Phương pháp tổng hợp, phân tích Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp so sánh, thống kê,tổng hợp....Từ các số liệu thực tế trên báo cáo tài chính, các văn bản đã ban hànhnh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THU TRANG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ
XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ 494, TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 83.10.110
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS HỒ THỊ THÚY NGA
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Để thực hiện Luận văn “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ 494, TỈNHQUẢNG BÌNH” Tôi tự nghiên cứu trên cơ sở các lý luận, vận dụng các kiến thức vàthực tiễn hoạt động tài chính tại Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ 494tỉnh Quảng Bình, đồng thời có trao đổi với giảng viên hướng dẫn, đồng nghiệp, bạn
bè…hỗ trợ hoàn thành Luận văn với mong muốn hoàn thiện hơn công tác quản lý tài
chính tại Công ty
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tự bản thân tôi trên cơ sở lý
luận và thực tiễn công tác tài chính, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày phản ánh khách quan, trung thực theo đúng thực tế tại Công ty
Thành phố Huế, ngày 10 tháng 8 năm 2020
Người thực hiện Luận văn
Nguyễn Thị Thu Trang
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình Cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế ứng dụng và
Luận văn, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt những kiến thức, kinhnghiệm các môn học trong quá trình học tập tại Trường Xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến TS Hồ Thị Thúy Nga đã tận tình hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học,
chỉ ra những thiếu sót giúp hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài
Các cán bộ, công nhân viên đang công tác tại Công ty Cổ phần Quản lý và xâydựng đường bộ 494 tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ cung cấp số liệu, hỗ trợ và tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu sơ bộ và khảo sát dữ liệu sơ
cấp tại Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ 494 tỉnh Quảng Bình
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Quản lý kinh
tế ứng dụng Khóa 19 Lớp A2 đã cùng tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trongthời gian học tập và thực hiện đề tài
Trong quá trình thực hiện, do ít kinh nghiệm thực tiễn, mặc dù đã cố gắng để hoànthiện Luận văn, tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy, Cô, bạn bè,tham khảo các tài liệu liên quan, song không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô và bạn đọc
Xin trân trọng cám ơn!
Thành phố Huế, ngày 10 tháng 8 năm 2020
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Thị Thu Trang
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THU TRANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 83.10.110
Niên khóa: 2018 - 2020
Người hướng dẫn khoa học: TS HỒ THỊ THÚY NGA
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ 494, TỈNH QUẢNG BÌNH
1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Tiền thân là một công ty nhà nước được chuyển đổi thành Công ty cổ phần
QL&XD đường bộ 494, lĩnh vực hoạt động là xây dựng, phát triển hạ tầng đường bộtrên địa bàn và các tỉnh lân cận Trong những năm gần đây, Công ty gặp nhiều khókhăn trong cạnh tranh, kinh doanh chưa đạt hiệu quả như mong muốn Trước tình hình
đó Công ty cần phải đổi mới, tái cấu trúc, khắc phục các yếu điểm của hoạt động quản lýtài chính theo hướng thiết thực, tinh gọn, có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường
trong tỉnh và cả nước Nhận thấy hoạt động quản lý tài chính có ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với hoạt động của Công ty vì vậy tác giả nghiên cứu thực tế tại Công ty nhằmmục đích phân tích, chỉ ra những tồn tại và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả tài chính tại Công ty
2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận văn tiến hành thu thập số liệu, dữ liệu từ các văn bản quy định về quản lý tàichính của Nhà nước và các Bộ, Ngành cũng như của tỉnh Quảng Bình có liên quan; thuthập các dữ liệu tại các phòng, ban chuyên môn và Đội, Hạt trực thuộc của Công ty,
điều tra đối tượng để phân tích, đánh giá các vấn đề về mặt định tính, định lượng liênquan đến công tác quản lý tài chính Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, sử dụng
phần mềm Excel để xử lý số liệu
3 Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần
Quản lý và xây dựng đường bộ 494 tỉnh Quảng Bình từ đó làm cơ sở cho việc đề xuấtcác giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tăng khả năng cạnh tranh, nâng caohiệu quả quản lý doanh nghiệp tại Công ty, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trong
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Quản lý và xây dựng đường bộ: QL&XDĐB
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ viii
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục luận văn 5
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 6
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 6
1.1.1 Khái niệm, bản chất, vai trò về quản lý tài chính doanh nghiệp 6
1.1.2 Bản chất và vai trò về quản lý tài chính 8
1.1.3 Đối tượng của quản lý tài chính doanh nghiệp 10
1.1.4 Đặc điểm của quản lý tài chính 12
1.1.5 Mục tiêu, nguyên tắc quản lý tài chính trong doanh nghiệp 13
1.2 NỘI DUNG, QUY TRÌNH VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 15
1.2.1 Nội dung công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp 15
1.2.2 Quy trình quản lý tài chính 18
1.2.3 Công cụ quản lý tài chính doanh nghiệp 20
1.2.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp 22 1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 71.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp 26
1.4 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA 29
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý tại một số Công ty hoạt động trong lĩnh vực Quản lý và xây dựng đường bộ 29
1.4.2 Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 494, tỉnh Quảng Bình 32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QL&XD ĐƯỜNG BỘ 494, TỈNH QUẢNG BÌNH 34
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ bộ máy quản lý và các Hạt trực thuộc 36
2.1.3 Về tổ chức bộ máy kế toán, công tác hạch toán kế toán 38
2.1.4 Tình hình nguồn nhân lực tại Công ty 41
2.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QL&XD ĐƯỜNG BỘ 494, TỈNH QUẢNG BÌNH 41
2.2.1 Đánh giá khái quát hoạt động tài chính 41
2.2.2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu 51
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QL&XD ĐƯỜNG BỘ 494, TỈNH QUẢNG BÌNH 54
2.3.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch tài chính 54
2.3.2 Thực trạng thực hiện kế hoạch tài chính 60
2.3.3 Thực trạng công tác quyết toán tài chính 61
2.3.4 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát quản lý tài chính 64
2.4 Đánh giá công tác quản lý tài chính của Công ty từ các đối tượng khảo sát 66
2.4.1 Thống kê đặc điểm đối tượng điều tra 66
2.4.2 Kết quả đánh giá 70
2.5 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QL&XD ĐƯỜNG BỘ 494, TỈNH QUẢNG BÌNH .72
2.5.1 Thành tựu 72 2.5.2 Hạn chế 75Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QL&XD ĐƯỜNG BỘ 494,
TỈNH QUẢNG BÌNH 80
3.1 ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 80
3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh 80
3.1.2 Kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp 81
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 83
3.2.1 Nhóm giải pháp về Hoạch định mục tiêu chiến lược tài chính của Công ty 83
3.2.2 Nhóm giải pháp về đầu tư tài chính 85
3.2.3 Nhóm giải pháp về tăng cường các mối quan hệ của Công ty 87
3.2.4 Nhóm giải pháp về công tác kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính của doanh nghiệp 90
3.2.5 Quản lý có hiệu quả nguồn vốn đầu tư 90
3.2.6 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 91
3.2.7 Hoàn thiện chính sách tài chính, tín dụng và chính sách vốn 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
1 Kết luận 94
2 Kiến nghị 94
2.1 Đối với Nhà nước 94
2.2 Đối với các Sở, ngành cấp Tỉnh 95
2.3 Đối với doanh nghiệp 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 99
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty 41
Bảng 2.2: Cơ cấu và biến động tài sản giai đoạn 2017-2019 42
Bảng 2.3: Cơ cấu và biến động nguồn vốn giai đoạn 2017-2019 45
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh và biến động kết quả kinh doanh giai đoạn 2017-2019 48
Bảng 2.5: Chỉ số về tính thanh toán của tài sản ngắn hạn 52
Bảng 2.6: Chỉ số về khả năng sinh lời của Công ty 53
Bảng 2.7 Chỉ số Kết quả thực hiện kế hoạch tài chính năm 2019 57
Bảng 2.8 Dự toán doanh thu giai đoạn 2017-2019 58
Bảng 2.9 Dự toán chi phí giai đoạn 2017-2019 59
Bảng 2.10 Dự toán kết quả kinh doanh giai đoạn 2017-2019 60
Bảng 2.11: Tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty giữa kế hoạch so với thực hiện năm 2019 60
Bảng 2.12 Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2019 61
Bảng 2.13 Biến động tình hình nợ phải trả của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 63
Bảng 2.14: Tình trạng phát phiếu khảo sát 67
Bảng 2.15: Thông tin chung về đối tượng khảo sát 68
Bảng 2.16: Kết quả giá trị trung bình các nhân tố điều tra 70
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Bộ máy cơ cấu tổ chức của Công ty 37
Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại Công ty 39
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, việc ưu tiên cho phát triểnkinh tế hạ tầng kỹ thuật là vấn đề bức thiết, là điều kiện cần giải quyết nhằm thựchiện thành công của Công ty công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Đi song songvới quá trình phát triển kinh tế - xã hội chính là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kiếntrúc, các công trình phúc lợi…chính là vấn đề mấu chốt cần phải chú trọng trongquá trình thực hiện cải cách theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa vì lĩnh vựcnày ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của toàn xã hội, toàn bộ máy chính quyền
Quản lý tài chính, nhất là quản lý hoạt động tài chính doanh nghiệp là một
bộ phận quan trọng trong quản lý kinh tế tại các đơn vị, sự thành công phát triển củadoanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ, biện pháp áp dụng và công cụ quản
lý hiện có tại doanh nghiệp Trong giai đoạn hiện nay khi nước ta hội nhập với thị
trường quốc tế, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi
mới cơ chế quản lý theo yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới Quá trình mở cửa
và hoạt động chuyển dịch đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ là những thách thứclớn đối với khả năng của doanh nghiệp, buộc phải thay đổi, tái cơ cấu và điều chỉnh,
mở rộng các hoạt động kinh doanh
Công cụ quản lý tài chính mang tính tổng hợp, phản ánh tình hình của doanhnghiệp, sử dụng hình thức giá trị để phân tích thời cơ, thuận lợi, cũng như các điểmmạnh, điểm yếu nhằm lập ra kế hoạch kinh doanh, sử dụng nguồn vốn, tài chính, tàisản nhằm mục đích lợi nhuận Quản lý tài chính bao quát cả quá trình sản xuất kinhdoanh, mang lại những lợi ích phát triển mở rộng thị trường kinh doanh và đổi mới
cơ chế quản lý theo yêu cầu cạnh tranh của nền kinh tế Quá trình sản xuất kinhdoanh đặt ra cho doanh nghiệp sự cần thiết phải nâng cao quản lý tài chính, đổi mới
hoạt động nhằm tạo điều kiện để phát triển và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.Chính vì vậy vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng cần
được đầu tư, quan tâm đúng mức
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11Tiền thân là một công ty nhà nước được chuyển đổi thành Công ty cổ phần
QL&XD đường bộ 494, lĩnh vực hoạt động là xây dựng, phát triển hạ tầng đường
bộ trên địa bàn và các tỉnh lân cận Trong những năm gần đây, Công ty gặp nhiều
khó khăn trong cạnh tranh, kinh doanh chưa đạt hiệu quả như mong muốn Nguyênnhân cơ bản do sự quản lý còn mang tính bao cấp nhà nước, chưa thực sự năngđộng và quan tâm đến công cụ quản lý tài chính, trước tình hình đó Công ty cần phảiđổi mới, tái cấu trúc, khắc phục các yếu điểm của hoạt động quản lý tài chính theohướng thiết thực, tinh gọn, có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong tỉnh và
cả nước Nhận thấy hoạt động quản lý tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng đốivới hoạt động của Công ty vì vậy qua quá trình nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn
hoạt động, tác giả đã chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công
ty Cổ phần QL&XD đường bộ 494, tỉnh Quảng Bình” để phân tích, chỉ ra những tồn
tại và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty CP
Quản lý và xây dựng đường bộ 494, tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất các giải phápgóp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty
đoạn 2017-2019
- Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý tài chính tại Công ty đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý tài chính tại Công ty
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 123.2 Đối tượng điều tra
Toàn thể CBCNV, những đối tác và khách hàng của công ty (chú trọng độingũ cán bộ lãnh đạo Công ty và cán bộ, viên chức quản lý - hoạt động tài chính)
3.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung đánh giá các hoạt động tài chính,
công tác quản lý tài chính tại Công ty
- Phạm vi không gian: Tại Công ty CP Quản lý và xây dựng đường bộ 494
tỉnh Quảng Bình
- Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích thứ cấp thu thập giai đạn 2017 - 2019
(3 năm); số liệu điều tra sơ cấp vào cuối năm 2019
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp
* Số liệu, dữ liệu thứ cấp: Luận văn tiến hành thu thập số liệu, dữ liệu từ các
văn bản quy định về quản lý tài chính của Nhà nước và các Bộ, Ngành cũng như
của Tỉnh có liên quan, thu thập các dữ liệu tại các phòng ban chuyên môn của Công
ty cổ phần QL&XD đường bộ 494
- Nguồn thu thập chính: Số liệu tại Cục thuế, Báo cáo tài chính đơn vị, các
văn bản, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phầnhóa mà Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn cổ phần
- Nguồn tài liệu khác: Thu thập số liệu và các thông tin trên trang web củaCông ty và một số tư liệu báo cáo khác
* Nguồn điều tra sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp với đối tượng là tất cả
CBCNV, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo và bộ phận Tài chính - Kế toán của Công
ty, các Hạt, Đội trực thuộc mà đơn vị trực tiếp quản lý, thi công các công trình xây
dựng và các đối tượng có liên quan bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn Trong đó:
+ 92 đối tượng là CBCNV của Công ty, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp
và được hưởng lợi từ công tác quản lý tài chính của Công ty
+ 18 đối tượng ngoài có liên quan: (trong đó gồm 6 cán bộ phòng Tài chính
Doanh nghiệp thuộc Sở Tài chính và 12 cán bộ phòng Quản lý thu của Cục thuế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13tỉnh Quảng Bình): Đây là các đối tượng được giao quản lý và theo dõi các hoạt
động của Công ty, nắm bắt được hoạt động quản lý tài chính, công tác giám sát,đánh giá được hiệu quả hoạt động của Công ty
Tất cả các đối tượng khảo sát này đều có liên quan đến công tác quản lý tàichính tại Công ty, giúp cho nhà quản trị thu thập thêm các ý kiến nhằm hoàn thiệncông tác quản lý tài chính
Nội dung phân tích và phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp:
+ Nội dung thiết kế bảng hỏi là các câu hỏi có liên quan đến công tác quản lýtài chính từ khâu lập kế hoạch, thực hiện, quyết toán đến kiểm tra tài chính
+ Phương pháp xử lý dữ liệu: dùng phần mềm Excel
4.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp so sánh, thống kê,tổng hợp Từ các số liệu thực tế trên báo cáo tài chính, các văn bản đã ban hànhnhằm chỉ đạo công tác sản xuất kinh doanh các năm để đánh giá quy trình quản lýtài chính doanh nghiệp hiện hành như quy trình quản lý vốn tài sản, quy trình thanhtra, kiểm tra … đánh giá trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 (trong 3 năm)
để phân tích thực trạng và đưa ra các biện pháp khắc phục
Các số liệu dùng để đánh giá, so sánh và thông tin phiếu điều tra được thuthập xử lý bằng phần mềm Excel
Phương pháp tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để khái quát tình hình nghiên cứu và hìnhthành cơ sở lý luận cho đề tài Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, tổng hợp các
báo cáo, các tài liệu, dữ liệu thứ cấp (sách, báo, tạp chí, luận văn, chuyên đề, ) đểtổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý tài chính của các Công
ty có chung loại hình cổ phần hóa từ nhà nước
Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp này cần có sự thống nhất về không gian, nội dung, tính chất
Tùy theo mục đích ta có thể xác định gốc so sánh Gốc so sánh cụ thể là về thờigian, không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch Giá trị so
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14sánh là số tuyệt đối, số tương đối Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh cụthể thực hiện bằng 2 mô hình:
- So sánh theo chiều ngang: So sánh theo chiều ngang trên các báo cáo tàichính, chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số
tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính Thực chất của việc phân
tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báocáo tài chính của đơn vị từng thời gian qua đó xác định được mức biến động (tănghay giảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến các chỉ tiêu phân tích
- So sánh theo chiều dọc: So sánh dọc trên các báo cáo tài chính của Công ty
CP quản lý và xây dựng đường bộ 494 Thực chất của việc phân tích theo chiều dọctrên báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệgiữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị
Thông qua so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu trên BCTC nhằm để đánh giá về
mức độ hoàn thành kế hoạch, mức tăng hay giảm doanh thu, lợi nhuận…
5 Bố cục luận văn
Bao gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận Phần nội dung nghiêncứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tài chính và quản lý tài chính
trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty CP Quản lý và
xây dựng đường bộ 494 tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại
Công ty CP Quản lý và xây dựng đường bộ 494 tỉnh Quảng Bình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm, bản chất, vai trò về quản lý tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm về tài chính và quản lý tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp (TCDN) là một phạm trù kinh tế ra đời và gắn liềnvới hoạt động kinh tế tiền - hàng Trong quá trình vận đông và phát triển của thị
trường, các doanh nghiệp (DN) hoạt động phải cạnh tranh gay gắt trong môi trườngkinh doanh đa phương, đa chiều Hoạt động doanh nghiệp được xem như hoạt động
sử dụng và phân phối một lượng tiền tệ nhất định, đó là tiền đề cần thiết và quantrọng gắn liền với hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những mối quan hệ kinh tế diễn ra dướihình thức giá trị giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh dựa trên sự chiếmhữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động Các hoạt động này nhằmmục đích của các cá nhân hoặc tổ chức xã hội, các quan hệ kinh tế đó nảy sinhphạm trù tài chính Chính trong quá trình đó đã làm nảy sinh hàng loạt những quan
hệ kinh tế với các chủ thể khác thông qua sự vận động của vốn, tiền tệ và các quỹ
(Giáo trình Tài chính doanh nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Nhiều tác giả NXB Đại học Kinh tế Quốc dân - 2017, Hà Nội).
-Khái niệm tài chính, hiểu theo nghĩa thông thường thì đó là những hoạt động
huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn Các hoạt động này phát sinh từ hoạt động đầu
tư và kết quả tích lũy vốn, để tái hoạt động đầu tư, tức là khả năng tiền sinh tiền Từ
đó, doanh nghiệp đạt được mục đích lợi nhuận, tăng trưởng và mở rộng sản xuất
thông qua hoạt động kinh doanh Dưới góc độ quản lý tài chính là hoạt động huy
động, sử dụng các nguồn vốn, phân phối lại kết quả kinh doanh tạo nên mối quan hệ
giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16Có thể hiểu: “Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ liên quan tới việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ để hình thành, khai thác sử dụng nguồn vốn phục
vụ cho nhu cầu phát triển của tổ chức” (PGS.TS Lưu Thị Hương - Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007, tái bản 2016) hay “Tài chính nói chung
là hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ” ( Nguyễn Thị
Minh Kiều - Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê, 2009)
Như vậy: Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, sử dụng và phân phối
quỹ tiền tệ của doanh nghiệp gắn liền với mối quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và chủ thể trong nền kinh tế và các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp (Giáo trình Tài chính doanh nghiệp -
Đại học Kinh tế Quốc dân - Nhiều tác giả - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân - 2016,
Hà Nội)
1.1.1.2 Khái niệm về quản lý tài chính doanh nghiệp
Quản lý tài chính là một môn khoa học quản lý nghiên cứu các mối quan hệtài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của cácdoanh nghiệp, để từ đó đề ra các quyết định tài chính nhằm mục đích tối đa hóa lợinhuận là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của mộtdoanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinhdoanh Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và
ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty (Giáo trình Khoa học quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
2008, tái bản 2014).
Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnhhưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành
lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh
Quản lý tài chính là bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế - xã hội và làkhâu quản lý mang tính tổng hợp Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quảnếu nó tạo ra một cơ chế quản lý thích hợp, có tác dụng tác động tích cực đến cácquá trình hoạt động kinh tế - xã hội theo hướng đã hoạch định tại kế hoạch kinh tế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp do đó cần có sự giám sát chặt chẽ, kiểm tra củacác bộ phận có liên quan, các cấp quản lý khác nhau tại doanh nghiệp trong khaithác, sử dụng và nâng cao hiệu quả nguồn lực tài chính.
Quản lý tài chính đối với doanh nghiệp là việc sử dụng các thông tin thu thập
được để phân tích, đánh giá và xác định phương án sử dụng tài chính một cách tối
ưu để lập các kế hoạch kinh doanh dài hạn nhằm đạt được mục đích đã đề ra của
doanh nghiệp trong việc sử dụng tiền vốn, quỹ, tài sản có tại doanh nghiệp, đó làviệc tăng giá trị của doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnhtranh trên thị trường trước các đối thủ khác.Công tác quản lý tài chính tại doanhnghiệp bao gồm ba khâu: Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm tra, giám sátviệc thực hiện kế hoạch
Quản lý tài chính đòi hỏi các chủ thể quản lý phải lựa chọn, đưa ra quyết
định tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạtđộng quản lý tài chính Mục tiêu tài chính có thể thay đổi theo từng thời kỳ và chính
sách chiến lược của doanh nghiệp nhằm mục đích cụ thể theo kế hoạch đã lập trongquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.2 Bản chất và vai trò về quản lý tài chính
1.1.2.1 Bản chất của quản lý tài chính doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả mang lại những lợi ích nhất địnhluôn luôn phản ánh các quan hệ tài chính phát sinh đòi hỏi phải có các mối quan hệtrong kinh doanh và giải quyết tốt ba vấn đề cơ bản tại doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất: Trên cơ sở loại hình sản xuất kinh doanh, mục tiêu của doanh
nghiệp mà tiến hành lựa chọn việc đầu tư cho phù hợp và là cơ sở để dự đoán vốn
đầu tư
Thứ hai: Doanh nghiệp phải xác định kế hoạch từ mục tiêu để đạt được cần
phải căn cứ vào tình hình thực tiễn, nguồn vốn có hoặc có thể huy động được đểquyết định Đây chính là quyết định tài chính ngắn hạn và có mối quan hệ chặt chẽtới quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp
Thứ ba: Lựa chọn nguồn vốn đầu tư cụ thể, có thể khai thác được và dự báo
lượng vốn có thể khai thác trong từng giai đoạn nhất định.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18Trên đây là ba vấn đề quan trọng nhất và cốt lõi nhất trong tài chính doanh
nghiệp Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp thực chất là nghiên cứu cách thức giảiquyết ba vấn đề nêu trên
1.1.2.2 Vai trò của quản lý tài chính trong doanh nghiệp
Quản lý tài chính là một trong những hoạt động quản lý quan trọng ở bất kỳcác doanh nghiệp, tổ chức nào trong điều kiện kinh tế thị trường Tài chính biểuhiện tổng quan và bao quát các hoạt động tại DN Thông qua quản lý tài chính, chủthể quản lý không chỉ kiểm soát được toàn bộ chu trình hoạt động của doanh nghiệp
mà còn có thể đánh giá được chất lượng hoạt động của doanh nghiệp đó (Giáo trình Khoa học quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
2008, tái bản 2014).
Quản lý tài chính ở doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đến sự tồn tại hoặcphát triển của một doanh nghiệp Do lĩnh vực kinh doanh với sự phát triển cạnhtranh của thị trường khốc liệt, phức tạp trên nhiều lĩnh vực kinh tế Yêu cầu và chất
lượng dịch vụ, nhu cầu khách hàng đòi hỏi cao, đa dạng dưới mọi hình thái vật chất
và tâm lý Việc quản lý tài chính tốt sẽ góp phần làm giảm bớt chi phí, nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp
Trong hoạt động quản lý thì quản lý tài chính luôn giữ một vị trí quan trọngquyết định tính độc lập và sự thành công cụ thể của các doanh nghiệp trong quá trìnhkinh doanh Bản thân tài chính doanh nghiệp lại có thể tác động kìm hãm hoạt độnghoặc theo hướng thúc đẩy, phát triển Vì vậy hiệu quả của quản lý tài chính doanhnghiệp được xem là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong quản lý kinh
doanh Đặc biệt trong môi trường kinh doanh, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng
khốc liệt thì hoạt động quản lý tài chính ngày càng trở nên quan trọng hơn
Qua phân tích các chỉ tiêu các nhà quản lý có thể phát huy những ưu điểm,khắc phục những tồn tại hạn chế giúp hoạch định chiến lược tài chính ngắn và dàihạn dựa trên sự đánh giá tổng quan, chỉ ra những nhân tố có thể ảnh hưởng đến kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh như yếu tố lao động, tiền vốn, thị trường, nhucầu và cách thức xác định quản lý tài chính phù hợp cho từng yếu tố ảnh hưởng đó
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Nhu cầu quản lý tài chính luôn có những biến động tùy theo những chu kỳ sản xuất
kinh doanh theo sơ đồ hình parabol vì vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng
của tài chính là lựa chọn những phương án tối ưu nhất trong quản lý tài chính, tiềnvốn đạt mục đích hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất
1.1.3 Đối tượng của quản lý tài chính doanh nghiệp
1.1.3.1 Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền củatất cả các hao phí về mặt vật chất và về mặt lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra đểtiến hành sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định
Phân loại chi phí sản xuất dựa trên lĩnh vực và địa điểm sử dụng bao gồm:
- Chi phí nhân công trực tiếp đó là: Chi phí tiền lương, tiền công, các khoảntính nộp như quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ
- Chi phí sản xuất chung là chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản xuất vàkinh doanh, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quátrình hoạt động
- Chi phí bán hàng là những chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hóa
- Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí cho bộ máy quản lý và
điều hành doanh nghiệp như: Tiền lương và các khoản trích nộp của bộ máy quản lý
và điều hành, chi phí về công cụ và dụng cụ, khấu hao TSCĐ phục vụ cho bộ máy
quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.Phân loại chi phí sản xuất dựa trên mối quan hệ tỷ lệ với khối lượng hàng hóa tiêuthụ Bao gồm: Chi phí cố định; chi phí biến đổi
Để quản lý tốt chi phí của doanh nghiệp cần phải xem xét cơ cấu chi phí
và xu hướng thay đổi kết cấu chi phí Những nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu chiphí là đặc điểm sản xuất chung của từng loại doanh nghiệp, của từng ngành kinh
tế, loại hình có quy mô sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, công tác quản lý
và tiêu thụ sản phẩm
1.1.3.2 Thu thập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản quy ra tiền mà doanh
nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình (TS Nguyễn Thị Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội) Bao gồm:Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20- Thu nhập bán hàng là toàn bộ các khoản tiền thu nhập về tiêu thụ sản phẩm
và dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thu nhập từ các hoạt động tài chính bao gồm các khoản thu do hoạt động
đầu tư tài chính, kinh doanh về vốn mang lại như các hoạt động mua bán cổ phiếu,
trái phiếu, cho vay vốn
- Thu nhập khác (còn gọi là thu nhập bất thường, thu nhập đặc biệt), ví dụ: thunhập từ việc thanh lý TSCĐ, các khoản nợ không có người đòi nợ…
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ: Là tiền bán sản phẩm, hànghóa dịch vụ sau khi đã trừ các khoản tiền chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại, thu từ phần trợ giá của Nhà nước nếu doanh nghiệp có cung cấphàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước
Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ khác: Là hoạt động mua bán trái phiếu, tínphiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, liên doanh, liên kết, thu lãi tiền gửi, lãi từ tiền đãcho vay các khoản thu từ lãi…
Doanh nghiệp được hưởng sự trợ giá, trợ cấp của Nhà nước nếu thực hiện cácnhiệm vụ của Nhà nước giao về sản xuất hay cung ứng các dịch vụ về quốc phòng,
an ninh, cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo giá cả của nhà nước mà thu nhập
không đủ bù đắp chi phí thì được hưởng sự trợ cấp, trợ giá của nhà nước
1.1.3.3 Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí
mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được số thu nhập đó từ các hoạt động của doanhnghiệp mang lại Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là khoản tiền chênh lệch giữa thunhập của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh
Trong quá trình kinh doanh, việc xác định lợi nhuận rất quan trọng đến hoạt
động của doanh nghiệp, việc quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp phát
triển và Nếu các hệ số này thấp hơn hệ số chung của toàn ngành, chứng tỏ doanh
thu không đảm bảo, bán hàng với giá thấp hoặc giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp cao hơn các ngành khác
Những phương hướng cơ bản để tăng lợi nhuận và nâng cao tỷ suất lợi nhuận
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21của doanh nghiệp là:
- Phấn đấu giảm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm
- Doanh nghiệp phải tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ không ngừng nângcao chất lượng sản phẩm, giữ uy tín với khách hàng
- Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
Yêu cầu cần phân phối lợi nhuận doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải giải quyếtmối quan hệ hài hòa giữa nhà nước, doanh nghiệp và công nhân viên về mặt lợi ích,làm các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với nhà nước theo pháp luật quy định như nộpthuế thu nhập, các khoản lệ phí…Doanh nghiệp phải dành phần lợi nhuận để lại
thích đáng để giải quyết các nhu cầu kinh doanh của mình chú trọng đảm bảo lợi ích
của các thành viên trong đơn vị mình
1.1.4 Đặc điểm của quản lý tài chính
Tác động của quản lý tài chính phải thông qua các công cụ, biện pháp phối
hợp phù hợp với quy luật vận động của đối tượng quản lý Trong doanh nghiệpquản lý tài chính có các đặc điểm sau:
1.1.4.1 Đặc điểm về mục tiêu quản lý
Mục tiêu của quản lý tài chính đều nhằm thu được lợi ích cao nhất nhưng vớichi phí thấp nhất đồng thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đáp ứng sự kỳ vọng của
đối tượng trong lĩnh vực kinh tế doanh nghiệp tham gia
Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu quản lý được xây dựng tại kế hoạch sản
xuất kinh doanh và tiêu chí chung trong quá trình hoạt động với mục đích bảo toàn
và phát triển Tóm lại lợi ích của quản lý tài chính doanh nghiệp là lợi ích kinh tếcủa doanh nghiệp hay nói cách khác là đạt được lợi nhuận cao nhất đồng thời mởrộng và phát triển doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh
1.1.4.2 Đặc điểm về công cụ quản lý
Quản lý tài chính đều dựa vào pháp luật, kế hoạch, hoạch toán… Mọi hoạt
động của doanh nghiệp đều dựa vào pháp luật dưới góc độ quản lý, nghiệp vụ cụ thểđều dựa vào tình hình đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp và chủ thể quản lý để
hoạt động Muốn đạt được mục tiêu các doanh nghiệp đều sử dụng công cụ kếhoạch, thể hiện rõ ở việc xây dựng và thực hiện, giám sát việc thực hiện kế hoạchTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22bằng các công cụ quản lý kế toán - tài chính sẵn có Công cụ kế toán được sử dụngnhiều nhất trong quản lý tài chính nhằm giúp sử dụng mọi nguồn tài nguyên sẵn cómột cách hiệu quả nhất, chi phí thấp nhất trong cạnh tranh và thu được lợi nhuậncao nhất…
1.1.4.3 Đặc điểm về nội dung quản lý
Nội dung quản lý là toàn bộ các nguồn lực hiện có tại doanh nghiệp có thểtồn tại dưới dạng tiền tệ hoặc tài sản, vốn… nhưng đều biều hiện về mặt giá trị cótại doanh nghiệp Vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp trên cơ sở đảmbảo tính cân đối với sự vận động của các luồng của cải vật chất và lao động, sự vận
động về mặt giá trị sử dụng và phù hợp với quy luật vận hành của thị trường
1.1.5 Mục tiêu, nguyên tắc quản lý tài chính trong doanh nghiệp
1.1.5.1 Mục tiêu quản lý
Việc quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhằm các mục tiêu:
- Làm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đạt được mục tiêu đặt ra và
đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường
- Tạo động lực khuyến khích doanh nghiệp tích cực nâng cao năng suất lao
động, chủ động sắp xếp bộ máy tổ chức, tổ chức sản xuất nhằm tăng năng suất, tiết
kiệm chi phí, đạt được mục tiêu lợi nhuận và phục vụ nhu cầu khách hàng
- Tối đa hóa chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá việc Công ty kinh doanh có lãi hay không, việc tối đa giá trị doanh nghiệp
chịu ảnh hưởng lớn từ chỉ tiêu này Tuy nhiên, nếu chỉ có mục tiêu tối đa hóa lợinhuận chưa hẳn đánh giá được giá trị của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệpmục tiêu phục vụ khách hàng tạo sự hài lòng sẽ giúp cho giá trị doanh nghiệp đượcnâng cao
1.1.5.2 Các nguyên tắc về quản lý
Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng
tài chính để phân tích điểm mạnh, yếu của một doanh nghiệp và lập các kế hoạch
kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công
trong tương lai nhằm mở rộng kinh doanh, tăng lãi cổ tức của cổ đông
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23Quản lý tài chính phải đảm bảo theo các nguyên tắc sau:
Đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: Dựa trên quan hệ rủi ro và lợi nhuận, nhà
quản lý phải thực hiện phân tích nhằm đánh giá kế hoạch có những rủi ro gì để đánh
đổi, tùy thuộc vào mức độ rủi ro có thể chấp nhận và kỳ vọng về tỷ suất lợi nhuậnđem lại để quyết định đầu tư vốn, tài chính nhắm đạt lại lợi ích cao
Giá trị thời gian của đồng tiền: Để đo lường giá trị doanh nghiệp cần
tính giá trị thời gian của đồng tiền, tức là lợi ích và chi phí phải đưa về cùng một
điểm xuất phát, thời điểm hiện tại hoặc quá khứ để đánh giá phương án Nếu lợi ích
lớn hơn chi phí thì cơ hội để đầu tư của vốn có khả năng đạt tỷ lệ lợi ích cao
Nguyên tắc chi trả và sinh lợi:
Đối với việc chi trả doanh nghiệp luôn phải đảm bảo một dòng tiền nhất định
để đảm bảo hoạt động kinh doanh Dòng tiền vào và ra phản ánh việc đầu tư và táiđầu tư cũng như phản ánh doanh thu, lợi nhuận và chi phí Các dòng tiền có thể đểtăng vốn chủ sở hữu, chia cổ tức cho cổ đông góp vốn vì vậy việc chi trả đảm bảo sẽ
giúp hoạt động của doanh nghiệp được trôi chảy, thông suốt Đối với các nhà quản
lý ngoài nguyên tắc dòng tiền chi trả còn gắn với khả năng sinh lợi Việc đảm bảo
có lợi nhuận gắn liền với các dự án sinh lợi, trong môi trường cạnh tranh khốc liệthiện nay để đảm bảo nguyên tắc sinh lợi, nhà quản lý phải đảm bảo chi phí doanhnghiệp thấp hơn chi phí cạnh tranh
Nguyên tắc thị trường có hiệu quả: Việc hiểu rõ thị trường tại bất kỳ một
thời điểm nào sẽ giúp doanh nghiệp phản ánh một cách chính xác, đầy đủ các thông
tin Đầu tư vào một thị trường có hiệu quả sẽ đảm bảo giá trị và mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận của doanh nghiệp
Tác động của việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: Khi đưa ra một
phương án kinh doanh, cần phải tính đến tác động của thuế sẽ ảnh hưởng như thếnào đến doanh nghiệp Thuế suất càng cao thì lợi ích của doanh nghiệp sau thuế
càng thấp vì vậy cần phân tích kỹ lưỡng trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, bởi lẽkhoản nợ này có tác động nhất định đến cơ cấu vốn, số nợ phải thanh toán và khả
năng sinh lời của doanh nghiệp
Thuế được hiểu là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, thông qua thuế sẽ tác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24động thúc đẩy hoặc hạn chế các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, đầu tư nhấtđịnh Vì vậy cần ước đoán việc thay đổi chính sách về thuế khi xây dựng phương án
sử dụng tài chính để điều chỉnh các quyết định tài chính cho phù hợp, đảm bảo hàihòa các lợi ích trong các quan hệ kinh tế
Bộ máy quản lý tài chính: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay
không phụ thuộc rất nhiều bộ máy tài chính Bộ máy tài chính có thể bao gồm lãnh
đạo các cấp quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh
đó các phòng chức năng như tài chính - kế toán, kế hoạch sẽ cung cấp thông tin,tham mưu, định hướng cho lãnh đạo các cấp quyết định chính xác và kịp thời các
quyết định tài chính giúp điều hành hoạt động chung của tài chính doanh nghiệp
1.2 NỘI DUNG, QUY TRÌNH VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1 Nội dung công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp
Quản lý tài chính trong doanh nghiệp thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
1.2.1.1 Lập kế hoạch tài chính
Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn vàdài hạn, đồng thời quản lý có chất lượng, hiệu quả vốn hoạt động của Công ty Đây
là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến
phương thức và cách thức thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công
việc kinh doanh Lập kế hoạch tài chính sẽ cho phép quyết định sản phẩm hoặc dịch
vụ, hình thức kinh doanh phù hợp với khả năng Công ty Khi có kế hoạch tài chính,cũng có thể xác được nguồn nhân lực doanh nghiệp cần phục vụ cho kế hoạch đó.Các kế hoạch tài chính là bản tổng hợp nhu cầu cho mọi hoạt động, hệ thống kếhoạch tài chính đóng vai trò then chốt, quan trọng đối với hoạt động kinh doanh.Việc lập kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu:
- Dự toán chi tiết và cần bao nhiêu nguồn vốn, các quỹ để sử dụng đạt mụctiêu kế hoạch đề ra
- Thiết lập mục tiêu về chi phí, doanh thu cụ thể, lợi nhuận có thể đạt được
- Thiết lập mục tiêu hiệu quả tài sản, nguồn vốn, dự báo kết quả kinh doanh,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25- Dự kiến nhu cầu tài chính thông qua bảng lưu chuyển tiền tệ, cân đối kếtoán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lựa chọn biện pháp tổ chức, đảm bảo vốn, nguồn nhân lực, thời gian đểthực hiện
Lập kế hoạch tài chính gồm lập kế hoạch trong ngắn hạn và lập kế hoạch trongdài hạn Kế hoạch tài chính ngắn hạn là việc lập kế hoạch về lợi nhuận và ngân quỹcông ty trong khi kế hoạch dài hạn thường mang tính chiến lược và liên quan đến việclập các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng từ 3 đến 5 năm
Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng
tài chính để phân tích điểm mạnh, yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế
hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lainhằm tăng lãi cổ tức của cổ đông
“Việc quản lý tài chính không có hiệu quả là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các công ty, không kể công ty vừa và nhỏ hay các tập đoàn công ty lớn”
1.2.1.2 Thực hiện kế hoạch tài chính
Căn cứ vào kế hoạch, quá trình thực hiện lấy kế hoạch làm cơ sở để đánh giá,
so sánh kết quả đạt được, tiến độ thực hiện so với thực tế
Trong quá trình theo dõi thực hiện kế hoạch cần chú ý đảm bảo tài chính,thời gian, nhân lực cần thiết để hoàn thành kế hoạch bằng cách đưa ra những đánhgiá, dự báo trên cơ sở lợi nhuận, doanh thu, chi phí trong khoảng thời gian dự kiến
Luôn theo dõi trên báo cáo tài chính để so sánh với kế hoạch, với các doanhnghiệp trong cùng ngành, lĩnh vực Chỉ ra những yếu kém để khắc phục đảm bảo sựthành công của kế hoạch
1.2.1.3 Quyết toán tài chính
Có thể hiểu Quyết toán là việc kiểm tra, thống kê, tập hợp lại tất cả những dữliệu về khối lượng, giá trị, tính đúng đắn, hợp lệ của toàn bộ công việc đã làm củamột đơn vị cơ quan đối với một đơn vị, cá nhân nào khác Còn trong lĩnh vực Kếtoán, thì Quyết toán mang ý nghĩa là kiểm kê số liệu tài chính, số liệu kế toán của
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26một đơn vị kinh doanh, công ty hay doanh nghiệp nào đó trong 1 thời kỳ hoặc 1 giaiđoạn nào đó.
Các báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập phù hợp với chuẩn
mực kế toán, chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý hiện hành, phải
được công bố, niêm yết công khai tài chính theo biểu mẫu và số liệu theo quy định
Nhà nước (Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả, công khai tài chính đối với DN do nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước; Thông tư số 171/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn công khai tài chính theo quy định tại Nghị định số 61/2013/ND-CP).
Hình thức công khai: tuân theo Thông tư 171/2013/TT-BTC
Nội dung công khai gồm: Tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng và bảo toànvốn nhà nước tại doanh nghiệp; Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp; Việc trích, lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp; Các khoản
đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp; Các khoản thu nhập và thu
nhập bình quân của người lao động; Tình hình quản trị Công ty; Tình hình tiền
lương, thù lao, tiền thưởng và thu nhập bình quân hàng tháng của doanh nghiệp
1.2.1.4 Kiểm tra, giám sát quản lý tài chính
Đây là hoạt động kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện kế hoạch, gồm
bốn khâu cơ bản (theo Thông tư 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013)
- Xây dựng hoặc xác định các tiêu chuẩn để kiểm tra, giám đốc trong chutrình quản lý tài chính như: giá thành, lợi nhuận, vốn, chi phí, doanh thu…
- Thực hiện giám sát tài chính đánh giá những tác động làm việc thực hiện xarời tiêu chuẩn kiểm tra, giám đốc hoặc kế hoạch ban đầu
- Phân tích nguyên nhân, đưa ra những biện pháp khắc phục đảm bảo thựchiện theo đúng kế hoạch đã xây dựng
- Tiến hành khắc phục những sai lệch so với tiêu chuẩn để đảm bảo thực hiện
đúng mục tiêu kế hoạch đề ra
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27Đặc điểm của kiểm tra tài chính: Kiểm tra bằng đồng tiền trong lĩnh vực
phân phối các nguồn tài chính và sử dụng các quỹ tiền tệ thông qua các chỉ tiêu tàichính (chỉ tiêu giá trị); phạm vi bao trùm lên các hoạt động kinh tế, tài chính và cáclĩnh vực quản lý, lĩnh vực sản xuất trong đời sống kinh tế - xã hội
Nguyên tắc kiểm tra tài chính: Nguyên tắc tuân thủ theo pháp luật; Nguyên
tắc hiệu lực và hiệu quả trong tổ chức kiểm tra tài chính; Nguyên tắc chính xác,
khách quan, công khai, thường xuyên
Nội dung và phương pháp kiểm tra tài chính: Kiểm tra trước khi thực hiện kế
hoạch tài chính; Kiểm tra trong quá trình thực hiện; Kiểm tra sau khi thực hiện kếhoạch tài chính
Phương pháp kiểm tra: Toàn diện, tổng hợp, trọng điểm và kiểm tra qua sổ
kế toán, hệ thống các chứng từ, số liệu
1.2.2 Quy trình quản lý tài chính
1.2.2.1 Xây dựng và lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh
Việc xây dựng và lựa chọn các dự án đầu tư do nhiều bộ phận trong doanhnghiệp cùng hợp tác thực hiện Trên góc độ tài chính cần phải xem xét hiệu quả sửdụng tài chính tức là xem xét, cân nhắc giữa chi phí bỏ ra, những rủi ro có thể gặpphải, khả năng thực hiện dự án và khả năng có thể thu lợi nhuận Trong việc phântích lựa chọn, đánh giá các dự án có mức sinh lời cao, dự án tối ưu Đối với quản lýtài chính cần xem xét việc sử dụng vốn đầu tư như thế nào khi xem xét việc bỏ vốnthực hiện dự án đầu tư; trên cơ sở tham gia đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư, cần tìm
ra định hướng phát triển doanh nghiệp, cần chú ý khả năng cạnh tranh hoặc những
hạn chế của doanh nghiệp khác trong cùng ngành, lĩnh vực để đảm bảo đạt đượchiệu quả kinh tế trước mắt cũng như lâu dài
1.2.2.2 Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn Bước vào hoạt độngkinh doanh, nhà quản lý cần phải xác định các nhu cầu vốn cấp thiết cho các hoạt
động của doanh nghiệp ở trong kỳ và điều quan trọng là phải tổ chức huy động
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28nguồn vốn đảm bảo đầy đủ cho các nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp Hiệu quảhoạt động của một doanh nghiệp phụ thuộc vào việc tổ chức huy động các nguồnvốn Để đi đến việc quyết định lựa chọn phương pháp và hình thức huy động phùhợp doanh nghiệp cần xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt như: kết cấu chi phí, vốn,những điểm lợi và bất lợi của các hình thức huy động vốn.
Tổ chức sử dụng tốt các số vốn hiện có, đảm bảo khả năng thanh toán, quản
lý chặt chẽ các khoản thu, chi, của doanh nghiệp
Quản lý tài chính doanh nghiệp phải tìm ra các biện pháp góp phần huy động tối đacác số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, giải phóng các nguồn vốn bị ứ đọng.Theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc quản lý chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp, công nợ phải thu và các khoản thu khác Tìm các biện pháp đảm bảotính cân bằng thu - chi bằng tiền để đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năngthanh toán Mặt khác, cũng cần xác định rõ các khoản chi phí trong kinh doanh củadoanh nghiệp, quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp, xác định các khoản chi phí nào là chi phí cho hoạt động
kinh doanh và những chi phí thuộc về các hoạt động khác, các khoản thuế mà doanhnghiệp phải nộp
1.2.2.3 Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp
Thực hiện việc phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sửdụng tốt các quỹ sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp và cảithiện đời sống của công nhân viên chức người lao động Lợi nhuận là một chỉ tiêucủa hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm vì nó liên quan
đến sự tồn tại, phát triển mở rộng của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có phương pháp
tối ưu trong việc phân chia lợi tức doanh nghiệp và xác định tỷ lệ và hình thức các quỹcủa doanh nghiệp như: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ khen
thưởng, phúc lợi Không thể nói doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt hiệu quả cao
trong khi lợi nhuận hoạt động lại giảm hoặc kinh doanh không có lợi nhuận
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 291.2.2.4 Đảm bảo thực hiện tốt việc phân tích tài chính và kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉtiêu tài chính cho phép thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động củadoanh nghiệp Mặt khác, định kỳ cần phải tiến hành phân tích tình hình tài chínhdoanh nghiệp, qua đó có thể giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc đánh giátổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, những mặt mạnh và những điểmcòn hạn chế trong hoạt động kinh doanh từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng
đắn về kinh doanh và tài chính, xây dựng được một kế hoạch tài chính khoa học,đảm bảo nguồn tài chính của DN được sử dụng một cách có hiệu quả nhất
1.2.2.5 Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá tài chính
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông quaviệc lập kế hoạch tài chính Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình
ra quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp Thựchiện tốt việc lập và thực hiện kế hoạch là công cụ cần thiết giúp cho doanh nghiệp
có thể chủ động đưa ra các giải pháp kịp thời khi có sự biến động của thị trường
1.2.3 Công cụ quản lý tài chính doanh nghiệp
Công tác quản lý tài chính là một công cụ quản lý khoa học mà đối tượngcủa nó là các phạm trù của tài chính doanh nghiệp: Là báo cáo tài chính định kỳ, các
sổ kế toán, chứng từ phản ánh chính sách áp dụng một số kỹ thuật phân tích báocáo Những công cụ này sẽ không cho các câu trả lời sẵn đối với các vấn đề tài
chính nhưng chúng sẽ giúp đề ra những quyết định đúng dựa trên các dữ liệu và
nguyên tắc quản lý kinh doanh đã được kiểm nghiệm
1.2.3.1 Quản lý bằng luật pháp trong Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp đều được quản lý bằng pháp luật, quy chế, nội quy kể cả bêntrong và bên ngoài doanh nghiệp Nhà quản lý phải giải quyết các vấn đề phát sinhtrong doanh nghiệp dựa vào luật Nếu giải quyết không đúng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộhoạt động của doanh nghiệp Vì vậy quản lý bằng luật pháp phải hợp lý và hợp tình,hay nói cách khác quản lý bằng pháp luật có nghĩa là “quản” cho có “lý”
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 301.2.3.2 Quản lý bằng quy trình công việc
Việc xây dựng các quy trình sẽ đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra suôn sẻ,chính vì thế cần phải đưa ra các quy trình công việc thực hiện để tạo ra giá trị chodoanh nghiệp Quy trình quy định rõ: Việc gì ai làm, cần phải làm, như thế nào, ở
đâu và những kết quả nào phải đạt được Thực hiện công việc theo quy trình bảo đảmnăng suất, chất lượng, tiến độ, phòng ngừa các rủi ro và là cơ sở cho việc cải tiến quy
trình liên tục nhằm rút ngắn thời gian, năng suất làm việc và hiệu quả công việc
1.2.3.3 Quản lý thông qua cơ chế giám sát
Phải có cơ chế quản lý cho doanh nghiệp, tránh thất thoát tiền vốn, tài sản,vật chất và nguồn nhân lực của doanh nghiệp, đồng thời qua đó đẩy mạnh hiệu quảkinh doanh Quản lý thông qua các nghiệp vụ như: Báo cáo tài chính, sổ cái, sổ kếtoán là những công cụ cơ bản trong quản lý tài chính Sổ sách kế toán có thể đơngiản hoặc phức tạp tùy theo mức độ, tính chất của nghề kinh doanh nhưng luôn cầnsắp xếp một cách có tổ chức và nhất quán Việc áp dụng phần mềm kế toán là mộtcách tiết kiệm có hiệu quả công tác kế toán
Tuy nhiên cần đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực Đây chính là tiền
đề, là nền móng vững chắc cho việc cải tiến công tác quản lý tài chính
1.2.3.4 Quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp có tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh do
trong một doanh nghiệp có những con người khác nhau về trình độ chuyên môn,
văn hóa, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa, quan hệ xã hội, mức độ nhận thức…
tạo nên sự đa dạng và phức tạp khác nhau của môi trường làm việc Bên cạnh đó sựcạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường nhất là trong giai đoạn từ năm 2018các loại phí, lệ phí từng bước chuyển sang Luật Giá buộc các doanh nghiệp phảiliên tục tìm tòi, sáng tạo những cái mới và thay đổi cho phù hợp với thực tế
Để phát huy được góp phần vào sự phát triển bền vững, doanh nghiệp phảiphát huy được mọi nguồn lực thì phải xây dựng văn hóa để thúc đẩy sự đóng góp,phát huy được năng lực của tất cả cán bộ nhân viên người lao động trong doanh
nghiệp để đạt mục tiêu chung của tổ chức - đó là Văn hóa Doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 311.2.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp được đo lường thôngqua các chỉ tiêu về hiệu quả, lợi nhuận hoạt động, khả năng thanh toán, mức lương,
thưởng, vốn đầu tư chủ sở hữu…
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động của doanh nghiệp bị chi phối bởi nhiều yếu
tố Tùy theo loại hình doanh nghiệp, phương hướng hoạt động, mục đích đề ra để
đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính trong doanh nghiệp
Việc nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp phải xem xét trên tất cả các mặt quản
lý tài chính bắt đầu tư việc huy động, phân phối các nguồn lực và tạo lập, sử dụng
các phương án kinh doanh, sử dụng nguồn vốn, tài sản có hiệu quả, cụ thể:
- Tổ chức huy động, sử dụng, phân phối các nguồn lực tài chính có hiệu quả:
Đối với một doanh nghiệp, tiền vốn, quỹ là yếu tố quyết định mọi hoạt động
kinh doanh và giá trị doanh nghiệp Do vậy, quản lý tài chính trong doanh nghiệpphải tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn để tổ chức huy động và phân phối sử dụngsao cho có hiệu quả Trong nền kinh tế thị trường, vốn cũng là một loại hàng hóa, chonên việc sử dụng vốn của doanh nghiệp đều phải trả giá một khoản chi phí nhất định
Vì thế, doanh nghiệp cần phải chủ động xác định nhu cầu vốn cần huy động,
từ đó có kế hoạch hình thành cơ cấu nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanhmột cách hiệu quả Trong giai đoạn hiện nay, việc phân phối, tổ chức để đạt mụctiêu và hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề có tính quyết định sự thành công và giátrị của doanh nghiệp, tính hiệu quả của việc sử dụng vốn được biểu hiện ra là:
Về mặt kinh tế: Quỹ tiền và vốn của doanh nghiệp được bảo toàn, phát triển.Lợi nhuận đạt tối ưu theo mục tiêu đã đề ra
Về mặt xã hội: Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước trong quá trình phân phối lạisản phẩm, nâng cao mức thu nhập thông qua tiền lương, thưởng của người lao động
Vì vậy các doanh nghiệp phải xây dựng, lựa chọn phương án kinh doanh tối
ưu trên cơ sở nắm bắt thông tin kịp thời, chủ động tiền vốn, tài sản, nâng cao quay
vòng và khả năng sinh lời của quỹ tiền, vốn để bố trí sử dụng hiệu quả nhất
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32- Tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích hoạt động kinh tế:
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần sự phối kết hợp các mối quan
hệ phân phối trong và ngoài của chủ thể quản lý, các chính sách của doanh nghiệp
sẽ kích thích, thúc đẩy tích cực đến hoạt động tài chính, khả năng quay vòng vốn,
năng suất lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp Ngược lại, nếu sử dụng các đòn
bẩy tài chính không hiệu quả sẽ có tác dụng kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Trong sử dụng các đòn bẩy, các nhà quản lý tài chính cần lưu ý
đến điều kiện thời gian, hoàn cảnh, khả năng tài chính của doanh nghiệp để sử dụng
phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả cao
- Kiểm tra đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Để đánh giá hiệu quả, vai trò kiểm tra, giám sát các hoạt động đầu tư vốn,
quỹ và hoạt động sản xuất kinh doanh phải được các nhà doanh nghiệp quan tâm đểnâng cao hiệu quả sử dụng của đồng vốn
Việc kiểm tra phải tiến hành thường xuyên liên tục thông qua phân tích cácchỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu hoạt động, hiệu quả sử dụng đồng vốn, các quỹ, khả
năng thanh toán, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá, đưa ra kịp thời các biện phápnâng cao hoạt động tài chính của doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, giảm chiphí, nâng cao hiệu quả
Tóm lại: Hiệu quả hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong quá
trình từ khi hình thành, hoạt động, tăng trưởng đến kết thúc chu kỳ kinh doanh củamỗi doanh nghiệp Là công cụ quản lý hiệu quả giúp doanh nghiệp xem xét tự đánhgiá nội lực bản thân, khả năng cạnh tranh, kinh doanh từ đó tận đưa ra những giảipháp tối ưu tận dụng thế mạnh sẵn có, khắc phục tồn tại nâng cao giá trị DN
Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động gắn với phân tích các yếu tố, hoạch định
phương án hạn chế rủi ro Đồng thời giúp doanh nghiệp xác định chính sách, nâng
cao trình độ quản lý tài chính, quản lý doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự đạt đượcmục tiêu doanh nghiệp và nâng cao giá trị doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh
trong nước và quốc tế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 331.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp 1.3.1.1 Nhân tố khách quan
Yếu tố kinh tế
Môi trường cạnh tranh và sự bất ổn của môi trường với những biến động
khôn lường ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, chi phí và hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Nền kinh tế biến động lên xuống có tác động gây nên nhữngrủi ro trong kinh doanh nhất là ảnh hưởng đến các khoản chi phí của doanhnghiệp như chi phí nguyên vật liệu, nhân công, đào tạo, vốn, nhà xưởng máymóc Bên cạnh đó môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện, cơ hội chodoanh nghiệp mở rộng thị trường như sức mua, nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu sảnphẩm nâng cao giá trị doanh nghiệp
Các yếu tố kinh tế bao gồm:
- Hoạt động ngoại thương: Sự giao thương với nền kinh tế nước ngoài hoặc
có yếu tố nước ngoài như nhập khẩu các sản phẩm, phương tiện, máy móc sẽ ảnh
hưởng đến cơ hội phát triển của doanh nghiệp, điều kiện cạnh tranh, vốn của các
doanh nghiệp nước ngoài ảnh hưởng đến quy mô doanh nghiệp Sự thâu tóm củadoanh nghiệp nước ngoài đã chứng minh sức cạnh tranh lớn mạnh trên thị trường
- Cơ cấu kinh tế thay đổi và lạm phát: cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tiêu
dùng, đầu tư và vị trí, vai trò ngành kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Liên quan đến việc thu hẹp hay mở rộng quy
mô sản xuất Tăng trưởng kinh tế cao kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy môsản xuất và ngược lại
- Giá cả thị trường, yếu tố lãi suất: Giá nguyên vật liệu đầu vào của doanh
nghiệp quyết định quy mô sản xuất và giá thành sản phẩm đầu ra dẫn đến ảnh
hưởng đến doanh thu và chi phí và hiệu quả kinh doanh Sự tăng giảm lãi suất cũngtác động không nhỏ đến nguồn vốn vay, quỹ tài chính và ảnh hưởng đến chi phí tài
chính, khả năng huy động vốn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34 Chính sách của Nhà nước
- Yếu tố chính trị và luật pháp: Trên tầm vĩ mô, các chính sách luật pháp và
môi trường chính trị tác động đến khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp
Ổn định môi trường chính trị đồng nghĩa ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là tiền
đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, lợi ích nhóm sẽ tác động đến các
doanh nghiệp này còn lại kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong cùngngành nghề
Dưới sự quản lý của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, đặc biệt chính
sách về thuế, đầu tư có tác dụng kích thích hoặc kiềm chế doanh nghiệp Đây là vấn
đề tác động lớn trong quá trình hình thành, hoạt động, phát triển của doanh nghiệp
- Văn hóa xã hội, truyền thống dân tộc: Là yếu tố hình thành tâm lý tiêu
dùng, thông qua đó các doanh nghiệp sẽ lựa chọn đối tượng tiêu dùng khác nhau để
lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp, yếu tố dân tộc, cách thức ứng xử văn hóa xãhội phản ánh quan điểm sử dụng và lựa chọn sản phẩm đặt ra cho doanh nghiệp cơhội đa dạng hóa hoặc đáp ứng yêu cầu riêng biệt, nhu cầu chung
- Khoa học, công nghệ: Sự thay đổi khoa học công nghệ dẫn đến các công
nghệ mới đầu tư có thể lạc hậu do các công nghệ mới ra đời thay thế Nhằm nângcao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới công nghệ, điềunày ảnh hưởng đến chi phí đầu tư vào máy móc, trang thiết bị Việc ứng dụng khoahọc công nghệ vào quản lý tài chính là nhu cầu cấp thiết trong môi trường kinhdoanh hiện đại ngày nay nhằm tăng hiệu quả quản lý tài chính tại doanh nghiệp
- Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Các yếu tố tự nhiên, bão lụt ảnh hưởng
đến chu kỳ sản xuất kinh doanh và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Đây là
nguyên nhân khách quan không thể lường trước ảnh hưởng đến hoạt động lưu trữ,bảo quản hàng hóa và sản xuất
Cơ sở hạ tầng một mặt tạo cơ hội cho doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất mặt
khác có thể gây hạn chế khả năng đầu tư với các doanh nghiệp kinh doanh thươngmại, vận chuyển
Yếu tố khách hàng, nhà cung ứng và đối thủ cạnh tranh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35thanh toán là nhân tố trung tâm quyết định sự thành, bại của doanh nghiệp Mỗikhách hàng là mỗi nhân tố tiêu dùng với sở thích và nhu cầu khác nhau, lứa tuổikhác nhau.
- Nhà cung ứng: Là các doanh nghiệp sản xuất, các sản phẩm cung ứng cho
các doanh nghiệp thương mại phụ thuộc vào quá trình sản xuất, chất lượng, giá cả
và thời gian cung cấp
- Đối thủ cạnh tranh: Gồm sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế, các đối
thủ cạnh tranh với các chính sách kinh doanh khác nhau có thể thu hút lượng kháchhàng truyền thống hoặc khách hàng tiềm năng của các DN cung ứng khác Việccạnh tranh với các DN này cần có một chính sách hợp lý, sản phẩm đa dạng, nângcao hiệu quả phục vụ, nâng cao tính chủ động sẽ giúp DN tồn tại và phát triển
1.3.1.2 Nhân tố chủ quan
Quá trình quản lý tài chính
Quy trình, quá trình quản lý tài chính tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến các quyết địnhtài chính của doanh nghiệp Dựa trên cơ sở quản lý tài chính doanh nghiệp quyết
định sử dụng vốn, đầu tư tối ưu Kiểm soát tốt quá trình quản lý tài chính sẽ tránh
tình trạng thất thoát vốn, quỹ, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật
Mỗi một ngành, lĩnh vực đều có đặc điểm kinh tế, kỹ thuật khác nhau, ảnh
hưởng này thể hiện trong cơ cấu của tính chất ngành cũng như quy mô vốn, chu kỳ
kinh doanh, tốc độ luân chuyển vốn và phương án đầu tư Đối với các sản phẩm cóchu kỳ sản xuất dài việc luân chuyển vốn gặp nhiều khó khăn và phải chi trả cáckhoản kinh phí lớn Do vậy, để đảm bảo hoạt động doanh nghiệp cần quản lý tài
chính đảm bảo cân bằng thu - chi và đảm bảo nguồn vốn cho mọi hoạt động
1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sảnxuất kinh doanh, do đó công tác quản lý tài chính là một khâu rất quan trọng trongcông tác quản lý Để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp có thể cónhiều phương pháp phân tích, nhưng được áp dụng phổ biến là phương pháp tỷ lệ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện ngày càng được bổ
sung hoàn thiện
Thứ nhất: Nguồn thông tin tài chính - kế toán được cung cấp đầy đủ, kịp thời hơn.
Đó là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ của
một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp
Thứ hai: Việc áp dụng công nghệ thông tin phổ biến cho phép tích lũy dữ liệu, thúc
đẩy nhanh quá trình tính toán các tỷ lệ
Thứ ba: Phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả số
liệu, phân tích theo từng giai đoạn hoặc chuỗi thời gian liên tục tùy thuộc vào nhucầu của doanh nghiệp
Các tỷ lệ chủ yếu được dùng trong phân tích tài chính:
Tỷ lệ về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh
giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Gồm các chỉ tiêu:
(1) Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (TSNH-HTK)/Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn cóthể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm TSNH trừ hàng tồn kho Chỉ tiêunày cho biết công ty có bao nhiêu vốn bằng tiền và tương đương tiền trừ hàng tồn
kho để thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn
(2) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = TSNH/Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạnvới nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù đắp bằng bao
nhiêu đồng tài sản ngắn hạn
Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
nhất của một doanh nghiệp
(1) Lợi nhuận gộp biên = (Doanh thu- GVHB)/Doanh thu x 100%
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, cho biết cứ 1
đồng doanh thu tạo ra thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận
(2) Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = LNST/Tổng TS bình quân x 100%
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37nghiệp, cho biết cứ 1 đồng tài sản đầu tư ban đầu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế.
(3) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = LNST/Vốn CSH x 100%
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu, chobiết cứ 1 đồng vốn CSH bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính là tiền đề của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất,kinh doanh vì mục tiêu giá trị doanh nghiệp và lợi nhuận tối đa Để phát triển doanhnghiệp cần phải đầu tư, quỹ, tái đầu tư vốn và nguồn lực cần thiết để hoạt động.Chính vì vậy đánh giá chính xác hiệu quả tài chính sẽ trả lời câu hỏi vốn vaybao nhiêu, vốn đầu tư chủ sở hữu bao nhiêu Do vậy việc quản lý tài chính đều dựa
trên hai phương diện quản lý tài sản - vốn qua các chỉ tiêu cụ thể
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền củatất cả các hao phí về mặt vật chất, phi vật chất và về mặt lao động, hao phí máymóc, nguyên vật liệu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanhtrong một thời kỳ nhất định
Để quản lý tốt chi phí của doanh nghiệp cần phải xem xét cơ cấu chi phí và xuhướng thay đổi kết cấu chi phí Tùy vào từng lĩnh vực hoạt động những nhân tố sẽảnh hưởng đến kết cấu chi phí, vì vậy cần hoạch định đúng chiến lược đảm bảo sử
dụng chi phí ít nhất và hiệu quả cao nhất
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản quy ra tiền mà doanhnghiệp thu được như các khoản bán hàng, hoạt động tài chính, thu nhập khác phátsinh trong quá trình kinh doanh
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ: Là tiền bán sản phẩm, hànghóa dịch vụ sau khi đã trừ các khoản tiền chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán,thu từ phần trợ giá của Nhà nước nếu doanh nghiệp có cung cấp hàng hóa và dịch
vụ theo yêu cầu của Nhà nước, hàng bán bị trả lại
Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ khác: Là hoạt động mua bán trái phiếu, tínphiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, liên doanh- liên kết, lãi tiền gửi, lãi từ tiền cho vay…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38 Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí màdoanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được số thu nhập đó từ các hoạt động của doanhnghiệp mang lại
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập củahoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh
Những phương hướng cơ bản để tăng lợi nhuận và nâng cao tỷ suất lợi nhuậncủa doanh nghiệp là: Phấn đấu giảm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm;Chất lượng sản phẩm, giữ uy tín với khách hàng; Phân phối lợi nhuận của doanhnghiệp Doanh nghiệp phải giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa nhà nước, doanhnghiệp và công nhân viên về mặt lợi ích, làm các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với nhà
nước theo pháp luật quy định như nộp thuế, các khoản phí, lệ phí…
1.4 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI MỘT
SỐ DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý tại một số Công ty hoạt động trong lĩnh vực Quản
lý và xây dựng đường bộ
Hiện nay trên cả nước có gần 90 công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý vàxây dựng đường bộ, trong đó bao gồm các Công ty TNHH MTV do nhà nước nắmgiữ 100% vốn chủ sở hữu và các công ty Cổ phần QL&XD đường bộ mà cổ phần
nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ Các công ty QL&XD đường bộ hoạt động
trong các lĩnh vực như xây dựng và sửa chữa đường bộ, đường sắt; xây dựng kỹthuật dân dụng công nghiệp và các hạng mục khác vì mục đích an sinh xã hội
Tính đến 31/12/2019, toàn quốc có 86 công ty hoạt động trong lĩnh vực quản
lý và xây dựng đường bộ với khoảng 9.000 cán bộ viên chức phục vụ cho 65 tỉnh,thành phố trong toàn quốc Để đánh giá tổng quan những thực trạng tại các công ty
cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Đề tài chọn 2 doanh nghiệp trong đó ở 1miền Trung và 1 ở miền Bắc, cụ thể:
1.4.1.1 Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ 470, Nghệ An
Được thành lập vào tháng 25/5/1998 theo Quyết định số 1937/QĐ-UBND ngày
02/05/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, trụ sở chính đặt tại số 38 Đường
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39đội quản lý đường bộ trực thuộc nằm tại các huyện trên địa bàn; gồm 04 phòng chứcnăng gồm: Phòng Tổ chức- Hành chính, phòng Kế hoạch-Tài chính, phòng Quản lý
giao thông và phòng Kế hoạch- Kỹ thuật
Bên cạnh quản lý và xây dựng, sửa chữa các công trình giao thông (đườngbộ; hầm cầu; xây dựng dân dụng; thủy lợi; thu phí đường bộ), công ty còn tổ chứckinh doanh các hoạt động dịch vụ gồm: Khảo sát, tư vấn, lập thiết kế trong lĩnh vực
giao thông ; tư vấn quản lý dự án; tư vấn giám sát; tư vấn khảo sát thiết kế; dịch vụ
quản lý công trình đường bộ; Thí nghiệm, kiểm tra chất lượng các công trình giaothông; Sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông nhựa, bê tông xi măng
- Kết quả kinh doanh 03 năm từ 2017 đến 2019 (số liệu tại website: http://rojoco470.com.vn)
Năm 2017: Tổng doanh thu: 85.163,412 triệu đồng; Tổng chi phí:
84.436,912 triệu đồng; lợi nhuận trước thuế: 726,50 triệu đồng; Tổng nguyên giá tàisản của Công ty: 42.135,740 triệu đồng; vốn chủ sở hữu: 36.708,492 triệu đồng; Sốthuế phải nộp: 885,69 triệu đồng
Năm 2018: Tổng doanh thu: 88.694,59 triệu đồng; Tổng chi phí: 87.734,89
triệu đồng; lợi nhuận trước thuế: 959,7 triệu đồng; Tổng nguyên giá tài sản củaCông ty: 45.785,96 triệu đồng; vốn chủ sở hữu: 39.918,15 triệu đồng; Công ty đãthực hiện nộp thuế: 893,7 triệu đồng
Năm 2019: Tổng doanh thu: 97.909, 51 triệu đồng; Tổng chi phí: 96.829,25đồng; lợi nhuận trước thuế: 1080,26 triệu đồng; Tổng nguyên giá tài sản của Công
ty: 44.579,96 triệu đồng; vốn chủ sở hữu: 40.785,24 triệu đồng; Công ty đã thựchiện nộp thuế: 967,68 triệu đồng
- Về kế hoạch kinh doanh thời gian tới: Công ty đang thực hiện tái cơ cấungành dịch vụ vận tải
Đầu tư dịch vụ về thuê máy móc phục vụ cho việc sửa chữa đường bộ, dân
dụng các loại đang hoạt động có hiệu quả góp phần tăng doanh thu cho Công ty
- Đánh giá quá trình kinh doanh tại Công ty: Qua thực tế, từ năm 2006 lúcbắt đầu thực hiện cổ phần hóa và kinh doanh Công ty đã mở rộng hoạt động kinhdoanh trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là dịch vụ quản lý công trình đường bộ; ThíTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40nghiệm, kiểm tra chất lượng các công trình giao thông; Sản xuất vật liệu xây dựng,
bê tông nhựa, bê tông xi măng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao tính
tự chủ, giảm bao cấp bằng cách đa dạng hóa hình thức kinh doanh
1.4.1.2 Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ
- Được thành lập vào tháng 01/7/2004 , trụ sở chính đặt tại Khu 12- xã Cổ Tiết,huyện Tam Nông, Phú Thọ Bao gồm có 6 hạt và đội quản lý đường bộ trực thuộc nằmtại các huyện trên địa bàn; gồm 04 phòng chức năng gồm: Phòng Tổ chức- Hành chính,phòng Kế hoạch-Tài chính, phòng Quản lý giao thông và phòng Kế hoạch- Kỹ thuật
Bên cạnh quản lý và xây dựng, sửa chữa các công trình giao thông (đường bộ;hầm cầu; xây dựng dân dụng, nhà cửa ), công ty còn tổ chức kinh doanh các hoạt
động dịch vụ gồm: Sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông nhựa, bê tông xi măng, giacông cơ khí, truyền tải và phân phối điện; thu gom và xử lý rác thải, tái chế phế liệu
- Kết quả kinh doanh 03 năm từ 2017 đến 2019 (số liệu tại website: http://phuthomarocojsc.com.vn)
Năm 2017: Tổng doanh thu: 65.160,412 triệu đồng; Tổng chi phí:
62.436,912 triệu đồng; lợi nhuận trước thuế: 2.723,5 triệu đồng; Tổng nguyên giátài sản của Công ty: 36.385,540 triệu đồng; vốn chủ sở hữu: 32.764,492 triệu đồng;
Số thuế phải nộp: 985,69 triệu đồng
Năm 2018: Tổng doanh thu: 68.684,97 triệu đồng; Tổng chi phí: 66.734,89
triệu đồng; lợi nhuận trước thuế: 1.950,08 triệu đồng; Tổng nguyên giá tài sản củaCông ty: 37.085,96 triệu đồng; vốn chủ sở hữu: 34.918,15 triệu đồng; Công ty đãthực hiện nộp thuế: 952,7 triệu đồng
Năm 2019: Tổng doanh thu: 71.420, 15 triệu đồng; Tổng chi phí: 69.828,25đồng; lợi nhuận trước thuế: 1.591,9 triệu đồng; Tổng nguyên giá tài sản của Công
ty: 37.979,83 triệu đồng; vốn chủ sở hữu: 34.689,26 triệu đồng; Công ty đã thựchiện nộp thuế: 967,68 triệu đồng
- Về kế hoạch kinh doanh thời gian tới: Công ty đang thực hiện tái cơ cấungành dịch vụ vận tải, xử lý rác thải
Đầu tư dịch vụ về thuê máy móc phục vụ cho việc sửa chữa đường bộ, dân
Trường Đại học Kinh tế Huế