1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác dụng điện châm huyệt nội quan thần môn tam âm giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn

87 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tác Dụng Điện Châm Huyệt Nội Quan, Thần Môn, Tam Âm Giao Trong Điều Trị Mất Ngủ Không Thực Tổn
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,05 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (3)
    • 1.1. Sinh lý giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ (3)
      • 1.1.1. Sinh lý giấc ngủ (3)
      • 1.1.2. Cơ chế điều hoà thức ngủ (6)
      • 1.1.3. Mất ngủ không thực tổn (8)
    • 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ không thực tổn (11)
      • 1.2.1. Theo tiêu chuẩn của ICD-10 mục F51.0 (11)
      • 1.2.2. Lâm sàng (11)
    • 1.3. Các phương pháp đánh giá rối loạn giấc ngủ trên lâm sàng và cận lâm sàng (13)
      • 1.3.1. Phương pháp đánh giá trên lâm sàng (13)
      • 1.3.2. Phương pháp đánh giá trên cận lâm sàng (14)
    • 1.4. Các phương pháp điều trị mất ngủ không thực tổn (17)
    • 1.5. Quan niệm của Y học cổ truyền về mất ngủ (18)
      • 1.5.1. Thể Tâm Tỳ hư (19)
      • 1.5.2. Thể Tâm Thận bất giao (20)
    • 1.6. Các phương pháp điều trị mất ngủ bằng thuốc y học cổ truyền (21)
    • 1.7. Điều trị mất ngủ bằng điện châm (22)
      • 1.7.1. Nguyên tắc chung (22)
      • 1.7.2. Khái niệm về điện châm (22)
      • 1.7.3. Tác dụng của nhóm huyệt điều trị (23)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (29)
    • 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (29)
    • 2.2. Đối tượng nghiên cứu (29)
      • 2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân (29)
      • 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ (30)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (31)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (31)
      • 2.3.2. Quy trình nghiên cứu (31)
      • 2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi (33)
    • 2.5. Đạo đức nghiên cứu (36)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1. Mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu (37)
      • 3.1.1. Đặc điểm tuổi và giới tính (37)
      • 3.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, xã hội (39)
      • 3.1.3. Các nhân tố stress (39)
      • 3.1.4. Thời gian mất ngủ (40)
    • 3.2. Đánh giá và so sánh hiệu quả lâm sàng điều trị MNKTT trên 2 nhóm nghiên cứu (41)
      • 3.2.1. Hiệu quả trên thời lượng giấc ngủ (41)
      • 3.2.2. Hiệu quả trên thời lượng đi vào giấc ngủ (42)
      • 3.2.3. Hiệu quả trên chất lượng giấc ngủ (45)
      • 3.2.4. Hiệu quả làm giảm biểu hiện thức giấc sớm (45)
      • 3.2.5. Hiệu quả làm giảm các triệu chứng mất ngủ gây nên sự mệt mỏi cản trở hoạt động xã hội và nghề nghiệp (45)
      • 3.2.6. Các rối loạn tâm thần và các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ (47)
    • 3.3. Đánh giá và so sánh sự biến đổi Test tâm lý trong điều trị MNKTT trên 2 nhóm nghiên cứu (48)
      • 3.3.1. Test PSQI (48)
      • 3.3.2. Đặc điểm Test Beck, SAS-Zung (49)
    • 3.4. Đánh giá và so sánh sự biến đổi các thông số EEG trên 2 nhóm nghiên cứu (50)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (52)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (52)
      • 4.1.1. Đặc điểm về giới và tuổi (52)
      • 4.1.2. Nghề nghiệp (53)
      • 4.1.3. Tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh gia đình (53)
      • 4.1.4. Các yếu tố thúc đẩy mất ngủ không thực tổn (54)
    • 4.2. Tác dụng của điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao (57)
      • 4.2.3. Hiệu quả giấc ngủ (59)
      • 4.2.4. Chất lượng giấc ngủ (60)
      • 4.2.5. Triệu chứng thức giấc lúc nửa đêm hoặc dậy quá sớm lúc buổi sáng (60)
      • 4.2.6. Triệu chứng mất ngủ gây nên sự mệt mỏi cản trở hoạt động xã hội và nghề nghiệp (61)
      • 4.2.7. Các rối loạn tâm thần và các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ (62)
      • 4.2.8. Biến đổi bảng điểm đánh giá PSQI (63)
      • 4.2.9. Biến đổi của điện não đồ (64)
    • 4.3. So sánh tác dụng của điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm (65)
  • KẾT LUẬN (69)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Châm Cứu Trung ương.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 8 năm 2009.

Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là mất ngủ không thực tổn có tuổi từ 18 tuổi trở lên đến khám và điều trị tại Bệnh viện Châm cứu trung ương

Bệnh nhân đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu sử dụng phác đồ huyệt nghiên cứu.

2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

A Theo tiêu chuẩn của ICD-10 (Đã nêu ở mục 1.2.1).

B Lâm sàng: Đã nêu ở mục 1.2.2 gồm có:

- Các triệu chứng về giấc ngủ.

- Các triệu chứng liên quan tới ban ngày.

- Các rối loạn tâm thần kèm theo.

- Vai trò của sang chấn tâm lý và những sự kiện bất lợi trong cuộc sống.

* Test Berk: bậc thang đánh giá trầm cảm (Beck Depression Inventory), khi test Beck > 19 điểm là trầm cảm bệnh lý.

* Test (SAS)– Zung: thang đánh giá lo âu của Zung gồm 20 câu hỏi dành cho người bệnh tự đánh giá số thứ tự 20 mục với 4 mức độ, cường độ và thời gian được ghi điểm từ 1-4, tổng điểm là 80 Khi test Zung ≥ 59 điểm là lo âu bệnh lý.

* Đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng thang điểm Pittsburgh (PSQI) của Daniel J.Buyse 1989, nhằm đánh giá các chỉ số về chất lượng giấc ngủ (phụ lục 2), đánh giá các thành tố như sau:

Không có rối loạn 0 điểm.

Trong nghiên cứu này chúng tôi dựa theo phương pháp khám (tứ chẩn) để quy nạp theo các hội chứng và chọn bệnh nhân thể Tâm Tỳ hư và thể Tâm Thận bất giao, là hai thể thường gặp trên lâm sàng với biểu hiện như sau:

Tứ chẩn Thể Tâm Tỳ hư Thể Tâm Thận bất giao

Sắc mặt úa vàng, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng, tinh thần bạc nhược.

Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu.

Văn Tiếng nói nhỏ, rừ, hơi thở ngắn, không hôi.

Tiếng nói nhỏ, rừ, hơi thở không hôi.

Hồi hộp hay quên, ít ngủ hay mê, kém ăn, mỏi mệt, bụng trướng đại tiện nhóo, xuất huyết dưới da kinh nguyệt không đều, sắc nhợt, lượng nhiều, băng lậu hoặc kinh ít, kinh bế.

Tõm phiền, mất ngủ, hay mê, di tinh, lưng đùi ê mỏi, triều nhiệt đổ mồ hôi trộm, hoa mắt ù tai, hồi hộp, khô họng, tiểu đêm nhiều lần.

Thiết Mạch tế nhược Mạch tế sác.

Tất cả các bệnh nhân đều được sàng lọc bằng kỹ năng lâm sàng, phiếu sàng lọc và các test tâm lý.

- Mất ngủ liên quan đến bệnh thực thể tại não

- Mất ngủ liên quan đến bệnh thực thể ngoài não.

- Mất ngủ liên quan đến bệnh loạn thần: tâm thần phân liệt, trầm cảm loạn thần, hưng cảm loạn thần.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng so sánh trước và sau điều trị, so sánh giữa 2 nhóm

Cỡ mẫu nghiên cứu: chọn 60 bệnh nhân được chẩn đoán mất ngủ không thực tổn và đủ các điều kiện như đã nêu ở mục 2.1, sau đó chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1 (thuộc thể Tâm Tỳ hư): Gồm 30 bệnh nhân.

Nhóm 2 (thuộc thể TâmThận bất giao): Gồm 30 bệnh nhân

Cả hai nhóm đều được điều trị mất ngủ bằng điện châm nhóm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao.

2.3.2.1 Chọn bệnh nhân và chia nhóm

- Các bệnh nhân mất ngủ vào viện được thăm khám lâm sàng toàn diện gồm khám tâm thần (ý thức, cảm giác, tri giác, tư duy, cảm xúc, hành vi tác phong…), khám thần kinh, nội khoa, thăm khám theo phương pháp Y học cổ truyền để lựa chọn thể bệnh Thông qua thăm khám loại trừ những đối tượng không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.

- Ghi kết quả test Beck, test Zung, test PSQI: test Beck và test Zung để hỗ trợ chẩn đoán loại trừ đối tượng trầm cảm và lo âu Test PSQI được đánh giá trước và sau quá trình điều trị và hiệu quả điều trị.

- Tất cả các đối tượng nghiên cứu được ghi chép nhất quán theo mẫu bệnh án.

- Chọn các bệnh nhân thoả mãn các yêu cầu của đối tượng nghiên cứu

- Sau đó, chia các bệnh nhân đã lựa chọn vào hai nhóm tương ứng với thể bệnh nghiên cứu.

* Cả 2 nhóm đều được điện châm nhóm huyệt an thần: Nội quan, Thần môn, Tam âm giao.

- Xác định huyệt: Nhóm huyệt được xác định theo mô tả, dựa vào mốc giải phẫu và phương pháp lấy đồng thân thốn của Y học cổ truyền [39].

- Kỹ thuật châm: Bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái, hai tay để ngửa. Trước khi châm, sát trùng da vùng huyệt, tay trái căng da, tay phải cầm kim châm nhanh qua da vào đúng giữa huyệt, từ từ đẩy kim tới huyệt cho đến khi đạt được cảm giác “đắc khí” (bệnh nhân có cảm giác tê, tức Thầy thuốc dùng ngón tay lay nhẹ vào đốc kim cảm thấy kim bị mút chặt) Châm cả hai bên rồi kích thích bằng máy điện châm.

- Châm bổ: Mũi kim hướng thuận chiều đường kinh, kích thích nhẹ, lưu kim lâu (25-30 phút).

- Máy điện châm sử dụng trong nghiên cứu là máy M-7 do Bệnh việnChâm cứu trung ương sản xuất Máy sử dụng nguồn điện một chiều 6 volt, có thể phát xung liên tục và các xung có tần số khác nhau, có thể điều chỉnh cường độ kích thích cho phù hợp

- Dùng tần số bổ 1- 3 H• (60-180 xung/phút).

- Cường độ kích thích: được tăng dần từ 0-100 μV)A, tức là tới ngưỡng bệnh nhân chịu được.

- Thời gian kích thích: 25- 30 phút.

- Liệu trình điều trị: 20 ngày điện châm.

- Quy ước thời điểm đánh giá: trước khi điều trị (T0); sau điều trị 5 ngày (T1); sau 10 ngày điều trị (T2); sau 20 ngày điều trị (T3).

2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi

2.3.3.1 Các chỉ tiêu lâm sàng

* Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Tuổi, giới, nghề nghiệp, cách khởi phát, hoàn cảnh xảy ra bệnh, thời gian mắc bệnh, các yếu tố stress liên quan đến mất ngủ.

* Các triệu chứng về giấc ngủ

- Mỗi đêm ngủ được mấy giờ.

- Khó đi vào giấc ngủ: sau khi đã nằm trên giường mỗi đêm mất khoảng bao nhiêu phút mới ngủ được.

- Rối loạn giấc ngủ: tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc dậy quá sớm lúc buổi sáng.

- Hiệu quả giấc ngủ = Số giờ ngủ/ Số giờ nằm trên giường x 100%.

- Chất lượng giấc ngủ: sảng khoái và thoải mái sau khi ngủ dậy.

- Tình trạng buổi sáng được đánh giá theo các mức độ sau:

+ Tốt: sau khi ngủ dậy thấy cơ thể thoải mái, mệt nhọc biến mất, vẻ mặt tươi tỉnh.

+ Cải thiện: sau khi ngủ dậy thấy cơ thể thoải mái nhưng vẻ mặt còn mệt mỏi.

+ Không đổi: sau khi ngủ dậy không đem lại sức lực và sự tươi tỉnh, mệt mỏi, hay ngáp vặt.

+ Nặng: sau khi ngủ dậy thấy cơ thể mệt mỏi hơn, dáng vẻ chậm chạp hơn.

- Các triệu chứng liên quan đến chức năng ban ngày:

+ Khó khăn trong việc giữ tỉnh táo khi lái xe, lúc ăn, hay lúc tham gia vào các hoạt động xã hội.

+ Khó khăn trong việc duy trì sự nhiệt tình để hoàn thành công việc.

- Các triệu chứng cơ thể kèm theo:

- Các triệu chứng tâm thần thứ phát sau mất ngủ:

+ Khó tập trung chú ý, hay quên.

+ Trạng thái trầm cảm tâm căn nhẹ.

+ Lo âu kéo dài: lo âu có thể xảy ra vào ban ngày nhưng thường tập trung vào buổi tối nhất là lúc chuẩn bị đi ngủ vì lại sợ không ngủ được.

- Cảm xúc luôn thay đổi, dễ cáu gắt bực tức.

2.3.3.2 Test PSQI : Được đánh giá trước và sau điều trị (20 lần điện châm).

Test PSQI của Daniel J.Buysse 1989, nhằm đánh giá các chỉ số về chất lượng giấc ngủ [51] Test PSQI là một công cụ đơn giản hiệu quả, bao gồm 7 yếu tố của giấc ngủ.

- Yếu tố 1: Chất lượng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan của bệnh nhân.

- Yếu tố 2: Giai đoạn đi vào giấc ngủ.

- Yếu tố 3: Thời lượng giấc ngủ.

- Yếu tố 4: Hiệu quả của thói quen đi ngủ.

- Yếu tố 5: Các rối loạn giấc ngủ.

- Yếu tố 6: Sự sử dụng thuốc ngủ.

- Yếu tố 7: Rối loạn trong ngày.

Mỗi yếu tố đều được đánh giá ở 4 mức: không có (0 điểm), nhẹ (1 điểm), vừa (2 điểm), nặng (3 điểm) Một điểm tổng chung PSQI cũng đánh giá được chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân (0- 21điểm)

2.3.3.3 Điện não đồ: Ghi điện não đồ tại khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Châm cứu trung ương.

- Thời gian ghi: 8-10 giờ sáng.

- Phương pháp ghi: Theo phương pháp Jasper, mắc đạo trình đơn cực.

- Các thông số được xác định trên điện não đồ là tần số, biên độ và chỉ số các sóng cơ bản của điện não là alpha và beta Các chỉ số này được khảo sát ở vùng chẩm và vùng thái dương ở hai bên bán cầu não.

- Các thông số được xác định trước và sau 20 ngày điều trị ở 2 nhóm.

Các dụng cụ dùng cho khám bệnh và điều trị cho bệnh nhân:

- Kim châm cứu: là kim thép vô khuẩn, có đường kính 0,2-0,3 mm, chiều dài 4-6cm, sản xuất tại Trung Quốc.

- Máy điện châm M7 sản xuất tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương.

- Ống nghe, huyết áp kế do Nhật bản sản xuất.

- Máy đo điện não EEG 2110 của hãng NIHONKOHDEN (Nhật Bản) Máy có 21 kênh nối với 21 điện cực đặt tiếp xúc với da đầu ở 2 phía chia đều nhau.

- Bệnh án nghiên cứu, các bảng trắc nghiệm tâm lý.

2.4 Phương pháp xử lý số liệu:

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê Y sinh học bằng máy vi tính với sự hỗ trợ của phần mềm Medcalc 10.0 Sử dụng các thuật toán thống kê:

- So sánh giá trị trung bình của hai nhóm độc lập dùng test t- student.

- So sánh giữa các tỷ lệ bất kỳ giữa hai nhóm dùng test so sánh tỷ lệ.

Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu này được sự đồng ý, cho phép của Lãnh đạo, Ban Giám đốc Bệnh viện châm cứu trung ương.

- Bệnh nhân tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện, được giải thích rõ ràng trước và trong khi nghiên cứu.

- Nghiên cứu mang lại lợi ích thiết thực trong điều trị cho bệnh nhân, đảm bảo các chế độ chăm sóc điều trị.

- Được hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh mất ngủ và loại bỏ các yếu tố gây mất ngủ.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu

60 bệnh nhân được chọn lựa bằng khám lâm sàng, phiếu sàng lọc, test Beck, test SAS- Zung có đặc điểm như sau:

3.1.1 Đặc điểm tuổi và giới tính

Bảng 3.1 Phân bố độ tuổi

Nhận xét: số bệnh nhân ở độ tuổi 18-49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai nhóm (50% ở nhóm 1 và 46,7% ở nhóm 2).

Biểu đồ 3.1 Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu

Tuổi trung bình ở nhóm 2 là: 51,63 ± 15,21.

Tuổi trung bình tuổi ở hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Nhận xét: số bệnh nhân nữ ở cả hai nhóm đều cao hơn nam, nữ chiếm

63,3%, nam 36,7% ở cả hai nhóm Không có sự khác biệt về phân bố giới ở hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05). n8

Biểu đồ 3.2 Phân bố theo giới

3.1.2 Đặc điểm về nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, xã hội

Bảng 3.3 Đặc điểm nghề nghiệp

Nghề nghiệp Nhóm 1 Nhóm 2 n TL (%) n TL (%)

Nhận xét: số bệnh nhân là viên chức và hưu trí chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai nhóm (50,0% ở nhóm 1 và 46,7% ở nhóm 2), tiếp theo là số bệnh nhân có nghề nghiệp là buôn bán tự do (30% ở nhóm 1 và 26,7% ở nhóm 2).

Bảng 3.4 Đặc điểm hôn nhân và hoàn cảnh gia đình Đặc điểm Nhóm 1 Nhóm 2 n TL (%) n TL (%)

- Về hôn nhân: Tỷ lệ hôn nhân chiếm số đông (73,3% ở cả hai nhóm).

- Về hoàn cảnh gia đình: Tỷ lệ sống cùng gia đình chiếm đa số (73,3% ở nhóm 1 và 86,7% ở nhóm 2).

Bảng 3.5 Các stress thường gặp

Stress Nhóm 1 Nhóm 2 n TL (%) n TL (%)

Nhận xét: yếu tố công việc chiếm tỷ lệ lớn ở bệnh nhân mất ngủ ở cả hai nhóm (33% ở nhóm 1 và 36,7% ở nhóm 2) Tiếp theo là yếu tố thiệt hại kinh tế ở nhóm 1 (20%) và yếu tố thiên tai ở nhóm 2 (26,7%)

Bảng 3.6 Thời gian mất ngủ

Nhóm Thời gian mất ngủ (tháng)

Nhận xét: đối tượng nghiên cứu bị MNKTT có thời gian mất ngủ trung bình ở nhóm 1 là 14,00 ± 6,888 tháng, nhóm 2 là 11,83 ± 6,696 tháng (p < 0,05).

Biểu đồ 3.3 Thời gian mất ngủ trung bình

Đánh giá và so sánh hiệu quả lâm sàng điều trị MNKTT trên 2 nhóm nghiên cứu

Với quy ước: trước khi điện châm (T0); sau 5 lần điện châm (T1); sau

10 lần điện châm (T2); sau 20 lần điện châm (T3) Kết quả như sau:

3.2.1 Hiệu quả trên thời lượng giấc ngủ

Bảng 3.7 Sự thay đổi thời lượng giấc ngủ qua các giai đoạn điều trị

Nhận xét: thời lượng giấc ngủ tăng lên rõ rệt ở cả hai nhóm sau khi điện châm so với trước khi điện châm (p < 0,01).

Thời lượng giấc ngủ sau khi điều trị bằng điện châm ở hai nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05).

Biểu đồ 3.4 Thời lượng giấc ngủ 3.2.2 Hiệu quả trên thời lượng đi vào giấc ngủ

Bảng 3.8 Thời lượng vào giấc ngủ theo giai đoạn điều trị của 2 nhóm

- Trước khi điện châm, phần lớn bệnh nhân MNKTT ở cả hai nhóm phải mất trên 60 phút mới đi vào giấc ngủ (nhóm 1 có tỷ lệ BN là 86,7%, nhóm 2 có tỷ lệ BN là 83,3%) Sau điện châm không còn bệnh nhân nào phải mất trên 60 phút mới đi vào giấc ngủ.

- Trước khi điện châm số bệnh nhân ngủ được sau 15 phút ở mỗi nhóm chiếm tỷ lệ là 3,3%, sau khi điện châm 20 lần tỷ lệ đó đã tăng lên rõ (nhóm 1 có tỷ lệ là 50,0%, nhóm 2 có tỷ lệ là 53,3%, (p > 0,05).

Bảng 3.9 Hiệu quả giấc ngủ (1) theo giai đoạn điều trị

Nhận xét: Giá trị trung bình của hiệu quả giấc ngủ ở nhóm 2 hơn nhóm

Biểu đồ 3.5 Hiệu quả giấc ngủ (1) theo giai đoạn điều trị Bảng 3.10 Hiệu quả giấc ngủ (2) theo giai đoạn điều trị

Nhận xét: tất cả bệnh nhân mất ngủ nặng ở cả hai nhóm (HQGN < 65%), sau 20 lần điện châm đã có 73,3% BN ở nhóm 1 và 97,7 % BN cóHQGN > 75% (p < 0,05).

3.2.3 Hiệu quả trên chất lượng giấc ngủ

Bảng 3.11 Chất lượng giấc ngủ trước và sau khi điện châm

Nhó m CLGN T 0 T 1 T 2 T 3 n TL(%) n TL(%) n TL(%) n TL(%)

Nhận xét: tại thời điểm T0, số bệnh nhân có giấc ngủ kém chiếm tỷ lệ lớn nhất (93,3% ở cả hai nhóm) Qua các giai đoạn điều trị, chất lượng giấc ngủ có tiến triển tốt Tại thời điểm T3 không còn bệnh nhân nào có giấc ngủ kém ở cả hai nhóm.

3.2.4 Hiệu quả làm giảm biểu hiện thức giấc sớm

Nhận xét: thức giấc sớm hơn 3 lần trong tuần chiếm tỷ lệ cao nhất tại thời điểm T0 ở cả hai nhóm (nhóm 1 là 90%, nhóm 2 là 66,7%) Tại thời điểm T3, không còn bệnh nhân nào bị thức giấc sớm trên 3 lần trong tuần ở cả hai nhóm.

3.2.5 Hiệu quả làm giảm các triệu chứng mất ngủ gây nên sự mệt mỏi cản trở hoạt động xã hội và nghề nghiệp

Bảng 3.13 Rối loạn trong ngày

Nhận xét: tất cả bệnh nhân ở cả hai nhóm đều có triệu chứng rối loạn vào buổi sáng hơn 3 lần 1 tuần tại thời điểm T0 Các rối loạn giảm qua các giai đoạn điều trị và tại thời điểm T3 tỷ lệ bệnh nhân không còn rối loạn ở nhóm 1 là 43,3% và nhóm 2 là 90% (p < 0,05)

Bảng 3.14 Tình trạng buổi sáng

Nhận xét: Tại thời điểm T0, bệnh nhân có tình trạng buổi sáng mệt mỏi, chậm chạp chiếm tỷ lệ 93% ở nhóm 1 và 90% ở nhóm 2 Tại thời điểm T3, tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng buổi sáng tốt là 96,7% ở nhóm 1 và 93,3% ở nhóm 2 (p > 0,05)

3.2.6 Các rối loạn tâm thần và các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ

Bảng 3.15 Các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ

Nhóm Triệu chứng TP T 0 T 3 n TL(%) n TL(%)

Lo lắng không ngủ được 18 60,0 0 0

Lo lắng không ngủ được 14 46,7 0 0

Nhận xét: tại thời điểm T0, triệu chứng mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao nhất(100% ở nhóm 1 và 93,3% ở nhóm 2), Các triệu chứng trên hết hoặc còn rất ít tại thời điểm T3 ở cả hai nhóm.

Đánh giá và so sánh sự biến đổi Test tâm lý trong điều trị MNKTT trên 2 nhóm nghiên cứu

Bảng 3.16 Biến đổi các điểm trong thang PSQI

CLGN theo đánh giá chủ quan 2,96 ± 0,25 0,90 ± 0,48 < 0,01 Giai đoạn đi vào giấc ngủ 2,93 ± 0,23 0,75 ± 0,30 < 0,01 Thời lượng giấc ngủ 2,60 ± 0,62 0,91 ± 0,92 < 0,01 Hiệu quả của thói quen đi ngủ 3,00 ± 0,00 1,06 ± 0,05 < 0,01 Các rối loạn trong giấc ngủ 2,97 ± 0,18 0,88 ± 0,36 < 0,01

Sự sử dụng thuốc ngủ 2,47 ± 0,86 0,00

CLGN theo đánh giá chủ quan 2,93 ± 0,26 0,86 ± 0,50 < 0,01 Giai đoạn đi vào giấc ngủ 3,00 ± 0,00 0,73± 0,25 < 0,01 Thời lượng giấc ngủ 2,93± 0,69 0,94± 0,62 < 0,01 Hiệu quả của thói quen đi ngủ 3,00 ± 0,00 1,08 ± 0,03 < 0,01 Các rối loạn trong giấc ngủ 2,90 ± 0,30 0,90 ± 0,30 < 0,01

Sự sử dụng thuốc ngủ 2,70 ± 0,46 0,00

Nhận xét: Các yếu tố có sự thay đổi giữa hai lần đánh giá (T0 và T3), từ đa số là rối loạn nặng (2,90 đến 3 điểm ở cả hai nhóm) đến không có rối loạn

(0 điểm) và rối loạn nhẹ (0,94-1 điểm ở cả hai nhóm).

Bảng 3.17 Sự biến đổi của tổng điểm PSQI trước và sau điện châm

Nhận xét: tổng điểm PSQI giữa hai lần đánh giá có sự thay đổi rõ rệt

(p < 0,001), các giá trị PSQI sau điều trị ở hai nhóm tương đương nhau (p > 0,05).

Biểu đồ 3.6 Sự biến đổi của tổng điểm PSQI trước và sau điện châm

3.3.2 Đặc điểm Test Beck, SAS-Zung

3.3.2.1 Điểm trung bình test Beck

Như vậy các đối tượng nghiên cứu có trung bình điểm dưới 19, đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.

Test SAS-Zung trung bình ở nhóm 1 là 40,23 ± 2,36. nhóm 2 là 37,56 ± 2,42.

Các đối tượng có điểm trung bình dưới 59 điểm là đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.

Đánh giá và so sánh sự biến đổi các thông số EEG trên 2 nhóm nghiên cứu

Bảng 3.18 Biến đổi các thông số của sóng alpha trên điện não đồ nền

Nhóm Thông số sóng alpha

Tần số (H•) 11,77 ± 1,83 12,0 ± 1,32 > 0,05 Biên độ (àV) 38,73 ± 4,19 50,77±3,93 < 0,001 Chỉ số % 40,13 ± 4,32 53,27 ± 4,51 < 0,001 2

Tần số (H•) 12,97 ± 1,12 13,17 ± 1,14 > 0,05 Biên độ (àV) 38,97 ± 3,62 49,57 ± 3,25 < 0,001 Chỉ số % 37,60 ± 2,37 51,70 ± 2,35 < 0,001

Nhận xét: sau điều trị bằng điện châm, tần số sóng alpha tăng không đáng kể (p > 0,05) ở cả hai nhóm, biên độ và chỉ số đều tăng có ý nghĩa thống kê với (p < 0,001)

Các thông số sóng alpha sau điều trị ở cả hai nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05).

Bảng 3.19 Biến đổi các thông số sóng beta trên điện não đồ nền

Nhóm Thông số sóng beta

Tần số (H•) 11,40 ± 1,19 11,03 ± 1,49 > 0,05 Biên độ (àV) 15,57 ± 2,32 13,97 ± 2,04 < 0,001 Chỉ số % 52,40 ± 2,40 43,93 ± 3,87 < 0,001 2

Tần số (H•) 13,30 ± 1,93 12,87 ± 1,83 > 0,05 Biên độ (àV) 15,13 ± 2,86 13,87 ± 1,96 < 0,001 Chỉ số % 53,60 ± 3,13 48,07 ± 4,57 < 0,001

- Ở nhóm 1 và nhóm 2, tần số sóng beta ở điện não đồ nền thay đổi không đáng kể trước và sau điện châm 20 ngày (p > 0,05), trong khi đó biên độ và chỉ số sóng beta giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)

- Các thông số của sóng beta sau điều trị không khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05).

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm về giới và tuổi

Tỷ lệ mất ngủ của nữ chiếm 63,3%, và của nam là 36,7% trong nghiên cứu của chúng tôi Tỷ lệ này gần đúng với báo cáo của Ustun (1996) do TCYTTG tổ chức khảo sát với tỷ lệ mất ngủ giữa nữ và nam là 1,5 [78].

Tỷ lệ phụ nữ và độ tuổi từ 49-51 chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Quera-Salva (1991) ở Pháp đó là có sự gia tăng về tần suất các lời than phiền bị mất ngủ ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi 45 trở lên [73] Trupin năm 1992 đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chứng mất ngủ và chu kỳ kinh nguyệt, sự căng thẳng thần kinh ở thời kỳ tiền mãn kinh và lúc mãn kinh có sự liên quan đến sự giảm sút hormon estrogen [13], [66], [ 75], [84] Y học cổ truyền cũng cho thấy Âm huyết là phần vật chất quan trọng tạo thành cơ thể con người Hơn nữa dương khí có đầy đủ hay không cũng phải nương nhờ âm huyết mà tồn tại Theo Nội kinh

"người đến 40 tuổi thì âm khí đã kém đến phân nữa” nên nói khí dương thường thừa mà khí âm thường thiếu

Mặc dù những nghiên cứu của Quera-Salva, Hohagen và Ohayon đã giải thích sự gia tăng mất ngủ liên quan đến tuổi tác [53], [63], [64] và các thay đổi về kiểu giấc ngủ có liên quan đến tuổi tác, như là giảm đáng kể giấc ngủ có sóng chậm phản ánh một sự thoái hoá của cơ chế truyền sóng chậm của giải phẫu- thần kinh liên quan đến tuổi tác được Dement, Mourta•aev mô tả,trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân mất ngủ chủ yếu đang ở lứa tuổi lao động, vì vậy mất ngủ có khả năng do áp lực công việc cũng như áp lực của xã hội

Viên chức có tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là 50,0% ở nhóm 1 và 46,7% ở nhóm 2 Đây là những đối tượng phải làm việc căng thẳng, họ là những đối tượng phải chịu đựng những mâu thuẫn và sức ép của công việc nhiêu nhất Kết quả này phù hợp với các tiêu chuẩn trong bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10, mục F51.0 đó là mất ngủ phát triển ở thời điểm có stress đời sống tăng lên [23] Ngoài ra, theo lý luận của Y học cổ truyền, lao tâm, lao lực làm hại Tỳ, Tỳ yếu không sinh huyết dẫn đến Tâm huyết hư cũng gây nên mất ngủ [9].

4.1.3 Tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh gia đình

- Tình trạng hôn nhân: Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ lập gia đình là 73,3% ở cả hai nhóm, chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu này của chúng tôi khác với nghiên cứu của: Quera- Salva (1991); Hohagen (1993), Ohayyon (1996), Ustun (1996) về “Các rối loạn giấc ngủ (và việc sử dụng lâu dài các loại thuốc ngủ) với tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân và công việc” Trong các nghiên cứu trên đã chỉ ra khuôn mẫu cổ điển của bệnh nhân bị mất ngủ là phụ nữ lớn tuổi, không có việc làm, trước đó đã từng kết hôn [53], [63], [64], [78].

Sự khác nhau trên có thể do phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa và quan điểm hôn nhân ở Việt Nam khác với các nước khác trên thế giới nên tỷ lệ ly thân trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có một trường hợp ở nhóm 1.

Có thể trong nghiên cứu của chúng tôi quá nhỏ nên có thể chưa phản ánh đúng tình trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.

- Hoàn cảnh gia đình: Phần lớn các gia đình Việt Nam hiện nay vẫn giữ truyền thống gia đình lớn (ba, bốn thế hệ), cho nên tỷ lệ sống chung cùng gia đình chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm 1 là 73,3%,nhóm 2 là 80,0% Sống cô đơn ở đây là sống xa nhà để làm việc, hoặc ở trọ.

4.1.4 Các yếu tố thúc đẩy mất ngủ không thực tổn

Không có yếu tố thúc đẩy mất ngủ trong nghiên cứu của chúng tôi, Điều này phù hợp với tiêu chuẩn của ICD- 10: đối tượng là những người bị mất ngủ không có tổn thương thực thể, như là tổn thương hệ thần kinh hoặc các bệnh lý khác, rối loạn hành vi, hoặc do dùng thuốc So sánh với nghiên cứu của Ustun năm 1996 đã báo cáo có 54% số bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ với một rối loạn về thể lực, so với 51,5% có rối loạn về tâm thần, chỉ có 6,5% dân số khảo sát báo cáo rằng có các khó khăn về giấc ngủ mà không đi kèm với các rối loạn về thể lực hay tâm thần [78] Ở Việt Nam, nghiên cứu về rối loạn trầm cảm trong các bệnh nội khoa cho thấy tỷ lệ rối loạn giấc ngủ khá cao (86%) ở lứa tuổi 12-40, nhưng không tìm thấy bằng chứng tổn thương thực thể nào [7]. Ở nhóm 1 Các yếu tố stress thường gặp và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại stress là yếu tố công việc, chiếm 33% Tiếp theo là yếu tố thiệt hại kinh tế chiếm 20% Bởi vì các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là đang ở độ tuổi lao động nên sức ép công việc và cuộc sống đè nặng lên họ, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang giảm sút thì thực tế hiện nay vấn đề lo lắng về kinh tế cũng là một yếu tố stress khá phổ biến Ở nhóm 2, yếu tố stress chiếm tỷ lệ cao nhất cũng là yếu tố công việc, chiếm 36,7% Tiếp đến là yếu tố thiên tai 26,7% và biến đổi gia đình 20%. Đây cũng là các yếu tố thường gặp trong thực tế đời sống ở Việt Nam khi có thiên tai thường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống công việc cũng như sự thay đổi cuộc sống gia đình

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu có thể gặp hai hoặc ba loại stress kết hợp, thông thường yếu tố công việc liên quan đến kinh tế và sự biến đổi trong gia đình Điều này phù hợp với với cơ chế “giọt nước cuối cùng” Tác động của sang chấn tâm lý là đa dạng và có thể một hoặc nhiều sang chấn là phù hợp với nghiên cứu của Võ Văn Bản và nhiều tác giả khác [3], [4], [67]

Theo ICD-10: “Mất ngủ phát triển ở thời điểm có stress tăng lên” [23]. Stress được định nghĩa là sự trải qua các cảm xúc âm tính kèm theo sự thay đổi các tiền chất hoá sinh, sinh lý, sự nhận thức, cách cư xử mà nó trực tiếp gây ra căng thẳng hoặc thích nghi với ảnh hưởng đó [67] Các sự kiện trong cuộc sống gây stress như mất người thân, ly dị, con cái hư hỏng, mất việc, tiếng ồn (đó là các sự kiện có hại, đe doạ hay thách thức).v.v…

Hầu hết các định nghĩa về stress đều nhấn mạnh mối liên hệ giữa cá nhân với môi trường, stress là hậu quả của một quá trình đánh giá của mỗi cá nhân, sự đánh giá về khả năng của mỗi cá nhân có đủ để đáp ứng với những đòi hỏi của môi trường hay không [67] Do vậy stress là một hàm số của mức độ phù hợp của cá nhân và môi trường [67] Theo nghiên cứu của La•arus và Launier và Pervin, khi những khả năng của một cá nhân vượt quá mức yêu cầu đủ để giải quyết một tình huống khó khăn, họ có thể cảm thấy rất ít stress. Một cá nhân nhận thấy khả năng của mình đủ giải quyết một sự kiện nhưng với một sự cố gắng lớn, họ có thể cảm thấy một stress ở mức trung bình Khi một cá nhân thấy rằng khả năng mình không đủ để giải quyết một sự kiện, họ sẽ nhận được một stress ở mức độ nặng

Stress có thể gây hại đối với cơ thể vì nó phá vỡ hoạt động sinh lý và cảm xúc của cơ thể và có thể gây bệnh nếu stress kéo dài Có ít nhất bốn hệ thống sinh lý bị ảnh hưởng hoặc trở thành bệnh lý dưới tác động của stress, những hệ thống này là hệ giao cảm tuỷ thượng thận, hệ tuyến yên- vỏ thượng thận, hệ peptid và hệ miễn dịch [4], [67]

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra tác nhân gây stress mạnh như bị tấn công, bạo lực, thiên tai…được gọi chung bằng thuật ngữ “rối loạn stress sau sang chấn” (PTSD: Post- Traumatic Stress Disorder) Hội chứng này làm tăng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, phạm tội, giảm trí nhớ và kém tập trung (Hội tâm thần Hoa Kỳ, 1980) Trong nghiên cứu của nhóm Lã Thị Bưởi, Phạm Thị Minh Đức, Đinh Thị Hoan cho thấy Stress đứng hàng đầu (93%) với vai trò như một yếu tố khởi phát giai đoạn trầm cảm trên phụ nữ mãn kinh [18]. Những người dễ bị tổn thương như người già, trẻ em hoặc người nghèo là những đối tượng đặc biệt dễ bị mắc bệnh do stress gây ra [67] Điều đó cũng phù hợp với lý luận của y học cổ truyền là mỗi loại cảm xúc âm tính làm tổn thương một loại khí nhất định trong cơ thể con người, chẳng hạn “Ưu thương Tỳ”, “Khủng thương Thận”, “Nộ thương Can”, cuối cùng sẽ gây nhiều bệnh tật khác nhau.

4.1.5 Tính chất xuất hiện và thời gian xuất hiện

Tất cả bệnh nhân ở hai nhóm nghiên cứu của chúng tôi đều có tính chất khởi bệnh từ từ, yếu tố này có liên quan đến thời gian mất ngủ trung bình trong hai nhóm nghiên cứu của chúng tôi là kéo dài hơn 1 năm Điều này được giải thích bởi vì triệu chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ban đầu chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, mặt khác người ta cảm thấy đây là hiện tượng bình thường do tuổi tác, khi không có các yếu tố bệnh lý khác kèm theo xảy ra, hoặc tin rằng có thể tự điều trị bằng uống thuốc theo từng đợt điều trị và tái phát nhiều lần Cho đến khi mất ngủ kèm theo các rối loạn khác của cơ thể và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì họ mới đến bệnh viện.

Vì vậy khi có sự tích tụ các thói quen có hại cho giấc ngủ, hoặc các tác nhân môi trường, kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng mất ngủ rõ rệt, thì việc điều trị là cần thiết nếu không thì giấc ngủ tiếp tục bị ảnh hưởng xấu [48], điều này cũng phù hợp với lý luận củaYHCT là chữa lúc bệnh chưa nặng thì còn được, nếu kéo dài thì chân âm vô hình bị tổn thương thì lúc đó âm tinh không đưa lên nuôi được Tâm gây mất ngủ và khó chữa hơn [43].

Tác dụng của điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm giao

Thời lượng giấc ngủ là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng giấc ngủ Tại thời điểm trước khi được điều trị bằng điện châm, tất cả các đối tượng nghiên cứu ở cả hai nhóm đều có thời lượng giấc ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm (nhóm 1 là 2,60 ± 0,621, nhóm 2 là 2,93 ± 0,691), thời lượng giấc ngủ tăng lên rõ rệt sau mỗi đợt điều trị, cụ thể sau 5 lần điện châm thời gian ngủ tăng lên khoảng 2 tiếng, sau 10 lần điện châm tăng lên khoảng 3 tiếng và sau

20 lần điện châm thời gian ngủ tăng lên khoảng 5 tiếng so với thời điểm trước khi điện châm Như vậy sau điện châm thời lượng giấc ngủ trung bình ở mỗi nhóm nghiên cứu là hơn 7 tiếng, tăng rõ rệt so với trước khi điều trị Không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05) So sánh với nghiên cứu củaLemoine, Scheck, Pello: “Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của doxylamin trên bệnh nhân mất ngủ và những triệu chứng không mong muốn sau khi ngừng thuốc” Sau 4 tuần điều trị 132 bệnh nhân có nhóm chứng, sử dụng bộ câu hỏi của Spiegel để đánh giá chất lượng điều trị cho thấy có 70% trường hợp có tiến bộ rõ rệt [83] So sánh với Shi [68] “Châm cứu điều trị mất ngủ” thì nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả tương tự.

Từ đó cho thấy ưu điểm khi dùng điện châm để trị mất ngủ, đặc biệt giúp người bệnh có một giấc ngủ sinh lý So sánh với một số loại thuốc ngủ khác cho thấy thời gian có một giấc ngủ bình thường bằng điện châm thì lâu hơn Một nghiên cứu điều trị mất ngủ không dùng thuốc mới đây của Huang

(2009) “Điều trị 90 trường hợp mất ngủ mạn tính không thực tổn bằng liệu pháp lăn kim ( needle-rolling)” cho thấy phương pháp trị liệu này có hiệu quả lâu dài hơn phương pháp sử dụng thuốc ngủ thế hệ hai [54].

4.2.2 Thời gian đi vào giấc ngủ

Triệu chứng khó vào giấc ngủ là triệu chứng thường gặp trên các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng này có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ mà hầu hết các bệnh nhân than phiền và cảm thấy lo lắng, khó chịu nhiều nhất Bệnh nhân phải mất trên 60 phút mới đi vào giấc ngủ chiếm tỷ lệ rất cao trong cả hai nhóm nghiên cứu của chúng tôi (nhóm 1 là 86,7%, nhóm

2 là 83,3%) Tỷ lệ này giảm xuống sau 5 lần điện châm còn 33,3% (nhóm 1) và 36,7% (nhóm 2) Và không còn bệnh nhân nào sau 20 lần điện châm Tỷ lệ bệnh nhân đi vào giấc ngủ dưới 15 phút sau 20 lần điều trị là 50% (nhóm 1) và 53,3% (nhóm 2), dưới 30 phút là 40% (nhóm 1) và 33,3% (nhóm 2) Trên thực tế nghiên cứu lâm sàng của chúng tôi, ngay trong khi được điện châm nhóm huyệt an thần này, một số bệnh nhân đã đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng và êm dịu Trong nghiên cứu của Xuan (2007) về so sánh giữa châm cứu và sử dụng thuốc Esta•olam cho thấy: cả hai nhóm đều tốt hơn trước khi điều trị, đặc biệt thời gian đi vào giấc ngủ giảm rõ, tuy nhiên nhóm được châm cứu có ưu thế hơn về sự cải thiện bệnh mất ngủ và các chức năng hoạt động ban ngày [80]. Điều này cho thấy bên cạnh việc dùng thuốc thì phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc [61], đặc biệt là phương pháp điện châm có hiệu quả trong điều trị mất ngủ không thực tổn theo nguyên lý châm cứu giúp cơ thể lập lại cân bằng âm dương, điều hoà chức năng của các tạng phủ Trong nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng nhóm huyệt an thần kinh điển Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, từ lâu vẫn được áp dụng để điều trị mất ngủ Và đó cũng là lý do tại sao châm cứu ngày nay đã được chấp nhận bởi nhiều người và các nước ở phương Tây [74], [82]

Các công trình nghiên cứu kết hợp cận lâm sàng góp phần chứng minh cơ chế của châm cứu một cách rõ ràng, dễ hiểu và có thể chấp nhận được. Những nghiên cứu gần đây cho thấy châm cứu làm tăng tiết melatonin, có liên quan đến sự cải thiện giấc ngủ [69] Điều này một phần chứng minh được khả năng điều trị mất ngủ của châm cứu, để hiểu rõ thêm bản chất của châm cứu thì cần có các nghiên cứu sâu hơn nữa.

Hầu hết bệnh nhân trong hai nhóm nghiên cứu trước khi điện châm có hiệu quả giấc ngủ rất thấp, cụ thể là 100% bệnh nhân có hiệu quả giấc ngủ dưới 65% (trung bình ở nhóm 1 là 39,7%, nhóm 2 là 41,0%) Hiệu quả giấc ngủ tăng lên rõ rệt qua các đợt điện châm, Sau 20 lần điện châm, không còn bệnh nhân nào có HQGN dưới 65% ở cả hai nhóm, tỷ lệ có HQGN từ 75-84% là 65,0%, tỷ lệ bệnh nhân có hiệu quả giấc ngủ trên 85% là 20% Tính trung bình HQGN của hai nhóm là 79,0% Như vậy sau điều trị bằng điện châm bổ Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, hiệu quả giấc ngủ tăng lên rõ rệt So sánh với một số nghiên cứu về điện châm điều trị mất ngủ khác như của Lê Thị Hương Giang [14], sau 30 lần điện châm số người có HQGN dưới 65% là 3,3%; tỷ lệ có HQGN trên 75% là 96,6% Nghiên cứu của Suen [70],

“Phương pháp nhĩ châm bằng dán viên từ ở huyệt thần môn, vùng Tâm, Can,

Tỳ”, thì HQGN sau đợt điều trị có giá trị trung bình là 79,28 ± 10,77% Như vậy nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự (79,0%) Như chúng ta đã biết, HQGN được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm số giờ ngủ thực sự với số giờ nằm trên giường, HQGN sau điều trị tăng lên có nghĩa là thời lượng giấc ngủ được cải thiện Như vậy phương pháp điện châm trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có tác dụng tốt trong điều trị mất ngủ không thực tổn.

Chất lượng giấc ngủ theo đánh giá chủ quan của bệnh nhân đã thay đổi theo chiều hướng tốt sau khi điều trị bằng điện châm 20 ngày Cụ thể là 93,3% bệnh nhân ở hai nhóm có giấc ngủ kém trước khi điều trị bằng điện châm, Sau điện châm, tỷ lệ bệnh nhân có giấc ngủ tốt ở cả hai nhóm là 31,7%, có giấc ngủ khá là 65,0% Nghiên cứu của Lemoine, Sheck và Pello cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có chất lượng giấc ngủ tốt là 73%, không đổi là 17%, kém là 10% [83] Trong nghiên cứu của chúng tôi mặc dù số bệnh nhân có giấc ngủ tốt chưa cao so với nghiên cứu ở trên, khi dùng thuốc ngủ, tuy nhiên mức độ cải thiện giấc ngủ theo chủ quan đã thay đổi rõ rệt, 65,5% bệnh nhân có giấc ngủ khá sau điện châm so với 93,3% bệnh nhân có giấc ngủ kém trước khi điện châm đã phần nào nói lên tác dụng của phương pháp điện châm này, ngoài ra tính bền vững và không lệ thuộc thuốc được đánh giá cao trong nghiên cứu của chúng tôi.

4.2.5 Triệu chứng thức giấc lúc nửa đêm hoặc dậy quá sớm lúc buổi sáng

Một trong những mục tiêu của nghiên cứu điều trị mất ngủ là giảm số lần thức giấc sớm Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi bệnh nhân vào viện,triệu chứng khó vào giấc và hay thức giấc vào lúc nữa đêm và khó ngủ lại là hay gặp nhất Cụ thể, tỷ lệ bệnh nhân thức giấc hơn 3 lần trong tuần trước khi điện châm là 78,3% và sau 20 lần điều trị không còn bệnh nhân nào Không thức giấc và thức giấc dưới 1 lần/tuần là 73,3% + 23,3% = 96,6% Trong nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang [14], không còn bệnh nhân nào thức giấc hơn 3 lần 1 tuần sau điều trị, không thức giấc và thức giấc dưới 1 lần/tuần là 90% Nghiên cứu của Lemoine, Scheck và Pello [83] sau 4 tuần điều trị 132 bệnh nhân mất ngủ bằng doxylamin có nhóm chứng cho thấy có 72% trường hợp giảm bớt số lần thức dậy trong đêm, 17% là không thay đổi, 11% tăng lên

Như vậy nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tiến bộ rõ rệt khi được điều trị bằng điện châm nhóm huyệt an thần kinh điển Phải chăng nhóm huyệt này có liên quan đến kích thích sự biến đổi hoá học? đặc biệt là chuyển hoá của serotonine? mà sự chuyển hoá này có ảnh hưởng đến chu kỳ thức ngủ như đã trình bày ở phần tổng quan [58], [59], [65], [81] Điều này cũng phù hợp với yêu cầu cho một thuốc ngủ lý tưởng là thiết lập lại mô hình giấc ngủ bình thường, rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ, giảm thời gian thức giấc và đánh giá của bệnh nhân về chất lượng và thời lượng giấc ngủ, sự cải thiện về chức năng ban ngày.v.v là dấu hiệu để xác định mức độ thành công [80].

4.2.6 Triệu chứng mất ngủ gây nên sự mệt mỏi cản trở hoạt động xã hội và nghề nghiệp Đa số các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều có sự giảm hoạt động, giảm sự nhiệt tình, tình trạng buổi sáng mệt mỏi 100% là tỷ lệ đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gặp khó khăn trên 3 lần 1 tuần trong công việc giữ tỉnh táo khi điều khiển xe máy, xe đạp, các hoạt động trong gia đình và xã hội, tại thời điểm trước điện châm Sau 20 lần điện châm số bệnh nhân này không còn gặp các vấn đề trên có tỷ lệ là 66,7%, tỷ lệ bệnh nhân còn gặp khó khăn dưới một lần trong tuần là 33,3%.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy giai đoạn giấc ngủ pha chậm đóng vai trò củng cố hệ miễn dịch, giấc ngủ pha nhanh giúp chấn chỉnh chức năng học tập và điều chỉnh tâm thần Khi những bệnh nhân mất ngủ, bộ não của họ phải làm việc nhiều hơn những người được nghỉ ngơi tốt Mất ngủ ngày càng được xem như là nguyên nhân gây của rối loạn tâm tính, gây nên sai sót trong lao động và tai nạn xe cộ [65] Điều này phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả, mất ngủ gây nên hậu quả nghiêm trọng trong các rối loạn chức năng vào ban ngày, rối loạn tâm thần, và tăng nguy cơ chấn thương do tai nạn [65].

Tình trạng mất ngủ kéo dài làm cho cơ thể buổi sáng mệt mỏi, khó thích nghi với cuộc sống và công việc Trong nghiên cứu này có 91,7% đối tượng thấy mệt mỏi, nặng nề sau khi ngủ dậy tại thời điểm trước khi điện châm Kết quả sau 20 lần điện châm cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có cảm giác khoẻ khoắn, tỉnh táo sau khi ngủ dậy là 95,0% So với kết quả nghiên cứu của

So sánh tác dụng của điện châm huyệt Nội quan, Thần môn, Tam âm

Thận bất giao theo Y học cổ truyền)

Theo Y học cổ truyền, mất ngủ là một chứng trạng nằm trong nhiều bệnh lý khác nhau như: Tâm căn suy nhược, hư lao…Nguyên nhân sinh ra chứng mất ngủ cũng khá phức tạp Hải Thượng Lãn Ông viết trong Y trung quan kiện “Thần trí bất điều có thể dẫn tới tâm hư, tỳ hư, phế hư gây ra mất ngủ” [43] Sách Y tông kim giám viết “Mất ngủ sinh ra do hiện tượng không điều hoà của ngũ chí: thần, hồn, khí, phách, ý, chí” [11] Nguyên nhân mất ngủ có thể phân ra bốn loại sau: Tâm huyết bất túc, Tâm Tỳ hư, Tâm Thận bất giao, Can huyết hư tổn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi đã chọn hai thể bệnh thường gặp trên lâm sàng là thể Tâm Tỳ hư (nhóm 1) và thể Tâm Thận bất giao (nhóm 2), nghiên cứu tập trung vào đánh giá sự cải thiện giấc ngủ sau khi điện châm bổ nhóm huyệt an thần Nội quan, Thần môn, Tam âm giao theo các giai đoạn nghiên cứu dựa trên các chỉ tiêu và cách đánh giá của Y học hiện đại

Qua các kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: cả hai nhóm đều có hiệu quả tốt sau 20 lần điện châm Cụ thể, Dựa vào 7 thành tố trong thang điểm PSQI ở cả hai nhóm đều có tiến triển tốt (p < 0,001), từ mức độ rối loạn nặng về giấc ngủ đến giảm rối loạn và không còn rối loạn Thời lượng giấc ngủ tăng lên đáng kể ở cả hai nhóm sau khi điều trị (p < 0,01), sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Không còn bệnh nhân nào phải mất hàng tiếng đồng hồ mới đi vào giấc ngủ ở cả hai nhóm sau khi điều trị. Hiệu quả giấc ngủ tăng lên so với trước khi điều trị ở cả hai nhóm (p < 0,01), giá trị trung bình hiệu quả giấc ngủ ở nhóm 2 cao hơn nhóm 1 sau khi điều trị (p

Ngày đăng: 29/05/2023, 11:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Hoàng Bảo Châu (1980), “Tìm hiểu nhận thức của người xưa về hệ kinh lạc và huyệt”, Thông tin Đông y, 1-2 (28), tr. 7-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu nhận thức của người xưa về hệkinh lạc và huyệt”, "Thông tin Đông y
Tác giả: Hoàng Bảo Châu
Năm: 1980
11. Hoàng Bảo Châu (1997), Nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 121-45, 177-89, 475-83, 586-600 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội khoa Y học cổ truyền
Tác giả: Hoàng Bảo Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản Yhọc Hà Nội
Năm: 1997
12. Trần Phương Đông (2001), Nghiên cứu đặc điểm huyệt phong trì và ảnh hưởng của điện châm huyệt này lên điện não đồ và chỉ số tuần hoàn, Luận văn Thạc sĩ y học, trường Đại học Y Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm huyệt phong trì vàảnh hưởng của điện châm huyệt này lên điện não đồ và chỉ số tuần hoàn
Tác giả: Trần Phương Đông
Năm: 2001
13. Phạm Thị Minh Đức (1996), “Sự phát triển cơ thể và các hormon tham gia điều hoà sự phát triển cơ thể”, Chuyên đề sinh lý tập 1, tr. 172-183 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển cơ thể và các hormon thamgia điều hoà sự phát triển cơ thể”, "Chuyên đề sinh lý tập 1
Tác giả: Phạm Thị Minh Đức
Năm: 1996
14. Lê Thị Hương Giang (2002), Đánh giá hiệu quả lâm sàng điều trị mất ngủ không thực tổn (thể Tâm Tỳ hư) bằng điện châm, Luận văn Thạc sĩ y học trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả lâm sàng điều trị mấtngủ không thực tổn (thể Tâm Tỳ hư) bằng điện châm
Tác giả: Lê Thị Hương Giang
Năm: 2002
15. Hoàng Khánh Hằng (2001), Nghiên cứu đặc điểm sinh học huyệt Hợp cốc và một số chỉ số sinh học khi điện châm huyệt này, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh học huyệt Hợpcốc và một số chỉ số sinh học khi điện châm huyệt này
Tác giả: Hoàng Khánh Hằng
Năm: 2001
16. Hoàng Khánh Hằng, Lê Thu Liên, Phạm Minh Đức (1997), “Theo dõi hình ảnh điện não trên bệnh nhân đau đầu do mất ngủ kéo dài”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.15- 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo dõihình ảnh điện não trên bệnh nhân đau đầu do mất ngủ kéo dài”, "Kỷ yếucông trình nghiên cứu khoa học
Tác giả: Hoàng Khánh Hằng, Lê Thu Liên, Phạm Minh Đức
Nhà XB: nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 1997
17. Bùi Mỹ Hạnh (2003), Nghiên cứu đặc điểm của huyệt Nội quan và ảnh hưởng của điện châm huyệt này lên một số chỉ số sinh học, Luận án Tiến sĩ Y học trường Đại Học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm của huyệt Nội quan và ảnhhưởng của điện châm huyệt này lên một số chỉ số sinh học
Tác giả: Bùi Mỹ Hạnh
Năm: 2003
18. Đinh Thị Hoan (2001), Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh, Luận án Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở phụ nữmãn kinh
Tác giả: Đinh Thị Hoan
Năm: 2001
20. Nguyễn Mạnh Hùng (1999), “Những thành phần chủ yếu của điện não đồ”, Điện não đồ - Lưu huyết não đồ, Bệnh viện trung ương quân đội 108, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, tr. 21-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thành phần chủ yếu của điện nãođồ"”, Điện não đồ - Lưu huyết não đồ
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Năm: 1999
21. Nguyễn Thị Hương (2003), Nghiên cứu tác dụng của điện châm trong điều trị bệnh Tâm căn suy nhược (thể Can Tận âm hư theo YHCT), Luận văn Thạc sĩ Y học trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng của điện châm trongđiều trị bệnh Tâm căn suy nhược (thể Can Tận âm hư theo YHCT)
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Năm: 2003
22. Đỗ Công Huỳnh, Nguyễn Bá Quang (1998), “Ảnh hưởng của điện châm các huyệt Hợp cốc, Nội quan, Ế phong, Khuyết bồn lên điện não thỏ và hàm lượng cathecholamin, acetylcholin trong máu thỏ”, Tạp chí sinh lý học, 2 (1), tr. 21-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của điệnchâm các huyệt Hợp cốc, Nội quan, Ế phong, Khuyết bồn lên điện nãothỏ và hàm lượng cathecholamin, acetylcholin trong máu thỏ"”, Tạp chísinh lý học
Tác giả: Đỗ Công Huỳnh, Nguyễn Bá Quang
Năm: 1998
23. ICD 10 (2007), “Mục F51: Rối loạn giấc ngủ - F51.0: mất ngủ không thực tổn”, tr. 235-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục F51: Rối loạn giấc ngủ - F51.0: mất ngủ khôngthực tổn
Tác giả: ICD 10
Năm: 2007
24. Vũ Văn Lạp (1996), Nghiên cứu đặc điểm huyệt Túc tam lý và ảnh hưởng điện châm huyệt này lên chức năng một số cơ quan trong cơ thể, Luận án PTS khoa học Y dược, Học viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm huyệt Túc tam lý và ảnhhưởng điện châm huyệt này lên chức năng một số cơ quan trong cơ thể
Tác giả: Vũ Văn Lạp
Năm: 1996
25. Lê Quý Ngưu (1997), Từ điển huyệt vị châm cứu, Nhà xuất bản Thuận Hoá, tr. 357-60, 407-10, 452-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển huyệt vị châm cứu
Tác giả: Lê Quý Ngưu
Nhà XB: Nhà xuất bản ThuậnHoá
Năm: 1997
26. Vũ Đăng Nguyên (1994), Nghiên cứu đặc điểm điện não và lưu huyết não của người vận hành máy trong một số nghề đặc biệt, Luận án PTS khoa học Y Dược, Học viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm điện não và lưu huyếtnão của người vận hành máy trong một số nghề đặc biệt
Tác giả: Vũ Đăng Nguyên
Năm: 1994
27. Vũ Đăng Nguyên (1998), Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 146-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thầnkinh
Tác giả: Vũ Đăng Nguyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 1998
28. Lã Quang Nhiếp, Đặng Chu Kỷ (1984), Điều trị điện trên huyệt, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 76-80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị điện trên huyệt
Tác giả: Lã Quang Nhiếp, Đặng Chu Kỷ
Nhà XB: Nhàxuất bản Y học Hà Nội
Năm: 1984
30. Nguyễn Thị Tâm (1985), Góp phần nghiên cứu tác dụng kích thích điện qua da tần số thấp lên trạng thái não bệnh nhân suy nhược thần kinh, Luận án Thạc sĩ khoa học Y Dược, Học viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu tác dụng kích thíchđiện qua da tần số thấp lên trạng thái não bệnh nhân suy nhược thầnkinh
Tác giả: Nguyễn Thị Tâm
Năm: 1985
31. Thang Nhất Tân, Vương Thuỵ Tường (chủ biên), Nguyễn Thiện Quyến (dịch) (2000), Những bài thuốc tâm huyết của 800 danh Y Trung Quốc đương đại, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, tr. 132-3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: chủ biên"), Nguyễn Thiện Quyến("dịch") (2000), "Những bài thuốc tâm huyết của 800 danh Y Trung Quốcđương đại
Tác giả: Thang Nhất Tân, Vương Thuỵ Tường (chủ biên), Nguyễn Thiện Quyến (dịch)
Nhà XB: Nhà xuất bản Mũi Cà Mau
Năm: 2000

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w