TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNGCÔNG TRÌNHTHỦYLỢI
Cơ sở lý luận về quản lý khai thác các công trìnhthủylợi
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và kháng thể quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động Quản lý là một phạm trù với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn Quản lý được phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao động, bất kỳ một hoạt động nào mà do một tổ chức thực hiện đều cần có sự quản lý dù ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân thực hiện những chức năng chung Quản lý có thể được hiểu là các hoạt động nhằm bảo đảm hoàn thành công việc qua nỗ lực của người khác.
Thực tế cho thấy nhiều vấn đề trong công tác hoạt động quản lý khai thác hiện nay cần phải giải quyết Hoạt động quản lý phải trả lời các câu hỏi như phải đạt được mục tiêu nào đã đề ra? Phải đạt mục tiêu như thế nào và bằng cách nào? phải đấu tranh với ai và như thế nào? có rủi ro gì xảy ra và cách xử lý?
Như vậy, quản lý không phải là sản phẩm của sự phân chia quyền lực, mà là sản phẩm của sự phân công lao động để liên kết và phối hợp hoạt động chung của một tập thể.
Vì vậy, thuật ngữ quản lý luôn gắn liền với tổchức.
Phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi là việc phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý, vận hành công trình đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả của hệ thống Đây là một trong những giải pháp đã đem lại hiệu quả công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thếgiới.
1.1.2 Đặc điểm của các công trình thủylợi
Thuỷ lợi là ngành thuộc kết cấu hạ tầng, vừa có tính chất là ngành sản xuất, vừa có tính chất là ngành dịch vụ nên đòi hỏi phải có sự hoạt động thống nhất để công trình pháthuyhiệuquảcaonhất.Vìvậy,chúngtacầnphảinắmchắcmộtsốđặcđiểmcơ bản của các công trình thuỷ lợi.
* Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật:
Vốn đầu tư xây dựng thường lớn, thu hồi vốn đầu tư trực tiếp thường chậm, hoặc không thu hồi được, kinh doanh không có lãi Vốn đầu tư lớn đến đâu cũng chỉ phục vụ trong một phạm vi lưu vực tưới nhất định, mang tính hệthống.
Hình 1.1 Tràn xả lũ hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: Công ty TNHH MTV KTTL Thái Nguyên
Các công trình thuỷ lợi đều được xây dựng theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm” Nguồn vốn lấy từ ngân sách Nhà nước, vốn vay, vốn địa phương hoặc trích từ thuỷ lợi phí của các Công ty khai thác công trình thuỷ lợi và nhân dân đóng góp Công trình được hoàn thành sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong một thời gian dài nếu khai thác và quản lý tốt
Các công trình thi công kéo dài, nằm dải rác trên diện rộng, chịu sự tác động của thiên nhiên và con người. Đảm bảo hệ số tưới mặt ruộng như đã xác định trong quy hoạch, cung cấp nước và thoát nước khi cần.
Hệ số lợi dụng kênh mương lấy tương ứng với tình trạng đất của khu vực theo quy phạm thiết kế kênh tưới.
Kênh mương cứng hóa đáy bằng bê tông, thành xây gạch, mặt kênh có thể hình thang hoặc hình chữ nhật.
Các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, trong đó tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công nghiệp, phát điện, giao thông, du lịch, chống lũ, ngăn mặn, cải tạo đất, môi trường sinhthái.
Mỗi công trình, hệ thống công trình thủy lợi chỉ phục vụ cho một vùng nhất định theo thiết kế không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến vùng thiếu nước theo yêu cầu thời vụ, phải đều có một tổ chức Nhà nước, tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các hộ sửdụng.
* Đặc điểm khai thác và sửdụng:
Khai thác và sử dụng các công trình thuỷ lợi cần phải có sự kết hợp giữa những hộ đang dùng nước với những người quản lý để đảm bảo tưới tiêu chủ động Các hộ có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn, mỗi người dân phải có ý thức hơn và cũng có đơn vị quản lý thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và bảo vệ các công trình thuỷ lợi được tốt hơn.
Khai thác và quản lý các công trình thuỷ lợi tốt sẽ nâng cao được hệ số sử dụng nước hữu ích, giảm bớt lượng nước rò rỉ, thẩm lậu, nâng cao tính bền vững của hệ thống, giảm bớt chi phí tu sửa Mặt khác, khai thác và quản lý tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch dùng nước, thực hiện chế độ và kỹ thuật tưới phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của nông nghiệp.
* Đặc điểm nguồn tài chính và hình thức hạchtoán:
Khác với các doanh nghiệp Nhà nước khác, doanh nghiệp QLKTCT Thuỷ lợi tỉnhThái Nguyên có đặc điểm về nguồn tài chính bao gồm 2 nguồn chủ yếu sau:
Nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ: Để bù đắp phần tu sửa nâng cấp công trình và các khoản chi hợp lý từ hoạt động dịch vụ chính của doanh nghiệp, hoặc trợ cấp tu sửa công trình trong những năm thời tiết không thuận lợi (Theo điều 11 của pháp lệnh quản lý và khai thác công trình thuỷlợi).
Tuy nhiên nguồn trợ cấp này hầu hết doanh nghiệp Nhà nước được cấp có thẩm quyền (Bộ chủ quản và UBND tỉnh) giao kế hoạch trên cơ sở các danh mục công trình tu sữa thường xuyên, sữa chữa lớn đã có luận chứng kinh tế kỹ thuật và đồ án thiết kế - dự toán được duyệt hàng năm theo khả năng cân đối ngân sách và hiện nay thường không đáp ứng yêu cầu của việc tu sữa công trình và sản xuất.
Các nguồn thu khác (doanh thu sản xuất): Gồm các khoản thu được ngoài phạm vi cho phép nhằm tận dụng những điều kiện thuận lợi những lợi thế sẵn có về lao động, năng lực, bán nước Nguồn thu này phải được hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ thuế như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác.
Tổng quan thực tiễn công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi tại ViệtNam và trênthếgiới
Trong những thập kỷ qua, sau ngày thống nhất đất nước Đảng và Chính phủ đã quan tâm đầu tư xây dựng được một hệ thống công trình thuỷ lợi đồ sộ Đến nay, đã xây dựng được hàng ngàn hệ thống công trình thủy lợi, gồm: 6.648 hồ chứa các loại, khoảng 10.000 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới tiêu lớn, 234.000 km kênh mương, 25.960 km đê các loại; đào tạo gần trăm nghìn cán bộ làm công tác thuỷ lợi từ Trung ương đến địa phương Do vậy đã góp phần quan trọng đưa Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương thực trở thành đất nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới Tuy nhiên, do tốc độ nhanh của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã khiến cho nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi không đáp ứng kịp kể cả về quy mô lẫn sự lạc hậu củanó.
Bên cạnh đó Việt Nam là một trong 5 nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được đánh giá là bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đòi hỏi công tác phát triển thủy lợi cần theo một giải pháp tổng thể, toàn diện kể cả trước mắt và lâu dài.
Một số mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng đồng bằng sông hồng có thể tham khảo rút kinh nghiệm cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi ở tỉnh Thái Nguyên như sau: a) Tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh có tới 76,8% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, địa hình tương đối bằng phẳng và có cao trình thấp, nhiều sông ngòi chảy qua nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên thiên tai, bão, úng, hạn thường xuyên đe doạ Vì vậy công tác thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh.
Năm 2015, công tác thủy lợi đã phục vụ tưới tiêu cả năm trên 74.000 ha, so với năm
2014 giảm gần 1%, trong đó diện tích chủ động đạt trên 45%.
Ngoài ra còn cung cấp cho trên 3000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Để đạt được kết quả sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm qua, Bắc Ninh luôn luôn quan tâm đến công tác tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi.
Năm 2015, tỉnh Bắc Ninh đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đầu tư với tổng kinh phí gần 60 tỉ đồng Tỉnh cũng tăng cường đầu tư cho công trình thủy lợi với tổng kinh phí gần 48 tỉ đồng Ngoài ra, hàng năm tỉnh đã phát động chiến dịch tháng làm thủy lợi, cải tạo đất, huy động mọi nguồn lực, ngày công lao động công ích. b) KinhnghiệmbanquảnlýdịchvụthủylợiHàNội–Môhìnhmớivềquảnlýkhai thác công trình thủy lợi theo phương thức đặt hàng
Ngày 8/7/2010, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3334/QĐ - UBND về việc thành lập Ban Quản lý dịch vụ thủy lợi hoạt động kiêm nhiệm trực thuộc Sở
NN & PTNT Ban Quản lý dịch vụ thủy lợi được UBND thành phố Hà Nội giao thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan đặt hàng về quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi do thành phố quản lý theo phân cấp tại Quyết định số 11/2011/QĐ- UBND ngày 02/3/2011.
Ban thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đặt hàng theo quy định tại Thông tư 56/2010/ TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ NN & PTNT Ban QLDVTL trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT, là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên Ban có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Ban QLDVTL chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Sở
NN & PTNT, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Hà Nội, Sở NN & PTNT và pháp luật về các hoạt động của Ban Bộ máy của Ban QLDVTL gồm ban giám đốc và
3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ (Phòng Hành chính, tổ chức; Phòng Kế hoạch - Tài chính và Phòng Quản lý nước và công trình) Tổ chức bộ máy của Ban QLDVTL xây dựng theo nguyên tắc tinh gọn, hợp lý, hiệu quả.
Ban QLDVTL thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan đặt hàng về quản lý, khai thác các công trình thủy lợi do thành phố quản lý Theo quy định tại Quyết định số11/2011/QĐ-UB ngày 2/3/2011 Ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015, cácCTTL do Thành phố quản lý gồm:
HTCTTL đầu mối, hệ thống kênh trục chính và các kênh nhánh có quy mô lớn, các công trình điều tiết nước quy vừa và lớn thuộc hệ thống CTTL liên tỉnh (trừ các công trình do Bộ NN&PTNT quản lý), CTTL liên 3 huyện và liên xã, các công trình đầu mối độc lập; các hồ chứa nước có dung tích trên 500.000 m3; hoặc có chiều cao đập trên 12 m, phục vụ trong phạm vi 2 xã trở lên; các đập dâng có chiều cao đập từ 10 m, phục vụ tưới cho 2 xã trở lên; các trạm bơm điện phục vụ cho 2 xã trởlên.
Hoạt động của Ban QLDVTL có thể hình dung tương tự như các Ban quản lý dự án trong hoạt động đầu tư xây dựng Ban là cơ quan trực tiếp ký hợp đồng đặt hàng, kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng đặt hàng, nghiệm thu thanh lý hợp đồng đặt hàng với 5 Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy do Thành phố thành lập. Chi cục Thủy lợi Hà Nội, các sở ban ngành khác thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công trình thủy lợi theo các quy định của phápluật.
Hàng năm Ban QLDVTL xây dựng kế hoạch đặt hàng quản lý khai thác công trình thủy lợi báo cáo Sở NN & PTNT xem xét để trình UBND thành phố phê duyệt Kế hoạch đặt hàng được lập cụ thể cho từng công ty như: số lượng sản phẩm đặt hàng (diện tích tưới, tiêu, cấp nước… cho các đối tượng sử dụng nước); kế hoạch thu; kế hoạch chi; kế hoạch cấp bù do miễn thu thuỷ lợi phí; kế hoạch trợ cấp, trợ giá (nếu có)
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đếnđềtài
Cho đến nay vấn đề tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đánh giá Một số công trình có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn như sau:
ThS Trần Thị Ngọc đã thực hiện đề tài luận văn vào năm 2015 với tên đề tài: “Đềxuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội” Luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khả thi, có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội trong thời giantới.
ThS Vũ Thị Phương đã thực hiện đề tài luận văn vào năm 2014 với tên đề tài “Đề xuấtmột số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định” Luận văn nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định.
ThS Nguyễn Duy Trinh đã thực hiện đề tài luận văn vào năm 2015 với tên đề tài
“Đềxuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi vùng Nam Đuống tỉnh Bắc Ninh” Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi Nam Đuống, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khả thi tăng cường thực hiện quản lý khai thác công trình thủy lợi.
ThS Nguyễn Viết Hưng đã thực hiện đề tài luận văn vào năm 2011 với tên đề tài
“Giảipháp đẩy mạnh khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh
Nam Định” Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủylợi.
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã đánh giá khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở nước ta, đồng thời đưa ra được khái niệm cơ bản về hoạt động quản lý, những đóng góp quan trọng của ngành thủy lợi đối với nền kinh tế quốc dân và việc đầu tư xây dựng các CTTL là đòi hỏi tất yếu của đất nước, của cộng đồng.
Tác giả cũng đã nêu ra được thực trạng hệ thống tổ chức quản lý CTTL ở nước ta hiện nay để có cái nhìn tổng quan về công tác QLKT HTCTTL sau khi được đưa vào sử dụng và để đánh giá được hiệu quả mà những công trình đó mang lại tác giả cũng chỉ ra chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác CTTL đó Song song đó, chương 1 luận văn cũng đưa ra được các dẫn chứng một số mô hình quản lý khai thác CTTL có hiệu quả cao ở các nước và một số địa phương ở nước ta, thấy được vai trò của người hưởng lợi trong quản lý các hệ thống thủy lợi nếu chỉ để các tổ chức Nhà nước quản lý thì hiệu quả sẽ không cao và sẽ là gánh nặng cho Nhà nước trong việc hàng năm phải cấp kinh phí hoạt động Từ đó tạo cơ sở áp dụng tìm ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý khai thác các hệ thống CTTL trên địa bàn tỉnh TháiNguyên.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNHTHỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHTHÁINGUYÊN
Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnhTháiNguyên
Hình 2.1 Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên
Phía Bắc tiếp giáp với tỉnhBắc Kạn.
Phía Tây giáp với các tỉnhVĩnh Phúc,Tuyên Quang.
Phía Đông giáp với các tỉnhLạng Sơn,Bắc Giangvà phía Nam tiếp giáp với thủ đôHà Nội. Địa chất
Khu vực tây bắc Thái Nguyên bao gồm huyện Định Hóa và các xã phía tây của hai huyện Phú Lương, Đại Từ có lịch sử hình thành sớm nhất, thuộc chu kỳkiến tạo sơn
Caledoniabắt đầu cách đây 480 triệu năm và được hình thành xong trongđại cổsinhcách đây 225 triệu năm Các khu vực núi còn lại của Thái Nguyên có lịch sử địa chất trẻ hơn Phần lớn lãnh thổ Thái Nguyên có lịch sử hình thành suốt trung sinh (bắt đầu từ cách đây 240 triệu năm và kết thúc cách đây 67 triệu năm, kéo dài trong khoảng
Sau khi được hình thành xong (cách đây 67 triệu năm), lãnh thổ Thái Nguyên ngày nay tồn tại dưới chế độ lục địa liên tục 50 triệu năm Với thời gian này, địa hình Thái Nguyên ngày nay được san bằng và trở thành bình nguyên Đến kiến tạo sơn Hymalaya cáchđâykhoảng 25 triệu năm, do vận động nâng lên mãnh liệt, Thái Nguyên cũng được nâng cao từ 200 đến 500m, làm cho địa hình trẻ lại Những miền được nâng cao có địa hình bị cắt xẻ, các vật liệu trầm tích trẻ, mềm bị ngoại lực bóc mòn, các núi cổ được cấu tạo bằng nham thạch cổ hơn, cứng hơn lại lộ ra, tái lập lại địa hình như lúc mới hình thành xong (cuối trungsinh). Địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc-nam và thấp dần xuống phía nam Phía bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đồng lầy Về phía đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia Về phía đông bắc, có cao nguyên
Vũ Phái được giới hạn bởi những dãy núi đá vôi và có khu rừng núi ngăn chia Lâu Thượng và Lâu Hạ ở phương Nam phía Tây bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi núi lan tới tận khu đồng lầy Phúc Linh.
Phía tây nam có dãyTam Đảodọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng Đại Từ. Tam Đảo có đỉnh cao nhất 1.591 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam Ngoài dãy núi trên còn có dãyNgân Sơnbắt đầu từBắc Kạnchạy theo hướng đông bắc-tây nam đếnVõ Nhaivà dãy núiBắc Sơncũng chạy theo hướng Tây bắc-Đông nam Cả ba dãy núiTam Đảo,Ngân Sơn,Bắc Sơnđều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.
Thái Nguyên có con Sông Cầu chảy qua, bắt đầu từ xãVăn Lăng, huyệnĐồng Hỷvà ra khỏi địa bàn tỉnh ở xãThuận Thành, huyệnPhổ Yên Có một số sông suối khác là phụ lưu củasông Cầunhư:sông Đu,sông Nghinh Tường,sông Côngvà một số con sông không thuộc lưu vực sông Cầu là:sông Ranh và các chi lưu của nó tại huyệnVõNhai, sông này chảy sang huyệnHữu Lũng,Lạng Sơnvà thuộc lưu vựcsông Thương.Ngoài ra Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài 52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi làSông Máng, nối liền sông Cầu với sôngThương.
Thái Nguyên có nhiều hồ vàHồ Núi Cốclà hồ nhân tạo lớn nhất tỉnh được hình thành do việc chặn dòngsông Công.Hồ có độ sâu 35m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu - 200 triệu m³ Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước và du lịch.
Trong tỉnh Thái Nguyên có 2 trạm đo khí tượng đang hoạt động đó là trạm Thái Nguyên và Định Hóa Mặc dù tỉnh Thái Nguyên chỉ có 2 trạm đo khí tượng, nhưng mạng lưới trạm đo mưa lại khá dày có 12 trạm đo mưa.
Bảng 2.1 Lưới trạm đo mưa tỉnh Thái Nguyên
TT Tên trạm Liệt tài liệu Tọa độ
Nguồn: Trung tâm khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Nguyên năm 2014
Lượng mưa phân bố trên địa bàn của tỉnh biến đổi giữa các vùng khá rõ rệt, từ1.500mm đến trên 2.000mm
Bảng 2.2 Tổng lượng mưa bình quân năm các khu vực tỉnh Thái Nguyên Đơnvị::mm
TT Tên trạm Thời đoạn X TB
Nguồn: Trung tâm khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Nguyên năm2014
Hình 2.2 Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: Trung Tâm khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Nguyên
Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5 °C và 3 °C Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng5.
Tỉnh Thái Nguyêncótổng diệntíchlà356.282 ha.Cơcấu đất đaigồmcác loạisau:Bảng
2.3 Cơ cấu đất đai tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2016 Kinh tế
Thái Nguyên có 6 khu công nghiệp đã được chính phủ chấp thuận Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đến hết năm 2010 đã có 18 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích 620 ha (6,2 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²) và có tổng cộng 135 chợ, trong đó có 99 chợ nôngthôn
Bảng 2.4 Các khu công nghiệp lớn của tỉnh Thái Nguyên
TT Tên khu công nghiệp Diện tích (ha) Vị trí
1 KCN Sông Công I 220 thuộcthị xã Sông Công
2 KCN Sông Công II 250 thuộcthị xã Sông Công
3 KCN Nam Phổ Yên 200 thuộc huyệnPhổ Yên
4 KCN Tây Phổ Yên 200 thuộc huyệnPhổ Yên
5 KCN Điềm Thuỵ 350 thuộc huyệnPhú Bình
6 KCN Quyết Thắng 200 thuộcthành phố Thái Nguyên
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm2016
15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu cóthiếc,chì,kẽm,vonfram,vàng,đồng,niken,thuỷ ngân Riêng mỏ Núi Pháo trên địa bàn các xã phía đông của huyện Đại Từ được các cơ quan chuyên môn đánh giá có trữ lượngV o n f r a m k h o ả n g 2 1 t r i ệ u t ấ n , l ớ n t h ứ 2 t r ê n t h ế g i ớ i s a u m ộ t m ỏ t ạ i T r u n g
T Loại đất Diện tích chiếm so với diện tích đất tự nhiên (%) Độ cao (m)
3 Đất ruộng 20,2% Phân bố dọc theo các con suối
Quốc, ngoài ra mỏ còn có trữ lượng Flo lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn, và trữ lượng đáng kể bismuth, đồng, vàng và một số kim loại khác.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2016 Đơn vị hành chính và dân số
Tỉnh Thái Nguyên được chia thành 2thành phố, 1thị xãvà 6huyện Các đơn vị hành chính này được chia tiếp thành 180 đơn vị hành chính cấp xã (gồm có 30phường, 10thị trấn, và 140xã), trong đó có 125xãvùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trungdu.
Bảng 2.5 Các đơn vị hành chính và dân số tỉnh Thái Nguyên
TT Đơn vị hành chính cấp tỉnh
Số đơn vị hành chính trực thuộc
Dân số thống kê đến năm 2016 (người)
1 Thành phố Thái Nguyên 19 phường, 8 xã 306.842
2 Thành phố Sông Công 7 phường, 4 xã 109.409
3 Thị xã Phổ Yên 4 phường, 14 xã 158.619
4 Huyện Định Hóa 01 thị trấn, 23 xã 87.089
5 Huyện Phú Lương 2 thị trấn, 14 xã 105.233
6 Huyện Đại Từ 2 thị trấn, 28 xã 159.667
TT Đơn vị hành chính cấp tỉnh
Số đơn vị hành chính trực thuộc
Dân số thống kê đến năm 2016 (người)
7 Huyện Võ Nhai 1 thị trấn, 14 xã 64.241
8 Huyện Đồng Hỷ 3 thị trấn, 15 xã 107.769
9 Huyện Phú Bình 1 thị trấn, 20 xã 134.150
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2016
Tỉnh Thái Nguyên có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 chiếm 69,38% tổng dân số; nhóm tuổi dưới 15 chiếm 22,17% và nhóm người trên 60 tuổi có 94.854 người, tức chiếm 8,45%
Biểu đồ 2.2: Dân số tỉnh Thái Nguyên
Tỷ lệ phần trăm so với tổng số dân %
Dưới15tuổi 15 đến60tuổi Trên 60 tuổi Độ tuổi (tuổi)
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2016
Đánh giá chung về công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàntỉnh TháiNguyên
2.3.1.1 Quản lý nước Để đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu dùng nước khác Công ty TNHH MTV KTTL Thái Nguyên và UBND các huyện (thành phố, thị xã) yêu cầu các đơn vị trực tiếp quản thực hiện một số công việc:
Tăng cường công tác kiểm tra hiện trạng các công trình để phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố hư hỏng công trình, chủ động có biện pháp khắc phục, xử lý bước đầu kịp thời không để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tích nước và mất an toàn cho công trình.
Quản lý chặt chẽ nguồn nước hiện có, tích trữ và điều tiết nước hợp lý Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các xã và bà con nông dân tăng cường nạo vét, phát dọn, tu bổ sửa chữa kênh mương nội đồng Kết hợp với các tổ đội thủy nông cơ sở dẫn nước đến chân ruộng, thực hiện tưới tiết kiệm không để chảy tràn lan, tránh thất thoát, lãng phí gây thiếu nước.
Các hồ chứa chỉ được tháo phục vụ sản xuất nông nghiệp, không tháo nước phục vụ bất kỳ mục đích nàokhác.
Sau nhiều năm thực hiện, các công trình đã đạt hiệu quả cao trong việc phục vụ tưới cụ thể:
Bảng 2.15 Tổng hợp kết quả hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thái Nguyên
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên năm 2016
Từ bảng tổng hợp trên cho chúng ta thấy kết quả thực hiện nhiệm vụ công ích trong 3 năm (2014, 2015, 2016) đều vượt kế hoạch đề ra cụ thể: Trồng lúa vượt 102%, Rau màu vượt 106%, Cây hằng năm vượt 109% Điều này cho thấy các hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tế, hoạt động có hiệu quả Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn đã có những đóng góp nhất định vào hiệu quả hoạt động của hệ thống Tuy nhiên, năm 2015 kết quả thực hiện nhiệm vụ công ích thấp hơn kế hoạch đề ra do nhân dân giảm diện tích trồng cây hàngnăm.
Thực hiện chương trình an toàn hồ chứa được Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 1479/CP-NN ngày 30/7/2003 và Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Chính phủ và các Bộ, ngành đã quan tâm hỗ trợ kinh phí để tỉnh Thái Nguyên thực hiện sửa chữa, cải tạo nhằm đảm bảo an toàn cho một số hồ chứa nước đã xuống cấp Tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo kiểm tra rà soát các công trình hồ chứa, đập dâng và trạm bơm cần được nâng cấp, sửa chữa, cải tạo để đáp ứng nguồn cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế UBND tỉnh đã quyết định đầu tư với tổng mức 250 tỷđồng.
Các dự án của chương trình chủ yếu tập trung cải tạo, sửa chữa đầu mối các công trình thuỷ lợi như: đắp bù, lát mái đập, khoan phụt chống thấm thân đập đất; cải tạo sửa chữa thiết bị thoát nước, cống lấy nước; gia cố tràn xả lũ; nâng cấp đường quản lý, v.v Với chủ trương cải tạo, sửa chữa những công trình đã bị xuống cấp theo thứ tự ưu tiên, những hạng mục xung yếu nhất Đảm bảo thực hiện gọn từng dự án, vừa thi công vừa phục vụ sản xuất, hoàn thành nhanh, sớm bàn giao đưa công trình vào sử dụng hiệu quả cụthể:
Bảng 2.16 Bảng tổng hợp các công trình lớn đã được đầu tư sửa chữa (2008-2015)
TT Tên công trình Năm thực hiện Kinh phí thực hiện ( tỷ đồng)
1 Hồ Suối Lạnh, TX Phổ Yên 2008 25
TT Tên công trình Năm thực hiện Kinh phí thực hiện ( tỷ đồng)
Hồ Quán Chẽ, huyện Võ Nhai; Hồ Kim Đĩnh, hồ Trại Gạo - huyện Phú Bình;
Hồ Núi Cốc, thành phố Thái nguyên
3 Hồ Phượng hoàng, hồ Gò Miếu, huyện Đại Từ 2010 30
4 Hồ Đoàn Ủy, huyện Đại Từ; hồ Làng
5 Hồ Quẫn, huyện Phú Bình; hồ Lòng
6 Hồ Cặp Kè, huyện Đồng Hỷ 2013 15
7 Hồ Đồng Xiền, hồ Làng Hin, huyện
8 Hồ Thâm Bứng, huyện Định Hóa, hồ
Tuông Lậc, huyện Phú Lương 2015 10
9 Đập Quảng Cáo, đập Tân Thái huyện Định Hóa 2012 10
10 Đập Vai Bản, đập Bản Ngoại 2014 5
12 Đập Đồng Kệu, huyện Định Hóa 2014 10
13 Đập Ngàn Me, huyện Đồng Hỷ 2014 15
14 Trạm Bơm xóm Nản trên, huyện Định
15 Trạm bơm Việt Cường, trạm bơm Trại cài huyện Đồng Hỷ 2014 6
16 Trạm bơm tiêu úng Cống Táo 2015 6
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên năm2016
Sau khi thực hiện chương trình an toàn hồ đập, các công trình được nâng cấp sửa chữa đềuđảmbảocáctiêuchí:Antoàncôngtrình,tănghiệuquảsửdụng,tănglượngtích nước và diện tích tưới so với khi chưa sửa chữa nâng cấp (Tổng diện tích tưới tăng thêm 500 ha); giảm chi phí vận hành và tạo cảnh quan công trình xanh, sạch đẹp Các dự án thực hiện hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tối đa phục vụ sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân vùng hưởng lợi.
Từ năm 2011 đến năm 2016 hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi toàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả như sau: a) Hoạt động quản lý công trình thủy lợi của Công ty TNHH một thành viên khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
*Tình hình thực hiện hợp đồng đặt hàng:
Công ty đã và đang thực hiện hợp đồng đặt hàng về cung ứng và sử dụng dịch vụ cấp nước tưới, tiêu nước từ công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp quy định của Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ Từ khi thực hiện đặt hàng công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cho Công ty, kết quả phục vụ tưới tiêu của các công trình thuỷ lợi tỉnh Thái Nguyên được tăng lên rõ rệt năm sau cao hơn năm trước Điều này cho thấy tính ưu việt của phương thức đặt hàng dịch vụ tưới tiêu so với phương thức giao kế hoạch trước kia.
Tuy nhiên, việc đặt hàng mới chỉ dừng lại cho Công ty, các tổ chức quản lý khai thác ở địa phương vẫn thực hiện theo hình thức giao kế hoạch Đây là một hạn chế trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần được khắc phục trong giai đoạn tới
Chủ động nguồn nước đảm bảo, chủ động các biện pháp tưới nên đáp ứng kịp thời vụ,đảm bảo nước tưới theo từng giống cây trồng, diện tích tưới chủ động tăng, góp phần tăng năng suất lúa.
Bảng 2.17 Kết quả thực hiện diện tích tưới tiêu nước
Diện tích Hợp đồng ĐH
Diện tích được nghiệm thu
Mức thu theo Nghị định số 115/NĐ-CP, ngày 14/11/2008
Nguồn: Công ty TNHH MTV KTTL Thái Nguyên năm 2016
Từ bảng tổng hợp kết quả trên cho thấy từ năm 2010 đến năm 2016 diện tích tưới được nghiệm thu cao hơn diện tích hợp đồng tưới chứng tỏ rằng Công ty TNHH MTV KTTL Thái Nguyên thực hiện tốt việc quản lý khai thác công trình thuỷlợi.
Qua quá trình thực hiện Hợp đồng đặt hàng về cung ứng và sử dụng dịch vụ cấp nước tưới, tiêu nước nước từ công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng năm từ năm 2009 đến nay năm 2016 - Công ty đã thực hiện đúng, đầy đủ: Quy trình, cơ chế, trình tự, nội dung của các Quyết định của UBND tỉnh nêu trên.
* Thực hiện yêu cầu cơ chế hợp đồng đặthàng:
Bên hợp đồng đặt hàng (gọi tắt là bên A) là Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được UBND Tỉnh ủy quyền ( tại Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày
09/01/2009 và Quyết định số 752/QĐ-UBND ngày 22/4/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên ).
Bên nhận hợp đồng đặt hàng (gọi tắt là bên B) là Công ty TNHH một thành viên Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên.
Thực hiện nguyên tắc, nội dung, phương pháp tính toán khối lượng sản phẩm dịch vụ đặt hàng:
Hàng năm Công ty báo cáo về diện tích tưới tiêu, kinh phí thủy lợi phí để ký kết hợp đồng đặt hàng; kết quả thực hiện về diện tích tưới tiêu, kinh phí thủy lợi phí để ký nghiệm thu thanh lý hợp đồng đặt hàng ) trình Tổ công tác liên ngành tổ chức kiểm tra cả thực tế tại các thôn, xóm, xã phường về diện tích tưới, tiêu nước thực hiện hợp đồng , nghiệm thu.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁCQUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁINGUYÊN ĐẾNNĂM2025
Định hướng phát triển công trình Thủy lợi của tỉnhTháiNguyên
3.1.1 Quanđiểm Đảm bảo cung cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bao gồm diện tích đất trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây vụ đông, diện tích nuôi trồng thủy sản, cũng như các ngành kinh tế khác và đời sống dân sinh. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho nhu cầu sinh hoạt về cả lượng và chất theo tiêu chuẩn cho 100% dân cư trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo tiêu úng cho diện tích đất phía trong đê của tỉnh, tập trung giải quyết tiêu cho các vùng thấp, khó tiêu thường úng, ngập hàng năm và hỗ trợ tiêu cho một phần diện tích ngoài đê.
Duy trì dòng chảy trên các sông trục của hệ thống góp phần giảm thiểu ô nhiễm, sự cạn kiệt nguồn nước và cải thiện môi trường sinhthái.
Tập trung quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi một cách đồng bộ hợp lý từ công trình đầu mối đến mặt ruộng đáp ứng nhu cầu tưới tiêu và chủ động phòng chống lũ xảy ra Bên cạnh đó, chống hạn kịp thời để phục vụ sản xuất nông nghiệp, các ngành sản xuất khác và dân sinh một cách có hiệu quả nhất.
Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, chuyển giao quản lý và sử dụng công trình cho cộng đồng, nhất là công trình thủy lợi nhỏ và kết hợp thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở nông thôn Bên cạnh đó cần huy động sự tham gia của cộng đồng trong tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển thủy nông. Đổi mới, hoàn thiện thể chế trong quản lý khai thác công trình thủy lợi phù hợp với cơ chế thị trường, tạo động lực để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác, bảo đảm bền vững về tài chính, kỹ thuật và môi trường Thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác vào công tác thủy lợi. Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống thủy lợi, trọng tâm là thủy lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu canh tác tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp Củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới Nâng cao nhận thức, phát huy nội lực và vai trò chủ thể của người dân trong công tác thủy lợi cơ sở.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi bảo đảm đáp ứng yêu cầu nền nông nghiệp tiên tiến đồng thời đẩy mạnh khai thác tổng hợp, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và năng lực của các công trình thủylợi.
3.1.2 Một số mục tiêu, địnhhướng
Rà soát điều chỉnh, bổ sung, các công trình thủy lợi như: Hồ chứa, trạm bơm, đập dâng…và nạo vét hệ thống kênh mương tưới tiêu, kết hợp có hiệu quả với hệ thống thoát nước của hạ tầng Thực hiện nâng cấp, sửa chữa hồ chứa, trạm bơm, hệ thống kênh mương đối với vùng phát triển nông nghiệp ổn định.
Nghiên cứu, rà soát, bổ sung và nâng cao khả năng tưới và tiêu của các công trình để đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng Tính toán lại hệ số tưới, tiêu cho phù hợp với nhu cầu sản xuất.
Kiên cố hóa, cải tạo sửa chữa, nâng cấp, xây mới một số công trình đầu mối và công trình nội đồng đảm bảo đạt được hệ số tưới tiêu theo thiết kế Bổ sung một số trạm bơm tưới, tiêu cho các vùng cao cục bộ nằm rải rác trong khu tưới,tiêu.
Hiện nay việc sử dụng các giống cây trồng ngắn ngày, với canh tác kỹ thuật cao hơn, đòi hỏi nhu cầu cấp và thoát nước trong thời gian ngắn hơn, do đó cần có quy hoạch thủy lợi hợp lý, khoa học Trước tình hình mực nước sông, suối ngày càng cạn kiệt, các giải pháp công trình (xây mới, sửa chữa, nâng cấp) là cần thiết để nâng cao năng lực tưới tiêu của hệthống.
Tính toán Quy hoạch Thủy lợi đến năm 2025 cần gắn với quy hoạch hạ tầng cơ sở như đường sắt, đường cao tốc, đường bộ, khu công nghiệp, đô thị, và các cơ sở hạ tầng khác…Chính vì vậy cần rà soát lại việc phân vùng thủy lợi trên cơ sở sự thay đổi về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, định hướng phát triển kinh tế chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp, đặc biệt gắn với điều kiện Biến đổi khí hậu theo kịch bản của Bộ tài nguyên môi trường công bố năm2012.
Rà soát, củng cố, tổ chức quản lý thủy nông cơ sở, thành lập trên cơ sở tự nguyện, hợp tác, bình đẳng, đồng sở hữu, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên nhằm mang lại lợi ích cho thành viên; đồng thời, tổ chức quản lý thủy nông cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ để hỗ trợ, củng cố tổ chức, năng lực quản lý, khả năng tham gia cung cấp các dịch vụ khác nhau nhằm phát triển bền vững thủy nông cơsở. Ưu tiên đầu tư các trang thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực dự báo hạn, , úng ngập, trong hệ thống, nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống.
Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống công trình thủy lợi: chuyển đổi căn bản cơ chế hoạt động của công tác quản lý khai thác từ cơ chế giao kế hoạch sang cơ chế đặt hàng quản lý khai thác; khuyến khích mở rộng các hoạt động cung cấp các dịch vụ có thu, ưu tiên cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao; áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinhdoanh.
Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn hồ đập, đảm bảo quản lý chặt chẽ từ quy hoạch, khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành.
3.1.1.2 Mục tiêu, định hướng cụthể
Tiếp tục cải tạo và nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có nhằm phát huy tối đa công suất xây dựng, hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi, nâng cao hệ số sử dụng công trình, đáp ứng nguồn nước cho sản xuất Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, hồ chứa trên cơ sở đánh giá xác định rõ hiệu quả; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước, đảm bảo đáp ứng tưới tiêu ổn định cho khoảng trên 80% diện tích lúa và hoa màu Chú trọng quy hoạch mạng lưới thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng.
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Quy hoạch phòng, chống lũ cho hạ du hồ Núi Cốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Ưu tiên đầu tư các dự án giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể:
+ Xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
+ Các dự án xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, đảm bảo an toàn hồ đập.
+ Hồ chứa nước trên sông Nghinh Tường (thay thế dự án hồ Văn Lăng).
+ Kè sông Cầu khu vực thành phố Thái Nguyên.
+ Hồ Khuôn Nhà huyện Định Hóa.
+ Hồ Khuôn Tát huyện Định Hóa.
+ Hồ Văn Hán huyện Đồng Hỷ.
+ Hồ Khe Cái xã La Hiên huyện Võ Nhai.
Nguyên tắc đề xuất giải pháp tăng cường quản lý khai thác công trình Thủy lợi củatỉnhTháiNguyên
Xây dựng trên nền tảng cơ sở lý luận và thực trạng công tác QLKT các hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp phải đẩy mạnh việc nâng cao năng lực tưới, tiêu của toàn bộ hệ thống, cải thiện về chất lượng công trình, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong việc QLKT HTCTTL Song song đó, đưa ra những giải pháp về vi phạm CTTL, về quản lý điều hành hệ thống công trình, cải thiện chất lượng nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm để phục vụ sản xuất nôngnghiệp.
Giải pháp cũng đưa ra gợi ý về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc hiện đại hóa công tác quản lý điều hành tưới tiêu để nâng cao hiệu quả khai thác HTCTTL.
Giải pháp phải đảm bảo tính đồng bộ, thông suốt phù hợp với cơ chế và chế độ pháp luật hiện hành của nhà nước, thực trạng công tác quản lý khai thác các công trình Thủy lợi trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
Giải pháp phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, mang tính khả thi để áp dụng vào thực tiễn trong việc nâng cao công tác quản lý khai thác các HTCTTL trên địa bàn tỉnh TháiNguyên.
Cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý khai thác công trình Thủy lợi củatỉnh Thái Nguyên đếnnăm2025
Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 về việc Phê duyệt Định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế-xã hội, chính trị trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung, trong phát triển thủy lợi nói riêng.
Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây tư nguồn vốn lớn với rất nhiều dự án đầu tư để xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” Đây là nhiệm vụ nặng nề, nhưng cũng là cơ hội to lớn cho đầu tư xây dựng Nông nghiệp & PTNT có bước phát triểnmới.
Ngày 21/3/2013, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 498/QĐ-TTg về việc Bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –2020.
Ngày 16/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Kinh tế Việt Nam, trong đó có kinh tế nông nghiệp trong những năm gần đây đã có tỷ lệ tăng trưởng khá tốt Tình hình chính trị, xã hội ổn định, nền kinh tế phát triển theo xu hướng mở cửa và hội nhập, tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư, đưa các công nghệ tiên tiến vào hoạt động xây dựng cũng như quản lý của các ngành, các đơn vị, trong đó có ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thuỷ lợi là yếu tố đầu tiên cho sự phát triển của cây trồng trong khi đó tỉnh Thái Nguyên là tỉnh phát triển về nông nghiệp nên thuỷ lợi luôn được các đồng chí lãnh đạo tỉnh quan tâm đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho công tác thuỷlợi.
Công tác quản lý của các sở, ban, ngành có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ, đồng thời tăng cường liên hệ với nhân dân, nhanh chóng kịp thời phản ánh những bức thiết, sự cần thiết phải đầu tư các công trình thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý.
Thái Nguyên có nguồn tài nguyên nước mặt dồi dào (gồm các sông lớn, hồ chứa) tạo nguồn nước đáng kể phục vụ sản xuất và sinh hoạt Tỉnh có điều kiện tự nhiên, sinh thái đa dạng, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.
Cách trả tiền thủy lợi phí theo diện tích tưới hiện nay cũng chưa khuyến khích người dùng nước tiết kiệm Nay người nông dân không phải trả tiền nước, liệu có dùng nước tiết kiệm không? Ngược lại tiếng nói của người nông dân cũng ít có trọng lượng hơn khi họ không phải là người trả tiền, hay thực chất là được ‘cho nước’.
Làm thế nào để bảo đảm rằng Công ty TNHH MTV KTTL Thái Nguyên sử dụng kinh phí đúng mục đích, công trình được nâng cấp, sửa chữa duy tu bảo dưỡng tốt, đặc biệt khi mà vai trò làm chủ và giám sát của người nông dân giảm đi, khi mà hiện nay đánh giá hiệu qủa tưới chưa được áp dụng ở hầu khắp các công trình thủy lợi.
Vấn đề công bằng trong việc cấp kinh phí giữa công trình do Công ty TNHH MTV KTTL Thái Nguyên với công trình do các tổ chức tập thể hoặc hội dùng nước quản lý.
Các công trình thủy lợi vừa và nhỏ của tỉnh Thái Nguyên hiện nay hầu hết do “địa phương quản lý" Công tác duy tu bảo dưỡng rất kém, một phần do không thu thủy lợi phí, mặt khác do năng lực quản lý kém Vấn đề đặt ra ai sẽ quản lý các công trình thủy lợi này trong tương lai để đảm bảo an toàn hiệu quả.
Trong bối cảnh thực hiện chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí việc đảm bảo cấp nước kịp thời, đầy đủ theo yêu cầu của người dân là một nhiệm vụ khó khăn không nhỏ cho Công ty TNHH MTV KTTL TháiNguyên.
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu hụt lượng mưa, mưa trái mùa hoặc mưa tập trung với cường độ cao trong thời gian ngắn gây nên tình trạng dòng chảy sông, suối bị suy giảm, hạn hán, lũlụt.
Hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi còn chậm đổi mới theo cơ chế thị trường.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác công trìnhThủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đếnnăm2025
Hiện nay việc quản lý các công trình thủy lợi tại tỉnh Thái Nguyên được giao cho Công ty TNHH MTV KTTL Thái Nguyên và giao cho phòng nông nghiệp và PTNT ( phòng kinh tế) của huyện (thành phố, thị xã) quản lý, ở xã do cán bộ kiêm nhiệm giao thông-thủy lợi-xây dựng xã phụ trách) gây khó khăn trong công tác quản lý và triển khai chiến lược đầu tư, phát triểnngành.
Mô hình tổ chức quản lý hiện nay còn chồng chéo, mang tính địa phương, chưa có cơ sở khoa học rõ ràng, còn chồng chéo giữa vai trò quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh Do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, đặc điểm công trình, tập quán canh tác, nhu cầu sử dụng nước của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng, miền nên hình thức quản lý ở các cấp rất đa dạng và phức tạp.
Cơ chế phân giao trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý công trình, cơ chế giám sát và đánh giá chưa rõ ràng nên khó quy trách nhiệm quản lý cho một đơn vị hay cá nhân nào cụthể.
Trách nhiệm và quyền hạn trong xử lý các hành vi xâm hại công trình thủy lợi không được phân giao cho đơn vị trực tiếp quản lý mà do nhiều đơn vị có liên quan cùng tham gia gây nên tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, không cương quyết trong xử lý dẫn đến tình trạng xâm hại công trình thủy lợi ngày càng ra tăng Trước thực trạng đó trong thời gian tới tỉnh Thái Nguyên cần có một số giải pháp hoàn thiện lại tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, cụthể:
Chi cục Thủy lợi Thái Nguyên và Công ty TNHH Một thành viên KTTL Thái Nguyên cần tăng cường và bố trí thêm cán bộ có năng lực, kinh nghiệm để có đủ khả năng thực hiện công tác quản lý công trình Vì hiện nay số lượng công trình thuỷ lợi nhiều (1271 công trình), trong khi đó cán bộ quản lý không đủ (407 cán bộ/1271 công trình) Nếu chia bình quân 01 công trình mới có 03 cán bộ quản lý.
Hiện nay trong ở cấp huyện (thành phố, thị xã) chưa có biên chế cán bộ thủy lợi để thực hiện tốt công tác quản lý bảo đảm an toàn công trình cụ thể: Huyện Định Hóa (01 cán bộ hợp đồng); huyện Phú Lương (02 cán bộ hợp đồng); huyện Đồng Hỷ (01 cán bộ hợp đồng); huyện Phú Bình (01 cán bộ hợp đồng); thị xã Phổ Yên (01 công chức); huyện Võ Nhai, huyện Đại Từ, TP Thái Nguyên, TP Sông Công chưa có cán bộ thủy lợi.
Phân định rõ trách nhiệm giữa các địa phương trong quản lý an toàn công trình, hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý khai thác, bảo vệ và sửa chữa côngtrình.
Củng cố, đổi mới, phát triển bền vững tổ chức thủy nông cơ sở: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý để hướng dẫn hoạt động của các tổ chức thủy nông cơ sở, tăng cường đào tạo về quản lý vận hành và khoa học công nghệ cho tổ chức thủy nông cơ sở, ban hành các chính sách để hỗ trợ, củng cố tổ chức và tạo động lực cho phát triển bền vững các tổ chức thủy nông cơ sở.
Hiện nay toàn tỉnh Thái Nguyên có 120 tổ thuỷ nông cơ sở hoạt động theo hình thức giao khoán và nguồn tài chính cấp cho các tổ không đủ để hoạt động vì chính sách phân cấp quản lý có nhiều bất cập Kết quả đánh giá các chỉ số trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi do địa phương quản lý đều cho thấy hiệu quả thấp hơn các công trình do Công ty quản lý Vì vậy, việc củng cố tăng cường tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động, đặc biệt là cơ chế tài chính cho các tổ chức hợp tác dùng nước của các địa phương là rất cầnthiết.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kiểm định an toàn đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Chủ trì thẩm định quy trình vận hành điều tiết; phương án phòng chống lũ bão các công trình trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức kiểm định các hồ chứa nước vừa và nhỏ theo chỉ đạo, hướng dẫn của BộNông nghiệp và Phát triển nôngthôn.
Các tổ chức trực tiếp quản lý công trình cần bố trí cán bộ có chuyên môn, am hiểu công trình để quản lý, vận hành công trình đúng kỹ thuật; duy tu bảo dưỡng công trình thườngxuyên.
* Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới
Sắp xếp lại nhân sự: Tại Chi cục Thủy lợi Thái Nguyên và Công ty TNHH Một thành viên KTTL Thái Nguyên cần xác định nhu cầu nhân sự ở từng bộ phận, phân loại tay nghề, chuyên môn của lực lượng lao động từ đó sắp xếp lại lực lượng lao động này sao cho có hiệu quả nhất.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 09/09 huyện, thành phố, thị xã không có biên chế cán bộ làm công tác thủy lợi Do đó bắt đầu từ năm 2018 cần thực hiện chính sách ưu đãi đối với các cán bộ đang hợp đồng làm công tác quản lý chuyên ngành và có chính sách thu hút nhân tài để nâng cao hiệu quả quản lý các công trình thủy lợi theo nghiên cứu và tính toán cần tối thiểu 02 cán bộ/ huyện.
Nâng cao công tác tuyển dụng: Với số lượng cán bộ làm công tác thủy lợi thiếu trầm trọng (100 cán bộ) như vậy cần phải thực hiện công tác tuyển dụng qua các trung tâm xúc tiến việc làm, đăng báo, thu hút khích lệ nhân tài con em địa phương sau khi tốt nghiệp các trường Đại học, cao đẳng về phục vụ quê hương phát triển Muốn như vậy phải xây dựng chính sách lao động hợp lý, đảm bảo đầy đủ quyền lợi thích đáng của họ như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phụ cấp chính sách lương, thưởng gắn với hiệu quả và chất lượng làm việc nhằm tạo động lực để cán bộ công nhân viên sáng tạo trong công việc giúp họ ổn định cuộc sống để tránh tình trạng chảy máu chất xám ra khỏi ngành, địaphương.
3.4.2 Hoàn thiện phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷlợi
Năm 2010 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ký Quyết định 2635/QĐ-UBND ngày 31/10/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Tuy nhiên cho đến nay việc quản lý hệ thống tưới tiêu chưa tuân theo nguyên tắc quản lý hệ thống, quản lý theo ranh giới thủy lực mà vẫn còn đang quản lý theo ranh giới hành chính, khó cho công tác theo dõi đánh giá hiệu quả quan lý khai thác hệ thống.