1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông cửu long

245 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Trong Liên Kết Xây Dựng Cánh Đồng Lớn Sản Xuất Lúa Ở Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tác giả Nguyễn Tiến Định
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Thị Minh, TS. Hoàng Vũ Quang
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 245
Dung lượng 1,16 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN (34)
    • 1.1. Khái niệm, nội dung liên kết xây dựng cánh đồng lớn (34)
    • 1.2. Lý luận về liên kết xây dựng cánh đồng lớn (36)
      • 1.2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến liên kết xây dựng cánh đồng lớn (36)
      • 1.2.2. Các hình thức liên kết xây dựng cánh đồng lớn (38)
      • 1.2.3. Hành động tập thể trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn (43)
    • 1.3. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn . 35 (45)
      • 1.3.1. Định nghĩa, bản chất và nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã (45)
      • 1.3.2. Vai trò hợp tác xã nông nghiệp trong phát triển nông nghiệp, nông thôn (45)
    • 1.4. Chỉ tiêu đánh giá vai trò, lợi ích hợp tác xã nông nghiệp đem lại trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa (54)
      • 1.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa (54)
      • 1.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả, lợi ích đem lại cho các bên khi có hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa (56)
    • 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa (57)
      • 1.5.1. Nhóm yếu tố bên trong hợp tác xã nông nghiệp (57)
      • 1.5.2. Nhóm yếu tố bên ngoài hợp tác xã nông nghiệp (59)
    • 1.6. Kinh nghiệm hợp tác xã nông nghiệp ở nước ngoài trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa (60)
      • 1.6.1. Kinh nghiệm hợp tác xã nông nghiệp Phi Mai ở Thái Lan (60)
      • 1.6.2. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp JA Niigata Mirai ở Nhật Bản (63)
      • 1.6.3. Bài học kinh nghiệm (64)
  • CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN SẢN XUẤT LÚA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (66)
    • 2.1. Khái quát tình hình hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (66)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long (66)
      • 2.1.2. Tổng quan chung về hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (68)
      • 2.1.3. Tổng quan chính sách của Nhà nước về nâng cao vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn (72)
    • 2.2. Giới thiệu đặc điểm các hợp tác xã nông nghiệp khảo sát (80)
      • 2.2.1. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã (80)
      • 2.2.2. Quản trị hợp tác xã nông nghiệp (82)
      • 2.2.3. Thành viên hợp tác xã nông nghiệp (83)
      • 2.2.4. Vốn, tài sản của hợp tác xã nông nghiệp (83)
      • 2.2.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp (84)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (85)
      • 2.3.1. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa (85)
      • 2.3.2. Nghiên cứu điển hình về vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (115)
    • 2.4. Thuận lợi, khó khăn và nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn (127)
      • 2.4.1. Thuận lợi, khó khăn của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn (127)
      • 2.4.2. Nhu cầu hỗ trợ phát triển liên kết xây dựng cánh đồng lớn (129)
    • 2.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hợp tác xã nông nghiệp (132)
      • 2.5.1. Các yếu tố bên trong hợp tác xã nông nghiệp (132)
      • 2.5.2. Các yếu tố bên ngoài hợp tác xã nông nghiệp (139)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP (144)
    • 3.1. Bối cảnh, quan điểm xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long 134 (144)
      • 3.1.1. Bối cảnh, yêu cầu vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (144)
      • 3.1.2. Quan điểm phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn (150)
    • 3.2. Đề xuất hoàn thiện mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (155)
      • 3.2.1. Căn cứ đề xuất hoàn thiện mô hình (155)
      • 3.2.2. Đề xuất mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (156)
      • 3.2.3. Điều kiện thực thi hiệu quả mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (160)
    • 3.3. Giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (162)
      • 3.3.1. Nhóm giải pháp 1: Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi để HTX nông nghiệp hoạt động và phát huy vai trò trong liên kết chuỗi giá trị nông sản (162)
      • 3.3.2. Nhóm giải pháp 2: Tăng cường năng lực và điều kiện hoạt động cho hợp tác xã nông nghiệp thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn (168)
      • 3.3.3. Nhóm giải pháp 3: Tăng cường vai trò của hợp tác xã nông nghiệp đại diện cho hộ thành viên thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn (172)
  • KẾT LUẬN (72)
  • PHỤ LỤC (189)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN

Khái niệm, nội dung liên kết xây dựng cánh đồng lớn

Hiểu theo nghĩa thông thường, “cánh đồng lớn” là cánh đồng có quy mô diện tích lớn (tiếng Anh là “large-scale field”) Từ “cánh đồng lớn” được dùng ở Việt Nam, từ tên gọi mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL nhằm đề cập đến “mô hình hợp tác, liên kết giữa những hộ nông dân trồng lúa trong một vùng với các doanh nghiệp tiêu thụ lúa”(Đỗ Kim Chung 2012; Trần Đại Nghĩa 2012a).

Trên khía cạnh pháp lý, khái niệm “Cánh đồng lớn” được quy định tại Mục 1, Điều 3 trong Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 về “chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL” Theo đó: “Cánh đồng lớn là cách thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản trên cùng địa bàn, có quy mô ruộng đất lớn, với mục đích tạo ra sản lượng nông sản hàng hoá tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia” Trong xây dựng CĐL, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hợp đồng được coi là chìa khóa để phát triển thành công Cụ thể, thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT, ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định: “Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản là hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn được ký kết giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân; giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân”.

Trên phương diện lý luận, nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã luận giải về đặc điểm,bản chất của “cánh đồng lớn” Tác giả Vũ Trọng Bình (2013) cho rằng: “đặc điểm cơ bản của CĐL là xây dựng các liên kết ngang để thực hiện hành động tập thể và liên kết dọc để xây dựng chuỗi giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách có hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc các bên tham gia bình đẳng và cùng có lợi” Tác giả Đỗ Kim Chung (2012) thì cho rằng: “xây dựng CĐL cũng tuân theo nguyên lý kinh tế quy mô (economic of scale) trong sản xuất nông nghiệp” Thông qua cánh đồng lớn giúp: (i) hình thành vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa tập trung quy mô lớn; (ii) hình thành mối liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ; (iii) áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; (iv) giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân; (v) hình thành và phát triển chuỗi giá trị bền vững.

Như vậy, cả trên phương diện nghiên cứu và quy định pháp lý của nhà nước thì “cánh đồng lớn” không đơn thuần để chỉ cánh đồng có quy mô lớn về diện tích, mà còn là phương thức tổ chức sản xuất, liên kết để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra trên cánh đồng lớn đó Trong các mối liên kết xây dựng CĐL thì liên kết dọc giữa nông dân với doanh nghiệp mua đầu ra và cung cấp đầu vào được coi là điều kiện cơ bản và quyết định để hình thành CĐL CĐL là khởi điểm của chuỗi giá trị nông nghiệp mà trong đó có sự tham gia của doanh nghiệp cung cấp đầu vào, hộ nông dân sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra Sự liên kết ngang giữa những hộ nông dân được coi là điều kiện cần để xây dựng CĐL Liên kết ngang giữa những hộ nông dân thông qua HTX, THT sẽ giúp: i) tăng sức mặc cả về giá bán sản phẩm và các điều kiện thương mại sản phẩm khi hộ nông dân đàm phán với doanh nghiệp; ii) đảm bảo hộ nông dân tuân thủ áp dụng đúng QTKT, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí; iii) tăng giá bán sản phẩm và nhờ đó, lợi nhuận thu được của người nông dân được tăng cao hơn.

Trong nghiên cứu này, liên kết xây dựng cánh đồng lớn được hiểu như sau:

“Liên kết xây dựng cánh đồng lớn là phương thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp đồng hợp tác, liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trên cùng cánh đồng có quy mô diện tích đất lớn, các hộ áp dụng chung quy trình sản xuất, sử dụng đồng bộ cùng loại giống, cùng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhằm sản xuất ra khối lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa lớn, chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, tăng lợi ích cho nông dân và các đối tác tham gia”.

Nội dung của liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa bao gồm:

 Có diện tích lớn (theo quy định của UBND từng tỉnh), được chính quyền địa phương phê duyệt quy hoạch vùng CĐL;

 Có thực hiện hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giữa nông dân hoặc tổ chức nông dân (HTX, THT) với doanh nghiệp;

 Gieo sạ đồng bộ từ 1-2 loại giống lúa trên diện tích cánh đồng lớn, trong cùng một vụ sản xuất lúa;

 Áp dụng đồng bộ QTKT chung giữa các hộ nông dân trong sản xuất lúa: sử dụng phân bón, sử dụng hóa chất và thuốc BVTV;

 Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ một số khâu trong sản xuất lúa (bơm nước, phun hóa chất BVTV, làm đất, cắt lúa, vận chuyển lúa);

 Thực hiện lịch thời vụ đồng loạt trên cánh đồng lớn (gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch) theo kế hoạch ngành nông nghiệp, và thống nhất trong hợp đồng hợp tác, liên kết.

Lý luận về liên kết xây dựng cánh đồng lớn

1.2.1 Cơ sở lý thuyết liên quan đến liên kết xây dựng cánh đồng lớn

Hai lý thuyết quan trọng liên quan đến liên kết xây dựng CĐL, đó là lý thuyết

“kinh tế quy mô” (economies of scale) và lý thuyết “chi phí giao dịch” (transaction cost economics).

 Lý thuyết kinh tế quy mô

Khái niệm kinh tế quy mô (Economies of scale) ban đầu được xuất phát từ Adam Smith với nội dung chính là “nếu sản xuất với quy mô càng lớn thì chi phí và giá thành trên một đơn vị sản phẩm sẽ càng giảm, làm gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh” Tác giả

Reem Heakal (2018) cho rằng: “khi hãng sản xuất ngày càng nhiều số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó thì chi phí trung bình cho một đơn vị sản phẩm ngày càng giảm xuống, tức là hãng đạt được tính kinh tế theo quy mô” Tính kinh tế theo quy mô được hiểu là nếu một doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất sẽ dẫn đến chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm giảm.

Trong nông nghiệp, nếu quy mô diện tích đất đai lớn, hộ nông dân sản xuất có thể áp dụng cơ giới hoá vào các khâu sản xuất, thu hoạch được thuận lợi hơn Hộ nông dân có quy mô diện tích đất đai lớn có nhiều lợi thế hơn so với các hộ nông dân có ít diện tích đất.

 Lý thuyết chi phí giao dịch

Lý thuyết “chi phí giao dịch” (Transaction cost economics) được tác giả

Ronald Harry Coase đề cập năm 1937 trong bài báo “Bản chất của Hãng (Nature of

Firms)” và được tác giả Williamson cùng những người khác tiếp tục phát triển cho đến nay (Bảo Trung 2011).

Nghiên cứu về chi phí giao dịch, Williamson (1989) định nghĩa: “chi phí giao dịch là những chi phí trực tiếp để quản lý mối quan hệ và chi phí cơ hội để đưa ra quyết định”.Theo Williamson (1989), có nhiều phương án để lựa chọn nhưng cuối cùng công ty sẽ áp dụng phương án giảm thiểu chi phí (giao dịch) để tập trung các nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường cuối cùng Có ba yếu tố trong chi phí giao dịch là: khả năng hạn chế, hành vi cơ hội và đặc tính tài sản Nếu không có các yếu tố này, sẽ không có hợp đồng nông nghiệp vì công ty có thể mua tất cả sản phẩm ở chợ và nhu cầu của họ được đáp ứng ngay lập tức và trọn vẹn Khả năng hạn chế mô tả sự khác biệt trong thông tin của các bên ký kết hợp đồng Hợp đồng có xu hướng hiệu quả hơn khi thị trường ổn định và nhu cầu về chất lượng và điều phối trong chuỗi giá trị cao hơn Nếu sản xuất không chuyên sâu và không tạo ra sản phẩm khác biệt, hợp đồng sẽ không mang tính tối ưu so với các hình thức thu mua khác do mức chi phí giao dịch để liên kết các hộ sản xuất nhỏ cao.

Liên kết xây dựng CĐL với mục đích nhằm giảm thiểu các chi phí giao dịch Theo

Béla Balassa (1961): “liên kết kinh tế là hiện tượng tất yếu khách quan, và là một hình thức của quản trị của thị trường dưới chủ nghĩa tư bản và tối thiểu hóa chi phí giao dịch”.

Williamson (1989) cũng cho rằng: “trong nền kinh tế thị trường, những cải tiến về thể chế sẽ hướng tới cắt giảm chi phí giao dịch”.

Theo tác giả Hồ Quế Hậu (2012b), dấu hiệu của liên kết là hợp đồng nông nghiệp (contract farming) Biểu hiện rõ nhất của liên kết xây dựng CĐL là hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa nông dân hoặc tổ chức nông dân (HTX, THT) với doanh nghiệp tiêu thụ Theo Eaton, C and Shepherd

(2001): “Hợp đồng nông nghiệp là một thỏa thuận giữa nông dân và các công ty chế biến/ kinh doanh để sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp theo thỏa thuận và thường với mức giá ấn định trước” Theo Sukuta, M and Parcell (2002), “một hợp đồng nông nghiệp đặt ra các quy tắc giao dịch thông qua sự phân bổ của 03 yếu tố: giá trị, rủi ro và quyền quyết định Một hợp đồng thành công sẽ phân bổ giá trị, rủi ro và quyền quyết định để các bên tham gia cùng có lợi, chia sẻ rủi ro hợp lý, nâng cao chất lượng sản xuất” Eaton, C and Shepherd (2001) cũng xác định có năm loại hợp đồng: tập trung, đất đai, đa phương, không chính thức và trung gian.

Hợp đồng nông sản có thể có chi phí giao dịch cao, tuy nhiên vẫn là phương án tốt hơn để mở rộng hoạt động kinh doanh so với các lựa chọn khác Theo tổng kết của Dự án CIEM -

ADB (2012), doanh nghiệp kinh doanh nông sản chịu các chi phí giao dịch khi thực hiện hợp đồng gồm: i) chi phí soạn thảo, đàm phán và thực thi hợp đồng; ii) chi phí khi không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của hợp đồng Điều này thường xảy ra đặc biệt là khi nông dân gặp phải những khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu chất lượng, và các yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng cao liên quan đến việc sử dụng hóa chất; iii) chi phí thiết lập và vận hành liên quan đến quản trị; iv) chi phí đảm bảo thực hiện cam kết doanh nghiệp quan tâm đến việc “ràng buộc” người nông dân thực hiện hợp đồng bằng cách trợ cấp vốn và hỗ trợ cung cấp nguyên liệu đầu vào như cây, con giống và phân bón (thường được nông dân thanh toán cho doanh nghiệp khi giao hàng) Việc hỗ trợ vốn để thúc đẩy cam kết thực hiện hợp đồng giúp tăng cường khả năng gia hạn hợp đồng và đem lại mối quan hệ lâu dài bền chặt giữa hộ nông dân với doanh nghiệp.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để hộ nông dân có quy mô diện tích đất sản xuất nhỏ có thể tiếp cận được với thị trường, giúp giảm thiểu được các rủi ro trong sản xuất và rủi ro thị trường (Bảo Trung 2011) Thông qua hợp đồng liên kết, doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, còn hộ nông dân bán được sản phẩm với giá tốt Tuy vậy, trong nhiều trường hợp thì hợp đồng liên kết không được thực hiện thành công và bị đổ bể Lí do là: các điều khoản của hợp đồng thực hiện không đúng; hộ nông dân bị yếu thế khi thương lượng hợp đồng với doanh nghiệp; doanh nghiệp có hành vi độc quyền Bên cạnh đó, trường hợp doanh nghiệp phải ký hợp đồng với nhiều hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ thì sẽ làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp Ngoài ra, nhiều trường hợp hộ nông dân đã không tuân thủ áp dụng đúng QTKT trong sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp Điều này khiến các doanh nghiệp không muốn ký hợp đồng với từng hộ nông dân, mà thay vào đó có xu hướng ký hợp đồng liên kết với các HTX nông nghiệp để giảm thiểu các chi phí liên kết.

1.2.2 Các hình thức liên kết xây dựng cánh đồng lớn a Theo cách thức biểu hiện liên kết

Theo Rehber (1998), có các hình thức liên kết sau:

- Liên kết ngang (Horizontal integration): là sự hợp tác của các chủ thể trong cùng một giai đoạn của quá trình sản xuất Liên kết ngang xuất hiện khi một đối tượng liên kết, hợp nhất với đối tượng khác ở cùng một ngành nghề và ở chung một công đoạn của quá trình sản xuất, phân phối Nói cách khác, liên kết ngang là mối liên kết giữa các chủ thể ở cùng một mắt xích trong sản xuất của một ngành hàng Mục đích của liên kết ngang là củng cố vững chắc vị thế, lợi ích của các đối tượng tham gia trong ngành hàng đó Hình thức liên kết ngang trong liên kết nông dân với doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được biểu hiện theo hình thức các hộ nông dân cùng nhau hợp tác để hình thành các Tổ hợp tác (THT) và các HTX để cùng nhau sản xuất, tiêu thụ sản phẩm:

+) THT được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND cấp xã của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm (theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP).

+) HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất bảy thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên (theo Luật HTX năm 2012).

- Liên kết dọc (Vertical integration): liên kết giữa các chủ thể khác nhau trong chuỗi nhằm quản trị các giai đoạn của chuỗi đó Liên kết dọc theo chuỗi giá trị có thể giúp giảm các chi phí trung gian trong chuỗi (Lê Văn Lương 2008) Trong liên kết nông dân với doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hình thức liên kết dọc được thể hiện là “liên kết trực tiếp giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chế biến sản phẩm hoặc liên kết gián tiếp giữa hộ nông dân với doanh nghiệp thông qua các trung gian như: người thu gom, HTX, tổ, nhóm nông dân”

(Vũ Đức Hạnh 2015). Đối với liên kết dọc, theo L.Grega (2003), có hai lí do chính để hình thành liên kết dọc là: (i) tính hiệu quả dựa trên sự nỗ lực nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất và giao dịch; (ii) sức mạnh của thị trường L.Grega (2003) khẳng định: “Người nông dân được tập huấn tốt để sản xuất, cung cấp sản phẩm với chất lượng và số lượng ổn định qua thời gian là nguyên nhân chính, ảnh hưởng mạnh đến sự liên kết và hợp đồng nông sản giữa nông dân với doanh nghiệp”.

Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn 35

1.3.1 Định nghĩa, bản chất và nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã

Liờn minh Hợp tỏc xó thế giới (ICA, 1895) định nghĩa: ôHợp tỏc xó là tổ chức tự chủ của các cá nhân, hộ gia đình (thể nhân) và pháp nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp được thành viên đồng sở hữu và kiểm soát một cỏch dõn chủằ Theo đú, HTX là tổ chức kinh tế tập thể do cỏc thành viờn vừa là đồng sở hữu, đồng thời vừa là khách hàng cùng sử dụng dịch vụ do HTX tạo ra Tuy HTX được sở hữu chung bởi các thành viên, nhưng khác với công ty cổ phần được thành lập với mục đích tối đa hóa lợi nhuận, còn mục đích của HTX là để tối đa hóa lợi ích của thành viên, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thành viên. Ở Việt Nam, tại khoản 1, điều 3 của Luật HTX năm 2012 (Quốc hội, 2012) đã định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.

Bản chất hoạt động của HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012 của Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc HTX đã được Liên minh Hợp tác xã thế giới (ICA, 1895) đề ra, đó là: “gia nhập tự nguyện và tất cả mọi đối tượng đều có thể tham gia; quyền lực được các thành viên thực hiện một cách dân chủ; các thành viên được bình đẳng tham gia vào hoạt động kinh tế; tính tự chủ và độc lập; đào tạo, tập huấn và thông tin; hợp tác giữa các HTX; cam kết với cộng đồng”.

1.3.2 Vai trò hợp tác xã nông nghiệp trong phát triển nông nghiệp, nông thôn a Khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa quy mô lớn Đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay là nhỏ lẻ, phân tán,việc chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn diễn ra chậm Với quy mô đất đai rất nhỏ và manh mún, đặc biệt nguồn lao động chính chủ yếu phụ thuộc vào những người trong hộ gia đình, để người nông dân nâng cao thu nhập từ nông nghiệp thì cần giải quyết được các vấn đề mà hộ nông dân mong muốn, dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên từng vùng và nhu cầu của thị trường: i) tiêu thụ nông sản với giá có lợi nhất; ii) tổ chức sản xuất hiệu quả bằng cách sử dụng tư liệu sản xuất và nguồn lao động gia đình; iii) mua được vật tư đầu vào thuận tiện, có chất lượng tốt với giá có lợi nhất; iv) vay được vốn dài kỳ với lãi suất thấp; v) ứng dụng tiến bộ KHKT thích hợp. Để thực hiện được những điều kiện này, hộ nông dân không thể đơn lẻ tự mình thực hiện Việc hộ nông dân tiêu thụ nông sản một cách có lợi sẽ gặp khó khăn vì quy mô sản xuất nhỏ lẻ Việc mua vật tư đầu vào thuận tiện, có chất lượng tốt với giá có lợi nhất cũng gần như không thể vì giao dịch mua bán của hộ nhỏ Hơn nữa, việc sản xuất nông nghiệp sử dụng hiệu quả vật tư sản xuất và nguồn lao động cũng không phải đơn giản, chẳng hạn có những hạn chế do điều kiện sản xuất nghèo nàn và việc nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp mới khó khăn Hơn nữa, việc huy động vốn vay dài hạn với lãi suất thấp gặp rất nhiều khó khăn đối với người nông dân khi bị hạn chế về tài sản thế chấp Vì thế, để tăng cường hoạt động SXKD hiệu quả, HTX nông nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất thích hợp nhất với những người nông dân để có thể phát huy được lợi thế của kinh tế quy mô.

HTX nông nghiệp có vai trò thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá Đặc biệt là khi các HTX nông nghiệp tổ chức được hoạt động chế biến, sơ chế và dịch vụ tiêu thụ nông sản cho thành viên Bởi lẽ muốn tổ chức được hoạt động chế biến, sơ chế và dịch vụ tiêu thụ nông sản, HTX cần phải xây dựng được vùng nguyên liệu tập trung bằng việc tự tổ chức sản xuất nguyên liệu hoặc hợp đồng với các hộ nông dân, các chủ trang trại phát triển sản xuất nông sản hàng hoá để cung cấp nguyên liệu cho HTX Như vậy, HTX nông nghiệp đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất chuyên canh, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm HTX nông nghiệp còn thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn hàng hóa, hình thành chuỗi liên kết cung ứng sản phẩm từ nhà sản xuất đến khâu tiêu dùng cuối cùng. b Hợp tác xã nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế hộ thành viên

HTX nông nghiệp có vai trò rất lớn đối với thành viên, nhất là trong sản xuất, tiêu thụ nông sản cho hộ thành viên (Chu Tiến Quang 2012) Cụ thể gồm:

- Cung ứng vật tư cho thành viên sản xuất nông nghiệp: Nhu cầu của thành viên đối với dịch vụ vật tư hình thành từ tính chất sản xuất nhỏ, phân tán, thường gặp khó khăn trong mua các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp như: giống (cây trồng,vật nuôi), phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, thuốc phòng và chữa bệnh cho cây trồng, vật nuôi với giá hợp lý và chất lượng tốt Vai trò của HTX nông nghiệp cung ứng vật tư có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất của từng thành viên, đảm bảo cho thành viên có điều kiện chủ động đầu tư theo đúng yêu cầu của sản xuất Khi HTX thực hiện tốt cung ứng vật tư cho thành viên thì thành viên sẽ phát triển sản xuất tốt hơn so với không nhận được dịch vụ này, từ đó vai trò của HTX sẽ được xác lập và phát triển trong thành viên.

- Cung cấp các dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp cho thành viên: Các dịch vụ này bao gồm: làm đất, thủy lợi, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn kỹ thuật,… Các dịch vụ này có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo cho thành viên nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.

- Hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên: Vai trò của HTX trong hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa làm tăng giá trị sản phẩm và giúp thành viên bán sản phẩm có lợi nhất Bản thân từng hộ thành viên có thể thực hiện được cả hai hoạt động này, nhưng phương thức chế biến và tiêu thụ mang tính thủ công nên chất lượng chế biến thấp và không tạo khối lượng sản phẩm lớn theo yêu cầu của khách hàng, nhất là đối với thị trường xuất khẩu Vì vậy, khi HTX tổ chức các hoạt động này trên cơ sở hành động tập thể với sự tham gia của nhiều thành viên thì vai trò của HTX sẽ được thể hiện.

Phát triển dịch vụ chế biến, sơ chế, bảo quản trong HTX góp phần kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch được sơ chế và bảo quản lạnh sẽ kéo dài thời được gian tiêu thụ sản phẩm, hạn chế được sự tiêu thụ tập trung trong một thời gian ngắn làm cho giá cả nông sản xuống thấp Mặt khác, các sản phẩm nông nghiệp thông qua chế biến sẽ có giá trị cao hơn nhiều lần so với nông sản tiêu thụ dưới dạng thô, tươi sống. c Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức giúp nông dân tiếp nhận hỗ trợ của nhà nước

HTX nông nghiệp không chỉ hỗ trợ kinh tế hộ nông dân trên cơ sở các tính chất của nó mà còn là địa chỉ tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các thành viên Định hướng, Nhà nước có thể thông qua HTX để điều tiết giá trên thị trường từ đó hỗ trợ người nông dân. Trong đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, Nhà nước có thể đầu tư các hệ thống cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện, hệ thống kênh mương và giao cho HTX nông nghiệp khai thác, sử dụng để phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn.

Mặt khác, nhiều hộ gia đình làm kinh tế nhỏ, chưa thể tiếp cận với đăng ký kinh doanh, mã số thuế và hoá đơn chứng từ tiêu thụ hàng hoá nông sản, do đó thường bị thua thiệt trong việc tiếp cận các chính sách kinh tế hỗ trợ Bởi vậy, rất ít hộ được hưởng lợi thông qua những chính sách hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư và tiêu dùng Nhìn chung, ở đâu có HTX nông nghiệp, ở đó hộ nông dân dễ dàng tiếp cận hơn với những chính sách của Nhà nước, và do đó sẽ có lợi hơn trong SXKD nói chung, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói riêng.

Tuy vậy, HTX nông nghiệp phải là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD của mình HTX nông nghiệp không phải là “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong điều hành HTX nông nghiệp chỉ là đơn vị kinh tế hỗ trợ, bổ sung cho các mục tiêu phát triển của nhà nước, đặc biệt là ở những vùng nông thôn có điều kiện hạ tầng khó khăn, thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất. d Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp đối với an sinh xã hội, phát triển cộng đồng

HTX là tổ chức kinh tế tập thể, nhưng HTX không dừng lại ở hoạt động trợ giúp thành viên trong SXKD, mà còn giúp thành viên cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt. HTX được thành lập nhằm bảo vệ lợi ích của thành viên, nhằm liên kết những người tham gia thụng qua tổ chức mang tớnh ôhiệp hộiằ của những người cựng nghề nghiệp, cựng cảnh ngộ cùng nhau làm ăn, phát triển kinh tế và cải thiện đời sống- xã hội Vì vậy, về mặt xã hội, HTX có những vai trò cơ bản sau: (i) tổ chức đào tạo nghề, tập huấn thành viên về kiến thức sản xuất và hoạt động kinh tế; (ii) tổ chức hoạt động hỗ trợ đời sống thành viên khi gặp khó khăn, rủi ro; (iii) tạo việc làm cho các thành viên tham gia; (iv) tổ chức các hoạt động văn hóa.

HTX nông nghiệp được hình thành và hoạt động dựa trên tinh thần tự nguyện của các thành viên Một trong những nguyên tắc được Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA, 1995) đề ra đó là HTX phải chăm lo đào tạo, tập huấn và thông tin cho các thành viên, tuyên truyền về bản chất và lợi ích khi tham gia HTX Thông qua HTX, các thành viên có thể tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau Ngoài ra, HTX nông nghiệp còn đóng vai trò cam kết phát triển cộng đồng, xây dựng nông thôn. e Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới

HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể tại địa phương, ngoài hỗ trợ trực tiếp cho các thành viên của mình, HTX nông nghiệp còn tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo ra nhiều việc làm, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của người dân.

Chỉ tiêu đánh giá vai trò, lợi ích hợp tác xã nông nghiệp đem lại trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa

1.4.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa

1.4.1.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá nội dung HTX nông nghiệp thực hiện trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa Đó là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá vai trò của HTX nông nghiệp trong tổ chức các hành động tập thể trong thực hiện liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa Cụ thể bao gồm: i) Gieo sạ cùng loại giống: Chỉ tiêu này đánh giá việc sử dụng đồng bộ cùng loại giống trên CĐL liên kết Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ (%) HTX đánh giá có thực hiện gieo sạ đồng bộ từ 1-2 loại giống lúa trong vụ trên CĐL có liên kết. ii) Áp dụng QTKT chung: Chỉ tiêu này nhằm đánh giá mức độ áp dụng đồng bộ

QTKT của các hộ tham gia liên kết CĐL sản xuất lúa Chỉ tiêu này được xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể như: tỷ lệ (%) đánh giá áp dụng QTKT chung sản xuất lúa; tỷ lệ (%) đánh giá có thực hiện quy định về sử dụng phân bón (loại phân, lượng phân, thời điểm bón phân) cho các hộ thành viên sản xuất lúa trên CĐL; tỷ lệ (%) đánh giá có thực hiện quy định về sử dụng hóa chất BVTV (loại hóa chất, lượng hóa chất, thời điểm sử dụng) cho các hộ thành viên sản xuất lúa trên CĐL. iii) Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ một số khâu trong sản xuất lúa: tỷ lệ (%) đánh giá có áp dụng cơ giới hóa đồng bộ một số khâu trong sản xuất lúa (bơm nước, phun hóa chất BVTV, làm đất, cắt lúa, vận chuyển lúa, sấy lúa, dự trữ và bảo quản lúa) cho các hộ thành viên sản xuất lúa trên CĐL. iv) Thực hiện lịch thời vụ: Chỉ tiêu này đánh giá việc tuân thủ lịch thời vụ gieo sạ, thu hoạch lúa của các hộ nông dân thành viên trong thực hiện liên kết CĐL Chỉ tiêu được xác định: tỷ lệ (%) đánh giá có áp dụng lịch thời vụ gieo sạ lúa cho các hộ thành viên theo kế hoạch; tỷ lệ (%) đánh giá có áp dụng lịch thu hoạch lúa cho các hộ thành viên theo kế hoạch. v) Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với doanh nghiệp: Chỉ tiêu này đánh giá vai trò của HTX nông nghiệp trong tổ chức đám phán, ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp Chỉ tiêu này được xác định: tỷ lệ (%) đánh giá vai trò HTX trong việc đại diện hộ thành viên đàm phán và ký hợp đồng liên kết; tỷ lệ (%) đánh giá vai trò HTX trong việc đại diện hộ thành viên để đàm phán về giá bán lúa với doanh nghiệp trước thời điểm thu hoạch lúa; tỷ lệ (%) đánh giá vai trò HTX trong việc nhận đầu tư ứng trước từ doanh nghiệp (tiền mặt, vật tư) và cấp lại cho hộ thành viên, đồng thời thu hồi nợ từ hộ thành viên để hoàn trả lại doanh nghiệp; tỷ lệ (%) đánh giá vai trò HTX trong việc đại diện hộ thành viên để thanh toán tiền bán lúa với doanh nghiệp và hoàn trả lại hộ nông dân.

1.4.1.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hình thức HTX nông nghiệp thực hiện trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa

- Hình thức hợp đồng liên kết xây dựng CĐL: tỷ lệ (%) HTX nông nghiệp ký hợp đồng liên kết xây dựng CĐL với doanh nghiệp bằng văn bản; tỷ lệ (%) HTX nông nghiệp ký hợp đồng liên kết xây dựng CĐL với doanh nghiệp bằng hình thức thỏa thuận miệng.

- Hình thức HTX nông nghiệp tham gia liên kết xây dựng CĐL: tỷ lệ (%) HTX chỉ làm trung gian liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp (HTX chỉ làm trung gian hưởng hoa hồng từ doanh nghiệp); tỷ lệ (%) HTX hợp đồng mua đứt bán đoạn với hộ nông dân và doanh nghiệp; tỷ lệ (%) HTX đại diện cho thành viên để đàm phán, ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với doanh nghiệp (hình thức tiêu thụ tập trung qua HTX).

1.4.1.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ vai trò HTX nông nghiệp thực hiện trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa

Tỷ lệ (%) đánh giá vai trò HTX nông nghiệp thực hiện trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở mức tốt hoặc rất tốt; tỷ lệ (%) đánh giá vai trò HTX nông nghiệp thực hiện trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở mức bình thường; tỷ lệ (%) đánh giá vai trò HTX nông nghiệp thực hiện trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở mức kém hoặc rất kém.

1.4.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả, lợi ích đem lại cho các bên khi có hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa

- Kết quả, lợi ích đối với hộ nông dân trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa: i) tỷ lệ (%) đánh giá liên kết qua HTX giúp hộ nông dân bán lúa ổn định; ii) tỷ lệ (%) đánh giá liên kết qua HTX giúp giá bán lúa của hộ nông dân cao hơn; iii) tỷ lệ (%) đánh giá liên kết qua HTX giúp lợi nhuận sản xuất lúa của hộ nông dân cao hơn; iv) tỷ lệ (%) đánh giá nhờ liên kết qua HTX nên hộ nông dân được hỗ trợ ứng trước tiền mặt, vật tư đầu vào sản xuất lúa (giống, phân bón, hóa chất BVTV) và không tính lãi suất; v) tỷ lệ (%) đánh giá nhờ liên kết qua HTX nên hộ nông dân được tập huấn, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa; vi) tỷ lệ (%) đánh giá nhờ liên kết qua HTX nên hộ nông dân được theo dõi, hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh; vii) tỷ lệ (%) đánh giá nhờ liên kết qua HTX nên hộ nông dân được cung ứng vật tư đầu vào sản xuất lúa thuận tiện, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý; viii) tỷ lệ (%) đánh giá nhờ liên kết qua HTX nên hộ nông dân được hỗ trợ chi phí vận chuyển thóc đến kho của doanh nghiệp; ix) tỷ lệ (%) đánh giá nhờ liên kết qua HTX nên hộ nông dân được doanh nghiệp hỗ trợ lưu kho, sấy lúa, bảo quản lúa; x) tỷ lệ (%) đánh giá nhờ liên kết qua HTX nên được hỗ trợ gặp thiên tai, dịch bệnh mất mùa; xi) tỷ lệ (%) đánh giá giúp giảm chi phí sản xuất lúa; xii) tỷ lệ (%) đánh giá giúp tăng năng suất lúa; xiii) tỷ lệ (%) đánh giá giúp nâng cao chất lượng lúa; xiv) tỷ lệ (%) đánh giá giúp lợi nhuận sản xuất lúa của hộ nông dân cao hơn; xv) giá trị vật tư đầu vào bình quân/ha lúa mà doanh nghiệp đầu tư ứng trước; xvi) giá trị tiền mặt bình quân/ha doanh nghiệp đầu tư ứng trước; xvii) tổng giá trị đầu tư ứng trước bình quân/ha của doanh nghiệp cho hộ nông dân/tổng chi phí sản xuất lúa bình quân/ha; xviii) tỷ lệ (%) đánh giá nhờ thực hiện CĐL nên được hưởng các hỗ trợ của Nhà nước (giống, phân bón, thuốc BVTV,….).

- Kết quả, lợi ích đối với HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa: i) tỷ lệ (%) đánh giá HTX có thu nhập từ dịch vụ liên kết; ii) tỷ lệ (%) đánh giá HTX có thêm thu nhập từ hoa hồng từ đơn vị cung cấp đầu vào; iii) tỷ lệ (%) đánh giá giúp HTX mở rộng được các hoạt động SXKD để phục vụ thành viên; iv) tỷ lệ (%) đánh giá giúp nâng cao vai trò của HTX trong phục vụ thành viên; v) tỷ lệ (%) đánh giá giúp năng lực HTX được nâng cao; vi) tỷ lệ (%) đánh giá HTX thuận lợi trong chỉ đạo thời vụ sản xuất, thu hoạch; vii) tỷ lệ (%) đánh giá HTX dễ dàng theo dõi và phòng trừ dịch bệnh cho lúa; viii) tỷ lệ (%) đánh giá HTX dễ dàng tổ chức các dịch vụ để cung ứng cho các hộ thành viên; ix) tỷ lệ (%) đánh giá HTX thuận lợi cho việc đầu tư hạ tầng: thủy lợi, giao thông, kho bãi; x) tỷ lệ (%) đánh giá HTX tìm kiếm và ký hợp đồng liên kết được dễ dàng.

- Kết quả, lợi ích đối với doanh nghiệp tham gia liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa với HTX nông nghiệp: i) tỷ lệ (%) đánh giá giúp doanh nghiệp liên kết được dễ dàng; ii) tỷ lệ (%) đánh giá giúp doanh nghiệp thu mua lúa khối lượng lớn được dễ dàng; iii) tỷ lệ (%) đánh giá giúp doanh nghiệp có hợp đồng liên kết nên thuận lợi cho xuất khẩu; iv) tỷ lệ (%) đánh giá giúp doanh nghiệp hình thành vùng nguyên liệu ổn định; v) tỷ lệ (%) đánh giá giúp doanh nghiệp kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm; vi) tỷ lệ (%) đánh giá giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhờ liên kết với HTX; vii) tỷ lệ (%) đánh giá giúp doanh nghiệp giảm thất thoát trong thu hồi nợ đầu tư ứng trước; viii) tỷ lệ (%) đánh giá giúp doanh nghiệp hạn chế tình trạng phá vỡ hợp đồng; ix) tỷ lệ (%) hộ thành viên tuân thủ việc bán lúa cho doanh nghiệp theo hợp đồng(đúng khối lượng, chất lượng, thời điểm)/ tổng số thành viên đã ký hợp đồng; x) tỷ lệ (%) hộ nông dân hoàn thành công nợ cho doanh nghiệp; xi) tỷ lệ (%) đánh giá giúp doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước; xii) tỷ lệ (%) đánh giá giúp doanh nghiệp xây dựng được vùng nguyên liệu tập trung; xiii) tỷ lệ (%) đánh giá giúp doanh nghiệp thuận lợi cho việc thu mua khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, đồng đều về chất lượng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa

1.5.1 Nhóm yếu tố bên trong hợp tác xã nông nghiệp

- Trình độ, năng lực cán bộ quản lý HTX: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra là trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý HTX ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và thực hiện liên kết của HTX (Garnevska et al 2011; Bratton 1986; Chu Tiến Quang

2012; Hoàng Vũ Quang 2015) Tuy nhiên, trình độ của cán bộ quản lý HTX ở Việt

Nam rất thấp Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2016) thì: khoảng 50% cán bộ các chức danh chủ tịch HĐQT, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát của HTX chưa qua đào tạo; trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 33,8%; cao đẳng chiếm 7,7%; trình độ đại học chiếm 8,5% Nghiên cứu của tác giả Hoàng Vũ Quang (2015) cho thấy: “hiệu quả hoạt động của HTX tỷ lệ thuận với tỷ lệ cán bộ quản lý HTX có trình độ cao đẳng đại học Các HTX hoạt động hiệu quả cao thì 52% cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng đại học, còn ở các HTX hoạt động hiệu quả trung bình là 19% vàHTX hoạt động kém là 8%”.

- Tổ chức quản trị HTX công khai, minh bạch: Yếu tố quản trị ảnh hưởng đến sự thành công của HTX nói chung và vai trò của HTX trong liên kết nói riêng, nó thể hiện mối quan hệ giữa các thành viên HTX với HĐQT và các bộ phận quản lí của HTX (Garnevska et al 2011) Việc quản lí nội bộ tốt, tính minh bạch, dân chủ và thông tin liên lạc thường xuyên giữa các thành viên với HĐQT giúp cho HTX phát triển thành công, hoạt động hiệu quả cao.

- Vốn, tài sản và trang thiết bị phục vụ liên kết của HTX: Để tổ chức cung ứng được vật tư đầu vào sản xuất cho hộ nông dân, cung cấp các dịch vụ sản xuất (làm đất, thu hoạch, ), dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên đòi hỏi HTX phải có vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cho các hộ thành viên HTX (Chu Tiến Quang 2012) Tuy nhiên, đa số các HTX nông nghiệp ở nước ta hiện nay đều thiếu vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2016a): HTX nông nghiệp rất thiếu vốn, tài sản cố định của HTX nông nghiệp thì chủ yếu là các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp được nhà nước giao quản lý, khai thác như: công trình thủy lợi, công trình điện, nhà xưởng, nhưng đã xuống cấp, hư hỏng Vì thế, các HTX nông nghiệp thường rất khó có thể vay vốn được từ các tổ chức tín dụng.

- Yếu tố từ phía hộ nông dân thành viên HTX

+) Quy mô diện tích sản xuất và nhu cầu liên kết của hộ nông dân: Theo kết quả một số nghiên cứu (Prowse Martin 2013; Pavel Vavra 2009) thì “quy mô sản xuất của hộ nông dân là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản” Cụ thể, nếu quy mô sản xuất của hộ càng lớn (diện tích và sản lượng sản xuất ra) thì nhu cầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân càng cao, do các hộ nông dân mong muốn tiêu thụ sản phẩm đầu ra được ổn định, hạn chế rủi ro trước biến động của thị trường hơn là những hộ có quy mô nhỏ Ngược lại, các doanh nghiệp liên kết cũng thường mong muốn được liên kết với các hộ có quy mô sản xuất lớn để có thể tiết kiệm được chi phí hơn.

+) Nhu cầu, động lực và nhận thức của hộ nông dân liên kết: Nhu cầu, động lực và nhận thức của hộ nông dân là yếu tố căn bản nhất để hình thành liên kết (Bratton 1986; Chu

Tiến Quang 2012) Nhận thức của hộ nông dân đối ảnh hưởng đến các quyết định liên kết (Ziadat A.H 2010) Thực tế hiện hay ở Việt Nam, vấn đề nhận thức của hộ nông dân đối với liên kết còn nhiều tồn tại Nhiều hộ nông dân chưa hiểu rõ được lợi ích của liên kết nên không tham gia liên kết, trong khi một bộ phận không nhỏ hộ nông dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt nên sẵn sàng vi phạm hợp đồng đã ký kết, sẵn sàng bán sản phẩm ra bên ngoài cho thương lái với giá cao hơn, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và HTX khi liên kết.

+) Điều kiện kinh tế hộ: Điều kiện kinh tế của hộ nông dân cũng có thể ảnh hưởng đến liên kết (Prowse Martin 2013; Trần Minh Vĩnh 2014) Hộ nông dân nghèo thường thiếu vật tư, tiền vốn, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường nên có thể có nhu cầu liên kết với các đơn vị có khả năng và sẵn sàng hỗ trợ vật tư, giống, vốn, kỹ thuật để phục vụ sản xuất Mặc dù vậy, hộ nghèo thường cũng có nhận thức không đầy đủ về lợi ích của liên kết hoặc chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt nên tỷ lệ hộ nghèo vi phạm các điều khoản trong hợp đồng, thỏa thuận liên kết với đơn vị thu gom, chế biến cũng chiếm tỷ lệ cao hơn.

+) Sự cam kết của hộ nông dân trong liên kết: Cam kết của các thành viên HTX ảnh hưởng nhiều đến vai trò của HTX trong liên kết (Fulton.M 1999) Có 03 loại cam kết của hộ nông dân là: “cam kết cảm xúc, cam kết duy trì và cam kết đạo đức” (Mai Anh Bảo 2015). Cam kết cảm xúc được hình thành dựa trên niềm tin, tình cảm của hộ nông dân dành cho HTX và doanh nghiệp, chịu sự chi phối bởi tình cảm, sự quen biết, sự gần gũi Đối với cam kết duy trì, xuất phát từ lợi ích của hộ nông dân khi liên kết thông qua HTX để mong muốn được đem lại lợi ích hơn Còn cam kết đạo đức là cam kết mà hộ nông dân nhận thấy có nghĩa vụ phải cam kết với HTX và doanh nghiệp Sự cam kết này thường có quan hệ mật thiết với

“cam kết cảm xúc” và “cam kết duy trì”.

1.5.2 Nhóm yếu tố bên ngoài hợp tác xã nông nghiệp

- Năng lực và mức độ đầu tư hỗ trợ liên kết của doanh nghiệp liên kết: Các doanh nghiệp có vốn lớn sẵn sàng hỗ trợ vật tư, giống, vốn, kỹ thuật cho hộ nông dân thì liên kết sẽ thuận lợi hơn (Trần Minh Vĩnh 2014) Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ cao có thể giúp hộ nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến dễ dàng, chất lượng sản phẩm được cải thiện, qua đó doanh nghiệp có thể thu mua sản phẩm cho hộ nông dân với giá cao hơn (Hồ Quế Hậu 2012; Vũ Đức Hạnh 2015).

- Sự hỗ trợ của Nhà nước: Hỗ trợ của Nhà nước đóng vai trò thúc đẩy HTX nông nghiệp thực hiện liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Charles

E and W Anddrew 2001) Hỗ trợ của Nhà nước giúp HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, có tác động mạnh đến sự thành công của HTX (Garnevska et al 2011; Phan

Văn Hiếu 2011; Chu Tiến Quang 2012).

- Sự phát triển của thị trường nông sản: Sự tham gia của HTX trong liên kết xây dựng CĐL chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của thị trường (Hồ Quế Hậu 2012;

Phan Văn Hiếu 2011) Thông thường, khi nguồn cung sản xuất lớn hơn nhu cầu thị trường có thể tiêu thụ thì nông dân cần hợp đồng nhưng ngược lại, khi nhu cầu thị trường lớn hơn nguồn cung sản xuất thì doanh nghiệp lại có nhu cầu liên kết cao hơn Ngoài ra, sự phát triển của HTX trong liên kết còn chịu tác động mạnh mẽ bởi quá trình toàn cầu hóa (John W. Mellor et John W Mell 2009).

- Điều kiện cơ sở hạ tầng: Hệ thống hạ tầng như đường giao thông, công trình thủy lợi, điện, kho bãi,… có vai trò quan trọng để phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Vũ Đức Hạnh 2015) Thực tế, ở nơi nào có điều kiện hạ tầng thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX đầu tư, giúp liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản dễ dàng hơn.

Kinh nghiệm hợp tác xã nông nghiệp ở nước ngoài trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa

1.6.1 Kinh nghiệm hợp tác xã nông nghiệp Phi Mai ở Thái Lan

(Nội dung phần này được tổng hợp từ sách chuyên khảo: “Vai trò và giải pháp nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với xã viên trong nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam” của tác giả Chu Tiến Quang (2012) Việc tổng hợp kinh nghiệm HTX nông nghiệp Phi Mai được sự đồng ý của tác giả Chu Tiến Quang).

HTX nông nghiệp Phi Mai có quy mô trên 9.000 thành viên thuộc tỉnh Nakhonnstima. HTX thực hiện nhiều dịch vụ cung ứng cho thành viên trong sản xuất như: cung cấp vật tư; chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tín dụng, sản xuất phân bón và thức ăn chăn nuôi; cung cấp cho thành viên các dịch vụ xã hội như giúp đỡ thành viên khắc phục rủi ro thiên tai, ốm đau, chẳng hạn, HTX hỗ trợ 30% thiệt hại khi thành viên gặp thiên tai.

Trong lĩnh vực sản xuất lúa, HTX tổ chức các dịch vụ: i) cung ứng dịch vụ vật tư để sản xuất lúa như: phân bón, giống, thuốc trừ sâu; ii) thực hiện xay xát lúa và đánh bóng gạo; iii) ký hợp đồng liên kết tiêu thụ gạo cho hộ thành viên.

HTX đảm nhận cung ứng cho thành viên đủ khối lượng các loại vật tư đầu vào cho sản xuất lúa: phân bón, thuốc trừ sâu, giống, máy móc theo yêu cầu sản xuất Để thực hiện các dịch vụ này, HTX đã xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ từ phân bò thu gom từ chính các hộ thành viên nuôi bò HTX không dùng bao bì đắt tiền để đóng gói mà người mua tự túc bao bì để giảm giá bán cho hộ thành viên Hạt giống do HTX sản xuất ra không chỉ bán cho hộ thành viên mà còn bán cho các hộ nông dân bên ngoài Mỗi năm, HTX PhiMai đã cung cấp cho thành viên giống lúa một lần với khối lượng 200 tấn, cung ứng máy nông nghiệp như: máy bơm nước, máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, thông qua ký hợp đồng trực tiếp với hãng Toyota Nhật Bản để giúp thành viên mua được sản phẩm với giá thấp nhất và chất lượng đảm bảo nhất. Đối với hoạt động chế biến và tiêu thụ nông sản, HTX Phi Mai đầu tư xây dựng trạm xay xát và đánh bóng gạo công suất 80 tấn/ngày Sau mỗi vụ thu hoạch, HTX thu mua lúa tươi của hộ thành viên, sau đó sơ chế và tổ chức xay xát gạo tập trung Tấm và cám thu được từ xay xát gạo bán lại cho thành viên với giá rẻ để làm thức ăn chăn nuôi Với công nghệ đánh bóng 5 lần, HTX đã chế biến gạo cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Để tiêu thụ gạo cho hộ thành viên, HTX ký hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp xuất khẩu và các cửa hàng, siêu thị trong nước Mỗi năm, HTX Phi Mai tổ chức thu mua 2-

3 vạn tấn lúa cho hộ nông dân thành viên, chưa kể các nông sản khác để bán cho các cửa hàng, siêu thị Các hoạt động sản xuất và dịch vụ nói trên của HTX dều xoay quanh nhu cầu nội tại của các thành viên và nhu cầu thị trường tại chỗ Lúc đầu làm ở quy mô nhỏ, sau đó mở rộng dần đi đôi với hiện đại hóa công nghệ sản xuất, chế biến bằng phương châm tạo tiện ích tối đa và giá bán rẻ nhất để hấp dẫn thành viên tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ mà HTX làm ra.

Trong các hoạt động SXKD, HTX quyết tâm tôn trọng nguyên tắc phục vụ thành viên và khách hàng một cách trung thực, cung cấp sản phẩm dịch vụ đến với thành viên và khách hàng với giá tốt nhất, chất lượng đảm bảo nhất HTX xác định lòng tin lâu dài của thành viên và khách hàng là yếu tố quyết định sự bền vững của HTX Theo đó, Ban quản trị và bộ máy điều hành HTX luôn tuân thủ nguyên tắc minh bạch và có sự kiểm tra chéo Bộ máy điều hành luôn trung thực, tận tụy với thành viên HTX và khách hàng Ngoài ra, HTX luôn tìm các giải pháp tạo sự hấp dẫn đối với thành viên và khách hàng như: nhân viên luôn có thái độ niềm nở, thân thiện, nhanh chóng, chính xác Bên cạnh việc bán sản phẩm tại của hàng, HTX còn có dịch vụ đưa hàng về tận nhà cho hộ thành viên, thu mua sản phẩm của thành viên với giá cao hơn bên ngoài thị trường HTX còn tổ chức các chương trình đặc biệt như: gửi gạo chờ giá (khi giá gạo thị trường thấp), gửi lúa chờ xát (thành viên mang lúa đến HTX được cân luôn gạo đúng phẩm cấp mang về mà không cần chờ xát), gửi tiết kiệm bằng lúa và chương trình ống tre tiết kiệm (mỗi ngày thành viên bỏ ống tre tiết kiệm 1 Bạt). Để có vốn kinh doanh dịch vụ, Ban quản trị HTX luôn khuyến khích các thành viên tăng vốn góp (ngoài vốn điều lệ bắt buộc) để có đủ vốn hoạt động bằng các hình thức như:tăng lãi vốn góp, mở rộng các chương trình gửi tiết kiệm, nên đã tạo ra số vốn đáng kể (17 triệu Bạt, tương đương 531.250 USD) Từ nguồn vốn huy động của các thành viên, HTX đã kinh doanh đa dạng các ngành nghề theo lợi thế của HTX, từ tín dụng nội bộ đến mua hàng, bán sản phẩm, giúp HTX mở rộng hoạt động dịch vụ, tham gia thị trường để tìm kiếm cơ hội phát triển HTX đã chủ động hình thành khâu chế biến và tiêu thụ, kết hợp với dịch vụ vận chuyển nên đã tại ra các sản phẩm, dịch vụ có ích cho thành viên và tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho chính các thành viên HTX. Để điều hành các dịch vụ của HTX có hiệu quả, HTX thuê và trả lương cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp gồm Giám đốc, Phó Giám đốc điều hành các hoạt động của HTX và các nhân viên trực tiếp triển khai các nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc HTX giao Đội ngũ nhân viên HTX thuê không phải là thành viên HTX, không có quyền biểu quyết, quyết định các vấn đề nội bộ của HTX Giám đốc HTX được quyền tham dự và trình bày ý kiến cá nhân về kế hoạch hành động của mình tại các cuộc họp của Ban quản trị, nhưng không có quyền biểu quyết Sau khi được Ban quản trị HTX thông qua kế hoạch thì Giám đốc HTX được toàn quyền: i) thuê hoặc sa thải nhân viên theo quy định Điều lệ của HTX; ii) giám sát các công việc của từng nhân viên dưới quyền; iii) thực hiện các quyền hạn để điều hành SXKD, phù hợp với điều lệ, quy chế của HTX hoặc theo chỉ thị của Ban quản trị Hàng năm, thành viên HTX tiến hành đánh giá hiệu quả làm việc của những nhân viên này, nếu được đánh giá tốt thì họ tiếp tục được HTX thuê, còn nếu không tốt, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không được thành viên HTX tín nhiệm thì sẽ bị sa thải Tiền lương của đội ngũ nhân viên hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động trong từng công việc và theo hợp đồng đã ký với Ban quản trị.

Những nhân viên điều hành HTX là những chuyên gia được Nhà nước Thái Lan (Cục phát triển HTX Thái Lan) đào tạo, huấn luyện theo chương trình riêng dành cho những ai muốn làm việc cho HTX Sau đào tạo, họ được cấp bằng hoặc chứng chỉ để làm việc chuyên cho các HTX.

Ban quản trị HTX do Đại hội thành viên HTX bầu ra, gồm những thành viên thực sự ưu tú, công tâm và có nỗ lực cao thực hiện nhiệm vụ quản lý HTX Ban quản trị HTX tập trung trí tuệ vào việc đề ra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tìm kiếm các cơ hội để phát triển HTX Đồng thời, Ban quan trị HTX dành nhiều thời gian để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và đời sống kinh tế của từng thành viên, từ đó đề ra các giải pháp để giúp đỡ, hỗ trợ phù hợp Hàng năm thành viên HTX bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm từng thành viên Ban quản trị Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm có tác dụng thúc đẩy từng thành viên Ban quản trị phải tự nâng cao trình độ quản lý HTX, trau dồi phẩm chất đạo đức của người thành viên làm công tác quản lý HTX, xứng đáng với lòng tin của các thành viên.

1.6.2 Mô hình hợp tác xã nông nghiệp JA Niigata Mirai ở Nhật Bản

(Nội dung phần này được tổng hợp từ trang Web thông tin của HTX nông nghiệp JA Niigata Mirai Địa chỉ truy cập: http://ja-niigatamirai.jp/)

HTX nông nghiệp JA Niigata Mirai ở thành phố Niigata của Nhật Bản, được thành lập từ ngày 1/1/2007 HTX hiện tại có 12.409 thành viên, trong đó 340 thành viên sản xuất lúa HTX chủ yếu sản xuất loại gạo Koshihikari, một loại gạo rất nổi tiếng của Nhật, chiếm khoảng 80% diện tích lúa toàn HTX Sản lượng gạo thành phẩm do HTX sản xuất hàng năm khoảng 28 nghìn tấn. Ở khâu cung cấp vật tư đầu vào sản xuất lúa, HTX cung cấp cho hộ nông dân thành viên các vật tư: phân bón, hóa chất nông nghiệp Ngoài ra, HTX còn cung cấp trang thiết bị, kỹ thuật canh tác lúa cho hộ nông dân. Đối với khâu tổ chức sản xuất, để đảm bảo chất lượng gạo của các hộ thành viên sản xuất theo hướng an toàn, HTX hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho các hộ đồng thời và giám sát hộ nông dân thực hành kỹ thuật dựa trên sổ nhật ký ghi chép canh tác của hộ nông dân HTX có Trung tâm kinh doanh nông nghiệp là bộ phận trực tiếp chỉ đạo sản xuất lúa cho các hộ nông dân, đồng thời tiếp nhận trao đổi tư vấn kinh doanh cho các hộ thành viên Trung tâm kinh doanh nông nghiệp của HTX tổ chức chỉ đạo sản xuất các loại giống lúa và các cây trồng khác phù hợp lợi thế đặc điểm của của địa phương; đồng thời trực tiếp tư vấn sản xuất; nắm bắt tình hình phát sinh sâu bệnh hại; công cấp những thông tin liên quan đến từng thời kì phát triển của cây lúa Điều quan trọng nhất ở khâu tổ chức sản xuất là HTX lập kế hoạch, thống nhất chung 01 loại giống trên các thửa ruộng khác nhau của các hộ thành viên HTX trong vùng, cùng nhau thực hiện đồng loạt các hoạt động như phun thuốc trừ sâu, bón phân,… từ đó nâng cao hiệu quả phòng chống sâu bệnh, hiệu quả canh tác và nâng cao năng suất.

Khâu tiêu thụ sản phẩm cho thành viên là dịch vụ quan trọng nhất của HTX HTX tiêu thụ sản phẩm cho hộ thành viên bằng cách thu gom, bảo quản, dự trữ, và bán sản phẩm dựa vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quốc gia (hệ thống bán hàng ủy thác) Cũng giống như các HTX nông nghiệp khác ở Nhật Bản, HTX nông nghiệp thực hiện tiêu thụ sản phẩm cho thành viên không phải theo phương thức “mua đứt bán đoạn” từ hộ thành viên sau đó bán lại cho đối tác, mà HTX bán sản phẩm nông sản do thành viên uỷ thác qua HTX Các thành viên sẽ ủy thác sản phẩm cần tiêu thụ qua HTX với những điều kiện như: đối tượng khách hàng, khối lượng sản phẩm, giá cả Cụ thể, để tiêu thụ lúa cho các hộ thành viên, HTX JANiigata Mirai đã thông qua hệ thống Liên đoàn các hiệp hội HTX nông nghiệp quốc gia(NFACA), được gọi là JA Zen-noh để bán cho các Seikyou (các HTX sinh hoạt) hoặc trực tiếp đến các khách sạn, nhà hàng HTX

JA Niigata Mirai còn bán sản phẩm đầu ra nhỏ lẻ hay đặt hàng qua bưu điện, mạng internet.

Hiện nay, hệ thống JA Zen-noh ở Nhật Bản đều có các kho lạnh để bảo quản sản phẩm nông nghiệp tại các trung tâm chợ đầu mối, các trung tâm so chế, đóng gói và phân phối sản phẩm Hình thức thanh toán giữa HTX với hộ nông dân thành viên theo phương thức: (i) hộ nông dân thành viên gửi sản phẩm của mình vào HTX và ủy thác để HTX tiêu thụ; (ii) hộ nông dân thành viên phải trả phí dịch vụ cho HTX chi phí giao dịch trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của thành viên; và (iii) thanh toán chung giữa các hộ nông dân thành viên để có được giá bán sản phẩm ổn định Với phương thức này, lợi thế kinh tế của qui mô từ việc bán sản phẩm khối lượng lớn được phá huy, qua đó đem lại lợi nhuận cao hơn cho các thành viên.

Bài học kinh nghiệm từ mô hình HTX nông nghiệp Phi Mai ở Thái Lan và HTX nông nghiệp JA Niigata Mirai ở Nhật Bản cho thấy: Để HTX nông nghiệp liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa thành công đòi hỏi HTX nông nghiệp phải tổ chức cung ứng được các dịch vụ đầu vào sản xuất lúa có chất lượng để phục vụ cho các hộ thành viên Qua đó, các hộ thành viên được HTX cung ứng vật tư đầu vào đảm bảo chất lượng, và được mua với giá rẻ hơn so với bên ngoài HTX cũng tổ chức được dịch vụ sơ chế và xay xát gạo tập trung nhằm tạo ra sản phẩm đồng đều về chất lượng, từ đó HTX cũng dễ dàng trong việc ký hợp đồng bán gạo với các doanh nghiệp xuất khẩu và các cửa hàng, siêu thị trong nước Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL đó là: i) đội ngũ cán bộ quản lý HTX có năng lực, có tầm nhìn và đề ra chiến lược phát triển đúng đắn cho HTX, tạo được lòng tin đối với thành viên; ii) tổ chức bộ máy điều hành HTX chuyên nghiệp (thuê Giám đốc, nhân viên có chuyên môn), tách bạch bộ máy quản lý với bộ máy điều hành HTX; iii) huy động vốn góp của các thành viên; iv) luôn đảm bảo nguyên tắc công khai,minh bạch và có sự kiểm tra chéo, vì lợi ích chung của các thành viên trong các giao dịch giữa HTX với từng thành viên; v) HTX tổ chức đa dạng các hoạt động dịch vụ,cung cấp được các dịch vụ đầu vào sản xuất lúa đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý cho các thành viên; vi) có sự hỗ trợ của Nhà nước: đào tạo cán bộ quản lý HTX, tổ chức quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kết nối thị trường, xúc tiến thương mại sản phẩm cho HTX.

Chương trình 1 trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL dựa trên lý thuyết “kinh tế quy mô” và lý thuyết “chi phí giao dịch”.

Sự tham gia của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL giúp giảm chi phí giao dịch, thúc đẩy sản xuất tập trung quy mô lớn, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đồng đều về chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường Liên kết xây dựng CĐL thúc đẩy liên kết ngang thông qua HTX nông nghiệp giúp phát huy lợi thế kinh tế quy mô trên cơ sở các hành động tập thể giữa các hộ nông dân Hành động tập thể trong liên kết xây dựng CĐL được thể hiện đó là: sử dụng 1-2 loại giống; áp dụng chung QTKT thực hành canh tác; thực hiện đồng bộ các khâu sản xuất, thu hoạch lúa; bán chung sản phẩm đầu ra Liên kết xây dựng CĐL có HTX nông nghiệp cũng thúc đẩy liên kết dọc theo hợp đồng giữa nông dân, HTX với doanh nghiệp, giúp giảm chi phí giao dịch, tăng tính ổn định trong việc thực hiện các hợp đồng liên kết, đồng thời đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

Từ kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn trong nước cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL gồm: i) Nhóm yếu tố bên trong HTX, đó là: trình độ, năng lực cán bộ quản lý HTX; quản trị HTX công khai, minh bạch; vốn, tài sản và trang thiết bị của HTX; các yếu tố từ phía hộ nông dân thành viênHTX (quy mô sản xuất của hộ; nhu cầu, động lực liên kết của hộ nông dân; nhận thức của hộ nông dân liên kết; điều kiện kinh tế của hộ nông dân; sự cam kết của các hộ nông dân liên kết); ii) Nhóm yếu tố bên ngoài HTX, đó là: năng lực và mức độ đầu tư hỗ trợ liên kết của doanh nghiệp; chính sách hỗ trợ của Nhà nước; sự phát triển của thị trường sản phẩm; điều kiện CSHT sản xuất.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRONG LIÊN KẾT XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN SẢN XUẤT LÚA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Khái quát tình hình hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long

Vùng ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành phố là: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, TP Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau Theo số liệu của Tổng cục thống kê (GSO, 2016), toàn vùng có diện tích 40.605 km 2 , dân số 17.524 nghìn người, trong đó dân số nông thôn 13.807 nghìn người Đây là một vùng kinh tế năng động, có mức tăng trưởng GRDP cao, bình quân 6,88%/năm, tổng GDP 525 nghìn tỷ đồng (GSO, 2016).

Thế mạnh kinh tế của ĐBSCL là ngành nông nghiệp (chiếm 32,3% GDP vùng năm

2016) Tính đến tháng 4/2017 (GSO, 2016), ĐBSCL đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% lượng thủy sản, và 36,5% lượng trái cây cả nước Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của vùng tăng bình quân 7,15%/năm giai đoạn 2001-2010, cao hơn bình quân cả nước (5,32%/năm) và tăng ở tất cả 3 ngành nông nghiệp, lâm và thủy sản, trong đó: thủy sản tăng 14,33%/năm, nông nghiệp tăng 4,28%/năm và lâm nghiệp tăng 2,43%/năm ĐBSCL là khu vực dẫn đầu cả nước về xuất khẩu lúa gạo, trái cây và thủy sản Hầu như toàn bộ xuất khẩu cá tra đến từ ĐBSCL với sản lượng cá tra hơn 1 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD năm 2016 Sản xuất tôm của vùng chiếm 80% sản lượng, đóng góp 60% kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước, với kim ngạch xuất khẩu 3,15 tỷ USD năm 2016 Xuất khẩu trái cây của đồng bằng tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian qua với kim ngạch từ năm lên khoảng 329 triệu lên khoảng 1,1 tỷ USD trong giai đoạn 2010 - 2016 Với 75% dân cư tập trung ở nông thôn, thành tựu phát triển nông nghiệp của ĐBSCL thời gian qua đã hỗ trợ mạnh mẽ cho giảm tỷ lệ nghèo Tỷ lệ nghèo của vùng ĐBSCL đã giảm từ khoảng 15% xuống còn dưới 10% trong giai đoạn 2006-2016.

Trong ngành hàng lúa gạo, ĐBSCL có trên 3,8 triệu ha đất nông nghiệp, diện tích trồng lúa từ 1,6-1,8 triệu ha, diện tích gieo trồng lúa đạt 3,8 triệu ha/năm, có gần 2 triệu hộ sản xuất lúa, trung bình 0,87 ha/hộ Vùng cung cấp 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước Tuy vậy, ngành sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn, trước hết là vấn đề thu nhập thấp và bấp bênh của người trồng lúa Mặc dù Chính phủ đã có Nghị quyết bảo đảm tối thiểu người trồng lúa có lợi nhuận 30%, tuy nhiên do bình quân diện tích của mỗi hộ trồng lúa thấp, giá cả vật tư phân bón nông nghiệp luôn tăng cao, thị trường gạo thế giới có nhiều biến động trong khi đó ở ngành hàng lúa gạo sản xuất chưa gắn với tiêu thụ Phần lớn sản lượng gạo xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc Vì vậy, mặc dù diện tích và sản lượng lúa sản xuất ra lớn nhưng lợi nhuận của người nông dân trông lúa lại rất thấp Nếu so sánh với chi phí sản xuất lúa của một số nước thì chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam thấp hơn, tuy nhiên do giá bán lúa thấp nên lợi nhuận của người trồng lúa cũng thấp hơn Kết quả khảo sát lúa gạo của một số nước châu Á của IRRI (2014) cho thấy: lợi nhuận sản xuất lúa tại Việt Nam thấp hơn so với ở Trung Quốc gần 4 lần, Thái Lan 2,7 lần, Indonesia 2,4 lần và Phillippines 1,5 lần Hơn nữa, quy mô sản xuất lúa tại Thái Lan, Philippines lần lượt cao hơn quy mô tại Việt Nam 3,7 lần và 2 lần, càng làm lợi nhuận của hộ trồng lúa tại các nước này vượt xa Việt Nam.

Do sản xuất manh mún, không xuất phát từ tín hiệu thị trường nên chất lượng gạo nói riêng và chất lượng nông sản nói chung không đồng đều và chất lượng chưa cao Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế Bên cạnh đó, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị chưa được hình thành phổ biến, và còn nhiều hạn chế Hiện nay nhu cầu liên kết là rất lớn, tuy nhiên việc thực hiện liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm còn ít Do thiếu các tổ chức nông dân đủ mạnh như các HTX, THT nên người nông dân đa số vẫn phải “tự làm, tự bán” là chính, dẫn đến rủi ro nhiều trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thu nhập của người dân Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015): “trong những lĩnh vực sản xuất hàng hóa phát triển như lúa gạo ở ĐBSCL, bò sữa, mía đường, cà phê, hồ tiêu cũng chỉ có khoảng 10-15% số lượng nông sản được tiêu thụ thông qua các HTX/THT” Ngoài ra, ngành lúa gạo ở ĐBSCL còn gặp phải nhiều khó khăn do hạ tầng sản xuất yếu kém, lao động khan hiếm và đắt đỏ, tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất sản xuất nông nghiệp thấp.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp cũng có nhiều chiến lược, quy hoạch, chính sách nông nghiệp vùng được ban hành Nhiều địa phương ở ĐBSCL đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây trồng cây trồng cạn khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như: rau,dưa hấu, ngô, Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 26/9/2017 thì trong giai đoạn2011-2017, các Viện nghiên cứu của Bộ đã lai tạo và công nhận 41 bộ giống lúa sản xuất thử, trong đó có nhiều giống ngắn ngày, giúp tránh mặn, tránh lũ, chịu phèn, chịu mặn Các quy trình canh tác lúa bền vững thích nghi với BĐKH như “Ba giảm, ba tăng-3G3T”, “Một phải năm giảm-1P5G”, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP ngày càng được áp dụng rộng rãi trong vùng Nhiều mô hình CĐL đã ra đời tại ĐBSCL giúp nông dân sản xuất nhỏ hình thành các vùng sản xuất lớn kết nối với doanh nghiệp dựa trên cơ chế hợp đồng Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2016, vùng ĐBSCL có 573 CĐL sản xuất lúa với diện tích 426.528 ha, trong đó 109.408 ha (chiếm 25,7%) diện tích lúa được ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm từ đầu vụ sản xuất.

2.1.2 Tổng quan chung về hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long a) Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và 04 tỉnh khảo sát

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến hết năm 2017, toàn vùng ĐBSCL có 1.304 HTX nông nghiệp (chiếm 11,16% tổng số cả nước) Trong số này, có

854 HTX (chiếm 65,49% tổng số HTX nông nghiệp của cả vùng) hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt Còn lại 34,51% HTX hoạt động trong các lĩnh vực: chăn nuôi, thủy sản, diêm nghiệp Theo kết quả điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến năm 2016, vùng ĐBSCL có 351 HTX nông nghiệp với 43.456 hộ nông dân thành viên tham gia sản xuất lúa gạo Tổng diện tích sản xuất lúa gạo của thành viên HTX là 83.424 ha, chiếm 3% tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp cả vùng Những dịch vụ mà HTX cung ứng cho thành viên rất đa dạng, bao gồm: i) dịch vụ đầu vào: lúa giống, vật tư nông nghiệp, máy móc nông nghiệp (thuê chung máy làm đất, máy thu hoạch), tưới tiêu, làm đất, QTKT, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất lúa; ii) dịch vụ đầu ra: thu hoạch, cắt lúa, sấy, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm (không nhiều); iii) dịch vụ khác: tư vấn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, lịch thời vụ, chọn cây giống, hỗ trợ vốn (vốn quay vòng) Nhờ các dịch vụ do HTX cung ứng, thành viên HTX đã chủ động được lịch thời vụ, chọn được giống tốt, phòng chống sâu bệnh, góp phần giảm được chi phí đầu vào; thuận lợi hơn khi thu hoạch và bảo đảm giá trị nông sản khi thu hoạch; được bao tiêu, sản phẩm đạt chất lượng tốt, hỗ trợ xây dựng nhãn hàng, giúp đạt giá tiêu thụ cao hơn Tuy nhiên, lợi nhuận HTX phân phối cho thành viên chưa cao; phần lớn HTX chưa thực hiện được dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho thành viên; HTX chỉ mới thực hiện được khâu dịch vụ hỗ trợ đầu vào cho sản xuất của thành viên.

Còn theo số liệu thống kê do Sở Nông nghiệp và PTNT 04 tỉnh khảo sát (Đồng Tháp,

An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu) cung cấp thì:

- Tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn 04 tỉnh tính đến hết năm 2016 là 415 HTX, trong đó: 72,7% HTX tham gia sản xuất lúa gạo Đồng Tháp là tỉnh có số lượng HTX tham gia sản xuất lúa gạo nhiều nhất, với 118 HTX Trong số những HTX nông nghiệp tham gia sản xuất lúa, chia thành 03 loại: i) HTX liên kết xây dựng CĐL: chiếm 22,8% Như vậy, có thể thấy số HTX nông nghiệp liên kết xây dựng CĐL hiện rất ít; ii) HTX chỉ liên kết, không xây dựng CĐL: chiếm 39,7%; iii) Còn lại là những HTX không thực hiện liên kết và cũng không xây dựng CĐL: chiếm 37,4%.

- Có tất cả 2.738 THT nông nghiệp, trong đó có 1.365 THT tham gia sản xuất lúa Đồng Tháp cũng là tỉnh có số lượng THT tham gia sản xuất lúa nhiều nhất với 763 THT THT tham gia sản xuất lúa được chia thành 03 loại: i) THT liên kết xây dựng CĐL chỉ chiếm 5,1%; ii) THT liên kết, không xây dựng CĐL: chiếm 10,3%; iii) Còn lại, 84,7% THT không liên kết và cũng không xây dựng CĐL.

Bảng 2.1: Số lượng HTX, THT, doanh nghiệp tham gia liên kết cánh đồng lớn sản xuất lúa ở 4 tỉnh khảo sát vùng ĐBSCL năm 2016

1 Tổng số HTX nông nghiệp HTX 128 96 62 129

- Số HTX có tham gia sản xuất lúa HTX 118 96 40 48

- Số HTX thực hiện liên kết và xây dựng CĐL sản xuất lúa HTX 12 15 15 27

- Số HTX thực hiện liên kết nhưng không xây dựng CĐL sản xuất lúa HTX 61 30 14 15

- Số HTX không liên kết với doanh nghiệp, không xây dựng CĐL lúa HTX 45 51 11 6

2 Tổng số THT nông nghiệp THT 968 580 613 577

- Số THT có tham gia sản xuất lúa THT 763 155 350 97

- Số THT thực hiện liên kết và xây dựng CĐL sản xuất lúa THT 6 28 35

- Số THT thực hiện liên kết nhưng không xây dựng CĐL sản xuất lúa THT 35 21 30 54

- Số THT không liên kết với doanh nghiệp, không xây dựng CĐL lúa THT 728 128 292 8

3 Số doanh nghiệp tham gia liên kết xây dựng CĐL lúa DN 59 19 10 10

4 Thực trạng CĐL sản xuất lúa

- Tổng diện tích CĐL lúa Ha 99.903 43.210 5.258 9.200

- Tổng sản lượng lúa CĐL Tấn 165.978 284.538 31.022 64.400

- Tỷ lệ diện tích lúa CĐL/ Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm % 30,70 6,46 2,97 11,58

5 Tỷ lệ diện tích lúa theo hình thức liên kết CĐL

- Liên kết doanh nghiệp -HTX % 60 40 44 50

- Liên kết doanh nghiệp -THT % 21 25 29 40

- Doanh nghiệp liên kết trực tiếp từng hộ nông dân % 19 35 27 10

Nguồn: NCS tổng hợp từ số liệu thống kê do Sở NN&PTNT 04 tỉnh cung cấp, 2017

Theo đánh giá của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (2016), còn có thể chia thành 04 hình thức theo cơ chế hợp đồng liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp: i) liên kết tiêu thụ qua hợp đồng mua bán; ii) liên kết có hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ sản phẩm; iii) liên kết chuỗi giá trị khép kín; iv) liên kết độc lập giữa doanh nghiệp, HTX nông nghiệp và hộ nông dân. Đặc điểm mỗi hình thức liên kết như sau:

- Hình thức liên kết tiêu thụ qua hợp đồng mua bán: Hình thức liên kết này khá phổ biến trong trong sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL Ở hình thức này, hợp đồng mua bán có thể được ký từ đầu vụ hoặc cuối vụ và tính ràng buộc giữa các bên tham gia hợp đồng là không cao do đó dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng thường xuyên xảy ra, kể cả bên mua và bên bán.

- Hình thức liên kết có hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ sản phẩm: Hình thức này, doanh nghiệp thu mua ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ và cam kết hỗ trợ ứng trước một phần hoặc toàn bộ chi phí giống, kỹ thuật, vốn cho hộ nông dân Sau khi thu hoạch, doanh nghiệp sẽ thu mua sản phẩm của người sản xuất.

- Hình thức liên kết chuỗi giá trị khép kín: Hình thức liên kết chuỗi giá trị khép kín trong trồng trọt hiện nay rất ít, chủ yếu trong sản xuất lúa giá trị cao hoặc trong sản xuất rau sạch Trong hình thức này, doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua sản phẩm với người dân hoặc đại diện người dân, cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm hoặc đặt hàng trước với người dân Hình thức này người dân được hỗ trợ vốn, vật tư và doanh nghiệp cử cán bộ kỹ thuật xuống theo dõi và hướng dẫn người dân.

- Hình thức liên kết độc lập giữa doanh nghiệp, HTX nông nghiệp và hộ nông dân: Trong liên kết này, các HTX hợp đồng trực tiếp với từng hộ nông dân thành viên và cả hộ nông dân không là thành viên để sản xuất lúa HTX sẽ chịu trách nhiệm thu mua lúa của hộ nông dân theo thỏa thuận hợp đồng, sau đó bán lại cho doanh nghiệp tiêu thụ lúa Hình thức này đòi hỏi HTX nông nghiệp phải có vốn lớn, có năng lực quản lý, có khả năng tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm.

Một hình thức liên kết khác giữa hộ nông dân với HTX nông nghiệp đó là mô hình hộ nông dân góp đất và giao cho HTX tổ chức sản xuất như trường hợp HTX Đức Huệ ở tỉnh Đồng Tháp Theo đó, HTX Đức Huệ ký hợp đồng sản xuất lúa theo hình thức thuê trọn gói diện tích đất canh tác lúa của hộ nông dân HTX trả cho các hộ giao đất 7 tấn lúa/ha Nếu năng suất lúa ít hơn, HTX sẽ bù vào Với phương thức này, nông dân không còn phải lo lắng

Giới thiệu đặc điểm các hợp tác xã nông nghiệp khảo sát

2.2.1 Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã

Theo kết quả điều tra, độ tuổi trung bình của Chủ tịch HĐQT của HTX là 51 tuổi; độ tuổi trung bình của Giám đốc HTX là 48 tuổi; độ tuổi trung bình của Trưởng ban kiểm soát HTX là 51 tuổi; độ tuổi trung bình của kế toán HTX là 35 tuổi.

Về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý HTX: Đối với chức danh Chủ tịch HĐQT, gần một nửa (41,9%) Chủ tịch HĐQT ở các HTX khảo sát không được đào tạo gì về chuyên môn nghiệp vụ; có 37,2% chủ tịch HĐQT có trình độ sơ cấp và cao đẳng, chỉ có 20,9% chủ tịch HĐQT có trình độ Đại học trở lên Có 29% HTX có chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm công tác chính quyền ở cấp xã, ấp.

Ngoài chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc HTX, có đến 50% Giám đốc HTX (trường hợp không kiêm chủ tịch HĐQT) không được đào tạo gì về chuyên môn nghiệp vụ, còn lại 50% có trình độ sơ cấp và cao đẳng.

Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý HTX

# Chức danh Trình độ đào tạo Tỷ lệ (%)

Cao đẳng 2,3 Đại học trở lên 20,9

2 Giám đốc (trường hợp không kiêm chủ tịch HĐQT)

3 Trưởng Ban kiểm soát (hoặc cán bộ kiểm soát)

Sơ cấp 20,5 Đại học trở lên 13,6

Cao đẳng 11,1 Đại học trở lên 37,8

Nguồn: Điều tra, khảo sát của NCS, 2017 Đối với trưởng ban kiểm soát HTX hoặc cán bộ kiểm soát (trường hợp những HTX không có Ban kiểm soát, chỉ có 01 cán bộ kiểm soát) thì phần lớn (65,9%) không được đào tạo gì về chuyên môn nghiệp vụ Còn lại, 20,5% có trình độ sơ cấp và 13,6% có trình độ cao đẳng, đại học) Có 18% HTX có trưởng ban kiểm soát HTX hoặc cán bộ kiểm soát HTX kiêm nhiệm công tác chính quyền ở cấp xã, ấp.

Theo quy định của Luật HTX năm 2012, kế toán trưởng hoặc kế toán HTX phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ sơ cấp trở lên Tuy nhiên qua khảo sát vẫn có 15,6% HTX có kế toán trưởng hoặc kế toán không được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chủ yếu được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn hoặc tự làm theo kinh nghiệm Trong số các HTX còn lại, có 37,8% kế toán HTX có trình độ đại học trở lên Hầu hết số cán bộ kế toán này là cán bộ trẻ mới ra trường, được HTX thuê để làm kế toán Còn lại, 46,7% kế toán HTX có trình độ sơ cấp và cao đẳng Theo khảo sát, có 12% kế toán HTX là các cán bộ kiêm nhiệm công tác chính quyền ở xã, ấp.

2.2.2 Quản trị hợp tác xã nông nghiệp Để quản lý HTX, ngoài điều lệ HTX thì HĐQT, ban Giám đốc HTX cần xây dựng các quy chế quản trị HTX và thực hiện các hoạt động quản trị theo quy định.

Biểu đồ 2.1: HTX nông nghiệp có các quy chế hoạt động

Nguồn: Điều tra, khảo sát của NCS, 2017

Theo khảo sát, có 88% HTX có các quy chế quản lý các hoạt động chung của HTX Nhiều HTX không có quy chế hoạt động của HĐQT (34% HTX không có), không có quy chế hoạt động của Ban kiểm soát (48% HTX không có), và 40% HTX quy chế quản lý tài chính trong HTX Theo các HTX, các quy chế này được HTX quy định trong điều lệ chung của HTX, nhưng những quy định này trong điều lệ khá chung chung về chức năng nhiệm vụ, không quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong HĐQT, Ban kiểm soát.

Về thực hiện các hoạt động quản trị HTX: hầu hết (96%) các HTX khảo sát đều có xây dựng kế hoạch, phương án SXKD hàng năm Theo quy định, hằng năm các HTX phải làm báo cáo tài chính và báo cáo thuế để báo cáo với cơ quan thuế, đồng thời báo cáo tại các Hội nghị hàng năm của HTX Tuy nhiên, theo khảo sát vẫn còn

16% HTX không làm báo cáo tài chính hàng năm, 30% HTX không làm báo cáo thuế hàng năm để nộp cho cơ quan thuế Tương tự, theo quy định, các HTX cũng phải thực hiện kiểm soát nội bộ HTX để giúp HĐQT, Ban giám đốc HTX khắc phục những tồn tại, hạn chế Tuy nhiên, chỉ có 34% HTX khảo sát hàng năm có thực hiện công tác kiểm soát nội bộ HTX.

2.2.3 Thành viên hợp tác xã nông nghiệp

Trung bình mỗi HTX khảo sát có 179 thành viên Có 78% HTX có quy mô hoạt động trên phạm vi một ấp hoặc liên ấp; còn lại 22% HTX có quy mô toàn xã.

Theo quy định của Luật HTX năm 2012, thành viên HTX phải góp vốn điều lệ Tuy nhiên, qua khảo sát chỉ có 69% thành viên HTX có góp vốn điều lệ, còn lại 31% thành viên không góp vốn điều lệ Nhiều HTX cho biết, HTX chỉ đăng ký vốn điều lệ với cơ quan

QLNN, còn trong thực tế không thu vốn điều lệ của các thành viên HTX Cũng theo khảo sát, thành viên góp vốn ít nhất là 322 nghìn đồng, thành viên góp vốn nhiều nhất là 10 triệu đồng.

2.2.4 Vốn, tài sản của hợp tác xã nông nghiệp

Trung bình 01 HTX khảo sát có 600 triệu đồng vốn điều lệ theo đăng ký Ngoài ra, trung bình 01 HTX có 261 triệu đồng vốn lưu động Vốn lưu động của HTX chủ yếu là vốn góp huy động của một số thành viên HTX để kinh doanh dịch vụ: phân bón, thuốc BVTV, giống,…

Trung bình số tiền nợ phải thu của 01 HTX là 293 triệu đồng Nợ phải thu của HTX chủ yếu do các hộ thành viên nợ tiền phí thủy lợi do HTX thực hiện bơm tưới. Tổng số tiền nợ phải trả bình quân là 89 triệu đồng/HTX Số tiền nợ phải trả của HTX thấp là do rất ít HTX được vay vốn từ các ngân hàng Theo khảo sát, 90% HTX cho biết có nhu cầu vay vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ, tuy nhiên, rất nhiều HTX (72%) cho biết HTX có gặp khó khăn khi vay vốn Ngân hàng Các HTX khảo sát cũng cho biết lý do chủ yếu là HTX không có tài sản thế chấp (68% HTX cho biết lý do này); ngoài ra, 10% HTX cho biết hồ sơ của HTX không được chấp nhận là do HTX không có phương án, dự án SXKD khả thi.

Về tài sản của HTX: trung bình 01 HTX khảo sát có tổng giá trị tài sản là 1,7 tỷ đồng. Tài sản của HTX chủ yếu máy bơm nước phục vụ tưới tiêu (70% HTX) Ngoài ra, HTX còn quản lý công trình thủy lợi, chủ yếu kênh mương tưới tiêu; một số HTX (22%) có máy làm đất, 18% HTX có máy, bình xịt thuốc; 12% HTX có máy gặt, thu hoạch lúa; 10% HTX có thiết bị gieo sạ lúa, 10% HTX có ghe vận chuyển để phục vụ sản xuất, tiêu thụ lúa cho các hộ nông dân Rất ít các HTX có máy xay xát (2% HTX), máy sấy thóc (4%) và hệ thống kho chứa (14%).

Tổng diện tích lúa của các hộ thành viên HTX là 393 ha/HTX Như vậy, bình quân mỗi hộ thành viên có 2,2 ha lúa.

Biểu đồ 2.2: Tài sản và trang thiết bị của hợp tác xã nông nghiệp

Nguồn: Điều tra, khảo sát của NCS, 2017 2.2.5 Hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp

Đánh giá thực trạng vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

2.3.1 Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa

2.3.1.1 Thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn

Theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT, ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ” thì quy mô diện tích CĐL do UBND từng tỉnh tự quy định Trên cơ sở này, UBND ban hành quy định riêng cho từng tỉnh về tiêu chí CĐL phù hợp với địa phương mình Chẳng hạn, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 1966/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 về tiêu chí CĐL, theo đó giai đoạn 2015-2017, quy mô diện tích CĐL có diện tích tối thiểu 50 ha liền canh, đến năm 2020 diện tích tối thiểu CĐL là 300 ha liền canh.

Theo kết quả khảo sát, diện tích CĐL bình quân 01 HTX tham gia là 105 ha, với 45 hộ tham gia (bình quân 2,33 ha/hộ) CĐL có diện tích lớn nhất là 150 ha với 59 hộ tham gia; còn CĐL có diện tích nhỏ nhất là 30 ha, với 16 hộ tham gia Một số HTX nông nghiệp thực hiện liên kết xây dựng CĐL không chỉ với diện tích lúa của các hộ thành viên, mà còn với cả diện tích lúa của hộ nông dân không là thành viên HTX. Để hình thành vùng CĐL sản xuất lúa, các HTX nông nghiệp ở vùng ĐBSCL thực hiện theo hai hình thức, đó là:

- Hình thức thứ nhất: HTX thuê lại ruộng của các hộ nông dân, sau đó HTX tự tổ chức sản xuất cùng một loại giống, sản xuất theo quy trình kỹ thuật thống nhất theo yêu cầu của doanh nghiệp mà HTX ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm Điển hình thực hiện theo hình thức này là trường hợp của HTX Đức Huệ ở tỉnh Đồng Tháp Ưu điểm của hình thức này là HTX dễ dàng tổ chức sản xuất được cùng một loại giống, sản xuất theo quy trình canh tác thống nhất trên cánh đồng đã thuê lại của hộ nông dân, qua đó chủ động được thời vụ sản xuất, sản phẩm sản xuất ra đồng đều về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi HTX phải có vốn đầu tư lớn để sản xuất lúa, đội ngũ cán bộ quản lý HTX phải năng động, công khai minh bạch Vì thế, hình thức tập trung ruộng đất theo hình thức này còn khá hạn chế đối với các HTX nông nghiệp ở vùng ĐBSCL hiện nay.

- Hình thức thứ hai: Ruộng đất của từng thành viên HTX vẫn do chính thành viên thực hiện sản xuất lúa HTX nông nghiệp khi hợp đồng với doanh nghiệp tiêu thụ lúa sẽ xác định 1-2 loại giống lúa cần sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp, sau đó vận động các hộ trên cùng một khu đồng sản xuất loại giống đã xác định HTX xây dựng kế hoạch thời vụ và tổ chức cung ứng các dịch vụ đồng nhất cho các hộ, hướng dẫn áp dụng QTKT canh tác chung Nhờ đó, cánh đồng mà HTX tổ chức sản xuất, liên kết hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, đồng đều về chủng loại giống, chất lượng sản phẩm Đây là cách làm khá phổ biến hiện nay đối với các HTX nông nghiệp ở vùng ĐBSCL Những HTX điển hình thực hiện theo hình thức này như: HTX Tần Cường, HTX Tiến Cường (Đồng Tháp); HTX Nam Hưng (Bạc Liêu), HTX Vị Thắng, HTX Phước Trung (Hậu Giang), HTX Phú An (An Giang). Đối với các THT, do quy mô thành viên ít nên việc tập trung ruộng đất để hình thành CĐL bị hạn chế hơn so với HTX nông nghiệp Còn trường hợp doanh nghiệp hợp đồng trực tiếp với từng hộ nông dân như trường hợp Tập đoàn Lộc Trời thì Tập đoàn không đưa ra yêu cầu về quy mô đất và vị trí đất sản xuất lúa đối với hộ tham gia liên kết Diện tích đất lúa các hộ tham gia liên kết với Tập đoàn không nhất thiết phải liền kề nhau, có thể xen kẽ với diện tích của những hộ không tham gia liên kết hoặc tham gia mô hình liên kết khác, vì thế không hình thành vùng CĐL sản xuất tập trung.

Như vậy, HTX nông nghiệp thực hiện liên kết xây dựng CĐL sẽ thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn dễ dàng hơn so với các hình thức liên kết khác.

2.3.1.2 Tổ chức các hành động tập thể để sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn, đồng đều, chất lượng đảm bảo yêu cầu doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất a) Kết quả tổ chức các hành động tập thể trong liên kết CĐL sản xuất lúa:

Hành động tập thể trong liên kết CĐL sản xuất lúa do HTX nông nghiệp tổ chức được biểu hiện qua việc thực hiện đồng bộ của các hộ nông dân trên CĐL như: gieo sạ đồng bộ 1-2 loại giống; áp dụng đồng bộ QTKT canh tác chung; gieo sạ cùng đợt theo kế hoạch; thu hoạch lúa cùng đợt theo kế hoạch Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ các hộ sử dụng chung loại giống và áp dụng các thực hành canh tác chung trong sản xuất lúa là khá cao ở một số khâu như:

 Gieo sạ đồng bộ 1-2 loại giống lúa trong vụ trên CĐL: 89,2% hộ áp dụng;

 Áp dụng đồng bộ QTKT canh tác chung sản xuất lúa: 51,1% hộ áp dụng Riêng sử dụng đồng bộ phân bón (về chủng loại, số lượng, thời điểm sử dụng) chỉ 43,2% hộ áp dụng.

 Gieo sạ cùng đợt theo kế hoạch: 97,1% hộ áp dụng;

 Thu hoạch lúa cùng đợt theo kế hoạch: 93,5% hộ áp dụng.

Mức độ áp dụng đồng bộ chung các thực hành canh tác có sự khác biệt ở các hình thức liên kết Cụ thể ở nhóm HTX liên kết xây dựng CĐL (MH1) thì tỷ lệ hộ nông dân áp dụng đồng bộ các thực hành canh tác chung trong sản xuất lúa là cao nhất so với 03 mô hình liên kết còn lại.

Như vậy có thể thấy, trong mô hình HTX liên kết xây dựng CĐL (MH1) thì các hộ nông dân áp dụng thực hành canh tác chung để sản xuất lúa khá cao Mặc dù vậy, việc áp dụng đồng bộ tất cả các khâu trong sản xuất lúa vẫn chưa đạt 100%, nhất là ở các khâu áp dụng QTKT canh tác chung.

Bảng 2.4: Thực hành canh tác lúa của hộ nông dân trong liên kết cánh đồng lớn

HTX liên kết không CĐL

DN liên kết trực tiếp ND

1 Tỷ lệ (%) hộ gieo sạ đồng bộ từ

1-2 loại giống lúa trên CĐL 96 87 79 90 89

2 Tỷ lệ (%) hộ áp dụng QTKT sản xuất chung 80 23 25 79 51

3 Tỷ lệ (%) hộ thực hiện quy định chung về sử dụng phân bón 63 15 25 84 43

4 Tỷ lệ (%) hộ thực hiện quy định chung về sử dụng thuốc BVTV 78 36 38 84 58

5 Tỷ lệ (%) hộ áp dụng cơ giới hóa đồng bộ một số khâu sản xuất 88 79 75 68 80

6 Tỷ lệ (%) hộ gieo sạ lúa cùng đợt theo kế hoạch 100 96 92 100 97

7 Tỷ lệ (%) hộ thu hoạch lúa cùng đợt theo kế hoạch 100 92 79 100 94

Nguồn: Điều tra, khảo sát của NCS, 2017

Riêng ở hình thức doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết trực tiếp với từng hộ nông dân(MH4), tỷ lệ hộ nông dân trả lời áp dụng đồng bộ các thực hành canh tác lúa khá cao như trường hợp HTX liên kết xây dựng CĐL (MH1) Thậm chí mức độ tuân thủ quy định sử dụng phân bón, thuốc BVTV của các hộ ở nhóm doanh nghiệp liên kết trực tiếp với từng hộ nông dân (MH4) còn cao hơn ở nhóm HTX liên kết xây dựng CĐL Lí do là vì, doanh nghiệp liên kết trực tiếp với từng hộ nông dân yêu cầu rất nghiêm ngặt áp dụng QTKT theo hướng dẫn của doanh nghiệp (như trường hợp Tập đoàn Lộc Trời ở tỉnh

An Giang) Ngoài việc doanh nghiệp yêu cầu bắt buộc hộ nông dân phải sử dụng đúng loại giống, phân bón, thuốc do doanh nghiệp cung ứng, thì doanh nghiệp còn cử các cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp trực tiếp hướng dẫn và giám sát các hộ nông dân áp dụng thực hành canh tác trên đồng ruộng.

Bảng 2.5: Lí do hộ nông dân áp dụng thực hành canh tác chung sản xuất lúa

HTX liên kết không CĐL

DN liên kết trực tiếp ND Chung

HTX/THT hướng dẫn và yêu cầu hộ thực hiện

2 Tỷ lệ (%) hộ được doanh nghiệp liên kết yêu cầu thực hiện thì mới ký hợp đồng thu mua sản phẩm

3 Tỷ lệ (%) hộ được cơ quan

4 Tỷ lệ (%) hộ tự thực hiện 4 0 0 6 2

Nguồn: Điều tra, khảo sát của NCS, 2017 b) Cách thức HTX nông nghiệp tổ chức thực hiện liên kết xây dựng CĐL:

Khảo sát 25 HTX liên kết xây dựng CĐL (MH1) để tìm hiểu cách thức các HTX tổ chức thực hiện liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa như thế nào thì cho thấy:

- Để các hộ nông dân áp dụng các thực hành canh tác chung, các HTX thường áp dụng các biện pháp: i) HTX thông báo đến các hộ thành viên về yêu cầu của doanh nghiệp liên kết để các hộ thực hiện Theo đó, nếu các hộ đồng ý ký hợp đồng với doanh nghiệp, và được doanh nghiệp hỗ trợ ứng trước vật tư đầu vào thì bắt buộc các hộ phải thực hiện các thực hành canh tác chung theo yêu cầu của doanh nghiệp; ii) HTX tuyên truyền, vận động người dân thực hiện; iii) HTX mời các hộ thành viên đến họp để nghe doanh nghiệp đưa ra yêu cầu.

- Ngoài ra, HTX còn áp dụng một số biện pháp khác như: i) HTX yêu cầu hộ thực hiện thì mới được nhận các hỗ trợ; ii) HTX thông báo đến các hộ thành viên về yêu cầu của cơ quan Nhà nước (khuyến nông, BVTV); iii) HTX cử đại diện đến từng nhà hộ thành viên để vận động, thuyết phục.

Bảng 2.6: Cách thức HTX nông nghiệp tổ chức liên kết xây dựng CĐL

Gieo sạ đồng bộ 1-2 loại giống Áp dụng QTKT canh tác chung

Gieo sạ lúa đồng loạt

Thu hoạch lúa đồng loạt

1 Tỷ lệ (%) HTX yêu cầu hộ thực hiện thì mới được nhận các hỗ trợ 29 32 32 32

2 Tỷ lệ (%) HTX thông báo yêu cầu của doanh nghiệp liên kết để các hộ thực hiện

3 Tỷ lệ (%) HTX thông báo yêu cầu của cơ quan Nhà nước để các hộ thực hiện

4 Tỷ lệ (%) HTX tuyên truyền, vận động người dân thực hiện 60 56 52 50

5 Tỷ lệ (%) HTX cử đại diện đến từng nhà thành viên để vận động 12 16 0 8

6 Tỷ lệ (%) HTX mời các thành viên đến họp để nghe doanh nghiệp đưa ra yêu cầu

7 Tỷ lệ (%) HTX cho rằng tự các hộ thực hiện 4 4 0 0

Nguồn: Điều tra, khảo sát của NCS, 2017

Thuận lợi, khó khăn và nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn

2.4.1 Thuận lợi, khó khăn của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn

2.4.1.1 Thuận lợi của hợp tác xã nông nghiệp

Các HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL có những thuận lợi sau:

- Chính quyền địa phương quy hoạch vùng CĐL: theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, UBND tỉnh công bố quy hoạch vùng CĐL là căn cứ để thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước về phát triển liên kết xây dựng CĐL Vì thế, nếu được quy hoạch và phê duyệt công nhận vùng CĐL sẽ rất thuận lợi cho HTX trong tổ chức thực hiện liên kết xây dựng CĐL.

- Cơ sở hạ tầng vùng liên kết CĐL sản xuất lúa tốt, thuận lợi.

- Sự hỗ trợ tích cực của Chính quyền địa phương: hỗ trợ tìm kiếm, kết nối với doanh nghiệp thu mua lúa; tuyên truyền, vận động hộ nông dân tham gia liên kết xây dựng CĐL; xử lý khi có tranh chấp.

- Dễ vận động được các hộ áp dụng QTKT chung, chuyển đổi giống lúa theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp liên kết thu mua lúa ổn định, kịp thời.

- HTX tổ chức các dịch vụ phục vụ sản xuất lúa cho các hộ thành viên như: bơm tưới, cung ứng vật tư; làm đất, gieo sạ, phun thuốc; vận chuyển lúa.

Biểu đồ 2.8: Thuận lợi của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL

Nguồn: Điều tra, khảo sát của NCS, 2017

2.4.1.2 Khó khăn của hợp tác xã nông nghiệp

Các khó khăn chủ yếu của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa bao gồm:

- Quy trình kỹ thuật chung canh tác lúa phức tạp, khó thay đổi thói quen canh tác lúa của hộ nông dân Để có vùng nguyên liệu lúa chất lượng, các doanh nghiệp khi tham gia liên kết thường yêu cầu các hộ sử dụng giống lúa chất lượng và áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác theo yêu cầu của doanh nghiệp Vì thế, nhiều hộ nông dân có thói quen canh tác lúa thường, sản xuất lúa theo kinh nghiệm thấy rất phức tạp, và không quen việc áp dụng QTKT mới.

- Khó khăn thứ hai đó là doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết CĐL nhưng không thu mua với giá cao hơn bên ngoài thị trường tự do (các hộ bán lúa tự do cho các thương lái, không ký hợp đồng trước, mà chỉ thỏa thuận mua bán khi đến vụ thu hoạch) Tham gia liên kết, xây dựng CĐL đòi hỏi các hộ nông dân phải áp dụng nghiêm ngặt QTKT canh tác, nên nếu doanh nghiệp không thu mua lúa với giá cao hơn thì rất khó hộ nông dân tham gia hợp đồng liên kết xây dựng CĐL.

Biểu đồ 2.9: Khó khăn của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL

Nguồn: Điều tra, khảo sát của NCS, 2017

- Hộ nông dân không tuân thủ hợp đồng đã ký với doanh nghiệp Nhiều hộ nông dân mặc dù đã ký hợp đồng với bán lúa cho doanh nghiệp, nhưng khi giá lúa bên ngoài do thương lái thu mua cao thì hộ sẵn sàng không tuân thủ hợp đồng mà bán cho thương lái bên ngoài Đây là khó khăn, trở ngại rất lớn đối với HTX cũng như doanh nghiệp khi ký hợp đồng liên kết xây dựng CĐL.

- Ngoài việc doanh nghiệp không thu mua lúa với giá cao hơn bên ngoài thị trường, thì các khó khăn khác đến từ phía doanh nghiệp đó là: doanh nghiệp không đầu tư ứng trước (tiền mặt, vật tư) theo hình thức trả chậm; doanh nghiệp không thu mua lúa kịp thời theo lịch thông báo; doanh nghiệp yêu cầu phải vận chuyển lúa về kho của doanh nghiệp nhưng HTX không tổ chức được dịch vụ vận chuyển lúa.

- Các khó khăn từ phía HTX nông nghiệp gồm: HTX không tìm kiếm được doanh nghiệp để ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa; HTX không vận động được các hộ tham gia áp dụng QTKT chung hoặc chuyển đổi giống lúa; HTX không tổ chức được các dịch vụ phục vụ sản xuất lúa cho các hộ thành viên.

- Các khó khăn khác: không nhận được chính sách hỗ trợ gì của Nhà nước khi

HTX tham gia liên kết xây dựng CĐL; Cơ sở hạ tầng yếu kém (kênh mương, đê bao, giao thông) không hình thành được vùng liên kết CĐL.

2.4.2 Nhu cầu hỗ trợ phát triển liên kết xây dựng cánh đồng lớn

2.4.2.1 Nhu cầu hỗ trợ của hợp tác xã nông nghiệp

 Đối với các HTX nông nghiệp liên kết xây dựng CĐL Để làm tốt vai trò trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa thì các HTX nông nghiệp mong muốn nhận được những hỗ trợ sau:

- Đầu tư, nâng cấp CSHT sản xuất lúa vùng CĐL (giao thông, thủy lợi).

- Hỗ trợ hộ nông dân tham gia liên kết xây dựng CĐL: i) tập huấn, hướng dẫn áp dụng QTKT chung sản xuất lúa; ii) hỗ trợ giống lúa chất lượng cho hộ thành viên; iii) hỗ trợ hộ nông dân ứng trước vật tư sản xuất lúa; iv) tuyên truyền, vận động người dân tham gia liên kết xây dựng CĐL.

- Hỗ trợ HTX: i) tập huấn nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ quản lý HTX; ii) hỗ trợ HTX vay vốn ưu đãi để mua máy móc phục vụ hộ thành viên (máy làm đất, gieo sạ, phun thuốc, thu hoạch,…); iii) hướng dẫn HTX theo dõi, phòng trừ sâu bệnh; iv) hỗ trợ HTX đàm phán hợp đồng doanh nghiệp; v) hỗ trợ HTX tìm kiếm doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu lúa cho HTX; vi) hỗ trợ HTX thuê đất của hộ nông dân.

- Có sự tham gia của Chính quyền và các Hội Đoàn thể địa phương trong xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng đã ký.

Biểu đồ 2.10: Nhu cầu hỗ trợ của HTX trong liên kết xây dựng CĐL

Nguồn: Điều tra, khảo sát của NCS, 2017

Đối với các HTX chỉ liên kết không xây dựng CĐL

Trong số 25 HTX chỉ liên kết không xây dựng CĐL thì 96% HTX cho biết mong muốn xây dựng CĐL Các HTX này mong muốn được nhận các hỗ trợ sau:

- Nhu cầu hỗ trợ cho HTX: i) tìm kiếm giúp doanh nghiệp hợp đồng tiêu thụ lúa cho hộ thành viên, hỗ trợ HTX đàm phán hợp đồng với đối tác thu mua lúa; ii) hỗ trợ HTX áp dụng QTKT sản xuất lúa bền vững; iii) hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ HTX; iv) hỗ trợ HTX đầu tư máy móc phục vụ sản xuất, thu hoạch lúa; v) hỗ trợ HTX theo dõi tình hình sinh trưởng, phòng trừ dịch bệnh cho lúa.

- Nhu cầu hỗ trợ cho hộ nông dân: i) tập huấn quy trình thực hành canh tác; ii) hỗ trợ ứng trước giống, phân bón, thuốc BVTV chất lượng cho hộ nông dân; iii) hỗ trợ giống lúa chất lượng cho hộ nông dân.

- Hỗ trợ khác: i) tuyên truyền vận động người dân về lợi ích khi tham gia liên kết xây dựng CĐL; ii) quy hoạch vùng CĐL sản xuất lúa của HTX; iii) có sự tham gia của Chính quyền và các Hội Đoàn thể địa phương trong xử lý tranh chấp, không tuân thủ hợp đồng đã ký.

Bảng 2.22: Nhu cầu cần hỗ trợ của các HTX chưa xây dựng CĐL

# Nhu cầu hỗ trợ Kết quả

1 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn hỗ trợ kết nối với doanh nghiệp để hợp đồng tiêu thụ lúa cho thành viên 76

2 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn hỗ trợ giống lúa chất lượng cho hộ 60

3 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn ứng trước giống lúa chất lượng cho hộ 72

4 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn hỗ trợ phân bón, vật tư cho hộ 60

5 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn ứng trước phân bón, vật tư cho hộ 60

6 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn tập huấn cho hộ về kỹ thuật sản xuất 88

7 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn hỗ trợ HTX áp dụng quy trình canh tác lúa bền vững 80

8 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn hỗ trợ HTX theo dõi tình hình sinh trưởng cây lúa 56

9 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn hỗ trợ HTX phòng trừ dịch bệnh cây lúa 52

10 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn hỗ trợ HTX máy móc phục vụ sản xuất, thu hoạch lúa 72

11 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn hỗ trợ HTX đàm phán hợp đồng với đối tác thu mua lúa 52

12 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ HTX 76

13 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn hỗ trợ tuyên truyền, vận động người dân về lợi ích khi tham gia liên kết xây dựng CĐL 64

14 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn có sự tham gia của Chính quyền và các

Hội Đoàn thể địa phương trong xử lý tranh chấp 52

15 Tỷ lệ (%) HTX mong muốn chính quyền địa phương quy hoạch vùng

CĐL sản xuất lúa của HTX 60

Nguồn: Điều tra, khảo sát của NCS, 2017 2.4.2.2 Mong muốn của hộ nông dân đối với hợp tác xã nông nghiệp

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hợp tác xã nông nghiệp

2.5.1 Các yếu tố bên trong hợp tác xã nông nghiệp

Phân tích vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL ở vùng ĐBSCL được thực hiện bằng cách tính điểm trung bình vai trò của mỗi HTX khảo sát trong nhóm 25HTX liên kết xây dựng CĐL Mỗi HTX khảo sát được hỏi ý kiến đánh giá về các vai trò củaHTX trong tổ chức thực hiện các hành động tập thể của hộ nông dân trong liên kết xây dựngCĐL:

1 Thực hiện hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giữa nông dân thành viên với Doanh nghiệp HTX có các vai trò cụ thể sau: i) HTX đại diện hộ thành viên đàm phán, ký hợp đồng liên kết với doanh nghiệp thu mua lúa; ii) HTX đại diện hộ thành viên để đàm phán về giá bán lúa với doanh nghiệp trước thời điểm thu hoạch lúa; iii) HTX nhận đầu tư ứng trước từ doanh nghiệp và cấp lại cho hộ thành viên, đồng thời thu hồi nợ từ hộ thành viên để hoàn trả lại doanh nghiệp; iv) HTX đại diện hộ nông dân thanh toán tiền bán lúa với doanh nghiệp và hoàn trả lại hộ nông dân.

2 Gieo sạ đồng bộ từ 1-2 loại giống lúa trong vụ trên diện tích CĐL;

3 Áp dụng đồng bộ QTKT chung giữa các hộ nông dân sản xuất lúa trên diện tích CĐL: Sử dụng phân bón (loại, số lượng, thời điểm sử dụng); Sử dụng hóa chất BVTV (chủng loại, số lượng, thời điểm sử dụng);

4 Thực hiện cơ giới hóa đồng bộ một số khâu trong sản xuất lúa (bơm nước, phun hóa chất BVTV, làm đất, cắt lúa, vận chuyển lúa, sấy lúa);

5 Thực hiện lịch thời vụ đồng loạt trên CĐL: i) Gieo sạ cùng đợt theo kế hoạch; Thu hoạch lúa cùng đợt theo kế hoạch.

Mỗi vai trò của HTX được đánh giá theo các mức thang điểm: i) Rất tốt: 4 điểm; ii) Tốt: 3 điểm; iii) Trung bình: 2 điểm; iv) Kém: 1 điểm; v) Rất kém: 0 điểm.

Vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL được đánh giá bởi 02 đối tượng khác nhau đó là HTX tự đánh giá (25 HTX), và hộ nông dân thành viên đánh giá về HTX (45 hộ) Kết quả kiểm định tương quan về vai trò HTX trong liên kết xây dựng CĐL giữa đánh giá của HTX và đánh giá của hộ nông dân cho thấy 02 kết quả đánh giá có mối tương quan thuận với nhau Điều đó cho thấy kết quả đánh giá về vai trò HTX của 02 nhóm đối tượng có sự tương đồng.

Bảng 2.23: Mức độ tương quan vai trò HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng

CĐL theo đánh giá của HTX và hộ nông dân

HTX tự đánh giá Hộ nông dân đánh giá

Hộ nông dân đánh giá 0.5112* 1.0000

Nguồn: Kết quả phân tích của NCS, 2017

Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ làm công tác QLNN ở 04 tỉnh khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HTX trong liên kết, xây dựng CĐL Kết quả phân tích được tổng hợp từ 12 người là cán bộ QNLL ở 04 tỉnh khảo sát, trong đó: i) Cán bộ Chi cục PTNT/ Sở Nông nghiệp và PTNT: 02 người/tỉnh; ii) Cán bộ Liên minh HTX tỉnh: 01 người/tỉnh.

Theo kết quả tổng quan và phân tích ở Chương 1 thì các yếu tố bên trong HTX ảnh hưởng đến vai trò của HTX trong liên kết xây dựng CĐL gồm:

1.Quản trị HTX: Có 8 nội dung quản trị HTX và được hỏi trong phiếu hỏi để khảo sát HTX, đó là: i) HTX có quy chế quản lý hoạt động chung không?; ii) HTX có quy chế quản lý tài chính không?; iii) HTX có quy chế hoạt động của HĐQT không? iv) HTX có quy chế hoạt động của Ban Kiểm soát không?; v) Hàng năm, HTX có làm báo cáo thuế không?; vi) Hàng năm, HTX có làm báo cáo tài chính không?; vii) HTX có kế hoạch SXKD hàng năm không?; viii) Hàng năm HTX có thực hiện kiểm toán nội bộ không?

Mức độ quản trị HTX được chia thành 03 nhóm: i) Nhóm 1- HTX quản trị kém: HTX trả lời có từ 0- 5 nội dung quản trị (28% HTX khảo sát); ii) Nhóm 2- quản trị trung bình: HTX trả lời có từ 6-7 nội dung quản trị (44% HTX khảo sát); iii) Nhóm 3- quản trị tốt: HTX trả lời có 8 nội dung quản trị (28% HTX khảo sát).

2.Trình độ, năng lực cán bộ quản lý HTX: Phần lớn các HTX khảo sát có Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Trình độ cán bộ quản lý HTX được đánh giá dựa trên kết quả khảo sát về trình độ được đào tạo của Chủ tịch HĐQT và Giám đốc HTX. Trình độ cán bộ quản lý HTX được chia thành 03 nhóm: i) Nhóm 1: Đại học và trên đại học (24% HTX khảo sát); ii) Nhóm 2: Cao đẳng, sơ cấp và trung cấp (36% HTX khảo sát); iii) Nhóm 3: Chưa đào tạo (40% HTX khảo sát).

3.Vốn của HTX: Vốn của HTX được xác định bằng tổng số tiền vốn điều lệ của

HTX và vốn huy động đóng góp của các thành viên để tổ chức SXKD Vốn của HTX được chia thành 02 nhóm: i) Nhóm 1- HTX có tổng vốn trên 500 triệu đồng (36% HTX khảo sát); ii) Nhóm 2- HTX có tổng vốn từ 500 triệu đồng trở xuống (64% HTX khảo sát).

4.Tài sản, trang thiết bị của HTX: Tài sản của HTX được tính là giá trị bằng tiền tại thời điểm khảo sát (năm 2016) của tất cả các tài sản, trang thiết bị thuộc sở hữu của HTX Tài sản của HTX được chia thành 02 nhóm: i) Nhóm 1- HTX có tổng giá trị tài sản trên 1.000 triệu đồng (48% HTX khảo sát); ii) Nhóm 2- HTX có tổng giá trị tài sản từ 1.000 triệu đồng trở xuống (52% HTX khảo sát).

5.Hình thức liên kết của HTX: Theo khảo sát, có 03 hình thức liên kết xây dựng CĐL của HTX, đó là: i) HTX chỉ làm trung gian liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp (HTX chỉ làm trung gian hưởng hoa hồng từ doanh nghiệp): 36% HTX khảo sát; ii) HTX hợp đồng mua đứt bán đoạn với hộ nông dân và doanh nghiệp: 4% HTX khảo sát; iii) HTX đại diện cho thành viên để đàm phán, ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với doanh nghiệp (tiêu thụ tập trung qua HTX): 60% HTX khảo sát.

6.Quy mô diện tích đất lúa liên kết của hộ nông dân: Theo kết quả khảo sát, bình quân 01 hộ liên kết xây dựng CĐL thông qua HTX có 2,26 ha đất lúa Do đó, có thể chia thành 02 nhóm: i) Nhóm 1- HTX có quy mô diện tích lúa của hộ bình quân lớn hơn 2 ha (44% HTX khảo sát); ii) Nhóm 2- HTX có quy mô diện tích lúa của hộ bình quân nhỏ hơn hoặc bằng 2 ha (56% HTX khảo sát).

7.Lợi ích của hộ nông dân liên kết xây dựng CĐL: Lợi ích hộ nông dân khi tham gia liên kết được xác định dựa trên kết quả phỏng vấn 46 hộ nông dân thành viên HTX liên kết xây dựng CĐL Có 15 lợi ích được hỏi gồm: i) giúp tăng năng suất lúa; ii) nâng cao chất lượng lúa hơn; iii) giúp bán lúa ổn định, dễ dàng hơn; iv) giá bán lúa cao hơn; v) giảm chi phí sản xuất lúa; vi) tăng lợi nhuận sản xuất lúa; vii) được hỗ trợ ứng trước tiền mặt, vật tư đầu vào sản xuất lúa (giống, phân bón, hóa chất BVTV) và không tính lãi suất; viii) được cung ứng vật tư đầu vào sản xuất lúa thuận tiện, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý; ix) được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước (giống, phân bón, thuốc BVTV,….); x) được tập huấn, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa; xi) được theo dõi, hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh cho lúa; xii) được hỗ trợ chi phí vận chuyển lúa từ ruộng đến kho của doanh nghiệp; xiii) được doanh nghiệp hỗ trợ lưu kho, sấy lúa, bảo quản lúa; xiv) được hỗ trợ gặp thiên tai, dịch bệnh mất mùa; xv) chia sẻ kinh nghiệm sản xuất lúa với các hộ nông dân khác.

Lợi ích của hộ nông dân sản xuất lúa được chia thành 03 nhóm: i) Nhóm 1- Các hộ trả lời có nhiều hơn 10 lợi ích trở lên (32% hộ khảo sát); ii) Nhóm 2- Các hộ trả lời có 5-10 lợi ích (72% hộ khảo sát); iii) Nhóm 3- Các hộ trả lời có từ 5 lợi ích trở xuống(16% hộ khảo sát) Phân tích yếu tố lợi ích của hộ nông dân đến vai trò HTX thì vai tròHTX trường hợp này được tính dựa trên điểm số vai trò do hộ nông dân đánh giá.

Bảng 2.24: Kết quả phân tích các yếu tố bên trong HTX ảnh hưởng đến vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL

# Yếu tố bên trong Đánh giá của HTX

(N%) Đánh giá của hộ thành viên

(NI) Cơ cấu HTX (%) Điểm vai trò Độ lệch chuẩ n

Cơ cấu hộ (%) Điểm vai trò Độ lệch chuẩ n

2 Trình độ cán bộ HTX

Cao đẳng, sơ cấp/trung cấp 36,00 2,89 0,5277 38,64 3,12 0,3955 Đại học trở lên 24,00 2,86 0,5828 22,73 3,17 0,3413

5 Hình thức liên kết của HTX

HTX làm trung gian liên kết 36,00 2,5 0,5335 30,43 2,84 0,3296

HTX mua đứt bán đoạn 4,00 2,0 // // // //

HTX đại diện cho thành viên 60,00 3,0 0,6305 69,57 3,22 0,4882

Quy mô diện tích lúa bình quân/hộ

Nguồn: Điều tra, khảo sát của NCS, 2017

Biểu đồ 2.11: Đánh giá của cán bộ QLNN về các yếu tố bên trong HTX ảnh hưởng đến vai trò của HTX trong liên kết xây dựng CĐL

Nguồn: Điều tra, khảo sát của NCS, 2017

Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò HTX trong liên kết xây dựng CĐL cho thấy:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

Bối cảnh, quan điểm xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long 134

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.1 Bối cảnh, quan điểm xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

3.1.1 Bối cảnh, yêu cầu vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

(i) Yêu cầu đổi mới tổ chức sản xuất và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới

Yêu cầu đổi mới tổ chức sản xuất, hình thành các liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn Nghị quyết số 26-NQ/TW về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” nêu rõ: “Đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn”.

Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ cũng đặt ra nhiệm vụ chủ yếu về xây dựng và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp đó là: “Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn: trong đó, phải xác định rõ vị trí, vai trò của các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, chú trọng phát triển loại hình sản xuất tạo đột phá căn bản, đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Hình thành mối liên kết hộ sản xuất với trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức khoa học, thương mại, hiệp hội ngành hàng”.

Gần đây, Hội nghị Trung ương 4 (khoá XII) ngày 1 tháng 11 năm 2016 của Đảng đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW về “một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế” đặt ra yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất mới, hiệu quả đã được kiểm chứng; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ ở cả trong nước và ngoài nước; chuyển mạnh từ sản xuất theo hộ gia đình riêng lẻ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn; có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn”.

Từ năm 2012, cả nước thực hiện tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 Theo đó, mục tiêu chính của tái cơ cấu là nhằm: “nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên đổi mới quan hệ sản xuất; đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ; chuyên môn hóa nông dân, tạo việc làm ổn định, chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp; nâng cao thu nhập, đời sống của dân cư nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới” Đề án xác định: cần có giải pháp phát triển HTX và thúc đẩy hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp, HTX và các trang trại, hộ gia đình là một trong những giải pháp then chốt, quan trọng.

(ii) Vị trí, vai trò của HTX nông nghiệp trong chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển chuỗi giá trị lúa gạo

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng ngành lúa gạo Việt Nam còn nhiều hạn chế như: quy mô sản xuất nhỏ, nhiều tác nhân trung gian, liên kết yếu, tỷ lệ thất thoát cao, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trồng lúa, chất lượng gạo, và khả năng cạnh tranh kém. Nhằm khắc phục những tồn tại này, chiến lược phát triển chuỗi giá trị lúa gạo đã và đang được Chính phủ xây dựng với nhiều chương trình, đề án và các chính sách hỗ trợ Chiến lược phát triển chuỗi giá trị lúa gạo hướng đến 02 mục tiêu chính là:

- Tái cơ cấu và phát triển liên kết chuỗi giá trị lúa gạo: Nhằm cụ thể hóa Quyết định số 899/QĐ-TTg về “phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Bộ Nông nghiệp cũng đã xây dựng Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo” theo Quyết định số 1898/QĐ-BNN-TT ngày 23 tháng 5 năm 2016 (Bộ Nông nghiệp và PTNT 2016b) Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo” ưu tiên khuyến khích và hỗ trợ phát triển các HTX kiểu mới SXKD lúa gạo nhằm tập hợp nông dân sản xuất theo qui mô lớn HTX nông nghiệp đóng vai trò đại diện cho nông dân ký hợp đồng, liên kết với doanh nghiệp.

- Phát triển thương hiệu lúa gạo: Phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam, bảo đảm tính toàn diện, từ khâu sản xuất đến chế biến, xuất khẩu là mục tiêu chiến lược của Chính phủ trong thời gian tới Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã xây dựng đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” theo Quyết định số 2765/QĐ-BNN-KHCN ngày 22/11/2013 (Bộ Nông nghiệp và PTNT 2013).

Ngày 21/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 706/QĐ-TTg phê duyệt đề án “phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

(Thủ tướng Chính phủ 2015b) Mục tiêu của đề án nhằm: “xây dựng thương hiệu gạo Việt

Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới”.

(iii) Chủ trương xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới hoạt động có hiệu quả trong nông nghiệp

Ngày 21 tháng 03 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Thí Điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020” tại Quyết định số 445/QĐ-TTg (Thủ tướng Chính phủ

2016) Mục tiêu của Đề án là nhằm thúc đẩy sự phát triển các HTX nông nghiệp theo đúng bản chất HTX, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp.

Nội dung đề án là thí điểm xây dựng HTX, liên hiệp HTX trong 03 ngành hàng chủ lực là lúa gạo, thủy sản và trái cây Nội dung đề án gồm: i) đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lí HTX Tập trung đào tạo về kỹ năng quản lí HTX, kỹ năng xây dựng phương án/kế hoạch SXKD và kỹ năng tổ chức sản xuất và tham gia chuỗi giá trị; ii) tăng cường các giải pháp huy động vốn cho SXKD của các HTX nông nghiệp; iii) hỗ trợ thu hút và đào tạo kỹ thuật cho cán bộ của HTX nông nghiệp; iv) phát triển, mở rộng liên kết sản xuất và đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Ưu tiên hỗ trợ, tư vấn cho các HTX xây dựng phương án SXKD dài hạn một cách hiệu quả và khả thi nhằm tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực (đặc biệt là vốn kinh doanh) và thúc đẩy liên kết tiêu thụ sản phẩm; v) hỗ trợ kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp cho các HTX.

Ngoài ra, để đẩy mạnh phát triển HTX gắn với xây dụng nông thôn mới, ngày 23/11/2016 Quốc hội đã banh hành Nghị quyết số 32/2016/QH14 về “tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, trong đó đề ra mục tiêu: “Phấn đấu đến năm

2020 có 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả” Ngày 27/4/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 461/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020” (Thủ tướng Chính phủ 2018) Theo đề án, trong giai đoạn 2017-2020, vùng ĐBSCL cần thành lập mới 1.340 HTX nông nghiệp (trong đó khoảng 700 HTX lúa gạo) và củng cố 565 HTX nông nghiệp đang hoạt động yếu kém, để đến năm 2020 toàn vùng có khoảng 2.400 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả Đây chính là thời cơ thuận lợi để đẩy mạnh vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL trong ngành lúa gạo nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung của vùng ĐBSCL cũng như cả nước.

(iv) Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phát triển các tổ chức người nông dân, đặc biệt là các HTX nông nghiệp

- Quy mô sản xuất của hộ nông dân còn nhỏ lẻ, manh mún: Theo số liệu của

Đề xuất hoàn thiện mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

3.2.1 Căn cứ đề xuất hoàn thiện mô hình

- Xây dựng và phát triển mô hình HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa tập trung quy mô lớn, đồng bộ QTKT canh tác, kiểm soát được thực hành canh tác của hộ nông dân phù hợp với Chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới Hiện nay, Chính phủ cũng đang thực hiện xây dựng mô hình HTX kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012, tham gia chuỗi lúa gạo vùng ĐBSCL theo Quyết định số 445/QĐ-TTg, ngày 21/3/2016 về Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020” Xây dựng mô hình HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL giúp các địa phương, các doanh nghiệp trong việc phát triển thương hiệu gạo theo Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm

- Cơ sở lý luận và thực tiễn (cả trong và ngoài nước) cho thấy HTX nông nghiệp giúp liên kết xây dựng CĐL dễ dàng hơn so với các hình thức khác không có

HTX Liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa giúp đem lại nhiều lợi ích hơn cho hộ nông dân, HTX và cả doanh nghiệp liên kết Vì thế, việc xây dựng và phát triển mô hình HTX trong liên kết xây dựng CĐL là cần thiết.

- Thực tiễn khảo sát tại 04 tỉnh cho thấy HTX trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa rất đa dạng về hình thức, mức độ tham gia, và mỗi hình thức đều có những ưu điểm, lợi thế riêng Tuy nhiên, HTX trong liên kết xây dựng CĐL vẫn bộc lộ những tồn tại nhất định, ngay cả những mô hình HTX điển hình thành công như mô hình HTX nông nghiệp Tân Cường (tỉnh Đồng Tháp) cũng vẫn còn những Vì thế, cần thiết hoàn thiện mô hình để có thể phát huy tối đa được vai trò của HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL, đáp ứng nhu cầu của hộ thành viên và doanh nghiệp.

- Qua khảo sát thực tế các mô hình HTX nông nghiệp điển hình trong liên kết xây dựng CĐL ở ĐBSCL cho thấy để liên kết ổn định, HTX có thể mở rộng được liên kết thì cần phát triển mô hình liên kết với nhiều bên tham gia như: hộ nông dân; HTX; doanh nghiệp thu mua lúa; doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV); chính quyền địa phương và các Hội đoàn thể chính trị; hệ thống cung cấp dịch vụ công nhà nước (khuyến nông, BVTV); các nhà khoa học (Viện, trường). Trong mô hình, doanh nghiệp thu mua lúa là hạt nhân trung tâm liên kết, đóng vai trò dẫn dắt, điều phối toàn bộ liên kết HTX là tổ chức nông dân đại diện cho các hộ thành viên làm cầu nối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, đồng thời tổ chức các hành động tập thể chung trong sản xuất, tiêu thụ lúa Các tác nhân khác tham gia mô hình có vai trò, trách nhiệm và quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng.

3.2.2 Đề xuất mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

Từ các kết quả phân tích ở trên, nghiên cứu sinh đề xuất mô hình HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL như sau:

Các tác nhân chính tham gia liên kết gồm:

1 Doanh nghiệp tiêu thụ lúa: Hợp đồng liên kết xây dựng CĐL với HTX

2 HTX nông nghiệp: Là tác nhân chủ đạo điều phối liên kết xây dựng CĐL, đại diện cho các hộ nông dân trồng lúa

3 Cơ quan Nhà nước, gồm: i) Chính quyền địa phương (Đảng ủy, UBND xã); ii) Cơ quan cung cấp dịch vụ công của nhà nước: khuyến nông, BVTV; iii) Các Hội, đoàn thể chính trị cơ sở.

4 Nhà khoa học: các Viện nghiên cứu, trường đại học.

Hỗ trợ, địa phương giám sát

Hội đoàn thể chính trị Hỗ trợ, tuyên truyền

BVTV Tư vấn, hỗ trợ

Doanh nghiệp tiêu thụ lúa

Thu đồng, đặt mua Hợp hàng lúa đồng liên Doanh nghiệp/ kết Cơ sở cung cấp đầu vào (Giống, phân

Hợp tác xã Cung ứng bón, thuốc nông nghiệp vật tư BVTV)

Hình 3.2: Đề xuất mô hình HTX nông nghiệp trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL

Nguồn: Khái quát của NCS

Cơ chế hoạt động liên kết trong mô hình

- Diện tích trồng lúa của các hộ nông dân thành viên thực hiện liên kết là cánh đồng liền thửa, liền bờ (cùng 1 khu) và đã được chính quyền địa phương quy hoạch vùng CĐL sản xuất lúa Diện tích này thuộc sở hữu của các thành viên HTX nông nghiệp Trên cánh đồng này, các hộ sử dụng chung một loại giống lúa và là giống lúa được xác nhận theo yêu cầu của doanh nghiệp tiêu thụ Các hộ phải áp dụng chung thực hành QTKT canh tác Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm sẽ kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa với các hộ sản xuất lúa thông qua HTX.

- Các cán bộ khuyến nông, cán bộ BVTV (huyện, xã) tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ thành viên HTX Đồng thời các cán bộ này sẽ cùng với cán bộ HTX thực hiện việc hướng dẫn và giám sát các hộ nông dân áp dụng QTKT chung.

- Doanh nghiệp mua lúa tươi tại điểm tập kết tập trung gần ruộng do doanh nghiệp quy định và chịu trách nhiệm vận chuyển về kho của doanh nghiệp để sấy Giá thóc tươi mà doanh nghiệp thu mua cao hơn giá thị trường cùng thời điểm cho hộ nông dân (hiện nay doanh nghiệp mua cao hơn bình quân 437 đồng/kg) Trong trường hợp này, đòi hỏi: i) Doanh nghiệp phải có hệ thống kho chứa và sấy lúa; ii) Chính quyền địa phương và HTX phải điều phối lịch thời vụ gieo sạ và lịch thu hoạch lúa giữa các hộ thành viên, phù hợp với năng lực sấy của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp tiêu thụ lúa có thể hỗ trợ ứng trước một phần giống và vật tư phân bón, thuốc BVTV từ đầu vụ cho các hộ sản xuất lúa thông qua HTX Mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ cụ thể do doanh nghiệp tiêu thụ thảo luận và thống nhất với HTX và các hộ nông dân Doanh nghiệp tiêu thụ lúa có thể liên kết với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào để cung ứng vật tư cho hộ thành viên thông qua HTX Việc cung ứng này có nhiều mặt lợi đó là: i) hộ nông dân yên tâm liên kết, coi đó là sự đảm bảo của doanh nghiệp liên kết sẽ thu mua sản phẩm vào cuối vụ; ii) hộ nông dân đỡ gặp khó khăn về vốn để đầu tư cho sản xuất, trong khi đó lại được nhận vật tư đảm bảo chất lượng, giá thấp hơn (HTX mua với giá đại lý cấp 1 trực tiếp từ các doanh nghiệp cung ứng vật tư); iii) doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm dễ dàng kiểm soát được chất lượng vật tư đầu vào, từ đó có thể áp dụng chung QTKT canh tác chung giữa các hộ được thuận lợi.

- HTX nông nghiệp là tác nhân chủ đạo điều phối liên kết xây dựng CĐL, đại diện cho các hộ nông dân trồng lúa hợp đồng liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ lúa Vì vậy, HTX sẽ đại diện cho các hộ nông dân thành viên đàm phán, ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp thu mua lúa Đồng thời, HTX tổ chức các hành động tập thể chung trong sản xuất lúa theo CĐL.

- Để hỗ trợ các HTX nông nghiệp trong quản lí, tổ chức liên kết, doanh nghiệp tiêu thụ lúa cần thiết phải hỗ trợ cho HTX chi phí quản lí, tổ chức liên kết, thực hiện hợp đồng theo khối lượng thóc được doanh nghiệp thu mua thông qua HTX Mức hỗ trợ cụ thể sẽ do doanh nghiệp tự thỏa thuận với HTX.

Vai trò, trách nhiệm của các tác nhân trong mô hình i) Vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp tiêu thụ lúa

+) Đặt hàng sản xuất đối với hộ nông dân và HTX nông nghiệp: loại giống, tiêu chuẩn chất lượng, khối lượng sản phẩm, thời điểm cung cấp, cơ chế chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro giữa các bên Việc đặt hàng của doanh nghiệp dựa trên thị trường tiêu thụ và nguồn lực của doanh nghiệp.

+) Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với HTX trước mỗi vụ sản xuất lúa; hợp đồng ghi rõ sản xuất loại giống sản xuất, QTKT áp dụng,… cũng như quyền lợi, trách nhiệm của các bên liên kết;

Ngày đăng: 29/12/2022, 21:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w