TỔNG QUAN VỀ ĐẬP ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ AN TOÀNHỒĐẬP
Tổng quan về xây dựng đập đất ởViệtNam
1.1.1 Phát triển ngành Thủy lợi ở Việt Nam
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam dưới tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa hàng năm có lượng mưa phong phú Lượng mưa trung bình hàng năm là xấp xỉ 2000mm Việt Nam có một mạng lưới dày đặc của các con sông và suối Số lượng các con sông có chiều dài trên 10km là 2360 Tuy nhiên, do địa hình hẹp ở miền trung của đất nước, độ dốc lòng sông rất lớn và lượng mưa phân bố không đều quanh năm. Khoảng 75% lượng mưa được quan sát thấy trong 4 tháng mùa mưa từ tháng bảy đến tháng mười Vì vậy để điều tiết nguồn nước trong một năm, làm giảm ảnh hưởng lũ lụt và hạn hán, tăng cường sản xuất điện và cung cấp nước trong mùa khô, cho thấy nhu cầu xây dựng đập chứa nước ngày càng đang phát triển.
Kể từ khi những năm 30 của thế kỷ trước, một số đề án thủy lợi quy mô vừa và nhỏ đã được xây dựng với loại vật liệu là bê tông và đập đất có chiều cao dưới 30m và tạo ra hồ chứa với dung lượng ít hơn 50 triệu khối Các hồ chứanàychủ yếu phục vụ tưới tiêu lúa, hoa màu khác Đập được xây dựng trong thời gian gần đây có quy mô trung bình và vật liệu chủ yếu là đất Sau ngày thống nhất (1975) đã có một sự bùng nổ phát triển của các đập và hồ chứa Nhiều dự án đập quy mô lớn với dung lượng lưu trữ hàng trăm triệu hoặc thậm chí hàng tỷ mét khối nước và chiều cao đập lên đến trên 50m. Những con đập được xây dựng với vật liệu khác nhau (đất, đá, bê tông ) và được thiết kế và xây dựng bởi kỹ sư Việt Nam và người lao động trong nước Hầu hết các dự án đập được vận hành cho mục đích khác nhau (phát điện, thủy lợi, cấp nước, giảm thiểu lũ lụt, du lịch, môi trườngv.v )
Trong hai thập kỷ qua, bên cạnh sự phát triển của đập thủy điện quy mô vừa và nhỏ, dự án quy mô lớn đập đã được xây dựng ở các tỉnh Tây Bắc, miền Trung và miền Đông Nam Bộ Những con đập này đã góp phần vào nền kinh tế của đất nước, ví dụ như Đập thủy điện Hòa Bình (chiều cao 128m, công suất lắp đặt 1.920MW), Nhà máy thủy điện Sơn La (chiều cao 138m, công suất lắp đặt 2.400MW) Tại khu vực venb i ể n ở khu vực Bắc Trung bộ, hoặc đồng bằng Sông Cửu Long cống, đập ngăn mặn đã được xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp địa phương và ổn định sinh kế địa phương Có một số cống đập ngăn mặn có chiều dài lên đến 200- 500m chẳng hạn như Thảo Long tỉnh Thừa Thiên Huế; Lãng Thé, Cái Hóp, Cần Chông tỉnh Trà Vinh; Ba Lai tỉnh Bến Tre Trong tương lai các công trình chống xâm nhập mặn sẽ được xây dựng với quy mô lớn hơn để đối phó với nước biển dâng và phục vụ các mục đíchkhác.
Cho đến nay, tổng dung tích trữ nước của tất cả các hồ chứa ở Việt Nam là 30 tỷ khối. Các hồ chứa này đã trực tiếp tưới cho 500.000 ha và cung cấp nguồn nước đến
1.000.000 ha đất trồng lúa và cây lương thực Điều này giúp tạo ra một sản lượng lương thực đủ để đáp ứng không chỉ nhu cầu trong nước mà còn dư thừa cho xuất khẩu Tổng công suất của nhà máy thủy điện là 6.500MW, đóng góp lên đến 33% tổng nhu cầu điện tại Việt Nam Đập được xây dựng trong lưu vực sông Hồng có tổng dung tích phòng lũ là 10 tỷ mét khối, có thể quản lý lũ lụt với xác suất 500 năm. Đập đất là loại phổ biến nhất của các đập chứa nước tại Việt Nam Hầu hết các đập đất có quy mô vừa và nhỏ có chiều cao dưới 50m Nhiệm vụ các hồ chứa chủ yếu là phục vụ mục đích thủy lợi Số lượng đập đất đóng góp tới 95% của tổng số của các đập hiện có tại Việt Nam Đập đất được xây dựng từ các vật liệu tại chỗ và không cần phải dùng đến máy móc thi công đặcbiệt.
Hầu hết các đập đất đã được hoạt động từ 30-40 năm Hiện tại nó vẫn còn trong tình trạng tốt và hoạt động ổn định Tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định và phát huy hết công suất về lâu dài thì cần thường xuyên kiểm tra, tu sửa và nâng cấp.
1.1.2 Xâydựng đập đất ở ViệtNam Đối với nước ta, đập đất là loại công trình dâng nước phổ biến nhất khi xây dựng những hồ chứa Do đặc điểm về địa hình, địa chất, vật liệu xây dựng, phương tiện thi công… của nước ta, trong tương lai đập đất còn có triển vọng phát triển rộng rãi hơn nữa.
Sở dĩ trong những năm gần đây đập bằng vật liệu địa phương trong đó đập đất là chủ yếu đang phát triển với tốc độ nhanh và hiện đang có xu hướng phát triển nhanh hơn nữa về số lượng cũng như quy mô công trình là do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Yêu cầu chất lượng của nền đối với đập đất không cao lắm so với những loại đập khác Đập đất hầu như có thể xây dựng được với bất kỳ điều kiện địa chất, địa hình và khí hậu nào Những vùng có động đất cũng có thể xây dựng được đập đất Ưu điểm này rất cơ bản bởi vì càng ngày những tuyến hẹp, có địa chất tốt thích hợp cho các loại đập bê tông càng ít cho nên các nước dần dần đi vào khai thác các tuyến rộng, nền yếu, chỉ thích hợp cho đập bằng vật liệu tạichỗ.
Với những thành tựu nghiên cứu trong các lĩnh vực cơ học đất, lý luận thấm, trạng thái ứng suất cùng với sự phát triển của công nghiệp chất dẻo làm vật chống thấm, người ta có thể sử dụng được tất cả mọi loại đất hiện có ở vùng xây dựng để đắp đập và mặt cắt đập ngày càng có khả năng hẹp lại Do đó giá thành công trình ngày càng hạ thấp và chiều cao đập có khả năng tăng cao Người ta đã tính được rằng nếu lựa chọn được loại đất có thành phần hạt thích hợp và đầm nén tốt thì ứng suất cho phép trong thân đập có thể đạt đến 110kg/cm2 và như vậy có thể xây dựng được đập cao đến650m.
Sử dụng những phương pháp mới để xây dựng những màng chống thấm sâu trong nền thấm nước mạnh Đặc biệt dùng phương pháp phun các chất dính kết khác nhau như xi măng sét vào đất nền Có khả năng tạo thành những màng chống thấm sâu đến200m.
Có khả năng cơ giới hóa hoàn toàn các khâu đào đất,vận chuyển và đắp đất với những máy móc có công suất lớn do đó rút ngắn được thời gian xây dựng, hạ giá thành công trình và hầu như dần dần có thể loại trừ hoàn toàn lực lượng lao động thủcông.
Giảm xuống đến mức thấp nhất việc sử dụng các loại vật liệu hiếm như xi măng, sắt, thép v.v… và từ đó giảm nhẹ được các hệ thống giao thông mới và phương tiện giaothông.
Do những thành tựu về nghiên cứu và kinh nghiệm xây dựng các loại công trình tháo nước, đặc biệt là do phát triển việc xây dựng đường hầm mà giải quyết được vấn đề tháo nước ngoài thân đập với lưu lượnglớn.
Hầu hết đập đất ở Việt Nam được xây dựng từ năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm
1975 trên cả nước Tại thời điểm đó, đập chắn nước đều là đập đất, chỉ có đập Hoà Bình là đập đá đổ lõi sét Mấy năm sau mới có các đập bêtông thông thường Tân Giang (Ninh Thuận), Lòng Sông (Bình Thuận), các đập đá đổ lõi sét Hàm Thuận – Đa
Tổng quan về an toàn hồ đập ởViệtNam
Hầu hết các đập đã được xây dựng ở nước ta là đập đất Đất đắp đập được lấy tại chỗ gồm các loại đất: đất pha tàn tích sườn đồi, đất Bazan, đất ven biển miền Trung Phần lớn các đập đất được xây dựng theo hình thức đập đất đồng chất, mái thượng lưu được bảo vệ bằng đá xếp, mái hạ lưu trồng cỏ trong các ô đổ sỏi.
Theo chiều cao đập có khoảng 20% số đập là cấp ba, hơn 70% là đập cấp bốn và cấp năm, còn lại khoảng 10% là đập từ cấp hai trở lên.
Các đập được xây dựng thời kỳ trước 1960 khoảng 6%, từ 1960 đến 1975 khoảng 44%, từ 1975 đến nay khoảng50%.
Phân tích 100 hồ đã có dự án sửa chữa cải tạo hoặc nâng cấp thì 71 hồ có hiện tượng hư hỏng ở đập, 37 hồ có hư hỏng ở tràn và 54 hồ có hư hỏng ởcống.
Như vậy đập là loại công trình đầu mối có hư hỏng chiếm tỷ lệ cao nhất Các hư hỏng xảy ra ở đập thường là:
Do thấm gây ra như thấm mạnh, sủi nước ở nền đập Đồng Mô-Hà Tây, Suối Giai- Sông Bé, Vân Trục-Vĩnh Phúc… Thấm mạnh, sủi nước ở vai đập Khe Chè-Quảng Ninh, Ba Khoang-Lai Châu, Sông Mây-Đồng Nai… Thấm mạnh ở nơi tiếp giáp với tràn hoặc cống như đập Vĩnh Trinh-Đà Nẵng, Dầu Tiếng-Tây Ninh… Loại hư hỏng biểu hiện do thấm chiếm khoảng44,9%.
Hư hỏng thiết bị bảo vệ mái thượng lưu Khoảng 85% các đập đã xây dựng được bảo vệ mái bằng đá lát hoặc đá xây còn lại là tấm bê tông lắp ghép hoặc bê tông đổ tại chỗ Số đập có hư hỏng kết cấu bảo vệ mái chiếm35,4%.
Các hư hỏng khác như sạt mái, lún không đều, nứt, tổ mối,… chiếm khoảng19,7%.
Có thể nói đập là hạng mục công trình quan trọng nhất ở công trình hồ chứa, những hư hỏng nặng ở đập dễ dẫn tới nguy cơ sự cố vỡ đập.
Các hồ chứa thủy lợi hiện có phần lớn được tạo nên bằng đập vật liệu tại chỗ Vì vậy các công trình tràn chủ yếu là các công trình xả mặt có kết cấu kiểu đường tràn đặt ở đầu đập hoặc ở các eo yên ngựa Phổ biến là tràn tự do (không cửa van), loại có cửa van rất ít, chiếm khoảng 13%.
Nối tiếp sau tràn là hình thức dốc nước hoặc bậc nước, tiêu năng sau dốc phổ biến là dòng phun hoặc dòng đáy (bể tiêu năng, tường tiêu năng).
Các công trình tràn xây dựng vào những thời kỳ từ 1975 trở về trước chủ yếu là bằng đá xây Từ 1975 đến 1990 tỷ lệ tràn bằng bê tông và bê tông cốt thép tăng lên Từ
1990 đếnnaychủ yếu bằng vật liệu bê tông cốtthép.
Sự xuống cấp ở các công trình tràn thể hiện ở một số mặt sau:
Hư hỏng các kết cấu tiêu năng, xói lở hạ lưu như Khuôn Thần-Hà Bắc, Khe Đá- Nghệ An, Hòa Trung - Đà Nẵng… chiếm59,5%.
Xâm thực bề mặt như Cấm Sơn-Hà Bắc, Yên Lập - Quảng Ninh… chiếm27%.
Thấm rò rỉ qua khớp nối, cửa van như Đại Lải-Vĩnh Phú, Kinh Môn-Quảng Trị, không mở được cửa van như Dầu Tiếng-Tây Ninh… chiếm13,5%.
Công trình tràn là công trình xả lũ đảm bảo an toàn cho đập về mặt chống tràn Một khi công trình tràn không đủ khả năng tháo lũ thì nguy cơ tràn qua đỉnh đập sẽ xảy ra. Mặt khác công trình tràn thường thay một phần đập hoặc nâng cao eo yên ngựa để giữ nước cho hồ Nếu chất lượng công trình tràn không đảm bảo, những hư hỏng nặng ở đây cũng sẽ dẫn đến sự cố vỡđập.
Hầu hết các hồ có cống ngầm lấy nước Các cống được thiết kế chủ yếu theo hình thức lấy nước không áp chiếm trên 80%, các cống có áp thường được xây dựng ở các hồ có kết hợp phát điện.
Các cống ngầmxâydựng ở các hồ được làm bằng bê tông cốt thép, ống bọc bê tông hoặc bê tông cốt thép Lưu lượng qua cống được điều tiết bằng cửa van phẳng ở thượng lưu hoặc đặt trong tháp hoặc không có tháp Các cống có áp dùng van côn,cống rất nhỏ đặt hai van đĩa ở hạlưu.
Khả năng tháo của cống không lớn Q1 m3/s chiếm khoảng 75% Các cống lưu lượng
Q = 1~5 m3/s chiếm khoảng 20% Như vậy mức độ tham gia vào nhiệm vụ tháo cạn hồ hoặc đảm nhận tháo một phần lưu lượng lũ là khônglớn.
Chất lượng các cống: Theo thống kê 100 dự án sửa chữa cải tạo nâng cấp hồ chứa có tới 54% số hồ có cống hư hỏng Các hư hỏng chính xảy ra ở cống thường là:
Ròn ư ớ c k h ớ p n ố i n h ư ở c á c h ồ N ú i M ộ t - B ì n h Đ ị n h , S u ố i R ồ n g - V ĩ n h P h ú , S u ố i Hai-Vĩnh Phú… chiếm khoảng 20%.
Cống bị nứt, chất lượng bê tông kém có hiện tượng thấm qua thân cống như cống Hoà Trung-Đà Nẵng, Sông Mây-Đồng Nai, Bầu Đá-Nghệ An… chiếm khoảng 24,1%.
Xói lở tiêu năng hạ lưu: cống Vân Trục-Vĩnh Phú, Quan Sơn-Hà Tĩnh… chiếm khoảng24,1%.
Cửa cống không kín nước như: Thạch Hãn-Quảng Trị, Bình Hà-Hà Tĩnh… chiếm khoảng20%.
Các hư hỏng khác như kẹt cửa, hỏng tháp van, tường cánh… chiếm khoảng11,8%. Ở công trình đầu mối hồ chứa vốn đầu tư vào cống chỉ chiếm khoảng 7 đến 13% nhưng nó có tầm quan trọng về mặt an toàn hồ chứa Những hư hỏng lớn về cống dễ dẫn tới sự cố vỡ đập Có thể nói khiếm khuyết của cống về mặt chất lượng là những hiểm họa đang tiềm tàng trong thânđập.
1.2.4 Tình hình sự cố vỡđập
Cho đến nay nước ta chưa có tài liệu thống kê đầy đủ các sự cố vỡ đập Từ các nguồn thông tin quản lý, thông tin qua các hội thảo khoa học, cũng như tài liệu trích dẫn khác cho thấy nước ta chưa xảy ra các sự cố vỡ đập lớn nhưng đã xảy ra vỡ một số đập nhỏ ở miền Trung và Tây Nguyên.
1.2.4.1 Sựcố đập đất hồ chứa Suối Hành – huyện Cam Ranh, tỉnh KhánhHoà
Những khả năng mất an toànhồđập
1.3.1 Mất an toàn do nước tràn qua đỉnhđập
Nước tràn qua đỉnh đập có thể là do các nguyên nhân sau: Tính thủy văn sai: Mưa gây ra lũ tính nhỏ, lưu lượng đỉnh lũ nhỏ, tổng lượng lũ nhỏ hơn thực tế, các dạng lũ thiết kế không phải là bất lợi, thiếu lưu vực Lập đường cong dung tích hồ W=f (H) lệch về phía lớn, lập đường cong khả năng xả lũ của đập tràn Q = f(H) sai lệch với thực tế.
Cửa đập tràn bị kẹt, lũ vượt tần suất thiết kế, không có tràn xả lũ dự phòng, đỉnh đập đắp thấp hơn cao trình thiết kế.
Ví dụ: Đập Bản Kiều - Trung quốc vỡ do mưa lũ vượt tần xuất nước lũ tràn lên mặt đập rồi leo lên vượt tường chắn sóng0,3m.
Hình 1.2 Sự cố vỡ đập Bản Kiều - Trung Quốc
1.3.2 Mất an toàn do trượt, sạt lớp bảo vệ mái đập thượnglưu
Nguyên nhân sạt trượt mái đập:
Biện pháp thiết kế gia cố mái không đủ sức chịu đựng sóng do bão gâyra.
Thi công lớp gia cố kém chất lượng: Kích thước đá lát hoặc tấm bê tông nhỏ hơn thiết kế, chất lượng đá hoặc bê tông kém, đá lát đặt nằm, không chèn chặt các hòn đá.
Đất mái đập thượng lưu đầm nện không chặt, hoặc không xén mái.
Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các hồ thiết kế đá lát khan Đặt biệt là khu vực miền trung và Tây nguyên do gió bảo to, do hiện tượng đất trươngnở.
Hình 1.3 Trượt mái thượng lưu đập Từ Phổ (Trung Quốc)
1.3.3.1 Thấm vượt quá giới hạn, sủi nước ở nềnđập
Đánh giá sai tình hình địa chất nền, để sót lớp thấm mạnh không được xửlý.
Biện pháp thiết kế xử lý nền không đảm bào chất lượng.
Chất lượng xử lý nền kém: Khoan phụt không đạt yêu cầu; hốt không sạch lớp bồi tích; thi công chân khay, sân phủ kém dẫn đến thủng lớp cáchnước.
Xử lý tiếp giáp nền và thân đập không tốt do thiết kế không đề ra biện pháp xử lý, hoặc do khi thi công không thực hiện tốt biện pháp xửlý.
Ví dụ : Đập Lafruit được xây dựng năm 1930 thuộc bang Texas (Mỹ), Nền đập là lớp bồi tích dày 27 ÷ 34m, dưới là tầng sét có kẹp lớp cát đá chưa được khảo sát xác định độ dày Do không xử lý tốt nên thấm đã làm phá hoại nền, nước chảy qua khe nứt làm phá hỏng đập.
1.3.3.2 Thấm vượt giới hạn, sủi nước ở vaiđập
Thiết kế không đề ra biện pháp xử lý hoặc biệp pháp xử lý đề ra khôngtốt.
Không bóc hết lớp thảo mộc ở các vaiđập.
Đầm nện đất trên đoạn tiếp giáp ở các vai đập khôngtốt.
Thi công biện pháp xử lý tiếp giáp khôngtốt.
Ví dụ: Hồ Cà Giây do đơn vị thi công đã không xử lý tốt khớp nối do phân đoạn thi công giữa 2 phần đập bờ trái và bờ phải trong nên xảy ra sự cố thấm phải dừng thi công xửlý.
1.3.3.3 Thấm vượt giới hạn, sủi nước ở bên côngtrình
Thiết kế không đề ra biện pháp xử lý hoặc biện pháp khôngtốt.
Đắp đất ở mang công trình không đảm bảo chất lượng: Chất lượng đất đắp không được lựa chọn kỹ, không dọn vệ sinh sạch sẽ để vứt bỏ các tạp chất trước khi đắp đất, đầm nện khôngkỹ.
Thực hiện biện pháp xử lý không đảm bảo chấtlượng.
Hỏng khớp nối của công trình, Cống bịthủng.
Ví dụ: Đập thủy điện Ia Krel 2 bị vỡ tháng 6/2013 do nước rò rỉ qua mang cống tại vị trí tiếp giáp giữa cống dẫn dòng thi công và đập đất.
Hình 1.4 Sự cố vỡ đập Ia karel 2 - Gia Lai
1.3.3.4 Thấm vượt giới hạn, sủi nước trong thânđập
Bản thân đất đắp đập có chất lượng không tốt: Hàm lượng cát, bụi dăm sạn nhiều, hàm lượng sét ít, đất bị tan rãmạnh.
Kết quả khảo sát sai với thực tế, cung cấp sai các chỉ tiêu cơ lý lựchọc.
Chọn dung trọng khô thiết kế thấp, nên đất sau khi đầm vẫn tơi xốp, bởrời.
Không có biện pháp thích hợp để xử lý độ ẩm, do đó độ ẩm của đất đắp không đều, đất sau khi đắp có chỗ chặt có chỗ vẫn rời rạc tơixốp.
Đất được đầm nện không đảm bảo được độ chặt yêu cầu do: Lớp đất rải dày quá qui định, số lần đầm ít, nên đất sau khi đắp có độ chặt không đồng đều, phân lớp, không đạt độ chặt qui định, hình thành từng lớp đất yếu nằmngang
Thiết kế và thi công không có biện pháp xử lý khớp nối thi công do phân đoạn đập để đắp trong quá trình thi công, Thiết bị tiêu nước bịtắc. Đập đất Teton của Hoa Kỳ bị thấm gây xói ngầm mạnh và bị vỡ tháng 6/1976.
Hình 1.5 Sự cố vỡ đập Teton - Mỹ Đập Am chúa - Khánh Hòa: Bị vỡ, do khảo sát xác định sai chỉ tiêu của đất đắp đập, không xác định được tính chất tan rã, lún ướt và trương nở của đất Thiết kế không nghiên cứu kỹ sự không đồng nhất của các bãi vật liệu nên vẫn cho rằng đây là đập đất đồng chất để rồi khi dâng nước các bộ phận của đập làm việc không đều gây nên nứt nẻ, sụt lún, tan rã, hình thành các vết nứt và các lỗ rò Đồng thời thi công không đảm bảo chất lượng, đầm đất không đạt dung trọng nên khi hồ bắt đầu chứa nước, đất không được cố kết chặt, gặp nước thì tanrã.
Hình 1.6 Sự cố vỡ đập Am Chúa - Khánh Hòa
1.3.4 Mất an toàn về ổnđịnh
Lún nền đột biến do chất lượng nềnkém;
Lún không đều đột biến trong thân đập do chênh lệch đột biến về địa hình nền đập không được xửlý.
Đất đắp đập có tính lún ướt lớn hoặc tan rã mạnh nhưng khi khảo sát không phát hiện ra hoặc có phát hiện ra nhưng thiết kế kết cấu đập không hợplý.
Ví dụ: Hồ Yên Lập, dung tích 11 triệu m3 nước, chiều cao đập Hmax = 37.0m, tháng 10/1982 khi hồ đang tích nước, phai bịt lỗ cống dẫn dòng bị gãy đột ngột Nước hồ chảy qua cống rất mạnh, với cột nước rất lớn tới 24m, làm rung động toàn bộ cống và đoạn đập đất lân cận, làm cho đập chính nứt rạn tại 25 vết nứt với chiều rộng kẽ nứt từ 1,53 cm, sụt lớp gia cố mái thượnglưu.
Nước hồ chứa dâng cao đột ngột gây ra tải trọng trên mái đập thượng lưu tăng đột biến.
Nước hồ rút xuống đột ngột gây ra giảm tải đột ngột trên mái thượnglưu.
Các hướng nghiên cứu nâng cao an toànhồđập
1.4.1 Điều kiện làm việc của hồ, đập hiệnnay
Hồ, đập hiện nay trong điều kiện biến đổi khí hậu đã cho thấy rất dễ bị tổn thương Việt Nam và cả thế giới đang phải đối mặt với các vấn đề biến đổi khí hậu, trong đó có hiện tượng mưa lũ vượt ra ngoài các quy luật thông thường Đợt lũ lịch sử năm 2011 ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An là một ví dụ Đã xảy ra hiện tượng lũ chồng lên lũ cường suất của con lũ sau là rất lớn; lượng mưa 1 ngày tại Chu Lễ (Hương Khê-Hà Tĩnh) đo được là 800mm Tổng lượng mưa 5 ngày lên tới 1300÷1500mm Trong điều kiện mưa lũ lớn như vậy, các hồ đập thủy lợi rất dễ bị tổn thương bởi các lý do sau đây:
Các hồ đập thường khống chế một lưu vực nhất định Toàn bộ nước mưa trên lưu vực được dồn vào bụng hồ phía trước đập Lưu vực càng lớn, nước dồn về càng nhiều; rừng bị phá, mặt đệm trơ trọi, nước dồn về càng nhanh làm cho đường tràn xả nước không kịp,gâytràn và vỡđập.
Hơn 90% số đập tạo hồ ở nước ta hiện nay là đập đất Loại đập này có điểm yếu là khi nước tràn qua thì dễ gây xói, moi sâu vào thân dẫn đến bị vỡ Ngoài ra, khi cường suất mưa lớn và kéo dài, đất thân đập bị bão hòa nước làm giảm khả năng chống đỡ, dẫn đến trượt mái và hư hỏngđập.
Trong thiết kế và xây dựng đập ở nước ta hiện nay, tiêu chuẩn phòng lũ được xác định theo cấp công trình Như vậy các đập cấp III, IV khả năng chống lũ thấp, khả năng nước tràn dẫn đến vỡ đập là lớn Ngoài ra, số lượng các đập loại này rất nhiều;việc quản lý, bảo dưỡng các đập nhỏ cũng không được chặt chẽ, bài bản như đốivới các đập lớn Thực tế đã xảy ra ở nước ta trong những năm qua là hư hỏng ,sự cố và vỡ đập chỉ xảy ra ở đập vừa và nhỏ Trong trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh vừa qua, đập Khe Mơ bị vỡ là một đập nhỏ, trong khi các đập lớn như Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên, Sông Rác … vẫn an toàn.
Đập dù lớn hay nhỏ khi bị vỡ đều gây ra tổn thất nặng nề cho bản thân công trình, và cho vùng hạ du Ở các đập mà hạ du là khu dân cư hoặc kinh tế, văn hóa thì thiệt hại do vỡ đập gây ra ở hạ du lớn hơn gấp nhiều lần so với thiệt hại đối với bản thân công trình, và phải mất nhiều năm sau mới có thể khắc phụcđược.
Những đặc điểm trên đây cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của công tác đảm bảo an toàn hồ - đập thủy lợi, nhất là trong mùa mưa lũ lớn.
Các hướng nghiên cứu để đảm bảo an toàn hồ đập.
Do đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, thời gian xây dựng của các đập là rất khác nhau nên việc nghiên cứu và đánh giá an toàn hồ đập cũng phải được thực hiện riêng cho từng công trình cụ thể Tuy nhiên, trong nghiên cứu có thể phân ra các hướng như sau:
1.4.2 Nghiên cứu về thủy văn vàlũ
Tính toán lại thủy văn - lũ của hồ với việc cập nhật các tài liệu mới nhất về khí tượng, thủy văn, yếu tố mặt đệm bị thoái hóa do phá rừng, đào bới trên lưu vực … Trên cơ sở số liệu tính toán thủy văn - lũ để nghiên cứu, thiết kế bổ sung tràn sự cố nếu cần thiết.
Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các số liệu khí tượng - thủy văn phục vụ cho việc cảnh báo, dự báo lũ đối với hồ - đập Công tác này là rất quan trọng đối với các hồ chứa lớn, có nhiệm vụ phòng lũ cho hạdu.
Theo hướng nghiên cứu này, trong thời gian qua đã triển khai thành công đề tài nghiên cứu về một số hình thức tràn của Phạm Ngọc Quý và Nguyễn Văn Tuyển.
1.4.3 Nghiên cứu các vấn đề về an toàn đập, đặc biệt là đậpđất
Nghiên cứu khả năng chống thấm qua thân và nền đập, các giải pháp đảm bảo an toàn về thấm.
Nghiên cứu ổn định của mái đập trong những điều kiện bất lợi như mưa lớn làm toàn bộ đất thân đập bị bão hòa nước; thiết bị chống thấm bị thủng; thiết bị thoát nước bị tắc; trường hợp mực nước hồ rút nhanh sau lũ …
Nghiên cứu khả năng xói và giải pháp bảo vệ mái hạ lưu đập khi có nước tràn đỉnh đập Theo hướng này, ở trường ĐHTL đã thực hiện các đề tài nghiên cứu về thấm dị hướng qua đập đất, ổn định của mái khi nước rút nhanh, giải pháp chống thấm bằng tường hào ximăng - bentonite, hào đất - bentonite, phương pháp gia cố chống xói mái đập hạ lưu…
1.4.4 Nghiên cứu các vấn đề về an toàn tháolũ
Khả năng tháo của công trình tràn với các điều kiện biên thực tế.
Các vấn đề tiêu năng, chống xói ở hạ lưu tràn.
Các vấn đề về mạch động, rung động công trình.
Các vấn đề về khí thực mặt tràn, dốc nước.
Vấn đề hàm khí, thoát khí ở công trình tháo nước.
1.4.5 Nghiên cứu về khả năng thoát lũ và an toàn cho vùng hạ duđập
Khả năng thoát lũ ở hạ du khi tràn xả lũ thiết kế, lũ kiểm tra.
Sự truyền sóng lũ trong sông hạ lưu với các kịch bản vỡ đập khác nhau.
Về chỉ giới thoát lũ và các biện pháp đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.
Giới hạn và phạm vinghiêncứu
Học viên lựa chọn giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
Về không gian giới hạn cho các hồ đập thuộc địa bàn tỉnh PhúYên;
Về hồ chứa giới hạn chỉ nghiên cứu đối với các hồ chứa thủy lợi, không nghiên cứu về các hồ chứa thủy điện như: Sông Hinh, Sông BaHạ…;
Về đập trong hồ chứa chỉ nghiên cứu cho đập đất, không nghiên cứu về các đập bê tông trọng lực;
Về các giải pháp nâng cao an toàn hồ đập, luân văn đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp công trình như: An toàn trong cấp nước; An toàn trong tháo lũ; An toàn thấm và ổn định đập đất Luận văn không nghiên cứu về các giải pháp phi công trình như:Công tác hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn; Công tác thiết kế; Công tác thi công; Công tác nâng cao năng lực quản lý; Công tác nâng cao nhận thứcv.v…
Kết luậnchương1
Hiện trạng về an toàn hồ đập ở Việt Nam: Hồ đập đa phần được xây dựng đã lâu và bị xuống cấp Trong đó đập thấp, đập vật liệu địa phương chiếm tỷ lệ lớn, thi công thủ công nên dễ bị sự cố Việc quản lý hồ đập mới chú trọng khai thác sử dụng, ít quan tâm đến nghiên cứu trên công trình thực tế Trong những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu, tạo ra những hình thái thời tiết cực đoan, làm nguy cơ mất an toàn đập càng cao Trong đó, sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi an toàn hồ đập ở mức độ cao hơn.
Hồ đập có các khả năng mất an toàn như: Mất an toàn do nước tràn qua đỉnh đập; Mất an toàn do trượt, sạt lớp bảo vệ mái đập thượng lưu; Mất an toàn do thấm; Mất an toàn về ổn định trượt; v.v…
Có nhiều hướng nghiên cứu về an toàn hồ đập như: Nghiên cứu về thủy văn và lũ; Nghiên cứu các vấn đề về an toàn đập, đặc biệt là đập đất; Nghiên cứu các vấn đề về an toàn tháo lũ; Nghiên cứu về khả năng thoát lũ và an toàn cho vùng hạ du đậpv.v…
Trên cơ sở vấn đề hiện trạng an toàn hồ đập, những khả năng mất an toàn của hồ đập và các hướng nghiên cứu để nâng cao an toàn hồ đập, từ đó luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phù hợp để áp dụng cho các hồ đập ở tỉnh Phú Yên.
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
Mục đích và yêu cầu của quy trình đánh giá antoànđập
Mục đích của việc xây dựng quy trình đánh giá an toàn đập là phải nghiên cứu xây dựng được trình tự cũng như nội dung các bước cần thực hiện để đánh giá an toàn đập theo các tiêu chí Từ đó phúc tra các đặc tính kỹ thuật của những hạng mục công trình đầu mối theo thiết kế và thi công với thực tế hiện tại có đảm bảo đập vận hành an toàn theo các điều kiện yêu cầu của thiết kế hay không.
Yêu cầu: Trên cơ sở những tiêu chí đã được xác định, quy trình đánh giá an toàn đập phải đảm bảo đánh giá được đầy đủ các trường hợp, các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn đập theo từng điều kiện diễn ra trong thực tế quản lý của từng đập (kể cả ngoài những trường hợp đã tính toán thiết kế).
Quy trình đánh giá an toàn đập đất theo tiêuchílũ
Quy trình đánh giá an toàn đập đất theo tiêu chí lũ là trình tự các bước để đánh giá an toàn của đập đất theo những đặc trưng liên quan đến lũ của công trình Trong đó, tiêu chí lũ thể hiện tổng hợp tác động của các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủy lực khi có lũ cùng các đặc trưng trong hồ là mực nước lũ.
2.2.2 Q u y trình đánh giá an toàn đập theo tiêu chílũ
Với mỗi đập hồ chứa cụ thể, quy trình để đánh giá mức độ an toàn đập hồ chứa theo tiêu chí lũ được thể hiện qua những bước sau:
Bước 1: Xác định lại tiêu chuẩn lũ thiết kế, lũ kiểmtra;
Bước 2: Cập nhật tài liệu khí tượng - thủy văn, địa hình, địa mạo, thảmphủ;
Bước 3: Tính toán mưa 1 ngày lớn nhất thiết kế,Hnp;
Bước 4: Tính toán lũ thiết kế, lũ kiểmtra;
Bước 5: Xây dựng quan hệ Qmaxp~Hnp;
Bước 6: Tính toán điều tiếtlũ;
Bước 7: Xây dựng quan hệ (Zmaxhồ ~ Qmax~Btran);
Bước 8: Đánh giá hiện trạng;
Bước 9: Sửa chữa, nâng cấp nếu cầnthiết;
Bước 10: Xây dựng biểu đồ điều phối phòng lũ, xác định ĐGHT vàĐGHD;
Bước 11: Đánh giá nhanh (trong thời gian mưalũ);
Bước 12: Chuẩn bị ứng phó khẩn cấp nếu cầnthiết.
Trường hợp có xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến an toàn đập, quy trình đánh giá gồm những bướcsau:
Bước 1: Lựa chọn kịch bản biến đổi khíhậu;
Bước 2: Tính lượng mưa ngày thiết kế theo kịch bản đã lựachọn;
Bước 3: Tính lũ thiết kế;
Bước 5: Đánh giá mức độ an toàn của hồ đập theo tiêu chílũ;
Bước 6: Đề xuất các biện pháp kỹ thuật và quảnlý.
Hình 2.1 Các bước đánh giá an toàn đập theo tiêu chí lũ
Quy trình đánh giá an toàn đập đất theo nhóm tiêu chí địa chất,địachấn
2.3.1 Khái niệm quy trình đánh giá an toàn đập đất theo nhóm tiêu chí địa chất,địachấn
Quy trình đánh giá an toàn đập đất theo tiêu chí địa chất - địa chấn là trình tự các bước để xác định mức độ an toàn của một đập đất theo các điều kiện liên quan đến địa chất và địa chấn hay tiêu chí địa chất - địa chấn Trong đó tiêu chí địa chất - địa chấn là tiêu chí kỹ thuật liên quan đến những yếu tố địa chất - địa chấn, được thiết lập cho một đập và dùng nó kiểm định hoặc đánh giá an toàn của đập đó Tiêu chí này được xây dựng dựa trên những tài liệu, kết quả khảo sát về địa chất, địa chấn của vùng, khu vực xây dựng công trình cùng với những tính toán kiểm định chuyên ngành để đi đến kết luận mức độ an toàn an toàn của đập đó về mặt địa chất, địa chấn Kết quả đánh giá an toàn đập theo tiêu chí địa chất, địa chấn sẽ là một căn cứ để đơn vị quản lý, đơn vị tư vấn đánh giá tổng hợp an toàn của toàn bộ cụm công trình đầu mối.
2.3.2 Quy trình đánh giá an toàn theo nhóm tiêu chí địa chất - địachấn
Với mỗi hồ đập cụ thể, quy trình đánh giá an toàn đập theo tiêu chí địa chất – địa chấn gồm những bước sau:
Bước 1: Thu thập tài liệu địa chất, địa chấn côngtrình;
Bước 2: Khảo sát bổ sung địa chất côngtrình;
Bước 3: Thu thập các tài liệu về công trình và tảitrọng;
Bước 4: Quan trắc định kỳ côngtrình;
Bước 5: Tính toán kiểm tra ổn định thấm nềnđập;
Bước 6: Tính toán kiểm tra ổn định đập dưới tác dụng tải trọng độngđất;
Bước 7: Đánh giá điểm antoàn;
Bước 8: Kết luận mức độ an toàn và đề xuất giảipháp.
Quy trình đánh giá an toàn đập đất theo tiêuchíthấm
2.4.1 Khái niệm quy trình đánh giá an toàn đập đất theo nhóm tiêu chíthấm
Quy trình đánh giá an toàn đập theo tiêu chí thấm là trình tự các bước đánh giá cũng như nội dung các bước cần thực hiện để có thể đánh giá và xử lý kết quả một cách khoa học, đơn giản và phù hợp với thực tế Quy trình đánh giá an toàn đập theo tiêu chí thấm hướng dẫn chủ đập, chủ sở hữu đập, người quản lý đập giám sát những thông số quan trọng của thấm để biết mức độ an toàn đập, từ đó có ứng xử phù hợp về mặt kỹ thuật và hợp lý về mặt tàilực.
Tiêu chí thấm đánh giá an toàn đập đất là tiêu chí kỹ thuật thể hiện giới hạn đảm bảo an toàn của đập đất theo từng yếu tố đặc trưng của thấm, được thiết lập cho một đập, và dùng nó kiểm định hoặc đánh giá an toàn của đậpđó.
2.4.2 Quy trình đánh giá an toàn đập theo nhóm tiêu chíthấm Đối với mỗi một đập đất, trên cơ sở mục đích và yêu cầu nêu trên, quy trình đánh giá an toàn đập về thấm được thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Khảo sát, thu thập các tài liệu cơbản;
Bước 2: Xác lập định lượng từng tiêuchí;
Bước 3: Quan trắc thực tế các yếu tốthấm;
Bước 4: Đánh giá an toàn về thấm theo từng tiêuchí;
Bước 5: Đánh giá tổng hợp an toàn về thấm củađập;
Bước 6: Đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn đập vềthấm.
Quy trình đánh giá an toàn đập đất theo nhóm tiêu chí kết cấu,ổnđịnh
2.5.1 Khái niệm q u y trình đánh giá an toàn đập đất theo nhóm tiêu chí kết cấu, ổnđịnh
Quy trình đánh giá an toàn đập đất theo tiêu chí kết cấu - ổn định là trình tự các bước cần thực hiện để có thể xác định được mức độ an toàn của đập đất trên cơ sở chuẩn đánh giá là tiêu chí kết cấu và ổn định Trong đó, tiêu chí kết cấu - ổn định là tiêu chí kỹ thuật được xác định dựa trên các yếu tố đặc trưng của ổn định thân đập như ổn định của các thiết bị bảo vệ mái đập, ổn định mái đập, chuyển vị đập, ứng suất trong đập, vết nứt trong đập và hư hỏng của các bộ phận của đập như tràn, cống Tiêu chí về kết cấu, ổn định được thiết lập dựa vào các qui định cụ thể trong quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành Ngoài ra, kết hợp với các tiêu chuẩn và tính toán khác liên quan đến công tác địa kỹ thuật nhằm đề xuất các giá trị phù hợp liên quan đến các tiêu chí về kết cấu - ổnđịnh.
2.5.2 Cácbước thực hiện quy trình đánh giá an toàn theo nhóm tiêu kết cấu, ổnđịnh
Thu thập tài liệu địa hình, địa chất côngtrình;
Thu thập các tài liệu về công trình và tảitrọng;
Khảo sát bổ sung địa hình, địa chất côngtrình;
Quan trắc định kỳ côngtrình;
Đánh giá an toàn ổn định máiđập;
Đánh giá an toàn chuyển vị đứng và chuyển vịngang;
Đánh giá an toàn theo ứngsuất;
Quy trình đánh giá tổng hợp an toànĐậpđất
2.6.1 Khái niệm quy trình đánh giá tổng hợp an toànđập
Quy trình tổng hợp đánh giá an toàn đập là trình tự các bước cần thực hiện để có thể xác định mức độ an toàn của hồ đập dưới tác dụng của tổng hợp những yếu tố tác động đến công trình Mỗi yếu tố riêng lẻ được đánh giá một cách độc lập theo các nhóm tiêu chí riêng biệt.
2.6.2 Quy trình tổng hợp đánh giá an toànđập Đối với mỗi một đập đất, quy trình đánh giá tổng hợp an toàn đập được thực hiện theo bước như sau:
Bước 1: Khảo sát, thu thập các tài liệu cơbản;
Bước 2: Quan trắc thực tế theo các tiêu chí đặctrưng;
Bước 3: Đánh giá định lượng an toàn đập theo từng tiêu chí và nhóm tiêuchí;
Bước 4: Đánh giá tổng hợp an toànđập;
Bước 5: Kết luận và đề xuất giảipháp.
Kết luậnchương2
Những tiêu chí đánh giá an toàn đập như: Nhóm tiêu chí lũ, nhóm tiêu chí thấm, nhóm tiêu chí địa chất - địa chấn, nhóm tiêu chí kết cấu - ổn định, tổng hợp các tiêu chí được trình bày ở chương 2 đã đưa ra chuẩn để đánh giá mức độ an toàn đập Thông qua đối chiếu chuẩn đánh giá này với số liệu quan trắc, tiêu chuẩn thiết kế để từ đó đánh giá mức độ an toàn hay xuất hiện nguy cơ mất an toàn của hồ đập, trên cơ sở đó đưa ra những ứng xử kịp thời.
Việc đánh giá an toàn đập theo những tiêu chí được đặt ra cần phải thực hiện theo trình tự được lập trên cơ sở khoa học, phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.Chính vì thế, việc thiết lập quy trình đánh giá an toàn đập là rất cần thiết Quy trình đánh giá an toàn đập theo tiêu chí an toàn góp phần hướng dẫn chủ đập, chủ sở hữu đập, người quản lý đập giám sát những thông số quan trọng theo mỗi tiêu chí để biết mức độ an toàn đập, từ đó có ứng xử phù hợp về mặt kỹ thuật và hợp lý về mặt tài lực.Đồng thời quy trình cũng tạo nên một sự thống nhất trong quản lý kỹ thuật của toàn ngành Như vậy, quy trình đánh giá an toàn đập là trình tự mỗi bước đánh giá cũng như nội dung mỗi bước cần thực hiện để có thể đánh giá và xử lý kết quả một cách khoa học, đơn giản và phù hợp với thựctế.
HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO AN TOÀNHỒ ĐẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHPHÚ YÊN
Các điều kiện tự nhiên cho xây dựng hồ đập tỉnhPhúYên
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên
Phú Yên là một tỉnh nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích tự nhiên 5.060 km2, dân số 887,4 nghìn người và có gần 30 dân tộc anh em cùng sinh sống Phía Bắc giáp tỉnhBình Định, phía Nam giápKhánh Hòa, phía Tây giápĐắkLắk vàGia Lai, phía Đông giápBiển Đông Địa bàn đi lại thuận lợi, có cả đường bộ và đường hàng không.Phú Yên có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối với tỉnh GiaLai, quốc lộ 29 nối tỉnh Đắk Lắk, phía Nam có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa.Các tuyến giao thông Bắc Nam, Đông Tây, cảng biển, sân bay có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho hợp tác, trao đổi kinh tế, văn hóa giữa Phú Yên với các tỉnh thành trong vùng, với cả nước và quốc tế.
Phú Yên có 03 mặt là núi, dãy Cù Mông ở phía Bắc, dãy Vọng Phu-Đèo Cả ở phía Nam, phía Tây là rìa Đông của dãy Trường Sơn Ở giữa sườn Đông củadãyTrường Sơn có một dãy núi thấp hơn đâm ngang ra biển tạo nên Cao nguyên Vân Hoà; là ranh giới phân chia hai vùng đồng bằng trù phú do sông Ba và sông Kỳ Lộ bồi đắp Diện tích đồng bằng toàn tỉnh 816 km2, trong đó riêng đồng bằng Tuy Hòa đã chiếm 500km2, đây là đồng bằng màu mỡ nhất do nằm ở hạ lưu sông Ba chảy từ các vùng đồi bazan ở thượng lưu đã mang về lượng phù salớn.
3.1.3.1 Địachất Địa tầng: có mặt các thành tạo trầm tích, trầm tích biến chất và phun trào có tuổi từ Proterozoi đến Kanozoi; theo thứ tự từ già đến trẻ gồm các phân vị địa tầng sau: Giới Proterozoi, Paleozoi, Merozoi, Kainozoi.
Mác ma xâm nhập: trong phạm vi tỉnh Phú Yên phát triển khá đa dạng cả về không gian lẫn thời gian, chiếm trên 50% diện tích tự nhiên và có các phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn, Vân Canh, Tây Ninh, Định Quán, Đèo Cả, Cà Ná – Pha 1, Phan Rang, Cù Mông.
Vùng đồng bằng ven biển của tỉnh được hình thành trong thời kỳ Đệ tứ cho đến thời gian hiện đại nên đồng bằng ven biển có tuổi địa chất trẻ Quá trình nâng cao của khu vực bờ và bồi tụ tạo lập đồng bằng với các sản phẩm là cát và phù sa, và chịu sự ảnh hưởng của biển là chính.
3.1.4 Điều kiện khí tượng thủyvăn
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, gió mùa với đặc trưng cơ bản gồm 2 mùa:mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, khí hậu khô nóng chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và áp thấp nhiệt đới(ATNĐ).
Nhiệt độ không khí trung bình 26,5 0 C; tháng có nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất vào tháng 6 (29,2 0 C) Biên độ giao động nhiệt độ trong ngày trung bình từ 7 0 C -
- Số giờ nắng trung bình trong năm quan trắc được tại Tuy Hòa là 2.450 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 5, ít nhất là tháng11.
- Tốc độ gió trung bình biến đổi từ 2- 2,5 m/s ở vùng ven biển, 1,5-2 m/s ở vùng núi. Tốc độ gió trung bình tháng cao nhất vào các tháng có gió tây khô nóng (tháng6- 7),riêng tại khu vựcTuyHòa do chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới nên tốc độ gió trung bình tháng 11 và 12 đạt tới 3,1 m/s Tốc độ gió thấp nhất tại Tuy Hòa vào khoảng 1,7 m/s vào các tháng 9 và10.
- Độ ẩm tương đối trung bình lớn hơn 80% Tháng có độ ẩm trung bình lớn nhất xuất hiện vào tháng 11: 89%, tháng nhỏ nhất là tháng 5, 6:74%.
- Lượng bốc hơi trung bình biến đổi từ 1000 - 1500mm/năm.
Lượng mưa năm trung bình nhiều năm: 1781 - 2241 mm/năm, với trung tâm mưa lớn Sông Hinh (X0 = 2500 - 3000 mm/ năm) Lượng mưa tập trung chủ yếu vào 4 tháng mùa mưa (9-12) chiếm từ 70 - 80% lượng mưa cả năm Lượng mưa vùng núi cao hơn lượng mưa vùng biển Lượng mưa năm lớn nhất xuất hiện là 3488,5mm (2005, trạm CùMông).
3.1.4.2 Đặc điểm thủy văn và thủynăng
Do sự chi phối của gió mùa hạ từ hướng Tây Nam kết hợp với giải hội tụ nhiệt đới, những trận mưa lớn thường kéo dài từ 5-10 ngày Lượng mưa lớn nhất một ngày có thể đạt 500 – 600 mm Mùa lũ trên sông Ba bắt đầu muộn hơn Tây Nguyên nhưng lại sớm hơn phía Đông Trường Sơn đến 1 tháng Vùng thượng lưu và trung lưu, mùa lũ chỉ có 4 tháng, từ tháng 8 đến tháng XI Vùng hạ lưu mùa lũ kéo dài từ tháng 9 đến tháng XII Dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng 75 - 80% tổng lượng dòng chảy năm. Nước lũ sông Ba thật sự nguy hiểm đối với vùng trung lưu và hạ lưu khi có mưa lớn xảy ra đồng bộ trên toàn hệ thống Các đặc trưng lũ đo được tại Củng Sơn nhưsau:
Lưu lượng trung bình mùa kiệt: 91m³/s.
Bảng 3.1 Đặc trưng thống kê tài nguyên nước mặt các sông lớn tại Phú Yên
Lưu vực sông F (km 2 ) X 0 Y 0 Z 0 Q 0 Cv Cs M 0
* Tài nguyên nước mặt trong nội địa PhúYên:
Lượng mưa năm trung bình nhiều năm: Xo = 1781 ÷ 2241mm/năm.
Lớp dòng chảy năm trung bình nhiều năm: Yo = 875mm.
Hệ số dòng chảy năm trung bìnhnhiềunăm: 0= 0,49.
Mô đun dòng chảy năm trung bình nhiều năm: M0= 27,7l/s.km2.
Lưu lượng nước đến trung bình nhiều năm: Qo = 139,5m3/s.
Tổng lượng nước đến trung bìnhnhiềunăm: Wo = 4401 triệum3/năm.
* Tài nguyên nước mặt có xét đến lượng nước ngoại địa Phú Yên baogồm:
Thượng sông Kỳ Lộ(BìnhĐịnh): 92 triệum3.
Thượng sông Kỳ Lộ(GiaLai): 871 triệum3.
Tình hình xây dựng hồ đập tạiPhúYên
Sông ngòi Phú Yên phân bố tương đối đồng đều trên toàn tỉnh và có đặc điểm chung là các sông chủ yếu bắt nguồn ở phía Đông Trường Sơn chảy qua miền núi, trung du,đồng bằng và đổ ra biển Toàn tỉnh có 6 lưu vực sông chính là sông Ba, sông BànThạch, sông Kỳ Lộ, sông Cầu, sông Bà Nam, sông Mới Sông Ba có tổng diện tích toàn lưu vực 13.417 km2, là con sông liên tỉnh, diện tích nằm trong tỉnh Phú Yên khoảng 2.365 km2, chiếm 46,74% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; sông Bàn Thạch là sông nội tỉnh có diện tích lưu vực 642 km2, chiếm 12,69% diện tích tự nhiên tỉnh; sông Kỳ Lộ là con sông lớn thứ 2 của Phú Yên có diện tích lưu vực 1.950 km2, diện tích thuộc tỉnh 1.561 km2, chiếm 30,85% diện tích tự nhiên tỉnh; sông Cầu có diện tích lưu vực 213 km2, chiếm 4,21% diện tích tự nhiên tỉnh; sông Bà Nam nằm phía Bắc sông Cầu, có diện tích lưu vực 194 km2, chiếm 3,83% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; còn lại là sông Mới nằm trong địa phận huyện Đông Hòa có diện tích lưu vực 85 km2, chiếm 1,68% diện tích tự nhiêntỉnh.
Nhờ có hệ thống sông suối dày đặc, nguồn nước dồi dào mà ngành nông nghiệp ở đây cũng tương đối thuận lợi để phát triển Mặc dù ngành nông lâm thủy sản hiện nay đang chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu nền kinh tế Phú Yên, chỉ với 22,96%, còn lại 35,75% ngành công nghiệp và 41,29% ngành dịch vụ, nhưng ngành nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt và nuôi trồng thủy sản vẫn là ngành kinh tế mang lại thu nhập chủ yếu cho các hộ nông dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa Diện tích đất lúa còn khá lớn với trên 32 ngàn ha đất canh tác, đất trồng mía trên 26 ngàn ha, cây trồng lâu năm trên
21 ngàn ha; đất cho nuôi trồng thủy sản 2,6 ngàn ha…đã và đang đem lại hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm cho tỉnh Phú Yên (năm 2014 giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 5.640 tỷ đồng, ngành nuôi trồng thủy sản đạt 2.704 tỷ đồng). Để chủ động nguồn nước tưới, phòng chống hạn hán, giảm nhẹ thiên tai lũ lụt… tạo thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển thì công tác thủy lợi vẫn được ưu tiên Tính đến nay bằng nguồn vốn của TW, địa phương, các tổ chức… nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng với 317 công trình cấp nước tưới (43 hồ chứa; 118 đập dâng; 156 trạm bơm) đang phục vụ tưới cho 28.128 ha đất canh tác Về công trình tiêu úng, ngoài các hệ thống mương tiêu cục bộ, đã có hệ thống tiêu trong hệ thống Đồng Cam tương đối hoàn chỉnh; Công trình phòng chống lũ do thời gian ngập lũ không lâu nên không có hệ thống đê điều kiên cố ở hai bên sông, chỉ có một số đoạn đê cục bộ chống xâm nhập mặn, lũ hoặc cát tràn vào khu dân cư và đồng ruộng như ở Phú Câu, Bình Thạnh(huyện Tuy An, Sông cầu), Quảng Đức (huyện Tuy An) Chiều dài các đoạn đê này biến đổi từ 500 ÷ 2.000 m, chiều rộng mặt đê từ 1 ÷ 2 m Ở phía thượng nguồn sông
Ba có 5 công trình có khả năng cắt giảm lũ cho vùng hạ lưu thuộc tỉnh Phú Yên là hồ Ayun hạ và các hồ thủy điện Sông Hinh, Krông H’năng, Sông Ba Hạ, An Khê - Ka Năk Các công trình thủy lợi tiêu biểu như hệ thống Đồng Cam, hệ thống thủy lợi Tam Giang, trạm bơm Nam Bình, hồ Đồng Tròn, hồ Phú Xuân, hồ Kỳ Châu, hồ Ba Võ… đã và đang phát huy hiệu quả cao đem lại đời sống ấm no hạnh phúc cho ngườidân.
Bảng 3.2 Bảng thống kê một số hồ chứa tại tỉnh Phú Yên
TT Tên hồ chứa Địa điểm xây dựng
Diện tích lưu vực (km 2 )
9 Hồ Xuân Bình Thị xã Sông Cầu 6,43 190 30
10 Hồ Kỳ Châu H Đồng Xuân 14,5 3,81 262 28,1
Hồ Buôn Đức Hồ Suối Vực
Tràn Hồ Hóc Răm Hồ Đồng Tròn
Hình 3.2 Hình ảnh một số hồ chứa điểnhình
Hiện trạng hồ đập trên địa bàn tỉnhPhú Yên
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 45 công trình hồ chứa nước các loại, trong đó có 2 hồ thủy điện với tổng dung tích trữ khoảng 706 triệu m3 nước và 43 hồ thủy lợi với tổng dung tích trữ khoảng 66,5 triệu m3 nước Phần lớn các công trình hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh được xây dựng sau năm 1980 Qua nhiều năm vận hành, khai thác, hiện một số hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp.
Thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn, một số hồ chứa nước như Đồng Khôn, Hòn Dinh (Đông Hòa), Đồng Tròn (Tây Hòa), các hồ Trung Tâm, Suối Thị, Tân Lập (Sông Hinh) được đầu tư nâng cấp, sửa chữa Trong năm 2009, Phú Yên được phân bổ kinh phí hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Bà Mẫu (Tuy An), các hồ Suối Bùn, Ba
Võ (Sơn Hòa), hồ Hóc Răm (Tây Hòa) để tăng thêm khả năng đảm bảo an toàn hồ, nâng cao năng lực tưới của công trình Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa tràn xả lũ hồ chứa nước Ea Din Thượng (Sông Hinh); Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam đã nâng cấp đường quản lý và xử lý mối đập đất hồ chứa nước Phú Xuân (Đồng Xuân), xây tường chắn sóng, sửa chữa mái hạ lưu đập đất, đường quản lý hồ chứa nước Hóc Răm (Tây Hòa) Các công trình sau khi được đầu tư sửa chữa, nâng cấp đều bảo đảm an toàn, tích nước đạt dung tích thiết kế, chủ động công tác điều tiết nước trong mùa mưa lũ, đảm bảo an toàn công trình đầu mối và các hộ dân sống ở hạ lưu đập Các hồ chứa nước Kỳ Châu (Đồng Xuân), La Bách(Sông Hinh) cũng được đầu tư xây dựng đưa vào vận hành, cùng một số hồ chứan ư ớ c đang xây dựng và sẽ hoàn thành trong năm nay như hồ Buôn Đức (Sông Hinh), Suối Vực (Sơn Hòa).
Mặc dù hàng năm được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, tuy nhiên hiện nay một số công trình hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp cần được khắc phục trước mùa mưa bão năm nay Theo Sở NN-PTNT, mái thượng lưu và hạ lưu đập đất, vật thoát nước hạ lưu, cống lấy nước, đường quản lý của hồ chứa nước Phú Xuân bị xuống cấp, vai hữu tràn xả lũ bị rò rỉ, hạ lưu tràn xả lũ bị xói lở Đối với hồ chứa nước Đồng Tròn (Tuy An), sân thượng lưu tiếp giáp với cửa tràn bị lún từ 0,8- 1m, vai hữu tràn xả lũ bị rò rỉ, thấm lậu, chưa có tràn sự cố, chưa có đường cứu hộ Hồ chứa nước Đồng Khôn bị thấm nước chảy qua tường bên hữu tràn xả lũ làm nước tràn trên mái hạ lưu đập đất, thân đập phía hạ lưu hiện có 13 tổ mối, cửa cống lấy nước bị hư hỏng Hồ Cây Da 1 (Sơn Hòa), đập đất bị xuống cấp, cống lấy nước bị hỏng, tràn xả lũ trên đất tự nhiên chưa được gia cố Hồ Ea Lâm 1 (Sông Hinh), tràn đá xây bị hư hỏng, lòng hồ bị bồi lấp, đường quản lý, cứu hộ bị hư hỏng, xuống cấp Mái thượng lưu đập đất hồ chứa nước Hóc Răm bị xuống cấp; mái thượng lưu hồ Suối Hiền (Tây Hòa) bị xói lở, hưhỏng…
Bộ máy tổ chức quản lý về thủy lợi nói chung và hồ chứa nói riêng còn yếu và thiếu,chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là cấp huyện, xã Phần lớn các hồ chứa nước nhỏ trên địa bàn tỉnh giao cho các địa phương quản lý, vận hành; nhưng năng lực, trình độ chuyên môn của nhân viên còn hạn chế, hầu hết chưa qua đào tạo Công tác quản lý về kỹ thuật, kiểm tra, quan trắc, kiểm định đập của hồ chứa chưa được các chủ hồ thực hiện nghiêm túc, nhất là các hồ chứa nhỏ do xã quản lý do chưa có kinh phí để thực hiện.Công trình phục vụ khai thác hồ chứa chưa đảm bảo; số hồ chứa có đường quản lý tốt rất ít, xe cơ giới khó có thể tiếp cận để kiểm tra và ứng cứu khi hồ có sự cố xảy ra.Nhiều hồ chứa chưa có quy trình vận hành hoặc có nhưng không còn phù hợp, song chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thờigâykhó khăn khi xả lũ Các hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh có quy mô tương đối lớn, mặc dù các đơn vị quản lý hồ đã có nhiều cố gắng, nhưng với tình hình diễn biến thời tiết phức tạp, vào mùa mưa lượng mưa tập trung, độ dốc lưu vực và lòng sông lớn, lũ tập trung nhanh, các trạm quan trắc khí tượng thủy văn thưa… nên vận hành giảm lũ cho hạ du rất khókhăn.
Về công tác quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa, hằng năm tỉnh đều chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng các hồ chứa do đơn vị quản lý, đề xuất phương án sửa chữa các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa lũ Đồng thời rà soát nhân lực và các vật tư, thiết bị phục vụ công tác vận hành, bảo dưỡng và bảo vệ hồ theo quy định; đánh giá việc vận hành điều tiết hồ theo quy trình đã được phê duyệt, lập phương án phòng, chống lũ lụt cho vùng hạ duđập…
Phần lớn các công trình hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh được xây dựng sau năm 1980, bằng nhiều nguồn vốn, do nhiều thành phần đầu tư và tham gia thi công nên mức độ hoàn chỉnh và chất lượng thi công của các hồ chứa nước khác nhau Qua nhiều năm vận hành, khai thác một số hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp, nhiều hồ chứa nước bị bồi lấp không còn sử dụng như hồ chứa nước Cò Hay (Sơn Hòa), hồ Hóc Bướm (Tuy An), hồ Ea Lâm 2 (Sông Hinh) Một số hồ chứa bị thu hẹp lòng hồ, dung tích trữ nước bị hạn chế không đảm bảo như thiết kế ban đầu; một số hồ chứa nước phục vụ dân sinh có bờ tràn được xây dựng trên nền đất hoặc đá tự nhiên, không có cống lấy nước như các hồ Sơn Tây Thượng, Sơn Tây Hạ, Trường Lạc, Lạc Phong (Tây Hòa), hồ Tân Lương (Sơn Hòa)…
Thấm qua đập đất hồ La Bách Hồ Suối Vực
Hồ Phú Xuân Hồ Đồng Tròn
Hình 3.3 Một số hình ảnh hiện trạng hồ đập tỉnh Phú Yên
Đề xuất các giải pháp nâng cao an toàn hồ đập trên địa bàn tỉnhPhúYên
3.4.1 Giải pháp tăng khả năng tháo lũ cho hồchứa Để đảm bảo an toàn đập trong mưa lũ, một vấn đề quan trọng là cần giảm mực nước lũ trong hồ càng thấp càng tốt Để giảm được mực nước lũ cần tăng khả năng tháo lũ của hồ chứa Có nhiều giải pháp làm tăng khả năng tháo lũ của hồ chứa, như tăng khả năng tháo lũ của tràn chính, bổ sung tràn phụ, tràn sự cố …
3.4.1.1 Giải pháp tăng khả năng tháo lũ trànchính
Công thức chung tính toán khả năng tháo lũ của tràn là:
Do đó, để tăng khả năng tháo qua tràn chính thì có thể có các giải pháp gồm:
Tăng hệ số lưu lượng m bằng cách thay đổi hình thức ngưỡngtràn;
Tăng chiều rộng tràn nước B bằng cách mở rộng thêm khoang tràn, thay đổi ngưỡng tràn dọc thành tràn ngang, tràn móng ngựa…;
Tăng chiều cao cột nước qua tràn bằng cách hạ thấp ngưỡng tràn và bổ sungcửa van.
3.4.1.2 Giải pháp bổ sung tràn sựcố
Bổ sung tràn sự cố làm việc độc lập với tràn chính Các hình thức tràn sự cố có thể là: n
* Tràn sự cố kiểu tựdo
Tràn sự cố kiểu tràn tự do là loại kênh tràn đào trong nền đất đá tự nhiên Cao trình ngưỡng tràn đặt trong khoảng từ MNDBT tới cáo trình mực nước lũ thiết kế Đầu ngưỡng tràn có thể được gia cố bằng đá xây như ở hồ Thanh Lanh- Vĩnh Phúc.
Hình 3.4 Tràn sự cố hồ Thanh Lanh - Vĩnh Phúc
* Tràn sự cố kiểu nước tràn qua đỉnh đập đất gây vỡ (gọi tắt là kiểu tràn tựvỡ)
Nguyên lý hoạt động: Nước tràn qua đỉnh đập, gây xói mái hạ lưu và từ đó thân đập đất trên ngưỡng tràn sự cố sẽ tự vỡ Thiết bị bảo vệ mái hạ lưu thích ứng đảm bảo nhiệm vụ vỡ khi có nước tràn qua, nhưng lại không bị xói mòn gây hỏngmái.
Hình 3.5 Cắt dọc Tràn sự cố hồ Easoup Thượng - Đắc Lắc
Ưu điểm: Đơn giản, tiện cho vận hành, có thể thiết kế vỡ từng đoạn theo mức độ cần tháo xả khẩn cấp khác nhau Việc phục hồi đập tạm trên ngưỡng sau xả lũ không có khó khăngì.
Nhược điểm: Sau nhiều năm không sử dụng thân đập chặt, mái đập có cây mọc nhiều vì vậy khi nước tràn qua với lớp chảy mỏng khó có thể gây vỡ đập được Vị trívỡ,phạmvivỡcótínhngẫunhiênkhôngkhốngchếđược.Đểkhắcphụcnhược điểm này, người ta làm đường dẫn xói trên mặt đập xuống mái hạ lưu (thường là rãnh).
Điều kiện sử dụng: Dùng với địa hình có yên ngựa thấp, nhưng không quá rộng để làm tràn tự do và nền tương đối tốt (vì khi đó cột nước tràn, lưu tốc dòng chảy khôngnhỏ).
* Tràn sự cố kiểu gây vỡ bằng năng lượng thuốc nổ (gọi tắt là kiểu nổ mìn gâyvỡ)
Nguyên lý hoạt động: Tràn sự cố kiểu gây vỡ đập đất bằng năng lượng thuốc nổ ( gọi tắt là kiểu nổ mìn gây vỡ) có nguyên lý hoạt động là sử dụng năng lượng thuốc nổ bằng các phương pháp nổ mìn hiện đại gây vỡđập.
Hình 3.6 Cắt dọc Tràn sự cố hồ Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh
Ưu điểm: Công trình có kết cấu đơn giản, vận hành thuận tiện và có biện pháp chủ đông gây vỡ đập Qúa trình xói gây vỡ đập là chủ động không cần phải có nhiều thời gia để vỡ và vỡ hết nên tràn nhanh chóng tham gia tháo lũ Tràn sự cố kiểu nổ mìn gây vỡ có thể cơ giới hóa trong thi công, dễ dầm chặt nên quá trình cố kết của đập khó gây lún nứt và đảm bảo ổn định củađập.
Nhược điểm: Khi có sự cố xảy ra thì toàn bộ khối lượng xây dựng tràn hầu như bị phá hoại, khối lượng xây dựng lại không nhỏ và khó đáp ứng được nhiệm vụ đón con lũ tiếp sau một cách kịp thời khi sự cố diễn ra đầu mùa lũ Quá trình vỡ đập phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc nổ, vì vậy việc bảo quản thuốc nổ cũng như hệ thống lỗ mìn hoặc buồng mìn đặt trong đập phải thường xuyên, liên tục Vì nếu có trục trặc ở một trong những khâu này thì khi gặp lũ vược thiết kế đập tràn sự cố sẽ không hoàn toàn chức năng của nó, do đó đe dọa an toàn của toàn bộ công trình.Thời gian, thời điểm tạo nổ gây vỡ đập hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của người quản lý nên phải thường trực theo dõi lũ và chuẩn bị sẵn sàng cho công tác nổ mìn.
Điều kiện áp dụng: Điều kiện địa chất có khả năng chống xói tốt( ngưỡng tràn nằm trên nền đá phong hóa vừa và ít), điều kiện địa hình không có yên ngựa rộng và thuận lợi, nếu làm các loại tràn sự cố khác khối lượng sẽ rấtlớn.
Những công trình hồ chứa lớn có nhu cầu an toàn phòng lũ cao, công trình đang nghiên cứu làm tràn bổng sung (hoặc tràn sự cố) với lưu lượng tràn lớn đều có thể áp dụng hình thức tràn sự cố kiểu nổ mìn gâyvỡ.
* Tràn sự cố kiểu có cửa van tựđộng
Trên ngưỡng tràn bố trí cửa van tự động Cửa van gồm một tấm phẳng thường bố trí quay xung quanh trục nằm ngang Khi có lũ vượt thiết kế, cửa van tự động lật và việc tháo xả khẩn cấp được thực hiện.
Hình 3.7 Tràn sự cố kiểu cửa van tự động
Khả năng tháo lớn, tính chủ độngcao.
Tự động tháo lũ khẩn cấp; Không phải phục hồi sau xả lũ khẩncấp.
Kết cấu phức tạp; Yêu cầu kỹ thuật cao; Cần bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên; Cửa van dễ bị kẹt, bị rung, bị va đập; Chi phílớn.
* Tràn sự cố kiểu gia tải bằng nước gây vỡ đậpđất
Trên ngưỡng tràn sự cố có đắp 1 đập nhỏ bằng đất, phần hạ lưu của đỉnh đập có tường chắn tạo bể chứa gia tải Đáy đập có lớp kẹp cát tạo mặt trượt Đỉnh có bố trí các ống xi phông thông với bể chứa gia tải Khi mực nước vượt miệng ống xi phông, nước chảy vào bể Bể gia tải đầy nước sẽ gây trượt mái đậpvỡ.
Hình 3.8 Tràn sự cố kiểu gia tải bằng nước gây vỡ đập đất.
* Tràn sự cố kiểu dẫn xói gây vỡ đậpđất Đập đất tạm trên ngưỡng tràn, phía hạ lưu đập có khối đất dễ xói trôi Phía trên đập có bố trí các ống xi phông Miệng vào của ống ngang MNLTK Khi nước hồ vượt MNLTK, nước sẽ chảy qua các ống gây xói mái hạ lưu đập Đến khi đập mất ổn định và vỡ, thì tràn sự cố bắt đầu làm việc Loại này chưa được dùng rộng rãi.
Hình 3.9 Tràn sự cố kiểu gây dẫn xói gây vỡ đập đất.
* Tràn sự cố kiểu cầu chì
Trên ngưỡng tràn bố trí các cấu kiện chắn nước rời rạc nhưng khít nước Các cấu kiện này có kích thước như nhau hoặc khác nhau Giữa chúng với nhau và giữa chúng với ngưỡng tràn có thiết bị đệm khít nước Khi mực nước lũ trong hồ vượt quá 1 giới hạn nào đấy, cấu kiện ( cầu chì) này bị lật xuống nhờ đó mà tháo được lũ khẩn cấp Sau mỗi lần hoạt động cần khôi phục lại khối cầu chìnày.
Cầu chì có thể là bê tông, bê tông cốt thép hoặc các thùng. w 2a
Hình 3.10 Tràn sự cố kiểu cầu chì
* Tràn sự cố kiểu cửa mở nhanh
Kết luậnchương3
Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn đập trên địa bàn tỉnh Phú Yên về cơ sở lý luận an toàn đập… Đồng thời, cũng nêu lên được vài giải pháp công trình nâng cao an toàn đập và những biện pháp cụ thể xử lý việc hư hỏng của đập đất có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên Việc nâng cao an toàn của đập đất phụ thuộc vào việc nâng cao của nhiều mặt như tiêu chuẩn an toàn thiết kế, thi công, quản lý vận hành và khai thác nên các nhóm giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa phải đồng thời.
Nhằm cụ thể hóa việc tính toán và đề xuất biện pháp công trình điển hình nâng cao an toàn hồ đập cho Hồ chứa nước La Bách, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên một cách chi tiết và được trình bày tại Chương 4 của Luận văn.
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO AN TOÀN HỒCHỨA NƯỚC LA BÁCH, TỈNHPHÚ YÊN
Giới thiệu công trình hồ chứa nướcLaBách
Công trình Hồ chứa nước La Bách được xây dựng trên nhánh suối Ea Đin thuộc địa phận Thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên Vị trí đầu mối công trình nằm cạnh Buôn Bách, cách thị trấn Hai Riêng khoảng 7,0km về phía Tây Bắc, cách Thị xã Tuy Hòa khoảng 60km theo đường tỉnh lộ 645 về phíaTây.
Tọa độ của lưu vực nằm vào khoảng:
Khu hưởng lợi, diện tích canh tác nằm độc lập, cách công trình đầu mối khoảng 0,5km chạy từ Tây Nam xuống Đông Bắc, chiều dài khu tưới khoảng 1,5km; chiều rộng trung bình 2,0 km.
Hình 4.1 Bản đồ vị trí công trình Hồ chứa nước La Bách
Hồ chứa nước La Bách có nhiệm vụ theo thiết kế như sau:
Cấp nước tưới cho 100ha lúa hai vụ và 178hamía;
Cấp nước sinh hoạt cho 400 nhânkhẩu;
Cải thiện môi trường sinh thái cho vùng khô hạn hạ lưu và tạo cảnh quan du lịch cho thị trấn Hai Riêng – huyện SôngHinh;
Kết hợp nuôi trồng thủysản.
Qui mô xây dựng và các chỉ tiêu thiết kế chính.
Cấp công trình: Cấp IV (TCVN 285:2002)
Tần suất lũ thiết kế: 1,5%
Mức đảm bảo cấp nước:75%
Các hạng mục xây dựng chủ yếu:
01 đập dâng tạo hồ chứanước;
02 hệ thống kênh tưới tả vàhữu;
4.1.4 Thông số cơ bản của cụm công trình đầu mối
Diện tích mặt hồ ứngvớiMNDBT : Fhồ = 41,33 ha.
Diện tích mặt hồ ứngvớiMNDGC : Fhồ = 49,37 ha.
Thiết bị thoát nướchạlưu : Kiểu gối phẳng + Lăngtrụ.
Bảo vệ máithượnglưu : BT tấm lát dày8cm.
Hìnhthứctràn : Tràn đỉnh rộng chảy tựdo.
Cống lấy nước vai tả đập:
Cống lấy nước vai hữu đập:
Hìnhthứccống : Cống tròn ống thép bọc bêtông.
Vùng công trình nằm trong khu vực đồi núi có cao độ tuyệt đối từ
+180350m, thấp dần về phía Đông và Đông Nam, các đồi núi có dạng đỉnh tròn, sườn dốc thoải Do dòng nước mặt bào xói tạo nên sự phân cắt hình thành các khe rãnh, một số nơi thoát nớc kém tạo thành các thung lũng sình lầy, tầng đất phủ trên mặt dày, đó là điều kiện phát triển thực vật rất tốt Vùng công trình đầu mối cũng như dọc tuyến kênh và các công trình đều nằm trong dạng địa hìnhnày.
Nghiêng dần về phía Đông và Đông Nam là các dải mặt bằng thấp, tương đối bằng phẳng, cao độ tuyệt đối thay đổi từ +170200m, đây chính là vùng tưới của công trình.
Kết quả khảo sát địa chất cho thấy địa tầng khu vực cụm các công trình đầu mối theo thứ tự từ trên xuống dưới gồm các lớp đất đá sau:
Lớp 1:Hỗn hợp cát thô và cuội sỏi lẫn ít đá tảng màu xám nâu, xám vàng, bão hòa nước, kết cấu kém chặt Cuội và đá tảng có thành phần là thạch anh, granit cứng chắc, khá tròn cạnh, d=5÷25%, chiếm 30÷40%, nguồn gốc aQ Lớp này phân bố trên bề nặt địa hình lòng suối, bề dày từ0,2÷1,0m.
Lớp 3a:Á sát nhẹ lẫn sạn và rễ cỏ cây màu xám nâu, đất hơi ẩm, trạng thái cứng, kết cấu kém chặt, nguồn gốc dQ Lớp này phân bố trên bề mặt địa hình ở khu vực tuyến tràn dự kiến, bề dày từ0,3÷0,6m.
Lớp 4a:Á sét nhẹ ÷ trung chứa nhiều sạn, lẫn ít đá tảng màu xám vàng, xám nâu, đất ít ẩm, trạng thái cứng, kết cấu chặt vừa, sạn thạch anh cứng chắc d=2÷20mm, chủ yếu kích thước d=2÷10mm, chiếm khoảng 30÷50%, phân bố không đều, nguồn gốc deQ, trong tầng đôi chỗ lẫn ít đá tảng granit cứng chắc phân bố không đều Lớp này phân bố trên bề mặt địa hình tại khu vực tuyến đập phương án 1 và phương án 2, bề dày từ0,6÷0,4m.
Lớp 4b:Á sét nặng ÷ sét nhẹ chứa nhiều sạn màu xám vàng, nâu vàng, xám lục, đất ẩm vừa, trạng thái cứng, kết cấu chặt vừa Sạn thạch anh cứng chắc d=2÷10mm, chủ yếu sạn nhỏ d=2÷4mm, chiếm từ 15÷25%, phân bố không đều Lớp này nằm dưới lớp 3a và 4a, bề dày từ1,0÷4,9m.
Lớp 7:Á sét trung ÷ nặng hạt cát lẫn ít sạn nhỏ màu xám vàng, xám lục, xám nâu, đất ẩm vừa trạng thái cứng ÷ nửa cứng, kết cấu chặt vừa ÷ kém chặt, nguồn gốc eQ. Lớp này chủ yếu nằm dưới lớp 4a tại khu vực tuyến đập phương án 1, bề dày từ 1,0÷3,7m.
Lớp 8a:Granit phong hóa hoàn toàn đến mạnh màu xám xanh, xám vàng, xám lục. Đá mềm bở, chủ yếu đã biến thành đất dạng á sét nhẹ ÷ trung lẫn nhiều sạn dăm, trạng thái cứng ÷ nửa cứng, chặt vừa Lớp nằm dưới lớp 4a, 4b và lớp 7, bềdàybiến đổi từ0,9÷9,2m.
Lớp 8b:granit1 phong hóa vừa ÷ mạnh màu xám trắng, phớt vàng, cấu tạo khối, kiến trúc hạt trung ÷ thô, khá cứng chắc Đá nứt nẻ vừa, khe nứt hở, bám ôxit kim loại, mặt khe nứt xiên góc 30÷45o và 70÷80o so với mặt phẳng nằm ngang, các khe nứt xuyên cắt nhau Lớp này nằm dưới lớp 8a, bề dày từ 0,6÷6,1m, có nơi chưa xác định.
Lớp 8c:Granit phong hóa nhẹ ÷ tươi màu xám xanh, xám trắng, cấu tạo khối, kiến trúc hạt trung ÷ thô, thành phần chính gồm thạch anh, fenspat, đá cứng chắc, ít nứt nẻ, các khe nứt chủ yếu kín Lớp này nằm dưới lớp 8b, bề dày chưa xácđịnh.
4.1.5.3 Điều kiện khí tượng, thủyvăn
Các đặc trưng thủy văn công trình của hồ chứa như sau:
Độ dốc bình quân sườnlưuvực : 58,33.
Lượng mưa bình quânnhiềunăm : X0 = 1.937,77mm.
Độ sâu dòng chảy bình quânnhiềunăm : Y0 = 1.104,53mm.
Môđuyn dòng chảy bình quânnhiềunăm : M = 31,87l/s-km2.
Tổng lượng nước đến bình quân nhiều năm :W0= 8,284.106m3.
Lưu lượng dòng chảy nămthiếtkế : Q75%= 0,197 m3/s.
Tổng lượng dòng chảy nămthiếtkế : W75%= 6,213.106 m3.
4.1.6 Hiệntrạng hồ chứa nước LaBách
4.1.6.1 Giải pháp thiết kế của Đậpđất Đập đất được thiết kế có kết cấu là đập đất đầm nén, hình thức dạng đập 02 khối Khối chống thấm ở thượng lưu được đắp bằng đất có các chỉ tiêu cơ lý : K=4.10 -5 cm/s ; C=0,18kg/cm 2 ; 0 ;1,74T/m 3 Khối hạ lưu được đắp bằng đất có các chỉ tiêu cơ lý : K=7.10 -5 cm/s ; C=0,18kg/cm 2 ; 0 ;1,72T/m 3
Nền đập đặt trên các lớp (4a) và (7)-Á sét trung đến nặng Chân khay đập đào qua lớp
(7) và đặt trên lớp lớp (8a) – Đá Granít phong hóa hoàn toàn và (8b) - Đá Granít phong hóa vừa đến mạnh. Đỉnh đập có tường chắn sóng Mái đập thượng lưu gia cố bằng tấm lát BTCT trên tầng lọc dăm, cát Mái đập hạ lưu gia cố bằng trồng cỏ Có cơ đập hạ lưu ở cao trình + 195,20m.
Đánh giá khả năng cấp nước củaHồchứa
Hồ chứa có các thông số lưu vực, dòng chảy đến và dung tích hồ chứa như sau:
Tổng lượng nước đến bình quânnhiềunăm : W0= 8,284.10 6 m 3
Lưu lượng dòng chảy nămthiếtkế : Q75%= 0,197m 3 /s.
Tổng lượng dòng chảy nămthiếtkế : W75%= 6,213.10 6 m 3
Tổng lượng nước dùnghằngnăm : Wq= 1,66.10 6 m 3
Từ các thông số trên ta thấy: Mức đảm bảo cấp nước Pu% là thấp do trước đây hồ chứa được thiết kế theo TCVN 285: 2002 Hiện nay theo Quy chuẩn QCVN 04-05:
2012 với hồ La Bách qui mô thuộc cấp III do đó mức đảmbảo cấp nước tưới qui định P% Tổng lượng nước dùng hàng năm nhỏ hơn nhiều so với dòng chảy năm thiết kế Các hệ số dung tích -và dòng chảy -đều nhỏ Từ đó cho thấy hồ chứa chưa sử dụng hết khả năng cấp nước của lưu vực, hay điều tiết năm chưa hoàn toàn
Hiện nay nhu cầu dùng nước ở hạ lưu còn thiếu nhiều, khu tưới của hồ chứa hoàn toàn có thể mở rộng Từ đó có thể thấy hồ chứa hoàn toàn có khả năng nâng cấp để để trữ thêm nước đến và cấp nước cho hạ du. Để tính toán khả năng trữ thêm của hồ chứa, tiến hành tính toán điều tiết hồ với mức đảm bảo cấp nước P% và với nhiều phươg án mở rộng cấp nước, xác định được phương án nâng cấp tối đa (lựa chọn là phương án cho kết quả điều tiết năm hoàn toàn), kết quả tính toán được.
Khả năng nâng cao MNDBT :H=1,05m;
Cao trình MNDBT nâng cao :MNDBT= 203,25m.
Đánh giá an toàn củaĐậpđất
4.3.1 Đánh giá an toàn Đập theo tiêu chíthấm
4.3.1.1 Đánh giá thấm Đập đất theo quansát
Theo chiều dài dọc thân đập phạm vi thấm theo cơ bản gần hết thân đập Theo mặt cắt ngang dòng thấm xuất hiện ở mái hạ lưu rất cao, tuy nhiên không đều, nhiều vị trí dòng thấm xuất hiện trên cao nhưng ở cao trình phía dưới lại không thấy Do đó, có thể trong thân đập xen kẽ các lớp có hệ số thấm không đồng đều, dòng thấm sẽ tập trung theo các lớp có hệ số thấm lớn hơn chảy về hạ lưu, thân đập hình thành dòng thấm ngang Trên mái đập tuy thấm trên diện rộng nhưng cơ bản không có hình thành dòng chảy, dòng chảy chủ yếu xuất hiện tại vị trí chânđập.
Tại các vị trí xuất hiện dòng thấm chảy ngược từ phía chân đồi hạ lưu về rãnh thoát nước chân đập, trên rãnh xuất hiện rêu mọc, chứng tỏ dòng thấm chảy thường xuyên trong thời gian dài Hiện tượng này có thể là do dòng thấm dưới nền đập, hoặc dòng thấm tại lớp tiếp giáp giữa thân đập và nền đập gây ra.
Tại vị trí Đ10-10m có lưu lượng thấm lớn, khoảng 2l/s có thể là do thân đập xuất hiện cục bộ những lỗ rỗng, những lớp xen kẹp có hệ số thấm lớn hoặc nền đập xuất hiện khe nứt xen kẹp phong hóa mạnh gây ra dòng chảy thấm tập trung Dòng thấm tại vị trí này không mang theo các hạt đất vì nước thấmtrong.
4.3.1.2 Đánh giá thấm Đập đất qua khoan địa chất kiểm tra thânđập Để đánh giá Đập cần khoan kiểm tra, bao gồm 04 mặt cắt ngang đập tại những vị trí xuất hiện dòng thấm ra chân mái hạ lưu đập 01 mặt cắt bên vai đồi trái, 01 mặt cắt bên vai đồi giữa, 01 mặt cắt ở lòng suối chính, 01 mặt cắt ở eo trũng bên đập phụ Mỗi mặt cắt 02 hố khoan, riêng mặt cắt vị trí lòng suối bố trí 03 hố khoan Tổng cộng gồm 09 hố Vị trí các hố khoan trên mặt cắt ngang đập được bố trí tại: đỉnh đập; cơ đập; chân hoặc mái đập hạ lưu (tùy theo mặt cắt) Vị trí mặt cắt dự kiến bố trí trên mặt bằng, tại các vị trí cọc: Đ3; B; Đ10-10m; Đ15+15m Các hố khoan khoan vào khối đắp hạ lưu của đập Riêng khối thượng lưu không tiến hành khoan kiểm tra được do mực nước hồ hiện tại cao, gần bằng MNDBT; Việc khoan không những khó khăn mà còn ảnh hưởng đến kết quả xác định các chỉ tiêu cơ lý thân đập không chính xác Kết quả khoan khảo sát được như sau:
Hình 4.7 Bố trí mặt cắt khoan địa chất
Kết quả khảo sát ĐCCT giai đoạn này đã lập được các mặt cắt ĐCCT tại tuyến đập chính Địa tầng tại đây gồm các lớp như sau:
Lớp 1-Thân đập: Đất á sét nặng hạt cát lẫn nhiều sạn màu xám xanh, xám nâu Đất ẩm vừa, trạng thái nửa cứng, kết cấu chặt vừa Hệ số thấm trung bình đến lớn vừa theo kết quả đổ nước tại hiệntrường.
Lớp 1a-Thân đập: Đất á sét trung hạt cát lẫn nhiều sạn dăm màu xám nâu, xám vàng nhạt Đất ẩm, trạng thái dẻo cứng – dẻo mềm, kết cấu kém chặt Sạn dăm góc cạnh, cứng, d=0.2-6.0cm, chiếm 34.5% Hệ số thấm trung bình khá lớn Lớp này nằm xen kẹp với lớp 1 và không theo quy luật Tại nhiều đoạn vách hố khoan bị sình lầy,gâysạt lởvách.
Lớp 7-Nền đập: Đất á sét nhẹ lẫn nhiều cát sạn dăm màu xám vàng - xám nâu Đất ít ẩm, trạng thái nửa cứng- cứng, kết cấu chặt vừa Lớp này nằm dưới lớp 1 và 1a.
Lớp 8a-Nền đập: Đá granit phong hóa hoàn toàn màu xám xanh, xam vàng, xám lục hầu hết đã biến thành đất á sét nhẹ - trung lẫn nhiều dăm sạn trạng thái cứng – nửa cứng, chặt vừa Lớp này nằm dưới lớp 7 Bề dày0.9-9.1m.
Lớp 8-Nền đập: Đá granit phong hóa vừa màu xám xanh, xám trắng đốm đen Đá cấu tạo khối, kiến trúc hạt thô, cứng vừa, thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, fenspat, biotit Đá nứt nẻ vừa, khe nứt hở, xiên góc 35-40 độ so với phương nằm ngang Nõn khoan dạng thỏi 10-20cm.
Các chỉ tiêu thí nghiệm và đề nghị dùng cho tính toán các lớp đất tại tuyến đập chính nhánh trái xem ở bảng dưới
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu dùng cho tính toán các lớp đất đắp thân đập hồ La Bách
Các chỉ tiêu Đơn vị Lớp 1 Lớp 1a
- Chỉ số dẻo, Wn % 15.1 14.5 Độ đặc, B % -0.318 0.317 Độ ẩm tự nhiên, We % 14.9 22.7
Tỷ trọng, 2.65 2.65 Độ lỗ rỗng, n % 35.0 40.0
Tỷ lệ khe hở, 0.538 0.667 Độ bão hoà, G % 73.4 90.1
Lực dính kết, CTB KG/cm 2 0.25 0.23
Góc ma sát trong,TB Độ 13 0 30’ 12 0 49’
Lực dính kết, CI KG/cm 2 0.22 0.17
Góc ma sát trong,I Độ 12 0 49’ 11 0 25’
Lực dính kết, CII KG/cm 2 0.23 0.19
Góc ma sát trong,II Độ 13 0 07’ 12 0 01’
Hệ số ép lún a cm 2 /KG a0-1 0.050 0.052 a1-2 0.032 0.035 a2-3 0.021 0.023 a3-4 0.018 0.018
Mô đun tổng biến dạng E0 KG/cm 2
Hệ số thấm theo TN trong phòng, K cm/s 1.5x10-4 2.3x10-4
Hệ số thấm theo đổ nước hiện trường cm/s 2.31x10-4 8.71x10-4
Hệ số thấm đề nghị dùng tính toán, K cm/s 3x10-4 9x10-4
Tõ: 16-17.8m Tõ: 12-16m Tõ: 8-12m Tõ: 4-8m Tõ: 0.5-4m
K = 9.7E-5(cm/s) K = 9.56E-4(cm/s) K = 1.85E-4(cm/s) K = 1.23E-4(cm/s) K = 1.2 E-4 cm/s
Hình 4.8 Sơ đồ các lớp đất thân đập theo kết quả khoan kiểm định
Các lớp đất đắp và chỉ tiêu cơ lý
Kết quả khoan khảo sát địa chất đập đất La Bách cho thấy các lớp đất đắp (1) và (1a) phân bố không theo quy luật, đan xen nhau theo kiểu cài răng lược Cả hai lớp đều có sự khác biệt về thành phần hạt không nhiều, tỉ lệ các thành phần hạt tương đối tốt, hàm lượng sét khá lớn, hàm lượng sạn sỏi ít Lớp (1a) có hàm lượng sạn dăm lớn hơn và hàm lượng hạt sét thấp hơn so với lớp (1), đất mềm yếu hơn so với lớp (1) Các mẫu đất trong lớp (1a) có độ bão hòa rất cao Khi khoan trong đất đắp lớp (1a), tại vách hố khoan bị sìnhlầy.
Các lớp nền đập xét về khả năng chịu lực thì đều có khả năng chịu tải trọng của các khối đất đắp bên trên Trong đó lớp đất có nguồn gốc sườn tàn tích (lớp 7) có khả năng chịu tải trung bình, có tính lún trung bình, có bề dày nhỏ Lớp đá phong hóa hoàn toàn (lớp 8a) có khả năng chịu lực trung bình, có tính lún trung bình Các lớp đá phong hóa vừa (lớp 8b) và đá granit phong hóa nhẹ (lớp 8c) có khả năng chịu lực cao và ổnđịnh.
Kết quả quan trắc mực nước ngầm ổn định trong các hố khoan cho thấy cao độ mực nước ngầm tại hầu hết các hố khoan đều rất cao, điều đó chứng tỏ đường bão hòa trong thân đập dâng lên rất cao Trong đó hệ số thấm thân đập lớp (1a) lớn hơn so với lớp (1) và từ đó nguyên nhân thấm chủ yếu xảy ra trong lớp đất đắp1a.
Tại mặt cắt khoan 3, hố khoan tại tim đập có mực nước ngầm ổn định trong hố khoan hạ thấp gần tới nền, điều này phù hợp với hiện tượng thấm thành dòng với lưu lượng khá lớn và gây sụt lún mái đập đã quan sátđược.
Các chỉ tiêu cơ lý đặc biệt của đất đắp
Kết quả thí nghiệm các tính chất đặc biệt của đất đắp thân đập cho thấy các tính chất trương nở và co ngót yếu, áp lực trương nở nhỏ Tuy nhiên tính chất tan rã lại khá nhanh Các lớp đất này có đặc điểm là tan rã cơ học, không có tính tan rã hóa học nên chỉ cần tránh cho các lớp này tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy chuyển động thì hạn chế được hậu quả của việc tan rã Chính vì vậy về lâu dài để tránh xảy ra hiện tượng xói ngầm cơ học trong các lớp này, cần có biện pháp hạ thấp đường bão hòa và gađien thấm trong thânđập.
4.3.1.3 Đánh giá thấmĐập đất thông qua tính toánCác phương án tínhtoán
Trong giai đoạn kiểm định, kết quả khảo sát địa chất đã xác định được các chỉ tiêu cơ lý đất thân đập khối hạ lưu Tuy nhiên, do chưa thể khoan vào khối thượng lưu nên chưa xác định được các chỉ tiêu cơ lý đất thân đập của khối thượng lưu Do đó, giả thiết 2 Phương án để tiến hành tínhtoán:
Đánh giá năng lực của Trànxảlũ
4.4.1 Thông số thiết kế tràn hiệntrạng
Các thông số thiết kế của Tràn xả lũ hiện trạng như sau:
Hìnhthứctràn : Tràn đỉnh rộng chảy tựdo.
4.4.2 Xácđịnh và tính toán lại tiêu chuẩn lũ thiết kế, kiểmtra
Theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 04-05: 2012, công trình hồ chứa nước La Bách là công trình cấp III, tương ứng với các tần suất lũ thiết kế P=1,5%, kiểm tra P=0,5%.Cập nhật tài liệu mưa lũ đến thời điểm hiện nay, tính toán lại lũ thiết kế và kiểm tra xác định được: Q1,5%= 164m 3 /s ; Q0,5% 5m 3 /s.
4.4.3 Tính toán điều tiết lũ thiết kế và kiểmtra
Lũ đến dạng tam giác, tràn tự do không có cửa van điều tiết, cao trình ngưỡng tràn bằng cao trình MNDBT, do đó dùng phương pháp điều tiết Kotrêgin xác định dung tích phòng lũ hoặc lưu lượng xả lớn nhất và quá trình xả lũ theo các công thứcsau:
Trongđó Vm: Là dung tích phòng lũ của khonước.
WL: Tổng lượng lũ đến T : Thời gian trận lũđến.Qmax: Là đỉnh lũđến. qmax: Là đỉnh lũxả.
Kết quả tính toán được như sau:
Lưu lượng tràn kiểm tra : q0,5%3,6m 3 /s.
4.4.4 Đánh giá năng lực xả củatràn
Tràn xả lũ được thiết kế với lưu lượng xả thiết kế q6m 3 /s Theo tính toán với quy chuẩn quy định hiện này thì tràn hiện tại phải xả với lương lượng thiết kế q7,6m 3 /s và kiểm tra là q3,6m 3 /s Ngoài ra, cột nước trước tràn trước đây thiết kế làH=1,79m; hiện nay là HTK= 2,01m; HKT= 2,35m Các cột nước tràn này làm cho mực nước lũ trong hồ cao hơn so với thiết kế trước đây và dẫn đến cao trình đỉnh đập hiện trạng không đảm bảo tiêu chí không tràn nước qua đỉnh đập.
Như vậy có thể đánh giá Tràn không đảm bảo năng lực xả lũ trong điều kiện hiện nay.
Đề xuất các giải pháp tổng thể nâng cao an toànhồđập
Các kết quả đánh giá an toàn hồ đập ở trên cho thấy:
Hồ chứa: Hồ có mức đảm bảo cấp nước Pu% thấp hơn so với quy định hiệnnayP% Dung tích hồ chứa còn nhỏ so với khả năng nước đến của lưu vực và nhu cầu dùng nước hạ du Do đó hồ hoàn toàn có thể nâng cấp tăng dung tích chứa để tăng mức đảm bảo cấp nước và tăng diện tích tưới hạ du Nếu tăng dung tích hồ cần phải nâng cấp Tràn xả lũ bằng cách nâng cao trình ngưỡngtràn.
Đập đất: Đập đất hiện trạng không đảm bảo an toàn về tiêu chí thấm, ổn định và nước tràn qua đỉnh đập Do đó đập đất cần thiết bắt buộc phải Sửa chữa (xử lý thấm, ổn định); Ngoài ra đập có thể nâng cấp bằng việc cao trình đỉnh đập để đảm bảo tiêu chí không tràn nước qua đỉnh đậptùytheo phươngán.
Tràn xả lũ: Tràn không đảm bảo năng lực xả lũ theo tình hình thực tế và quy định hiện nay Tràn hiện tại có hình thức đỉnh rộng, ngưỡng thấp P=0 do đó hệ số lưu lượng nhỏ Đây là yếu tố bất lợi của Tràn hiện trạng mà khi nâng cấp cần xem xét đến.
Với hiện trạng các hạng mục công trình nêu trên, Hồ chứa và Tràn xả lũ có thể nâng cấp hay không nâng cấp Tuy nhiên, đối với Đập đất cần thiết phải sửa chữa để đảm bảo tiêu chí thấm và ổn định Việc nâng cấp Đập – nâng cao trình đỉnh đập hoặc tường chắn sóng có thể cần thiết hoặc không tùy theo phương án Khi không nâng cấp Đập đất thì có thể nâng cấp Tràn để tăng khả năng xả, giảm mực nước lũ, từ đó Đập đạt được an toàn theo tiêu chí lũ Vì vậy, để nâng cao an toàn hồ đập, đề xuất 3 giải pháp như sau:
Hồ chứa - Không nâng cấp: Không tăng dung tích; không nâng mức đảm bảo cấp nước; không mở rộng diện tíchtưới;
Đập đất - Sửa chữa và nâng cấp: Sửa chữa để đảm bảo tiêu chí thấm, ổn định Nâng cấp (nâng cao đỉnh đập hay tường chắn sóng) để đảm bảo tiêu chí nước không tràn qua đỉnhđập;
Tràn xả lũ - Không nâng cấp: giữ nguyên Tràn xả lũ như hiệntrạng.
Hồ chứa - Nâng cấp: Nâng cao MNDBT thêm 80cm, từ 202,20m lên 203,0m, tăng dung tích hồ để đảm bảo mức cấp nước P% và mở rộng diện tích tưới hạdu;
Đập đất - Sửa chữa nhưng không nâng cấp: Sửa chữa để đảm bảo tiêu chí thấm, ổn định; Không nâng cấp là không nâng cao đỉnh đập hay tường chắn sóng mà giữ nguyên như hiệntrạng;
Tràn xả lũ - nâng cấp và mở rộng: Nâng cao trình ngưỡng tràn cũ thêm 80cm để tăng dung tích hồ chứa (Do vị trí tràn độc lập, đường quản lý chưa có và khó khăn, hồ chứa do địa phương quản lý nên thiếu nhân lực và tình độ yếu; Do dó vẫn chọn hình thức tràn tự do, nhưng dạng ngưỡng thay đổi sang dạng thực dụng Ôfixêrốp để tăng khả năng tháo Ngưỡng mới được xây trên ngưỡng tràn đỉnh rộng cũ) Mở rộng thêm bề rộng ngưỡng Tràn nhằm tăng khả năng tháo để hạ thấp mực nước lũ sao cho đáp ứng được yêu cầu Đập đất không phải nâng cấp ởtrên.
Hồ chứa - Nâng cấp (Như GP2): Nâng cao MNDBT thêm 80cm, từ 202,20m lên 203,0m, tăng dung tích hồ để đảm bảo mức cấp nước P% và mở rộng diện tích tưới hạdu;
Đập đất - Sửa chữa và nâng cấp: Sửa chữa để đảm bảo tiêu chí thấm, ổn định Nâng cấp (nâng cao đỉnh đập hay tường chắn sóng) để đảm bảo tiêu chí nước không tràn qua đỉnhđập;
Tràn xả lũ - nâng cấp (không mở rộng): Nâng cao trình ngưỡng tràn cũ thêm 80cm để tăng dung tích hồ chứa (chọn hình thức tràn tự do, ngưỡng dạng thực dụng Ôfixêrốp, xây trên ngưỡng tràn đỉnh rộngcũ).
Tính toán cho các giải pháp nâng cao an toàn hồ đậpđềxuất
4.6.1 Tính toán cho giải pháp1
4.6.1.1 Tính toán cho tiêu chí lũ
Từ kết quả tính toán đánh giá tiêu chí nước không tràn qua đỉnh đập của đập hiện trang cho thấy, khi cập nhật tài liệu mưa lũ mới, tiến hành tính toán điều tiết lũ cho kết quả MNLTK cao hơn so với giai đoạn thiết kế, ngoài ra hiện nay còn có MNLKT Từ đó cao trình đỉnh đập hiện trạng +205,20m, thấp hơn cao trình theo tính toán 24cm Vì vậy, trường hợp này lựa chọn giải pháp phù hợp là nâng cao đỉnh đập bằng tường chắn sóng Chiều cao tường chắn sóng lựa chọn bằng 50cm Cao trình đỉnh đậpđ ấ t
+250,20m cao trình MNLKT=+204,55m là 65cm do đó đảm bảo thỏa mãn theo yêu cầu của TCVN 8216: 2009 là tối thiếu bằng 30cm.
Vì vậy lựa chọn GP: Xây tường chắn sóng cao 50cm; cao trình đỉnh đập +205,20m; cao trình đỉnh tường+205,70m.
4.6.1.2 Tính toán cho tiêu chí an toàn thấm và ổn định Đậpđất Để đảm bảo tiêu chí thấm và ổn định của đập hiện trạng trước tiên cần có giải pháp pháp chống thấm cho thân đập Biện pháp chống thấm cho thân đập sẽ giải quyết được vấn đề: Hạ thấp đường bão hòa, giảm građien cửa ra, građien thân đập và giảm nguy cơ xói ngầm, từ đó đảm bảo ổn định thấm; Đồng thời tăng tính ổn định củađập.
Các biện pháp xử lý chống thấm:
Căn cứ vào hiện trạng, khoan khảo sát kiểm tra và tính toán kiểm định xác định Các biện pháp xử lý chống thấm bao gồm 2 nhóm biện pháp: biện pháp chống thấm phía mái thượng lưu đập và giải pháp chống thấm tại tim đập Các biện pháp cụ thể đưa ra như sau:
Biện pháp 1: Tạo lớp chống thấm phía mái thượng lưu đập bằng màng Bentromat chân đập khoan phụt tạo màng chống thấm quanền.
Biện pháp 2: Tạo lớp chống thấm phía mái thượng lưu đập bằng đắp đất có hệ số thấm nhỏ tạo thành tường nghiêng chân răng, chân đập khoan phụt tạo màng chống thấm quanền.
Biện pháp 3: Tạo màng chống thấm lõi giữa bằng phương pháp khoan phụt vữa xi măngsét.
Biện pháp 4: Tạo màng chống thấm lõi giữa bằng phương pháp thi công cọc xi măngsét.
Biện pháp 5: Tạo màng chống thấm lõi giữa bằng hào Xi măng – Bentonite hoặc Đất –Bentonite.
Phân tích và đề xuất biện pháp lựa chọn.
* Nhóm biện pháp chống thấm phía thượng lưuđập.
Do đập đang trong điều kiện vận hành nên Nhóm biện pháp chống thấm tại tim đập có nhiều ưu điểm hơn so với Nhóm giải pháp chống thấm phía mái thượng lưu đập. Nhóm biện pháp chống thấm phía mái thượng lưu đập nếu muốn thi công được phải tháo cạn nước hồ, dỡ bỏ mái bê tông lát hiện trạng, xử lý chống thấm sau đó lát lại tấm bê tông Vấn đề dẫn dòng thi công cũng rất khó khăn và chỉ thi công được vào mùa khô Vấn đề vật liệu đất đắp (chất lượng, trữ lượng, giải phóng mặt bằng) cũng khó khăn và mang nhiều rủi ro vì trong thi công đập đã cho thấy điều này Nếu dùng màng chống thấm bằng Bentromat cũng mang nhiều rủi ro khi bị rách hay chồng mí không kín khít như bài học hồ Sông Biêu, Ninh Thuận chothấy.
* Nhóm biện pháp chống thấm tại timđập.
Ngược lại Nhóm biện pháp chống thấm phía mái thượng lưu đập, Nhóm biện pháp chống thấm tại tim đập không cần phải tháo cạn nước hồ trong khi thi công, không phải tháo dỡ tấm lát mái thượng lưu đập, không phải dẫn dòng thi công, không dùng vật liệu đất đắp và mặt bằng thi công cũng rất thuận lợi khi dùng ngay mặt đỉnh đập làm mặt bằng thicông.
* Biện pháp 4 - Tạo màng chống thấm lõi giữa bằng phương pháp thi công cọc xi măngsét.
Hiện nay ở Việt nam bắt đầu ứng dụng biện pháp chống thấm và gia cố cường độ chịu lực bằng việc thi công các cọc xi măng đất theo công nghệ trộn sâu (Deep MixingMethods) Hiện nay đang phổ biến hai công nghệ thi công cọc xi măng đất sau:
Công nghệ trộn cơ khí (Soil Mixing) : Công nghệ này sử dụng cần khoan có gắn các cánh cắt đất Chúng cắt đất sau đó trộn đất với XM (khô hoặc vữa) được bơm theo trục khoan Ưu điểm của công nghệ này là thiết bị thi công đơn giản hơn, hàm lượng xi măng sử dụng ít hơn, quy trình kiểm soát chất lượng cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên nhược điểm của công nghệ này là gặp hạn chế trong đất có lẫn rác, đất sét cứng, cuội đá, hoặc khi cần xuyên qua các lớp đất cứng hoặc tấm bê tông Chất lượng cọc khôngđều.
Công nghệ trộn kiểu tia (Jet-grouting) : Phương pháp này dựa vào nguyên lý cắt nham thạch bằng dòng nước với áp lực cao (khoảng 20MPa) để phun xả phá vỡ tầng đất Với lực xung kích của dòng phun và lực ly tâm, trọng lực… sẽ trộn lẫn dung dịch vữa, rồi sẽ được sắp xếp lại theo một tỷ lệ có quy luật giữa đất và vữa theo khối lượng hạt Sau khi vữa cứng lại sẽ thành cột xi măng đất Ưu điểm của công nghệ này là phạm vi áp dụng rộng rãi, có thể xuyên qua các lớp đất cứng hoặc tấm bê tông Chất lượng cọc đồng đều Tuy nhiên nhược điểm của công nghệ này là sử dụng nhiều xi măng hơn, thiết bị thi công phức tạp, đòi hỏi người vận hành phải thành thạo Tia nước có áp lực cao nếu vận hành không có kinh nghiệm dễ gây phá vỡ kết cấu của đập hiệntrạng.
* Biện pháp 5: Tạo màng chống thấm lõi giữa bằng hào Xi măng – Bentonite hoặcĐất – Bentonite
Đập La Bách có chiều cao thuộc loại đập cao, đất trong thân đập hiện nay bị bão hòa trên diện rộng, nhất là lớn (1a) bị nhão khi khoan khảo sát có hiện tượng sập vách khoan Do đó, việc áp dụng biện pháp tạo màng chống thấm lõi giữa bằng hào Bentonite gặp khó khăn là dễ bị sập vách khi đào hào Ngoài ra, thực tế biện pháp này cũng đã thể hiện một số nhược điểm như dễ bị tách bộ phận lõi giữa - hào Bentonite với 2 khối thượng hạ lưu đập còn lại Biện pháp này hiện áp dụng trong thực tế còn hạn chế, công nghệ thi công yêu cầu kỹ thuật cao; tiêu chuẩn thiết kế, thi công và định mức chưa có nên gặp khó khăn trong thiết kế, thẩm định, thicông
* Biện pháp 3: Tạo màng chống thấm lõi giữa bằng phương pháp khoan phụt vữa xi măngsét.
Biện pháp khoan phụt tạo màn chống thấm trong thân đập là giải pháp truyền thống, thi công đơn giản, kinh phí thấp và vẫn đảm bảo yêu cầu chống thấm, hồ vẫn làmviệcbìnhthường.
Tại Việt Nam biện pháp khoan phụt tạo màn chống thấm thân đập hiện đã và đang ứng dụng các công nghệ phụt phân đoạn (sử dụng nút đơn - phương pháp truyền thống), phụt ống bọc (sử dụng nút kép - phương pháp bịt miệng hố khoan, phương thức phân đoạn hoàn toàn) và phụt dòng quét đơn (áp lực cao) Với phương pháp phụt ống bọc (sử dụng nút kép) có nhược điểm là thi công phải tỷ mỉ, thời gian kéo dài, việc kiểm tra chất lượng khó khăn nếu không có thiết bị tự ghi, giá thành xây lắp cao và chưa có một hướng dẫn hay qui định của các ngành chức năng, nên việc tính giá thành, thẩm định hồ sơ, giám sát chất lượng còn bất cập , thường chỉ áp dụng cho xử lý nền đất yếu, môi trường đất hạt thô, thường đạt hiệu quả khi áp lực phụt từ 7.0atm15atm. Với biện pháp phụt áp lực cao thường áp dụng phụt cho nền đập, có nút đặt vào tấm bản bê tông hoặc đá có cường độ đủ lớn để đảm bảo giữ nút nâng được áp lực phụt cao, đối với đập đất đang làm việc, hồ đang chứa nước thì có độ an toàn khôngcao.
Với biện pháp khoan phụt phân đoạn (sử dụng nút đơn - phương pháp truyền thống), thực tế đã áp dụng ở nhiều công trình, đạt hiệu quả kỹ thuật và kinh tế, phù hợp với hoạt động bình thường của hồ Có thể nêu một số công trình đã áp dụng phương pháp khoan phụt truyền thống, đáp ứng được yêu cầu chống thấm đặt ra như sau: Công trình
Hồ Vưng, tỉnh Hoà Bình, đập cao Hmax = 34m, chiều dài đập là 203m, khoan phụt tạo màn chống thấm thân đập đã thi công xong trong năm 2012 và cho hiệu quả xử lý thấm tốt; Đập Pa Khoang, tỉnh Điện Biên; đập Khe Chính, đập Khe Chè, tỉnh Quảng Ninh, đập Kinh Môn, tỉnh Quảng Trị; đập Bình Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; đập Hoa Sơn, tỉnh Khánh Hoà; đập Sông Dinh 3, tỉnh Bình Thuận; đập Sông Biêu tỉnh Ninh Thuậnv.v
* Đề xuất lựa chọn biện pháp chốngthấm
Với các phân tích nêu trên và điều kiện hiện trạng, đặc điểm kỹ thuật của hồ LaBách,đề xuất lựa chọn Biện pháp 3 - Tạo màng chống thấm lõi giữa bằng phương pháp khoan phụt vữa xi măng sét để áp dụng.
Thiết kế khoan phụt chống thấm.
Hình 4.133 Mặt cắt ngang thiết kế khoan phụt
Phân tích, lựa chọn giải pháp nâng cao an toànhồđập
Từ đề xuất giải pháp và kết quả tính toán cho các giải pháp, tổng hợp lại được như sau:
Bảng 4.13 Tổng hợp các giải pháp áp dụng nâng cao an toàn hồ đập
Hạng mục Giải pháp GP1 GP2 GP3
Hồ chứa Nâng MNDBT thêm 80cm
(Dung hồ tích tăng +0,68trm3) Có Có Đập đất
Sửa chữa chống thấm Có Có Có
Nâng cấp đập (Xây tường chắn sóng)
Tràn xả lũ Nâng ngưỡng tràn cũ 80cm Có Có
Mở rộng tràn thêm 46m Có
So sánh giữa GP1&GP3:Về biện pháp là sửa chữa chống thấm cho đập đất để đảm bảo an toàn cho tiêu chí thấm và ổn định thì cả GP1 và GP3 đều có và qui mô thực hiện là như sau Về xây thêm tường chắn sóng trên đỉnh đập thì GP3 và GP2 cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau ở chiều cao tường là 80cm và 50cm, sự khác nhau này là không đáng kể Sự khác biệt của 2GP là GP3 cần nâng ngưỡng tràn xả lũ thêm 80cm. Tuy nhiên, biện pháp công trình là khá đơn giản, chỉ xây dựng ngưỡng Ôfixêrốp trên nền ngưỡng đỉnh rộng cũ Hiệu quả vừa nâng cao MNDBT, dung tích hồ chứa tăng thêm 0,68trm 3 (đáng kể so với qui mô hồ chứa), tăng mức đảm bảo tưới cho hạ du từ Pu% lên P% Ngoài ra, việc thay hình thức ngưỡng tràn từ đỉnh rộng sang Ôfixêrốp làm tăng hệ số lưu lượng của tràn, từ đó tăng khả năng xả của tràn.Với cácphân tích trên cho thấy GP3 có ưu điểm hơn so vớiGP1.
So sánh giữa GP2&GP3:Cả hai giải pháp đều có chung các hạng mục để nâng cao an toàn hồ đập như: Nâng thêm dung tích hồ chứa; Sửa chữa chống thấm cho đập đất để đảm bảo an toàn cho tiêu chí thấm và ổn định; Nâng ngưỡng tràn xả lũ thêm 80cm bằng hình thức ngưỡng Ôfixêrốp Các hạng mục khác nhau là GP3 lựa chọn xây thêm tường chắn sóng trên đỉnh đập cao 80cm, GP2 lựa chọn mở rộng ngưỡng tràn thêm 46m Dễ nhận thấy, việc xây dựng tường chắn sóng trên đỉnh đập ưu điểm hơn nhiều so với việc mở rộng ngưỡng tràn thêm 46m: Kỹ thuật đơn giản hơn; không cần mặt bằng và điều kiện địa hình thuận lợi; thi công dễ dàng; kinh phí ít hơn v.v Với cácphân tích trên cho thấy GP3 có nhiều ưu điểm hơn so vớiGP2.
Từ các so sánh trên cho thấy, về kỹ thuật GP3 là ưu điểm hơn cả.
Sơ bộ xác định chi phí xây dựng cho các biện pháp công trình của mỗi giải pháp, kết quả được như sau:
Bảng 4.14 Tổng hợp chi phí xây dựng các giải pháp nâng cao an toàn hồ đập
Hạng mục Giải pháp Chi phí xây dựng (106vnđ)
Hồ chứa Nâng MNDBT thêm 80cm
(Dung hồ tích tăng +0,68trm3) Đập đất
Sửa chữa chống thấm 12.000 12.000 12.000 Nâng cấp đập
Tràn xả lũ Nâng ngưỡng tràn cũ 80cm 1.500 1.500
Từ bảng chi phí xây dựng đối với các giải pháp nêu trên cho thấy GP1 có chi phí thấp nhất, GP2 có chi phí cao nhất, GP3 có chi phí ở giữa và không cao hơn mấy so với GP2 nhưng rẻ hơn nhiều so với GP2 Tuy nhiên, so với GP1 thì GP3 đem lại được phần dung tích hồ chứa tăng thêm 0,68trm 3 /năm Do đó, xét về lâu dài GP3 sẽ có hiệu quả hơn về mặt kinhtế.
Xét trên các mặt kinh tế và kỹ thuật cho thấy Giải pháp 3 có nhiều ưu điểm hơn hai giải pháp cònlại.
Với tình hình thiếu nước sản xuất vùng hạ du hồ chứa, trong tỉnh Phú Yên cũng như toàn vùng Nam Trung Bộ thì ngoài việc nâng cao an toàn hồ đập thì việc tăng dung tích hồ chứa, tăng mức đảm bảo cấp nước cho hạ du để tận dụng triệt để nguồn nước đến mang nhiều ý nghĩa tolớn.
Do đó lựa chọn nâng cao an toàn hồ đập của Hồ La Bách theo Giải pháp 3 là rất phùhợp.
Kết luậnchương4
Qua đánh giá Hiện trạng của hồ chứa nước La Bách cho thấy: Hồ chứa có mức đảmbảo cấp nước Pu% thấp hơn so với quy định hiện nay Dung tích hồ nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu tận dụng tối đa dòng chyả cơ bản đến của lưu vực để cấp nước cho nhu cầu đang thiếu nước vùng hạ du Đập đất bị thấm trên diện rộng với quy mô và lưu lượng khá lớn gây nguy cơ mất an toàn đập về thấm cũng như ổn định Cao trình đỉnh đập không đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn hiện hành, có nguy cơ tràn nước qua đỉnh đập Tràn xả lũ dạng tự do, ngưỡng đỉnh rộng dạng thấp nên khả năng xả kém, không đủ năng lực xả lũ theo hiệnnay.
Các giải pháp để nâng cao an toàn hồ đập đã được nghiên cứu trên cơ sở tình hình hiện trạng của hồ đập và đề xuất 3 giải pháp tổng thể Với 2 giải pháp đã nghiên cứu đầy đủ và tổ hợp của các biện pháp đối với mỗi hạng mục công trình như: Nâng cấp và không nâng cấp Hồ chứa; Nâng cấp và không nâng cấp Đập đất; Nâng cấp và không nâng cấp Tràn xả lũ.
Kết quả nghiên cứu của các giảip pháp đã lựa chọn ra giải pháp tối ưu nhất cho nâng cao an toàn hồ đập Hồ chứa nước La Bách.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Các kết quả đạt được của luận văn
Với các nội dung đã nghiên cứu của luận văn, tác giả đưa ra một số kết qủa đạt được như sau:
Tổng quan được tình hình xây dựng hồ đập trong nước Đánh giá điều kiện làm việc của hồ đập trong điều kiện hiệnnayvà đưa ra các hướng nghiên cứu đảm bảo an toàn hồđập.
Tổng quan được cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp công trình nâng cao an toàn hồđập.
Tổng quan các điều kiện cho xây dựng hồ đập ở tỉnh Phú Yên Tổng hợp được hiện trạng xây dựng hồ đập trên địa bàn tỉnh Phú Yên Thống kê một số sự cố đập điển hình đã xảy ra để từ đó có hướng đề xuất giải pháp nâng cao an toàn hồđập.
Đề xuất được các giải pháp nâng cao an toàn cho hồ, đập trên địa bàn tỉnh PhúYên.
Nghiên cứu tính toán cho 1 công trình điển hình ở Phú Yên là hồ chứa nước La Bách: Đánh giá được mức độ an toàn của hồ, đập hiện trạng Đưa ra giải pháp nâng cao an toàn hồ, đập hợp lý, đảm bảo tối ưu về kinh tế và kỹ thuật Mức độ an toàn của công trình được nâng cao rõrệt.
Kết quả nghiên cứu có tính đại diện và có thể áp dụng được cho nhiều công trình trên địa bàn tỉnh Phú Yên cũng như trong khu vực Nam MiềnTrung.
Luận văn mới chỉ giới hạn tỏng phạm vi nghiên cứu là giải pháp công trình để nâng cao an toàn hồ đập, các giải pháp khác như phi công trình, quản lý v.v… chưa được đề cập đến Ngoài ra, về đập luận văn cũng mới chỉ nghiên cứu cho đập đất, chưa nghiên cứu cho các loại hình đập khá như đậpBTTL.
Luận văn mới chỉ dừng lại tính toán cho một công trình điển hình, một giải pháp điển hình, có thể đại diện cho nhiều công trình khác Tuy nhiên, vẫn còn một số công trình có những đặc thù riêng, cần có những giải pháp khác nghiên cứu mà luận văn chưa đề cập, nghiên cứu tới Để từ đó có thể đưa ra một bức tranh tổng quát hơn.
Với các hồ chứa được xây dựng từ lâu với tiêu chuẩn thiết kế thấp lại nằm trong điều kiện khí hậu biến đổi như hiện nay nên có nguy cơ mất an toàn cao Số lượng các hồ này chiếm tỉ lệ rất lớn Các sự cố mất an toàn hồ, đập hiệnnayxuất hiện ngày càng nhiều Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao an toàn hồ, đập là rất cần thiết, không những trên địa bàn tỉnh Phú Yên mà cần nghiên cứu trên phạm vi trong vùng và cảnước.
Các giải pháp nghiên cứu cần tổng quan cho nhiều trường hợp, nhiều giải pháp và phù hợp với đặc điểm của nhiều vùng, địa phương Sau khi có các kết quả nghiên cứu đầy đủ, để có căn cứ áp dụng rộng rãi, đề nghị các cấp quản lý tổ chức biên soạn và ban hành tiêu chuẩn hướng dẫn cụ thể về thiết kế, thi công loại công trình nâng cao an toàn hồ, đập này./.