TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯXÂY DỰNG CÔNG TRÌNHTHỦYLỢI
Khái quát về quản lý chi phí đầu tưxâydựng
1.1.1 Chi phí đầu tư xây dựng côngtrình
Chi phí được định nghĩa là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ ra nhằm tạo ra các loại tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ.
Chi phí ĐTXD công trình là toàn bộ chi phí cần thiết đểxâydựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng hay trang bị kỹ thuật công trình Mỗi giai đoạn của quá trình ĐTXD công trình của dự án thì chi phí dự án ĐTXD công trình xuất hiện ở những thành phần và tên gọi khác nhau tùy thuộc chức năng của nó.[1]
Do đặc điểm của sản xuất xây dựng và đặc thù công trình xây dựng nên mỗi công trình có chi phí khác nhau được xác định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ trong quá trình xây dựng.
Chi phí ĐTXD công trình được biểu thị qua chỉ tiêu khác nhau tùy theo giai đoạn khác nhau cảu dự án, cụ thể là: [1]
+ Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư là tổng mức đầu tư.
+ Ở giai đoạn thực hiện đầu tư là dự toán xây dựng côngtrình.
+ Ở giai đoạn kết thúc ĐTXD là việc thanh quyết toán vốn ĐTXD côngtrình. Đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, TMĐT đồng thời cũng là dự toán xây dựng công trình được xác định phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế -kỹthuật và thiết kế bản vẽ thicông.
Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu khác Dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng [2]
Nội dung của TMĐT chỉ khác với dự toán ở mục chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Còn lại cũng gồm có 6 chi phí như nhau là: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn ĐTXD; chi phí khác và chi phí dự phòng [3]
Hình 1-1 Chi phí ĐTXD theo giai đoạn đầu tư dự án
1.1.2 Các giai đoạn hình thành chi phí đầu tư xâydựng
Chi phí ĐTXD công trình được hình thành và quản lý qua từng giai đoạn của quá trình đầu tư.
1.1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầutư
Lập báo cáo đầu tư (Dự án tiền khả thi): Giai đoạn này hình thành sơ bộ TMĐT Sơ bộ TMĐT được ước tính trên cơ sở suất vốn đầu tư hoặc chi phí các công trình tương tự đã thực hiện và các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới TMĐT theo độ dài thời gian xây dựng công trình TMĐT sơ bộ giai đoạn này chưa có ý nghĩa về mặt quản lý vốn.
Lập dự án đầu tư và quyết định đầu tư: Giai đoạn này xác định TMĐT, là chi phí dự tính của dự án được xác định từ thiết kế cơ sở, tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng hoặc tính trên cơ sở số liệu các dự án có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã thực hiện Về nội dung, TMĐT thường bao gồm 7 thành phần: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn ĐTXD, chi phí khác và chi phí dự phòng TMĐT là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện ĐTXD công trình TMĐT là một trong những căn cứ quan trọng để đảm bảo tính khả thi của dự án và quyết định thực hiện dự án, đồng thời dùng làm hạn mức là giới hạn tối đa không được phép vượt qua nhằm làm mục tiêu quản lý giá xây dựng công trình, là sự chuẩn bị cho việc biên soạn tổng dự toán, dự toán ở các bước tiếpsau.
1.1.2.2 Giai đoạn thực hiện đầutư
Trong giai đoạn này phải lập được dự toán và chi phí trong khâu đấu thầu:
Dự toán xây dựng công trình: được tính toán và xác định dựa trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 2 bước và 1 bước) và đơn giá xây dựng công trình, định mức chi tiết tính theo tỷ lệ phần trăm (%) Dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn ĐTXD, chi phí khác, chi phí dự phòng của công trình Dự toán xây dựng công trình là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí ĐTXD trong khâu thiết kế và các bước tiếp theo.
Chi phí được lập trong khâu đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: Xác định giá gói thầu, giá dự thầu, giá đánh giá và giá đề nghị trúng thầu.
+Giá gói thầu: Là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở TMĐT hoặc dự toán, tổng dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.
+Giá dự thầu: Là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu.
+Giá đề nghị trúng thầu: Là do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
+Giá trúng thầu: Là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
+Giá ký hợp đồng: Được xác định sau quá trình đấu thầu, khi ký kết hợp đồng nhận thầu thực hiện xây dựng công trình Giá ký hợp đồng do bên giao thầu và bên nhận thầu cùng đồng ý thống nhất xác định để làm cơ sở thanh toán của cả hai bên.
1.1.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sửdụng
Chi phí hình thành giai đoạn này là giá quyết toán Giá quyết toán là toàn bộ chi phí chi phí được thực hiện đúng với thiết kế, dự toán được phê duyệt, bảo đảm đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và các quy định khác của Nhà nước có liên quan đã được thực hiện trong quá trình ĐTXD để đưa dự án vào khai thác sử dụng.
1.1.3 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng côngtrình
Quản lý chi phí ĐTXD công trình là công việc giám sát (kiểm soát) các chi phí phát sinh trong suốt quá trình thực hiện đầu tư dự án để xây dựng công trình theo đúng thiết kế được duyệt, đảm bảo mục tiêu đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư với một ngân sách nhất định đã xác định trước Chủ đầu tư công trình chịu trách nhiệm toàn diện việc quản lý chi phí ĐTXD công trình từ bắt đầu giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sửdụng.
1.1.4 Vai trò của quản lý chi phí đầu tư xâydựng
Quản lý chi phí ĐTXD là hoạt động quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án ĐTXD Quản lý chi phí ĐTXD có liên quan mật thiết đến quản lý chất lượng, tiến độ dự án và tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, hiệu quả đầu tư và phát triển bền vững đối với dự án Trên cơ sở nguồn vốn dự kiến, chủ đầutưhoặc người quyết định đầu tư có trách nhiệm đưa ra những quyết định, chỉ đạo cho các bên tham gia thực hiện từ đơn vị tư vấn, nhà thầu xây lắp, nhà cung cấp thiết bị đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương liênquan
Kiểm soát điều chỉnh chi phí Lập kế hoạch nguồn vốn
Quản lý chi phí ĐTXD Ước lượng chi phí
Dự toán chi phí hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ theo nội dung hợp đồng để đảm bảo hoàn thành dự án tốt nhất cóthể.
Tổng quan về xây dựng thủy lợi và tác động đặc thù hoạt động xây lắp thủylợi đối với công tác quản lý chi phí xây dựngcôngtrình
1.2.1 Tổng quan về công trình thủy lợi và xây dựng công trình thủy lợi nướcta
Theo số liệu thống kê đánh giá chưa đầy đủ, các công trình thủy lợi đang được khai thác gồm:
6886 hồ chứa; 8.512 đập dâng; 10.000 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới, tiêu lớn, 234.000 km kênh mương, 25.960 km đê và bờ bao các loại Ngành Thủy lợi nói chung hay công trình thủy lợi nói riêng đã góp phần quan trọng để tăng diện tích gieo trồng, tăng mùa vụ, cải tạo chát lượng đất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
Các hệ thống thủy lợi đã đảm bảo tưới cho hơn 7 triệu ha đất gieo trồng lúa, gần 2 triệu ha rau màu, cây công nghiệp, cấp hơn 6 tỷ m 3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp, ngăn mặn cho gần 1 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha, tiêu thoát nước cho gần 2 triệu ha đất nông nghiệp.[4]
Thông thường, công trình thủy lợi được xây dựng nhằm phục vụ công ích, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững Nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi tuy lớn nhưng lợi nhuận đạt được lại rất nhỏ, nhất là đối với các công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu Vì vậy, hầu hết các sản phẩm thuỷ lợi đều được thực hiện theo đơn đặt hàng Nhà nước là người đặt hàng, đồng thời là người mua sản phẩm xây dựng thủy lợi để khai thác và quản lý vận hành [5]
Trong thực tế, rất ít doanh nghiệp tư nhân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng và khai thác các công trình thủy lợi Đây là điểm khác biệt của hoạt động xây lắp thủy lợi so với các hoạt động xây dựng, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành khác.
Hoạt động xây lắp thủy lợi bao gồm: Hồ chứa nước, kênh dẫn nước, trạm bơm nước tưới tiêu, đập chắn nước, nhà máy thủy lợi điện cung cấp điện năng… Tất cả được xây dựng trên các sông, suối, những nơi có điều kiện địa hình, địa chất rất phức tạp Các sản phẩm này có tính đơn chiếc, phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa phương, có tính đa dạng, cá biệt cao về công dụng, cách cấu tạo và phương pháp xây dựng [5]
Tương tự như những công trình xây dựng khác, các công trình thuỷ lợi cũng đòi hỏi chất lượng cao, có kết cấu phức tạp, nhiều chi tiết; có kích thước, chi phí lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài; mang tính chất tài sản cố định, nên thường có thể tích lớn và giá trị cao. Tuổi thọ trung bình của các công trình thủy lợi khá cao, thậm chí có sản phẩm tuổi thọ đến
100 năm Ví dụ như, tuổi thọ của các công trình đường ống, trạm bơm là 25 năm; tuổi thọ của các công trình đập đá là khoảng 100 năm; tuổi thọ của các công trình bê tông (như đập tràn,đập ngăn sông) là khoảng 100 năm…
1.2.2 Tácđộng đặc thù của hoạt động xây lắp công trình thủy lợi đến quản lý chiphí dựán
Quản lý chi phí là hoạt động cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp Để quản lý chi phí tốt và hiệu quả, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt công việc, thu thập và xử lý thông tin về chi phí, lập kế hoạch chi phí, vì những thay đổi về điều kiện sản xuất trước và sau giai đoạn thiết kế hoàn toàn khác nhau, có thể làm chi phí biến động tăng hoặc giảm.
Ngành Xây dựng nói chung và xây dựng thủy lợi nói riêng lại là ngành sản xuất đặc biệt có quy trình sản xuất phức tạp Nếu quản lý chi phí không tốt sẽ khiến cho chi phí đầu tư xây dựng dự án vượt tổng mức đầu tư, dẫn đến lãng phí vốn đầu tư của Nhà nước [5]
Khảo sát thực tế cho thấy, sản phẩm xây lắp thủy lợi thường được xây dựng và sử dụng tại chỗ, cố định tại địa điểm xây dựng và phân bố tản mát ở nhiều nơi khác nhau Đặc điểm này làm cho sản phẩm xây dựng thủy lợi có tính chất lưu động cao và thiếu ổn định Mỗi công trình thủy lợi gắn với vị trí nhất định, cố định, tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất khác như: vật tư, thiết bị máy móc, nhân công kỹ thuật… lại phải di chuyển theo, do đó, luôn tồn tại một khoảng cách lớn giữa nơi hạch toán chi phí và nơi trực tiếp phát sinh chi phí, gây không ít khó khăn cho công tác kế toán của đơnvị.
Hoạt động xây lắp thủy lợi chủ yếu được thực hiện ngoài trời nên thường xuyên chịu tác động bởi các nhân tố khách quan như: Thời tiết, khí hậu, dẫn đến tình trạng hao hụt, lãng phí vật tư,tiền vốn… làm tăng chi phí sản xuất Không chỉ vậy, trong quá trình thi công, các công ty xây dựng thủy lợi còn phải thường xuyên di chuyển, do đó, gây phát sinh một số chi phí cần thiết khách quan như: Chi phí điều động nhân công, máy thi công; chi phí chuẩn bị mặt bằng và dọn mặt bằng sau thi công Mặt khác, công trình thủy lợi là sản phẩm xây lắp cố định, được thi công theo đơn đặt hàng của bên giao thầu, nên khâu tiêu thụ sản phẩm chỉ là hoàn tất thủ tục bàn giao giữa bên A và bên B dựa trên cơ sở nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc,hạng mục theo đúng thiết kế dự toán đã quy định.[5]
Sản phẩm xây dựng thủy lợi thường có giá trị, khối lượng lớn, thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thường được xác định theo thời điểm khi công trình hoàn thành và được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá đấu thầu Vì vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp cần xây dựng tốt các yêu cầu về tổ chức quản lý, thi công và các biện pháp thi công phù hợp với quy mô, đặc điểm của từng công trình, dự án khácnhau.
Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp thủy lợi lại tương đối dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công khó có thể sửa chữa, tu bổ ngay; đôi khi để lại hậu quả nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục Do đó, trong quá trình thi công, các nhà quản trị doanh nghiệp phải tính toán lập dự toán chính xác và phải thường xuyên kiểm soát, giám sát chi phí trong quá trình thi công tránh thất thoát, lãngphí.
Tổng quan về mô hình quản lý và nguồn kinh phí thực hiện đầu tư dự án duytu, sửa chữa công trìnhthủylợi
1.3.1 Mô hình quản lý dự án duy tu, sửa chữa các công trình thủylợi
1.3.1.1 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dựán
Chủ đầu tư quyết định thành lập Ban QLDA đầu tư xây dựng một dự án để quản lý thực hiện dự án quy mô nhóm A có công trình xây dựng cấp đặc biệt, dự án áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản, dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước, dự án sử dụng vốn khác.
Ban QLDA đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức sự nghiệp trực thuộc chủ đầu tư, có tư cách pháp nhân độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án được chủ đầu tư giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án củamình.
Ban QLDA đầu tư xây dựng một dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc thuộc nhiệm vụ quản lý dự án của mình.
Chủ đầu tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hoạt động củaBQLDA đầu tư xây dựng một dự án theo quy định Luật Xây dựng năm 2014.
1.3.1.2 Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xâydựng
Trường hợp Ban QLDA chuyên ngành, Ban QLDA khu vực không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thựchiện. Đối với các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nếu không đủ điều kiện năng lực để quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thựchiện.
Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầutư.
Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải thành lập văn phòng quản lý dự án tại khu vực thực hiện dự án và phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liênquan.
Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.
1.3.1.3 Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dựán
Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc để trực tiếp quản lý đối với dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình xây dựng quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 5 (năm) tỷ đồng, dự án có sự tham gia của cộng đồng và dự án có tổng mức đầu tư dưới 2 (hai) tỷ đồng do UBND cấp xã làm chủ đầu tư.
Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để giám sát thi công và tham gia nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành.Chi phí thực hiện dự án phải được hạch toán riêng theo quy định của phápluật.
Dùng bộ máy đủ năng lực CĐT thành lập
Tự thực hiện dự án Thành lập
Tổ chức thực hiện dự án
Hình 1-3 Sơ đồ chủ đầu tư tự thực hiện dự án.
1.3.2 Nguồn kinh phí đầu tư dự án duy tu, sửa chữa các công trình thủylợi
Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng dự án duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi chủ yếu được trích từ hai nguồn chính sau:
1.3.2.1 Nguồn thu từ hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ, công ích thủy lợi và hỗtrợ tài chính của nhànước
Căn cứ xác định nguồn thu bao gồm: Biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng; hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi ký kết theo quy định tại Điều 32 Luật Thủy lợi xác định khối lượng sản phẩm được nghiệm thu và giá sản phẩm dịch vụ công ích theo quy định; quyết định trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ tài chính của cơ quan có thẩm quyền và các hồ sơ cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định của phápluật.
Nguồn thu được tính vào doanh thu của doanh nghiệp gồm:
- Nguồn thu từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị khai thác công trình thủy lợi để chi trả cho việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thuộc đối tượng được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định nhưsau: a) Tưới cho cây trồng và cấp nước cho sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, chănnuôi; b) Tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn và đô thị trừ vùng nộithị; c) Thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt.
- Nguồn thu từ việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các đối tượng không được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải nộp cho đơn vị khai thác công trình thủylợi;
- Nguồn thu từ các khoản hỗ trợ của Nhà nước theo quy định như các khoản kinh phí trợ giá, trợ cấp, hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước (nếu có) theo quyđịnh.
Căn cứ theo Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 thì Ngân sách nhà nước được phân loại như sau:
- Ngân sách trung ương là toàn bộ các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trungương.
Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy lợi hiệnnay 16
Các dự án ĐTXD công trình nói chung và CTTL nói riêng của Việt Nam nói chung thì việc quản lý chi phí vẫn chưa được tốt dẫn tới chi phí vượt TMĐT hoặc công tác kiểm soát chưa tốt dẫn đến lãng phí vốn đầu tư của nhà nước, làm chậm tiến độ của dự án Hiệu quả ĐTXD công trình chưa cao, thời gian xây dựng công trình còn kéo dài, hiện tượng điều chỉnh, phát sinh vốn đầu tư còn nhiều, chế độ giám sát và quản lý hợp đồng xây dựng, định giá xây dựng còn nhiều phức tạp với sự can thiệp quá nhiều của các chủ thể bên ngoài vẫn tồn tại, chậm được giải quyết và chưa đáp ứng được yêu cầu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành xâydựng.
Tuy thời gian qua Nhà nước đã quan tâm và liên tục củng cố, rà soát, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật về quản lý ĐTXD công trình nói chung và quản lý chi phí ĐTXD công trình thủy lợi nói riêng với mục đích nâng cao hiệu quả công tác ĐTXD, thế nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế, cụ thể như:
1.4.1 Công tác khảo sát, tư vấn thiếtkế Đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế trong quá trình lập dự án và thiết kế cơ sở chưa đảm bảo chất lượng, nên đến giai đoạn khảo sát thiết kế kỹ thuật phải điều chỉnh, bổ sung, nhiều trường hợp phải điều chỉnh quy mô, giải pháp kỹ thuật, kéo dài thời gian thực hiện Việc áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ chưa đảm bảo sự lựa chọn tối ưu về kinh tế - kỹ thuật và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng dựán. Ở bước thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công: Công tác khảo sát địa hình địa chất, khí tượng thủy văn chưa đầy đủ và thiếu chính xác Các giải pháp thiết kế đưa ra không phù hợp thực tế khiến cho một số dự án, công trình đang thi công phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, hoặc tạm dừng để điều chỉnh thiết kế hay thiết kế bổ sung, dẫn đến phát sinh tăng chi phí của dự án, làm chậm tiến độ thi công công trình
Ngoài ra còn tồn tại tình trạng các đơn vị tư vấn chưa đề cập hết các nội dung công việc đã được phê duyệt trong việc lập tổng dự toán; việc áp đơn giá trong quá trình tổng hợp dự toán còn nhiều nội dung chưa phù hợp và thiếu sót như: sai mã hiệu, sai nội dung công việc mà đơn giá đã quy định, dùng đơn giá của khu vực tỉnh này để áp giá cho các công trình được xây dựng ở tỉnhkhác
Kiểm soát chất lượng khảo sát, thiết kế là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình Chất lượng tài liệu khảo sát tốt sẽ có hồ sơ thiết kế phù hợp với thực tế, không phải điều chỉnh, bổ sung phát sinh trong quá trình thi công Do đó, muốn quản lý chi phí dự án tốt thì cần phải sớm chấn chỉnh những tồn tại trong lĩnh vực tư vấn, khảo sát thiếtkế.
Các trình tự về thủ tục đầu tư như công tác đấu thầu, công bố và phê duyệt kết quả đấu thầu còn chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án Thêm vào đó là giá thầu quá thấp dưới mức giá thành đã khiến cho nhiều công trình, dự án không hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng và tuổi thọ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh.
Công tác lựa chọn nhà thầu thi công còn chưa hiệu quả, vẫn còn tình trạng chỉ định thầu hoặc sắp đặt cho các đơn vị thi công có năng lực yếu không đáp ứng được nhu cầu của dự án dẫn đến chất lượng công trình không đạt yêu cầu, tiến độ thi công bị kéo dài, làm tăng vốn đầu tư dựán.
Công tác lập và thẩm định dự án, thiết kếkỹthuật và tổng dự toán của các đơn vị tư vấn thiết kế hiệu quả chưa cao, còn nhiều sai sót dẫn đến phải hiệu chỉnh, sửa đi sửa lại nhiều lần, khiến cho tính khoa học, logic và hiệu quả của dự án bị nhiều hạn chế, dẫn đến quá trình triển khai dự án phải điều chỉnh nhiềulần.
Công tác quản lý, giám sát chất lượng công trình của chủ đầu tư, Ban QLDA, giám sát thi công của TVGS, giám sát tác giả của TVTK còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao Đội ngũ cán bộ tư vấn giám sát chưa đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý chất lượng trên công trình, chưa kiên quyết xử lý các sai sót vi phạm liên quan đến chất lượng, khối lượng công trình.
Một số ban quản lý dự án phải kiêm nhiệm thêm công việc, đội ngũ cán bộ không chuyên sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý dự án dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện, do kiêm nhiệm nên các cán bộ chưa có điều kiện phát huy hết khả năng và tinh thần trách nhiệm trong côngtác.
Các chủ đầu tư chưa chấp hành đúng theo chế độ, quy định, quy trình về công tác thanh quyết toán, tình trạng các công trình đưa vào sử dụng nhưng chưa tiến hành nghiệm thu bàn giao hoặc các công trình bào giao đưa vào sử dụng quá lâu nhưng chủ đầu tư vẫn không thực hiện việc lập báo cáo quyết toán theo quyđịnh.
Việc hoàn chỉnh các hồ sơ thanh toán còn nhiều sai sót, chưa đảm bảo như:
+Khối lượng phát sinh khi thi công chưa được phê duyệt.
+Hồ sơ thanh toán không đảm bảo gây không ít khó khăn cho cơ quan kiểm soát thanh toán, làm chậm tiến độ giảingân.
1.4.3 Công tác giải phóng mặtbằng
Do đặc thù của các công trình thủy lợi là xây dựng theo tuyến dài (hệ thống kênh mương, đê điều, kè chống sạt lở ) đi qua nhiều địa bàn hành chính khác nhau, dẫn đến việc phối hợp giữa chủ đầu tư và các địa phương quản lý hành chính trong công tác giải phóng mặt bằng thường xuyên gặp khó khăn trong việc lập hồ sơ, phương án bồi thường, giá đền bù giải phóng mặtbằng.
Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác đền bù chưa tổng hợp đầy đủ các thông tin và chậm chạp trong công tác báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kịp thời Công tác vận động, tuyên truyền người dân trong công tác giải phóng mặt bằng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch triển khai cụ thể Mặt khác do chế độ chính sách của Nhà nước thay đổi thường xuyên, giá cả thị trường tăng cao nhưng đơn giá bồi thường đất, cây trồng và các công trình trên đất còn thấp, chưa thay đổi kịp so với giá trị thực tế và chưa thỏa đáng với nhu cầu thực tế của người dân Từ đó dẫn đến việc chủ đầu tư chậm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, làm tăng chi phí giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ thực hiện dựán.
Việc phân cấp đầu tư giữa trung ương và địa phương chưa rõ ràng cụ thể, dẫn đến các công trình thủy lợi không đồng bộ, hiệu quả phục vụ kém, đối với thuỷ lợi vốn Bộ quản lý thường tập trung đầu mối và kênh chính, địa phương đầu tư kênh cấp dưới đến mặt ruộng, nhưng trong thực tế nhiều địa phương không có vốn để đầu tư nên dẫn đến hệ thống thủy lợi ở nông thôn vẫn chưa được đồng bộ, hệ thống đê kè, cống còn yếu kém, khả năng phòng chống thiên tai chưa đảm bảo
Từ những thực trạng về quá trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và cho xây dựng thuỷ lợi nói riêng thì quá trình quản lý từ cơ quan chức năng đến cơ quan quản lý vẫn còn nhiều thiếu sót cần khắc phục Chính vì vậy đòi hỏi các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng phải có những biện pháp kiểm tra chặt chẽ và xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp cố ý gây hậu quả nghiêm trọng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn bỏra.
Kinh nghiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên thế giới vàViệt Nam
1.5.1 Kinh nghiệm quản lí chi phí ĐTXD một số nước trên thếgiới
Tại Anh không có bất cứ nhà thầu nào thuộc nhà nước mà chỉ có các cơ quan quản lý công trình công cộng nhưng chủ yếu cho các công việc bảo trì và khẩn cấp, do đó các dự án quan trọng được đấu thầu giữa các đơn vị tư nhân Các hình thức chính lựa chọn nhà thầu bao gồm các hình thức sau: Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao, Chìak h o á trao tay hoặc thông qua đấu thầu Chủ đầu tư có trách nhiệm phải nêu rõ các yêu cầu đối với công trình xây dựng hoàn thành, các nhà thầu thiết kế và xây dựng chịu trách nhiệm những công việc vòn lại Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị nhà thầu đệ trình đề xuất bao gồm phương án thiết kế và giá trọn gói, sau đó tiến hành thương thảo hợp đồng để lựa chọn nhà thầu Chủ đầu tư sẽ lấy ý kiến từ các nhà tư vấn kiến trúc, kỹ thuật và tư vấn quản lý chi phí để chọn lựa các đơn vị nhà thầu thiết kế và nhà thầu xây lắp Đơn vị tư vấn quản lý chi phí tham gia vào dự án với trách nhiệm giúp chủ đầu tư kiểm soát chi phí dựán.
Quy trình quản lý chi phí rất rõ ràng và được thiết lập bởi tổ chức chuyên nghiệp về quản lý chi phí, quy trình đó bao gồm các công việc theo thứu tự như sau: dự toán, đấu thầu, hợp đồng, thanh toán, thay đổi và khiếu nại.
Vai trò của tư vấn quản lý chi phí tại Anh là vô cùng quan trọng trong quản lý chi phí xây dựng Bởi vì tư vấn quản lý chi phí chịu trách nhiệm quản lý chi phí xây dựng dự án từ khởi đầu đến khi hoàn thành và đồng thời có trách nhiệm kiểm soát chi phí từ ngân sách đến thanh toán cuối cùng.
Quá trình lập và quản lý giá xây dựng theo các bước sau:
+Khởi đầu: ở giai đoạn này, chi phí được chủ đầu tư định hướng dựa trên các tóm tắt về ý tưởng công trình.
+Đề cương phác thảo: Chi phí được xác định theo phương pháp ở giai đoạn trước, nhưng yêu cầu chuẩn hóa và chính xác hơn đối với các kích thước đưa vào tính toán.
+Thiết kế chi tiết: Chi phí dự án được tính toán kỹ lưỡng và xem xét cho nhiều phương án khác nhau về cách thức xây dựng, vật liệu xây dựng.
+Tạo lập thông tin: Tất cả các bản vẽ giai đoạn thiết kế thi công, tiến độ thực hiện và chỉ dẫn kỹ thuật đã hoàn thành.
+ Hoạt động công trường: quản lý chi phí trên công trường thường do các nhà tư vấn thựchiện.
+ Hoàn thành: nhà tư vấn thiết kế có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn công và xác định giá trị quyết toán công trình khi công trình hoànthành.
Chi phí ĐTXD đối với các dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được xác định theo nguyên tắc “Lượng thống nhất – Giá chỉ đạo – Phí cạnh tranh” ở Trung Quốc Theo nguyên tắc này, chi phí ĐTXD được tính toán theo trạng thái động phù hợp với diễn biến giá cả trên thị trường xây dựng theo quy luật cung cầu và phù hợp với cơ chế khuyến khích đầutư.
Quản lý chi phí ĐTXD tại các dự án ở Trung Quốc vẫn áp dụng cơ chế lập, xét duyệt và khống chế chi phí ĐTXD ở cuối các giai đoạn theo nguyên tắc giá quyết toán cuối cùng không vượt quá giá đầu tư đã xác định ban đầu Chính phủ Trung Quốc thông qua quan hệ hợp đồng kinh tế hình thành cơ chế giám sát Nhà nước và giám sát xã hội trong ĐTXD, với mô hình quản lý giám sát phối hợp 4 bên: bên A (Chủ đầu tư) – bên B (người thiết kế) – bên C (đơn vị thi công) – bên D (người giám sát) để khống chế chất lượng, thời gian và giá thành xây dựng xuyên suốt từ giai đoạn hình thành ý tưởng đầu tư, chủ trương đầu tư đến chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng bàn giao công trình đi vào sửdụng.
Các giai đoạn của quá trình đầu tư và quản lý chi phí qua từng giai đoạn như sau: +Giai đoạn quyết định đầu tư: kiến nghị nguồn vốn dự án, lập và duyệt ước toán đầu tư, lập và duyệt tổng khái toán điều chỉnh, tương đương với bước thiết kế tổng thể hoặc thiết kế sơ bộ.
+Giai đoạn thiết kế: xét duyệt tổng dự toán điều chỉnh, tương đương với bước thiết kế sơ bộ hoặc thiết kế kỹ thuật, lập và xét duyệt dự toán tương đương với bước thiết kế bản vẽ thicông.
+Giai đoạn mời thầu và mở thầu: Lập và duyệt giá mời thầu, giá trúng thầu và giá hợp đồng xâylắp.
+ Giai đoạn thi công: khống chế chi phí phát sinh, chi phí bồi thường theo điều khoản hợp đồng, giá kếttoán.
+ Giai đoạn hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng: quyết toán tài chính, chỉnh lý, lưu trữ, cung cấp thông tin tư liệu giá, chi phí xâydựng.
Các định mức, tiêu chuẩn về hoạt động xây dựng do các công ty tư vấn có danh tiếng biên soạn và cung cấp cho thị trường tham khảo, việc tính giá xây dựng công trình do các công ty định giá chuyên nghiệp đảm nhận Chính phủ Mỹ xem hiệu quả của dự án là mục tiêu quản lý và thực hiện trách nhiệm quản lý thông qua cơ chế thị trường. Ở Mỹ, áp dụng 4 loại dự toán chi phí xây dựng cơ bản:
+Dự toán theo khái toán là sự mô phỏng trên thông tin đơn giản về mục đích sử dụng và quy mô của công trình theo logic khoa học, độ chính xác dao động khoảng ±20%.
+Dự toán theo mức 2 và mức 3: luôn phù hợp với lượng thông tin thiết kế có sẵn trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, , độ chính xác dao động khoảng ±15%.
+Dự toán chi phí theo hệ thống đơn giá tổng hợp (theo các bộ phận): loại hình này được sử dụng để lập kế hoạch ngânquỹchi phí khi thiết kế mặt bằng để hoàn thành, độ chính xác dao động khoảng ± 10% và có 12 nhóm đơn giá tổnghợp.
+Dự toán theo đơn giá chi tiết khi thiết kế bản vẽ thi công và chỉ dẫn kỹ thuật đã được hoàn thành Đây là loại dự toán có tính chính xác cao nhất, độ chính xác dao động khoảng ± 5%, có 16 nhóm đơn giá chitiết
1.5.2 Kinh nghiệm quản lí chi phí ĐTXD tại ViệtNam
Tỉnh Tuyên Quang có 2.882 công trình thủy lợi và hơn 3.700 km kênh mương cấp nước phục vụ sản xuất Theo rà soát, 463 công trình bị hư hỏng, có nguy cơ gây mất an toàn cần đầu tư sửa chữa Hiện, trong tổng 463 công trình bị hư hỏng, có nguy cơ gây mất an toàn, Tuyên Quang mới bố trí các nguồn vốn để tu sửa, nâng cấp được 40 công trình với tổng kinh phí hơn
332 tỷ đồng Còn 423 công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp chưa được bố trí kinh phí để sửa chữa, nângcấp.
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ CHI PHÍCÁC DỰ ÁN DUY TU SỬA CHỮA CÔNG TRÌNHTHỦYLỢI
Các cơ sở pháp lý về quản lý chi phí đầu tưxâydựng
2.1.1 Hệ thống văn bản pháp lý trong lĩnh vực đầu tư xâydựng
Bảng 2.1 Hệ thống văn bản trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
STT Loại văn bản Cơ quan ban hành Ghi chú
2 Nghị định Thủ tướng Chính phủ
Tiểu chuẩn, Quyết định Các bộ, cơ quan ngang bộ Hướng dẫn thực hiện
Quyết định, Đơn giá, Hệ thống, hướng dẫn
4 Văn bản hướng dẫn UBND tỉnh thực hiện các quy định
Bảng 2.2 Tổng hợp văn bản liên quan đến lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
STT Loại, ký hiệu văn bản
Thời gian có hiệu lực Phạm vi điều chỉnh
Quốc hội 01/07/2014 Quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên liên quan và các hoạt động đấu thầu
STT Loại, ký hiệu văn bản
Thời gian có hiệu lực
2 Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Quốc hội 01/01/2015
Quy định việc quản lý và sửdụngvốn đầu tư công; quản lý nhà nước về đầu tư công; quyền, nghĩa vụvàtrách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tưcông.
Quy định về quyền, nghĩavụ,trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xâydựng.
4 62/2020/QH14 Quốc hội 17/6/2020 Sửa đổi bổ sung một số điều luật
CP ngày 09/02/2021 về quản lý chiphíđầu tư xâydựng
Quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm TMĐT, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, định mức, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng; chi phí QLDA và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng, vốn đầu tư; quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xâydựng. 2
Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Về quản lý dựánđầu tư xâydựng
Quy định chi tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm2014về quản lý dự án đầu tư xâydựng,gồm: Lập, thẩm định, phêduyệt dự án; thực hiện dự án; kếtthúcx â y d ự n g đ ư a c ô n g t r ì n h c ủ a d ự án
STT Loại, ký hiệu văn bản
Thời gian có hiệu lực
Phạm vi điều chỉnh vào khai thác sử dụng; hìnhthứcvà nội dung quản lý dự án đầu tư xâydựng.
Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xâydựng.
Quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
CP của Chính phủ ngày 01/4/2021
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xâydựng
Hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước
Hướng dẫn chi tiết về nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thicông.
STT Loại, ký hiệu văn bản
Thời gian có hiệu lực
Thông tư số 05/2019/TT- BNNPTNT ngày 02/5/2019
BộNN PTNT 01/7/2019 Quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Thông tư số02/2020/TT- BXD ngày 20/07/2020
Sửa đổi, bổ sung một số điều của
04 Thông tư có liên quan đếnquản lý chi phí đầu tư xây dựng
IV Các văn bản khác
Quyết định số59/QĐ- UBND ngày07/8/2017
Ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
2 Quyết định số08/QĐ- UBND ngày28/01/2019
UBND Tỉnh Ninh Thuận 08/02/2019 Quy định gía sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2019-2020
2.1.2 Nhận xét, đánh giá về một số Luật, Nghị định đang ápdụng
Luật đã cập nhật, bổ sung nhiều nội dung để phù hợp tình hình thực tế và nhu cầu phát triển như đấu thầu, quản lý chất lượng công trình, cấp giáy phép xây dựng, thanh tra xây dựng… [6]
Luật quy định rõ ràng và mạnh mẽ hơn vai trò QLNN của các cấp từ Trung ương đến địa phương trong quản lý dự án ĐTXD, tránh tình trạng quản lý lỏng lẻo, khi xảy ra sự cố công trình thì không xác định được trách nhiệm các bên liên quan…
Luật sẽ là công cụ hữu ích để tăng cường công tác kiểm soát và QLCL xây dựng trong tất cả các khâu, các giai đoạn của dự án, cũng như nâng cao vài trò, trách nhiêm của QLNN trong lĩnh vực xây dựng [6]
Luật Xây dựng 50 điều chỉnh các hoạt động đầu tư xây dựng trong tất cả các giai đoạn của dự án nhằm quản lý chặt chẽ đối với các dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước, khắc phục lãng phí, tránh thất thoát và nâng cao chất lượng xây dựng công trình Tuy nhiên, trong nội dung của Luật chưa đề cập các dự án đầu tư khác ngoài dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước và chưa có quy định các nội dung khác về quản lý đầu tư như: kế hoạch đầu tư; phân bổ và quản lý vốn và các nguồn lực đầu tư; sử dụng dự án; kiểm tra giám sát, đánh giá các dự án đầu tư
2.1.2.2 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14
Luật ban hành ngày 13/06/2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 và thay thế cho Luật đầu tư công số 49/2014/QH13.So với Luật cũ thì Luật đầu tư công 39 có một số điểm mới đáng lưu ý như sau: [7]
+Thứ nhất, thống nhất định nghĩa về “Vốn đầu tư công”, định nghĩa về vốn đầu tư đã được thu hẹp và không còn phân biệt giữa các loại nguồnvốn.
+Thứ hai, đẩy mạnh phân cấp trong việc xem xét quyết định các phê duyệt chủ trương đầu tư, nhất là phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn. +Thứ ba là, đẩy mạnh phân cấp cho các đia phương trong việc quyết định các dự án đầu tư công, kể cả các dự án nhóm A.
+Bốn là, đổi mới mạnh mẽ phương thức kế hoạch hóa, nhằm đáp ứng tốt hơn với thực tiễn vận hành của nền kinh tế, khắc phục được vướng mắc lớn nhất trướcđâycủa đầu tư công là “có vốn trước hay có dự ántrước”;
+Năm là, tăng cường hơn tính công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
2.1.2.3 Luật Đấu thầu số43/2013/QH13
Luật Đấu thầu số 43 ra đời đã thống nhất các nội dung về hoạt động đấu thầu trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thành một bộ luật chung, tránh chồng chéo, bảo đảm tính thống nhất, minh bạch của hệ thống pháp luật Điều này thực sự cần thiết và phù hợp, đồng thời cũng là yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước [8]
So với Luật đấu thầu năm 2005 thì Luật đấu thầu năm 2013 đã đổi mới và bổ sung toàn diện: mở rộng tối đa phạm vi điều chỉnh nhằm quản lý chặt chẽ việc quản lý và sử dụng nguồn lực của Nhà nước; bổ sung 1 số nội dung như mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ công, mua hàng dự trữ quốc gia…; quy định tất cả các dự án đầu tư phát triển của DNNN không phân biệt nguồn vốn nào, kể cả dự án đầu tư phát triển của khu vực tư nhân mà có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì đều phải thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu… Ngoài ra, Hợp đồng trong hoạt động đấu thầu cũng là một trong những nội dung mới nổi bật trong Luật đấu thầu 2013.Đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, loại hợp đồng phải được xác định rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và chỉ bao gồm 4 loại hợp đồng: Hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian Trong đó, hợp đồng trọn gói được xác định là loại hợp đồng cơ bản, nếu không áp dụng thì phải chứng minh một trong những loại hợp đồng còn lại phù hợp hơn Đối với những gói thầu nhỏ, đơn giản thì bắt buộc phải sử dụng loại hợp đồng trọn gói Việc quy định như vậy góp phần quản lý việc lựa chọn loại hợp đồng ký kết với nhà thầu, tránh tình trạng tùy tiện điều chỉnh hợp đồng, góp phần phòng chống tham nhũng trong hoạt động đấuthầu.
2.1.2.4 Nghị định số10/2021/NĐ-CP
Nghị định số 10đã thay thế Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, giải quyết những vấn đề mới phát sinh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn, cụ thể: [3]
Cơ sở khoa học về quản lý chi phí đầu tưxâydựng
2.2.1 Nguyêntắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng côngtrình
Theo quy định của pháp luật tại Nghị định số 10/2021/NĐ- CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực kể từ ngày 09 tháng 02 năm
2021, tại Điều 3 quy định về nguyên tắc chi phí đầu tư xâydựng:
“Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều
132 Luật Xây dựng và khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, phù hợp với từng nguồn vốn để đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, phương thức thực hiện, kế hoạch thực hiện của dự án và quy định của pháp luật liên quan.”
Theo đó, thì việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi đưa dự án vào vận hành, khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt.[10]
Nguyên tắc nàyquyđịnh rõ và thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong đầu tư và xây dựng dự án đầu tưxâydựng, mỗi chủ thể có những vai trò, và quyền, nghĩa vụ khác nhau, mà có thể phân chia thành chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng Hoạt động đầu tư xây dựng là hoạt động liên kết giữa nhiều chủ thể cùng thực hiện, dù là hoạt động đầu tư xây dựng đó được thực hiện trong giai đoạn nào đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu đi những chủ thể nòng cốt đó Do có nhiều chủ thể cùng thực hiện đó, nên yêu cầu đặt ra các chủ thể cần phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình là điều vô cùng cần thiết, điều này nhằm giảm bớt những rủi ro cũng như việc các bên chủ thể đùn đẩy trách nhiệm trong hoạt động quản lý dự án đầu tư cũng như quản lý chi phí dự án đầutư.
Nguyên tắc nữa, đó là Nhà nước ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; đồng thời có những quy định về các công cụ cần thiết để chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan áp dụng, tham khảo trong công tác quản lý chi phí đầu tưxâydựng Việc quy định này là hoàn toàn hợp lý, nhằm đưa việc xây dựng dự toán chi phí đầu tư đến việc quản lý, kiểm tra các chi phí đầu tư được dựa trên một tiêu chuẩn chung, tránh những bất cập nếu các hoạt động trong quản lý chi phí đầu tư lại được thực hiện trên các tiêu chuẩn khác nhau gây chồng chéo, không đồng nhất; đồng thời tránh được vấn đề tham ô, tham nhũng trong xây dựng, do các dự án đầu tư có nguồn vốn rất lớn, mà nhiều chủ thể tham gia, nếu không quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến việc thất thoát nguồn vốn.[10]
Nguyên tắc tiếp theo, đó là các dự án, công trình xây dựng đặc thù áp dụng các quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các cơ chế đặc thù do các chủ thẻ có thẩm quyền như Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng,…nhằm xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng Điều này là hoàn toàn hợp lý, vì trên thực tế có rất nhiều những dự án đặc thù như những dự án vì mục đích chính trị, quốc phòng, an ninh,… thì cần phải có sự bảo mật hay các dự án về hạt nhân, năng lượng nguyên tử,… cũng là những dự án rất đặc thù, nên khi có các văn bản quy định về nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng cho các dự án đặc thù đó, trừ trường hợp không có những quy định đặc thù thì sẽ áp dụng các quy định chung cho các dự án đầu tư nói chung.
Nguyên tắc các dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh, thẩm quyền, trình tự thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng,… (các vấn đề, hoạt động liên quan đến chi phí đầu tư xây dựng) được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an Cơ sở của nguyên tắc này đó chính là sự đặc thù trong lĩnh vực hoạt động của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đó chính là bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh trật tự nên đặt ra điều kiện các dự án, công trình này cần đảm bảo thông tin cũng như các vấn đề, nội dung của dự án liên quan đến an ninh, quốc phòng, trật tự an ninh đất nước, chủ quyền quốc gia,… như các báo cáo, lộ trình, tổng dự toán chi phí đầu tư xây dựng,… cần phải có những quy định riêng biệt so với các dự án thông thường [10]
Thứ năm nguyên tắc dự án, công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tạicácvănbảnhướngdẫnvềquảnlýchiphíđầutưxâydựngvàcácquyđịnhpháp luật có liên quan phù hợp với đặc thù về tính chất và điều kiện thực hiện công trình thuộc Chương trình Quy định này là hoàn toàn hợp lý, vì nhìn chung các Chương trình mục tiêu quốc gia đều là dự án thực hiện theo phương thức đối tác công tư, hoặc dự án sử dụng phương thức vay vốn ODA, vay vốn ưu đãi từ nước ngoài- đây là những dự án thuộc điều chỉnh đồng thời quy định về chi phí đầu tư xây dựng và quy định riêng của hình thức dự án nên đương nhiên phải tuân theo những nguyên tắc của hai hệ văn bản pháp luật đó mà không thể bỏ đi hệ thống văn bản nào.[10]
Cuối cùng là các dự án, công trình đầu tư xây dựng tại nước ngoài thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo các nguyên tắc quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
2.2.2 Tiêuchí quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng côngtrình
Tiêu chí quản lý chi phí dự án ĐTXD công trình gồm có 5 tiêu chí, cụ thể như sau:
1 Quản lý chi phí phải đảm bảo tính đúng, tính đủ theo thiết kế, áp dụng các định mức và đơn giá xây dựng phù hợp về phương pháp lập, yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công, địa điểm xâydựng.
2 Tổ chức cá nhân tham gia quản lý chi phí phải có đủ điều kiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn, nẵm vững cơ chế chính sách, khách quan, trung thực, không vụlợi.
3 Quản lý chi phí bằng hợp đồng kinh tế được ký kết giữa chủ đầu tư và các nhà thầu. Hợp đồng kinh tế là căn cứ pháp lý cao nhất để yêu cầu các bên thực hiện đúng và là cơ sở để giải quyết các tranhchấp.
4 Đủ thủ tục pháp lý về thanh toán, quyết toán vốn đầu tư theo hợp đồng kinh tế ký kết và định chế tài chính của nhà nước Cơ quan cấp phát vốn thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc thanh toán trước, chấp nhận sau cho từng lần thanh toán và kiểm soát trước, thanh toán sau đối với lần thanh toán cuối cùng của gói thầu, hợp đồng.
5 Kiểm soát chi phí trong giai đoạn trước xây dựng bao gồm: kiểm soát chi phí TMĐT;d ự t o á n c ô n g t r ì n h , h ạ n g m ụ c , b ộ p h ậ n c ô n g t r ì n h ; g i á d ự t h ầ u , g i á t h ư ơ n g thảo trước khi ký kết hợp đồng Kiểm soát chi phí trong giai đoạn thực hiện xây dựng công trình: khối lượng thanh toán; giá trị đề nghị thanh toán; các nội dung công việc phát sinh, điều chỉnh bổ sung; giá trị quyết toán dự án hoàn thành.
2.2.3 Nội dung Quản lý chi phí xây dựng
Nội dung quản lý chi phí ĐTXD gồm: quản lý TMĐT xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, chi phí QLXD và tư vấn ĐTXD, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng; thanh toán và quyết toán vốn ĐTXD công trình.[3]
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp nội dung chính quản lý chi phí đầu tư xây dựng
STT Nội dung quản lý Tóm tắt nội dung chính
1 Quản lý tổng mức đầu tư
Phân loại dự án đầu tư đối với các hạng mục sửachữaCTTL
2.3.1 Nguyêntắc cơ bản của quản lý dự án đối với các hạng mục sửa chữaCTTL
Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án.
Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng: +Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dựán;
+Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (Public - Private Partner) có cấu phần xây dựng được quản lý như đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được Nhà nước quản lý về chủ trương đầu tư, mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí thực hiện, các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng, quốc phòng, an ninh và hiệu quả của dự án Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dự án theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liênquan;
+Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được Nhà nước quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh.
Quản lý đối với các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 của Luật Xây dựng năm2014.
2.3.2 Phânloại dự án đầu tư đối với các hạng mục sửa chữaCTTL
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án.
Dự án theo tiêu chíquyđịnh của pháp luật về đầu tư công, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhómC
Dự án đầu tư XDCT chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụngđất).
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác.
2.3.2.1 Hạng mục sửa chữa CTTL sử dụng vốn ngân sách nhà nước Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao Chủ đầu tư thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán XDCT. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị, xã hội; Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư, chủ đầu tư là BQLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc BQLDA đầu tưxâydựng khu vực được thành lập theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tưXDCT. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách của cấp xã, chủ đầu tư là UBND cấp xã [3]
2.3.2.2 Hạng mục sửa chữa CTTL sử dụng vốn trích lập từ nguồn doanh thu củaDNNN khai thác CTTL Đối với dự án sửa chữa CTTL sử dụng vốn trích lập từ nguồn doanh thu của DNNN khai thác CTTL thì chủ đầu tư là BQLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, BQLDA đầu tư xây dựng khu vực do các doanh nghiệp này quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tưXDCT.
2.3.3 Trìnhtự đầu tư đối với các hạng mục sửa chữaCTTL
Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng đối với các hạng mục sửa chữa CTTL được quy định cụ thể như sau:
+Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dựán;
+Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phépxâyd ự n g ( đ ố i v ớ i c ô n g t r ì n h t h e o q u y đ ị n h p h ả i c ó g i ấ y p h é p xâydựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiếtkhác;
+Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xâydựng.
Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việcquyđịnhtrên.
Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán đối với các hạng mục sửa chữa CTTL49
2.4.1 Các bước thiết kế xây dựng đối với các hạng mục sửa chữaCTTL
Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các giai đoạn: thiết kế sơ bộ (trường hợp viết báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các giai đoạn thiết kế khác (nếu có) ) phù hợp với thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định đầu tư dự án.
Dự án đầu tư xây dựng bao gồm một hoặc nhiều loại công việc, mỗi loại công trình có một hoặc nhiều cấp công trình Tùy theo loại, chất lượng công trình và hình thức thực hiện dự án, việc quy định số giai đoạn thiết kế xây dựng của công trình do người quyết định đầu tư quyết định, bao gồm:
+ Thiết kế một giai đoạn là thiết kế phương án xây dựng áp dụng đối với công trình phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
+ Thiết kế hai giai đoạn gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng;
+ Thiết kế ba giai đoạn gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình lập dự án đầu tư xây dựng, có yêu cầukỹthuật và điều kiện xây dựng phức tạp, quy môlớn;
+ Thiết kế theo các giai đoạn khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
Trường hợp trình tự thiết kế xây dựng được thực hiện từ hai giai đoạn trở lên thì thiết kế của giai đoạn sau phải phù hợp với nội dung và thông số chính của thiết kế giai đoạntrước.
Trong trường hợp thiết kế ba giai đoạn, nếu nhà thầu thi công xây dựng có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thì được phép thực hiện giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công.
2.4.2 Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán các hạng mục sử dụngvốn ngân sách nhànước
Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình bao gồm:
+Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai giai đoạn) đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I; công trình do Thủ tướng Chính phủ giao và công trình thuộc dự án do mình quyết định đầu tư;
+Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba giai đoạn); thiết kế quy hoạch xây dựng, quy cách xây dựng (trường hợp thiết kế hai giai đoạn) đối với công trình từ cấp II trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ các công trình quy định trên.
Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng bao gồm:
+Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng đối với trường hợp thiết kế ba giai đoạn; phê duyệt thiết kế phương án xây dựng, dự toán xây dựng đối với trường hợp thiết kế hai giai đoạn;
+Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế phương án thi công, dự toán xây dựng công trình đối với trường hợp thiết kế ba giai đoạn [11]
2.4.3 Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán các hạng mục sử dụngvốn nhà nước ngoài ngânsách
Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình bao gồm:
Cơ quan quản lý hoạt động xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba giai đoạn), thiết kế phương án xây dựng (trường hợp thiết kế hai giai đoạn) công trình cấp đặc biệt, công trình cấp I (trừ công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng và cao tối đa 75 m), công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của đồng Việt Nam trong khuôn khổ dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 2 tỉnh trởlên;
Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba giai đoạn) và phương án xây dựng (trường hợp thiết kế hai giai đoạn) đối với công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng không quá 75 m; công trình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng đối với công trình cấp II, cấp III xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại khoản 1 Điều này bài viết ;
Người quyết định đầu tư phải tổ chức thẩm định phương án, dự toán xây dựng các công trình còn lại; Tổ chức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng đối với các công trình quy định tại các điểm nêu trên.
Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng bao gồm:
Người quyết định đầu tư phải phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng đối với trường hợp thiết kế ba giai đoạn;
Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế phương án xây dựng, dự toán xây dựng đối với trường hợp thiết kế ba giai đoạn; thiết kế bản vẽ thi công, quy cách xây dựng đối với trường hợp thiết kế hai giai đoạn; Đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng. [11]
2.4.4 Quytrình thẩm định thiết kế, dự toán đối với các hạng mục sửa chữaCTTL
Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng công trình và dự toán theo nội dung quy định Tổ chức chủ trì chuyên môn tổ chức thẩm định nội dung thiết kế sơ bộ và dự toán xây dựng đối với kết cấu Trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định có thể mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp tham gia thẩm định từng phần của thiết kế xây dựng, công nghệ thiết kế và dự toán xây dựng để thẩmđịnh.
Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phíĐTXDCTTL
2.5.1 Nhântố về con người, chất lượng nguồn nhânlực
Yếu tố về con người có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư xây dựng, các dự án đầu tư rất phức tạp, đa dạng và trải dài trên nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều lĩnh vực Do đó các cán bộ và công nhân tham gia lĩnh vực đầu tư xây dựng phải có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu kỹ năng, thích ứng với cơ chế thị trường, là điều kiện thuận lợi để phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và ngược lại.
Quản lý chi phí ĐTXD công trình là một trong những vấn đề khó khăn nhất của công tác quản lý Trong khi đó, con người là nhân tố hàng đầu quyết định đến công tác quản lý chi phí công trình thông qua hoạt động kiểm soát các khoản chi phí của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho tới khi kết thúc, đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Ngoài ra, trình độ kỹ thuật, tay nghề của con người trong việc quản lý và xây dựng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý chi phi xây dựng công trình.
2.5.2 Nhântố về khoa học côngnghệ
Hiện nay việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong xây dựng là một trong những yêu cầu cơ bản và giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình, giảm chi phí, nhân công trong thi công Áp dụng KHCN giúp chúng ta vận hành, điều khiển và sử dụng máy móc thiết bị, vật liệu mới một cách an toanfm nhẹ nhàng và chính xác, giảm được thời gian, nhân lực, chiphí.
Phần lớn các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công cho rằng việc sử dụng các phương pháp và công nghệ khảo sát thiết kế, thi công lạc hậu gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công và chi phí dự án.
Sự biến động về giá cả vật tư vật liệu thiết bị, tiền lương nhân công làm cho chi phí xây dựng công trình tăng lên so với chi phí dự toán ban đầu gây ảnh hưởng đến TMĐT xây dựng công trình Sự thay đổi về giá cả, tiền lương khiến cho công tác kiểm soát quản lý chi phí xây dựng gặp nhiều khókhăn.
Các pháp lệnh, luật, thông tư và nghị định quy định về công tác quản lý chi phí xây dựng còn chồng chéo và chưa thống nhất giữa các văn bản luật với nghị định, giữa trung ương và địa phương cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất1, các quy định giữa các ngành với nhau cũng xảy ra sự chồng chéo, gây nhiều khó khăn, bất cập trong việc áp dụng các quy định vào trong công tác quản lý nói chung, quản lý chi phí đầu tư xây dựng nói riêng
Bên cạnh đó, những chính sách áp dụng cho lĩnh vực xây dựng của Nhà nước như nguồn vốn đầu tư, tiền lương, bảo hiểm, thuế, thường xuyên có sự thay đổi cũng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí xây dựng công trình.
2.5.5 Nhântố đặc điểm và điều kiện thi công công trình thủylợi
Các công trình thủy lợi đa phần mang tính chất lợi dụng tổng hợp nguồn nước Mỗi công trình thì có nhiều hạng mục khác nhau, được thi công và làm từ nhiều loại vật liệu đa dạng (đất, đá, bê tông, gỗ, sắt, ) với tổng khối lượng lớn có khi lên đến hàng trăm ngàn, triệu m 3 Diện tích thu hồi đất để thực hiện các dự án thường là rất lớn, vấn đề đền bù, hỗ trợ di dân, tái định cư đòi hỏi sự phối hợp rất chặt chẽ giữa các cấp quản lý với chính quyền địa phương cùng xử lý, tuy nhiên vẫn có nhiều dự án chậm hoặc không thể thực hiện do nguyên nhân đền bù, giải phóng mặtbằng.
Công trình thủy lợi là quá trình tổng hợp, là sự kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất như xây dựng, chế tạo máy, công nghiệp, vật liệu xây dựng, năng lượng, hóa chất vì vậy khi lập dự toán công trình đòi hỏi phải xác định đơn giá chính xác mới có thể tiết kiệm được chi phí thực hiện dự án. Điều kiện thi công công trình thủy lợi lạc hậu, khó khăn, khối lượng công việc lớn dàn trải trên phạm vi rộng, địa hình phức tạp, địa chất xấu và chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa, nước ngầm, dòng chảy trên mặt do đó việ thi công rất khó khăn Ngoài ra, các công trình đầu mối hồ chứa nước thường nằm ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và khu vực xa dân cư, điều kiện kinh tế chưa phát triển trong khi lại sử dụng lực lượng lao động rất lớn trong khoảng thời gian thi công dài (có thể một vài năm đến chục năm) dẫn đến tình trạng có thể gặp rủi ro trong quá trình thi công hoặc nguồn vốn bị ứ đọng, khó khăn trong xoay vòng nguồn vồn của nhàthầu.
Trong quản lý xây dựng, phải lựa chọn hình thức tổ chức quản lý linh hoạt, phù hợp với thực tế địa phương, tận dụng tối đa lực lượng xây dựng, nhất là lao động phổ thông tại nơi công trình xây dựng để tiết kiệm chi phí nhân công Mặt khác, do địa hình phức tạp, nằm khu vực xa dân cư nên khó khăn trong việc vận chuyển và cung cấp vật liệu xây dựng cho công trình, làm tăng chi phí vận chuyển, tăng giá vật liệu công trình.
Thời gian thi công hợp lý làm tăng hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm được nhân lực và chi phí đầu tư dự án Thông thường, các dự án nếu kéo dài thời gian thi công so với tiến độ đăng kí làm tăng chi phí nhân lực, vật lực phục vụ dự án, đặc biệt có thể dễ thấy nhất việc kéo dài thời gian thi công đối với CTTL do quá trình thi công lại phụ thuộc vào mùa vụ và quá trình tưới, tiêu canh tác của nhân dân, phụ thuộc điều kiện thời tiết và nguồn nước trong quá trình thi công.
Công trình thủy lợi có tính chất là xây dựng trong môi trường nước, thời gian thi công kéo dài, chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố điều kiện tự nhiên, đặc biệt là vào mùa mưa lũ Nếu mùa lũ đến nếu không có sự tập trung cao độ cho đợt thi công vượt lũ phòng chống lũ lụt có thể xảy ra sập đổ hoặc kết quả thi công của giai đoạn trước bị cuốn trôi Với các dự án sạt lở bờ, đê, kè nếu không thực hiện nhanh chóng, khẩn trương khi có lũ, dòng chảy đe dọa, mà cứ thực hiện theo đúng trình tự đầu tư thì hậu quả thiệt hại về người và tài sản sẽ khônlường.
Những kết quả nghiên cứu chính tác giả đã đạt được qua chương 2 của luận văn đó là
1 Tác giả nêu được nội dung những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý chi phí đầu tư XDCT đối với các dự án DTSC CTTL ở Việt Nam Gồm Luật xây dựng số 50/2014/QH13; Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thông tư số 09/2019/TT-BXD về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Thông tư số 73/2018/TT-BTC về hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước; Quyết định số 59/2017/QĐ- UBND ngày 07/8/2017 về Ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 28/01/2019 về Quy định gía sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn2019-2020,
2 Học viên đã khái quát và hiểu được những nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư; tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình; việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư. Đồng thời phân loại được dự án đầu tư đối với các dự án duy tu, sửa chữa CTTL theo nguồn vốn đầu tư; quy trình, trình tự và thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án sửa chữa CTTL, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng đối với các dự án sửa chữaCTTL.
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNGTÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ DUY TU, SỬA CHỮA CTTL ỞNINH THUẬN
Tổng quan về Công ty TNHH MTV Khai thác CTTLNinhThuận
Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Ninh Thuận (gọi tắt là Công ty) thành lập ngày 02/3/1976 Ngày 17/12/2008 UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành quyết định số 7615/QĐ- UBND về việc chuyển đổi Công ty khai thác CTTL Ninh Thuận thành Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước.
+Quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do cơ quan đại diện Chủ sở hữu (UBND tỉnh Ninh Thuận) giao trách nhiệm quản lý.
+Cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi và sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác phục vụ nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, dân sinh kinh tế.
Hoạt động ngoài công ích
+Tổ chức đội thi công để tu bổ, sửa chữa thường xuyên, cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi bằng nguồn vốn ngân sách cấp hỗ trợ do việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc ngân sách cấp theo kế hoạch hàng năm.
+Nhận thầu thi công sửa chữa, xây dựng các công trình thủy lợi, dân dụng.
+ Khảo sát, thiết kế các công trình, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp công trình cóquymô vừa vànhỏ.
+ Quản lý ĐTXD các công trình thủylợi.
+ Cung cấp nước cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ côngích.
Mô hình tổ chức và bộ máy nhân sự hiện nay gồm có:
+ Chủ tịch Công ty: 01người;
+ Kiểm soát viên: 02 người (Gồm 01 KSV chuyên trách và 01 KSV không chuyên trách);
+ Ban giám đốc: 05 người (Giám đốc, 03 Phó Giám đốc và 01 Kế toántrưởng);
+ Có 04 phòng ban chuyên môn nghiệp vụgồm: o Phòng Tổ chức – Hànhchính; o Phòng Quản lý nước và Côngtrình; o Phòng Kế hoạch – kỹthuật; o Phòng Tàivụ;
+ Trạm thủy nông phân bố theo đơn vị hành chính, 07trạm: o Trạm thủy nông BácÁi, o Trạm thủy nông NinhSơn, o Trạm thủy nông NinhPhước, o Trạm thủy nông ThuậnNam, o Trạm thủynông o Trạm thủy nông ThuậnBắc o Trạm thủy nông TP Phan Rang – Thápchàm.
Tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty là 265 người Dự kiến đến năm 2025, đề hoàn thiện bộ máy và đảm bảo quản lý hệ thống công trình được giao thì cần khoảng 400 nhân sự.
KIỂM SOÁT VIÊN CHỦ TỊCH CÔNG TY
Trạm thủy nông Ninh Phước
Trạm thủy nông Ninh Sơn
Trạm thủy nông Ninh Hải
Trạm thủy nông Thuận Bắc
Trạm thủy nông Thuận Nam
Trạm thủy nông Bác Ái Đội Thi công
Ban Quản lý dự án KTCT thủy lợi
Phòn g Tài vụ Phòng KH- KT
Phòng Quản lý nước và công trình
BAN GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC VÀ CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC)
Các Các Các Các Các Các Các cụm cụm cụm cụm cụm cụm cụm thủy thủy thủy thủy thủy thủy thủy nông nông nông nông nông nông nông
Ghi chú: Quan hệ phối hợp công tác Quan hệ chỉ đạo
Hình 3-1 Sơ đồ tổ chức của Công ty
3.1.3 Đặcđiểm hệ thống công trình thủy lợi do Công ty quảnlý
Hệ thống CTTL ở Ninh Thuận gồm 21 hồ chứa với tổng dung tích thiết kế là 194,49 triệu m³,
04 hệ thống đập dâng, 855,79 km chiều dài đường kênh, 27 trạm bơm vừa và nhỏ với nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho khoảng 27.000 ha đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác lúa và màu, thủy sản Các hệ thống công trình thuỷ lợi hồ chứa ngoài cung cấp nước tưới cho nông nghiệp còn cấp nước thô cho nhà máy nước sạch để phục vụ nước sinh hoạt cho người dân trong tỉnh với sản lượng gần 20 triệu m3/năm và cấp nước cho nhà máy điện mặt trời, các khu du lịch trên địa bàn toàn tỉnh Những năm qua, các CTTL trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư sửa chữa, bước đầu đáp ứng được được nhu cầu nước tưới cho ngành nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh kinh tế của tỉnh Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cậpnhư:
Nguồn kinh phí Công ty đầu tư cho công tác sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi hàng năm thấp hơn nhiều so với mức độ xuống cấp của công trình đó Mặt khác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hầu như đã đầu tư lâu, hàng năm lại chịu tác động của thiên tai, thời tiết cùng tác động của biến đổi khí hậu trong khi nguồn vốn cho duy tu, bảo dưỡng còn hạn chế dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Cũng do thiếu kinh phí đầu tư nên các hệ thống xử lý và vận hành công trình thủy lợi chưa được áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà chủ yếu là thủ công Trong khi đó, việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi còn tương đối ít so với nhu cầu dùng nước nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nguồn vốn đầu tư chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước chứ chưa có cơ chế, chủ trương hay chính sách để huy động nguồn lực xã hội đầu tư xây dựngCTTL.
Tập quán canh tác nông nghiệp của người dân còn phân tán, nhỏ lẻ, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Nên việc sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp còn lãng phí.
Hình 3-2 Nạo vét Kênh N13 – Hệ thống thủy lợi hồ Sông Trâu
Theo Quyết định Số: 17/2017/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030:
+Rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống hồ chứa và công trình thủy lợi phục vụ cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Điều tra, đánh giá hiện trạng mực nước ngầm, nước bề mặt ở các ao hồ, sông suối nhỏ và lập quy hoạch sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước
+Tăng cường năng lực quản lý, đổi mới cơ chế vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ trong tổ chức quản lý khai thác công trình thủylợi
+Tiếp tục đầu tư các công trình hồ chứa, đặc biệt các hồ chứa tích nước ở thượng nguồn (khu lưu vực sông Cái); hệ thống liên thông hồ chứa; ao dự trữ nước mưa và nước ngầm; thu giữ và phát triển nguồn nước ngầm trên vùng đất khô hạn ven biển phía Bắc và phía Nam Ninh Thuận; nhân rộng các dự án tái tạo nguồn nước bằng kỹ thuật giữ nước mặt quy mô nhỏ, thủy lâm kết hợp phòng, chống hoang mạc hóa có hiệu quả; xây dựng đập hạ lưu sông Dinh để ngănmặn
+Tiếp tục đầu tư các kênh mương cấp I, II và III gắn với xây dựng nông thôn mới để phát huy hiệu quả của các hồ, đập, đáp ứng yêu cầu của tái cơ cấu nông nghiệp đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến
+Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, tập trung triển khai thực hiện các 04 dự án cấp bách (gồm: Đập hạ lưu Sông Dinh; Hệ thống kênh cấp 2, 3 hồ Sông Biêu; Dự án
Thực trạng công tác quản lý chi phí duy tu, sửa chữa các CTTL tại Côngty.67
3.2.1 Trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ đơn vị phụ trách quản lý dựán
Các dự án tu sửa CTTL của Công ty được quản lý theo hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án nên sẽ không thành lập Ban quản lý dự án riêng đối với các loại công trình này, mà sử dụng bộ máy trực thuộc của mình để quản lý và thực hiện dự án Nhiệm vụ quản lý và thực hiện dự án tu sửa được Công ty giao cho Phòng Kế hoạch- kỹ thuật phụ trách.
Nhân sự của Phòng hiện nay có tất cả 11 người, gồm 01 Trưởng phòng quản lý chung, 01 Phó Phòng giúp việc cho Trưởng phòng, 05 cán bộ phụ trách kỹ thuật, 02 cán bộ văn thư tổng hợp,
02 cán bộ phụ trách kế hoạch sản xuất.
Trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên trong phòng được thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 3.2 Tổng hợp trình độ chuyên môn cán bộ Phòng KH-KT
TT Chuyên ngành đào tạo Số lượng
4 Cao đẳng, trung cấp thủy lợi 0
Hình 3-4 Biểu đồ tỷ lệ trình độ học vấn cán bộ Phòng KH-KT
Dưới 05 năm Từ 5-10 năm Trên 10 năm
Bảng 3.3 Tổng hợp kinh nghiệm công tác cán bộ Phòng KH-KT
TT Kinh nghiệm công tác Số lượng
Hình 3-5 Biểu đồ tỷ lệ kinh nghiệm công tác cán bộ tại Phòng KH- KTBảng 3.4 Tổng hợp chứng chỉ nghiệp vụ cán bộ Phòng KH-KT
TT Chứng chỉ nghiệp vụ Số lượng
Từ số liệu bảng 3.2, bảng 3.3 và bảng 3.4 cho thấy trình độ các cán bộ trong phòng đều đáp ứng cơ bản yêu cầu công việc, phần lớn các kỹ sư đều có chuyên môn về thủy lợi để phù hợp với đặc thù của các dự án tu sửa, nâng cấp các CTTL Công ty quản lý Đây là một lợi thế rất lớn nên cần phải được pháthuy.
Với lợi thế to lớn như vậy, lãnh đạo Phòng đã bố trí, sắp xếp và phân công nhiệm vụ của các cán bộ trong phòng nhằm phát huy tối đa ưu thế của từng cá nhân để thực hiện nhiệm vụ hiệu quả nhất Tuy nhiên các cán bộ quản lý dự án phải làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
- Công trình thủy lợi do Công ty quản lý nhiều và phân bố rộng khắp 7 huyện, thành phố nên dẫn đến tình trạng cùng thời điểm mà các cán bộ kỹ thuật của phòng phải phụ trách quản lý, theo dõi giám sát đối với công trình tu sửa lớn, đồng thời thực hiện nhiệm vụ khảo sát, thiết kế, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với các công trình tu sửa thườngxuyên.
- Công tác đấu thầu hiện nay do 2 cán bộ phụ trách theo chế độ kiêm nhiệm, gồm 1 cán bộ kỹ thuật, 1 cán bộ Kế hoạch – Sản xuất, chưa có cá nhân chuyên trách Trong khi đó đây là 1 công tác vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và chi phí của côngtrình.
- Bộ phận Kế hoạch sản xuất hiện do 02 cán bộ đảm nhiệm, trong đó có 1 cán bộ là cử nhân kinh tế nhưng chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý chi phí dự án Đây là một bộ phận quan trọng liên quan đến chiến lược phát triển của Công ty nhưng chỉ có
02 cá nhân phụ trách chính, trong khi đó có 1 cá nhân lại kiêm nhiệm về mảng đấu thầu.
3.2.2 Thực trạng công tác quản lý chi phí dự án duy tu, sửa chữa CTTL tại
Côngty Đa phần các dự án tu sửa, cải tạo, nâng cấp hệ thống CTTL của Công ty chủ yếu được tổ chức thực hiện tập trung vào đợt đóng nước nạo vét định kỳ hàng năm (thời gian đóng nước kéo dài từ 15 đến 20 ngày) và có những đặc thù riêng như:
+ Căn cứ tổng nguồn vốn được phân bổ trong năm, cán bộ phòng KH-KT sẽ phân bổ vốn cho từng công trình, dựán.
+ Lập báo cáo KTKT: đối với dự án tu sửa lớn thì sẽ thuê đơn vị TVTK, đối với tu sửa nhỏ sẽ do phòng KH-KT lập.
+ Thi công: thời gian ngắn thường chỉ kéo dài khoảng 15 ngày đến 1 tháng theo thời kì đóng nước nên cơ bản sẽ không phát sinh thêm chiphí.
Dựa trên những đặ điểm chủ yếu của dự án duy, sửa chữa CTTL tại Công ty, có thể thấy rằng chi phí đầu tư xây dựng chủ yếu bị ảnh hưởng do công tác lập báo cáo KTKT, công tác phân bổ vốn cho từng dự án…của các dự án tu sửa lớn là chính. Để đánh giá chính xác, khách quan những tồn tại công tác quản lý chi phí các dự án DTSC, tác giả đã thống kê, phân tích 136 dự án tu sửa lớn của Công ty trong của 3 năm 2018, 2019 và2020.
3.2.2.1 Thực trạng công tác phân bổ nguồn vốn kế hoạch cho dự ánDTSC
Căn cứ Mục 3.1.5 trình tự kế hoạch duy tu, sửa chữa CTTL có thể thấy quy trình khá đầy đủ và rõ ràng, tuy nhiên tác giả cũng xin bổ sung thêm 1 yếu tố trong quá trình lập kế hoạch DTSC có ảnh hương đến chi phí cũng như tính hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư DTSC công trình thủy lợi tại Công ty, đó là việc: “Phân bổ nguồn vốn kế hoạch cho từng dự án duy tuy sửa chữa” Công việc này sẽ do cán bộ phòng KH_KT phụ trách phân bổ sau khi kiểm tra, đánh gia công trình và mang tính chủ quan của người được giao nhiệm vụ.
Bảng 3.5 Bảng tổng hợp kết quả nguồn vốn đầu tư dự án DTSC giai đoạn 2018-2020
Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng nguồn vốn kế hoạch (NVKH) (triệu đồng) 25000 25700 23050
Tổng nguồn vốn phê duyệt (TMDT) (triệu đồng) 24306 26171 21421
Tổng nguồn vốn quyết toán (QT) (triệu đồng) 21426 21426 19557
Chênh lệch TMĐT và QT (triệu đồng) 2880 4745 1864
Nguồn vốn còn dư lại (triệu đồng) 3574 4274 3493
Tổng nguồn vốn phân bổ (triệu đồng)Tổng nguồn vốn phê duyệt (triệu đồng) Tổng nguồn vốn quyết toán (triệu đồng)
Hình 3-6 Biểu đồ nguồn vốn đầu tư dự án DTSC giai đoạn 2018-2020
Từ bảng 3.5 có thể thấy giá trị quyết toán công trình luôn nhỏ hơn giá trị TMDT hàng năm (dao động từ 81% đến 91% TMDT) Nếu chỉ nhìn nhận từ việc làm sao để giá trị công trình là nhỏ nhất, tiết kiệm tiền nhất thì có thể nói công tác quản lsy chi phí đạt quả cao Tuy nhiên, ở đây tác giả muốn đánh giá thêm khía cạnh sử dụng tối đa, hiệu quả nguồn vốn kế hoạch hàng năm Từ số liệu bảng 3.5, ta thấy rằng nguồn vốn còn dư lại hàng năm từ 3,5 tỷ đồng đến 4,2 tỷ đồng (khoảng 15 % nguồn vốn kế hoạch) và với nguồn vốn dư như vậy nếu ngay từ đầu được phân bổ và tính toán chính xác thì hoàn toàn có thể đầu tư thêm nhiều dự án tu sửa cấp bách khác.
Trong giới hạn luận văn này, dựa trên kết quả phân tích 136 dự án DTSC của 3 năm từ 2018-
2020, tác giả đề xuất một số tiêu chí cơ bản để đánh giá sự không hiệu quả của công tác phân bổ vốn và TMĐT Tiêu chi được thể hiện trong bảng 3.6.
Hiệu quảKhông hiệu hiệu quả-Theo tiêu chí 1-Theo tiêu chí 3
Bảng 3.6 Tiêu chí đánh giá sự không hiệu quả việc phân bổ NVKH và lập TMĐT
STT Tiêu chí Nội dung tiêu chí Đánh giá công việc không hiệu quả
1 Tiêu chí 1 Dự án có TMĐT > NVPB và
QT>NVPB Phân bổ NVKH
2 Tiêu chí 2 Dự án có TMĐT > NVPB và
3 Tiêu chí 3 Dự án có TMĐT < 90% NVPB Phân bổ NVKH
4 Tiêu chí 4 Dự án có QT