SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị (CGT) là phương pháp tổ chức sản xuất (đặc biệt là nông sản) đáp ứng yêu cầu thị trường về số lượng, chất lượng và giá cạnh tranh Vì vậy, phương pháp tiếp cận này được các nước phát triển áp dụng trong nhiều thập kỷ qua nhằm đưa sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp Phương pháp này còn được các tổ chức quốc tế rất quan tâm để phát triển ổn định và bền vững các ngành hàng nông nghiệp ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vì đây là phương pháp giúp cho các tác nhân tham gia chuỗi nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo yêu cầu từng thị trường Ngoài ra, các kết quả từ việc nghiên cứu CGT, đặc biệt là CGT nông sản sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có căn cứ để phát triển các chính sách hợp lý cho sự phát triển kinh tế của địa phương Trong thực tế, phương pháp tiếp cận CGT được sử dụng để đưa ra các chiến lược hoặc giải pháp nâng cấp CGT của sản phẩm, nâng cao hiệu quả cho toàn CGT Phương pháp này đã được đề cập bởi nhiều nhóm tác giả, tổ chức khác nhau ở nước ngoài như Gereffi (1994, 1999), Kaplinsky (1999), Porter (1985), Kaplinsky và Morris
(2001), Gereffi và cộng sự (2005) Đến năm 2006, FAO cũng đã đưa ra những hướng dẫn cho việc phân tích một CGT sản phẩm; Và đặc biệt năm 2007, cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị "Valuelinks” được áp dụng bởi tổ chức GTZ. Năm 2008, DFID đã áp dụng cách tiếp cận CGT để nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo "M4P” (viết tắt của Making Markets Work for the Poor) Tương tự, IFAD cũng đã đề xuất cách phân tích CGT có lồng ghép giới vào CGT vào năm 2014 Những cách tiếp cận này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như nông nghiệp, thủy sản và du lịch.
Riêng ở Việt Nam, cách tiếp cận CGT được biết đến và sử dụng rộng rãi từ sau năm 2000 Những nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đã kế thừa những cách tiếp cận này để thực hiện những nghiên cứu liên quan đến CGT sản phẩm, ngành hàng trong nhiều lĩnh vực khác khau, đặc biệt là nông sản Nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận CGT của GTZ (2007) vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển ổn định một sản phẩm/ngành hàng, bởi vì nó là công cụ đắc lực giúp cho những nhà quản trị xác định đâu là những hoạt động chính một ngành hàng, kiểm soát được sự tương tác giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi và phát hiện tính không hiệu quả ở một khâu nào đó trong CGT, đo lường được hiệu quả chung của sản phẩm, của ngành hàng và
17 xác định được mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân tham gia chuỗi để có cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp, xác định phân phối chi phí và chi phí của những người tham gia trong chuỗi từ đó khuyến khích sự hợp tác giữa các khâu trong chuỗi để việc phân phối lợi ích vươn tới sự công bằng, tạo ra nhiều hơn giá trị tăng thêm và nâng cao lợi thế cạnh tranh Ngoài ra, phương pháp tiếp cận CGT còn giúp các nhà tạo lập chính sách có nguồn thông tin cần thiết để có những giải pháp và chính sách phù hợp, giúp hình thành và phát triển các liên kết dọc và liên kết ngang trong chuỗi, tạo việc làm ổn định và có kỹ năng, nối kết thị trường Đây là cơ sở chính để phát triển các liên kết kinh doanh nhằm quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, quản lý rủi ro dọc theo chuỗi tốt hơn, tổ chức hậu cần chuỗi hiệu quả hơn, các tác nhân tham gia chuỗi có nhận thức, năng động và trách nhiệm hơn đến sản phẩm cuối cùng và từ đó cải thiện và nâng cấp chuỗi kịp thời và hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường về sản phẩm. Ớt là một trong những cây trồng thuộc nhóm rau màu, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt cũng như nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích và gia tăng thu nhập cho nông hộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Thêm vào đó, do nhu cầu sử dụng và tiêu dùng các sản phẩm từ ớt khá phổ biến và đa dạng, cụ thể như ớt tươi, ớt khô, ớt qua sơ chế, chế biến (gia vị),… nên ớt được xác định là một trong những đối tượng cây trồng quan trọng trong qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp của một số địa phương trong vùng như Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang và Trà Vinh. Ưu điểm của loại cây trồng này là thời gian sinh trưởng ngắn Mỗi vụ ớt chỉ khoảng hơn 100 ngày, thời gian từ khi gieo hạt đến bắt đầu thu hoạch khoảng 70 ngày, thời gian thu hoạch kéo dài trong khoảng 1 tháng Chính vì vậy, từ nhiều năm nay nông dân ở các tỉnh thành ở ĐBSCL như Đồng Tháp,
An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An đã lựa chọn ớt là một trong những loại rau màu phổ biến để canh tác do thời gian thu hồi vốn nhanh Một số tỉnh ở ĐBSCL mỗi năm có thể trồng 2 vụ ớt như ở tỉnh Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long Với năng suất 10-12 tấn ớt tươi/vụ/ha, người trồng đạt được mức lợi nhuận gấp 3 - 4 lần trồng lúa (Báo cáo của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, 2014) Hơn nữa, trong những năm gần đây các địa phương đã tích cực và chủ động thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trên đất lúa kém hiệu quả, cụ thể trong đó có mô hình canh tác ớt, với kỳ vọng đạt được mức thu nhập cao hơn cho người nông dân trồng lúa kém hiệu quả Hành vi chuyển đổi này cũng phù hợp với quan điểm phát triển gần đây của cả giới khoa học và lãnh đạo của các địa phương ở ĐBSCL Đặc biệt, trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp đã, đang và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu (hạn mặn kéo dài) ở ĐBSCL
Hiện nay, phần lớn ớt ở ĐBSCL được trồng là giống ớt Chỉ thiên và phần lớn được tiêu thụ qua kênh xuất khẩu, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc dưới dạng ớt tươi hoặc ớt sấy khô Trung Quốc đóng vai trò thu gom, sau đó tiếp tục xuất khẩu sản phẩm ớt sang các quốc gia khác Các thị trường khác ở Châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Campuchia có nhu cầu nhập khẩu ớt rất cao nhưng Việt Nam chỉ mới bắt đầu xuất khẩu sang các thị trường này, nên tiềm năng thị trường xuất khẩu ớt của ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn còn lớn Hơn nữa, ớt của Việt Nam còn có nhiều cơ hội giảm thị phần của Trung Quốc, tăng cường tự xuất khẩu sang các thị trường khác thông qua Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC - ASEAN Economic Community) và các Hiệp định Thương mại tự do như: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA - ASEAN Free Trade Area), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), điều này sẽ giúp nâng cao giá trị gia tăng (GTGT) cho CGT ớt, cũng như tạo điều kiện cho ngành hàng ớt của Việt Nam tham gia vào CGT toàn cầu trong tương lai.
Như đã được đề cập ở trên, mặc dù trồng ớt mang lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa, có thời gian thu hồi vốn nhanh, có tiềm năng tiêu thụ và phát triển tốt, nhưng việc trồng ớt của nông dân đang đứng trước nhiều nguy cơ Theo
Võ Thị Thanh Lộc và cộng sự (2014) và qua khảo sát của nghiên cứu sinh, ngành ớt của vùng ĐBSCL đang gặp phải những nguy cơ như sau: i) Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; ii) Kỹ thuật sản xuất của người trồng còn hạn chế; iii) Biến đổi khí hậu làm dịch bệnh trên ớt nhiều hơn, sương muối làm giảm năng suất ớt; iv) Người sản xuất chưa áp dụng các tiêu chuẩn Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP); v) Ớt phơi khô chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP); vi) Thiếu hậu cần trong sơ chế, chế biến và kho dự trữ; vii) Giá bán không ổn định; viii) Ớt chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc; ix) Địa phương chỉ tập trung vào vụ chính, chưa bố trí sản xuất theo hướng rải vụ Về lâu dài, sản lượng ớt gia tăng không thể kiểm soát được do các địa phương chưa có chiến lược chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp một cách rõ ràng và còn một số hộ nông dân trồng lúa chuyển đổi sang trồng ớt một cách tự phát, trong khi đó thị trường xuất khẩu chưa được khai thông, những điều này sẽ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu và giảm giá sản phẩm ớt Thực tế trong những năm qua cho thấy, giá ớt biến động liên tục dẫn đến rủi ro rất lớn cho các tác nhân tham gia chuỗi, đặc biệt là người trồng ớt Để khắc phục tình trạng này, một trong những giải pháp được Việt Nam áp dụng trong hơn một thập kỷ qua đó là ứng dụng phương pháp tiếp cận CGT để phân tích cụ thể hơn về CGT sản phẩm ớt, phân tích thị trường và yêu cầu thị trường của sản phẩm cũng như xay dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt để nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả toàn chuỗi, góp phần phát triển ổn định các ngành hàng nông sản ở Việt Nam.
Với ý nghĩa khoa học của phương pháp tiếp cận CGT và những tồn tại thực tế trong ngành hàng ớt nêu trên, việc nghiên cứu và đề xuất “Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long” là thật sự cần thiết.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung của luận án là xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả chuỗi ngành hàng ớt, góp phần phát triển ổn định ngành hàng ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đáp ứng mục tiêu chung nêu trên, nghiên cứu thực hiện 4 mục tiêu cụ thể như sau:
1) Phân tích yêu cầu thị trường về sản phẩm ớt trong và ngoài nước.
2) Đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và phân tích hiệu quả sản xuất ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3) Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long.
4) Đề xuất chiến lược và giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Yêu cầu thị trường về sản phẩm ớt của Việt Nam và các quốc gia nhập khẩu ớt hiện nay như thế nào? Độ tập trung thị trường của các khâu trong chuỗi và hiện trạng tiêu thụ ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long ra sao?
- Số lượng, chất lượng và giá bán trong sản xuất và chế biến ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay ra sao? Hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất như thế nào?
- Thực trạng hoạt động chuỗi giá trị ớt vùng vùng đồng bằng sông Cửu Long? Giá trị gia tăng cũng như hiệu quả tài chính theo kênh thị trường và toàn chuỗi ra sao? Điễm nghẽn trong nghiên cứu cũng như điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức toàn ngành hàng ớt hiện nay là gì?
- Chiến lược, giải pháp chiến lược và hàm ý quản trị nào có thể giúp nâng cấp chuỗi giá trị ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là phân tích CGT ớt vùng ĐBSCL nhằm xây dựng chiến lược và giải pháp nâng cấp chuỗi Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ phân tích cho sản phẩm ớt cay với giống ớt chỉ thiên - là giống ớt được trồng phổ biến ở ĐBSCL và được nhiều thị trường nước ngoài ưa chuộng.
Sản phẩm từ ớt chỉ thiên có nhiều loại như ớt tươi, ớt khô, bột ớt, muối ớt, tương ớt Trong luận án, các chỉ tiêu về sản lượng, giá bán của các loại sản phẩm ớt khác nhau này được quy đổi thành ớt tươi để xác định doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận.
1.4.2 Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát của luận án gồm tất cả các tác nhân tham gia chuỗi: Người trồng ớt; Các tác nhân trung gian như thương lái, chủ vựa, người bán lẻ; Người chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt; Công ty kinh doanh ớt; Những đơn vị/tổ chức người hỗ trợ, thúc đẩy CGT ớt và Nhà khoa học.
Phân tích được thực hiện từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, tuy nhiên do điều kiện thời gian và kinh phí, nghiên cứu không phân tích người tiêu dùng cá nhân, người tiêu dùng công nghiệp (nhà hàng, quán ăn,…) và không phân tích lực lượng thương lái trung gian tại cửa khẩu.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang vì ba tỉnh này có diện tích và sản lượng ớt lớn nhất ĐBSCL (sẽ đề cập tính đại diện cụ thể trong Chương 3: Phương pháp nghiên cứu).
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu của luận án là thời vụ sản xuất ớt trong năm 2015 của nông dân được khảo sát vào năm 2016 Tuy nhiên, luận án vẫn còn mang tính thời sự khi các vấn đề của ngành hàng ớt được đề cập ở tiểu mục 1.1 của chương này vẫn chưa được cải thiện khi so sánh với các vấn đề được nghiên cứu về CGT ớt tỉnh An Giang của Nguyễn Phú Son và cộng sự
(2018) Hơn nữa, do đại dịch Covid-19 đã làm cho không chỉ sản phẩm ớt mà các nông sản khác của vùng ĐBSCL lệ thuộc thị trường Trung Quốc còn gặp nhiều khó khăn hơn (do giảm nhập khẩu tiểu ngạch và tăng hàng rào kỹ thuật chính ngạch của phía Trung Quốc), do đó tình trạng vượt cung và rớt giá còn trầm trọng hơn Vì vậy, việc nghiên cứu CGT ớt của vùng ĐBSCL, phân tích yêu cầu thị trường và tìm giải pháp chiến lược nhằm nâp cấp CGT sản phẩm ớt là thật sự cần thiết Tính thời sự của luận án sẽ được đề cập chi tiết hơn trong Chương 3 – Phần phương pháp nghiên cứu.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
+ Những phân tích rủi ro trong sản xuất, tiêu thụ chỉ được đánh giá định tính qua khảo sát các tác nhân tham gia chuỗi.
+ Đánh giá khả năng thích ứng, tính hiệu quả của cây ớt trong điều kiện biến đổi khí hậu cũng chỉ được đánh giá định tính qua phân tích dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp và nhận định của tác giả.
+ Những thông tin về ớt (diện tích, sản lượng) rất hạn chế, do đó số liệu phân tích tổng quát chỉ được tập hợp ở một số tỉnh thành ở ĐBSCL, không thu được số liệu ớt chung của Việt Nam và thế giới.
+ Do trong các báo cáo nông sản của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và niên giám thống kê của Việt Nam cũng như các tỉnh ĐBSCL không có thống kê riêng sản phẩm ớt (ớt chỉ được thống kê trong các báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh) nên luận án không đủ thông tin và dữ liệu để dự báo thị trường ớt cũng như phân tích lợi thế cạnh tranh Yêu cầu thị trường chỉ dựa vào kết quả phỏng vấn các tác nhân thương mại trong chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL.
+ Việc nâng cấp CGT ớt bao gồm cả phân tích hậu cần, nghiên cứu ứng dụng và thể chế, do hạn chế dữ liệu và thông tin nên các nội dung này được phân tích rất hạn chế trong luận án.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Luận án sử dụng cách tiếp cận kết hợp giữa phương pháp CGT và mô hình DEA trong phân tích hiệu quả sản xuất (HQSX) để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường cũng như hiệu quả thị trường về nông sản, cụ thể ở thời điểm hiện tại cách tiếp cận kết hợp này chưa được thực hiện trên sản phẩm ớt chỉ thiên ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.
Luận án hệ thống cơ sở lý thuyết về CGT và HQSX Mô hình nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo trong việc xây dựng chiến lược hoặc giải pháp nâng cấp CGT ớt vùng ĐBSCL.
Luận án đóng góp mô hình, phương pháp định lượng, định tính để xây dựng chiến lược và giải pháp nâng cấp CGT ớt vùng ĐBSCL.
Luận án góp phần khẳng định rằng, phát triển ổn định và bền vững ngành hàng ớt theo phương pháp tiếp cận CGT sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường về số lượng, chất lượng và giá cạnh tranh.
Kỳ vọng của nghiên cứu này là đánh giá được hiện trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ ớt vùng ĐBSCL và xác định được chiến lược nâng cấp chuỗi cũng như những giải pháp thực hiện chiến lược nhằm phát triển ổn định ngành hàng ớt vùng ĐBSCL Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn hữu ích cho các tác nhân tham gia chuỗi và các bên có liên quan, cụ thể:
- Các tác nhân tham gia chuỗi trong ngành hàng ớt, đặc biệt là người trồng ớt sẽ tham khảo kết quả nghiên cứu để lựa chọn kênh phân phối hiệu quả.
- Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp (DN) chế biến sản phẩm GTGT từ ớt hoặc DN xuất khẩu ớt tại tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang và các tỉnh khác (thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương).
- Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu.
TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN
Qua lược khảo, có nhiều nghiên cứu có liên quan đến CGT nông sản. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu về CGT ớt có kết hợp cả phương pháp tiếp cận CGT, phương pháp bao phủ dữ liệu (DEA), phân tích hồi qui và phân tích độ tập trung thị trường Vì vậy, đây là một trong những công trình có những đóng góp nhất định vào cách tiếp cận mới liên quan đến phân tích CGT có kết hợp với các phương pháp phân tích định lượng khác như đã được trình bày.
Qua nghiên cứu, thông tin của CGT ớt vùng ĐBSCL được cập nhật chi tiết từ đầu vào đến đầu ra Các yếu tố ảnh hưởng đến HQSX ớt được phân tích, gắn kết và so sánh cả ba hiệu quả với nhau bao gồm: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả chi phí (thay vì chỉ quan tâm đến hiệu quả tài chính), đây là điểm mới nhằm phát hiện cụ thể hơn các điểm nghẽn trong CGT, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao HQSX nhằm nối kết với yêu cầu thị trường về số lượng, chất lượng và giá cả ớt.
Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu liên quan đến phân tích CGT nông sản hoặc HQSX riêng lẻ, nhưng rất hiếm các nghiên cứu kết hợp hai phân tích này để phát hiện điểm nghẽn trong khâu sản xuất làm ảnh hưởng đến hoạt động các khâu theo sau trong chuỗi cũng như hiệu quả toàn chuỗi.
Hơn nữa, các giải pháp nhằm thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh của các tác nhân tham gia chuỗi (trong ba khâu: sản xuất, chế biến và tiêu thụ) cũng như thay đổi tư duy trong quản lý của chính quyền địa phương các cấp để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết kinh doanh và nâng cao chất lượng ớt đáp ứng yêu cầu thị trường – đây cũng là điểm mới cũng chưa được quan tâm nghiên cứu trước đây trong hoạt động nâng cấp chuỗi giá trị.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án có kết cấu 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu Nội dung Chương 1 giới thiệu ý nghĩa khoa học và những tồn tại của chuỗi ngành hàng ớt dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện nghiên cứu; Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của nghiên cứu và cấu trúc luận án.
Chương 2: Lược khảo tổng quan tài liệu Chương này tập trung lược khảo tổng quan phương pháp tiếp cận CGT, những kết quả nghiên cứu về CGT và mục đích nghiên cứu CGT cũng như các chiến lược nâng cấp CGT nông sản, những nghiên cứu về phân tích hiệu quả sản xuất ớt trong và ngoài nước để xác định khung nghiên cứu của luận án.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3 bao gồm chi tiết các khái niệm về CGT đã được đề cập trong khung nghiên cứu; Các phương pháp tiếp cận, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nội dung chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu theo các mục tiêu cụ thể bao gồm: phân tích yêu cầu thị trường, đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và phân tích HQSX ớt, các yếu tố ảnh hưởng đến HQSX, phân tích CGT ớt vùng ĐBSCL và đề xuất các chiến lược nâng cấp CGT ớt vùng ĐBSCL.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Chương này trình bày tóm tắt kết quả thực hiện nghiên cứu và những tồn tại; một số hàm ý quản trị có thể vận dụng vào thực tế để nâng cấp CGT ớt ở các tỉnh trồng ớt vùng ĐBSCL.
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ TRỊ
2.1.1 Định nghĩa chuỗi giá trị
CGT có thể được định nghĩa theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng:
- CGT theo nghĩa hẹp là một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định Các hoạt động này có thể bao gồm từ giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v Tất cả những hoạt động này trở thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động sẽ làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm cuối cùng Nói cách khác, CGT theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động trong cùng một tổ chức hay một công ty theo khung phân tích của Porter (1985).
- Theo nghĩa rộng, CGT là một tập hợp những hoạt động do nhiều tác nhân khác nhau tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, người thu gom, nhà chế biến, công ty, người bán sỉ, người bán lẻ ) để sản xuất ra một sản phẩm, sau đó bán cho người tiêu dùng trong nước và người tiêu dùng nước ngoài thông qua hoạt động xuất khẩu (phương pháp tiếp cận toàn cầu của GTZ, 2007) Nói cách khác, CGT theo nghĩa rộng là một chuỗi các quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra; một sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối từ người sản xuất, nhóm sản xuất, DN và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể; và là một mô hình kinh tế trong đó kết nối việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan để tiếp cận thị trường.
2.1.2 Phương pháp luận trong cách tiếp cận chuỗi giá trị
Có nhiều định nghĩa khác nhau về cách tiếp cận CGT nhưng nhìn chungCGT có ba cách tiếp cận chính đó là phương pháp Filière (phương pháp chuỗi), khung phân tích của Porter và cách tiếp cận toàn cầu.
CGT nhà cung cấp CGT thị trường
2.1.2.1 Khung phân tích của Porter
Cách tiếp cận thứ hai có liên quan đến công trình của Michael Porter
(1985) về các lợi thế cạnh tranh Michael Porter đã dùng khung phân tích CGT để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh khác (cách tiếp cận CGT theo nghĩa hẹp) Trong đó, ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một DN được Ông tóm tắt như sau: Một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) Hoặc, làm thế nào để một DN có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng chấp nhận mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt). Trong bối cảnh này, khái niệm CGT được sử dụng như một khung khái niệm mà các DN có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm năng) của mình Đặc biệt, Porter còn lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể Một công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) ở các hoạt động đó Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm cho giá trị sản xuất hàng hoá (dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm (Hình 2.1).
Hình 2.1: Khung phân tích chuỗi giá trị của Porter
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm CGT không trùng với ý tưởng về chuyển đổi vật chất Porter giới thiệu ý tưởng, theo đó tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan đến qui trình sản xuất Tính cạnh tranh của DN có thể phân tích bằng cách xem xét CGT bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần (bên trong và bên ngoài), tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ (lập chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu…) Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm CGT chỉ áp dụng trong kinh doanh Phân tích CGT chủ yếu nhằm hỗ trợ các hoạt động quản lý, điều hành đưa ra các quyết định mang tính chiến lược của một tổ chức, một công ty.
2.1.2.2 Phương pháp Filière (chuỗi, mạch)
Phương pháp Filière được Kaplinsky (1999) đề cập bao gồm nhiều trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau Khởi đầu, phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp Phân tích chuỗi, chủ yếu là làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông nghiệp (cao su, bông, cà phê, dừa, lúa gạo và rau màu) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách thức các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng Do đó, khái niệm chuỗi (Filière) được nhận thức chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tế và được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những người tham gia vào các hoạt động Tính hợp lý của chuỗi cũng tương tự như khái niệm rộng về CGT (đã trình bày ở trên) Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật được tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi thông qua những người tham gia chuỗi (Hình 2.2).
Hình 2.2: Khái niệm chuỗi theo phương pháp Filière
Phương pháp chuỗi (Filière) có hai lĩnh vực và có một số điểm chung với các tiếp cận khác Thứ nhất, việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi hàng hóa và phân biệt các khoản chi phí, thu nhập giữa kinh doanh nội địa và quốc tế nhằm phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào tổng thu nhập quốc nội (GDP) Thứ hai, phân tích chú trọng vào chiến lược của phương pháp chuỗi được sử dụng nhiều nhất ở trường Đại học Paris – Nanterre, một số viện nghiên cứu như Viện Nghiên cứu và Phát triển của Pháp (CIRAD), các tổ chức phi chính phủ như IRAM (về phát triển nông nghiệp), nghiên cứu một cách có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục tiêu, các cản trở và kết quả của mỗi bên có liên quan trong chuỗi; các
Nhà cung ứng đầu vào
Nhà phâ n phối Đầu vào (Input) Nhà cung cấp (Supplier)
Gồm những nhà cung cấp nàoYêu cầu đầu vào là gì? Đầu ra mong đợi cái gìAi là khách hàng
(Customer) Đầu ra (Output) Quy trình (Process)
Người, máy móc, quy trìnhNguyên vật liệu, dữ liệu, kiến Sản phẩm, năng suất, thông tin,…Người tiêu dùng cuối cùng chiến lược cá nhân và tập thể cũng như các hình thái qui định mà Hugon
(1985) đã xác định là có bốn loại liên quan đến chuỗi hàng hóa ở Châu Phi được phân tích gồm qui định trong nước, qui định về thị trường, qui định của nhà nước và qui định kinh doanh nông nghiệp quốc tế Tương tự, Moustier và Leplaideur (1989) đã đưa ra một khung phân tích về tổ chức chuỗi hàng hóa (lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể, hiệu suất về mặt giá cả và tạo thu nhập, vấn đề chuyên môn hóa của nông dân, thương nhân ngành thực phẩm so với chiến lược đa dạng hóa).
Ngoài những mô hình tiếp cận chuỗi giá trị còn có mô hình SIPOS là chữ viết tắt của Supplier – Input – Process – Output – Customer (Nhà cung cấp – Đầu vào – Quy trình – Đầu ra – Khách hàng) dùng để mô tả mối quan hệ giữa nhà cung cấp, đầu vào, quy trình, đầu ra, khách hàng Mục đích của việc phân tích mô hình SIPOC cải tiến quy trình dựa trên biểu diễn sơ đồ của các yếu tố chính của một quá trình từ nhà cung cấp đến khách hàng nhằm giảm lãng phí và đảm bảo thời gian giao hàng Sơ đồ SIPOC được thể hiện ở Hình 2.3.
Mô hình SIPOC gồm 5 bước: i) Đi từ trọng tâm P (Process) là xác định quy trình để sản xuất sản phẩm, quy trình này sẽ gồm các bước chính nào(không quá 6 bước); ii) Xác định đầu ra; iii) Xác định khách hàng; iv) Xác định đầu vào cần thiết; v) Xác định nhà cung cấp Mô hình này được sử dụng trong từng doanh nghiệp riêng lẻ và sử dụng kết hợp với các mô hình khác như mô hình PDCA (Plan – Do – Check – Act) để cải tiến quy trình Đây là một cách tiếp cận hiện đại theo hướng chuỗi cung ứng để cải tiến quy trình toàn diện và liên tục của từng doanh nghiệp riêng lẻ nên không phù hợp để áp dụng trong nghiên cứu này Hơn nữa, luận án này tiếp cận theo hướng chuỗi giá trị nhằm phân tích giá trị gia tăng và làm tăng giá trị cho sản phẩm.
2.1.2.4 Phương pháp tiếp cận toàn cầu
Khái niệm CGT còn được áp dụng để phân tích vấn đề toàn cầu hóa (Gereffi and Kozeniewicz 1994, Kaplinsky 1999, Kaplinsky and Morris 2001). Theo đó, các tác giả trên dùng khung phân tích CGT để tìm hiểu cách thức mà các công ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyết định liên quan đến việc phân phối và thu nhập toàn cầu Phân tích CGT còn giúp làm sáng tỏ việc các công ty, quốc gia và vùng lãnh thổ được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào. Đến năm 2007, Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ – Gesellschaft Technische Zusammenarbeit) của Cộng hòa Liên bang Đức đã phát triển khái niệm liên kết chuỗi giá trị theo cách tiếp cận toàn cầu - là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng Nói cách khác, cách tiếp cận được GTZ cụ thể hơn cho sản phẩm nông nghiệp - CGT được hiểu là một loạt quá trình mà các nhà vận hành chuỗi thực hiện các chức năng chủ yếu của mình để sản xuất, chế biến, và phân phối một nông sản cụ thể nào đó Các tác nhân chuỗi kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch sản xuất và kinh doanh, trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế ban đầu đến tay người tiêu dùng cuối cùng Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận hành, CGT sẽ bao gồm một loạt các khâu/chức năng trong chuỗi (Hình 2.4).
Kết hợp với cách tiếp cận CGT của GTZ (2007), phòng Phát triển Quốc tế của Anh còn giới thiệu cuốn sổ tay thực hành phân tích CGT có liên quan đến người nghèo với tựa đề “Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo” hay “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo“ (M4P, 2008) Đây là cách tiếp cận rất phù hợp để nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, nhất là những sản phẩm có liên quan đến người nghèo ở các nước đang phát triển nhưViệt Nam. Đầu vào Sản xuất Chuyển đổi Bán Tiêu dùng
Người tiêu dùng Nông dân
Nhà cung cấp đầu Người Nhà buôn (bán) đóng gói
Trồng, nuôi, thu hoạch, sơ chế
Phân loại Chế biến Đóng gói
Vận chuyển Phân phối Bán
Các nhà vận hành trong chuỗi giá trị và quan hệ giữa họ
Hình 2.4: Sơ đồ chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị theo cách tiếp cận GTZ (2007) bao gồm cả phân tích định tính và định lượng Nội dung phân tích bao gồm 9 nội dung như dưới đây, trong đó phân tích chuỗi giá trị hiện tại của một sản phẩm bao gồm từ nội dung (2) đến nội dung (7).
(1) Phân tích yêu cầu thị trường
(2) Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị
(3) Phân tích kinh tế chuỗi giá trị
(4) Phân tích hậu cần chuỗi
(6) Phân tích các chính sách có liên quan
(7) Phân tích lợi thế cạnh tranh
(9) Chiến lược nâng cấp chuỗi
Theo GTZ (2007), nội dung để nâng cấp một CGT nông sản xuất phát từ điểm nghẽn của phân tích CGT hiện tại nông sản đó bao gồm cả cơ sở hạ tầng và thể chế/chính sách (từ nội dung 2 đến nội dung 7 được nêu ở trên) và lỗ hổng giữa thực trạng sản phẩm ớt so với yêu cầu thị trường Nói cách khác, để đề xuất các chiến lược và giải pháp nâng cấp CGT nông sản dựa vào ba cơ sở chính đó là: (1) phân tích yêu cầu thị trường về sản phẩm, (2) phân tích chuỗi giá trị hiện tại của sản phẩm, từ hai phân tích này sẽ tìm ra khe hở của nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích SWOT toàn ngành hàng nông sản để xác định các giải pháp chiến lược, từ nội dung các giải pháp chiến lược này sẽ lựa chọn các chiến lược nâng cấp phù hợp.
LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ ỚT VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ ỚT
2.2.1 Chiến lược và giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị
Quả ớt thuộc họ cà, Đông y gọi là lạt tiêu và trong thống kê ớt được xếp trong nhóm rau củ quả Hiệu quả trồng ớt cao hơn so với nhiều loại cây rau màu khác, diện tích cũng ngày càng gia tăng nhưng các thông tin về ớt (diện tích, sản lượng,…) chưa được thống kê và công bố rộng rãi mà hiện nay các thông tin này gần như chỉ có trong báo cáo nội bộ hàng năm của ngành nông nghiệp Các nghiên cứu về ớt, CGT ớt của Việt Nam và các quốc gia khác được thực hiện trong thời gian qua tập trung vào một số mục đích được trình bày như sau.
Mục đích của nghiên cứu CGT ở các nước là để tìm giải pháp thúc đẩy,phát triển CGT trên cơ sở đánh giá hiện trạng của chuỗi được xem là mục đích chính và quan trọng nhất của nghiên cứu CGT Chẳng hạn, nghiên cứu chuỗi thực phẩm ớt ở Châu Á của Ali (2006) cung cấp thông tin phân tích ngành công nghiệp ớt ở cấp dây chuyền thực phẩm khác nhau trong bốn nước sản xuất ớt lựa chọn chính: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các chuỗi ớt thực phẩm; ước tính xu hướng trong sản xuất ớt; so sánh thu nhập giữa nông dân trồng ớt với không trồng ớt; xác định bệnh ớt, côn trùng và cỏ dại, và định lượng thiệt hại năng suất; ước tính khả năng kinh tế và hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng trong sản xuất ớt so với các loại cây trồng khác; nghiên cứu này cung cấp thông tin về các khía cạnh khác nhau của sản xuất ớt, tiêu thụ, và tiếp thị tạiThái Lan để khắc phục những hạn chế nguồn cung cấp trong nước, giúp nông dân trồng ớt ở Thái Lan Phần lớn nông dân tự sản xuất giống, một phần rất nhỏ của nông dân xử lý hạt giống ớt và đất để kiểm soát dịch hại Bệnh thán thư được coi là bệnh khó trị nhất đối với người trồng ớt Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp như phát triển các giống kháng bệnh; mở rộng trồng ớt trong khu vực tưới tiêu chủ động cũng có thể cải thiện khả năng cạnh tranh của TháiLan trong sản xuất ớt trên thị trường quốc tế; cung cấp tín dụng cho việc mua nguyên liệu đầu vào và trồng ớt cung cấp một lựa chọn tốt hơn về kinh tế so với trồng các loại ngũ cốc trong điều kiện tương tự Điều này đã được phản ánh bởi lợi nhuận ròng cao hơn, hiệu quả sử dụng tài nguyên Tuy nhiên, chiến lược mở rộng ớt nên được thực hiện cẩn thận vì nó có độ co giãn nhu cầu thấp.
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của White và cộng sự (2007) cho thấy sản xuất ớt ở Indonesia đã tăng trung bình 20% mỗi năm Những vấn đề lớn phải đối mặt với các ngành hàng ớt ở Nam Sulawesi là năng suất thấp, các cơ hội cho giá trị gia tăng trong nông trại, cơ hội phát triển thị trường, nông dân không có quyền thương lượng Do đó, cần có giải pháp liên kết sản xuất; hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân và ứng dụng xử lý sau thu hoạch, tạo giá trị gia tăng. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người nông dân sản xuất ớt nhận được lợi nhuận cao nhất khi tiêu thụ sản phẩm cho hệ thống các siêu thị, so với tiêu thụ qua các kênh phân phối khác.
Tương tự, nghiên cứu của Ntale (2011) xác định được tiềm năng để tiếp tục phát triển sản xuất ớt và tiếp thị ở Uganda Ớt tiêu thụ trong nước rất hạn chế, hầu hết ớt sản xuất là để xuất khẩu Việc sản xuất và xuất khẩu ớt ở Uganda và trên thế giới đang gia tăng ở một số nước sản xuất ớt hiệu quả hơn (chi phí sản xuất thấp hơn) so với Uganda và có các CGT hiệu quả hơn Sản xuất ớt ở Uganda đang tăng trưởng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng nhu cầu, điều này chứa đựng một rủi ro tiềm ẩn do tình trạng vượt cung Vì vậy, chiến lược dài hạn nên được đầu tư và hỗ trợ cho các nghiên cứu giảm chi phí ở tất cả các giai đoạn trong CGT ớt. Ở Việt Nam, nghiên cứu CGT ớt đã được thực hiện tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp theo cách tiếp cận của GTZ (Võ Thị Thanh Lộc và cộng sự, 2014) Nghiên cứu khảo sát 130 tác nhân tham gia chuỗi (nông dân, thương lái, chủ vựa, công ty) và nhà hỗ trợ chuỗi (nhà quản lý các cấp liên quan đến ớt) Qua đánh giá tình hình sản xuất cho thấy, trong giai đoạn 2009 -
2013 diện tích trồng ớt của huyện tăng bình quân 15%/năm nhưng năng suất giảm bình quân 19%/năm, do vậy sản lượng giảm trung bình 6%/năm Điều này cho thấy cây ớt của huyện Thanh Bình nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung đang phát triển với xu hướng ngày càng xấu đi về năng suất Kết quả nghiên cứu cho thấy, 97,4% ớt của tỉnh chủ yếu tiêu thụ qua kênh xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Camphuchia, Singapore, Malaysia và Đài Loan Có 5 kênh thị trường xuất khẩu, trong đó có
2 kênh xuất khẩu chính chiếm gần 91% sản lượng của chuỗi và 2 kênh này được sử dụng để phân tích kinh tế chuỗi và đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi là: 1) Nông dân - Thương lái - Chủ vựa - Công ty - xuất khẩu; 2) Nông dân - Thương lái - Chủ vựa - Xuất khẩu Tổng sản lượng ớt năm 2013 đạt
30.428 tấn, tổng doanh thu khoảng 2.129 tỷ đồng, lợi nhuận toàn chuỗi đạt
394 tỷ đồng trong đó nông dân được phân phối lợi nhuận cao nhất (gần 86%) nhưng do sản lượng ớt tiêu thụ/năm của mỗi nông hộ tương đối thấp (trung bình 6,6 tấn/hộ/năm) nên lợi nhuận/hộ/năm là tương đối thấp Nghiên cứu cũng xác định những khó khăn chính trong sản xuất và tiêu thụ ớt như: giá bán chưa ổn định; ớt chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc; ớt phơi khô chưa đảm bảo VSATTP; chưa có sản phẩm ớt đạt tiêu chuẩn VietGap,… làm cơ sở để đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị. Ớt chỉ thiên phát triển ở tỉnh Trà Vinh từ năm 2011 và cây trồng này được nông dân quan tâm do đặc điểm của nó là trồng được quanh năm, có đầu ra ổn định, hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi. Nhận thấy tiềm năng phát triển của ớt chỉ thiên nên cuối năm 2015 Ban Điều phối Dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL tại tỉnh Trà Vinh (AMD Trà Vinh) đã phân tích CGT ớt chỉ thiên tỉnh Trà Vinh nhằm nâng cấp chuỗi. Kết quả cho thấy, thị trường tiêu thụ ớt của tỉnh Trà Vinh cũng gần giống với tỉnh Đồng Tháp là tiêu thụ chủ yếu qua kênh xuất khẩu Do đó, tuy chưa có số liệu thống kê chính thức về sản lượng hay tỷ trọng ớt xuất khẩu của ĐBSCL nhưng qua nghiên cứu CGT ớt ở tỉnh Đồng Tháp và Trà Vinh đã cho thấy thị trường tiêu thụ ớt chỉ thiên chủ yếu là qua kênh xuất khẩu Ngoài ra, nghiên cứu của AMD Trà Vinh cũng xác định thuận lợi, khó khăn của ngành ớt chỉ thiên, từ đó đề xuất các chiến lược nâng cấp CGT ớt.
Bên cạnh đó, trong năm 2014 Ban Quản lý dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP) đã xây dựng “Kế hoạch hành động phát triển chuỗi giá trị ớt xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn” theo phương pháp tiếp cận CGT của GTZ làm cơ sở để thực hiện những chính sách nhằm phát triển cây ớt, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, khai thác tiềm năng của xã(đất đai, lao động) góp phần xây dựng nông thôn mới và làm cơ sở để chuyển đổi mô hình sản xuất từ đậu phộng sang ớt Nghiên cứu khảo sát 30 nông dân(trong đó có 50% hộ nghèo, cận nghèo) và 1 công ty (công ty cổ phần thực phẩm Nghệ An – Nafoods – bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân) CGT được phân tích bằng các phương pháp như thống kê mô tả, phân tích CGT,phân tích SWOT, phân tích sự tham gia của người nghèo Sơ đồ CGT ớt củaSơn Thịnh rất đơn giản, nguyên liệu đầu vào được cung cấp bởi người cung cấp đầu vào nông dân hoặc tổ hợp tác (THT) công ty Nafoods xuất khẩu hoặc nội địa Tổng giá trị gia tăng thuần gần 5.400 đồng/kg (chỉ bằng 37% của tỉnh Đồng Tháp), trong đó nông dân nhận được 63%, tương đương 3.400 đồng/kg(chỉ bằng 31% ở tỉnh Đồng Tháp) Ngoài ra, nghiên cứu còn so sánh chi phí sản xuất của ớt và đậu phộng làm cơ sở khuyến khích chuyển đổi mô hình canh tác Kết quả cho thấy, trồng ớt lợi nhận gấp 6,5 lần so với trồng đậu phộng Phân tích SWOT được thực hiện để đánh giá những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến trồng ớt và đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi là
“Phát triển chuỗi giá trị ớt bền vững có sự tham gia của người nghèo” và cần thực hiện 3 giải pháp để phát triển chiến lược này là: 1) Tổ chức sản xuất và các hỗ trợ kỹ thuật từ dự án SRDP; 2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm ớt; 3) Đầu tư phát triển CGT và thị trường.
Ngoài nghiên cứu CGT ớt, một số tác giả cũng phân tích về CGT của những sản phẩm nông nghiệp khác của Việt Nam theo phương pháp tiếp cận liên kết chuỗi – Valuelink của GTZ Chẳng hạn như, nghiên cứu của Nguyễn Trâm Anh và Bạch Ngọc Văn (2012) đã tiếp cận phương pháp phân tích CGT của GTZ để phát triển xuất khẩu gạo của tỉnh Kiên Giang hướng đến bền vững Nghiên cứu đã xây dựng sơ đồ CGT theo các chức năng gồm cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua, chế biến, marketing và bán hàng trên cơ sở khảo sát 150 tác nhân tham gia chuỗi Kết quả của nghiên cứu là tác giả đã lập sơ đồi CGT, mô tả hoạt động của các tác nhân trong chuỗi, phân tích thuận lợi và khó khăn trong phát triển xuất khẩu gạo của tỉnh Kiên Giang và đặc biệt là nghiên cứu đã khuyến nghị tổ chức lại hệ thống sản xuất lúa gạo theo mô hình CGT nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường thông qua phát triển các liên kết dọc và liên kết ngang.
Ngoài ra, thời gian gần đây các nước có sản xuất ớt ở khu vực Châu Á đã tiếp cận theo phương pháp phân tích CGT để phân tích CGT ớt như Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Ghana, Indonesia.
Thái Lan là nước có nền tảng nông nghiệp tốt, nhưng Thái Lan vẫn còn nhiều bất lợi trên thị trường nông sản và thương mại cấp khu vực Chính vì vậy, Ayooth Yooyen và cộng sự (2014) đã phân tích thị trường của rau quả tươi theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP - Good Agricultural Practice) tại Chiang Mai, Thailand trong đó có sản phẩm ớt và hành tây để tìm biện pháp phát triển sản xuất Thái Lan là một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu ớt Nghiên cứu khảo sát 210 người trồng ớt đạt tiêu chuẩn GAP ở Chiang Mai,
10 người trung gian (thương lái, chủ vựa) và 5 cơ quan chính phủ liên quan.Kết quả nghiên cứu cho thấy, thương lái thu mua 2 – 5 tấn ớt/ngày, biên độ dao động giá là 20 bath/kg tính từ giá bán lẻ (34 bath/kg) và giá mua từ nông dân (14 bath/kg) Khoảng 50% sản lượng ớt của nông dân được thu mua qua thương lái, sau đó phân phối lại cho chủ vựa trong nước (hoạt động như một người bán sỉ ở Bangkok hay một người bán lẻ ớt ở Chiang Mai); 50% sản lượng ớt còn lại được các chủ vựa nước ngoài thu mua Giá ớt phụ thuộc lớn vào giá bán sỉ ớt tại thị trường Bangkok Ở Việt Nam giá ớt biến động hàng giờ, trong khi ở Thái Lan giá thu mua ớt được người trung gian ấn định cố định và giá cố định này phụ thuộc vào giá của người bán sỉ và giá thị trường tại nơi thu mua Cũng giống như ở thị trường Việt Nam, người trung gian thu mua ớt sau đó loại bỏ những sản phẩm bị hư, không đạt yêu cầu rồi đóng gói sản phẩm để tiêu thụ Tuy nhiên, ở Việt Nam ớt được đóng gói trong rổ nhựa còn ớt Thái lan được đóng gói trong bọc ni lông (10 kg) hoặc giỏ mây
(10 kg, 30 kg) Tương tự như ở thị trường Việt Nam, ớt của Thái Lan cũng không được dán nhãn mác trên sản phẩm, ớt sản xuất phần lớn được tiêu thụ hết không tồn trữ và được vận chuyển bằng xe tải đến nơi tiêu thụ Qua nghiên cứu về hiện trạng sản xuất, tiêu thụ ớt đạt chuẩn VietGap, Ayooth Yooyen
(2014) đề xuất 4 giải pháp cho ngành ớt: 1) Thường xuyên cập nhật dữ liệu về ớt và sử dụng dữ liệu cho việc lập kế hoạch sản xuất một cách hợp lý; 2) Sản phẩm nông nghiệp của Thái phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế do đó phải có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan và nông dân ớt; 3) Nông dân và người có liên quan (người trung gian) phải tìm hiểu kiến thức về hệ thống an toàn phù hợp với tiêu chuẩn GAP; 4) Nông dân phải được khuyến khích để tạo thành một nhóm nông dân (liên kết ngang) dựa trên nguyên tắc hợp tác nhằm tăng cường sức mạnh đàm phán.
CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN
Từ năm 2000, nhiều nghiên cứu về CGT, đặc biệt là CGT nông sản được thực hiện ở nhiều tỉnh/thành của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng Cụ thể, nghiên cứu của Võ Thị Thanh Lộc và cộng sự (2009) đã ứng dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” (2007) của GTZ Eschborn và “Thị trường cho người nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá trị” M4P (2008) để
“Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng tơ xơ dừa nhằm tạo việc làm và cải thiện thu nhập người nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long” đã kết hợp cả 3 chiến lược nâng cấp là “Chiến lược giảm chi phí, đầu tư công nghệ và gia tăng sản xuất” để vươn tới tầm nhìn chiến lược của chuỗi là “Phát triển thị trường và liên kết các tác nhân trong chuỗi” dựa vào các công cụ phân tích chuỗi và phân tích SWOT toàn ngành hàng xơ tơ dừa Chiến lược kết hợp này sẽ mang lại những lợi ích như: 1) Tăng sản lượng tơ được sản xuất để cung ứng nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm từ tơ xơ dừa; 2) Đa dạng hoá sản phẩm của chuỗi làm cho việc tiêu thụ được liên tục; 3) Tăng việc làm thông qua việc tăng thời gian lao động cho những lao động hiện tại và tạo thêm việc làm mới do ngành tơ xơ dừa phát triển; 4) Cơ giới hoá trong sản xuất giúp tăng năng suất làm tăng giá trị gia tăng cho chuỗi; 5) Ổn định giá cả, sản lượng đầu ra gia tăng. Ngoài ra, tác giả còn xác định các mục tiêu cụ thể của chiến lược nâng cấp; những hoạt động hỗ trợ cho chiến lược nâng cấp; những giải pháp trong khâu sản xuất, khâu tiêu thụ, hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy của địa phương, hỗ trợ vốn nhằm thực hiện chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị tơ xơ dừa ở ĐBSCL.
Ngoài ra, nghiên cứu của Zuhui Huang Zhejiang (2009) và Lê Văn Gia Nhỏ (2012) đã đặt ra một định hướng khác trong nâng cấp CGT là thực hiện chiến lược “giảm bớt kênh phân phối, giảm bớt một số tác nhân tham gia chuỗi” Các chuỗi giá trị nông nông sản, thuỷ sản của Việt Nam cũng đang trong tình trạng đường đi của sản phẩm khá dài, qua nhiều tác nhân nên rất khó kiểm soát chất lượng, không công bằng trong phân phối giá trị gia tăng,các tác nhân trung gian thao túng thị trường,… Do đó chiến lược cắt giảm tác nhân tham gia chuỗi cũng rất được quan tâm Để minh chứng điều này, J.W.H.van der Waal và cộng sự (2011) đã thực hiện mô hình HTX của nông dân tự xuất khẩu trực tiếp xoài Fairtrade đã được chứng nhận, bỏ qua các thương nhân và các nhà xuất khẩu hiện có nhằm gia tăng giá trị của chuỗi xoài Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy nếu bỏ qua các khâu trung gian (thương lái, nhà xuất khẩu) thì chuỗi sẽ không thành công vì các thỏa thuận hợp đồng giữa nông dân (chủ nhiệm HTX và nhân viên HTX) không được đảm bảo như với thương nhân và nhà xuất khẩu Các thương nhân trung gian đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng, tổ chức thu hoạch, vận chuyển, quản lý rủi ro và cung cấp tín dụng cho nông dân Thương nhân còn có khả năng thành lập công ty xuất khẩu, hợp tác chặt chẽ với các nhóm nông dân, tiếp cận với nhà đóng gói, ký hợp đồng dịch vụ hậu cần hiệu quả Do đó, sự tham gia của 3 tác nhân trong một mô hình tổ chuỗi gồm nông dân – thương lái – DN xuất khẩu được xây dựng dựa trên những điểm mạnh của mỗi tác nhân làm cho chuỗi giá trị hiệu quả hơn Tuy nhiên, điều quan trọng là làm thế nào để nghiên cứu cách thức, nội dung hợp đồng nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các tác nhân tham gia Đặc biệt, các nghiên cứu trên cũng sử dụng phân tích SWOT để đề xuất các chiến lược nâng cấp. Đặc biệt hơn, có những nhà nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu để tìm ra hoạt động ảnh hưởng làm tăng giá trị gia tăng từng tác nhân cũng như các giải pháp giúp tăng giá trị gia tăng toàn chuỗi Ví dụ như nghiên cứu của Zuhui Huang Zhejiang (2009) về “Chuỗi giá trị lê Trung Quốc: Mục tiêu tăng trưởng cho người sản xuất nhỏ” được thực hiện ở tỉnh Hà Bắc và Chiết Giang nhằm mô tả CGT của trái lê để làm rõ các hoạt động làm tăng giá trị gia tăng của chuỗi ở mỗi tỉnh Nghiên cứu khảo sát 168 tác nhân tham gia CGT bao gồm nông dân, thương lái, chủ vựa/bán sỉ, nhà chế biến, nhà xuất khẩu, bán lẻ. Giá trị gia tăng của chuỗi được phân tích qua các thông tin về chi phí, giá bán và lợi nhuận của mỗi tác nhân Kết quả phân tích chỉ ra rằng, nông dân ở Hà Bắc hầu như không được hưởng lợi từ CGT lê vì giá trị gia tăng ở các khâu thu gom, thương mại cao hơn nhiều so với khâu sản xuất của nông dân Ngược lại, CGT lê ở Chiết Giang ngắn hơn ở Hà Bắc và giá trị gia tăng trong khâu sản xuất cao hơn so với ở Hà Bắc, vì vậy mà nông dân trồng lê ở Chiết Giang có thể được hưởng lợi trong CGT lê Ngoài ra, hoạt động của các HTX ở Chiết Giang còn giúp người trồng lê của HTX giảm chi phí và giá trị gia tăng được tạo ra trong tiêu thụ tăng lên Như vậy, kênh thị trường được rút ngắn và các hoạt động hỗ trợ của HTX là yếu tố giúp tăng giá trị gia tăng cho CGT lê ở Chiết Giang.
Tương tự, để tìm những giải pháp giúp nâng cao giá trị gia tăng của CGT nông sản, tổ chức ANSAB (2011) đã thực hiện nghiên cứu về CGT rau ởNepal nhằm đánh giá sâu CGT, phân tích thị trường cạnh tranh và thị trường xuất khẩu để có cái nhìn sâu sắc làm cơ sở đề xuất những chính sách hỗ trợ phát triển ngành rau ở Nepal Nghiên cứu này dựa trên cách tiếp cận CGT và phân tích thị trường với nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được khảo sát từ nông dân, nhà đầu tư và các bên liên quan Tác giả đã lập sơ đồ CGT, phân tích giá trị gia tăng của một số loại rau và sử dụng ma trận SWOT để đánh giá thực trạng ngành rau của Nepal Kết quả phân tích cho thấy, ngành rau củaNepal có nhiều điểm tương đồng với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam như: thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi, thiếu thông tin thị trường, khả năng thương lượng của nông dân rất hạn chế, giá cả phụ thuộc thị trường khác là Ấn Độ (đối với Việt Nam giá cả của một số nông sản phụ thuộc người thu mua của Trung Quốc) Cuối cùng, ANSAB đề xuất chiến lược can thiệp ngắn hạn và dài hạn nhằm phát triển ngành rau, cả 2 nhóm chiến lược này đều tập trung giải quyết 3 vấn đề là sản xuất, thị trường, thể chế - chính sách Do ngành rau của Nepal có nhiều điểm tương đồng với sản phẩm nông nghiệp Việt Nam (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Chiến lược can thiệp và giải pháp đối với ngành rau của Nepal
Tập huấn kỹ thuật sản xuất trái vụ.
Giới thiệu nhiều mô hình trồng rau trong nhà.
Công nghệ tưới nhỏ giọt.
Đào tạo và tham quan.
Phát triển hoạt động phân loại và thu gom.
Đào tạo và phát triển DN.
Thành lập trung tâm hỗ trợ thông tin rau trái vụ.
Tập huấn công nghệ sau thu hoạch.
Đóng gói và tồn trữ.
Cung cấp bảo hiểm cây trồng.
Hỗ trợ phát triển hợp tác xã.
Cung cấp thông tin qua các ấn phẩm như tờ rơi, áp phích.
Phát triển vùng trồng rau trái vụ.
Phát triển các giống lai.
Tăng cương trình diễn các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học.
Thành lập các kho lạnh để tồn trữ sản phẩm.
Phát triển hệ thống giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá.
Chính phủ hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
Hỗ trợ cho phân tích dư lượng thuốc trừ sâu.
Riêng nghiên cứu CGT ớt ở tỉnh Đồng Tháp, tác giả Võ Thị Thanh Lộc và cộng sự (2014) đã nhận dạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững CGT ớt theo “Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm” để tập trung cho thị trường xuất khẩu nhằm giảm cung ớt khô sang thị trường Trung Quốc bằng cách các chủ vựa tự xuất khẩu hoặc liên kết đầu ra với các công ty khác ở thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và đặc biệt là với một DN sấy theo quy trình công nghệ Việt Đức, bảo đảm VSATTP tại tỉnh Đồng Tháp để đa dạng thị trường xuất khẩu Để thực hiện chiến lược này cần phải thực hiện những giải pháp trong khâu đầu vào (giống chất lượng, tăng cường phân bón vô cơ,không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bị cấm), khâu sản xuất (phát triển liên kết dọc, liên kết ngang, tập huấn kiến thức về thị trường, hỗ trợ chứng nhận và tái chứng nhận trồng theo tiêu chuẩn GAP) và khâu tiêu thụ (vẫn giữ vai trò của các thương lái, tạo điều kiện cho công ty chế biến ớt phát triển) Phương pháp nghiên cứu của nhóm tác giả sử dụng là bộ công cụ của GTZ (2007) và công cụ để xuất chiến lược nâng cấp dựa phân tích SWOT của ngành hàng ớt tỉnh Đồng Tháp.
Nghiên cứu về CGT ớt chỉ thiên của tổ chức AMD Trà Vinh (2015) cũng đề xuất phối hợp 3 chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ớt chỉ thiên tỉnh Trà Vinh trên cơ sở phân tích những hạn chế của ngành ớt chỉ thiên là “nâng cấp quy trình” nhằm xây dựng quy trình sản xuất phù hợp và chuyển gia cho nông dân, “nâng cấp sản phẩm” mục đích là tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt ,
“nâng cấp chức năng” nhằm đến nâng cấp vai trò của chủ vựa để chủ vựa đủ năng lực xây dựng vùng nguyên liệu ớt và xuất khẩu trực tiếp Trong 3 chiến lược nâng cấp này có chiến lược “nâng cấp quy trình” chính là chiến lược “đầu tư công nghệ” được đề cập trong 4 chiến lược cơ bản để nâng cấp chuỗi của GTZ (2007) Hai chiến lược “nâng cấp sản phẩm”, “nâng cấp chức năng” không thuộc 4 chiến lược cơ bản nhưng phù hợp với tình hình thực tế của chuỗi giá trị ớt của tỉnh Trà Vinh và khả năng đầu tư của AMD Trà Vinh. Ngoài ra, nghiên cứu xác định 7 giải pháp để thực hiện chiến lược nâng cấp gồm: 1) Hỗ trợ kỹ thuật đối với người sản xuất; 2) Hỗ trợ tín dụng đối với người sản xuất; 3) Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất đối với DN tiêu thụ; 4) Hỗ trợ
DN mở rộng vùng nguyên liệu; 5) Thúc đẩy các hợp đồng bao tiêu sản phẩm;
6) Xây dựng vùng nguyên liệu; 7) Thúc đẩy sự tham gia của bảo hiểm nông nghiệp Tương tự, gần đây nghiên cứu CGT ớt tỉnh An Giang của Nguyễn Phú Son và cộng sự (2018) cho thấy các vấn đề của CGT ớt mà tác giả đã đề cập trong phần đầu của Chương 1 vẫn chưa được cải thiện: Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; ii) Thiếu kỹ thuật sản xuất; iii) Biến đổi khí hậu làm bệnh trên ớt nhiều hơn, sương muối làm giảm năng suất ớt; iv) Người sản xuất chưa áp dụng các tiêu chuẩn GAP; v) Ớt phơi khô chưa đảm bảo VSATTP; vi) Thiếu hậu cần trong sơ chế, chế biến và kho dự trữ; vii) Giá bán chưa ổn định; viii) Ớt chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc; ix) Địa phương chưa có quy hoạch vùng sản xuất ớt Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu đều sử dụng bộ công cụ phân tích chuỗi của GTZ (2007) với các chiến lược đề xuất từ phân tích ma trận SWOT toàn ngành hàng ớt tỉnh An Giang.
Về hiệu quả chiến lược nâng cấp theo cách tiếp cận CGT, Michael K và cộng sự (2018) đã đánh giá thực trạng thực hiện chiến lược nâng cấp CGT ngành hàng da ở Uganda cho thấy sau khi thực hiện chiến lược nâng cấp doanh thu tăng 56 lần Tương tự, Prasanna K và Ariyarathne S M W (2021) cũng đã lược khảo nhiều nghiên cứu về chiến lược nâng cấp CGT một số nông sản ở Sri Lanka về ngũ cốc, lúa gạo, rau màu, cà phê và trái cây cho thấy các chuỗi giá trị đều tăng thu nhập và lợi nhuận, đời sống nông dân được cải thiện khi các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất được thực thi và có liên kết tiêu thụ với các tác nhân thương mại.
Riêng ở Việt Nam, đánh giá các CGT nông sản vùng ĐBSCL của Loc, V.T.T (2016) cũng như các nghiên cứu gần đây của Nguyễn Phú Son và cộng sự về: Đánh giá CGT xà lách xoang tỉnh Vĩnh Long (2016), chiến lược phát triển CGT đậu phọng tỉnh Trà Vinh (2018), chiến lược phát triển CGT cam sành tỉnh Vĩnh Long (2019), chiến lược phát triển CGT lúa gạo tỉnh Vĩnh Long (2020) cũng như “Đánh giá tổng thể kế hoạch hành động nâng cấp CGT dừa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018-2020…” (2020) của sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh và Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển đều có thu nhập toàn chuỗi và giá trị gia tăng cao hơn Điều đó chứng tỏ phát triển ổn định và bền vững nông sản theo cách tiếp cận CGT là việc làm cần thiết Các chiến lược nâng cấp CGT nêu trên hầu hết xuất phát từ bộ công cụ của GTZ (2007), đặc biệt là từ phân tích thị trường, phân tích CGT sản phẩm và phân tích SWOT toàn ngành hàng.
Qua lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, ngoài các chiến lược nâng cấp CGT theo cách tiếp cận của GTZ thì mô hình cắt giảm tác nhân tham gia chuỗi theo hướng đẩy mạnh các liên kết dọc (nông dân – thương lái – DN xuất khẩu) và các liên kết ngang (nông dân – nông dân, nông dân – hợp tác xã/tổ hợp tác) cần được quan tâm để xác định kênh thị trường mang lại hiệu quả tài chính cao hơn - gia tăng giá trị gia tăng thuần cho toàn chuỗi.
LƯỢC KHẢO VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
Theo cách tiếp cận CGT, định hướng thị trường và sản xuất theo yêu cầu thị trường về số lượng, chất lượng và giá cạnh tranh dựa vào liên kết kinh doanh là yếu tố quyết định sự thành công của một chuỗi nông sản (Võ ThịThanh Lộc, 2016) Một hạn chế trong phân tích kinh tế chuỗi của cách tiếp cậnCGT hiện nay là chỉ tính toán những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của mỗi tác nhân và toàn chuỗi như chi phí (chi phí đầu vào, chi phí tăng thêm), doanh thu,giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần và sự phân phối giá trị gia tăng, giá thị gia tăng thuần nhưng chưa đánh giá được hiệu quả sản xuất (HQSX) của người sản xuất như thế nào, những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến HQSX để có những giải pháp giúp người nông dân nâng cao HQSX nhằm tiếp cận thị trường tốt hơn và giá cạnh tranh hơn Mối liên hệ này rất quan trọng để một chuỗi giá trị nông sản ổn định về lâu dài.
Hiệu quả sản xuất được trình bày bởi Farrell (1957) là khả năng sản xuất ra được một mức đầu ra cho trước từ một khoản chi phí thấp nhất Hiệu quả của một nhà sản xuất được đo lường bằng tỷ số chi phí tối thiểu và chi phí thực tế để sản xuất ra một mức đầu ra cho trước HQSX gồm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí.
Mặc dù có thể sử dụng phân tích hiệu quả tài chính để đo lường HQSX của người sản xuất, tuy nhiên những kết quả rút ra được từ phương pháp này chịu ảnh hưởng lớn đến những thay đổi từ môi trường kinh doanh bên ngoài, cũng như từ sự thay đổi của những điều kiện tự nhiên Ngoài ra, đánh giá HQSX dựa vào phân tích hiệu quả tài chính sẽ không chỉ ra được kỹ thuật kết hợp các yếu tố đầu vào với những giá cả đầu vào sẵn có Chính vì vậy, những nhà nghiên cứu kinh tế đã tiếp cận cách đánh giá HQSX dựa vào công cụ phân tích DEA để đo lường hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối (AE), hiệu quả chi phí (CE) và hàm hồi quy Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến HQSX.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt là các nghiên cứu đối với sản phẩm nông nghiệp nhằm phân tích HQSX và đánh giá hiệu quả có được là do đâu Chẳng hạn như nghiên cứu của Basanta và cộng sự (2004) đã sử dụng hàm hồi quy Tobit để xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các nông trại sản xuất lúa ở Nê Pan Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ chấp nhận rủi ro, giới tính, trình độ học vấn của người quản lý nông trại và số lao động gia đình có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Trong khi đú, ệren và Alemdar (2005) chỉ ra rằng cỏc hộ trồng cõy thuốc lỏ ở vùng Đông á của Thổ Nhĩ Kỳ có thể gia tăng hiệu quả kỹ thuật của họ lên 55% (TE=0,45) bởi viêc sử dụng các nguồn lực sẵn có tốt hơn và cải thiện việc tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông Cũng trong năm 2005, Rios và Shively đã ứng dụng kỹ thuật DEA để đo lường TE và CE của các hộ trồng cà phê ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã cho thấy những hộ có qui mô diện tích lớn đạt
TE và CE cao hơn so với những hộ có qui mô diện tích nhỏ hơn Tuy nhiên, tính không hiệu quả của các hộ này không phải chủ yếu do yếu tố qui mô diện tích quyết định.
Một nghiên cứu khác của Haji (2006) đã chỉ ra các hộ trồng rau ở miền đông của Ethiopia có thể gia tăng hiệu quả kinh tế của họ bởi việc cải thiện hiệu quả sản xuất, hơn là tạo ra hoặc chuyển giao kỹ thuật mới Tương tự,Brázdik (2006) đã sử dụng mô hình DEA để đo lường TE và SE của những hộ trồng lúa ở Indonesia và đã chỉ ra rằng qui mô diện tích là nhân tố quan trọng tác động đến TE của các hộ sản xuất (HSX) và sự manh mún của đất đai sản xuất là nguyên nhân chính dẫn đến tính không hiệu quả về mặt kỹ thuật của các HSX.
Cũng trong lĩnh vực trồng trọt, Haji (2006) đã sử dụng mô hình Tobit để đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các HSX rau màu ở Miền đông Ethiopia Haji đã phát hiện ra rằng: tài sản, thu nhập từ ngành phi nông nghiệp, qui mô diện tích, dịch vụ khuyến nông và qui mô hộ gia đình có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, trong khi đó sự đa dạng hóa cây trồng và chi tiêu gia đình có ảnh hưởng đến hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế của các HSX rau màu ở đây. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Phú Son và cộng sự (2009), Quan Minh Nhựt và cộng sự (2013 và 2014) đã ứng dụng mô hình DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực đầu vào trong sản xuất đối với các sản phẩm rau màu (hành tím, mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa, rau an toàn) Các tác giả đã sử dụng 7 biến số đầu vào cơ bản là: 1) Diện tích đất sản xuất; 2) Giống; 3) Phân bón; 4) Thuốc bảo vệ thực vật; 5) Xăng dầu tưới tiêu; 6) Lao động; 7) Số giờ sử dụng máy móc Kết quả nghiên cứu cho thấy HSX đạt hiệu quả kỹ thuật khá cao (0,91) nhưng hiệu quả phân phối nguồn lực tương đối thấp (0,66) điều này đã tác động và làm giảm sút hiệu quả chi phí hay hiệu quả kinh tế (0,62), có nghĩa là các hộ nông dân có thể tiết kiệm được 38% chi phí các yếu tố đầu vào, nhưng vẫn giữ được mức sản lượng không đổi Kết quả này cho thấy nông hộ sử dụng đầu vào chưa hợp lý với kỹ thuật và giá cả các yếu tố đầu vào sẵn có Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng các HSX đạt được hiệu quả qui mô rất cao (hiệu quả qui mô khoảng 0,96 – 0,98) Đồng thời nhóm tác giả này cũng xác định được 5 yếu tố tác động tích cực và có ý nghĩa về mặt thống kê đến HQSX là: 1) Số năm kinh nghiệm sản xuất; 2) Qui mô diện tích trồng; 3) Số lần được tập huấn kỹ thuật; 4) Sự đa dạng hoá cây trồng trên cùng diện tích gieo trồng; 5) Mức độ tiếp cận được thông tin thị trường của người sản xuất.
Ngoài ra, trong lĩnh vực thủy sản nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã sử dụng mô hình DEA để tính hiệu quả sản xuất, chẳng hạn như các nghiên cứu của Sharma và cộng sự (1999); Kaliba và Angle (2004); Nguyễn Phú Son(2010); Dang Hoang Xuan Huy (2011), Quynh, N.T.C., và Yabe, M (2014);Lliyasu (2015); Le Van Thap (2016); Lam A Nguyen và cộng sự (2017); vàAngui Christian Dorgelès Kevin Aboua (2017) Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn thực hiện riêng lẻ, chưa kết hợp phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị.
Gần đây, các nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2015), La Nguyễn Thùy Dung (2017) đã sử dụng kết hợp phân tích DEA và phân tích chuỗi giá trị của GTZ (2007) để đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của CGT khóm Tiền Giang và CGT lúa gạo tỉnh An Giang Đặc biệt, nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hiếu (2019) về “Phân tích chuỗi giá trị và hiệu quả sản xuất trong nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long” đã sử dụng kết hợp nhiều cách tiếp cận khác nhau bao gồm phân tích chuỗi giá trị và phân tích hiệu quả sản xuất, sử dụng phương pháp phân tích hàm sản xuất và hàm chi phí biên ngẫu nhiên, kết hợp với phân tích mô hình PEST, 5 áp lực cạnh tranh của Porter và phân tích ma trận SWOT để phát hiện các điểm nghẽn của CGT để đề xuất các giải pháp nâng cấp CGT, nâng cao HQSX của các hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL cũng như đo lường, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến HQSX của các hộ nuôi.
Tóm lại, có nhiều nghiên cứu riêng lẽ về CGT và hiệu quả sản xuất nhưng rất ít các nghiên cứu kết hợp hai cách tiếp cận này Các nghiên cứu có kết hợp một hoặc nhiều cách tiếp cận khác với CGT thì điễm nghẽn được phân tích cụ thể và chi tiết hơn, logic hơn trong CGT Qua lược khảo, các biến được xem xét phù hợp cho phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất bao gồm 13 biến: 1) Giới tính; 2) Tuổi; 3) Dân tộc; 4) Kinh nghiệm sản xuất; 5) Trình độ học vấn; 6) Tập huấn kỹ thuật; 7) Số lao động chính của hộ;
8) Tham gia Hợp tác xã/Tổ hợp tác; 9) Vay vốn; 10) Hỗ trợ của địa phương;
11) Diện tích trồng ớt; 12) Hình thức trồng (tiêu chuẩn an toàn hay truyền thống); 13) Số vụ trồng ớt.
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Qua lược khảo, có ba cách tiếp cận chính về CGT (cách tiếp cận chuỗi/ mạch của Kaplinsky (1999), Kaplinsky và Morris (2001); khung phân tích củaPorter (1985) và cách tiếp cận CGT toàn cầu), trong đó phương pháp tiếp cậnCGT toàn cầu của GTZ (2007) được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu vềCGT và nâng cấp CGT trong nước và trên thế giới bởi vì nó có ý nghĩa thực tiễn cao (như đã đề cập trong Chương 1), phù hợp với nghiên cứu nông sản của các nước đang phát triển như Việt Nam (lược khảo trong Chương 2: tiểu mục 2.1-2.4) Ngoài ra, theo cách tiếp cận này, CGT là một hoạt động kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào để sản xuất một sản phẩm, đến sơ chế, vận chuyển, tiếp thị đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng, đặc biệt là sản phẩm có xuất khẩu lớn như ớt chỉ thiên.Ngoài ra, theo cách tiếp cận này chiến lược nâng cấp CGT sẽ dựa vào phân tích thị trường, phân tích chuỗi giá trị hiện tại và phân tích SWOT toàn ngành hàng ớt vùng ĐBSCL Trong đó, phân tích ma trận SWOT (Henricks, 1999;Houben và cộng sự, 1999) đã được sử dụng rộng rãi bởi các nhà khoa học và
DN trong quá trình xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển ngành hàng nông sản của địa phương, chiến lược kinh doanh cũng như đề xuất những giải pháp nâng cấp CGT của một sản phẩm, đặc biệt là nông sản do công cụ này đơn giản và hữu dụng (Kotler, 1988; Wilson và Gilligan, 1997; Thompson và Strickland, 2001) Do vậy, luận án sẽ kế thừa cách tiếp cận này để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu.
Trong những nghiên cứu về CGT trước đây, các tác giả đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau, bao gồm sự kết hợp những nghiên cứu định tính để phân tích sự tương tác giữa các tác nhân trong CGT, phân tích mối mối liên kết ngang và dọc của các tác nhân trong CGT, phân tích sự đáp ứng về chất lượng sản phẩm của thị trường, vẽ sơ đồ CGT, đánh giá điểm nghẽn của CGT, nâng cấp CGT, phân tích liên kết ngang và dọc của các tác nhân trong CGT, định vị sản phẩm, phân tích rủi ro, phân tích hậu cần chuỗi, phân tích chính sách; và nghiên cứu định lượng để phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần, phân tích phân phối thu nhập giữa các tác nhân.
Ngoài ra, cách tiếp cận CGT được đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước vận dụng, đặc biệt là đối với những ngành hàng nông thuỷ sản.Điểm chung của các nghiên cứu CGT là lập bản đồ chuỗi để đánh giá thị trường (tác nhân tham gia, tỷ trọng sản phẩm qua các tác nhân, kênh thị trường); đánh giá hiệu quả của các tác nhân dựa vào phân tích chi phí, lợi nhuận; phân tích ma trận SWOT làm cơ sở để xây dựng chiến lược và giải pháp nâng cấp CGT Tuy nhiên, các nghiên cứu kết hợp cách tiếp cận CGT và các phương pháp khác như DEA để phân tích HQSX còn rất hạn chế Bảng2.2 dưới đây tóm tắt những lược khảo có liên quan đến luận án.
Bảng 2.2: Tóm tắt các lược khảo có liên quan trong luận án
Chủ đề Nội dung Tác giả
1 CGT và khung phân tích chuỗi
- Có nhiều khái niệm về CGT, tổng quan nhất là một tập hợp những hoạt động do nhiều người khác nhau tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, người thu gom, nhà chế biến, công ty, người bán sỉ, người bán lẻ,…) để sản xuất ra sản phẩm sau đó bán cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”.
- Khung phân tích CGT gồm 3 bước cơ bản:
1) Lập sơ đồ CGT; 2) Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi; 3) Phân tích kinh tế chuỗi Tuỳ vào mục tiêu nghiên cứu của từng chuỗi để bổ sung thêm những phương pháp phân tích phù hợp ví dụ như phân tích SWOT, phân tích tỷ số tài chính,…
- Ngoài ra, qua những lược khảo rút ra được những vấn đề nổi bật sẽ được kế thừa trong luận án như mô hình tổ chức thị trường của Ghana và Ấn Độ, sơ đồ lịch thời vụ để quản lý rủi ro của Bangladesh, định hướng một số giải pháp phát triển chuỗi giá trị.
- Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son (2016)
- Võ Thị Thanh Lộc và cộng sự (2014)
Nâng cấp CGT là nhằm xác định tầm nhìn chiến lược, các chiến lược nâng cấp, sự hỗ trợ và các giải pháp phát triển bền vững CGT của một sản phẩm hay một ngành hàng Mục tiêu của một tầm nhìn cơ bản là nâng cao giá trị và giá trị gia tăng của toàn chuỗi Có 4 chiến lược nâng cấp chuỗi cơ bản là: 1) Nâng cao chất lượng; 2) Đầu tư công nghệ; 3) Giảm chi phí; 4) Tái phân phối Ngoài 4 chiến lược trên còn có thêm những chiến lược khác như cắt giảm tác nhân tham gia chuỗi theo hướng đẩy mạnh các liên kết dọc và liên kết ngang Tuỳ vào từng phân tích chuỗi cụ thể mà lựa chọn thực hiện đơn lẻ từng chiến lược hay kết hợp nhiều chiến lược.
Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng sẽ giúp có biện pháp xác đáng hơn nhằm nâng cao giá trị gia tăng Các giải pháp thực hiện chiến lược nâng cấp nên được phân theo 3 nhóm như sau: sản xuất, thị trường, thể chế - chính sách.
- Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son (2016)
- Võ Thị Thanh Lộc và cộng sự (2009)
- J.W.H van der Waal & cộng sự (2011)
- Nguyễn Phú Son và cộng sự (2018,2020).
HQSX và những yếu tố ảnh hưởng đến
HQSX của nông dân được đo lường qua 3 chỉ tiêu là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, hiệu quả phân phối được phân tích bởi mô hình DEA với 7 biến đầu vào: 1) Diện tích đất sản xuất; 2) Giống;
3) Phân bón; 4) Thuốc bảo vệ thực vật; 5) Xăng dầu tưới tiêu; 6) Lao động; 7) Số giờ sử dụng máy móc Ngoài ra, phân tích hiệu quả theo qui mô sẽ giúp đánh giá được hiệu quả theo qui mô chung của hộ Bên cạnh đó, mô hình DEA sẽ đưa ra những khuyến cáo về sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý hơn.
Mô hình hồi quy Tobit được sử dụng để hồi quy những chỉ tiêu hiệu quả được phân tích từ mô hình DEA để đánh giá những yếu tố thuộc về đặc điểm của hộ, điều kiện kinh tế xã hội,… ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Có 13 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất là: 1) Giới tính; 2)
Tuổi; 3) Dân tộc; 4) Kinh nghiệm sản xuất; 5)
Trình độ học vấn; 6) Tập huấn kỹ thuật; 7) Số lao động chính của hộ; 8) Tham gia Hợp tác xã/Tổ hợp tác; 9) Vay vốn; 10) Hỗ trợ của địa phương; 11) Diện tích trồng ớt; 12) Hình thức trồng (tiêu chuẩn an toàn hay truyền thống);
Angui Christian Dorgelès Kevin Aboua (2017).
Dang Hoang Xuan Huy (2011), Quynh, N.T.C., và Yabe, M (2014);
Lam A Nguyen & cộng sự (2017) Haji (2006) Basanta (2004)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
KHUNG NGHIÊN CỨU
Qua lược khảo khung lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan CGT nông sản trong và ngoài nước, khung nghiên cứu của luận án được xây dựng và trình bày trong Hình 2.5 Trong phần còn lại của luận án này, tác giả sẽ đề cập CGT theo nghĩa rộng của GTZ (2007) vì cách tiếp cận này phù hợp với thực trạng nông sản Việt Nam nói chung và ngành hàng ớt nói riêng.
Mục tiêu Dữ liệu Phương pháp Kết quả mong đợi
Kết quả từ các phân tích trên.
Phân tích SWOT toàn ngành hàng ớt.
Chiến lược và giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt vùng ĐBSCL
Phân tích yêu cầu thị trường về sản phẩm ớt Đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến, hiệu quả sản xuất
Dữ liệu sơ cấp: 389 quan sát, bao gồm:
- Khảo sát 329 tác nhân trong chuỗi.
- Thảo luận nhóm với nông dân (45 người).
- Phỏng vấn sâu 5 người quản lý HTX Dữ liệu thứ cấp:
- Báo cáo của Sở ngành liên quan.
- Phân tích hiệu quả sản xuất (DEA)
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất (Tobit)
- Đánh giá mức độ tập trung của thị trường.
Báo cáo những yêu cầu của thị trường ớt, tiêu thụ ớt và đánh giá mức độ tập trung của thị trường ớt vùng ĐBSCL.
Báo cáo hiện trạng sản xuất, chế biến và hiệu quả sản xuất ớt vùng ĐBSCL.
Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm ớt
- Khung lý thuyết chuỗi giá trị - Valuelink của GTZ
(2007) và Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2016).
- Lược khảo những nghiên cứu có liên quan chuỗi giá trị nông sản.
Dữ liệu sơ cấp: 389 quan sát, bao gồm:
- Khảo sát 329 tác nhân trong chuỗi.
- Thảo luận nhóm với nông dân (45 người).
- Phỏng vấn sâu 5 người quản lý HTX.
Bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị - Valuelink của GTZ (2007).
Báo cáo về chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL.
Xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm ớt nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả chuỗi ngành hàng ớt vùng ĐBSCL
Nguồn: Đề xuất của tác giả
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1.1 Các công cụ được sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị
Như đã được đề cập trong Chương 2, bộ công cụ phân tích CGT của GTZ (2007) được trình bày trong luận án bao gồm 6 nội dung được sử dụng phân tích trong luận án: Vẽ sơ đồ CGT, phân tích kinh tế CGT, phân tích hậu cần CGT, phân tích rủi ro, phân tích ma trận SWOT và xây dựng chiến lược nâng cấp CGT Do điều kiện thông tin và dữ liệu còn hạn chế nên phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng ớt chưa được nghiên cứu trong luận án này.
3.1.1.1 Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị
Vẽ sơ đồ CGT là một công cụ quan trọng trong phân tích CGT Nhằm mô tả bức tranh chung về sự kết nối, sự phụ thuộc và hiểu biết lẫn nhau giữa các tác nhân và các quy trình vận hành trong một CGT sản phẩm ớt vùng ĐBSCL Sơ đồ CGT sẽ giúp nhận ra được kênh phân phối của một sản phẩm trong CGT một cách dễ dàng hơn Lập sơ đồ CGT nhằm đạt được những mục tiêu như: 1) Khái quát được chuỗi giá trị; 2) Mô tả được các tác nhân tham gia trong từng khâu của CGT và mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị;
3) Mô tả được vai trò hoặc chức năng thị trường của các tác nhân trong chuỗi giá trị.
Vẽ sơ đồ CGT sẽ giúp trả lời được những câu hỏi như: Những khâu,công đoạn chính trong một CGT là gì? Những tác nhân nào tham gia trong các khâu của CGT và chức năng thị trường của họ là gì? Có bao nhiêu kênh phân phối trong chuỗi giá trị? Tỷ trọng lượng sản phẩm đi qua các kênh và số tác nhân tham gia trong từng khâu của CGT là bao nhiêu? Giá trị sản phẩm được gia tăng qua từng khâu của CGT là bao nhiêu? Những mối quan hệ và liên kết nào đang tồn tại trong chuỗi giá trị? Những loại dịch vụ nào được cung cấp cho hoạt động của chuỗi giá trị? Có những dòng sản phẩm nào đang được sản xuất và tiêu thụ trong chuỗi giá trị?
Cung cấp đầu vàoSản xuất Thu gom Sơ chế/ Chế biếnThương mạiTiêu dùng
Chính quyền địa phương, ngân hàng, các Sở/ngành liên
Các bước được thực hiện khi sử dụng công cụ này bao gồm:
1) Vẽ các khâu hoặc công đoạn chính của CGT.
2) Xác định các tác nhân tham gia trong từng khâu của CGT.
3) Xác định luồng sản phẩm đi qua các khâu của CGT.
4) Mô tả những thông tin và kiến thức được chia sẻ và trao đổi giữa các tác nhân trong CGT.
5) Mô tả lượng sản phẩm và số tác nhân qua các kênh phân phối khác nhau trong CGT.
6) Mô tả giá trị gia tăng của sản phẩm qua từng khâu của CGT.
7) Mô tả mối quan hệ và liên kết giữa các tác nhân trong CGT.
8) Mô tả những dịch vụ cung cấp cho hoạt động CGT từ bên ngoài CGT.
9) Mô tả những cản trở và những giải pháp có thể để tháo gỡ những cản trở trong các khâu của CGT.
Sơ đồ chuỗi được mô tả như sau: Các chức năng cơ bản trong chuỗi, các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, kênh thị trường chuỗi, nhà hỗ trợ chuỗi giá trị. Sau khi hoàn thành các bước vẽ CGT như vừa được trình bày ở trên có thể được tóm tắt bằng một sơ đồ CGT như Hình 3.1.
- Chế biến sản phẩm giá trị gia tăng
Nhà cung cấp đầu vào
Nông dân, Tổ hợp tác, Hợp tác xã
Nhà sơ chế, chế biến
Người bán sỉ/bán lẻ
Hình 3.1: Sơ đồ CGT của một sản phẩm
Nguồn: Tổng hợp từ GTZ, 2007
Các giai đoạn sản xuất/khâu:
Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi: Người tiêu dùng: Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:
Mô tả sơ đồ chuỗi giá trị: Lượng hoá và mô tả chi tiết CGT là xác định các con số kèm theo kênh thị trường chuỗi giá trị Tỷ trọng các dòng sản phẩm của các tiểu chuỗi, các kênh phân phối khác nhau Thị phần của CGT được định nghĩa là phần trăm giá trị bán ra trên toàn bộ thị trường Ngoài ra, những con số cụ thể xác định về chi phí, doanh thu, lợi nhuận, giá trị tăng thêm của từng phân đoạn trong chuỗi.
Tóm lại, các bước chính trong tiến trình vẽ sơ đồ chuỗi bao gồm:
- Bước đầu tiên trong việc lập sơ đồ chuỗi là xác định thị trường mà sản phẩm sẽ phục vụ, nó là nơi đến cuối cùng của sản phẩm và là điểm kết thúc của sơ đồ CGT Nói cách khác, cần chỉ ra được đâu là sản phẩm hay dòng sản phẩm mà CGT đang hướng tới, từ đó xác định thị trường cuối cùng/nhóm khách hàng cuối cùng.
- Tiếp theo là mô tả qui trình sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm, hoặc mô tả các hoạt động kinh doanh còn được gọi là chức năng chuỗi (các khâu trong CGT) có thể dễ dàng nhìn thấy thông qua hướng đi của các mũi tên rỗng Nghĩa là lập danh sách các hoạt động đang được thực hiện để đưa sản phẩm cuối cùng ra thị trường Có bao nhiêu khâu (chức năng) trong chuỗi là tùy thuộc vào CGT thực tế của sản phẩm đó.
- Sơ đồ cũng mô tả các tác nhân tham gia chuỗi Các tác nhân này được đặt chính xác dưới các chức năng để chỉ rõ mối quan hệ tương thích giữa các chức năng của chuỗi và các nhóm tác nhân chuỗi khác nhau Cũng cần lưu ý rằng, trong thực tế có các tác nhân thực hiện nhiều khâu trong một CGT, nghĩa là mỗi chức năng có ít nhất một tác nhân tham gia chuỗi Các tác nhân kết nối với nhau bằng các mũi tên (không có mũi tên lên, xuống hoặc đường chéo) và hình thành kênh thị trường chuỗi.
- Cuối cùng là sơ đồ cũng thể hiện các tổ chức hỗ trợ trong một khâu hay nhiều khâu của CGT.
3.1.1.2 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị
Phân tích kinh tế đối với CGT là phân tích các mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi dưới gốc độ kinh tế nhằm đánh giá năng lực, hiệu suất vận hành của chuỗi bao gồm việc xác định sản lượng, chi phí, giá bán, lợi nhuận và giá trị gia tăng của các tác nhân tại các khâu trong chuỗi.
- Phân tích kinh tế CGT là xác định lợi ích và chi phí của mỗi tác nhân và trong toàn chuỗi sản phẩm bao gồm:
+ Phân tích tình hình chi phí, cấu trúc chi phí tại mỗi tác nhân tham gia chuỗi.
+ Phân tích giá trị đạt được của từng tác nhân tham gia vận hành trong CGT.
+ Phân tích toàn bộ giá trị tăng thêm được tạo ra trên toàn CGT và tỷ trọng của giá trị tăng thêm tại các khâu khác nhau trong chuỗi.
+ Phân tích năng lực của các tác nhân tham gia chuỗi (về qui mô, năng lực sản xuất, lợi nhuận,…).
- Cách tính cụ thể các tiêu chí phân tích kinh tế CGT theo phương pháp phân tích lợi ích chi phí (Jules Dupuit, 1840s):
+ Giá trị: Là giá bán sản phẩm của mỗi tác nhân (đã qui đổi ra cùng hình thái sản phẩm cho tất cả các khâu trong CGT).
+ Giá trị gia tăng (VA - Value Added) giữa hai tác nhân: Là chênh lệch giá bán sản phẩm giữa hai tác nhân.
+ Giá trị gia tăng trong từng tác nhân: Là chênh lệch giá bán và chi phí trung gian (hoặc chi phí đầu vào đối với người sản xuất ban đầu – nông dân). Giá trị gia tăng là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế Khái niệm này tương đương với tổng giá trị (doanh thu) được tạo ra bởi những người vận hành chuỗi.
Giá trị gia tăng = Giá bán – Chi phí trung gian
+ Chi phí trung gian của mỗi tác nhân: Là giá mua sản phẩm của tác nhân đó Đối với nhà sản xuất ban đầu trong sơ đồ chuỗi (thí dụ nông dân), chi phí trung gian là chi phí đầu vào bao gồm chi phí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm (giống, nhiên liệu, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật); còn tất cả các chi phí còn lại của nông dân là chi phí tăng thêm).
+ Chi phí tăng thêm: Là toàn bộ chi phí còn lại (lao động thuê, khấu hao, dịch vụ thuê ngoài, lãi vay, thuế trực thu,…) ngoài chi phí trung gian của mỗi tác nhân.
+ Tổng chi phí: Là chi phí đầu vào/trung gian cộng với chi phí tăng thêm.
+ Giá trị gia tăng thuần hay lợi nhuận (NVA - Net Value Added) của mỗi tác nhân (lợi nhuận): Là giá bán trừ tổng chi phí Hay giá trị gia tăng thuần còn được tính như sau:
Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng – Chi phí tăng thêm
Thông thường giá bán của tác nhân đi trước là chi phí đầu vào/trung gian của tác nhân theo sau Tuy nhiên nếu tác nhân theo sau mua sản phẩm của nhiều nguồn khác nhau thì chi phí đầu vào của tác nhân đi sau này sẽ là trung bình gia quyền của giá mua và sản lượng mua vào của các nguồn đó.
Cách xác định giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần được thể hiện ở Hình 3.2.
- Khấu hao tài sản cố định
- Lợi nhuận (Giá trị gia tăng thuần)
Lợi nhuận (Giá trị gia tăng thuần)
- Các dịch vụ vận hành
Hình 3.2: Xác định giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần
Nguồn: Tổng hợp từ GTZ, 2007
+ Phân bổ giá trị gia tăng thuần trong chuỗi: Là phần trăm lợi nhuận của mỗi tác nhân trong toàn chuỗi (tổng lợi nhuận chuỗi là 100%) Nguyên tắc tính toán trên có thể được áp dụng cho mỗi giai đoạn của chuỗi giá trị Tổng giá trị được tiêu thụ bởi khách hàng cuối cùng được chia ra giữa giá trị gia tăng và các hàng hoá trung gian được đo lường bằng chi phí trung gian Hàng hoá trung gian lại được phân chia cụ thể thành bán thành phẩm (sản phẩm trung gian) và sản phẩm cuối cùng được cung cấp bởi các nhà vận hành trong phân đoạn trước đó trong cùng một CGT, và các đầu vào khác được cung cấp bởi các nhà cung cấp bên ngoài.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Qua lược khảo khung lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước thuộc chương 2, cách tiếp cận nghiên cứu chính của luận án là kết hợp ứng dụng cách tiếp cận CGT của GTZ (2007) và phân tích HQSX (sử dụng DEA), phân tích hồi quy sử dụng hàm Tobit và phân tích hiệu quả tài chính (được mô tả chi tiết trong tiểu mục 3.1 của chương này) Riêng phân tích yêu cầu thị trường sản phẩm ớt, tác giả chỉ dựa vào kết quả phỏng vấn các tác nhân thương mại của CGT ớt vùng ĐBSCL (hạn chế này được trình bày trong giới hạn phạm vi nghiên cứu ở chương 1) Nội dung các tiểu mục dưới đây sẽ chi tiết hơn các phương pháp tiếp cận trên.
3.2.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và quan sát mẫu
3.2.2.1 Chọn địa bàn nghiên cứu
Diện tích và sản lượng ớt là hai tiêu chí làm cơ sở để chọn địa bàn nghiên cứu về ớt vùng ĐBSCL Tuy nhiên, chưa có số liệu thống kê riêng về diện tích và sản lượng của ớt của toàn vùng ĐBSCL cũng như của cả nước.Qua đánh giá những thông tin thứ cấp, chủ yếu từ các sở NN&PTNT các tỉnh của vùng, nghiên cứu xác định có 6 tỉnh có trồng ớt phổ biến ở ĐBSCL bao gồm Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh.Trong đó, ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì 3 tỉnh này có diện tích chiếm khoảng 90% diện tích cả vùng, và91,4% sản lượng ớt toàn vùng Tại đó, ở tỉnh Đồng Tháp có huyện ThanhBình chiếm 64% diện tích ớt toàn tỉnh, An Giang có huyện Chợ Mới chiếm37% diện tích ớt toàn tỉnh và Tiền Giang có huyện Chợ Gạo chiếm 53% diện tích toàn tỉnh được chọn để quan sát Ba tỉnh trên có truyền thống trồng ớt lâu đời, đặc biệt là ớt chỉ thiên, trồng tập trung chuyên canh hơn những tỉnh khác, lực lượng thương lái và các cơ sở chế biến, công ty xuất khẩu cũng tập trung nhiều ở ba tỉnh này.
Theo báo cáo của các sở NN&PTNT các tỉnh, có hơn 90% diện tích và sản lượng ớt vùng ĐBSCL là ớt chỉ thiên Bảng 3.3 dưới đây trình bày diện tích và sản lượng ớt chỉ thiên vùng ĐBSCL năm 2015.
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng ớt của các tỉnh ĐBSCL năm 2015
Tỉnh Diện tích (ha) Năng suất
(tấn/ha/năm) Sản lượng
(tấn) % diện tích % sản lượng
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, 2016
3.2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn quan sát mẫu
Cỡ mẫu tối thiểu được tính theo công thức của Tabachnick và Fidell(1996): n = 50 + 8m (trong đó m là số biến độc lập) Tổng số biến độc lập trong nghiên cứu của luận án là 13 (được trình bày cụ thể trong các tiểu mục bên dưới), theo công thức trên thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 154 quan sát Cỡ mẫu khảo sát tác nhân là nông dân của luận án là 237 quan sát là phù hợp(Bảng 3.4).
Bảng 3.4: Cơ cấu quan sát mẫu Số
Phương pháp chọn quan sát mẫu
Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên có điều kiện* Thảo luận nhóm
Phương pháp theo liên kết
Cơ sở chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt 5
7 Nhà hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi 10 Phỏng
(*) Hộ có trồng và bán ớt ít nhất 5 năm
- Đối với nông dân, ở mỗi tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang cũng dùng hai tiêu chí diện tích và sản lượng ớt chỉ thiên của tỉnh để chọn huyện và xã, sau đó dùng phương pháp phi ngẫu nhiên có điều kiện để chọn quan sát mẫu phỏng vấn Điều kiện phỏng vấn là hộ có trồng và bán ớt ít nhất 5 năm.
- Đối với các tác nhân khác theo sau nông dân như thương lái, chủ vựa, công ty chế biến, công ty xuất khẩu thì chọn quan sát mẫu theo liên kết chuỗi.
Nghĩa là chọn quan sát mẫu của tác nhân tiếp theo trong chuỗi là đối tượng bán của tác nhân trước đó.
- Nhà hỗ trợ chuỗi sẽ dùng phương pháp phỏng vấn những người am hiểu (KIP)
TT Đối tượng quan sát mẫu
Phương chuỗi pháp theo liên kết
Phương chuỗi pháp theo liên kết
Phương chuỗi pháp theo liên kết Phương chuỗi pháp theo liên kết về ngành hàng ớt ở địa phương có trồng ớt.
- Riêng HTX, chọn 100% (5HTX) có trồng ớt của địa bàn nghiên cứu.
3.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận án lược khảo những nghiên cứu, báo cáo, tài liệu có liên quan đến định nghĩa CGT và khung phân tích chuỗi giá trị, các nghiên cứu CGT của sản phẩm ớt ở Việt Nam và các nước, HQSX và những yếu tố ảnh hưởng đến HQSX, giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia chuỗi và giá trị gia tăng toàn chuỗi, nâng cấp CGT và giải pháp nâng cấp CGT Những lược khảo này được ứng dụng về nội dung, phương pháp để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm xác định những chiến lược và giải pháp nâng cấp CGT ớt vùng ĐBSCL, nâng cao hiệu quả thị trường của chuỗi và giúp cải thiện thu nhập cho người trồng ớt.
Ngoài ra, luận án tổng hợp và phân tích các tài liệu thứ cấp có liên quan đến hiện trạng sản xuất và tiêu thụ ớt ở các tỉnh ĐBSCL, đặc biệt là ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang được chọn làm địa bàn nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:
- Các báo cáo, thống kê hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện.
- Bài báo, tài liệu hội thảo, công trình nghiên cứu có liên quan của các Viện, Trường trong và ngoài nước.
- Dữ liệu có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, thị trường đặc biệt là tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt trên các cổng thông tin điện tử.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập bằng những phương pháp sau:
- Thảo luận nhóm (Focus Group Discussion – FGD): 3 nhóm nông dân trồng ớt chỉ thiên ở 3 ba huyện đại diện thuộc ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang vàTiền Giang được chọn phi ngẫu nhiên có điều kiện (hộ có trồng và bán ớt ít nhất 5 năm) bằng bảng hỏi bán cấu trúc Ngoài ra, đối tượng tham gia các cuộc thảo luận nhóm này là các nông dân trồng ớt có nhiều kinh nghiệm Số nông dân tham gia trong mỗi cuộc thảo luận nhóm là 15 nông dân Mục tiêu của việc thảo luận nhóm là nhằm thu thập những thông tin liên quan đến chức năng, hoạt động thị trường của các nông dân trong chuỗi giá trị, thu thập thông tin về những thuận lợi và khó khăn của các hộ trồng ớt trong quá trình sản xuất và tiêu thụ ớt.
- Phỏng vấn trực tiếp (Direct Interview - DI): Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được sử dụng để thu thập những thông tin chi tiết về sản xuất và tiêu thụ từ các tác nhân tham gia trong CGT dựa vào các bảng câu hỏi cấu trúc Người trồng ớt được lựa chọn để khảo sát là những người trồng và bán ớt ít nhất là 5 năm. Những tác nhân còn lại trong CGT bao gồm thương lái, chủ vựa, công ty xuất khẩu, công ty/cơ sở chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt, người bán lẻ được lựa chọn để phỏng vấn dựa vào kết quả của thảo luận nhóm và phỏng vấn các hộ trồng ớt, nói cách khác những những tác nhân này được lựa chọn dựa vào phương pháp liên kết chuỗi.
- Phỏng vấn người am hiểu (KIP - Key Informant Panel): Bao gồm nhà quản lý ngành nông nghiệp các cấp ở các tỉnh có liên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ ớt bằng bảng hỏi bán cấu trúc Mục đích của phỏng vấn này là nhằm thu thập những thông tin liên quan đến thực trạng chung về sản xuất, tiêu thụ ớt, những tiềm năng của ngành hàng, những chính sách hỗ trợ của nhà nước đã và đang áp dụng đối với các tác nhân trong CGT ớt hiện nay.
- Phỏng vấn sâu người quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác trồng ớt ở các tỉnh bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc: Nghiên cứu đã phỏng vấn 5 người quản lý ở 5 HTX/THT để thu thập những thông tin liên quan đến hoạt động của HTX, THT trong việc nối kết nông dân, các dịch vụ HTX, THT cung cấp cho xã viên, những thuận lợi và khó khăn của HTX, THT trồng ớt.
Những phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng tương ứng với các mục tiêu của luận án như sau:
Mục tiêu 1: Phân tích yêu cầu thị trường về sản phẩm ớt
Phân tích định tính từ kết quả khảo sát người trồng ớt, người thu mua, công ty xuất khẩu ớt Luận án tổng hợp những thông tin về yêu cầu sản phẩm ớt của các thị trường nhập khẩu ớt lớn trên thế giới dựa vào kết quả phỏng vấn các tác nhân thương mại của CGT ớt vùng ĐBSCL Ngoài ra, đánh giá mức độ tập trung của thị trường bằng chỉ số GINI cũng được thực hiện theo các khâu trong CGT ớt vùng ĐBSCL. Đánh giá mức độ tập trung của thị trường:
Chỉ số GINI (Gr) và đồ thị Lorenz được dùng để đánh giá mức độ tập trung của thị trường ớt: là thị trường cạnh tranh hay thị trường độc quyền.Trong luận án này, đồ thị Lorenz chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm cộng dồn của tác nhân (nông dân hoặc thương lái hoặc chủ vựa) với tỷ lệ phần trăm cộng dồn của sản lượng ớt bán ra của tác nhân tương ứng Để tính tỷ lệ phần trăm cộng dồn thì sản lượng của tác nhân tương ứng được sắp xếp từ cao đến thấp.
Chỉ số GINI được chỉ ra từ đồ thị Lorenz, nó đo lường sự bất bình đẳng trong phân phối giữa các nhóm sản xuất và tiêu thụ khác nhau Chỉ số GINI được tính theo công thức sau:
- Pi: Tỷ lệ phần trăm cộng dồn của thương nhân thứ i trong tổng số các thương nhân được khảo sát.
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.1.1 Điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi hàng hóa với các vùng khác trong nước và xuất khẩu nhất là lúa gạo, thủy sản và các loại rau quả Thật vậy, hàng năm ĐBSCL sản xuất khoảng 2/3 sản lượng lúa gạo của cả nước, sản lưọng cây ăn quả cao nhất nhì quốc gia, cũng là vùng có sản lượng xuất khẩu thủy sản cao nhất nước Ba tỉnh Đồng Tháp,
An Giang và Tiền Giang không chỉ là vựa lúa của ĐBSCL mà còn là nơi cung cấp những trái cây đặc sản của vùng (như xoài, sầu riêng, thanh long,…), thủy sản (cá tra, basa,…) và cung cấp một lượng lớn rau màu, đặc biệt ba tỉnh này có vùng chuyên canh ớt cho thị trường trong nước và xuất khẩu lớn nhất vùng ĐBSCL.
Diện tích đất nông nghiệp của vùng ĐBSCL chiếm đến 22,7% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước, trong đó ba tỉnh An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp chiếm 30,2% diện tích đất nông nghiệp của vùng, cho thấy vị thế nông nghiệp của 3 tỉnh này là khá lớn (Bảng 4.1). Đất đai vùng ĐBSCL nói chung và ba tỉnh vùng nghiên cứu nói riêng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với 8 nhóm đất chính Trong đó, nhóm đất phù sa có diện tích khoảng 1.184.857 ha (chiếm 31,66% diện tích đất toàn vùng, chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích đất phù sa của cả nước) Đây là một trong những loại đất được khai thác khá lâu, khả năng đáp ứng với phân bón tốt, có mức thuần thực cao, là địa bàn cho năng suất cao và thích hợp với nhiều loại cây trồng như lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn trái, cây màu nói chung và ớt cay nói riêng.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất vùng ĐBSCL và cả nước năm 2018 ĐVT: ngàn m 2
Chỉ tiêu Tổng diện tích Đất sản xuất nông nghiệp
% Đất NN so với ĐBSCL
Cả nước 33.124 11.498 Đồng bằng sông Cửu Long 4.082 2.616 ĐBSCL so với cả nước (%) 12,3 22,7
Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2019
Khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long có một nền nhiệt cao và ổn định trong toàn vùng Số giờ nắng trung bình cả năm từ 2.226-2.709 giờ Nhiệt và nắng là một trong những lợi thế ở ĐBSCL để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Cây ớt cũng là đối tượng thay thế các cây trồng kém hiệu quả trong tái cơ cấu nông nghiệp của ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang.
Lượng mưa trung bình năm biến động theo không gian và thời gian tạo nên 2 mùa là mùa mưa và mùa khô Lượng mưa bình quân vùng ĐBSCL đạt 1.520- 1.580 mm, nhưng phân bố không đều Mưa theo mùa gây ra những trở ngại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp: mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ cho khoảng 50% diện tích toàn đồng bằng gây trở ngại lớn cho sản xuất ớt đặc biệt là mưa vào thời gian thu hoạch sẽ làm cho ớt bị hư; mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới gây khó khăn trong sản xuất.
Nguồn nước mặt ở vùng ĐBSCL khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt, mang nguồn nước dàn trải rộng khắp đồng bằng, chủ yếu là hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sôngVàm Cỏ Dòng chảy được cung cấp bởi nguồn nước chính là nước mưa, vì vậy cũng có sự biến đổi theo mùa Vào mùa mưa, mưa lớn trên lưu vực là nguyên nhân chính gây ra lũ trên dòng chính Mê Kông và ĐBSCL Nước lũ tải nhiều phù sa, hàng năm ĐBSCL nhận khoảng 150 triệu tấn phù sa làm giàu dinh dưỡng cho đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây ớt Tuy nhiên, những năm gần đây do các quốc gia thượng nguồn làm đập ngăn nước, một trong những nguyên nhân gây xâm nhập mặn cho vùng nói chung và ba tỉnh nghiên cứu nói riêng làm ảnh hưởng năng suất và sản lượng cây trồng rất lớn, trong đó có cây ớt.
Chế độ thủy văn có tính chu kỳ hàng năm nên có gần 2 triệu ha trải rộng trên lãnh thổ của 9 tỉnh ở vùng ĐBSCL bị ngập lũ kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 với các mức độ ngập khác nhau Nước lũ cũng mang nguồn phù sa bồi đắp cho đồng ruộng, dòng chảy lũ có tác dụng tốt trong việc cải tạo môi trường nước và cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng Nguồn nước ngọt quan trọng này được cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, kinh tế dân sinh và tạo nên một vùng sinh thái nước ngọt rộng lớn cho vùng ĐBSCL Đối với các tỉnh có trồng ớt như An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp,… mùa nước lũ nông dân sẽ không sản xuất vụ ớt, khi hết nước lũ nông dân sẽ xuống giống vụ trồng ớt.
4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) thực năm 2019 đạt gần 3.739 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân 6,8% trong giai đoạn 2014-2019 Ngành nông, lâm và thủy sản chỉ đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn này là 2,5%/năm,trong khi ngành công nghiệp và xây dựng tăng 8,6%/năm, ngành dịch vụ tăng7% cho thấy có sự dịch chuyển GDP từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực khác (Bảng 4.2).
Bảng 4.2: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá so sánh 2010 ĐVT: Tỷ đồng
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và xây dựng
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2020
Trong 3 tỉnh vùng nghiên cứu của ĐBSCL, tỉnh Tiền Giang đạt tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn cao nhất, tăng bình quân 7,5%/năm giai đoạn 2014-2019 Tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm lĩnh vực nông ngiệp, lâm nghiệp và thủy sản của cả 3 tỉnh đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm chung, đặc biệt tỉnh An Giang có tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp chỉ 0,9%/năm cho thấy kinh tế của các tỉnh này dần có xu hướng dịch chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ (Bảng4.3).
Bảng 4.3: Tổng sản phẩm trên địa bàn của 3 tỉnh vùng ĐBSCL theo giá so sánh 2010 ĐVT: Tỷ đồng
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 18.335,8 19.179,3 19.812,2 20.677,5 4,1 Công nghiệp và xây dựng 10.806,7 12.486,6 14.120,1 15.888,9 13,7
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 2.255,3 2.456,1 2.628,0 2.883,7 8,5
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 17.340,0 17.409,1 17.505,5 17.826,4 0,9
Công nghiệp và xây dựng 7.008,7 7.496,2 7.974,5 8.597,3 7,0
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 827,6 845,6 884,6 931,4 4,0
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 15.822,7 16.074,9 16.481,2 17.481,6 3,4 Công nghiệp và xây dựng 9.020,8 9.989,2 10.775,3 11.650,3 8,9
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 2.395,7 2.636,0 2.867,1 3.149,7 9,5
Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2020
Hạ tầng giao thông, thuỷ lợi của các tỉnh vùng ĐBSCL đã và đang được đầu tư, phát triển, nhiều công trình trọng điểm được đầu tư đưa vào sử dụng góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho vùng Giao thông
T há đường bộ và giao thông đường thuỷ đều được chú ý; nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đã được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới.
Năm 2019, dân số vùng ĐBSCL gần 17,3 triệu người, chiếm 17,9% dân số cả nước Trong đó, dân số tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, chiếm gần 75% dân số của vùng ĐBSCL Năm 2019, lực lượng lao động của vùng ĐBSCL là 10,1 triệu người, chiếm trên 58% dân số của vùng (Bảng 4.4) Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo của vùng ĐBSCL chỉ đạt khoảng 11%, thấp nhất cả nước Nguyên nhân chính của tình trạng này đó là trình độ dân trí ở vùng khá thấp, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa Lao động không qua đào tạo, chất lượng đào tạo lao động chưa cao dẫn đến năng suất lao động của vùng còn thấp Một lợi thế của ngành nông nghiệp nói chung và ngành ớt nói riêng là có sẵn lực lượng lao động dồi dào tại nông thôn đáp ứng nhu cầu chăm sóc, thu hoạch, sơ chế ớt, chế biến ớt.
Bảng 4.4: Dân số của Việt Nam và vùng ĐBSCL năm 2019 ĐVT: Ngàn người
Chỉ tiêu Tổng Thành thị Nông Dân số Lực lượng thôn lao động
Cả nước 96.484 33.817 62.667 55.767 Đồng bằng sông Cửu Long 17.283 4.358 12.925 10.102
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng Cục thống kê, 2020
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ỚT TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới, quốc gia trồng nhiều ớt nhất là Trung Quốc, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ Sản lượng ớt của thế giới đạt khoảng 45 triệu tấn vào năm 2018, tăng 35,5% so với năm 2014 (FAO, 2019) Sản lượng ớt của Trung Quốc là 20,4 triệu tấn, chiếm 45,3% sản lượng ớt của thế giới và gấp 5,4 lần quốc gia đứng thứ 2 về sản lượng ớt là Mexico (sản lượng 3,8 triệu tấn), gấp 7,3 lần quốc gia đứng thứ 3 là Thổ Nhĩ Kỳ (sản lượng 2,8 triệu tấn) Các quốc gia sản xuất ớt lớn phần lớn cũng là những quốc gia tiêu thụ ớt lớn nhất thế giới Nếu tính theo giá trị xuất khẩu thì Mexico là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới Năm
2019, giá trị xuất khẩu ớt của Mexico là 1,4 tỷ USD, giá trị xuất khẩu ớt củaTrung Quốc là 97,3 triệu USD (Bảng 4.5).
Năm 2014, sản lượng ớt của Ấn Độ đạt 1,5 triệu tấn, đứng thứ 4 thế giới nhưng Ấn Độ là quốc gia có sản lượng ớt khô lớn nhất thế giới, chiếm 32% vào năm 2014 và 35% vào năm 2019 Ớt khô được sử dụng làm gia vị chế biến các món ăn, đặc biệt là các món ăn Trung Quốc, Châu Á, Thái Lan và Ý. Những nước nhập khẩu ớt khô lớn nhất của Ấn Độ là Việt Nam, Thái Lan, Sri Lanka và Indonesia.
Bảng 4.5: Sản lượng ớt của một số quốc gia sản xuất ớt lớn nhất thế giới năm
TT Quốc gia Sản lượng
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ FAO, 2019
Châu Âu là nhà nhập khẩu ớt khô lớn thứ hai thế giới sau Châu Á, chiếm khoảng 40% thị phần trong tổng nhập khẩu của thế giới Nhập khẩu ớt khô của Châu Âu tăng liên tục trong giai đoạn 2014-2018 và khoảng 67% lượng nhập khẩu ớt khô của Châu Âu là từ các quốc gia đang phát triển Theo dự đoán của những nhà nghiên cứu thị trường thì nhập khẩu ớt khô của các nước Châu Âu trong 5 năm tới tăng 5% - 6%/năm cho thấy nhu cầu tiêu thụ ớt trên thế giới sẽ ngày càng tăng.
PHÂN TÍCH YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ ỚT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬA LONG
4.3.1 Yêu cầu thị trường về chất lượng ớt
4.3.1.1 Sản phẩm ớt Ớt chỉ thiên được nông dân trồng với các giống phổ biến như Chánh Phong, Hai mũi tên đỏ, Tiela và Tiến Nông Đặc điểm chung của sản phẩm là ớt cho trái có độ dài khoảng 3-5 cm, trái chín đỏ, có độ cay nồng Mặc dù
Sản lượng ớt toàn cầu 33,2 100,0 45,0 100,0 nông dân sử dụng các giống khác nhau nhưng sản phẩm ớt khá đồng nhất về chất lượng và đặc trưng của ớt Qua phỏng vấn các tác nhân thương mại của CGT ớt vùng ĐBSCL, hiện nay, ớt của vùng được tiêu thụ ở thị trường nội địa và xuất khẩu dưới các dạng sản phẩm sau:
- Ớt tươi: Ớt tươi nguyên trái, sau thu hoạch được sơ chế bằng cách lặt, rửa, phân loại ớt lớn nhỏ hoặc không phân loại tùy theo thị trường Riêng đối với xuất khẩu, tùy vào yêu cầu của người mua thì ớt có thể được làm lạnh bằng cách cấp đông sản phẩm Hàn Quốc, Thái Lan và các thị trường khác chủ yếu nhập khẩu ớt tươi hoặc ớt đông lạnh hay ớt cấp đông thông qua công ty xuất khẩu ớt ở thành phố Hồ Chí Minh Một vài chủ vựa lớn ở tỉnh Đồng Tháp có kho đông lạnh và cấp đông ớt cũng tham gia xuất khẩu trực tiếp.
- Ớt khô: Ớt sau khi thu hoạch được làm khô chủ yếu bằng cách phơi nắng tự nhiên thành ớt khô nguyên trái Lượng lớn ớt khô của 3 tỉnh được khảo sát được thương lái, chủ vựa trực tiếp xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.
- Sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt: Hiện nay, các tỉnh được khảo sát đã sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt như tương ớt, ớt bột, muối ớt Những sản phẩm này được sản xuất với số lượng ít và chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa.
4.3.1.2 Yêu cầu thị trường về sản phẩm ớt
Yêu cầu của thị trường xuất khẩu đối với ớt tươi và ớt khô cũng khác nhau Kết quả khảo sát các tác nhân thương mại đóng vai trò phân phối sản phẩm ớt cho biết như sau:
- Đối với ớt tươi: Thị trường yêu cầu ớt trái to, bóng, cứng trái, màu sáng đẹp, cuống xanh, không bị bông cuống, không bị đốm đen Yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu có khác nhau về kích cỡ, màu sắc Chẳng hạn như thị trường Hàn Quốc yêu cầu ớt tươi dài không quá 5 cm, ớt có màu đỏ bordo; thị trường Malaysia, Singapore yêu cầu ớt tươi dài 5-6 cm, ớt có màu vàng cam Ớt chỉ thiên của vùng ĐBSCL có tỷ lệ lớn không đạt tiêu chuẩn về chiều dài nên chủ yếu xuất khẩu ớt khô cho thị trường Trung Quốc.
- Đối với ớt khô: Thị trường nhập khẩu yêu cầu ớt khô có màu đỏ cam, khô, giòn, không lẫn tạp chất Thị trường Hàn Quốc yêu cầu ớt có màu nâu (màu cánh dán) nhưng ớt khô của vùng ĐBSCL có màu sậm hơn nên Hàn Quốc mua ớt tươi hoặc ớt đông lạnh của Việt Nam để tự sấy khô và chế biến.
Tùy vào đặc điểm tiêu dùng của nước nhập khẩu thì độ cay của sản phẩm ớt cũng khác nhau:
- Đối với thị trường Châu Á: Vị cay là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân đa số các nước Châu Á Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Buhtan, Hàn Quốc,… là những quốc gia nổi tiếng với ăn cay. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn nhập một lượng lớn ớt không cay từ các quốc gia để làm kim chi Tây Ban Nha và Mỹ không thuộc khu vực Châu Á nhưng ẩm thực của hai quốc gia này là các món ăn có vị cay Vì vậy, yêu cầu của những thị trường này là ớt phải có độ cay cao.
- Đối với thị trường Châu Âu: Châu Âu là thị trường nhập khẩu ớt khô lớn thứ 2 thế giới, sau Châu Á, chiếm khoảng 40% tổng nhập khẩu ớt khô toàn cầu, và nhu cầu ớt khô ở khu vực này vẫn đang có xu hướng tăng với tốc độ khoảng 5- 6% mỗi năm Thị trường Châu Âu yêu cầu ớt có độ cay vừa phải vì người tiêu dùng Châu Âu không ăn quá cay.
Ngoài ra, để xuất khẩu được ớt dưới hình thức chính ngạch thì các nước nhập khẩu yêu cầu ớt phải đạt những tiêu chuẩn chất lượng nhất định như VietGap, GlobalGap Thời gian qua cũng có một số nước nhập khẩu đặt hàng ớt của vùng ĐBSCL là ớt được sản xuất và đạt tiêu chuẩn GAP, trái đồng đều sẽ có giá bán cao gấp 5-10 lần ớt thường nhưng ĐBSCL chưa đáp ứng được yêu cầu này mặc dù một số nông dân đã được tập huấn kỹ thuật trồng ớt theo tiêu chuẩn GAP, địa phương đã triển khai thực hiện mô hình trồng ớt theo tiêu chuẩn GAP nhưng rất hạn chế về sản lượng.
4.3.1.3 Lợi thế của ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long
Cũng theo các tác nhân thương mại, sản phẩm ớt của vùng ĐBSCL có lợi thế so với ớt của một số quốc gia khác như sau:
- Ớt chỉ thiên có độ cay cao, đáp ứng được yêu cầu của những thị trường nhập khẩu thích sản phẩm ớt có độ cay cao.
- Chi phí sản xuất ớt của vùng ĐBSCL nhìn chung là thấp nên giá bán thấp, có thể cạnh tranh về giá với ớt của một số quốc gia khác.
- Sự bố trí mùa vụ tự nhiên, vào thời điểm tháng 2, tháng 3 hàng năm thì Trung Quốc đã vào thời điểm cuối vụ ớt, trong khi đó thời điểm này là thời điểm thu hoạch ớt của vùng ĐBSCL Vì vậy, thời điểm này Trung Quốc tăng cường thu mua ớt của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu của Trung Quốc nên giá ớt của Việt Nam vào những thời điểm này có xu hướng tăng Vì vậy, nếu các tỉnh trồng ớt ở vùng ĐBSCL phối hợp, bố trí mùa vụ hợp lý có thể tận dụng được cơ hội này để xuất khẩu ớt với sản lượng lớn, giá bán cao.
4.3.1.4 Phân tích lỗ hổng sản phẩm ớt so với yêu cầu thị trường
Qua phân tích yêu cầu của thị trường xuất khẩu, ớt của Việt Nam nói chung và của vùng ĐBSCL nói riêng chưa đáp ứng 3 yêu cầu của thị trường như sau:
- Ớt chưa đạt tiêu chuẩn về kích cỡ theo nhu cầu của thị trường nhập khẩu.
- Ớt chỉ thiên có độ cay cao nhưng tùy vào yêu cầu thị trường khác nhau thì độ cay cũng khác nhau Điều này Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL chưa nghiên cứu được yêu cầu này của từng thị trường nhập khẩu để có thể sử dụng những loại giống ớt đáp ứng yêu cầu của từng nhóm thị trường về độ cay của ớt Cụ thể, thị trường Hàn Quốc có nhu cầu ớt cay ít để làm kim chi nhưng ớt của vùng ĐBSCL chưa thể đáp ứng yêu cầu này vì các giống ớt chỉ thiên của vùng là ớt có độ cay cao.
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ỚT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
4.4.1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long Ở Việt Nam, hầu hết các tỉnh thành nào cũng có thể trồng được cây ớt.
Chưa có số liệu thống kê chi tiết nhưng qua thu thập những thông tin thứ cấp cho thấy ở Việt Nam ớt được trồng phổ biến ở vùng ĐBSCL và các tỉnh khác như Tây Ninh, Đà Lạt, Ninh Thuận, Lạng Sơn,… Ở ĐBSCL, ớt được trồng tập trung ở 3 tỉnh Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp Năm 2014, tỉnh AnGiang có diện tích trồng ớt lớn nhất so với 2 tỉnh còn lại nhưng đến năm 2019 diện tích trồng ớt của tỉnh bị thu hẹp chỉ còn 72% so với năm 2014 (diện tích giảm bình quân 6,3%/năm giai đoạn 2014-2019) là do cây đậu nành rau trồng ở An Giang phù hợp, có đầu ra và hiệu quả kinh tế cao hơn Ngược lại, diện tích trồng ớt của tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp có xu hướng ngày càng tăng, diện tích trồng ớt tỉnh Tiền Giang tăng bình quân 5,9%/năm, Đồng Tháp tăng 6,7%/năm trong giai đoạn 2014-2019 do có vùng chuyên canh lớn và được sự hỗ trợ xuyên suốt của chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là các tác nhân thương mại đều có cơ sở chế biến lớn tại các vùng chuyên canh này.
Năm 2019, năng suất ớt của tỉnh Đồng Tháp đạt được là 18,4 tấn/ha/năm,cao hơn 2 tỉnh An Giang và Tiền Giang Mặc dù diện tích trồng ớt giảm nhưng năng suất ớt của tỉnh An Giang tăng bình quân 2,6%/năm trong giai đoạn2014-2019; Tương tự, năng suất ớt của tỉnh Đồng Tháp tăng bình quân1,6%/năm trong giai đoạn 2014-2019 Trong khi đó, năng suất ớt của tỉnh TiềnGiang giảm bình quân 3,2%/năm trong giai đoạn này (Bảng 4.7) Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi năng suất là do tình trạng biến đổi khí hậu làm sâu bệnh trên ớt gia tăng và tình trạng nông dân lạm dụng phân bón hóa học, đê bao khép kín làm giảm độ màu mỡ của đất canh tác.Ngoài ra, có những hộ sản xuất có được kỹ thuật sản xuất ngày càng tốt hơn hoặc áp dụng một số tiêu chỉ của sản xuất theo hướng an toàn đã giúp làm gia tăng năng suất ớt.
Bảng 4.7: Diện tích, năng suất, sản lượng ớt tỉnh Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp giai đoạn 2014-2019
Chỉ Đơn Tốc độ tích
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục thống kê, Sở NN&PTNT các tỉnh, giai đoạn 2014-2019
Mặc dù có sự thay đổi về diện tích của tỉnh trồng ớt nhưng nhìn chung tổng diện tích trồng ớt và sản lượng ớt của 3 tỉnh trong giai đoạn 2014-2019 đều theo xu hướng tăng, diện tích tăng 2,1%/năm và sản lượng tăng 2,6%/năm) và không có sự thay đổi lớn về năng suất (năng suất tăng 0,5%). Điều này cho thấy, hiệu quả sản xuất xét trên chỉ tiêu năng suất chung của 3 tỉnh được khảo sát không có sự thay đổi lớn Do đó, những phân tích ở các phần sau về hiệu quả sản xuất của hộ từ kết quả khảo sát nông dân trồng ớt vào thời điểm năm 2016 đến nay vẫn còn giá trị.
Tỉnh tiêu vị tính 2014 2015 2016 2017 2018 2019 tăng trưởng
Trong sản xuất và tiêu thụ, sản phẩm ớt được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh đã thực hiện nhiều khóa tập huấn kỹ thuật trồng ớt cho nông dân, chuyển giao kỹ thuật trồng ớt theo tiêu chuẩn an toàn, triển khai các mô hình thí điểm trồng ớt theo tiêu chuẩn VietGap. Ớt của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng được tiêu thụ chủ yếu bằng xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc và chính ngạch sang các thị trường khác như Thái Lan, Hàn Quốc,… Sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường này là ớt tươi cấp đông và ớt khô Riêng huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đã chứng nhận thương hiệu tập thể ớt Thanh Bình điều này giúp sản phẩm ớt của tỉnh có thể tiếp cận với thị trường tiêu thụ tốt hơn.
4.4.1.2 Hoạt động sản xuất của hộ trồng ớt a) Thông tin chung của hộ trồng ớt
Nghiên cứu khảo sát 237 nông dân trồng ớt ở 3 tỉnh An Giang, Tiền Giang và Đồng Tháp Kết quả cho thấy, có đến 90% lao động chính tham gia trồng ớt là nam giới Phần lớn người trồng ớt là dân tộc Kinh (chiếm 99%) và một số ít người trồng ớt là dân tộc Khmer Một bộ phận nhỏ hộ trồng ớt thuộc diện hộ nghèo (6%).
Bảng 4.8 cho thấy, độ tuổi trung bình của hộ trồng ớt là 50 tuổi (±11 tuổi), người trẻ tuổi nhất tham gia trồng ớt là 20 tuổi và cũng có một số người trồng ớt đã hết tuổi lao động nhưng vẫn có thể tham gia trồng ớt Người trồng ớt lâu nhất được khảo sát là bắt đầu trồng từ năm 1970 nhưng phần lớn hộ bắt đầu trồng ớt từ năm 2000 đến thời điểm khảo sát chiếm đến 92% số hộ trồng ớt Do đó, người trồng ớt có nhiều kinh nghiệm, bình quân là 9 năm, ít nhất 5 năm và cao nhất là 46 năm Phần lớn lao động chính tham gia trồng ớt có trình độ học vấn là cấp II (43%), cấp III (19%), một số lao động trồng ớt có trình độ học vấn khá cao từ trung cấp đến đại học (8%) Trình độ học vấn của lao động chính tham gia trồng ớt cao giúp hộ trồng ớt dễ dàng tiếp cận, tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng vào canh tác ớt.
Số nhân khẩu bình quân của hộ là 4 người, trong đó có bình quân 3 lao động và trong số lao động đó có bình quân 2 lao động/hộ tham gia trồng ớt.Ngoài ra, khi vào vụ thu hoạch thì nông dân thường phải thuê thuê lao động để thu hoạch ớt.
Bảng 4.8: Thông tin chung của hộ trồng ớt
Thấp Cao Trung Độ lệch tính nhất nhất bình chuẩn
Tuổi lao động chính Năm 20 75 50 11
Kinh nghiệm trồng ớt Năm 5 46 9 6
Nhân khẩu của hộ Người 1 8 4 1
Lao động của hộ Người 1 4 3 1
Lao động tham gia trồng ớt Người 1 4 2 1
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2016 b) Thu nhập và chi tiêu của hộ trồng ớt
Những hộ trồng ớt có nguồn thu nhập khá đa dạng Bên cạnh nguồn thu nhập là ớt, phần lớn các hộ có nguồn thu nhập từ bắp (43,9% số hộ), lúa hay nếp (29,5%), chăn nuôi (25,7%), rau màu các loại (24,1%) và các loại cây ăn trái lâu năm như dừa, cóc, nhãn (14,8%) Ngoài ra, có 12,7% số hộ có nguồn thu nhập khác từ làm công, tiền lương hay mua bán (Bảng 4.9) Phần lớn những hộ được khảo sát có nguồn thu nhập từ hoạt động nông nghiệp nên việc đa dạng nguồn thu nhập sẽ hạn chế được rủi ro khi một nguồn thu nhập nào đó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như mất mùa, giá bán thấp.
Bảng 4.9: Nguồn thu nhập của hộ
Chỉ tiêu số hộ Tỷ lệ %
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2016
Năm 2015, tổng thu nhập bình quân của hộ là 116 triệu đồng/hộ (±103,1 triệu đồng/hộ) Trong đó, thu nhập bình quân từ ớt là 68 triệu đồng/hộ (cao nhất là 372 triệu đồng/hộ) và cũng có hộ có thu nhập từ trồng ớt âm do doanh thu bán ớt thấp hơn chi phí sản xuất Thu nhập từ trồng ớt bình quân chiếm59,6% tổng thu nhập của hộ, cho thấy nguồn thu từ ớt là nguồn thu rất quan trọng đối với hộ Tổng chi tiêu của hộ bình quân là 54,3 triệu đồng/hộ (±72,8 triệu đồng/hộ) và tổng chi tiêu bình quân chiếm 68,1% tổng thu nhập cho thấy những hộ trồng ớt được khảo sát cân đối được thu chi của hộ (Bảng 4.10). Bảng 4.10: Thu nhập, chi tiêu của hộ trồng ớt năm 2015
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Trung bình Độ lệch thu nhập
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2016 c) Tham gia hợp tác xã/tổ hợp tác
Kết quả khảo sát cho thấy, có 24,1% số hộ trồng ớt tham gia các HTX hay THT ở địa phương như HTX Tân Long, HTX rau an toàn Bình Hưng, HTX Thuận Phong, HTX nông nghiệp Nhơn Hòa, HTX Bình Hưng, THT VietGap, THT rau an toàn,…
Mặc dù HTX, THT chưa phát huy hết vai trò kinh tế hợp tác nhưng tham gia HTX/THT có thể giúp người trồng ớt được hỗ trợ kỹ thuật thông qua các hoạt động tập huấn (80,7% số hộ tham gia HTX/THT) giúp người trồng ớt biết cách sử dụng phân bón, thuốc hóa học hợp lý, giảm được chi phí sản xuất. Ngoài ra, người trồng ớt khi tham gia HTX/THT còn có những lợi ích khác như được hỗ trợ vốn (5,3%), được những hỗ trợ khác (8,8%) như hỗ trợ nước tưới, hỗ trợ tiêu thụ, tham quan nhiều mô hình hiệu quả và được hỗ trợ trang bị thiết bị bảo hộ lao động (Bảng 4.11).
Bảng 4.11: Lợi ích khi tham gia HTX/THT
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ % Được hỗ trợ kỹ thuật 46 80,70 Được hỗ trợ vốn 3 5,26
Nhận được những hỗ trợ khác 5 8,77
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2016 chuẩn
Tổng thu nhập Triệu đồng/hộ/năm -40,0 690,0 116,0 103,1 Thu nhập từ trồng ớt Triệu đồng/hộ/năm -60,0 372,0 68,0 72,8 Thu nhập từ ớt/tổng
Tổng chi tiêu Triệu đồng/hộ/năm 8,0 126,0 54,3 24,2
Chi tiêu/tổng thu nhập % -500,0 650,0 68,1 87,2 d) Hoạt động trồng ớt
Diện tích, năng suất, sản lượng
Kết quả khảo sát tại vùng nghiên cứu cho thấy, diện tích trồng ớt bình quân của ba tỉnh được khảo sát năm 2015 là 5.400 m 2 /hộ (Bảng 4.12) Tuy nhiên, hoạt động trồng ớt không yêu cầu diện tích lớn, nông dân có khoảng
500 m 2 đất có thể tham gia vào ngành này Diện tích trồng ớt lớn là điều kiện tốt để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như các mô hình tưới tự động, quy trình trồng ớt đạt tiêu chuẩn chất lượng và có thể liên kết kinh doanh Sản lượng đạt được bình quân gần 9.644 kg/hộ/năm, thấp nhất 600 kg/hộ/năm và cao nhất là 60 tấn/hộ/năm Năng suất bình quân đạt được 1.187 kg/1.000m 2 /vụ, tuy nhiên cũng có hộ chỉ đạt năng suất ở mức thấp nhất là 333 kg/1.000m 2 /vụ và cao nhất lên đến 3.100 kg/1.000m 2 /vụ Năng suất là yếu tố quan trọng trong việc xác định hiệu quả trồng ớt của nông dân Giai đoạn 2009 – 2013, năng suất ớt của tỉnh Đồng Tháp giảm bình quân 19%/năm trong (Võ Thị Thanh Lộc và cộng sự, 2014), tương tự năng suất ớt của tỉnh An Giang giảm bình quân 3,2%/năm do nhiều nguyên nhân như nông dân lạm dụng phân bón vô cơ, đê bao khép kín làm đất bị giảm độ màu mỡ.
Bảng 4.12: Diện tích, năng suất, sản lượng ớt của hộ năm 2015
Chỉ tiêu Đơn vị tính Thấp nhất Cao nhất
Trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2016
Qui mô diện tích trồng ớt bình quân của mỗi hộ ở tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang không chệnh lệch nhiều (Đồng Tháp 4.900 m 2 /hộ, Tiền Giang 4.800 m 2 /hộ), trong khi đó qui mô diện tích trồng ớt bình quân của hộ ở tỉnh
An Giang cao hơn (8.700 m 2 /hộ) so với tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang (khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua kiểm định trung bình) (Bảng 4.13).
Qui mô trồng ớt của hộ ở tỉnh An Giang cao hơn nhiều so với Đồng Tháp và Tiền Giang nên tổng sản lượng ớt bình quân của hộ ở tỉnh An Giang gần 11,3 tấn/năm, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Nguyên nhân có thể là do sự khác nhau về số vụ trồng và năng suất Mặc dù qui mô diện tích thấp nhưng nông dân tỉnh Tiền Giang trồng 2 vụ ớt/năm, trong khi nông dân tỉnh Đồng Tháp và An Giang chỉ trồng 1 vụ ớt/năm Mặc dù năng suất ớt bình quân của tỉnh Đồng Tháp đang có xu hướng giảm nhưng kết quả phân tích cho thấy năng suất ớt của nông hộ ở tỉnh Đồng Tháp đạt được ở mức cao nhất, lên đến 1.485 kg/1.000m 2 /vụ (Bảng 4.13) Năng suất ớt bình quân của nông dân tỉnh Tiền Giang đạt thấp nhất, thấp hơn gần 455 kg/1.000m 2 /vụ so với tỉnh Đồng Tháp (ý nghĩa thống kê ở mức 1%) và thấp hơn 338 kg/1.000m 2 /vụ so với tỉnh An Giang (ý nghĩa thống kê ở mức 1%).
Bảng 4.13: Diện tích, năng suất, sản lượng ớt của hộ năm 2015 phân theo địa bàn khảo sát
Chỉ tiêu Đơn vị tính Đồng
Sản lượng kg 7.241,7 10.140,8 11.296,2 -2.899,1 ** -4.054,5 * 1.155,4 ns Năng suất kg/1.000m2 1.484,9 1.030,1 1.368,3 454,8 ** 116,6 ns 338,2 **
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2016
Ghi chú:**: mức ý nghĩa 1%, *: mức ý nghĩa 5%, ns: không có ý nghĩa ở mức 5%
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM ỚT VÙNG ĐBSCL
4.5.1 Sơ đồ chuỗi giá trị và kênh thị trường của chuỗi
4.5.1.1 Sơ đồ chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL
Chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL bao gồm 6 chức năng từ khâu cung cấp đầu vào (người cung cấp cây giống, vật tư nông nghiệp, lao động), khâu sản xuất (nông dân, THT, HTX), khâu thu gom (thương lái, chủ vựa), khâu chế biến (công ty, cơ sở chế biến) và khâu thương mại (công ty xuất khẩu, người bán sỉ, người bản lẻ) và khâu tiêu dùng.
Hình 4.12: Sơ đồ chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL năm 2015
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2016
Nhà cung cấp đầu vào:
Năm 2015, diện tích trồng ớt chỉ thiên của 3 tỉnh vùng ĐBSCL là 11.654 ha, năng suất đạt 193.032 tấn, trong đó xuất khẩu 97,7% và 2,3% sản lượng được tiêu thụ nội địa (Hình 4.12) Phần trăm sản lượng qua sơ đồ chuỗi được qui ra ớt tươi.
4.5.1.2 Kênh thị trường của chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL Ớt vùng ĐBSCL được tiêu thụ chủ yếu bởi thị trường xuất khẩu với 5 kênh phân phối Tổng sản lượng ớt chiếm 97,7%, trong đó kênh 2 là kênh quan trọng nhất vì có lượng ớt được xuất khẩu chiếm 94,3% sản lượng ớt Các sản phẩm ớt được xuất khẩu gồm ớt tươi, ớt khô và ớt cấp đông Thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc và một số nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Campuchia, Singapore, Malaysia và Đài Loan Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu về CGT ớt tỉnh Đồng Tháp của Võ Thị Thanh Lộc và cộng sự (năm 2015), nghiên cứu CGT ớt chỉ thiên tỉnh Trà Vinh (dự án AMD, 2015) và nghiên cứu CGT sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh An Giang trong đó có sản phẩm ớt (năm 2018) là sản phẩm ớt chủ yếu được xuất khẩu tiểu ngạch sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc (tỉnh Đồng Tháp xuất khẩu 97,4% sản lượng, tỉnh An Giang xuất khẩu 94% sản lượng, tỉnh Trà Vinh xuất khẩu trên 75% sản lượng).
Ngoài ra, thị trường ớt vùng ĐBSCL còn có 3 kênh tiêu thụ nội địa với tổng sản lượng ớt là 2,3% (0,6% lượng ớt tươi được chế biến và tiêu thụ dưới dạng sản phẩm giá trị gia tăng như muối ớt, bột ớt và tương ớt qua 2 kênh tiêu thụ (qua chủ vựa 0,4% và kênh mua trực tiếp từ nông dân 0,2%) và 1,7% tiêu thụ ớt tươi qua chợ đầu mối, sau đó phân phối qua người bán lẻ Mặc dù kênh tiêu dùng nội địa chiếm tỷ trọng rất nhỏ (2,3%) nhưng tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng nên cần được quan tâm hỗ trợ để nâng cao sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt.
Kênh 1: Nông dân Thương lái Chủ vựa Công ty xuất khẩu
Kênh 2: Nông dân Chủ vựa Công ty xuất khẩu Xuất khẩu Kênh 3: Nông dân Thương lái Chủ vựa Xuất khẩu.
Kênh 4: Nông dân Chủ vựa Xuất khẩu Kênh
5: Nông dân Thương lái Xuất khẩu.
Kênh thị trường 1 và 2 tiêu thụ 3,4% sản lượng ớt của toàn chuỗi Kênh thị trường 5 tiêu thụ 13,6% sản lượng ớt của chuỗi Kênh thị trường 3 và 4 tiêu thụ 80,7% sản lượng ớt của chuỗi Trong đó Kênh 3 (sản phẩm từ Nông dân
Thương lái Chủ vựa Xuất khẩu) là kênh thị trường chính tiêu thụ đến 60,1% sản lượng toàn chuỗi Đây là cũng kênh thị trường chính trong CGT ớt tỉnh Đồng Tháp (Võ Thị Thanh Lộc và cộng sự, 2015), tỉnh Trà Vinh (Dự án AMD,
2015) và tỉnh An Giang (Nguyễn Phú Son và cộng sự, 2018) được thực hiện ở những nghiên cứu trước đây Điều này cho thấy vai trò của hai tác nhân thu gom chính là thương lái và chủ vựa trong CGT ớt vùng ĐBSCL.
Kênh thị trường nội địa ớt
Kênh 6: Nông dân Người bán lẻ Người tiêu dùng
Kênh 7: Nông dân Thương lái Người bán lẻ Người tiêu dùng Kênh
8: Nông dân Chủ vựa Công ty/Cơ sở chế biến Người bán lẻ Người tiêu dùng
Kênh thị trường nội địa 6 và 7 tiêu thụ sản phẩm ớt tươi Kênh thị trường
8 tiêu thụ sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt.
4.5.1.3 Tổ chức, cá nhân hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi giá trị Đối với nông dân
Qua phỏng vấn các nhà hỗ trợ, nông dân, thương lái và chủ vựa cho thấy nông dân nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà nước và những hỗ trợ từ các đối tác, cụ thể như sau:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, chính quyền địa phương hỗ trợ chủ yếu là tập huấn kỹ thuật trồng ớt, cách bón phân, phòng và trị bệnh cho cây ớt, Ngoài ra, nông dân còn được hỗ trợ đào tạo nghề theo Chương trình 1956, được Phòng nông nghiệp huyện hỗ trợ 200.000 đồng/1.000 m 2 đất sản xuất, được địa phương tạo điều kiện về mặt thuỷ lợi để sản xuất ớt Nông dân còn nhận được sự hỗ trợ từ Viện, Trường về kỹ thuật sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGap.
- Hỗ trợ từ Viện, Trường: Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất ớt để nâng cao năng suất, chất lượng và đạt chứng nhận VietGap tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp” giúp nông dân có được quy trình sản xuất ớt hiệu quả.
- Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ tập huấn nâng cao nhận thức nông dân về sản xuất tốt góp phần bảo vệ nhãn hiệu cho cộng đồng các HSX, kinh doanh ớt Hỗ trợ đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “ớt Thanh Bình” của tỉnh Đồng Tháp.
- Công ty cung cấp thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tổ chức hội thảo để giới thiệu giống ớt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật canh tác, bón phân, xây dựng mô hình mẫu sử dụng phân bón và cho nông dân tham quan mô hình.
- Đại lý thuốc BVTV hỗ trợ cung cấp giống, vật tư nông nghiệp đến cuối vụ thanh toán và người mua phải chi thêm tiền lời khoảng 2,5% - 3%/tháng trên tổng số tiền mua hàng Ngoài ra, đại lý cũng tổ chức hội thảo, cho nông dân tham quan mô hình trồng ớt hiệu quả.
- Hỗ trợ của tác nhân khác trong chuỗi (Thương lái, chủ vựa): Có 21% nông dân được hỗ trợ từ thương lái, chủ vựa Thương lái, chủ vựa hỗ trợ cho nông dân bằng cách cung cấp giống đến cuối vụ thu mua ớt rồi trừ tiền, cho nông dân mượn 1-3 triệu đồng vốn sản xuất không tính lãi hoặc ứng trước một phần tiền cho nông dân trước khi thu mua cho nông dân.
- Tổ chức tín dụng (Ngân hàng, Quỹ tín dụng): Khoảng 38% nông dân được vay vốn từ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Ngân hàng chính sách xã hội hoặc Quỹ tín dụng với số tiền vay trung bình khoảng 48 triệu đồng/hộ, lãi suất trung bình 1,3%/tháng Vốn vay được nông dân sử dụng với mục đích mua vật tư đầu vào để sản xuất (giống, phân và thuốc BVTV), làm đất, thu hoạch và phần còn lại sử dụng cho các mục đích chi tiêu trong gia đình. Đối với thương lái, chủ vựa:
- Hỗ trợ từ Ngân hàng: Thương lái và chủ vựa tiếp cận được vốn vay từ từ các ngân hàng thương mại.
- Hỗ trợ từ Sở Công thương:
CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ ỚT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
4.6.1 Điểm nghẽn của chuỗi giá trị ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long
Qua các nội dung phân tích ở các phần trên, CGT ớt vùng ĐBSCL có những điểm nghẽn cần được tháo gỡ như sau:
Thứ nhất: Kết quả phân tích yêu cầu thị trường, phân tích tình hình tiêu thụ, phân tích độ tập trung của thị trường thì ngành hàng ớt tồn tại các điểm nghẽn:
1) Sản phẩm ớt chưa đáp ứng yêu cầu thị trường về độ dài trái ớt.
2) Sản phẩm chưa đạt yêu cầu về sản xuất sạch theo các tiêu chuẩn GAP,sản phẩm ớt khô chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm do thiếu cơ sở hạ tầng trong sấy ớt khô.
3) Thị trường tiêu thụ trong khâu thu gom của thương lái, chủ vựa mang tính độc quyền tương đối nên thương lái, chủ vựa là người quyết định giá thu mua, người trồng ớt khó có khả năng thương thuyết giá.
4) Ớt của vùng ĐBSCL chủ yếu được tiêu thụ qua xuất khẩu tiểu ngạch và phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc nên rủi ro rất lớn.
Thứ hai: Kết quả phân tích tình hình sản xuất, chế biến, phân tích hiệu quả sản xuất, phân tích CGT ớt vùng ĐBSCL cho thấy ngành hàng này có những điểm nghẽn trong các khâu như sau:
5) Diện tích sản xuất nhỏ lẻ, trong khi đó người trồng ớt có khả năng tăng diện tích để tăng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả chi phí.
6) Người trồng ớt chưa phối hợp tốt các yếu tố đầu vào và có xu hướng sử dụng lãng phí các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, số lần phun xịt thuốc BVTV, lao động nên hiệu quả kinh tế thấp.
7) Người trồng ớt gặp nhiều rủi ro do tình hình thời tiết thay đổi, dịch bệnh trên ớt phát triển,… và người sản xuất chưa có biện pháp tốt để quản lý rủi ro này.
8) Người trồng ớt tạo ra giá trị gia tăng cao hơn so với các tác nhân khác và nhận được phân bổ giá trị gia tăng thuần cao nhất nhưng do diện tích nhỏ lẻ nên lợi nhuận trung bình hàng năm của người sản xuất còn ở mức thấp.
9) Các tác nhân thiếu vốn, thiếu cơ sở hạ tầng (lò sấy, sân phơi, thiết bị cấp đông sản phẩm,…) nên sản phẩm được sơ chế như ớt đông lạnh, ớt khô chưa đảm bảo chất lượng.
4.6.2 Các yếu tố của phân tích SWOT toàn chuỗi ngành hàng ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long
Từ kết quả phân tích yêu cầu thị trường qua các tác nhân thương mại ớt, đánh giá kết quả nghiên cứu để tìm các điểm nghẽn của CGT ớt vùng ĐBSCL, kết quả khảo sát những người hỗ trợ/thúc đẩy ngành hàng ớt ở các địa phương thuộc vùng nghiên cứu, CGT sản phẩm ớt vùng ĐBSCL có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức như sau:
Những điểm mạnh của ngành hàng ớt vùng ĐBSCL:
- Điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai,…) của các tỉnh vùng ĐBSCL phù hợp với sinh trưởng của cây ớt.
- Có vùng trồng ớt chuyên canh tập trung diện tích lớn ở một số huyện giúp dễ tiêu thụ Ớt là ngành sản xuất truyền thống của một số tỉnh như Đồng
Tháp, Tiền Giang, An Giang và các tỉnh này đã xây dựng được vùng chuyên canh ớt.
- Đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể “ớt Thanh Bình” Ớt của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “ớt Thanh Bình” (năm 2012) và tỉnh đã xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển thương hiệu tập thể này.
- Các tác nhân tham gia ngành ớt (nông dân, các tác nhân trung gian) có nhiều kinh nghiệm sản xuất kinh doanh Nông dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng ớt Thương lái, chủ vựa có kinh nghiệm trong mua bán ớt.
- Người trồng ớt ngày càng quan tâm đến việc sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, trồng ớt an toàn.
Những điểm yếu của chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL:
Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội nêu trên, chuỗi giá trị ớt còn tồn tại nhiều điểm yếu như sau:
- Diện tích trồng ớt còn nhỏ lẻ Mặc dù các tỉnh có vùng chuyên canh cây ớt nhưng nhìn chung diện tích bình quân của mỗi hộ vẫn còn nhỏ lẻ, chưa liên kết được trong sản xuất nên không tập hợp được sản phẩm với khối lượng lớn để liên kết tiêu thụ sản phẩm Khó khăn này cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đây về CGT ớt tại tỉnh tỉnh Trà Vinh, tỉnh An Giang cho thấy cần phải liên kết trong sản xuất để tăng qui mô, cung ứng sản phẩm với khối lượng lớn để tiếp cận thị trường tiêu thụ.
- Tính cam kết của nông dân chưa cao trong việc liên kết sản xuất - tiêu thụ ớt.
KẾT LUẬN
Những kết quả nghiên cứu chính theo mục tiêu cụ thể bao gồm:
Thị trường sản phẩm ớt: Qua thông tin thứ cấp và phỏng vấn các tác nhân thương mại thì yêu cầu chất lượng ớt của từng thị trường, từng nhóm thị trường xuất khẩu là khác nhau Phần lớn nhà nhập khẩu yêu cầu ớt phải đạt tiêu chuẩn VSATTP, ớt được sản xuất theo quy trình GAP Về kích cỡ ớt có độ dài 5 cm hoặc 5-6 cm tùy thị trường Ớt tươi yêu cầu trái màu đỏ đậm, bóng, không bị bong cuống Ớt khô thì yêu cầu ớt có màu đỏ cam Những quốc gia thuộc khu vực Châu Á yêu cầu độ cay của ớt cao (trừ Hàn Quốc), những quốc gia thuộc Châu Âu thì yêu cầu ớt có độ cay vừa phải Như vậy, để mở rộng thị trường (giảm xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc) cần nghiên cứu yêu cầu của từng thị trường nhập khẩu, phát triển các liên kết kinh doanh, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường Ngoài ra, phân tích mức độ tập trung của thị trường bằng hệ số GINI và đồ thị Loenz cho thấy thị trường ớt của người trồng ớt không mang tính tập trung nhưng thị trường ở ở khâu thu gom và thương mại của thương lái và chủ vựa lại mang tính tập trung cao hơn, cho thấy vị thế cao của những thương lái, vựa lớn trong việc điều phối thị trường ớt.
Thực trạng sản xuất và tiêu thụ ớt vùng ĐBSCL: Hiện nay một số tỉnh có vùng chuyên canh như Đồng Tháp (huyện Thanh Bình), An Giang (huyện Chợ mới) và Tiền Giang (huyện Chợ gạo) nhưng liên kết kinh doanh còn rất yếu và thiếu (cả liên kết ngang và liên kết dọc) Sản xuất ớt vẫn còn nhỏ lẻ; hoạt động sơ chế, chế biến ớt còn thô sơ nên sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn VSATTP. Riêng khâu tiêu thụ ớt phụ thuộc lớn vào thương lái (đặc biệt là thương lái Trung Quốc) và chủ vựa về giá và sản lượng nên chưa ổn định cả trong sản xuất và tiêu thụ Mặc dù chính quyền địa phương các cấp có hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng ớt, xây dựng các mô hình liên kết ngang sản xuất theo chuẩn chất lượng ớt nhưng không đáng kể, cũng như thiếu liên kết kinh doanh để phát triển lâu dài cho các mô hình này.
Người trồng ớt có hiệu quả sản xuất chưa cao Cụ thể, hiệu quả kỹ thuật (TE = 0,58), hiệu quả chi phí (CE = 0,37) và hiệu quả phân phối nguồn lực (AE
= 0,52) còn ở mức thấp Đặc biệt có đến 90% nông HSX ớt chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu; tương tự 98% chưa đạt hiệu quả phân bố nguồn lực tối ưu và
95% nông hộ chưa đạt hiệu quả chi phí tối ưu Điều này cho thấy người trồng ớt có thể cải thiện được hiệu quả sản xuất bằng cách kết hợp các yếu tố đầu vào hợp lý hơn như giảm lượng giống, phân bón, số lần phun xịt các loại thuốc, xăng dầu phục vụ tưới ớt,… để giảm chi phí Tuy nhiên, hiệu quả qui mô của các HSX ớt khá hợp lý (SE = 0,86) nhưng vẫn còn 95% nông hộ chưa đạt hiệu quả qui mô tối ưu Qua phân tích, yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến hiệu quả sản xuất là diện tích trồng ớt, yếu tố này có tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí ở mức ý nghĩa 1% Diện tích sản xuất càng lớn thì hiệu quả sản xuất càng cao, điều này càng khẳng định xây dựng các liên kết ngang trong sản xuất ớt rất có ý nghĩa.
Chuỗi giá trị ớt vùng ĐBSCL có 6 tác nhân tham gia: Nông dân trồng ớt, thương lái, chủ vựa, công ty, bán sỉ và bán lẻ Trong CGT ớt, nông dân là người nhận được giá trị gia tăng thuần tính trên mỗi kg ớt là cao nhất nhưng do sản lượng sản xuất hàng năm của mỗi hộ ở mức thấp nên lợi nhuận cả năm của hộ nông dân thấp hơn nhiều so với các tác nhân khác trong chuỗi Thị trường ớt chủ yếu là xuất khẩu (theo 5 kênh thị trường), chiếm đến 97,7% sản lượng ớt của chuỗi; tiêu thụ ở thị trường nội địa chỉ chiếm 2,3% sản lượng (3 kênh thị trường) Thị trường lớn và truyền thống trong xuất khẩu ớt của vùng ĐBSCL là Trung Quốc và do việc quá tập trung vào thị trường này dẫn đến nhiều rủi ro trong tiêu thụ, kết quả là giá ớt theo vòng lẩn quẩn được mùa rớt giá (đặc biệt giá phụ thuộc lớn vào thương lái tại các cửa khẩu). Để nâng cấp, phát triển CGT ở trong tương lai, nghiên cứu đề xuất hai chiến lược nâng cấp CGT ớt vùng ĐBSCL đó là chiến lược nâng cao chất lượng và chiến lược đầu tư công nghệ với 9 nhóm giải pháp từ phân tích ma trận SWOT.
(1) Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm ớt: Mục tiêu của chiến lược này nhằm cải thiện đổi mới chất lượng ớt tốt hơn, đây là cơ sở tăng giá trị sản phẩm ớt và thâm nhập thị trường mới Các giải pháp để thực thi chiến lược này bao gồm: 1) Trồng ớt theo hướng an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng GAP; 2) Mở rộng thị trường xuất khẩu; 3) Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại;
4) Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất; 5) Phát triển các liên kết kinh doanh; 6) Xây dựng liên kết dọc giữa nhà cung cấp vật tư và nông dân; 7) Thành lập và củng cố Tổ hợp tác/Hợp tác xã.
(2) Chiến lược đầu tư công nghệ: Mục tiêu của chiến lược này nhằm sản xuất dựa vào lợi thế kinh tế qui mô: giảm chi phí, tăng sản lượng, chất lượng đồng nhất, đa dạng hóa sản phẩm và giá cạnh tranh về lâu dài Chiến lược này bao gồm hai giải pháp chính: 1) Tăng cường đầu tư công nghệ sản xuất, chế biến, bảo đảm VSATTP và 2) Sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ ớt.
HÀM Ý QUẢN TRỊ
Để khắc phục các điểm nghẽn trong từng khâu của CGT ớt cũng như đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường về sản phẩm ớt, đồng thời tổ chức thực hiện các chiến lược và giải pháp chiến lược nâng cấp CGT ớt vùng ĐBSCL, các hàm ý quản trị sau đây được khuyến nghị đến các tác nhân tham gia chuỗi, nhà hỗ trợ chuỗi các cấp và các bên có liên quan để nâng cấp CGT ớt, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển ổn định CGT ớt vùng ĐBSCL.
Cần hỗ trợ thay đổi tư duy của nông dân trong sản xuất ớt – sản xuất ớt theo yêu cầu thị trường về số lượng và chất lượng với giá cạnh tranh bằng cách tăng cường chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, tham gia tập huấn (kỹ thuật, kinh tế, thị trường), sản xuất luân canh Đồng thời, nên tổ chức sản xuất dưới hình thức liên kết ngang (THT/HTX) để tận dụng lợi thế sản xuất với qui mô lớn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, dễ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tận dụng được chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, ổn định sản xuất Nông dân liên kết ngang sẽ tạo điều kiện xây dựng các liên kết kinh doanh với các DN tiêu thụ sản phẩm ớt để nâng cao hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả theo qui mô, tăng chất lượng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu người tiêu dùng về số lượng, chất lượng và giá cạnh tranh Trồng ớt mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn những cây trồng khác nhưng rủi ro rất lớn về năng suất (do dịch bệnh), về giá bán do thị trường không ổn định Vì vậy, nông dân cần thay đổi nhận thức không sản xuất và tiêu thụ riêng lẻ mà phải tham gia vào liên kết kinh doanh để hoạt động sản xuất, tiêu thụ được ổn định.
Về lâu dài, khi Việt Nam đi vào lộ trình WTO (thuế nhập khẩu các hàng hoá nông nghiệp từ nước ngoài phần lớn giảm xuống từ mức 0-5%), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA), lúc đó mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn Do vậy, một trong những giải pháp quan trọng là phải hướng đến việc tổ chức sản xuất áp dụng các qui trình sản xuất nông nghiệp tốt như VietGAP, EuroGap và GlobalGAP.
Tổ chức nông dân cũng như THT và HTX sản xuất và kinh doanh theo hợp đồng được pháp luật bảo vệ, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực ký kết và thương lượng hợp đồng, tránh xảy ra trường hợp bội tín với người mua, để tạo thị trường tiêu thụ ổn định.
5.2.2 Đối với thương lái và chủ vựa
Thương lái: Tổ chức lại thương lái làm vệ tinh cho chủ vựa và công ty chế biến ớt khô nhằm cung cấp sản phẩm ớt sạch, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu thị trường để đạt giá trị gia tăng cao Trước mắt, tổ chức hạn chế không phơi ớt dọc đường đi vì không bảo đảm VSATTP bằng cách tự đầu tư lò sấy công suất nhỏ hoặc cần được hỗ trợ để mua lò sấy công suất cao hơn, chất lượng ớt sấy tốt hơn Về lâu dài, ớt được sấy theo quy trình khép kín của công nghệ sấy thuộc những công ty chuyên sấy ớt.
Chủ vựa: Cần đầu tư nâng cấp kho đông lạnh và cấp đông ớt tươi để trữ ớt cung cấp theo đặt hàng của chủ vựa ngoài tỉnh, công ty xuất khẩu ở thành phố
Hồ Chí Minh hoặc xuất khẩu trực tiếp Về lâu dài, chủ vựa cũng cần đầu tư vùng nguyên liệu để sản xuất ớt theo yêu cầu thị trường, có chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu và phát triển thương hiệu.
Thương lái và chủ vựa cần nhận thức được những thách thức của ngành hàng ớt trong thời gian tới để có những điều chỉnh nhằm thích nghi với những thay đổi của thị trường, góp phần phát triển ổn định ngành hàng Những chủ vựa, thương lái lớn nên mạnh dạn phát triển thành doanh nghiệp hoặc có thể liên kết với nhau để đầu tư vùng nguyên liệu, đầu tư cơ sở hạ tầng để sơ chế, dự trữ, bảo quản sản phẩm.
5.2.3 Đối với nhà xuất khẩu ớt Đối với chủ vựa và công ty xuất khẩu ớt tươi đông lạnh và cấp đông cần đầu tư và phát triển vùng nguyên liệu theo yêu cầu thị trường, cùng với THT và HTX để liên kết trong sản xuất và tiêu thụ qui mô lớn đảm bảo chất lượng (phát triển liên kết kinh doanh) Cung cấp giống và quy trình kỹ thuật cũng như phí tái chứng nhận chất lượng để sản phẩm ớt đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường về số lượng và chất lượng Về lâu dài, sản phẩm ớt chất lượng của vùng liên kết sẽ được các nhà xuất khẩu đăng ký nhãn hiệu và phát triển thương hiệu. Đối với công ty chế biến cần tiếp cận yêu cầu thị trường, đăng ký nhãn hiệu và xuất khẩu ớt khô sang thị trường Châu Á và Châu Âu với công nghệ sấy hiện đại Về lâu dài cũng cần đầu tư vùng nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu của công ty xuất khẩu và yêu cầu thị trường.
5.2.4 Đối với nhà quản lý của các tỉnh trồng ớt vùng đồng bằng sông Cửu Long
Hỗ trợ từng bước tổ chức thành lập/cũng cố các liên kết ngang (THT, HTX) cho các HSX ớt để nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh cho các HSX đồng thời định hướng cho các THT, HTX này sản xuất ớt theo tiêu chuẩn GAP nhằm đạt được sản lượng lớn, chất lượng cao và đồng nhất, từ đó tạo cơ hội liên kết kinh doanh để sản phẩm ớt thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ và Châu Âu Đặc biệt các liên kết ngang này cần được nối kết với công ty đầu ra về lâu dài.
Hỗ trợ phí chứng nhận lần đầu phát triển THT và HTX sản xuất ớt theo tiêu chuẩn GAP nhằm sản xuất qui mô lớn, chất lượng đồng nhất vì sản phẩm đạt chất lượng sẽ xuất bán với giá cao ở các thị trường khó tính Về lâu dài, thoả thuận và thuyết phục các công ty đầu ra liên kết và hỗ trợ chi phí tái chứng nhận theo chuẩn chất lượng.
Tạo điều kiện, hỗ trợ để những công ty chế biến đầu tư tiếp cận với các chính sách đầu tư nông nghiệp của chính phủ cũng như của địa phương để đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm sản xuất ớt đạt chuẩn xuất khẩu sang thị trường Châu Á, Châu Âu với giá trị gia tăng cao qua chế biến; góp phần tăng nguồn cung ớt và giá trị gia tăng toàn chuỗi.
Cần hỗ trợ xây dựng và phát triển các liên kết kinh doanh cũng như trung gian nối kết giữa các chủ vựa ớt lớn ở An Giang, Tiền Giang và Đồng Tháp để chia sẻ kinh nghiệm và liên kết trong quy hoạch sản xuất ớt theo yêu cầu thị trường Điều này cũng phù hợp với chiến lược phát triển liên kết vùng cho sản phẩm cùng loại, đặc biệt là nối kết liên quan hậu cần chuỗi - đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ sấy ớt, lưu trữ và cấp đông ớt theo đơn đặt hàng.
Xây dựng mô hình liên kết kinh doanh là bước đi lâu dài để phát triển ổn định ngành hàng ớt Để thực hiện được mô hình này cần xây dựng thí điểm mô hình liên kết nông dân với các tác nhân khác tại đại phương Trong và sau khi thí điểm mô hình liên kết, địa phương sẽ rút nghiệm đồng thời sẽ xây dựng cơ chế vận hành, hình thức tổ chức của mô hình nhằm ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia liên kết, cơ chế phân chia lợi ích cho các bên,… làm cơ sở để nhân rộng và phát triển mô hình liên kết.
Các đối tượng là cán bộ quản lý có liên quan đến nông nghiệp thuộc các cấp (cả tỉnh, huyện và xã) cùng tất cả các tác nhân tham gia chuỗi ớt cần được bố trí tập huấn lớp về kiến thức thị trường, sản xuất và tiêu thụ theo cách tiếp cận CGT.
Cần hỗ trợ đầu tư theo CGT, theo hướng đầu tư trọng điểm và hiệu quả thay cho đầu tư dàn trải, manh mún.