1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Áp dụng phương pháp g7 trong căn chỉnh máy in offset

84 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 3,28 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CĂN CHỈNH G7 (12)
    • 1.1 Một số khái niệm cơ bản (12)
      • 1.1.1 Khái niệm tiêu chuẩn, quy cách, phương pháp [1] (12)
      • 1.1.2 Định nghĩa về G7 (13)
    • 1.2 Các thông số cần kiểm soát trong G7 (14)
      • 1.2.2 Phương pháp đánh giá cân bằng xám (15)
    • 1.3 Các cấp độ G7 – Hiệu chuẩn G7 (0)
      • 1.3.1 G7 Grayscale (18)
      • 1.3.2 G7 Targeted (20)
      • 1.3.3 G7 Colorspace (20)
      • 1.3.4 G7 Extreme (21)
    • 1.4 Phương pháp căn chỉnh G7 có thể sử dụng độc lập để tạo ra các màu bão hòa hơn nhưng vẫn đạt cân bằng xám ở các quá trình in CMYK thông thường. Phương pháp thực hiện căn chỉnh G7 [3] (21)
      • 1.4.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu và thiết bị (22)
      • 1.4.2 In mẫu kiểm tra (22)
      • 1.4.3 Đo P2P (22)
      • 1.4.4 Dựng đường NPDC target G7 và so sánh với đường thực (sample) đã dựng ở trên (23)
      • 1.4.5 Xác định xem Cân bằng xám có cần sửa không (23)
      • 1.4.6 Áp dụng các giá trị đích mới cho RIP (23)
      • 1.4.7 Đánh giá độ chính xác hiệu chỉnh G7 (24)
    • 1.5 Tình hình nghiên cứu (24)
  • CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM (27)
    • 2.1 Mục đích (27)
    • 2.2 Nguyên vật liệu và thiết bị (27)
      • 2.2.1 Nguyên vật liệu (27)
      • 2.2.2 Thiết bị (28)
    • 2.3 Mẫu Test Form (31)
      • 2.3.1 Thang kiểm tra màu IDEALliance press bar (32)
      • 2.3.2 Thang IT8.7/4 random để xác định đặc trưng màu (32)
      • 2.3.3 Thang G7 P2P target (32)
      • 2.3.4 Thang Gray finder (G7) (33)
    • 2.4. Qui trình thực nghiệm (35)
      • 2.4.1. Chế bản (37)
      • 2.4.2. Chuẩn bị in (38)
      • 2.4.3 Xác lập chế độ làm việc ổn định (39)
      • 2.4.4 Xác định chế độ cấp mực đạt yêu cầu (41)
      • 2.4.5. Căn chỉnh cân bằng xám theo G7 (42)
      • 2.4.6. Chế bản – hiệu chỉnh tầng thứ (47)
      • 2.4.7 In sản lượng (48)
      • 2.4.8 Đánh giá mức độ tuân thủ G7 (48)
    • 2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (48)
      • 2.5.2 Mức độ tuân thủ G7 (49)
      • 2.5.3 Phương pháp đo mật độ, giá trị màu Lab và tính toán sai lệch màu 38 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM (49)
    • 3.1 Đánh giá độ ổn định của hệ thống (51)
    • 3.2 Giá trị mật độ tối ưu (52)
      • 3.2.1 Màu Cyan (C) (52)
      • 3.2.2 Màu Magenta (M) (54)
      • 3.2.3 Màu Yellow (Y) (55)
      • 3.2.4 Màu Black (K) (57)
      • 3.2.5 Khoảng giá trị mật độ tối ưu (58)
      • 3.2.6 Quan hệ giữa mật độ mực ướt ướt và khô (58)
    • 3.3. Kết quả căn chỉnh cân bằng xám (59)
      • 3.3.2 Kết quả kiểm tra cân bằng xám (60)
    • 3.4 Hiệu chỉnh tầng thứ RIP (64)
  • KẾT LUẬN (74)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (75)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CĂN CHỈNH G7

Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm tiêu chuẩn, quy cách, phương pháp [1]

Trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, các bộ tài liệu tiêu chuẩn (standard), qui cách (specification) and phương pháp (method) được xây dựng rất phong phú đa dạng Tuy nhiên, người sử dụng thường có sự nhầm lẫn hoặc nhận thức chưa đúng về các khái niệm này dẫn đến những bối rối trong quá trình áp dụng Có thể định nghĩa và phân biệt tiêu chuẩn, qui cách và phương pháp như trong Bảng 1. a Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng b Quy cách

Quy cách hàng hoá là những tiêu chuẩn, những vấn đề liên quan, những yêu cầu cụ thể về mặt kỹ thuật mà một hàng hóa, sản phẩm phải đạt kèm theo sai số cho phép Là căn cứ quan trọng cho công tác kiểm nghiệm hàng hoá. Những tiêu chuẩn này hoặc do nhà nước quy định, hoặc do hai bên kí hòa hợp đồng kinh tế cam kết thành văn bản ghi trong hợp đồng, hoặc thành văn bản riêng do hai bên kí đính kèm theo hợp đồng kinh tế. c Phương pháp

Phương pháp là quá trình để hoàn thành một nhiệm vụ, với tập hợp bao gồm các lý thuyết và các cách thức có tính hệ thống, được sử dụng để tiến hành một hoạt động cụ thể Phương pháp thường được xác định sau chủ trương và đường lối, tức sự xác định mục tiêu và hướng đi chung cho hành động. d Phân biệt các khái niệm về tiêu chuẩn, quy cách và phương pháp

Bảng 1.1 Phân biệt các khái niệm về tiêu chuẩn, quy cách và phương pháp [2]

Tiêu chuẩn Quy cách Phương pháp

Tiêu chuẩn chung Quy cách không phải Còn phương pháp chỉ được thiết lập bởi một cơ là bộ chuẩn mà chỉ là “cái đơn giản là một cách thực quan có thẩm quyền thân” của dữ liệu nó bao hiện Phương pháp G7 được công nhận như “Tổ gồm: mục tiêu, dung sai xác định mức độ xám chức tiêu chuẩn hóa và sự hướng dẫn để đạt cùng với phương thức Quốc tế” (ISO) Ví dụ được mục đích là đến bộ thực hiệu chỉnh để điều ISO 12647- 2: 2013 là chuẩn chung Hay hiểu chỉnh bất kỳ thiết bị chuẩn dành cho Offset tờ nôm na nó chính là tờ in CMYK để mô phỏng cân rời nó tập hợp mục tiêu, gốc để tạo ra chuẩn tham bằng xám. dung sai đo đạc được chiếu Ví dụ: GRACoL công nhận rộng rãi được và SWOP đều thuộc sở coi là rất hữu ích cho hữu của IDEAlliance là phương pháp đó chuẩn kỹ thuật dành cho offset tờ rời và offset cuộn.

Một số tổ chức khác như FOGRa (Đức), IFRA, JIS (Nhật) đã rạo ra các bộ chuẩn kỹ thuật đều dựa vào diễn giải của ISO 12647.

G7 là phương pháp được tạo ra bởi Don Hutcheson chủ tịch của IDElliance và người đồng phát triển là GRACoL vào năm 2005.

G7 là từ viết tắt quen thuộc cho quá trình hiệu chỉnh cân bằng xám trung tính, nó chỉ định căn chỉnh màu theo bảy mục tiêu được xác định dựa trên ISO Trong đó, chữ “G” – GRAY đề cập đến giá trị cân bằng xám, số “7” biểu thị cho bảy giá trị màu được chỉ định lần lượt là Cyan, Magenta, Yellow, Black, Red (M+Y),Green (C+Y) và Blue (C+M).

G7 có thể được định nghĩa là :[3]

- Một phương pháp căn chỉnh theo ISO 10128 cho hiển thị xám trung tính

-Là tiêu chuẩn kỹ thuật cho hiển thị grayscale một cách nhất quán, có thể áp dụng cho tất cả các quy trình in màu.

-Một kỹ thuật căn chỉnh nhằm điều chỉnh hình ảnh trong hệ thống để đáp ứng được thông số G7.

- Là cơ sở để kiểm soát quá trình.

- Là cơ sở cho hiển thị xám tương đồng cho mọi phương pháp in. Được phát triển ban đầu cho các hệ thống in thử kỹ thuật số, G7 đã được áp dụng thành công ở quy mô rộng cho các quy trình khác bao gồm in offset, ống đồng, Flexo, nhuộm thăng hoa, In phun, In tĩnh điện, In lụa và in ảnh Sử dụng các đường cong 1 chiều đơn giản, G7 mang lại kết quả khớp trực quan gần nhất có thể giữa các hệ thống hình ảnh khác nhau, điều này có thể đạt được mà không cần các hệ thống đa chiều phức tạp hơn như quản lý màu ICC.

Các thông số cần kiểm soát trong G7

- Sự bảo toàn ở vùng sáng (Highlight Preservation)

Một đặc điểm độc đáo của G7 đó là mật độ density và độ tương phản ở vùng sáng (mà mắt người rất nhạy) được bảo toàn, bất kể khoảng phục chế sáng, trong khi ở vùng tối được thu hẹp hoặc mở rộng để đáp ứng các khả năng hoặc giới hạn của từng quy trình Điều này có nghĩa là một hình ảnh in bốn màu CMYK trên nhiều thiết bị đã được căn chỉnh G7 sẽ có khả năng phục chế tầng thứ khác nhau để thể hiện độ sáng và độ tương phản phù hợp một cách tương đối.

- Bề mặt vật liệu tương đối (Substrate Relativity)

Như phần trên đã đề cập, cân bằng xám của G7 một phần là dựa trên tính tương đối của bề mặt vật liệu Điều này nghĩa là hình ảnh grayscale luôn xuất hiện trung tính trên thiết bị căn chỉnh G7, khi so sánh với bề mặt vật liệu thực tế mà nó được in.

- Tính tương phản tương đối (Contrast Relativity)

Công thức tông màu xám của G7 (NPDC – Neutral Print Density Curve) là

“tính tương phản tương đối – contrast relative”, nó sẽ tự động thích ứng với độ sáng của bề mặt vật liệu và mật độ density trung tính tối đa của thiết bị Điều này có nghĩa là hình ảnh grayscale luôn tận dụng độ tương phản trung tính tối đa trên thiếu bị đã căn chỉnh G7. Đường cong mật độ xám NPDC là một khái niệm hoàn toàn mới trong phương pháp căn chỉnh bằng G7 Đó là đường biểu diễn mối quan hệ giữa mật độ xám trung tính đo được trên tờ in tương ứng với tỷ lệ giá trị tông tram trên file (thang xám).

NPDC sử dụng trong G7 gồm 2 đường, một là NPDC cho CMY và hai là NPDC cho màu đen (K) NPDC thay thế cho những đường cong TVI CMY riêng biệt Nghiên cứu của IDEAlliance cho thấy việc hiệu chỉnh theo thang xám trung tính giúp ổn định trực quan hình ảnh tốt hơn so với điều chỉnh bằng các đường cong TVI riêng biệt.

Ví dụ về đường cong mật độ trung hòa xám NPDC của CMY và màu K trên phần mềm Curve 4

1.2.2 Phương pháp đánh giá cân bằng xám

Nguyên tắc đạt cân bằng xám theo G7 được xác định dựa trên khả năng thích ứng màu sắc của mắt người Kết quả quan sát phụ thuộc vào tính vô sắc của giấy (giá trị a* b*) Hầu hết các loại giấy hiện nay đều không đạt được độ trung tính tuyệt đối, tức là a* và b* khác 0 Hiển thị màu xám trên giấy khác nhau có thể dẫn tới cảm nhận màu thay đổi Bởi vậy, phương pháp đánh giá màu xám của G7 dựa trên tham chiếu trung tính là nền giấy Giá trị mục tiêu cân bằng xám theo G7 được xác định dựa trên công thức a* = paper_a* x gray factor b* = paper_b* x gray factor gray factor = 1 – C/100

Cân bằng xám G7 được đánh giá bằng giá trị ∆Ch và ∆L[ 5].

+ΔCh: Delta-Ch (ΔCh) là sự khác biệt về màu sắc giữa hai màu, bỏ qua mọi khác biệt về độ sáng Điều này làm cho ΔCh là số liệu hoàn hảo để biểu thị các lỗi trong cân bằng xám Về mặt đồ họa, ΔCh là dòng ngắn nhất hoặc vectơ, giữa hai điểm trên biểu đồ a*/b*, như được hiển thị bên dưới.

Hình 1.1 Minh họa ΔCh trong không gian màu là một vectơ

Về mặt toán học, ΔCh là biểu thức tuyệt đối (luôn dương) của các giá trị delta a * và delta b * kết hợp, trong đó:

+wΔCh: Cũng tương tự như w∆L*, các lỗi về cân bằng xám khó kiểm soát sẽ tác động nhiều đến vùng tông sáng nhiều hơn vùng tông tối Mục tiêu của hàm trọng số là giảm thiểu tầm quan trọng của các lỗi cân bằng xám khó kiểm soát trong vùng CMY rất tối thường được bao phủ bởi mực đen.

Công thức w∆Ch làm giảm tầm quan trọng của phép đo ∆Ch trên giá trị phần trăm màu Cyan (C%) Từ vùng tông 0- 50%, sự tác động của các lỗi về cân bằng xám sẽ là 100%, từ vùng tông 50%- 100% mức tác động này sẽ giảm dần theo hàm tuyến tính từ 100% về còn 25%.

Hàm trọng số được xác định trong thông số G7 (TR015) và tài liệu Pass / Fail G7 Master như sau: wΔCh sử dụng để kiểm tra thử độ chính xác cân bằng xám, bằng cách chỉ đo cột 5 (CMY) trong thang P2P51

Hình 1.3 Kiểm tra wΔCh thông qua cột 5 của thang P2P51

+ΔL* là sai lệch về độ sáng giữa kết quả đo được trên tờ in và giá trị mục tiêu, được tính bằng công thức:

+wΔL*: Các lỗi về độ sáng sẽ gây ảnh hưởng đến việc quan sát màu của mắt ởvùng tông sáng nhiều hơn là ở vùng tông tối Mục tiêu của hàm trọng số là giảm thiểu tác động của các lỗi độ sáng này tại vùng tông tối.

Các cấp độ G7 – Hiệu chuẩn G7

độ sáng sẽ là 100%, từ vùng tông 50%- 100% mức tác động này sẽ giảm dần theo hàm tuyến tính từ 100% về còn 25%. wΔL* sử dụng để kiểm tra thử độ chính xác NPDC, bằng cách chỉ đo cột 4 và

Hình 1.5 Kiểm tra wΔL* thông qua cột 4 và 5 của thang

P2P51 1.3 Các cấp độ G7 – Hiệu chuẩn G7

Tùy thuộc vào các cách áp dụng, G7 tạo ra một số mức độ tuân thủ khác nhau như sau:

1.3.1 G7 Grayscale Đây là mức độ căn chỉnh đầu tiên và cũng là mức cơ bản trong phương pháp G7 để căn chỉnh hệ thống in đạt được cân bằng xám Ở cấp độ này hệ thống in không bắt buộc tuân theo quy định nào về màu sắc, nghĩa là các quy định màu sắc theo các tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ như quy định về màu tông nguyên, quy định về màu chồng các mực lên nhau.

Những bước cơ bản để thực hiện việc căn chỉnh thiết bị đạt G7 Grayscale [3].

- Chuẩn bị máy móc và vật liệu (giấy, mực).

- In dải P2P Target (Ví dụ P2P51) và GrayFinder cho phương pháp

- So sánh “NPDC của thiết bị” với NPDC G7 và xác định phương pháp hiệu chỉnh So sánh “Cân bằng xám thiết bị” và cân bằng xám của G7 và tính toán giá trị hiệu chỉnh.

- Áp dụng các giá trị hiệu chỉnh cho RIP.

- In một P2P Target mới (và GrayFinder cho phương pháp FanGraph) thông qua các đường cong RIP mới và xác định độ chính xác hiệu chuẩn G7.

Hệ thống đạtG7 Grayscale cần thỏa mãn qui định trong Bảng 1.2

Bảng 1.2 Giá trị dung sai cần đạt cho mức G7 Grayscale[5]

Thông số cần đạt Dung sai

Trọng số ΔL* (wΔL*), cho wΔL* trung bình ≤ 1.5 thang ba màu CMY và K Đo cột 4 wΔL* tối đa ≤ 3.0 và 5 trên thang màu P2P

Trọng số ΔCh* (wΔCh*), cho wΔCh* trung bình ≤ 1.5 thang ba màu CMY Đo cột 5 wΔCh* tối đa ≤ 3.0 thang màu P2P

Mức độ thứ 2 là G7 Targeted sau khi đã đạt được G7 Grayscale, lưu ý là khi đã không đạt mức độ G7 Grayscale thì không thể qua mức độ thứ 2 Mục tiêu của G7 Targeted là ngoài đạt được cân bằng xám theo mức độ G7 Grayscale, cũng hướng tới việc đạt được các giá trị màu mục tiêu CMYKRGB và màu nền giấy theo tiêu chuẩn ISO 12647 với dung sai cho phép Một khi đã thực hiện được G7 Targeted là đã có khả năng thực hiện việc hiệu chỉnh thiết bị theo một tiêu chuẩn.

Các bước của thực hiện: [3].

- Chuẩn bị Thiết bị và Vật liệu.

- Điều chỉnh quy trình cho đến khi các giá trị màu CIE Lab của

CMYKRGB thỏa mãn tiêu chuẩn ISO 12647 cho điều kiện in hiện hành.

- Tiến hành các bước tiếp theo như cấp độ G7 gray scale. Để đạt được mức độ G7 Targeted, cần thỏa mãn các giá trị dung sai trong bảng dưới đây [5].

Bảng 1.3 Giá trị dung sai cần đạt cho mức G7 Targeted[5].

Thông số cần đạt Dung sai

Vật liệu nền (giấy) ΔE00≤ 3.0 Đen tông nguyên ΔE 00 ≤ 5.0

Một thiết bị hoặc quy trình nằm trong sự tuân thủ của G7 (Colorspace), khi nó là G7 Grayscale được hiệu chỉnh và kiểm soát (ví dụ ICC profiles) để khớp với một không gian màu cụ thể như GRACoL hoặc SWOP, trong trường hợp đó, việc đặt tên chính xác sẽ là G7 (GRACoL) và hoặc G7 (SWOP).

- Thực hiện các bước như cấp độ G7 Targeted

- Đánh giá không gian màu phục chế của thiết bị (thường sử dụng thang IT8.7/4 hoặc TC1617). Để đạt được mức độ G7 Colorspace, các màu trong không gian phục chế phải đạt độ chính xác theo tiêu chuẩn như Bảng 1.4

Bảng 1.4 Giá trị dung sai cần đạt cho mức G7 Colorspace [5]

Thông số cần đạt In thử In sản lượng

Vật liệu nền (giấy) ΔE 00 ≤ 1.5 ΔE 00 ≤ 3.0 Đen tông nguyên ΔE 00 ≤ 5.0 ΔE 00 ≤ 5.0

Tất cả các ô màu ΔE 00 trung bình ≤ 1.5 ΔE 00 trung bình ≤ 3.5 IT8.7/4 ΔE00 tối đa ≤ 4 95% ô có ΔE00 ≤ 5.0

Cấp độ này được áp dụng cho các hệ thống phục chế có không gian màu lớn hơn không gian màu thông thường, chảng hạn như các hệ thống in nhiều hơn 4 màu chồng.

- Thực hiện các bước như cấp độ G7 Grayscale.

- Xác định các đặc trưng màu sắc của hệ thống (kết quả in thang mục tiêu, VD: IT8.7/4) và xây dựng ICC profile tùy chọn (custom profile).

- Sử dụng ICC profile trong quá trình phục chế.

Phương pháp căn chỉnh G7 có thể sử dụng độc lập để tạo ra các màu bão hòa hơn nhưng vẫn đạt cân bằng xám ở các quá trình in CMYK thông thường Phương pháp thực hiện căn chỉnh G7 [3]

Có 3 cách thực hiện căn chỉnh G7:

-Căn chỉnh theo Fangraph: sử dụng bảng các đường NPDC in sẵn.

-Căn chỉnh theo IDEAlink® Curve: sử dụng phần mềm IDEAlink curve.

-Căn chỉnh theo ICC profile: sử dụng ICC profile của hệ thống.

Trong điều kiện thực nghiệm của luận văn, phương pháp Fangraph được lựa chọn Hướng dẫn chi tiết của phương pháp này được trình bày tiếp theo.

1.4.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu và thiết bị

- Hệ thống in phải đảm bảo tính ổn định và được kiểm soát thông qua giá trị mật độ mực.

- Dụng cụ đo màu đảm bảo độ chính xác và thiết lập chế độ đo phù hợp.

- Mẫu in được thiết kế gồm ít nhất 3 phần: dải kiểm tra in (press color bar), P2P51x và Grayfinder.

- In mẫu trên hệ thống in cần căn chỉnh Đảm bảo thiết bị được chuẩn bị đúng cách và tối ưu, ổn định, điều kiện lặp lại.

1.4.3 Đo P2P Đo các giá trị ND (Neutral Density – Mật độ trung bình) của K- chỉ thang độ xám (cột 4 P2P) và CMY – chỉ thang độ xám (cột 5 P2P) Số liệu đo được trừ mật độ nền hoặc đo ở chế độ relative Xây dựng đường cong CMY NPDC và Black NPDC.

1.4.4Dựng đường NPDC target G7 và so sánh với đường thực (sample) đã dựng ở trên

1.4.5 Xác định xem Cân bằng xám có cần sửa không

Cân bằng xám KHÔNG nên được sửa nếu:

- Bản in thử đã được cân bằng hoàn toàn màu xám.

- Bản in thử gần như trung tính và sai số nhỏ hơn độ lệch print-to-print thông thường.

- Thiết bị sẽ được cân bằng màu xám trong lần in tiếp theo bằng các điều chỉnh vật lý, chẳng hạn như mức độ màu CMY được sửa đổi.

- Thiết bị không ổn định đến mức không thể phân tích cân bằng xám trung bình.

Cần hiệu chỉnh cân bằng xám khi

- Trên các thiết bị có độ ổn định cao như máy in phun hoặc máy in thử laminate halftone, ngay cả các lỗi cân bằng xám nhỏ cũng cần được sửa chữa Lỗi cân bằng nhỏ màu xám là bình thường và thường rất nhất quán.

- Trên các thiết bị có lỗi Print – to – Print không nhất quán, lỗi cân bằng xám chỉ nên được sửa nếu các lỗi trong mẫu P2P biểu thị tình trạng màu xám trung bình của thiết bị Các thiết bị rất không ổn định nên được lấy mẫu nhiều lần với nhiều thử nghiệm P2P để xác định điều kiện cân bằng xám trung bình.

- THẬN TRỌNG: Đường cong hiệu chỉnh dựa trên một mẫu P2P có thể không sử dụng được cho các lần in tiếp theo do các biến đổi quy trình thông thường Điều chỉnh Cân bằng xám:

GrayFinder với các khối mức xám 12,5%, 25%, 37,5%, 50%, 62,5%, 75% và 87,5% được dùng để xác định điểm cân bằng giữa các giá trị tầng thứ 3 màu C,

M, Y để đạt được màu xám trên hệ thống in hiện tại.

1.4.6 Áp dụng các giá trị đích mới cho RIP.

Thay đổi các giá trị Entry để khớp với các giá trị RIP cố định

Nhập Tỷ lệ phần trăm CMYK trong Bộ đường cong đầu ra (Output Curve Set)

Nếu RIP không có cột cho các giá trị Muốn Wanted, Bộ đường cong đầu ra Output Curve Set có thể hoạt động ngược lại, làm tối thay vì làm sáng kết quả. Để tính toán các giá trị Đo gần đúng cho RIP tác dụng ngược;

- Nhấp vào nút Delta bên dưới Bộ đường cong đầu ra.

- Trừ các giá trị phần trăm delta được hiển thị từ các giá trị Entry.

- Áp dụng giá trị kết quả cho cột Đo của RIP.

Hình 1.9 Output Curve Set với các giá trị Delta (phải) và giá trị bình thường (trái)

1.4.7 Đánh giá độ chính xác hiệu chỉnh G7.

- In một bản in đủ điều kiện có cùng hình thức và đo P2P Target.

- Dữ liệu đo được phải phủ các dòng in sẵn hầu như hoàn hảo từ 0% đến 50%.

- Kiểm tra cân bằng xám: Mảng trung tâm trong mỗi khối phải gần nhất với giá trị a* và b * mong muốn.

- Hiệu chuẩn G7 tốt sẽ không hiển thị giá trị delta nào lớn hơn +/- 1.0% từ chất nền đến 50% và không lớn hơn +/- 2% trên 50%, tuy nhiên điều này sẽ phụ thuộc vào độ lặp lại của thiết bị, số lượng điều khiển các điểm được nhập vào RIP, v.v.

Tình hình nghiên cứu

Hệ thống in và điều kiện in bao gồm hàng trăm biến, trong đó máy in là thành phần không ổn định nhất trong toàn bộ quy trình tái tạo màu G7 đã mang lại công cụ khả thi để thực hiện mục tiêu - không chỉ về sự nhất quán về màu sắc giữa bản in và tờ in, mà còn về sự phù hợp trực quan giữa các nhiều quy trình in G7 cung cấp một quy trình khá đơn giản để đo và kiểm soát nhiều biến số vốn có trong quá trình in Khi một thành phần trong hệ thống lệch khỏi mục tiêu, nó có thể được xác định và đưa trở lại hiệu chuẩn Khi tất cả các hệ thống trong quy trình làm việc nhắm đến mục tiêu cân bằng xám xác định thay vì mục tiêu chuyển động của máy in/ hệ thống in cụ thể, các tệp chung có thể được gửi đến nhiều nhà máy in đủ điều kiện G7 với mong muốn có được màu sắc trực quan hợp lý Phương pháp G7 áp dụng được với nhiều công nghệ in như offset, flexographic, in kỹ thuật số, in lụa… Chúng sử dụng cho tất cả các loại mực, vật liệu in cả những vật liệu ngoài tiêu chuẩn ISO [6]

Người sáng lập ra phương pháp G7, ông Don Hutcheson đã có cái nhìn trực quan về lợi ích của G7 như sau [2]:

- Cho màu sắc nhìn tương đồng giữa bản in thử với in thật và in thật với in thật đạt được dễ dàng và tốt hơn.

- G7 áp dụng quy tắc hiệu chuẩn giống nhau cho mọi quy trình in.

- Dễ dàng trao đổi file giữa các nhà in khi cùng sử dụng G7.

- Tất cả máy in dựa theo phương pháp G7 đều giống cân bằng xám và độ tương phản tông màu (sự kết hợp giữa các yếu tố độ tương phản, độ sáng và tối) và G7 còn làm giảm nguy cơ sai sót do phải thiết kế file theo từng profile riêng cho từng phương pháp in.

- Hiệu chuẩn G7 có thể làm cải thiện độ chính xác của ICC profile khi tạo từ kết quả hiệu chuẩn từ đó làm tăng tuổi thọ của cấu hình thiết bị được tiêu chuẩn hóa.

- Khi thông số thiết bị lệch so với hiệu chuẩn, G7 sẽ trả lại thang xám như lúc mới tạo profile mà không cần phải tạo lại profile.

- Đối với công nghệ in offset G7 giúp giảm chi phí canh bài, hiệu chuẩn G7 cùng với việc chuẩn hóa giấy, mực in sẽ cho kết quả có “độ giống chấp nhận được” với mẫu thử.

Hình 1.10 Hiển thị xám tương đồng giữa các phương pháp in theo G7

Bản chất thích ứng của các đường cong NPDC G7 đảm bảo rằng các quy trình hình ảnh với các dải mật độ khác nhau, ví dụ như in báo và in thương mại, giữ cùng một lượng chi tiết hình ảnh trong các tông màu nổi bật quan trọng và duy trì cùng một 'trọng lượng' gần đúng (độ sáng / độ tối) và 'độ tương phản' trong hầu hết các hình ảnh Nguyên tắc NPDC đảm bảo các thông số kỹ thuật in dựa trên G7 hiển thị xám tương đồng, thậm chí có sự khác biệt đáng kể giữa các bề mặt giấy, mực hoặc đặc tính tông màu tự nhiên Ưu điểm của cân bằng xám G7 như sau: - Màu xám sẽ trông tự nhiên so với giấy - Cùng quy tắc cho bất kì thiết bị, mực, chất liệu in - Không cần quan tâm đến thiết bị đầu ra khi chuẩn bị file Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của cân bằng xám G7 đó là màu xám có thể trông khác nhau trên các chất liệu in khác nhau khi để cạnh nhau.

Phương pháp căn chỉnh G7 không phải là một hệ thống quản lý chính xác và không được Hiệp hội màu sắc Quốc tế (ICC) công nhận chính thức Mọi người thường hiểu lầm rằng G7 có thể thay thế cho hệ thống quản lý màu với ICC profile Nhưng đây là điều không đúng, không có một quy trình nào có thể kiểm soát chỉ bằng căn chỉnh bằng đường curve 1-D, còn rất nhiều yếu tố cần phải được quản lý bằng ICC profile Tuy nhiên khi tạo ICC profile sau khi căn chỉnh G7 có khả năng chính xác hơn và có giá trị lâu dài hơn Tuy G7 không phải là một tiêu chuẩn ISO chính thức, nhưng G7 là trung tâm của bốn không gian màu tiêu chuẩn ANSI mới (TR006, TR003, TR005 và TR007) và các cải tiến quan trọng được sử dụng bởi G7 – đặc biệt là căn chỉnh xám trung tính, đã ảnh hưởng rất nhiều đến các chuẩn công nghiệp in hiện nay [2]

Hiện nay với in Offset tờ rời thương mại, theo thống kê của IDEAlliance trên thế giới đã có hơn 200 nhà in được cấp chứng chỉ G7 với các mức độ áp dụng khác nhau Và tại Việt Nam đã có 40 nhà in đạt được chứng chỉ G7, trong đó có

5 nhà in đạt được chứng chỉ G7 Grayscale, 17 nhà in đạt được chứng chỉ G7Targeted (bao gồm 7 nhà in đạt được chứng chỉ G7 Targeted Absolute, 10 nhà in đạt được chứng chỉ G7 Targeted Relative) và 18 nhà in đạt được chứng chỉ G7Colorspace (bao gồm 9 nhà in đạt được chứng chỉ G7 Colorspace Absolute, 10 nhà in đạt được chứng chỉ G7 Colorspace Relative) [7]

PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

Mục đích

Căn chỉnh hệ thống in offset Heidelberg SM74 tại Xưởng thực hành Kỹ thuật In đạt cấp độ G7-targeted.

Nguyên vật liệu và thiết bị

STT Vật liệu Thông số Trị số

Kích thước 430 x 650 mm Độ dày 0.1

Dung dịch làm ẩm Loại phụ gia Stabilat D2010

2.2.2 Thiết bị : a) Máy in Offset Heidelberg SM74

Hình 2.1 Máy in Offset Heidelberg SM74

Thông số kỹ thuật của thiết bị :

Bảng 2.2 Thông số thiết bị máy in Offset Heidelberg SM74

STT Thông số kỹ thuật Trị số Đơn vị

1 Kích thước tờ in max 530 x 740 mm

2 Kích thước tờ in min 280 x 300 mm

3 Kích thước in tối đa 510 x 740 mm

6 Tốc độ in tối đa 13.000 tờ/ giờ

9 Kích thước ống cao su 627 x 772 mm

10 Độ dày cao su 1.95 mm

11 Số cụm in 2 b) Các thiết bị đo

● Máy đo bản Tekon Spectro Plate

Hình 2.2 Máy đo bản Tekon Spectro Plate

Thông số kỹ thuật của thiết bị :

Bảng 2.3 Thông số kỹ thuật của thiết bị Máy đo bản Tekon Spectro Plate

Kỹ thuật đo Sử dụng hệ thống quang học chính xác

Vật liệu đo Bản in offset CTP hoặc PS, Film, giấy in Thời gian đo Khoảng 1 giây Độ phân giải Tram AM 75-380 lpi

● Máy đo màu X-rite DTP22 Color Digital Swatchbook

Hình 2.3 Máy đo màu X-rite DTP22 Color Digital Swatchbook

Thông số kỹ thuật của thiết bị :

Bảng 2.4 Thông số kỹ thuật của thiết bịMáy đo màu X-rite DTP22 Color Digital

Dải quang phổ 400nm ~700nm

Nguồn sáng A, B, C, D50, D55, D65, F1, F2 Kiểu thực hiện phép đo Absolute / Relative

Mật độ màu D ( Dc, Dm, Dy hay

Chức năng đo Dv) Đo màu 3 thành phần RGB, XYZ

Không gian màu CIE L*a*b*, CIE L*C*h°, CIE

Mẫu Test Form

Mẫu in được thiết kế gồm các mảng :

1 Thang kiểm tra màu IDEALliance press bar

2 Thang kiểm tra tầng thứ Tone reproduction control strip

3 Thang IT8.7/4 random để xác định đặc trưng màu

4 Thang G7 xác định cân bằng xám

2.3.1 Thang kiểm tra màu IDEALliance press bar

Hình 2.5 Thang kiểm tra màu IDEALliance press bar

Dải kiểm tra màu gồm các ô màu nét CMYKRGB được bố trí liên tục theo chiều trục ống nhằm đánh giá chất lượng truyền mực Thang này được sử dụng cho người thợ in căn chỉnh lượng mực phù hợp.

Thang cũng bao gồm các ô in chồng tram (50C40M40Y, 25C19M19Y) theo qui định của tiêu chuẩn ISO 12647 để đánh giá cân bằng xám Các ô dạng tram đường cũng được bố trí để kiểm tra các lỗi sai lệch chồng màu, đúp nét hay áp lực không đều.

2.3.2 Thang IT8.7/4 random để xác định đặc trưng màu

Bảng màu IT8.7/4 gồm 1617 ô màu dùng để đánh giá khả năng phục chế các màu tạo ra từ ba màu mực cơ bản CMY cùng với màu đen Các ô màu trong bảng màu IT8 được chọn từ những vùng bao quát thể hiện gamut màu tốt nhất và thuận tiện cho các biến đổi của không gian màu.

Công cụ G7 quan trọng nhất là P2P Target, được cung cấp theo các bố cục khác nhau để phù hợp với các thiết bị đo khác nhau.Ví dụ: P2P25X có thể được đọc trên X-Ritei1-iSis, trong khi P2P25 không thể.

GrayFinder Target rất cần thiết cho phương pháp hiệu chỉnh FanGraph G7, nhưng không cần thiết cho phương pháp phần mềm tự động.

GrayFinder được dùng để xác định điểm cân bằng giữa các giá trị tầng thứ 3 màu C, M, Y để đạt được màu xám trên hệ thống in hiện tại.

GrayFinder22 Target được phát hành năm 2009 với các khối mức xám 12,5%, 25%, 37,5%, 50%, 62,5%, 75% và 87,5% Target có có hai nửa, nửa dưới có các bước chỉnh “tinh” cho các thiết bị bình thường và nửa trên có các bước chỉnh thô để giúp cân bằng các quá trình không trung tính.

● Tính toán cân bằng xám mong muốn cho mỗi khối GrayFinder: + Với máy đo quang phổ, đo các giá trị a * và b * của chất nền mà trên đó các P2P target và GrayFinder được in ra.

+ Nhân giá trị cơ chất a* và b* với các yếu tố màu xám (xuất phát từ C% của mỗi khối) để có được a* và b* mong muốn cho mỗi khối, trong đó;

Hệ số xám = (100 – C%)/100 a* mong muốn = a*_giấy x Hệ số xám b* mong muốn = b*_giấy x Hệ số xám

Hình 2.9 The GrayFinder22 target với hệ số xám G7 cho mỗi khối

Tìm mảng trung tính nhất trong khối GrayFinder 50%

Trong khối 50% của GrayFinder Target, hãy tìm mảng có giá trị a * và b * gần nhất với giá trị a* và b* mong muốn được tính trong bước trước Đôi khi, 2 giá trị tương ứng gần nhất sẽ được tìm thấy bằng cách đặt hai mảng này với khẩu độ quang phổ kế.

+ Nếu mảng trung tâm gần nhất với màu xám mong muốn, không cần hiệu chỉnh tại khối đó.

+ Nếu mảng gần nhất với giá trị a*, b * mong muốn không phải là mảng trung tâm, hãy lưu ý tọa độ của 2 mảng Magenta và Yellow Trong ví dụ bên dưới, các giá trị a* và b* mong muốn nằm giữa các cột +2 và +3Magenta trên hàng -3 Vàng Do đó, cân bằng xám cần thêm phần trăm hiệu chỉnh màu xám +2,5 M và -3 Y vào các đường cong hiệu chuẩn.

Hình 2.10 Cân bằng xám tốt (trái) và cân bằng xám xấu (phải)

+ Nếu nửa dưới của mục tiêu GrayFinder không chứa a*, b* mong muốn, hãy sử dụng nửa trên.

● Lặp lại quy trình cho các khối 12,5%, 25%, 37,5%, 62,5%, 75% và 87,5% nếu có thể.

Qui trình thực nghiệm

Qui trình căn chỉnh được trình bày theo sơ đồ sau:

Xác lập chế độ làm việc ổn định

Xác định chế độ cấp mực đạt yêu cầu

In sản lượng lấy mẫu

Căn chỉnh cân bằng xám theo phương pháp G7

Chế bản hiệu chỉnh tầng thứ

In sản lượng Đánh giá mức độ tuân thủ G7 (G7 targeted)

Nếu chưa đạt yêu cầu, phân tích nguyên nhân, lặp lại các bước 7 – 10 hoặc từ 5 -10 tùy theo mức độ sai lệch và nguyên nhân

+ Thông số cho quy trình RIP

Bảng 2.5 Thông số quy trình RIP

STT Các thông số công nghệ Trị số xác lập

1 Độ phân giải ghi 2400 DPI

3 Độ phân giải tram 175 LPI

6 Hình dạng điểm t'ram Round

8 Đặc tuyến bù tầng thứ ghi hiện bản (Plate Curve) Không sử dụng

9 Đặc tuyến bù tầng thứ in (Print Curve) Không sử dụng + Thông số quá trình ghi bản

Bảng 2.6 Thông số quá trình ghi bản

STT Thông số công nghệ Trị số xác lập

1 Thiết bị sử dụng Kodak

+Thông số quá trình hiện bản:

Bảng 2.7 Thông số quá trình hiện bản

STT Thông số vận hành Trị số xác lập

1 Hoá chất hiện bản TPD-83D

2 Nhiệt độ dung dịch thực tế 22 o C

5 Gôm bảo vệ Có gôm bề mặt bản

Quá trình ghi hiện đảm bảo kết quả tuyến tính , giá trị tông trên bản và trên file sai lệch không quá 1% tại vùng trung gian 50%.

Quá trình này bao gồm chuẩn bị nguyên vật liệu (giấy, mực, dung dịch ẩm), máy in và các điều kiện công nghệ phù hợp.

Bảng 2.8 Quá trình chuẩn bị in

STT Vật liệu Thông số Trị số

Kích thước 430 x 650 mm Độ dày 0.1

4 Dung dịch làm ẩm Loại phụ gia Stabilat D2010

7 Điều kiện phòng in Độ ẩm phòng in 70%

2.4.3 Xác lập chế độ làm việc ổn định

-Cài đặt các thông số kỹ thuật của thiết bị :

Bảng 2.9 Các thông số kỹ thuật của thiết bị

Thông số Trị số Đơn vị các khóa mực được mở Khóa mực như nhau trên toàn bộ diện in ở mỗi cụm in Thứ tự in chồng màu 1.Black - Cyan

2.Magenta - Yellow Độ dày Cao su 1.95 mm Độn lót Cao su Độ dày độn lót 0.4 mm Áp lực 0.15 mm Độ lạnh của bể dung 8-9 o C dịch ẩm

- Căn chỉnh chế độ in sao cho đạt được tờ in theo yêu cầu:

+Chồng màu chính xác, không xê dịch đúp nét.

+Tờ in sạch, sắc nét, màu sắc đồng đều ở các vùng tông nguyên.

+Không bị mất tầng thứ thấp hoặc bít tầng thứ cao.

+Đảm bảo độ đậm màu sắc: mật độ mực ướt điển hình cho máy in offset tờ rời khu vực Bắc Mỹ (Bộ dữ liệu Gracol 2013, status T, absolute)

+Đảm bảo độ đồng đều mật độ tại các vị trí trên tờ in (6 vị trí dọc chia đều theo đường trục ống).

- In sản lượng 300, lấy mẫu ngẫu nhiên khoảng 100, 200, 300 tờ Kiểm tra độ ổn định mật độ giữa các tờ in khác nhau Mức sai lệch cho phép ∆D = ± 0.1

- Ghi lại chế độ in ổn định

- Lặp lại các bước trên với lần in thứ 2 (2 màu sau M –

Y) Thông số cài đặt in màu Black - Cyan

Hình 2.11 Thông số cài đặt in màu Black - Cyan

Thông số cài đặt in màu Magenta - Yellow

Hình 2.12 Thông số cài đặt in màu Magenta - Yellow

2.4.4 Xác định chế độ cấp mực đạt yêu cầu

Mục đích của phần này là tìm ra lượng mực truyền lên giấy phù hợp để đạt được các giá trị màu mục tiêu (CMYKRGB) theo G7. Để đạt được mục đích, ảnh hưởng của mật độ màu mực (CMYK) đến giá trị màu CMYKRGB được khảo sát theo các bước như sau :

- Giữ nguyên chế độ in đã thiết lập ở mục 2.4.3

- Chia vùng in (theo chiều trục ống) thành 6 vùng, mỗi vùng tương ứng 3 khóa mực (khoảng 9.75 cm) Thay đổi độ mở khóa mực mỗi vùng từ mức

2 đến mức 7 (thang 10 mức) Mức thay đổi này không phá vỡ chế độ cân bằng mực nước đã thiết lập trong mục 2.4.3.

- In sản lượng khoảng 300 tờ và lấy mẫu ngẫu nhiên.

- Đo mật độ và giá trị màu Lab tại các ô nét CMYKRGB tại 6 vùng ngay khi vừa in – Ghi kết quả mực ướt Đo lại sau 24h ở cùng vị trí, ghi kết quả mực khô.

- Lặp lại các bước trên với 2 mực in lần 2 Quá trình này được thực hiện sau 2h và 3h kể từ khi kết thúc lần in 1 với 2 mực đầu để đánh giá ảnh hưởng của hệ số truyền mực đến kết quả phục chế màu.

- Xác định vùng mật độ CMYK tối ưu cho phép đạt giá trị màu mục tiêu theo G7 (xem chi tiết trong mục 2.6) Thiết lập quan hệ chuyển đổi giữa vùng mật độ mực khô và mực ướt

2.4.5 Căn chỉnh cân bằng xám theo G7:

- Thiết lập chế độ in như mục 2.4.3, điều chỉnh mức mở khóa mực để đạt được mật độ màu từng mực theo kết quả 2.4.4 Lưu ý các khóa mực mở như nhau ở mỗi cụm in.

- Kiểm tra tờ in đạt yêu cầu, mật độ mực ướt được đo ngay sau khi in nằm trong khoảng cho phép.

-In sản lượng, lấy mẫu ngẫu nhiên

-Áp dụng phương pháp G7- Fangraph để căn chỉnh cân bằng xám [3] +Đo các giá trị ND (Neutral Density – Mật độ trung hòa xám) của các ô cột 4 (in bằng mực K) và cột 5 (in chồng tram bằng nhau CMY).

+Dựng các đường mật độ trung hòa xám (NPDC) mục tiêu Target bằng cách nội suy từ các đường chuẩn của G7 theo giá trị Dmax và đường thực Sample theo các số liệu đo ở trên Thực hiện trên Fangraph K (cột 4) và Fangraph CMY (đường 5).

Hình 2.13 Cách vẽ đường thực tế CMY trên biểu đồ Fangraph

Hình 2.14 Cách vẽ đường mục tiêu CMY tương ứng với Dmax = 1.2(đường chấm chấm) các đường nét liền là đường chuẩn có sẵn trên fangraph a) Kiểm tra cân bằng xám :

So sánh đường thực và đường mục tiêu, đánh giá tính cân bằng xám của hệ thống in và Xác định xem có cần phải hiệu chỉnh RIP để đạt cân bằng xám hay không?

+ Trường hợp không cần hiệu chỉnh RIP để đạt cân bằng xám, tức là 3 mực với tỷ lệ bằng nhau cho phép đạt được màu xám Khi đó, chỉ cần hiệu chỉnh tầng thứ để đạt độ đậm (đường NPDC target) Giá trị tầng thứ hiệu chỉnh là như nhau với cả 3 mực CMY Phương pháp tìm giá trị hiệu chỉnh được mô tả trong Hình 2… Tìm giá trị hiệu chỉnh cho các điểm trên đường cong tương ứng với % dot từ 2 – 98% ngoại trừ 0% và 100% không bao giờ thay đổi * Tìm giá trị đích mới cho điểm đường cong 50%

•Từ điểm 50% trên trục X, vẽ một đường thẳng đứng lên đến đường cong TARGET.

• Từ đó vẽ một đường ngang ngang (trái hoặc phải) cắt đường cong SAMPLE.

•Từ đó vẽ một đường thẳng đứng xuống trục X để nhận giá trị đích mới

• Ghi lại giá trị đích mới trong biểu đồ được cung cấp trên FanGraph.

Hình 2.15 Tìm điểm New Aim cho điểm đường cong 50% bằng phương pháp “Up-

+ Trường hợp phải hiệu chỉnh tầng thứ trong RIP để đạt cân bằng xám tức là tỷ lệ tầng thứ bằng nhau của 3 mực CMY không thể tạo ra màu xám trung tính và giá trị hiệu chỉnh phải xác định độc lập cho từng mực Để giải quyết các lỗi cân bằng xám, các đường cong CMY RIP riêng biệt được tính như sau:

* Tính toán cân bằng xám mong muốn cho mỗi khối GrayFinder.

* Tìm mảng trung tính nhất trong khối 50%.

* Lặp đi lặp lại cho các khối GrayFinder khác.

* Liệt kê tỷ lệ phần trăm hiệu chỉnh M & Y.

Hình 2.16 Danh sách điển hình về tỷ lệ phần trăm hiệu chỉnh màu xám của M và Y trên giấy FanGraph mới

* Vẽ tỷ lệ phần trăm hiệu chỉnh M và Y cho khối 50%

Tại điểm mà biểu đồ mẫu CMY phổ biến (bây giờ là biểu đồ Cyan) và đường thẳng đứng 40% giao nhau, hãy đếm sang trái hoặc phải theo số phần trăm hiệu chỉnh màu xám M & Y được ghi trước đó và tạo màu M & Y bằng dấu chấm hoặc chữ thập, như hình dưới đây.

Các chấm M và Y phải ở cùng một mức ngang với điểm giao nhau của đồ thị Cyan (Các giá trị hiệu chỉnh màu xám cho khối 50% GrayFinder được vẽ ở điểm 40%, vì tỷ lệ phần trăm M và Y trên khối đó là 40%).

Hình 2.17 Các giá trị hiệu chỉnh màu xám M và Y được vẽ ở cùng một mức ngang

(chiều cao) với điểm giao nhau của giá trị 40% và biểu đồ Cyan

* Vẽ tỷ lệ phần trăm hiệu chỉnh M và Y cho các khối khác: Lặp lại cho các khối GrayFinder khác,sử dụng các đường thẳng đứng sau cho M và Y.

Hình 2.18 Các chấm M và Y được vẽ cho mỗi khối GrayFinder

Vẽ đường cong cho màu Magenta và Yellow:

Kết nối các chấm Magenta và Yellow để tạo hai biểu đồ M và Y mới (Biểu đồ CMY chung đã vẽ đã trở thành biểu đồ C).

Hình 2.19 Kết nối các dấu chấm để tạo ba đường cong CMY riêng biệt

Tìm giá trị đích CMY mới:

• Từ mỗi điểm đường cong trên trục X, vẽ một đường thẳng đứng LÊN để giao với đồ thị đích.

•Vẽ một đường ngang NGANG QUA để cắt các đồ thị C, M và Y.

•Vẽ các đường thẳng đứng riêng lẻ XUỐNG để có ba giá trị đích mới cho C,

•Ghi lại các giá trị đích CMY trong biểu đồ Giá trị Đích mới trên FanGraph.

Hình 2.20 Tìm điểm giá trị đich CMY riêng biệt

Hình 2.21 Giá trị Đích mới được ghi lại trong bảng G7 FanGraph

● Điều chỉnh cho lỗi NPDC do Cân bằng xám

Nếu các đường cong riêng biệt được tính cho C, M và Y, đường cong NPDC có thể không chính xác do đóng góp giá trị M của ND Sự không chính xác này có thể được giảm thiểu bằng cách trừ giá trị đích M khỏi giá trị đích C tại mỗi điểm đường cong để tạo giá trị hiệu chỉnh ND và thêm một nửa giá trị hiệu chỉnh ND vào các giá trị nhắm C, M và Y, như sau:

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.5.1 Các giá trị mục tiêu theo G7

Do giấy khảo sát có giá trị màu Lab khác nhiều với loại giấy tương ứng (PS1) trong tiêu chuẩn ISO12647-2:2013, các giá trị mục tiêu của tiêu chuẩn ISO 12647-2 được chuyển đổi theo nền giấy bằng phần mềm IDEALliance SSCA

Bảng 2.10 Kết quả màu mục tiêu đã được chuyển đổi

Bảng 2.11 Bảng các giá trị dung sai theo G7targeted

Thang xám CMY và K Maximum wΔL* ≤ 3.0

Weighted ΔCh (wΔCh) Average wΔCh ≤ 1.5

Thang xám CMY Maximum wΔCh ≤ 3.0

* Giá trị màu mục tiêu

Bảng 2.12 Bảng các giá trị màu mục tiêu

2.5.3 Phương pháp đo mật độ, giá trị màu Lab và tính toán sai lệch màu

CIELab là không gian màu để đo cân bằng xám và màu mực, bởi vì CIELab là độc lập với thiết bị, nghĩa là hai mẫu trên các vật liệu khác nhau có cùng giá trị CIELab sẽ trông giống hệt nhau dưới ánh sáng tiêu chuẩn D50 Do đó, CIELab rất lý tưởng để kết hợp các thiết bị ở các vị trí khác nhau hoặc với các loại mực khác nhau, với một tiêu chuẩn “hiển thị”.

Khi a * và b * đều bằng 0 (chính giữa), một màu trung tính (trắng, xám hoặc đen) được tạo ra.

Hình 2.0.23 Giao diện của không gian màu CIELab, (phải) : CIELab 3D hiển thị mọi giá trị L * có đầy đủ các giá trị a * và b *

Khoảng sai biệt màu Delta E (∆E): là phép đo khoảng cách giữa hai vị trí màu trong không gian màu ( ví dụ như giữa màu trên bài mẫu và màu trên tờ in). Để việc tính toán khoảng sai biệt màu đáng tin cậy cần phải có một không gian màu, trong đó những sự khác biệt về màu được cảm nhận như nhau đều có cùng một trị số như nhau CIELAB và CIELUV là hai không gian màu thông dụng nhất trong ngành in được tiêu chuẩn hóa quốc tế Trong đó không gian màu CIELUV thường được dùng cho việc đánh giá màu trên màn hình, còn không gian màu CIELAB được sử dụng nhiều nhất cho việc đo mực in Công thức tính sự sai biệt màu như sau :

Bảng 2.13 Phân loại sự khác biệt về vị trí màu [8]

∆E nằm giữa 0 và 1 Thông thường sự khác biệt này không thể cảm nhận được

∆E nằm giữa 1 và 2 Khác biệt rất nhỏ,chỉ cảm nhận được bởi người có kinh nghiệm

∆E nằm giữa 2 và 3.5 Khác biệt tương đối, có thể cảm nhận được bởi người không có kinh nghiệm

∆E nằm giữa 3.5 và 5 Khác biệt lớn

∆E lớn hơn 5 Khác biệt rất lớn

* Delta E00 : được tính toán nhờ sự hỗ trợ của thuật toán được viết sẵn theo công thức tính toán ∆E00 và cài đặt trong phần mềm microsoft excel.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Đánh giá độ ổn định của hệ thống

Độ ổn định hệ thống được đánh giá thông qua giá trị mật độ màu tông nguyên ởcác vị trí trên tờ in, các tờ in và nhiều lần in với cùng chế độ Số liệu được đưa ra trong Bảng 3.1 và Bảng 3.2 và Hình 3.1

Bảng 3.1Mật độ màu mực (khô) thay đổi theo các tờ in khác nhau

Màu Lần in 1 Lần in 2 Dtb Độ lệch ∆D

Bảng 3.2 Mật độ màu mực (khô) thay đổi theo các tờ in khác nhau

Màu Vị trí trên tờ in Dtb Độ lệch

Hình 3.1 Giá trị mật độ C được nâng lên 1 khoảng 0.1 để phân biệt rõ hơn

Kết quả khảo sát cho thấy hệ thống in đã đạt được độ ôn định cần thiết để thực hiện quá trình căn chỉnh theo tiêu chuẩn Với tất cả các mực, các vị trí trên tờ in cũng như các tờ in sản lượng, giá trị mật độ chỉ dao động không quá ± 0.6 so với giá trị trung bình, thấp hơn đáng kể so với hướng dẫn thông thường với các máy in nhiều màu (∆D = ± 0.1)

Giá trị mật độ tối ưu

Số liệu khảo sát sự thay đổi giá trị màu nét CMYKRGB tương ứng với thay đổi mật độ mực (các cụm khóa mực) được trình bày theo từng màu Sai lệch màu ∆E 00 so với bộ dữ liệu màu G7 (đã chuyển đổi sang giấy khảo sát) cũng được tính toán.

Bảng 3.3 Mật độ màu mực (khô) thay đổi theo các tờ in khác nhau.Giá trị màu

CIE Lab của màu C, B, G thay đổi theo mật độ mực C

Mẫu Dc Màu C trên tờ in Màu C tiêu chuẩn ∆E 00

Cụm 1 1.52 44.58 -35.75 -29.60 48.18 -34.05 -30.84 3.65 Cụm 2 1.50 46.08 -36.09 -29.74 48.18 -34.05 -30.84 2.37 Cụm 4 1.49 46.20 -36.07 -29.97 48.18 -34.05 -30.84 2.23 Cụm 3 1.46 47.30 -35.59 -29.23 48.18 -34.05 -30.84 1.46 Cụm 5 1.42 47.34 -36.26 -28.87 48.18 -34.05 -30.84 1.77 Cụm 6 1.40 47.68 -36.29 -27.74 48.18 -34.05 -30.84 2.07

Mẫu Dc Màu B trên tờ in Màu B tiêu chuẩn

Cụm 3 1.46 22.58 12.67 -23.96 21.37 15.96 -31.12 3.54 Cụm 5 1.42 22.74 13.05 -23.71 21.37 15.96 -31.12 3.79 Cụm 6 1.40 23.21 12.45 -23.23 21.37 15.96 -31.12 4.05 Mẫu Dc Màu G trên tờ in Màu G tiêu chuẩn

Cụm 1 1.52 41.42 -50.88 30.77 42.92 -58.52 28.66 3.16 Cụm 2 1.50 43.81 -51.45 32.21 42.92 -58.52 28.66 3.19 Cụm 4 1.49 44.23 -52.21 29.85 42.92 -58.52 28.66 2.51 Cụm 3 1.46 45.21 -51.26 29.68 42.92 -58.52 28.66 3.26 Cụm 5 1.42 45.50 -52.35 29.30 42.92 -58.52 28.66 3.16 Cụm 6 1.40 46.20 -52.18 29.04 42.92 -58.52 28.66 3.69

Hình 3.2 Sai lệch màu nét C, G, B so với tiêu chuẩn ở các giá trị mật độ C khác nhau Để thỏa mãn yêu cầu các giá trị màu mục tiêu của G7 với dung sai cho phép

∆E 00 ≤3, mật độ mực C thích hợp nằm trong khoảng 1.40 – 1.51 với độ lệch trung bình 0.07 Khoảng mật độ này tương ứng với lượng mực đạt được độ no màu cho lớp mực tông nguyên C và đạt được hệ số truyền mực khi chồng các lớp mực M (màu B), mực Y (màu G) như quan sát thấy trên Hình 3.2

Bảng 3.4 Mật độ màu mực (khô) thay đổi theo các tờ in khác nhau.Giá trị màu

CIE Lab của màu M, B, R thay đổi theo mật độ mực M

Màu M trên tờ in Màu M tiêu chuẩn

Cụm 2 1.46 40.88 62.82 -0.62 41.18 63.55 4.89 2.85 Cụm 4 1.40 41.32 61.46 -0.08 41.18 63.55 4.89 2.64 Cụm 3 1.38 42.28 59.71 -0.09 41.18 63.55 4.89 2.91 Cụm 5 1.35 42.55 61.11 -0.35 41.18 63.55 4.89 3.02 Cụm 6 1.32 43.13 59.95 -2.82 41.18 63.55 4.89 4.45

Mẫu Dm Màu B trên tờ in Màu B tiêu chuẩn

Cụm 1 1.49 20.19 13.07 -24.17 21.37 15.96 -31.12 3.48 Cụm 2 1.46 21.26 14.00 -24.47 21.37 15.96 -31.12 3.44 Cụm 4 1.40 21.55 13.32 -24.56 21.37 15.96 -31.12 3.20 Cụm 3 1.38 22.58 12.67 -23.96 21.37 15.96 -31.12 3.54 Cụm 5 1.35 22.74 13.05 -23.71 21.37 15.96 -31.12 3.79 Cụm 6 1.32 23.21 12.45 -23.23 21.37 15.96 -31.12 4.05

Màu R trên tờ in Màu R tiêu chuẩn

Hình 3.3 Sai lệch màu nét M,B,R so với tiêu chuẩn ở các giá trị mật độ M khác nhau Để thỏa mãn yêu cầu các giá trị màu mục tiêu của G7 với dung sai cho phép

∆E 00 ≤3, mật độ mực M thích hợp nằm trong khoảng 1.35 – 1.49 với độ lệch trung bình 0.1 Khoảng mật độ này tương ứng với lượng mực đạt được độ no màu cho lớp mực tông nguyên M và đạt được hệ số truyền mực khi chồng các lớp mực C (màu R), mực Y (màu B) như quan sát thấy trên Hình 3.3

Bảng 3.5 Mật độ màu mực (khô) thay đổi theo các tờ in khác nhau.Giá trị màu CIE

Lab của màu Y,R,G thay đổi theo mật độ mực Y

Mẫu Dy Màu Y trên tờ in Màu Y tiêu chuẩn ∆E 00

Mẫu Dy Màu R trên tờ in Màu R tiêu chuẩn

Cụm 1 1.49 39.04 50.70 36.47 40.03 57.44 44.31 2.94 Cụm 2 1.46 40.71 52.57 37.17 40.03 57.44 44.31 2.64 Cụm 4 1.40 41.43 51.62 35.58 40.03 57.44 44.31 3.42 Cụm 3 1.38 42.33 50.07 35.17 40.03 57.44 44.31 3.90 Cụm 5 1.35 42.83 51.28 34.59 40.03 57.44 44.31 4.39 Cụm 6 1.32 43.77 50.23 32.65 40.03 57.44 44.31 5.55 Mẫu Dy Màu G trên tờ in Màu G tiêu chuẩn

Cụm 1 1.52 41.42 -50.88 30.77 42.92 -58.52 28.66 3.16 Cụm 2 1.50 43.81 -51.45 32.21 42.92 -58.52 28.66 3.19 Cụm 4 1.49 44.23 -52.21 29.85 42.92 -58.52 28.66 2.51 Cụm 3 1.46 45.21 -51.26 29.68 42.92 -58.52 28.66 3.26 Cụm 5 1.42 45.50 -52.35 29.30 42.92 -58.52 28.66 3.16 Cụm 6 1.40 46.20 -52.18 29.04 42.92 -58.52 28.66 3.69

Hình 3.4 Sai lệch màu nét Y,G,R so với tiêu chuẩn ở các giá trị mật độ Y khác nhau Để thỏa mãn yêu cầu các giá trị màu mục tiêu của G7 với dung sai cho phép

∆E 00 ≤3, mật độ mực Y thích hợp nằm trong khoảng 1.04 – 1.13 với độ lệch trung bình 0.07 Khoảng mật độ này tương ứng với lượng mực đạt được độ no màu cho lớp mực tông nguyên Y và đạt được hệ số truyền mực khi chồng các lớp mực C (màu G), mực M (màu R) như quan sát thấy trên Hình 3.4

Bảng 3.6 Mật độ màu mực K (khô) thay đổi theo các tờ in khác nhau

Mẫu Dk Màu K trên tờ in Màu K tiêu chuẩn ∆E 00

Cụm 1 1.76 13.81 -0.37 8.67 13.99 -0.23 2.70 4.76 Cụm 2 1.75 13.92 2.39 1.41 13.99 -0.23 2.70 2.86 Cụm 4 1.74 13.96 1.28 5.89 13.99 -0.23 2.70 3.01 Cụm 3 1.73 14.36 0.59 7.47 13.99 -0.23 2.70 3.96 Cụm 5 1.72 14.68 -0.35 9.71 13.99 -0.23 2.70 5.50 Cụm 6 1.70 17.06 -0.40 9.79 13.99 -0.23 2.70 5.90

Hình 3.5 Sai lệch màu K theo mật độ màu K Để thỏa mãn yêu cầu các giá trị màu mục tiêu của G7 với dung sai cho phép

∆E00 ≤5, mật độ mực K thích hợp nằm trong khoảng 1.73 – 1.76 với độ lệch trung bình 0.03.

3.2.5 Khoảng giá trị mật độ tối ưu

Khoảng mật độ tối ưu cho phép đạt được các giá trị màu mục tiêu được báo cáo trong Bảng 3.7 Mật độ mực làm việc Các giá trị dung sai hoàn toàn phù hợp với độ ổn định hệ thống (xem chi tiết mục 3.1).

Bảng 3.7 Mật độ mực làm việc

(khô) 5.0 tối ưu TB sai

3.2.6 Quan hệ giữa mật độ mực ướt ướt và khô

Từ kết quả xác định mật độ mực tối ưu, mối liên hệ giữa mật độ mực khi ướt và khô cần được thiết lập để người thợ in có thể kiểm soát mật độ ngay tại thời điểm in Kết quả đưa ra trong Bảng 3.8 ( Sự thay đổi mật độ mực khi ướt và khô) và Hình 3.6 ( Quan hệ mật độ mực khi ướt và khô)

Bảng 3.8 Sự thay đổi mật độ mực khi ướt và khô

Ngay sau khi in Sau khi in 24h

Dc Dm Dy Dk Dc Dm Dy Dk

Hình 3.6 Quan hệ mật độ mực khi ướt và khô

Như vậy, khoảng mật độ ướt thích hợp được xác định trong Bảng 3.9

Bảng 3.9 Khoảng mật độ ướt thích hợp

Màu Mật độ khô Mật độ ướt

Kết quả căn chỉnh cân bằng xám

3.3.1 Kiểm tra các giá trị màu mục tiêu trên tờ in

Tờ in sau khi in ở chế độ ổn định, đạt yêu cầu mật độ mực trong khoảng làm việc được kiểm tra các giá trị màu mục tiêu CMYKRGB (Bảng 3.7 Mật độ mực làm việc) Kết quả cho thấy các màu có sai lệch ∆E so với tiêu chuẩn nằm trong khoảng cho phép Kết quả này cũng khẳng định khoảng mật độ làm việc đã xác định ở trên là hoàn toàn phù hợp và hệ hệ thống đạt độ ổn định cần thiết.

Bảng 3.10 Giá trị màu CIE Lab và sai lệch màu so với tiêu chuẩn của các màu nét

3.3.2 Kết quả kiểm tra cân bằng xám

Số liệu đo các ô màu cột 4 và cột 5 trên thang G7 (chế độ đo Status T, Refletive (paper)) được đưa ra trong Bảng 3.11 Đường cong NPDC mục tiêu của G7 và đường NPDC thực (sample) được thể hiện trên đồ thị FanGraph Hình 3.7 Có thể thấy đường NPDC thực có các giá trị mật độ trung hòa cao hơn đường mục tiêu G7 ở cả biểu đồ CMY và K Điều này có nghĩa là quá trình chồng màu tram tạo ra độ đậm màu cao hơn mong đợi (trên file) Nguyên nhân chủ yếu là do hiện tượng gia tăng tầng thứ quá mức Có 2 cách để khắc phục một là giảm chiều dày lớp mực (giảm mật độ màu), hai là hiệu chỉnh bù tầng thứ trong RIP Các khảo sát ở phần 3.2 cho thấy khoảng giá trị mật độ tối ưu của hệ thống là khá hẹp (∆D không vượt quá ± 0.1 với tất cả các mực) Do đó, phương án điều chỉnh giảm mật độ trong khoảng này là không hiệu quả.

Mặt khác, các ô chồng CMY với giá trị tông t’ram 3 màu C,M,Y bằng nhau (NPDC– CMY cột 5 thang G7) có giá trị độ xám khác biệt rõ rêt với các ô K ở cùng giá trị tông tram (NPDC – K cột 4 thang G7) Kết quả này chỉ ra rằng hệ thống in khảo sát không tương thích với nguyên tắc lý tưởng tức là tỷ lệ bằng nhau của 3 màu CMY không tạo ra được màu xám trung tính Do đó cần phải tìm ra tỷ lệ tầng thứ 3 màu để cân bằng xám thực và hiệu chỉnh (nếu cần) để tương ứng với tiêu chuẩn.

Bảng 3.11 Dữ liệu đo mật độ trung hòa (Dv) tại các ô tram màu K và chồng CMY

Hình 3.7 Đường NPC K và CMY (mục tiêu G7 – đường nét đứt, sample – đường nét liền)

Hiệu chỉnh tầng thứ RIP

a Quá trình xây dựng đường hiệu chỉnh tầng thứ gồm 4 bước như trình bày trong chương 2.

Bước 1 – Xác định giá trị điều chỉnh tầng thứ (so với tiêu chuẩn) để hệ đạt cân bằng xám Hiểu 1 cách đơn giản là tìm ra chế độ kết hợp tỷ lệ CMY để hệ thống hiện tại đạt cân bằng xám Số liệu tính toán được báo cáo theo bảng Grayfinder correction (Bảng 3.12)

Bước 2 – Dựng đường NPDC của màu C (là đường CMY sample xác định theo giá trị cột 5 – thang P2P51), M và Y mới (Hình 3.8)

Bước 3 – Xác định giá trị mục tiêu mới (Bảng 3.13)

Bước 4 – Điều chỉnh lỗi đường NPDC (Bảng 3.14)

Bảng 3.12 Giá trị hiệu chỉnh tầng thứ để đạt cân bằng xám thực của hệ thống (Grayfinder correction)

Bảng 3.13 Giá trị mục tiêu mới

Bảng 3.14 Giá trị mục tiêu mới đã chỉnh lỗi

% C Hệ số Hệ số % M % Y Dv tờ in chỉnh M chỉnh Y

Hình 3.8 Đường cong NPDC của các mực CMYK b Áp dụng giá trị mục tiêu mới vào RIP để hiệu chỉnh tầng thứ

Số liệu nhập vào RIP để hiệu chỉnh tầng thứ được đưa ra trong Bảng 3.15. Trong đó các số liệu cột “current” được chuyển đổi từ đường NPDC và đường target của G7 theo phương pháp trình bày trong chương 2.

Bảng 3.15 Giá trị tầng thứ hiệu chỉnh trong RIP

File Current File Current File Current File Current

3.5 Đánh giá độ chính xác của G7

3.5.1 Tờ in sau khi đã hiệu chỉnh theo G7 được đánh giá mức độ tuân thủ cấp độ

G7 targeted Các tiêu chí đánh giá bao gồm giá trị màu mục tiêu và cân bằng xám.Giá trị màu mục tiêu

Bảng 3.16 Giá trị màu CIE Lab của các ô màu nét và sai lệch màu so với yêu cầu của G7

Bảng 3.16 cho thấy tất cả các giá trị màu mục tiêu đều có mức sai lệch màu so với tiêu chuẩn là ∆E00 < 2 Kết quả này chứng tỏ hệ thống in đã được căn chỉnh thỏa mãn yêu cầu tiêu chuẩn.

Mức độ tuân thủ G7 về cân bằng xám được báo cáo trong Bảng 3.17

Bảng 3.17 Số liệu đo Lab ở 2 cột 4 và 5 trên thang P2P51 và mức độ tuân thủ G7 Ô Cột 4-K Cột 5 -CMY ∆L w∆L ∆Ch w∆Ch đo

Kết quả kiểm tra khẳng định hệ thống in đã đạt cân bằng xám theo qui định của G7

3.5.3 Độ chính xác căn chỉnh theo G7

Bảng 3.18 Kết quả đo mật độ trung hòa ở cột 4 và cột 5 trên thang G7

Hình 3.0.9 Đường NPC sau hiệu chỉnh so với target G7

Bảng 3.19 Đánh giá cân bằng xám theo thang Grayfinder

Khối Giá trị mong muốn Giá trị đạt được ∆Ch a*wanted b*wanted a* b*

Kết quả kiểm tra đánh giá cho thấy Đường NPDC trên tờ in gần như trùng khít hoàn toàn với đường target của G7 tương ứng với mật độ cực đại (vùng 100%) Các ô trung tâm ở các khối của thang Grayfinder đạt độ xám gần như giá trị mục tiêu (∆Ch TB < 1.5) Do vậy, có thể khẳng định rằng phương pháp G7 đã áp dụng thành công để căn chỉnh hệ thống in thực tế đạt cấp độ G7 targeted.

3.6 Quy trình kiểm soát chất lượng

Quá trình ghi hiện đảm bảo kết quả tuyến tính , giá trị tông trên bản và

Chế bản trên file sai lệch không quá 1% tại vùng trung gian 50%.

Chồng màu chính xác, không xê Đảm bảo độ đậm màu dịch đúp nét Tờ in sạch, sắc nét, sắc mật độ mực ướt màu sắc đồng đều ở các vùng tông điển hình cho máy in

In nguyên offset tờ rời khu vực Bắc

Kiểm tra độ ổn định mật độ giữa các tờ in sản lượng khác nhau Mức sai lệch cho phép ∆D = ± 0.1

+ CMY tông nguyên Kiểm tra cân bằng xám: Điều chỉnh ΔE00 ≤ 3.5 quy trình in cho đến khi các giá trị + Đen tông nguyên ΔE00 màu CIE Lab của CMYKRGB thỏa ≤ 5.0 mãn tiêu chuẩn ISO 12647 cho điều + Màu chồng RGB ΔE 00 kiện in hiện hành ≤ 4.2

Ngày đăng: 04/06/2023, 12:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w