DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ pot (Trang 100 - 127)

ĐẤT NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ

4.1.1. Dự báo triển vọng khai thác nước dưới đất

Căn cứ giá trị tiềm năng nước dưới đất ở Quảng Trị thì thấy rằng triển vọng khai thác nước dưới đất ở đây là không lớn. Với quan điểm tận dụng tối đa các nguồn nước mặt, nước mưa và coi nguồn nước dưới đất là nguồn dự trữ chiến lược nên phần này chỉ đề cập đến các triển vọng và tiềm năng khai thác nước dưới đất chứ không tính toán định lượng với các kịch bản cụ thể.

Việc khai thác nước dưới đất bằng các công trình thu nước tập trung chỉ có có thể thực hiện chủ yếu trong các trầm tích bở rời tuổi Holocen thượng (QIV) và Pleistocen hạ trung (amQII III) ở vùng Gio Linh hoặc trong các trầm tích Carbon (D2 3cb). Tuy nhiên, trong các trầm tích Carbonat việc khai thác bị hạn chế bởi diện phân lớp của chúng khá hạn hẹp. Trong các tầng chứa nước khác chỉ có thể khai thác quy mô vừa và nhỏ bằng các công trình thu nước đơn lẻ và biệt lập với nhau.

Dựa vào đặc điểm và khả năng chứa nước của các tầng chứa nước, ở từng vùng trên tỉnh có thể dự báo triển vọng khai thác nước dưới đất:

Vùng đồng bằng ven biển: Dọc theo các dải cát từ Cửa Tùng đến Tân An có thể khai thác nước dưới đất bằng các công trình nằm ngang hay giếng tỉa bao gồm 1 giếng dưới và một số tỉa ngang. Tổng lưu lượng khai thác có thể đạt tới 10.000 m3/ngày.

Ở Gio Linh kết quả thăm dò cho thấy có thể khai thác với lưu lượng không đổi là 15.000 m3/ngày (bằng 1 lượng khai thác cấp B, 20% lượng khai thác cấp C)

Vùng thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị có thể thiết kế các công trình khai thác nước dưới đất với công suất tổng cộng lên tới 6000-8000 m3/ngày. Vùng phía Tây thị xã Đông Hà cũng có thể khai thác đạt tới 2800 m3/ngày.

- Miền đồi núi phía Tây, Tây Nam: Ở Cam Lộ có thể khai thác tập trung trong phạm vi tầng chứa nước trầm tích Carbonat (D2-3cb) với lưu lượng không đổi khoảng 1.500m3/ngày.

Ở các vùng khác trong miền đồi núi này chỉ có thể khai thác nước dưới đất bằng các công trình đơn lẻ, biệt lập, năng suất khai thác ở mỗi công trình đó vào khoảng 0,5 đến 10 m3/h và không nên khai thác liên tục mà mỗi ngày cần ngừng khai thác trong một số thời gian để mực nước tĩnh hồi phục.

Chất lượng nước dưới đất cũng là một vấn đề cần quan tâm để bảo vệ trước những nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng đồng hành với sự tăng trưởng về kinh tế xã hội.

4.1.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị đến 2020

Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây, mức thiếu hụt nước trong các tháng kiệt toàn tỉnh vào năm 2010 là 289,1 triệu m3, trong đó mất cân đối nhất là lưu vực sông Bến Hải với lượng nước cần bù đắp là 145,4 triệu m3, tiếp theo là lưu vực sông Thạch Hãn, thiếu hụt đến 76,6 triệu m3. Các lưu vực có các tháng thiếu nước nhiều nhất cần bù đắp là Bến Hải, Ô Lâu và vùng cát Quảng Trị.

Các tháng thiếu nước trầm trọng trong năm là tháng III, IV và VI, VII với khoảng 50 - 80 triệu m3 mỗi tháng. Tại thời điểm hiện tại khả năng trữ nước theo thiết kế của các hồ chứa, đập dâng và các trạm bơm tưới trong tỉnh là 295 triệu m3

- lớn hơn với lượng nước cần bù đắp nhưng với hệ thống kênh mương kém và khả năng vận hành thiếu hệ thống thiếu đồng bộ và nhiều nguyên nhân khác như sai sót về thiết kế, thiên tai... nên việc thiếu nước ngay cả thời điểm hiện nay vẫn

diễn ra. Điều này cần được tính trong quy hoạch để đảm bảo nhu cầu về nước, đáp ứng sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội và môi trường.

Mức thiếu hụt nước trong các tháng kiệt toàn tỉnh vào năm 2020 là 401,8 triệu m3, trong đó lưu vực sông Bến Hải với lượng nước cần bù đắp là 207,1 triệu m3, tiếp theo là lưu vực sông Thạch Hãn - 100,8 triệu m3.

Để đảm bảo đủ lượng nước cho các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đến năm 2020 cần phải đầu tư các công trình thuỷ lợi đưa năng lực tích trữ nước phục vụ chống hạn lên khoảng 500 triệu m3 (tính đến khả năng dự phòng phấn đấu vận hành các công trình đạt 80% thiết kế), có nghĩa là sẽ phải xây dựng thêm các hồ chứa với tổng dung tích khoảng 220 triệu m3.

Cấp nước cho sinh hoạt đô thị: Tỉnh Quảng Trị có hai đô thị với mật độ dân số cao là thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị. Hiện tại, thị xã Đông Hà đang sử dụng nguồn nước mặt trên sông Vĩnh Phước với công suất 15000 m3/ngày. Với công suất này mới đảm bảo cấp cho 60% số dân sống trong thị xã. Nguồn nước cấp không ổn định vì dựa vào lưu lượng cơ bản của sông Vĩnh Phước. Nguồn cấp nước sinh hoạt ở thị xã Quảng Trị chủ yếu lấy từ hệ thống kênh tưới của thủy nông Nam Thạch Hãn (3500 m3/ngày). Số liệu cụ thể về tình hình cấp nước sinh hoạt ở thị xã Quảng Trị là rất thiếu. Các thị trấn nhỏ như Cam Lộ, Vĩnh Linh, Hồ Xá, Ái Tử đều có hình thức cấp tập trung. Hiện tại đang xây dựng nhà máy nước tại Gio Linh lấy nước ngầm với công suất 15.000 m3/ngày cấp cho Đông Hà và Gio Linh và Cửa Việt.

Cấp nước sinh hoạt nông thôn: Theo số liệu báo cáo tới năm 2004 khoảng 55,84 dân số ở nông thôn được cấp nước hợp với các tiêu chuẩn vệ sinh. Riêng các huyện miền núi đạt cao hơn, khoảng 59,9%. Về cơ cấu các nguồn cấp nước, có khoảng 62,77% sử dụng giếng đào; 16,58% sử dụng giếng khoan; 3,8% sử dụng nguồn cấp nước tập trung; 1,03% dân sử dụng nước mưa. Các công trình cấp nước sạch nông thôn được các tổ chức trong và ngoài nước giúp đỡ như: UNICEF, Ban dân tộc miền núi, tổ chức PLAN, RTCCD, UNDP, Oxfam Hồng Kông và các dự án của Chương trình phát triển nông thôn. Theo chiến lược phát triển tài nguyên nước gắn với xóa đói giảm nghèo, tăng tính công bằng xã hội, việc mở rộng phần trăm số dân nông thôn được cung cấp nước sạch cần tập trung đảy mạnh.

Công nghiệp ở tỉnh Quảng Trị hiện nay là nhỏ lẻ và phân tán. Công nghiệp ở đây chủ yếu là vật liệu xây dựng (xi măng) và công nghiệp lắp máy. Đáng kể nhất là khai thác kim loại màu với sản lượng 3860 tấn, Đông lạnh 222 tấn, nhà máy xi măng 73.600 tấn và một số cơ sở sản xuất bánh kẹo, rượu bia, sản xuất

nông cụ, phân bón, vật liệu xây dựng.

Hiện tại, cung cấp nước cho công nghiệp tạm thời đảm bảo và được lấy từ nguồn nước mặt chung với nước sinh hoạt (Đông Hà) và từ nước ngầm (công nghiệp Đông lạnh Cửa Tùng). Tuy nhiên, theo kế hoạch, một số khu công nghiệp lớn sẽ hình thành từ nay đến năm 2020 như: các khu công nghiệp Nam Đông Hà - Aí Tử (600 ha), khu công nghiệp cảng cửa Việt (500 ha), khu công nghiệp đường 9 (700 ha và một số các nhà máy chế biến như hải sản Cửa Tùng, khai thác quặng titan, gạch tuynen Vĩnh Linh.

Để đảm bảo đủ nước cho các khu công nghiệp dự kiến này, cần có chính sách và phương án cấp nước hợp lý. Đồng thời việc cấp nước cho các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương cũng cần quan tâm lưu ý. Phương án sử dụng nước ngầm sẽ là:

- Khu vực Vĩnh Linh - Cửa Tùng là vùng đất đỏ Bazan, tầng chứa nước sâu, khả năng khai thác nước ngầm cho phép 2 l/s/km2. Vùng đất thấp Cửa Tùng là vùng cát ven biển, nguồn nước ngầm có hạn và dễ bị tổn thương do khai thác quá mức. Do vậy khả năng sử dụng nước ngầm ở vùng này cấp cho công nghiệp rất hạn chế. Nước ngầm ở vùng này ưu tiên dành cho nước sinh hoạt.

- Khu vực Ái Tử - Đông Hà - Cửa Việt: thuộc hạ lưu sông Thạch Hãn, địa tầng chủ yếu là trầm tích pha sông biển, lượng nước ngầm tầng nông bị hạn chế. Giếng đào của dân sâu 3 - 5 m còn có nước ngọt, nếu đào quá sâu sẽ gặp nước lợ và nước mặn. Khả năng khai thác nước ngầm để phục vụ cho công nghiệp rất hạn chế.

Cấp nước ngầm phục vụ nông nghiệp: Sử dụng nguồn nước ngầm cung cấp nước tưới 327 ha hồ tiêu ở Vĩnh Linh. Tưới bằng nguồn nước ngầm cho vùng đồi Gio Linh 221 ha. Diện tích còn lại là cây công nghiệp dài ngày (hồ tiêu) và cây trồng cạn, dùng hình thức tưới là giếng phân tán. Tại lưu vực sông Thạch Hãn cần có một dự án nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác nước ngầm phục vụ cây công nghiệp

Riêng vùng cát Quảng Trị là một trong những vùng khan hiếm nước nhất toàn tỉnh. Về lượng sự thiếu hụt nước trên lưu vực không bằng so với lưu vực sông Bến Hải và Thạch Hãn, nhưng nếu tính theo mật độ thiếu (tỷ lệ lượng nước thiếu trên diện tích) thì vùng này thuộc nhóm đứng đầu tình hình căng thẳng về nước. Theo dự báo đến 2020 mức độ thiếu hụt nước là là 37,8 triệu m3. Sự căng thẳng không chỉ ở con số thống kê mà vùng này cũng khó tạo ra nguồn nước dự trữ để điều tiết, do nước trên sông suối nhỏ vùng cát đều đổ trực tiếp ra biển. Có thể chia ra hai tiểu lưu vực là Vùng cát Gio Linh và Vùng cát Triệu Hải.

Vùng cát Gio Linh: có cao độ bình quân từ +4 đến +6, chênh lệch cao độ trên vùng từ 0,3 đến 0,5 m. Đây là vùng cát có khả năng canh tác nếu như có đủ nguồn nước và cải tạo tốt việc tiêu thoát, tránh được cát bay, cát nhảy. Tiềm năng phát triển cây trồng cạn trên vùng này còn rất lớn đòi hỏi phải đầu tư, cải tạo và có cơ chế, chính sách để khai thác vùng cát này. Diện tích canh tác hiện tại trong vùng là 175 ha.

Hướng sản xuất trên vùng cát là trồng cây trồng cạn như khoai, lạc, các loại rau đậu và dưa. Trong chương trình cải tạo vùng cát trở thành vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị đã thí điểm xây dựng trạng trại ở đây khoảng gần 100 ha, và bước đầu cũng đã cho thu hoạch nhưng năng suất chưa cao do cây trồng cạn trên cát đòi hỏi tiêu nước rất khẩn trương nhưng chưa có đủ mương tiêu để thoát nước và tuy cây trồng cạn trên cát đòi hỏi nước ít nhưng phải có nước tưới giữ ẩm để cây có thể phát triển được. Cả hai điều kiện trên ở vùng cát vẫn chưa có đủ, do vậy sản xuất chưa thu được hiệu quả kinh tế cao.

Vùng cát Triệu Hải thuộc hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong và một phần Thị xã Quảng Trị. Mô hình sản xuất trên vùng đất cát Quảng Trị đã được tiến hành thí nghiệm ở xã Triệu Vân huyện Triệu Phong. Hiện tại đã quy hoạch xây dựng vùng điểm gần 100 ha, trong đó có 10 ha được bố trí tưới bằng nước ngầm, hình thức tưới phun do Trung tâm Thủy công Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi thực nghiệm cho thấy phát triển cây trồng cạn trên vùng cát một năm cho thu hoạch tương đương 6 tấn thóc/ha. Cây trồng chính là rau và cây lấy củ. Tuy nhiên hiện tại mới đầu tư tưới, vấn đề tiêu chưa đặt ra nên cứ gặp trận mưa 30 - 50 mm/ngày không tiêu kịp là cây trồng bị úng sinh học và thối rễ. Từ đó có thể thấy sản xuất trên vùng cát Quảng Trị là hoàn toàn thực hiện được và có thể xây dựng thành các trang trại quy mô từ 2 - 4 ha. Nguồn nước tưới sử dụng nguồn nước ngầm trên cát để tưới theo hình thức tưới tiết kiệm nước. Cần phải quy hoạch đường tiêu sao cho đường tiêu không tiêu hết nước ngầm chứa trong cát nhưng phải tiêu nước mặt rất nhanh để chống úng sinh học cho cây trồng.

Riêng vùng cát, cần có một dự án nghiên cứu chi tiết hơn với số liệu đánh giá quỹ đất, chất đất, khả năng nước ngầm kỹ hơn và xây dựng vài mô hình thí điểm, mới có thể đưa vùng cát vào sản xuất đại trà được.

4.2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC VÀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH QUẢNG TRỊ

4.2.1 Hoạch định chiến lược

Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, chăn nuôi, thuỷ sản v.v.. Bởi vậy, tài nguyên nước có giá trị và ở nhiều nơi được coi như là một loại hàng hoá. Nước là loại tài nguyên có thể tự tái tạo được và cần phải sử dụng hợp lý để duy trì khả năng tự tái tạo của nó.

Quy hoạch nguồn nước là sự hoạch định chiến lược sử dụng nước một cách hợp lý của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một lưu vực sông gồm chiến lược đầu tư phát triển nguồn nước và phương thức quản lý nước nhằm đáp ứng các yêu cầu về nước đảm bảo sự phát triển bền vững.

Khi tiến hành quy hoạch tổng hợp nguồn nước thường gặp phải các mâu thuẫn: a) giữa các ngành dùng nước; b) giữa sử dụng và phát triển bền vững và c) giữa khai thác và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, một nguyên tắc cơ bản, mang tính chỉ đạo trong việc xây dựng chiến lược phát triển tài nguyên nước của tỉnh Quảng Trị là được xây dựng dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Điều này được thể hiện rõ ở Văn kiện Đại hội Đảng IX về chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và cũng là khẩu hiệu của Đại hội Đảng X « trí tuệ, đoàn kết...và phát triển bền vững ».

Phát triển bền vững được định nghĩa trong báo cáo của Ủy ban Brundtland 1987 như sau: "sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai". Phát triển bền vững có ba thành phân cơ bản là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, và bảo vệ môi trường.

Các nguyên tắc cụ thể của việc xây dựng một chiến lược phát triển tài nguyên nước là:

Phù hợp với chiến lược phát triển tài nguyên nước quốc gia (Việt Nam), vùng lãnh thổ (khu vực Miền Trung).

Gắn với các đặc điểm, hiện trạng và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, và bảo vệ môi trường của tỉnh

Chiến lược phải đưa ra được các thứ tự ưu tiên phát triển và đầu tư

Kế thừa các chiến lược và quy hoạch đã có.

Năm 2006 "Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2010" được Bộ TN&MT hoàn thành và đã được chuẩn y. Đối với tỉnh Quảng Trị từ nay đến 2020, Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước đến năm 2010, có định hướng đến

2020 (Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự.., 2006) đã được UBND tỉnh phê duyệt đã khẳng định:

1. Tối ưu hoá các lợi ích đa mục tiêu từ tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác. Luận cứ này được xác lập trên cơ sở tính toán cân bằng nước cho các lưu vực sông và các quy hoạch tổng thể cho nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thương mại và du lịch đã được duyệt, trong đó hai nhiệm vụ hàng đầu mang tính chất quốc gia là đảm bảo nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.

2. Tối ưu hoá việc sản xuất điện năng. Nhiệm vụ này thường có mâu thuẫn với nhiệm vụ phòng chống lũ cần được giải quyết một cách hợp lý nhất, đặc biệt khi Thuỷ điện Rào Quán đi vào hoạt động.

3. Phòng chống lũ lụt. Rà soát và đánh giá lại các công trình phòng lũ, các tuyến đê, kè dọc các sông Hiếu, Cam Lộ, Thạch Hãn, đồng thời khoanh các khu

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ pot (Trang 100 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w