Rủi ro mà người mua gặp phải khi trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/c)

3 395 0
Rủi ro mà người mua gặp phải khi trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/c)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Rủi ro mà người mua gặp phải khi trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/c)

Rủi ro người mua gặp phải khi trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/c) 1. Rủi ro của người mua mang tính chủ quan: 1.1 Chủ quan từ việc chọn nhà xuất khẩu  Nhà xuất khẩu không cung cấp hàng hóa: đây là rủi ro gặp phải do tính chất chủ quan từ người mua, sau khi người mua thanh toán tiền hàng, nhưng không nhận được hàng. Nguyên nhân do người mua không chọn đúng nhà xuất khẩu uy tín.  Nhà xuất khẩu là không có thật: trên thực tế có nhiều công ty ma, khi người mua không chịu tìm hiểu kỹ có thể dẫn tới mất tiền oan. Biện pháp: + Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng + Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu, phải biết nhà xuất khẩu đó có thật hay làm ăn phi pháp. + Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ + Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng. + Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu  Cung cấp hàng hóa không đầy đủ và không theo đúng quy định của L/C mặc dù nhà nhập khẩu đã mở L/C đã thực hiện ký quỹ ở ngân hàng. Chuẩn bị hàng hóa không đúng yêu cầu của hợp đồng: Giải pháp : + Đọc kỹ, mua và chuẩn bị hàng đúng yêu cầu của hợp đồng + Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần  Nhà xuất khẩu chậm giao hàng, không gom hàng và chuẩn bị kịp cho nhà nhập khẩu. Giải pháp: + Ước luợng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng + Thời gian đưa hàng lên tàu phải được thỏa thuận ràng, nêu trách nhiệm của nhà nhập khẩu về thời gian và sự sai lệch lượng hàng ban đầu đã quy đinh trong L/C + Thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy không thực hiện được. + Nhà nhập khẩu phải ước lượng chính xác thời gian gom hàng cũng như thời gian đưa hàng lên tàu của nhà Nhập khẩu.  Rủi ro do nhà nhập khẩu không thực hiện đúng quy đinh bốc xếp hàng gây hư hỏng hàng hóa. Biện pháp: Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed 1.2 Chủ quan từ việc chọn Ngân hàng mở L/c:  Ngân hàng không đảm bảo khả năng thanh toán Giải pháp : - Yêu cầu mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi, thận trọng nên chọn những ngân hàng chuyên bên xuất nhập khẩu hàng hóa. - Ngân hàng xác nhận được chỉ đích danh hay là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành L/C tại nước xuất khẩu. 1.3 Chủ quan khi kiểm tra chứng từ hàng hóa hay lựa chọn hãng tàu:  Rủi ro liên quan đến chứng từ giả, chứng từ không trung thực, có sự sai khác giữa chứng từ và hàng hóa. Rủi ro này xuất phát từ tính chủ quan của nhà nhập khẩu, không chọn đúng đối tác làm ăn Giải pháp: Nên chọn đối tác trung thực có uy tín để tránh tình trạng chứng từ giả.  Rủi ro chủ quan khi lựa chọn hãng tàu: Việc chọn 1 hãng tàu không đủ uy tín có thể ảnh hưởng tới chuyến hàng, nếu chủ tàu không làm đủ thủ tục hoặc không xuất trình giấy tờ liên quan về số hàng hóa sẽ bị hải quan tịch thu hàng hóa đó. Giải pháp: + Giành quyền chủ động thuê tàu + Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng đại diện tại nước nhà nhập khẩu. + Mua bảo hiểm hàng hóa. 1.4 Rủi ro xuất phát từ nhà chuyên chở. Các rủi ro thường gặp là lộ trình nhà chuyên chở sẽ đi, việc đảm nhiệm bốc dở hàng hóa từ tàu nhà chuyên chở. Đây cũng là rủi ro được xếp vào tính chủ quan, vì nhà chuyên chở có thể được thỏa thuận giữa người muangười bán, tốt nhất nhà nhập khẩu (người mua) nên đứng ra chọn nhà nhập khẩu Biện pháp: + Nhà nhập khẩu (người mua) nên chọn nhà chuyển chở + Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký hợp đồng + Thuê tàu chuyến nếu hàng nhiều + Chọn hãng tàu có thế mạnh về tuyến vận chuyển đó + Tu chỉnh L/C nếu cần 2. Rủi ro mang tính khách quan  Rủi ro đạo đức từ nhà chuyên chở: họ có thể phối hợp với hải quan tịch thu hàng hóa và sau đó nhà nhập khẩu phải đi mua lại số hàng đó với mức giá cao hơn  Rủi ro do thiên tai không lường trước được  Rủi ro do có hải tặc tấn công cướp hàng hóa của nhà nhập khẩu Biện pháp: + Mua bảo hiểm hàng hóa là cách giảm thiểu bù đắp tổn thất khi những nguyên nhân trên xảy ra.

Ngày đăng: 21/05/2014, 19:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan