QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ pot (Trang 26 - 67)

Quảng Trị là một tỉnh ven biển Miền Trung có điều kiện địa lý tự nhiên khá phức tạp cả về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình cũng như cấu tạo địa chất và đât. Chính sự phức tạp đó đã ảnh hưởng quan trọng đến qui luật phân bố theo không gian và thời gian của lượng mưa, lượng bốc hơi, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí… và cả lượng dòng chảy của các thủy vực trong tỉnh. Các kết quả tính toán đánh giá tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có thể tóm lược trên một số khía cạnh sau.

2.1.1. Tài nguyên nước mưa

- Quảng Trị nằm trong vùng mưa tương đối lớn của nước ta. Lượng mưa hàng năm tính trung bình trên phạm vi toàn tỉnh trên 2400 mm. Tuy nhiên, ở Quảng Trị, lượng mưa năm phân bố không đều theo không gian, phụ thuộc vào hướng sườn dốc và độ cao địa hình. Do địa hình nên lượng mưa năm cũng có xu thế tăng dần từ Đông (tức từ vùng đồng bằng ven biển) sang Tây (tức khu vực núi cao thuộc dãy Trường Sơn) và từ Bắc xuống Nam. Nơi mưa ít nhất là những thung lũng khuất gió như Khe Sanh, Tà Rụt và phía hữu ngạn của thượng nguồn sông Xê Pôn. Nơi mưa nhiều nhất là khu vực núi cao thuộc dãy Trường Sơn, thượng nguồn các sông Rào Quán, Cam Lộ. Lượng mưa năm của nơi mưa nhiều nhất lớn gấp trên 1,7 lần nơi mưa ít nhất.

- Mức độ dao động của lượng mưa năm trong thời kỳ nhiều năm ở tỉnh Quảng Trị thuộc loại trung bình. Hệ số biến đổi tại đa số các trạm dao động trong khoảng từ 0,20 đến 0,24. Lượng mưa năm lớn nhất của năm mưa nhiều nhất trong thời kì quan trắc lớn gấp từ 2 - 3 lần lượng mưa năm của năm mưa ít nhất.

- Dao động của mưa năm trong thời kỳ nhiều năm thuộc tỉnh Quảng Trị không đồng bộ với nhau tuy nhiên ở hai nhóm trạm: Đông Hà- Cửa Việt - Thạch Hãn và Khe Sanh - Gia Vòng có thể coi là đồng pha. Dao động của mưa năm mang tính chất chu kì mưa trọn vẹn nhưng không hoàn toàn.

- Lượng mưa ở tỉnh Quảng Trị phân phối không đều trong năm, hình thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, bắt đầu và kết thúc không đồng bộ. Các khu vực thuộc sườn phía Đông Trường Sơn có mùa mưa xuất hiện muộn và ngắn, chỉ 3 đến 4 tháng (IX – XI, XII) còn mùa khô kéo dài tới 8-9 tháng (XII, I – VIII). Các khu vực thuộc sườn phía Tây Trường Sơn có mùa mưa đến sớm và

kéo dài hơn (VI – – XI, khoảng 6 tháng) còn mùa khô ( XII – V). Sự phân hóa giữa hai mùa mưa - khô khá sâu sắc. Tại sườn phía Đông Trường Sơn, tổng lượng mưa cả mùa mưa chiếm 59-73% tổng lượng mưa năm; trong khi đó, mùa khô chỉ chiếm 27-41%. Tại sườn phía Tây Trường Sơn, tổng lượng mưa của mùa mưa chiếm trên 80% tổng lượng mưa năm còn mùa khô chỉ chiếm chưa đầy 20%.

- Phân phối mưa năm theo tháng trong tỉnh Quảng Trị phân hoá thành 2 dạng rất khác biệt. Sườn phía Đông Trường Sơn có phân phối mưa trong năm dạng 2 đỉnh; cực đại chính xuất hiện vào X, đỉnh phụ xuất hiện vào tháng VI do có mưa "tiểu mãn", cực tiểu chính xuất hiện trong các tháng I ÷ IV còn cực tiểu phụ xuất hiện vào tháng VII. Sườn phía Tây Trường Sơn có phân phối mưa trong năm dạng 1 đỉnh, cực đại xuất hiện vào X còn cực tiểu xuất hiện trong các tháng I ÷ IV. Lượng mưa của tháng mưa nhiều nhất (X) chiếm từ 20% đến 29% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa của tháng ít mưa nhất chỉ chiếm từ 0,5% đến 2,1%. Tháng mưa nhiều nhất có lượng mưa lớn gấp từ 10 lần (Cồn Cỏ) đến 54 lần (Tà Rụt) lượng mưa của tháng mưa ít nhất. Ba tháng mưa nhiều nhất là các tháng IX, X, XI. Ba tháng mưa ít nhất là các tháng I, II, III hoặc II, III, IV. Tổng lượng mưa của ba tháng mưa nhiều nhất lớn gấp từ 7 lần (Cồn Cỏ) đến 18 lần (Tà Rụt) tổng lượng mưa của ba tháng mưa ít nhất.

2.1.2. Tài nguyên nước sông

- Nằm trong vùng mưa tương đối lớn nên dòng chảy năm của các sông suối trong tỉnh Quảng Trị cũng khá dồi dào. Mô đun dòng chảy năm bình quân toàn tỉnh đạt khoảng 45,4 l/skm2, tương đương với lớp dòng chảy 1431 mm.

- Chuẩn dòng chảy năm phân bố không đều theo không gian, biến đổi theo độ cao địa hình từ 30 l/skm2 đến 60 l/skm2. Thượng nguồn các sông Bến Hải, Rào Quán, Cam Lộ, hạ lưu sông Ô Lâu có nguồn nước rất dồi dào, mô đun dòng chảy hàng năm đạt tới 50-60 l/skm2. Hữu ngạn của thượng nguồn sông Sê Pôn và phần sông Đa-krông trên dãy Trường Sơn là những khu vực có lượng dòng chảy nghèo nhất, mô đun dòng chảy năm đạt 30-40 l/skm2. Vùng đồng bằng ven biển có dòng chảy năm vào loại trung bình, mô đun dòng chảy năm đạt 38-45 l/skm2. Các khu vực còn lại có chuẩn dòng chảy năm khoảng 40-50 l/skm2.

- Hệ thống sông Ô Lâu có dòng chảy năm phong phú nhất (48,3 l/skm2, tương đương 1524 mm); hệ thống sông Bến Hải (45,8 l/skm2, tương đương 1445 mm); hệ thống sông Sê Păng Hiêng và Xê Pôn (45,7 l/skm2, tương đương 1442 mm) và hệ thống sông Thạch Hãn (44,8 l/skm2, tương đương 1443 mm).

6,673 km3, trong đó: hệ thống sông Bến Hải 1,31 km3 (chiếm 19,6 %), Thạch Hãn khoảng 3,92 km3 (58,8 %), Ô Lâu 0,50 km3 (7,55 %) và Sê Păng Hiêng 1,05 km3

(15,8 %). Mức đảm bảo nước tính trung bình hàng năm trên một người dân hiện tại của tỉnh Quảng Trị là 10750 m3/người, cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước (4750 m3/người).

- Mức độ dao động của dòng chảy năm trong thời kì nhiều năm lớn hơn mưa năm, biến đổi từ 0,27 đến 0,33.

- Dao động dòng chảy năm cũng có tính chu kỳ trọn vẹn nhưng không hoàn toàn. Các chu kì này không lặp lại về độ dài thời gian và quá trình dao động, gây rất nhiều khó khăn cho việc sử dụng nước. Dao động của dòng chảy năm của các sông tương đối đồng pha và khá đồng bộ với dao động của mưa năm.

- Dòng chảy sông suối trong tỉnh Quảng Trị phân phối rất không đều trong năm, phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ trên các sông suối trong tỉnh Quảng Trị xuất hiện muộn và duy trì trong khoảng thời gian ngắn, chỉ kéo dài 4 tháng, nhưng mức độ tập trung dòng chảy khá lớn, chiếm tới 62,5- 80% tổng lượng dòng chảy năm. Mùa kiệt kéo dài tới 8 tháng và tổng lượng dòng chảy chiếm khoảng 20-37,5% tổng lượng dòng chảy năm.

- Hầu hết, phân phối dòng chảy trong năm cũng có dạng hai đỉnh. Cực đại chính xuất hiện vào tháng XI, đỉnh phụ xuất hiện do lũ tiểu mãn vào tháng V hoặc VI. Cực tiểu chính xuất hiện vào tháng IV và cực tiểu phụ vào tháng VII. Riêng các lưu vực sông trên sườn Tây Trường Sơn thì có phân phối dòng chảy trong năm dạng 1 đỉnh với cực đại xuất hiện vào tháng X và cực tiểu vào tháng III.

- Kết quả phân tích chất lượng nước sông cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý-hóa học-vi sinh của các mẫu nước sông trên địa bàn tỉnh đều nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B, một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng loại A (TCVN 5942 – 1995), còn khá tốt, hầu như chưa bị ảnh hưởng bởi các hoạt động công nghiệp, có thể sử dụng tốt cho nông nghiệp và các mục đích khác. Tuy nhiên, nếu dùng cho sinh hoạt thì phải thông qua xử lý.

2.1.3. Tài nguyên nước hồ

Tỉnh Quảng Trị hiện có 301 công trình thủy lợi, trong đó có 200 công trình hồ chứa, đập dâng lớn, vừa và nhỏ. Ngoài ra có 101 trạm bơm các loại phục vụ tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp. Tổng dung tích nước đã sử dụng qua các công trình thủy lợi khoảng 295 triệu m3 (trong đó tổng dung tích hồ chứa các loại cung cấp 211 triệu m3, các đập dâng và trạm bơm tập trung cung cấp 82 triệu m3, số còn lại là các trạm bơm quy mô nhỏ).

- Về chất lượng qua kết quả phân tích các mẫu nước lấy tại các hồ đập trong tỉnh cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý - hóa học - vi sinh đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B (TCVN 5942 - 1995), một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng loại A, đảm bảo tiêu chuẩn dùng cho nông nghiệp và các mục đích khác, nếu dùng cho sinh hoạt thì phải xử lý trước khi sử dụng.

Khi thực hiện các nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị gặp phải một số khó khăn do rất thiếu số liệu đo đạc khí tượng thủy văn. Cụ thể là số liệu đo mưa tại khu vực vùng núi cao phía Tây của tỉnh và số liệu đo lưu lượng dòng chảy của các sông chính trong tỉnh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu sau này, cần xây dựng thêm ít nhất một trạm đo mưa ở khu vực vùng núi cao phía Tây của tỉnh, một số trạm đo lưu lượng trên các sông chính khác trong tỉnh ngoài sông Bến Hải và tiến hành đo đạc cả đặc trưng bùn cát tại các trạm thủy văn.

2.1.4. Tài nguyên nước ngầm

Ở Quảng Trị, nước lỗ hổng tồn tại trong các trầm tích bở rời Đệ Tứ được phát hiện trong các lưu vực sông, trong đồng bằng và các cồn cát ven biển. Độ dốc thuỷ lực của các tầng chứa nước nhìn chung rất nhỏ (0,008 - 0,012). Độ sâu mực nước ở trung tâm các lưu vực thường chỉ vào khoảng 1,0 - 2,0m. Trên các cồn cát và các cánh đồng trước núi, nón phóng vật thì mực nước ngầm nằm sâu hơn (2,0 - 5,0m). Các tầng chứa nước lỗ hổng ở Quảng Trị có bề dày khá lớn (10- 30) đôi chỗ đạt được 35m. Thành phần trầm tích hạt thô (cát, cuội, sạn) chiếm ưu thế hơn trầm tích hạt mịn (bột sét) trên mặt cắt. Vì vậy, phần lớn các tầng chứa nước lỗ hổng có độ giàu nước trung bình khá. Về chất lượng, trong vùng chứa nước nhạt chiếm diện tích khoảng 300km2, nước dưới đất thường có tổng khoáng hoá từ 0,2 - 0,4 đến đôi chỗ tới 0,8g/l. Nhìn chung, nước sạch đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng vào việc cấp nước cho đô thị và nông nghiệp. Tuy nhiên, vùng này nước dưới đất cũng dễ bị nhiễm bẩn do nó có quan hệ thuỷ lực với các dòng nước mặt, có liên hệ tới các nguồn rác thải bởi phần trên cùng của mặt cắt thường chỉ gồm các lỗ thấm mạnh, đôi chỗ có sét và sét pha những bề dày không lớn. Trên vùng tam giác của sông như vùng Quảng Trị phần lớn nước lỗ hổng bị nhiễm mặn, chất lượng kém đối với các mục tiêu cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp (tổng khoáng hoá: > 1 đến 3 g/l).

Các kết quả quan trắc nước dưới đất trong các tầng chứa nước lỗ hổng cho thấy động thái của nước dưới đất ở đây thuộc động thái biến thiên theo mùa với sự dao động mực nước tuần tự chậm chạp, không phụ thuộc quá nhiều vào

sự dao động của lượng mưa và dòng chảy mặt. Căn cứ khả năng chứa nước của các trầm tích, các tầng chứa nước lỗ hổng ở Quảng Trị được xếp vào 3 nhóm:

- Các tầng chứa nước có năng suất cao (tầng giàu nước): Thuộc về nhóm này là các trầm tích Holocen thượng (QIV3) nguồn gốc sông - biển - gió phân bố dọc bờ biển từ Vĩnh Linh đến thị xã Quảng Trị, thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt vừa đến hạt thô, mài mòn và chọn lọc tốt (bề dày trung bình 15m).

- Các tầng chứa nước có năng suất trung bình (tầng chứa nước trung bình): Thuộc nhóm này là các trầm tích sông biển (amQIII), phân bố ở Vĩnh Chấp và Diên Sanh (Hải Lăng), thành phần chủ yếu là sét và cát thạch anh hạt nhỏ lẫn ít cuội sỏi, tầng dày 30 - 35m. Căn cứ đặc điểm thạch học, diện. phân bố và bề dày trầm tích, có thể tạm xếp chúng vào nhóm tầng chứa nước trung bình.

- Các tầng chứa nước có năng suất thấp, không thể khai thác liên tục (tầng nghèo nước): Thuộc về nhóm này là các thể địa chất dQI-III và adQII-III, phân bố rải rác ven rìa đồng bằng (riêng thể adQII-III, chỉ thấy một diện nhỏ (4km2) cực Nam của tỉnh), thành phần trầm tích gồm cát, cát pha, sét lẫn nhiều mảnh vụn đá gốc.

Ở Quảng Trị, nước khe nứt tồn tại trên một diện tích rất rộng, chiếm tới 4/5 tổng diện tích của tỉnh, nằm trong đới nứt nẻ phong hoá và các đới phá huỷ kiến tạo trong các địa tầng có tuổi từ Proterozoi đến Neogen. Thành phần bao gồm các trầm tích lục nguyên trầm tích Carbonat, các đá biến chất, các đá phun trào v.v... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về chất lượng, nhìn chung khe nứt thuộc loại siêu nhạt (M< 0,1g/l) và lợ nhạt (M = 0,1 - 0,5g/l), khá phù hợp với tiêu chuẩn nước uống. Mặt khác, do địa hình tương đối đốc, lớp phủ phong hoá có tính thấm yếu nên khả năng tự bảo vệ, chống ô nhiễm của các tầng chứa nước là khá cao.

Theo tính thấm và độ giàu nước, các tầng chứa nước khe nứt được chia thành 2 nhóm:

- Các tầng chứa nước có năng suất cao (tầng giàu nước): Thuộc về nhóm này là các thể địa chất Kmg, J1hn, J2hc. Về chất lượng, nước thuộc loại nhạt, tổng khoáng hoá từ 0,16 đến 0,76 g/l. Loại hình hoá học chủ yếu là bicarbonat - natri, canxi, bicarbonat canxi. Nước sạch có thể sử dụng trong ăn uống sinh hoạt nhưng cần lưu ý xử lý hàm lượng Ca++ trước khi dùng. Đây là tầng giàu nước nhưng diện phân bố hẹp nên việc bố trí khai thác nước có thể hạn chế.

- Các tầng chứa nước có năng suất thấp không thể khai thác liên tục (tầng nghèo nước): Thuộc về nhóm này có các thể địa chất: βQIV, βN2 - Q C-P bs, C1lk, D2; P2cl, D1tl, S2 - D1dg, 03-S1ld, ∈2 - Q1av. Về chất lượng, nước thuộc loại nhạt, tổng khoáng hoá từ 0,05 đến 0,33 g/l, loại hình hoá học chủ yếu là bicarbonat -

natri và bicarbonat clorua - natri, canxi. Nước sạch đảm bảo các tiêu chuẩn để sử dụng trong cấp nước đô thị và trong nông nghiệp. Về động thái của nước dưới đất, mực nước ngầm dao động theo mùa với biên độ lớn 2,1 đến 3,4m.

2.1.5. Kết luận về tài nguyên nước Quảng Trị

Tóm lại, các kết quả nghiên cứu được đã cho thấy các đặc trưng tài nguyên nước ở Quảng Trị biến đổi tương đối lớn theo không gian và thời gian.

Tiềm năng nước mặt của sông ngòi khá lớn nhưng lại phân phối rất không đều trong năm và qua các năm, gây ra các thiên tai như lũ lụt, hạn hán; làm trở ngại cho việc sử dụng nước. Một số thác nước, hồ chứa có cảnh quan đẹp, cần đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng.

Tiềm năng nước dưới đất (loại nhạt) ở Quảng Trị tuy không lớn, nhưng có thể khai thác đưa vào sử dụng đáp ứng các nhu cầu dùng nước của một số đô thị, nhu cầu sinh hoạt của các vùng nông thôn và miền núi. Cần có các điều tra chi tiết để khai thác nguồn nước khoáng phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng.

2.2. BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng bản đồ địa chất thủy văn

Việc đánh giá tài nguyên nước dưới đất được thực hiện trên cơ sở các kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn (ĐCTV), được tổng hợp trên Bản đồ địa chất thủy văn của vùng. Bản đồ ĐCTV miền đồng bằng Quảng Trị thể hiện các nội dung chính sau:

Diện phân bố của các tầng và các đới chứa nước

Diện phân bố của các tầng chứa nước lộ trên mặt đất được thể hiện bằng cách đánh màu liên tục. Đới chứa nước phân bố không liên tục được thể hiện theo các đường sọc màu. Màu được lấy theo thang màu bản đồ địa chất.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ pot (Trang 26 - 67)