vận dụng cơ sở của chủ nghĩa Mac-lenin về vấn đề dân tộc. Từ đó tìm ra những vấn đề cơ bản của dân tộc việt nam hiên nay
Trang 1Bài Thảo Luận Số 1
Bộ Môn Triết Học Mác-Lenin II
Nhóm 5
Chủ đề: vận dụng cơ sở của chủ nghĩa Mac-lenin về vấn đề dântộc Từ đó tìm ra những vấn đề cơ bản của dân tộc việt nam hiên
nay
Trang 2Lời Mởi Đầu
Dân tộc là một vấn đề rộng lớn Cùng với vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc luôn là nội dung quan trọng, có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa Giải quyết vấn đề dân tộc
là một trong những vấn đế quyết định đến sự ổn định, phát triển hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia, một dân tộc.Từ đó Mac-lenin đã đưa ra quan điểm của mình về vấn đề dân tộc, xemxét và giải quyết vấn đề dân tộc trên cơ sở và vì lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc
Dân tộc học là khoa học nghiên cứu về các cộng đồng tộcngười Nếu Dân tộc học Âu - Mỹ xưa kia chỉ nghiên cứu các dântộc lạc hậu (ở thuộc địa), thì Dân tộc học Mác - xít lại nghiêncứu tất cả các cộng đồng tộc người, không phân biệt dân tộc lạchậu hay đã phát triển, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là nghiên cứuvăn hóa các dân tộc Để thực hiện tốt nhiệm vụ và mục đíchnghiên cứu, trước tiên Dân tộc học phải giải quyết những vấn đề
về lý thuyết tộc người và bắt buộc phải phân loại được các tộcngười Khâu then chốt này vừa là mục tiêu, nhiệm vụ, lại vừa là
cơ sở, nền tảng quyết định đến sự thành bại của Dân tộc học.Vậy những vấn đề cơ bản về lý thuyết tộc người và phân loại tộcngười là gì Quan điểm của các nhà nghiên cứu thuộc các trườngphái khác nhau về những vấn đề này như thế nào Ở Việt Nam lý
Trang 3thuyết tộc người và phân loại tộc người đã và đang diễn ra nhưthế nào; thế nào là một dân tộc, thế nào là một tộc người; vănhóa tộc người là gì, văn hóa dân tộc là gì, Những vấn đề nêutrên đã tác động như thế nào đến thực tiễn công tác dân tộc, xácđịnh thành phần dân tộc và nghiên cứu văn hóa các dân tộc.
Chúng ta cùng tìm hiểu về chủ đề vận dụng cơ sở của chủ nghĩaMac-lenin về vấn đề dân tộc Từ đó tìm ra những vấn đề cơ bảncủa dân tộc việt nam hiên nay, những việc đã làm được vànhững việc chưa làm được và tìm cách khắc phục những khuyếtđiểm còn sót lại nhằm xác lập quan hệ công bằng, bình đẳnggiữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộctrên các lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội
Trang 4kế thừa và phát triển triển cao hơn những nhân tố tộc ngườiở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó.
là một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, sử dụng ngôn ngữ chung
và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.
Trang 5
Cương lĩnh dân tộc
các dân tộc hoàn
toàn bình đẳng
các dân tộc được quyền tự quyết.
liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Đây là quyền thiêng liêng
của mọi dân tộc
Quyền bình đẳng dân tộc
là bảo đảm cho mọi dân
tộc dù đông người hay ít
người, dù có trình độ phát
triển cao hay thấp đều có
nghĩa vụ và quyền lợi
ngang nhau, không một
dân tộc nào được giữ đặc
quyền, đặc lợi trong quan
hệ xã hội cũng như trong
quan hệ quốc tế.
Quyền tự quyết dân tộc là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình Quyền
tự quyết dân tộc bao gồm:
quyền tự do phân lập và quyền các dân tộc tự nguyện liên hiệp lại thành một liên bang các dân tộc trên cơ sở bình đẳng, giúp nhau cùng tiến bộ
Thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và phản ánh tinh thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp
Trang 6Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một bộ phận trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc của các Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Cương lĩnh dân tộc của Lenin đã trở thành cơ sở lý luậncho chủ trương, đường lối chính sách dân tộc của các ĐCS
và nhà nước XHCN
Phần 2: Những vấn đề cơ bản của dân tộc Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, tiêu chí xác định dân tộc bắt đầu được đề cập
từ 1960 Năm 1973 tại Hà Nội đã tiến hành hai cuộc Hội thảokhoa học (vào tháng 6 và tháng 11) Các hội thảo đã thống nhấtlấy dân tộc (tộc người) làm đơn vị cơ bản trong xác định thànhphần dân tộc ở Việt Nam Ba tiêu chí để xác định dân tộc/tộcngười, được thống nhất sử dụng:
Trang 7(1) Có chung tiếng nói (ngôn ngữ mẹ đẻ)
(2) Có chung những đặc điểm sinh hoạt văn hóa (đặc trưngvăn hóa)
(3) Có cùng ý thức tự giác, tự nhận cùng một dân tộc
Việt Nam là một quốc gia độc lập, một quốc gia đa sắc tộc,với 54 dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam
Đặc trưng cơ bản của các dân tộc ở Việt Nam:
- Các dân tộc đều có truyền thống đoàn kết gắn bó xâydựng quốc gia dân tộc thống nhất
- Các dân tộc có quy mô dân số và trình độ phát triển khôngđồng đều
- Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, ngôn ngữ riêng gópphần làm nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa Việt
Một nước có nhiều dân tộc như nước ta, truyền thống đoàn kết
là chủ yếu, nhưng cũng còn những mặc cảm, bọn phản động thường lợi dụng vấn đề dân tộc để phục vụ âm mưu, thủ đoạn của chúng Do đó cần phải cảnh giác cao, có chính sách dân tộc
Trang 8đúng và thực hiện nghiêm túc, không để kẽ hở cho bọn phản động và phần tử xấu có thể lợi dụng được.
Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là vậndụng Cương lĩnh dân tộc của Lênin, Đảng và Nhà nước ta ngay
từ khi thành lập đã xem vấn đề dân tộc và xây dựng khối đạiđoàn kết dân tộc có tầm quan trọng hàng đầu
Phần 3: Chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta
1 Thời kỳ thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến sự ra đời củaNhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), trong cươnglĩnh đầu tiên của Đảng đã đề cập vấn đề dân tộc và chính sáchdân tộc “ Độc lập dân tộc, người cày có ruộng” phù hợp vớinguyện vọng và lợi ích của các dân tộc
- Đại hội Đảng lần thứ nhất (tháng 3/1935), Nghị quyết về công tác dân tộc gồm 3 vấn đề: sinh hoạt kinh tế, chính trị và xã hội của dân chúng lao động các dân tộc
- Bác Hồ về nước năm (1941), xây dựng vùng căn cứ, chỉ đạo cảnước tiến hành cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc Từ Pắc Bó đến Tân Trào, từ khởi nghĩa Bắc Sơn đến Ba Tơ lịch sử đều là
ở vùng dân tộc và miền núi
- Ngày 22-12-1944, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam tại khu rừng Trần Hưng Đạo huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, trong 34 chiến sỹ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên đó có 30 người là dân tộc thiểu số chiếm 88% (19 người
là Tày, 9 người Nùng, 1 người Mông, 1 người Dao) Những chiến sỹ giải phóng quân là người dân tộc thiểu số đó đã được
Trang 9Bác Hồ, Đảng và quân đội rèn luyện trở thành những tướng lĩnh của quân đội nhân dân Việt Nam như: Hoàng Đình Giong, Đàm Quang Trung, Lê Quảng Ba, Vũ Lập và những cán bộ của Đảng như: Hoàng Văn Thụ dân tộc Tày là nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Đảng ta.
- Nhờ những chủ trương, đường lối, giải pháp đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã nhanh chóng tập hợp được các dântộc trong nước ta thành một khối thống nhất tạo ra sức mạnh to lớn đưa đến cách mạng tháng 8-1945 thắng lợi, ra đời Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công - Nông đầu tiên ở Đông Nam Á đại diện cho lợi ích của cả dân tộc Việt Nam,
trong đó có các dân tộc thiểu số
- Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi rõ “ các dân tộc thiểu số được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ ” đó là sự bảo đảm pháp lý đầy đủ để đồng bào tin tưởng và đi theo chế độ xã hội mới
2 Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp:
- Đất nước vừa giành được độc lập, thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốckháng chiến của Hồ Chủ Tịch (19-12-1946), nhân dân các dân tộc thiểu số đã cùng đồng bào cả nước bước vào giai đoạn khángchiến chống thực dân Pháp Thời kỳ này Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh chọn vùng Sơn Dương, Định Hóa (là vùng dân tộc thiểu số và miền núi) làm “Thủ Đô” của kháng chiến chống Pháp Ở những nơi khác, cũng hình thành các vùng căn cứ lớn, nhỏ là nơi đặt cơ quan lãnh đạo kháng chiến trực tiếp ở từng địa phương, từng khu vực là nơi đặt các xưởng quân giới, kho tàng phục vụ cho kháng chiến, nhiều chiến khu nổi tiếng nằm ở vùng
Trang 10dân tộc hay được nhắc đến như chiến khu Việt Bắc, chiến khu Đmiền Đông Nam Bộ, chiến khu Bác Ái Ninh Thuận, chiến khu Mộc Hạ ở Sơn La
Ngay từ đầu, khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, chúng
đã bị nhân dân các dân tộc tham gia chống trả quyết liệt ở mọi nơi, từ Bắc chí Nam, biết bao tấm gương người dân tộc thiểu số dũng cảm, tiêu biểu không thể kể hết như: Bế Văn Đàn, La Văn Cầu (dân tộc Tày), Lò Văn Giá (dân tộc Thái), Siu Bleh (dân tộcGia Rai), anh hùng Núp (dân tộc Ba Na)
- Tháng 8 năm 1952, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về chính sách dân tộc thiểu số ghi rõ: “ đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để giúp nhau tiến bộ về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa ”, có thể nói, lần dầu tiên Đảng ta có Chính sách dân tộc một cách toàn diện Chính sách đó đã đi vào quần chúng các dân tộc thiểu số, tạo ra sức mạnh to lớn về sức người, sức của góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 làm nức lòng bạn bè năm châu, kẻ thù thì khiếp đảm, giải phóng hoàn toàn miền Bắc
3 Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ bảo vệ miền Bắc, giải
phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 khóa
II về cách mạng miền Nam đã chỉ ra rằng phải kết hợp chặt chẽ giữa ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận), kết hợp chặt chẽ ba vùng (đô thị, đồng bằng, miền núi) và xác định vùngmiền núi là vùng chiến lược quan trọng, các dân tộc thiểu số là lực lượng to lớn của cách mạng
Trang 11Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm (1954-1975), chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được khẳng định là một bộ phận khăng khít của chiến lược xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Các dân tộc thiểu số miền Bắc cùng đồng bào miền Bắc đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại và leo thang của Mỹ với khẩu hiệu “Vừa sản xuất, vừa chiến đấu”,
“Tay cày, tay súng”, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn, góp phần chi việncho tiền tuyến lớn miền Nam
- Ở miền Nam trong thời kỳ này, hầu hết những căn cứ của
Miền, của Khu, của Tỉnh ủy đều dựa vào vùng dân tộc thiểu số
và miền núi để hoạt động, các dân tộc thiểu số đã sát cánh với người Kinh, cống hiến sức lực, xương máu, của cải để góp phần làm nên biết bao chiến thắng và cuối cùng, mở màn bằng trận đánh Buôn Ma Thuột, đi đến chiến dịch Hồ Chí Minh - giải
phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước
- Chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng đã được tổ chức thực hiện thành công xuất sắc, các dân tộc thiểu số ở cả hai miền Nam - Bắc đã phát huy cao độ khả năng cách mạng của mình,
hy sinh vô hạn, dũng cảm tuyệt vời, đóng góp sức người, sức của to lớn trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước Mỗi mảnh đất, mỗi ngọn núi, con suối, mỗi buôn làng đều đầy ắp kỳ tích anh hùng, rất đáng tự hào
về những chiến công và về những con người mà tiêu biểu là hàng trăm dũng sỹ diệt Mỹ, hàng trăm cá nhân và đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, hơn 300 bà mẹ Việt Nam anh hùng là người các dân tộc thiểu số
Trang 12Thành công của sức mạnh đoàn kết các dân tộc, mãi mãi đi vào những trang sử hào hùng của dân tộc, của đất nước Việt Nam ta,chói lọi cho muôn đời, thế hệ mai sau.
4 Thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Từ năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội;
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đề ra chính sách dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước là “giải quyết đúngđắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là ra sức tăng cường khối đoàn kết không
gì lay chuyển nổi giữa các dân tộc trong cả nước, phát huy tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tậngốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, đưa miền núi phát triển toàn diện làm cho tất cả các dân tộc tiến bộ, cùng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cùng làm chủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
- Các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI đặt ra vấn đề đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc, được cụ thể hóa tại Nghị quyết 22/NQTW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị
và Quyết định 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ
trưởng đề ra những chủ trương chính sách lớn về phát triển kinh
tế - xã hội miền núi
Trang 13- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, nêu lên
chính sách dân tộc thời kỳ 1996 - 2000 “ Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn Thực hiện bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công gnhiệp hóa hiện đại hóa đất nước Xây dựng Luật Dân tộc Từ nay đến năm 2000 bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được
3 mục tiêu chủ yếu: xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sức khỏe của đồng bào dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ đảng viên củacác dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh” (1)
Như trên đã dẫn, từ cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta, qua các thời kỳ cách mạng và ngày nay xây dựng đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nội dung chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước là nhất quán dựa trên nguyên tắc cơ bản là: “ Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc” Vậy chúng ta quán triệt tư tưởng chỉ đạo này của Đảng như thế nào?
- Bình đẳng: Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực Bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa Bình đẳng là nguyên tắc, là động lực to lớn cho khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền vững Bình đẳng về chính trị là sự bình đẳng
về quyền làm chủ đất nước Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ,trước hết và cụ thể là quyền tham chính của các dân tộc
Bình đẳng về kinh tế, là sự phát triển về kinh tế đồng đều giữa các dân tộc và các vùng, có thể lấy mục tiêu về bình quân thu nhập tính theo đầu người làm chuẩn, hay nói cách khác, đó là mục tiêu là thước đo để phấn đáu cho sự bình đẳng về kinh tế
Trang 14Bình đẳng về kinh tế là nội dung rất quan trọng vì nó có ý nghĩa quyết định cho sự bình đẳng về mọi mặt.
Bình đẳng về văn hóa là, các dân tộc có sự phát triển hài hòa trong một nền văn hóa đa dân tộc, không những không làm mất
đi bản sắc dân tộc, mà trái lại bản sắc văn hóa của các dân tộc còn được giữ vững và ngày càng phát triển, các dân tộc có
quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của mình, các dân tộc được hưởng thụ văn hóa, dân trí của các dân tộc đều được nâng cao
- Đoàn kết: Các dân tộc đều là những thành viên, hợp thành của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Không phân biệt dân tộc đa sốhay dân tộc thiểu số Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là ở chỗ đoàn kết, như Bác Hồ nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Kết quả của sự nghiệpcách mạng ở nước ta đã chứng minh rất rõ điều đó
- Giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển: Một đất nước có nhiều dân tộc, để tồn tại và phát triển cần có sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc Dân tộc nào cũng có nhu cầu cần được giúp đỡ và
ngược lại dân tộc nào cũng có trách nhiệm phải giúp đỡ Giúp
đỡ từ hai phía, các dân tộc thiếu số giúp đỡ lẫn nhau, các dân tộcthiểu số giúp đỡ dân tộc đa số và ngược lại, giúp đỡ là hai chiều;
ví dụ: người đa số chủ yếu là ở đồng bằng làm ra được nhiều lương thực, nhưng cần có môi trường, cần có rừng và bờ cõi củađất nước được yên ổn, do có người bảo vệ tại chỗ, thì ở đó phần lớn là các dân tộc thiểu số; giúp đỡ nhau bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua việc làm tròn nghĩa vụ của mình và sự điều phối của Nhà nước