Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu thập thông tin: tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin này trong suốt quá trình thu thập tài liệu từ khi bắt đầu xây dựng đề tài, lập đề cương hay đến khi hoàn thành chuyên đề Có thể nói đây là một phương pháp được sử dụng nhiều nhất và rất có hữu dụng Nguồn thông tin được thu thập rất phong phú từ nguồn khác nhau như trên mạng Internet, báo, sách vở…hay từ cơ quan thực tập Thông tin ở đây là những tài liệu hay số liệu cần thiết phục vụ cho việc viết chuyên đề này.
-Phương pháp thực địa: Trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, một phương pháp không thể không nhắc đến là phương pháp thực địa. Tác giả đã cùng giám sát viên của công ty cổ phần môi trường đô thị Tây Đô giám sát công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn quận Tây
Hồ Đây cũng là một phương pháp cần thiết và hữu ích.
-Phương pháp dự báo: Từ tài liệu thực tế về xu hướng phát sinh chất thải rắn trong những năm trước mà tac giả đã dự báo về việc phát sinh chất thải trong những năm tới.
-Phương pháp nội suy: phương pháp này sở dụng để xử lý một vài chi phí của công ty vì công ty cổ phần môi trường Tây Đô thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bạn quận Tây Hồ và hai phường của quận Cầu Gíấy, chính vì thế mà cần tính riêng cho quận Tây Hồ đã phải xử dụng phương pháp này.
Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo phần nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
Chương 2: Hiện trạng thực hiện mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ.
Chương 3: Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ, đề xuất các giải pháp kiến nghị.
XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
Khái niệm Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung, công tác
Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là một trong các giải pháp thực hiện chiến lược trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020 Để thực hiện thành công các mục tiêu về môi trường trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo, một mặt đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân, mặt khác cần có sự định hướng, tổ chức, giám sát thực hiện một cách chặt chẽ của nhà nước Nội dung của việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ môi trường Xác lập các cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một các công bằng, hợp lý đối với cả các đối tác thuộc Nhà nước cũng như các đối tác tư nhân khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường Đề cao vai trò của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ môi trường, giám sát việc bảo vệ môi trường Đưa bảo vệ môi trường vào nội dung hoạt động của các khu dân cư, cộng đồng dân cư và phát huy vai trò của các tổ chức này trong công tác bảo vệ môi trường Một trong những chương trình bảo vệ môi trường ưu tiên thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là chương trình xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường với thời gian hoàn thành vào năm 2010, cơ quan thực hiện
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh liên quan.
Xã hội hoá bảo vệ môi trường là sự kết hợp hài hoà vai trò của cộng đồng và sự quản lý của nhà nước vào các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế tham gia góp sức vào bảo vệ môi trường, chia sẻ gánh nặng với nhà nước trong lĩnh vực này để nhà nước tập trung và phát triển vào các lĩnh vực khác đòi hỏi đầu tư lớn và kỹ thuật cao hơn như công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, kết cấu hạ tầng…Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và lợi ích của toàn thể cộng đồng, của các thành phần kinh tế chứ không phải của riêng ai hay của riêng nhà nước Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nào về mô hình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường mặc dù mô hình đã được thực hiện khá thành công, đạt hiệu quả cao ở nhiều quận, huyện Sau đây là một vài quan niệm về xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
Theo Tiến sỹ Trần Thanh Lâm: Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là quá trình chyển hoá tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới trong hoạt động bảo vệ môi trường trên cơ sở đồng trách nhiệm, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường để đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Theo Giáo sư Nguyễn Viết Phổ: Xã hội hoá bảo vệ môi trường là việc huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp bảo vệ môi trường của đất nước Hay nói cách khác, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là phải biến chủ trương bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tầng lớp trong xã hội từ những nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý tới mọi người dân trong xã hội.
Theo Sở giao thông công chính Thành phố Hà Nội năm 2000: Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là việc vận động và tổ chức toàn xã hội và nhân dân tham gia một cách rộng rãi vào công tác bảo vệ môi trường nhằm cải thiện môi trường và từng bước nâng cao mức hưởng thụ vật chất và tinh thần của người dân.
Qua các quan niệm trên cho chúng ta thấy được mô hình xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường là mô hình cho thấy bảo vệ môi trường là nhiệm vụ, trách nhiệm, lợi ích của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và mọi người dân Bảo vệ môi trường đem lại lợi ích cho từng người nhưng đòi hỏi mỗi người phải tham gia vào công tác bảo vệ môi trường Chỉ có sự tham gia tích cực của mọi cấp, mọi ngành, mọi người dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và sự quản lý của nhà nước thì công tác bảo vệ môi trường mới có hiệu quả và thành công Hiệu quả đạt được thể hiện thông qua các mặt về hiệu quả quản lý, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả về môi trường Riêng về mặt kinh tế thì hiệu quả chính là việc tiết kiệm các nguồn chi phí cho ngân sách nhà nước trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Xã hội hoá trong bảo vệ môi trường chủ yếu được xem xét chủ yếu trong các lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.
Mô hình Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền 1991-2000, chúng ta đã đạt được nhưng kết quả quan trọng Nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế cho rằng, trong thời gian khoảng hơn 1 năm, Việt Nam đã làm được nhiều việc liên quan đến công tác bảo vệ môi trường mà các nươc khác có cùng điều kiên phải mất 20- 30 năm Tuy nhiên chúng ta vẫn cần cố gắng hơn nữa trong công tác này vì vẫn còn nhiều tồn tại và yếu kém Trong giai đoạn này môi trường nước ta đứng trước nhiều thách thúc lớn cả về mặt khách quan và chủ quan: nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa giải quyết trong khi dự báo mức độ ô nhiễm tiếp tục gia tăng, tổ chức và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp thiết thực nhằm cải thiện các thách thức môi trường nêu trên Một trong số đó chính là biện pháp không ngừng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường nói chung hay cụ thể là trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt khi vấn đề này đã và đang rất bức xúc Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong quá trình CNH-HĐH đất nước cần tập trung đầu tư lớn vào các chỉ tiêu kinh tế hơn là các mục tiêu về môi trường Cũng chính vì lý do này mà việc huy động toàn thể cộng đồng tham gia vào việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt là vô cùng cần thiết và nó sẽ giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước Có như thế thì nhà nước mới có thêm ngân sách đầu tư cho phát triển kinh tế
1.2.1 Một số mô hình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
Một trong những kết quả lớn nhất từ việc kí kết và thực hiện các Nghị quyết liên tịch chính là việc triển khai thành công một số mô hình bảo vệ môi trường có sự tham gia tích cực của cộng đồng và các đoàn thể nhân dân tại một số địa phương Đến nay, một số mô hình đã được các đoàn thể nhân dân phối hợp với các Bộ, ngành chức năng, chính quyền địa phương xây dựng và thực hiện đạt hiệu quả cao cả về khía cạnh xã hội và môi trường Có thể tổng hợp các mô hình này theo 4 loại hình sau:
1.2.1.1 Mô hình xã hội hoá bảo vệ môi trường trong đời sống sinh hoạt:
Bảo vệ môi trường trong đời sống sinh hoạt là một yêu cầu không thể thiếu được vì môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta như về mỹ quan, sức khoẻ cộng đồng Chính vì vậy mà bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng Bảo vệ môi trường trong việc thu gom rác thải sinh hoạt là một mảng rất quan trọng và đang được nói đến rất nhiều và cần được đưa vào đây các mô hình xã hội hoá trong công tác này để đạt những hiệu quả về các mặt môi trường hay về kinh tế… Các mô hình loại này đã góp phần cải thiện môi trường sống của nhân dân, tạo việc làm cho một số lao động địa phương, nâng cao được nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho nhân dân đồng thời kết hợp được phương thức Nhà nước và nhân dân cùng bảo vệ môi trường Với kỹ thuật đơn giản, người dân có thể tự thu gom và xử lý rác thải tại hộ gia đình Hình thức tổ chức hợp tác xã (tổ, đội) nhỏ gọn, sử dụng các phương tiện thu gom và xử lý đơn giản, đặc biệt là những nơi có đường giao thông nhỏ mà không thể đưa xe có kích thước lớn vào Do vậy, người dân đồng tình đóng góp và thấy rõ hiệu quả và các mô hình này cũng dễ áp dụng tại các thị trấn, thị tứ Điển hình là các mô hình như: đội thu gom rác dân lập; dân cư tham gia xử lý rác thải tại hộ gia đình; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; xử lý các chất thải sinh hoạt và chăn nuôi góp phần cải thiện môi trường sống và bảo vệ môi trường; xã hội hoá thu gom vận chuyển rác thải; tổ dịch vụ môi trường; hợp tác xã vệ sinh môi trường; xây dựng hương ước bảo vệ môi trường; cam kết bảo vệ môi trường tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế.
1.2.1.2 Mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường trong nông nghiệp:
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta, nước ta đi lên từ nông nghiệp lạc hậu, thô sơ chủ yếu canh tác theo lối thủ công là chính Việc canh tác trong nông nghiệp từ trước đến nay đã và đang ảnh hưởng lớn tới môi trường Việc ảnh hưởng này đã gây những tác động không nhỏ và cần sớm được cải thiện như việc sử dụng các loại hoá chất độc hại, việc canh tác không đúng kĩ thuật, không đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
Việc thực hiện các mô hình làng sinh thái bền vững gắn kết giữa phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp với bảo vệ môi trường cùng các chương trình tập huấn vệ sinh môi trường, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt , môi trường nông nghiệp được cải thiện, kinh tế tăng lên rõ rệt, tỷ lệ các hộ nghèo giảm đi đáng kể, tạo việc làm cho nhân dân nông thôn và miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo, diện tích rừng được phục hồi nhanh chóng, chấm dứt tình trạng khai thác rừng bừa bãi Đó chính là các mô hình làng sinh thái, mô hình trồng cây gây rừng kết hợp với bảo vệ môi trường, mô hình RVAC ở Quảng Trị, Hải Dương, Bắc Kạn, Lào Cai
1.2.1.3 Mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường trong công nghiệp:
Hiện nay với một thực trạng thực tế là môi trường trong các ngành công nghiệp bị ô nhiễm rất nặng nề Với mục tiêu giải quyết vấn đề môi trường trong công nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, việc áp dụng sản xuất sạch hơn đã góp phần giảm lượng chất thải, bảo đảm vệ sinh, cải thiện đáng kể môi trường lao động; kích thích doanh nghiệp đầu tư cải tiến công nghệ, thay đổi thiết bị, xây dựng các hệ thống xử lý chất thải; giảm đáng kể mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất; nâng cao năng suất lao động, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân về tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng về bảo vệ môi trường; tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện mối quan hệ giữa công nhân viên và lãnh đạo doanh nghiệp Đến nay, các mô hình này đã và đang tiếp tục được nhân rộng ở nhiều nhà máy, doanh nghiệp công nghiệp như: mô hình áp dụng tiếp cận sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; mô hình áp dụng chương trình cải tiến doanh nghiệp (FIP) tại Việt Nam
1.2.1.4 Các phong trào xã hội hóa bảo vệ môi trường :
Hiện nay, các phong trào xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là rất cần thiết và phát huy tác dụng Các đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị xã hội các cấp với thế mạnh lực lượng đông đảo và nhiệt tình như Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ đã tích cực xây dựng và duy trì các phong trào bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, góp phần làm sạch môi trường nông thôn, sử dụng hợp lý phân hữu cơ bón ruộng; tiết kiệm kinh phí mua phân vô cơ, nâng cao năng suất cây trồng; tạo dựng thói quen, nếp sống vệ sinh, sạch sẽ; giúp người dân được tiếp cận, sử dụng, tiết kiệm nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, cảnh quan xung quanh…
Các phong trào đến nay đã đạt được những kết quả nhất định như: Phong trào thiếu nhi màu xanh quê hương; chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ của thanh niên nông thôn; xây dựng trang trại trẻ; làng thanh niên lập nghiệp; hợp tác xã và hợp tác xã thanh niên; công trình thanh niên điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, trồng rừng; thanh niên xung phong bảo vệ môi trường; hỗ trợ vốn làm công trình; sạch làng tốt ruộng của nhân dân nông thôn tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
1.2.2 Một số mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cụ thể đã triển khai tại Việt Nam
1.2.2.1 Thành lập Đội thu gom rác dân lập thị xã Cửa Lò, Nghệ An: Đội thu gom rác dân lập thực hiện các hoạt động thu gom rác sinh hoạt tại các gia đình và đưa đến địa điểm tập kết để Công ty Môi trường đô thị chở ra bãi rác Nguồn kinh phí thu được của Đội một phần do Công ty Môi trường đô thị chi trả, một phần thu phí của các hộ gia đình Sau một thời gian hoạt động, Đội đã giải quyết được việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt trên địa bàn, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức và sự quan tâm về BVMT của cộng đồng Do tổ chức gọn nhẹ, phương tiện đơn giản, thô sơ nhưng phối hợp với địa bàn dân cư nhỏ và với mức phí thu gom rác thải không cao, lại tận dụng được một đội ngũ lao động dư thừa nên hiệu quả tổng hợp khá tốt.
1.2.2 2 Cộng đồng tham gia xử lý rác thải hộ gia đình huyện Từ Liêm, Hà
Mô hình này xuất phát từ một nhánh của đề tài Xây dựng cơ chế, chính thức xử lý rác và nước thải do sản xuất gây ra bằng việc hướng dẫn dung chế phẩm vi sinh EM, sau đó chuyển giao kỹ thuật xử lý cho xã để tổ chức thực hiện và nhân rộng Kết quả đã giảm được khối lượng lớn rác hữu cơ do được chế biến thành mùn và phân hữu cơ, khử được mùi hôi thối từ rác thải và nước cống rãnh, môi trường sống được cải thiện và ý thức BVMT của người dân được nâng lên Với kỹ thuật đơn giản, người dân có thể tự sản xuất ra chế phẩm vi sinh để xử lý rác, đem lại lợi ích thiết thực cho các hộ gia đình, vì vậy nhiều người đã hưởng ứng và tham gia thực hiện mô hình.
1.2.2.3 Xử lý các chất thải sinh hoạt và chăn nuôi góp phần cải thiện môi trường sống tại xã Quan Lộc, huyện An Định, Thanh Hóa Đây là một hợp phần của đề tài Xây dựng mô hình phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Thanh Hóa với phương thức Nhà nước hỗ trợ kinh phí 10%, nhân dân đóng góp 90% Dự án đã tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức BVMT và sức khỏe cộng đồng; xây dựng quy trình xử lý phân người và phân vật nuôi; tổ chức phân loại rác thải gia đình thành 2 loại và xử lý rác hữu cơ bằng chế phẩm EM; chế biến phụ phế phẩm nông nghiệp thành thức ăn gia súc; xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước trong thôn, xóm Sau 2 năm thực hiện, môi trường xã được cải thiện đáng kể với
240 hộ gia đình có hố xí tự hoại và hầm biogas, 1.208 gia đình có phương tiện phân loại rác, 10 trạm xử lý rác hữu cơ bằng chế phẩm EM, 7.700 tấn 20 rơm được chế biến thành thức ăn gia súc và nấm rơm
1.2.2.4 Thu gom, vận chuyển rác thải tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Là một đề tài nghiên cứu khoa học theo quyết định của UBND thành phố
Hà Nội, mô hình bao gồm các hoạt động: Phân loại rác tại gia đình, sau đó nhà thầu tư nhân đảm nhiệm việc thu gom rác thải vận chuyển đến bãi rác của xã; tổ chức các chiến dịch làm sạch dòng sông, cống rãnh; tổ chức xử lý chất thải hữu cơ tại hộ gia đình bằng chế phẩm vi sinh EM Những hoạt động này đã góp phần cải thiện môi trường sống của nhân dân, nâng cao được nhận thức và ý thức trách nhiệm BVMT cho nhân dân trong xã; đồng thời kết hợp được phương thức Nhà nước và nhân dân cùng bảo vệ môi trường.
1.2.2.5 Thành lập Hợp tác xã vệ sinh môi trường thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, Bắc Ninh Được thành lập từ năm 2001, Hợp tác xã (trước đó là tổ vệ sinh môi trường) đã tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày của thị trấn và đưa đến địa điểm tập kết, vệ sinh quét dọn nơi công cộng, khơi thông cống rãnh thoát nước, trồng và chăm sóc cây xanh Sau khi thực hiện, lượng rác thải được thu gom tăng gấp đôi, môi trường sạch hơn, qua đó tạo niềm tin trong cộng đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm BVMT của người dân, số dân tự nguyện đóng góp phí vệ sinh ngày càng tăng từ đó mua sắm thêm được các phương tiện phục vụ công tác vệ sinh môi trường Do tổ chức theo phương thức nhỏ gọn, các phương tiện sử dụng đơn giản, nên hoạt động của Hợp tác xã rất hiệu quả và dễ áp dụng tại các thị trấn, thị tứ.
1.2.2.6 Mô hình xã hội hoá thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đô thị ở Tam Kỳ, Quảng Nam (Mô hình có sự tham gia của cộng đồng)
Đánh giá hiệu quả mô hình Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
và xử lý rác thải.
1.3.1 Đánh giá về hiệu quả kinh tế: Để thực hiện việc đánh giá hiệu quả này người ta sẽ sử dụng phương pháp phân tích chi phí- hiệu quả Phương pháp phân tích chi phí- hiệu quả là một phương pháp được sử dụng trong trường hợp phương pháp phân tích chi phí- lợi ích gặp nhiều khó khăn Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích là một kỹ thuật giúp cho các nhà ra quyết định đưa ra những chính sách hợp lý về sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
Phân tích chi phí- lợi ích là một công cụ chính sách cho phép cá nhà hoạch định chính sách quyền được lựa chọn giữa các giải pháp thay thế có tính cạnh tranh với nhau…
Tuy nhiên trong trường hợp đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình xã hội hoá cong tác thu gom, vận chuyển và xử lý chât thải rắn thì phương pháp chi phí phân tích chi phí- hiệu quả sẽ được sử dụng vì ở đây chỉ xác định được những chi phí cơ bản mà rất khó xác định được những lợi ích Các nhà hoạch định chính sách muốn có được các thông tin hiệu quả của đồng tiền bỏ ra so với mục tiêu cần đạt được để làm cơ sở có nên tiếp tục đầu tư hay là thay đổi về mặt chính sách
Chi phí Công ty môi trường Đô thị hỗ trợ cho mô hình cộng đồng tự quản trong công tác thu gom chất thải rắn.
Chi phí thu gom 1 tấn chất thải rắn của Công ty môi trường Đô thị.
Chi phí thuê xử lý 1 tấn chất thải rắn của Công ty môi trường Đô thị.
Hiệu quả tiết kiệm từ thu gom chất thải rắn của các mô hình cộng đồng tự quản và các đợt vệ sinh phong trào.
Hiệu quả tiết kiệm được từ việc thuê phong trào vận chuyển bên ngoài.
Hiệu quả tiết kiệm được từ việc cộng đồng tự chôn lấp 1 phần chất thải rắn thu gom được trong các đợt vệ sinh phong trào và mô hình cộng đồng tự quản
1.3.1.3 Tiêu chí đánh giá chi phí- hiệu quả :
Qua bước phân tích chi phí ở trên đã xác định được các khoản chi phí từ các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn cần nghiên cứu Cũng từ đó mà chúng ta xác định được những khoản tiết kiệm được trong từng khâu trong các các mô hình cộng đồng tự quản và các đợt vệ sinh phong trào diễn ra trên địa bàn nghiên cứu.
Vấn đề việc làm đang là một vấn đề cấp bách hện nay Việc làm là nhu cầu thiết yếu của mỗi người trong xã hội, nó mang lại thu nhập trang trải các khoản chi phí hàng ngày của mỗi người Đối với các lao động không có trình độ thì thất nghiệp đang là một vấn đề cần được giải quyết Họ là những những người có sức khoẻ có nhu cầu về việc làm để có thu nhập nhưng họ lại không có trình độ hay tay nghề để có thể làm các công việc yêu cầu chất xám hay trình độ kỹ thuật Mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn được đưa ra sẽ giải quyết một phần của vấn đề này Vì mô hình này khi thực hiện thì nó thu hút được một bộ phận lao động không có trình độ Và tất nhiên nó mang lại thu nhập cho những người này.
Thu nhập bình quân của công nhân tăng lên sau khi thực hiện mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn Mô hình này thực hiện khi đem lại các hiệu quả kinh tế thì nó cũng sẽ tác động đến thu nhập của những người liên quan trong mô hình này.
Thu hút mọi người vào công tác vệ sinh môi trường cụ thể là trong các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải Vấn đề vệ sinh môi trường là một vấn đề yêu cầu cần có sự tham gia của nhiều người, nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội Vi việc phát sinh chất thải liên quan đến mỗi cá nhân trong xã hội Thực hiện mô hính xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nó sẽ thu hút được đông đảo tầng lớp trong xã hội tham gia vào công tác này.
Các phong trào quần chúng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đặc biệt là trong công tác này Cũng chính vì nó không tạo ra được sản phẩm vật chất nên nó không được quan tâm khi mức sống chưa cao Khi mô hình này được thực hiện thì yêu cầu được đưa ra là cần có sự tham gia của cộng đồng, của nhiều tầng lớp hay quần chúng cùng thực hiện Do đó mà mô hình này sẽ tạo được hiệu quả về mặt xã hội là mở rộng phong trào quần chúng tham gia tích cực vào công tác này.
Trách nhiệm, ý thức của mỗi người trong xã hội được nâng cao trong công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường Mỗi cá nhân có ý thức hơn trong việc xả rác thì môi trường của chúng ta sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Khi chưa thực hiện mô hình này thì việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn chủ yếu là do các xí nghiệp môi trường, các công ty môi trường đô thị đảm nhiệm Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện chưa cao, lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển, xử lý chỉ đạt khoảng 80% tổng lượng phát sinh chất thải do đó mà vẫn còn một khối lượng rác tồn đọng Khi mô hình xã hội hoá được đưa vào thực hiện đã góp phần giảm lượng rác thải tồn đọng, nâng cao hiệu quả của công tác này.
Khối lượng rác thải được thu gom và vận chuyển trên địa bàn thực hiện mô hình xã hội hoá sẽ được nâng cao Khi thu hút được đông đảo quần chúng cùng tham gia và nâng cao được ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân thì hiệu quả thực hiện trong công tác này sẽ cao hơn Cũng chính vì thế mà lượng rác thải thu gom được chưa cao.
Môi trường xanh_sạch_ đẹp
Các phường trên địa bàn đều được sử dụng dịch vụ vệ sinh môi trường Khi các xí nghiệp môi trường đô thị, công ty môi trường đô thị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải thì ở một số địa điểm do một số nguyên nhân nào đó có thể là do đặc điểm về địa hình, vị trí, giao thông… mà không được hưởng dịch vụ vệ sinh môi trường của các công ty, xí nghiêp này.
1.3.4 Hiệu quả về quản lý:
Tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn thực hiện mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý có hiệu quả hơn.
Có sự phối hợp quản lý về phát sinh chất thải rắn từ phía công ty môi trường đô thị đến các cá nhân trong địa bàn thực hiện.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 đã cho thấy được định nghĩa về xã hội hoá BVMT nói chung và công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nói riêng Bên cạnh đó chúng ta cũng đã đi nghiên cứu được một số mô hình cụ thể đã triển khai tại Việt Nam và nó cho thấy mang lại hiệu quả rất tốt Từ những lí luận chung đã trình bày chúng ta đã thấy được việc thực hiện mô hình xã hội hoá công tác thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn là cần thiết và phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
Trong các chương tiếp theo chúng ta sẽ đi nghiên cứu điều kiện của một địa bàn cụ thể, xem xét việc áp dụng mô hình này tại đó mang lại những hiệu quả gì và có phù hợp hay không Rồi từ đó tiến hành việc tính toán các giá trị hiệu quả mà mô hình này mang lại Đây cũng chính là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong các phần tiếp theo của chuyên đề này.
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VẬN HÀNH MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ.
Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên
Quận Tây Hồ được thành lập từ năm 1995, là một quận nội thành của thành phố Hà Nội, xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội
Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội
Gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng
Phía đông giáp quận Long Biên;
Phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy;
Phía nam giáp quận Ba Đình;
Phía bắc giáp huyện Đông Anh.
Khu vực xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ công truyền thống Với các công trình di tích lịch sử có giá trị, tập trung xung quanh Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô.
Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam
Nước ta nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa Quận Tây Hồ cũng mang những đặc điểm đặc trưng của kiểu khí hậu này Đặc điểm khí hậu rõ nét nhất là là sự thay đổi giữa hai mùa nóng và lạnh Mùa nóng thời tiết ẩm và mưa nhiều thường mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa lạnh khô hanh và ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau Giữa hai mùa lại có thời tiết chuyển tiếp giữa vào tháng 10 và tháng 4 hàng năm Một năm có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông Mùa xuân ấm áp, thường có mưa phùn tạo điều kiện cho cây cối xanh tốt, mùa này thường bắt đầu từ tháng 2 đển tháng 4 dương lịch Mùa hè bắt đầu từ tháng 5đến tháng 8 thời tiết rất nóng bức nhưng lại mưa nhiều Mùa thu thời tiết mát mẻ bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 Mùa đông rất lạnh, khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến hết tháng
1 năm sau Tuy nhiên ranh giới phân chia 4 mùa như vậy chỉ mang tính chất tương đối tuỳ vào từng năm.
Bảng 2.1: Bảng nhiệt độ trung bình năm (độ C)
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2008 Nhà xuất bản thống kê.
Bảng 2.2: Bảng độ ẩm trung bình (%):
`Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2008 Nhà xuất bản thống kê.
Điều kiện kinh tế - văn hoá và xã hội
2.2.1 Dân số và diện tích đất tự nhiên:
Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong địa giới Quận, là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước, phía Bắc và phía Đông là sông Hồng chảy từ phía Bắc xuống phía Nam.
Quận Tây Hồ có mật độ dân số thấp nhất trong các quận nội thành.
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp về các chỉ tiêu liên quan vấn đề dân số
Tỷ lệ tăng tự nhiên (‰) 11.2 11.15 14.62
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên (%) 1.97 1.92 1.82
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2007 nhà xuất bản thống kê
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế:
*Trong 5 năm 2001-2005 kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển khá cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8%, trong đó: Kinh tế Nhà nước tăng 13,4%/năm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,7%/năm; kinh tế ngoài quốc doanh tăng 16,9%/năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội II đề ra. *Theo chỉ tiêu phát triển của quận Tây Hồ giai đoạn 2006-2010;
-Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế do quận quản lý bình quân đạt 16-17%.
-Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ bình quân hàng năm là: 18 – 20%.
- Giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp thoe giá thực tế bình quân hàng năm đạt trên 85 triệu đồng
Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế phát triển theo đúng định hướng: Dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành: Dịch vụ 51,8%, công nghiệp 43,2%, nông nghiệp 5%.
Bảng 2.4.Doanh thu các ngành kinh tế của quận Tây Hồ năm 20008.
Công nghiệp ngoài quốc doanh TM-DV-DL Nông nghiệp
Nguồn: Số liệu thống kê UBND quận Tây Hồ năm 2008
2.2.3 Về văn hóa – xã hội:
- Giải quyết và tham gia giải quyết việc làm hàng năm: trên 3800 lao động.
- Giảm số hộ nghèo: từ 80% trở lên.
- Tỷ lệ sinh đến năm 2010: 15‰
- Tỷ lệ phổ cập bậc trung học năm 2010: đạt chuẩn phổ cập.
- Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa trên tổng số hộ: 85%.
Cơ sở hạ tầng
Biểu đồ 2.1 : Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị qua các năm
Năm Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
Nguồn: Tác giả tự xử lý.
2.3.1 Hệ thống đường giao thông:
Quận Tây Hồ là đầu mối giao thông phía Tây Bắc của Hà Nội bao gồm nhiều loại hình giao thông như giao thông đường bộ, giao thông đường sắt và giao thông đường sông
Nước sạch được cung cấp đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, hệ thống cung cấp nước sạch của thầnh phố ngày càng phát triển và lan rộng trên tất cả các phường Nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên quận ngày càng cao vì nhu cầu đảm bảo về sức khoẻ hay mức sống của người dân nay đã cao lên nhiều.
2.2.3 Điện Điện được cung cấp đầy đủ cho nhu cầu về sinh hoạt và sản xuất Hệ thống chiếu sáng đô thị trên tất cả các phường đều có để đảm bảo giao thông và sinh hoạt của dân cư.
Y tế
Chủ yếu là hệ thống mạng lưới trạm y tế tại các phường, phường nào cũng có trạm y tế được đầu tư trang thiết bị y tế đầy đủ đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.
Hiện trạng phát sinh chất thải ở quận Tây Hồ
Xu hướng chung không chỉ riêng ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều là sự gia tăng theo cấp số nhân lượng chất thải rắn Trong khi đó hầu hết các quốc gia đều vì theo đuổi những mục tiêu kinh tế của mình ma vẫn chưa có đủ điều kiện hay chưa chú trọng đầu tư đúng mức vào công tác thu gom, vận chuyển hay các công nghệ xử lý nguồn chất thải này Nước ta trong giai đoạn vừa qua với tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng gia tăng, hàng loạt các khu công nghiệp mới mọc lên, quá trình đô thị hoá hay cùng với tỉ lệ gia tăng dân số là khá cao dẫn tới việc phát sinh chất thải rất nhanh Vấn đề thu gom và xử lý chúng đang là một vấn đề bức xúc đặt ra.
Tại Hà Nội, thủ đô của đất nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng với sự tập trung một số lượng dân số đông, hơn nữa ý thức của người dân còn thấp trong vấn đề phát sinh, thu gom chất thải nên đang phải đương đầu với thách thức về môi trường Hàng ngày lượng rác trung bình mà một người dân thải ra khoảng 0,8kg/ngày, không ngừng lại con số này có thể đạt tới là 1,3 kg/ngày Khi đó lượng rác thải ra sẽ là rất lớn Bãi rác Nam Sơn mới được đơa vào sử dụng từ năm 2000 mà đã phải mở rộng tới 43 ha
Quận Tây Hồ tuy có mật độ dân số không quá đông so với so với các quận trong thành phố Hà Nội, tuy nhiên với diện tích khá lớn và dân số khá cao cùng với đặc thù là một quận của thành phố lớn nên khối lượng rác thải, chất thải rắn trong 1 ngày là khá lớn Trung bình mỗi ngày quận Tây Hồ thải ra một lượng chất thải rắn là khoảng 67,5 tấn trong đó có tới 80% là rác thải sinh hoạt Chính vì vậy mà công tác xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn là rất cần thiết có sự tham gia của cộng đồng Việc vận hành mô hình này sẽ mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế, quản lý, xã hội, môi trường…
2.5.1 Phát sinh chất thải sinh hoạt:
Chất thải sinh hoạt là chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người Tất cả các hoạt động hàng ngày của con người đều phát sinh chất thải.
Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, tỷ lệ gia tăng dân số nhanh nên khối lượng chất thải sinh hoạt ngày một lớn Thành phần chất thải sinh hoạt bao gồm chất thải vô cơ và chất thải hữu cơ Trong đó chất thải vô cơ như giấy, vỏ đồ hộp, vỏ trai, vỏ ốc… Chất thải hữu cơ như lá cây, thức ăn thừa…
Bảng 2.5 : Thành phần rác thải trên địa bàn quận Tây Hồ.
STT Các thành phần cơ bản % Ghi chú
1 Các chất hữu cơ: rau quả, trái cây, thức ăn thừa…
3 Cao su, đồ da, nhựa 9.5
5 Xương, vỏ ốc, vỏ trai 1.3
8 kim loại, vỏ đồ hộp 0.6
9 Các loại tạp chất khó phân loại khác 10.55
Nguồn: Công ty cổ phần môi trường đô thị Tây Đô.
Biểu đồ 2.2 : Thành phần rác thải trên địa bàn quận Tây Hồ.
Biểu đồ thành phần rác thải ở quận Tây Hồ hữu cơ giấy gỗ
Gạch thuỷ tinh kim loại loại khác
Cao su hữu cơ giấy Cao su gỗ Xương Gạch thuỷ tinh kim loại loại khác
Nguồn: Tác giả tự xử lý.
2.5.2 Phát sinh chất thải xây dựng
Chất thải xây dựng là chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo xây dựng các công trình trên địa bàn quận Các loại chất thải như gạch, cát, sỏi, bê tông, xỉ than…Do việc xây dựng các công trình kiến trúc ngày càng gia tăng để phục vụ nhu cầu của người dân cũng như phát triển kinh tế của quận Cũng chính vì lý do đó mà lượng chất thải phát sinh trong quá trình này ngày một tăng và có xu hướng gia tăng trong các năm tới. Thành phần chất thải cũng ngày càng đa dạng, nhiều loại chất thải mới. Nhưng nói chung là công tác thu gom, vận chuyển chất thải xây dựng chỉ mới đạt một tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là đất thải được thu gom
Về vần đề đầu tư xây dựng, dự kiến 9 tháng đầu năm 2008 ước khối lượng thực hiện nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 39,610 tỷ đồng (Trong đó xây lắp là 27,4 tỷ đồng) Việc giải phóng mặt bằng ở quận Tây Hồ lớn. Ban quản lý dự án quận và các chủ đầu tư đã thực hiện 33 dự án chuyển tiếp,
18 dự án xây mới và triển khai công tác chuẩn bị đầu tư 65 dự án theo kế hoạch Dự án Xây dựng HTKTXQ Hồ Tây đang tiến hành, lượng phát sinh chất thải xây dựng tăng cao.
2.5.3 Phát sinh chất thải công nghiệp
Tại quận Tây Hồ có nhiều nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh đa dạng, phong phú các ngành nghề như hoá chất,cơ khí, luyện kim, dệt, nhuộm, nhựa, xà phòng, công nghiệp điện tử Tổng lượng chất thải phát sinh trong các cơ sở này là rất lớn và có xu hướng gia tăng trong các năm tới.
2.5.4 Phát sinh chất thải bệnh viện
Không chỉ riêng trên địa bàn quận Tây Hồ mà trong lĩnh vực chất thải y tế của cả nước ta thì đây đang là một vấn đề gây nhiều bức xúc Chất thải y tế là những loại chất thải độc hại cần phải xử lý hợp vệ sinh theo đúng quy trình công nghệ Đây là các loại chất thải phát sinh từ các bệnh viện, các trung tâm y tế trong quá trình khám chữa bệnh Chất thải này bao gồm như máu, dịch cơ thểm, chất bài tiết, bơm kim tiêm, các vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất, các đồng vị phóng xạ dùng trong y tế…
2.5.5 Tổng lượng chất thải rác phát sinh qua các năm và xu hướng gia tăng trong những năm tới ở quận Tây Hồ
Bảng 2.6 : Tổng lượng rác thải phát sinh trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2004-2008
Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty môi trường đô thị Tây Đô giai đoạn 2004-2008
Biểu đồ 2.3: Khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2004-2008
Khối lượng rác phát sinh ở quận Tây Hồ giai đoạn 2004-2008 (tấn)
Nguồn: Tác giả tự xử lý.
Khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn quận Tây Hồ trong 5 năm gần đây (2004-2008) ngày càng tăng, năm 2004 là 13.750 tấn đến năm 2008 là 19.715 tấn, như vậy tỉ lệ tăng là 43,38% Chỉ trong vòng 5 năm mà khối lượng rác thải đã tăng 5.965 tấn, trung bình mỗi năm 1.193 tấn Trong đó là năm 2005 lượng rác tăng so với năm 2004 là 1.450 tấn tương đương với 10,55%; năm 2006 là 3.100 tấn tương đương với 22,55%; năm 2007 là 4.820 tấn ứng với 35,05%; năm 2008 tăng là 5.965 tấn ứng với 43,38% Như vậy tốc độ gia tăng chất thải trên địa bàn quận Tây Hồ ngày càng nhanh.
Nguyên nhân của việc chất thải ngày càng tăng trên địa bàn quận Tây Hồ:
Tỷ lệ gia tăng dân số và gia tăng cơ học ở quận Tây Hồ là khá cao, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên mỗi năm trung bình là 1,232% tương ứng với mỗi năm tăng 1.425 người một năm Từ tỷ lệ gia tăng dân số như vậy kéo theo nhiều sự thay đổi khác liên quan, như tỷ lệ gia tăng chất thải cũng tăng cao.Không chỉ riêng chất thải sinh hoạt gia tăng mà tất cả các loại chất thải khác cũng tăng theo như chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp, chất thải y tế…
Cơ cấu kinh tế của quận có sự chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp Các ngành xây dựng cơ bản, công nghiệp tăng nhanh kéo theo sự gia tăng nhanh chóng các loại chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp…Kinh tế tăng trưởng nhanh tạo tiền đề vật chất cho một số ngành dịch vụ phát triển như ngành giặt là, công nghiệp chế biến thực phẩm, may mặc, giày dép, đồ da… dẫn đến việc gia tăng chất thải ngày càng nhiều hơn.
Mô hình Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ
Thu nhập bình quân hàng tháng của người dân tăng cao, đời sống nâng lên vì thế mà họ tiêu dùng nhiều hơn trong sinh hoạt dẫn tới lượng rác thải thải vào môi trường cũng tăng lên
Như vậy, qua một số nguyên nhân cơ bản như trên mà chúng ta thấy được xu hướng tiếp tục gia tăng chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ Chất thải có thành phần ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại Một yêu cầu cần đặt ra là cần phải phân loại rác Nếu việc phân loại rác tại nguồn mà được thực hiện sẽ đem rất nhiều lợi ích cả về mặt quản lý, mô trường, kinh tế và xã hội
2.6 Mô hình Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ
Các mô hình tham gia vào quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ bao gồm:
+ Công ty CPMTĐT Tây Đô thực hiện công việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các phường trên quận Tây Hồ
Ngoài ra công ty còn thuê thêm phương tiện vận chuyển bên ngoài để vận chuyển rác với chi phí thấp hơn khi công ty thực hiện việc vận chuyển.
+ Các đợt vệ sinh phong trào: Công ty kết hợp với UBND các phường phát động các phong trào tổng vệ sinh môi trường vào các buổi chiều thứ 6, sáng thứ 7 hàng tuần và nhân dịp các ngày lễ tết.
+ Các đội vệ sinh tự quản trên địa bàn các phường Các đội vệ sinh này sẽ tự xử lý một phần chất thải mà họ thu gom được Nhờ vậy mà đã tiết kiệm được chi phí vận chuyển và xử lý chất thải cho ngân sách nhà nước.
2.6.1 Xã hội hoá trong khâu thu gom rác thải tại quận Tây Hồ:
Việc thu gom rác thải được thực hiện chủ yếu bởi các lực lượng sau:
+ Thu gom do công ty CPMTĐT Tây Đô thực hiện trên các địa bàn theo sự chỉ đạo của thành phố
+ Các đội vệ sinh môi trường tự quản của từng phường, các đợt vệ sinh phong trào do công ty kết hợp với UBND các phường phát động
Căn cứ pháp lý, phạm vi và mục tiêu công ty cùng với UBND quận ký kết hợp đồng duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn các phường: Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Bưởi, Quảng An, Tứ Liên, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng.
●Thời gian vệ sinh đường phố ban ngày từ 6h đến 16h30 chia làm 2 kíp: kíp 1 từ 6h đến 10h30, kíp 2 từ 13h đến 16h30
● Thời gian tua vỉa và quét gom rác thủ công trên các trục đường chính + công nhân đi tua vỉa và quét gom rác thủ công vào chièu từ 16h30 đến 22h30.
+ Vào ngày lễ tết và những ngày diễn ra các sự kiện lớn thì phân ca làm tăng giờ Công ty bố trí công nhân đi sớm ca sản xuất về muộn vào cuối ca, chuyển công nhân ca đêm sang duy trì ngày, bổ xung thêm lao động cho các tổ sản xuất đảm bảo duy trì hết các tuyến phố quy định Tăng cường lao động, tổ chức duy trì tốt tại các khu vực diễn ra các đợt hoạt động Bố trí công nhân trực liên tục để kịp thời xử lý các chất thải phát sinh Tại các tuyến phố chính, khu vực trung tâm thì tăng cường lao động thi công duy trì và bố trí thêm phương tiện quét hút, rửa đường đảm bảo chất lượng vệ sinh Thực hiện các chế độ kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục để thực hiện và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh Phối hợp chặt chẽ với ban tổ chức, các cơ quan đoàn thể để họ có thể nắm rõ nội dung các hoạt động, sự kiện đó Tổ chức tuyên truyền nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường.
+ Đối với trường hợp mưa, bão, lũ:
Tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân đổ rác, đảm bảo thu gom tối đa lượng rác nhà dân, hạn chế việc dân vứt rác xuóng nước.
Tại những khu vực ngập, bố trí lao động trực 24/24h, nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó Khi nước rút hết bố trí xe rửa đường.
Trong mùa lá rụng tăng cường lao động thủ công, đối với các trục đường chính, bố trí xe hút hoạt động tăng ca
● Công ty CPMTĐT Tây Đô kết hợp với UBND phường tiến hành công tác tổng vệ sinh vào các buổi chiều thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần theo chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội.
● Công nhân làm việc tại công ty CPMTĐT Tây Đô được trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ lao động cũng như các phương tiện phục vụ công việc đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như sức khoẻ của công nhân.
Sơ đồ 2.1: Chu trình thu gom rác thải của công ty
Nguồn: Tác giả tự xử lý.
Rác thải tại các hộ gia đình
Rác thải tại nơi công cộng
Rác thải các khu tập thể
Công nhân đi thu gom rác bằng xe gom rác tại các địa điểm trên
Công nhân đẩy rác đến các điểm cẩu theo quy định
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ khâu thu gom, vận chuyển rác của công ty CPMTĐT
Nguồn: Tác giả tự xử lý.
Khâu thu gom và vận chuyển rác
Duy trì vệ sinh ban ngày
Duy trì vệ sinh ban đêm
Duy trì đường phố ban ngày
Duy trì rác vụn Duy trì dải phân cách
Thu rác vệ sinh nhà dân và vệ sinh đường, ngõ
Thu rác nhà dân, đường phố
Quét gom rác hè, đường phố, tua vỉa, nạo vét cống, hàm ếch, dọn đất góc cây, cột điện (sau
Xe ô tô chuyên dụng 22h) vận chuyển rác Xe ô tô chuyên dụng vận chuyển rác (chuyến 1)
Xe ô tô chuyên dụng vận chuyển rác (chuyến 2)
Xê ô tô chuyên dụng vận chuyển rác (chuyến 1)
Vệ sinh dụng cụ Đặt thùng chứa tại điểm cố định
Bãi quy định của thành phố
Bảng 2.7 Khối lượng rác thải thu gom được trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2004-2008
2004 2005 2006 2007 2008 khối lượng % khối lượng % khối lượng % khối lượng % khối lượng %
MH cộng đồng tự quản 1.787 14,9 2.989 20,7 3.012 18,9 3.289 18,6 3.381 18,1
VS phong trào 1.200 10 1.878 13 2.268 13,23 1.989 11,2 2.235 11,9 Công ty
Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty CPMTĐT Tây Đô
Nhận xét: Khối lượng rác thải thu gom được trên địa bàn quận Tây Hồ ngày càng tăng từ 11.974 tấn năm 2004 lên 18.720 tấn năm 2008 tăng 156.33%. Khối lượng rác thu gom được từ mô hình xã hội hoá cũng tăng nhanh Tổng khối lượng chất thải thu được từ các đợt vệ sinh phong trào và mô hình cộng đồng tự quản tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn giá trị tương đối Giá trị tương đối về khối lượng thu gom được từ mô hình XHH trung bình khoảng 30%, con số này có thể thay đổi giữa các năm Còn đối với giá trị tuyệt đối tổng khối lượng chất thải thu gom thông qua mô hình XHH đạt trung bình mỗi năm là 4.805,6 tấn, và cũng có xu hướng tăng lên trong các năm tiếp theo.
2.6.2 Xã hội hoá khâu vận chuyển tại quận Tây Hồ:
Việc vận chuyển rác thải trên địa bàn quận Tây Hồ do công ty CPMTĐT Tây Đô đảm nhiệm Công ty có 21 xe chuyên dụng để vận chuyển rác Công ty thực hiện vận chuyển 8 chuyến /ngày trên địa bàn quận Tây Hồ, còn lại công ty thuê 2 chuyến /ngày với chi phí thấp hơn chi phí của công ty. Ở các khu vực tự quản thỉ rác được thu gom sau đó tập trung tại địa điểm quy định và các phương tiện của công ty CPMTĐT Tây Đô đén vận chuyển.
Bảng 2.8 Khối lượng rác thải được vận chuyển trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn
Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty CPMTĐT Tây Đô
Nhận xét: Khối lượng rác thải thu gom được ngày càng tăng do đó nhu cầu về vận chuyển rác trên địa bàn cũng ngày một tăng năm 2004 khối lượng rác vận chuyển được trên địa bàn là 10.685 tấn đến năm 2008 là 16.308 tấn tăng 152.63% Một khối lượng rác mà thu gom được đã được cộng đồng tự xử lý tại địa phương bằng biện pháp chôn lấp.
2.6.3 Xã hội hoá trong khâu xử lý rác thải:
- Phần chính rác thải thu gom được tập kết tại các điểm quy định gọi là các điểm cẩu sau đó được các phương tiện vận chuyển của công ty CPMTĐT Tây Đô vận chuyển lên bãi rác Nam Sơn để thuê xử lý
- Một phần rác thải được xử lý luôn tại địa bàn quận khi cộng đồng thu gom được bằng cách chôn lấp luôn.
Bảng 2.9 : Khối lượng rác được xử lý bởi cộng đồng năm 2004-2008 trên địa bàn quận Tây
Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty CPMTĐT Tây Đô.
Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy được khối lượng rác được cộng đồng tự xử lý cũng khá cao, nhờ đó mà nó đã tiết kiệm được một phần ngân sách cho nhà nước Trong 5 năm khối lượng đó tăng từ 1.989 tấn lên tới 2.512 tấn vào năm 2008, tương ứng mỗi năm tăng 104,6 tấn.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 đi nghiên cứu về các điều kiện của quận Tây Hồ như vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội, cơ sở hạ tầng, y tế Bên cạnh đó chương này cũng cho thấy được thực trạng phát sinh, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trên địa bàn quận Tây Hồ Từ thực trạng đó ta thấy được việc áp dụng mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận là phù hợp và đã mang lại hiệu quả cả về kinh tế, quản lý, xã hội và môi trường Việc thực hiện mô hình này và thực trạng vận hành mô hình cho thấy nó là cần thiết và công việc tiếp theo là đánh giá về các hiệu quả trên và từ đó rút ra kết luận và những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình này.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Giới thiệu về công ty cổ phần môi trường đô thị Tây Đô
3.1.1 Khái quát về công ty
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 2, tổ 45, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
- Công ty tiền thân là Xí nghiệp môi trường đô thị số 5 trực thuộc Công ty môi trường đô thị Hà Nội Từ ngày 02/11/2005 xí nghiệp chuyển thành công ty cổ phần môi trường Tây Đô có vốn nhà nước chi phối.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103008724 do phòng đăng kí kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 12/01/2007.
- Vốn điều lệ: 9 tỷ đồng.
- Chủ tịch hội đồng quản trị: ông Nguyễn Xuân Huynh.
- Giám đốc công ty: ông Phan Anh Tuấn.
Bảng 3.1 Đội ngũ lãnh đạo của công ty CPMT Tây Đô:
Chức vụ Họ và tên Giới tính Trình độ
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Huynh Nam Kỹ sư
Giám đốc Phan Anh Tuấn Nam Kỹ sư
Kế toán trưởng Nguyễn Kim Thu Nữ Cử nhân
Phó phòng kinh doanh Nguyễn Lê Minh Nam Cử nhân
Trưởng phòng tổ chức- hành chính Nguyễn Thủy Ngân Nữ Cử nhân
Nguồn: Công ty CPMTĐT Tây Đô.
3.1.2 Các hoạt động kinh doanh
- Thu gom, vận chuyển và xử lý các chất thải bao gồm: chất thải sinh hoạt đô thị, chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng…
- Dịch vụ vệ sinh làm sạch, đẹp nhà cửa, công trình công cộng cải tạo môi trường sinh thái.
- Sản xuất, kinh doanh và các sản phẩm hàng hóa từ nguồn phế thải tái chế, tái sử dụng phế thải.
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Đào tạo các nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường.
- Vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa.
- Kinh doanh các dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn (không bao gồm vũ trường, karaoke, bar).
- Dịch vụ cho thuê kho bãi.
- Kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng.
- Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa.
- Thi công trồng mới và duy trì chăm sóc vườn hoa cây cảnh, cây xanh, đường phố và cây xanh cho các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Duy trì và cải tạo, làm vệ sinh môi trường mặt hồ nước.
- Quản lý, duy trì, vận hành và bảo vệ hệ thống thoát nước đô thị.
- Thi công, lắp đặt các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị: cấp thoát nước hè đường.
3.1.2.2 Các dự án đang thực hiện
- Thu gom, vận hành và xử lý các rác thải sinh hoạt trên địa bàn quậnCầu Giấy, quận Tây Hồ, các khu vực huyện Đông Anh.
- Thu gom, vận chuyển, xử lý rác công nghiệp tại các khu công nghiệp Vĩnh Phúc, Cầu Diễn, Sài Đông – Gia Lâm, Đại An – Hải Dương…
- Làm sạch khu công nghiệp Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Sài Đồng – Gia Lâm, Trung tâm hội nghị Quốc Gia, khách sạn Sheraton, khách sạn Thắng Lợi, khách sạn Sofitel Plaza.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá cấp thoát nước, khu đô thị mới Mỹ Đình.
- Trồng và chăm bón cây cảnh tại khu đô thị mới Ciputra, Trung tâm hội nghị Quốc Gia.
- Tưới rửa đường và quét hút bụi đường phố Tây Hồ - Cầu Giấy; khu đô thị mới Ciputra, khu công nghiệp Cầu Diễn.
- Cung cấp vật liệu, vận chuyển đất, bùn cho công trình Biệt thự vàng Thụy Khê, dự án kè Hồ Tây, cống hóa Xuân La – Tây Hồ.
- Thi công các công trình thoát nước địa bàn Cầu Giấy, địa bàn quận Tây Hồ.
- Bảo dưỡng sửa chữa hè đường, phố, khu đô thị mới Nam Thăng Long Ciputra.
- Vận chuyển phế thải xây dựng giải phóng mặt bằng Ngã Tư Sở - vành đai 3.
Mô hình thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ
lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ.
Từ năm 2005, khi Xí nghiệp môi trường đô thị số 5 chuyển thành công ty cổ phần môi trường đô thị Tây Đô, cũng là lúc bắt đầu phối hợp với các phường,các đơn vị hành chính của quận, các trường học, các đơn vị cơ quan cùng tổ chức các đợt vệ sinh phong trào vào chiều thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần Các phường tự tổ chức các đội vệ sinh tự quản làm vệ sinh hàng tuần đảm bảo vệ sinh chung trong toàn quận.
Bảng 3.2: Khối lượng rác thu gom được trong các đợt vệ sinh phong trào trên quận Tây Hồ năm 2008.
Thời gian Khối lượng rác thu gom được
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008- Công ty CPMTĐT Tây Đô.
Bảng 3.3 Khối lượng rác thu gom được trong các mô hình vệ sinh tự quản trên quận Tây
Thời gian Khối lượng rác thu gom được (tấn)
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008- Công ty CPMTĐT Tây Đô
Nhận xét: Thông qua 2 bảng tổng kết kết quả thực hiện mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ đạt kết quả tốt Trong năm 2008 khối lượng rác thu gom được trong các đợt vệ sinh phong trào là 2.235 tấn, trong mô hình vệ sinh tự quản là 3.381 tấn, như vậy tổng khối lượng chất thải thu gom được từ mô hình xã hội hoá là 5.616 tấn Thực trạng phát sinh chất thải là vào thời điểm cuối năm và đầu năm lượng chất thải là rất lớn so vói lượng thải trung bình của cả năm và cũng chính vì thế mà lượng thu gom được là cũng lớn vào thời điểm này
Trong mô hình vệ sinh tự quản này được hỗ trợ công cụ sản xuất để thực hiện việc thu gom rác là 53 chiếc xe gom và 106 chiếc xẻng.
Tổng giá trị hỗ trợ trong mô hình này là:
Giá của một chiếc xe gom là: 1.635.000 đồng/chiếc.
Giá của một chiếc xẻng là: 15.000 đồng/chiếc.
Như vậy tổng giá trị hỗ trợ cho mô hình này là:
=1.635.000 đồng/chiếc*53 chiếc + 15.000 đồng/chiếc*106 chiếc xẻng = 88.245.000 đồng hay 88,245 triệu đồng.
Từ các kêt quả trên ta thấy trong năm 2008 khối lượng rác thu gom được từ các mô hình trên là:
Công ty cổ phần môi trường đô thị Tây Đô: 13.104 tấn.
Các đợt vệ sinh phong trào : 2.235 tấn.
Mô hình cộng đồng tự quản : 3.381 tấn.
Biểu đồ 3.1 : Tỷ lệ % khi lượng rác thu được từ các mô hình năm 2008 trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2008
Tỷ lệ % khối lượng rác thu gom từ các mô hình năm 2008
CÔNG TY MH XHH VS phong trào MH XHH MH tự quản
Nguồn: Tác giả tự xử lý.
Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ
3.2.1 Hiệu quả về kinh tế
Cnc: chi phí nhân công trực tiếp
Csx: chi phí sản xuất
Cql: chi phí quản lý với Cql= 10% chi phí lương công nhân.
Ccc: chi phí công cụ
Cbh: chi phí bảo hộ
▲Chi phí nhân công trực tiếp:
Toàn bộ công ty cổ phần môi trường đô thị Tây Đô có 212 người trong bộ phận lao động trực tiếp Bao gồm 2 đội vệ sinh môi trường trên 2 quận Tây
Hồ và Cầu Gíấy, trong đó đội vệ sinh môi trường quận Tây Hồ có 3 tổ môi trường đó là tổ môi trường số 1, tổ môi trường số 2, tổ môi trường số 3
Như vậy, 3 tổ môi trường trong đội vệ sinh môi trường quận Tây Hồ này có
81 người Sẽ phải tính chi phí nhân công trực tiếp trong lĩnh vực thu gom của
Lương cơ bản của công nhân lĩnh vực thu gom:
W= 2.04 * 540.000 đồng/người/tháng * 81 người * 12tháng
Bảo hiểm xã hội mà công nhân được hưởng tính theo hệ số lương: BHXH%*W%*1.070.755.200 đồng= 203.443.488đồng.
Các loại phụ cấp mà công nhân được hưởng là: T
+Phụ cấp trách nhiệm đối với 3 đội trưởng của các đội môi trường là:
T1=0.2*540.000đồng/tháng*3người*12tháng=3.888.000đồng
+Phụ cấp lưu động của 81 công nhân:
T2= 20%*540.000đồng/tháng*81người*12tháng4.976.000 đồng.
Tổng tiền phụ cấp là:
Như vậy chi phí nhân công trực tiếp là:
Chi phí công cụ: dụng cụ, phương tiện
Bảng 3.4 Chi phí dụng cụ bình quân 1 công nhân năm 2008
STT Dụng cụ lao động SL/năm Đơn giá Thành tiền
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
+ Chi phí về dụng cụ lao động năm 2008 là:
434.000đồng/người/năm*81người= 35.154.000 đồng.
+Chi phí phương tiện là: chi phí về xe gom rác
40 chiếc* 1.635.000đồng/chiếc/18 tháng*12 thángC.600.000đồng.
(Giá trị của mỗi chiếc xe gom được khấu hao trong 18 tháng)
Như vậy: Tổng chi phí dụng cụ, phương tiện lao động trong năm 2008 là: Ccc= 35.154.000 +43.600.000= 78.754.000đồng
Chi phí bảo hộ lao động
Bảng 3.5: Bảng về chi phí bảo hộ lao động năm 2008 công ty CPMTĐT
STT Dụng cụ bảo hộ SL/năm Đơn giá
1 Quần áo bảo hộ 2 bộ 120.000 240.000
Nguồn: Theo báo cáo của công ty CPMTĐT Tây Đô.
Cbh= 789.000đồng/người/năm* 81 ngườic.909.000đồng.
Vậy Csx+Cbhx.754.000đồng+63.909.000đồng2.663.000đồng
Cql%*chi phí lương công nhân= 10%*1.383.062.688đồng
**Khâu thu gom của công ty CPMTĐTTĐ trên quận Tây Hồ năm 2008 là
Bảng 3.6 Tổng hợp chi phí khâu thu gom năm 2008 quận Tây Hồ của CTCPMTĐT Tây Đô
STT Chi phí Thành tiền
1 Chi phí nhân công trực tiếp 1.383.062.688đồng
2 Chi phí sản xuất 142.663.000đồng
3 Chi phí quản lý 138.306.268,8đồng
Nguồn: Do tác giả tự tổng hợp.
Khối lượng mà CTCPMTĐT TĐ thu gom được năm 2008 là 13.104 tấn.
Từ bảng chi phí trên ta tính toán ra được chi phí để thu gom 1 tấn rác thải là:
Ctg/13.104tấn=1.664.031.957đồng/13.104tấn= 126.986,5657 đồng/tấn
Phân tích về hiệu quả kinh tế của khâu thu gom là:
Mô hình thực hiện xã hội hoá khâu thu gom chất thải quận Tây Hồ thông qua các mô hình sau:
Tổ chức các phong trào vệ sinh môi trường có sự tham gia của cộng đồng dân cư, đoàn thể:
Do phong trào này năm 2008 thu gom được 2.235 tấn (theo số liệu bảng) nên nó đã đạt được hiệu quả là tiết kiệm chi phí cho ngân sách nhà nước. Chi phí tiết kiệm được là: = khối lượng chất thải thu gom được*chi phí thu gom 1 tấn của công ty = 2.235tấn*126.986,5657 đồng/tấn
Các mô hình cộng đồng tự quản tại các phường của quận:
Các đội vệ sinh môi trường cộng đồng tự quản tại 8 phường trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2008 thu gom được 3.381 tấn chất thải rắn Nếu do công ty thu gom thì mất chi phí là:
=khối lượng chất thải thu gom được*chi phí thu gom 1 tấn của công ty =3.381tấn*126.986,5657đồng/tấn = 429.341.578,6đồng
Do trong mô hình này là được hỗ trợ kinh phí là 88.245.000 đồng
Như vậy trong mô hình này nó tiết kiệm một khoản cho ngân sách nhà nước là
Từ (1) và (2) ta thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình xã hội hoá trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2008 trong khâu thu gom là:
Vận chuyển tại quận Tây Hồ gồm :
Công ty CPMTĐT Tây Đô vận chuyển 10 chuyến/ngày đêm
Thuê vận chuyển ngoài là 2chuyến/ ngày đêm.
Cvc: chi phí vận chuyển; Ckh: chi phí khấu hao; Cbd: chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế; Cnl: chi phí nguyên liệu; Cnc: chi phí nhân công; Cbh: chi phí bảo hộ; Cpd: chi phí phí đường.
Hiện nay chất lượng phương tiện của công ty còn khá tốt 1 số xe sử dụng từ năm 2002 còn khoảng 80% và một số được sử dụng từ năm 1998 còn khoảng 60%
Theo CTCPMTĐT Tây Đô mỗi năm chi phí khấu hao cho phương tiện vận chuyển trung bình là 507.560.000đồng (Ước tính cho riêng quận Tây Hồ)
▲Chi phí sửa chữa bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế:
Căn cứ vào số km xe chạy tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa
- Xe chạy từ 3.000-5.000km tiến hành bảo dưỡng cấp 1 như kiểm tra xiết chặt ốc, bôi trơn dầu mỡ
Cvc= C kh+ Cbd + Cnl + Cnc + Cbh +Cpd
- Xe chạy từ 5.000-9.000 km tiến hành bảo dưỡng cấp 2 như thoát dời các chi tiết hệ thống phanh, điện, hệ thống treo, bảo dưỡng cấp 2 phải cao hơn bảo dưỡng cấp 1.
* Ngoài ra căn cứ vào tình hình thực tế để xác định việc bảo dưỡng mặc dù chưa đi được 3.000km như việc hỏng đâu thì sửa đấy.
- Do công ty không có GARA để xe nên cũng ảnh hưởng một phần đến việc bảo quản xe.
- 1 năm công ty tiến hành sơn lại phương tiện 1 lần để bảo quản xe tốt hơn. Theo công ty CPMTĐT Tây Đô chi phí bảo dưỡng xe vận chuyển trung bình 1 năm là:
Chi phí bảo dưỡng thường xuyên là
250.000đồng/xe/tháng* 8xe *12 tháng$.000.000đồng
Chi phí sữa chữa định kỳ:
4.500.000đồng/xe/năm * 8xe= 36.000.000đồng
Chi phí sửa chữa lớn là
12.000.000đồng/xe/năm * 8xe= 96.000.000đồng.
Chi phí thay thế săm, lốp:
Vậy tổng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phương tiện vận chuyển là Cbd = 24.000.000+36.000.000+96.000.000+104.000.000
▲ Chi phí nhiên liệu gồm chi phí về dầu điezen và nhớt
Dầu điezen 28lít/chuyến * 8chuyến/ngày* 365ngày*
Chi phí về nhớt 9.5lít/3.000km
Cự ly vận chuyển trung bình là 1 chuyến là: 70km/chuyến (cả 2 lượt)
Như vậy trong 1 năm số km đi là:
70km/chuyến* 8chuyến/ngày* 365 ngày= 204.400.000 km/ năm
Như vậy chi phí về nhớt là:
(204.400.000km * 9.5lít)/3.000km* 27.500đồng/lít= 17.799.833 đồng(4)
Từ (3) và (4) ta tính được tổng chi phí nhiên liệu trung bình năm 2008 của công ty là: 940.240.000đồng+ 17.799.833 đồng8.039.833 đồng.
Chi phí lương và bảo hiểm xã hội cho công nhân lái xe và phụ xe. Đối với lái xe và phụ xe công ty căn cứ vào sản lượng ngày công của hoạt động bao nhiêu chuyến vận chuyển mà xác định lương cho công nhân lái xe và phụ xe.
+ Đối với công nhân lái xe: Lương trung bình của một công nhân lái xe là 2.000.000đồng/tháng.
Như vậy chi phí lương cho 8 lái xe là: 8 người*2.000.000đồng/tháng
+Đối với phụ xe: Lương trung bình đối với mỗi công nhân phụ xe là 1.750.000 đồng/ tháng.
Như vậy lương cho 8 công nhân phụ xe là
8 người*1.750.000đồng/ tháng*12tháng= 168.000.000 đồng/năm.
Tổng chi phí lương cho 8 công nhân lái xe và 8 công nhân phụ xe trung bình trong 1 năm là:
192.000.000 đồng/năm+ 168.000.000 đồng/năm= 360.000.000 đồng/năm.
Chi phí phụ cấp: khi tính lương người ta có xét đến một số loại phụ cấp như phụ cấp đi lại, phụ cấp ca 3 hưởng 30% lương
Chi phí phụ cấp cho 8 công nhân lái xe và 8 công nhân phụ xe là
Tổng chi phí lương và phụ cấp đối với 8 công nhân lái xe và 8 công nhân phụ xe trung bình trong 1 năm là:
360.000.000đồng/năm+ 108.000.000đồng/năm= 468.000.000 đồng/năm.
Chi phí bảo hộ trung bình đối với 1 công nhân lái xe, phụ xe là 570.000 đồng/ năm Vậy tổng chi phí bảo hộ là:
16người* 570.000 đồng/năm= 9.120.000đồng/năm.
Mức phí là 55.000 đồng/chuyến.
Số chuyến vận chuyển trong 1 năm là
8 chuyến/ngày* 365 ngày= 2.920 chuyến/năm.
Như vậy tổng chi phí về phí đường là
55.000 đồng/chuyến* 2.920 chuyến /năm= 160.600.000 đồng/năm. Chi phí vận chuyển trung bình trong năm 2008 của công ty khi thực hiện vận chuyển rác trên quận Tây Hồ là:
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp chi phí vận chuyển của công ty CPMTĐT Tây Đô năm 2008:
STT Chi phí Thành tiền
1 Chi phí khấu hao (Ckh) 507.560.000
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (Cbd) 260.000.000
3 Chi phí nhiên liệu (Cnl) 958.039.833
4 Chi phí nhân công (Cnc) 486.000.000
5 Chi phí bảo hộ lao động (Cbh) 9.120.000
6 Chi phí phí đường (Cpđ) 160.600.000
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Tổng khối lượng thu gom được trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2008 là: 18.720 tấn/ năm trong đó:
Công ty CPMTĐT Tây Đô vận chuyển được là: 13.183 tấn.
Công ty thuê phương tiện vận chuyển ngoài là: 3.125 tấn.
Số còn lại đã được cộng đồng tự xử lý là 2512 tấn
Vậy chi phí trung bình để công ty vận chuyển 1 tấn rác là:
Với khối lượng rác mà công ty đã thuê phương tiện ngoài trở là 3.125 tấn mức giá là 169.500đồng/tấn Như vậy trong khâu vận chuyển đã tiết kiệm được một khoản cho ngân sách nhà nước là:
=3.125tấn*(180.635,6545đồng/tấn -169.500đồng/tấn)
Kết luận: Hiệu quả kinh tế của việc vận hành mô hình xã hội hoá công tác vận chuyển rác thải áp dụng tại quận Tây Hồ đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước một khoản chi phí là 34.798.920,31 đồng/năm Không những nó mang hiệu quả về mặt tiết kiệm chi phí mà nó còn mang ý nghĩa là việc huy động vốn trong quần chúng nhân dân đầu tư mua sắm các phương tiện vận chuyển giúp nhà nước giảm gánh nặng đầu tư trong công tác này Từ đó mà phần ngân sách đó dùng vào các mục tiêu kinh tế khác của đất nước.
Trong đó: Cxl: chi phí xử lý
P chi phí trung bình theo đơn giá của thành phố
Với chi phí trung bình xử lý rác theo đơn giá của thành phố là:
Do cộng đồng xử lý được 2.512 tấn nên tiết kiệm cho ngân sách nhà nước một khoảng chi phí là:
Kết luận: Hiệu quả kinh tế mà từ việc vận hành mô hình xã hội hoá công tác xử lý rác thải trên địa bàn quận Tây Hồ là tiế kiệm được một khoản chi phí để xử lý là: 36.650.080đồng.
Kết luận chung: Hiệu quả kinh tế mà mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn quận Tây Hồ là:
Bảng 3.8: Bảng tổng hợp đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình XHH công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2008
STT Các khâu thực hiện của mô hình XHH
Hiệu quả kinh tế (chi phí tiết kiệm)
Nguồn:Tác giả tự tổng hợp.
3.2.2 Hiệu quả về xã hội:
_ Tạo việc làm cho lao động của địa phương với mức lương trung bình hàng tháng là 600.000 đồng Mô hình này khi được đưa vào vận hành không những đã giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động chân tay của địa phương giúp họ có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống, mà nó còn mang một ý nghiã quan trọng về mặt xã hội Đó là do một số lượng dân nghèo thất nghiệp khi họ có việc làm tạo ra thu nhập thì làm giảm bớt đi một số tệ nạn xã hội như trộm cắp…
Giải pháp và đề xuất
Việc xã hội hóa chỉ đúng hướng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, sự hưởng ứng nhiệt tình của các thành phần kinh tế và sự tham gia rộng rãi của nhân dân Để công tác xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nói riêng vá công tác bảo vệ môi trường nói chung có được thành công, thì rất cần đến sự hợp thành của tổng hòa những giải pháp như sau:
Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, giáo dục và thống nhất nhận thức chung về xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nói riêng và xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung Đây là việc cần thiết để tạo sự đồng thuận xã hội cao, cũng như để ngăn chặn những lệch lạc và lạm dụng trong quá trình triển khai các hoạt động xã hội hóa cung cấp dịch vụ đô thị Nội dung thông tin, tuyên truyền không chỉ xoay quanh việc giải thích chủ trương, đường lối, chính sách xã hội hóa công tác này, mà quan trọng hơn là cần thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy hoạch, kế hoạch, dự án xã hội hóa các dịch vụ đô thị, để cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư ngoài khu vực kinh tế nhà nước tiếp cận thuận lợi, đầy đủ, cập nhật các thông tin này, từ đó hình thành các quyết định đầu tư cần thiết, đúng định hướng
Cần có quy định bắt buộc các cơ quan quản lý nhà nước, các sở, ngành (hiện vừa là cơ quan quản lý nhà nước, vừa là cơ quan chủ quản một số doanh nghiệp nhà nước đang cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường) cung cấp thông tin theo yêu cầu cho các đơn vị kinh tế ngoài nhà nước có nhu cầu tham gia vào mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Thứ hai, mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ thu gom, xử lý, vận chuyển chất thải rắn và cổ phần hóa các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đang và sẽ tham gia xã hội hóa các dịch vụ đô thị trong các khâu trên.
Có thể nói ở một mức độ nào đó kết quả hoạt động xã hội hóa công tác này phụ thuộc chặt chẽ với mức độ tự do hóa các hoạt động kinh doanh dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn Hiện nay với xu hướng chung thì khu vực kinh tế tư nhân tham gia ngày càng sâu, rộng hơn vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có các dịch vụ đô thị mà cụ thể là các công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải Nước ta cũng cần ngày càng mở rộng cửa, thực hiện tự do hóa kinh doanh trong các dịch vụ liên quan trong các khâu của công tác này Tuy nhiên, cần có cơ chế quản lý để tránh việc cung cấp các dịch vụ này diễn ra theo kiểu mạnh thành phần kinh tế nào thì bên ấy làm, cạnh tranh tự do, tự phát, thiếu sự hợp tác, gắn kết giữa các doanh nghiệp, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế
Thực tế đã cho thấy rằng, các công ty cổ phần đa sở hữu là loại hình tổ chức có hiệu quả các hoạt động kinh tế, có lợi thế cho phép đáp ứng nguyên lý chia sẻ rủi ro kinh doanh, vượt qua các hạn chế về nguồn lực và thị trường của từng nhà kinh doanh đơn lẻ, độc lập, cũng như cho phép sự tham gia của xã hội ở mức cao nhất các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua sự tham gia cổ phần của các cổ đông Đó cũng chính là điểm mạnh của việc cổ phần hóa doanh nghiệp Vì vậy, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang cung ứng dịch vụ môi trường và thành lập các công ty cổ phần mới (thậm chí các tập đoàn) tham gia cạnh tranh cung cấp các dịch vụ môi trường là một khuynh hướng cần được xem xét lựa chọn trong cách thức tổ chức xã hội hóa các dịch vụ liên quan đến công tác này Điều này không chỉ góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hóa, mà còn đưa xã hội hóa lên một tầm cao và sắc thái mới, đầy đủ, trực tiếp hơn.
Thứ ba, hoàn thiện môi trường pháp lý, điều chỉnh chính sách, nâng cấp các ưu đãi tài chính và tạo thuận lợi cao nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
Các chủ trương, chính sách về xã hội hóa công tác này hay công tác bảo vệ môi trường nói chung nhất thiết phải được thể chế hóa bằng các quy định, quy phạm pháp luật cụ thể và có hiệu lực, đi kèm với các công cụ chế tài nghiêm khắc cả về tài chính, lẫn hành chính, đối với các hành vi vi phạm từ các phía có liên quan Khuyến khích tài chính và ưu đãi cần thiết để thúc đẩy xã hội hóa công tác này:
Giảm thiểu các nghĩa vụ tài chính như thuế, phí và các chi phí tham gia thị trường của doanh nghiệp tham gia xã hội hóa.
Mở rộng quyền thu và phạt tài chính của doanh nghiệp gắn với chất lượng dịch vụ môi trường do mình cung cấp.
Áp dụng rộng rãi và nghiêm túc hình thức đấu thầu công khai và bình đẳng việc cung cấp các dịch vụ môi trường theo đơn đặt hàng ổn định.
Các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước cần chủ động sử dụng công cụ ngân sách hoặc các quỹ tài chính có nguồn gốc ngân sách để trực tiếp hỗ trợ có thời hạn và điều kiện cho doanh nghiệp, như hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ bù giá chênh lệch trong kinh doanh và hỗ trợ sắp xếp lao động trong các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn hoặc chịu ảnh hưởng bất lợi trực tiếp từ xã hội hóa
Thứ tư, thể chế hóa sự tham gia giám sát của xã hội và dân chủ hóa quá trình xã hội hóa đầu tư vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Sự cần thiết của việc tăng cường dân chủ hóa, mở rộng sự giám sát trực tiếp của người dân, báo chí và các cơ quan giám sát xã hội các cấp khác như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các đoàn thể thành viên Mặt trận tổ quốc và cơ quan báo chí, thông tin đại chúng đối với các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, làm được điều này sẽ nâng cao hiệu quả của việc thực hiện mô hình xã hội hoá Thể chế hóa việc giám sát xã hội, đảm bảo dân chủ và xử lý kịp thời các phát hiện sai phạm quy định về xã hội hóa là một trong các điều kiện và động lực mạnh mẽ và quan trọng hàng đầu để quá trình xã hội hoá công tác thu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu
Thứ năm, thực hiện phân phối công bằng các lợi ích thụ hưởng và các chi phí phải gánh chịu cho mục đích đảm bảo hiệu quả cao của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Trước hết, cần bảo đảm yêu cầu: người sản sinh ra phế thải và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường sẽ phải trực tiếp chịu trách nhiệm tài chính về hậu quả do mình gây ra, theo mức lũy tiến tương ứng với sự gia tăng các hậu quả đó.
Người được hưởng lợi từ việc sử dụng những sản phẩm và dịch vụ trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thì phải trả tiền, cũng với mức lũy tiến theo mức thụ hưởng.
Tiểu kết chương 3
Qua việc phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình XHH công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Tây Hồ cho thấy được hiệu quả trên tất cả các mặt kinh tế, quản lý, xã hội và môi trường Việc vận hành mô hình này là cần thiết, cần áp dụng rộng rãi hơn nữa Muốn vậy cần có những giải pháp và cơ chế chính sách phù hợp, cụ thể để nâng cao năng lực vận hành và khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, các hiệp hội, cộng đồng dân cư
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP
( Về tinh thần thái độ, ý thức chấp hành các quy định tại cơ sở thực tập, những nghiên cứu kiến nghị đề xuất với cơ sở thực tập của sinh viên trong quá trình thực tập tốt nghiệp…)
Ngày……tháng……năm 2009. TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Bảo vệ môi trường đang là một nhiệm vụ quan trọng cùng với việc phất triển của đất nước Môi trường là một phần rất quan trọng của cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của con người Công tác bảo vệ môi trường đang đối mặt với những khó khăn và thử thách Vì bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ của riêng ai nó là nhiệm vụ chung của tất cả các ban ngành, các thành phần kinh tế, của quần chúng dân cư hay của tất cả cộng đồng Đặc biệt là trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Mục tiêu của XHH công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn là giảm dần sự bao cấp của nhà nước và phát triển sự đóng góp cũng như huy động nguồn vốn hiện có trong dân Để đạt được mục tiêu này thì công tác quản lý, tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân trong công tác này là vô cùng cần thiết và đóng vai trò quan trọng bởi mục đích cuối cùng của nó chính là phát triển bền vững Cần phải đẩy mạnh sự hoạt động của các mô hình vệ sinh tự quản tại các khu vực đường, phố Tại đó công ty phối hợp với các phường, chính quyền địa phương sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ tạo ra được các hiệu quả tích cực trên tất cả các mặt kinh tế, quản lý, xãhội và môi trường
Từ việc phân tích tính toán trong chuyên đề này chúng ta có thể thấy việc vận hành mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn manglại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội, quản lý và môi trường Xuất phát từ chính các lợi ích đó mà Đảng và nhà nước ta cần phải chú trọng hơn nữa trong công tác này.