1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại ban quản lý khu di tích lịch sử sinh thái atk định hóa thái nguyên

114 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Ban Quản Lý Khu Di Tích Lịch Sử - Sinh Thái ATK Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Nguyễn Thị Thu
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Trương Đức Toàn
Trường học Trường Đại học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 177,88 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠNVỊ SỰ NGHIỆPCÓTHU (17)
    • 1.1 Cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính tại các Ban quản lýdi tích (17)
      • 1.1.1 Khái niệm, vai trò, phân loại đơn vịsựnghiệp (17)
      • 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, loại hình đơn vị sự nghiệpcóthu (19)
      • 1.1.3 Phương thức quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp cóthu 14 (0)
      • 1.1.4 Vai trò của công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệpcóthu (26)
      • 1.1.5 Nguyên tắc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệpcóthu (29)
      • 1.1.6 Nội dung công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệpcóthu (30)
      • 1.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệpcóthu (38)
      • 1.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại đơn vị sựnghiệpcóthu (46)
    • 1.2 Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại các Ban quản lý khuditích 40 (49)
      • 1.2.1 Kinh nghiệm về công tác quản lý tài chính tại một số Ban quản lý khu ditích (49)
      • 1.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý tài chính tại Ban quảnlý (50)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BAN QUẢNLÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - SINH THÁI ATKĐỊNHHÓA (52)
    • 2.1 Quá trình hình thành, phát triển của Ban quản lý khu di tích Lịch sử - Sinh tháiATKĐịnhHóa (52)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triểncủaBan (52)
      • 2.1.2 Tình hình quản lý các di tích lịch sử trên địa bàn huyệnĐịnh Hóa (52)
      • 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của ban quản lý, chức năngnhiệmvụ (53)
      • 2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại Ban quản lý khu di tích Lịch sử - (55)
    • 2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Ban quản lý Khu di tích Lịch sử - Sinhthái ATKĐịnhHóa (58)
      • 2.2.1 Công tác lập kế hoạchtàichính (58)
      • 2.2.2 Công tác quản lý cáckhoảnthu (58)
      • 2.2.3 Công tác quản lý cáckhoảnchi (72)
      • 2.2.4 Hoàn thiện công tác quảnlývốn (79)
      • 2.2.5 Công tác quản lýtàisản (80)
      • 2.2.6 Công tác kiểm tra, giám sát hoạt độngtài chính (82)
    • 2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Ban quản lý khu di tích Lịchsử - Sinh thái ATKĐịnhHóa (82)
      • 2.3.1 Những kết quảđạtđược (82)
      • 2.3.2 Hạn chếchủyếu (84)
      • 2.3.3 Nguyên nhân của nhữnghạnchế (85)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠIBAN QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - SINH THÁI ATKĐỊNHHÓA (89)
    • 3.1 Định hướng công tác quản lý tài chính tại BQL Khu di tích Lịch sử - Sinh tháiATKĐịnhHóa 80 (89)
      • 3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại BQL khu ditích ATKĐịnhHóa (89)
      • 3.1.2 Yêu cầu đối với việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại BQL khudi tích ATKĐịnh Hóa (90)
      • 3.1.3 Định hướng công tác quản lý tài chính tại BQL Khu ditích ATK 82 (91)
    • 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Ban quản lý khu di tích ATK ĐịnhHóa (93)
      • 3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lýtàichính (93)
      • 3.2.2 Hoàn thiện công tác lập kế hoạchtài chính (95)
      • 3.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý thu–chi (97)
      • 3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lýtàisản (103)
      • 3.2.5 Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát vềtàichính (104)
      • 3.2.6 Một số giảiphápkhác… (105)
    • 3.3 Kiếnnghị (107)
      • 3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý ở cấpTrung ương (107)
      • 3.3.2 Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchTháiNguyên (109)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠNVỊ SỰ NGHIỆPCÓTHU

Cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính tại các Ban quản lýdi tích

1.1.1 Khái niệm,vai trò, phânloạiđơnvị sựnghiệp

1.1.1.1 Kháiniệm đơnvị sựnghiệp Đơn vị sự nghiệphaycòn gọi là đơn vị sự nghiệp công lập, là những tổ chức được do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, để thực hiện các hoạt động sự nghiệp để cung cấp dịch vụ công cho xã hội nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình thường của xã hội Với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công cho xã hội để duy trì và đảm bảo sự hoạt động của các lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội vì vậy hoạt động sự nghiệp không trực tiếp tạo ra của cải vật chất[4]. Đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và t ài khoản riêng Ngoài nguồn ngân sách được cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp còn được Nhà nước cho phép thực hiện thu một số loại phí, lệ phí khi thực hiện các hoạt động phục vụ các nhu cầu xã hội Được phép tiến hành thực hiện các hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ theo quy định từ đó có thêm các nguồn thu để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập và nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho cán bộ công chức, viên chức trong đơn vịmình.

Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế nó có có vai trò giúp nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị, xã hội, nó có ảnh hưởng tới các thành phần kinh tế thông qua việc giám sát, kiểm tra, cung cấp các dịnh vụ công… các hoạt động này có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, cụ thể:

- Các đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế cung cấp các dịch vụ công về, giáo dục, y tế,văn hóa, thể dục, thể thao, công nghệ thông tin, các chương trình an sinh xã hội,… có chất lượng cao cho tất cả người dân trong xã hội Qua đó nó đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng và tăng của nhân dân nhằm góp phần cải thiện đời sống vật chấtvàtinhthầnchonhândân;Bêncạnhđónócòncungcấpcácsảnphẩmvănhóa, nghệ thuật, các công trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật,… phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Thông qua hoạt động thu phí, lệ phí của các hoạt động dịch vụ theo quy định của nhà nước, nó góp phần tăng cường nguồn ngân sách của mình và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, góp đẩy mạnh đa dạng hóa và xã hội hóa nguồn lực về nhân lực, vật lực và tài lực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong các hoạt động sự nghiệp của nhà nước, trong thời gian qua các đơn vị sự nghiệp ở tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế đã tích cực mở rộng các loại hình, phương thức hoạt động của mình, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Đồng thời qua đó cũng thực hiện xã hội hóa bằng cách thu hút sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho sự phát triển của hoạt động sựnghiệp.

Căn cứ theo tiêu chí nguồn thu sự nghiệp đơn vị, đơn vị sự nghiệp được phân thành 3 loại:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên:

Là các dơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định thành lập, trong hoạt động của mình thì đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạtđộng.

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên: Là các dơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định thành lập, trong hoạt động của mình thì đơn vị sự nghiệp đảm bảo được một phần chi phí hoạt động, phần còn lại được cấp từ ngân sách Nhànước.

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu sự nghiệp: Là đơn vị được Nhà nước cấp toàn bộ kinh phí để đảm bảo hoạt động của đơn vị và được Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạtđộng.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân thành các loại sau:

- Đơn vị sự nghiệp giáo dục đàotạo

- Đơn vị sự nghiệp ytế

- Đơn vị sự nghiệp văn hóa thôngtin

- Đơn vị sự nghiệp thể dục, thểthao

- Đơn vị sự nghiệp phát thanh, truyềnhình

- Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ, môitrường

- Đơn vị sự nghiệp kinh tế (duy tu, sửa chữa đêđiều,…)

1.1.2 Khái niệm,đặcđiểm, loạihình đơnvị sựnghiệpcóthu

1.1.2.1 Kháiniệm đơnvị sựnghiệpcóthu Đơn vị sự nghiệp có thu là đơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định thành lập, ngoài nhu cầu tài chính từ nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho đơn vị thì đơn vị còn tạo lập nguồn tài chính bên ngoài thông qua thu một phần nguồn tài chính dưới dạng phí, lệ phí, các khoản đóng góp của người tiêu dùng nhờ việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ công cho toàn xã hội[4]. Đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện các hoạt động sự nghiệp có thu trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học công nghệ và môi trường … và đều phải tuân thủ theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước.

1.1.2.2 Đặcđiểmcủa đơnvị sựnghiệpcóthu Đơn vị sự nghiệp có thu là một tổ chức hoạt động trong khu vực kinh tế không tham gia sản xuất vật chất, nó hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội và không vì mục đích lợi nhuận Các khoản kinh phí phục vụ hoạt động của các đơn vị này là những khoản chi thuộc lĩnh vực tiêu dùng xã hội, các khoản chi này không nhằm mục đích kinh doanh do vậy nó mất đi không thu hồi lại vốn và nó không mang lại lợi nhuận.

Khi nói đến đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu thì nó mang đầy đủ các đặc điểm của một đơn vị sự nghiệp công lập và cũng mang những đặc điểm riêng biệt của nó thể hiện qua hai đặc điểmsau: Đặc điểm về hoạt động:

- Đơn vị sự nghiệp có thu là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội thông qua các lĩnh vực: Văn hóa, giáo dục, y tế,… không vì mục đích lợinhuận.

- Sản phẩm của đơn vị sự nghiệp có thu mang lại lợi ích chung, lâu dài cho cộng đồng và cho toàn xãhội.

Như vậy có thể nói, các sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp có thu là sản phẩm không phải cung cấp cho một đối tượng, một lĩnh vực nhất định Đó là sản phẩm có tính chất lan tỏa nếu được tiêu dùng và người tiêu dùng phải đóng góp khoản phí là khoản thu của các đơn vị sự nghiệp có thu khi cung cấp sản phẩm, dịch vụđó. Đặc điểm về tài chính:

- Đơn vị sự nghiệp có thu ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước có thểhuyđộng nguồn tài chính từ bên ngoài thông qua các khoản phí, lệ phí dựa vào việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ và phải tuân thủ chế độ tài chính của Nhà nước theo quy định dành riêng cho đơn vị sự nghiệp cóthu.

- Được vay vốn tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát triển, được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và có nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi vay khi đến thời gian đáo hạn thông qua các hợp đồng tín dụng ký kết.

- Đơn vị sự nghiệp được quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước như đơn vị sản xuất kinh doanh như: thực hiện chế độ khấu hao tài sản cố định theo quy định của Nhà nước Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu hồi do thanh lý tài sản cố định thuộc tài chính Nhà nước được để lại để tái đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị Đồng thời, đối với các khoản thu trong đơn vị sự nghiệp có thu cần phải lập dự toán chi tăng cường cơ sở vật chất với tỷ lệ trích theo quyđịnh.

Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại các Ban quản lý khuditích 40

Kinh nghiệm của Ban quản lý khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc:

Ngày sau khi BQL khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc được thành lập (1994), đã tổ chức tiến hành nghiên cứu xây dựng quy hoạch, kế hoạch trùng tu, tôn tạo di tích lập kế hoạch, quy hoạch và kế hoạc thực hiện trình các cấp có thẩm quyền để phân công thực hiện Từ năm1995 đến nay Nhà nước đã đầu tư nhiều tỷ đồng cho việc trùng tu tôn tạo hàng loạt các công trình ở cả 2 khu di tích

Trong những năm qua, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác kế hoạch, tài chính, Ban BQL khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã chú trọng đến việc lập dự toán thu chi hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu về kinh phí cho các hoạt động của Ban Mặt khác Ban đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên các quy định của Nhà nước và các văn bản hiện hành để quy định các mức thu và chi trong các hoạtđộng. Để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý tài chính BQL thực hiệnquychế tự kiểm tra công tác tài chính - kế toán hàng năm hay theo định kỳ; Thực hiện công khai dự toán, quyết toán và ngân sách hàng năm vào thời điểm thích hợp; Thực hiện pháp lệnh tiết kiệm và chống lãng phí theo đúng quyđịnh.

Kinh nghiệm của Trung tâm quản lý khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn:

Trung tâm quản lý khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn là đơn vị sự nghiệp tự bảođảmmột phần kinh phí hoạt động; Có chức năng trực tiếp quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị của di tích; Tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống, hoạt động văn hoá, du lịch, tâm linh tại khu di tích lịch sử, danh thắng đền Sóc Sơn, tượng đài Thánh Gióng (gọi chung là khu di tích đền Sóc Sơn) theo quy định của pháp luật.Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện SócSơn.

Trung tâm quản lý khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn thực hiện chức năng quản lýNhà nước về công tác kế hoạch, tài chính theo sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan tài chính cấp trên về công tác kế hoạch, ngân sách, tài chính kế toán: quản lý và phânphối tài chính, giám sát việc sử dụng tài chính, tài sản, vật tư kỹ thuật; thực hiện quản lý, thanh quyết toán thu chi theo đúng chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu trên giao, các tiêu chuẩn, định mức và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, Trung tâm xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và đột xuất về ngân sách nhằm quản lý, sử dụng tốt các nguồn kinh phí, thực hiện đúng Luật ngân sách và nguyên tắc tài chính, chế độ kế toán Nhà nước quy định.

- Căn cứ vào dự toán Trung tâm thực hiện phân phối kinh phí cho hoạt động, tổ chức các chương trình mục tiêu của đơn vị Bên cạnh đó, Trung tâm đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, định mức chi ngân sách hàng năm của đơn vị theo quy chế chi tiêu nội bộ và các văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyênmôn. Để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý tài chính Trung tâm thực hiện quy chế tự kiểm tra công tác tài chính - kế toán hàng năm hay theo định kỳ; Thực hiện công khai dự toán, quyết toán và ngân sách hàng năm vào thời điểm thích hợp; Thực hiện pháp lệnh tiết kiệm và chống lãng phí theo đúng quy định.

1.2.2 Bài họckinhnghiệm rútracho công tác quảnlýtàichínhtại Banquảnlýkhuditích Lịchsử -Sinh tháiATK ĐịnhHóa

Từ những nghiên cứu thực tế về công tác quản lý tài chính tại Ban quản lý khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc và Trung tâm quản lý khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Ban quản lý khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa như sau:

- Cần chủ động trong việc đa dạng nguồn thu ngoài nguồn kinh phí của NSNN cấp nhằm giảm bớt áp lực lên NSNN trong giai đoạn hiện nay Thông qua việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tại khu di tích: dịch vụ ăn uống, lễ hội, nghỉ dưỡng, du lịch sinhthái…

- Thay đổi tích cực trong cách quản lý tài chính của Ban trên 2 nội dung: phân bổ kinh phí và cách thực hiện kiểm soát và giám sát Việc phân bổ kinh phí phải dựa trên nghiên cứu đánh giá tình hình thực tế, bám sát và phân chia chi tiết các khoản mục được phân bổ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và kiểm tra, giám sát các khoản mục thu chi hàngnăm

- Công tác quản lý cần được thống nhất trong để quản lý và sử dụng nguồn kinh phí một cách có hiệu quả, đảm bảo tăng thu, tiết kiệm chi lại khuyến khích động viên các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao.

Trong chương 1, luận văn đã thực hiện tổng hợp và phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu Trong đó luận văn tập trung vào các nội dung: Cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu Qua đó, luận văn nêu được những vấn đề cơ bản về khái niệm, vai trò về đơn vị sự nghiệp có thu, đã đưa ra sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu Luận văn đi sâu phân tích về nội dung quản lý tài chính để biết được các công việc cần làm cũng như vai trò của những công việc đó trong công tác quản lý ài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu của cơ quan có thẩm quyền; đồng thời đưa ra những tiêu chí đánh giá công tác quản lý ài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này Đây chính là tiền đề trong việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp cóthu.

Từ những kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mang tính định hướng giúp cho việc phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp của luận văn ở các chương nghiên cứu tiếp theo.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BAN QUẢNLÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - SINH THÁI ATKĐỊNHHÓA

Quá trình hình thành, phát triển của Ban quản lý khu di tích Lịch sử - Sinh tháiATKĐịnhHóa

2.1.1 Quátrình hình thànhvàphát triển củaBan

Ban quản lý Khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên tiền thân là Ban quản lý Danh thắng tỉnh Thái Nguyên trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, được thành lập theo Quyết định số 23/QĐ-UBND, ngày 05/1/2010 củaUBNDtỉnhTháiNguyênquyếtđịnhthànhlậpBanquảnlýKhuditíchLịchsử-

SinhtháiATKĐịnhHóa,TháiNguyên,chuyểnđổitrựcthuộcUBNDtỉnhTháiNguyên[12]. Đến năm 2018 Ban quản lý Khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên được tổ chức sắp xếp lại bộ máy tại Quyết định số 2867/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên, chuyển đổi về trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên [13].

Ban quản lý Khu di tích ATK Định Hóa là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật Là đơn vị dự toán cấp II, trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên Việc tự chủ tài chính theo Quyết định số 3897/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt phương án tự chủ tài chính giai đoạn 2019 - 2021 của đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch.

Về tổ chức bộ máy gồm 6 phòng, đơn vị trực thuộc với chức năng nhiệm vụ chính là: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Định Hóa, Thái Nguyên.

Trong nhưng năm qua việc bảo tồn, phục hồi tu bổ di tích tại Khu di tích ATK ĐịnhHóa luôn luôn nhận được sự quan tâm của các cấp từ Trung ương đến địa phương, SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch đã quan tâm, chú trong đầu tư bảo tồn các điểm di tích,lập nhiều dự án công trình cho công tác tu bổ các di tích như: Tu bổ di tích Nhà tù Chợ

Chu; Di tích Văn phòng Bộ tổng tư lệnh ở Bảo Biên, Bảo Linh, di tích Tổng bí thư Trường Chinh ở Nà Mòn…mặt khác Ban quản lý khu di tích ATK Định Hóa luôn làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo cũng như tuyên truyền quản bá các điểm di tích được giao quản lý, gắn với phát triển du lịch, hướng dẫn đưa các đoàn khách về thăm di tích, giáo dục truyền thống cách mạng.

Việc phân cấp quản lý các điểm di tích được thực hiện theo quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Trong đó Ban quản lý Khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa được giao quản lý 16 điểm di tích, trong đó có 13 điểm di tích xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, 1 điểm di tích xếp hạng cấp quốc gia và 2 điểm di tích đã được phục hồi, tôn tạo[14].

Công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại các điểm di tích luôn được chú trọng, Ban đã cắt cử cán bộ trực tiếp trực tại các điểm di tích quan trọng như: Di tích Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Điềm Mặc, Định Hóa; Di tích Văn phòng Bộ Tổng tư lệnh ở Bảo Biên, Bảo Linh, Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khau Tý; di tích Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ở Làng Luông, trực tiếp làm công tác hướng dẫn, vệ sinh và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tại các điểm di tích Bên cạnh đó các điểm di tích khác đều được giao trách nhiệm vệ sinh bảo vệ cho từng phòng, bộ phận thuộc ban, hàng tuần tổ chức làm công tác vệ sinh, phát dọn di tích đảm bảo sạch sẽ phục vụ khách thăm quan Đìnhkỳhàng tháng Lãnh đạo Ban, cùng các phòng chuyên môn kiểm tra tại các điểm di tích, báo cáo thực trạng hư hỏng, xuốngcấp.

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Căn cứ theo Quyết định số 04/QĐ-SVHTTDL ngày 08/1/2020 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao biên chế công chức, biên chế sự nghiệp và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP đối với cơ quan Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Số lượng biên chế được giao là 40, Hợp đồng theo nghị định 161/NĐ-CP là 24 người.

Trung tâm Dịch vụ ATK Phòng Quản lý Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Phòng Bảo quản, Thông tin, Tuyên truyền

Phòng Nghiệp vụ quản lý di tích Phòng Quản lý Nhà trưng bày Bảo tàng ATK Định Hóa

Phòng Hành chính - Tổng hợp

+ Lãnh đạo Ban quản lý khu di tích ATK: Có Trưởng ban và 01 phó Trưởng ban

+ Các phòng, trung tâm thuộc Ban quản lý khu di tích ATK:

Phòng Hành chính - Tổng hợp;

Phòng Nghiệp vụ quản lý di tích;

Phòng Bảo quản, Thông tin, Tuyên truyền;

Phòng Quản lý Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phòng Quản lý Nhà trưng bày Bảo tàng ATK Định Hóa;

Trung tâm Dịch vụ ATK

Hình2.1 2Sơ đồbộmáyquảnlýBanquảnlýKhuditíchATKĐịnhHóaChức năng nhiệm vụ:

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hằng năm; đề án, dự án, chương trình về công tác bảo tồn, phục hồi,tubổditíchvàsinhtháicảnhquankhuditíchLịchsửQuốcgiađặcbiệtATK Định Hóa Các hoạt động này được tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, trưng bày, bảo quản, bổ sung tài liệu, hiện vật lịch sử, văn hóa về di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, chiến khu Việt Bắc Tổ chức khai thác, pháthuygiá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vùng ATK ViệtBắc;

- Tổ chức tiếp nhận các nguồn vốn Trung ương và địa phương, nguồn vật tư, hiện vật, nguồn công đức của các tổ chức, cá nhân đóng góp, tu bổ khu di tích và thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của phápluật;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị địa phương liên quan trong việc bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; phòng chống cháy nổ, thiên tai, đảm bảo an toàn cho khu di tích;

- Tổ chức các hoạt động giáo dục, truyền thông và hoạt động dịch vụ của Ban quản lý khu di tích ATK theo quyđịnh;

- Quản lý, bảo tồn phát huy giá trị Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà trưng bày Bảo tàng ATK Định Hóa, Quản lý, sử dụng đất theoquyhoạch đượcduyệt;

- Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động của khu di tích tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa và phát huy giá trị di sản văn hóa Khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên gắn với phát triển du lịch bềnvững;

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao và theo quy định của phápluật.

2.1.4 TổchứcbộmáyquảnlýtàichínhtạiBanquảnlýkhuditích Lịchsử -Sinh tháiATK ĐịnhHóa

Cơ cấu bộ máy quản lý tài chính:

Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Ban quản lý Khu di tích Lịch sử - Sinhthái ATKĐịnhHóa

- Sinh thái ATK Định Hóa

Hằng năm ngay từ tháng 7, Quý III công tác lập kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo đã được thực hiện Căn cứ theo Chỉ thỉ của UBND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên trong năm tiếp theo, Hướng dẫn xây dựng chỉ tiêu, nhu cầu vốn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

Ban quản lý Khu di tích Lịch sử ATK Định Hóa triển khai công tác lập kế hoạch tài chính đến từng phòng, bộ phận Căn cứ nhu cầu hoạt động trong năm tới các phòng, bộ phận xây dựng dự toán của phòng, bộ phận mình Bộ phận kế toán tổng hợp thành dự toán chung của Ban, trình lãnh đạo phê duyệt, gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên thẩm định tổng hợp chung vào kế hoạch tài chính của ngành trong năm tiếp theo.

* Các khoản thu tại BQL Khu di tích ATK Định Hóa:

- Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp:

+ Kinh phí không thường xuyên.

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

+ Kinh phí đầu tư tu bổ tôn tạo di tích từ nguồn Đầu tư công Trung hạn và vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về vănhóa.

- Thu Công đức tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ ChíMinh.

- Thu từ hoạt động sựnghiệp:

+ Thu dịch vụ ăn – nghỉ tại Trung tâm dịch vụ ATK Định Hóa

+ Thu tiền cho thuê Quầy bán hàng lưu niệm

+ Các khoản thu khác (nếu có)

Nguồn tài chính tại Ban quản lý Khu di tích ATK Định Hóa bao gồm 3 nguồn: Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp, Nguồn thu công đức và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp Ngoài ra, nguồn thu hàng năm của các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và nguồn kết dư từ năm trước sau khi quyết toán thu, chi sẽ được chuyển sang năm tiếp theo Tình hình nguồn thu tại Ban quản lý Khu di tích ATK Định Hóa qua các năm có kết quả sau:

Bảng 2.1 Tổng nguồn thu tại Ban quản lý Khu di tích ATK Định Hóa Đơn vị: Triệu đồng; %

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

2 Thu từ nguồn công đức 1.023 6,23 1.042 6,5% 983 6,5% 1.009 7,6% 1.023 7,21

3 Thu từ hoạt động sự nghiệp 817,6 7,98 826,4 5,1% 860,7 5,7% 745 5,6% 689,6 5,36

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Ban quản lý khu di tích ATK Định Hóa)

Trong tổng số nguồn thu của Ban quản lý Khu di tích ATK Định Hóa cho thấy nguồn thu Ngân sách nhà nước cấp chiếm vị trí quan trọng: Năm 2016 nguồn thu từ ngân sách cấp là 14.583 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88,79%, năm 2017 nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp đạt tỷ trọng 88,2% năm 2018: 87,7%, năm 2019 tỷ trọng giảm xuống 87%, năm 2020 NSNN cấp chiếm tỷ trọng 87,43% một điều dễ nhận thấy rằng nguồn thu từ NSNN có xu hướng giảm theo tỷ trọng so với tổng nguồn thu nhưng không đáng kể Nguồn thu công đức của tập thể, cá nhân năm 2016 chiếm tỷ trọng 6,23%, năm 2017 chiếm 6,5%, năm 2018 chiếm 6,5%, năm 2019 chiếm 7,6% và năm

2020 đạt tỷ trọng 7,21%; qua phân tích ta thấy nguồn thu công đức có tăng nhưng không chiếm tỷ lệ cao Thu từ hoạt động sự nghiệp năm 2016 là 7,98% năm 2017: 5,1%, năm 2018: 5,7%, năm 2019: 5,6%, năm 2020 là 5,36% nguồn thu hoạt động có sự tăng giảm không đều trong 2 năm 2019 và 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nguồn thu có xu hướng giảm, nhìn chung nguồn thu từ sự nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn thu Như vậy qua bảng phân tích trên ta có thể thấy nguồn thu, chi trực tiếp cho con người và các hoạt động của khu di tích chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước cấp.

Với tổng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp đối với Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan lĩnh vực công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác chi tại đơn vị, đặc biệt là khoản chi cho con người nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Ban Các nguồn thu sự nghiệp qua các năm của Ban được thể hiện sau bảngsau:

Bảng 2.2 Nguồn thu sự nghiệp tại BQL Khu di tích ATK Định Hóa Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1 Thu từ cho thuê quầy quán 361 44,15 375 45% 313,8 36,4% 280 37,5% 273 39,59

3 Thu dịch vụ phòng nghỉ 67 8,19 50 6% 98 11,3% 48 6,4% 52,9 7,67

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Ban)

Bảng 2.2 trên cho thấy nguồn thu sự nghiệp tại Ban chủ yếu dựa vào nguồn thu từ việc cho thuê quầy quán bán hàng và thu từ dịch vụ ăn uống phục vụ khách thăm quan khoảng trên, dưới 80% tổng nguồn thu sự nghiệp của Ban Từ năm 2016 đến năm

2020 cơ cấu và tổng thu cũng có sự biến động, tuy nhiên không đáng kể qua từng năm thu dần ổn định Cụthể:

Năm 2016: Tổng nguồn thu của toàn Ban là 817,6 triệu đồng, trong đó: nguồn thu lớn nhất là từ thu cho thuê quầy quán đạt 361 triệu đồng chiếm 44,15%; tiếp đến là nguồn thu từ nguồn dịch vụ ăn đạt 318 triệu đồng chiếm 38,89% tổng nguồn thu sự nghiệp.

Năm 2017: Tổng nguồn thu của toàn Ban là 826,4 triệu đồng, trong đó: nguồn thu lớn nhất là từ thu cho thuê quầy quán đạt 375 triệu đồng chiếm 45%; tiếp đến là nguồn thu từ nguồn dịch vụ ăn đạt 320 triệu đồng chiếm 38% tổng nguồn thu sự nghiệp Điều này có được là do năm 2017 Ban đã thu hút được một lượng lớn khách về thăm khu di tích Bên cạnh đó trong năm Ban đã đầu tư sửa chữa lại hệ thống gian hàng cho thuê, xây dựng phương án sắp xếp, bố trị lại các quầy hàng từ đó là cơ sở tăng thu việc cho thuê quầy quán bán hàng lưu niệm và nông thổ sản, thuốc nam cho khách dulịch.

Năm 2018: Nguồn thu sự nghiệp của năm 2018 cao nhất trong 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019 đạt 745 triệu đồng trong đó: nguồn thu lớn nhất là từ thu dịch vụ ăn đạt 395 triệu đồng chiếm 45,8%; tiếp đến là nguồn thu từ cho thuê quầy quán đạt 313,8 triệu đồng chiếm 36,4% tổng nguồn thu sự nghiệp, năm 2018 thu từ hoạt động nghỉ tăng vọt đạt 98 triệu đồng tăng 48 triệu đồng so với năm 2017 Điều này có được là do năm

2018 Ban đã tiếp tục thu hút được một lượng lớn khách về thăm khu di tích, đặt biệt lượng khách nghỉ lại qua đêm tăng đột biến do có nhiều đoàn đặt chương trình giao lưu văn nghệ, đốt lửatrại.

Năm 2019: Nguồn thu sự nghiệp của năm 2019 có sự giảm mạnh chỉ đạt 745 triệu đồng trong đó: nguồn thu lớn nhất là từ thu dịch vụ ăn đạt 303 triệu đồng chiếm40,7%; tiếp đến là nguồn thu từ cho thuê quầy quán đạt 280 triệu đồng chiếm 37,5% tổng nguồn thu sự nghiệp, Thu trong năm 2019 có giảm sút là do thu từ việc cho thuê quầy quán giảm rõ rệt Trong cuối năm 2018 – đầu năm 2019, Ban quản lý Khu di tích thực hiện chuyển đổi bộ máy quản lý, chuyển đổi đơn vị chủ quản từ UBND tỉnh TháiNguyên sang Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ máy tổ chức giảm từ 11 phòng, đơn vị trực thuộc xuống còn 6 phòng đơn vị trực thuộc Trung tâm dịch vụ ATK Định Hóa không còn con dấu, tài khoản riêng, hoạt động theo mô hình cấp phòng, trong khi chờ Quyết định phê duyệt cơ cấu tổ chức mới Việc thu dịch vụ ăn nghỉ, quầy quán cũng bị ảnh hưởng nhiều Bên cạch đó các hộ thuê quầy thường xin miễn giảm tiền quầy do lượng khách ít nên việc thu giảm sút hơn so với hai năm 2017, 2018.

Năm 2020: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nguồn thu sự nghiệp của năm 2020 đạt thấp nhất trong 5 năm đạt 745 triệu đồng trong đó: nguồn thu lớn nhất là từ thu dịch vụ ăn đạt 285 triệu đồng chiếm 41,44%; tiếp đến là nguồn thu từ cho thuê quầy quán đạt 273 triệu đồng chiếm 39,59% tổng nguồn thu sựnghiệp, Để đạt được sự tăng trưởng và duy trì mức thu từ năm 2016 đến năm 2020 như trên, cán bộ viên chức, người lao động và Lãnh đạo Ban có nhiều đổi mới trong thu hút khách thăm quan, liên thông, liên kết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và tăng thêm các nguồn thu tạiBan.

* Nội dung quản lý thu của BQL Khu di tích ATK Định Hóa:

Tất cả các nguồn thu đều được Ban quản lý chặt chẽ theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Ban đã ban hành.

- Lập dự toán thu: Trên cơ sở kế hoạch công tác và tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước, Bộ phận Kế toán – phòng HC-TH tiến hành lập dự toán thu hàng năm Bộ phận kế toán tổ chức thảo luận dự toán thu với các đơn vị, trình Sở VH,TT&DL phê duyệt các khoản thu từ công đức Sau đó Bộ phận kế toán tổng hợp, cân đối nguồn tài chính, lập dự toán thu của Ban để Trưởng ban phê duyệt và gửi các phòng, bộ phận.

Thời điểm lập dự toán thu năm: tháng 10 hàng năm Lập dự toán chi quý: Ngày 20 của tháng cuối quý Dự toán thu năm 2021 của Ban thể hiện ở Bảng 2.3.

Như vậy so với nguồn thu năm 2019 thì dự toán thu năm 2020 giảm 3.422 triệu trong đó thu từ NSNN cấp giảm 2.294 triệu đồng; trong năm 2020 tất cả các nguồn thu đều giảm, nguồn ngân sách cấp giảm do các công trình tu bổ, tôn tạo di tích chuyển đổi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư do đó dự toán năm 2020 chuyển kinh phí tu bổ tôn tạo di tích giữ lại tại Sở để triển khai trực tiếp Đặc biệt nguồn thu công đức,thudịchvụbịsụtgiảmnghiêmtrọngdoảnhhưởngcủadịchbệnhCovid-19trongnăm2020.

Bảng 2.3 Dự toán thu năm 2021 của BQL Khu di tích ATK Định Hóa Đơn vị: Triệuđồng

3 Thu từ hoạt động sự nghiệp 482,99

- Thu cho thuê quầy quán 287,00

- Thu hoạt động dịch vụ ăn – nghỉ tại

Trung tâm dịch vụ ATK 132,60

- Thu khác (Vé xe, điện,…) 63,39

(Nguồn: Báo cáo tài chính củaBan)

Căn cứ vào dự toán thu năm 2020, bộ phận Kế toán Ban phân bổ dự toán thu năm

Bảng 2.4 Tỷ lệ phân bổ dự toán thu năm 2021 của BQL Khu di tích ATK Định Hóa Đơn vị: Triệuđồng

Nội dung phân bổ Năm 2021

Số tiền Tỷ lệ phân bổ (%)

2 Chi nghiệp vụ, mua sắm TSCĐ và thiết bị 3.864,79 35,73

(Nguồn: Báo cáo tài chính củaBan)

Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Ban quản lý khu di tích Lịchsử - Sinh thái ATKĐịnhHóa

Công tác quản lý tài chính được thực hiện đi kèm với nhiệm vụ cụ thể khác của Ban quản lý khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa với một số kết quả nổi bật đạt được trong thời gian qua cụ thể như sau:

* Phương thức quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính:Trong thời gian qua, công tác quản lý tài chính của Ban đạt hiệu quả trong việc ổn định mức thu và tiết kiệm chi tiêu khi Nhà nước thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổchức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp Điều này đã tạo cho Ban có nhiều cơ hội để phát triển, từng bước hoàn thiện làm cho hoạt động chung của Ban trở nên năng động hơn, kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước và thu từ hoạt động sự nghiệp được sử dụng có hiệu quả Tuy đang trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng BQL vẫn đảm bảo được nguồn thu sự nghiệp, sử dụng tốt hơn nguồn lực tài chính, khai thác tốt nguồn thu từ khoản thu sự nghiệp của Ban góp phần nâng cao đời sống vật chất cán bộ, công nhân viên.

* Quản lý tài chính:Ban đã đạt được kết quả đáng kểsau:

- Thực hiện sử dụng hiệu quả nguồn thu, cơ cấu chi tương đối lợp lý Cơ cấu phân bổ chi phí thường xuyên dần hoàn thiện chú trọng đến nhóm chi ưu tiên: chi cho con người, chi cho nghiệp vụ chuyên môn thay vì cho các khoản chikhác.

- Qua bảng 2.8 ta thấy BQL đã thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí theo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước hàng năm có xu hướng tăng lên lần lượt là năm 2016 là 180,56 triệu đồng, năm 2017 là 348,41triệu đồng, năm 2018 là 487,37 năm 2019 là 818,60 và năm 2020 là 833,54 triệu động Đồng thời tăng cường thực hiện quản lý tài chính tại đơn vị theo quy định, chính sách của Nhà nước và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch góp phần cải cách tài chính công, nâng cao hiệu quả hoạt động chung của Ban Nhờ đó, đảm bảo được thu nhập ổn định cho cán bộ, công nhân viên Tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, nhiệt huyết, lòng yêu nghề cho sự nghiệp duy tu, tôn tạo, bảo tồn các khu di tích, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay Trong những năm trở lại đây đời sống cán bộ, viên chức người lao động tại BQL không ngừng được tăng lên Năm 2016 thu nhập bình quân của một cán bộ viên chức người lao động là: 5.500.000đ/ tháng nhưng đến năm

2018 lương bình quân của một cán bộ viên chức người lao động là: 7.500.000đ/ tháng. Đến 2020 thì thu nhập bình quân của một cán bộ viên chức người lao động là: 9.500.000đ/tháng.

* Về cơ cấu bộ máy quản lý tài chính theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệuquả.

- Bộ phận Kế toán và các đơn vị trực thuộc luôn được sự quan tâm, sự chỉ đạo kịp thời củaLãnhđạoquảnlýBan,sựphốihợpchặtchẽcủacácđơnvị.Bộphậnkếtoánhiện nay là gọn nhẹ, công việc bố trí linh hoạt, dễ thực hiện, dễ kiểm soát với nguồn nhân sự khá đồng đều và được bố trí khá phù hợp với năng lực và trìnhđộ.

- Kết hợp bố trí lao động hợp lý có khoa học đồng thời tăng cường ý thức, trách nhiệm trong công việc và phong cách làm việc của người đứng đầu đơn vị cho đến từng cán bộ, công nhân viên.

* Công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính và sự phù hợp của định mứcthu chi Ban áp dụng

- Trước khi có sự thanh tra, kiểm tra về mặt tài chính của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chủ quản thì BQL cũng thành lập ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ và được công khai toàn đơnvị.

- Ban thông qua việc xây dựng quy chế và đổi mới quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với từng năm như định mức đối với các khoản chi, như: chế độ chi tiêu nội bộ có sự điều chỉnh theo năm về các định mức chi: hội nghị phí, công tác phí, cho phù hợp với giá thị trường và biến động giá trong điều kiện nền kinh tế của đất nước Điều này đã góp phần khắc phục được một số vấn đề trong quản lý tài chính như: dự toán mang tính hình thức, không chính xác, phải thường xuyên điều chỉnh, chế độ tiêu chuẩn, định mức không phù hợp với thực tế; việc lập và phân bổ, điều chỉnh hạn mức chi hàng quý phải qua nhiều thủ tục rườm rà, tốn thời gian hạn chế tiêu cực xảyra.

- Công tác lập kế hoạch tài chính:Việc lập kế hoạch tài chính của BQL chủ yếu dựa vào kết quả hoạt động thu - chi củakỳtrước, chưa ứng dụng các mô hình và phân tích vào xây dựng các kế hoạch tài chính Các kế hoạch – dự toán của Ban có chênh lệch so với thực tế Cho thấy công tác lập kế hoạch chưa thật sự sát sao, chưa đánh giá hết các yếu tố tác động tới các hoạt động của đơnvị

- Phương thức quản lý tài chínhcủa Ban chưa thực sự thông nhất giữa việc lập dự toán, thực hiện dự toán và quá trình quyết toán còn thực hiện sơ sài, chưa chi tiết đối với các mục chi, khoản chi, nhất là đối với khoản chi khác chiếm tỷ trọng khá lớnhàng năm nhưng không chi tiết khoản chi này Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính của BQL chưa phát huy hết vai trò.

- Về quản lý thu.Bộ phận kế tóa mới chỉ quản lý thống nhất và tập trung khai thác nguồn thu từ từ NSNN cấp Chưa khai thác được các nguồn thu sự nghiệp nhằm phục vụ quá trình duy tu, bảo tồn tôn tạo khu du lịch, tăng thu cho hoạt động sự nghiệp của Ban Ban mới chỉ xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ của Ban nhưng chưaxâydựng quy chế quản lý các nguồn thu và phân bổ nguồn thu một cách chi tiết trong dự toán.

-Về quản lý chi.Công tác lập và giao dự toán còn chậm so với thời gian quy định Khi xây dựng dự toán chưa chú trọng đến phân tích, đánh giá cơ cấu các khoản thu để làm căn cứ lập dự toán thu Chất lượng công tác lập dự toán chưa cao, còn thiếu tính dự báo Vì vậy trong quá trình thực hiện do yêu cầu nhiệm vụ, chức năng của Ban có phát sinh thêm các khoản chi phí so với dự toán được giao Cuối năm đơn vị quản lý tài chính thường phải đề nghị bổ sung và điều chỉnh dự toán.

- Về việc quản lý tài sản của Ban Mặc dù Ban đã có quy chế về dự trữ mua sắm, tiêu chuẩn định mức trang thiết bị cho làm việc, cung ứng vật tư, sửa chữa lớn đối với tài sản của Ban Nhưng việc quản lý tài sản của Ban chưa thực sự hiệu quả: chưa có hệ thống sổ sách quản lý tài sản của Ban riêng về các vấn đề: trích khấu hao, hay thôi trích khấu hao cho các tài sản của Ban Điều đó dẫn đến tình trạng, có một số tài sản đã hết thời gian trích khấu hao chưa được tách biệt trong việc trích khấuhao.

- Về công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính Hiện nay Ban mới chỉ thực hiện công việc cuối cùng trong phương thức quản lý tài chính là thực thiện kiểm tra, kiểm soát khi quyết toán các khoản thu, chi Còn trong các công đoạn lập dự toán, thực hiện theo dự toán thì chưa thực sự sát nên dẫn tới việc thường xuyên phải điều chỉnh dự toán khi thựchiện.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠIBAN QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - SINH THÁI ATKĐỊNHHÓA

Định hướng công tác quản lý tài chính tại BQL Khu di tích Lịch sử - Sinh tháiATKĐịnhHóa 80

Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên nói riêng, đặc biệt là hoạt động văn hóa xã hội phát triển du lịch, dịch vụ Chính vì vậy, với sự quan tâm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên thông qua các văn bản hướng dẫn cho BQL khu di tích ATK Định Hóa phát triển trong tương lai. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, quản lý tài chính của Ban cũng đã gặp một số hạn chế nhất định cần khắc phục để tạo động lực cho sự phát triển chung toànBan.

3.1.1 Sựcần thiếtphảihoànthiện côngtác quảnlýtàichínhtại BQL khuditíchATKĐịnhHóa

Hoạt động sự nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là hoạt động văn hóa, đời sống tinh thần cho nhân dân là rất quan trọng, phát triển khu di tích gắn với bảo tồn phát huy giá trị di tích ôn lại truyền thống lịch sử cho các em học sinh, sinh viên và nhân dân các dân tộc trong cả nước Chính vì vậy, với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, UBND Tỉnh cùng các Sở, Ban, Ngành trong cả nước khu di tích sẽ được bảo tồn và phát huy. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, quản lý tài chính của BQL Khu di tích ATK cũng đã gặp một số hạn chế nhất định cần khắc phục để tạo động lực cho sự phát triển.

Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý tài chính tại BQL khu di tích ATK Định Hóa xuất phát từ những lý do sau:

Tăng cường vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập Điều đó giúpBQL tự chủ trong quản lý tài chính, tự thu, chi theo nhu cầu, không chịu áp lực từ cơ quan quản lý cấp trên, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ và chức năng của một đơn vị quản lý Khu di tích Quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Định Hóa Đồng thời, góp phần tăng cường vai trò tự chủ và tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính của Ban, góp phần thực hiện công tác quản lý tài chính của Ban một cách hiệu quả và tiết kiệm, chống lãng phí.

- Nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính tại BQL khu di tích ATK Định Hóa Nếu việc quản lý tài chính tại BQL khu di tích ATK Định Hóa ngày càng hoàn thiện góp phần thúc đẩy tinh thần, trách nhiệm của bộ máy trong việc áp dụng chính sách, quy định của Nhà nước gắn với nhiệm vụ, mục tiêu củaBQL.

- Tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động trong BQL khu di tích ATK Định Hóa góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần Việc hoàn thiện quản lý tài chính tại BQL khu di tích ATK Định Hóa góp phần mở rộng, khai thác nguồn thu đi đôi với sự sắp xếp lại biên chế, các nội dung thu, chi được quản lý sát sao nhằm nâng cao thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức, người lao động Mặt khác có thể giảm nhẹ một phần gánh nặng chi ngân sách Nhà nước cho đơnvị.

Thách thức hội nhập và năng lực cạnh tranh Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu của quá trình hội nhập chắc chắn sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt ngay cả trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo Cùng với các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp nói chung, BQL khu di tích ATK Định Hóa nói riêng phải tự khẳng định mình để nâng cao năng lực, đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị Giúp khắc phục tình trạng thụ động, thiếu sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, thiếu sức ép cạnh tranh.

3.1.2 Yêucầu đối vớiviệc hoànthiện công tác quảnlýtàichínhtại BQL khuditíchATKĐịnhHóa

Về mặt tài chính, để việc quản lý tài chính tại BQL khu di tích ATK Định Hóa ngày càng hoàn thiện cần đảm bảo một số yêu cầu cụ thể sau:

- Tính công khai, minh bạch: Được thể hiện trong việc xây dựng dự toán, thực hiện và quyết toán các khoản thu chi và thời điểm công khai đối với toàn thể cán bộ, viên chức trongBan.

- Gắn với trách nhiệm giải trình: Vì BQL khu di tích ATK Định Hóa được giao tự chủ độngq u ả n l ý h o ạ t đ ộ n g c ủ a đ ơ n v ị m ì n h t r o n g c á c v ấ n đ ề l i ê n q u a n : B i ê n c h ế , t à i chính, quản lý tài sản,… tự do sử dụng nguồn lực từ ngân sách Nhà nước nên Ban cũng phải có trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình Trách nhiệm giải trình góp phần đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động bởi vì nó cho phép nhà quản lý tài chính chủ động sử dụng nguồn lực trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn thì họ sẽ nỗ lực trong việc lựa chọn các khoản mục: Chi cho con người hay mua sắm vật tư,… một cách tốt nhất, sử dụng nguồn tiền tiết kiệm nhất Cùng với yêu cầu công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của nhà quản lý sẽ hạn chế tình trạng tùy tiện, thất thoát, tham nhũng có thể xảyra.

- Đồng thời với việc kiểm soát của cơ quan quản lý có thẩm quyền cần có sự kiểm soát trong nội bộ đơn vị Ban Bởi vì, cho dù các cách thức kiểm soát đầu vào chặt chẽ, đa dạng nhưng chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống kiểm soát bên ngoài như Kho bạc, Kiểm toán, Thanh tra,… Việc kiểm soát này không thể hạn chế hết sự lãng phí trong việc thu, chi tài chính trong đơn vị, cần có sự kiểm soát trong nội bộ mới thấy hết nguyên nhân nội tại góp phần giúp Ban chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm.

3.1.3 Định hướngcông tácquảnlýtàichínhtại BQL KhuditíchATK Để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại BQL Khu di tích ATK cần đạt được mục tiêu và định hướng sau:

Một là, đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách hướng vào việc lập dự toán thu vé vào thăm một số điểm của Khu di tích, tăng cường công tác kêu gọi đầu tư xã hội hóa từ các cơ quan tổ chức góp phần tôn tạo khu di tích Quốc gia ngày càng lớn mạnh Điều này coi là bước đột phá thực hiện tốt chế độ tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và cho BQL nói riêng nhằm đảm bảo kỷ luật tài chính, tăng cường hiệu quả phân bổ cho những nhóm chi có thứ tự ưu tiên và hiệu quả hoạt động.

Do hệ thống kiểm soát tài chính hiện nay ở BQL vẫn thực hiện theo mô hình truyền thống, kiểm soát chi tiêu chủ yếu tập trung ở các yếu tố đầu vào như chi tiền lương, mua sắm trang thiết bị, điện, nước,… Theo tinh thần của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập là trao quyền tự chủ cho các Thủ trưởng và tập thể người lao động trong các đơn vị sự nghiệp có thu trong mọi hoạt động của mình về: Bộ máy, biên chế, tài chính [17].

Vì vậy sự tự chủ này cần phải đi kèm với sự gia tăng trách nhiệm đối với việc thực hiện mục tiêu, chức năng chung củaBQL.

Hai là, với chính sách trả lương đúng đắn không những giúp cho cán bộ, viên chức trong đơn vị có thể tái tạo lại sức lao động mà còn là đòn bẩy kinh tế nâng cao hiệu quả công việc, đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng Cần phải đảm bảo chế độ tiền lương mới trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với các đơn vị trong và ngoàitỉnh.

Ba là, từng bước tiến tới xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn cho BQL một cách hoàn thiện theo hướng quản lý đầu ra và kết quả hoạt động Khi xây dựng khuôn khổ chi tiêu ngân sách sẽ giúp Ban quản lý khu di tích ATK Định Hóa được cam kết trong thời gian trung hạn (thường từ 3 đến 5 năm) cố gắng đạt được kết quả lớn hơn nguồn lực hiện có bằng cách kết nối mục tiêu, chức năng của BQL với các ưu tiên trong chi tiêu Việc xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn có ưu điểm sau:

+ Tạo ra một cơ sở chiến lược cho lập ngân sách để các khoản chi tiêu hướng tới đạt được các mục tiêu đề ra.

+ Xây dựng được một ngân sách tổng thể, thống nhất bao gồm vả chi đầu tư và chi thường xuyên từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu hoạt động sự nghiệp của BQL.

+ Chú trọng tới kết quả hoạt động của BQL và đo lường hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

+ Đưa ra được một kế hoạch phân bổ nguồn lực trong 3 đến 5 năm để BQL chủ động lập kế hoạch chi tiêu sao cho có hiệu quả nhất.

Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Ban quản lý khu di tích ATK ĐịnhHóa

Trong bộ máy tổ chức thì con người đóng vai trò là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý Năng lực của mỗi một cán bộ là yếu tố then chốt, đóng vai trò quyết định trong công tác quản lý nói chung và trong cong tác quản lý tài chính nói riêng Trình độ quản lý của cán bộ lãnh đạo quản lý có ảnh hưởn trực tiếp và tác động rất lớn tới cơ chế quản lý tài chính của mỗi đơn vị Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên viên trực tiếp thực hiện các công việc về tài chính kế toán cũng đòi hỏi phải có năng lực và trình độ chuyênm ô n n g h i ệ p v ụ v à đ ạ o đ ứ c c ô n g v ụ , c ó k i n h n g h i ệ m c ô n g t á c đ ể t h ự c h i ệ n công tác quản lý tài chính theo nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính kế toán của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nói chung và các đơn vị sự nghiệp có thu nóiriêng.

Yếu tố con người là trung tâm trong mọi vấn đề của cuộc sống chứ không chỉ trong lĩnh vực quản lý tài chính nói riêng Là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa nên yếu tố con người lại trở nên quan trọng Xét trên bình diện quản lý tài chính, việc có được những nhà quản lý đượcxemlà khía cạnh hàng đầu trong việc hoàn thiện quản lý tài chính Điều đó giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý tài chính một cách đúng đắn, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoạt động, hạn chế được ý trí chủquan.

* Nội dung giải pháp: Để đạt được kết quả và tránh được những sai lầm trên, thì để có một bộ máy quản lý tài chính hoàn thiện Ban quản lý khu di tích ATK Định Hóacần:

Một là, xác định rõ chức năng, quyền hạn của các phòng, bộ phận trong Ban Để các đơn vị trong Ban phát huy hết ưu thế chuyên môn, giúp cho việc quản lý được hoàn thiện, có hiệu quả, phòng Hành chính – Tổng hợp cần có sự nghiên cứu sắp xếp lại tổ chức, phân định rõ chức năng, quyền hạn của từng đơn vị nhằm: Đảm bảo sự chuyên nghiệp hóa; tránh chồng chéo chức năng của các đơn vị trực thuộc Ban Đặc biệt đối với bộ máy quản lý tài chính thông qua Bộ phận kế toán phòng Hành chính – Tổng hợp:

Thực hiện đúng chức năng là bộ phận tham mưu cho Trưởng ban trong việc tổ chức công tác quản lý tài chính Ban Chịu trách nhiệm trong việc lập dự toán phân bổ dự toán, thực hiện công tác báo cáo quyết toán theo quy định của Nhà nước Ngoài ra, chịu sự thanh tra, kiểm tra của đơn vị cấp trên có yêucầu. Đồng thời, phối hợp với bộ phận tổ chức phòng Hành chính để có kế hoạch rõ ràng vềnhânsự, tinhgiản biên chế,…đểdựtoán mứcchilương,thu nhập tăng thêm cho hợp lý.

Không chỉ căn cứ vào chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước để xây dựng báo cáo địnhkỳhàng năm, mà cần căn cứ vào chiến lược phát triển của ngành trong phát triển văn hóa và Đề án quy hoach tổng thể khu di tích Quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) và kết hợp với Phòng, bộ phận để xây dựng kế hoạch chi tiêu trunghạn.

Hai là, đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán, quản lý tài chính có tinh thần trách nhiệm và chuyên môn cao Đội ngũ cán bộ là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong bộ máy kế toán tài chính nói riêng và công tác quản lý nói chung Đội ngũ cán bộ kế toán, quản lý tài chính có chất lượng cao sẽ đưa ra các quyết định chất lượng, hiệu quả trong công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính Do đó, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách, giỏi nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức tốt cần được xem như một khâu quan trọng trong việc tăng cường hoàn thiện quản lý tài chính tại BQL Thường xuyên cử cán bộ tài chính, kế toán đi tập huấn, thực hành kế toán trên máy vi tính, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao trình độ. Đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ quản lý, kế toán tài chính trong BQL.

Thực hiện các giải pháp này, bước đầu giúp đơn vị quản lý tài chính thấy được chức năng, nhiệm vụ của mình trong BQL; xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn từ đó làm căn cứ để xây dựng dự toán hàng năm một cách phù hợp, sát thực với mục tiêu phát triển trung toàn BQL Đồng thời, có được đội ngũ cán bộ quản lý, kế toán tài chính cho trình độ chuyên môn cao và có tinh thần tráchnhiệm.

*Cơ sở đề xuất:Công tác lập kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý tài chính, nó bảo đảm cho các khoản thu chi tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu, đồng thời giúp các đơn vị này sử dụng hiệu quả NSNN, đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.

Trong phương thức quản lý tài chính tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Ban quản lý khu di tích ATK Định Hóa cần tăng cường giao quyền tự chủ tài chính cho các Phòng, bộ phận thực hiện cá nhiệm vụ chuyên môn Đồng thời phải tuân thủ các quy trình trong lập dự toán, thực hiện dự toán và công tác kế toán, quyết toán ngân sách Nhà nước.

Một là, đối với việc lập dự toán thu, chi

Yêu cầu đơn vị trực thuộc Ban khi lập dự toán cần:

Trong quá trình lập dự toán, Ban phải chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc, yêu cầu và quy trình lập dự toán ngân sách Nhà nước Dự toán chi của Ban cần dựa trên cơ sở nguồn thu khả thi hàng năm, số kinh phí đã được kiểm tra và được phê duyệt theo thông báo hàng năm của Sở Tài chính, nhiệm vụ chi theo phân cấp quản lý của Ban và các định mức tiêu chuẩn của Nhànước.

Ban cần xây dưng các căn cứ cho việc lập dự toán, kiểm soát thanh toán các khoản chi phục vụ hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác Hàng năm tiến hành tự kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các khoản chi ngân sách Nhà nước.

Cùng với việc xây dựng và lập dự toán ngân sách thu - chi hàng năm của mình, Ban cần lập dự toán ngân sách Nhà nước theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn gắn với và dự toán hằng năm được Sở văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phê duyệt.

Việc xây dựng dự toán ngân sách trung hạn giúp Ban quản lý khu di tích ATK Định Hóa có các ưu điểm sau: Thực hiện chi tiêu trong các hoạt động của đơn vị một cách thống nhất với các kế hoạch trung hạn đã được phê duyệt của Ban; thực hiện phân bổ nguồn thu cho các khoản chi ưu tiên một cách minh bạch, qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của Ban khi có sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước Và theo đó thì việc phân bổ ngân sách sẽ căn cứ theo chiến lược và mục tiêu hoạt động chung củaBan.

Hai là, đối với việc thực hiện dự toán thu, chi

Ban phải thực hiện việc thiết lập công tác kiểm tra, kiểm soát dự toán hàng năm trước khi thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách của mình Cần áp dụng theo cơ chế kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân sách đó là phải thực hiện kiểm soát do Bộ phận kế toán của Ban thực hiện trước khi thanh toán chi trả và thực hiện sau khi được Lãnh đạo đơn vị phê duyệt.

Ba là, đối với công tác kế toán và quyết toán các khoản thu, chi

Kiếnnghị

Việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Ban quản lý khu di tích ATK Định Hóa không chỉ cần sự phấn đấu, nỗ lực của Ban mà cần có sự góp sức của các cơ quan quản lý chủ quản và chính sách cụ thể, rõ ràng của Nhà nước có liên quan đến đơn vị Để góp phần hiện thực hóa các giải pháp đã được đề xuất ở trên một số kiến nghị đối với các cấp, các ngành như sau:

3.3.1 Đối với cáccơquan quảnlý ởcấpTrungương

Nền kinh tế đất nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Đảng và Nhà nước với vai trò, chức năng là cơ quan quản lý đòi hỏi phải sự dụng một các hữu hiệu những công cụ quản lý vĩ mô Một trong những công cụ quản lý đó là các chính sách, quy định quản lý Các chính sách cơ chế quản lý của Nhà nước ban hành sẽ là hành lang pháp lý để các đơn vị làm cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc quản lý tài chính tại đơn vịmình.

Các đơn vị muốn hoạt động thông suốt thì phải có thực lực về tài chính, mà tài chính lại chịu sự chi phối, điều chỉnh bởi các chính sách, quy định của Nhà nước Nếu các chính sách, quy định của Nhà nước không rõ ràng, không hiệu quả thì hoạt động tài chính không hiệu quả.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, nền kinh tế thị trường bên cạnh những ưu điểm của nó cũng có những mặt tiêu cực, hạn chế đòi hỏi có sự điều tiết mạnh mẽ, có hiệu quả của Nhà nước Do đó hoàn thiện khung chính sách, cơ chế quản lý là điều kiện tiên quyết để dảm bảo hoạt động quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp nói chung và Ban quản lý khu di tích ATK Định Hóa nói riêng được thực hiện trong khuôn khổ, kiểm soát của Nhà nước.

Hiện nay, trước yêu cầu của pháp luật hóa các hoạt động đời sống kinh tế - xã hội, các văn bản pháp luật trở thành nền tảng pháp lý của đời sống kinh tế - xã hội do đó đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác ban hành cơ chế, chính sách về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu là: đầy đủ, đồng bộ, cụ thể và rõ ràng Để công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu được thực hiện hiệu quả cần có một số thay đổi trong cơ chế, chính sách sau:

Một là, bổ sung một số điều trong Nghị định số 16 cho phù hợp với thực tế, như: mở rộng phạm vi quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu, tăng cường hơn nữa quyền tự chủ cho thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp về sử dụng con người, điều hành về quỹ tiền lương, tiền công,… để các đơn vị này thực sự đứng vững trong nên kinh tế. Đồng thời, có văn bản hướng dẫn, thực hiện phân chia đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp để từng loại đơn vị sự nghiệp có thể áp dụng dễ dànghơn.

Hai là, một số văn bản cần xem xét, ban hành kịp thời bao gồm: hệ thống định mức, đơn giá, tiêu chuẩn chi tiêu của Nhà nước, hệ thống các tiêu chuẩn quản lý ngân sách theo đầu ra, chế độ cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước theo dự toán, cơ chế thanh toán bằng tiền mặt đối với các đơn vị sử dụng ngân sách; chế độ kế toán, kiểm toán và thống kê ngân sách Nhà nước,…

Ba là, từng bước thực hiện lập dự toán theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Để thực hiện việc xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đầy đủ theo đầu ra và theo tổng nguồn tài trợ cần phải có nhiều thời gian để hoàn thiện hệ thống dự báo nguồn lực, hệ thống thông tin về kết quả hoạt động của Bộ, Ngành, đơn vị, thay đổi các soạn lập truyền thống, đào tạo cánbộ. Đối với đơn vị sự nghiệp có thu, trước mắt thực hiện tốt tinh thần Nghị định số 16 cũng chính là bước đầu thực hiện các nguyên lý của khuôn khổ chi tiêu trung hạn Khi thực hiện, cần thiết phải đánh giá hoạt động của các đơn vị được phép tự chủ Sự đánh giánàykhôngchỉdừnglạiởviệckiểmsoáttrầnchitiêumộtsốkhoảnmụcmàđiều quan trọng là kết quả hoạt động của đơn vị có phù hợp với mục tiêu để ra không Đồng thời, có các điều kiện để thực hiện việc công khai, minh bạch về mặt tài chính, dân chủ và tăng kiểm soát nội bộ cùng trách nhiệm giải trình của Thủ trưởng đơn vị từng đơn vị, đảm bảo phương pháp soạn lập ngân sách mới đi vào cuộc sống.

Tuy nhiên, không nên tìm cách cải thiện nhanh chóng phương pháp quản lý tài chính mà chuyển từ một hệ thống kiểm soát nội bộ còn yếu kém sang hệ thống tự chủ, tự chịu trách nhiệm Điều này sẽ dẫn đến rủi ro khi giao quyền cho nhà quản lý quá lớn trước khi có một hệ thống kiểm soát nội bộ vững chắc, dẫn đến tình trạng chạy theo bệnh thành tích làm hoạt động kiểm soát mà không phản ảnh đúng sự thật trong quản lý tàichính. Để thực hiện việc xây dựng dự toán trong việc xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn và thực hiện quản lý, điều hành ngân sách theo dự toán, hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin thu, chi ngân sách đóng vai trò quan trọng Bộ Tài chính cần thiến hànhxâydựng các chỉ tiêu báo cáo thống nhất để làm cơ sở cho việc thu thập, tổng hợp số liệu đồng thời cầnxâydựng một hệ thống lưu trữ số liệu thu, chi ngân sách hoàn chỉnh Hệ thống này được sử dụng để lưu trữ toàn bộ các thông tin có liên đến thu, chi ngân sách, tiến độ tập trung nguồn thu, tiến độ chi, tồn quỹ ngân sách để cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước có thể chủ động điều hành ngân sách trong các tình huống cụthể.

Ban quản lý khu di tích ATK Định Hóa với chức năng là một đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực văn hóa trực thuộc Sở VH,TT&DL Thái Nguyên Đối với mặt quản lý tài chính, Ban trực tiếp chịu sự quản lý Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên nên mọi hoạt động của Ban đều phải thực hiện thông qua sự chỉ đạo hướng dẫn củaSở.

Là cơ quan quản lý trực tiếp Ban quản lý khu di tích ATK Định Hóa, Ban hoạt động với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Quốc gia đặc biệt An toàn khu Định Hóa gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, Sở cần tăng cường công tác kiểm tra,giám sát khi thực hiện việc xây dựng dự toán ngân sách, thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách hiệu quả. Đồng thời việc giao quyền tự chủ về tài chính Sở VH, TT&DL Thái Nguyên cũng cần ban hành các quyết định để tạo điều kiện cho Ban thực hiện quyền tự chủ khác về: đội ngũ cán bộ, quản lý tài sản, tinh giản biên chế, bộ máy quản lý,…Điều đó góp phần nâng cao năng lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ viên chức trong Ban để tạo động lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra.

Sở VH, TT&DL Thái Nguyên cần kết hợp với ban hoạch định chính sách, chiến lược phát triển của Ban để đưa ra chiến lược quy hoạch phát triển thích hợp để từ đó Ban có những dự báo, có kế hoạch phù hợp với những bước đi trong tương lai trong từng thời kỳ cụ thể.

Với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, viên chức, người lao động Ban quản lý khu di tích ATK Định Hóa và việc tạo điều kiện của cơ quan quản lý là một động lực và tạo sự thành công bước đầu giúp Ban ngày càng hoàn thiện quản lý tài chính của đơn vị mình.

Trên cơ sở quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển của Ban và những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý tài chính đã nêu ở chương 2, tác giả đã đề xuất được 5 nhóm giải pháp cơ bản để tăng cường công tác quản lý tài chính nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả cũng như an toàn về tài chính cho Ban Một số giải pháp tác giả đưa ra áp dụng cho Ban nhằm đạt hiệu quả trong sử dụng nguồn lực tài chính của Ban bao gồm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính, giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính,giảipháp tăngcườngquảnlýthu– chi,giảipháptăngcườngquảnlýtàisản,giảipháphoànthiệncôngtáckiểmtragiámsáttàichínhcủa Ban. Đối với công tác lập kế hoạch tài chính, Ban cần xây dựng các mục tiêu tài chính, xây dựng các phương án thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch Đối với công tác quản lý thu chi, cần thực hiện tăng cường quản lý doanh thu, sử dụng hợp lý các khoản thu, và quản lý chặt các khoản chi để đảm bảo chi đúng theo quy định Đối với công tác quản lý tài sản, Ban cần tăng cường quản lý tài sản cố định Đối với công tác kiểm tra giám sát tài chính cần thực hiện một cách định kỳ và thường xuyên để tránh tình trạng lãng phí trong thu và chi.

Trên đây là những giải pháp mà tác giả thấy rằng Ban cần phải thực hiện nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, trong đó có những giải pháp có thể áp dụng ngay trước mắt, có những giải pháp mang tính chất lâu dài, áp dụng theo lộ trình mới có thể nâng cao được hiệu quả quản lý tài chính của Ban Vì vậy, khi vận dụng các giải pháp vào thực tế cần nghiên cứu, triển khai và tính toán cụ thể cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Ban.

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1].Phạm Kim Duyên luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “Nâng cao công tác quản lý tàichính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên” tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh năm 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao công tác quản lýtàichính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
[2]. Hoàng Thị Phương Nga luận văn thạc sĩ du lịch “Nghiên cứu phát triển du lịch vănhóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”năm 2017 tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhânvăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển du lịchvănhóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”
[3]. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế với đề tài “ Quản lý tàichính tại bện viện C Thái Nguyên” năm 2020 tại trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lýtàichính tại bện viện C Thái Nguyên
[4].Phạm Văn Khoa (2007),Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội [5].Sử Đình Thành (2009),Lý thuyết tài chính công, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thànhphố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý tài chính công", NXB Tài chính, Hà Nội[5].Sử Đình Thành (2009),"Lý thuyết tài chính công
Tác giả: Phạm Văn Khoa (2007),Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội [5].Sử Đình Thành
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2009
[8]. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2002 về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 10/2002-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự cóthu Khác
[10].Chính phủ (2017), Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công Khác
[14].UBND tỉnh Thái Nguyên (2014), Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Khác
[16].Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017, quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan hành chính và các đơn vị công lập Khác
[17]. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w