1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.

199 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 199
Dung lượng 537,52 KB

Cấu trúc

  • 1.1 Sự cần thiếtnghiêncứu (19)
    • 1.1.1 Tính cấp thiết về mặtlýthuyết (19)
    • 1.1.2 Tính cấp thiết về mặtthực tiễn (20)
  • 1.2 Mục tiêunghiêncứu (23)
    • 1.2.1 Mụctiêuchung (23)
    • 1.2.2 Mục tiêu cụthể (23)
  • 1.3 Câu hỏinghiêncứu (23)
  • 1.4 Đối tượngnghiêncứu (23)
  • 1.5 Phạm vinghiêncứu (24)
    • 1.5.1 Phạm vinộidung (24)
    • 1.5.2 Phạm vikhônggian (25)
    • 1.5.3 Phạm vithờigian (25)
  • 1.6 Đóng góp củaluậnán (25)
    • 1.6.1 Những đóng góp về mặtlýluận (25)
    • 1.6.2 Những đóng góp về mặtthực tiễn (27)
  • 2.1 Cơ sởlýluận (29)
    • 2.1.1 Tổng quanvềchuỗi (29)
      • 2.1.1.1 Lý luận về chuỗi giátrị (29)
      • 2.1.1.2 Cách tiếp cận trong phân tích chuỗigiátrị (33)
      • 2.1.1.3 Mối liên kết giữa các tác nhân tham giatrongCGT (36)
      • 2.1.1.4 Các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trịnôngsản (37)
    • 2.1.2 Tổng quanvềmô hìnhcấutrúc–vậnhành–kếtquảthịtrường(SCP) (38)
      • 2.1.2.1 Mô hình cấu trúc – vận hành – kết quảthịtrường (38)
      • 2.1.2.2 Ứng dụng mô hình SCP vào phân tích chuỗigiátrị (41)
    • 2.1.3 Tổng quan vềdược liệu (44)
  • 2.2 Đặc điểm địa bànnghiêncứu (46)
    • 2.2.1 Khái quát vùngĐBSCL (46)
    • 2.2.2 Tổng quan về ngành hàngsen (48)
      • 2.2.2.1 Đặc điểm hình tháicâysen (48)
      • 2.2.2.2 Yêu cầu sinh tháicâysen (49)
      • 2.2.2.4 Giá trịcâysen (51)
    • 2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sen trênthếgiới (57)
      • 2.2.3.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sen ởViệtNam (59)
      • 2.2.3.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sen khuvựcĐBSCL (66)
      • 2.2.3.51 Tổng quan tình hình sản xuất sen khuvựcĐBSCL (66)
  • 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất và phương phápnghiêncứu (74)
    • 3.1.1 Mô hình nghiên cứuđềxuất (74)
    • 3.1.2 Quy trìnhnghiêncứu (75)
  • 3.2 Phương pháp thu thậpsốliệu (77)
    • 3.2.1 Số liệuthứ cấp (77)
    • 3.2.2 Số liệusơcấp (77)
  • 3.3 Phương pháp phân tíchsốliệu (79)
    • 3.3.1 Các công cụ cơ bản trong phântíchCGT (79)
    • 3.3.2 Phân tích Cấu trúc – Thực hiện – Kết quả thịtrường(SCP) (83)
  • 4.1 Phân tích CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL (86)
    • 4.1.1 Sơ đồ CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL (86)
    • 4.1.2 Nông hộtrồngsen (89)
      • 4.1.2.1 Sơ đồ chuỗigiátrị (89)
      • 4.1.2.2 Chi phí, GTGT, thu nhập và hiệu quả kinh tếcủa nônghộ (90)
    • 4.1.3 Thương lái (92)
      • 4.1.3.1 Sơ đồ chuỗigiátrị (92)
      • 4.1.3.2 Chi phí, GTGT, thu nhập và hiệu quả kinh tế củathươnglái (93)
    • 4.1.4 Cơ sở thu gom – sơchế (94)
      • 4.1.4.1 Sơ đồ chuỗigiátrị (94)
      • 4.1.4.2 Chiphí,GTGT,thunhậpvàhiệuquảkinhtếcủacơsởthugom–sơchế (95)
    • 4.1.5 DNCBsữa sen (98)
      • 4.1.5.1 Sơ đồ chuỗigiátrị (98)
      • 4.1.5.2 Chi phí, GTGT, thu nhập và hiệu quả kinh tế của DNCBsữasen (98)
    • 4.1.6 DNCB hạtsensấy (99)
      • 4.1.6.1 Sơ đồ chuỗigiátrị (99)
      • 4.1.6.2 Chi phí, GTGT, thu nhập và hiệu quả kinh tế của DNCB hạtsensấy (100)
    • 4.1.7 DNCBrượusen (101)
      • 4.1.7.1 Sơ đồ chuỗigiátrị (101)
      • 4.1.7.2 Chi phí, GTGT, thu nhập và hiệu quả kinh tế của DNCBrượu sen (102)
    • 4.1.8 DNCB tràtimsen (103)
      • 4.1.8.1 Sơ đồ chuỗigiátrị (103)
      • 4.1.8.2 Chi phí, GTGT, thu nhập và hiệu quả kinh tế của DNCB tràtimsen (104)
    • 4.1.9 Tiểu thươngbán buôn (105)
      • 4.1.9.1 Sơ đồ chuỗigiátrị (105)
      • 4.1.9.2 Chi phí, GTGT, thu nhập và hiệu quả kinh tế của tiểuthươngbánbuôn (105)
    • 4.1.10 Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị gương sen lụavùngĐBSC (0)
  • 4.2 Phân tích cấu trúc - vận hành - kết quả thị trường CGT sản phẩm gương sen lụa vùngĐBSCL (109)
    • 4.2.1 Cấu trúc thị trường CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL (109)
    • 4.4.2 Thực hiện thị trường CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL (115)
    • 4.4.3 Kết quả thực hiện thị trường CGT sản phẩm gương sen lụavùng ĐBSCL (122)
  • 4.3 Phân tích rủi ro CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL (124)
  • 4.4 Phân tích chính sách CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL (125)
  • 4.5 Giải pháp nâng cấp CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL (127)
    • 4.5.1 Phântích matrận SWOTCGTsản phẩmgươngsenlụavùngĐBSCL (127)
      • 4.5.1.1 Phân tíchĐiểmmạnh (127)
      • 4.5.1.2 Phân tíchĐiểmyếu (128)
      • 4.5.1.3 Phân tíchCơhội (129)
      • 4.5.1.4 Phân tíchTháchthức (130)
    • 4.5.2 ChiếnlượcvàgiảiphápnângcấpCGTsảnphẩmgươngsenlụavùngĐBSCL (130)
      • 4.5.2.1 Chiến lược nâng cấp CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL (130)
      • 4.5.2.2 Các giải pháp nâng cấp CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL (133)
  • 5.1 Kếtluận (143)
  • 5.2 Kiếnnghị (144)
    • 5.2.1 Kiến nghị đối với cơ chế,chínhsách (144)
    • 5.2.2 Kiến nghị đối với các cơ quanchứcnăng (145)
    • 5.2.3 Kiến nghị hướng nghiên cứutiếp theo (146)
  • 5.3 Hạn chế củađềtài (146)

Nội dung

Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp cây sen.

Sự cần thiếtnghiêncứu

Tính cấp thiết về mặtlýthuyết

Chuỗi giá trị (CGT) là một trong những chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm ở nhiều thậpkỷqua Nguồn gốc của phân tích CGT xuất phát từ khái niệm “chuỗi” (filière) ở Pháp những năm 1960 và cụm từ

“chuỗi giá trị” (value chain) lần đầu tiên được đề cập bởi Porter (1985) khi phân tích tính cạnh tranh của doanh nghiệp Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu về CGT như phân tích CGT toàn cầu Gereffi & Korzenniewicz (1994), Kaplinsky & Morris (2001); phương pháp phân tích CGT sản phẩm của FAO (2003, 2010); phương pháp liên kết CGT ValueLink của GTZ (2007); cách tiếp cận CGT để nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo (Making Markets Work Better for the Poor -M4P) (M4P,2007).

Mặc dù phân tích CGT có giá trị trong xác định sự phân phối giá trị gia tăng (GTGT) của các tác nhân trong chuỗi, nhiều tác giả (Helmsing & Vellama, 2011; Humphrey & Navas Alemán, 2010) cho rằng công cụ và nội dung phân tích CGT hiện tại chưa làm rõ mối liên kết giữa các yếu tố can thiệp và kết quả Do đó, kết hợp các nội dung phân tích Cấu trúc – Thực hiện – Hiệu quả thị trường (SCP) vào khung CGT để phân tích những cú sốc can thiệp từ bên ngoài và sự phản hồi là cần thiết khi nghiên cứu một thị trường dòng chảy sản phẩm (Copeland atet.,2000) Và ở khía cạnh ngược lại, một số nhà nghiên cứu đồng tình rằng, lồng ghép các yếu tố của khái niệm CGT để chuyển hóa thành một công cụ phân tích một dòng chảy sản phẩm cần yếu tố đơn giản và mang tính liên quan đến phân tích chuỗi, trong đó, SCP được xem là một trong các công cụ phù hợp (Melle, 2007) Tuy nhiên, các nghiên cứu sử dụng kết hợp cách tiếp cận giữa khung phân tích SCP mở rộng với phân tích CGT thì chưa phổ biến Bên cạnh đó, khi phân tích CGT các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào phân tích giá cả, giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi Trong khi đó, các nghiên cứu chưa đi sâu vào phân tích cấu trúc thị trường của chuỗi để xem xét yếu tố nào tác động đến sự vận hành của chuỗi (Copeland atet.,2000).

Do vậy, kết hợp phân tích SCP mở rộng trong phân tích chuỗi giá trị để có đầy đủ cơ sở hơn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cấp CGT dược liệu sen vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là cần thiết Việc kết hợp cách tiếp cận phân tích CGT với phân tích SCP mở rộng giúp giải thích sâu hơn cấu trúc, sự vận hành và kết quả thực hiện thị trường của chuỗi.

Tính cấp thiết về mặtthực tiễn

Cây sen (tên khoa họcNelumbo nucifera) đã từ lâu, rất gần gũi và thân thiết với người dân Việt Nam Hình ảnh hoa sen được coi là biểu tượng cho tinh thần, cốt cách, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt (Đông, 2011) Cây sen còn là thương hiệu, biểu tượng của tỉnh Đồng Tháp, bởi lẽ từ lâu người dân Việt Nam đã có câu ca dao

“Tháp Mười đẹp nhất hoa Sen – Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” Bên cạnh giá trị về thẩm mỹ (sử dụng hoa cắt cành, làm cảnh quan) cây sen còn được dùng làm thực phẩm, mỹ phẩm, thời trang, làm hương liệu, làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, thủ công mỹ nghệ Từ cuống lá của cây sen có thể sản xuất ra tơ sen làm vải lụa chất lượng cao (Bộ Ngoại giao, 2013) Sản phẩm may mặc thủ công được làm từ tơ sen rất được ưa chuộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với các sản phẩm cùng loại làm từ nguyên liệu sợi khác (Loan, 2013) Lá sen, hoa sen, gương sen, cọng sen còn được sấy khô và tạo tác thành các tác phẩm nghệ thuật hay kết hợp du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, vừa thưởng thức ẩm thực từ sen, vừa ngắm những ruộng sen tươi thắm mang lại hiệu quả kinh tếcao.

Sen còn có nhiều giá trị dinh dưỡng, hạt sen và củ sen là những thực phẩm quý, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều nguyên tố vi lượng, các vitamin và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe cho con người (Nguyen, Q., 2001b) Đặc biệt, cây sen còn có giá trị dược tính cao, tất cả các bộ phận của cây sen đều được dùng làm thuốc điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, hạ huyết áp, thổ huyết, di tinh, khí hư, (Bích vàctv.,

2004) Cây sen vừa là thực phẩm tốt sức khỏe, vừa là thảo dược có công dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, đây là sản phẩm rất có tiềm năng đáp ứng xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng hiện tại.

Song song, cây sen còn là loại cây trồng thích ứng tốt với điều kiện biến đổi khí hậu, vừa góp phần cải tạo chất lượng đất và nước, vừa góp phần bảo tồn và phục hồi khả năng hấp thu nước lũ cho khu vực ĐBSCL (IUCN, 2021) Điều này không chỉ thích hợp với chủ trương cơ cấu lại cây trồng, chuyển đổi từ vùng đất trồng lúa kém hiệu quả sangcâytrồng khác có giá trị kinh tế cao hơn; mà còn giúp tái tạo chất lượng đất, nước và trữ nước cho vùng ĐBSCL thích ứng với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đúng theo tinh thần Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 10/CT-TTG về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khíhậu.

Hiện nay, cây sen đã và đang được trồng và phát triển mạnh ở hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước và tập trung nhiều ở ĐBSCL Vùng ĐBSCL có điều kiện khí hậu nhiệt đới, đất phù sa thuận lợi cho cây sen sinh trưởng phát triển tốt Diện tích canh tác sen tại vùng ĐBSCL hơn 3.838 ha vào năm 2020 (Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL, 2020) Người dân vùng ĐBSCL lại cần cù, có nhiều kinh nghiệm trồng và khai thác sen Hình ảnh, thương hiệu cây sen vùng ĐBSCL nói chung, sen Đồng Tháp nói riêng ngày càng phát triển.Uỷban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng nhãnh i ệ u t ậ p t h ể “ s e n T h á p M ư ờ i ” d o C ụ c S ở h ữ u T r í t u ệ t h u ộ c B ộ K h o a h ọ c v à

Công nghệ chứng nhận; đã xác lậpkỷlục về chế biến, công diễn 200 món ăn làm từ sen do Tổ chứcKỷlục Việt Nam (Vietkings) và Liên minhKỷlục thế giới (Worldkings) công nhận; đã đánh giá, phân hạng 27 sản phẩm chế biến từ sen đạt OCOP 3 sao, 4 sao; thành lập Hội Ngành hàng sen Đồng Tháp và đang thực hiện Dự án “Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý Đồng Tháp cho sản phẩm sen”. Giai đoạn 2019-2021, tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã hỗ trợ chiến lược trữ nước vùng ĐBSCL thông qua các Dự án sinh kế dựa vào lũ - mô hình trồng sen Chương trình đã thực hiện với diện tích khoảng 450ha ở 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và lượng nước lũ trữ lại khoảng 6,7 triệu m3 cho vùng ĐBSCL và đã tạo sinh kế cho người dân của 3 tỉnh Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện đề tài

“Nghiên cứu xây dựng mô hình nâng cao hiệu quả sản xuất, sơ chế và bảo quản sen vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An” giúp nông dân có được quy trình sản xuất, sơ chế và bảo quản sen hiệu quả Song song đó, Bộ Y tế cũng quy hoạch cây sen là một trong 100 cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn

2020 – 2030 (Bộ Y tế, 2019) Tỉnh Đồng Tháp ban hành nhiều dự án như: 1) Kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu sen là một trong các nông sản chủ lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025 tại Kế hoạch số 250/KH-UBND ngày 18/8/2021; 2) Dự án mô hình điểm phát triển sản phẩm OCOP - sản phẩm từ sen trên địa bàn huyện Tháp Mười; 3) Đề án phát triển sản phẩm sen Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025 và định hướng tới năm 2030” và 4) Dự án “Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý Đồng Tháp cho sản phẩmsen.

Tuy có nhiều giá trị nhưng đến nay cây sen vẫn chưa được tập trung nghiên cứu một cách hệ thống, việc khai thác công dụng của chúng còn nhiều hạn chế, giá trị cũng như vị thế của cây sen chưa xứng tầm với những gì vốn có thuộc về loài cây này (Đông, 2011) Lợi ích kinh tế và những giá trị mang lại từ cây sen vẫn chưa được như mong muốn bởi một số yếu tố sau: việc sản xuất cây sen đều mang tính tự phát, nhỏ lẻ, bộ giống sen còn ít, năng suất sản phẩm thấp, chất lượng không cao, giống được sử dụng qua nhiều năm bị thoái hóa; Kỹ thuật thu hái, bảo quản, chế biến các sản phẩm của cây sen còn đơn giản; Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm, chuỗi liên kết trong ngành hàng sen chưa được quan tâm đầu tư đúng mức (Đông, Đ V., 2022); Thiếu thông tin thị trường, giá đầu ra của sen biến động lớn giữa các vụ; Sự kém hiệu quả về kỹ thuật canh tác và bệnh thối ngó, chạy dây làm cho năng suất sản suất sen giảm; Bên cạnh đó, trồng sen tốn nhiều công lao động trong thu hoạch (Tiển, N.V, Thông, P.L., 2014) Do vậy hiệu quả kinh tế ngành hàng sen vùng ĐBSCL còn thấp, chưa mang lại giá trị hiệu quả đích thực so với tiềm năng của nó Mặt khác, những công trình kết hợp nghiên cứu tìm hiểu sâu về cấu trúc - thực hiện và kết quả thị trường kết hợp trong phân tích CGT dược liệu sen vùng ĐBSCL cũng còn hạn chế Chính vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp nâng cấp CGT dược liệu sen tại vùng ĐBSCL trở nên rất cần thiết nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh và nhiều thông tin hơn về các sản phẩm từ cây dược liệu sen; tìm ra những rào cản làm cản trở sự phát triển của chuỗi; Từ đó đưa ra cơ sở đề xuất các chiến lược, giải pháp nâng cấp chuỗi cũng như thúc đẩy và phát triển thị trường dược liệu sen trong tương lai cho địa bàn nghiên cứu.

Mục tiêunghiêncứu

Mụctiêuchung

Mục tiêu chung của luận án là xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị dược liệu sen vùng ĐBSCL nhằm nâng cao GTGT toàn chuỗi và thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị dược liệu sen vùng ĐBSCL.

Mục tiêu cụthể

Để đạt được mục tiêu chung của luận án, đề tài tập trung thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu 1: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phân tích chuỗi giá trị và khung phân tích cấu trúc thị trường, thực hiện thị trường và hiệu quả thị trường trong phân tích chuỗi giá trị;

Mục tiêu 2: Phân tích CGT sản phẩm gương sen lụa tại vùng ĐBSCL;

Mục tiêu 3: Phân tích cấu trúc thị trường, thực hiện thị trường và hiệu quả thị trường sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL;

Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp nâng cấp CGT sản phẩm gương sen lụa ở vùng ĐBSCL.

Câu hỏinghiêncứu

Trong luận án này, các câu hỏi nghiên cứu cần tập trung giải quyết như sau:

Câu hỏi 1: Sự phân phối GTGT giữa các tác nhân tham gia CGT sản phẩm gương sen lụa như thế nào? Vai trò, chức năng và mối liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi thế nào? Những rủi ro và quản lý rủi ro của các tác nhân ra sao? Các cơ chế, chính sách có tác động như thế nào đối với chuỗi?

Câu hỏi 2: Cấu trúc thị trường CGT sản phẩm gương sen lụa gồm có các tác nhân nào tham gia, mức độ khác biệt sản phẩm ra sao, các rào cản thị trường như thế nào? Thực hiện thị trường và hiệu quả thị trường sản phẩm gương sen lụa tại ĐBSCL như thế nào?

Câu hỏi 3: Cần có chiến lược, giải pháp gì để nâng cấp CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL?

Đối tượngnghiêncứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là phân tích GTGT được tạo ra ở từng tác nhân và sự phân phối GTGT; cấu trúc thị trường CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL Đặc biệt, nghiên cứu tập trung vào các giải pháp nâng cao thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi và giải pháp phát triển thị trường sản phẩm gương sen lụa tại vùng ĐBSCL.

Theo cách tiếp cận CGT, đối tượng khảo sát của luận án sẽ là các tác nhân tham gia CGT sản phẩm gương sen lụa khu vực ĐBSCL: nhóm tác nhân sản xuất (nông dân), nhóm tác nhân thực hiện chức năng chế biến (cơ sở sơ chế và doanh nghiệp chế biến), nhóm tác nhân thực hiện chức năng thương mại (thương lái, bán buôn, bán lẻ) và các tác nhân giữ vai trò hỗ trợ chuỗi (UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, SởKhoa học và Công nghệ, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư các tỉnh ĐồngTháp, An Giang, Long An, Đại học Cần Thơ, Tổ chứcIUCN).

Phạm vinghiêncứu

Phạm vinộidung

Sen là một sản phẩm nông nghiệp có giá trị dược tính cao, sản phẩm thu hoạch đa dạng (gương sen, hoa sen, lá sen, ngó sen, củ sen), có 27 sản phẩm chế biến từ sen được phân hạng sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao Trong số các sản phẩm từ sen thì gương sen lụa là sản phẩm thu hoạch chủ yếu của cây sen vùng ĐBSCL và trong số các sản phẩm chế biến từ gương sen lụa như hạt sen lụa, tim sen, hạt sen sấy, sữa sen, rượu sen và trà tim sen Trà tim sen có thể được xem là sản phẩm có công dụng dược liệu từ sen nhưng chưa phát triển rộng rãi.

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao GTGT cho từng tác nhân, nâng cao lợi nhuận chuỗi sản phẩm gương sen lụa ở vùng ĐBSCL thông qua phân tích CGT và nghiên cứu cấu trúc, sự vận hành và kết quả thực hiện của thị trường sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL mà điển hình là 03 tỉnh Đồng Tháp, Long An và An Giang Trong phạm vi nghiên cứu này, luận án nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nội dungsau:

Nội dung 1: Phân tích hoạt động của các tác nhân, phân tích GTGT và sự phân phối GTGT giữa các tác nhân trong chuỗi.Trong phần này, luận án sẽ tìm hiểu và phân tích bản chất, đặc điểm, vai trò, các mối tương quan của các tác nhân tham gia chuỗi; phân tích GTGT và sự phân phối GTGT giữa các tác nhân trong chuỗi; vai trò, chức năng và mối liên kết giữa các tác nhân tham gia CGT sản phẩm gương sen lụa tại khu vựcĐBSCL.

Nội dung 2: Phân tích cấu trúc thị trường, thực hiện thị trường và hiệu quả thị trường sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL.Trong nội dung này, luận án sẽ xác định cấu trúc thị trường, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận hành của thị trường và đánh giá hiệu quả thực hiện thị trường của từng tác nhân trong CGT sản phẩm gương sen lụa tại khu vựcĐBSCL.

Nội dung 3: Đề xuất các chiến lược nâng cấp CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL nhằm gia tăng thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi.Trong phần này, luận án sẽ kết hợp kết quả phân tích kinh tế chuỗi gương sen lụa, phân tíchSCP mở rộng và phân tích rủi ro chuỗi, phân tích các chính sách có liên quan, phân tích ma trận SWOT và tham vấn các chuyên gia để làm cơ sở khoa học đưa ra các giải pháp nâng cấp CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL một cách bềnvững.

Phạm vikhônggian

Địa bàn nghiên cứu được chọn theo hai tiêu chí là diện tích và sản lượng Căn cứ báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) các tỉnh ĐBSCL, các tỉnh có diện tích và sản lượng sen nhiều nhất khu vực ĐBSCL được chọn nghiên cứu là Long An (diệnt í c h 2 7 2 9 h a , s ả n l ư ợ n g 6 9 2 7 t ấ n ) , A n G i a n g ( d i ệ n t í c h 1 6 1 8 h a , s ả n l ư ợ n g

2.592 tấn) và Đồng Tháp (diện tích 892 ha, sản lượng 2.115 tấn) Trong đó, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An là huyện trồng sen lớn nhất tỉnh (chiếm 63,3%); huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp được Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học Công nghệ cấp chứng nhận nhãn hiệu Sen Tháp Mười và là huyện trồng sen lớn nhất tỉnh Đồng Tháp (chiếm 37%); huyện Tân Châu, tỉnh An Giang là huyện trồng sen lớn nhất tỉnh An Giang (chiếm 29,2%) được chọn làm địa bàn tập trung nghiên cứu đối với đối tượng nông hộ sản xuất sen thu hoạch gương senlụa.

Các tác nhân còn lại trong CGT được chọn theo phương pháp liên kết CGT củaGTZ (2007): thương lái, doanh nghiệp sơ chế, chế biến ở một số tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, người bán buôn, bán lẻ ở nhiều địa bàn khác nhau.

Phạm vithờigian

Các số liệu thứ cấp liên quan đến tổng quan kinh tế-xã hội và tình hình sản xuất cây sen vùng ĐBSCL được thu thập để phân tích trong giai đoạn từ 2014 đến 2020.

Các số liệu sơ cấp được thu thập tập trung vào vụ sản xuất hè thu năm 2018.Theo cách tiếp cận CGT, thời gian nghiên cứu theo từng tác nhân sẽ được bố trí theo phương pháp liên kết CGT của GTZ (2007).

Đóng góp củaluậnán

Những đóng góp về mặtlýluận

Thứ nhất, luận án kế thừa thành quả của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về cách tiếp cận, phương pháp phân tích, nội dung phân tích và hàm ý chính sách nâng cấp chuỗi giá trị Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Thứ hai, các nghiên cứu về CGT trong và ngoài nước được thực hiện theo nhiều cách tiếp cận khác nhau như cách tiếp cận CGT của Kaplinsky & Morris (2001), phương pháp liên kết CGT ValueLink của GTZ (2007), nâng cao thị trường chon g ư ờ i nghèo (M4P, 2007) Các nghiên cứu có thể sử dụng một cách tiếp cận hoặc kết hợp nhiều cách tiếp cận trong phân tích CGT các mặt hàng nông sản nói chung, dược liệu nói riêng Tuy nhiên các nghiên cứu sử dụng kết hợp cách tiếp cận khung phân tíchSCP với phân tích CGT thì chưa phổ biến, đặc biệt là trong phân tích CGT dược liệu nói chung cũng như phân tích CGT sản phẩm gương sen lụa nói riêng Các nghiên cứuCGT trước đây chỉ tập trung phân tích giá cả, GTGT và lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi nhưng chưa đi vào phân tích sâu các tác nhân tham gia, mức độ khác biệt sản phẩm và phân tích các rào cản thị trường trong cấu trúc thị trường cũng như cách tiếp cận thông tin thị trường, cơ sở hình thành giá và các kênh phân phối trong thực hiện thị trường CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL Do vậy nghiên cứu sẽ kế thừa và kết hợp cách tiếp cận phân tích CGT của GTZ (2007) và SCP mở rộng của Figueirêdo Junior vàctv.(2014) để có đầy đủ cơ sở hơn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cấp CGT sản phẩm gương sen lụa nói riêng, CGT dược liệu sen vùng ĐBSCL nói chung.

Những đóng góp về mặtthực tiễn

ĐBSCL là khu vực canh tác sen lớn nhất của cả nước Hình ảnh, thương hiệu cây sen vùng ĐBSCL nói chung, sen Đồng Tháp nói riêng ngày càng phát triển thông qua việc: 1) Cục Sở hữu Trí tuệ đã công nhận nhãn hiệu tập thể “sen Tháp Mười”; 2)

Tổ chứcKỷlục Việt Nam và Liên minhKỷlục thế giới đã xác nhận kỷ lục về chế biến, công diễn 200 món ăn làm từ sen; 3) Có 27 sản phẩm chế biến từ sen đạt OCOP 3, 4 sao; và 4) Thành lập Hội Ngành hàng sen Đồng Tháp Vì vậy khi thực hiện đề tài sẽ có những đóng góp để phát triển bền vững ngành hàng sen vùng ĐBSCL, cụ thể nhưsau:

Thứ nhất, kết quả phân tích sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL Từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn của các tác nhânđểcócácbiệnphápkhắc phục nhằmnângcaothunhậpchocáctácnhântrongchuỗi.

Thứ hai, các giải pháp nâng cấp CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng để lãnh đạo Bộ NN&PTNT, UBND và Sở NN&PTNT các tỉnh khu vực ĐBSCL cũng như các đơn vị liên quan và các tổ chức phi chính phủ xây dựng kế hoạch hành động, hỗ trợ và phát triển ổn định CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL.

Chương 1 giới thiệu những vấn đề cơ bản của luận án, cho thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu về CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL Cây sen có rất nhiều giá trị, giá trị về văn hóa, ẩm thực, dinh dưỡng, nghệ thuật, giá trị kinh trị tế cao, giá trị về dược liệu và còn là cây trồng góp phần cải tạo đất, nước và tích trữ nước ngọt cho vùng ĐBSCL trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề trong sản xuất và tiêu thụ cây sen, như thiếu thông tin thị trường, giá cả không ổn định, thiếu sự liên kết hữu cơ giữa các tác nhân, kỹ thuật canh tác, chế biến còn đơn giản, sự phân bổ lợi nhuận giữa các tác nhân trong CGT cây sen còn nhiều bất cập Do vậy, luận án đã kết hợpphân tích SCP mở rộng với phân tích CGT để có đầy đủ cơ sở hơn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cấp CGTsản phẩm gương sen lụavùng ĐBSCL.Luận án cũng xác định mục tiêu chung và 05 mục tiêu cụ thể; phạm vi và đối tượng nghiên cứu; các câu hỏi nghiên cứu và những đóng góp của luận án Chương 1 chủ yếu giới thiệu những vấn đề mang tính đề dẫn cho phần phân tích và nội dung trao đổi ở các chươngsau.

Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Cơ sởlýluận

Tổng quanvềchuỗi

2.1.1.1 Lý luận về chuỗi giátrị

Chuỗi giá trị là một trong những chủ đề được nhiều học giả, nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm trong nhiều thập kỷ qua nhằm đưa sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp.

Khái niệm về chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị của một sản phẩm là hàng loạt những hoạt động cần thiết để tạo ra một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng, thông qua những giai đoạn sản xuất khác nhau, cho tới khâu phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky, 1999; Kaplinsky & Morris, 2001).

Lộc (2016) cho rằng, CGT theo nghĩa hẹp là một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định Các hoạt động này cóthểbao gồm giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi, v.v Tất cả những hoạt động này trở thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu dùng Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng Nói cách khác, CGT theo nghĩa hẹp là các hoạt động trong cùng một tổ chức hay một công ty theo khung phân tích của Porter (1985) Theo nghĩa rộng, CGT là một tập hợp những hoạt động do nhiều người khác nhau tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, người thu gom, nhà chế biến, công ty, người bán sỉ, người bán lẻ, v.v) để sản xuất ra một sản phẩm sau đó bán cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (phương pháp tiếp cận toàncầu).

Sơ đồ chuỗi giá trị Để phân tích CGT, trước hết là lập sơ đồ chuỗi Để lập sơ đồ chuỗi, đầu tiên là xác định các tác nhân, sau đó là dòng sản phẩm bắt nguồn từ trong chuỗi bao gồm nhà cung cấp đầu vào, sản xuất, chế biến và các hoạt động tiếp thị Mục tiêu để minh họa tổng thể cỏc tỏc nhõn trong chuỗi và cỏc dũng sản phẩm liờn quan (Faòe et al., 2009).

Tác nhân trong chuỗi giá trị

Theo Viện đào tạo doanh nhân Việt (2013), tác nhân là những người tham gia thực hiện những chức năng cơ bản của CGT Chẳng hạn như các nhà cung cấp đầu vào, nông hộ, người thu gom, sơ chế, chế biến, người bán sỉ, người bánlẻ.

Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu hay cùng một hoạt động (GTZ, 2011) Khi các thành viên thực hiện liên kết ngang sẽ mang lại các lợi ích như: giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của nhóm, có thể đảm bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng thông qua việc ký hợp đồng đầu ra, sản xuấtquymô lớn Qua đó, giúp các thành viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững Để hỗ trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững, việc tổ chức lại sản xuất, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trong đó hợp tác xã là nòng cốt theo Nghị quyết số 20- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương là một vấn đề cấp bách (Ban Chấp hành Trung ương,2022).

Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi (GTZ, 2011) Đây là hình thức liên kết phổ biến trong CGT nông sản tại Việt Nam Liên kết dọc là quan hệ tất yếu hình thành trong quá trình phát triển các CGT nông sản (Khai, 2011) và giúp giảm chi phí của các tác nhân tham gia trong chuỗi Hiện nay, liên kết dọc thông qua hình thức hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo vệ bởi luật pháp nhà nước, tất cả các tác nhân đều biết được các thông tin về sản lượng, tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, cơ chế thưởng phạt giữa hai bên nhằm sản xuất đáp ứng đúng nhu cầu thị trường Phân tích chuỗi cũng như phân tích các liên kết trong CGT để tìm ra những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, từ đó có thể đề xuất các giải pháp khắc phục giúp sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát triển bền vững(FAO,2013).Để thúc đẩy liên kết dọc phát triển bền vững, Nghị định số98/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là một đòn bẩy, tạo điều kiện phát triển liên kết dọc và nhấn mạnh vaitròquantrọngcủaliênkếtdọcvàhợp đồngtiêuthụnôngsản(Chínhphủ,2018).

Lộc & Son (2016) cho rằng GTGT dùng để chỉ giá trị tăng thêm được tạo ra ở mỗi giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất Một trong những mục tiêu của phân tích CGT là đề xuất các giải pháp khả thi nhằm tăng GTGT của mỗi tác nhân cũng như của toàn bộ CGT.

Những tác nhân hỗ trợ chuỗi

Theo Viện đào tạo doanh nhân Việt (2013), người hỗ trợ CGT là những người tạo điều kiện giúp chuỗi phát triển như chính quyền địa phương các cấp, viện, trường và những dịch vụ hỗ trợ đại diện cho lợi ích chung của các chủ thể trong chuỗi.

Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào công việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm từ người cung cấp đầu vào đến người mua cuối cùng Tất cả những tổ chức, cá nhân tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh Những thành viên nằm giữa người cung cấp đầu vào và người tiêu dùng cuối cùng (nếu có) được gọi là các trung gian phân phối (Kotler & Armstrong,2011).

Phân tích kinh tế chuỗi giá trị

Phân tích kinh tế chuỗi là việc xác định sản lượng, chi phí, giá bán, lợi nhuận và GTGT của các tác nhân tại các khâu trong chuỗi nhằm đánh giá năng lực, hiệu suất vận hành của chuỗi Theo GTZ (2007) đưa ra một số khái niệm và cách tính các tiêu chí phân tích kinh tế CGT nhưsau:

- Chi phí trung gian/đầu vào của mỗi tác nhân: là giá mua sản phẩm của chính tác nhân đó Đối với người sản xuất ban đầu (nông dân) thì chi phí trung gian là chi phí đầu vào dùng để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm (giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật); còn tất cả các chi phí còn lại của nông dân là chi phí tăngthêm.

- Chi phí tăng thêm của mỗi tác nhân: là toàn bộ chi phí còn lại ngoài chi phí trung gian của mỗi tác nhân như: lao động nhà/thuê, khấu hao, nhiên liệu, chi phí vận chuyển, liên lạc,v.v.

- Tổng chi phí của mỗi tác nhân: là chi phí trung gian/đầu vào cộng với chi phí tăngthêm.

- Giá trị: là giá bán sản phẩm của mỗi tác nhân (đã quy đổi ra cùng hình thái sản phẩm cho tất cả các khâu trongCGT).

- GTGT trong từng tác nhân: là chênh lệch giữa giá bán và chi phí trung gian (hay chi phí đầu vào đối với người sản xuất ban đầu – nôngdân).

- GTGT giữa hai tác nhân: là chênh lệch giá bán sản phẩm giữa hai tácnhân.

- GTGT thuần (GTGTT) (lợi nhuận): là giá bán trừ đi tổng chi phí hay bằng GTGT trừ đi chi phí tăngthêm.

- Phân bổ GTGT thuần trong chuỗi: là phần trăm lợi nhuận của mỗi tác nhân trong chuỗi (tổng lợi nhuận chuỗi là100%).

- Doanh thu của mỗi tác nhân (DT): là số tiền mà mỗi tác nhân thu được trong việc bán sản phẩm của mình được xác định bằng giá nhân với sảnlượng.

- Thu nhập của mỗi tác nhân: là số tiền tác nhân nhận được sau khi đã trừ các khoản chi phí (không bao gồm chi phí lao độngnhà).

- Lợi nhuận của mỗi tác nhân: là số tiền mà tác nhân trong chuỗi nhận được do quá trình sản xuất, kinh doanh của mình sau khi đã trừ đi các khoản chi phí đầu tư ban đầu (bao gồm chi phí lao độngnhà).

Tổng quanvềmô hìnhcấutrúc–vậnhành–kếtquảthịtrường(SCP)

2.1.2.1 Mô hình cấu trúc – vận hành – kết quả thịtrường

CáchtiếpcậnmôhìnhSCP(MarketStructure–Conduct–Performance)khởinguồntừ lý thuyết Tổ chức Công nghiệp (Industrial Organization Theory) được sử dụng để nghiên cứu về ngành hàng Mô hình này môtảvà chỉ ra những thay đổi trong cấu trúc thị trường dẫn đến những hành vi thực hiện các hoạt động thị trường của nhà sản xuất và cuối cùng sẽ dẫn đến những thay đổi trong kết quả thực hiện thị trường, như giá cả,chất lượng sản phẩm, GTGT của sản phẩm, sản phẩm mới Những thay đổi trong cấu trúc thị trường có khả năng tác động trực hoặc gián tiếp đến kết quả thựchiện thị trường thông qua các hoạt động thực hiện thị trường Ngoài ra, bản thân các hoạt động thị trường cũng có khả năng tương tác với nhau để dẫn đến những thay đổi trong kết quả thực hiện thị trường Một sự thay đổi trong cấu trúc thị trường có thể tác động đến một hoặc nhiều hoạt động thị trường Tương tự, một hoạt động thị trường được thực hiện có thể làm ảnh hưởng đến một hoặc nhiều kết quả thị trường khác nhau.

Cách tiếp cận theo cấu trúc thị trường SCP được phát triển đầu tiên bởi Mason năm 1930 (Weiss J, 2001) Mô hình SCP trở thành một trong những cách tiếp cận để nghiên cứu các tổ chức công nghiệp Mô hình SCP đề cập các quan hệ nhân quả giữa các yếu tố cấu trúc, thực hiện và hiệu quả của các tổ chức doanh nghiệp trong thị trường Theo Tirole (1988) dựa trên hai lý thuyết: tổ chức công nghiệp (Industrial Organization) và lý thuyết giá (Price Theory) Các lý thuyết tổ chức công nghiệp đề cập mức độ hội nhập theo chiều dọc, sự tham gia của chính phủ, cơ cấu chi phí và đa dạng hóa trong việc kiểm soát hoạt động của tổ chức doanh nghiệp Dựa trên lý thuyết tổ chức công nghiệp, cấu trúc của một thị trường có ảnh hưởng đến chiến lược của một tổ chức, doanh nghiệp (Raible, 2013) Theo Ramsey (2001), SCP là cách tiếp cận tốt nhất để mô tả các hoạt dộng của doanh nghiệp trong quy tắc của thị trường hơn là chỉ tập trung vào các thành phần bên trong Dựa vào lý thuyết về giá, SCP đề cập đến giá là kết quả của mối quan hệ giữa các lực lượng cung và cầu Ba khía cạnh được tập trung là: (i) mức độ tập trung của người bán và người mua; (ii) mức độ khác biệt hóa sản phẩm; (iii) điều kiện hội nhập (Weber,2012).

Trong khung phân tích theo cách tiếp cận SCP, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đề cập đến ba thành phần chức năng: “cấu trúc” (sản phẩm, các tác nhân), “thực hiện” (sự tương tác giữa các tác nhân) và cuối cùng là “hiệu quả” (liên quan đến các tiêu chí như hiệu quả và khả năng đáp ứng thị trường) (van Melle, 2007) Các yếu tố chính của khung phân tích SCP được trình bày ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các yếu tố theo phương pháp tiếp cận SCP

Yếu tố cấu trúc Yếu tố thực hiện Yếu tố hiệu quả

- Cản trở gia nhập vàrakhỏingành

- Sự tham gia củangườimua và ngườibán

- Sự thích hợp của sản phẩmliênquanđến thị hiếu của kháchhàng

- Hiệu quả của dịch vụ cungứng

+ Tỉ lệ lợi nhuận liên quanđếnchênhlệch biên giữa giá và chi phímarketing + Phân tích chi phí giao dịch(tìmkiếm thị trường, thương lượng và kýhợp đồng) + Phân tích khác biệt về giá vàgiao động về giá theo thờivụ + Tham gia thịtrường

- Phân tích sự năng động của thịtrường

Mô hình SCP là một trong những khung tiếp cận chuẩn mực được áp dụng trong phân tích thị trường (Egdell, 2000) Trong đó, thành tố đầu tiên muốn nói đến số lượng và quy mô của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng, sự khác biệt sản phẩm, các rào cản xuất, nhập ngành Thành tố này được xác định bởi những đặc tính tổ chức của thị trường Những đặc tính này tác động đến bản chất cạnh tranh và hành vi giá cả trong thị trường Thành tố thứ hai liên quan đến cơ chế phối hợp của thị trường và chính sách giá cả được áp dụng bởi các tác nhân trong chuỗi cung ứng Cả hai thành tố này theo nghiên cứu của Craene et al (1995) có thể tác động đến kết quả thị trường, cái đo lường mối quan hệ giữa giá cả và sản lượng, cũng như đo lường hiệu quả của việc cải tiến và đầu tư, đặc biệt trong nghiên cứu và phát triển Một cách cụ thể hơn, theo Gronhaug et al (1984) cho rằng cấu trúc ngành đề cập đến những vấn đề bán hàng, việc làm,kỹthuật, tình trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp, và đứng ở tầm vĩ mô nó đề cập đến vấn đề phân phối nguồn lực, vị trí địa lý và mô tả ngành Còn thành tố thứ hai – thực hiện thị trường – theo Jasjko et al (1999) sẽ liên quan đến việc xác định hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp và dính líu đến thông tin thị trường, đầu tư, những hệ thống cải tiến chất lượng, khung pháp lý và môi trường vĩ mô ổn định Cuối cùng, thành tố thứ ba – hiệu quả thị trường – theo Delome et al (2002), liên quan đến những nỗ lực để tối đa hóa phúc lợi của người tiêu dùng bởi việc tạo ra những sản phẩm với mức chi phí thấp hơn, sự phân phối hợp lý của những sản phẩm giữa những người tiêu dùng có nhu cầu khác nhau, cũng như thông qua những cải tiến chất lượng, việc đa dạng hóa sản phẩm, kỹ thuật, sự ổn định trong giá cả và việclàm.

2.1.2.2 Ứng dụng mô hình SCP vào phân tích chuỗi giátrị

Phân tích CGT được nhiều học giả, tổ chức nghiên cứu ứng dụng để xác định cơ hội phát triển cho địa phương Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát triển vẫn đang tìm cơ sở vững chắc hơn cho chiến lược phát triển CGT, đặc biệt trong trường hợp ứng dụng CGT để nghiên cứu sự can thiệp nhưkỳvọng giảm nghèo Các bằng chứngnàyvẫn chưa thể hiện được kết quả rõ ràng trong các nghiên cứu CGT (Coronado et al., 2010). Theo đó, ứng dụng mô hình SCP để kết nối các chiến lược của CGT (sản phẩm, thị trường, công nghệ và quản trị lựa chọn) với các kết quả liên quan đến mục đích phát triển địa phương đã được đề cập trong thời gian gần đây (Match Maker Associates Ltd.,2012).

Phân tích CGT hiện tại chưa làm rõ mối liên kết giữa các yếu tố can thiệp và kết quả (Helsming & Vellema, 2011; Humphrey & Alemán, 2010) Nhiều sự nỗ lực đã được thực hiện để cải tiến công cụ đánh giá tác động của sự can thiệp khi: CGT được xem là một hệ thống thị trường phức tạp với nhiều khó khăn và giải pháp tiềm năng; sự thay đổi trong một phần của chuỗi ảnh hưởng đến các bộ phận khác của chuỗi(Campbell, 2013) Ứng dụng SCP trong phân tích CGT giúp các nhà nghiên cứu có thể đánh giá tổng hợp cấu trúc, thực hiện và hiệu quả từ quan điểm CGT, tạo thuận lợicho

GTGT Việc làm phẩm Giá cả Xúc tiến Kênh phân phối Công nghệ sản xuất Phát triển sản phẩm

Liên kết dọc/ngang Liên kết mạng

Sự tập trung Dịch vụ hỗ trợ

Doanh thu Giá cả -Thịtrườngsản

Dòng chảy chuỗi giá trị của một địa phương, vùng, quốc gia

Mức độ tập trung của khách hàng/nhà cung cấp

Cơ sở hạ tầng việc theo dõi của các can thiệp từ bên ngoài Junior et al (2014) đã đề xuất khung nghiên cứu tích hợp mô hình SCP trong phân tích CGT (Hình 2.3).

Hình 2.3: Khung nghiên cứu tích hợp SCP trong chuỗi giá trị

(Nguồn: de Figueirêdo Junior et al., 2014)

Khung nghiên cứu tích hợp SCP trong CGT là cần thiết để kết hợp phân tích những cú sốc can thiệp từ bên ngoài và sự phản hồi đối với một dòng chảy một sản phẩm (Melle, 2007; Copeland et al., 2000).

Thực tế, phân tích CGT chăn nuôi gia cầm tại Malaysia (Umar Mu’azu

&ctv,.2013) đã chỉ ra việc ứng dụng các yếu tố cấu trúc – sự vận hành – hiệu quả thị trường có kèm phân tích các cú sốc can thiệp từ bên ngoài lên toàn bộ sự vận hành của chuỗi nhằm tìm kiếm các giải pháp phát triển thị trường theo hướng tự do hóa và cải thiện các chính sách nông nghiệp Đồng quan điểm ứng dụng mô hình SCP trong phân tích CGT, Melle vàctv.(2007) cho thấy CGT xoài ở Benin đang có nhiều khó khăn liên quan đến sản xuất,kỹthuật sau thu hoạch, chất lượng sản phẩm và tiếp thị Ngoài ra hậu cần, chủ yếu là hạn chế giao thông làm suy yếu khả năng cạnh tranh của CGT xoài Không có thông tin thị trường chính thức và tổ chức/phối hợp giữa cung và cầu sản phẩm Các tác giả đề xuất giải pháp nâng cao CGT xoài là hướng vào thị trường quốc tế và thị trường sinh thái bền vững nếu thực hành sản xuất tốt đượcp h á t t r i ể n

Ngoài ra khả năng kinh doanh của thương nhân phải được xây dựng, việc tạo ra các nhà sản xuất xoài và các tổ chức của thương nhân tham gia chuỗi cần được hỗ trợ và hệ thống thông tin thị trường hiệu quả nên được đưara.

Một vài công trình nghiên cứu khác về cấu trúc và sự vận hành của CGT, Khai và ctv (2011) sử dụng phương pháp tiếp cận CGT của GTZ, ACDI/VOCA, và M4P cùng với phương pháp luận về phân tích ngành hàng của FAO (2005) trong nghiên cứuCGT dừa Bến Tre Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các tác nhân tham gia trong CGT và khả năng tạo ra công ăn việc làm, thu nhập, đóng góp kinh tế cho địa phương của một số sản phẩm chủ lực từ cây dừa.Nghiên cứu cho thấy ngành dừa Bến Tre tạo ra nguồn lực kinh tế với GTGT rất lớn,đồng thời chuỗi cũng tạo ra hơn 60.000 việc làm trực tiếp trong các lĩnh vực trồng trọt,chế biến, vận chuyển và thương mại dừa.

Tổng quan vềdược liệu

liệu Khái niệm về dượcliệu

Theo sự phát triển của con người, việc khám phá, khai thác và sử dụng các loại cây dược liệu ngày càng phát triển Thực tế, việc tổng hợp những hợp chất nhân tạo dùng trong y học là điều có thể thực hiện,tuynhiên, việc làm này nhiều khi chưa hiệu quả và mang lại giá thành cao Do đó, việc khai thác các loại cây dược liệu đóng một vai trò quan trọng trong nền y học và có thể khắc phục được những nhược điểm từ các loại thuốc tổng hợp Khái niệm dược liệu đã được quy định tại điều 2 mục 5, Luật dược 105/2016/QH13, theo đó, dược liệu được hiểu là những nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làmthuốc.

Theo Chi (1991), cây dược liệu là những loài thảo dược có ích, bồi dưỡng cơ thể của con người, đem lại sự thăng bằng cho cơ thể Theo Đức (1997), dược liệu Việt Nam rất phong phú, gồm phần chính là cỏ cây và một phần nhỏ là động vật, khoáng chất Như vậy, cây dược liệu là thảo dược có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, đảm bảo tiêu chuẩn làm nguyên liệu để chữa bệnh cho conngười.

Lịch sử phát triển dược liệu

Lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam đã được hình thành cùng với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam Bắt đầu bằng việc đi tìm thức ăn, tổ tiên đã tiếp xúc với cỏ cây, hoa lá, chim muông, đất đá Thông qua việc sử dụng cỏ cây của dã thú và bản năng con người mà con người đã phát hiện được nhiều loại cây ăn được và nhiều loại cây quý để trị bệnh Những kinh nghiệm được tích lũy qua bao đời đấu tranh liên tục với thiên nhiên và bệnh tật đã góp phần giữ gìn sức khỏe và bảo vệ sự tồn tại của giống nòi suốt 4.000 năm lịch sử(Bíchvàctv., 2004).Các danh y từ nhiều thế hệ đã thừa kế kinh nghiệm của ông cha, qua nhiều thời đại kế tiếp nhau đã đúc kết những kinh nghiệmthựctiễnvềphòngbệnh,chữabệnh,vềviệcsửdụngnguồndượcliệutron g nước làm thuốc chữa bệnh Tiêu biểu có những công trình biên soạn lưu truyền như Nam dược thần hiệu (Tĩnh, 1761) cùng với bộ sách Hải thượng y tông tâm lĩnh, v.v.

Trong thời kháng chiến chống Pháp việc chữa bệnh ở hậu phương dùng thuốc nam là chính Các Sở Bào chế các Liên khu đã phối hợp thuốc nam trong việc bào chế tân dược để phục vụ bộ đội ở tiền tuyến Sau Cách mạng tháng 8/1945, y dược học cổ truyền được đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Y tế, cùng với y học hiện đại chăm lo sức khỏe nhân dân Sau hòa bình lập lại ở Miền Bắc, nhiều tổ chức về y dược học dân tộc được hình thành trong ngành ytếnhư: Hội Đông y Việt Nam (nay là Hội y học cổ truyền Việt Nam), Viện nghiên cứu Đông y (nay là Viện Y học cổ truyền Việt Nam) và Viện Dượcliệu.

Từ sau khi miền Nam được giải phóng Y dược học dân tộc đã phát triển ở khắp cả nước Nhiều công trình biên soạn giảng dạy, nghiên cứu khoa học y dược, trị bệnh bằng thuốc theo y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đã được tổng kết và có tác dụng tăng cường khả năng bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Theo thống kê của Viện Dược liệu, nước ta đã phát hiện và sử dụng 1863 loài cây thuốc thuộc 238 họ thực vật Cùng với các nguồn thuốc động vật, khoáng chất, nguồn thuốc thực vật là kho tàng dược liệu phong phú, vô tận, đã bảo vệ đắc lực sức khỏe của nhân dân, đem lại sự phát triển của dân tộc ngày càng phồn thịnh (Bích và ctv., 2004) Cho đến nay, Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) và Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ XVIII) cùng với những danh y khác đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam nói chung và việc sử dụng cây dược liệu làm thuốc trị bệnh nói riêng phát triển qua nhiều thếhệ.

Việt Nam vốn được đánh giá là nước có nguồn dược liệu tự nhiên phong phú và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc Đất đai và khí hậu phù hợp với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý xuất xứ từ các nguồn khác nhau.Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cây dược liệu nuôi trồng đang bị thu hẹp hoặc phát triển một cách tự phát mất cân đối Sự giảm sút nguồn dược liệu có nhiều nguyên nhân, có thể chủ quan lẫn khách quan như chiến tranh, sự khai thác tràn lan, trình độ nhận thức con người còn hạn chế nhất là tại vùng miền núi nơi có nhiều tài nguyên sinh vật Hơn nữa trước yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội, đời sống chúng ta đang phải đối mặt mâu thuẫn giữa cung và cầu, bảo tồn và khai thácsửdụng nguồn tài nguyên quý giá này Khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên sinh vật nói chung và nguồn cây dược liệu nói riêng đang là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu Bởi vì bảo vệ tài nguyên sinh vật là chúng ta đang bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường, bảo vệ chính chúng ta về sức khỏe, kinh tế, văn hóa.Hơn nữa, phát triển dược liệu trong giai đoạn tới cũng mở ra cơ hội rất lớn cho việc giaothương, thamgia thịtrườngquốctếvềdượcliệuvàdượcphẩmcónguồngốctựnhiên.

Tất cả các bộ phận của cây sen đều được dùng để làm thuốc, thuộc nhóm an thần theo danh mục vị thuốc ban hành kèm quyết định số 03/20005/QĐ - BYT ngày 24/1/2005 của Bộ Y Tế Củ sen làm thuốc bổ, nấu ăn trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, bột củ sen dùng đắp lên da trị bệnh dời ăn và các bệnh về da, ngoài ra còn có tác dụng cầm máu, điều kinh, chảy máu cam Lá sen có tính hàn, lợi tiểu và cầm máu, lá được dùng để điều trị các bệnh như tiêu chảy, say nắng, sốt cao, tiểu gắt, bệnh phong Lá sen cũng sử dụng phổ biến ở Trung Quốc và Nhật Bản để thanh nhiệt trong mùa nắng và chống bệnh béo phì Trong giảm cân, nước từ lá sen giúp hạn chế hấp thu chất béo và carbohydrate, kích thích tiêu thụ năng lượng Hoa sen được nấu uống trị bệnh tim, co thắt vùng bụng, cầm máu Cuống hoa được dùng trong cầm máu, viêm loét dạ dày, nhụy hoa có tác dụng bổ thận Tâm sen có tác dụng an thần, trị mất ngủ, sốt cao, thần kinh căng thẳng, cao huyết áp Gương sen còn chứa protein, carbohydrate sử dụng để cầm máu, trị lo âu, tim đập nhanh, sốtrét.

Gần đây, xu hướng khai thác và sử dụng cây dược liệu ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng và góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng Đối với ngành hàng sen tại ĐBSCL hiện nay, nhiều sản phẩm dược liệu từ sen cũng đã được hình thành như trà tim sen, trà hoa sen, trà lá sen Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là khai thác sao cho vừa có lợi cho người trồng đồng thời gia tăng giá trịchocây sen nói chung và sản phẩm dược liệu từ sen nóiriêng. Đặc điểm chuỗi giá trị dược liệu sen

Sản phẩm của chuỗi giá trị sen lụa vùng ĐBSCL chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội địa Nông dân mua giống sen từ nông dân trồng sen khác và mua phân, thuốc bảo vệ thực vật từ đại lý vật tư nông nghiệp địa phương Sau khi thu hoạch sen lụa, nông dân bán sản lượng gương sen tươi cho các thương lái hoặc cơ sở sơ chế Các cơ sở sơ chế sau khi sơ chế tách gương sen lụa thành hạt sen lụa và tim sen Hạt sen lụa và tim sen sau khi sơ chế sẽ được bán một phần cho các tiểu thương tại chợ đầu mối Bình Điền; phần còn lại cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến thành phẩm như trà tim sen, hạt sen sấy, sữa sen và rượusen.

Đặc điểm địa bànnghiêncứu

Khái quát vùngĐBSCL

ĐBSCL giữ vị thế hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và trong giao thương với các nước ASEAN, Tiểu vùng sông Mê Công; là vựa lúa, trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước; đóng góp 31,37% GDP toàn ngành nông nghiệp với hơn 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% lượng trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu; đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu (Thủ tướngChínhphủ,2022).ĐBSCLcótỷtrọngkinhtếnôngnghiệpcaonhất,năm2020 chiếm 31,1% trong GRDP, trong khi con số này bình quân cả nước là 14,85% (VCCI Cần Thơ, 2020) Trong hai năm 2020-2021, xuất khẩu nông thủy sản của vùng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì thặng dư thương mại cho cả nước.

Theo Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định mục tiêu: “Phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2030 trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế biển; kinh tế du lịch; tăng cường kết nối nội vùng, liên vùng, trong nước và quốc tế; chú trọng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng sống tốt cho người dân gắn với bảo tồn các tài nguyên, hệ sinh thái; duy trì và tôn tạo bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc; bảo đảm ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh” Từ quan điểm, mục tiêu trên, Quy hoạch vùng ĐBSCL xác định phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị có vai trò là trung tâm cấp vùng, tiểu vùng và các đầu mối hạ tầng quốc gia, liên vùng; là nơi cung cấp các dịch vụ về logistics, nghiên cứu phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu gom, chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, cụ thể có 1 trung tâm đầu mối tổng hợp tại TP.Cần Thơ và 7 trung tân đầu mối tại các tỉnh củavùng. ĐBSCL cũng là vùng có diện tích trồng sen lớn nhất cả nước, trong đó, sen được trồng nhiều nhất ở 03 tỉnh: Long An, Đồng Tháp và An Giang Điều kiện tự nhiên của ĐBSCL có nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng sen ĐBSCL có nền bức xạ và nhiệt độ tương đối cao và ổn định qua nhiều năm, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Đây là những điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh tế nói chung trên địa bàn các tỉnh/thành phố trong vùng cũng như phát triển sản xuất cây sen nói riêng Bên cạnh, đất đai được phân bố tập trung dọc ven sông Tiền,sông Hậu chiếm diện tích khá lớn là đất phù sa, đất phù sa nhiễm phèn và mặn với nhiều mức độ khác nhau Nhìn chung, các khu vực đất phù sa, đất phù sa nhiễm phèn,mặn nhẹ ven sông tương đối phù hợp cho phát triển cây sen Ngoài ra, sự dao động của biên độ triều cường trên sông Tiền, sông Hậu vừa đảm bảo chất lượng nguồn nước,vừa thuận lợi trong cấp, tiêu thoát nước tốt hơn cho các khu vực sâu trong nội đồng,đây là điều kiện phù hợp với cây sen thâm canh năng suất cao ĐBSCL có điều kiện kinh tế - xã hội tương đối thuận lợi cho phát triển ngành sen Xu hướng cơ cấu lại sản xuất, chuyển dịch từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế caohơnvàthíchứngvớibiến đổi khí hậutheoQuyếtđịnh324/QĐ-TTgngày02/3/2020cũng phản ánh vai trò tiềm năng phát triển của ngành sen vùngĐBSCL.

Tổng quan về ngành hàngsen

2.2.2.1 Đặc điểm hình thái câysen

Cây sen là loài cây mọc dưới nước, có thân rễ mập hình trụ dài (ngó sen) sống trong bùn, từ các mấu của thân rễ mọc lên những lá và hoa có cuống dài với gai nhỏ.

Lá to, phiến lá tròn/hình lọng, cuống lá đính vào giữa phiến lá, từ đó có gân lá tỏa tròn. Hoa to, màu chính là trắng hay đỏ hồng, có nhiều nhị (tua sen) và những lá nõn rời. Các lá nõn này về sau thành quả gắn trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen) Mỗi quả chứa một hạt, trong hạt có cây mầm (tâm sen) màu lục đậm (Hợp, 2000; Hộ, 2000; Khánh và ctv.,2010).

Rễ sen:thuộc loại rễ chùm, mỗi đốt gồm 20 - 50 rễ Khi còn non, rễ có màu trắng kem và ít lông Khi già, rễ chuyển sang màu nâu, kích thước rễ có thể dài đến 15 cm (Tuyên, 2007).

Củ sen:Sen thuộc dạng thân củ do thân rễ phình to, xốp Củ sen có dạng giống thỏi xúc xích, màu trắng kem xen lẫn màu nâu, được hình thành từ một đoạn rễ, thường có 3 - 4 lóng, dài 40 - 90 cm, lóng cuối thường nhỏ, lóng thứ hai là to nhất, lóng thứ nhất thường ngắn và mang thân mới Cấu tạo của củ xốp với nhiều bó mạch để thông không khí thông suốt chiều dài của củ sen (Miwa,2006).

Lá sen:được hình thành trực tiếp từ thân củ nếu trồng bằng ngó sen Trồng sen bằng hạt, lá đầu tiên phát triển từ phôi (tâm sen) gập lại từ hai phía, sau 4 – 6 ngày lá mới phát triển trải trên mặt nước, lá trưởng thành gắn trên cuống lá đứng thẳng ở chính giữa mặt dưới phiến lá và thoát khỏi mặt nước Lá sen trưởng thành có hình khiên, hơi tròn, trong lòng hơi lõm, đường kính khoảng 30 - 60 cm, gân rõ gồm nhiều tia xuất phát từ tâm, nơi đính của cuống lá, tỏa đều ra mép lá (Miwa S., 2004).

Cuống lá:còn gọi là cọng sen, thường hình trụ, xốp, đường kính và chiều cao thay đổi tùy theo tuổi cây Cuống nhỏ, mềm và xốp khi còn non và trở nên to, cứng khi già, thường có gai ngắn nhỏ, đôi khi nhẵn, tùy giống.

Hoa sen:hoa sen to, mọc riêng lẻ trên cuống dải thẳng có gai Hoa sen có màu hồng, hồng đỏ, hay trắng, … (tùy theo giống), đối xứng hoàn toàn và đường kính 8 –

20 cm Hoa có 3 – 6 lá đài màu xanh nhạt và rụng sớm Cánh hoa phía ngoài to, khum lòng máng, những cánh hoa ở giữa phía trong nhỏ và hẹp dần (Tuyên, 2007) Giống sen có hoa nhiều, cánh đạt tới 83 - 194 cánh hoa và các cánh hoa bên trong dính vào nhị hoa (Chơn, 2005) Trong thành phần mùi thơm của hoa có 65% là các hydrocarbon 1,4 dimethoxibenzen; 1,8 - cineole, terpinol - 4 - ol và linalool (Omata et al.,1992).

Hạt sen:nằm hoàn toàn bên trong phần hóa gỗ giống như vòi hoa sen gọi là gương sen, bát sen, hay đài sen (Sayre, 2004; Masuda, J et al., 2006) Hạt sen trưởng thành có dạng quả bế với núm nhọn, phần ngoài cùng mỏng và cứng, có màu lục, phần giữa chứa tinh bột màu trắng ngà và trong cùng là chồi mầm còn gọi là tâm sen Phía trong vỏ quả lúc đầu chứa nước và không khí, sau đó phôi nhũ bắt đầu tăng trưởng.Những quả sen lép chỉ chứa nước và không khí đến lúc già (Orozco et al., 2009) Khi còn non và đang trưởng thành, vỏ hạt sen có màu xanh, khi già vỏ chuyển sang màu đen và vỏ hạt khô cứng lại Bên trong lớp vỏ cứng là hạt, đường kính hạt khoảng 1cm gọi là sen lão.

Tâm sen:gồm 2 chồi mầm gập vào trong màu xanh lục vì có chứa chất diệp lục

- chlorophyll, giúp cây có thể quang hợp ngay khi vừa nẩy mầm (Esau, 1965; Hộ, 1999).

2.2.2.2 Yêu cầu sinh thái câysen

Yêu cầu về nước:Sen là cây thủy sinh vì vậy cần môi trường nước để phát triển Tuy nhiên các giống sen lấy củ có nhu cầu nước lớn hơn so với các giống senlấyhoa và sen lấy hạt Nhu cầu về nước cho cây sen là không giống nhau ở các giai đoạn phát triển Khi mới trồng, mực nước chỉ cần 5 – 10cm Khi mọc lá đứng, tùy từng giống mực nước có thể được nâng lên 30 – 60cm, vào cuối vụ mực nước lại giảm, chỉ còn khoảng 5cm (Auburn university, 2010) Chất lượng nước rất quan trọng để sen tăng trưởng tốt Nhiệt độ nước phải thích hợp và nước phải trong, không bị ô nhiễm. Ngoài ra, cây sen có thể chịu được nồng độ muối nhất định Những khảo nghiệm bước đầu cho thấy, thành phần sodium (Na + ) trong muối bị thay thế bởi ion Potassium (K + ) ở nồng độ thấp, mở ra triển vọng trồng sen ở những nơi nhiễm mặn Nồng độ muối được thể hiện qua độ dẫn điện (EC), cây sen chịu được EC 2,8 - 3,1 mS cm -1 Lá non bắt đầu bị vàng khi EC 3,2 - 3,5 mS cm -1 , tăng trưởng ngừng lại (Hick, D.,2005).

Yêu cầu về nhiệt độ:Cây sen có thể nảy mầm ở nhiệt độ lớn hơn 13C (Sou &

Fujishige, 1995) Sen thích hợp với nhiệt độ ấm, nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của sen là 22 - 32C là 25 0 C, dưới 15C sự phát triển của sen bị giới hạn (Meyer, 1930; Yang et al., 2006) Sen có thể chịu đựng nhiệt độ cao trên 41C và có thể tiếp tục sinh trưởng với nhiệt độ trên 35C trong khoảng 20 ngày (Wang & Zhang, 2004) Sen thích hợp với những nơi có nắng hơn là râm mát (Tian, 2008) Có nghiên cứu cho rằng, sự tăng ánh sáng làm cho senlấyhoa trồng trong hầm nhà có lá xanh hơn, thân dày và cho nhiều hoa hơn (Li et al., 2000) Thí nghiệm trồng trong chậu cho thấy, tổng sinh khối của sen tăng có nghĩa nếu có sự gia tăng ánh sáng (Snow, 2000) Sen không tăng trưởng ở vùng sương giá, do nó rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh Do đó, thời vụ trồng sen cần bố trí trong mùa nắng, lúc ngàydài.

Yêu cầu về ánh sáng:Sen là cây ưa sáng, sinh trưởng phát triển tốt khi được trồng nơi đầy đủ ánh sáng Sự phân hóa củ bị kích thích khi cường độ ánh sáng giảm và nhiệt độ thấp(Auburn university, 2010) Nhiệt độ cao và độ dài ngày làm tăng tốc độ tăng trưởng cho sen; ngược lại, ngày ngắn hơn và nhiệt độ thấp là yếu tố môi trường chính tạo nên tính ngủ nghĩ của cây sen (Masuda et al.,2007).

Yêu cầu về đất:Cây sen có thể sinh trưởng tốt trong các ao, hồ, ven sông ở đồng bằng cho tới nơi có độ cao dưới 1800m so với mực nước biển (IBPGR secretariat, 1981) Đất tối ưu cho sen là bùn mềm có hàm lượng mùn cao, pH thích hợp cho cây sen là 6,0 – 6,5(NguyenQ.&HicksD.,2004)mặc dù cây sen có thể sinh trưởngbìnhthườngtrongđấtchua,đấttrungbìnhvàđấtkiềm(ChinaHerbconsult,2015).

Yêu cầu về đất và dinh dưỡng:Đất trồng thích hợp cho cây sen sinh trưởng, phát triển, thu hoạch và nhất là trồng sen lấy củ thì yêu cầu đất ít ngấm nước, để củ sen có màu trắng kem Yêu cầu lớp đất mặt phải có cấu trúc mịn để tránh củ bị trầy xước. Trong môi trường nước khi đánh bùn, dưới tác động của trọng lực những hạt đất có kích thước to nằm dưới, hạt nhỏ nằm trên giúp củ sen không bị biến dạng Đất thịt pha sét là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của củ sen nhất (Tuyên, 2007) Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: sen là cây sinh trưởng nhanh, có thể trồng trong môi trường không cần dinh dưỡng, tuy nhiên cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt hơn trong điều kiện đất giàu dinh dưỡng Đáy hồ, ao chứa một lượng lớn các chất hữu cơ là thích hợp cho cây sen (Xueming, 1987, Tian D et al., 2005).

Slocum & Robinson (1996) đề xuất sử dụng một loại đất có trọng lực nặng để khi trồng cây hoặc củ giống sẽ không bị nổi lên mặt nước Miller et al (2002) đã cho hạt sen hàng trăm năm tuổi nảy mầm được trong hỗn hợp đất sét và đất mùn với tỷ lệ 3:1 Nếu là đất sét nặng, rễ không thể thâm nhập vào trong đất đồng thời thu hoạch củ sẽ khó khăn hơn Ngược lại, đất cát thiếu sự ràng buộc giữa cây với giá thể, cản trở việc giữ các chất dinh dưỡng làm hương vị của củ sen kém thơm ngon Đất có bổ sung xác hữu cơ (gồm phân chuồng hoai mục hoặc sinh vật đã phân hủy) sẽ cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho cây sen (Nguyen Q., 2001a) Đất tối ưu cho cây sen là bùn mềm có hàm lượng mùn cao, pH thích hợp cho cây sen từ 6,0-6,5 (Nguyen Q & Hicks D.,

Tình hình sản xuất và tiêu thụ sen trênthếgiới

Cây sen được trồng nhiều ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và một số nước tại Châu Phi với mục đích làm thực phẩm, làm thuốchaycây cảnh Còn tại châu Âu và châuMỹcây sen lại được trồng chủ yếu làmcâycảnh (Xueming, 1987) Tuy vậy, đến nay chưa có số liệu thống kê về diện tích trồng sen trên thếgiới. Ở Trung Quốc, sen được trồng từ thế kỷ 12 trước công nguyên (Herklot, 1972). Hạt sen và củ sen được sử dụng làm thực phẩm hơn 3000 năm (Herklot, 1972; Liu,

1994) Trung Quốc là nước có diện tích trồng sen lớn nhất thế giới, ước đạt 133.400 ha với năng suất bình quân 22,5 tấn/ha và sản lượng đạt trên 3 triệu tấn củ/năm Nhiều giống sen lấy củ rất giá trị có màu sắc hoa đẹp, hàm lượng tinh bột khá và khả năng sinh trưởng phát triển ở nhiều mức nước khác nhau (Yamaguchi M., 1990; Slocum P.

& Robinson P., 1996) Thời vụ thu hoạch củ sen của Trung Quốc kéo dài từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau Lượng củ sen được nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 70% tổng khối lượng củ sen trên thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản (Cheng et al., 2013). Sản lượng sen lấy hạt tại Trung Quốc đạt 8.000-14.000 tấn/năm từ những năm 1990 (Anomymous,2000). Ở Nhật Bản, sen trồng nhiều từ đảo Hokkaido đến đảo Kyushu và giống sen được du nhập từ Trung Quốc vào 500 năm sau công nguyên (Takahashi, 1994) Nhật Bản là thị trường củ sen chính trên thế giới Năm 1982, Nhật bản trồng sen với diện tích 6.350 ha, sản lượng củ sen ước đạt 82.200 tấn Tuy nhiên, năm 1998 diện tích trồng sen đã giảm chỉ còn 4.900 ha và sản lượng củ sen là 71.900 tấn (Nguyen Q., 2001ab) Các giống sen lấy củ trồng ở Nhật Bản chủ yếu được nhập nội từ Trung Quốc, như Shina Shirobana, Bitchu và Kishima, trong khi nhóm senlấyhoa chủ yếu có nguồn gốc tại địa phương Hầu hết các giống sen địa phương được trồng như Tenno là giống có hoa màu đỏ, giống Aichi cho hoa màu trắng; củ dài và thuôn, thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng sớm đến trung bình (Anoymous, 2006) Thời vụ thu hoạch sen chính từ tháng 9 đến tháng 5 Sen thu hoạch trong tháng 8 được trồng trong nhà kính.

Do đó, tháng 6 và tháng 7 giá củ sen rất cao, bình quân 664-1.182 Yen/kg (5-9 USD/kg) Những tháng khác, giá của sen bình quân 317 Yen/kg (2,43 USD/kg) Nhật Bảnti êu t h ụ m ỗ i năm 9 0 0 0 0 -

20.000 tấn/năm, chủ yếu từ Trung Quốc dưới dạng chế biến, củ sen tươi nhập rất ít. Trung Quốc cũng không đáp ứng nhu cầu củ sen của Nhật vào tháng 6 và tháng 7 vì cũng ngoài thời vụ thu hoạch.

Một số quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan và Úc cũng sản xuất củ sen, tuy nhiên diện tích và sản lượng thấp nên chủ yếu họ nhập củ sen từ Trung Quốc Năm 1995,Hàn Quốc có diện tích trồng sen khoảng 300 ha, năng suất củ đạt 31,83 tấn/ha/năm,Thời vụ thu hoạch củ sen từ tháng 8 đến tháng 12 (Anon, 1997) Tuy vậy, Hàn Quốc vẫn là nước nhập khẩu nhiều củ và hạt sen Tại Úc, có 1,2 triệu dân châu Á định cư và tiêu thụ khoảng 1.000 tấn củ sen/năm, trong khi sản lượng củ sen của nước này chỉđ ạ t

100 tấn củ/năm, số còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc (Vinning G., 1995; Tuyên,

2007) Đài Loan có diện tích trồng sen không đáng kể, sản lượng củ sen hàng năm khoảng 600 - 700 tấn và sản lượng hạt sen đạt 30 - 35 tấn nhưng nhu cầu tiêu thụ củ và hạt sen của Đài Loan lại rất lớn Giá hạt sen ở Đài Loan thường cao gấp đôi so với giá củ sen, trong khi sản lượng hạt sen của Đài Loan chỉ bằng 5% sản lượng củ sen Thời vụ thu hoạch củ sen của Đài Loan kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11, tập trung vào tháng

8 Sản lượng củ sen tiêu thụ ở Đài Loan giảm từ 750 tấn năm 1987 xuống còn 600 tấn năm 1993 Nhưng giá củ sen tăng từ 25-30 Đài tệ/kg (0,9-1,1 USD/kg) lên 55 Đài tệ/kg (2 USD/kg) Tại Hồng Kông giá 1kg hạt sen là 1,5 - 2,0 USD (Trang thông tin điện tử huyện Cao Lãnh, 2013) Tại Myanmar, Campuchia, Lào, sản phẩm tơ sen được khai thác từ cuống lá và cuống hoa còn được dùng để dệt lụa rất độc đáo và có giá trị kinh tế rất cao, thường gấp 7- 10 lần so với các sản phẩm tương tự làm từ lụa tơ tằm (Đài truyền hình Việt Nam,2014).

Như vậy, chỉ riêng ở khía cạnh thực phẩm, cây sen có nhu cầu rất lớn trên thị trường thế giới Nhu cầu tiêu thụ sen thực phẩm ngày càng tăng của nhiều nước có nguồn thu nhập cao trong khi sản xuất sen chỉ tập trung tại một số nước nhiệt đới và vài nước Châu Phi Bên cạnh đó, giá trị về dược liệu sen cũng ngày càng được quan tâm nghiên cứu và phát triển Điều này cho thấy nếu Việt Nam nói chung, khu vực ĐBSCL tổ chức sản xuất, chế biến và xuất khẩu tốt, các sản phẩm từ dược liệu sen nói riêng, từ cây sen nói chung cũng có thể đem lại nguồn ngoại tệ cao cho đất nước, cho khuvực.

2.2.3.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sen ở ViệtNam

2.2.3.4.1 Tình hình sản xuất cây sen ViệtNam

Trước đây cây sen chủ yếu mọc hoang dại theo trạng thái tự nhiên nhưng hiện nay cây sen phân bố rộng rãi khắp mọi nơi trong các ao, hồ, đầm lầy hay ruộng sâu, các tỉnh trồng nhiều sen như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hưng Yên và khu vực ĐBSCL như Đồng Tháp, An Giang, LongAn (Ngavàctv., 2015)và là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn lúa (Chơn, 2016) Ở Việt Nam, hiện naychư a c ó s ố l i ệ u t h ố n g k ê c h í n h x á c v ề s e n , ư ớ c t í n h t ổ n g d i ệ n t í c h s e n k h o ả n g

3.000 ha Cây sen được trồng luân canh hoặc thay thế cho cây lúa trên những vùng đất bị nhiễm phèn, vùng bị ngập nước, những vùng đất sản xuất lúa kém hiệu quả Trồng cây sen kết hợp với nuôi cá và du lịch sinh thái mùa lũ vừa giúp cải thiện thu nhập cho người dân vừa tăng cường trữ nước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

Theo Huệ và ctv (2017), hiện có 4 sản phẩm chính được người dân trồng sen khai thác từ cây sen gồm gương sen xanh, sen lụa, sen lão và hoa sen ướp chè (Bảng2.4) Mỗi sản phẩm này được đặc trưng bởi phương thức canh tác cây sen của người dân tại các điểm trồng sen Các sản phẩm gương sen xanh, sen lụa và sen lão là 3 sản phẩm chính được khai thác từ các giống sen lấy hạt - được trồng ở tất cả các vùng trồng sen trong cả nước Tuy nhiên sản phẩm hoa sen ướp chè chỉ được khai thác từ giống sen lấy hoa như sen Tây Hồ - trồng tại Tây Hồ, Hà Nội.

Gương sen xanh là sản phẩm thu hoạch chính từ cây sen được trồng tại Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên Người dân tại các vùng trồng sen này quen với phương thức canh tác cây sen thu hoạch gương sen xanh là sản phẩm khai thác chính từ cây sen Một phần thị hiếu người tiêu dùng tại Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ưa chuộng sản phẩm hạt sen xanh ăn tươi, một phần người dân trồng sen sẽ tránh được các tổn thất do chuột phá hoại ở giai đoạn thu hoạch hạt sen chè Ngoài sản xuất, năng suất gương sen xanh trung bình dao động từ 3.333 – 4.444 gương/1.000 m² tùy thuộc vào từng giống sen, điều kiện canh tác của địa phương và quá trình chăm sóc, thu hoạch Năng suất gương sen xanh đạt cao nhất tại Bắc Ninh với 4.166 – 4.444 gương/1.000 m², tiếp đến tại Bắc Giang đạt 3.888 – 4.166 gương/1.000 m² và Hưng Yên đạt 3.333 – 4.166 gương/1.000m².

Sen lụa là sản phẩm thu hoạch chính tại Ba Vì - Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên Năng suất sen chè dao động khá lớn Năng suất đạt được tại Ba Vì - Hà Nội là

166 - 180 kg/1.000 m², tại Hưng Yên là 138 - 166 kg/1.000 m², riêng tại Hải Dương năng suất sen chè gấp đôi so với tại Ba Vì - Hà Nội và Hưng Yên, đạt 277 - 333 kg/1.000 m² Điều này có thể là do trong quá trình canh tác cây sen tại Hải Dương người dân có bổ sung phân NPK tổng hợp nên có thể năng suất cao gấp 2 so với sen trồng tại Hưng Yên không có bổ sung phân NPK Ngoài ra có thể là do yếu tố di truyền về bản chất các giống sen lấy hạt được trồng tại Hải Dương là khác so với các giống sen lấy hạt được trồng tại Ba Vì - Hà Nội và Hưng Yên Điều kiện bất lợi của các yếu tố ngoại cảnh và chuộtgâyhại cũng làm giảm đáng kể năng suất sen lụa trong quá trình canh tác câysen.

Mô hình nghiên cứu đề xuất và phương phápnghiêncứu

Mô hình nghiên cứuđềxuất

Hình 3.1: Khung phân tích CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Sen là một sản phẩm nông nghiệp có giá trị dược tính cao, sản phẩm thu hoạch đa dạng gồm gương sen, hoa sen, lá sen, ngó sen, củ sen Trong số các sản phẩm từ cây sen thì gương sen lụa là sản phẩm thu hoạch chủ yếu của cây sen vùng ĐBSCL và hạtsenlụa,timsen,hạtsensấy,sữasen,rượusenvàtràtimsenlàcácsảnphẩmchế

Nhận biết vấn đề nghiên cứu

Lý luận về phát triển chuỗi, CGT.

Lập sơ đồ và phân tích CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL.

Xây dựng cơ sở lý luận

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Thu thập dữ liệu thứ cấp:

Số liệu về tình hình phát triển dược liệu sen khu vực ĐBSCL giai đoạn 2014-2020.

Công trình nghiên cứu về chuỗi và CGT dược liệu.

Thu thập dữ liệu sơ cấp:

+ Kỹ thuật: phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn nhóm, quan sát để xây dựng bảng câu hỏi. + Phương pháp: phân tích SWOT, phân tích rủi ro chuỗi và các chính sách có liên quan. Nghiên cứu định lượng:

+ Kỹ thuật: Phỏng vấn các tác nhân qua bảng câu hỏi.

+ Phương pháp: phân tích CGT, phân tích SCP.

Thu thập thông tin biến chủ yếu từ gương sen lụa tại thời điểm khảo sát Các liên kết chuỗi gương sen lụa được hình thành ở phạm vi khu vực ĐBSCL nhưng hầu hết sản phẩm chủ yếu được bán thị trường nội địa, sản phẩm chế biến chưa sâu, giá cả và sản lượng biến động nhiều Do vậy, để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp khung phân tích SCP mở rộng của Figueirêdo Junior vàctv.(2014) và phân tích CGT của GTZ

(2007) đối với chuỗi sản phẩm gương sen lụa; đồng thời, kết hợp phân tích rủi ro chuỗi, phân tích các chính sách có liên quan, phân tích ma trận SWOT để đề xuất các giải pháp nâng cấp CGT sản phẩm gương sen lụa vùngĐBSCL.

Quy trìnhnghiêncứu

Trình tự thực hiện các nội dung trong khung nghiên cứu đề xuất được thực hiện như sau: Trước hết, các số liệu nghiên cứu được thu thập từ nguồn thứ cấp và sơ cấp.

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp chọn mẫu phi xác suất đối với nông hộ trồng sen, các tác nhân còn lại được thực hiện theo phương pháp liên kết

CGT Sau đó, các phương pháp phù hợp được ứng dụng để xử lý số liệu ứng với các mục tiêu được đề ra bao gồm: phương pháp tiếp cận phân tích chuỗi giá trị của GTZ

(2007) và khung phân tích SCP mở rộng của Figueirêdo Junior vàctv.(2014), phân tích ma trận SWOT, phân tích rủi ro chuỗi và các chính sách có liên quan Dựa vào các nội dung và kết quả phân tích có được, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp để phát triển CGT sản phẩm gương sen lụa tại vùngĐBSCL.

- Đánh giá nhanh vềhiệntrạng cây dược liệu senkhuvựcĐBSCL.

Lựa chọn vấn đề nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị

Tổng hợpvàphân tích thông tin

➢ Phân tích kinh tế CGT gương senlụa

➢ Phân tích cấu trúc thị trường, sự vận hành của thị trường và kết quả thực hiện thịtrường.

➢ Phân tích các chính sách có liênquan.

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Phương pháp thu thậpsốliệu

Số liệuthứ cấp

Số liệu thứ cấp của luận án được thu thập từ các nguồn:

- Niên giám thống kê, báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh vùng ĐBSCL; các báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Hưng – tỉnh Long An, huyện Tháp Mười – tỉnh Đồng Tháp và huyện Tân Châu – tỉnh An Giang để thu thập diện tích, năng suất, sản lượng sen tại địa phương để làm căn cứ thu thập số liệu thứcấp.

- Báo cáo của các hội thảo khoa học, tổ chức IUCN, tổ chức Y tế thế giới(WHO), Viện dược liệu về dược tính sen, phát triển sen ở Việt Nam Thông tin, bài báo liên quan đến nội dung nghiên cứu được đăng tải trên các trang tin báo điện tử.Các nghiên cứu liên quan đến ngành sen trong và ngoàinước.

Số liệusơcấp

Luận án này áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, kiểu thuận tiện có điều kiện để thu thập thông tin vì một số lý do thực tế như sau:

Thời điểm thu thập thông tin càng gần thời điểm phát sinh (thậm chí là đang phát sinh) thì thông tin càng chính xác Do đó, cách chọn mẫu có điều kiện là chủ trồng sen đang khai thác hoặc vừa khai thác gương sen lụa để làm điểm khởi đầu của chuỗi, từ đó tiếp tục thu thập thông tin theo trình tự hoạt động của chuỗi sẽ tốt hơn chọn mẫu hoàn toàn ngẫunhiên.

Chủ thể trồng sen tại khu vực ĐBSCL là một tổng thể gần như không được xác định (cơ quan chức năng chỉ có thống kê chung rau màu cho các loại cây trồng) cho nên việc thiết lập danh sách khung mẫu không thể thực hiện được Các tác nhân khác trong CGT sản phẩm gương sen lụa tại vùng ĐBSCL cũng trong tình trạng tương tư.

Thông tin chi tiết về hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là số liệu tài chính là những dữ liệu rất nhạy cảm đối với hầu hết các tác nhân vận hành CGT CGT sản phẩm gương sen lụa tại vùng ĐBSCL Để tiếp cận những thông tin này cần có sự quen biết và sự tin cậy nhất định cho nên mẫu quan sát không thể được chọn một cách hoàn toàn ngẫu nhiên Cách tiếp cận hiệu quả nhất là lần theo chuỗi, người trước giới thiệu người sau và có thể giới thiệu mở rộng.

Doanh nghiệp có quyền bảo mật hệ thống dữ liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh của họ cho nên hầu hết thông tin sơ thám (khảo sát sơ bộ) được cung cấp qua hình thức phỏng vấn, mà không thể tiếp cận được các tài liệu gốc Do đó, nguồn tài liệu này khó có khả năng chắc chắn về mức tin cậy tuyệt đối và khả năng đại diện để phỏng đoán số liệu của tổng thể ngay từ giai đoạn bắt đầu nghiêncứu.

Xác định cỡ mẫu và địa điểm nghiên cứu

Cỡ mẫu tối thiểu cần có trong một nghiên cứu để phân phối mẫu xấp xỉ phân phối chuẩn là 30 quan sát (Anderson et al., 2018) Đồng thời, nhà nghiên cứu cần cân bằng giữa cỡ mẫu với nguồn lực của nhà nghiên cứu (Gill et al., 2002) Do vậy, cỡ mẫu trong nghiên cứu là 120 nông hộ trồng sen lấy gương lụa là tương đối phùhợp.

Dữ liệu về canh tác sản xuất sen được thu thập từ 120 nông hộ trồng sen lấy gương lụa tại huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp, huyên Vĩnh Hưng tỉnh Long An và Thị xã Tân Châu tỉnh An Giang; nơi có diện tích trồng sen lớn nhất 03 tỉnh vùng ĐBSCL Thông tin sau thu hoạch, sơ chế, chế biến và phân phối được thu thập từ 16 thương lái, 4 cơ sở thu gom-sơ chế, 7 doanh nghiệp chế biến, 14 nhà bán buôn/bán lẻ,

15 nhà hỗ trợ chuỗi như trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Đối tượng khảo sát và phương pháp chọn mẫu

TT Nhóm tác nhân Số quan sát Phương pháp chọn mẫu

1 Nông hộ trồng sen 120 Chọn mẫu phi xácsuất,kiểu thuận tiện có điềukiện

+ Huyện Vĩnh Hưng, Long An 40

+ Huyện Tháp Mười, Đồng Tháp 40

+ Huyện Tân Châu, An Giang 40

2 Thương lái 16 Phương pháp theo liên kết chuỗi của GTZ (2007)

3 Cơ sở Thu gom- sơ chế 4 Phương pháp theo liên kết chuỗi của GTZ (2007)

4 Cơ sở/Công ty chế biến 7 Phương pháp theo liên kết chuỗi của GTZ (2007)

5 Nhà bán buôn/bán lẻ 14 Phương pháp theo liên kết chuỗi của GTZ (2007)

6 Nhà hỗ trợ chuỗi 15 Phỏng vấn KIP

Nguồn:Số liệu điều tra năm 2018

Tiêu chí chọn lựa đối tượng khảo sát là những nông hộ trồng sen thu hoạch gương sen lụa, thời gian thu hoạch gương sen lụa khoảng 25-27 ngày sau khi ra hoa,khi trên đỉnh hạt xuất hiện màu đen, ở cuống gương sen có màu hồng.

Thương lái là các tác nhân có chức năng trung gian gồm các hoạt động thu mua và vận chuyển gương sen lụa từ các nông hộ trồng sen thu hoạch gương sen lụa sau đó bán gương sen lụa cho các điểm thu gom, sơ chế.

Cơ sở thu gom – sơ chế là các tác nhân có chức năng trung gian gồm các hoạt động thu mua gương sen lụa từ các nông hộ hay thương lái; sau đó sơ chế gương sen lụa thành hạt sen lụa và tim sen, rồi bán hạt sen lụa và tim sen cho các nhà bán buôn hay các cơ sở chế biến.

Cơ sở/Công ty chế biến là các tác nhân có chức năng thu mua hạt sen lụa, tim sen từ điểm thu gom – sơ chế, sau đó thực hiện công đoạn chế biến thành các sản phẩm hạt sen sấy, trà tim sen, sữa sen và rượusen.

Phương pháp thu thập số liệu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn cho từng tác nhân trong chuỗi Các câu hỏi đã được chuẩn hóa giúp cho quá trình thu thập và xử lý số liệu sơ cấp được thuận tiện và chính xác hơn. Phương pháp này được sử dụng để thu thập những thông tin chi tiết về tình hình sản xuất và tiêu thụ đối với các tác nhân: nông hộ trồng sen thu hoạch gương sen lụa, thương lái thu mua gương sen lụa, các cơ sở thu gom - sơ chế, cơ sở/công ty chế biến, các nhà bán buôn/bán lẻ.

Sau đó, phương pháp tham vấn chuyên gia được sử dụng để góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu Những chuyên gia được lựa chọn để tham vấn, trao đổi thảo luận là: Các chuyên gia, nhà khoa học chuyên ngành Phát triển nông thôn, Kinh tế nông nghiệp, Trồng trọt, Công nghệ chế biến nông sản tại các Viện/Trường; cán bộ Ngành nông nghiệp các tỉnh và các công ty chế biến nôngsản.

Phương pháp phân tíchsốliệu

Các công cụ cơ bản trong phântíchCGT

Công cụ 2:Vẽ bản đồ và mô tả CGT sản phẩm nhằm mô tả bức tranh chung về sự kết nối, phụ thuộc và hiểu biết lẫn nhau giữa các tác nhân và các quy trình vận hành trong một CGT.

Công cụ 3:Phân tích kinh tế chuỗi nhằm xác định lợi ích và chi phí của mỗi tác nhân và trong toàn CGT sản phẩm Phân tích kinh tế CGT bao gồm:

+ Phân tích tình hình chi phí, cấu trúc chi phí tại mỗi tác nhân tham gia CGT. + Phân tích giá trị đạt được của từng tác nhân tham gia vận hành trong CGT.

+Phântích toànbộgiátrị tăngthêmđượctạoratrên toànCGT vàtỷtrọngcủagiá trịtăng thêm tại các khâu khácnhau trong chuỗi.

+ Phân tích năng lực của các tác nhân trong chuỗi (về qui mô, năng lực sản xuất, lợi nhuận, v.v).

Công cụ 5:Phân tích rủi ro chuỗi cung ứng sản phẩm nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng, số lượng và GTGT trong mỗi tác nhân và trong toàn chuỗi.

Bảng 3.2: Các loại rủi ro trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp

STT Loại rủi ro Mô tả

1 Rủi ro do thời tiết, khí hậu

Mưa, nhiệt độ, gió, độ ẩm (nhiều/ít, cao/thấp).

2 Rủi ro do thảm họa thiên nhiên

Bão, lũ lụt, sóng thần, động đất, núi lửa hoạt động.

3 Rủi ro liênquanđến sinh học vàmôitrường

Côn trùng và sâu bệnh, sự ô uế của người và bênh tật, thực phẩm kém vệ sinh, sự ô nhiễm và suy thoái các nguồn lực tự nhiên và môi trường, ô nhiễm và giảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất và chế biến.

Sự thay đổi cung cầu ảnh hưởng đến giá đầu vào và đầu ra trong nước và quốc tế, sự thay đổi nhu cầu thị trường về chất lượng, về những yêu cầu vệ sinh ATTP, truy xuất nguồn gốc, thời gian giao hàng, sự thay đổi về thương hiệu và sự phụ thuộc của công ty.

5 Rủi ro liên quan đến cơ sở hạtầngvà hậucần

Sự thay đổi chi phí, hư hại hoặc phụ thuộc về vận chuyển, truyền thông và năng lượng; hạ tầng năng lượng, xây dựng đường giao thông, laođộng

Rủi ro liênquanđến hoạt độngvàquản lý

Quản lý kém trong việc phân bổ tài sản và nguồn lực sản xuất cũng như lựa chọn người bán; quyết định chưa hợp lý về sử dụng đầu vào; quản lý chất lượng kém; sai sót trong kế hoạch sản xuất và dự báo; tình trạng lạc hậu của trang thiết bị; sử dụng giống không đạt chuẩn; chưa chuẩn bị để thay đổi sản phẩm, thay đổi quy trìnhs ả n xuất; thiếu khả năng thay đổi về lao động và tài chính…

7 Rủi ro liênquanđến chính sáchvàthểchế Thay đổi chính sách tiền tệ, tài chính và thuế, chính sách điều tiết lãi suất ngân hàng; chính sách thương mại, thị trường và đất đai; thay đổi luật pháp…

Những rủi ro liên quan đến an toàn an ninh đối với tài sản trong một quốc gia hoặc quốc gia láng giềng; hạn chế thương mại do xung đột các quốc giakhác.

Một chuỗi cung ứng có thể ẩn chứa trong đó rất nhiều rủi ro khác nhau trong cùng một khâu hoặc giữa các khâu khác nhau (rủi ro trong sản xuất và chế biến).Rủi ro và quản lý rủi ro của mỗi tác nhân được đánh giá theo ba mức độ: cao (C), trung bình (TB) và thấp (T).

Công cụ 6:Phân tích các chính sách có liên quan trong CGT

Cách phân tích dựa vào phỏng vấn trực tiếp đối với từng tác nhân tham gia chuỗi với tỷ trọng tác động cao nhất của mỗi chính sách là 100% (nói cách khác,tỷtrọng của chính sách nào đó khi được đánh giá càng nhỏ nghĩa là chính sách đó không ảnh hưởng đến hoạt động của tác nhân đó) Ngoài ra, phỏng vấn chuyên gia về tác động các chính sách để có kết luận xa hơn về các chính sách đã và đang thực hiện, mức độ tác động cũng như những chính sách cần bãi bỏ, cải tiến hoặc đề xuất các chính sáchmới.

Công cụ 7:Phân tích SWOT toàn chuỗi ngành hàng để đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm phát triển sản phẩm hay ngành hàng Trong phương pháp tiếp cận CGT thì phân tích SWOT là một trong ba cơ sở (bên cạnh phân tích CGT hiện tại của sản phẩm và nghiên cứu thị trường của sản phẩm đó) để xây dựng chiến lược nâng cấp CGT sản phẩm Ma trận SWOT trong phân tích chuỗi ngành hàng:

- S (điểm mạnh): là những yếu tố thuận lợi, nguồn lực bên trong ngành hàng thúc đẩy góp phần phát triển tốt hơn (xảy ra trong hiệntại).

- W (điểm yếu): là những yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp bên trong ngành hàng làm hạn chế phát triển (xảy ra trong hiệntại).

- O (cơ hội): là những yếu tố tác động bên ngoài cần được thực hiện nhằm tối ưu hoá sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được (xảy ra trong tươnglai).

- T (nguy cơ/Thách thức): Những yếu tố bên ngoài có khả năng tạo ra những kết quả xấu, những kết quả không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển (xảy ra trong tươnglai).

Sau khi có được ma trận SWOT, các chiến lược nâng cấp phát triển có thể đề xuất dựa trên sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (chiến lược đột phá), giữa điểm mạnh và thách thức (chiến lược đối phó/thích ứng), giữa điểm yếu và cơ hội (chiến lược điều chỉnh) và giữa điểm yếu và nguy cơ (chiến lược phòng thủ).

Bảng 3.3: Ma trận SWOT và các chiến lược

SWOT O: Những cơ hội T: Những thách thức

Liệt kê những điểm mạnh.

Sử dụng cácđiểmmạnhđể tận dụng cơhội.

Vượt qua các bất trắcbằngcáchtận dụng các điểmmạnh.

Liệt kê những điểm yếu.

Hạn chế các mặt yếuđể tận dụng cơhội.

Tối thiểu hoá các điểmyếuvàtránh khỏi các nguycơ. Nguồn: Dealtry (1992), Hill & Westbrook (1997) và Haberberg (2000)

Phân tích Cấu trúc – Thực hiện – Kết quả thịtrường(SCP)

Trong từng nội dụng về cấu trúc thị trường, thực hiện thị trường và kết quả thị trường của khung phân tích SCP mở rộng (Figueirêdo Junior vàctv., 2014) sẽ có nhiều chỉ tiêu khác nhau cần phân tích Tuy nhiên, dựa vào nội dung và mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung vào các chỉ tiêu chính như sau: i) Đối với cấu trúc thị trường sẽ tập trung phân tích số lượng các tác nhân tham gia, mức độ khác biệt của sản phẩm, rào cản nhập ngành; ii) Về thực hiện thị trường sẽ tập tập trung vào phân tích thị trường sản phẩm, giá cả, xúc tiến, kênh phân phối, các liên kết dọc/ngang và dịch vụ hỗ trợ; iii) Còn lại, kết quả thực hiện thị trường chỉ đánh giá các chỉ tiêu doanh thu, giá bán, GTGT và việclàm.

Phân tích ma trận tương quan các yếu tố SCP: Để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa các biến cấu trúc thị trường (S), sự vận hành thị trường (C) và kết quả thực hiện thị trường (P) Luận án áp dụng phương pháp tiếp cận hồi quy như nghiên cứu của Amare (2010), Gichangi (2010), Hải (2003), Thuận (2015), Thông (2009) và sử dụng công cụ phân tích là hàm hồi quy đa biến. Phân tích hồiquylà thước đo độ lớn của các mối liên hệ giữa các biến định lượng trong nghiên cứu, qua đó xác định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và phụ thuộc trong nghiêncứu.

Theo Gichangi (2010) kết quả thực hiện thị trường còn phụ thuộc vào yếu tố hình thành giá bán và việc thực hiện theo hợp đồng và liên kết với doanh nghiệp Theo đó, hình thành giá bán có thể biểu diễn dưới dạng biến giả, biến nhận giá trị là 1 nếu việc hình thành giá bán sen do thỏa thuận và 0 nếu ngược lại; hoặc biến nhận giá trị là

1 nếu việc hình thành giá bán sen do người mua quyết định và 0 nếu ngược lại; hoặc biến nhận giá trị là 1 nếu việc hình thành giá bán sen do người bán quyết định và 0 nếu ngược lại Cả 03 hình thức hình thành giá bán đều có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện thị trường Bên cạnh đó, việc thực hiện theo đồng cũng có thể biểu diễn bằng biến giả,biến nhận giá trị là 1 nếu nông hộ và đối tượng thu mua sen có ký kết hợp đồng mua sản phẩm và 0 nếu ngược lại Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, phần lớn người mua quyết định giá, một ít được thỏa thuận và theo giá thị trường và hiện không có hình thức thực hiện theo hợp đồng cũng như liên kết với doanh nghiệp Như vậy, các biến này chưa được đưa vào mô hình phântích.

Bảng 3.4: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu

Diễn giải Đơn vị tính

Biến phụ thuộc(biến nghiên cứu)

Kết quả thực hiện thị trường

YLN Kết quả thực hiện thị trường thông qua lợi nhuận triệu đồng/vụ Amare(2010),

Biến độc lập(biến giải thích)

SG Biến giả, nhận giá trị là 1nếulà giống sen cho năngs u ấ t cao, ít sâu bệnh; 0 nếu ngược lại.

Sốnguồnt hông tin tiếp cận

SNTT Nông hộ tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn giúp cho họ có nhiều lựa chọn kênh bán sản phẩm hơn nguồn + Amare (2010),

Giá bán CGB Biến liên tục: giá bán sen của nông hộ Nếu giá báncàngcao thì lợi nhuận thu vềcàngn h i ề u v à l à m t ă n g c u n g sản lượng sen ra thị trường triệu đồng/ tấn

Quy mô sản xuất CDT Biến liên tục: diện tích đất trồng sen của nông hộ.Diệntích đất sản xuất cànglớncàngtiếtk i ệ m chip h í sản xuất (chi phí lao động,phânb ó n , … )

Chủ động tìm người mua

CTNM Biến giả, nhận giá trị 1 nếu nông hộ chủ động tìm người mua sen và 0 nếu ngược lại.

0)Nguồn: Đề xuất của tác giả

Chương 3 đưa ra khung nghiên cứu kết hợp tích SCP mở rộng của FigueirêdoJunior vàctv.(2014) và phân tích CGT của GTZ (2007) đối với CGT sản phẩm gương sen lụa; đồng thời, kết hợp phân tích rủi ro chuỗi, phân tích các chính sách có liên quan, phân tích ma trận SWOT để đưa ra các giải pháp nâng cấp CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL Chương này cũng đưa ra phương pháp thu thập số liệu và ứng dụng phương pháp phân tích số liệu theo từng nội dung nghiêncứu.

Chương 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Phân tích CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL

Sơ đồ CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL

Chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL bao gồm rất nhiều tác nhân tham gia trong chuỗi (Bảng 4.1) Các tác nhân chính đóng vai trò quan trọng trong CGT sản phẩm gương sen lụa là những hộ nông dân trồng sen, thương lái,tiểu thươngbánbuôn, cáccơ sở thu gom - sơ chế và các cơ sở, doanh nghiệp chếb i ế n Bảng 4.1: Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm gương senlụa vùngĐBSCL

(Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2018)

Chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL xuất phát từ nhà cung cấp vật tư đầu vào cho nông hộ trồng sen như các hộ cung cấp giống sen, các đại lý buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công cụ khác Người trồng sen chủ yếu là hộ nông dân với quy mô nông trại nhỏ, sản phẩm thu hoạch là gương sen lụa Sau khi thu hoạch gương sen lụa tươi, nông dân phân phối sản lượng gương sen tươi cho thương lái (chiếm tỷ lệ 88%) hoặc cho cơ sở sơ chế (chiếm tỷ lệ12%).

Các thương lái tại địa phương đảm bảo chức năng thu mua gương sen lụa từ nông dân và cung ứng lại cho các cơ sở thu gom - sơ chế.

Tác nhân Nguyên liệu đầu vào Sản phẩm cuối cùng

Hộ trồng sen Giống, vật tư nông nghiệp Gương sen lụa

Thương lái Gương sen lụa Gương sen lụa

Cơ sở thu gom – sơ chế Gương sen lụa -Hạt senlụa

DNCB sữa sen Hạt sen lụa Sữa sen

DNCB hạt sen sấy Hạt sen lụa Hạt sen sấy

DNCB rượu sen Hạt sen lụa Rượu sen

DNCB trà tim sen Tim sen Trà tim sen

Tiểu thương bán buôn Hạt sen lụa Hạt sen lụa

Các cơ sở thu gom - sơ chếvừacóchứcnăng thugom như thương láilạivừacó chức năng sơ chế, bóc tách thành hạt sen lụa và tim sen và cung cấp cho cácdoanh nghiệp/côngty chế biến 47% hạt sen lụa, tim sen được bán cho các tiểu thương tại chợ đầu mối Bình Điền; phần còn lại cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến thành phẩm (chiếmtỷlệ 53%) Cụ thể, 53% sản lượng tim sen sẽ được phân phối đến doanh nghiệp chế biến trà tim sen, 30% sản lượng hạt sen lụa sẽ được phân phối đến doanh nghiệp chế biến hạt sen sấy, 19% sản lượng hạt sen lụa sẽ được phân phối đến doanh nghiệp chế biến sữa sen, 4% sản lượng hạt sen lụa sẽ được phân phối đến doanh nghiệp chế biến rượu sen.

Các cơ sở và doanh nghiệp chế biến dựa trên nguồn nguyên liệu thô từ hạt sen lụa và tim sen, sản xuất các sản phẩm như sữa hạt sen, hạt sen sấy, rượu sen và trà tim sen và cung cấp cho thị trường trong nước là chủ yếu Có 4 nhóm tác nhân sản xuất ra

4 dòng sản phẩm chính bán ra thị trường là: doanh nghiệp chế biến trà tim sen, doanh nghiệp chế biến hạt sen sấy, doanh nghiệp chế biến sữa sen, doanh nghiệp chế biến rượusen.

Sơ đồ CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL được thể hiện như sau (Hình 4.1):

Cơ sở sơ chế (Thu gom và tách vỏ lụa, tim sen) 47 % Nhà bán buôn 47 %

Người tiêu dung nội địa

Cơ sở/ Công ty chế biến

Nông hộ trồng sen lấy gương lụa

Thương lái Nhà cung cấp đầu vào

Thương mại Tiêu dùng Đầu vào Sản xuất Thu gom/ Sơ chế Chế biến

UBND tỉnh, Sở NN&PTNT

Sở KHCN, Sở Công thương, Trung tâm XTTM&ĐT Đại học Cần Thơ, Tổ chức IUCN

Hình 4.1 Sơ đồ CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL

(Nguồn:Kết quả khảo sát, năm 2018)

SởNN&PTNT, Trường ĐHCT, Tổ chức IUCN (kỹthuật trồng, chăm sóc, BVTV)

Thị trường lao động (lao động thuê) Đại lý VTNN (phân bón, thuốc BVTV)

Các tổ chức tín dụng

Cơsởthu gom –sơ chếThươnglái

Nông hộtrồngsen

Đặt trong quan hệ kinh tế được thể hiện dưới dạng chuỗi giá trị, nông hộ trồng sen vùng ĐBSCL liên quan đến hai nhóm tác nhân chủ yếu, một là nhóm tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất, và hai là nhóm tác nhân tiêu thụ sản phẩm gương sen lụa của nông hộ (Hình 4.2).

Hình 4.2: Sơ đồ CGT đối với nông hộ trồng sen vùng ĐBSCL

(Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2018)

Nhóm tác nhân cung cấp đầu vào chủ yếu là thị trường lao động tự do, cung cấp nhân lực trồng, chăm sóc và thu hái gương sen lụa Người cung cấp giống là những người trồng sen khác trong vùng, nông hộ trồng sen thấy ruộng sen nào tốt thì họ sẽ liên hệ mua giống về trồng Các đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp địa phương chính là nơi cung cấp phân bón, thuốc BVTV cho nông dân Trên thực tế, đại lý vật tư nông nghiệp cũng là một nguồn tín dụng phi chính thức đối với nông dân, thông qua hình thức bán vật tư trả chậm.

Các cơ quan Sở NN&PTNT, Trường Đại học Cần Thơ, Tổ chức IUCN cung cấp các kiến thức về kỹ thuật chăm sóc, sự dụng phân bón và thuốc BVTV thông qua các khóa tập huấn kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật và hoạt động thực tiễn của Ngành nông nghiệp.

Các tổ chức tín dụng như ngân hàng Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ cung ứng vốn cho nông hộ trồng sen.

Các tác nhân tiêu thụ gương sen lụa của nông hộ là các thương lái địa phương hoặc các cơ sở thu gom - sơ chế.

4.1.2.2 Chi phí, GTGT, thu nhập và hiệu quả kinh tế của nônghộ

Phân tích chi phí đầu vào sản xuất của nông hộ là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá được hiệu quả sản xuất của nông hộ trong quá trình canh tác. Chi phí đầu vào của quá trình sản xuất là toàn bộ số tiền được chi ra cho hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm Chi phí đầu vào được sử dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao thunhậpcủanônghộ.

Bảng 4.2: Chi phí bình quân sản xuất trên 01 ha sen của nông hộ Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

Khoản mục Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018)

Chi phí sản xuất trong hoạt động sản xuất sen bao gồm: chi phí giống, chi phí làm đất, chi phí lao động, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV và các chi phí khác phục vụ cho quá trình sản xuất sen Qua phân tích Bảng 4.2 cho thấy chi phí sản xuất sen bình quân trên 01 ha của nông hộ là 22,08 triệu đồng/ha Trong đó, chi phí lao động chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ cơ cấu chi phí, chiếm 35,1% do thiếu cơ giới hoá trong khâu chăm sóc và thu hoạch gương sen Kết quả khảo sát này tương đồng với kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cho rằng trồng sen tốn nhiều công lao động trong thu hoạch (Tiển, N.V, Thông, P.L.,

2014) Chi phí phân bón và thuốc BVTV lần lượt chiếm tỷ trọng thứ 2 và thứ 3 trong cơ cấu chi phí sản xuất của nông hộ, chiếm tỷ lệ là 23,1% và 16,12% Phân bón và thuốcBVTVmànônghộsửdụngthườngđượcmuatừcácđạilývậttưnôngnghiệp tại địa phương với hình thức trả trước hoặc trả gối đầu vào cuối vụ Các loại dịch hại thường xuất hiện trong quá trình sản xuất như sâu xanh da láng, sâu ăn lá, rầy, bệnh chết dây, thối ngó Đặc biệt là khi sản xuất sen trong nhiều vụ liên tiếp sẽ làm phát sinh nhiều dịch hại cho câytrồng.

Xét ở góc độ phân tích độ lệch chuẩn, bảng tổng hợp chi phí trên cho thấy độ lệch chuẩn của chi phí lao động, phân bón, thuốc BVTV là lớn nhất, lần lượt tương đương khoảng 2,46 triệu đồng/ha và 2,37 triệu đồng/ha Điều này cho thấy sự biến động trong việc sử dụng lao động và phân bón là lớn giữa các hộ Do đó, các nông hộ trong thời gian tới cần có sự điều chỉnh thông qua tập huấn hoặc bám sát các quy trình sản xuất tiêu chuẩn và tăng cường áp dụng cơ giới hóa để đạt được hiệu quả về mặt chi phí trong việc đầu tư các khoản mụcnày.

Bảng 4.3: Phân tích hiệu quả sản xuất tính trên 01 ha sen của nông hộ

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị trung bình

Giá bán Triệu đồng/tấn 18,1

Doanh thu (DT) Triệu đồng/ha 62,08

Chi phí (CP) Triệu đồng/ha 22,08

Lợi nhuận (LN) Triệu đồng/ha 40,00

Thu nhập (TN) Triệu đồng/ha 43,69

(Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018)

Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy, năng suất sen bình quân của nông hộ tại vùng ĐBSCL là 2,97 tấn/ha, năng suất thấp nhất 2,14 tấn/ha và năng suất cao nhất là 4,52 tấn/ha Sau khi thu hoạch, các hộ sản xuất sen tại vùng ĐBSCL được các thương lái thu mua tại ruộng (chiếm 88%) hoặc bán cho các CSSC (chiếm 12%) Gương sen tươi được nông dân bán cho các thương lái với mức giá trung bình là 17,8 triệu đồng/tấn;trong khi nếu bán cho các CSSC sẽ được giá bán cao hơn, khoảng 20,3 triệu đồng/tấn.Vớigiábángươngsenlụatrungbình18.100đồng/kg,thìlợinhuậntrungbìnhtừsản xuất sen của nông hộ tương đối cao, khoảng 40 triệu đồng/ha/vụ Nếu tính thu nhập của hộ (bao gồm lợi nhuận và giá trị cơ hội của lao động gia đình), thì thu nhập của 1 ha sen thu hoạch gương lụa là 43,69 triệu đồng/ha/vụ Nếu trừ đi chi phí trung gian là 10,91 triệu đồng/ha/vụ, nông hộ đã tạo ra GTGT là 51,17 triệu đồng/ha/vụ, chiếm khoảng 82% trong tổng doanh thu Hoạt động đầu tư sản xuất sen của nông hộ là hoạt động có hiệu quả, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra nông hộ sẽ thu được 2,81 đồng doanh thu, thu được 1,81 đồng lợi nhuận và 1,98 đồng thunhập.

Tỷ suất lợi nhuận của người trồng sen cao và với năng suất trung bình ước đạt 2,97 tấn/ha, thì lợi nhuận trung bình khoảng 40 triệu đồng/ha/vụ sen Nếu năng suất trung bình tăng lên khoảng 4,3 tấn/ha, tương đồng với năng suất sản xuất tại tỉnh An Giang năm 2019, thì lợi nhuận trung bình sẽ tăng từ 40 triệu đồng lên 55,57 triệu đồng/ ha/vụ sen Do vậy, cần có chính sách hơn nữa để hỗ trợ kỹ thuật canh tác nhằm tăng năng suất sen cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, cơ giới hoá để giảm chi phí lao động trong khâu sản xuất sen.

Thương lái

Thương lái sẽ đi thu gom gương sen lụa từ các nông hộ trồng sen và vận chuyển, phân phối đến các cơ sở sơ chế, các cơ sở sơ chế tập trung chủ yếu tại tỉnh Đồng Tháp (Hình 4.3).

Hình 4.3: Sơ đồ CGT đối với thương lái (Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2018)

4.1.3.2 Chi phí, GTGT, thu nhập và hiệu quả kinh tế của thươnglái

Bảng 4.4 Chi phí mua gương sen lụa tính trên 1 tấn của thương lái Đơn vị tính: Triệu đồng/tấn

Khoản mục Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

- Xăng dầu vận chuyển (mua, bán) 0,8 0,27 4,02

- Lao động (thu gom + vận chuyển) 0,4 0,12 2,01

- Khấu hao + duy tu trang thiết bị 0,25 0,28 1,26

Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018

Bảng 4.5: Hạch toán hoạt động mua bán gương sen lụa tính trên 1 tấn của thương lái

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị trung bình

Doanh thu (DT) Triệu đồng/tấn 20,6

Chi phí (CP) Triệu đồng/tấn 19,9

Lợi nhuận (LN) Triệu đồng/tấn 0,7

Thu nhập (TN) Triệu đồng/tấn 0,9

(Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018)

Sản phẩm gương sen lụa của nông hộ được thương lái thu mua với giá trung bình 17,8 triệu đồng/tấn.Thương lái chỉ thu gom, vận chuyển và phân phối gương sen lụa đến các CSSC nên chi phí trung gian chiếm tỷ trọng rất cao, tương đương 95 % trong tổng cơ cấu chi phí.Độ lệch chuẩn về chi phí trung gian là đáng chú ý với giá trị là 2,47 triệu đồng/tấn thể hiện sự biến động về giá nguyên liệu đầu vào (bảng4.4).

Qua bảng số liệu 4.5 cho thấy, với giá bán trung bình 20,6 triệu đồng/tấn thì mỗi tấn gương sen lụa, thương lái sẽ tạo ra GTGT là 1,7 triệu đồng, lợi nhuận trung bình thu được 0,7 triệu đồng và thu nhập khoảng 0,9 triệu đồng Hoạt động đầu tư kinh doanh mua bán gương sen của thương lái là hoạt động có hiệu quả, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thương lái sẽ thu được 1,04 đồng doanh thu, thu được 0,04 đồng lợi nhuận và0,05 đồng thu nhập Mặc dùtỷsuất thu nhập/chi phí không cao, chỉ khoảng 0,05 lần,nhưng với vòng quay kinh doanh lớn, trung bình mỗi thương lái mua bán với sản lượng tương đương 350 tấn/năm thì thu nhập khoảng 315 triệuđồng/năm.

Cơ sở thu gom – sơchế

Hình 4.4: Sơ đồ CGT đối với cơ sở thu gom – sơ chế

(Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2018)

- sơ chế gương sen lụa (gọi tắt là cơ sở sơ chế) là tác nhân nắm vai trò khá quan trọng để đảm bảo thị trường và chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa hoạt động liên tục và hiệu quả Các cơ sở sơ chế là khâu đầu tiên trong chuỗi chế biến và sản xuất các sản phẩmsen lụavàtimsen;là khâutrunggianhếtsứcquantronggiữangườinôngdân,

(hạtlụa+timsen)88% thương lái và các cơ sở, công ty sản xuất chế biến, góp phần nâng cao năng lực chế biến của các tác nhân khác trong chuỗi giá trị (Hình 4.1).

Nguyên liệu đầu vào của cơ sở sơ chế được thu mua từ các thương lái chủ yếu đến từ các tỉnh An Giang và Long An và các nônghộtrồng sen tại tỉnh Đồng Tháp Các CSSC sử dụng lao động địa phương, lao động nhàn rỗi, nhất là phụ nữ để sơ chế, bóc bỏ gương sen để tách lấy hạt sen rồi tiếp tục bóc bỏ vỏ hạt sen, vỏ lụa bên ngoài hạt sentạo sảnphẩmtrunggianlàhạt sen lụa và tim sen, sau đó sẽ cung cấp choc á c t á c n h â n k h á c t r o n g c h u ỗ i S ả n p h ẩ m s a u s ơ c h ế đ ư ợ c c ơ s ở s ơ c h ế b á n c h o c á c t i ể u t h ư ơ n g t ạ i c h ợ đ ầ u m ố i

4.1.4.2 Chiphí,GTGT,thunhậpvàhiệuquảkinhtếcủacơsởthugom– sơ chế

Bảng 4.6: Cơ cấu chi phí sơ chế tính trên 1 tấn gương sen lụa Đơn vị tính: Triệu đồng/tấn

Khoản mục Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

- Khấu hao + duy tu trang thiết bị 0,16 0,28 0,49

(Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018)

Kết quả tính chi phí và cơ cấu chi phí cho công đoạn sơ chế gương sen lụa(Bảng 4.6) cho thấy, giá gương sen lụa các cơ sở sơ chế mua vào trung bình là 20,6 triệu đồng/tấn Chi phí gương sen nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí, tương đương 63,7% Chi phí lao động cho tất cả các công đoạn từ tách gương sen đến bóc vỏ lụa và thông tim sen tạo ra các sản phẩm là hạt sen và tim sen là 11 triệu đồng/tấn, chiếm cơ cấu 34,01% tổng chi phí Có thể thấy sơ chế gương sen lụalà công đoạn sử dụng chủ yếu lao động thủ công và dụng cụ thô sơ Do đó, chi phí nguyên liệu và lao động chiếm hầu hết tổng chi phí. Độ lệch chuẩn của chi phí trung gian cũng rất lớn, tương đương 3,26 triệu đồng/ tấn cho thấy sự biến động giá mua nguyên liệu rất nhiều giữa các cơ sở sơ chế Kết quả khảo sát cũng cho thấy các cơ sở sơ chế gặp nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu sen không ổn định giữa các mùa vụ, thường giá gương sen rất cao, khoản 70.000 –

80.000 đồng/kg vào các tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Do đó, nếu trong thời gian tới có chính sách hỗ trợ đầu tư kho bãi bảo quản cũng như công tác quy hoạch, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ để tạo nguồn nguyên liệu ổn định về sản lượng, chất lượng và giá cả.

Bảng 4.7: Hạch toán sơ chế tính trên 1 tấn gương sen lụa

Khoản mục Số lượng Đơn giá Giá trị trung bình

(Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018)

Qua bảng 4.7 cho thấy, trung bình 1 tấn gương sen lụa sau khi sơ chế sẽ tạo thành 333 kg hạt sen lụa và 1,67 kg tim sen Mức giá bán trung bình là 100.000 đồng/ kg hạt sen lụa và 250.000 đồng/kg tim sen, ước tính doanh thu tính trên 1 tấn gương sen lụa là 33,72 triệu đồng Doanh thu chủ yếu đến từ sản phẩm hạt sen lụa, chiếm 98,76 % doanh thu GTGT mang về từ hoạt động sơ chế này là 13,12 triệu đồng/tấn, chiếm 39,9% doanh thu và lợi nhuận của chủ cơ sở, tương đương 1,38 triệu đồng/tấn, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra CSSC sẽ thu được 1,04 đồng doanh thu, 0,04 đồng lợi nhuận và 0,07 đồng thu nhập Các CSSC được khảo sát có công suất trung bình 436 tấn/năm và có thể đạt được thu nhập khoảng 787,9 triệuđồng/năm.

DNCBsữa sen

DNCB sữa sen thu mua nguyên liệu từ các CSSC với tỷ lệ 19 % sản lượng hạt sen lụa, sau đó rửa sạch, xay nghiền, bỏ xác sen và nấu với sữa đặc sẽ tạo thành phẩm sữa sen Sản phẩm được cung cấp cho thị trường tiêu thụ nội địa (Hình 4.5).

Hình 4.5: Sơ đồ CGT đối với DNCB sữa sen

(Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2018)

4.1.5.2 Chi phí, GTGT, thu nhập và hiệu quả kinh tế của DNCB sữasen

Bảng 4.8: Cơ cấu chi phí chế biến sữa sen tính trên 1 tấn hạt sen lụa Đơn vị tính: Triệu đồng/tấn

Khoản mục Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

- Sữa đặc, bao bì, đóng gói 41,49 7,44 20,26

- Chi phí mặt bằng, điện, nước 25,35 1,57 12,38

- Chi phí khác: (khấu hao, lãi vay, thuế )

(Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018)

Qua kết quả tính toán chi phí sản xuất cho 1 tấn hạt sen lụa (Bảng 4.8) cho thấy: chi phí trung gian chiếm tỷ trọng 69,09 % và chi phí tăng thêm chiếm 30,91 % trong tổng cơ cấu chi phí của DNCB sữa sen Độ lệch chuẩn cho thấy chi phí trung gian của các DNCB sữa hạt sen biến động nhiều Điều này cho thấy sự bất cập của các DNCB

DNCB sữasen Cơsởthugoms ơchế sữa sen cũng như các cơ sở sơ chế là nguồn nguyên liệu sen không ổn định, giá cả nguyên liệu đầu vào luôn biến động Đây cũng là 1 trong 4 kênh chế biến giúp gia tăng giá trị chuỗi sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL Tuy nhiên, nếu có thêm chính sách hỗ trợ DNCB đầu tư nghiên cứu quy trình chế biến sâu hơn nữa sản phẩm sữa sen để cung cấp ra thị trường sản phẩm sữa sen đóng lon, thời gian bảo quản lâu hơn sẽ giúp nâng cao giá trị cho kênh thị trườngnày.

Các DNCB sữa sen mua nguyên liệu hạt sen lụa từ các CSSC, sau đó chế biến với tỷ lệ quy đổi 1 tấn hạt sen lụa cùng với sữa đặc thu được 23.333 chai sữa thể tích 330ml Mức giá bán trung bình 10.000 đồng/chai sữa 330ml, ước tính doanh thu tính trên 1 tấn hạt sen lụa của DNCB sữa sen là 233,33 triệu đồng GTGT mang về từ hoạt động chế biến sữa sen này là 91,84 triệu đồng/tấn, chiếm 39,36 % doanh thu và lợi nhuận của DNCB sữa sen là 28,54 triệu đồng/tấn, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra DNCB sữa sen sẽ thu được 1,14 đồng doanh thu, 0,14 đồng lợi nhuận và 0,17 đồng thu nhập Các DNCB được khảo sát có công suất trung bình 8 tấn/năm và có thể đạt được thu nhập khoảng 281 triệu đồng/năm.

Bảng 4.9: Hạch toán doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng từ chế biến sữa sen vùng ĐBSCL (tính cho 1 tấn hạt sen lụa)

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị trung bình

Doanh thu (DT) Triệu đồng/tấn 233,33

Chi phí (CP) Triệu đồng/ha 204,79

Lợi nhuận (LN) Triệu đồng/ha 28,54

Thu nhập (TN) Triệu đồng/ha 35,14

(Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018)

DNCB hạtsensấy

DNCB hạt sen sấy thu mua nguyên liệu hạt sen lụa từ các CSSC với tỷ lệ 30 % sản lượng hạt sen lụa, sau đó rửa sạch và sấy chân không để tạo thành phẩm cung cấp cho thị trường tiêu thụ nội địa Đây là một bốn kênh chế biến rất quan trọng trong chuỗi giá trị sen nói chung và sản phẩm gương sen lụa nói riêng vì mang lại nhiều giá trị gia tăng (Hình 4.6).

Hình 4.6: Sơ đồ CGT đối với DNCB hạt sen sấy

(Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2018)

4.1.6.2 Chi phí, GTGT, thu nhập và hiệu quả kinh tế của DNCB hạt sensấy

Bảng 4.10: Cơ cấu chi phí chế biến hạt sen sấy tính trên 1 tấn hạt sen lụa Đơn vị tính: Triệu đồng/tấn

Khoản mục Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

- Chi phí mặt bằng, điện, nước 3,82 1,43 3,07

- Chi phí khác: (khấu hao, lãi vay, thuế )

Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018

Qua kết quả tính toán chi phí sản xuất hạt sen sấy tính trên 1 tấn hạt sen lụa (Bảng 4.10) cho thấy giá mua hạt sen lụa nguyên liệu ở mức trung bình 100 triệu đồng/ tấn, chi phí hạt sen nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí, 84,46%. Độ lệch chuẩn trong bảng tổng hợp chi phí cũng cho thấy sự biến động lớn về giá nguyên liệu đầu vào được thể hiện ở dữ liệu về độ lệch chuẩn của chi phí trung gian khoảng 12,25 triệuđồng/tấn.

Các DNCB sau khi mua nguyên liệu hạt sen về sẽ rửa sạch, sấy chân không và đóng gói sản phẩm Vớitỷlệ chế biến là 1 tấn hạt sen lụa sẽ chế biến ra 400 kg hạt sensấy,vàđượcđónggóithành4.000hộpvớigiábán37.000đồng/hộp100gr.Mức

DNCB hạtsensấy Cơsởthugoms ơchế giá bán trung bình này, ước tính doanh thu tính trên 1 tấn hạt sen lụa của DNCB hạt sen sấy là 148 triệu đồng GTGT mang về từ hoạt động sấy hạt sen này là 42,8 triệu đồng/tấn, chiếm 28,9% doanh thu và lợi nhuận của DNCB hạt sen sấy 23,44 triệu đồng/tấn, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra DNCB sẽ thu được 1,19 đồng doanh thu, 0,19 đồng lợi nhuận và 0,21 đồng thu nhập Các DNCB được khảo sát có công suất trung bình

111 tấn/năm và có thể đạt được thu nhập khoảng 2.879 triệu đồng/năm.

Bảng 4.11: Hạch toán doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng từ chế biến hạt sen sấy vùng ĐBSCL (tính cho 1 tấn hạt sen lụa)

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị trung bình

Doanh thu (DT) Triệu đồng/tấn 148

Chi phí (CP) Triệu đồng/ha 124,56

Lợi nhuận (LN) Triệu đồng/ha 23,44

Thu nhập (TN) Triệu đồng/ha 25,94

(Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018)

DNCBrượusen

Hình 4.7: Sơ đồ CGT đối với DNCN rượu sen (Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2018)

DNCB rượu sen thu mua nguyên liệu hạt sen lụa từ các CSSC vớitỷlệ 4%, cùngvớicácnguyênliệukhácnhưcủsenvàrượutrắng.Rượusenđượcsảnxuấtvới tỷ lệ quy đổi 1 tấn hạt sen lụa, 430 kg củ sen và 64.300 lít rượu trắng, tất cả ngâm ủ trong 12 tháng sẽ tạo được 85.714 chai rượu 750ml với giá bán 120.000 đồng/chai 750ml, giá nhà bán lẻ là 150.000 đồng/chai 750ml (Hình 4.7).

4.1.7.2 Chi phí, GTGT, thu nhập và hiệu quả kinh tế của DNCB rượusen

Qua kết quả tính toán chi phí sản xuất rượu sen tính trên 1 tấn hạt sen lụa (Bảng 4.12) cho thấy chi phí tăng thêm chiếm tỷ trọngrấtcao trongtổngcơ cấu chi phí, tươngđương72,83% Điều đáng chú ý là độ lệch chuẩn về chi phí mua củ sen trong cơ cấu chi phí tăng thêm cũng khá lớn thể hiện sự biến động trong chi phí mua nguyên liệu củ sen Mặt khác, độ lệch chuẩn về chi phí trung gian cũng khá lớn, điều này một lẫn nữa khẳng định sự biến động trong chi phí mua nguyên liệu đầu vào cũng như giá nguyên liệu củsen.

Bảng 4.12: Cơ cấu chi phí chế biến rượu sen tính trên 1 tấn hạt sen lụa Đơn vị tính: Triệu đồng/tấn

Khoản mục Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

- Chai thủy tinh, nút, hộp giấy 940,00 2,79 10,91

- Chi phí mặt bằng, điện, nước 70 2,4 0,81

- Khấu hao (Xe tải, máy rang, máy đóng nút, máy khử andehit, máy xung điện từ tỉnh), lãi vay

- Thuế (tiêu thụ đặc biệt: 55%, thuế TNDN: 10%, thuế môn bài) 5.657 65,67

(Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018)

Qua bảng số liệu 4.13, ước doanh thu tính trên 1 tấn hạt sen lụa của DNCB rượu sen là 10.286 triệu đồng.GTGTmangvềtừhoạt động chế biến rượusennàylà7.947 triệuđồng/tấn,chiếm 77,26% doanhthuvàlợinhuậncủaDNCBrượu sen1.672 triệuđồng/tấn,cứ 1 đồng chi phí bỏ ra DNCB rượu sen sẽ thu được 1,19 đồng doanh thu, 0,19 đồng lợi nhuận và 0,21 đồng thu nhập Các DNCBrượusenđược khảo sát có công suất trung bình 02 tấn/năm và có thể đạt được thu nhập khoảng 3.644 triệuđồng/năm.

Bảng 4.13: Hạch toán doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng từ chế biến rượu sen vùng ĐBSCL (tính cho 1 tấn hạt sen lụa)

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị trung bình

Doanh thu (DT) Triệu đồng/tấn 10.285,68

Chi phí (CP) Triệu đồng/ha 8.613,90

Lợi nhuận (LN) Triệu đồng/ha 1.671,78

Thu nhập (TN) Triệu đồng/ha 1.821,78

(Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018)

DNCB tràtimsen

DNCB trà tim sen thu mua nguyên liệu tim sen từ các CSSC với tỷ lệ 100 % sản lượng tim sen, sau đó chế biến thành trà tim sen Sản phẩm được cung cấp cho thị trường tiêu thụ nội địa (Hình 4.8).

Hình 4.8: Sơ đồ CGT đối với DNCB trà tim sen

(Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2018)

DNCB Trà tim sen Cơsởthugoms ơchế

4.1.8.2 Chi phí, GTGT, thu nhập và hiệu quả kinh tế của DNCB trà timsen

Qua kết quả tính toán chi phí sản xuất trà sen tính trên 1 tấn tim sen (Bảng 4.14) cho thấy: Giá mua hạt sen lụa nguyên liệu ở mức trung bình 250 triệu đồng/tấn, chi phí tim sen nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí, 57,21%; chi phí tăng thêm chiếm gần 24% tổng cơ cấu chi phí Cũng tương tự các DNCB khác, độ lệch chuẩn về chi phí trung gian với giá trị là 18,3 triệu đồng/tấn thể hiện sự biến động lớn về giá nguyên liệu đầu vào Do đó, trong thời gian tới rất cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ về đầu tư kho bãi bảo quản cũng như công tác quy hoạch, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ để tạo nguồn nguyên liệu ổn định về giá cả cũng như sản lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào Qua đó, tạo tiền đề nâng cao giá trị cho các kênh chếbiến.

Bảng 4.14: Cơ cấu chi phí chế biến trà tim sen tính trên 1 tấn tim sen

Khoản mục Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

- Chi phí mặt bằng, điện, nước 22,61

- Khấu hao (Máy hút chân không, máy dán nhãn chai, máy sấy, máy đóng gói), lãi vay 26,09 1,43 5,97

- Thuế (thuế TNDN: 10%,t h u ế môn bài) 31

(Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018)

Với tỷ lệ quy đổi 01 tấn tim sen sẽ chế biến ra 900 kg trà tim sen và được đóng thành 15.000 hộp 60gr với giá bán 48.000 đồng/hộp 60gr, giá bán của nhà bán lẻ là60.000 đồng/hộp 60gr Mức giá bán trung bình này, ước tính doanh thu tính trên 1 tấn tim sen của DNCB trà tim sen là 720 triệu đồng GTGT mang về từ hoạt động chế biến trà sen này là 441,5 triệu đồng/tấn, chiếm 61,32 % doanh thu và lợi nhuận củaDNCB trà sen là 283 triệu đồng/tấn, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra DNCB trà tim sen sẽ thu được 1,65 đồng doanh thu, 0,65 đồng lợi nhuận và 0,99 đồng thu nhập Các DNCB được khảo sát có công suất trung bình 1,5 tấn/năm và có thể đạt được thu nhập khoảng 650 triệuđồng/năm.

Bảng 4.15: Hạch toán doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng từ chế biến trà tim sen (tính cho 1 tấn tim sen)

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị trung bình

Doanh thu (DT) Triệu đồng/tấn 720,00

Chi phí (CP) Triệu đồng/ha 436,99

Lợi nhuận (LN) Triệu đồng/ha 283,01

Thu nhập (TN) Triệu đồng/ha 433,01

(Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018)

Tiểu thươngbán buôn

Bán buôn là các tiểu thương tại chợ đầu mối Bình Điền thu mua nguyên liệu hạt sen lụa từ các CSSC với sản lượng chiếm 47 % Sau đó sẽ phân phối đến các thương nhân, tiểu thương ở các chợ lớn nhỏ trong và ngoài địa bàn thành phố (Hình 4.9).

Hình 4.9: Sơ đồ CGT đối với tiểu thương bán buôn

(Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2018) buôn

Qua kết quả tính toán chi phí kinh doanh của tiểu thương bán buôn (Bảng 4.16) cho thấy chi phí trung gian chiếm tỷ trọng 92,61 % và chi phí tăng thêm chiếm hơn 7

% tổng cơ cấu chi phí Qua số liệu về độ lệch chuẩn của chi phí trung gian cho thấy mức giá bán trung bình của các tiểu thương biến động cũng tương đối nhiều, phụ thuộc vào giá mua từ các cơ sở sơ chế.

Bảng 4.16: Cơ cấu chi phí mua nguyên liệu tính trên 1 tấn hạt sen lụa của tiểu thương bán buôn Đơn vị tính: Triệu đồng/tấn

Khoản mục Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tỷ trọng (%)

- Chi khác: mặt bằng, thuế, … 2,25 0,1 2,08

(Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018)

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị trung bình

Doanh thu (DT) Triệu đồng/tấn 120

Chi phí (CP) Triệu đồng/ha 107,98

Lợi nhuận (LN) Triệu đồng/ha 12,02

Thu nhập (TN) Triệu đồng/ha 14,52

(Nguồn: Số liệu khảo sát, năm 2018)

Qua bảng số liệu 4.17 cho thấy, với giá bán trung bình 120 triệu đồng/tấn thì mỗi tấn hạt sen lụa, tiểu thương bán buôn sẽ tạo ra GTGT là 20 triệu đồng, lợi nhuận trung bình thu được 12,02 triệu đồng và thu nhập khoảng 14,52 triệu đồng trên mỗi tấn hạt sen lụa Trung bình mỗi tiểu thương bán buôn kinh doanh mua bán với sản lượng tương đương 38 tấn/năm thì thu nhập khoảng 551,76 triệuđồng/năm.

4.1.10 Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa vùngĐBSCL

Bảng 4.18: Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL

Chỉ tiêu Nông dân Thương lái Cơ sở sơ chế Tiểu thương

DNCBhạt sensấy DNCB rượusen DNCB trà tim sen Tổng

Giá bán 18.100 đồng/kg gương

100.000 đồng/ kghạt250.00 đồng/kg tim0

Lợi nhuận/chủ thể/năm (triệu đồng)

% Lợi nhuận/chủ thể/năm 1,01 3,07 7,53 5,72 2,86 32,61 41,88 5,32 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Phân tích cấu trúc - vận hành - kết quả thị trường CGT sản phẩm gương sen lụa vùngĐBSCL

Cấu trúc thị trường CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL

Kết quả khảo sát cho thấy, CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL có 6 tác nhân chính đó là: nông hộ, thương lái, cơ sở thu gom – sơ chế, cơ sở/công ty chế biến, nhà bán bán buôn và bán lẻ Vai trò của các tác nhân trong chuỗi được trình bày chi tiết như sau:

Nhóm nông hộ trồng sen:

Nông hộ trồng sen là tác nhân đầu tiên trong chuỗi với chức năng sản xuất gồm các hoạt động: trồng, chăm sóc và thu hoạch gương sen lụa Theo kết quả điều tra năm

2018, diện tích trồng sen trung bình/hộ là 20.236 m 2 (thấp nhất 2.500 m 2 , cao nhất 125.000 m 2 ) Trong đó, 8,4% số hộ giảm diện tích trồng sen so với 3 năm trước do giá cả sen không ổn định và bệnh thối ngó, chạy dây trên sen chưa có biện pháp điều trị hiệu quả.

Phần lớn nông hộ trồng sen theo hướng luân canh lúa – sen (chiếm 70% số hộ khảo sát) hoặc trồng chuyên canh kết hợp nuôi cá và du lịch sinh thái (chiếm 30% số hộ khảo sát) Giống sen trồng để lấy gương chủ yếu là sen Đài Loan Nông hộ trồng sen có nhiều thuận lợi về đất đai, điều kiện tự nhiên phù hợp và thích nghi với vùng

84 ĐBSCL (chiếm 88% số hộ khảo sát) Trong kỹ thuật canh tác, hầu hết nông dân trồng sen đều có nhiều kinh nghiệm (chiếm 84% số hộ khảo sát); ngoài ra, nông dân còn được Trường Đại học Cần Thơ và cán bộ khuyến nông địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất sen (chiếm 32% số hộ khảo sát) Sản phẩm gương sen được nhiều thương lái thu mua (chiếm 93% số hộ khảo sát) và hạ tầng giao thông thuận lợi cho việc mua bán gương sen (chiếm 83% số hộ khảo sát) Khâu làm đất được cơ giới hóa hoàn toàn (thuê máy xới).

Nông hộ trồng sen cũng gặp nhiều khó khăn như năng suất sản xuất sen trung bình 03 tỉnh ước đạt 2,97 tấn/ha, thấp hơn so với năng suất sản xuất tại tỉnh An Giang năm 2019 là 4,3 tấn/ha (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, 2019) do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: thời tiết thay đổi thất thường (chiếm 90% số hộ khảo sát), bệnh thối ngó, chạydâytrên sen chưa có biện pháp đặc trị (chiếm 95% số hộ khảo sát), thiếu nguồn giống chất lượng tốt (chiếm 91% số hộ khảo sát) Ngoài ra, nông hộ trồng sen còn gặp phải những khó khăn như thiếu vốn sản xuất (chiếm 39% số hộ khảo sát), thiếu máy móc trong khâu thu hoạch sen, chỉ thu hoạch bằng tay (chiếm 100% số hộ khảo sát), giá cả đầu ra không ổn định (chiếm 68% số hộ khảo sát) và khó thuê mướn lao động do người dân đi làm ở tỉnh khác (chiếm 59% số hộ khảosát).

Sen tươi thu hoạch sẽ được bán trong ngày và bán cho thương lái (chiếm tỷ lệ 88%) và cơ sở sơ chế (chiếm tỷ lệ 12%) Giá bán chủ yếu được người mua quyết định (chiếm 92% số hộ khảo sát), trường hợp nông dân và người bán thỏa thuận giá chỉ chiếm 8% trong tổng số các hộ khảo sát Giá bán và thị trường đầu ra không ổn định là rủi ro lớn nhất trong tiêu thụ sen và người sản xuất hầu như chưa quản lý được rủi ro này mà phụ thuộc rất lớn vào người mua.

Thương lái là các tác nhân có chức năng trung gian thực hiện các hoạt động thu mua và vận chuyển gương sen từ các nông hộ, sau đó bán lại cho các cơ sở sơ chế.

Nhóm Cơ sở sơ chế:

Cơ sở sơ chế là các tác nhân có chức năng thu mua gương sen lụa từ nông hộ và thương lái, sau đó thực hiện công đoạn sơ chế tách gương sen thành hạt sen lụa và tim sen Sau khi thu mua gương sen từ nông dân, cơ sở thuê lao động bóc vỏ lụa và tách tim sen Sen lụa được đóng gói 1 kg/gói với giá bán trung bình 100.000 đồng/kg.Tim sen sẽ được phơi trong ngày và đóng gói với giá bán bình quân 250.000 đồng/kg.Sản phẩm sau sơ chế (gồm hạt sen lụa và tim sen) được cơ sở sơ chế bán cho các tiểu thương tại chợ đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh (chiếmtỷlệ 47%) và các doanh nghiệp chế biến (chiếm tỷ lệ 53%, cụ thể 49% tim sen được bán cho doanh nghiệp chế biến trà tim sen, 30% sen lụa được bán cho doanh nghiệp chế biến hạt sen sấy, 19% sen lụa bán cho doanh nghiệp chế biến sữa sen, 4% tim sen và 4% sen lụa được bán cho doanh nghiệp chế biến rượusen).

Nhóm Cơ sở/Công ty chế biến:

Cơ sở/Công ty chế biến là các tác nhân có chức năng thu mua hạt sen lụa và tim sen từ cơ sở sơ chế, sau đó thực hiện công đoạn chế biến sữa hạt sen, hạt sen sấy, rượu sen và trà tim sen và bán sản phẩm cho thị trường trong nước Theo phân tích về các dòng sản phẩm trong chuỗi, có 4 nhóm tác nhân sản xuất ra 4 dòng sản phẩm chính bán ra thị trường hiện nay là: doanh nghiệp chế biến trà tim sen, doanh nghiệp chế biến hạt sen sấy, doanh nghiệp chế biến sữa sen, doanh nghiệp chế biến rượu sen. Quan hệ mua bán giữa cơ sở sơ chế và doanh nghiệp chế biến chủ yếu là thỏa thuận miệng, không có hợp đồng ràng buộc Đây là rủi ro rất lớn về việc thiếu hụt nguyên liệu đầu vào đối với doanh nghiệp chế biến nếu mối quan hệ có vấnđề.

Thuận lợi, khó khăn của các cơ sở sơ chế và doanh nghiệp chế biến:

Thuận lợi: Các cơ sở sơ chế và doanh nghiệp đều có kinh nghiệm trong kinh doanh (chiếm 48% số doanh nghiệp khảo sát), có uy tín trong kinh doanh (chiếm 35% số doanh nghiệp khảo sát), có thể tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi tại địa phương (chiếm 59% số doanh nghiệp khảo sát); giao dịch mua bán dễ dàng(chiếm62%sốdoanh nghiệp khảosát).

Khó khăn: Cơ sở sơ chế và doanh nghiệp chế biến gặp nhiều khó khăn do thị trường không ổn định về số lượng và giá cả (chiếm 57% số doanh nghiệp khảo sát) do nguồn nguyên liệu sen không ổn định giữa các mùa vụ, thường giá gương sen rất cao, khoảng 70.000 – 80.000 đồng/kg vào các tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán; chưa liên kết sản xuất - tiêu thụ (chiếm 73% số doanh nghiệp khảo sát); thiếu vốn sản xuất (chiếm 28% số doanh nghiệp khảo sát); thiếu thiết bị, máy móc sơ chế tách sen lụa và tim sen từ gương sen (chiếm 68% số doanh nghiệp khảosát).

Nhà bán buôn là tác nhân có chức năng thương mại bao gồm các tiểu thương tại chợ đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh Họ mua hạt sen lụa, tim sen từ các cơ sở sơ chế, sau đó bán lại cho các cửa hàng bán lẻ.

Nhà bán lẻ là tác nhân có chức năng thương mại bao gồm các siêu thị, cửa hàng, Họ mua hạt sen lụa, tim sen và các sản phẩm chế biến như hạt sen sấy, rượu sen và trà tim sen từ các cơ sở sơ chế, cơ sở chế biến sau đó bán lại cho người tiêu dùng nội địa.

Nhóm tác nhân hỗ trợ chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa

Qua phỏng vấn các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL, có nhiều chương trình, sách sách hỗ trợ người trồng sen như: tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cho nông hộ trồng sen từ Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, Trường Đại học Cần Thơ và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN; được hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT hoặc Ngân hàngChínhs á c h

Thực hiện thị trường CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng nông dân trồng sen là người có ít thông tin thị trường nhất, trong khi thương lái là người có nhiều thông tin thị trường nhất Các tác nhân còn lại như thu gom-sơ chế, DNCB và bán lẻ thì thông tin về thị trường cũng tương đối nhiều, có khoảng 78-84% những người này dễ dàng có được thông tin trị trường Những người cho rằng họ thiếu thông tin (Bảng 4.20), kết quả này nói lên rằng, thiếu thông tin có thể được xem là một trong những rào cản gia nhập thịtrường.

Bảng 4.20: Tiếp cận thông tin thị trường

Tác nhân trong hệ thống marketing trà dược liệu sen

Tỉ lệ % trả lời về mức độ tiếp cận thông tin

Dễ dàng có thông tin Khó khăn có thông tin

Nguồn:Tổng hợp từ số liệu khảo sát, 2018

Nguồn cung cấp thông tin thị trường cho những tác nhân trong chuỗi cung cấp trà dược liệu sen được mô tả qua bảng 4.21 Hơn 59,2% người nông dân trồng sen tiếp nhận thông tin từ người thân trong gia đình, hàng xóm, bạn bè Nguồn thông tin chủ yếu khác đối với nông dân là các kênh truyền thông như truyền hình, truyền thanh,báo, tạp chí (31,9%) Đối với những người thương lái, thu gom-sơ chế, họ biết thông tin chủ yếu qua những người kinh doanh, thương lái khác(lần lượtchiếmtỷlệ là61,8%và76,4%).Đốiv ớ i D N C B , h ọ t i ế p c ậ n n g u ồ n t h ô n g t i n n h i ề u n h ấ t t ừ c á c p h ư ơ n g t i ệ n truyền thông như internet, truyền hình, tạp chí Đối với người bán lẻ, họ tiếp cận thông tin từ các nguồn như các phương tiện truyền thông, người thân, bạn bè và người kinh doanh khác với tỷlệ 28,1 - 37,3%.

Bảng 4.21: Nguồn cung cấp thông tin thị trường

Tỉ lệ % trả lời đối với các nguồn cung cấp thông tin

Nguồn thông tin Nông dân

1 Truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí, internet 31,9 10,2 16,1 70,7 33,0

2 Người thân, hàng xóm, bạn bè 59,2 27,1 6,6 13,6 37,3

3 Từ người kinh doanh khác 8,1 61,8 76,4 14,2 28,1

Nguồn:Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát, 2018

Cơ sở hình thành giá

Bảng 4.22: Cơ sở hình thành giá bán của các tác nhân

Tỉ lệ % trả lời đối với các tác nhân trong chuỗi Nhân tố quyết định Nông dân

Nguồn:Tổng hợp từ số liệu khảo sát, 2018

Kết quả khảo sát (bảng 4.22) chỉ ra rằng giá bán trà dược liệu sen được hình thành chủ yếu là do người bán quyết định, trái lại giá bán nguyên liệu làm trà sen thì được quyết định bởi người mua, còn cơ sở hình thành giá của thương lái và thu gom- sơ chế thì do thị trường quyết định Thêm vào đó, kết quả khảo sát cũng nói lên rằng giá bán trà dược liệu sen được quyết định dựa trên các tiêu chuẩn lần lượt theo mức độ quan trọng là công dụng dược tính của sản phẩm, gia đình có người bị bệnh (mất ngủ,huyết áp, tim mạch,…), gia đình có người lớn tuổi, bạn bè, người thân có mua trà sen, phương thức truyền thông sản phẩm, phương thức bán hàng và thu nhập thực tế của giađình.

Kênh phân phối các sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL

Kênh phân phối các sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL được trình bày như trong Hình 4.1 Các hoạt động mua bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến và thương mại cũng như các liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi được thể hiện qua từng kênh phân phối Thực tế cho thấy, CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL được vận hành thông qua rất nhiều kênh thị trường khác nhau, tuy nhiên có 06 kênh thị trường chính. Trong đó kênh nông dân bán trực tiếp cho các cơ sở thu gom – sơ chế với giá cao hơn giá thị trường, giá bán cho thương lái khoảng 23% GTGT tạo ra từ các sản phẩm chế biến chiếm khoảng 50% tổng lợi nhuận toàn chuỗi Trong đó, sản phẩm tim sen được tách ra từ gương sen lụa chiếm tỷ lệ rất thấp, có thể xem như thứ phẩm của CGT sản phẩm gương sen lụa nhưng GTGT của sản phẩm trà tim sen chiếm 1,2 % tổng lợi nhuận toàn chuỗi, mặc dù trà dược liệu tim sen cũng chưa được chế biến sâu, chỉ sơ chế, sấy khô và đóng hộp.

Các liên kết dọc trong CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL

Trong CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL có các tác nhân chính đó là nông hộ trồng sen thu hoạch gương lụa, thương lái, cơ sở thu gom – sơ chế, cơ sở/công ty chế biến, nhà bán buôn và bán lẻ Từ đó sẽ hình thành nên các liên kết dọc giữa các tác nhân trên các kênh phân phối Trong đó có các mối liên kết chính, đó là liên kết giữa nông hộ trồng sen với các cơ sở thu gom – sơ chế, giữa nông hộ trồng sen với thương lái, giữa thương lái với các cơ sở thu gom – sơ chế, giữa các cơ sở thu gom – sơ chế với công ty/doanh nghiệp chế biến Cụ thể nhưsau:

Mối liên kết giữa nông hộ và cơ sở thu gom – sơ chế: Do các cơ sở thu gom – sơ chế hầu như tập trung tại tỉnh Đồng Tháp nên phần lớn nông hộ tại tỉnh Đồng Tháp có điều kiện thuận lợi để bán trực tiếp gương sen cho các cơ sở này Nông hộ bán gương sen với tỷ lệ 12% cho các cơ sở thu gom – sơ chế, các giao dịch này hầu như không thông qua hợp đồng thumua.

Mối liên kết giữa nông hộ và thương lái: Do có nhiều kinh nghiệm trong quá trình thu mua nên các thương lái đãxâydựng được mối quan hệ tốt với nông hộ Có tới 88% sản lượng gương sen được nông hộ bán cho các thương lái Mối liên kếtgiữacác nông hộ và thương lái yếu, đa số nông hộ bán gương sen cho thương lái quen biết vì số lượng thương lái thu mua rất ít so với nông hộ Liên kết giữa nông hộ và thương lái thu gom là dạng liên kết khá lỏng lẻo, hình thức quan hệ tại thời điểm vẫn phổ biến Một số nông dân vẫn duy trì quan hệ mạng lưới với hệ thống thương lái thu gom, nông hộ không có vai trò quyết định trong mối liên kếtnày.

Mối liên kết giữa thương lái và cơ sở thu gom – sơ chế: Thương lái vừa là tác nhân thu mua vừa là tác nhân vận chuyển, kết nối nông hộ với các cơ sở thu gom – sơ chế Sau khi thu mua gương sen từ nông hộ, các thương lái sẽ bán cho các cơ sở thu gom – sơ chế Liên kết giữa thương lái và cơ sở sơ chế có cả hình thức quan hệ tại thời điểm, nhưng chủ yếu vẫn là hình thức mạng lưới Mặc dù vậy, thỏa thuận giá và phương thức giao nhận là chính, không áp dụng cơ chế hợp đồng chính thức.

Mối liên kết giữa các cơ sở thu gom – sơ chế với công ty/doanh nghiệp chế biến: cơ sở thu gom – sơ chế là tác nhân rất quan trọng kết nối nông hộ với các công ty/doanh nghiệp chế biến Sau khi thu mua gương sen từ nông hộ hoặc thương lái, các cơ sở sơ chế sẽ thuê nhân công tách vỏ lụa và thông tim sen để tạo ra nguồn nguyên liệu cần thiết cho các doanh nghiệp chế biến Liên kết giữa các cơ sở sơ chế và cơ sở - doanh nghiệp chế biến chủ yếu dưới dạng quan hệ mạng lưới và mức độ liên kết chặt chẽ Các DNCB bị lệ thuộc vào giá và chất lượng nguyên liệu cung ứng từ các cơ sở sơ chế Phương thức mua bán chủ yếu là thỏa thuận, cam kết miệng, không áp dụng cơ chế hợp đồng kinh tế.

Thực tế, do giá cả bấp bênh gây khó khăn trong việc liên kết tiêu thụ sản phẩm; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sen Do vậy, hiệu quả kinh tếngànhhàngsenmanglạichưanhưmongđợi(Hùng,L.M.,2022).

Theo Khai, T.T (2022) thì liên kết dọc là quan hệ tất yếu hình thành trong quá trình phát triển các chuỗi giá trị nông sản Sự liên kết dọc này hình thành từ hai áp lực chính: một là đòi hỏi ngày càng gắt gao của thị trường về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, và hai là ổn định nguyên liệu và giá nguyên liệu cho chế biến.

Có ba hình thức cơ bản của liên kết dọc trong chuỗi giá trị nông sản như sau:

– Nhà bán lẻ dưới dạng quan hệ thời điểm, không có hợp đồng sản xuất – tiêu thụ, chủ yếu là mua đứt bán đoạn Hình thức liên kết này cũng không bảo đảm chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm vì không bị ràng buộc chặt chẽ trong quan hệ giao dịch.

Rủi ro về biến động giá và cung ứng nguyên liệu rất cao, vì sản lượng nguyên liệu đầu vào cho chế biến không được kiểm soát chặt chẽ Thiệt hại nhiều nhất đến với người sản xuất vì dễ bị ép giá, hoặc không được trả tiền khi nhà chế biến gặp rủi ro. Nhà chế biến lại lệ thuộc vào nhà bán lẻ.

2 Hình thức liên kết dưới dạng sản xuất theo hợp đồng: có hợp đồng sản xuất – bao tiêu sản phẩm giữa người sản xuất và nhà chế biến; và giữa nhà chế biến và nhà bán lẻ Hợp đồngquyđịnh rõ số lượng, chất lượng, quy trình sản xuất của sản phẩm, cơ chế thưởng phạt giữa hai bên Tuy nhiên, dạng liên kết này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi người sản xuất hoặc nhà chế biến không tuân thủ hợp đồng vì lợi ích riêng của mìnhkhicóbiếnđộngthịtrường.Vídụngườisảnxuấtsẵnsàngbánchongườimua khác nếu có giá cao hơn, nhà chế biến sẵn ràng bỏ rơi người sản xuất khi giá xuống thấp.

Một hình thức đặc biệt của sản xuất theo hợp đồng là sản xuất gia công Theo hình thức này, người sản xuất tự đầu tư đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất Nhà chế biến đầu tư một phần vốn sản xuất dưới dạng phân bón, con giống, và hỗ trợ kỹ thuật.

Kết quả thực hiện thị trường CGT sản phẩm gương sen lụavùng ĐBSCL

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện thị trường thông qua lợi nhuận trên vụ, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến kết hợp với phần mềm Stata 14.0 để hỗ trợ phântích.

Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận được xác định là: Lợi nhuận = f(khác biệt sản phẩm, nguồn thông tin tiếp cận, giá bán, quy mô sản xuất, chủ động tìm người mua, liên kết với doanh nghiệp) Với lợi nhuận là biến phụ thuộc, các biến độc lập được diễn giải cụ thể ở chương 2.

Từ bảng kết quả phân tích hồi quy đối với nông hộ (bảng 4.23), hệ số Prob>F bằng 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa, tức là các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Hệ số xác định R 2 bằng0,4 có nghĩa mô hình giải thích được 40% sự biến thiên của lợi nhuận của nông hộ được giải thích bởi các biến đưa vào mô hình Ngoài ra, kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến giải thích cho kết quả đều nhỏ hơn 0,4 vì vậy hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ở đây là không có, nên có thể bác bỏ giả định rằng các biến độc lập trong mô hình có đa cộng tuyến (Nam, 2005) Bên cạnh đó, kiểm định White cho giá trị Prob>chi2 = 0,3418 lớn hơn %, do đó mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thayđổi.

Bảng 4.23: Kết quả xử lý hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận

Tên biến Hệ số Sai số chuẩn P-value Hệ số

Khác biệt sản phẩm -442.172 ns 757.626 0.561 1,05

Số nguồn thông tin tiếp cận 4546.773 *** 580.668 0.000 1,25

Quy mô sản xuất -38.648 ns 60.640 0.525 1,03

Quy mô sản xuất bình phương 429 592 0.471 -

Chủ động tìm người mua -2004.451 * 1038.583 0.056 1,27

Ghi chú: ***, ** và * có ý nghĩa thống kê ở mức lần lượt ở 1%, 5% và 10%; ns không có ý nghĩa.

Nguồn:Kết quả xử lý số liệu, 2018

Qua kết quả phân tích mô hình hồi quy ở bảng 4.23 cho thấy rằng trong 5 biến số đưa vào mô hình phân tích thì có 3 yếu tố có ý nghĩa thống kê đó là biến số nguồn thông tin tiếp cận, giá bán và việc chủ động tìm người mua Như vậy, nếu nông hộ có thể chủ động các nguồn tiếp cận thông tin như truyền hình, truyền thanh, báo tạp chí, cán bộ khuyến nông, người thân hàng xóm, thương lái thu gom, công ty chế biến cũng như các nguồn thông tin khác thì mức độ lợi nhuận đạt được tăng cao hơn.Tuynhiên, mô hình còn hạn chế trong việc thực hiện các hợp đồng sản xuất hay liên kết với doanh nghiệp và các cơ sở sơ chế có liên quan khác Kết hợp với nội dung phân tích thực trạng, rõ ràng các biến cấu trúc thị trường, vận hành và kết quả thực hiện thị trường hiện còn khá lỏng lẻo, việc tập trung cải thiện các yếu tố có liên quan này là rất cần thiết Ngoài ra, biến quy mô sản xuất và sự khác biệt sản phẩm không có ý nghĩa cũng là điều dễ hiểu với sự quy mô hiện tại của các hộ khá nhỏ và không có sự chênh lệch nhiều, và sản phẩm chưa có sự khácbiệt.

Ngoài ra, một điểm khá thú vị trong kết quả mô hình này là, biến quy mô và quy mô bình phương không có ý nghĩa, điều này có thể trái với một số kết quả nghiên cứu khác khi quy mô mở rộng sẽ có lợi nhuận cao hơn vì được hỗ trợ kỹ thuật, mua nguyên liệu đầu vào giá rẻ Tuy nhiên, quy mô ở đây chưa giống như các nghiên cứu khác là ở dưới dạng HTX mà chỉ ở ở quy mô các hộ nhỏ lẻ Như vậy, việc nghiên cứu kết hợp chuỗi giá trị và mô hình SCP nhằm nâng cấp chuỗi hiện tại với sự tham gia của HTX và các bên có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, lợi nhuận sản xuất là vô cùng cần thiết đối với các nông hộ trồng sen hiện nay trên địa bàn nghiêncứu.

Phân tích rủi ro CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL

Bảng 4.24: Rủi ro và quản lý rủi ro của các tác nhân

Các loại rủi ro Nông dân Thương lái CSSC DNCB

1 Do thời tiết (mưa, gió, ) C/T * TB/TB TB/TB TB/C

2 Môi trường, sâu bệnh C/T T/TB T/TB TB/C

3 Biến động thị trường C/T C/TB C/TB C/TB

4 Hậu cần TB/T T/TB T/TB TB/C

5 Do quản lý của các tác nhân C/T T/TB T/TB T/C

Nguồn:Kết quả khảo sát, 2018

( * )C/T: Rủi ro cao, quản lý rủi ro thấp

Theo Steve,et.at.(2008) có 8 loại rủi ro trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp nói chung Tuy nhiên qua kết quả khảo sát chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL thì có 5 loại rủi ro có liên quan nhiều đến các tác nhân trong chuỗi gồm: rủi ro do thời tiết, do môi trường, do thị trường, do khâu hậu cần và do quản lý của các tác nhân tham gia Rủi ro và quản lý rủi ro của mỗi tác nhân được đánh giá theo 3 mức độ: cao (C), trung bình (TB) và thấp (T) và được thể hiện trong bảng4.24.

Kết quả khảo sát tại bảng 4.24 cho thấy nông dân là tác nhân chịu ảnh hưởng nhiều bởi các rủi ro về thời tiết, môi trường, biến động thị trường, hậu cần và quản lý. Dịch bệnh trên cây sen, nhất là bệnh thối ngó chạy dây chưa có biện pháp điều trị hiệu quả; nông dân cũng chịu nhiều tác động bởi biến động thị trường, giá cả luôn biến động, không ổn định; lao động, vận chuyển và dễ hư hại sản phẩm trong khâu hậu cần cũng là rủi ro lớn của người trồng sen; nguồn giống bị thoái hoá, thiếu cơ giới hoá trong khâu chăm sóc và thu hoạch sen, chưa có nhiều sự lựa chọn người bán và quản lý chất lượng sản phẩm kém là các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động và quản lý của người trồng sen còn thấp Do vậy, người trồng sen rất mong muốn có được những phương pháp quản lý các rủi ro này, có được nguồn giống đạt chuẩn, có kỹ thuật chăm sóc khoa học, hiệu quả, có trang thiết bị hỗ trợ trong khâu chăm sóc và thu hoạch và đặc biệt là có sự liên kết sản xuất và tiêu thụ sen theo chuỗi giá trị để ổn định giábán.

Trong khi đó, chỉ có rủi ro về thị trường mới tác động nhiều đến các tác nhân thương lái, CSSC và DNCB Các tác nhân này cũng chịu ảnh hưởng của sự biến động của nguồn nguyên liệu, giá bán, sản lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu sen.Các tác nhân cũng quản lý rủi ro do thị trường ở mức trung bình Các rủi ro còn lại không ảnh hưởng nhiều đến các thương lái, CSSC và DNCB và họ cũng quản lý các rủironàyởmứctrungbìnhtốt.Chínhvịvậy,cáctácnhânnàycũngmongmuốncó được sự hỗ trợ liên kết với người trồng cũng như các tác nhân khác để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định về sản lượng, chất lượng và giá bán.

Phân tích chính sách CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL

Để hỗ trợ cho ngành nông nghiệp nói chung và cây sen nói riêng, trong những năm qua các Bộ, Ngành Trung ương và UBND tỉnh vùng ĐBSCL đã triển khai nhiều chính sách, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ ngành hàng sen nói chung, sản phẩm sen lụa vùng ĐBSCL phát triển.

Gần đây, Chính phủ ban hành Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Bộ Y tế ban hành Danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 – 2030, trong đó có cây sen tại Quyết định 3657/QĐ-BYT ngày 20/8/2019 Chỉ thị số 10/CT-TTG ngày 18/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu Các Chính sách, Nghị định đã tạo tiền đề cho công tác tổ chức lại sản xuất, tổ chức quy hoạch vùng trồng theo hướng liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm sen, góp phần phát triển ngành hàng sen vùng ĐBSCL một cách bềnvững. Đặc biệt, UBND tỉnh Đồng Tháp cũng có nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sen Nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, UBND tỉnh Đồng Tháp đã đăng ký nhãn hiệu Sen Tháp Mười với Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ vào năm 2006 Đến năm 2007, UBND tỉnh Đồng Tháp công bố logo của tỉnh có biểu tượng theo hình tròn cách điệu của bông hoa sen Và năm 2022, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ I kết hợp với xác lập kỷ lục về chế biến, công diễn 200 món ăn làm từ sen do Tổ chứcKỷlục Việt Nam và Liên minhKỷlục thế giới công nhận tại Lễ hội sen Đồng Tháp diễn ra từ ngày 19-21/5/2022; tỉnh Đồng Tháp dự kiến sẽ tổ chức Lễ hội sen thường niên vào các năm tiếp theo và hướng đến xây dựng bảo tàng sen với quy mô 10ha; Qua đó, nhằm góp phầntôn vinh hoa sen, phát huy giátrịvăn hóa - kinh tế cho các sản phẩm chế biến từ cây sen, góp phần thúc đẩy phát triển ngành trồng sen, gắn với phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh cây sen Đồng Tháp nói riêng, sen vùng ĐBSCL nóichung.

Ngành hàng Sen là một trong những ngành hàng được UBND Tỉnh Đồng Tháp đánh giá là ngành hàng chủ lực của Tỉnh trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.Tỉnh Đồng Tháp cũng ban hành Kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu sen giai đoạn 2021 - 2025 tại Kế hoạch số 250/KH-UBND ngày

18/8/2021; và tiếp tục xây dựng các Đề án, Dự án: Dự án mô hình điểm phát triển sản phẩm OCOP - sản phẩm từ sen trên địa bàn huyện Tháp Mười; Đề án phát triển sản phẩm sen Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025 và định hướng tới năm 2030” và Dự án

“Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý Đồng Tháp cho sản phẩm sen Theo đó, các mục tiêu đặt ra đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là Giá trị sản lượng của các sản phẩm từ cây sen, quy tiền đạt 400 - 500 tỷ/năm, thu nhập người trồng sen tăng 120% so với năm 2021; Đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, đến năm 2030 Đồng Tháp sẽ có 5-7 chuyên gia về cây sen, đủ khả năng nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất về cây sen; Xây dựng 01 cơ sở bảo tồn, lưu giữ các giống sen; Tuyển chọn được bộ giống sen mới; Xây dựng 2 - 3 cơ sở ươm tạo, nhân giống sen, mỗi năm sản xuất 1,5 đến 2,0 triệu cây giống sen chất lượng cao; Đa dạng hoá sản phẩm từ các bộ phận cây sen tạo cảnh quan phục vụ du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cao; Hình thành 7-10 vùng sản xuất sen tập trung, ứng dụng công nghệ tiên tiến; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự trong sản xuất nông nghiệp; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Các chương trình, kế hoạch trên đã góp phần định hướng quy hoạch, tổ chức sản xuất và phát triển chuỗi sản phẩm sen có giá trị ở Đồng Tháp nói riêng, vùng ĐBSCl nói chung, góp phần phát triển sản xuất, chế biến sen theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái Từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nông dân, giảm dần khoảng cách thu nhập, hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn và thànhthị.

Tỉnh Đồng Tháp còn thành lập Hội Ngành hàng sen Đồng Tháp Hội ngành hàng Sen ra đời là nơi tập hợp các doanh nghiệp, cơ sở chế biến các sản phẩm từ sen, thương mại, truyền thông, khai thác các giá trị văn hoá từ sen, những người nông dân trồng sen, những nhà khoa học và những cố vấn từ cơ quan quản lý nhà nước Hội ra đời nhằm góp phần ghi nhận và đề xuất hướng giải quyết các điểm nghẽn trong quá trình sản xuất, chế biến và kinh doanh.

UBND tỉnh Đồng Tháp đã đánh giá, phân hạng 27 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao có nguồn gốc từ cây sen UBND tỉnh Đồng Tháp còn tổ chức Hội thảo Khoa học chế biến sâu các sản phẩm từ sen Qua đó, góp phần khuyến khích phát triển các sản phẩm chế biến từ cây sen cũng như định hướng phát triển nhiều sản phẩm chế biến giá trị gia tăng cao khác, định hướng nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm chế biến từ cây sen trong lĩnh vực y tế, điều trị ngoại khoa và chiết xuất tinh chất từ sen và ứng dụng trong ngành mỹ phẩm.

Bên cạnh đó, tổ chức IUCN đã triển khai thực hiện Dự án vừa hỗ trợ sinh kế mùa lũ từ mô hình trồng sen, vừa hỗ trợ chiến lược trữ nước cho vùng ĐBSCL Dự án đã bước đầu góp phần nâng cao năng lực sản xuất, chăm sóc, thu hoạch và chế biến sản phẩm từ cây sen cho người dân 03 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và LongAn.

Giải pháp nâng cấp CGT sản phẩm gương sen lụavùngĐBSCL

Phântích matrận SWOTCGTsản phẩmgươngsenlụavùngĐBSCL

Từ các kết quả khảo sát định tính và định lượng, phỏng vấn chuyên gia, so sánh đối chiếu các kết quả nghiên cứu với các nguồn thông tin khác, các đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL được trình bày ở phần sauđây.

- Khâu Sản xuất: Điều kiện khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng khu vực ĐBSCL phù hợp với sản xuất sen, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao. Đội ngũ nông dân tại vùng ĐBSCL có kinh nghiệm trồng sen lâu đời, và được hệ thống Ngành nông nghiệp, Tổ chức IUCN và Trường Đại học Cần Thơ quan tâm, hỗ trợ về kỹ thuật canh tác sen.

Với truyền thống canh tác, chế biến lâu đời, khu vực ĐBSCL đóng vai trò như là hạt nhân của ngành công nghiệp chế biến sen Việt Nam hiện nay, và kích thích sự phát triển của vùng sen các khu vực khác trong cả nước. ĐBSCL là địa phương có vùng trồng sen lớn nhất và tập trung nhất so với cả nước và đã xây dựng nhãn hiệu tập thể “sen Tháp Mười” Mức độ tập trung cao cho phép khu vực ĐBSCL có thể tập trung thực hiện các chính sách đầu tư phát triển đạt hiệu quả cao.

CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL phát triển hài hòa giữa trồng trọt và chế biến Sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL được chế biến ở các cấp độ khác nhau,t ừ c á c cơsởsảnxuấtkinhdoanhnhỏlẻđế ncácdoanhnghiệpsảnxuấtcôngnghiệp.

CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL có sự phân vai cụ thể: tác nhân sản xuất, tác nhân sơ chế, tác nhân chế biến và tác nhân thương mại Sự phân vai này phù hợp với nguồn lực của các tác nhân tương ứng, và cho phép hình thành và vận hành mạng lưới chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào cho chế biến.

Khâu sơ chế, chế biến tận dụng được nguồn lực địa phương và nội địa, sử dụng phần lớn trang thiết bị, máy móc sản xuất trong nước.

Thương mại các sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL phát triển, các sản phẩm chế biến dựa trên nhu cầu sử dụng của thị trường thực phẩm, và có xu hướng hướng đến thực phẩm chức năng, thời trang, nghệ thuật Sự nhạy bén trong việcnắm bắt nhanh thông tin thị trường để kịp thời điều chỉnh sản xuất - chế biến cho phù hợp với xu hướng biến đổi tiêu dùng.

Hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại sản phẩm được chú trọng thông qua tổ chức Lễ hội sen, sự kiện xác lậpkỷlục về chế biến, công diễn 200 món ăn làm từ sen, hỗ trợ tham gia các hội chợ, trưng bày các sản phẩm OCOP chế biến từsen.

Chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL chiếm vai trò khá khiêm tốn trong cơ cấu nông nghiệp chung của vùng mặc dù đãhìnhthànhvàpháttriểnlâuđời.

Chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL chưa được hỗ trợ chính thức và cụ thể từ chính quyền trung ương và còn thiếu vắng các chiến lược quốc gia về phát triển toàn diện ngànhsen.

Ngành trồng sen chủ yếu dựa trên nền tảng kinh tế hộ nông dân có quy mô nông trại nhỏ Cách trồng chủ yếu là luân canh lúa - sen để gia tăng thu nhập; mặt khác, chưa có máy móc trong thu hoạch sen cũng như khó thuê mướn lao động thu hoạch sen và thiếu vốn nên khó phát triển mang tính chuyênnghiệp.

Nguồn giống sen bị thoái hóa, dịch bệnh trên sen nhiều và khó trị, thói quen trồngtheokinhnghiệm,chưasảnxuấttheotiêuchuẩnchấtlượng,thiếuchuyểngiaovà ứng dụng các tiến bộ - kỹ thuật trong canh tác sen cũng có thể hạn chế tiềm năng năng suất và chất lượng sản phẩmsen.

Công nghệ sau thu hoạch, bảo quản nguyên liệu tươi chưa được đầu tư và phát triển Công nghệ chế biến sâu các sản phẩm giá trị gia tăng chưa được đầu tư và phát triển đúng tầm để đảm bảo an toàn vệ sinh và bảo quản lâu; đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn xuất khẩu.

Các mối liên kết giữa các tác nhân lỏng lẻo,chưagắn kết chặt chẽ và bền vững, dễ bị phá vỡ bởi các mâu thuẫn lợi ích cá nhân nên khó xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho ngành chếbiến.

Cấu trúc chuỗi giá trị không bảo đảm cung ứng nguyên liệu đầy đủ số lượng và có chất lượng tốt; thiếu máy móc trong khâu sơ chế gương sen lụa - nút thắt quan trọng để hình thành và vận hành mạng lưới chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào cho chế biến; Hệ thống doanh nghiệp chế biến thiếu vốn mở rộng quy mô sản xuất, bảo quản và đầu tư trang thiết bị, máy móc công nghệmới.

Nhiều sản phẩm, chủ yếu tiêu thụ thị trường nội địa.

Chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu Do đó, còn nhiều giá trị gia tăng chưa được khai thác tốt để tạo ra thêm nhiều lợi ích cho địa phương.

Các sản phẩm chưa được chú trọng xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và hệ thống phân phối chưa phát triển mạnh.

Nông dân thiếu thông tin thị trường, thị trường không ổn định về giá bán.

4.5.1.3 Phân tích Cơhội Điều kiện tự nhiên của vùng ĐBSCL nhìn chung là phù hợp cho cây sen Cây sen có khả năng phát triển trên các vùng đất đai kém màu mỡ, đất phen, trũng nước, thay thế cho cây lúa và cây trồng khác năng suất thấp Khu vực ĐBSCL còn khả năng tăng diện tích và sản lượng sen trong dài hạn.

ChiếnlượcvàgiảiphápnângcấpCGTsảnphẩmgươngsenlụavùngĐBSCL

Từ các kết quả phân tích chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL, phân tích cấu trúc – thực hiện - kết quả thị trường, phân tích rủi ro chuỗi, phân tích chính sách, phân tích ma trận SWOT và kết hợp với tham vấn chuyên gia; Đồng thời, căn cứ vào định hướng phát triển của các Bộ ngành Trung ương và địa phương Trong đó, Bộ Y tế định hướng phát triển cây sen là một trong 100 cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 – 2030 và Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND các tỉnh ĐBSCL khuyến khích chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu và gắn với liên kết chế biến và tiêu thụ thụ theo chuỗi giá trị UBND tỉnh Đồng Tháp cũng có kế hoạch mở rộng diện tích trồng sen lên 1.500 ha đến năm 2025 (tăng 300 ha so với

2020) và đến năm 2030 diện tích tăng 200%, sản lượng tăng 250% so với năm 2025.Bên cạnh việc đáp ứng xu hướng quan tâm thực phẩm dựa trên thực vật (plant-based),thực phẩm tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng toàn cầu; Hệ thống chiến lược được đề xuất bao gồm cả 4 nhóm chiến lược SO, WO, WT và ST, nhưng trọng tâm là hai chiến lược SO và WO.

Chiến lược 1 Phát triển ổn định vùng sen nguyên liệu đảm bảo năngsuất và chất lượngtốt ĐBSCL có vùng sen nguyên liệu tập trung với quy mô lớn so với cả nước, lại đượcBộYtế,BộNôngnghiệpvàPTNT,UBND cáctỉnhvùng ĐBSCL và các cơ quan hữu quan quan tâm và có những hoạt động hỗ trợ cụ thể và thiết thực Trong những năm gần đây, giá trị sản phẩm gương sen và các sản phẩm chế biến từ sen có xu hướng tăng, có lợi cho người trồng sen, tạo ra sự ổn định cơ bản về vùng nguyên liệu và xu hướng có thể mở rộng vùng trồng sen tăng thêm ít nhất 1.748 ha đến năm2030.

Với nhận thức tốt và khả năng áp dụng các tiến bộkỹthuật trong trồng, chăm sóc sen và sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông, người trồng sen khu vực ĐBSCL có thể nhanh chóng sản xuất tập trung sen theo quy mô hàng hoá, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm sen Với những thay đổi kỹ thuật canh tác, khu vực ĐBSCL có thể nâng năng suất sen lên đến mức trung bình 4,35 tấn gương/ha/vụ so với hiện nay 3,43 tấn gương/ha/vụ Với quy mô diện tích thu hoạch ổn định từ 3.838 – 5.586 ha, vùng ĐBSCL có thể giữ ổn định sản lượng 33,4 – 48,6 nghìn tấn gương/năm Phát triển ổn định vùng nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến cũng góp phần xây dựng kế hoạch bào vệ tránh mẫn cảm với tác động của các thách thằm thực hiện chiến lượcWT.

Chiến lược 2 Đa dạng hóa sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao

Chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL có thế mạnh đa dạng hóa sản phẩm, đã có 27 sản phẩm chế biến tứ sen được phân hạng sản phẩm OCOP 3 sao,

4 sao và xác lập kỷ lục 200 món ăn làm từ sen; các phụ phẩm bước đầu được tận dụng và chế biến Đô thị hóa và thói quen tiêu dùng hiện đại đang lan tỏa mạnh mẽ ở các đô thị Việt Nam dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chế biến, tiện dụng, dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe tăng cao.

Chuỗi gương sen lụa vùng ĐBSCL hiện nay có các sản phẩm chủ yếu là sữa sen, hạt sen sấy, rượu sen và trà tim sen Các doanh nghiệp chế biến có thể nâng cấp các sản phẩm hiện tại và pháttriểncác sản phẩm mới theo hướng phát triển các sản phẩm dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, mỹ phẩm, thời trang có giá trị gia tăng cao hơn nhưphômaitừ hạtsen, snack sen,paste hạt sen;tinhchấtsen,kembôi mặt, mặt nạdưỡng da; băng, gạc cầmmáu,khángkhuẩnvàchốngdính,chiếtxuấtcác hoạtchất sinh học kháng viêm,khángoxyhoáđểlàm nguyênliệuchămsócsứckhoẻtronglĩnhvựcytế;chếbiếntơsencọngsenvàchiếtxuấttừl ávàhoasenlà nguyên liệu nhuộm vải có tính kháng khuẩn tốt; chế biến bột giấy và thức ăn chăn nuôi từ các phụ phẩm bột nấu sữa sen, đài sen, cọng sen.

-Chiến lược WO: Khắc phục các điểm yếu để theo đuổi các cơ hội

Chiến lược 3 Xây dựng chuỗi giá trị theo hướng thúc đẩy liên kết ngang,liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi

Mặc dù các hệ thống chính trị hỗ trợ cho chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL được tổ chức dưới dạng mạng lưới và phổ biến rộng khắp, nhưng quan hệ liên kết giữa các tác nhân lại khá lỏng lẻo, không có tính ổn định và bền vững trong dài hạn Quan hệ liên kết này lại dễ bị phá vỡ khi có xung đột lợi ích xảy ra, và tạo ra sự bị động về nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến.

Vì vậy, cần có chiến lược xây dựng liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi, đặt trong khuôn khổ tổng thể về hợp tác và điều phối hài hòa lợi ích giữa các nhà chế biến về phân vùng nguyên liệu thông qua Hiệp hội ngành sen Mỗi doanh nghiệp chế biến cần chủ động thiết lập liên kết mạng lưới với các doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, cung ứng nguyên liệu và đi dần đến hình thức đồng sở hữu để bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định về số lượng và có thể kiểm soát về chấtlượng.

Liên kết ngang cần được duy trì và phát triển, đặc biệt ở nhóm tác nhân nông dân trồng sen, nhằm ổn định vùng nguyên liệu căn bản cho nhà chế biến, và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại nguồn, lựa chọn giống chất lượng và áp dụng quy trình canh theo tiêu chuẩn chất lượng Liên kết ngang này có thể được xây dựng kết hợp với các hoạt động thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác và các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.

Khai thác các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển các dự án chế biến sâu các sản phẩm từ sen và các dự án liên kết sản xuất, sơ chế và chế biến sen theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Chiến lược 4 Nâng cấp công nghệ trong trồng trọt, sơ chế và chế biến

Do hạn chế về quy mô sản xuất, khu vực ĐBSCL cần chú trọng các giải pháp khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, sản lượng sen, và bảo đảm chất lượng nguyên liệu sen cho chế biến Các Viện, Trường tăng cường nghiên cứu giống chất lượng và chuyển giao cho người trồng sen; Tăng cường tập huấn nâng cao năng lực sản xuất cho người trồng sen về lựa chọn giống chất lượng, áp dụng đúng kỹ thuật bón phân, chăm sóc và bảo vệ thực vật để tăng năng suất, sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng, hạn chế tính thời vụ và ổn định chất lượng trái cho chếbiến.

Công nghệ sơchế,chế biến sen khu vực ĐBSCL hiện nay cơ bản chỉ đáp ứng cho việc chế biến các sản phẩm thô Công nghệ chế biến rượu sen và hạt sen sấy là tốt nhất so với các công nghệ chế biến sản phẩm khác Thiếu vốn đầu tư nâng cấp công nghệ cũng là vấn đề chung của các doanh nghiệp chế biến Vì vậy, khu vực ĐBSCL cần hỗ trợmạnhmẽhơnđểthúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ hoặc đầu tư các công nghệ chế biến sâu các sản phẩm giá trị gia tăng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, mỹ phẩm, thờitrang.

Cần có các cơ chế khuyến khích các đơn vị đầu tư nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ sơ chế, bảo quản và công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng cao cho các tác nhân trong chuỗi.

Chiến lược 5 Thúc đẩy xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường và xúctiến thương mại

Hầu hết các sản phẩm sen vùng ĐBSCL đều chưa có thương hiệu hoặc thương hiệu chưa mạnh Vì vậy, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư và Hội Ngành hàng sen Đồng Tháp tiếp tục quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng trong nước và hướng đến thị trường thế giới Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Hiệp hội dừa Bến Tre là hai tổ chức dẫn dắt và hỗ trợ trực tiếp cho chiến lược này Đồng thời, hỗ trợ khảo sát, nghiên cứu thị trường để tìm kiếm thị trường triển vọng.

4.5.2.2 Các giải pháp nâng cấp CGT sản phẩm gương sen lụa vùngĐBSCL

Kếtluận

Sen là một sản phẩm nông nghiệp có giá trị dược tính cao, sản phẩm thu hoạch đa dạng gồm gương sen, hoa sen, lá sen, ngó sen, củ sen Trong số các sản phẩm từ cây sen thì gương sen lụa là sản phẩm thu hoạch chủ yếu của cây sen vùng ĐBSCL và hạt sen lụa, tim sen, hạt sen sấy, sữa sen, rượu sen và trà tim sen là các sản phẩm chế biến chủ yếu từ gương sen lụa tại thời điểm khảo sát Do vậy, để đạt được mục tiêu chung của luận án, đề tài tập trung phân tích kinh tế chuỗi sản phẩm gương sen lụa, phân tích SCP, phân tích rủi ro chuỗi, phân tích chính sách và phân tích ma trận SWOT, từ đó, đề xuất các chiến lược, giải pháp nâng cấp CGT sản phẩm gương sen lụa vùngĐBSCL.

CGT gương sen lụa có 6 tác nhân chính tham gia: Nông hộ trồng sen lấy gương lụa, thương lái, cơ sở thu gom - sơ chế, cơ sở/công ty chế biến, nhà bán buôn, bán lẻ. Nông hộ bán gương sen lụa cho thương lái hoặc bán trực tiếp cho các cơ sở sơ chế. Kết quả phân tích cho thấy nông dân bán trực tiếp cho cơ sở sơ chế, không qua thương lái trung gian sẽ bán giá cao hơn 2,5 triệu đồng/tấn gương sen lụa Nông dân là tác nhân chiếm tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao, tương đương 28,84 % trong toàn chuỗi, nhưng sản lượng trung bình/chủ thể/năm thấp nhất, chỉ khoảng 6,93 tấn/hộ/năm nên lợi nhuận/hộ/năm đạt được thấp nhất khoảng 80,8 triệu đồng Trong khi đó lợi nhuận cao thuộc về các doanh nghiệp chế biến, trong đó, DNCB trà tim sen thu được lợi nhuận khoảng 424 triệuđồng/năm.

Phân tích mô hình cấu trúc – vận hành – kết quả thị trường gương sen lụa cho thấycâysen có nhiều điểm khác biệt, giá trị của cây sen không chỉ dừng lại ở ý nghĩa vật chất, kinh tế mà còn mang cả ý nghĩa về mặt văn hóa, môi trường; Thiếu vốn đầu tư, thiếu nguồn cung ứng sen, khó khăn về đầu ra sản phẩm, khó đăng ký kinh doanh,thuế cao và sự cạnh tranh cao là các yếu tố rào cản gia nhập ngành; Số nguồn thông tin tiếp cận, giá bán và việc chủ động tìm người mua là 03 yếu tố chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân; Đặc biệt, sự hình thành giá bán sản phẩm chế biến được hình thành chủ yếu là do người bán quyết định, trái lại giá bán nguyên liệu thì được quyết định bởi người mua, còn cơ sở hình thành giá của thương lái và thu gom-sơ chế thì do thị trường quyết định Mối liên kết ngang và liên kết dọc giữa các tác nhân còn khá lỏng lẻo Kết quả hồi quy cho thấy,nếu nông hộ có thể chủ động các nguồn tiếp cận thông tin như truyền hình, truyền thanh, báo tạp chí, cán bộ khuyến nông, người thân hàng xóm, thương lái thu gom, công tychếbiến cũng như các nguồn thông tin khác thì mức độ lợi nhuận đạt được tăng caohơn. Để nâng cấp, phát triển CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL,nghiên cứu đề xuất 05 chiến lược, baogồm:i)Phát triển ổn định vùng sen nguyên liệu đảm bảo năng suất và chất lượng tốt, (ii) Đa dạng hóa sản phẩm chế biếnsâucó giá trị gia tăng cao, (iii) Xây dựng chuỗi giá trị theo hướng thúcđẩyliên kết ngang, liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi, (iv) Nâng cấp công nghệ trong trồng trọt, sơ chế và chế biến, và (v) Thúc đẩy xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại.

Kiếnnghị

Kiến nghị đối với cơ chế,chínhsách

Triển khai hiệu quả Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án chế biến công nghệ cao cũng như các dự án liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ sen Qua đó, giúp ngành hàng sen ĐBSCL phát triển bền vững.

Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/2/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới để hỗ trợ khuyến khích hình thành các mô hình hợp tác xã trồng sen phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng sen vùng ĐBSCL, cũng là tiền đề để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sen với các doanh nghiệp sơ chế, chếbiến.

Triển khai hiệuquảNghị địnhsố55/2015/NĐ-CPngày09/6/2016vàNghị địnhsố116/2018/NĐ-CPngày07/9/2018về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số55/2015/NĐ-CPcủa chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để hỗ trợ tín dụng cho các nông hộ trồng sen, các doanh nghiệp sơ chế, chế biến sản phẩm sen đầu tư, nâng cấp công nghệ chế biến.

Vận dụng linh hoạt các chính sách để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ về giống, công nghệ trồng trọt, sơ chế, chế biến và cung ứng dịch vụ liên quan đến sản phẩm từ sen đến các tác nhân trong chuỗi nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho các tác nhân tham gia Hỗ trợ hình thành trung tâm nghiên cứu và trưng bày các sản phẩm chế biến từ sen vùng ĐBSCL để góp phần hình thành nên chuỗi sản xuất liên kết với khu vực công nghiệp chếbiến.

Kiến nghị đối với các cơ quanchứcnăng

Đối với các Bộ, ngành Trung ương:

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chiến lược phát triển vùng dược liệu sen sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế; chuyển giao các công nghệ sản xuất và ưu tiên đầu tư dự án phát triển sản phẩm thực phẩm chức năng, sản phẩm dược sản xuất từ sen để tập trung phát triển đến năm 2030, định hướng 2050. Đối với các cấp địa phương:

UBND các tỉnh khu vực ĐBSCL cần xây dựng chiến lược quy hoạch liên kết vùng hợp tác liên kết xây dựng vùng nguyên liệu sen hàng hóa, là nguồn nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng phục vụ Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ.

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Các Viện, Trường quan tâm nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ tạo nguồn giống chất lượng cao,kỹthuật trồng sen đạt năng suất và chất lượng cao cho nông dân; chuyển giao quy trình tinh chế cao, sản xuất các sản phẩm dược liệu từ sen theo đặt hàng của doanh nghiệp dược để tăng GTGT cho các tác nhân trongchuỗi.

Sở Nông nghiệp và PTNT và Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã tuyên truyền, vận động người dân trồng sen tham gia và thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để vừa liên kết nông dân tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vừa đại diện cho người dân liên đàm phán, thương lượng hợp đồng tiêu thụ sen với các doanh nghiệp dược, các cơ sở kinh doanh thuốc đôngy,các cơ sở sản xuất trà thảo mộc góp phần nâng cao giá trị cho câysen.

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý và mã vùng trồng cũng như tổ chức các hội thảo nghiên cứu về cây sen, công dụng, các sản phẩm dược liệu từ sen nhằm góp phần minh bạch sản phẩm tạo thêm niềm tin đối với khách hàng Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩmtừ senđăngkýsảnphẩmOCOP,sảnphẩmcôngnghiệptiêubiểucủađịaphương.

Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư và Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên tổ chức các lễ hội sen, các sự kiện quảng bá, giới thiệu về cây sen, công dụng và các sản phẩm dược liệu từ sen đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước Đây cũng là dịp để xúc tiến, mới gọi doanh nghiệp dược đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến các sản phẩm dược từ sen góp phần gia tăng giá trị cho ngànhhàng.

Các Sở, ban, Ngành các cấp tăng cường tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tiếp cận được các cơ chế, chính sách về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 57/2018/NĐ-CP), về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định 98/2018/NĐ-CP), về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 116/2018/NĐ-CP), v.v.

Kiến nghị hướng nghiên cứutiếp theo

Trên cơ sở đánh giá và phân tích hạn chế của luận án đã thấy được những hạn chế nhất định, chính vì thế, các chủ đề nghiên cứu tiếp theo được gợi mở từ giới hạn kết quả nghiên cứu của luận án như sau:

(i) Phân tích kinh tế chuỗi các các sản phẩm chế biến có liên quan đến ngành dược liệu sen nói riêng, ngành hàng sen nóichung.

(ii) Phân tích hiệu quả kinh tế của các sản phẩm thứ cấp từ sen trong CGT Ngành dược liệusen.

(ii) Nghiên cứu sức mạnh thị trường của các tác nhân tham gia CGT dược liệu sen vùng ĐBSCL

Hạn chế củađềtài

Mặc dù, nghiên cứu đã có một số đóng góp cho học thuật và thực tiễn quản lý kinh tế ở ĐBSCL và cho ngành hàng dược liệu sen, luận án vẫn còn một số hạn chế mà các nghiên cứu tiếp theo có thể khắcphục.

Một là, luận án có tiếp cận theo theo khung phân tích SCPmởrộng (Figueirêdo

Junior vàctv., 2014) Tuy nhiên, dựa vào nội dung và mục tiêu nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung phân tích một số chỉ tiêu nhất định mà chưa có đủ thông tin và số liệu để phân tích đánh giá tất cả các chỉ tiêu của khung phân tích SCP mở rộng Nội dung phân tích SCP của luận án còn một số hạn chế chưa được đề cập đến, chẳng hạn như: mức độ tập trung (S), cường độ cạnh tranh (S), môi trường thể chế (S), mạng lưới liên kết (C), chất lượng dịch vụ hỗ trợ (C), giải quyết việc làm tại địa phương (P).Trong phân tích này luận án chưa tiến hành phân tích lợi thế cạnh tranh vì không có thông tin về đối thủ cạnh tranh Bên cạnh đó, tại khâu chế biến trong CGT dược liệu sen, các nội dung liên quan đến phân tích giá trị phụ phẩm của sản phẩm sen sau khi chế biến (cọng sen, đài sen, vỏ hạt sen), các sản phẩm kênh nghệ thuật (tranh sen, quạt sen, nón sen, sen sấy khô, v.v), các sản phẩm mỹ phẩm (nước hoa sen, xà bông sen) và các sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm (bã sen làm phân vi sinh, bột giấy, bột nhang) và tác động của thể chế đến ngành dược liệu sen chưa được đề cập và phân tích trong luận án này. Nội dung phân tích kinh tế chuỗi, phân tích cấu trúc thị trường, thực hiện thị trường và hiệu quả thị trường chỉ tại các tỉnh có sản lượng và diện tích trồng dược liệu sen lớn nhất ởĐBSCL.

Hai là, phạm vi nghiên cứu của luận án mới chỉ dừng lại ở các huyện trồng nhiều sen nhất ở 03 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An với quy mô mẫu khảo sát còn khá khiêm tốn Mặt khác, do ngành hàng dược liệu sen nói chung, chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL thời điểm thực hiện nghiên cứu còn trong giai đoạn phát triển sơ khai, số lượng và quy mô của các doanh nghiệp sơ chế, chế biến rất hạn chế; do vậy quy mô mẫu khảo sát theo các tác nhân trong chuỗi của nghiên cứu cũng còn nhiều hạn chế.

Ba là, do luận án tập trung phân tích chuỗi giá trị và mô hình SCP nên chưa phân tích sâu về hiệu quả kinh tế của mô hình và các chỉ tiêu tài chính có liên quan.

Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung phân tích hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất này bằng các dạng hàm phổ biến như lợi nhuận chuẩn hóa, hàm sản xuất Cobb-Douglas để có nhiều giải pháp chi tiết hơn liên quan đến hoạt động sản xuất của nông hộ trồngsen.

Chương 5 tập trung tổng kết lại kết quả phân tích CGT sản phẩm gương sen lụa, phân tích mô hình cấu trúc – vận hành – kết quả thị trường và đưa ra các đề xuất kiến nghị, đề xuất hàm ý chính sách và các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Ahmed, H., Hakani, G,, Aslam, M and Khatian, N., 2019 A review of the important pharmacological activities of Nelumbo nucifera: A prodigious rhizome.InternationalJournal of Biomedical and Advance Research10 (01): e5007.

Anh, N.T.L., & Hương, Đ.T., (2017) Phát triển mối liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng chè tỉnh Thái Nguyên.TNU Journal of Science and Technology.

Amare, A (2010) Analysis of Grain Marketing in Southern Zone of Tigray Region, Ethiopia.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2022) Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 tại hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm2045.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2022) Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 tại hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Bích, Đ.H.,và ctv.(2004).Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập II).Nhà xuất bản Khoa học và Kỹthuật.

Bộ Y tế (2019) Quyết định số 3657/QĐ-BYT ngày 20/8/2019 về việc ban hành danh mục

100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn2020-2030.

Boaventura,P S M.,Abdalla,C C.,Araujo,C.L.,& Arakelian, J S.(2018).Value co-creationin the specialtycoffeevaluechain:The third-wavecoffeemovement.JournalofBusiness

Cẩm nang Valuelinks (2017).Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị, GTZ Eschborn.

Chen, Yi., Fan, G., Wu, H., Wu, Y & Mitchell A (2007) Separation, identification and rapid determination of liensine, isoliensinine and neferine from embryo of the seed of Nelumbo nucifera Gaertn by liquid chromatography coupled to diode array detector and tandem mass spectrometry J of Pharmaceutical and Biomedical Analysis,43:99-104. Chi, V.V (1991).Cây thuốc An Giang Ủy ban khoa học – Kỹ thuật An Giang.

Chi, V.V (2012).Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới), Tập 1.Nhà xuất bản Y học.

Chơn, N.M, Trâm, P.T.B & Thủy, N.T.T (2005).Giáo trình thực tập sinh hóa.Lưu hành nộibộ.

Chính phủ (2017) Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chính phủ (2018) Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Chính phủ (2019) Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 về tổ hợp tác. Đông, Đ.V (2022) Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ Phát triển sản phẩm sen Đồng Tháp.

Faòe, A., Grote, U., Etti Winter, E (2009) Value Chain Analysis Methodologies in the

Context of Environment and Trade Research, Discussion Paper No 429.

Figueirêdo Junior, H S D., Meuwissen, M P M., & Oude Lansink, A G J M (2014).

Integrating structure, conduct and performance into value chain analysis.Journal onChain and Network Science, 14(1), 21-30.

Gereffi G, Humphrey J & Sturgeon T (2005).The governance of global value chains.

Reviewof International Political Economy 12:1 February,78-104.

Gereffi G & M Korzeniewicz (1994).Commodity chains and global capitalism.The organization of buyer-driven global commodity chains: How US retailers shape oversea production networks London, Praeger.

Gereffi G (1999) A commodity chains framework for analysing global industries Workshop on spreading the gains from globalization, university of Sussex, Institute of

Gereffi G (1999) A commodity chains framework for analysing global industries Workshop on spreading the gains from globalization, university of Sussex, Institute of

Gereffi G (1999b) A Commodity Chains Framework for Analyzing Global Industries‟,

Mimeo: Duke University, forthcoming in American Behavioral Scientist.

Gereffi G., J Humphrey, et al (2003) The governance of global value chains: an analytical framework.

Gereffi, G (1999a) International Trade and Industrial Up-Grading in the Apparel Commodity

Chain‟,Journal of International Economics, 48(1),37-70.

Gichangi, 2010 Analysis of Structure, Conduct and Performance of Sweet potato marketing:

The case of Nairobi and Kisumu, Kenya.

Goletti F (2005).Agricultural commercialization, value chains, and poverty eduction.Discussion No.7, Hanoi, Vietnam, Making markets work better for the poor project, Asian Development Bank.

GTZ Eschborn (2007).Cẩm nang Valuelinks: Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị.

Nhà xuất bản Hà Nội.

GTZ (2011).Tài liệu tập huấn dành cho giảng viên về chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường vànghị định 151.

Herklot, G.A.C (1972) Vegetables in South-east Asia George Allen & Unwin LTD,

London.Humphrey,J&Schmitz,H.(2006).TheImpactofChinaonAsia–AgendaSetting.DFID-Brighton:IDS.

Hùng, L.M (2022).Để phát triển bền vững ngành hàng sen Đồng Tháp Truy cập ngày

10/2/2023 từ https://www.baodongthap.vn/kinh-te/de-phat-trien-ben-vung-nganh-hang- sen-dong-thap-103730.aspx.

IUCN (2021) Báo cáo tổng kết Dự án “Mô hình sinh kế dựa vào nước lũ hỗ trợ chiến lược trữ lũ cho vùng ĐBSCL, Việt Nam”.

Khai, T T (2011) Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

Khai,T.T.,Việt,H.C.,Nhỏ,L.V.G.,An,N.V.,Việt,H.V.,&Niệm,N.V.(2012).Ướclượnglợiíchtài chính của chuỗi giá trị dừa Bến Tre.Tạp chí Phát triển Kinh tế,265,46-55.

Khai, T T (2022).Liên kết dọc trong chuỗi giá trị nông sản: Nhìn từ vụ Bianfishco.Truy cập ngày 10/2/2023 từ https://thesaigontimes.vn/lien-ket-doc-trong-chuoi-gia-tri-nong-san- nhin-tu-vu-bianfishco/.

Kaplinsky (1999) Globalization and Unequalization: What can be learned from value chain analysis.Journal of Development Studies 37(2),117-146.

Kaplinsky (1999) Globalization and Unequalization: What can be learned from value chain analysis.Journal of Development Studies 37(2),117-146.

Kaplinsky, R., & M Morris (2001).A Handbook for Value Chain Research, The Institute ofDevelopment Studies.University of Sussex Brighton, UnitedKingdom.

Kaplinsky, R., & M Morris (2001).A Handbook for Value Chain Research, The Institute ofDevelopment Studies.University of Sussex Brighton, UnitedKingdom.

Khoi, N V., Lan, C H., & Huong, T L (2015) Vietnam tea industry-an analysis from value chain approach.International Journal of Managing Value and Supply Chains,6(3),1-15.

Lopez-Feldman, A (2012) Introduction to contingent valuation using Stata (MPRA Paper

No 41018).Toluca, Mexico: Centro de Investigacion y Docencia Economicas(CIDE).

Lộc,V T T., &Khôi,L.N Đ.(2011).Phân tích tác động các chính sách và chiến lược nâng cấp chuỗi ngành hàng lúa gạo.TạpchíKhoahọcTrườngĐạihọcCầnThơ, 19b(2011),110-121.

Lộc, V T T., & Son, N P (2011) Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 19(2011), 96-108.

Lộc, V T T., & Son, N P (2016).Giáo trình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ.

Lộc, V T T., & Thọ, H H (2016).Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đềcương nghiên cứu.Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ.

Lộc,V.T.T.,An,N.T.T.,Son,N.P.,Thọ,H.H.,Kiệt,T.H.V.T.,Huôn,L.,&Giang,L.T.(2015).Phântích chuỗi giá trị ớt tỉnh Đồng Tháp.Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ,38,107-119.

Li, Z.Y and P Qian (1994) Effect of different culture media and nutrient solutions on lotus growth in soilless culture Acta Agr Zhejiangensis 6: 127-130.

Liu, Zhian (1994) New Cultivation Method of lotus Chong - Qin Co Ltd., Pekin P RChina.

Mỹ, N.K (2001).Cây sen và kỹ thuật trồng.UBND Huyện Cao Lãnh, Tổ ứng dụng KHKT Nông Nghiệp.

M4P (2008) Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị, Ngân hàng Phát triển Châu Á – Cơ quan đại diện thường trú tại Việt Nam.

Melle, C.V., Coulibaly, O., Hell, K (2007) Mango value chain in Benin.AAAE

Meyer-Stamer, J (2003) Organizing the Key Elements of Local Economic Development: The Hexagon Concept Duisburg: misopartner Working Paper,3.

Nên, N V (2015) Phân tích mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị dừa tại Bến Tre.Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 26(26),84-89.

Nguyen Q.V (2001) Lotus for Export to Asia: An agronomic and physiological study Rural Industries Research and Development Corporation Publication No 01/32.

Nguyen, Q & D Hicks (2004) Lotus In: The new crop industries Eds Salvin, Bourke and Hassalls Department of Natural Resources & Environment and Rural Industries Research and Development Corporation Sidney, Australia, 78-84.

Nghi, N.Q (2015).Nghiên cứu giải pháp nâng cao GTGT cho sản phẩm khóm góp phần cảithiện thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang.Luận án tiến sĩ ngành

Kinhtếnông nghiệp, Đại học Cần Thơ, CầnThơ.

Omata, A., K Yomogida, S Nakamura, T Ohta, Y Izawa and Watanabe S.C (1992) “The odour of Lotus (Nelumbonaceae) flower”, Chemistry-analysis & Structure, 4: 43-48.

Europe.Cambridge Journal of Regions, Economy and Society 2010,3,349-365.

Porter M E (1985).Competitive Advantage.New York, The Free Press.

Porter M E (1985).Competitive Advantage.New York, The Free Press.

Raikes,P.,Jensen,M.F.&Ponte,S.,(2000).Global Commodity Chain Analysis and the French

Filière Approach: Comparison and Critique Economy and Society 29(3),390-417.

Son, N P., & An, N T T (2014) Nghiên cứu chuỗi giá trị tỏi của Ninh Thuận.Tạp chí

Khoahọc Trường Đại học Cần Thơ, 35(2014), 16-23.

Son, N P., & Nhỏ,L.V G (2013a) Phân tích chuỗi giá trị nho tỉnh Ninh Thuận.Tạp chíNông nghiệp và Phát triển nông thôn, 228(21),3-10.

Son, N P., & Nhỏ, L V G (2013b) Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm táo xanh tỉnh Ninh

Thuận.Tạp chí Phát triển Kinh tế, 275(2013),53-64.

Sou, S.Y., & N Fujishige (1995) Cultivation comparison of lotus (Nelumbo nucifera) between China and Japan J Zhejiang Agr Sci (4): 187 - 189.

Sở NN&PTNT An Giang (2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020) Báo cáo Kết quả thực hiện sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.

Sở NN&PTNT Đồng Tháp(2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020).Báo cáo Kết quả thực hiện sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn năm(2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020).

Sở NN&PTNT Long An(2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020).Báo cáo Kết quả thực hiện sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn năm2014,2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.

Steve, J., Siegel, P and Andrews, C., (2008).Rapid agricultural supply chain riskmanagement.Conceptual framework and guidelines for application, Volume 1.

Takahashi (1994) Reversible Molecular Rearrangement of Slightly Acid‐treated Starches. Journal of Food SciencePages, 59: 637-640.

Tâm, N H., & Hải, L T Đ (2014) Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm ca cao tỉnh Bến Tre.

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 35(2014), 8-15.

Tian, D (2008) Container production and post-harvest handling of lotus (Nelumbo) and micropropagation of herbaceous peony (Paeonia) Ph D Dissertation Auburn University Department of Horticulture 292 pp.

Tĩnh, T (1761).Nam dược Thần hiệu.Hà Nội Nhà xuất bản Y học – Bộ Y tế.

Trang, N T., & Tú, V H., (2019) Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng xoài tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 55(1), 109-119. Tuyển, N.P., (2007) Kỹ thuật trồng sen Nxb Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

Tiển, N.V & Thông, P.L., (2014) Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp,Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 30, 120-128.

Thủ tướng Chính phủ (2020) Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 02/3/2020 về phê duyệt chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thủ tướng Chính phủ (2022) Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022 về phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng Chính phủ (2022) Chỉ thị số 10/CT-TTG ngày 18/6/2022 về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.

UBND tỉnh Đồng Tháp (2022) Kế hoạch số 310/KH-UBND ngày 31/8/2022 về phát triển ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025.

Vương,Đ.M.,Lộc,V.T.T.,Kiệt,H.V.,&Tiến,N.T.(2015).Phân tích chuỗi giá trị thanh long tại huyện ChợGạotỉnhTiền Giang.TạpchíKhoahọcTrườngĐạihọcCầnThơ,36(2015),10-22.

Viện đào tạo Doanh nhân Việt (2013).Tài liệu tập huấn về chuỗi giá trị.Dự án phát triển kinh tế xã hội có lồng ghépgiới.

VCCI Cần Thơ (2020) Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL.

Wang,Q.C.andX.Y.Zhang(2004).Lotus flower cultivars in China.ChinaForestryPubl.House.Beijing.

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHIẾU B1: PHIẾU KHẢO SÁT NÔNG HỘ TRỒNG SEN

Ngày đăng: 02/06/2023, 13:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w