KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ pot (Trang 141 - 143)

khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị" có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị tương đối phong phú, tập trung ở dải cồn cát ven biển và các thung lũng hẹp với chất lượng tương đối tốt, ngoại trừ một số nơi bị nhiễm mặn dọc theo các sông và đồng bằng ven biển. Theo đặc điểm tồn tại của nước dưới đất, có thể phân chia mặt cắt ĐCTV vùng đồng bằng ven biển ra làm các đơn vị ĐCTV sau: 1. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holocen; 2. Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích sông Pleistocen; 3. Tầng chứa nước lỗ hổng – khe nứt các thành tạo

phun trào Bazan Neogen – Đệ Tứ; 4. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen và 5.Đới chứa nước khe nứt các trầm tích Ocdovic – Silua.

2. Dự án đã tiến hành xác định trữ lượng động thiên nhiên (Bảng 2.7), trữ lượng tĩnh (Bảng 2.8) và trữ lượng khai thác tiềm năng (Bảng 2.9) cho19 tiểu vùng trong miền nghiên cứu. Lần đầu tiên đã tính toán và đưa ra giá trị và phân bố mô đun dòng ngầm trung bình năm biến động từ 0,43 - 4.45 l/s.km2, mô đun dòng ngầm trung bình mùa kiệt từ 0,43 - 2.79 l/s.km2 và mô đun dòng ngầm tháng kiệt nhất 0,19 - 1,64 l/s.km2 cho các tiểu vùng trong miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị.

3. Qua việc phân tích 40 mẫu nước dưới đất với việc tham khảo gần 300 kết quả phân tích mẫu của các dự án trước đây trên khu vực nghiên cứu đối với hai tầng chứa nước Holocen và Pleistocen đang được khai thác cho thấy chất lượng nước miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị nói chung là tốt so với tiêu chuẩn nước ngầm của TCVN - 5944-1995 và tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế, ngoại trừ một số vùng bị nhiễm mặn. Chưa có dấu hiệu ô nhiễm nước ngầm do sản xuất và sinh hoạt gây ra.

4. Qua xử lý hơn 1400 phiếu điều tra để đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị cho thấy số hộ dân, cơ quan xí nghiệp sử dụng giếng khoan, giếng đào để phục vụ sinh hoạt và sản xuất quy mô nhỏ có tỷ lệ khá cao. Nước ngầm dùng để phục vụ cho nông nghiệp, lâm nghiệp còn hạn chế. Các nhà máy nước hiện nay đều hoạt động đảm bảo công suất thiết kế tập trung ở vùng Gio Linh và cửa Việt, Cửa Tùng. Ngoài các nhà máy nước có điều tra bài bản, phần lớn các giếng khoan giếng đào đều tự phát, không có quy hoạch.

5. Việc quản lý, cấp phép hiện nay vẫn dừng ở mức thấp. Chưa có đủ nguồn lực và nhân lực để kiểm soát việc khai thác sử dụng nước dưới đất

6. Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên và mục đích sử dụng với quan điểm coi cấp huyện là cấp quản lý nước ngầm trực tiếp đã chia miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị ra 5 vùng với 19 tiểu vùng. Dự án đã đánh giá nguồn nước dưới đất cho từng tiểu vùng đối với các nhiệm vụ phát triển của chúng theo các quy hoạch đến 2020 của các Ban, Ngành trong tỉnh.

7. Dự án đã xây dựng bộ bản đồ (Hình 4.4 - 4.8) gồm 5 bản đồ tỷ lệ 1: 50.000 đối với miền đồng bằng Quảng Trị gồm: 1. Tài liệu thực tế địa chất thủy văn; 2. Địa chất thủy văn; 3. Mô đun dòng ngầm trung bình năm, trung bình mùa kietj và tháng kiệt nhất; 4. Chất lượng nước dưới đất; 5. Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đât.

Dự án lập " Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị" kiến nghị:

1. Để bảo vệ nguồn nước dưới đất như là một tài nguyên đảm bảo an ninh về nước quốc gia khi tiến hành quy hoạch các khu vực chôn rác thải, các bể chứa và xử lý nước thải đô thị, các vùng chôn chất phóng xạ, các khu nghĩa trang, các khu mỏ, các vùng nuôi thủy sản, vùng canh tác cây nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu).v.v. cần chú ý đến việc bảo vệ nguồn nước dưới đất.

2. Cần phân cấp, khoanh vùng những khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt là các vùng bổ cập nước dưới đất (nằm ngoài miền nghiên cứu này) trên địa bàn tỉnh để đảm bảo cho tài nguyên nước dưới đất tránh những nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt.

3. Cần tăng cường nhân lực và các đầu tư kỹ thuật cho công tác quản lý nước dưới đất thông qua việc tập huấn, đào tạo đối với đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành, kiểm soát và bảo vệ nước dưới đất.

4. Tăng cường mạng lưới quan trắc môi trường, nhất là môi trường nước dưới đất để theo dõi và đánh giá thường xuyên về sự biến động về trữ lượng và chất lượng nước dưới đất.

5. Những dự án phát triển các khu công nghiệp và du lịch cần có những điều tra chi tiết hơn về nước dưới đất trước khi tiến hành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ pot (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w