MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ pot (Trang 67 - 100)

TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1.1. Lịch sử khai thác nước dưới đât tỉnh Quảng Trị

Việc điều tra cơ bản về nước dưới đất ở Quảng Trị chỉ thực sự bắt đầu từ sau năm 1975, Liên đoàn Địa chất thủy văn Miền Trung đã triển khai tại Quảng Trị một số đề án tìm kiếm nước dưới đất ở vùng thị xã Đông Hà và phụ cận (thị xã Quảng Trị và Cửa Việt), Triệu Hải. Tại Gio Linh đã có một đề án thăm dò nước dưới đất được triển khai nhằm luận chứng về một số công trình khai thác - cung cấp nước sinh hoạt cho địa phương. Tại Hồ Xá, một đề án thăm dò tìm kiếm nước dưới đất được thực hiện. Qua công tác điều tra nước dưới đất ở các khu vực trên đã đánh giá trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác là 21.841 m3/ngày (cấp C1) và trữ lượng triển vọng (cấp C2) đạt 60.000 m3/ngày. Việc khai thác nước dưới đất ở tỉnh Quảng Trị mới chỉ tiến hành trên những quy mô nhỏ, gồm các giếng khoan đơn lẻ tại các công, nông trường và các giếng khoan nhỏ do chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn thiết kế. Một số công trình khai thác nước dưới đất đã thực hiện tại Gio Linh, Cam Lộ.

Trên địa bàn Quảng Trị, khi chưa tách tỉnh và trước khi có Chương trình nước do UNICEF tài trợ nước dưới đất đã được khai thác cho mục đích cung cấp nước sinh hoạt. Cộng đồng người Kinh chủ yếu sử dụng giếng đào, các bộ tộc ít người thường sử dụng nguồn nước ngầm ở những nơi xuất lộ để sinh hoạt. Năm 1982, Chương trình nước tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập và bước đầu sử dụng nguồn nước dưới đất cho một số công trình cấp nước. Quảng Trị đã xây dựng dược 284 giếng khoan bơm tay, cải tạo 10 giếng đào. Tuy lượng khai thác

từ Chương trình này chưa nhiều nhưng bước đầu cũng đã chuyển biến đến ý thức hệ về việc sử dụng nguồn nước dưới đất phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Sau khi tách tỉnh, ngày 21/12/1989 Chương trình nước Quảng Trị được thành lập và hoạt động khá hiệu quả qua việc thực hiện các công trình cấp nước từ sự hỗ trợ vật tư, phương tiện kỹ thuật và nguồn vốn của UNICEF, từ 1989 - 1995 đã xây dựng được 2098 giếng khoan, 218 giếng đào mới và 5 hệ cấp nước tập trung, bước đầu giải quyết được một phần nhu cầu sử dụng nước của nhân dân.

Từ 1995 đến 2000, Chương trình đã thi công được 563 giếng khoan, 301 giếng đào và 9 công trình cấp nước tập trung, 2 hệ nối mạng. Cũng trong thời gian này, nhiều tổ chức tư nhân với các đội khoan hình thành và phát triển mạnh mẽ tham gia vào việc xây dựng các giếng khoan, giếng đào gó phần tăng tỷ lệ khai thác và sử dụng nước dưới đất tăng vọt. Đến năm 2000, tỉnh Quảng Trị có 62,77% dân sử dụng giếng đào, 16,58% sử dụng giếng khoan, còn lại 16,85% sử dụng nguồn khác.

Từ năm 1980 đến nay ở Quảng Trị đã có một số dự án thăm dò nước dưới đất được thống kê trong bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1. Tổng hợp hiện trạng điều tra, nghiên cứu nước dưới đất Quảng Trị

1. Báo cáo thuyết minh Bản đồ nước dưới đất tỉnh Quảng Trị Đo vẽ ĐCTV Toàn tỉnh 1984 2. Tìm kiếm nước dưới đất vùng Đông Hà - Quảng Trị Tìm kiếm 700 1979-1984 3. Phương án tìm kiếm nước dưới đất vùng Tây Đông Hà -

Quảng Trị Tìm kiếm 1989-1991

4. Thăm dò nước dưới đất vùng Gio Linh - Quảng Trị Thăm dò khai thác 1995 5. Phương án tìm kiếm nước dưới đất vùng Hồ Xá - Vĩnh

Linh. Thăm dò 500 1986

6. Thăm dò khai thác vùng Gio Linh - Quảng Trị Thăm dò kết hợp khai thác 2000 - 2004 7. Phương án thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất vùng

Cửa Việt công suất 600 m3/ng Thăm dò khai thác 2001 8. Thăm dò kết hợp khai thác vùng Cửa Tùng công suất 500

m3/ng Thăm dò khai thác 2003

3.1.2. Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất tỉnh Quảng Trị

Nước dưới đất ở Việt Nam, nói chung và Quảng Trị, nói riêng được khai thác từ rất lâu đời, song mới được phát triển mạnh sau ngày đất nước Việt Nam được thống nhất, nhất là trong các năm gần đây. Các công trình khai thác nước dưới đất có quy mô rất khác nhau và bao gồm các dạng sau:

- Giếng đào: Chủ yếu phục vụ cấp nước cho sinh hoạt gia đình và phục vụ tưới với quy mô nhỏ.

- Giếng khoan đường kính nhỏ: Sử dụng cấp nước cho quy mô hộ gia đình với đường kính ống chống, ống lọc từ 42 mm đến 60 mm ở vùng đồng bằng và chiều sâu giếng từ 5 m tới hơn 80 m

- Hệ nối mạng: Giếng khoan đường kính nhỏ lắp đặt hệ thống ống nước cung cấp cho vài gia đình hoặc các công sở độc lập.

- Giếng khoan công nghiệp (được thi công bằng máy) đường kính ống lọc từ 90 mm tới gần 400 mm, có chiều sâu hàng chục mét tới gần 500 m, lưu lượng từ vài m3/h tới hơn 100 m3/h để phục vụ cấp nước tập trung.

Quy mô cấp nước tập trung rất khác nhau, từ cấp nước quy mô nhỏ cho các cơ quan, cụm dân cư với lưu lượng vài chục m3/ngày tới cấp nước quy mô lớn với công suất đến 15.000 m3/ngày phục vụ cho các thị xã, khu công nghiệp...

Do nhiều vùng nông thôn chưa có hệ thống cấp nước tập trung, thậm chí ở các đô thị nhiều nơi cũng chưa có mạng cấp nước sạch, vì vậy, nhân dân phải tự khoan giếng để khai thác nước.

Do sự phát triển mạnh của nền kinh tế quốc dân, nhu cầu nước ngày một tăng, bên cạnh đó, các nguồn chất thải ngày càng tăng, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng nghiêm trọng, vì vậy nhu cầu sử dụng nước dưới đất ngày càng lớn là điều tất yếu.

Nước dưới đất được khai thác phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và tưới, nuôi trồng thủy sản, trong đó khai thác sử dụng nước cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Việc khai thác nước dưới đất phát triển không đồng đều ở các vùng trong tỉnh.

Ngoài các công trình cấp nước do Chương trình nước Quảng Trị đảm nhiệm hiện còn có một số cơ quan và tổ chức tham gia vào việc cấp nước như Ban Dân tộc Miền núi, tổ chức PLAN, RTCCD, UNPD, Oxfam Hồng Không và các dự án của Chương trình phát triển nông thôn. Khoảng 70 - 80% nguồn nước cấp cho sinh hoạt nông thôn là từ nguồn nước dưới đất; các hình thức khai thác chủ yếu là giếng đào, giếng khoan và mạch lộ. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy tuỳ theo điều kiện địa chất thuỷ văn tỷ lệ khai thác nước dưới đất để cung cấp cho ăn

uống, sinh hoạt của nông thôn ở các vùng có sự khác nhau. Ở các vùng nước dưới đất có chất lượng tốt và phong phú thì tỷ lệ dân khai thác nước ngầm cho ăn uống, sinh hoạt là khá cao. Cấp nước sinh hoạt cho nông thôn hiện nay có ba hình thức chủ yếu:

- Hệ cấp nước tập trung, hoặc hệ cấp nước nối mạng do Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh thực hiện.

- Hệ cấp nước tập trung do doanh nghiệp tư nhân thực hiện. - Giếng đào, giếng khoan quy mô hộ gia đình.

Giếng đào thường được sử dụng ở các tầng chứa nước sâu bị mặn hoặc không tồn tại, phải khai thác tầng chứa nước Holocen nằm nông. Gần đây ở nhiều vùng đồng bằng các giếng đào đã được thay thế dần bằng các giếng khoan nông. Các giếng khoan nông đường kính nhỏ thường có đường kính ống lọc 42 mm được sử dụng để cấp nước cho các hộ gia đình ở vùng tồn tại các tầng chứa nước nhạt trong trầm tích Holocen và Pleistocen. Hệ cấp nước tập trung gồm các giếng khoan cấp nước quy mô vừa. Các giếng khoan cấp nước quy mô vừa thường được xây dựng từ nguồn vốn viện trợ cũng như do dân tự xây dụng.. Các giếng thường có chiều sâu từ vài chục mét tới gần trăm mét với lưu lượng từ vài chục tới vài trăm m3/ngày. Phần lớn các hệ cấp nước tập trung để cấp nước cho nông thôn không được nghiên cứu đánh giá đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng, nhiều công trình không xin phép khai thác. Hệ nối mạng thường sử dụng các giếng đường kính nhỏ kiểu UNICEF cấp nước cho vài gia đình, với một máy bơm chung hoặc vài máy bơm độc lập của từng gia đình.

Những vùng nước dưới đất có chất lượng tốt, người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước này cho ăn uống, sinh hoạt và loại hình công trình khai thác thường được sử dụng là giếng đào. Hiện nay, đã có một số hộ gia đình dùng giếng khoan đường kính nhỏ để khai thác nước phục vụ cho ăn uống sinh hoạt kết hợp với phục vụ cho chăn nuôi và tưới vườn.

Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2007, khi thực hiện công trình này, nhóm khảo sát của dự án đã tiến hành điều tra tình hình sử dụng nguồn nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị. Nhóm công tác của dự án đã tiến hành phỏng vấn, điều tra các đối tượng khai thác, sử dụng và quản lý nước bao gồm:

1000 phiếu điều tra dành cho các hộ sử dụng nước dưới đất

91 phiếu điều tra dành cho chính quyền cấp xã

và sử dụng nước dưới đất

Khai thác sử dụng nước dưới đất phục vụ sinh hoạt

Kết quả xử lý về tình hình khai thác nước dưới đất đã được tiến hành tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Qua 91 phiếu điều tra tại các xã, phường và thị trấn và 1000 phiếu điều tra các hộ gia đình ở khu vực nghiên cứu được thống kê ở bảng 3.2. Một số thông số về độ sâu và trạng thái các giếng khoan và giếng đào được trình bày ở bảng 3.3.

Tại huyện Vĩnh Linh đã tiến hành phỏng vấn, điều tra trên địa bàn 18 xã và thị trấn cho thấy, nước dưới đất đã được khai thác hầu như ở 100% số hộ ở các xã (15 xã), 3 xã còn lại là Vĩnh Nam, Vĩnh Long và Vĩnh Trung với mức độ sử dụng nước ngầm cũng tương đối cao từ 90 - 96%. Trong số 20399 hộ sử dụng nước giếng, có 14364 hộ sử dụng nước giếng khoan chiếm 70,4%, 5985 hộ sử dụng nước giếng đào chiếm 39,6%. Các xã có tỷ lệ các hộ sử dụng nước giếng đào cao là Vĩnh Chấp, Vĩnh Long, Vĩnh Thái, Vĩnh Sơn và Vĩnh Lâm.

Giếng đào sâu nhất là 38 m, xã Vĩnh Hòa, giếng nông nhất là 2 m ở xã Vĩnh Thành. Giếng khoan sâu nhất là 70 m ở xã Vĩnh Hiền, nông nhất là 4,5m ở thị trấn Hồ Xá. Các tháng kiệt nhất là 5,6,7,8, các tháng 10,11,12 là nhiều nước nhất ứng với các tháng mùa khô và mùa mưa trong năm ở tỉnh Quảng Trị.

Hiện ở Vĩnh Linh có khoan 1 giếng lấy nước ngầm cung cấp nước cho cụm dân cư với công suất 500 m3/ngày. Ngoài ra ở Cửa Tùng, thuộc xã Vĩnh Quang, Sở Thủy sản Quảng Trị tiến hành thăm dò khoan và khai thác 3 giếng với tổng công suất khai thác là 500 m3/ngày. Các lỗ khoan này đều khai thác nước ở tầng chứa nước Pleistosen với chiều sâu từ 20 - 30m.

Tại huyện Cam Lộ đã khảo sát trên địa bàn 5 xã và thị trấn cho thấy ở các xã Cam Thủy và Thị trấn Cam Lộ hầu như 100% số hộ đã khai thác nước dưới đất, 3 xã còn lại Cam Thanh, Cam An và Cam Hiếu số hộ sử dụng nước ngầm từ 85 - 95%. Trong số 5390 hộ sử dụng nước giếng, có 4798 hộ sử dụng nước giếng khoan chiếm 89 %, 592 hộ sử dụng nước giếng đào chiếm 11%.

Giếng đào sâu nhất là 32,5 m, giếng nông nhất là 3,5 m, giếng khoan sâu nhất là 60,7 m đều ở xã Cam An, giếng khoan nông nhất là 7 m ở xã Cam Thanh. Tại các giếng, các tháng kiệt nhất là 6,7,8 và nhiều nước nhất quan sát được vào các tháng 10,11.

Tại huyện Gio Linh đã tiến hành phỏng vấn, điều tra trên địa bàn 18 xã và thị trấn cho thấy, nước dưới đất đã được khai thác hầu như ở 100% số hộ ở các xã. Trừ thị trấn Cửa Việt,Gio An và Gio Việt, nơi có nhà máy nước cung cấp, hầu

hết các xã còn lại có số hộ sử dụng giếng khoan và giếng đào với tỷ lệ số hộ sử dụng từ 84 -100%. Trong số 13813 hộ sử dụng nước giếng, có 6384 hộ sử dụng nước giếng khoan chiếm 46,2%, 7429 hộ sử dụng nước giếng đào chiếm 53,8%.

Giếng đào sâu nhất là 40 m ở xã Gio Châu, giếng nông nhất là 2 m ở Gio Việt, giếng khoan sâu nhất là 80 m ở xã Trung Giang, giếng khoan nông nhất là 5 m ở xã Trung Hải. Khu vực này có tầng nước ngầm nằm khá sâu, quan sát thấy rất nhiều giếng khoan có độ sâu trên 60m tại các xã Trung Sơn, Gio Hòa, Gio Bình, Trung Giang, Gio Châu và Gio Thành. Tháng kiệt nhất tại các giếng từ tháng 5 đến tháng 8 và nhiều nước nhất quan sát được vào các tháng 9 -12.

Năm 2002 ở phía bờ Bắc sông Thạch Hãn thuộc xã Gio Hải huyện Gio Linh có tiến hành khoan thăm dò kết hợp khai thác 2 giếng với công suất 500 m3/ng trong tầng chứa nước Holocen để phục vụ chế biến thuỷ sản.

Kết quả điều tra trên 9 phường ở thị xã Đông Hà cho thấy, đa số các hộ đã được cung cấp nước từ nhà máy, số hộ sử dụng giếng khoan và giếng đào thấp, chiếm tỷ lệ phổ biến dưới 25%, ngoại trừ phường Đông Thanh có số hộ sử dụng nước ngầm khá lớn, chiếm 63,6%.

Trong số 2222 hộ sử dụng nước giếng, có 1207 hộ sử dụng giếng đào chiếm 54,3% và 1015 hộ sử dụng giếng khoan chiếm 45,7%. Giếng đào sâu nhất 30m và giếng khoan sâu nhất 40 m đều ở phường 5, giếng đào nông nhất là 2 m và giếng khoan nông nhất là 6 m đều ở phường Đông Lương. Tháng kiệt nhất là thánh 6 và 7, nhiều nước nhất là tháng 10, 11. Cấp nước cho thị xã Đông Hà có 2 nhà máy nước, gồm: nhà máy nước mặt lấy nước trên sông Vĩnh Phước, công suất khoảng 6.000 m3/ng và nhà máy lấy nước dưới đất từ 11 giếng khoan ở Gio Linh, công suất 15.000 m3/ng.

Trên hai phường của thị xã Quảng Trị, kết quả điều tra cho thấy phần lớn hộ dân đều sử dụng nước máy, số hộ sử dụng nước ngầm chiếm khoảng 31 – 34%. Trong số 802 hộ sử dụng nước ngầm, số hộ dùng giếng đào là 463, chiếm 57,7%, số hộ dùng giếng khoan là 339, chiếm 42,3%. Giếng đào và giếng khoan sâu nhất tương ứng là 18 m và 65 m. Giếng đào nông nhất là 4m, giéng khoan nông nhất là 15 m. Tháng nhiều nước nhất là tháng 11, ít nước nhất là tháng 5 và tháng 7. Sử dụng nước cho sinh hoạt đô thị ở Quảng Trị lấy cả từ nguồn nước mặt và nước dưới đất, nhưng chủ yếu là lấy từ nước dưới đất.

Bảng 3.2. Kết quả điều tra tình hình sử dụng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị

STT Đối tượng Nước ngầm Giếng khoan Giếng đào Xã, phường, TT Huyện. thị xã % Số hộ Số hộ Số giếng Số hộ Số giếng

STT Đối tượng Nước ngầm Giếng khoan Giếng đào Xã, phường, TT Huyện. thị xã % Số hộ Số hộ Số giếng Số hộ Số giếng

1. Vĩnh Quang Vĩnh Linh 100 1330 800 800 530 530 2. TT Hồ Xá Vĩnh Linh 100 2800 2520 2520 280 280 3. Vĩnh Tú Vĩnh Linh 100 920 630 630 290 290 4. Vĩnh Nam Vĩnh Linh 90.2 880 780 780 100 100

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ pot (Trang 67 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w