HàNội;
- Phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn,BắcGiang;
- Phía tây giáp các tỉnhTuyênQuang, Vĩnh Phúc
Tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địalý:
Khoảng cách từ Bắc xuống Nam dài 43 phút vĩ độ (80km), từ Tây sang Đông rộng 46 phút kinh độ (85km).
Theo niên giám thống kê năm 2019, diện tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2019 là 3526.64 km 2 ,chiếm 1.07% diện tích tự nhiên cả nước Dân số trung bình tỉnh Thái Nguyên năm 2018 là1268.3 nghìn người; tăng 13.24 nghìn người so với năm 2017 Dân số nam giới chiếm48.6%; dânsốnữ chiếm 51.4%.VịtríđịalýcủatỉnhThái Nguyêncótầmquantrọngvừalà cửa ngõ phía bắc củathủđôHàNội,vừalàcầunối giữa vùng núiĐông Bắc với vùng Đồng bằng sôngHồng.Vị trí địalýnàytạothuậnlợichoviệcgiao lưu kinh tếxã hộigiữaTháiNguyênvới cáctỉnhvùng ĐôngBắc, vùngĐồngbằngsôngHồngvà vớicáctỉnhthànhkhác trong cả nước.Nhờ vị trínhưvậy,Thái Nguyêncóthể phát huy những lợi thếsẵncócủamột tỉnh nhiềutiềm năngđểtrởthành một trungtâmkinh tế,vănhóa,giáodục-đàotạocủa cáctỉnhmiềnnúi phíaBắc. b) Điều kiện địahình Địa hình tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, phân bố thấp dần từ bắc xuống nam Diện tích đồi núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh, còn lại là vùng có độ cao dưới100m.
Núi của Thái Nguyên không cao lắm và đều là phần phía nam của các dãy núi cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn Địa hình cao hơn cả là dãy núiTamĐảo, có đỉnh cao nhất 1590m; sườn đông dãy núiTamĐảo thuộc địa phận phía tây nam của tỉnh Thái Nguyên (gồm các xã phía tây huyện Đại Từ) có độ cao trên dưới 1000m rồi giảm nhanh xuống thung lũng Sông Công và vùng hồ NúiCốc.
Phía đông tỉnh, địa hình cũng chỉ cao 500m-600m, phần nhiều là các khối núi đá vôi với độ cao khá tươngđồng.
Phía nam tỉnh, địa hình thấp hơn nhiều, có một số núi thấp nhô lên khỏi các vùng đồi thấp Vùng đồi trung du ở phía nam và vùng đồng bằng phù sa các con sông đều cao dưới 100m. c) Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng, khoángsản
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 3526,64 km 2 trong đó:
- Đất núi chiếm 48,1% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hóa trên các đá macma, đá biến chất và đá trầm tích Đất núi thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp nhưng cũng thích hợp để trồngcác cây đặc sản, cây ăn quả.
- Đất đồi chiếm 24,5% diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết,bộtkết và một phần phù sa cổ kiến tạo với độ cao từ 50-200m, có độ dốc từ 5-20m Đây là vùng đất xen kẽ giữa nông nghiệp và lâm nghiệp Đất đồi rất phù hợp đối với cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè và một số cây ăn quả lâu nămk h á c
- Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, phần lớn có độ phì thấp, song đây là vùng đất chủ yếu để trồng cây lương thực của tỉnh TháiN g u y ê n
- Đất chưa sử dụng hiện còn 15,0% diện tích tự nhiên, phần lớn trong số này có khả năng sử dụng cho lâmnghiệp.
Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các cả tỉnh thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và PhúL ư ơ n g
Hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung vào các vùng lớn như: Phúc Hà (thành phố Thái Nguyên), Làng Cẩm (Đại Từ), Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai). Khoáng sản Thái Nguyên có thể chia thành 4 nhóm:
Nhóm nguyên liệu cháy gồm than đá và than mỡ với tổng trữ lượng gần 100 triệu tấn (hiện còn lại khoảng 63,8 triệu tấn), đứng thứ hai trong cả nước, chất lượng tương đối tốt Các mỏ có trữ lượng lớn là Khánh Hòa (46 triệu tấn), Núi Hồng (15,1 triệu tấn); hai mỏ Làng Cẩm và Âm Hồn mỗi mỏ có trữ lượng trên 3,5 triệu tấn than mỡ Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước (riêng trữ lượng than mỡ trong ngành luyện kim đứng đầu trong cả nước), đủ đáp ứng các nhu cầuvềluyệnkim,sảnxuấtnhiệtđiệnvàcácnhucầukháckhôngchỉcủabảnthântỉnh.
Nhóm khoáng sản kim loạigồmcả kim loại đen như sắt, mangan, titan và kim mầu loại như chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vonfram, altimoan, thuỷ ngân, vàng… Khoáng sản kim loại là một trong những ưu thế của Thái Nguyên không chỉ so với các tỉnh trong vùng mà còn có ý nghĩa đối với cảnước.
Quặng sắt: trữ lượng khoảng gần 34,6 triệu tấn với hàm lượng Fe 58,8-61,8%, được xếp vào loại chất lượng tốt.
Quặng ti-tan gốc: Là mỏ duy nhất ở Việt Nam được phát hiện tính đến thời điểm hiện nay với trữ lượng trên 1 triệu tấn (tổng trữ lượng còn lại đạt xấp xỉ 54,4 triệu tấn).
Quặng mangan - sắt có hàm lượng Mn+Fe khoảng 40-60%, trữ lượng thăm dò khoảng 5 triệu tấn.
Quặngthiếc,vonfram: Đâylàcác loại khoáng sản có tiềm năng ở Thái Nguyên, tổngtrữlượng SnO 2 cònlạicủacả bamỏ chínhlà 16.648tấn.Quặng vonfram - đa kim cótrữlượng trên 100 triệu tấn,thuộcloạimỏlớn của thế giới Riêngmỏvonfram ởkhuvực Đá Liền đượcđánhgiá là mỏ có quy mô lớn với trữ lượng khoảng 227.584tấn.
Chì, kẽm: Tổng trữ lượng chì, kẽm cònlạiước khoảng 27,2triệutấn,hàmlượng chì kẽm trong quặng đạttừ8% đến30%.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh ở nhiều nơi còn tìm thấy vàng, bạc, đồng, niken, thuỷ ngân… Trữ lượng các loại này tuy không lớn nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế.
Nhóm khoáng sản phi kim loại gồm pyrit, barit, phốt-pho-rít, graphit…, trong đó đáng chú ý nhất là phốt-pho-rít với tổng trữ lượng khoảng 89.500 tấn.
Khoáng sản vật liệu xây dựng: Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng như đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi… trong đó sét xi măngcótrữ lượng khoảng84,6 triệu tấn Sét ở đây có hàm lượng các chất dao động như SiO2từ 51,9 đến 65,9%,
Al2O3khoảng từ 7-8%, Fe2O3khoảng 7-8% Ngoài ra, Thái Nguyên còn có sét làmgạch ngói, cát sỏi dùng cho xây dựng… Đáng chú ý nhất trong nhóm khoáng sản phi kim loại của tỉnh là đá carbonat bao gồmđávôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m 3 ,đávôi xi măng ở NúiVoi,La Giang, La Hiên có trữ lượng 194,7 triệut ấ n
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong phạm vi cả nước như quặng sắt, than (đặc biệt là than mỡ) Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển các ngành công nghiệp như luyện kim, khai khoáng, sản xuất xi măng, vật liệu xâyd ự n g
Điều kiện kinh tế -xã hội
a Thực trạng về dân số và lao động[13]
Dân số trung bình tỉnh Thái Nguyên năm 2019 là gần 1.291 nghìn người Dân số nam là 631 nghìn người (chiếm 48,9%); dân số nữ chiếm51,1%.
Tổng tỷ suất sinh năm 2019 đạt 2,14 con/phụ nữ, tiếp tục duy trì ở mức sinh thay thế.Tỷsuấtsinhthôlà17,63‰;tỷsuấtchếtthôlà6,85‰.Tỷsuấtchếtcủatrẻemdưới1 tuổi là 13,9‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là20,86‰; tỷ lệ tăng dân sốtựnhiên là 10,78‰ Tuổi thọ trung bình của dân số toàn tỉnh là 73,6 năm, trong đó nam là 70 năm và nữ là 76,4năm.
Năm 2019, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh đạt 777,2 nghìn người Lao động từ
15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2019 đạt 766,4 nghìn người; trong đó lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 303,2 nghìn người, chiếm 39,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng 256 nghìn người, chiếm 33,4%; khu vực dịch vụ 207,2 nghìn người, chiếm27%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2019 là 1,61%, trong đó, khu vực thành thị là 2,32%, khu vực nông thôn là 1,35% Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2019 là 0,97%, trong đó, khu vực thành thị là 1,24% và khu vực nông thôn là0,87%.
- Các loại hình cư trúchính:
Thái Nguyên tồn tại 2 loại hình quần cư đó là quần cư nông thôn và quần cư thành thị Những năm gầnđây,cùngvớixu hướng đô thị hoá,tỷlệsốdân thành thị cũng đã tăng cao hơn, năm 2019 tỷ lệ số dân thành thị đã là 32,1%, nông thôn là6 7 , 9 %
Loại hình quần cư nông thôn xuất hiện từ xa xưa và phân tán theo không gian Ở các làng bản vùng núi, dân cư thưa thớt, người dân hoạt động nông, lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng) là chủ yếu.
Loại hình quần cư thành thị thường tập trung dọc các trục đường, các đầu mối giao thông lớn, các thị tứ, thị trấn, thị xã và thành phố; ở những nơi trên, mật độ dân cư tập trungcao,hoạtđộngphinôngnghiệplàchủyếu(côngnghiệp,thươngmại,dịchvụ ).
Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người một tháng chung toàn tỉnh theo giá hiện hành đạt
4015 nghìn đồng, tăng 1010 nghìn đồng (+33.6%) so với năm 2016.Trongđó chênhlệchthunhậpbìnhquânđầungườicủanhómcaonhấtđạt9822nghìnđồng,gấp
8.5 lần so với nhóm thấp nhất là 1161 nghìn đồng.
Tỷlệngười dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2019đạt91,01%; Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh đạt 80,7% Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt từ nguồn điện lưới quốc gia đạt 99,83%, trong đó thành thị đạt 100% và nông thôn đạt 99,75%.
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 đã giảm năm 2017 là 9.0% xuống còn 6,39% năm 2018, trong đó thành thị giảm từ 2, 01% năm
2017 xuống còn 1,48% năm 2018; nông thôn giảm từ 11,94% năm 2017 xuống còn 8,47% năm 2018 Địa phươngcótỷ lệ hộ nghèo lớn nhất là huyện vùng cao Võ Nhai (năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo là 19,48%, tiếp đến là huyện Định Hóa 14,37%, huyện Đồng
Hỷ 12,39% và thấp nhất là thành phố Thái Nguyên 1,28% Tỷ lệ hộ cận nghèo toàn tỉnh là 7,66%, giảm 1,13 điểm phần trămsovới năm2017.
- Trật tự và an toàn xãhội
Năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 169 vụ tai nạn giao thông; trong đó, có 168 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường bộ và 01 vụ tại nạn giao thông xảy ra trên đường sắt và không có thiệt hại nào xảy ra trên đường thủy nội địa Số người chết là
69 người, số người bị thương là 140 người So với năm 2017, số vụ tai nạn giảm 7 vụ (- 4%), số người chết giảm 14 (-16,8%) và giảm 9 người bị thương (-6%) so với năm 2017. b Tình hình phát triển giáo dục, văn hoá, ytế
Ngành học mầm non: Mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh ổn định và phát triển Năm học 2019-2020 toàn tỉnh có 240 trường mầm non với 84.329 học sinh mầm non, tăng 9 trường (+3,9%) so với năm trước (bao gồm, trường ngoài công lập tăng 9 trường) Tổng số học sinh mầm non là 84.329 cháu; bao gồm: nhóm Nhà trẻ14.730 cháu, nhóm Mẫu giáo có 69.599 cháu; trong đó, mẫu giáo 5 tuổi có 24.397 cháu (chiếm 28,9% tổng số học sinh mầmnon).
Năm 2019, toàn tỉnh có 444 trường học phổ thông, số học sinh phổ thông có 230 nghìn người, tăng 6,1% Bao gồm: tiểu học có 119,1 nghìn học sinh (tăng 7%), trung học cơ sở có 72,8 nghìn học sinh (tăng 6,9%); trung học phổ thông có 38 nghìn học sinh (tăng 2%) Số học sinh bình quân một lớp học mầm non là27học sinh/lớp; cấp tiểu học là 30 học sinh/lớp;cấptrung học cơ sở là 36 học sinh/lớp và cấp trung học phổ thông là 41 học sinh/lớp Số học sinh bình quân một giáo viên mầm non là 14 học sinh/giáo viên; cấp tiểu học là 20 học sinh/giáo viên; trung học cơ sở là 18 học sinh/giáo viên và cấp trung học phổ thông là17học sinh/giáoviên.
Năm 2019, trên địa bàn tỉnh có 10 trường trung cấp; 14 trường cao đẳng và 9 trường đại học (chưa kể văn phòng đại học Thái Nguyên) Tổng số có 18,5 nghìn học sinh học hệ trung cấp (giảm 19,5% so với năm 2018); 6,7 nghìn sinh viên học hệ cao đẳng (giảm 33,1%) và là 38,5 nghìn sinh viên đang học đại học (giảm 12,6%) so với năm 2018.
Tổng cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn là 795 cơ sở, trong đó có 24 bệnh viện (20 bệnh viện nhà nước quản lý và 4 bệnh viện ngoài nhà nước); 14 phòng khám đa khoa khu vực, 180 trạm y tế xã phường; 30 trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp, trường học và 547 cơ sở khám chữa bệnh và y tế khác (cơ sở phòng khám chữa bệnh hộ kinh doanh cáthể).
Tổng số giường bệnh trên địa bàn là 7.341 giường, tăng 259 giường (+4%) so với năm 2018; trong đó có giường bệnh trong các bệnh viện là 6.441 giường, tăng 4% Tỷ lệ số giường bệnh của các cơ sở y tế (không tính giường của trạm y tế) bình quân trên 1 vạn dân năm 2019 là 49,9 giường bệnh, tăng 1 giường bệnh/1 vạn dân so với năm 2018 Số nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh là 8.902 người, tăng 11% so với năm 2018, trong đó, có
Thực trạng kinh tế -x ã hội
Phát triển công nghiệp gắn bó trực tiếp với việc sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất vì hóa chất là thành phần không thể thiếu trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử… [14]
Năm 2019 sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì được tốc độ phát triển Những mặt hàng sản xuất đang phát triển mạnh như sản phẩm điện tử, viễn thông, thiết bị và dụng cụ khác trong y khoa và sản xuất trang phục góp phần đưa chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp cả năm hoàn thành vượt mức so kế hoạch ở tất cả các khu vực, thành phần kinhtế.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp cả năm 2019 tăng 11,1% so với cùng kỳ (đạt so với kế hoạch đề ra là tăng 11%) Trong đó, tăng cao nhất là ngành sản xuất và phân phối điện tăng 14,2%, ngành công nghiệp chế biên, chế tạo tăng 11,4% (do nhóm ngành sản xuất sản phẩmtừkim loại đúc sẵn tăng 42,5%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 21,2%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tínhvàsản phẩm quang học tăng 11,8%); ngành khai khoáng giảm 6,4%; ngành cung cấp nước, hoạt động quảnlývà xử lý rác thải, nước thải giảm12,7%.
Sản phẩm công nghiệp sản xuất ước tính cả năm 2019: nhóm sản phẩm tăng trên 8% so với cùng kỳ là: sản phẩm may đạt 85 triệu sản phẩm, tăng 15,3% cùng kỳ và bằng 118,4% kế hoạch; xi măng đạt 2,4 triệu tấn, tăng 16,4% cùng kỳ và bằng 100,7% kế hoạch; mạch điện tử tích hợp đạt 113,5 triệu sản phẩm, tăng 42,9% và bằng 125,6% kế hoạch; camera truyền hình đạt 62,7 triệu sản phẩm, tăng 33,7%; đá khai thác đạt 4,8 triệu m 3 , tăng 20,5%; điện sản xuất đạt 1.752 triệu kwh, tăng 20% cùngkỳ;thiết bị và dụng cụ khác trong y khoa đạt 1.577 triệu sản phẩm, tăng 8,8% Nhóm sản phẩm điện thoạithôngminhướcđạt111,5triệucái,tăng6,3%cùngkỳvàbằng115%kếhoạch.
Nhóm sản phẩm có sản lượng giảm so với cùng kỳ và chưa đạt kế hoạch cả năm là: thép cán các loại ước đạt 1,29 triệu tấn, giảm 5,6% cùng kỳ, và bằng 81,3% kế hoạch; tain g h e k h á c đ ạ t 4 3 t r i ệ u s ả n p h ẩ m , g i ả m 2 , 1 % c ù n g k ỳ v à b ằ n g 4 1 , 8 % k ế h o ạ c h ; vonfram và sản phẩm của vonfram đạt 16 nghìn tấn, giảm 5,7% cùng kỳ và bằng 80,7% kế hoạch; đồng tinh quặng (Cu>20%) đạt 41,7 nghìn tấn, giảm 12,7% cùngkỳ;nước máy thương phẩm đạt 30,2 triệu m 3 , giảm 11,8% cùng kỳ; than khai thác đạt 1,3 triệu tấn, giảm 7,9% cùng kỳ và bằng 82,6% kếhoạch
- Cơ cấu các ngành tiểu thủ côngnghiệp
Ngành tiểu thủ công nghiệp ở Thái Nguyên phát triển chậm, số làng nghề truyền thống còn ít, quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là lao động thủ công Một số nghề có chiều hướng phát triển như chế biến chè, sản xuất mía đường, chế biến mì, bún bánh và đan lát Tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ và một số huyện khác.
- Cơ cấu theo hình thức sở hữu ngành côngnghiệp
Cơ cấu theo hình thức sở hữu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh như sau: Công nghiệp TW vẫn chiếm tỷ trọng lớn; công nghiệp quốc doanh địa phương còn nhỏ bé và tỷ trọng giảm nhiều; công nghiệp ngoài quốc doanh đang có chiều hướng phát triển mạnh; giá trị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp mới chỉ bằng 10.27% công nghiệpTW.
- Phân bố công nghiệp: 85% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tập trung ở thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, TX Phổ Yên, Đồng Hỷ Công nghiệp ở các huyện khác còn nhỏbé.
- Các sản phẩm công nghiệp chủyếu
Từ năm 1998 đến 2017, một số sản phẩm công nghiệp truyền thống chủ yếu của tỉnh phát triển khá Năm 2011 sản lượng khai thác than sạch đạt 1318.5 nghìn tấn; thiếc thỏi 1220.0 tấn; thép cán kéo 823.6 nghìn tấn; nước máy11.7triệu m 3 ; xi măng 1745.6 nghìn tấn; gạch nung 174.1 triệu viên; giấy các loại 2595 nghìnt ấ n b) Tài chính, ngânsách
- Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinht ế
10.5%); trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản tăng 4.15%, đóng góp 0.5 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13.2%, đóng góp 8.1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 6.85%, đóng góp 1.9 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung Mặc dù đạt xấpxỉmục tiêu kế hoạch là 10.5% nhưng vẫn có thể đánh giá là năm có tốc độ tăng trưởng cao và là một trong số các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao Với dự ước tăng trưởng năm 2018 đạt 10.44%, nếu năm 2019 tốc độ tăng trưởng đạt 9%, năm 2020 tốc độ tăng trưởng đạt8%thì tính chung bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2020sẽđạt mức tăng trưởng bình quân 11.27%/năm, vượt mục tiêu Đại hội đề ra (mục tiêu từ 10% trởl ê n )
Quy mô Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2018 theo giá hiện hành đạt 98518.2 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người của tỉnh Thái Nguyên năm 2018 đạt 77.7 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 9.6 triệu đồng/người/năm so với năm 2017 và vượt kế hoạch đề ra Nếu tính theo Đô la Mỹ, GRDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên năm 2018 đạt 3370 USD/người/năm (bình quân chung cả nước năm 2018 là 58.5 triệu đồng, tương đương 2.587USD).
Về cơ cấu kinh tế năm 2018, do ngành công nghiệp tăng cao trong 4 năm trở lại đây nên khu vực công nghiệp xây dựng chuyển dịch rất nhanh, năm 2018 dự ước chiếm 57.2%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10.9%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm31.9%.
- Thu, chi ngân sách Nhà nước và Bảohiểm
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2018 ước đạt 15023 tỷ đồng, tăng 2233.7 tỷ đồng (tương ứng tăng 17.5%) so với năm 2017 và vượt 14.6% dự toán cả năm.Trongđó, thu nội địa đạt 11803 tỷ đồng, tăng 17.9%sovới cùngkỳ;thu hoạt động xuất nhập khẩu đạt 3163 tỷ đồng, tăng 16.4% so với năm2 0 1 7
Chi cân đối ngân sách địa phương năm 2018 ước đạt11.64nghìn tỷ đồng, trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 3.62 nghìn tỷ đồng (chiếm 31.1% tổng chi cân đối), cao hơn cơ cấu chi đầu tư phát triển của năm 2017; chi thường xuyên đạt 8 nghìn tỷ đồng (chiếm68.9%), tăng 3.5%; chi chương trình mục tiêu quốc gia ước đạt 1403 tỷ đồng, tăng68.8%.
Theo số liệu của cơ quan chức năng, năm 2018, toàn tỉnh có 1655 nghìn lượt người tham gia các loại bảo hiểm, tăng 0,7% so với năm 2017; trong đó có 233,3 nghìn người tham gia Bảo hiểm xã hội, tăng 5,8% sovớinăm 2017; có 1211,7 nghìn người tham gia Bảo hiểm y tế, chiếm 95,5% tổng dânsố;210,4 nghìn người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, tăng 2,4% sovớinăm2017.
Phát triển cụmc ôn g nghiệp
- Toàn tỉnh quy hoạch 35 cụm công nghiệp (CCN) với diện tích 1.259 ha Có 22 CCN được hình thành với tổng diện tích 836,805ha, 21 CCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 814,805ha.
- Có 12 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, tổng diện tích các cụm công nghiệp đi vào hoạt động 515,725ha, tổng diện tích đất công nghiệp của các cụm công nghiệp đi vào hoạt động 273,08ha, tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê tại các cụm công nghiệp 132,285ha; tỉ lệ lấy đầy bình quân của các cụm công nghiệp 48,44%.
- Tổng số dự án đầu tư trong các cụm công nghiệp là 51 dự án với tổng vốn đầu tư là 5,8nghìntỷđồng;sốlaođộnglàmviệctrongcáccụmcôngnghiệplà7.650người.
- Năm 2019, công tác phát triển cụm công nghiệp đã thực hiện được một số công việc sau:
+ Thành lập CCN Lương Sơn; cụm công nghiệp Nguyên Gon.
+ Hướng dẫn chuyển chủ đầu tư CCN Cây Bòng, huyện Võ Nhai; thực hiện dự án đầu tư tạiCCN Kim Sơn, huyện Định Hoá; thành lập cụm công nghiệp Bảo Lý – Xuân
+ Hướng dẫn Công ty cổ phần tư vấn và Xây dựng số 18 trình tự thủ thành lập và đầu tư xây dựng hạ tầng CCN VânThượng.
Sự cần thiết phải thực công tác bảo đảm an toàn hóa chất ngành Công Thương
Hiện nay, hoạt động sản xuất hóa chất, kinh doanh, vận chuyển vàsửdụng hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu sử dụng hóa chất ngày càng tăng Như đã trình bày ở phần trên tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên là rất lớn kéo theo nhu cầu sử dụng hóa chất công nghiệp tăng rất nhanh. Tuy nhiên sự phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng hóa chất công nghiệp lớn luôn gắn liền với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, ngay lập tức tác động trên phạm vi rộng đến sức khỏe con người, tải sản vật chất và môitrường.
Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất thời gian qua cho thấy ở nước ta các sự cố hóa chất xảy ra ngày càng tăng về số lượng các vụ việc và mức độ thiệt hại ngày càng lớn Có những vụ cháy nổ hóa chất đã thiêu rụi toàn bộ kho tàng hóa chất, thậm chí nhiều vụ sự cố hóa chất đã gây thiệt hại về người, tài sản và ô nhiễm nghiêm trọng đến môitrường.
ThựctrạnghoạtđộngliênquanđếnhóachấttrênđịabàntỉnhTháiNguyên
Đối với các doanh nghiệp sản xuấth ó a chất
Theo số liệu khảo sát từSởCông Thương Thái Nguyên về báo cáo tình hình quản lý và hoạt động sản xuất hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên định kỳ từ năm 2016 - 2020 cụ thể nhưsau:
Bảng 2.2 Số lượng các đơn vị sản xuất hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.
TT Năm số liệu Đơn vị sản xuất hóa chất cấm Đơn vị sản xuất hóa chất hạn chế Đơn vị sảnxuấthóa chất có điềukiện
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên
Danh sách các đơn vị đang có hoạt động sản xuất hóa chất có điều kiện trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên được hệ hiện cụ thể tại bảng dướiđ â y :
Bảng 2.3 Danh sách các đơn vị sản xuất hóa chất trên địa bàn tỉnh năm 2020
TT Tên, địa chỉ đơn vị Hình thức hoạt động
Công ty Cp Kim loại màu Thái
Nguyên - VIMICO (Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên)-
Tổ 6, phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Sản xuất hóa chất H2SO4 (sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất kẽm điện điên với công suất 19.600 tấn/ năm); Sử dụng hóa chất công nghiệp cho hoạt động tuyển chỉ kẽm tại xí nghiệp kẽm chì Làng Hich, nhà máy Kẽm điệnphân
Công ty cổ phần môi trường
Việt Xuân Mới-Xóm 2, xã
Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh
Sản xuất (tái chế) Thinner In-cler Y300; dung môi Mea-CP70A; ethanol
Tổng số các loại hóa chất sử dụng là: 10 hóa chất; tổng số lượng sử dụng khoảng: 864.863,3 kg/năm; các loại hóa chất chủ yếu là: Axit sunfuric, Kali permanganat, canxi oxit, dầu Do Tái chế các hóa chất từ các loại hóa chấtthải
3 Công ty TNHH Chung-Sol
Cocchem VN Sản xuất ethanol
4 Công ty Than Khánh Hòa-
Sản xuất nitơ để sử dụng ứng phó sự cố cháy nội sinh trong lò than, không bán ra bênn g o à i
5 CN Công ty CP gang thép TN-
Sản xuất Oxy, Argon cung cấp cho nội bộ các nhà máy trong Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer -KCN Yên
Bình, P Đồng Tiến, thị xã Phổ
Sản xuất Ni tơ cung cấp cho nhà máy Samsung không bán ra thịtrường.
Tổngsốcác loại hóa chất sử dụng là: 9 hóa chất; tổngsốsử dụng khoảng: 2.054 kg/năm; các loại hóa chất chủ yếu là: acid sunlfuric, phosphoric acid, acid sunfuric, siduum hypochlorite, sodiumc h l o r i d e ,
Sản xuất thuốc nổ công nghiệp, sử dụng nguyên liệu là hóa chất NH4NO3 Tổng số các loại hóa chất sử dụng là: 26 hóa chất; tổngsốsử dụng khoảng: 15.956,325 kg/năm; loại hóa chất sử dụng chủ yếu là: Benzene, Phosphoric acid, Ammonium nitrate, Sodium nitrate, 1,3,5-Triazine, hexahydro-1,3,5- trinitro-, Benzene, 2-methyl-1,3,5-trinitro, Sodium hydroxide, Sulfuricacid,
8 Nhà máy Z131 - Bãi Bông, TX
Sản xuất thuốc nổ công nghiệp, sử dụng nguyên liệu là hóa chất NH4NO3 (tương tự như Z115)
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên
- Doanh nghiệp sản xuất hóa chất: 08 đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất Các đơn vị sản xuất hóa chất đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hóa chất, số liệu thanh, kiểm tra về hóa chất của sở Công Thương từ năm 2016-2020 không có xử lý vi phạm các đơn vị sảnx u ấ t
Nhìn chung Thái Nguyên là một trong những tỉnh có hoạt động sản xuất hóa chất ở quy mô lớn so với cả nước, tốc độ phát triển của các đơn vị sản xuất những năm gần đây càng ngày càng tăng cao, trong đó sản xuất nhiều loại hóa chất nằm trong doanh mục hoạt chất rất nguy hiểm, độc hại như: sản xuất thuốc nổ, axit Sunfuaric , nên công tác quản lý an toàn hóa chất trong lĩnh vực sản xuất hóa chất được đặc biệt quan tâm.
Đối với doanh nghiệp kinh doanhh ó a chất
Theo số liệu khảo sát từSởCông Thương Thái Nguyên về báo cáo tình hình quản lý và hoạt động kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên định kỳ từ năm 2016 – 2020, cụ thể nhưsau:
Bảng 2.4 Số lượng các đơn vị kinh doanh hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.
TT Năm số liệu Đơn vị kinh doanh hóa chất cấm Đơn vị kinh doanh hóa chất hạn chế Đơn vị sản xuất hóa chất có điều kiện Tổng Ghi chú
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên
- Đơn vị kinh doanh hóa chất: 08 đơn vị trong đó có 02 cửa hàng và 6 doanh nghiệp kinh doanh, lớn nhất là công ty công nghiệp hóa chất mỏ Thái Nguyên cung cấp vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất côngnghiệp.
- Đặcđiểmdoanhnghiệpkinhdoanhhóachất:Cơbảnchấphànhtươngđốiđầyđủcác quy định của pháp luật về an toàn hóa chất, trong tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị kinh doanh xăng dâu vẫn chưa chấp hành đầy đủ các quy định nên đã bị xử lý vi phạm.
Bảng 2.5 Danh sách các đơn vị kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh
TT Tên, địa chỉ đơn vị Hình thức hoạt động
Cửa hàng điện máy hóa chất và dụng cụ thí nghiệm
Thái Nguyên -Số 335, Đường Lương Ngọc Quyến,
Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố TháiNguyên
Kinh doanh nhỏ lẻ các loại hóa chất thí nghiệm: NaOH, axit….
Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Thái Nguyên-
Kinh doanh VLNCN, các loại hóa chất công nghiệp có điều kiện; có 01 kho chứa hóa chất; 2 cụm kho chứa VLNCN đang hoạt động.
Công ty CP hóa chất Thái
Tổng số các loại hóa chất kinh doanh là: 22 hóa chất; tổng số kinh doanh khoảng: 8.024.073 kg/ năm; các loại hóa chất chủ yếu là: Basic aluminum chloride, Hydrochloric acid, Sodium hypochlorite, Sodium hypochlorite, Sulfuric acid, Sodium hydroxide,…
(thuê kho của Công ty CN hóa chất mỏ Thái Nguyên)
Công ty TNHH Thiết bị Đại
Phát -Xã Cổ Lũng, huyện
Tổng số các loại hóa chất kinh doanh là: 22 hóa chất; các loại hóa chất chủ yếu là: Basic aluminum chloride, Hydrochloric acid, Sodium hypochlorite, Sodium hypochlorite, Sulfuric acid, Sodium hydroxide,…
Công ty TNHH Bảo Tiến -
Xã Cổ Lũng, huyện Phú
Tổng số các loại hóa chất kinh doanh là: 22 hóa chất; các loại hóa chất chủ yếu là: Basic aluminum chloride, Hydrochloric acid, Sodium hypochlorite, Sodium hypochlorite, Sulfuric acid, Sodium hydroxide,…
(thuê kho của Công ty TNHH Thiết bị ĐạiP h á t ) 6
Công -xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh TN
Kinh doanh hóa chất axit Sunfuaric (H2SO4) trung bình 12.000 tấn/năm
Công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật công nghệ Quang
Tuấn -Tổ 8, Phường Thịnh Đán, Thành phố Thái
Tổngsốcác loại hóa chất kinh doanh là: 20 hóa chất; tổng số kinh doanh khoảng: 3.044.848 kg/năm; các loại hóa chất là: Propan-2-ol, Toluene, Sodium hydroxide,Calcium
TT Tên, địa chỉ đơn vị Hình thức hoạt động
Việt Nam dihypochlorite, Sodium silicate, Sulfuric acid, Hydrochloric acid,… (thuê kho của Công ty CN hóa chất mỏ Thái Nguyên)
Công ty TNHH khí công nghiệp miền bắc -Tổ dân phố 2, phường Ba Hàng, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái
Tổng số các loại hóa chất kinh doanh là: 5 hóa chất; tổng số kinh doanh khoảng: 1.534.981 kg/năm; các loại hóa chất là: Nitrogen, oxygen, argon, carbon dilxide, acetylene
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thái NguyênNhìn chung hoạt động kinh doanh hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa phát triển mạnh, nhưng cũng đã tăng dần đều theo các năm từ 2016- 2020( n ă m
2019v à 2 0 2 0 p h á t t r i ể n c h ậ m l ạ i p h ầ n l ớ n n g u y ê n n h â n l à d o t ì n h h ì n h d ị c h bệnh Covid19 vẫn diễn biến phức tạp, các đơn vị sản xuất cầm chừng nên lượng tiêu thụ hóa chất giảm Thời gian tới để đáp ứng nhu cầu thị trường thì sự phát triển về số lượng và quy mô các đơn vị kinh doanh hóa chất trên địa bàn sẽ rất nhanh.
Đối với đơn vị, doanh nghiệp sử dụngh ó a chất
Theo số liệu khảo sát từSởCông Thương Thái Nguyên về báo cáo tình hình quản lý và hoạt động sử dụng hóa chất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016 –
Bảng 2.6 Số lượng các đơn vị sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.
TT Năm số liệu Đơn vị sử dụng hóa chất cấm Đơn vị kinh doanh hóa chất hạn chế Đơn vị sản xuất hóa chất có điều kiện Tổng Ghi chú
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 60 đơn vị sử dụng hóa chất (danh sách các đơn vị sử dụng hóa chất được trình bày chi tiết tại Phụ lục 1) Qua bảng 2.6 cho thấy số lượng các doanh nghiệp sử dụng hóa chất tăng nhanh trong nhứng năm gần đây, số lượng đơn vị sử dụng hóa chất năm 2020 tăng gấp 3 so với năm2 0 1 6
Hoạt động trong lĩnh vực hóa chất rất dễ gặp phải những rủi ro về mặt an toàn trong sản xuất, ô nhiễm môi trường và đặc biệt hơn là khi xảy ra sự cố hóa chất Việc ứng cứu, khắc phục hậu quả rất khó khăn và tốnk é m
Với tình hình hoạt động thực tiễn, có nhiều loại hóa chất được sử dụng và lưu trữ để phục vụ liên tục cho quá trình sản xuất kinh doanh của các công ty Việc xây dựng Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất là một trong những hoạt động thiết yếu của hệ thống quản lý
An toàn - Môi trường - Phòng chống cháy nổ của công ty, nhằm giảm thiểu tai nạn, thiệt hại và ô nhiễm môi trường khu vực xungq u a n h
- Trên địa bàn tỉnh có 6 đơn vị sự dụngsốlượng, chủng loại hóa chất lớn thuộc đối tượng phải lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chấtvàtrình Bộ Công Thương thẩm định phê duyệt Trong đó có 5/6 đơn vị đã được Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt là Công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam Thái Nguyên, Công ty TNHH samsung electro-mechanic Việt Nam Thái Nguyên, Công ty TNHH Khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo, Công ty TNHH Vonfram Masan, nhà máy Z115, đơn vị chưa được trình thẩm định hồ sơ này là nhà máyZ 13 1.
- Có 54 đơn vị sử dụng hóa chất đã xây dựng và được Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phósựcố hóachất.
Qua kiểm tra cho thấy việc xây dựng Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được các cơ sở hóa chất, cơ quan quản lý quan tâm đúng mức Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng hóa chất không thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong hồ sơ Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất đã được phêduyệt.
Thời gian qua các đơn vị hoạt động hóa chất đã chấp hành tốt công tác phòng ngừa,ứngphó sựcốhóachấtnênchưaxảyrasựcốhó a chất ởmứcđộnghiêm trọng.Cá c doanh nghiệp đều thực hiện các quy đinh về bảo đảm an toàn trong hoạt động hóa chất.
Các doanh nghiệp đã thực hiện công tác đào tạo huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp cho các đối tượng cán bộ quản lý, công nhân trực tiếp tiếp xúc với hóa chất, một số doanh nghiệp đã tổ chức các hoạt động diễn tập ứng phó sự cố hóa chất theo kế hoạch và biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất của cơ sở.Tuy vậysốlượng doanh nghiệp chưa thực hiện diễn tập ứng phó sự cố hóa chất còn nhiều Một số doanh nghiệp vẫn xảy ra những trường hợp rò rỉ hóa chất ở mức độ nhỏ,các cơ sở đã tự xử lýđược.
Thực trạng hoạt động vận chuyển hóa chất trênđịabàn
Hoạt động vận chuyển hóa chất trên địa bàn tỉnh trên thực tế chưa có thống kê và khó kiểm soát vì các lý do sau:
- Việc cấp phép vận chuyển hóa chất do các Bộ quản lý cấp phép vận chuyển theo Nghị định số 42/2020/NĐ-CP[16], hơn nữa chưa có quy định về việc khi vận chuyển hóa chất qua địa bàn phải cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý địaphương.
- Ý thức chấp hành quy định cũng như nhận thức mối nguy hiểm của việc vận chuyển hóa chất chưa cao, thậm chí không có hiểu biết tối thiểu về hóa chất chuyên chở của chủ phương tiện vận chuyển sẽ là một trong các nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất trên đường vậnchuyển.
- Trên địa bàn không có nhiều doanh nghiệp chuyên vận tải hóa chất (có một đơnvịv ậ n t ả i h ó a c h ấ t - D o a n h n g h i ệ p t ư n h â n Q u a n g A n h ) T u y n h i ê n , t h e o q u y đ ị n h , c á c d o a n h n g h i ệ p k h i v ậ n c h u y ể n h ó a c h ấ t p h ụ c v ụ q u á t r ì n h k i n h d o a n h p h ả i đ ạ t y ê u c ầ u q u y đ ị n h v ề p h ư ơ n g t i ệ n , n g ư ờ i l á i x e , n g ư ờ i á p t ả i h à n g p h ả i đ ư ợ c q u a đ à o t ạ o h u ấ n l u y ệ n c ơ b ả n v ề a n t o à n h o á c h ấ t H à n g n ă m , S ở C ô n g T h ư ơ n g c ă n c ứ T h ô n g t ư s ố
Thực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất ngành Công Thương tỉnhTháiNguyên
TổchứcbộmáyquảnlýnhànướcvềantoànhóachấttỉnhTháiNguyên
Bộ máy cán bộ công chức quản lý về hoạt động hóa chất ngành công thương từ cấp tỉnh đến cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể như sau: Ở cấp tỉnh: Phó chủ tịch tỉnh và 01 chuyên viên phụ trách kiêm nhiệm (không có chuyên môn về hóa chất); Sở Công Thương: 01 lãnh đạo Sở, 01 lãnh đạo phòng kỹ thuật an toàn Môi trường, 01 chuyên viên chuyên trách về an toàn hóa chất (có 01 người có chuyên môn về hóa chất); UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh: Không có cán bộ chuyên trách về an toàn hóa chất chỉ có 01 cán bộ làm công tác kiêm nhiệm UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh: Không có cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm về an toàn hóachất.
Công tác tổ chức, bộ máy cán bộ công chức quản lý hóa chất ngành Công Thương cơ bản được bố trí từ cấp tỉnh đến cấp huyện Hiện tại bộ máy này đang vận hành, hoạt động tốt, hiệu quả góp phần lớn vào sự thành công trong công tác quản lý an toàn hóa chất trên địa bàn tỉnhThái Nguyên thời gian qua, cụ thể: Từ giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa để xảy ra một sự cố hóa chất lớn nào gây thiệt hại về sức khỏe con người và môitrường.
Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất ngànhC ô n g Thương
NgaysaukhiLuậtHóachấtnăm 2007vàcácvăn bản hướng dẫn dướiLuậtcóhiệulực,SởCông Thươngđã chủđộng thammưuUBNDtỉnh Thái Nguyên thực hiệnxâydựng,banhành cácquyđịnh,vănbản về quảnlýhóachất, đápứngđượcyêucầuvềquảnlýantoàn hóa chấttrên địabàntỉnh, cụthể:
UBND tỉnh đã ban hành:
Quyết định sô 2671/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về phê duyệt
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Quyết định số 3442/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc ban chỉ đạo phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh TháiNguyên.
Quyết định số 746/QĐ-UBND ngày 19/3/2020 của UBND tỉnh Thái Nguyên về kiện toàn Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc Ban Chỉ đạo phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh TháiNguyên.
Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của Ban Chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất về việc Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc BanChỉđạophòngngừa,ứngphósựcốhóachấttrênđịabàntỉnhTháiNguyên.
- Công tác tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm phápl u ậ t
Hàng năm Ban Chỉ đạo phòng ngừa, ứng phósựcố hóa chất đều họp triển khai các nhiệm vụ như: Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh, thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động hóa chất phải chấp hành các quy định của pháp luật đặc biệt là việc duy trì các điều kiện về con người, cơ sở vật chất để đảm bảo antoàn.
Sở Công Thương thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc và thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành, kiên quyết xử lý thật nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động hóa chất. Định kỳ hàng năm Sở Công Thương đều tổ chức hội nghị phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển hóa chấtchođốitượnglàlãnhđạođơnvịvàcánbộchuyêntráchvềantoànhóachất.
Công tác quản lý hoạt động hóa chất (sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng) ngànhCôngThương
Sở Công Thương Thái Nguyên đã bám sát vào các quy định pháp luật hiện hành như Luật hóa chất năm 2007, Nghị định 113/2017/NĐ-CP, Thông tư 32/2017/TT-BCT để cấp phép, chấp thuận cho 06 đơn vị sản xuất hóa chất, 08 đơn vị kinh doanh hóa chất và 66 đơn vị hoạt động sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Hiện nay đang hoạt động tốt, duy trì thường xuyên các điều kiện về con người, cơ sở vật chấtp h ò n g ngừa ứng phósựcố hóa chất theo quy định Sở Công Thương đã thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụsau:
Chịu trách nhiệm, chủ động tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý hoạt động hóa chất trên địa bàntỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố cấp tỉnh và phối hợp tổ chức các cuộc diễn tập ứng phó với sự cố hóa chất trên địa bàntỉnh.
Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất đúng các quy định của pháp luật về hóa chất và các quy định pháp luật khác có liênqu an
Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thuộc danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tínhcủahóachấtnhằmchủđộngphòngngừacácsựcốhóachất,cháynổxảyra.
Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các
Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã phê duyệt và các điều kiện sản xuất, kinh doanh hóachất.
Kiểm tra việc huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất đối với hóa chất công nghiệp nguy hiểm của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hóa chất của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trênđịa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Vẫn còn một đơn vị hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp phép, chấp thuận đi vào hoạt động có tâm lý chủ quan, tiếc tiền không thực hiện duy trì các điều kiện để đảm bảo an toàn, không diễn tập ứng phó sự cố hóa chất định kỳ 01 lần/năm theo quy định dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố hóac h ấ t
Công tác phối hợp giữa các cấp, ngành của tỉnh trong quản lý hoạt động
Các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã chủ trì hoặc phối hợp thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quyết định số 2671/QĐ- UBND ngày 08/10/2015, cụ thể nhưsau:
Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cộng đồng doanh nghiệp trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất, đặc biệt là việc quản lý an toàn trong kinh doanh, tồn trữ, vận chuyển và sử dụng hoá chất theo quy định của Luật Hoá chất.
Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoá chất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hoá chất theo đúng quyđịnh.
Rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở thực hiện các biện pháp an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoác h ấ t
Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong phòng ngừa và ứng phó sự cố hoá chất như: phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế,…
Hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàsửdụng hoá chất xây dựng biện pháp hoặckếhoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoác h ấ t
Tổ chức đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hoá chất cho các cơ quan, đơn vị quản lý, doanh nghiệp, các cơ sở hoạt động hoá chất trên địa bàn.
Tổ chức mở các lớp tập huấn về cách nhận biết nhãn mác, ký hiệu quy định hóa chất độc hại; khuyến cáo tránh xa khu vực có hóa chát độch ạ i
Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các Quy định của pháp luật về an toàn hóa chất đến mọi người dân được biết
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra các danh mục sản phẩm hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm hàng hoá nhóm 2 theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá) và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về nhãn hàng hoá, về an toàn hoá chất trong quá trình lưu thông theo quy định của phápluật.
Nhắc nhở các doanh nghiệp báo cáo định kỳ theo đúng quy định.
Xây dựng chương trình, nội dung, trang thiết bị bảo hộ an toàn ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực quản lý.
Rà soát, đánh giá thực trạng để xây dựng kế hoạch tăng cường công tác quản lý hoá chất thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Y tế (hóa chất sử dụng trong bào chế dược phẩm cho người, hoá chất trong diệt khuẩn, diệt côn trùng gia dụng y tế và hoá chất dùng làm phụ gia trong thựcphẩm…)
Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hoá chất, hoá thực phẩm trong ngành y tế cho các tổ chức, cá nhân thuộc diện quản lý.
Xây dựng chương trình, nội dung, trang thiết bị bảo hộ an toàn ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực quản lý
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Rà soát, đánh giá thực trạng để xây dựng kế hoạch tăng cường công tác quản lý hoá chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, thú y, bảo vệ thực vật, hoá chất bảo quản chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ - hảis ả n
Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hoá chất có điều kiện trong ngành bảo vệ thực vật, thú y cho các tổ chức, cá nhân trong ngành bảo vệ thực vật và thú y thuộc diện quản lý.
Xây dựng chương trình, nội dung, trang thiết bị bảo hộ an toàn ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực quản lý
Sở Tài nguyên và Môi trường
Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác quản lý việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hoá chất Hướng dẫn, xử lý, thải bỏ hoá chất độc tồn dư trong sản xuất, kinh doanh hoáchất.
Tuyên truyền, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hoá chất trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hoá chất; tổ chức hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hoá chất theo đúng quyđịnh.
Tăng cường kiểm tra, xử lý việc đảm bảo môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoáchất.
Xây dựng chương trình, nội dung, trang thiết bị bảo hộ an toàn ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực quản lý.
Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật tronghoạtđộnghóachấtngànhCôngThươngtrênđịabàntỉnh
SởCôngThươngđã chủđộngphối hợp với cácngành,các cấpxâydựngkếhoạchtổchứcthanh, kiểmtraliênngànhtạicácđơnvịhoạt động hóachấttrênđịabàntỉnh để giảmsốđợtthanh,kiểmtra, thờigiantiếpcácđoàn thanh kiểm tra củadoanhnghiệp.
Côngtácthanhkiểmtra vềlĩnhvực quá chất đượcSởCôngThương quan tâm đặc biệt, từ 2015đến nay(trừnăm2020dodịchbệnhCovid 19)nămnào cũng tiếnhànhkiểmtravềcông tácchấphànhcác quy địnhcủaphápluậttronghoạt động hóachất,qua đóhướngdẫn,đônđốc, nhắc nhở vàxửlývi phạm các đơn vịdoanh nghiệp hoạt động hóachất trênđịa bàntỉnh.
Từ năm2016-2020SởCôngThươngđã thựchiệnnhiều đoànthanh, kiểmtracác đơnvị,doanhnghiệptrongngành Công Thương trên địabàntỉnh.Đa số các đơnvịđã chấphành tốtcácquyđịnhphápluậtvề bảovệ môitrường Tuynhiên, vẫncòn một sốđơnvịchưachấp hànhđầyđủcácquyđịnh nênđã vịxử lý viphạm,cụ thể:
- Kinh doanh xăng dầu: Xử phạt 01 đơn vị, số tiền là 30.000.000đ ồ n g
- Than và khoáng sản: Xử phạt 01 đơn vị, số tiền là 15.000.000đ ồ n g
- Kinh doanh xăng dầu: Xử phạt 04 đơn vị, số tiền là 85.000.000đ ồ n g
- Hóa chất: Xử phạt 01 đơn vị, số tiền là 25.000.000đồng.
- Kinh doanh xăng dầu: Xử phạt 02 đơn vị, số tiền là 65.000.000đ ồ n g
- Hóa chất: Xử phạt 04 đơn vị, số tiền là 103.000.000đồng.
- Kinh doanh khí: Xử phạt 01 đơn vị, số tiền là 7.500.000đ ồ n g
- Kinh doanh xăng dầu: Xử phạt 01 đơn vị, số tiền là 45.000.000đ ồ n g
Công tác thông tin vàt r u y ề n thông
Công tác thông tin và truyền thông về an toàn hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thực hiện khá tốt thông qua các bài viết đăng theo tuần, tháng và quý trên trang Web của SởCông Thương, Trung tâm thông tin của Sở Công Thương, báo Thái Nguyên, truyền hình TháiNguyên tại các buổi họp Ban Chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và các cuộc diễn tập ứng phó sự cố hóac h ấ t
Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất ngành Công Thương tỉnhTháiNguyên
Những kết quảđạtđược
a) Về tổ chức bộ máy cán bộ công chức chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hóachất ngành công thương trên địa bàntỉnh
Cơ bản đã tổ chức bộ máy cán bộ công chức quản lý nhà nước hóa chất ngành công thương trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Ở cấp tỉnh (Sở Công Thương) đã bố trí đủ cán bộ với đúng chuyên môn được đào tạo; Ở cấp huyện (thành phố, thị xã, huyện) đã bố trí cán bộ quản lý hóa chất trên địa bàn tuy nhiên còn kiêm nhiệm, chuyên môn được đào tạo chưa phù hợp; Ở cấpxãchưa bố trí cán bộ phụ trách về hóac h ấ t b) Vềviệc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định quản lý hóa chất ngànhCông Thương tại cấptỉnh
Tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tương đối tốt tiêu chí về ban hành và tổ chức thực hiện các quy định quản lý hóa chất ngành Công Thương tại cấp tỉnh, Thực hiện chỉ đạo của
Bộ Công Thương và căn cứ đặc điểm hoạt động hóa chất đặc thù của tỉnh Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành các văn bản quan trọng giúp phần quan trọng để quản lý tốt hóa chất trong thời gian qua, cụ thể:
Quyết định số 2091/QĐ-UBND ngày 22 ngày 9 tháng 2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề cương và Dự toán Đề án Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh TháiNguyên;
Quyết định số 747/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt dự toán chi tiết Đề án Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh TháiNguyên;
Quyết định số 2671/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh TháiNguyên;
Quyết định số 746/QĐ-UBND ngày 19/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Thành lập Ban chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Quyết định số 07/QĐ-BCĐ ngày 22/01/2021 của Ban Chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất về việc Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc BanChỉ đạo phòng ngừa, ứng phósựcố hóa chất trên địa bàn tỉnh TháiN g u y ê n
Công vănsố954/UBND-TH ngày 26/3/2020 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc đôn đốc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh và quản lý an toàn hóachất. c) Công tác cấp phép, duy trì các điều kiện trong hoạt động hóa chất sau khi đượccấp phép (sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sửd ụ n g )
Cơ bản hoàn thành tiêu chí về cấp phép, duy trì các điều kiện trong hoạt động hóa chất sau khi được cấp phép, theo số liệu năm 2020 do Sở Công Thương Thái Nguyên cung cấp thì toàn bộ
08 đơn vị sản xuất, 08 đơn vị kinh doanh và 60 đơn vị sử dụng hóa chất đã thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật Tuy nhiên vẫn còn đơn vị sử dụng chưa duy trì đầy đủ các điều kiện để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng nên đã bị xử lý vi phạm; còn hiện tượng kinh doanh hóa chất nhỏ lẻ không có giấy phép (chủ yếu là hình thức kinh doanho n l i n e ) d) Về sự phối hợp giữa các cấp, ngành của tỉnh trong quản lý hoạt động an toànhóa chất ngành CôngThương
Cơ bản hoàn thành tiêu chí sự phối hợp giữa các cấp, ngành của tỉnh trong quản lý hoạt động an toàn hóa chất ngành Công Thương Định kỳ hàng năm Ban chỉ đạo phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất của tỉnh (bao gồm đầy đủ các thành viên của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện) đã họp triển khai các nhiệm vụ trong năm căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, do vậy các thanh viên ban chỉ đạo hiểu rất rõ, trách nhiệm của đơn vị mình trong công tác quản lý hóa chất, phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên việc diễn tập ứng phósựcố hóa chất chưa được diễn ra thường xuyên, đúng định kỳ theo hồ sơ Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất đã được UBND tỉnh phê duyệt, dẫn đến khả năng phối hợp thực binh của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạnc h ế đ) Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật tronghoạt động hóa chất ngành Công Thương trên địa bànt ỉ n h
Cơ bản hoàn thành tiêu chí về công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Định kỳ hàng năm Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành với các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất tại các doanh nghiệp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Tuy nhiên lực lượng thanh kiểm tra mỏng, số lượng doanh nghiệp hóa chất nhiều, UBND cấp huyện chưa chủ động kiểm tra, giám sát nên tần suất trung bình kiểm tra tại mỗi đơn vị khoảng2-3năm/lần. e) Công tác thông tin và truyền thông về an toàn hóa chất trên địa bàntỉnh
Cơ bản hoàn thành tiêu chí công tác thông tin và truyền thông về an toàn hóa chất trên địa bàn tỉnh Các quy định mới về quản lý hóa chất được đăng tải trên trang Webside của Sở Công Thương; định kỳ hàng năm Sở Công Thương tổ chức tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về hóa chất cho các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Các cuộc diễn tập ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh đã được đài phát thanh và truyền hình tỉnh phát trên kêng truyền hình của tỉnh, tuy nhiên chưa đều do việc diễn tập chưa diễn ra thườngxuyên.
Với tốc độ phát triển trungbình của ngành hóa chất tại tỉnh Thái Nguyên là 12% giai đoạn 1990-2010 và 10% giai đoạn 2010-2020 Ngành hóa chất và chuỗi cung ứng trực tiếp liên quan đã đóng góp khoảng 11,2% giá trị sản lượng công nghiệp quốc gia, tạo việc làm cho khoảng 10% lực lượng lao động của toàn ngành công nghiệp Thực hiện chức năng của mình, Bộ Công Thương đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hóa chất, tham mưu Chính phủ các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp hóachất.
Những tồn tại,hạnchế
a) Về tổ chức bộ máy cán bộ công chức chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hóachất ngành công thương trên địa bàntỉnh
Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nướcvềhóa chất ngành công thương chưa được hoàn thiện, cụ thể:Ở cấp huyện (thành phố, thị xã, huyện) đã bố trí cán bộ quản lý hóa chất trên địa bàn tuy nhiên còn kiêm nhiệm, chuyên môn được đào tạo chưa phù hợp; Ở cấp xã chưa bố trí cán bộ phụ trách về hóa chất trên địab à n b) Về việc bất cập trong các Văn bản pháp luật quy định quản lý hóa chất ngànhCông Thương tại cấptỉnh
Còn sự chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước giữa các bộ ngành nên gây khó khăn trong công tác quản lý nhànước.
Bộ Công Thương có chủ trương giảm, đơn giản thủ tục hành chính, quản lý nhà nước theo hướng hậu kiểm là chủ hướng đi hoàn toàn đúng đắn nhưng quá trình tổ chức thực hiện ngay lập tức nên chưa tạo ra được lộ trình thực hiện cho cả cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và các doanh nghiệp hoạt động hóa chất. Đến nay sở Công Thương vẫn chưa tham mưu cho UBND tỉnh ban hành được quy định về khoảng cách an toàn đối với cơ sở hoạt động hóa chất, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong công tác cấp phép cho các dự án hoạt động hóa chấtm ớ i
Công tác diễn tập ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh định kỳ 02 năm/làn tại tỉnh Thái Nguyên chưa diễn ra được thường xuyên, liên tục gây ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp, sự sẵn sàng ứng phó khi có sự cố hóa chất trên địa bàn xảyr a c) Về công tác cấp phép, duy trì các điều kiện trong hoạt động hóa chất sau khiđược cấp phép (sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sửd ụ n g )
Hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn hiện tượng kinh doanh hóa chất ở quy mô nhỏ lẻ không có địa điểm đảm bảo an toàn, trong khu vực đông người và hoạt động kinh doanh trái phép (chủ yếu là hoạt động kinh doanho n l i n e )
Vận còn trường hợp vận chuyển hóa chất nguy hiểm bằng phương tiện vận tải nhưng chưa được cấp giấy phép vận chuyển gây mất an toàn đến môi trường tự nhiên và tính mạng còn người.
Vẫn còn một đơn vị hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp phép, chấp thuận đi vào hoạt động có tâm lý chủ quan, tiếc tiền không thực hiện duy trì các điều kiện để đảm bảo an toàn, không diễn tập ứng phó sự cố hóa chất định kỳ 01 lần/năm theo quy định dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố hóac h ấ t
Quy định của pháp luật còn chồng chéo dẫn đến gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động hóa chất ví dụ, theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-
CP ngày 09/10/2017 thì các đơn vị có hóa chất (trong đó có VLNCN và LPG) thuộc danh mục phụ lục IV kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trình Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày15/6/2018 thì các đơn vị, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản,sửdụngVLNCNphảixâydựngKếhoạchứngphósựcốkhẩncấpcónộidungtương tự với Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 40/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 của Bộ Công Thương thì các đơn vị hoạt động dầu khí trong đó hoạt đồng tồn chứa LPG phải xây dựng Tài liệu quản lý an toàn (bao gồm: chương trình quản lý an toàn; báo cáo đánh giá rủi ro; Kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp) có nội dung tương tự như Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóachất. d) Về sự phối hợp giữa các cấp, ngành của tỉnh trong quản lý hoạt động an toànhóa chất ngành CôngThương
Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các cấp khi tham ra diễn tập thực tế ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh chưa được nhịp nhàng, thuần thục, đây là một yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu quả ứng phó khi có sự cố hóa chất thật xảy ra trên địa bàntỉnh.
Các phương tiện, dụng cụ ứng phó sự cố hóa chất cho các sở, ngành, địa phương trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất chưa được trang bị hoặc trang bị chưa đầy đủ cả vềsốlượng và chấtlượng. đ) Về công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật tronghoạt động hóa chất ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh
Việc thanh, kiểm tra đến các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa thường xuyên, liên tục, kịp thời vì số lượng doanh nghiệp lớn, nhân lực quản lý hóa chất của Sở Công Thương mỏng, chưa có phân cấp cho UBND cấp huyện quản lý hóac h ấ t
Vì yếu tố thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư nên còn chưa nghiêm túc, quyết liệt trong việc quyết định xử lý vi phạm các đơn vị hoạt động hóa chất có các hành vi vi phạm,
Theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủSởchỉ được kiểm tra cùng một nội dung không được quá 01 lần/năm Sở Công Thương không được kiểm tra đột xuất mà phải kiểm tra trên cơ sở
Kế hoạch lập sẵn nên rất khó khăn trong quá trình thựchiện. e) Công tác thông tin và truyền thông về an toàn hóa chất trên địa bànt ỉ n h
Các cuộc diễn tập ứng phósựcố hóa chất cấp tỉnh đã được đài phát thanh và truyền hình tỉnh phát trên kêng truyền hình của tỉnh, tuy nhiên chưa đều do việc diễn tập chưa diễn ra thườngxuyên.
Nguyên nhân của những tồn tại,h ạ n chế
Sau 12 năm, Luật Hóa chất và các văn bản dưới luật có một số bất cập sau: Thứ nhất, phân định giữa hóa chất và sản phẩm hóa chất chưa rõ ràng, do vậy rất nhiều trường hợp DN không biếtsẽphải tuân thủ theo Luật Hóa chất với một hàng hóa cụ thể hay là không; Thứ hai, để phát triển công nghiệp hóa chất theo hướng thân thiện hơn với môi trường, thì Luật chưa thể hiện rõ Vì thế, tới đây, các cơ chế, chính sách phải thể hiện rõ mục tiêu xây dựng nền công nghiệp hóa chất thân thiện hơn với môi trường, thu hút được các nhà đầu tư hóa chất lớn, nhưng đồng thời phải theo hướng bền vững, tránh rủi ro; Thứ ba, việc phân công trách nhiệm quản lý hóa chất còn chồng chéo, gây khó khăn trong việc xác định hóa chất, DN thuộc đơn vị nào quản lý Cục Hóa chất đang rà soát lại phân công, phân cấp giữa các bộ, ngành ở trung ương với các cơ quan địa phương trong việc quản lý hóa chất theo thể chế phù hợp, hiệu lực, hiệu quả và tránh chồng chéo, giảm thiểu thủ tục hành chính với DN, nhất là DN xuất nhập khẩu; Thứ tư, hạ tầng kỹ thuật, thông tin về quản lý hóa chất cần phải được cải thiện mạnh mẽ. Bởi chúng ta muốn quản lý tốt phải có thông tin phục vụ công tác quản lý, vừa hỗ trợ các DN thực hiện các thủ tục hành chính thuận lợi, thông qua môi trường mạng Tuy nhiên, về vấn đề này, một số lĩnh vực do Luật Hóa chất chưa quy định nên chưa cụ thể hóa trong các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Bộ Công Thương hiện nay đang chủ trì xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất, sau khi luật mới được ban hành có thể giải quyết được sự chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước về hóa chất của cácngành.
Chưa có quy định cụ thể của pháp luật hiện hành về việc cán bộ phụ trách về an toàn hóa chất tại cấp huyện phải có trình độ chuyên môn về lĩnh vực hóa chất (mới có quy định ở cấp tỉnh) nên thiếu căn cứ pháp lý cho việc tuyểnd ụ n g
Việc ban hành quy định về khoảng cách an toàn hóa chất tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn do Bộ Công Thương vẫn chưa ban hành quy chuẩn về an toàn trong hoạt động hóa chất theo yêu cầu của Chínhphủ.
Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất cần nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách lớn, bộ máy tổ chức hành chính về quản lý hóa chất chư đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, diễn biến tình hình dịch bênh Covid-19 ở nước ta và trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp nên gặp nhiều khókhăn.
Các Cục chuyên ngành thuộc Bộ Công Thương chưa phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình ban hành các quy định cho các loại hóa chất khác nhau, gây nên khó khăn trong sau khi banhành.
Công tác quản lý an toàn hóa chất ngành công thương trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm đúng mức nên công tác quản lý nhà nước còn lỏng lẻo, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn hóa chất trên địabàn.
Chính sách, chỉ tiêu tinh giảm biên chế ở các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng ảnh hưởng đến việc bố trí các vị trí biên chế chuyên trách tại cấp huyện.
Các đơn vị không có cán bộ chuyên trách an toàn hóa chất hoặc có bố trí nhưng không có trình độ chuyên môn về hóa chất nên gây nhiều khó khăn trong quá trình tham mưu cho lãnh đạo công ty thực hiện các quy định về an toàn hóa chất.
Công tác thanh kiểm tra chưa được thường xuyên, liên tục nên chưa đôn đốc, nhắc nhở kịp thời các đơn vị hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh.
Nguồn nhân lực cho quản lý nhà nước ở địa phương còn thiếu, yếu do không có biên chế, trình độ chuyên môn không phù hợp với lĩnh vực hóa chất, còn làm việc kiêm nhiệm Nguyên nhân do chưa ban hành được chức năng nhiệm vụ, vị trí việc làm liên quan đến lĩnh vực hóa chất ở cấp huyện và cấp xã.
Thiếu phương tiện thiết bị hiện đại, để sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất khẩn có thể xảy ra tại các đơn vị hoạt động hóa chất trên địa bànt ỉ n h
Từ những phần trình bày ở trên chúng ta thấy được một bức tranh toàn cảnh về các quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất, thực trạng hoạt động hóa chất (sản xuất, kinh doanh, bảo quản,sửdụng, vận chuyển) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Những khó khăn, vướng mắc mang tính khách quan và chủ quan đều được đánh giá cụ thể các nguyên nhân sâu xa Có thể kết luận trong tình hình hiện nay công tác quản lý nhà nước về hóa chất của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp đã và đang được thực hiện tốt,tuy nhiên với tốc độ phát triển trong hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như hiện nay nếu không có giải pháp cụ thể, kịp thời, quyết liệt để giải những nguyên nhân của sự tồn tại hạn chế đã đánh giá ở phần trên thì rất khó khăn trong việc đảm bảo không để xảy ra sự cố hóa chất nguy hiểm độc hại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝNHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN HÓA CHẤT NGÀNH CÔNG THƯƠNG TỈNHTHÁI NGUYÊN
Định hướng phát triển ngành Công Thương tỉnh Thái Nguyên theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnhTháiNguyên
Định hướng phát triểnt ổ n g thể
thểMục tiêu phát triển tổng thể củat ỉ n h :
Phấn đấu Thái Nguyên là tỉnh công nghiệp phát triển, trung tâm kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với nền kinh tế hiện đại, hội tụ những yếu tố của nền kinh tế tri thức với các ngành định hướng phát triển mạnh về công nghiệp công nghệ tiên tiến, dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao và môi trường an toàn, bền vững; là trung tâm đào tạo, y tế chuyên sâu và khoa học công nghệ có uy tín lớn trong nước, có các trung tâm văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc; đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao Xây dựng thành phố Thái Nguyên là thành phố sinh thái, có chức năng tổng hợp (quản lý nhà nước, đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học - công nghệ, dịch vụ tài chính, ngân hàng và thươngmại).
Về phát triển kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021 - 2030 khoảng 10 - 10,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2025 khoảng 150 triệu đồng, năm 2030 khoảng 265 triệu đồng (theo giá thực tế) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 90% vào năm2030.
Về văn hóa, xã hội :
Phấn đấu Thái Nguyên thực sự là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao với đại học Thái Nguyên là trung tâm và một số cơ sở nghiên cứu và triển khai trực thuộc tạo môi trường gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp; 100% trường mầm non và phổ thông các cấp đạt chuẩn quốc gia; hệ thống cơ sở y tế hiện đại, người dân được tiếp cận dịch vụ y tế bình đẳng và thuận lợi; không gian văn hóa đặc trưng, hội tụ đầy đủ bản sắc văn hóa đặc trưng củaVùng.
Về kết cấu hạ tầng và không gian đô thị:
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại trên tất cả lĩnh vực giao thông, điện, cấp, thoát nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát triển hệ thống đô thị hợp lý, bảo đảm không gian xanh, trong đó đô thị hạt nhân là thành phố Thái Nguyên, các đô thị vệ tinh là thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên, thị xãNúi Cốc Từng bước gắn kết các khu, cụm công nghiệp để tạo thành các cụm liên kết ngành như: cụm công nghiệp cơ khí chế tạo, khoa học, đào tạo, dịch vụ Thái Nguyên -Núi Cốc; cụm công nghiệp điện tử - công nghệ cao - công nghiệp phụ trợ Yên Bình -Phổ Yên.
Định hướng phát triển các ngànhl ĩ n h vực
Phấn đấu và duy trì ở mức khoảng 18-20% trong thời kỳ 10 năm tiếp theo; giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đạt 18-20 tỷ USD (bao gồm cả sản phẩm từ Tổ hợp điện tử và công nghệ cao Samsung).
Phát triển nhanh và hiệu quả để tạo động lực tăng trưởng và trở thành ngành có đóng góp lớn nhất vào phát triển kinh tế của tỉnh; tiếp tục ưu tiên đổi mới công nghệ, tạo sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường đối với ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện kim; phát triển mạnh công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin gắn với việc hình thành tổ hợp côngnghiệp. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm công nghệ cao, chế biến sâu như công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản gắn với sản xuất vật liệu mới, công nghiệp chế biến lâm sản, nông sản sạch và sản xuất thân thiện môitrường. Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc toàn bộ ngành công nghiệp theo hướng tập trung đầu tư chiều sâu, sử dụng công nghệ mới, hiện đại, cải tiến máy móc thiết bị, đa dạng hóa sản xuất và đổi mới sản phẩm, đặc biệt trong các ngành công nghiệp đang mất dần lợi thế, năng lực cạnh tranh thấp và gây ô nhiễm môit rư ờn g.
Tăng cường đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đẩy mạnh thu hút các dự án đầutưlớn, trọng điểm nhằm tạo ra các cơ sở công nghiệp chiến lược của tỉnh Kết hợp phát triển công nghiệp có qui mô lớn, tập trung hài hòa với qui mô vừa và nhỏ, phát triển các ngành nghề ở khu vực nông thôn Phát triển công nghiệp gắn liền với giữ gìn và bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho công nghiệp phát triển bềnvững.
Xây dựng hạ tầng và phấn đấu lấp đầy 50- 60% diện tích các khu công nghiệp Hoàn thành xây dựng Tổ hợp công nghiệp điện tử và công nghệ cao Samsung trước năm 2019, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho Tổ hợp công nghiệp Samsung và các ngành công nghệ cao trên địa bàn và khuv ự c
Phát triển nông, lâm, thủy sản và xây dựng nông thôn:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt bình quân khoảng 4% thời kỳ 2021 - 2030; trong thời kỳ đến năm 2020, tiếp tục duy trì là ngành kinh tế quan trọng, đóng vai trò trong việc đảm bảo đời sống dân cư và ổn định xãhội.
Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi và sử dụng hiệu quả lao động nông thôn, đồng thời giữ gìn và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
Phát triển dịch vụ, du lịch:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 11%/năm Chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ theo hướng tăng nhanh các dịch vụ chủ lực; hình thành các phân ngành, các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao phù hợp với lợi thế của tỉnh và yêu cầu phát triển của vùng; tăng dần các dịchvụcao cấp, chất lượng cao; tăng tỷ trọng của khu vực tưnhân.
Phát triển các dịch vụ hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp như dịch vụ khoa học công nghệ, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, và các dịch vụ nông nghiệp khác; đẩy mạnh các phân ngành dịch vụ có vai trò hỗt r ợ h o ạ t đ ộ n g x ú c t i ế n , t h u h ú t đ ầ u t ư n ư ớ c n g o à i n h ư d ị c h v ụ m ô i g i ớ i , t ư v ấ n , quảng cáo Phát triển dịch vụ trong mối liên kết với các tỉnh lân cận trong vùng, với các thành phố, các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng HảiPhòng.
Định hướng công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất tỉnh Thái Nguyên
Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia,
Sở Công Thương đã rà soát, bãi bỏ và đơn giản hóa 46/130 điều kiện sản xuất, kinh doanh (tương đương với 35,4%), trong thời gian sắp tới Sở sẽ tiếp tục rà soát và đưa các thủ tục hành chính về hóa chất lên từ cấp độ 3 trở lên (hoàn toàn online doanh nghiệp có thể ngồi ở đơn vị để thực hiện thủ tục hànhc h í n h )
Yêu cầu, đôn đốc 100% đơn vị doanh nghiệp hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh thực hiện báo cáo trên hệ thống cơsởdữ liệu hóa chất Quốc gia không thực hiện báo cáo giấy như trước đây, để thuận lợi cho công tác theo dõi, quảnl ý
Kiến nghị Bộ Công Thương trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi phải quy định trách nhiệm quản lý đến cấp huyện, cấp xã, bổ sung biên chế, vị trí việc cho các cơ quan này để làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếpt h e o
Sở Công Thương sẽ tham mưu cho UBND tỉnh chỉ cấp chủ trương đầu tư cho các dự án có công nghệ hiện đại, sử dụng hóa chất ít nguy hiểm độc hại đến tính mạng, sức khỏe con người cũng như môi trường tựnhiên.
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra để hướng dẫn, đôn đốc và xử lý vi phạm đối với các đơn vị hoạt động hóa chất, đặc biệt là các hành vi liên quan đến phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động hóachất trên địa bàn tỉnh TháiNguyên:
- Nghiên cứu, rà soát, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động hóa chất; tiếp tục hoàn thiện các quy trình thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý hóa chất theo hướng đơn giản, đúng quy định pháp luật.
- Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động hóa chất cho đội ngũ cán bộ,công chức tại các huyện, thành phố, thị xã.
- Quan tâm tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức có chuyên môn về kỹ thuật, về hóa chất đảm nhiệm công tác quản lý hoạt động hóach ất
- Tổ chức hoạt động khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp một số tỉnh, thành phố trong nước về công tác quản lý hoạt động hóachất.
Nâng cao năng lực công tác quản lý tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóachất:
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về công tác quản lý hóa chất để nâng cao nhận thức của lãnh đạo các đơn vị hoạt động hóa chất, khi công tác an toàn được lãnh đạo hiểu biết, quan tâm thực hiện thì sẽ hạn chế mức thấp nhất các sự cố đáng tiếc xảyra.
- Tăng cường việc giám sát, kiểm tra các lớp huấn luyện, kiểm tra, sát hạch và cấp giấy chứng nhận về huấn luyện an toàn hóa chất cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên tại các doanh nghiệp có hoạt động hóa chất trên địa bànt ỉ n h
- Phổ biến, hướng dẫn các đơn vị xây dựngkếhoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sựcốhóachấtphùhợpquymô,điềukiệnsảnxuấtvàđặctínhcủahóachấttạiđơnvị.
- Phổ biến, hướng dẫn các đơn vị xây dựng, lưu giữ đầy đủ và sử dụng đúng phiếu an toàn hóa chất đối với các hóa chất nguy hiểm tại cơ sở Các phiếu an toàn hóa chất có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và lưu giữ tại những nơi thuận tiện để đảm bảo tất cả các đối tượng có trách nhiệm liên quan đến hóa chất có thể truy cập, nắm được thôngtin.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động hóa chất:
- Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra các đơn vị có hoạt động hóa chất về việc thực hiện các quy định an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống rò rỉ, phát tán hóa chất độchại,bảovệmôitrường.Đảmbảokhảnăngứngphótạichỗkhisựcốhóachấtxảy ra Kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện quy trình, quy chuẩn kỹ thuật trong sảnxuất,kinhdoanhvàsửdụnghóachất,nhấtlàhóachấtnguyhiểmtạiđơnvị.
- Tổ chức kiểm tra các loại hàng hóa là hóa chất nguy hiểm lưu thông trên thị trường về nhãn mác, xuất xứ, điều kiện kinh doanh, điều kiện vận chuyển Xử phạt nghiêm tất cảcáctrườnghợpkhôngđủhồsơ,điềukiệnvậnchuyểntheoquyđịnhphápluật.
- Tăng cường phối hợp các lực lượng chức năng: Công an, Quân đội, Hải quan, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Quản lý thị trường, Thanh tra Bộ Công Thương để giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động hóa chất từ khâu sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường đến sử dụng hóa chất vào sản xuất, nhằm đảm bảo an toàn, nhất là tại các cơ sở hoạt động hóa chất có nguy cơ cháy nổc a o
Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất ngành Công Thương tỉnhT h á i Nguyên
Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn hóa chất ngànhCôngThương
a) Cơ sở đề xuất giảipháp
Theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 22/2015/TLTT-BCT-BNV ngày 30/6/2015 của Liên bộ Công Thương và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; Quyết định số 1353/2020/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh Thái Nguyên về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở Công Thương thì có 01 biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn hóa chất chỉ có ở Sở Công Thương (cấp tỉnh), UBND cấp huyện không có biên chế thực hiện nhiệm vụ này, vì vậy công tác quản lý hóa chất vừa thiếu vừa yếu và ngày càng gặp nhiều khó khăn trong khi tốc độ phát triển về hoạt động hóa chất tại tỉnh Thái Nguyên rấtnhanh. b) Nội dung của giảipháp
Bố trí cơ cấu tổ chức, bộ máy hành chính, cán bộ chuyên trách về quản lý an toàn hóa chất đúng, đủ về số lượng và trình độ chuyên môn tại cấp huyện và cấp xã theo quy định. c) Lộ trình thực hiện và dự kiến kết quả đạtđược
Giải pháp này cần thực hiện ngay trong giai đoạn 2021-2025; số lượng biên chế cho cán bộ chuyên trách ở Sở Công Thương là 02 người (ít nhất có 01 người có chuyên môn về hóa chất), số lượng biên chế cho cán bộ chuyên trách ở cấp huyện là 01 người(cóchuyênmônvềhóachất),cánbộphụtráchkiêmnhiệmởcấpxãlà01người.
Tăng cường tham mưu, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn hóa chất trong ngành ởphạm vitỉnh
Chưa có quy định về khoảng cách an toàn hóa chất tại địa phương do Bộ Công Thương vẫn chưa ban hành quy chuẩn về an toàn trong hoạt động hóa chất theo yêu cầu của Chínhphủ.
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2671/2016/QĐ-UBND đã không phù hợp với tình hình phát triển hoạt động hóa chất trên bàn tỉnh hiện nay. b) Nội dung của giảipháp
Sớm ban hành quy định về khoảng cách an toàn trong hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh có thể tham khảo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước và điều kiện thực tế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất tại tỉnh Thái Nguyên nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với sản xuất an toàn, bảo vệ môitrường.
Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 trình UBND tỉnh phêd uy ệt c) Lộ trình thực hiện và dự kiến kết quả đạtđược
Giải pháp này cần thực hiện ngay trong giai đoạn 2021-2025; Kết quả đạt được là:Quy định về khoảng cách an toàn trong hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn2021-2025.
Nâng cao nhận thức các doanh nghiệp, người lao động và người dân về đảm bảo an toànhóa chất
a) Cơ sở đề xuất giảipháp
Các đơn vị không có cán bộ chuyên trách về an toàn hóa chất hoặc có bố trí nhưng không có trình độ chuyên môn về hóa chất nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tham mưu lãnh đạo công ty thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về hóa chất. b) Nội dung của giảipháp
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về công tác quản lý hóa chất để nâng cao nhận thức của lãnh đạo các đơn vị hoạt động hóa chất, khi công tác an toàn được lãnh đạo hiểu biết, quan tâm thực hiện thì sẽ hạn chế mức thấp nhất các sự cố đáng tiếc xảyra.
- Tăng cường việc giám sát, kiểm tra các lớp huấn luyện, kiểm tra, sát hạch và cấp giấy chứng nhận về huấn luyện an toàn hóa chất cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên tại các doanh nghiệp có hoạt động hóa chất trên địa bànt ỉ n h
- Phổ biến, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sựcốhóachấtphùhợpquymô,điềukiệnsảnxuấtvàđặctínhcủahóachấttạiđơnvị.
- Phổ biến, hướng dẫn các đơn vị xây dựng, lưu giữ đầy đủ và sử dụng đúng phiếu an toàn hóa chất đối với các hóa chất nguy hiểm tại cơ sở Các phiếu an toàn hóa chất có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và lưu giữ tại những nơi thuận tiện để đảm bảo tất cả các đối tượng có trách nhiệm liên quan đến hóa chất có thể truy cập, nắm được thôngtin. c) Lộ trình thực hiện và dự kiến kết quả đạtđược
Giải pháp này cần thực hiện thường xuyên định kỳ 02 năm/lần toàn bộ người lao động liên quan đến hóa chất phải được đào tạo, huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại Nghị định113/2017/NĐ-CP.
Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý các cấp về an toànhóachất
a) Cơsởđề xuất giảipháp Đa số cán bộ quản lý hóa chất tại sở Công Thương các tỉnh không được đào tạo đúngchuyên ngành về hóa chất mà kiêm nhiệm cùng các chuyên môn khác, do vậy việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về an toàn hóa chất cho các đối tượng này là rất cần thiết. b) Nội dung của giảipháp
- Nghiên cứu, rà soát, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động hóa chất; tiếp tục hoàn thiện các quy trình thực hiện các thủ tục hành chính liênquanđếnlĩnhvựcquảnlýhóachấttheohướngđơngiản,đúngquyđịnhphápluật.
- Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động hóa chất cho đội ngũ cán bộ,công chức tại các huyện, thành phố, thị xã.
- Quan tâm tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức có chuyên môn về kỹ thuật, về hóa chất đảm nhiệm công tác quản lý hoạt động hóach ất
- Tổ chức hoạt động khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp một số tỉnh, thành phố trong nước về công tác quản lý hoạt động hóachất. c) Lộ trình thực hiện và dự kiến kết quả đạtđược
Thực hiện thường xuyên liên tục trong quá trình làm việc Kết quả đạt được là cán bộ có chuyên môn cao về quản lý an toàn hóac h ấ t
Nângcaonănglực,trangthiếtbịứngphósựcốmấtantoànhóachất
Cơ sở vật chất trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất hầu hết các Sở Công Thương trong cả nước đều không có hoặc thiếu, không đảm bảo cho công tác sẵn sàng ứng phó khi có sự cố hóa chất xảyra. b) Nội dung của giảipháp
Theo Đề án Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 2671/QĐ-UBND, thì phải trang bị cho các sở ngành cá trang thiết bị sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất, cụt h ể :
Trang thiết bị đối với lực lượng phòng cháy chữa cháy: Để công việc cứu hộ cứu nạn trong trường hợp xảy ra sự cố hóa chất đạt được hiệu quả cao, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch đầu tư trang thiết bị năm 2015, trong đó có các mục như sau:
Bảng 3.1 Dự kiến trang thiết bị đối với lực lượng phòng cháy chữac h á y
TT Tên thiết bị Số lượng Chủng loại
1 Quần áo chống hóa chất 12 Mức A
2 Găng tay chống hóa chất 12 Mức A
3 Bơm lấy mẫu không khí 3
4 Đầu dò xác định nồng độ amoniac 3
5 Đầu dò xác định nồng độ khí clo 3
6 Đầu dò xác định nồng độ khí NO, NO2 3
Trang thiết bị đối với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường
Bảng 3 2 Dự kiến trang thiết bị đối với Sở Công Thương và Sở Tài nguyên và Môi trường
STT Tên thiết bị Số lượng Chủng loại
1 Quần áo chống hóa chất 2 bộ Mức B
2 Găng tay chống hóa chất 2 bộ Mức B
3 Bình khí thở độc lập 1 bộ Mức B
Trang bị đổi với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
- Dự kiến 02 xe trinh sát phóng xạ hóa học, được trang bị khí tài cá nhân đầy đủ; các loại máy phát hiện và xác định nồng độ hơi, hóa chất độc côngn g h i ệ p
Trang bị đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Các trang thiết bị phòng chống độc, bảo hộ lao động cho cán bộ Sở dự kiến: Quần áo bảo hộ, mặt nạ phòng độc: 03 bộ
Các yêu cầu và phân loại trang thiết bị
Trang thiết bị bảo hộ cần thiết đối với lực lượng tham gia ứng phó sự cố hóa chất được mô tả trong bảng sau:
Bảng 3 3 Trang thiết bị bảo hộ cần thiết đối với lực lượng tham gia ứng phó sự cố hóa chất
Mặt nạ phòng độc Máy nén không khí Bình khí thở độc lập
Găng tay Kính bảo vệ mắt Tạp dề Kính bảo vệ toàn mặt Ủng ngăn hóa chất Lớp bọc dành cho ủng
Lớp lót có khả năng chống hóa chất Áo khoác chống hóa chất với áo lớn và yếm
Bảng 3 4 Phân loại chủng loại thiết bị ứng phó sự cố hóa chất
Bảo vệ người ứng cứu khỏi các hóa chất dễ bay hơi
- Loại PPE: Bình khí thở độc lập, quần áo, găng tay, ủng không có khả năng thẩm thấu hóachất.
Yêu cầu: Có hệ thống làm mát, găng tay bên ngoài, mũ cứng, hệ thống giao tiếp bằng radio haichiều.
Mức độ bảo vệ: Bảo về hệ hô hấp, da, mắt khỏi các hóa chất ở dạng rắn, lỏng, khí ở mức độ cao nhất
Sử dụng khi: Các hóa chất được xác định có mức nguy hiểm cao đối với hệ hô hấp, da và mắt Các hóa chất nghi ngờ gây độc cho da và gây ung thư Hoạt động cấp cứu (ứng cứu) được tiến hành trong khu vực kín hoặc kém thông thoáng.
Bảo về người ứng cứu khỏi hóa chất ở dạng lỏng
- Loại PPE: Bình khí thở độc lập, quần áo, găng tay, ủng không có khả năng thẩm thấu hóachất.
Yêu cầu: Có hệ thống làm mát, găng tay bên ngoài, mũ cứng, hệ thống giao tiếp bằng radio haichiều.
Mức độ bảo vệ: Cung cấp cùng một mức độ bảo vệ đường hô hấp mức A, nhưng ít đòi hỏi bảo vệ da Ngăn không cho hóa chất văng, bắn tóe nhưng không có khả năng chống lại hóa chất ở dạng hơi hoặc các chấtkhí.
Sử dụng khi: Các hóa chất đã được xác định nhưng không đòi hỏi một mức độ bảo vệ cao đối vớida
- Loại PPE: Quần yếm, giày, kính an toàn hoặc kính bảo hộ chống hóa chấtvăng.
Mức độ bảo vệ: Không bảo vệ đường hô hấp, và bảo vệ da ở mức tối thiểu.
Sừ dụng khi: Môi trường không chứa mối nguy hiểm, ít nhất 19,5% oxy c) Lộ trình thực hiện và dự kiến kết quả đạtđược
Trong năm 2021 phải hoàn thiện toàn bộ phương tiện thiết bị, ứng phó sự cố cho tất cả các ngành, cấp trên địa bàn tỉnh, nhằm săn sàng xử lý ứng phó khi cósựcố hóa chất xảyra.
Tăng cường hoạt động phòng ngừa, diễn tập ứng phósựcố hóa chất cấp tỉnh để chủ động xử lý các tình huống sự cốxảyra
a) Cơ sở đề xuất giảip h á p
Trên địa bàn cả nước đãxảyramộtsốsựcốhóachất và đãảnhhưởng đến sức khỏe con người vàmôitrường tựnhiên,như: Năm 2019xảyra sự cố cháy tại Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nướcRạngĐông (rò rỉ một lượng lớn hóa chất thủy ngân); Năm 2020 xảy ra sự cố hóa chất tại Cảng Đức Giang (quận Long Biên- Hà Nội), cháy nhàmáysản xuất hóa chất tinh khiết của Công ty Đức Giang tại Hưng Yên; tràn đổ hóa chấttạiBắc Giang; cháy kho hóa chất tại Công ty Hansol (KCN Yên Phong-Bắc Ninh)… Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 70 đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh,bảo quản,sử dụng hóa chất, trong đó có 10 đơn vị,doanhnghiệp có hoạt động hóa chất lớn (CôngtyTNHH Samsung Electronic Việt Nam Thái Nguyên, CôngtyTNHH Samsung Electro-Mechanic Việt Nam, Công ty TNHH Khai thác,chếbiếnkhoángsản Núi Pháo, CôngtyTNHH Vonfram Masan, nhà máy Z115, Z131…),cònlạilàcác đơn vị có hoạtđộnghóa chất ở quy mô nhỏ hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gâyảnhhưởng sứckhỏecon người vàmôi trườngtựnhiên.Theo quy định của pháp luật hiện hành thì toàn bộ cácđơnvị, doanh nghiệp có hoạt động hóa chất phải xây dựng Kế hoạch/ Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, tổ chứcdiễntậpứng phó sự cố hóa chất định kỳ hàng năm Vìđiềukiện còn hạn chếnêncác đơn vị, doanh nghiệp hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh chỉtổchức diễn tập đượccácsự cố hóa chất cấp 1 (sự cố có quymônhỏdonội bộ côngtytự thực hiện), chưa có đơn vị nào thực hiện được diễn tập ứng phó sự cố cấp 2, 3 (sự cốlớnngoài khả năng kiểm soát, ứng phócủacôngty).Do vậyviệc diễntập ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh (sự cố cấp 2)làrất cần thiết nhằm nâng cao năng lựcchỉ huy,chỉđạo, điều hành,khả năng huyđộng,phốihợpcủa các lựclượngtham gia ứng phókhicó sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, cácngànhvà cộng đồngdâncư chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó cóhiệuquả khi có tình huống sự cố hóa chất xảyra. b) Nội dung của giảipháp
Theo Đề án Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 2671/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 thì định kỳ 2 năm một lần phải tiến hành diễn tập hóa chất quy mô cấp tỉnh Tuy nhiên hiện nay do điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất và những nguyên nhân khách quan trải qua 5 năm tỉnhTháiNguyênvẫnchưatổchứcdiễntậpứngphósựcốhóachấtcấptỉnhđược. Để tăng cường khả năng phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố hóa chất xảy ra định kỳ hàng năm tỉnh nên tổ chức diễn tập để các thành phần được giao nhiệm vụ ứng phó sự cố hóa chất có sự tập luyện, phối hợp bài bản với nhau, để hạn chế thấp nhất những thiệt hại về con người, tài sản khisựcố hóa chất xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. c) Lộ trình thực hiện và dự kiến kết quả đạtđược Định kỳ 02 năm/lần tỉnh Thái Nguyên sẽ diễn tập ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh, dự kiến bắt đầu năm 2021.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, kiểm tra hoạt động đảm bảo an toàn hóa chất trênđịabàn
a) Cơ sở đề xuất giảipháp
Nguyên nhân công tác quản lý nhà nước về hóa chất tại tỉnh Thái Nguyên chỉ đượcđánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ, vì các đơn vị doanh nghiệp bị xử lý vi phạm vì trong quá trình hoạt động hóa chất không thường xuyên duy trì các điều kiện để đảm bảo an toàn (khoảng 30%sốdoanh nghiệp được kiểm tra bị xử lý vi phạm). b) Nội dung của giảipháp
- Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra các đơn vị có hoạt động hóa chất về việc thực hiện các quy định an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, bảo vệ môi trường Đảm bảo khả năng ứng phó tại chỗ khi sự cố hóa chất xảy ra Kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện quy trình, quy chuẩn kỹ thuật trong sảnxuất,kinhdoanhvàsửdụnghóachất,nhấtlàhóachấtnguyhiểmtạiđơnvị.
- Tổ chức kiểm tra các loại hàng hóa là hóa chất nguy hiểm lưu thông trên thị trường về nhãn mác, xuất xứ, điều kiện kinh doanh, điều kiện vận chuyển Xử phạt nghiêm tất cảcáctrườnghợpkhôngđủhồsơ,điềukiệnvậnchuyểntheoquyđịnhphápluật.
- Tăng cường phối hợp các lực lượng chức năng: Công an, Quân đội, Hải quan, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Quản lý thị trường, Thanh tra Bộ Công Thương để giám sát,quảnlýchặtchẽhoạtđộnghóachấttừkhâusảnxuất,nhậpkhẩu,kinhdoanh,lưu thông trên thị trường đến sử dụng hóa chất vào sản xuất, nhằm đảm bảo an toàn, nhất là tại các cơ sở hoạt động hóa chất có nguy cơ cháy nổc a o c) Lộ trình thực hiện và dự kiến kết quả đạtđược Định kỳ hàng năm, xử lý nghiêm các đơn vị có hành vi vi phạm về an toàn hóa chất.
Một sốkiếnnghị
Đối với BộCông Thương
Tham mưu xây dựng dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi phải quy định trách nhiệm quản lý đến cấp huyện, cấp xã, bổ sung biên chế, vị trí việc làm cho các cơ quan này để làm cơ sở triển khai thực hiện việc phân cấp quản lý về an toàn hóa chất ngành Công Thương.
Ban hành quy chuẩn Quốc gia về khoảng cách an toàn trong lĩnh vực công nghiệp để thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất; quy chuẩn Việt Nam đối với các sản phẩm là hóa chất công nghiệp, ngưỡng tồn dư hóa chất trong các loại hàng hóa là điện, điện tử, đồ gia dụng.
Bổ sung các quy định quản lý cụ thể cho đối tượng là các đơn vị chỉ sử dụng hóa chất nguy hiểm không có hoạt động sản xuất kinh doanh, vì đối tượng này có nguy cơ cao xảy ra sự cố mất an toàn hóa chất, vì hiện nay quy định về đăng kí sử dụng đã bị bãi bỏ.
Đối với UBND tỉnhT h á i Nguyên
Xây dựng và ban hành được hệ thống các văn bản pháp quy phù hợp với đặc thù của tỉnh Thái Nguyên; thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn đảm bảo thống nhất từ trên xuống dưới, đồng bộ giữa các cơ quan, doanh nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của công tác quản lý an toàn hóa chất ngành Công Thương tỉnh Thái Nguyên.
Bố trí kinh phí cho mua sắm trang thiết bị, phương tiện và tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh thường xuyên theo quy định.
Từ những phân tích, đánh giá về nguyên nhân các tồn tại hạn chế trong công tác quản lýhóachấtngànhCôngThương,đểđềxuấtcácgiảiphápchitiếtđểtăngcườngcông tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh TháiNguyên Nếu những giải pháp này được áp dụng triển khai đồng bộ thì sẽ hạn chế được đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sự cố hóa chất có thể xảy ra trên địa bàn tỉnhTháiNguyên.
An toàn hóa chất có vai trò rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng một cách trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe và tính mạng con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng tới chất lượng nòi giống dân tộc cũng như có thể gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường nếu không được quản lý một cách chặt chẽ Ngày nay, an toàn hóa chất còn trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đáng giá mức độ phát triển của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nhấtđ ịn h.
Trong thời gian qua, công tác phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, tạo được những chuyển biến rõ rệt, tích cực trên toàn diện các lĩnh vực Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước an toàn hóa chất ngành Công Thương, được đánh giá là còn nhiều tồn tại, hạn chế Sau một thời gian nghiên cứu đề tài luận văn, một số kết quả nghiên cứu đã đạt được nhưsau:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về hóa chất ngành Công Thương ở cấp tỉnh, trong đó nêu bật được các công tác có liên quan và vai trò của các công tác trong quản lýngành.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn hóa chất ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất), qua đó đánh giá được những ưu điểm và tồn tại hạn chế, xác định nguyên nhân của tồn tại hạn chế làm cơ sở quan trọng để đề ra các giải pháp khắc phục.
- Đề xuất được những giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý hóa chất ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng có hạn của học viên nên đề tài còn chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá dự báo mức độ ảnh hưởng, rủi ro sự cố mất an toàn cho các đơn vị hoạt động hóa chất lớn trên địa bàn tỉnh, để làm cơ sở đưa ra từng giải pháp cụ thể để hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy rasựcố hóa chất, đảm bảo an toàn cho con người và môi trườngtựnhiên.Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến củacác thầy cô để học viên có thể hoàn thiện luận văn được tốt hơn nhằm đem lại ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn cao hơn của đề tài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2020;
[2].Vũ Thị Hương (2016), Nghiên cứu, xây dựng danh mục chi tiết các hóa chất độc hại thuộc danhmụchóa chất cần xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách antoàn.
[3] LuậtHóachấtsố06/2007/QH12được Quốc hội nướcCộnghòa xã hộichủnghĩa ViệtNamthôngqua ngày 21tháng11 năm2007;
[4] Nghị địnhsố113/2017/NĐ-CPngày09tháng10năm2017 của
[5] Thôngtưsố32/2017/TT-BCTngày28tháng12năm2017, quyđịnhcụthể mộtsốđiềucủaLuậtHóachấtvà Nghị định số113/2017/NĐ-CPngày09tháng10năm 2017củaChínhphủquyđịnhchitiếtvàhướngdẫnthihànhmộtsốđiềucủa LuậtHóachất;
[6] Nghịđịnh71/2013/NĐ-CP ngày30tháng8năm 2019 củaChínhphủQuyđịnh vềxửphạtviphạmhànhchínhtronglĩnhvựchoáchấtvàvậtliệunổcôngnghiệp;
[7].http://congthuong.hanoi.gov.vn/;
[8] Báo cáo hóa chất định kỳ năm 2017-2019 tại thành phố Hà Nội;
[9] http://socongthuong.phutho.gov.vn/;
[10] Báo cáo hóa chất định kỳ năm 2017-2019 tại tỉnh Phú Thọ;
[11] http://socongthuong.hungyen.gov.vn/ ;
[12] Báo cáo hóa chất định kỳ năm 2017-2019 tại tỉnh HưngY ê n ;
[13] Quyết địnhsố2091/QĐ-UBND ngày 22 ngày 9 tháng 2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề cương và Dự toán Đề án Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh TháiNguyên;
[14].Quyết địnhsố2564/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về phê duyệt Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh TháiNguyên
[16] Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 20/6/2020 của Chính phủ quy định về vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng đường bộ, đường thủy nộiđ ị a ;
[17] Quyết định sô 2671/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁINGUYÊN
TT Tên đơn vị Quy mô hoạt động hóa chất Hình thức hoạt động
I CácđơnvịsửdụnghóachấtlớnphảixâydựngKếhoạchphòngngừaứngphósựcốhóachất(LậptrìnhBộCông Thương thẩm định, phêduyệt)
Công ty TNHH Samsung Electronics Thái Nguyên Việt
Nam-KCN Yên Bình, P Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh
Tổng số các loại hóa chất sử dụng là: 576 loại hóa chất; lượng hóa chất sử dụng năm 2020: 136.440 tấn
Sử dụng trongsảnxuất linh kiện điệntử
Công ty TNHH Samsung Electro- Mechanics Thái
Nguyên KCN Yên Bình, P Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh TN
Tổng số các loại hóa chất sử dụng là: 293 hóa chất; tổng số kinh doanh khoảng: 36.603 tấn/năm.
Sử dụng trongsảnxuất linh kiện điệntử
3 Công ty TNHH Khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo-
Xã hà Thượng, huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên
Tổng số các loại hóa chất sử dụng là: 32 hóa chất; tổng số lượng sử dụng khoảng: 22.135.375 kg/năm Chế biến khoáng sản
4 Công ty TNHH Vonfram Masan-Xã hà Thượng, huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên
Tổng số các loại hóa chất sử dụng là: 83 hóa chất, trong đó có
60 HC dùng cho thí nghiệm; tổng số lượng sử dụng khoảng:
5 Nhà máy Z115 - Xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên
Sản xuất thuốc nổ công nghiệp, sử dụng nguyên liệu là hóa chất NH4NO3 Tổng số các loại hóa chất sử dụng là: 26 hóa chất; tổng số sử dụng khoảng: 15.956,325 kg/năm.
6 Nhà máy Z131 - Bãi Bông, TX Phổ Yên, Thái Nguyên Sản xuất thuốc nổ công nghiệp, sử dụng nguyên liệu là hóa chất NH4NO3 (tương tự như Z115) Sản xuất VLNCN
7 Công ty Cổ phần Kinh tế Kỹ thuật - Xã hà Thượng, huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên
Hoạt động dịch vụ nổ mìn cho Công ty TNHH KTCB Khoáng sản Núi Pháo (kho tồn chứa NH4NO3 lớn nhất 115 tấn) Dịch vụ nổ mìn
Sản xuất fomalin, gỗ dán công nghiệp Chuẩn bị đi vào hoạt động
TT Tên đơn vị Quy mô hoạt động hóa chất Hình thức hoạt động
9 Công ty Cổ phần phát triển năng lượngTrinaS o l a r -
KCN Yên Bình, TX Phổ Yên, TháiNguyên
Sản xuất pin năng lượng mặt trời, Sử dụng hóa chất HF, NH3 lớn
II CácđơnvịsửdụnghóachấtthuộcđốitượngxâydựngBiệnphápphòngngừaứngphósựcốhóachất(Cácđơnvịtự lập, tựphêduyệt và triển khai thựchiện)
Công ty Cp Kim loại màu Thái Nguyên - VIMICO (Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên)-Tổ 6, phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Sản xuất hóa chất H2SO4 (sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất kẽm điện điên với công suất 19.600 tấn/năm.
Sản xuất H2SO4Sử dụng hóachất
11 Công ty cổ phần môi trường Việt Xuân Mới-Xóm 2, xã
Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Tổng số các loại hóa chất sử dụng là: 10 hóa chất; tổng số lượng sử dụng khoảng: 864.863,3 kg/năm.
Sản xuất (tái chế)Thinner
12 Công ty TNHH Chung-Sol Cocchem VN Đang dừng hoạt động Sản xuất ethanol
13 Công ty Than Khánh Hòa-VVMI Sản xuất nitơ để sử dụng ứng phó sự cố cháy nội sinh trong lò than, không bán ra bên ngoài Sản xuất ni tơ
14 CN Công ty CP gang thép TN-Xí nghiệp năng lượng Sản xuất Oxy, Argon cung cấp cho nội bộ các nhà máy trong
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Sản xuất oxy, argon
15 Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer -KCN Yên Bình,
P Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh TN
Tổng số các loại hóa chất sử dụng là: 9 hóa chất; tổng số sử dụng khoảng: 2.054 kg/năm Sản xuất Ni tơ
Cửa hàng điện máy hóa chất và dụng cụ thí nghiệm Thái
Nguyên -Số 335, Đường Lương Ngọc Quyến, Phường
Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên
Kinh doanh nhỏ lẻ các loại hóa chất thí nghiệm: NaOH, axit… Kinh doanh
17 Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Thái Nguyên-Phường Đồng Quang, Tp Thái Nguyên
Kinh doanh VLNCN, các loại hóa chất công nghiệp có điều kiện; Kinh doanh
18 Công ty CP hóa chất Thái Nguyên -Phường Túc Duyên,
Tổng số các loại hóa chất kinh doanh là: 22 hóa chất; tổng số kinh doanh khoảng: 8.024.073 kg/năm Kinh doanh
TT Tên đơn vị Quy mô hoạt động hóa chất Hình thức hoạt động
19 CôngtyTNHHThiếtbịĐạiPhát-XãCổLũng,huyệnPhú Lương, tỉnhTN Tổng số các loại hóa chất kinh doanh là: 22 hóa chất Kinh doanh
20 Công ty TNHH Bảo Tiến -Xã Cổ Lũng, huyện Phú
Lương, tỉnh TN Tổng số các loại hóa chất kinh doanh là: 22 hóa chất Kinh doanh
21 CôngtyTNHH198ThànhCông-xãYênLãng,huyệnĐại Từ, tỉnhTN
KinhdoanhhóachấtaxitSunfuaric(H2SO4)trungbình12.000 tấn/năm Kinh doanh
Công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật công nghệ Quang Tuấn-
Tổ8,Phường Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh
Tổng số các loại hóa chất kinh doanh là: 20 hóa chất; tổng số kinh doanh khoảng: 3.044.848 kg/năm Kinh doanh
23 Công ty TNHH khí công nghiệp miền bắc -Tổ dân phố 2, phường Ba Hàng, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Tổng số các loại hóa chất kinh doanh là: 5 hóa chất; tổng số kinh doanh khoảng: 1.534.981 kg/năm Kinh doanh
24 Công ty TNHH Hansol Electronics Việt Nam-KCN Yên
Bình, P Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh TN
Tổng số các loại hóa chất sử dụng là: 10 hóa chất; tổng số sử dụng khoảng: 43.780 kg/năm.
25 Công ty TNHH KH Vatec HA NOI -KCN Điềm Thụy, xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Tổng số các loại hóa chất sử dụng là: 71 hóa chất; tổng số sử dụng khoảng: 190.326 kg/năm;
26 Công ty TNHH Alutec Vina -KCN Điềm Thụy, xã Điềm
Thụy, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Sửdụngcácloạihóachấtđẻsảnxuấtsảnphẩmnhôm,cácloại hóa chất sử dụng Propan-2-ol , Toluene, Sodium hydroxide, Calcium dihypochlorite, Sodium silicate, Sulfuric acid, Hydrochloricacid Sử dụng
27 Công ty TNHH Elovi Việt Nam -xã Thuận Thành, thị xã
28 Công ty CP Cơ khí Phổ Yên-Phường Bãi Bông, thị xã Phổ
Tổng số các loại hóa chất sử dụng là: 19 hóa chất; tổng số lượng sử dụng khoảng: 324.481 kg/năm; Sử dụng
TT Tên đơn vị Quy mô hoạt động hóa chất Hình thức hoạt động
29 Công ty TNHH Sungho tech Vina -Phường Bách Quang, thành phố Sông Công, tỉnh TN
Sử dụng hóa chất để sản xuất linh kiện điện tử, số lượng hóa chất 10 loại, khối lượng trung bình 6.500kg Sử dụng
30 Công ty Nhiệt điện Cao ngạn-Phường Dương Tự Minh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh TN
Tổng số các loại hóa chất sử dụng là: 13 hóa chất; tổng số lượng sử dụng khoảng: 267.438 kg/năm; Sử dụng
31 Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ-Phường Quán Triều, thành phố Thái Nguyên, tỉnh TN
Na2CO3,NaOH… Sử dụng