1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).

180 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối Chiếu Ẩn Dụ Cấu Trúc Trong Tiêu Đề Và Sa-Pô Báo Chí Tiếng Việt Và Tiếng Anh
Tác giả Đoàn Hồng Nhung
Người hướng dẫn PGS. TS. Tạ Văn Thông, TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh
Trường học Học viện khoa học xã hội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 1,04 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (10)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu (13)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 5. Đóng góp mới của luận án (15)
  • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn (16)
  • 7. Bố cục luận án (16)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN (18)
    • 1.1. Dẫn nhập (18)
    • 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (18)
      • 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm (18)
      • 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí, tiêu đề và sa-pô báo chí (23)
    • 1.3. Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu (29)
      • 1.3.1. Cơ sở lý luận về ẩn dụ ý niệm (29)
      • 1.3.2. Cơ sở lý luận về báo chí, tiêu đề và sa-pô báo chí (46)
      • 1.3.3. Cơ sở lý luận về Ngôn ngữ học đối chiếu (50)
    • 1.4. Tiểu kết (54)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH CHÍNH TRỊ (17)
    • 2.1. Dẫn nhập (55)
    • 2.2. Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH” trong tiêu đề và sa- pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh (57)
      • 2.2.1. Trong tiêu đề (59)
      • 2.2.2. Trong sa-pô (64)
      • 2.2.3. Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “chiến tranh” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh (67)
      • 2.3.1. Trong tiêu đề (72)
      • 2.3.2. Trong sa-pô (78)
      • 2.3.3. Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “hành trình” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh (85)
    • 2.4. Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh (86)
      • 2.4.1. Trong tiêu đề (88)
      • 2.4.2. Trong sa-pô (94)
      • 2.4.3. Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “hiện tượng thời tiết” (100)
    • 2.5. Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh (101)
      • 2.5.1. Trong tiêu đề (103)
      • 2.5.2. Trong sa-pô (107)
      • 2.5.3. Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “nhiệt” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh (113)
    • 2.6. Ẩn dụ cấu trúc “ CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh (114)
      • 2.6.1. Trong tiêu đề (116)
      • 2.6.2. Trong sa-pô (120)
      • 2.6.3. Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “trò chơi” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh (124)
    • 2.7. Tiểu kết (125)
  • CHƯƠNG 3: ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH QUỐC GIA TRONG TIÊU ĐỀ VÀ SA-PÔ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT- TIẾNG ANH (129)
    • 3.1. Dẫn nhập (129)
      • 3.2.1. Trong tiêu đề (131)
      • 3.2.2. Trong sa-pô (142)
      • 3.2.3. Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “con người” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh (148)
    • 3.3. Ẩn dụ cấu trúc “QUỐC GIA LÀ NGÔI NHÀ” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh (150)
      • 3.3.1. Trong tiêu đề (151)
      • 3.3.2. Trong sa-pô (156)
      • 3.3.3. Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “ngôi nhà” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh (162)
    • 3.4. Tiểu kết (163)
  • KẾT LUẬN (165)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (172)

Nội dung

Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).

Lý do lựa chọn đề tài

1.1 Nghiên cứu về ẩn dụ có thể bắt nguồn từ Aristotle, người coi ẩn dụ như một vấn đề của ngôn ngữ theo cách truyền thống (Lakoff (1993) [80] Những quan điểm truyền thống về phép ẩn dụ đã bị đảo lộn khi George Lakoff và Mark Johnson đưa ra quan điểm mới về phép ẩn dụ từ góc độ nhận thức trong cuốn sách

“Metaphors we live by” (Chúng ta sống bằng ẩn dụ) vào năm 1980 [78] Các tác giả này cho rằng ẩn dụ là một hiện tượng khái niệm hơn là một hiện tượng ngôn ngữ. Nghiờn cứu về ẩn dụ khỏi niệm được Kửvecses phỏt triển thờm Kửvecses (2003) đó giải thích rất chi tiết về phép ẩn dụ trong cuốn sách “Metaphor: A practical Introduction, 2003” (Ẩn dụ: Giới thiệu thực tế), giúp người đọc hiểu rõ về phép ẩn dụ khái niệm, nghiên cứu về ẩn dụ đã trở thành một trong những lĩnh vực trung tâm của nghiên cứu ngôn ngữ [73].

1.2 Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, việc độc giả truy cập các trang báo mạng chính thống của quốc tế và trong nước (trong đó có báo Nhân dân điện tử và The New York Times) để nắm bắt thông tin ngày càng trở nên phổ biến vì tính chất nhanh, lượng thông tin nhiều và đa dạng Nghiên cứu diễn ngôn báo chí nói chung, nghiên cứu tiêu đề và sa-pô với tư cách là một thành tố đặc biệt trong tác phẩm báo chí nói riêng hiện là đối tượng nghiên cứu được chú ý trong Việt ngữ học gần đây Trong một xã hội bùng nổ thông tin với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí điện tử và các trang mạng xã hội ngày nay, sự đa chiều, đa diện của thông tin khiến người đọc phải cân đối quỹ thời gian để có kỹ năng nắm bắt, tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất Với những độc giả ít thời gian, một lựa chọn thông minh là đọc nội dung tiêu đề (phần nêu chủ đề bài báo) và sa-pô (phần tóm tắt nội dung chính của bài báo - đứng ngay dưới tiêu đề) của bài viết để nắm bắt các thông tin chủ đề và tinh thần của bài báo, từ đó chọn lọc các thông tin quan trọng,phù hợp với nhu cầu nắm bắt tin tức của bản thân để quyết định đọc toàn bộ bài viết hay không Xuất phát từ vai trò quan trọng của tiêu đề và sa-pô báo chí, các nhà báo, biên tập viên thường chú trọng tới việc sử dụng các biện pháp tu từ ngữ nghĩa cũng như ẩn dụ ý niệm trong hai thành tố quan trọng này nhằm thu hút và kích thích sự khám phá, tìm hiểu của độc giả cho bài viết, qua đó đạt được mục tiêu truyền tin, quảng bá thông tin Theo Michael Schudson (2003), báo chí được xếp hạng

“quyền lực thứ tư trong xã hội, sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” Thông qua sức mạnh của ngôn từ và tính năng tác động mạnh mẽ, tức thời của tin tức, ngôn ngữ báo chí mang ưu thế vượt trội của “quyền lực mềm”, góp phần tạo lập, định hướng và lan toả dư luận xã hội, đặc biệt là báo mạng điện tử Với tính chất cập nhật thông tin nhanh chóng, thường xuyên, đa chiều, người đọc có thể cập nhật và chia sẻ thông tin cũng như tham gia cung cấp thông tin, góp phần phản biện xã hội, làm cho môi trường thông tin trở nên đa chiều Vì vậy, nghiên cứu diễn ngôn báo chí hiện là một địa hạt được các nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm.

1.3 Các nghiên cứu trước đây về phép ẩn dụ trong tin tức báo chí đã đi vào các địa hạt rất cụ thể như: diễn thuyết về người nhập cư (Santa Ana, 1999), xây dựng hệ tư tưởng (Kitis & Milapides, 1997), trong văn bản kinh doanh (Koller,

2004) hoặc báo cáo thể thao (Charteris-Black, 2005) [51], hay ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị trong luận án của Nguyễn Tiến Dũng , 2019 [8] và Hồ Thị Thoa, 2022 [40]) Tuy nhiên, nghiên cứu tiêu đề báo chí cũng như phần sa-pô trong các tác phẩm báo chí dưới góc độ ngôn ngữ học, đặc biệt là tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận vẫn còn là địa hạt mới mẻ, ít được quan tâm nghiên cứu Từ lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, luận án nghiên cứu ẩn dụ cấu trúc trong các tiêu đề và sa-pô báo Nhân dân điện tử và The New York Times Căn cứ vào những tương liên trong kinh nghiệm và những miền tri thức được chiếu xạ từ miền nguồn sang miền đích, luận án làm rõ cơ chế sao phỏng giữa hai miền không gian trong tư duy ngôn ngữ của các tác giả Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này không chỉ giúp ích trong phạm vi giảng dạy và nghiên cứu mà còn có ý nghĩa với độc giả trong việc cập nhật thông tin quốc tế và trong nước một cách nhanh chóng và chuẩn xác.

Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sa-pô báo Nhân dân điện tử và

The New York Times, luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp miêu tả: được sử dụng để phân tích, miêu tả cấu trúc ánh xạ và mô hình chuyển di các thuộc tính giữa hai miền không gian trong các ẩn dụ ý niệm trong khối liệu nghiên cứu.

Phương pháp phân tích diễn ngôn: các tiêu đề và sa-pô báo chí trong ngữ liệu khảo sát được xem là một loại diễn ngôn Với các biểu thức ẩn dụ được xác định, chúng tôi tiến hành phân tích cơ chế sao phỏng và chuyển di các thuộc tính giữa hai miền không gian nguồn – đích, từ đó làm rõ tập hợp các tri thức đã được kích hoạt và chiếu xạ giữa hai miền, làm rõ tính dụng học trong việc sử dụng ẩn dụ của các tác giả.

Thủ pháp thống kê, phân loại: cho phép tập hợp, phân loại và thống kê các loại ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô báo chí được dùng làm tư liệu khảo sát; đưa chúng về các nhóm theo tập hợp miền nguồn để phân tích và giải mã.

Luận án áp dụng các thao tác của phương pháp nghiên cứu định tính Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, các thao tác của phương pháp nghiên cứu định lượng cũng được sử dụng để làm nổi rõ tính chất về số lượng, tần số xuất hiện của các vấn đề hữu quan.

Đóng góp mới của luận án

Luận án đã đưa ra các kết luận về ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô báo chí trong hai ngôn ngữ, cụ thể bao gồm các loại và tiểu loại ẩn dụ đã được sử dụng, mô hình ánh xạ, tần suất xuất hiện của ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô và sự so sánh giữa hai ngôn ngữ Với những kết luận như vậy, luận án có những đóng góp sau về lý luận và thực tiễn:

5.1 Đóng góp về lý luận

Bằng việc hệ thống một cách có chọn lọc các khái niệm cốt yếu về ngôn ngữ học tri nhận và ẩn dụ ý niệm, kế thừa các cơ sở lý luận đi trước, thông qua việc nghiên cứu sâu các ẩn dụ được tìm thấy trong ngữ liệu và đi tìm lời giải đáp cho những tương đồng và khác biệt về ẩn dụ cấu trúc giữa hai cộng đồng ngôn ngữ, luận án góp phần bổ sung và làm sáng rõ các đặc trưng tư duy ngôn ngữ của người Việt và người Anh trong việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sa-pô báo chí Bên cạnh đó, luận án cũng góp phần bổ sung lý luận về vai trò của ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô với tư cách là một thành tố đặc biệt trong tác phẩm báo chí.

5.2 Đóng góp về thực tiễn

Luận án đã xây dựng các sơ đồ tầng bậc của ẩn dụ cấu trúc; so sánh đối chiếu về tần suất, ánh xạ và đặc trưng tư duy ngôn ngữ trong các mô hình ẩn dụ; luận giải sự tương đồng cũng như khác biệt trong hệ thống ẩn dụ giữa hai ngôn ngữ dựa trên các đặc trưng ngôn ngữ và tư duy dân tộc Điều này giúp những người học tập, giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ có thêm một cái nhìn về phương thức tư duy về thế giới khách quan của hai dân tộc Việt và Anh và những biểu hiện của tư duy này trong lĩnh vực nghiên cứu cụ thể là tiêu đề và sa-pô báo chí.

Luận án cũng chỉ ra các loại ẩn dụ cấu trúc và tần suất sử dụng của các ẩn dụ này trong tiêu đề và sa-pô cùng một số bình luận về vai trò của ẩn dụ trong các tiêu đề và sa-pô báo chí Đây là cơ sở tham khảo không chỉ giúp ích trong phạm vi giảng dạy và nghiên cứu mà còn có ý nghĩa với mọi người trong việc cập nhật thông tin quốc tế và trong nước một cách nhanh chóng và chuẩn xác.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần củng cố lý thuyết về ẩn dụ ý niệm, khẳng định tính hữu dụng và khả thi của quy trình nhận diện ẩn dụ cấu trúc theo đúng đặc trưng và tính chất của từng mô hình, đảm bảo tính hệ thống và khoa học.

Xác nhận những đặc trưng của ẩn dụ cấu trúc xuất hiện trong tiêu đề và sa-pô tiếng Anh và tiếng Việt và mối liên hệ của chúng, đồng thời tìm ra mối quan hệ giữa ẩn dụ, tiêu đề và sa-pô báo chí và bối cảnh lịch sử đi kèm.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc hơn cho những người nghiên cứu và quan tâm đến ngôn ngữ báo chí, các sinh viên ngành báo chí, nhà báo, những người làm công tác biên tập viên bản tin hiểu rõ hơn về cơ chế và cách dùng ẩn dụ, từ đó có sự lựa chọn ẩn dụ phù hợp khi viết/đưa tin về các vấn đề chính trị, xã hội của quốc gia nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong công tác thông tin, tuyên truyền, với mục đích tác động tới nhận thức và hành động của người dân về các lĩnh vực của xã hội.

Bố cục luận án

Luận án bao gồm phần mở đầu, ba chương chính, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Trình bày một số vấn đề lý thuyết liên quan đến ẩn dụ tri nhận nói chung và ẩn dụ cấu trúc nói riêng.Dựa trên những kiến thức tìm được, luận án xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu ẩn dụ cấu trúc trong tiếng Anh và tiếng Việt đồng thời nghiên cứu mối liên kết giữa ẩn dụ cấu trúc trong hai ngôn ngữ.

- Chương 2: Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc có miền đích “Chính trị” trong tiêu đề và Sa-pô báo chí Anh – Việt Chương 2 tập trung phân tích các ẩn dụ cấu trúc có miền đích “Chính trị” trong cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt được thể hiện qua sự xuất hiện của các ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô báo chí, đồng thời làm rõ mô hình ánh xạ của các mô hình ý niệm phổ biến nhất trong cả 2 ngôn ngữ.

- Chương 3: Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc có miền đích “Quốc gia” trong tiêu đề và Sa-pô báo chí Anh – Việt Tương tự như chương 2, chương này tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến những ẩn dụ cấu trúc có miền đích “Quốc gia” xuất hiện trong tiêu đề và sa-pô báo chí trong tiếng Việt và tiếng Anh.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Dẫn nhập

Để có cái nhìn tổng quan về lịch sử phát triển của ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô báo chí, chúng tôi tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan theo vấn đề và theo trình tự thời gian để thấy được sự thay đổi trong quan điểm về ẩn dụ Chúng tôi cũng lựa chọn cách tiếp cận “thu hẹp” dần, bắt đầu bằng các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm nói chung rồi tập trung vào các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô báo chí ở nước ngoài và trong nước để tìm hiểu các kết luận đã đạt được, qua đó xác định “khoảng trống” cho vấn đề nghiên cứu.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1 Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm

1.2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới a Các nghiên cứu theo hướng lý thuyết:

Các nhà khoa học đại diện là Lakoff và Johnson (1980) [78], G Fauconnier

(1985) [63], R.Langacker (1987) [84], M.Johnson (1987) [72] Ngoài ra, những tên tuổi đáng chú ý khác là Turner, Jackendoft, Kovecses Goatly, Gibbs Rosch, Shore, Steen, Wierzbicka Theo tri nhận luận, ẩn dụ là kết quả của sự kết hợp ngôn ngữ- văn hoá trong quá trình tư duy của một cộng đồng văn hoá cụ thể.

Nghiên cứu điển hình nhất và được coi là thành công nhất đối với nghiên cứu ẩn dụ theo hướng ngôn ngữ tri nhận là tác phẩm “Metaphors We Live By” của G. Lakoff và M Johnson (1980) [78] Lý thuyết này chỉ ra rằng hệ thống ý niệm đời thường của chúng ta tức là chúng ta suy nghĩ và hành động, về bản chất là có tính ẩn dụ Theo hai ông, hệ thống ý niệm của con người được cấu trúc một cách ẩn dụ,nói cách khác đó là những khái niệm văn hoá phổ biến Điều này tạo cho ẩn dụ một vai trò quan trọng trong việc xác định cách chúng ta tiếp cận thế giới và cách chúng ta suy nghĩ, hành động Với cách nhìn này, ẩn dụ được xác định như là sự liên kết giữa một phạm trù nguồn và một phạm trù đích Ví dụ:

(2) Life is a journey (Cuộc đời là một chuyến đi) Ẩn dụ này gồm có phạm trù nguồn (a source domain) là journey - chuyến đi và phạm trù đích (a target domain) là life - cuộc đời Giữa hai phạm trù này có một mối liên hệ giao thoa vì đặc điểm của chuyến đi và đặc điểm cuộc đời có những điểm chung (Lakoff và Tumer 1989) [79] Vì vậy, một số đặc điểm của chuyến đi được sử dụng để nhấn mạnh một số đặc điểm của cuộc đời.

Theo các tác giả của lý thuyết tri nhận về ẩn dụ (Lakoff và Johnson, 1980 [78]; Lakoff và Tumer, (1989) [79]; Lakoff (1993) [67]) thì hệ thống ý niệm của con người có nguồn gốc chủ yếu từ những kinh nghiệm thuộc về cơ thể con người nhưng được đặt lên một phạm trù trừu tượng hơn (more abstract categories) Hai ông đã phân biệt ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) với những cách diễn đạt thông thường (ẩn dụ ý niệm vẫn còn có sự hàm ẩn), ví dụ như cách diễn đạt: (At the crossroad of life: Ở ngã ba cuộc đời, Dead-end in life: Điểm cuối của cuộc đời) Có thể là những phần của sự hàm ẩn trong ẩn dụ: Life is a journey - Cuộc đời là một chuyến đi

Dựa trên nền tảng về ngôn ngữ học tri nhận, Lakoff (1993) [80] tiếp tục phát triển các khái niệm về ẩn dụ, ông phát triển tư tưởng về sự liên hệ giữa quá trình tạo lập hệ thống ý niệm của con người, cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên và vai trò của ẩn dụ để xây dựng học thuyết về “trí tuệ nghiệm thân” (embodied mind) Học thuyết này nghiên cứu sự liên hệ và phụ thuộc giữa năng lực nhận thức và tư duy đến thế giới quan trong đó liên kết với khía cạnh sinh học của con người: đặc điểm não bộ và cơ thể người [67] Gibbs (1994) kế thừa những nghiên cứu của Lakoff để chứng minh rằng ẩn dụ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nhận thức và tâm lý học [66]. b Các nghiên cứu theo hướng ứng dụng :

Kể từ khi phát hiện ra ẩn dụ ý niệm, các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã ứng dụng lý thuyết ẩn dụ để nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong các lĩnh vực pháp luật, thi ca, chính trị, tâm lý học, vật lý, khoa học máy tính, toán học và triết học Các kết quả nghiên cứu về cấu trúc ẩn dụ đã góp phần làm sáng tỏ cách thức con người tư duy trong một số lĩnh vực trí tuệ.

Trong lĩnh vực văn học, Lakoff và Tunner (1989) [79] chứng minh được rằng chỉ khi phép ẩn dụ trong thơ ca ổn định thì ẩn dụ mới được tiếp tục sử dụng trong ngôn ngữ và tư tưởng đời thường Các ý niệm về đạo đức được thể hiện một cách rõ ràng trong văn học thông qua các ẩn dụ và thảo luận về ẩn dụ Qua những thảo luận này những ý niệm hoặc thông điệp được truyền đạt nhanh và rõ ràng hơn [79].

Trong các lĩnh vực pháp luật, Lakoff và Johnson (1996) [81] đã chứng minh được rằng: “Ẩn dụ đóng vai trò then chốt trong kiến tạo thực trạng xã hội và chính trị” Trong nghiên cứu của Lakoff (1996) ông đã tiến hành nghiên cứu đối tượng là thế giới quan của những người có quan điểm bảo thủ và cấp tiến ở Mỹ Ông tiến hành nghiên cứu và xem xét quan điểm về kiểm soát súng đạn, thuế phí, các luật liên quan đến nhân quyền, môi trường và nghệ thuật trong một cấu trúc khung tri nhận nhất định [81] Gibbs (1994) kế thừa những nghiên cứu của Lakoff để chứng minh rằng ẩn dụ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nhận thức và tâm lý học Có thể nói, ẩn dụ và lý thuyết về ẩn dụ ngày càng có vai trò quan trọng không chỉ trong ngành nghiên cứu ngôn ngữ học mà còn cả trong những ngành nghiên cứu khoa học khác [66].

Trong lĩnh vực chính trị xã hội, nhiều nghiên cứu cho thấy ẩn dụ là một công cụ định hướng và lan tỏa tư tưởng trong xã hội một cách hiệu quả: Johnson (1993), Lakoff (1996) [81], Lakoff và Johnson (1999) [83] nghiên cứu về ẩn dụ với các vấn đề chính trị, đạo đức, triết học Lakoff (1996) [81]đã chỉ ra rằng quan điểm là nền tảng tư duy chính trị của giới chính trị gia Hoa Kỳ; Taiwo (2013) [98] chỉ ra sự xuất hiện phổ biến của các ẩn dụ ý niệm liên quan đến quốc gia, chính trị gia trong các diễn văn chính trị tiếng Anh của các chính khách Nigeria, trong đó miền nguồn

“xây dựng” được sử dụng nhiều cho miền đích “chính trị” mà những chính trị gia được xem như người thợ xây dựng và kiến tạo thể chế, quốc gia…

1.2.1.2 Các nghiên cứu trong nước a Các nghiên cứu theo hướng lý thuyết: Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ẩn dụ trong Việt ngữ học trong mấy thập kỷ qua là khá nhiều, với nhiều mảng thành tựu của các nhà khoa học hàng đầu.

Trong giai đoạn phát triển của ngôn ngữ học tri nhận, đã có những nghiên cứu của một số tác giả về nghiên cứu ẩn dụ theo ngôn ngữ học tri nhận Nguyễn Lai

(1990) đã chỉ ra quá trình phát triển ngữ nghĩa của các từ chỉ hướng vận động như ra-vào, lên-xuống, sang-về… tuy không sử dụng thuật ngữ “tri nhận” tuy nhiên nghiên cứu lại hướng nghiên cứu theo đường hướng của ngôn ngữ học tri nhận với giả thiết nghiệm thân với mốc xác định là cơ thể con người [24] Năm 2002, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã bước đầu sử dụng thuật ngữ tri giác khi bàn đến ẩn dụ dưới lăng kính là một kiểu “tư duy phạm trù” [42].

Lý Toàn Thắng (2005) đã đưa ra hướng nghiên cứu về thời gian và không gian trong đó lấy con người làm trung tâm để theo dõi quá trình nhận thức Theo hướng nghiên cứu này ngôn ngữ phản ánh cách thức con người tri nhận về thế giới quan xung quanh [37].

Năm 2009, Phan Thế Hưng đã trình bày quan niệm của mình về ẩn dụ rất đáng chú ý trên cơ sở trình bày và phân tích khá tỉ mỉ quan niệm của Aristotle và nhiều nhà ngôn ngữ học sau đó Phan Thế Hưng cho rằng: “Chúng ta không hiểu ẩn dụ bằng chuyển ẩn dụ thành phép so sánh Thay vì vậy, câu ẩn dụ là câu bao hàm xếp loại và do vậy hiểu ẩn dụ qua câu bao hàm xếp loại”, so sánh ẩn dụ tuân theo ẩn dụ [22] Nguyễn Văn Hiệp (2008) xác định cách tiếp cận nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận đối với vai trò của nghĩa khi phân tích và miêu tả cú pháp [18] Trần Văn Cơ (2009) trong công trình Khảo luận ẩn dụ tri nhận (Nhà xuất bản Lao động xã hội) đã giới thiệu khái luận và ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam [3]. b Các nghiên cứu theo hướng ứng dụng :

Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu

1.3.1 Cơ sở lý luận về ẩn dụ ý niệm

Trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX, từ những năm 70, trên phạm vi toàn thế giới và trong tất cả các ngành khoa học xã hội và nhân văn nổi lên một thiên hướng lý thuyết chung: “khoa học tri nhận” (cognitive sciences) tổng hợp các ngành khoa học khác nhau có nghiên cứu về tri nhận như: tâm lý học, triết học, ngôn ngữ học, khoa học thần kinh, khoa học máy tính, nhân học (G.Miller (2003),trí tuệ nhân tạo, đôi khi cả sinh học, xã hội học và giáo dục học.

Năm 1980, George Lakoff và Mark Johnson công bố nghiên cứu Chúng ta sống bằng ẩn dụ (Metaphor we live by), một tác phẩm được ghi nhận là đã đưa ra một cách tiếp cận mới về nghiên cứu phép ẩn dụ (Knowles và Moon) Lakoff và Johnson (1980) khẳng định: " Ẩn dụ phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ trong ngôn ngữ mà còn trong suy nghĩ và hành động "và" hệ thống khái niệm thông thường của chúng ta, về cách chúng ta suy nghĩ và hành động, về cơ bản đều mang tính ẩn dụ ” [78]

Theo quan niệm của Lakoff và Johnson (1999) [83], trong khoa học tri nhận, chữ “tri nhận” (cognitive) được dùng cho bất kỳ kiểu loại “thao tác tinh thần” nào hay “cấu trúc tinh thần” nào có thể được nghiên cứu bằng những thuật ngữ chính xỏc Kửvecses (2003) [73] định nghĩa ẩn dụ từ quan điểm ngụn ngữ học tri nhận như là “hiểu về một miền khái niệm này thông qua một miền khái niệm khác” Một miền là cụ thể (một sự vật, con người, động vật, đối tượng, phương hướng, v.v.) trong khi miền kia là trừu tượng (suy nghĩ, cảm xúc, khái niệm vân vân) Miền đầu tiên là miền nguồn và miền thứ hai được nói đến là miền đích Hai miền này được liên kết với nhau để ‘ý tưởng và kiến thức từ miền nguồn được ánh xạ vào miền đích thông qua ẩn dụ tri nhận '(Deignan, 2005) [57].

Lý thuyết ẩn dụ ý niệm dựa trên lập luận về việc bác bỏ quan niệm cổ điển rằng “phép ẩn dụ là một phương tiện trang trí, ngoại vi của ngôn ngữ và suy nghĩ” (Deignan, 2005) [57] Tapia (2006) cho rằng ẩn dụ thường là gắn liền với trải nghiệm thể chất và cụ thể hơn là cảm giác cơ thể [48] Deignan (2005) đề cập đến nghiên cứu của Gibbs về “các ẩn dụ ngôn ngữ để nói về cảm xúc của con người đều được thể hiện thông qua phép ẩn dụ tri nhận” [57].

Theo quan niệm của V.Evans (2006) thì tri nhận “liên quan đến mọi phương diện của chức năng tinh thần hữu thức và vô thức; cụ thể, tri nhận kiến tạo các sự kiện tinh thần (các cơ chế và quá trình) và tri thức vốn được bao hàm trong vô số những nhiệm vụ, từ nhiệm vụ tri giác đối tượng ở “cấp độ thấp” đến nhiệm vụ ở

“cấp độ cao” là ra quyết định’ [60].

Với ý nghĩa đó, theo đường hướng tri nhận, ẩn dụ là cơ chế nhận thức về sự vật,hiện tượng trong thế giới khách quan,ở đó con người nhìn nhận và xây dựng lập luận cho các khái niệm trừu tượng, phức tạp thông qua logic của những khái niệm cụ thể, đơn giản hơn Ẩn dụ là phương thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ.

1.3.1.1 Định nghĩa, cơ sở hình thành và đặc điểm của ẩn dụ ý niệm a Định nghĩa ẩn dụ ý niệm

Theo Black (1962), ẩn dụ chứa một "nội dung tri nhận xác thực" (positive cognitive content) [45] Michael Reddy, người được Lakoff coi là "thực ra đã có những đóng góp vượt lên cả những điều mình khiêm nhường đề ra" đã cho rằng ẩn dụ là một quỹ tích của những suy nghĩ chứ không phải của ngôn ngữ và nó là một phần đáng kể và thiết yếu của phương cách quy ước tri nhận thế giới (theo Lakoff,

Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của lý thuyết hiện đại của tri nhận luận về ẩn dụ phải là 1980, khi công trình Metaphor we live by của G Lakoff và M. Johnson ra đời Lakoff và Johnson (1980) cho rằng ẩn dụ ý niệm (cognitive/conceptual metaphor) là sự ý niệm hóa một miền tinh thần này qua một miền tinh thần khác, đó là sự ánh xạ (mapping) có hệ thống từ một miền nguồn sang một miền đích nhằm tạo nên một mô hình tri nhận Cũng theo G Lakoff và M. Johnson, ẩn dụ ý niệm là một cơ chế nhận thức mà thông qua nó, logic của những khái niệm có tính trừu tượng được thay bằng logic của những khái niệm có tính cụ thể hơn Ẩn dụ gắn liền với đặc trưng văn hóa tinh thần của người bản ngữ [78].

Các nghiên cứu trong nước cũng tiếp nối mạch nghiên cứu này Lý ToànThắng (2005) đã đưa ra một cách hiểu về ẩn dụ: “Ẩn dụ ý niệm là một sự chuyển di(transfer) hay một sự đồ hoạ (mapping) cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnh vực hay mô hình tri nhận đích” Cụ thể hơn, ông viết: “Thông thường các phạm trù mình về những con người, những sự vật và hiện tượng cụ thể thường nhật để ý niệm hoá các phạm trù trừu tượng” Ông dẫn các ví dụ điển hình như : thời gian là tiền bạc, tình yêu là một cuộc hành trình Trong đó, tiền bạc, cuộc hành trình là nguồn; thời gian, tình yêu là đích [34].

Trần Văn Cơ (2009) cũng viết: “Ẩn dụ tri nhận (hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm) là một trong những hình thức ý niệm hoá, một quá trình tri nhận có những biểu hiện là hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới” “Về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt và tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau” [3].

Như vậy, theo quan điểm tri nhận, ẩn dụ ý niệm được nhìn nhận và nghiên cứu thông qua các lĩnh vực kinh nghiệm và cho rằng ẩn dụ là hiện tượng tri nhận hơn là một hiện tượng ngôn ngữ Những biểu thức ẩn dụ mà chúng ta bắt gặp trong ngôn ngữ chính là cái phản ánh các ẩn dụ tồn tại ở tầng bậc ý niệm Ẩn dụ phản ánh phương thức tư duy sáng tạo của con người qua hệ thống các ý niệm. b.Các đặc tính của ẩn dụ ý niệm

Thứ nhất, nhiều ẩn dụ ý niệm có thể mang tính chất phụ thuộc văn hóa Mặc dù Lakoff và Johnson [78] giữ quan điểm nghiêng về tính phổ niệm của ẩn dụ ý niệm, nhưng hai tác giả trên cũng thừa nhận rằng nghiên cứu của mình chỉ giới hạn ở các ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngôn từ trong tiếng Anh và để ngỏ vấn đề so sánh ẩn dụ niệm trên cơ sở văn hóa Lakoff và Johnson phát hiện người Anh bản ngữ ý niệm hóa thời gian thông qua tiền bạc, và hai ông cho rằng không nhất thiết hiện tượng này xảy ra đối với tất cả các nền văn hóa Deignan , A & Gabrys, D., and Solska, A [56], cho rằng ẩn dụ là một đặc trưng có mặt trong tất cả các ngôn ngữ tự nhiên và một số ẩn dụ ý niệm có thể mang tính chất phổ quát ở nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ, thế nhưng không thể có hai nền ngôn ngữ –văn hóa có chung một hệ thống ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngôn ngữ hoàn toàn như nhau Nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo sau (Charteris-Black & Ennis [52], Charteris-Black &Musolff [53], Chung và các tác giả khác [54], Deignan & Potter [57], Neumann

[91], Schmidt [95], Bratoz [49] đã so sánh ẩn dụ trong tiếng Anh với ẩn dụ trong các ngôn ngữ khác và dẫn đến kết luận rằng các yếu tố văn hóa đã có ảnh hưởng lớn đến việc chọn và sử dụng ẩn dụ của người viết hoặc người nói.

Thứ hai, cấu trúc của ẩn dụ ý niệm mang tính chất bán phần Quá trình đồ họa một lĩnh vực nhằm làm sáng tỏ một lĩnh vực khác chỉ xảy ra đối với một số chứ không phải toàn bộ các đặc tính của lĩnh vực nguồn Khi chúng ta nói về ý niệm

“lập luận” như một ý niệm trừu tượng thuộc lĩnh vực đích, chúng ta sử dụng ẩn dụ QUỐC GIA LÀ MỘT NGÔI NHÀ, và như vậy chúng ta có thể suy nghĩ về cấu trúc của quốc gia có thể vững chắc hay yếu ớt, có thể đứng vững hay sụp đổ, thế nhưng hiếm khi chúng ta nói về cửa sổ hay cầu thang của các quốc gia Từ đó có thể nói ẩn dụ ý niệm QUỐC GIA LÀ MỘT NGÔI NHÀ có những bộ phận được sử dụng và có những bộ phận không được sử dụng. Đặc tính thứ ba của ẩn dụ ý niệm là tính đồ họa đa chiều Một ý niệm đơn lẻ có thể có nhiều ẩn dụ ý niệm miêu tả nhiều bình diện của nó.

ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH CHÍNH TRỊ

Dẫn nhập

Trong chương này chúng tôi phác hoạ các lược đồ ánh xạ nhằm tìm hiểu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền đích “Chính trị” thông qua một số miền nguồn như

“HÀNH TRÌNH”, “CHIẾN TRANH”, “NHIỆT”, “TRÒ CHƠI” và “ HIỆN THỜI TIẾT” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh Với mỗi ẩn dụ ý niệm tìm được trong tiêu đề và sa-pô, ngoài việc phân tích cơ chế ánh xạ, chúng tôi cũng tiến hành so sánh cả về định lượng và định tính để tìm ra các điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ và tìm cách lý giải cho những khác biệt này Tuy nhiên, trước khi đi vào các nội dung chính (được trình bày ở các mục sau) chúng tôi sẽ trình bày khái quát về kết quả thu thập và phân tích các ẩn dụ cấu trúc từ khối ngữ liệu nghiên cứu Để nhận diện biểu thức ẩn dụ làm ngữ liệu nghiên cứu, chúng tôi dựa vào quy trình nhận dạng ẩn dụ ý niệm MIP (Metaphor Identification Procedure) do Pragglejaz (2007) đề xuất [92] như đã trình bày trong Chương 1 Sau khi xác định, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tìm hiểu các điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ về mặt định tính, đồng thời sử dụng thủ pháp thống kê để so sánh định lượng Kết quả khảo sát, phân tích biểu thức ẩn dụ trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt cho thấy, ẩn dụ cấu trúc có miền đích “CHÍNH TRỊ” xuất hiện 5 ẩn dụ cấu trúc bao gồm: “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH”; “CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH”; “CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT”, “CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI” và “CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT”.

Kết quả khảo sát số lượng biểu thức và tần suất xuất hiện các dụ dẫn ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh chia theo các miền nguồn cơ bản được thể hiện trong Bảng 2.1 và Bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.1 Tổng hợp số lượng bài viết có chứa AD, số lượng biểu thức và lượt dụ dẫn AD có miền đích “chính trị” trong tiêu đề báo chí tiếng Việt, tiếng Anh

Số bài báo có sử dụng AD có miền đích “chính trị”

Số BTAD Số lượt dụ dẫn AD

Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng bài viết có chứa ẩn dụ, số lượng biểu thức và lượt dụ dẫn ẩn dụ có miền đích “chính trị” trong sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh

Số bài báo có sử dụng ADCT Số BTAD Số dụ dẫn

Số lượng phân bố ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh được thể hiện qua từng mô hình ẩn dụ cấu trúc tương ứng với từng miền nguồn cụ thể như sau:

Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH” trong tiêu đề và sa- pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh

Chính trị là một lĩnh vực có liên quan đến quyền lực, xây dựng chính sách và vận hành chính sách Nó bao gồm các quan hệ xã hội liên quan đến quyền hành hoặc quyền lực Chính trị chứa đựng nhiều bình diện khác nhau bao gồm các chính trị gia, đảng phái chính trị và các sự kiện chính trị Một thể chế chính trị luôn chứa đựng khả năng bình ổn hoặc xung đột Xung đột chính trị có thể được xem là cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực giữa những người muốn củng cố và giữ quyền lực của họ với những người cố gắng để tranh chấp nó, hoặc với tư cách là các thể chế và thực tiễn của xã hội để giải quyết các xung đột lợi ích khác nhau về tài chính; vị thế/tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên trường quốc tế; độc lập dân tộc và giải phóng dân tộc…

Trong các tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt trên báo Nhân dân điện tử (mục Bình luận quốc tế) và tiếng Anh trên báo The New York Times (mục Opinion), miền nguồn “chiến tranh” thường ánh xạ lên miền đích “chính trị” bởi giữa hai miền này chia sẻ nhiều điểm tương đồng Người ta đã quan sát thấy rằng ngôn ngữ chính trị nhằm mục đích thuyết phục một lượng khán giả, và sử dụng các ẩn dụ ý niệm một cách tự nhiên Các phép ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô báo chí liên quan đến lĩnh vực chính trị hầu hết cung cấp đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm phục vụ một chương trình nghị sự chính trị cụ thể Phép ẩn dụ cũng được sử dụng nhằm tuyên truyền lý tưởng chính trị và hệ tư tưởng chính trị cho người đọc, người nghe Tuy nhiên, các phép ẩn dụ có miền nguồn “chiến tranh” sẽ nhấn mạnh xung đột, hạ thấp tầm quan trọng của đàm phán và sự thỏa hiệp Vì vậy, giữa hai tổ chức chính trị/ hai đảng phái, quốc gia mỗi khi có xung đột lợi ích là các nhà báo, biên tập viên lại muốn mô tả các xung đột chính trị thông qua các thuộc tính từ miền nguồn “chiến tranh”.

Khi nhắc đến chiến tranh, từ trong vô thức, bất cứ ai cũng sẽ có chung ý tưởng về một cuộc xung đột giữa ít nhất hai hoặc nhiều nhóm/ phe phái có tổ chức, và các nhóm được trang bị vũ khí Cuộc chiến xảy ra giữa các nhóm hoặc để tranh giành lãnh thổ, hoặc lợi ích Mục tiêu của chiến tranh tấn công là nhằm tiêu diệt, hạ gục đối thủ để đồng hoá, thu phục, hoặc chiếm lĩnh Ngược lại, mục tiêu của chiến tranh phòng thủ là nỗ lực đẩy lùi lực lượng tấn công để bảo toàn lực lượng Chiến tranh kết thúc bằng việc phân thắng bại giữa hai bên đối đầu, đôi khi cả hai bên tham chiến đều thua cuộc bởi thương vong và thiệt hại chiến tranh Tình huống của chiến tranh có thể áp dụng cho các xung đột chính trị Trong các tiêu đề và sa-pô báo chí báo chí, chính trị thường được nhìn nhận khúc xạ qua lăng kính của chiến tranh bởi các xung đột chính trị thường song hành với vòng xoáy bạo lực Một cuộc bầu cử chính trị luôn diễn ra trong thế cạnh tranh khốc liệt giữa hai hoặc nhiều chính đảng để giành thế thắng Một cuộc chiến thương mại hay ngoại giao giữa hai quốc gia, hai đối thủ chính trị cũng căng thẳng trên bàn thương lượng như những màn so găng, khi một trong các bên không đạt được thỏa thuận như ý, có thể sẵn sàng kích hoạt các cuộc khẩu chiến, thậm chí châm ngòi chiến tranh Giữa các phe phái chính trị, các chính trị gia có lập trường và mục tiêu chính trị khác nhau Khi một bên phát động cuộc tấn công trong các bài phát biểu/trong nghị trường, bên kia sẽ đáp lại theo kiểu trả miếng thông qua khẩu chiến Các bên sẽ quyết liệt chiến đấu để giành lấy quyền lợi cho riêng mình Trong các xung đột chính trị, mỗi chính trị gia hoặc đảng phái sẽ sử dụng các chiến lược hiệu quả để chiến thắng trên vũ đài chính trị, cũng giống như tổng tư lệnh cuộc chiến lựa chọn chiến thuật trong chiến tranh để giành chiến thắng Vì vậy, chính trị thường được nhìn như một cuộc chiến tranh đời thực Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng sức mạnh của ngôn ngữ tác động lên công chúng là một công cụ rất mạnh trên vũ đài chính trị, và có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để gây ảnh hưởng hoặc thao túng công chúng.Trong đó, phép ẩn dụ là công cụ mạnh mẽ có thể ảnh hưởng đến quan điểm của công chúng về chính trị Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH được thể hiện trong bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH

Thuộc tính của miền nguồn

Thuộc tính miền đích (chính trị)

Chỉ huy/tổng tư lệnh trận chiến Các chính trị gia

Những người lính tham chiến Các phe phái chính chị

Kẻ thù trong cuộc chiến Các thế lực đối lập, thù nghịch trên chính trường

Vũ khí sử dụng trong cuộc chiến Các chính sách địa chính trị

Chiến thuật trong chiến tranh Các chiến lược chính trị

Chiến trường Võ đài chính trị

Chiến thắng hay thất bại trong chiến tranh

Chiến thắng hay thất bại trên chính trường

Trong khối ngữ liệu tiêu đề khảo sát từ báo Nhân dân điện tử và The New

York Times, nhiều biểu thức ẩn dụ CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH xuất hiện với các dụ dẫn cụ thể tương ứng với từng thuộc tính của miền nguồn “chiến tranh” Các biểu thức ẩn dụ có miền nguồn “chiến tranh” xuất hiện ở 36/800 tiêu đề trong tiếng Việt (chiếm tỉ lệ 4,5%) và ở 54/800 tiêu đề trong tiếng Anh (chiếm tỉ lệ 6,75%) Tỉ lệ xuất hiện các biểu thức ẩn dụ chia theo các tiểu loại tiêu đề trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh được thể hiện trong Bảng 2.4a dưới đây:

Bảng 2.4a: Tần suất xuất hiện các BTAD thuộc miền nguồn “chiến tranh” chia theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times

Dạng tiêu đề Tần số xuất hiện/800 tiêu đề

Tỉ lệ  Tần số xuất hiện/800 tiêu đề

Kết quả khảo sát cho thấy, ở miền nguồn “chiến tranh”, các ẩn dụ xuất hiện trong tiêu đề báo The New York Times xuất hiện ở 54 tiêu đề (chiếm tỉ lệ 6,75%), cao gấp 1,5 lần so với báo Nhân dân điện tử (xuất hiện ở 36 tiêu đề, chiến tỉ lệ 4,5%) Điều đó cho thấy các tác giả người Anh có xu hướng ưa sử dụng ẩn dụ trong tiêu đề hơn so với các tác giả người Việt Trong các tiêu đề chứa ẩn dụ, xét theo tiểu loại tiêu đề, cả hai ngôn ngữ đều ưa sử dụng kiểu tiêu đề bình luận nhất (16 tiêu đề trong tiếng Việt và 22 tiêu đề trong tiếng Anh) Loại tiêu đề xác nhận chiếm ưu thế trong tiếng Anh (với 15 tiêu đề) song hạn chế dùng trong tiếng Việt (với 3 tiêu đề); loại tiêu đề giật gân xuất hiện phổ biến trong tiếng Việt (với 5 tiêu đề) trong khi tiếng Anh không xuất hiện dạng tiêu đề này.

Trên thực tế, các bình luận liên quan đến các vấn đề chính trị ngày nay, có hàng trăm thuật ngữ quân sự được áp dụng cho các tình huống phi quân sự, đó là một quá trình bình thường, vì mọi người có khả năng rút ra kinh nghiệm từ một lĩnh vực quen thuộc của cuộc sống như chiến tranh để hiểu kinh nghiệm trong một lĩnh vực trừu tượng như chính trị Theo nguyên lý chiếu xạ ẩn dụ, các dụ dẫn tiêu biểu thuộc hệ thuật ngữ quân sự đã được lựa chọn, kích hoạt và và phóng chiếu lên miền đích “chính trị” khiến miền đích mang các thuộc tính của miền nguồn “chiến tranh”.

Do đó, ngôn ngữ chính trị mang màu sắc chiến trận và chứa đầy tính chất kịch tính, một mất một còn Tỷ lệ xuất hiện của các dụ dẫn trong mô hình ý niệm CHÍNH TRỊ

LÀ CHIẾN TRANH trong tiêu đề báo chí tiếng Việt được thể hiện qua Bảng 2.4b (phần Phụ lục), trong tiêu đề báo chí tiếng Anh được thể hiện qua Bảng 2.4c (phần Phụ lục). Ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “chiến tranh” vốn phổ quát trong các tin tức chính trị và có một nền tảng kinh nghiệm vững chắc Do tính chất của miền nguồn

“chiến tranh” cho phép kích hoạt các thuộc tính tiêu biểu của miền nguồn như: lính tham chiến, người chỉ huy trận chiến/ tổng tư lệnh, chiến trường, kẻ thù, vũ khí, chiến thuật, chiến thắng, thất bại… từ đó cho phép xuất hiện hàng loạt các mã thông báo ẩn dụ như: tiến công, trừng phạt, chiến tuyến, lật đổ, đe dọa, đồng minh, đòn gió, ra đoàn, khẩu chiến, giương oai múa võ, ám sát, tháo ngòi, phòng thủ, khủng bố, vòng xoáy bạo lực… những thuộc tính từ miền nguồn này xuất phát từ những tri thức có được do trải nghiệm của con người về các cuộc chiến tranh mà chúng xuất hiện rất phổ biến trong lịch sử dựng nước và giữ nước của bất kỳ quốc gia nào.

Trên tiêu đề báo Nhân dân điện tử và The New York Times, ẩn dụ CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH xuất hiện trong tiếng Việt ở 36 biểu thức ẩn dụ với 37 lượt dụ dẫn; xuất hiện trong tiếng Anh ở 54 biểu thức ẩn dụ với 59 lượt dụ dẫn Các biểu thức ẩn dụ mô tả cuộc đấu chính trị giữa các quốc gia có mối quan hệ với nhau giống như một cuộc chiến đấu ngoài trận mạc, có những căng thẳng kịch tính, có điểm thắt nút và mở nút, có mặt trận và chiến tuyến, các bên có sử dụng từng loại vũ khí riêng để áp đảo và đe dọa, trừng phạt đối phương Chiến thuật trong chính trường cũng đầy toan tính, cân não một mất một còn như chiến thuật sử dụng trong mỗi cuộc tiến công trong chiến trận Vai trò của chính trị gia giống như vị tổng tư lệnh trong một cuộc chiến tranh đời thực Các chiến lược/binh pháp khác nhau sẽ được các tổng tư lệnh sử dụng để giành chiến thắng trong một trận chiến; các kế sách chính trị sẽ được các chính trị gia cân nhắc áp dụng để giành vị thế trên võ đài chính trị.

Trước hết, nếu trong một trận chiến, tổng tư lệnh là nguời có vai trò cầm quân, đủ mưu lược để xông pha trận mạc, điều binh khiển tuớng, làm suy yếu sức mạnh của đối phương thì trên chính trường, chính trị gia sẽ đóng vai trò là người thủ lĩnh, dùng mưu lược, sách lược để ứng phó với các mưu đồ chính trị, biết đưa ra các chiến thuật phù hợp để lôi kéo đồng minh, thêm bạn bớt thù, chiến thắng đối phương trên vũ đài chính trị Trên vũ đài chính trị, họ biết dùng các sách lược của mình như một thứ vũ khí sắc bén để tấn công phe đối lập Các đòn trừng phạt về kinh tế hay quân sự đều được xem như một thứ vũ khí để răn đe, chỉ huy, khống chế đối phương Cả trong ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh chúng tôi đều tìm được các biểu thức ẩn dụ với các dụ dẫn tương đồng về vũ khí của chính trị gia khi xử lí các vấn đề địa chính trị của quốc gia Ví dụ:

(1) Tiêu đề: “Gậy chỉ huy” còn thiêng? (“gậy chỉ huy” muốn ám chỉ các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các phe đồng minh trong EU nhằm vào các lĩnh vực khai mỏ và khí đốt của Nga) [V1]

“Gậy chỉ huy” là thứ vũ khí tối ưu của Mỹ và các phe đồng minh trong EU khi áp đòn trừng phạt kinh tế, áp thuế để gây sức ép với các quốc gia đối đầu, đặc biệt là Nga Đây được xem là vũ khí hữu dụng mà Mỹ và phe đồng minh tung ra trong các trận chiến trên chính trường quốc tế Ví dụ:

(2) Tiêu đề: 2 front-Runners, Donald Trump and Hillary Clinton, find Their

Words Can Be Weapons (2 ứng cử viên hàng đầu, Donald Trump và Hillary

Clinton, nhận thấy lời nói của họ có thể trở thành vũ khí) [A20]

(3) Tiêu đề: Donald Trump’s Secret Weapon: Letters of Love, lattery and

Revenge (Vũ khí bí mật của Donald Trump: Thư tình, nịnh hót và sự trả thù)

Trong một cuộc chiến đấu giữa các phe đối kháng, việc lựa chọn chiến thuật phù hợp để ứng phó với đối phương là binh pháp vô vùng quan trọng đối với vị tổng tư lệnh, nó quyết định sự thành/bại của cuộc chiến Các chiến thuật trong chiến tranh, từ việc đánh lạc hướng, đánh nghi binh nhằm phân tán đối phương như ra đòn gió, làm động tác giả, đến các chiến thuật kích nổ, khoe lực lượng như khiêu chiến, khẩu chiến, đe dọa, giương oai múa võ và cả các chiến thuật nhằm bảo toàn lực lượng như phòng thủ, giữ miếng đều được ánh xạ lên miền đích chính trị, trở thành các chiến lược/sách lược trên chính trường Ví dụ:

(4) Tiêu đề: Đòn gió ! (nói về việc Nhà Trắng ra động thái thông báo rút toàn bộ lực lượng khỏi Áp-ga-ni-xtan, nhưng vẫn "để ngỏ" khả năng để lại số lượng binh sĩ nhất định "theo yêu cầu" của Áp-ga-ni-xtan Thực chất đây chính là kiểu ra đòn gió để uy hiếp tinh thần Áp-ga-ni-xtan.) [V136]

Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh

Hiện tượng thời tiết là cách nói về các trạng thái khác nhau của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển tại một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định, phổ biến như nắng, gió, mây, mưa, bão, tuyết, sương giá, nóng, lạnh, ẩm; các hiện tượng ít phổ biến khác gồm các thảm họa tự nhiên như lốc xoáy, vòi rồng, bão tuyết, sóng thần… Thời tiết bị chi phối bởi sự chênh lệch áp suất không khí, nhiệt độ và độ ẩm giữa nơi này và nơi khác Hầu hết các hiện tượng thời tiết diễn ra trong tầng đối lưu Vì các hiện tượng thời tiết luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của con người nên trong hầu hết các nền văn hóa, thời tiết trở thành một miền nguồn phổ dụng cho các ẩn dụ liên quan đến các khía cạnh đời sống của con người.

Miền nguồn “hiện tượng thời tiết” dường như trở thành một phần không thể thiếu trong các ngôn ngữ truyền thông khi tìm hiểu và giải thích về một số lĩnh vực miền đích như: môi trường, an sinh xã hội, chính trị, thương mại, kinh tế, thể thao và y tế.

Bản chất của chính trị là tính động, hay thay đổi, khó lường được kết cục, và chứa đựng những yếu tố bất ngờ Tính chất này khá tương đồng với hiện tượng thời tiết Cấu trúc tương đồng giữa hai miền không gian được thể hiện qua lược đồ ánh xạ trong bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT

Thuộc tính của miền nguồn

(chính trị) Các hiện tượng thời tiết Các sự kiện chính trị /bất ổn chính trị

Cảm nhận của con người trước hiện tượng thời tiết Đánh giá của cộng đồng trước các sự kiện chính trị

Diễn biến thay đổi của các hiện tượng thời tiết Diễn biến thay đổi của các sự kiện chính trị

Hệ quả của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến đời sống

Tác động của các sự kiện chính trị đến đời sống xã hội

Trong các tiêu đề và sa-pô báo chí nói chung, các bài viết liên quan đến sự kiện chính trị, có sự xuất hiện khá phổ biến các ẩn dụ có miền nguồn “hiện tượng thời tiết” Các tiêu đề và sa-pô báo chí có xu hướng mượn các hiện tượng thời tiết như mưa, gió, bão, đóng băng, tan băng, động đất để ẩn dụ về các trạng thái chính trị của một tổ chức, đảng phái, quốc gia.

Trong tiêu đề và sa-pô báo chí trên báo Nhân dân điện tử và The New York

Times, khi chiếu xạ thuộc tính của miền nguồn “hiện tượng thời tiết” lên miền đích

“chính trị”, một số đặc trưng tiêu biểu về kiểu loại thời tiết và đặc điểm của thời tiết đã được kích hoạt, ánh xạ tương đồng lên cả hai ngôn ngữ với các dụ dẫn tiêu biểu như: dư chấn, gió lành, gió chướng, cơn hồng thủy, cơn lũ, gió đảo chiều, bầu khí nóng, cơn bão, dậy sóng, tan băng Bản chất của thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định, vì vậy thời tiết có tính chất động, thường xuyên thay đổi Các hiện tượng thời tiết, xét theo đặc trưng thuộc tính miền nguồn, dưới góc độ tác động đến cuộc sống của con người thì có thể phân chia thành 2 dạng: các dạng thời tiết cực đoan và các dạng thời tiết ôn hòa Dạng thời tiết cực đoan là các hiện tượng thời tiết xảy ra trái mùa, có hiệu ứng tiêu cực, xảy ra một cách bất thường, đột ngột gây thiệt hại lớn về người và của Các bất thường của thời tiết này mang tới sự khắc nghiệt, không có quy luật, và thường gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người và đời sống xã hội Dạng thời tiết ôn hòa là kiểu thời tiết xuất hiên trong đới ôn hoà, tạo nên những kiểu thời tiết thuận lợi, dễ chịu, tác động tốt đến tâm lý và đời sống của con người Khi chiếu xạ các thuộc tính miền nguồn này lên miền đích

“chính trị”, đã tạo nên sự lưỡng phân trong cấu trúc ý niệm CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT Các kiểu thời tiết cực đoan ánh xạ lên các cấu trúc ý niệm liên quan đến trạng thái tiêu cực, bất ổn của hệ thống chính trị, từ đó kích hoạt các dụ dẫn như: gió chướng, sóng ngầm, cơn hồng thuỷ, mây đen u ám, dư chấn, gió đổi chiều, bão, sóng gió…; các kiểu thời tiết ôn hoà ánh xạ lên cấu trúc ý niệm liên quan đến trạng thái tích cực, bình ổn của hệ thống chính trị, từ đó kích hoạt các dụ dẫn ẩn dụ như: gió lành, bình minh, tan băng Sự phân bố các ẩn dụ này trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh có sự khác biệt đáng kể như phân tích dưới đây.

Trong khối ngữ liệu tiêu đề khảo sát từ báo Nhân dân điện tử và The New

York Times, các biểu thức ẩn dụ CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT xuất hiện với các dụ dẫn tương ứng với từng thuộc tính của miền nguồn “thời tiết”, xuất hiện ở 30/800 tiêu đề trong tiếng Việt (chiếm tỉ lệ 3,75%) với 32 lượt dụ dẫn; và ở 05/800 tiêu đề trong tiếng Anh (chiếm tỉ lệ 0,63%) với 05 lượt dụ dẫn Tỉ lệ xuất hiện các biểu thức ẩn dụ chia theo các tiểu loại tiêu đề trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh được thể hiện trong Bảng 2.10a dưới đây:

Bảng 2.10a: Tần suất xuất hiện các BTAD thuộc miền nguồn “hiện tượng thời tiết” chia theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York

Dạng tiêu đề Tần số xuất hiện/800 tiêu đề

Tỉ lệ  Tần số xuất hiện/800 tiêu đề

Kết quả khảo sát cho thấy, ở miền nguồn “hiện tượng thời tiết”, các ẩn dụ xuất hiện trong tiêu đề báo Nhân dân điện tử xuất hiện ở 30 tiêu đề (chiếm tỉ lệ 3,75%), cao gấp 6 lần so với báo The New York Times (xuất hiện ở 5 tiêu đề, chiếm tỉ lệ 0,63%) Điều đó tiếp tục cho thấy các tác giả người Việt có xu hướng ưa sử dụng ẩn dụ có miền nguồn “hiện tượng thời tiết” trong tiêu đề để giới thiệu chủ đề của bài viết hơn so với các tác giả người Anh Xét theo tiểu loại tiêu đề, ẩn dụ xuất hiện trong kiểu tiêu đề trích dẫn và tiêu đề bình luận chiếm tỉ lệ cao nhất trong tiếng Việt (11 tiêu đề bình luận, 12 tiêu đề trích dẫn) Tuy nhiên, ẩn dụ ở loại tiêu đề câu hỏi không xuất hiện trong cả hai ngôn ngữ Tần suất xuất hiện của các ẩn dụ có miền nguồn “hiện tượng thời tiết” trong tiêu đề báo chí tiếng Việt được thể hiện trong Bảng 2.10b (phần Phụ lục), trong tiêu đề báo chí tiếng Anh được thể hiện trong Bảng 2.10c (phần Phụ lục).

Trong các tiêu đề báo chí tiếng Việt, tiếng Anh, các dụ dẫn tương đồng liên quan đến miền nguồn hiện tượng thời tiết chủ yếu liên quan đến hiện tượng bão và các hiệu ứng, tác động tiêu cực của hiện tượng thời tiết cực đoan này lên đời sống xã hội Trong tiêu đề báo chí tiếng Việt, hiện tượng thời tiết xấu “bão” được ẩn dụ cho các sự kiện chính trị đáng quan ngại Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan Bão mang theo mưa lớn, lốc xoáy và gió mạnh ở vùng tâm bão, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực cơn bão đi qua Khi chiếu xạ thuộc tính của “bão” lên miền đích chính trị, giữa chúng có sự tương đồng về cách thức tấn công, đổ bộ và sự ảnh hưởng tiêu cực trên diện rộng lên một vùng lãnh thổ như “bão nhập cư”, “bão khủng khoảng kinh tế” Trong tiếng Anh, các tác giả có xu hướng quan tâm và kết nối sự tương đồng giữa nguyên nhân gây ra bão với các căn nguyên gây nên bất ổn chính trị, tạo hiệu ứng tiêu cực lên đời sống xã hội Ví dụ:

(60) Tiêu đề: Frustrated With the Pace of Change, Rioters Storm Parliament

Building in Libya (Thất vọng với tốc độ thay đổi, nhóm nổi loạn đã “gây bão” ở tòa nhà Quốc hội ở Libya) [A69]

( 61) Tiêu đề: Khoảng lặng sau bão (Hai năm rưỡi đã qua kể từ khi chế độ Ca-đa-phi bị lật đổ, Li-bi vẫn chìm trong khủng hoảng chính trị, xung đột và rối ren) [V64]

Trong các ví dụ trên, những nguyên nhân “gây bão” chính là những nguyên nhân bắt nguồn từ các xung đột lợi ích giữa các phe nhóm, đảng phái trong lòng xã hội Mức độ nguy hiểm của bão tùy thuộc vào tình trạng mối quan hệ giữa hai nền chính trị, hai quốc gia Nếu các xung đột đủ lớn hoặc các mối quan hệ đối ngoại rạn nứt, đổ vỡ thì sẽ là căn nguyên “gây bão” Thông qua ẩn dụ này, bài viết cũng ngầm chỉ ra hiệu ứng tác động bất lợi ở mức độ tiêu cực nếu các xung đột chính trị bị đẩy cao, biến xung đột trở thành một “cơn bão” với đầy đủ sức công phá và hủy diệt.

Một biểu hiện thời tiết phổ biến khác cũng thường xuất hiện tương đồng trong các tiêu đề báo chí tiếng Việt và tiếng Anh, đó là các biểu hiện cực đoan của sóng ở đại dương Xuất phát từ thuộc tính miền nguồn, khi biển động do gió lớn, hoặc dưới đáy đại dương có những cơn dư chấn, đứt gãy địa chất sẽ tạo nên những đợt sóng ngầm, triều cường hoặc sóng thần, sóng dữ, mạnh hơn là tạo nên các trận đại hồng thủy với sức mạnh hủy diệt vô cùng tàn khốc Khi chiếu xạ các thuộc tính này lên miền đích, các tác giả xem các xung đột chính trị nếu không được tháo gỡ kịp thời, các giải pháp chính trị nếu không thỏa đáng hoặc đi ngược với mong muốn của số đông thì sẽ tạo nên bất ổn, giống như những hiện tượng sóng ở đại dương với các mức độ tăng cấp khác nhau Ví dụ:

(62) Tiêu đề: Sóng ngầm ở vùng Vịnh [V111]

(63) Tiêu đề: Sóng dữ hai bờ Địa Trung Hải [V40]

(64) Tiêu đề: Waves of Suicide Attacks Shake Kabul on Its Deadliest Day of

2015 (Làn sóng tấn công tự sát rung chuyển Kabul vào ngày chết chóc nhất năm 2015) [A110]

Trong các ví dụ trên, tác giả bài viết muốn dùng hình ảnh “sóng ngầm” để ẩn dụ cho các xung đột chạm trán căng thẳng giữa tàu quân sự của I-ran và tàu chiến

Mỹ trên vùng biển quốc tế tại vùng Vịnh, có khả năng thổi bùng lên thành các đợt sóng thần trong tương lai khi thỏa thuận hạt nhân I-ran được ký kết, gây bất ổn chính trị tại khu vực; “sóng dữ” được ẩn dụ về tính chất nguy hiểm, khó lường đối với tình hình chính trị khu vực khi lực lượng IS một mặt vừa cố thủ ở I-rắc, mặt khác lại thay đổi chiến lược, mở rộng “chân rết” và trở thành mối đe dọa lớn đối với châu Âu cũng như các nước Bắc Phi Những bất ổn chính trị được ẩn dụ như những đợt sóng, hết đợt này đến đợt khác tác động tiêu cực đến đời sống người dân và an sinh xã hội.

Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh

Nhiệt độ là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự nóng, lạnh của một vật hoặc hệ vật trong hệ qui chiếu ta chọn Để đo nhiệt độ của một vật (hệ vật) trong vật lý phải xây dựng một thang đo chuẩn chung gọi là các “thang nhiệt giai” Các cảm nhận về nhiệt khi đánh giá thang nhiệt thường ở hai mức độ “nóng” hoặc “lạnh” Nói một cách dễ hiểu, nhiệt độ là một phép đo khách quan về vật thể nóng hay lạnh Nó có thể được đo bằng nhiệt kế hoặc nhiệt lượng kế Nó là một phương tiện xác định năng lượng bên trong chứa trong hệ thống.

Xuất phát từ các đặc trưng của miền nguồn, các tri thức về miền “nhiệt” cho phép kích hoạt các thuộc tính như: nóng, lạnh, cháy, nổ, âm ỉ, cháy lan, bùng nổ và phân thành hai cực thang độ: nóng và lạnh Từ đó, trong các tiêu đề và sa-pô báo chí ẩn dụ xuất hiện các dụ dẫn liên quan đến miền “nhiệt” như: đóng băng, tan băng, lửa, bùng cháy, ngòi nổ, chảo lửa, nóng bỏng, thuốc sung, cháy lan để ẩn dụ cho các trạng thái, tình hình chính trị của mỗi quốc gia Cơ chế chiếu xạ từ miền nguồn “nhiệt” lên miền đích “chính trị” được thể hiện qua bảng 2.12 dưới đây:

Bảng 2.12: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT Thuộc tính của miền nguồn

Các dạng nhiệt lượng vật lý (nóng, lạnh) Các trạng thái chính trị

Các thang đo nhiệt lượng Thang đo mức độ bình ổn hay bất ổn của hệ thống/sự kiện chính trị Các hình thức biểu hiện của nhiệt và nguy cơ

Các biểu hiện của trạng thái chính trị và nguy cơ đối với hệ thống

Tác động của nhiệt đến môi trường xung quanh

Tác động của các sự kiện chính trị đến đời sống xã hội

Trong các tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh, qua ngữ liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy có nhiều biểu thức ẩn dụ CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT, trong đó các thuộc tính từ miền nguồn “nhiệt” được kích hoạt và chiếu xạ lên miền đích

Cũng như bất cứ một hiện tượng xã hội nào, trạng thái chính trị của mỗi quốc gia luôn tồn tại ở thế lưỡng phân, hoặc ổn định, hoặc bất ổn Tình hình chính trị bất ổn định thường bao hàm các trạng thái như có chiến tranh, bạo động, biểu tình công khai, tranh chấp chủ quyền, mâu thuẫn của các phe đối lập, kinh tế bấp bênh, nợ công, dịch bệnh, hoặc các vấn đề nóng liên quan đến ngoại giao, chủ quyền lãnh thổ, di dân, nhập cư, y tế… Ngược lại, xu thế bình ổn của thể chế chính trị thường bao hàm các trạng thái tích cực như thiết lập ngoại giao, ngừng bắn, hoà bình, làm tan băng các mối quan hệ xấu, hóa giải xung đột, bình ổn về tài chính Sự xuất hiện và phân bố ẩn dụ có miền nguồn “nhiệt” trong tiêu đề và sa-pô được thể hiện qua phân tích dưới đây:

Trong khối ngữ liệu tiêu đề khảo sát từ báo Nhân dân điện tử và The New

York Times, các biểu thức ẩn dụ CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT xuất hiện với các dụ dẫn tương ứng với từng thuộc tính của miền nguồn “nhiệt”, xuất hiện ở 38/800 tiêu đề trong tiếng Việt (chiếm tỉ lệ 4,75%) với 43 lượt dụ dẫn; và ở 05/800 tiêu đề trong tiếng Anh (chiếm tỉ lệ 0,63%) với 11 lượt dụ dẫn Tỉ lệ xuất hiện các biểu thức ẩn dụ chia theo các tiểu loại tiêu đề trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh được thể hiện trong Bảng 2.13a dưới đây:

Bảng 2.13a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “nhiệt” chia theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times

Dạng tiêu đề Tần số xuất hiện/800 tiêu đề

Tỉ lệ  Tần số xuất hiện/800 tiêu đề

Kết quả khảo sát cho thấy, ở miền nguồn “nhiệt”, các ẩn dụ xuất hiện trong tiêu đề báo Nhân dân điện tử xuất hiện ở 38 tiêu đề (chiếm tỉ lệ 4,75%), cao gấp 7,5 lần so với báo The New York Times (xuất hiện ở 5 tiêu đề, chiếm tỉ lệ 0,63%) Điều đó phản ánh các tác giả người Việt có xu hướng ưa sử dụng ẩn dụ có miền nguồn

“nhiệt” trong tiêu đề để giới thiệu chủ đề của bài viết hơn so với các tác giả người Anh Xét theo tiểu loại tiêu đề, ẩn dụ xuất hiện trong kiểu tiêu đề trích dẫn và tiêu đề giật gân chiếm tỉ lệ cao nhất trong tiếng Việt (12 tiêu đề trích dẫn, 09 tiêu đề giật gân) Trong tiếng Anh, ẩn dụ xuất hiện nhiều nhất ở dạng tiêu đề bình luận (03 tiêu đề) Không xuất hiện ẩn dụ ở dạng tiêu đề câu hỏi, tiêu đề trích dẫn và tiêu đề giật gân trong tiếng Anh Tần suất xuất hiện của các dụ dẫn ẩn dụ thuộc miền nguồn

“nhiệt” trong tiêu đề báo chí tiếng Việt được thể hiện trong Bảng 2.13b (phần Phụ lục), trong tiêu đề báo chí tiếng Anh được thể hiện trong Bảng 2.13c (phần Phụ lục).

Với các biểu thức ẩn dụ mô tả trạng thái bất ổn của chính trị, cả trong tiếng Việt và tiếng Anh, nhóm dụ dẫn tiêu biểu dành để ẩn dụ cho các vấn đề nóng của chính trị thường liên quan đến nhiệt lượng ở thang độ trên như: điểm nóng, nảy lửa, đốt nóng, ngòi nổ… tất cả các dụ dẫn này đều liên quan đến thuộc tính: nóng, gây bỏng, gây cháy, gây nổ của miền nguồn “nhiệt”, có thể kích hoạt trạng thái nguy hiểm như cháy lan, đốt cháy, bùng phát hoặc thiêu rụi mọi thứ xung quanh, từ đó ám chỉ đến các trạng thái bất ổn chính trị của quốc gia được nhắc tới, đang ở các tình thế bất ổn, nguy hiểm, các bên cần ngồi vào bàn đàm phán để gỡ rối tình hình Ví dụ:

(81) Tiêu đề: Điểm nóng U-crai-na có hạ nhiệt? [V8]

(82) Tiêu đề: Trump Takes Heat From Clinton and Obama as a Poll Hints at

Trouble (Trump nhận “sức nóng” từ phía Clinton và Obama như nguyên nhân của những rắc rối.) [A72]

(83) Tiêu đề: Bernie Sanders’s Feud With the Democratic Leadership Heats U p (Mối thù hận của Bernie Sanders với lãnh đạo Đảng Dân chủ đang nóng lên.) [A71]

Các nguyên nhân gây bùng phát nhiệt được đặc biệt chú ý khai thác trong các tiêu đề và sa-pô báo chí khi ẩn dụ cho nguyên nhân gây ra bất ổn chính trị Nhiệt lượng vật lý tăng đột ngột được cho là do các nguyên nhân gây cháy tức thời như: đốm lửa, mồi lửa, châm lửa Khi chiếu xạ thuộc tính này lên miền “chính trị”, các thuộc tính này ẩn dụ cho các căn nguyên, nguyên nhân khởi phát dẫn đến bất đồng trong quan hệ giữa các quốc gia, sứt mẻ quan hệ ngoại giao song phương, hoặc các động thái mang tính chất gây chiến Ví dụ:

( 84) Tiêu đề: “Đốm lửa” Kashmir (nói về việc Ấn Độ cô lập Pakistan vì vụ đánh bom nhằm đoàn xe quân sự của New Dehli ở khu vực Kashmir khiến

( 85) Tiêu đề: Mồi lửa (nói về nguy cơ Ấn Độ bị tiến công khủng bố bởi người Pa-ki-xtan) [V143]

(86)Tiêu đề: Donald Trump Returns Fire, Calling Hillary Clinton a

‘World- Class Liar’ (Donald Trunp trở lại gây chiến khi gọi Hillary Clinton là Kẻ nói dối tầm cỡ Thế giới) [A70]

Trong các biểu thức ẩn dụ có miền nguồn “nhiệt”, nét thuộc tính về chất xúc tác của nhiệt được kích hoạt và ánh xạ lên miền đích “chính trị” Nhiệt lượng vật lý ngoài tự nhiên có thể chịu tác động bởi các chất xúc tác như nắng, gió, chất gây nổ.Bất ổn chính trị được đo bằng biểu đồ nhiệt cũng chịu tác động bởi các tác nhân xúc tác, chủ yếu là động thái của chính phủ/ chính trị gia về một động tác/quyết sách chính trị mà có khả năng thúc đẩy/điều hướng tình hình theo chiều hướng tích cực/tiêu cực, tạo nên hiệu ứng tức thời như: thổi bùng, châm ngòi, cháy lan…Thuộc tính của “nhiệt” liên quan đến chất xúc tác được ánh xạ lên miền đích “chính trị” để phản ánh mức độ lan toả theo hướng tiêu cực của các bất ổn chính trị, cho thấy tính cấp bách, nóng, chính phủ cần đưa ra biện pháp ứng phó khẩn cấp để ngăn chặn, thay đổi tình hình Các chính trị gia trong trò chơi quyền lực được ví nguy hiểm như đùa với lửa Ví dụ:

(87) Tiêu đề: Nguy cơ “lửa xung đột” cháy lan (nói về tình hình phức tạp trên chiến trường Syria khi cùng một lúc diễn ra nhiều mặt trận quân sự bởi cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa các cường quốc.) [V91]

(88) Tiêu đề: Playing With Fire in Ukraine (Đùa với lửa ở Ukraina.) [A112]

Một thuộc tính khác của miền nguồn là “vật chứa nhiệt” cũng được ánh xạ lên miền đích “chính trị” để hàm chỉ khu vực, nơi phát sinh, nơi chứa đựng những bất ổn chính trị, thường được biểu hiện qua các dụ dẫn như: chảo lửa, lò lửa Ví dụ:

(89)Tiêu đề: “Lò lửa” tăng nhiệt (nói về xung đột ở Yemen có nguy cơ gia tăng) [V145]

( 90) Dầu mỏ và chảo lửa Trung Đông [V146]

Ẩn dụ cấu trúc “ CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh

Ẩn dụ cấu trúc CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI là một ý niệm mang tính phổ quát ở nhiều nền văn hóa và có một nền tảng kinh nghiệm vững chắc Ẩn dụ này bao gồm hai miền không gian, trong đó các thuộc tính từ không gian miền “nguồn” (trò chơi) được kích hoạt và ánh xạ lên không gian miền “đích” (chính trị) theo nguyên tắc chiếu xạ bộ phận, do đó, các biểu thức ẩn dụ chứa miền đích “chính trị” được giải thích qua các thuộc tính của miền nguồn “trò chơi”.

Miền nguồn trò chơi vốn chứa đựng một số nét thuộc tính như: các loại trò chơi, người chơi, luật chơi; sân chơi; chiến thuật/chiêu trò trong cuộc chơi,thắng/thua; thái độ/cảm xúc của người chơi; tính chất của cuộc chơi… những nét thuộc tính này được mô tả bằng một hệ thống thuật ngữ của miền nguồn trò chơi,thường được sử dụng trong các tình huống trong các trò chơi cờ bạc, cờ tướng/vua, bài tây, bóng đá, hay quyền anh Khi những thuộc tính từ miền nguồn được kích hoạt, một số nét thuộc tính của miền nguồn được chiếu xạ lên miền đích “chính trị”. Miền đích thâu nhận có chọn lọc theo nguyên lý chiếu xạ bộ phận và mang một số tri thức mới từ miền nguồn Qua ngữ liệu khảo sát trên báo điện tử, có thể hình dung cấu trúc ý niệm CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI qua lược đồ ánh xạ tại bảng 2.15 dưới đây:

Bảng 2.15: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI

Thuộc tính của miền nguồn

Thuộc tính miền đích ( chính trị )

Các trò chơi Các chiêu trò chính trị

Những người tham gia trò chơi Những chính trị gia

Luật chơi trong trò chơi Luật chơi trên chính trường

Chiến thuật/chiêu trò trong trò chơi Các chiến thuật/chiêu trò chính trị Thắng/thua trong trò chơi Thành công/thất bại trên chính trường Tính chất của cuộc chơi Tính chất của sự kiện chính trị

Qua ngữ liệu khảo sát trên báo điện tử tiếng Việt và tiếng Anh có xuất hiện một số lượng biểu thức ẩn dụ CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI với các dụ dẫn cụ thể, gắn với từng nét thuộc tính của miền nguồn “trò chơi” Các dụ dẫn tiêu biểu thuộc lĩnh vực trò chơi liên quan đến miền nguồn trò chơi cơ bản, xuất hiện phổ biến trong ngữ liệu là trò chơi cờ (cờ tướng, cờ vua), trò cờ bạc, bài tây Trong ngữ liệu mà luận án khảo sát, không thấy xuất hiện các dụ dẫn ẩn dụ liên quan đến các trò chơi từ miền nguồn là các môn thể thao có tính chất đối kháng như quyền anh, bóng đá.

Thuộc tính của miền nguồn trò chơi cung cấp cho người đọc hiểu biết về tính chất của trò chơi như: mang tính may rủi, có tính cạnh tranh khốc liệt, thường có phân định thắng thua rõ ràng Người chơi vì hướng đến mục tiêu chiến thắng nên thường gắn với đặc tính hiếu chiến, cạnh tranh khốc liệt Trong ẩn dụ ý niệmCHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI, các thuộc tính của miền nguồn “trò chơi” được kích hoạt, chiếu xạ lên miền đích “chính trị” giúp người đọc hình dung bối cảnh nơi chính trường cũng phức tạp và diễn biến hồi hộp, nhiều đòn cân não như diễn biến trong các trò chơi nhằm quyết liệt phân định kẻ thắng, người thua Trong trò chơi thậm chí ẩn chứa nhiều rủi ro, mạo hiểm, chỉ cần tính toán sai một li sẽ đi một dặm. Tính chất này tương đồng với diễn biến của cục chính trị, nếu các chính trị gia đưa ra quyết định sai lầm thì đồng nghĩa với việc nhận về mình sự thất bại, giống như trò chơi may rủi.

Trong ẩn dụ ý niệm CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI, chủ yếu các dụ dẫn thuộc trò chơi cờ và bài tây Từ đặc trưng của miền nguồn đã cung cấp một số dụ dẫn cơ bản như: bàn cờ, nước cờ, át chủ bài, thế cờ, người chơi, sân chơi, trò chơi,… các dụ dẫn này đều chỉ dẫn sự hiểu biết đến một cuộc thi đấu trong một trò chơi cụ thể là cờ tướng/cờ vua Khi miền đích “chính trị” thâu nhận các tri thức từ miền nguồn này, miền chính trị mang thuộc tính mới từ các trò chơi cờ tướng/cờ vua Trong các biểu thức ẩn dụ mà chúng tôi tìm thấy từ nguồn ngữ liệu khảo sát, miền đích “chính trị” đã tiếp nhận hết sức linh hoạt tri thức từ miền trò chơi này, tạo ra hàng loạt các dụ dẫn điển hình để mô tả trạng thái của những người trong cuộc, những chính trị gia, của quốc gia, của một tổ chức chính trị, đảng phái…khi họ được đặt trong một thế địa chính trị có sức cạnh tranh gay gắt, phải đấu tranh bằng những đòn cân não, bằng những quyết sách chính trị có tính toán, cân nhắc cẩn trọng để bảo toàn lực lượng và bảo vệ hình ảnh, quan điểm, lợi ích của bản thân, của tổ chức mà họ đại diện, và rộng hơn là vị thế, hay lợi ích của một quốc gia, dân tộc.

Trong khối ngữ liệu tiêu đề khảo sát từ báo Nhân dân điện tử và The New

York Times, các biểu thức ẩn dụ CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI xuất hiện với các dụ dẫn tương ứng với từng thuộc tính của miền nguồn “nhiệt”, xuất hiện ở 03/800 tiêu đề trong tiếng Việt (chiếm tỉ lệ 0,38%) với 4 lượt dụ dẫn; và ở 09/800 tiêu đề trong tiếng Anh (chiếm tỉ lệ 1,30%) với 10 lượt dụ dẫn Tỉ lệ xuất hiện các biểu thức ẩn dụ chia theo các tiểu loại tiêu đề trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh được thể hiện trong Bảng 2.16a dưới đây:

Bảng 2.16a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “trò chơi” chia theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York

Dạng tiêu đề Tần số xuất hiện/800 tiêu đề

Tỉ lệ  Tần số xuất hiện/800 tiêu đề

Kết quả khảo sát cho thấy, ở miền nguồn “trò chơi”, các ẩn dụ xuất hiện trong tiêu đề báo The New York Times (xuất hiện ở 09 tiêu đề, chiếm tỉ lệ 1,3%), trong báo Nhân dân điện tử xuất hiện ở 03 tiêu đề (chiếm tỉ lệ 0,38%), cao gấp 3 lần so tiếng Việt Điều đó phản ánh các tác giả người Anh có xu hướng ưa sử dụng ẩn dụ có miền nguồn “trò chơi” trong tiêu đề để giới thiệu chủ đề của bài viết hơn so với các tác giả người Việt Kiểu tiêu đề bình luận xuất hiện phổ biến trong tiếng Anh hơn tiếng Việt Không xuất hiện ẩn dụ ở dạng tiêu đề giật gân trong cả hai ngôn ngữ Tần suất xuất hiện các dụ dẫn ẩn dụ thuộc miền nguồn “trò chơi” trong tiêu đề báo chí tiếng Việt được thể hiện qua Bảng 2.16b (phần Phụ lục), và trong tiêu đề báo chí tiếng Anh được thể hiện qua Bảng 2.16c (phần Phụ lục).

Trước hết, các biểu thức ẩn dụ chúng tôi tìm được thường ánh xạ miền nguồn trò chơi cờ lên miền đích chính trị, (cờ Vua, cờ Tướng) Trong một ván cờ, thế cờ và nước cờ là hai thứ quan trọng tạo nên cục diện cuộc chơi Khi người chơi đi nước cờ quyết định thì sẽ làm thay đổi thế cờ, có khi đảo ngược từ thế có lợi sang thế bất lợi và ngược lại Khi chiếu xạ thuộc tính này lên miền đích chính trị, việc sử dụng miền nguồn chơi cờ để ẩn dụ cho cuộc chơi trên chính trường của các chính trị gia, các tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh có xu hướng mô tả cục diện chính trị như một ván cờ/bàn cờ, các chính trị gia là người chơi cờ, và việc ra quyết sách chính trị được xem như nước cờ của người chơi Ví dụ:

(109) Tiêu đề: Thế cờ đảo ngược (Sự nồng ấm trở lại trong quan hệ Thổ Nhĩ

Kỳ và Nga, hai quốc gia có quan điểm đối nghịch về Xy-ri và việc Thổ Nhĩ

Kỳ qua mặt các đồng minh phương Tây, bắt tay hợp tác với Nga và I-ran, được cho là động thái sẽ tác động đáng kể tới cuộc khủng hoảng Xy-ri.) [V72]

( 110) Tiêu đề: Thế trận đổi thay trên “bàn cờ Xy-ri” (Nói về sự thay đổi trên cục diện chính trường Xy -ri Mỹ đã “bắt tay” Nga trên mặt trận chung chống khủng bố Tuy nhiên, bất đồng giữa hai bên khiến cánh cửa đàm phán ở Xy-ri đang có nguy cơ bị khép lại và chưa thể có một giải pháp toàn diện nào khả thi cho vấn đề này) [V73]

Trong một ván cờ, việc quyết định chọn đi “nước cờ” nào sẽ quyết định đến thế trận bàn cờ và có khả năng điều hướng cuộc chơi Vì thế, trước khi hạ cờ, người chơi chính phải tính toán, cân nhắc để đưa ra được nước cờ sáng sủa, đi những bước tấn công hay đánh chặn, chốt hạ phù hợp Tương đồng giữa người chơi cờ và chính trị gia – người làm chủ những cuộc chơi lớn trên trường chính trị, họ phải cân nhắc, tính toán để đưa ra những quyết sách mang tính tháo gỡ bế tắc, tìm hướng, điều hướng, hay quyết định, định đoạt các vấn đề địa chính trị liên quan đến vận mệnh quốc gia Ví dụ:

( 111) Tiêu đề: Nước cờ nhiều mục đích [V51]

(Nói về động thái nhượng bộ của Oa-sinh-tơn vì trước đó giới chức Mỹ luôn coi tương lai của Tổng thống Át-xát là yếu tố then chốt tạo đà cho cuộc hòa đàm sắp tới ở Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ Trong khi đó, cùng với Chính quyền Đa-mát, Tổng thống

Nga V.Pu-tin luôn nhấn mạnh rằng, chỉ người dân Xy-ri mới có thể quyết định số phận của ông Át-xát.)

Rõ ràng, một số nét thuộc tính của miền nguồn “trò chơi” đã được kích hoạt, phóng chiếu lên miền đích “chính trị”, tạo nên các biểu thức ẩn dụ mô tả các tình huống chính trị của một quốc gia cũng kịch tính giống như các tình huống trong một ván cờ.

Tiểu kết

Trong phạm vi chương 2, chúng tôi đã thống kê và phân tích nguồn cứ liệu tiêu đề và sa-pô trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh đối với các ẩn dụ cấu trúc có miền đích là “CHÍNH TRỊ”.

Kết quả khảo sát và phân tích ngữ liệu cho thấy các mô hình ẩn dụ cấu trúc đều tuân theo quy luật ánh xạ đơn tuyến dạng lược đồ từ miền nguồn sang miền đích, thể hiện rõ tính bộ phận của quá trình ý niệm hóa và tính tầng bậc của cấu trúc ý niệm với sự tồn tại của các ẩn dụ cơ sở và bên dưới là các ẩn dụ phái sinh Cụ thể các tiêu đề và sa-pô báo chí chính trị trong cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh đều xuất hiện 05 ẩn dụ cấu trúc gồm CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH; CHÍNH TRỊ LÀCUỘC HÀNH TRÌNH, CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI, CHÍNH TRỊ LÀ HIỆNTƯỢNG THỜI TIẾT và CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT.

Trong mô hình ý niệm “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH”, mức độ phổ biến và tần suất dụ dẫn ẩn dụ ở tiếng Anh cao gấp 1,6 lần trong tiếng Việt (59 lượt dụ dẫn trong tiếng Anh và 37 lượt dụ dẫn trong tiếng Việt) Tính bộ phận của chiếu xạ ẩn dụ được thể hiện rõ thông qua việc lựa chọn các thuộc tính chiếu xạ Điểm tương đồng giữa hai ngôn ngữ là cả tiếng Việt và tiếng Anh đều ưa dùng ẩn dụ trong phần sa-pô hơn phần tiêu đề Số liệu thống kê cho thấy, trong tiếng Việt, tỉ lệ sử dụng ẩn dụ ở phần sa-pô cao gấp 2,6 lần so với sử dụng trong phần tiêu đề (sa-pô: 94 ẩn dụ; tiêu đề: 36 ẩn dụ); trong tiếng Anh, tỉ lệ sử dụng ẩn dụ ở phần sa-pô cao gấp 2,1 lần so với sử dụng trong phần tiêu đề (sa-pô: 113 ẩn dụ; tiêu đề: 54 ẩn dụ).

Trong ẩn dụ CHÍNH TRỊ LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH, giữa tiếng Việt và tiếng Anh chia sẻ nhiều điểm tương đồng ở các thuộc tính ánh xạ Dường như toàn bộ những thuộc tính của miền nguồn “hành trình” đã được kích hoạt và chiếu xạ lên miền đích “chính trị” trong cả hai ngôn ngữ: từ thuộc tính về tính chất hành trình đến các sự tình, diễn biến xảy ra trên lộ trình, điểm xuất phát và điểm đến, những sự cố và chướng ngại vật trên đường đi, hay trạng thái, tốc độ của cuộc hành trình tất cả đều được miền đích thâu nhận, góp phần lột tả một cách hàm ngôn tính chất phức tạp, khó khăn và đầy bất trắc của con đường chính trị Trong tiêu đề báo chí tiếng Anh, tần suất xuất hiện ẩn dụ cao gấp 1,3 lần trong tiếng Việt (tiếng Việt: 38 ẩn dụ; tiếng Anh: 47 ẩn dụ), tuy nhiên trong sa-pô, tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ trong tiếng Việt lại cao gấp 1,3 lần trong tiếng Anh (tiếng Việt: 110 ẩn dụ; tiếng Anh: 83 ẩn dụ) Trong ẩn dụ hành trình, vai trò của chính trị gia - với tư cách là người cầm lái đóng vai trò quan trọng trong suốt hành trình Tuy nhiên, trong các tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Anh, với thuộc tính “lộ trình và đích đến trong hành trình”, tiếng Anh ưa sử dụng dụ dẫn “đường đua”, “cuộc đua”, “trường đua” để ẩn dụ về một “trường đua” trên chính trường Trên con đường chính trị ấy, chính trị gia đóng vai trò là người chơi/người đua trong cuộc đua điều hành đất nước, trong khi đó dụ dẫn này không xuất hiện trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt. Ẩn dụ CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI là một ý niệm mang tính phổ quát nên trong tư liệu khảo sát, sự tương đồng trong tiếng Việt và tiếng Anh thể hiện ở chỗ cùng sử dụng các loại trò chơi tương đồng (bài tây, cờ vua) để mã hóa ẩn dụ về sân chơi chính trị, với những tương đồng về luật chơi, người chơi, ván chơi…, trong sân chơi ấy, chính trị gia là những người chơi chính trong trò chơi quyền lực Chúng tôi không tìm được điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong mô hình ý niệm này. Ở ẩn dụ CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT, có sự tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Anh khi cùng lựa chọn các thuộc tính ở miền nguồn như các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, sóng lớn, sóng thần, đại hồng thuỷ… để quy chiếu đến miền đích chính trị Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở việc lựa chọn hiện tượng thời tiết này mà không lựa chọn hiện tượng thời tiết kia để ẩn dụ cho trạng thái của hệ thống chính trị như: động đất, gió và sự bất thường của hướng gió trong các diễn ngôn ẩn dụ tiếng Việt; hiện tượng đóng băng và sương mù trong các diễn ngôn ẩn dụ tiếng Anh Tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ trong tiêu đề báo chí tiếng Việt cao gấp

6 lần trong tiếng Anh (tiếng Việt: 30 ẩn dụ; tiếng Anh: 05 ẩn dụ), và cao gấp 2 lần trong sa-pô (tiếng Việt: 60 ẩn dụ; tiếng Anh: 32 ẩn dụ).

Trong ẩn dụ CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT, sự tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Anh thể hiện ở tư duy đồng nhất xem bất ổn chính trị là nhiệt, vì thế, các dụ dẫn ẩn dụ phổ biến liên quan đến miền nhiệt được lựa chọn, chiếu xạ lên miền đích để góp phần mô tả các trạng thái tích cực/ tiêu cực của hệ thống chính trị Tuy nhiên, khi ẩn dụ cho trạng thái bất ổn chính trị ở mức độ cực kỳ căng thẳng, cấp bách, người Việt ưa mô tả trạng thái của nhiệt, còn người Anh ưa sử dụng các dụ dẫn chỉ dẫn căn nguyên về nguồn sinh nhiệt (lửa), chất xúc tác gây cháy (dầu hoả), cách thức kích hoạt cháy (châm ngòi, đổ thêm dầu), mức độ tác động (thiêu đốt) để phản ánh tình thế nguy cấp của chính trị, cần giải quyết tức thời Về tỉ lệ ẩn dụ, trong miền nguồn

“nhiệt”, tần suất ẩn dụ trong tiếng Việt cả phần tiêu đề lẫn sa-pô đều cao gấp 3 lần trong tiếng Anh (trong tiêu đề: tiếng Việt xuất hiện 38 ẩn dụ, tiếng Anh 11 ẩn dụ; trong sa-pô: tiếng Việt xuất hiện 77 ẩn dụ, tiếng Anh xuất hiện 21 ẩn dụ).

Ngữ liệu khảo sát cho thấy, tiếng Việt có xu hướng sử dụng nhiều thành ngữ với tư cách như một mã thông báo ẩn dụ hơn tiếng Anh, trong đó, số lượng thành ngữ xuất hiện trong tiêu đề là 13/800 tiêu đề (trong đó, có có 3 thành ngữ thuộc ẩn dụ có miền nguồn “chiến tranh”, 4 thành ngữ thuộc miền nguồn “hiện tượng thời tiết”, 5 thành ngữ thuộc miền nguồn “nhiệt”, 1 thành ngữ thuộc miền nguồn “hành trình”), trong phần sa-pô là 04/782 sa-pô (trong đó có 2 thành ngữ thuộc miền nguồn “hành trình, 1 thành ngữ thuộc miền nguồn “chiến tranh”, và 1 thành ngữ thuộc miền nguồn “nhiệt”) Còn trong tiếng Anh, việc sử dụng thành ngữ với tư cách như một dụ dẫn/mã thông báo ẩn dụ trong tiếng Anh rất ít với 01 thành ngữ xuất hiện trong tiêu đề và 04 thành ngữ xuất hiện trong sa-pô Có thể nói, việc phân tích các biểu thức ngôn ngữ phản chiếu các thuộc tính và các tiểu loại ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh đã giúp làm rõ cấu trúc ánh xạ giữa miền nguồn và miền đích, theo đó các miền nguồn cụ thể giúp chúng ta hiểu rõ được cấu trúc của các miền đích trừu tượng và cũng giúp làm sáng tỏ những kinh nghiệm nghiệm thân và tri thức bách khoa về môi trường chung quanh của các các nước nói tiếng Anh và Việt Nam.

ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH QUỐC GIA TRONG TIÊU ĐỀ VÀ SA-PÔ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT- TIẾNG ANH

Dẫn nhập

Trong chương này, chúng tôi khảo sát lượt xuất hiện các ẩn dụ cấu trúc có miền đích “QUỐC GIA”, sau đó tiến hành phân tích làm rõ cơ chế đồ chiếu (ánh xạ) từ miền “nguồn” sang miền “đích” Kết quả cho thấy, với miền đích “QUỐC GIA” trên cả hai nguồn cứ liệu xuất hiện các ẩn dụ cấu trúc gồm: “QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƯỜI”, “ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỐC GIA LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI” và “HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC GIA LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI” Chúng tôi tìm thấy 2 mô hình ẩn dụ có miền đích là “Quốc gia”, đó là: Con Người và Ngôi Nhà Kết quả khảo sát số lượng biểu thức và tần suất xuất hiện các dụ dẫn ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh chia theo các miền nguồn cơ bản được thể hiện trong Bảng 3.1 và Bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.1 Tổng hợp số lượng bài viết có chứa ẩn dụ, số lượng biểu thức và lượt dụ dẫn ẩn dụ có miền đích “quốc gia” trong tiêu đề báo chí tiếng Việt, tiếng Anh

Miền nguồn Số bài báo có sử dụng ADCT Số BTAD Số dụ dẫn AD

Bảng 3.2 Tổng hợp số lượng bài viết có chứa ẩn dụ, số lượng biểu thức và lượt dụ dẫn ẩn dụ có miền đích “quốc gia” trong sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh

Miền nguồn Số bài báo có sử dụng ADCT Số BTAD Số dụ dẫn

Số bài % Số bài % TV TA TV TA

Số lượng phân bố ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh được thể hiện qua từng mô hình ẩn dụ cấu trúc tương ứng với từng miền nguồn cụ thể như sau:

3.2 Ẩn dụ cấu trúc QUỐC GIA LÀ CON NGƯỜI trên tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh

Trong tin tức báo chí, “Quốc gia” thường được ẩn dụ như một ngôi nhà hoặc một con người Xuất phát từ những tương liên trong kinh nghiệm giữa miền nguồn

“con người” và miền đích “quốc gia” mà người viết thường lựa chọn những thuộc tính tiêu biểu từ miền nguồn để chiếu xạ lên miền đích, góp phần mô tả hình ảnh quốc gia giống như một sinh thể sống động trong cái nhìn đa chiều.

Con người là một miền nguồn cơ bản, trong rất nhiều lược đồ ý niệm, các thuộc tính từ miền nguồn “con người” đã ánh xạ lên nhiều miền đích, tạo nên một hệ thống những ẩn dụ ý niệm phong phú Miền nguồn “con người” bao gồm những nét thuộc tính như về ngoại hình, đời sống nội tâm, tính cách, tâm lý, tinh thần, hành động, hành vi, ứng xử, ngôn ngữ, quan điểm, thái độ, các bộ phận cơ thể, các cơ quan nội tạng, hệ bài tiết, chất thải…, trong quá trình chiếu xạ, một số nét thuộc tính từ miền nguồn được kích hoạt, chiếu xạ lên miền đích theo nguyên lí chiếu xạ bộ phận, miền đích “quốc gia” thâu nhận có chọn lọc và mang một số tri thức mới từ miền nguồn mang lại Có thể biểu diễn lược đồ ánh xạ giữa hai miền không gian Nguồn – Đích trong ý niệm QUỐC GIA LÀ CON NGƯỜI như bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.3: Lược đồ ánh xạ của mô hình ý niệm QUỐC GIA LÀ CON NGƯỜI

Miền Nguồn CON NGƯỜI Miền Đích QUỐC GIA

Tính cách của con người → Tính cách của quốc gia, dân tộc Hành động, ứng xử của con người → Hành động, ứng xử của quốc gia trong các mối quan hệ đối ngoại Cảm xúc, tâm lý của con người → Cảm xúc, tâm lý của quốc gia trước các sự kiện địa – chính trị Thái độ của con người → Thái độ của quốc gia đối với các sự kiện địa – chính trị Trạng thái của con người  Trạng thái của quốc gia

Mối quan hệ của con người  Mối quan hệ của quốc gia trong các mối quan hệ đối ngoại Trong tư duy ý niệm QUỐC GIA LÀ CON NGƯỜI, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, những nét thuộc tính cơ bản nhất của con người như tính cách, hành động, ứng xử, thái độ, cảm xúc, tâm lý… thường được lựa chọn để kích hoạt, chiếu xạ lên miền đích “Quốc gia”, còn một số nét thuộc tính về bộ phận cơ thể, các cơ quan nội tạng, hệ bài tiết và chất thải… được làm mờ, không được lựa chọn để chiếu xạ sang miền đích theo nguyên lý chiếu xạ bộ phận Sự sao phỏng này là có chọn lọc theo nguyên tắc bất biến Điều này được thể hiện rất rõ trong các biểu thức ẩn dụ xuất hiện trong các tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh liên quan đến các vấn đề chính trị được phân tích dưới đây.

Trong các tiêu đề báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times), chúng tôi nhận thấy ẩn dụ ý niệm QUỐC GIA LÀ

CON NGƯỜI xuất hiện nhiều trên cả hai ngôn ngữ với nhiều dụ dẫn tương đồng.Xét các đặc trưng thuộc tính từ miền nguồn, có rất nhiều thuộc tính từ miền nguồn có thể được chuyển di lên miền đích như hình ảnh của con người, tính cách, hành động, trạng thái…các thuộc tính này chiếu xạ lên miền đích, khiến “quốc gia” cũng mang những thuộc tính như “con người” Các biểu thức ẩn dụ có miền nguồn “con người” xuất hiện ở 118/800 tiêu đề trong tiếng Việt (chiếm tỉ lệ 14,75%) với 120 lượt dụ dẫn ẩn dụ; và ở 85/800 tiêu đề trong tiếng Anh (chiếm tỉ lệ 10,63%) với 94 lượt dụ dẫn ẩn dụ Tỉ lệ xuất hiện các biểu thức ẩn dụ chia theo các tiểu loại tiêu đề trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh được thể hiện trong Bảng 3.4a dưới đây:

Bảng 3.4a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “con người” chia theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York

Dạng tiêu đề Tần số xuất hiện/800 tiêu đề

Tỉ lệ  Tần số xuất hiện/800 tiêu đề

Kết quả khảo sát cho thấy, ở miền nguồn “con người”, các ẩn dụ xuất hiện trong tiêu đề báo Nhân dân điện tử (xuất hiện ở 118 tiêu đề, chiếm tỉ lệ 14,75%).

The New York Times xuất hiện ở 81 tiêu đề (chiếm tỉ lệ 10,13%), cao gấp 1,5 lần so với báo The New York Times Điều đó cho thấy các tác giả người Việt có xu hướng ưa sử dụng ẩn dụ trong tiêu đề hơn so với các tác giả người Anh Trong các tiêu đề chứa ẩn dụ, xét theo tiểu loại tiêu đề, cả hai ngôn ngữ đều ưa sử dụng kiểu tiêu bình luận nhất (70/118 tiêu đề trong tiếng Việt và 53/81 tiêu đề trong tiếng Anh).

Loại tiêu đề câu hỏi chiếm ưu thế thứ hai trong tiếng Anh (với 19/81 tiêu đề) song hạn chế dùng trong tiếng Việt (với 7/118 tiêu đề); loại tiêu đề trích dẫn xuất hiện coa thứ hai trong tiếng Việt (với 33/118 tiêu đề) trong khi tiếng Anh chỉ xuất hiện 02/81 tiêu đề loại này Từ đặc trưng của miền nguồn, các thuộc tính tiêu biểu của miền nguồn “con người” như hình ảnh bên ngoài, hành động, tính cách, trạng thái của con người lần lượt được kích hoạt và ánh xạ lên miền đích “quốc gia”.

Ẩn dụ cấu trúc “QUỐC GIA LÀ NGÔI NHÀ” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh

pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh

Trong các bài báo, các tác giả bài viết thường có xu hướng ẩn dụ hình ảnh quốc gia giống như một gia đình, một ngôi nhà, hay một công trình xây dựng. Thông qua cách xây dựng ý niệm quốc gia thông qua các ẩn dụ, hình ảnh quốc gia trong bức tranh địa chính trị luôn hướng tới sự vững chắc, bền vững, liêm chính, tràn đầy sức sống, cam kết vì hòa bình thế giới và kỳ vọng có đóng góp lớn cho nhân loại.

Khi nghiên cứu về ẩn dụ có miền đích “quốc gia”, Học giả người Mỹ Boulding [48] đã nghiên cứu hình ảnh quốc gia từ các khía cạnh triết học và tâm lý học và chỉ ra ba khía cạnh của nó: khía cạnh lãnh thổ, sự thù địch-thân thiện, và điểm mạnh hay điểm yếu Ông tin rằng hình ảnh quốc gia là sự tổng hợp nhận thức của một quốc gia về đất nước của mình và nhận thức của các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế Hình ảnh quốc gia đề cập đến ấn tượng tổng thể và nhận thức cơ bản về lịch sử của một quốc gia, hiện tại tình hình, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các khía cạnh khác trong chính công dân và cộng đồng quốc tế Hình ảnh quốc gia là hiện thân cụ thể của sức mạnh quốc gia toàn diện và là thành phần quan trọng của sức mạnh mềm quốc gia Mối quan hệ giữa hệ thống niềm tin, hình ảnh quốc gia và việc ra quyết định của người đứng đầu luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau Một số quan điểm cho rằng các thương hiệu của một quốc gia có thể có lợi cho việc xây dựng hình ảnh tổng thể của quốc gia và nâng cao khả năng cạnh tranh và danh tiếng (White, 2006) [106].

Trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh, qua tư liệu khảo sát từ nguồn báo Nhân dân điện tử và thời báo The New York Times, chúng tôi nhận thấy có một số lượng khá lớn các biểu thức ẩn dụ được thiết lập dựa trên sự chiếu xạ từ miền nguồn “ngôi nhà” đến miền đích “quốc gia” Có thể hình dung mô hình chiếu xạ trong ẩn dụ QUỐC GIA LÀ NGÔI NHÀ qua bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6: Lược đồ ánh xạ của mô hình ý niệm QUỐC GIA LÀ NGÔI NHÀ

Miền Nguồn NGÔI NHÀ Miền Đích QUỐC GIA

1 Hình thức của ngôi nhà → Hình thức của quốc gia

2 Kết cấu, trạng thái của ngôi nhà → Kết cấu, trạng thái của quốc gia

3 Kỹ sư xây dựng ngôi nhà  Chính trị gia

4 Vật liệu xây dựng ngôi nhà  Các thể chế, chính sách của quốc gia

5 Hoạt động kiến thiết, xây dựng ngôi nhà

→ Hành động kiến thiết, xây dựng thể chế, quốc gia

6 Những nguy cơ tiềm ẩn đối với kết cấu ngôi nhà

→ Những nguy cơ tiềm ẩn đối với thể chế quốc gia

Trong các tiêu đề báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times), chúng tôi nhận thấy ẩn dụ ý niệm QUỐC GIA LÀ

NGÔI NHÀ xuất hiện nhiều trong cả hai ngôn ngữ với nhiều dụ dẫn tương đồng.

Từ miền nguồn “ngôi nhà” cho phép kích hoạt các thuộc tính liên quan đến việc kiến thiết, xây dựng công trình, các bản vẽ thi công, vật liệu xây dựng, kỹ sư thiết kế và thi công, kết cấu, độ bền vững, những nguy cơ rủi ro trong quá trình xây dựng một ngôi nhà, từ đó, kích hoạt các dụ dẫn ẩn dụ liên quan đến kết cấu, hoạt động xây dựng, kiến thiết, thi công tòa nhà như: cánh cửa, lỗ hổng, nền móng, nứt, sụp đổ, nền tảng, cầu nối, lung lay, thành trì, trụ cột, hàn gắn, xây dựng, vững chắc …các thuộc tính này chiếu xạ lên miền đích, khiến “quốc gia” cũng mang những thuộc tính của “ngôi nhà” Các biểu thức ẩn dụ có miền nguồn “ngôi nhà” xuất hiện ở 15/800 tiêu đề trong tiếng Việt (chiếm tỉ lệ 1,88%) với 15 lượt dụ dẫn ẩn dụ; và ở 6/800 tiêu đề trong tiếng Anh (chiếm tỉ lệ 0,75%) với 7 lượt dụ dẫn ẩn dụ Tỉ lệ xuất hiện các biểu thức ẩn dụ chia theo các tiểu loại tiêu đề trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh được thể hiện trong Bảng 3.7a dưới đây:

Bảng 3.7a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “ngôi nhà” chia theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York

Dạng tiêu đề Tần số xuất hiện/800 tiêu đề

Tỉ lệ  Tần số xuất hiện/800 tiêu đề

Kết quả khảo sát cho thấy, ở miền nguồn “ngôi nhà”, các ẩn dụ xuất hiện trong tiêu đề báo Nhân dân điện tử (xuất hiện ở 15/800 tiêu đề, chiếm tỉ lệ 1,88%),

The New York Times xuất hiện ở 6/800 tiêu đề (chiếm tỉ lệ 0,75%), các ẩn dụ trong tiêu đề báo chí tiếng Việt cao gấp 2,5 lần so với báo The New York Times Điều đó cho thấy các tác giả người Việt có xu hướng ưa sử dụng ẩn dụ trong tiêu đề hơn so với các tác giả người Anh Trong các tiêu đề chứa ẩn dụ, xét theo tiểu loại tiêu đề, cả hai ngôn ngữ đều ưa sử dụng ẩn dụ trong tiêu đề bình luận (7/15 tiêu đề trong tiếng Việt và 6/6 tiêu đề trong tiếng Anh) Tiếng Việt có xuất hiện thêm ẩn dụ trong kiểu tiêu đề câu hỏi (3/15) và tiêu đề xác nhận (3/15), song tiếng Anh không xuất hiện ẩn dụ trong tiểu loại tiêu đề này Từ đặc trưng của miền nguồn, các thuộc tính tiêu biểu của miền nguồn “ngôi nhà” như nền móng, kết cấu, vật liệu, trạng thái của ngôi nhà lần lượt được kích hoạt và ánh xạ lên miền đích “quốc gia” Trong số ngữ liệu khảo sát, số lượt dụ dẫn ẩn dụ có miền nguồn “ngôi nhà” trong tiêu đề báo chí tiếng Việt được thể hiện tại Bảng 3.7b (phần Phụ lục) và trong tiêu đề báo chí tiếng Anh được thể hiện tại Bảng 3.7c (phần Phụ lục).

Quốc gia là một khái niệm để chỉ một chủ thể chính yếu nhất theo luật pháp quốc tế Quốc gia là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc, và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền Khi ẩn dụ quốc gia như một ngôi nhà, các biên tập viên đã sử dụng dụ dẫn “ngôi nhà” để ẩn dụ cho các quốc gia trong bức tranh địa – chính trị toàn cầu.

Xét về mặt tổng thể, cấu trúc của một ngôi nhà dù được xây theo kiến trúc truyền thống hay hiện đại đều có cửa ra vào, với tư cách như một lớp bảo vệ Và để lớp bảo vệ đó có thêm hiệu lực thì các cánh cửa thường được trang bị thêm ổ khoá và chìa Thông thường, chỉ chủ nhân của ngôi nhà mới là người nắm giữ chìa khoá để mở cánh cửa vào trong nhà Cánh cửa ngôi nhà sẽ mở ra khi chủ nhân ngôi nhà di chuyển ra/vào không gian căn nhà, hoặc cánh cửa sẽ được mở để chủ động đón khách Khi chuyển di thuộc tính này lên miền đích “quốc gia”, xem QUỐC GIA LÀNGÔI NHÀ, trong các tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh đều có xu cửa ngoại giao của một quốc gia, hoặc ẩn dụ cho một xu hướng an ninh quốc gia hoặc khu vực; dụ dẫn “cánh cổng” được dùng ẩn dụ cho hàng rào an ninh và bảo đảm cho tính an toàn của quốc gia Ví dụ:

(165) Tiêu đề: Cánh cửa hòa bình Trung Đông vẫn mở? [V158]

(166) Tiêu đề: Cánh cửa hợp tác đã mở [V244]

Trong tiếng Anh, cũng tương đồng với việc chủ động mở cánh cửa vào ngôi nhà, việc sử dụng động từ “mở cửa” trong các tiêu đề cũng ẩn dụ cho trạng thái chủ động của một quốc gia trong các quyết sách chính trị như nhập cư, xuất nhập khẩu, tài chính… Động thái mở cửa của quốc gia thường gắn với các đánh giá mang tính tích cực trong các chủ trương chính trị của quốc gia, dân tộc, giống như một sự chia sẻ với cộng đồng hoặc thể hiện tâm thế sẵn sàng nhập cuộc Ví dụ:

(167) Tiêu đề: Funding Planned Parenthood, or Not, May Be Key to Keeping the Government Open (Việc tài trợ cho Ủy ban kế hoạch hóa gia đình Mỹ có thể trở thành chìa khóa giữ cho chính phủ mở cửa) [A203]

Xét về đặc trưng miền nguồn, chìa khoá hay ổ khoá đều có ý nghĩa quan trọng với một ngôi nhà, nó là bộ phận được lắp vào cánh cửa của căn hộ để giữ gìn an toàn, an ninh cho chủ nhân sống trong ngôi nhà ấy Sự tương đồng ánh xạ giữa miền đích và miền nguồn từ nét thuộc tính trên đã giúp cho các biểu thức ẩn dụ có chứa các dụ dẫn “chìa khoá” được ẩn dụ cho phương tiện bảo vệ, phương tiện tấn công chính trị, hay phương tiện hành động để đạt được một mục tiêu chính trị nào đó Ví dụ:

(168) Tiêu đề: Chìa khóa an ninh ở Y-ê-men [V231]

Xét về thuộc tính kết cấu của ngôi nhà, bản thân nó là một công trình xây dựng nên có nền móng, có các cửa ra vào, có hệ thống cột trụ và thanh giằng bằng vật liệu cứng hoặc bê tông cốt thép Các kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà luôn hướng tới tính bền vững và sự vững chắc của trụ cột và nền móng Tuy nhiên, trong quá trình khấu hao sử dụng hoặc do lỗi kỹ thuật trong thi công, do chất lượng vật liệu xây dựng mà trong quá trình sử dụng, một căn nhà có thể gặp phải sự cố như trụ cột bị sụt lún, lung lay, tường bao có lỗ hổng, rạn nứt hoặc có khả năng sụp đổ Khi chiếu xạ thuộc tính này lên miền đích “quốc gia”, các ngôi nhà (quốc gia) cũng đối mặt và gặp phải các nguy cơ xảy ra như một công trình xây dựng Sự bất ổn định, không chắc chắn của một thể chế chính trị sẽ được phản ánh thông qua dụ dẫn “trụ cột lung lay” Sự thiếu an toàn trong môi trường sống của một quốc gia được phản ánh bằng dụ dẫn “lỗ hổng an ninh”, tương đồng với một tòa nhà có lỗ hổng sẽ tạo nên những nguy cơ mất an toàn Sự sụp đổ, thất bại của một chế độ, nền tảng chính trị được phản ánh thông qua hình ảnh thành trì sụp đổ, hay sự rạn nứt của ngôi nhà. Chúng tôi tìm được các dụ dẫn tương đồng cho nét thuộc tính này cả trong tiếng Việt và tiếng Anh Ví dụ:

(169) Tiêu đề: Trụ cột” … lung lay? [V160]

(170) Tiêu đề: Lỗ hổng an ninh [V233]

(171) Tiêu đề: G.O.P.’s Rifts Laid Bare in Reactions to Mississippi Runoff. (Sự rạn nứt của Đảng Cộng Hòa dẫn tới những phản ánh chân thực về cuộc bầu cử thứ cấp tại Mississipi.) [A200]

(172) Tiêu đề: Athens and Moscow’s Stunning Falling-Out (Sự sụp đổ đáng kinh ngạc của Athens và Moscow.) [A204]

Tiểu kết

Chương 3 của luận án tập trung làm rõ các cấu trúc ánh xạ của ẩn dụ cấu trúc có miền đích “Quốc gia” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh Từ tư liệu khảo sát, có thể rút ra một số nhận định dưới đây: Ẩn dụ có miền đích “Quốc gia” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh thường được giải thích qua một số miền nguồn tiêu biểu như “Con người”, “Ngôi nhà” Có sự tương đồng lớn trong tư duy giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh trong các biểu thức ẩn dụ bàn về lĩnh vực chính trị khi cùng cấu trúc ý niệm QUỐC GIA LÀ CON NGƯỜI, QUỐC GIA LÀ NGÔI NHÀ Các thuộc tính cơ bản của miền nguồn “Con người”, “Ngôi nhà” đã được các tác giả bài viết khai thác, chiếu xạ và chuyển di lên miền đích với nguyên tắc ánh xạ đơn tuyến Sự tương đồng trong chiếu xạ ẩn dụ được thực hiện một cách có chọn lọc thuộc tính trong thao tác kích hoạt và thâu nhận, bởi giữa “con người” với “quốc gia” có nhiều điểm chia sẻ về nhóm hành động, ứng xử, tính cách, trạng thái; giữa “ngôi nhà” với

“quốc gia” có nhiều điểm chia sẻ tương đồng về kết cấu, kiến trúc, không gian khép/mở, và sự bền vững/không bền vững. Ẩn dụ QUỐC GIA LÀ CON NGƯỜI ở hai ngôn ngữ chia sẻ nhiều điểm tương đồng, tuy việc ưa sử dụng các dụ dẫn vốn mô tả thuộc tính của con người dùng để ẩn dụ cho thuộc tính của quốc gia có khác nhau ở mỗi ngôn ngữ, nhưng tựu trung lại, các dụ dẫn ẩn dụ xuất hiện vẫn quy về các nhóm thuộc tính chung, là những thuộc tính của con người từ ngoại hình bên ngoài tới thế giới nội tâm bên trong Điều đó cho thấy tính phổ quát của ẩn dụ có miền đích “quốc gia” Sự chuyển di các thuộc tính từ miền “con người” sang miền “quốc gia” đã giúp cho các quốc gia trong bức tranh địa chính trị được hình dung giống như một cơ thể sống, có tâm hồn, tính cách, hành động, ứng xử như một con người lưỡng diện mang tính nhị nguyên, đặt trong thế cạnh tranh toàn cầu Cả trong tiếng Việt và tiếng Anh đều ưu tiên sử dụng ẩn dụ trong phần sa-pô hơn phần tiêu đề (tiếng Việt có 343 sa-pô chứa ẩn dụ; tiếng Anh có 116 sa-pô chứa ẩn dụ Tỉ lệ sa-pô chứa ẩn dụ trong tiếng Việt cao gấn 3 lần trong tiếng Anh) Phần tiêu đề bài viết ít xuất hiện ẩn dụ hơn phần sa- pô, tuy nhiên trong tiếng Việt, tỉ lệ ẩn dụ trong tiêu đề bài viết vẫn cao gấp 1,38 lần trong tiếng Anh (tiếng Việt có 118 tiêu đề chứa ẩn dụ, tiếng Anh có 85 tiêu đề chứa ẩn dụ).

Từ ẩn dụ “QUỐC GIA LÀ NGÔI NHÀ”, xuất phát từ những đặc trưng của miền nguồn, cả hai ngôn ngữ chia sẻ nhiều điểm tương đồng với các ánh xạ thuộc tính tương đương và sự lựa chọn các dụ dẫn ẩn dụ tiêu biểu được kích hoạt từ miền nguồn “ngôi nhà” Từ nguyên lý ánh xạ bộ phận, các thuộc tính cơ bản của miền nguồn “ngôi nhà” được kích hoạt để chuyển di lên miền đích như: cấu trúc, kết cấu của ngôi nhà, vật liệu xây dựng, hoạt động xây dựng và kiến thiết ngôi nhà, người xây từ đó, việc xây dựng và kiến tạo đất nước của các chính trị gia được nhìn thông qua các hoạt động xây dựng và kiến thiết một ngôi nhà, cùng điểm chung là hướng đến tính tiện ích và bền vững, trở thành không gian sống an toàn cho con người/cộng đồng Trong tiếng Việt, các biểu thức ẩn dụ có miền nguồn “ngôi nhà” chủ yếu nằm ở phần sa-pô (49 sa-pô) và xuất hiện ít hơn trong phần tiêu đề (15 tiêu đề) Điều này tương đồng với tiếng Anh, ẩn dụ có miền nguồn “ngôi nhà” xuất hiện trong 50 sa-pô và 6 tiêu đề. Điểm khác biệt nổi bật nữa giữa tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh là sự xuất hiện của thành ngữ trong các biểu thức ẩn dụ, với tư cách như một dụ dẫn/mã thông báo ẩn dụ Trong tiếng Việt, có sự xuất hiện dày dặc các thành ngữ với tư cách như một dụ dẫn ẩn dụ Đa số các thành ngữ này thuộc thành ngữ ẩn dụ, nằm trong các biểu thức ẩn dụ với tư cách như một dụ dẫn Nhiều tiêu đề được cấu tạo bởi duy nhất một thành ngữ hoặc biến thể thành ngữ và không cần có thêm bất kỳ một định ngữ đứng trước hay đứng sau nào để làm rõ ý nghĩa ẩn dụ của tiêu đề nữa Số lượng thành ngữ xuất hiện trong ẩn dụ QUỐC GIA LÀ CON NGƯỜI là 51(trong đó thành ngữ xuất hiện ở tiêu đề là 33; ở phần sa-pô là 18) Trong ẩn dụQUỐC GIA LÀ NGÔI NHÀ không xuất hiện thành ngữ Sự xuất hiện của số lượng lớn thành ngữ trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt phản ánh cách tư duy hình tượng rất phổ biến của người Việt, sự ưa dùng lối nói biểu trưng, tạo nên các lớp nghĩa hàm ngôn vừa tinh tế, vừa có giá trị suy ngẫm và tác động sâu sắc.

Ngày đăng: 26/05/2023, 12:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (2003), "Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí" , Nxb Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí
Tác giả: Hoàng Anh
Nhà XB: Nxb Lao Động
Năm: 2003
2. Nguyễn Văn Chiến (1992), "Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á" , Nxb Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Nhà XB: Nxb Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội
Năm: 1992
3. Trần Văn Cơ (2009), “Khảo luận ẩn dụ tri nhận”, Nxb Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Cơ (2009), "“Khảo luận ẩn dụ tri nhận”
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2009
4. Trần Văn Cơ (2011), “Ngôn ngữ học tri nhận: Từ điển, tường giải và đối chiếu”, Nxb Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Cơ (2011), "“Ngôn ngữ học tri nhận: Từ điển, tường giải và đối chiếu”
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: Nxb Phương Đông
Năm: 2011
5. Nguyễn Đức Dân (2004), “Ý tại ngôn ngoại, những thông tin chìm trong báo chí”, Ngôn ngữ (2), tr.1-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đức Dân (2004), "“Ý tại ngôn ngoại, những thông tin chìm trong báochí”
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 2004
6. Nguyễn Đức Dân (2004), “Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đức Dân (2004), “Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 2004
7. Nguyễn Đức Dân (2007), "Ngôn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản" , Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
8. Nguyễn Tiến Dũng (2019), “Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị (trên tư liệu tiếng Anh và tiếng Việt)”, Học viện Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tiến Dũng (2019), “"Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị (trên tư liệu tiếng Anh và tiếng Việt)”
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2019
9. Nguyễn Thị Vân Đông (2003), “Đôi điều nên biết về tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Vân Đông (2003), “Đôi điều nên biết về tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt”, "Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Đông
Năm: 2003
10. Nguyễn Thị Vân Đông (2005), “Tiêu đề báo tiếng Anh và tiếng Việt dạng ngữ cố định” ,Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1 + 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Vân Đông (2005), “"Tiêu đề báo tiếng Anh và tiếng Việt dạng ngữ cố định”
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Đông
Năm: 2005
11. Fabience Gérault (2006), "Kỹ năng viết bài" , Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng viết bài
Tác giả: Fabience Gérault
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2006
12. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015), "Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn" , Sách chuyên khảo Học viện khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hạnh
Năm: 2015
13. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Đoàn Hồng Nhung (2018), “Ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt (trên cứ liệu Báo Nhân dân điện tử)”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 7 (274), tr.9-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Bích Hạnh, Đoàn Hồng Nhung (2018), “Ẩn dụ ý niệm trong tiêuđề và sa-pô báo chí tiếng Việt (trên cứ liệu Báo "Nhân dân điện tử")”, "Tạp chíNgôn ngữ và Đời sống
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hạnh, Đoàn Hồng Nhung
Năm: 2018
14. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2019), “Ẩn dụ ý niệm “Con người là hàng hóa”trong các tiêu đề báo chí thể thao tiếng Việt”, Kỷ yếu Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc, Đại học Thủ Dầu Một Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Bích Hạnh (2019), “Ẩn dụ ý niệm “Con người là hàng hóa”trong các tiêu đề báo chí thể thao tiếng Việt”, "Kỷ yếu Hội thảo Ngôn ngữ họctoàn quốc
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hạnh
Năm: 2019
15. Vũ Quang Hào (2004), "Ngôn ngữ báo chí" , Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2004
16. Cao Xuân Hạo (2006), "Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng" , Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Khoahọc xã hội
Năm: 2006
17. Loic Hervouet (1999), "Viết cho độc giả" , Hội nhà báo Việt Nam xuất bản ( Lê Hồng Quang dịch ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết cho độc giả
Tác giả: Loic Hervouet
Năm: 1999
18. Nguyễn Văn Hiệp (2008), "Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp" , Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2008
19. Nguyễn Thanh Hương (2001), Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9 + 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thanh Hương (2001), "Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ củacác đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại
Tác giả: Nguyễn Thanh Hương
Năm: 2001
20. Bùi Mạnh Hùng (2008), "Ngôn ngữ học đối chiếu" , Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w