1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thi công xây dựng tại công ty tnhh đầu tư hạ tầng thành phố

104 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Thi Công Xây Dựng Tại Công Ty TNHH Đầu Tư Hạ Tầng Thành Phố
Tác giả Phạm Như Quỳnh
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Trọng Tư
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,23 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết củaĐềtài (11)
  • 2. Mục đích củaĐềtài (11)
  • 3. Đối tượng và phạm vinghiêncứu (11)
  • 4. Cách tiếp cận và phương phápnghiêncứu (12)
  • 5. Kết quả dự kiếnđạtđược (12)
  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THICÔNG XÂY DỰNG TẠI DOANH NGHIỆPXÂYDỰNG (14)
    • 1.1 Khái quát chung về dự án đầu tư xây dựngcôngtrình (14)
      • 1.1.1 Các khái niệm liên quan đến các dự án đầu tưxâydựng (14)
      • 1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựngcôngtrình (15)
    • 1.2 Khái quát chung về quản lý chất lượng thi công xây dựngcôngtrình (21)
      • 1.2.1 Khái niệmchấtlượng (21)
      • 1.2.2 Khái niệm quản lý chất lượngxâydựng (21)
      • 1.2.3 Các nguyên tắc quản lý chất lượngxâydựng (24)
      • 1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng thi công xâydựngcôngtrình (25)
    • 1.3 Tổng quan chung về công tác quản lý chất lượng thi cônghiệnnay (30)
      • 1.3.1 Quản lý chất lượng công trình xây dựnghiện nay (30)
      • 1.3.2 Đặc điểm quản lý chất lượng thi côngcôngtrình (32)
      • 1.3.3 Trình tự quản lý chất lượng thi côngxâydựng (33)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THICÔNGCÔNG TRÌNH2 6 (36)
    • 2.1 Cơ sở pháp lý trong quản lý chất lượng thi công xây dựngcôngtrình..............26 .1 Luật Xây dựng năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây (36)
      • 2.1.2 Nghị định, thông tư về quản lý chất lượng thi côngxâydựng (37)
      • 2.1.3 Quy chuẩn, tiêu chuẩn về quản lý chất lượng công trìnhxâydựng (38)
    • 2.2 Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trìnhxâydựng (41)
    • 2.3 Nội dung công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình đối vớinhà thầuthicông (43)
      • 2.3.1 Trách nhiệm của nhà thầu thi công về quản lý chất lượngcôngtrình (43)
      • 2.3.2 Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụngcho công trìnhxâydựng (46)
      • 2.3.3 Nội dung quản lý chất lượng xây dựng mà nhà thầu thi công cần thựchiện38 (48)
    • 2.4 Quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựngcôngtrình (51)
    • 2.5 Một số phương pháp và mô hình quản lýchất lượng (52)
      • 2.5.1 Kiểm soát chất lượng – QC(QualityControl) (52)
      • 2.5.2 Đảm bảo chất lượng QA(QualityAssurance) (53)
      • 2.5.3 Kiểm soát chất lượng toàn diện – TQC (TotalQualityControl) (53)
      • 2.5.4 Quản lý chất lượngtheoISO (54)
    • 2.6 Một số vấn đề thường gặp trong công tác quản lý thi công xây dựng tại cácnhà thầuthicông (55)
      • 2.6.1 Thực hiện nội dung quản lý chất lượngthicông (55)
      • 2.6.2 Rà soátthiếtkế (57)
  • CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNGXÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ HẠ TẦNGTHÀNH PHỐ (61)
    • 3.1 Giới thiệu chung vềcôngty (61)
      • 3.1.1 Thông tin vềcôngty (61)
      • 3.1.2 Sơ lược quá trìnhphát triển (62)
      • 3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh củacôngty (66)
      • 3.1.4 Hình thức tổ chức hoạt động củacôngty (66)
      • 3.1.5 Thực trạng về nhân lực củacôngty (68)
      • 3.1.6 Thực trạng trang thiết bị củacôngty (69)
      • 3.1.7 Kết quả kinh doanh củacông ty (71)
      • 3.1.8 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh củacôngty (72)
    • 3.2 Đặc điểm các công trình công ty phụ tráchthicông (73)
    • 3.3 Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Công ty TNHHĐầu tư hạ tầngThànhphố (74)
      • 3.3.1 Các công tác quản lý chất lượng xây dựng tạicôngtrình (74)
      • 3.3.2 Những công tácđạtđược (83)
      • 3.3.3 Những mặt cònhạnchế (84)
    • 3.4 Đề xuất giải pháp pháp nâng cao chất lượng thi công xây dựng tại Công (85)
      • 3.4.1 Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng côngtrình 75 (85)
      • 3.4.2 Giải pháp về quản lý nhân sự, đào tạo bồi dưỡng kỹ sư có chuyên môn.803.4.3 Giải pháp quản lý chất lượngthicông (90)
      • 3.4.4 Giải pháp về quản lý vật tư,nguyênliệu (95)
      • 3.4.5 Giải pháp về an ninh, an toàn lao động, vệ sinhmôitrường (98)
    • 1. Kếtluận (101)
    • 2. Kiếnnghị (102)

Nội dung

Tính cấp thiết củaĐềtài

Nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế bền vững và tốc độ phát triểnngàycàng cao của đất nước, các dự án đầu tư xây dựng công trình ngày càng tăng và có quy mô ảnh hưởng lớn Vì vậy, các dự án đầu tư xây dựng phải đảm bảo chất lượng từ công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, vận hành, bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng Công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng phải có trình độ và chuyên môn cao để đảm bảo và đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xãhội.

Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng Thành phố được thành lập năm 2017, thi công nhiều công trình trong các lĩnh vực xây dựng như: Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; xây dựng công trình giao thông; tư vấn giám sát công trình xây dựng giao thông đường bộ, cầu, xây dựng dân dụng và công nghiệp… với doanh thu năm 2019 lên tới 250 tỷ đồng Tính đến thời điểm hiện tại công ty mới thành lập được 5 năm nên công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng còn chưa thực sự chặt chẽ và tối ưu Từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thi công xây dựng tại Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng Thành phố”.

Mục đích củaĐềtài

Đề xuất giải pháp quản lý, quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của Công ty TNHH Đầu tư Hạ tầng Thành phố được thực hiện một cách có hệ thống,hợp lý, hiệu quả và tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành.

Đối tượng và phạm vinghiêncứu

Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình đối với nhà thầu thi công, cụ thể với Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng Thành phố.

Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý chất lượng thi công dựa trên cơ sở tuân thủ LuậtXâyDựng và các văn bản pháp lý có liên quan Luận văn đánh giá thực trạng quản lý chất lượng thi công tại các doanh nghiệp là nhà thầu thi công nói chung và tại công ty TNHH Đầu tư Hạ tầng Thành phố nóiriêng.

Các số liệu nghiên cứu phân tích các dự án đầu tư xây dựng do Công ty thi công trong giai đoạn từ 2017-2020 Giải pháp nâng cao hoàn thiện công tác quản lý chất lượng xây dựng của Công ty được đề xuất cho giai đoạn2021-2025.

Cách tiếp cận và phương phápnghiêncứu

- Tiếp cận lý thuyết: Nghiên cứu về Luật Xây dựng; Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; Thông tư hướng dẫn và các tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng hiệnhành.

- Tiếp cận thực tế: Nghiên cứu thực tế thực hiện công tác quản lý thi công xây dựng tại Công ty từ đó áp dụng đề xuấtQuytrình quản lý thi công tại công tyxâydựng

- Phương pháp điều tra thu thập sốliệu;

- Phương pháp phân tích tổng hợp;

- Phương pháp phân tích so sánh;

- Và kết hợp một số phương phápkhác.

Kết quả dự kiếnđạtđược

Luận văn đạt được các kết quả:

- Tổng quan được quytrình quảnlýchất lượngthicôngxây dựng tại các dự án đầu tư xây dựng công trình và cụ thể tại đơn vị nhà thầu thicông;

- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lýchất lượng thi côngxây dựng tại Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng Thànhphố.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THICÔNG XÂY DỰNG TẠI DOANH NGHIỆPXÂYDỰNG

Khái quát chung về dự án đầu tư xây dựngcôngtrình

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến các dự án đầu tư xâydựng

Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực và tài chính đã được giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng sử dụng mà dự án hướng đến Tóm lại, Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.

Một dự án phải có các mục tiêu rõ ràng Mỗi mục tiêu lại được cụ thể hóa thành các chỉ tiêu cụ thể tương ứng Dự án là một quá trình tạo ra kết quả cụ thể, quá trình đó có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc và thường được phân làm ba giai đoạn: khởi đầu dự án, triển khai dự án và kết thúc dự án Mỗi dự án đều cần phải sử dụng đến nguồn lực (gồm: nhân lực, nguyên vật liệu, ngân sách) và nguồn lực này bị hạnchế.

Hoạt động theo dự án là một hoạt động có kế hoạch, tổ chức, được kiểm tra để đảm bảo cho một tiến trình chung với các nguồn lực và môi trường đã được tính toán nhằm thực hiện mục tiêu của dự án.

Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc góp vốn để xây dựng mới, sửa chữa cải tạo hoặc mở rộng các dự án công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhấtđịnh.

Các dự án đầu tư xây dựng cần phải có mục tiêu kinh tế - xã hội rõ ràng: đối với chủ đầu tư (CĐT) đó mà mục đích thu hồi vốn, tạo lợi nhuận, đối với xã hội đó là việc phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái.

Các nguồn lực đầu tư vào DADTXD đều có giới hạn nhất định như: vốn, lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu

Công trình xây dựng là sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng (VLXD), máy móc thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết với nền đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế CTXD bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác Cụ thể:

- Công trình dân dụng: Bao gồm nhà ở ( nhà riêng, nhà chung cư, nhà tập thể) và công trình công cộng (Công trình giáo dục, y tế, thể thao, Công trình tôn giáo, tín ngưỡng, Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp; nhà ga, trụ sở cơ quan nhànước);

- Công trình công nghiệp gồm: Công trình sản xuất vật liệu xây dựng, Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo, Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, Công trình dầu khí, Công trình năng lượng, Công trình hoá chất, Công trình công nghiệp nhẹ;

- Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ; đường sắt, cầu, hầm, công trình hàng hải, công trình hàngkhông;

- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: bao gồm công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công trình nông nghiệp và phát triển nông thônkhác;

- Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước, thóat nước; xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, đèn chiếu sáng công cộng, công viên câyxanh

1.1.2 Đặcđiểm của dự án đầu tư xây dựng côngtrình

Dự án đầu tư xây dựng (DAĐTXD) có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với sản phẩm của các ngành sản xuất khác Những đặc điểm của DAĐTXD tác động chi phối đến hoạt động thi công xây dựng, có ảnh hưởng lớn đến phương thức tổ chức thi công xây lắp công trình xây dựng và quản lý kinh tế, tài chính dự án Đồng thời những đặc điểm của DAĐTXD cũng ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, động cơ để phát triển công nghệ xây dựng, nghiên cứu phát triển vật liệu xây dựng, cải tiến máy móc thiết bị xây dựng, cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật quản lý xâydựng. a Những đặc điểm của DAĐTXD baogồm:

- DAĐTXD có những mục tiêu rõ ràng, bao gồm mục tiêu về chức năng của dự án như công suất, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và mục tiêu ràng buộc như thời hạn hoàn thành, chi phí, chấtlượng;

- DAĐTXD được xây dựng và sử dụng tại chỗ, có tính duy nhất: sản phẩm của DAĐTXD là công trình xây dựng mang tính đơn chiếc, duy nhất và không phải là sản phẩm của một quá trình sản xuất liên tục, hàngloạt;

- DAĐTXD luôn bị ràng buộc bởi các nguồn lực là thời gian thực hiện, tiền vốn, vật tư thiết bị, nhân lực, công nghệ, kỹthuật,…;

- DAĐTXD có môi trường bất định và tiềm ẩn rủi ro cao do thường yêu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiệndài;

Sản phẩm của DAĐTXD thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn.

DAĐTXD có sự tham gia của nhiều chủ thể, đó là chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, nhà cung ứng… Các chủ thể này lại có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thường mang tính đối tác, dễ xảy ra xung đột quyền lợi giữa các chủ thể do môi trường làm việc của DAĐTXD mang tính đaphương; b Phân loại dự án đầu tư xâydựng.

Bảng 1.1: Phân loại dự án

Khái quát chung về quản lý chất lượng thi công xây dựngcôngtrình

Chất lượng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.

Theo khía cạnh của nhà sản xuất có thể hiểu chất lượng là mức độ hoàn thiện của sản phẩm so với các tiêu chuẩn thiết kế Trong lĩnh vực sản xuất, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu thiết kế là căn cứ để đánh giá chất lượng của sản phẩm.

Theo khía cạnh của người tiêu dùng, chất lượng được xác định trên các khía cạnh như thuộc tính vật chất của sản phẩm Chất lượng đặc trưng cho mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Chất lượng được đo bởi mức độ thỏa mãn như cầu sản phẩm của người tiêu dùng, sự thỏa mãn trên nhiều phương diện như tính năng của sản phẩm, giá cả, thời điểm sử dụng Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn.

Từ các quan điểm trên, ta có thể định nghĩa chất lượng như sau: Chất lượng là tổng hợp các tính chất, các đặc trưng của một đối tượng hay thực thể tạo nên giá trị sử dụng thể hiện khả năng thỏa mãn nhu cầu sử dụng với hiệu quả cao trong những điều kiện sản xuất kinh tế xã hội nhấtđịnh.

1.2.2 Khái niệm quản lý chất lượng xâydựng

1.2.2.1 Khái niệm về chất lượng xâydựng

Một số quan niệm về chất lượng xây dựng (CLXD):

- CLXD là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, hợp đồng kinh tế và các quy định trong văn bản pháp luật có liênquan.

- CLXD là sự phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng Quan niệmnàythể hiện rõ: Khách hàng là người xác định chất lượng chứ không phải chủ quan của các nhà quản lý hay thiết kế Chất lượng sản phẩm xây dựng luôn gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của xã hội, đấtnước.

An toàn Bền vững Kỹ thuật Mỹ thuật

- Theo TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000 : 2005) [4], các yếu tố tạo nên CLXD được thể hiện theo sơ đồ dướiđây:

Hình 1.2: Các yếu tố tạo nên chất lượng công trình

Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật mà còn phải đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cho nên có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng nhưng trong đó yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý của chính quyền, của chủ đầu tư, của đơn vị thiết kế và năng lực của các nhà thầu thi công các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng Từ góc độ sản phẩm xây dựng và người sử dụng sản phẩm xây dựng, CLXD được đánh giá bởi các khía cạnh: công năng, sự hữu dụng, độ bền vững, tin cậy, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn trong khai thác sử dụng, tính thẩm mỹ, kinh tế và đảm bảo về thời gian phục vụ của công trình Ngoài ra, một số vấn đề cơ bản trong đólà:

- Chất lượngxâydựng được quan tâm và thực hiện trong suốt quá trình từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình cho đến khâuquyhoạch, lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công đến bảo hành và vận hành côngtrình.

- CLCT phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, kỹ thuật thi công, chất lượng trong công việc xây dựng riêng lẻ của từng bộ phận, hạng mục công trình.

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc, thiết bị Ngoài ra còn thể hiện trong quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng tay nghề đội ngũ công nhân, trình độ của kỹ sư trong quá trình thicông.

- Vấn đề ATLĐ: trong suốt giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xâydựng.

Chất lượng công trình xây dựng

Quy chuẩn Tiêu chuẩn Quy phạm +

- Vấn đề vệ sinh môi trường: cần chú ý từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố môi trường, ngược lại tác động của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án. Như vậy có thể đưa ra khái niệm về chất lượng công trình như sau: CLCT xây dựng là những yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, kỹ thuật, mỹ thuật, hiệu quả và thời gian thực hiện của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinhtế.

1.2.2.2 Khái niệm quản lý chất lượng công trình xâydựng

Theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP [6] Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia vào các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và văn bản pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.

Chất lượng công trình xây dựng được đánh giá từ góc độ của bản thân sản phẩm xây dựng và người sử dụng sản phẩm xây dựng CLXD còn được đánh giá ngay cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó và các vấn đề liên quan khác Một số vấn đề cơ bản đó là:

- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát - thiết kế, thi công, nghiệm thu bàn giao… đến giai đoạn khai thác sử dụng, bảo hành bảotrì.

- CLCT được hình thành ngay từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục côngtrình.

- Vấn đề an toàn lao động (ATLĐ) không chỉ trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng công trình mà cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng trực tiếp thamgia…

Tổng quan chung về công tác quản lý chất lượng thi cônghiệnnay

1.3.1 Quản lý chất lượng công trình xây dựng hiệnnay

1.3.1.1 Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xâydựng

Trong những năm gần đây, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tăng nhanh về số lượng, loại hình và quy mô Vì vậy công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng cơ bản được quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo hiệu quả nguồn vốn đầu tư, chất lượng và tính bền vững của công trình Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình, các cơ quan quản lý nhà nước theo sự phân cấp đã thực hiện các công việc như:

- Đã ban hành các văn bản pháp quy như Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, các tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng nhằm tạo ra môi trường pháp lý để việc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng được đồng bộ, thống nhất hiệuquả.

- Triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư công nghệ sản xuất vật liệu mới, thiết bị máy móc hiện đại, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học trong xây dựng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng nói chung và quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng.

- Tăng cường quản lý CLCTXD thông qua các tổ chức chuyên gia đánh giá về chất lượng tại các hội đồng nghiệm thu các cấp, cơ quan giám định chất lượng, thanh tra xây dựng…

- Thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình tư vấn, thiết kế, thi công công trình Tổ chức kiểm tra, thẩm định chất lượng các công trình xây dựng trước khi đưa vào sử dụng và kiểm tra, thẩm định giá trị đã đầu tư vào các dựán.

- Có chính sách khuyến khích, khen thưởng các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có thành tích xuấtsắc.

Các chủ trương chính sách, văn bản pháp quy, biện pháp quản lý hiện có về cơ bản đã đủ điều kiện để tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng Chỉ cần các tổ chức từ: Cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án đến các nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát… thực hiện đầy đủ các chức năng của mình một cách có trách nhiệm theo đúng trình tự, quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng thì công trình sẽ bảo đảm về chất lượng xây dựng và hiệu quả đầutư.

1.3.1.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng của các chủ thể trực tiếp thamgia

Chủ đầu tư; đơn vị tư vấn giám sát, thiết kế, khảo sát, thẩm tra; nhà thầu xây lắp là ba chủ thể trực tiếp quản lý chất lượng công trình xây dựng Thực tế đã chứng minh nếu dự án đầu tư xây dựng công trình mà ba chủ thể này có đủ trình độ năng lực, kinh nghiệm và thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chất lượng thi công công trình thì công trình sẽ đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả.

Một yếu tố khác đó là sự phối hợp giữa chủ đầu tư và địa phương nơi có dự án đi qua cũng đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt với những dự án có công tác giải phóng mặt bằng tái định cư Ở những dự án có sự phối hợp tốt giữa chủ đầu tư và địa phương thì việc triển khai nhanh và bàn giao mặt bằng đầy đủ cho nhà thầu thi công sẽ giúp việc tổ chức thi công khoa học, hợp lý hơn, dây chuyền thi công liên tục không bị gián đoạn Ngoài ra việc tham gia giám sát cộng đồng của người dân cũng góp phần quan trọng nâng cao công tác quản lý chất lượng côngtrình.

1.3.1.3 Quản lý chất lượng công trình trong các giaiđoạn a Quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát, thiết kế xâydựng

Quản lý CLCT ngay từ giai đoạn khảo sát, thiết kế là bước rất quan trọng để tạo ra sản phẩm có chất lượng Các đơn vị TVTK thường lập dự án theo kinh nghiệm ước tính suất đầu tư, chưa được chú trọng đến tính hiệu quả của dự án công trình xây dựng Số lượng các đơn vị tư vấn nhiều nhưng nhiều đơn vị năng lực và kinh nghiệm còn yếu. b Quản lý chất lượng trong giai đoạn thicông

Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thi công đang được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý dự án, để nâng cao chất lượng trong quá trình thi công đòi hỏi sự tham gia của nhiều đơn vị từ chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế

1.3.2 Đặc điểm quản lý chất lượng thi công côngtrình

Quá trình thi công CTXD thường diễn ra trên phạm vi rộng, là quá trình tổng hợp phức tạp nhiều loại hình kết cấu không đồng nhất, phương pháp thi công không đồng nhất, có kích thước lớn và tính hoàn chỉnh cao, chu kỳ xây dựng kéo dài và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên So với kiểm soát hơn so với chất lượng quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp, kiểm soát chất lượng thi công công trình gặp khó khăn hơn nhiều Quản lý chất lượng công trình có một số đặc điểm chínhsau:

- Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình như: công tác khảo sát, thiết kế,nguyên vật liệu đầu vào, máy móc, thiết bị, đặc điểm địa hình, địa chất, thời tiết, công nghệ thi công, biện pháp thi công, tổ chức quản lý sản xuất, công tác nghiệm thu… đều ảnh hưởng đến chất lượng thicông.

- Những công việc xây dựng cần sử dụng thủ công sẽ chịu ảnh hưởng bởi sức khỏe và tay nghề của ngườithợ.

- Nếu kiểm tra chất lượng sau khi hoàn thành công trình xây dựng sẽ gặp nhiều bất cập như không thể tháo dỡ, loại bỏ từng bộ phận sản phẩm, cũng như không thể thay đổi cấu kiện giống sản phẩm công nghiệp thông thường khác để kiểm tra chất lượng Sau khi phát hiện chất lượng công trình không đạt yêu cầu, cũng không thể đổi hàng hay trả lại như những sản phẩmkhác.

- Chất lượng xây dựng chịu sự ràng buộc của tiến độ và phân bổ chi phí đầu tư: Trong trường hợp thông thường, căn cứ vào sự phân bổ chi phí đầu tư, tiến độ được lập tuân thủ theo đúng yêu cầu thì chất lượng sẽ là tốt nhất, ngược lại tiến độ thi công không phù hợp như: Thi công quá nhanh chất lượng khó đảm bảo hay thi công kéo dài dễ gặp biến động về giá cả ảnh hưởng xấu đến chất lượng côngtrình.

1.3.3 Trìnhtự quản lý chất lượng thi công xâydựng

CLTC xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn thiết kế tổ chức thi công, mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, VLXD, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng Trình tự quản lý chất lượng công trình được quy định như sau:

- Quản lý chất lượng đối với nguyên vật liệu đầu vào, cấu kiện, thiết bị máy móc sử dụng cho công trình xâydựng.

CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THICÔNGCÔNG TRÌNH2 6

Cơ sở pháp lý trong quản lý chất lượng thi công xây dựngcôngtrình 26 1 Luật Xây dựng năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây

Công tác quản lý chất lượng thi công đã được quy định, hướng dẫn cụ thể trong: Luật Xây dựng ; Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng … cùng các nghị định, thông tư hướng dẫn, tiêu chuẩn quy phạm có liên quan Hệ thống văn bản pháp lý là căn cứ để các cơ quan quản lý, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn và giám sát tuân theonhằm:

- Bảo đảm đầu tư xây dựng theoquyhoạch, bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường; dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hóa của từng vùng miền để đưa ra quy hoạch hợp lý nhất, nâng cao cuộc sống của người dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, anninh.

- Phân biệt rõ chức năng quản lý của nhà nước trong hoạt động ĐTXD với chức năng quản lý của CĐT phù hợp với từng loại nguồnvốn.

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thóat và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xâydựng.

- Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên sẵn có tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xâydựng.

- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, tính mạng phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

- Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiện năng lực phù hợp với đặc điểm cấp công trình xây dựng, loại dự án theo quy định của LuậtXâyDựng.

2.1.1 Luật Xây dựng năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng năm2020

Luật Xây dựng được Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 theo Nghị quyết số 16/2003/QH11 và mới đây nhất là Luật Xây dựng số 50/2014/QH13[2] được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 18 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 với các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng.

Luật số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

2.1.2 Nghị định, thông tư về quản lý chất lượng thi công xâydựng Để kịp thời đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao trong lĩnh vực xây dựng, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, thông tư như:

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xâydựng.

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 về quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình;

- Nghị định 09/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 về quản lý vật liệu xâydựng;

- Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 08 năm 2019 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng côngtrình;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xâydựng.

- Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xâydựng;

- Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhàthầu;

- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xâydựng;

- Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xâydựng;

- Thông tư 24/2016/TT-BXD ngày 01/09 /2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý dự án đầutư;

- Thông tư 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xâydựng;

- Thông tư 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xâydựng;

2.1.3 Quychuẩn, tiêu chuẩn về quản lý chất lượng công trình xâydựng Điều 6, khoản 1, Luật xây dựng số 50/2014/QH13 quy định “hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”.

Hệ thống tiêu chuẩn và luật xây dựng là văn bản quy phạm pháp luật kỹ thuật quy định các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thí nghiệm và bảo đảm chất lượng của công trình xây dựng trong các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, xây dựng, nghiệm thu, bàn giao và khởi công Do đó, hoạt động xây dựng phải tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do Bộ Xây dựng và các Bộ ngành liên quan ban hành và áp dụng cho chính dự án Việc áp dụng tiêu chuẩn phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầusau:

- Trong hoạt động xây dựng, tiêu chuẩn được áp dụng một cách tự nguyện, trừ những tiêu chuẩn bắt buộc phải có trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc các văn bảnquyphạm pháp luật khác có liênquan;

- Các tiêu chuẩn được thông qua phải tuân thủ các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật xây dựng quốc gia và các luật khác có liênquan;

- Đảm bảo tính đồng bộ và tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn ápdụng;

- Tiêu chuẩn này chủ yếu áp dụng cho các dự án do người quyết định đầu tư phê duyệt dự án đầu tư Các tiêu chí còn lại do chủ đầu tư xácđịnh;

- Đối với tiêu chuẩn nước ngoài, khi áp dụng phải có bản tiêu chuẩn gốc kèm theo bản dịch tiếng Việt cho phần nội dung sử dụng để thuận tiện cho công tác triển khai thi công, chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II được bắt buộc đơn vị thiết kế lập làm cơ sở thực hiện Bản mô tả kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc được quy định trong bản mô tả thiết kế xây dựng của dự án cònlại.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở kết quả thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm cấu kiện, thí nghiệm thiết bị cơ khí mà còn thể hiện ở chất lượng vật liệu xây dựng trong quá trình hình thành và thực hiện các bước của quy trình xây dựng trong hoạt động xây dựng.

Quy chuẩn xây dựng: là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành Đó là các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây dựng (theoWikipedia).

Bảng 2.1: Một số Quy chuẩn do Bộ xây dựng ban hành

Cùng một số quy chuẩn có liên quan khác.

Tiêu chuẩn xây dựng: Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng (Theo Wikipedia).

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành

Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trìnhxâydựng

Những luận chứng tài liệu, quy định đã được nghiên cứu, thử nghiệm hoặc khảo sát đánh giá và phân tích chính là cơ sở khoa học cùa quản lý CLXDCT Đây là những tiêu chuẩn vàquyđ ị n h đ ã đ ư ợ c c ô n g n h ậ n N h ữ n g c ơ s ở k h o a h ọ c v ề c h ấ t l ư ợ n g c ô n g trình xây dựng là những bài báo, tạp chí khoa học, các thí nghiệm, các khảo sát về chất lượng xây dựng.

Từ các hệ thống quản lý chất lượng, các phương pháp và lý luận khoa học theo kế hoạch và quy trình có hệ thống xây dựng lên hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng Việc quản lý CLXDCT là một quá trình hoạt động liên tục từ khảo sát, lựa chọn thiết kế, giám sát, lựa chọn nhà thầu thi công đến giai đoạn thi công và bàn giao, vận hành bảo hành hạng mục công trình Quản lý chất lượng thi công xây dựng có thể hiểu là một quá trình lập kế hoạch, điều phối nguồn lực, thời gian và giám sát kiểm tra quá trình thi công của công trình nhằm đảm bảo công trình hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt, an toànvà đạt yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm Nội dung chính của công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng như sau:

- Kế hoạch quản lý chất lượng:Kế hoạch quản lý chất lượng công trình phải được kết hợp với các yêu cầu và hướng dẫn của Nhà nước thông qua Nghị định số 06/2021/NĐ-

CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và thông tư hướng dẫn số 10/2013/TT-BXD; tiêu chuẩn TCVN: ISO 9001-2015; hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng Đồng thời phải phù hợp với Luật Xây dựng hiệnhành.

- Theo dõi:Quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình, giải quyết các vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiệntrạng.

- Kiểm soát:Xây dựng và vận hành một hệ thống đo lường theo dõi và dự đoán những biến động của công trình xây dựng về chất lượng công trình Mục đích của chức năng kiểm soát là xác định và dự phòng những biến động để đưa ra kịp thời phương án điều chỉnh sửa chữa Quá trình theo dõi phải có báo cáo liên tục, kịp thời và chính xác.Kiểm soát CLCT là một công việc đòi hỏi phải tính liên tục chuyên môn cao và nắm được kếhoạch.

Mục tiêu cơ bản của công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng tóm gọn lại chính là thực hiện công việc phải đảm bảo hoàn thành theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt và đúng thời gian đã đề ra.

Nội dung công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình đối vớinhà thầuthicông

2.3.1 Tráchnhiệm của nhà thầu thi công về quản lý chất lượng côngtrình

Theo Điều 13 Nghị định 06/NĐ-CP ngày 26/01/2021, trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng gồm có:

+ Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định.

+ Lập vàthông báocho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu Hệ thống quản lý chất lượng công trình của nhà thầu phải phù hợp với quy mô, tính chất của công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý thi công xây dựng, bao gồm: chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu, các cá nhân phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp và thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng, quản lý khối lượng, tiến độ thi công xây dựng, quản lý hồ sơ thi công XDCT.

+ Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:

• Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;

• Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thicông;

• Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trìnhxâydựng;

• Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung quy định tại Phụ lục III nghị định này, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về antoàn;

Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng. + Xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình.

+ Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định củahợp đồng xây dựngvà quy định của pháp luật có liên quan, Tổ chức thực kiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện Người thực hiện công tác quản lý ATLĐ của nhà thầu thi công xây dựng phải được đào tạo về chuyên ngành ATLĐ hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

+ Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều 12Nghị định 06/2021/NĐ-CP[6] và quy định của hợp đồng xâydựng.

Tổ chức thực hiện các công tác thí nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của nhà thầu hoặc do nhà thầu thuê theo quy định của hợp đồng xây dựng phải đủ điều kiện năng lực để thực hiện công tác thí nghiệm và phải trực tiếp thực hiện công tác này để đảm bảo kết quả thí nghiệm đánh giá đúng chất lượng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được sử dụng cho côngtrình.

+ Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng (nếu có), thiết kế xây dựng công trình Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng so với điều kiện thực tế trong quá trình thi công.Kiểm soát chất lượng thi côngxâydựng do mình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại côngtrường.

+ Dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết, sự cố này Đình chỉ thi công khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắcphụcngay lập tức; khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao độngxảyra trong quá trình thi công xây dựng công trình Sau khi khắc phục hoàn toàn và có xác nhận không còn các yếu tố nguy hiểm mới cho phép tiếp tục thicông.

+ Thực hiện đo đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế Tiến hành thí nghiệm, kiểm tra chạy thử theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.

+ Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.

+ Sử dụng chi phí về an toàn lao động trong thi công xây dựng đúng mục đích.

+ Lập nhật ký thi công xây dựng công trình và bản vẽ hoàn công theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này.

+ Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định này.

+ Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.

+ Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.

+ Tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ quản lý thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện.

+ Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng có tráchnhiệm:

 Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận; phối hợp với các bên liên quan thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về an toàn, biện pháp đảm bảo an toàn và đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế thi công xâydựng;

 Hướng dẫn người lao động nhận biết các yếu tố nguy hiểm và thực hành các biện pháp ngăn ngừa, xử lý tai nạn trên công trường; cung cấp và yêu cầu người lao động sử dụng đầy đủ dụng cụ bảo hộ trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về ATLĐ của người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên côngtrường;

Quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựngcôngtrình

Quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện từ công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng.

Quản lý chất lượng thi công xây dựng bao gồm trình tự các bước:

- Quản lý chất lượng đối với vật liệu đầu vào, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị máy móc sử dụng trong quá trình thi công công trìnhxâydựng.

- Quản lý chất lượng của chủ đầu tư, TVGS và nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng côngtrình.

- Giám sát thi công xây dựng công trình của TVGS và CĐT, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng côngtrình.

- Giám sát tác giả của nhà thầu tư vấn thiết kế trong thi công xây dựng côngtrình.

- Thí nghiệm kiểm chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng côngtrình.

- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xâydựng.

- Nghiệm thu và bàn giao hạng mục, công trình hoàn thành để đưa công trình vào khai thác, sửdụng.

- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Lập hồ sơ an toàn, hồ sơ chất lượng trong quá trình thicông.

- Lập hồ sơ hoàn công, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xâydựng.

Một số phương pháp và mô hình quản lýchất lượng

2.5.1 Kiểm soát chất lượng – QC (Quality Control)

Kiểm soát chất lượng (tiếng Anh: quality control hay viết tắt QC) là một quá trình mà các chủ thể xem xét chất lượng của tất cả các yếu tố liên quan đến sản xuất ISO 9000 định nghĩa kiểm soát chất lượng là "Một phần của quản trị chất lượng tập trung vào công việc đáp ứng các yêu cầu về chất lượng". Để kiểm soát chất lượng, mỗi công ty phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tạo ra chất lượng Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm khuyết tật Muốn QLCLXD cần phải kiểm soát được 5 điều kiện cơ bản sau đây:

- Kiểm soát con người:Tất cả mọi người, từ quản lý cấp cao đến nhân viên, thường cần được đào tạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao; có đủ kinh nghiệm sử dụng các phương pháp vàquytrình, biết cách sử dụng thiết bị và phương tiện; hiểu rõ trách nhiệm và trách nhiệm của bản thân đối với CLXD; sở hữu tất cả những gì cần thiết tài liệu, hướng dẫn công việc và đủ phương tiện để tiến hành công việc; có đủ các điều kiện cần thiết khác để công việc đạt được chất lượng như mongđợi.

- Kiểm soát phương pháp và quá trình:Phương pháp và quy trình phải phù hợp tức là bằng phương pháp và quy trình chắc chắn rằng sản phẩm được tạo ra sẽ đáp ứng các yêu cầu đãnêu.

- Kiểm soát việc cung ứng các yếu tố đầu vào:Nguồn nguyên liệu phải được chọn lọc.

Nguyên liệu đầu vào phải được kiểm tra nghiêm ngặt khi nhập vào nhà máy vàkho.

- Kiểm soát trang thiết bị dùng trong sản xuất và thử nghiệm: Các loại thiết bị này phải phù hợp với mục đích sử dụng Đảm bảo các yêu cầu: vận hành tốt, yêu cầu kỹ thuật, an toàn cho người vận hành, không gây ô nhiễm môi trường, sạchsẽ.

- Kiểm soát thông tin:Tất cả các thông tin phải được kiểm tra và phê duyệt bởi nhân viên có chuyên môn Thông tin phải được cập nhật và truyền tải để sử dụng khi cần thiết.

2.5.2 Đảmbảo chất lượng QA (Quality Assurance)

Khi đã kiểm soát được chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải duy trì mức chất lượng đã đạt được thông qua việc đảm bảo chất lượng Khách hàng cũng sẽ yêu cầu cung cấp các hồ sơ chứng minh quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm dựa trên 2 yếu tố: chứng minh việc thực hiện kiểm soát chất lượng và có bằng chứng về việc kiểm soát ấy Khách hàng sẽ dựa trên 2 yếu tố này làm cơ sở để đánh giá và đưa ra quyết định có mua sản phẩm hay không.

Nội dung cơ bản của phương pháp đảm bảo chất lượng chính là phải xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu lực và hiệu quả.

2.5.3 Kiểm soát chất lượng toàn diện – TQC (Total QualityControl)

Các kỹ thuật kiểm soát chất lượng được áp dụng trong quá trình sản xuất và kiểm tra. Mục tiêu chính của quản lý chất lượng là thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, để đạt được mục đích đó cần phải áp dụng các phương pháp này vào các quá trình xảy ra trước quá trình sản xuất (khảo sát thị trường, nghiên cứu, lập kế hoạch, phát triển, thiết kế và mua hàng), áp dụng trong quá trình sản xuất và cho các quá trình xảy ra sau đó (đóng gói, lưu kho, vận chuyển, phân phối, bán hàng và dịch vụ sau khi bán hàng). Phương thức quản lý này được gọi làKiểm soát chất lượng toàn diện.

Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống kiểm soát có chức năng tổng hợp, đồng nhất các nỗ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động quảng cáo, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ chăm sóc khách hàng có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của kháchhàng.

Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động mọi cá thể, phòng ban trong công ty tham gia vào các quá trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng Nhờ vào đó có thể tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ đồng thời thỏa mãn nhu cầu sử dụng của khách hàng.

2.5.4 Quản lý chất lượng theoISO

Tiêu chuẩn ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm trợ giúp các tổ chức, doanh nghiệp, cá thể áp dụng và vận hành các hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực ISO 9000 được duy trì bởi tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, là tổ chức đang được hoạt động dựa trên giấy chứng nhận quyền công nhận tiêu chuẩn này.

Bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 là một chuỗi các tiêu chuẩn khác nhau về quản lý chất lượng, được triển khai áp dụng tại Việt Nam từ những năm 1995, cho đến hiện tại phương pháp quản lý này vẫn được áp dụng rộng rãi và làm thay đổi sự lãnh đạo và quản lý các tổ chức, doanh nghiệp, thay đổi tư duy quản lý, kinh doanh của nhiều chủ thể doanh nghiệp.

Sau nhiều lần được bổ sung, sửa đổi hiện nay Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm các tiêu chuẩn chínhsau:

+ Tiêu chuẩn ISO 9000:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng: tiêu chuẩn này mô tả khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong quản lý chất lượng được áp dụng rộng rãi cho các tổ chức muốn đạt được thành công bền vững thông qua việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng.

+ Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống động, phát triển theo thời gian thông qua các giai đoạn cải tiến, đưa ra khuôn khổ cho việc hoạch định, triển khai, theo dõi và cải tiến kết quả thực hiện của hoạt động quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng không cần phức tạp, mà cần phản ánh chính xác nhu cầu của tổ chức Ngoài ra tiêu chuẩn này còn đưa ra cách tiếp cận hệ thống quản lý chấtlượng.

+ Tiêu chuẩn ISO 9004:2009 - Hệ thống quản lý tổ chức để thành công bền vững - Một cách tiếp cận quản lý chất lượng.

+ Tiêu chuẩn ISO 9011:2011 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường: Tiêu chuẩn này hướng dẫn về cách giá các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường.

Lợi ích của việc áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9000:

+ Nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân đối với vấn đề chất lượng và và sự thỏa mãn của khách hàng;

Một số vấn đề thường gặp trong công tác quản lý thi công xây dựng tại cácnhà thầuthicông

2.6.1 Thực hiện nội dung quản lý chất lượng thicông

Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được quản lý từ giai đoạn mua sắm vật tư, sản xuất, chế tạo các cấu kiện, sản phẩm xây dựng, máy móc và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây lắp, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình vào sử dụng Quản lý chất lượng thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị bao gồm nhưng không giới hạn các công việc sau:

- Báo cáo Chủ đầu tư các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định của pháp luật (Điều 107 của Luật Xây dựng[2]);

- Báo cáo Chủ đầu tư năng lực thi công xây dựng công trình, baogồm:

+ Nhân lực, thiết bị máy móc thi công xây dựng công trình đưa vào công trường Cung cấp giấy chứng nhận huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động Bằng lái máy và giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, trang phục và đồ bảo hộ phục vụ thi công xây dựng công trình;

+ Quy trình, hệ thống quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;

+ Thông tin về phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng côngtrình.

Trình Chủ đầu tư chấp thuận các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 [5] của Chính phủ bao gồm:

- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹthuật;

- Biện pháp thi công, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho côngtrình;

- Tiến độ nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trìnhxâydựng;

- Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung quy định tại Phụ lục III nghị định này, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về antoàn;

- Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầutư.

Các hồ sơ trên được trình Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát về nguồn cung cấp, loại vật liệu sử dụng cũng như chất lượng vật tư, vật liệu, thiết bị và cấu kiện, sản phẩm xây dựng trước khi thi công và lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của thiết kế, hợp đồng.Tập hợp, lưu trữ tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình,giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng để phục vụ công tác bàn giao công trình.

2.6.2 Rà soát thiếtkế Đề nghị Chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế vì Nhà thầu thi công xây dựng là người trực tiếp chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công công trình sau khi ký hợp đồng với chủ đầu tư.

Do đó các phát sinh dù lớn dù nhỏ đều thuộc trách nhiệm của nhà thầu Những phát sinh thường gặp trong quá trình thi công xâydựng:

Nỗi lo sợ lớn nhất của đơn vị nhà thầu khi thi công xây dựng chính là phát sinh chi phí nguyên vật liệu ngoài dự toán Nguyên nhân là do:

Thứ nhất, doanh nghiệp dự toán khối lượng vật tư không chính xác.

Khoản thu ghi trong hợp đồng thi công xây dựng với chủ đầu tư đã bao gồm tất cả các chi phí sau khi hai bên tính toán, ước lượng số tiền cần chi tiêu cho dự án Do đó, toàn bộ chi phí nguyên vật liệu đã được chủ đầu tư gói gọn vào một con số X nào đó Tuy nhiên, do đơn vị nhà thầu quản lý kém dẫn đến phát sinh thêm chi phí và số chi phí phát sinh thêm đó hoàn toàn do đơn vị nhà thầu chịu trách nhiệm.

Thứ hai, doanh nghiệp thay đổi chủng loại vật tư dẫn đến tăng chi phí. Đơn vị chủ thầu ước tính chi phí nguyên vật liệu dựa trên giá thành loại vật tư tại thời điểm đó Tuy nhiên, có rất nhiều công trình kéo dài vài năm, trong khi đó đơn giá vật tư tăng lên dẫn đến chi phí nguyên vật liệu cũng tăng theo mà chung quy đơn vị nhà thầu lại phải gánh chịu. Để khắc phục tình trạng đó đòi hỏi doanh nghiệp phải lên kế hoạch, dự toán những trường hợp phát sinh vật tư có thể xảy ra trong tương lai như: vật tư tăng giá, thay đổi chủng loại vật tư, phát sinh vật liệu bắt buộc, thay đổi của chủ đầu tư,…

(2) Phát sinh vấn đề nhâncông

Giả sử hợp đồng ghi nhận công trình trong 200 công thợ nhưng đơn vị thi công thực hiện chậm tiến độ phát sinh thêm 20 công thợ Phát sinh công nợ là câu chuyện thực tế thường thấy ngay cả các nhà thầu kinh nghiệm cũng gặp phải.

Nếu số phát sinh thêm công nợ hoàn toàn do chủ đầu tư gánh chịu thì đơn vị nhà thầu sẽ chẳng cần bận tâm Tuy nhiên chi phí phát sinh công nợ đó dù là một hay mười đồng thì đơn vị nhà thầu đều phải gánh chịu, kéo theo đó là câu chuyện nhà thầuxâydựng sau khi trả lương công nhân không còn lợinhuận.

Nguyên nhân nào dẫn đến phát sinh về nhân công trong thi công xây dựng:

Nhà thầu lên kế hoạch không sát với thực tế: Việc đấu thầu dự án trọn gói đòi hỏi nhà thầu phải có kinh nghiệm ước lượng số công nợ, chi phí nhân sự sát với thực tế Các nhà thầu tay nghề còn non yếu thường gặp tình trạng ước tính số công nợ sai lệch dẫn đến hậu quả đơn vị nhà thầu phải chịu thiệt hại.

Nhà thầu quản lý công nhân kém: Nguyên nhân cốt lõi của phát sinh trong thi công xây dựng là do công nhân làm việc không hiệu quả, trốn việc, lười nhác, cố tình kéo dài thời gian thi công để chuộc lợi,…Những bất cập đó đòi hỏi nhà thầu cần thắt chặt công tác quản lý, giám sát công nhân trực tiếp tại côngtrường.

(3) Thi công lệch lạc so với hồ sơ thiếtkế

Giả sử ban đầu chủ đầu tư muốn đơn vị thi công xây dựng một chung cư trên diện tích đất 1000m2 có hoa văn trần nhà tại các căn hộ Tuy nhiên trong quá trình thi công, đơn vị nhà thầu bỏ sót phần thiết kế hoa văn đó.

Hậu quả của việc thi công lệch lạc với hồ sơ thiết kế:

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI CÔNGXÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ HẠ TẦNGTHÀNH PHỐ

Giới thiệu chung vềcôngty

Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: Công ty TNHH Đầu tư Hạ tầng Thành phố

Tên giao dịch bằng Tiếng Anh: City infrastructure investment company limited Địa chỉ: Phòng 103 tòa nhà số 2, khu công nghiệp An Dương, thôn Ấp, xã Hồng Phong, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam

- Người đại diện: Phạm Thị VânAnh

- Số tài khoản: 2631181686666 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - chi nhánh Bắc HảiPhòng.

- Số đăng ký kinh doanh: 5600187990 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp lần đầu ngày 14/09/2017, thay đổi lần 01 ngày09/11/2020.

Hình 3.1: Logo của Công ty

3.1.2 Sơ lược quá trình phát triển

Công ty TNHH Đầu tư Hạ tầng Thành phố tiền thân chỉ là nhóm một tổ đội thi công, chuyên thi công san lấp mặt bằng và hạ tầng tại Khu công nghiệp An Dương – huyện

An Dương – thành phố Hải Phòng Sau 3 năm hoạt động, ban lãnh đạo đã quyết định thành lập công ty vào năm 2017 Công ty có vốn điều lệ 30 tỷ đồng và mở rộng hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng: thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, giao thông, san nền, hạ tầng, cấp thóat nước

Mặc dù công ty còn non trẻ nhưng dưới sự lãnh đạo của ban Giám đốc cùng các kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, công ty đã nhận được nhiều dự án về xây dựng hạ tầng và xây dựng nhà xưởng kết cấu thép cũng như bê tông cốt thép, doanh thu hằng năm đạt trên 100 tỷ đồng Một số công trình xây dựng tiêu biểu của công ty:

Bảng 3.1: Một số công trình xây dựng tiêu biểu của công ty Đơn vị chủ đầu tư Tên công trình Diện tích xây dựng

Công ty TNHH Sanhua (Việt

Xây dựng nhà xưởng số 2 và các nhà phụ trợ 52.676 m 2 Đơn vị chủ đầu tư Tên công trình Diện tích xây dựng

Công ty TNHH Sanhua (Việt

Nam) Xây dựng nhà xưởng số 5

Công ty TNHH Điện tử Đại

Cải tạo nền nhà, lắp đặt hệ thống đèn, điều hòa, vách ngăn và trần thạch cao

Công ty TNHH Điện tử Đại

Thi công trạm cân và lắp đặt bàn cân

Công ty TNHH Điện tử Đại

Thi công các hạng mục phụ trợ 9 nhà xưởng 12.522 m 2

Công ty TNHH Đầu tư Liên

Công ty TNHH Đầu tư Liên

Thicônglắpghépnhàxưởngkếtcấuthépsố3 3và35vàthicônghạtầngkhu6nhàxưởngtựx ây-KhucôngnghiệpAn

Công ty TNHH Đầu tư Liên

Thi công hạ tầng giao thông khu công nghiệp An Dương – giai đoạn 1 115.360 m 2 Công ty TNHH Đầu tư Liên

Thi công hạ tầng giao thông khu công nghiệp An Dương – giai đoạn 2 76.500 m 2 Công ty TNHH Đầu tư Liên

Thi công Công viên Nước mưa – Khu công nghiệp An Dương 15.783 m 2

Công ty TNHH Đầu tư Liên

Thi công công trình cây xanh đường giao thông khu công nghiệp An

Công ty TNHH Đầu tư Liên

Thi công mương kè đá và hệ thống mương hở thóat nước mưa đường giao thông KCN An Dương

5 km Đơn vị chủ đầu tư Tên công trình Diện tích xây dựng

Công ty TNHH cổ phần (tập đoàn) Kiến An thành phố

Trung tâm tiếp đón (Nhà khách của

Công ty TNHH điện tử cơ khí

Thi công hạ tầng giao thông công trình xây dựng nhà máy công ty CheeYuen

Thi công hạ tầng giao thông công trình xây dựng nhà máy công ty TP- link 28.522 m 2

Hình 3.2: Thi công nhà xưởng bê tông cốt thép – Công ty TNHH Sanhua (Việt Nam)

Hình 3.3: Công viên Nước mưa – Khu công nghiệp An Dương – Hải Phòng

Hình 3.4: Thi công lắp ghép nhà xưởng kết cấu thép

3.1.3 Lĩnhvực kinh doanh của côngty

Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng: thi công xây lắp và hoàn thiện các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi; Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị và khu công nghiệp; Thi công xây lắp nhà xưởng công nghiệp Dưới đây là bảng tổng hợp bảng tổng hợp số năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của công ty

Bảng 3.2: Năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng

STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC SỐ NĂM KINH

1 Xây dựng công trình công nghiệp 03 năm

2 Xây dựng công trình hạ tầng giao thông 05 năm

3 Xây dựng nhà các loại 03 năm

4 Xây dựng công trình công ích, cây xanh 03 năm

5 Xây dựng phân xưởng kết cấu thép côngn g h i ệ p 04 năm

6 Sửa chữa, cải tạo nhà xưởng kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu thép 05 năm

Giám sát công tácxâydựng và hoàn thiệnc ô n g trìnhgiao thông, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

8 Dịch vụ chăm sóc và duy trì cây cảnh 03 năm

3.1.4 Hình thức tổ chức hoạt động của côngty

Mô hình tổ chức của Công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn là mô hình tổ chức một công ty cổ phần quy mô nhỏ, bao gồm 2 cấp: Cấp quản lý công ty và Cấp thực hiện.

Phó giám đốc phụ trách tài chính, kế toán

Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật

Phòng kinh doanh Phòng hành chính - Tổ chức

Kế toán Quản lý nhân sự

Dự thầu, dự toán, quyết toán

Kỹ thuật hiện trường Giám đốc

Hình 3.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

- Cấp quản lý công ty baogồm:

+ 1 giám đốc: phụ trách chung

+ 1 Phó giám đốc: phụ trách dự án, kỹ thuật, dự toán.

+ 1 Phó giám đốc: phụ trách tài chính, kế toán.

- Cấp thực hiện gồm các phòng chứcnăng:

Phòng kinh doanh:Lập và thực hiện các kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương Thực hiện chính sách với người lao động, các chế độ bảo hiểm, y tế ; hoạch định và tham mưu cho ban giám đốc các dự án mới Đồng thời lên kế hoạch hoạt động của công ty cũng như việc triển khai thực hiện các dự án.

Phòng hành chính – tổ chức:Có chức năng tổng hợp về mảng đào tạo, tuyển dụng và quản lý cán bộ, trình ký, sao lưu các văn bản pháp quy của nhà nước, các tài liệu văn bản có liên quan đến quản lý chất lượng đơn vị.

Phòng công trình:Lập hồ sơ đấu thầu và đơn giá dự thầu, lập dự toán và quyết toán các công trình; Lập hồ sơ chất lượng và hồ sơ nghiệm thu của các công trình xây dựng; Kiểm soát và cải tiến các quy trình quản lý chất lượng, kiểm tra và giám sát chất lượng công trình cũng như việc thực hiện các quy trình quản lý chất lượng và quy trình kỹ thuật.

3.1.5 Thực trạng về nhân lực của côngty

Bảng 3.3: Danh sách nhân lực của Công ty theo chuyên môn

STT Trình độ Số người

1 Kỹ sư kinh tế 03 người

2 Kỹ sư giao thông 02 người

3 Kỹ sư dân dụng 03 người

4 Kỹ sư vật liệu 01 người

6 Cử nhân kinh tế 04 người

8 Trung cấp kế toán 01 người

IV Thợ lái máy 06 người

V Lao động phổ thông 50 người

STT Trình độ Số người

Nhìn chung nhân sự của công ty vẫn còn khá ít Vẫn còn thiếu các kỹ sư hiện trường, kỹ sư phòng cháy chữa cháy và kỹ sư ME Trong giai đoạn năm 2019-2020 công ty đã thi công xây dựng một số dự án lớn, cần dồi dào lực lượng nhân sự Do đó đã dẫn tới tình hình quá tải, một kỹ sư phải chịu trách nhiệm nhiều công việc.

3.1.6 Thực trạng trang thiết bị của côngty

Bảng 3.4: Danh sách thống kê trang thiết bị của công ty

STT Thiết bị, phần mềm Đơn vị Số lượng Ghi chú

1 Máy xúc bánh lốp PC140 Xe 02

2 Máy xúc bánh xích cần dài Xe 01

3 Máy rải bê tông nhựa Xe 01

4 Máy lu bánh lốp, bánh thép Xe 02

5 Xe bồn tưới nước Xe 01

7 Máy tính để bàn Cái 25

8 Máy tính xách tay Cái 05

9 Hệ thống mạng nội bộ tốc độ cao: Hệ thống mạng nội bộ tốc độ cao

10 Kết nối internet cáp quang do FPT cung cấp

STT Thiết bị, phần mềm Đơn vị Số lượng Ghi chú

12 Máy in màu DL-HT4000 Cái 02

13 Máy photocopy-scan RICOH Cái 01

15 Máy ảnh kỹ thuật số Cái 01

16 Máy fax, điện thoại cố định Cái 01

17 Phần mềm quản lý nội bộ công ty Wechat

Thiết bị khảo sát địa hình: Máy toàn đạc điện tử Nikon DTM-350; Máy thủy chuẩn

LEICA NA-720 (Thụy Sỹ); Mia nhôm rút

4m, gương quang học, bộ đàm liênlạcKENWOOD

Phần mềm ứng dụng chuyên ngành:

2007…; Phần mền kế toán Misa; Phần mềm dự toán G8; Phần mềm thiết kế

Trang thiết bị, máy móc của công ty về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của cán bộ, công nhân viên.

3.1.7 Kết quả kinh doanh của côngty

Trong năm đầu tiên thành lập – năm 2017 công ty có doanh thu 30 tỷ đồng, ước tính lợi nhuận đạt 8 tỷ đồng Tiền lương bình quân của người lao động đạt 7,54 triệu đồng/ người/tháng.

Trong năm 2018, giá trị sản xuất của công ty đạt 82,224 tỷ đồng, tăng 274,08% so với năm 2017, bằng 137,04% kế hoạch công ty đề ra Lợi nhuận đạt 20,5 tỷ đồng và tiền lương bình quân của người lao động đạt 8,395 triệu đồng/người/tháng, bằng 110,6% kế hoạch của công ty, bằng 111,34% so với năm2017.

Năm 2019, dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc, sựnỗlực và đoàn kết của toàn bộ công nhân viên, nỗ lực quyết tâm khắc phục khó khăn và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã có mức tăng trưởng vượt bậc với tổng giá trị hợp đồng thi công đạt

234 tỷ, tiêu biểu là hai dự án: Dự án xây dựng nhà xưởng của công ty TNHH Sanhua Việt Nam 132,4 tỷ và Dự án thi công đường giao thông trong khu công nghiệp An Dương 60 tỷ Doanh thu đạt 180,2 tỷ, lợi nhuận ước đạt 55,67 tỷ đồng, tăng 271,56% so với năm 2018 Mức lương bình quân của người lao động là 10,15 triệu đồng/người/tháng, bằng 120,9% năm2018.

Trong năm 2020, do ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19 cùng với đó là giá thép tăng cao nhanh chóng, các đối tác chính của công ty đa số là các doanh nghiệp Trung Quốc, nên doanh thu của công ty sụt giảm khá nhiều Doanh thu năm 2020 của công ty đạt 45 tỷ, lợi nhuận ước đạt 11,95 tỷ đồng, bằng 21,46% năm 2019 Tuy nhiên, mức lương bình quân của người lao động vẫn tăng đạt 11,67 triệu đồng/người/tháng.

Đặc điểm các công trình công ty phụ tráchthicông

Công ty chủ yếu thi công xây dựng các công trình tại Khu công nghiệp An Dương – thành phố Hải Phòng Khu công nghiệp An Dương thuộc huyện An Dương, là một huyện ven nội thành Hải Phòng, có nền kinh tế tổng hợp với các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp đều phát triển rất cân đối. KCN An Dương có vị trí địa lý và giao thông cả đường bộ, đường biển, đường thủy, đường sắt, đường hàng không thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ Khoảng cách khu công nghiệp An Dương đến các địa điểm: trên trục đường Quốc lộ 10, cách Hà Nội khoảng 90 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 15km, cách cảng Hải Phòng 18km, cách cảng Cái Lân 68km, sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 110km, sân bay Quốc tế Cát Bi 22km Nhờ các đặc điểm thuận lợi về giao thông và nằm tại vị trí đông dân cư nên việc tìm kiếm công nhân thi công và mua bán vật liệu, cấu kiện xây dựng cũng tương đối thuận lợi.

Công ty khi mới thành lập chủ yếu thi công về lĩnh vực hạ tầng giao thông, tiêu biểu như: thi công đường giao thông KCN An Dương giai đoạn 1 và giai đoạn 2, thi công đường nội bộ trong các khu nhà xưởng tự xây và thi công đường nội bộ nhà xưởng của các công ty sản xuất Đường giao thông của KCN An Dương là đường có kết cấu bê tông nhựa Asphalt, đường chính : 43m, đường phụ: 24m.

Sau đó, công ty bắt đầu thi công các công trình dân dụng, tiêu biểu như “Trung tâm tiếpđón–NhàKháchcủaKCN”vớikếtcấubêtôngcốtthép,4tầngvớidiệntíchsàn

300m2x4, Trung tâm Hội nghị triển lãm với diện tích 400m2 Thi công và lắp ghép các nhà xưởng kết cấu thép số 22, 28, 33 và số35.

Sau khi, chủ đầu tư của KCN An Dương là Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt hoàn thiện các nhà xưởng tự xây và hệ thống giao thông, hệ thống điện, cấp nước sạch và xử lý nước thải, các doanh nghiệp sản xuất bắt đầu thuê các nhà xưởng, Công ty đã đấu thầu trúng các gói thầu lắp đặt, sửa chữa nhà xưởng đưa vào sản xuất Cụ thể là lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, điều hòa, trần thạch cao váchngăn. Đến năm 2019, các doanh nghiệp đến thuê đất trống để tự xây dựng nhà xưởng, công ty đã tham gia đấu thầu và trúng gói thầu xây dựng nhà xưởng số 2 và các nhà phụ trợ do Công ty TNHH Sanhua (Việt Nam) làm chủ đầu tư Tổng giá trị hợp đồng là hơn

132 tỷ Đây là một bước phát triển lớn của công ty Hợp đồng thi công công trìnhnàybao gồm thi công nhà xưởng kết cấu bê tông cốt thép, thi công điện nước và hệ thống PCCC, đòi hỏi công ty phải nắm bắt và hiểu rõ nhiều lĩnh vực thi công. Trong năm 2019, công ty đã có bước tiến dài trong công tác quản lý chất lượng cũng như phát triển nhân sự, tuyển dụng thêm nhiều kỹ sư chuyênngành.

Nối tiếp thành công, công ty đã tham gia đấu thầu nhiều dự án và trúng thầy các dự án tiêu biểu như: Thi công hạ tầng giao thông công trình xây dựng nhà máy công tyCheeYuen, Thi công hạ tầng giao thông công trình xây dựng nhà máy công ty TP- link

Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng thi công xây dựng tại Công ty TNHHĐầu tư hạ tầngThànhphố

ty TNHH Đầu tư hạ tầng Thànhphố

3.3.1 Cáccông tác quản lý chất lượng xây dựng tại côngtrình

3.3.1.1 Quy trình quản lý chất lượng xây dựng hiện đang triểnkhai

Cơ cấu tổ chức quản lý giám sát chất lượng thi công của công ty được thể hiện trong sơ đồ tạihình 8:Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm chính các công trình mà công ty tham gia thi công Giúp việc cho giám đốc trong quản lý chất lượng là phó giám đốc phụ trách kỹ thuật cùng với các cán bộ, kỹ sư có chuyên môn về kỹ thuật trong phòng Côngtrình.

CHỈ HUY TRƯỞNG ĐỘI THI CÔNG, NHÀ THẦU PHỤ 3… ĐỘI THI CÔNG, NHÀ THẦU PHỤ 2 ĐỘI THI CÔNG, NHÀ THẦU PHỤ 1

CÁN BỘ KT GIÁM SÁT

Thực hiện các công việc giám sát, kiểm tra chất lượng trực tiếp trên công trường là chỉ huy trưởng, các cán bộ kỹ thuật giám sát Các cán bộ này cần phải có trình độ chuyên môn về kỹ thuật, phải tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật có liên quan, có nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các công trình mà công ty đang tham gia thi công về chất lượng, ATLĐ, vệ sinh môi trường…

Hình 3.6: Hệ thống tổ chức hoạt động giám sát chất lượng công trình

Quy trình quản lý chất lượng công trình của Công ty:

- Giám đốc giao nhiệm vụ cho phòng Công trình tiến hành triển khai công việc căn cứ theo hồ sơ dự thầu, hồ sơ thiết kế được phê duyệt, hợp đồng thi công và các hồ sơ pháp lý khác liênquan…

- Phòng Công trình tiến hành rà soát kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ gói thầu và hồ sơ pháp lý của công trình, nếu phát hiện ra các vấn đề sai sót, bất thường thì báo cáo ngay với Ban Giám đốc để giải quyết kịp thời, lập kế hoạch chất lượng, phân công nhiệm vụ chocánbộkỹthuậtgiámsát.Phòngcôngtrìnhxemxéttổđộithicông,thầuphụtrình

Phòng Công trình thành lập Ban chỉ huy công trường Phòng Công trình kết hợp với các tổ đội thi công, thầu phụ thống nhất: Biện pháp thi công, tiến độ thi công, vật liệu đầu vào và các điều kiện để thực hiện từng công việc, hạng mục cụ thể.

- Tổ đội thi công, thầu phụ tiến hành triển khai thi công theo bản vẽ thiết kế và biện pháp thi công đã được phê duyệt Tiến hành sửa chữa, khắc phục các công tác chưa đạt yêu cầu về chấtlượng.

- Cán bộ kỹ thuật giám sát thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng thi công của tổ đội thi công và thầu phụ bao gồm: vật liệu đầu vào, nhân công, thiết bị thi công, sự tuân thủ theo bản vẽ thiết kế và BPTC được phê duyệt, ATLĐ, VSMT…Đồng thời giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công kịp thời báo cáo Ban giám đốc công ty, CĐT, TVGS tiến hành xửlý.

- Trước khi nghiệm thu các công việc, hạng mục với đơn vị TVGS và CĐTcầnphải tiến hành nghiệm thu nội bộ giữa Ban chỉ huy công trường, cán bộ giám sát và tổ đội thi công, thầu phụ, xử lý các khắc phục các công tác chưa đạt yêu cầu về chấtlượng.

- CĐT và TVGS tiến hành nghiệm thu, ký biên bản nghiệm thu công việc, hạng mục, công trình xây dựng và lưu hồ sơ theo quyđịnh.

3.3.1.2 Quản lý hệ thống hồ sơ, tài liệu quản lý chấtlượng a Hệ thống hồ sơ, tàiliệu:

Căn cứ vào tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 2015 và các yêu cầu của pháp luật đối với hoạt động thi công xây lắp, tất cả những nội dung hệ thống quản lý chất lượng được cụ thể hóa qua hệ thống tài liệu đã được ban hành và áp dụng tại công ty Hệ thống tài liệu cụ thể nhưsau:

- Các quy trình: quy trình nghiệm thu công việc, quy trình nghiệm thu vật liệu đầu vào, quy trình thí nghiệm vật liệu và các cấukiện…

- Các biểu mẫu, hồ sơ nghiệm thu công việc và nghiệm thu hoàn thành hạng mục, công trình. b Lưu trữ hồ sơ, tàiliệu:

Sau khi thực hiện xong công việc hoặc hoàn thành hạng mục công trình, việc thiết lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ là công việc bắt buộc và cần thiết, bởi vì đó là bằng chứng, chứng minh công việc đã được thực hiện.

Các phòng ban chịu trách nhiệm tập hợp bàn giao đầy đủ hồ sơ lưu trữ tại công ty sau khi hoàn tất công trình Phòng Công trình lập danh mục các hồ sơ và chuyển về lưu trữ tại Công ty.

3.3.1.3 Quản lý chất lượng vậttư Đơn vị cung cấp vật liệu đóng vai trò hết sức quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong việc đảm bảo chất lượng thi công công trình Chất lượng của vật tư đầu vào quyết định một phần chất lượng của sản phẩm xây dựng Chính vì vậy việc quản lý và sử dụng đúng các chủng loại vật tư, vật liệu đảm bảo chất lượng cũng như số lượng các loại vật tư, vật liệu sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng.

Toàn bộ quá trình quản lý vật tư từ khi tìm kiếm, khai thác nguồn cung ứng vật tư cho đến khi đưa vật tư vào sản xuất và thi công cần phải quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt. Mọi nguyên vật liệu sử dụng cho công trình đều phải thí nghiệm kiểm tra chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành và sự chấp thuận của tư vấn giám sát và chủ đầu tư mới được đưa vào sử dụng. a Ximăng

Nhãn hiệu xi măng mà Chủ đầu tư, Tư vấn đã phê chuẩn sẽ được sử dụng cho toàn bộ các công tác của dự án trừ khi có các văn bản chỉ thị khác của Chủ đầu tư, Tư vấn Xi măng phải được chở đến công trường trong những bao đóng kín hay thùng chống thấm ghi tên nhà sản xuất, loại xi măng và ngày sản xuất.

Xi măng vận chuyển đến công trình phải bảo quản cẩn thận, chống bị ngấm nước, bị ẩm do khí hậu Xi măng xếp trong kho phải có nền cao 30cm so với mặt đất Phải thông thóang và chống ẩmướt. b Đádăm

Đề xuất giải pháp pháp nâng cao chất lượng thi công xây dựng tại Công

TNHH Đầu tư hạ tầng Thànhphố

3.4.1 Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng côngtrình

Qua phân tích thực trạng của Công ty trong công tác quản lý chất lượng công trìnhxâydựng hiện nay, tác giả nhận thấy rằng bộ máy quản lý chất lượng hiện tại mà Công ty đang áp dụng đang tồn tại một số bất cập Do vậy, tác giả đề xuất áp dụng mô hình lập tổ/nhóm quản lý chất lượng thi công trực thuộc để thực hiện việc quản lý chất lượng thi công, tiến độ thi công xây dựng công trình của Côngty.

Mô hình quản lý chất lượng mà tác giả đề xuất tác giả xin sơ lược như sau:

Hình 3.7: Sơ đồ đề xuất mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình

Cơ cấu hoạt động của mô hình trên:

- Quản trị hợp đồng xây dựng, giám sát chỉ đạo thi công xây dựng công trình, theo dõi, đôn đốc tiến độ thi công theo từng giaiđoạn.

- Quản lý thiết bị, nhân lực, vật lực thi công tại hiện trường công trình Điều hành thực hiện về tiến độ, chất lượng công trình xâydựng.

- Có trách nhiệm giám sát, thường xuyên theo dõi kiểm tra quá trình thicông.

- Phát hiện và xử lý kịp thời các khiếm khuyết, sai phạm trong kỹ thuật thi công theo quy định hiện hành của nhà nước, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của công trình theo chỉ dẫn thi công và hồ sơ thiết kế đượcduyệt.

- Báo cáo tình hình các hoạt động về công trường cho lãnh đạo Giám đốc dựán.

- Kiểm tra, kiến nghị xét duyệt các phương án giải quyết thay đổi, xử lý kỹ thuật, các phát sinh trong quá trình thi công, các vướng mắc về công tác giải phóng mặtbằng.

- Kiểm tra, kiến nghị thông qua biện pháp thi công ở công trường (tiến độ, biện pháp kỹthuật…).

- Theo dõi, kiểm tra kỹ thuật, tiến độ và chất lượng thi công chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kỹ thuật, thiết kế biện pháp thi công xâydựng

Quy trình quản lý, giám sát thi công:

- Tiếp nhận hồ sơ thiết kế, bản vẽ thicông.

- Tiếp nhận và thẩm định biện pháp thicông.

- Tiếp nhận và kiểm tra tiến độ thi công chitiết.

- Từ đó, đưa ra quy trình, biện pháp kiểm tra chất lượng đối với nguyên vật liệu, kiểm tra công tác triển khai thi công, kiểm tra việc nghiệm thu bàn giao (bao gồm chạy thử không tải, chạy thử có tải đối với thiết bị lắp đặt vào côngtrình).

- Bố trí cán bộ theo dõi thực hiện việc kiểm soát công trường thi công, thực hiện các quy trình kiểm tra, kiểm soát như đã đềra.

- Lập đề cương, nhiệm vụ và phương pháp giám sát thi côngXDCT:

Lập đề cương, nhiệm vụ phương pháp QLCL thi công XDCT

Trình duyệt đề cương, nhiệm vụ, phương pháp QLCL thi công XDCT

Không đạt Sửa chữa/bổ sung

Kiểm soát chất lượng công trình xây dựng Đội thi công XDCT khắc phục Thực hiện giám sát QLCL thi công

Nghiệm thu hạng mục/ nghiệm thu công trình xây dựng

Lập báo cáo đánh giá chất lượng CTXD

Trên cơ sở hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn thi công xây dựng công trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình được phê duyệt và hợp đồng xây dựng Cán bộ giám sát lập đề cương, nhiệm vụ và phương pháp giám sát thi công XDCT trình Chủ đầu tư phê duyệt để thực hiện Sau khi đề cương, nhiệm vụ và phương pháp giám sát thi công XDCT được phê duyệt, Cán bộ giám sát giám sát thi côngXDCT.

Các công việc mà cán bộ quản lý giám sát cần thực hiện:

Hình 3.8: Sơ đồ quy trình quản lý chất lượng thi công

Quản lý chất lượng thi công XDCT: a Quản lý chất lượng trong công tác chuẩn bị thi công Đ ạt Đ ạt

- Kiểm tra công tác thông báo triển khai thi công xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chínhphủ.

- Kiểm tra năng lực của nhà thầu phụ bao gồm máy móc, thiết bị và nhân lực Thiết bị thi công phải có tên trong danh sách thiết bị tại hồ sơ trúng thầu đã được phê duyệt, tất cả các trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ đầu tư (các máy móc thiết bị đưa vào công trình phải có các tài liệu như: Lý lịch máy, giấy chứng nhận kiểm định antoàn).

- Kiểm tra điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều 107 của Luật Xây dựng[2]:

Chủ đầu tư bàn giao cho Nhà thầu mặt bằng thi công xây dựng công trình “có thể bàn giao toàn bộ mặt bằng công trình hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công xây dựng công trình thỏa thuận” với sự tham gia chứng kiến của kỹ sư tư vấn giám sát.

- Tham gia họp thống nhất bố trí nhân lực trong hệ thống quản lý chất lượng của các bên (chủ đầu tư, giám sát tác giả, giám sát thi công và nhà thầu thi công) trước khi thi công.

- Kiểm tra sự phù hợp giữa hiện trường với hồ sơ thiết kế: Bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt Bản vẽ bắt buộc phải có dấu “BẢN VẼ ĐÃ PHÊ DUYỆT” của cấp thẩm quyền theo quyđịnh. b Quản lý chất lượng trong công tác chuẩn bị mặtbằng:

- Nhận bàn giao hệ thống cọc mốc định vị cơ bản, các cọc mốc, ranh giới phân chia trên mặt bằng từCĐT.

- Dọn dẹp mặt bằng, thu gom rác thải, cây cối, vét bùn, hữu cơ đưa ra khỏi mặtbằng.

- Chuẩn bị mặt bằng thi công: san lấp, tạo mặt bằng thóat nước công trình, xây dựng hệ thống đường tạm, cấp thóat nước, điện thông tin, lán trại nhà tạm phục vụ quá trình thicông.

- Xây dựng hệ thống bảo vệ như cổng, tường rào, điện chiếu sáng,bảo vệ, hệ thống phòng cháy nổ, mưa bão Xây dựng kho bãi chứa, lán trại nhà tạm, bảo quản nguyên vậtliệu.

Bố trí chỗ làm việc của Ban chỉ huy công trường, bảng thông tin, tiến độ thi công trong quá trình theo dõi thicông. c Quản lý chất lượng công tác triển khai thi công

Các tổ đội thi công, thầu phụ tham gia xây dựng căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao triển khai thi công công trình theo kế hoạch tiến độ đã lập và các quy trình thi công liên quan Sau khi kết thúc và đạt yêu cầu thông qua nghiệm thu công việc này mới tiến hành triển khai thi công các công việcxâydựng tiếp theođó.

Trong quá trình thi công, Ban quản lý chất lượng thường xuyên kiểm tra, đánh giá, phát hiện sự không phù hợp về chất lượng, ATLĐ, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường. d Quản lý chất lượng trong công tác nghiệmthu

Kếtluận

Trong thời gian được học tập tại Trường Đại học Thủy lợi và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tâm của các thầy, cô giáo, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp.

Những vấn đề làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng, trong luận văn tác giả đã đưa ra được quan điểm riêng Với quan điểm nêu cao vai trò công tác quản lý chất lượng của đơn vị quản lý, tìm hiểu chi tiết một số mô hình về quản lý chất lượng mà các công trình xây dựng đang áp dụng hiện nay để thực hiện đánh giá các yếu tố ảnh hưởng Từ đó, tổng quan lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng để tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình ở đơn vị mình.

Trên cơ sở khoa học, tác giả nghiên cứu đánh giá được thực trạng hoạt động quản lý chất lượng xây dựng của công ty TNHH Đầu tư Hạ tầng thành phố, nơi tác giả làm việc Từ đó, tác giả phân tích nguyên nhân để đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cho công ty Luận văn hoàn thành với các nội dung khoa học chính như sau:

Tác giả đã nghiên cứu, hệ thống hóa và có cái nhìn tổng quan về chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam nói chung và quản lý chất lượng thi công đối với nhà thầu thi công nói riêng Tác giả tóm tắt, tổng quan về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình và đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng hiện nay của nước ta.

Tác giả đã làm rõ cơ sở khoa học về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm nói chung và sản phẩm xây dựng nói riêng, các mô hình về quản lý chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng công trình;

Trên cơ sở khoa học và thực tiễn thực hiện công tác quản lý chất lượng tại nơi làm việc, tác giả phân tích, đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của đơn vị tác giả công tác để nêu ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;

Qua đây, tác giả hy vọng tiếp tục nghiên cứu theo hướng của đề tài trong thời gian tiếp theo, tiếp tục gắn kết kinh nghiệm và hoạt động thực tế với lý luận khoa học để hoàn thiện kỹ năng bản thân, đóng góp được những ý tưởng cho công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của Công ty, nâng cao năng suất và doanh thu của Công ty.

Kiếnnghị

Với mô hình quản lý chất lượng nào, tổ chức hoạt động tốt đến đâu nhưng việc kiểm soát hoạt động và quy trình làm việc của mô hình đó không hợp lý thì chất lượng thi công xây dựng công trình chưa thể đạt được hiệu quả cao Theo tác giả, các đơn vị cần phải áp dụng rộng rãi các hệ thống quy trình quản lý chất lượng tiên tiến trên cơ sở các Luật, Nghị định, Thông tư, Quy chuẩn quy phạm, tiêu chuẩn liên quan để mọi hoạt động của đơn vị đảm bảo chặt chẽ nhằm nâng cao năng lực cho tiền đề xây dựng phát triển.

Quốc hội và các Bộ chuyên ngành liên quan phải thường xuyên rà soát để cập nhật các sửa đổi Luật và các văn bản dưới luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn để tăng cường quản lý chất lượng côngtrình. Đối với ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới thì giao cho các Bộ chuyên ngành xây dựng các hướng dẫn, tiêu chuẩn riêng, quy trình, quy phạm thiết kế phù hợp, có chính sách khuyến khích áp dụng ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới để nâng cao chất lượng.

Trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 của thế giới, để tránh bị bỏ lại phía sau, Việt Nam cần phải có những cập nhật về khoa học công nghệ, ban hành những chính sách liên quan nhằm nâng cao quản lý chất lượng công trình xâydựng.

[1] Tô Đăng Hải, Thanh Định, “Cẩm nang kiến thức cơ bản về quản lý dự án”, 70 Trần Hưng Đạo – Hà Nội: Xuất bản Khoa học và kỹ thuật, năm 2002.

[2] Quốc Hội, "Luật xây dựng số 50/2014/QH13", Hà Nội, Ngày 18 tháng 6 năm 2014.

[3] Chính phủ , "Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình " ngày 03/03/2021;

[4] Bộ Khoa học và Công nghệ, "Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2007 (ISO

9000 : 2005) về hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng ".

[5] Chính phủ, " Nghị định số 46/2015/NĐ-CP Quy định về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng", ngày 12 tháng 5 năm 2015.

[6] Chính Phủ, “Nghị định số 06/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết một số nội dung vềq uả n l ý c h ấ t lư ợn g c ô n g t r ì n h x â y dựng,t h i c ô n g x â y dựng và b ả o t r ì c ô n g trình xây dựng”, ngày 26/01/2021

[7] Chính phủ , "Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình " ngày 03/03/2021;

[8] Bộ Xây dựng, "Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng" ngày 26/12/2019.

[9] Bộ Xây dựng, "Thông tư 10/2019/TT-ban hành định mức xây dựng" ngày

[10] “TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa” Yêu cầu kỹ thuật, 2006.

[11] “TCVN 4453:1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối” - Quy phạm thi công và nghiệm thu, 1995.

[12] "Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018," Quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.

[13] Chính phủ , "Nghị định số 09/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về Quản lý vật liệu xây dựng " ngày 09/02/2021;

[14] Trường đại học Thủy Lợi, Hà Nội (2019), “Bài giảng Quản lý chất lượng xây

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Tô Đăng Hải, Thanh Định, “Cẩm nang kiến thức cơ bản về quản lý dự án”, 70 Trần Hưng Đạo – Hà Nội: Xuất bản Khoa học và kỹ thuật, năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang kiến thức cơ bản về quản lý dự án
[2] Quốc Hội, "Luật xây dựng số 50/2014/QH13", Hà Nội, Ngày 18 tháng 6 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật xây dựng số 50/2014/QH13
[3] Chính phủ , "Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình " ngày 03/03/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về Quy định chi tiếtmột số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
[5] Chính phủ, " Nghị định số 46/2015/NĐ-CP Quy định về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng", ngày 12 tháng 5 năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 46/2015/NĐ-CP Quy định về Quản lý chất lượng vàbảo trì công trình xây dựng
[6] Chính Phủ, “Nghị định số 06/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết một số nội dung vềq uả n l ý c h ấ t lư ợn g c ô n g t r ì n h x â y dựng,t h i c ô n g x â y dựng và b ả o t r ì c ô n gtrình xây dựng”, ngày 26/01/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 06/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết một số nội dung vềq uả n l ý c h ấ t lư ợn g c ô n g t r ì n h x â y dựng,t h i c ô n g x â y dựng và b ả o t r ì c ôn gtrình xây dựng
[7] Chính phủ , "Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình " ngày 03/03/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về về Quy định chi tiếtmột số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
[8] Bộ Xây dựng, "Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng" ngày 26/12/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chiphí đầu tư xây dựng
[9] Bộ Xây dựng, "Thông tư 10/2019/TT-ban hành định mức xây dựng" ngày 26/12/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 10/2019/TT-ban hành định mức xây dựng
[10] “TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa” Yêu cầu kỹ thuật, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa
[11] “TCVN 4453:1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối” - Quy phạm thi công và nghiệm thu, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCVN 4453:1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối
[12] "Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018," Quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018
[13] Chính phủ , "Nghị định số 09/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về Quản lý vật liệu xây dựng " ngày 09/02/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 09/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về Quản lý vật liệuxây dựng
[4] Bộ Khoa học và Công nghệ, "Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000 : 2005) về hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng &#34 Khác
[14] Trường đại học Thủy Lợi, Hà Nội (2019), “Bài giảng Quản lý chất lượng xây Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w