Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).
Trang 1
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
ĐOÀN HỒNG NHUNG
ĐIỆN TỬVÀTHE NEW YORK TIMES
BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH TRÊN CỨ LIỆU BÁONHÂN DÂN
ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG TIÊU ĐỀ VÀ SA-PÔ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮHỌC
Hà Nội, năm 2023
Trang 2ĐOÀN HỒNG NHUNG HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
ĐIỆN TỬVÀTHE NEW YORK TIMES
BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH TRÊN CỨ LIỆU BÁONHÂN DÂN
ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG TIÊU ĐỀ VÀ SA-PÔ
Mã số: 9222024Ngành:Ngôn ngữhọc so sánh–đối chiếu
TS.Nguyễn ThịBích HạnhPGS TS TạVăn ThôngNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Trang 3Đoàn Hồng Nhung
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Đóng góp mới của luận án 6
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7
7 Bố cục luận án 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 9
1.1 Dẫn nhập 9
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.2.1 Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm 9
1.2.2 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí, tiêu đề và sa-pô báo chí 14 1.3 Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu 20
1.3.1 Cơ sở lý luận về ẩn dụ ý niệm 20
1.3.2 Cơ sở lý luận về báo chí, tiêu đề và sa-pô báo chí 36
1.3.3 Cơ sở lý luận về Ngôn ngữ học đối chiếu 40
1.4 Tiểu kết 44
CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TIÊU ĐỀ VÀ SA-PÔ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT-TIẾNG ANH 45
2.1 Dẫn nhập 45
2.2 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 47
2.2.1 Trong tiêu đề 49
2.2.2 Trong sa-pô 54 2.2.3 Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “chiến tranh”
Trang 52.3 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH” trong tiêu
đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 59
2.3.1 Trong tiêu đề 61 2.3.2 Trong sa-pô 67 2.3.3 Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “hành trình” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 74
2.4 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT” trong tiêu
đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 75
2.4.1 Trong tiêu đề 77 2.4.2 Trong sa-pô 83 2.4.3 Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “hiện tượng thời tiết” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 89
2.5 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 90
2.5.1 Trong tiêu đề 92 2.5.2 Trong sa-pô 96 2.5.3 Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “nhiệt” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 101
2.6 Ẩn dụ cấu trúc “ CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 102
2.6.1 Trong tiêu đề 104 2.6.2 Trong sa-pô 108 2.6.3 Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “trò chơi” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 112
2.7 Tiểu kết 113 CHƯƠNG 3: ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH QUỐC GIA TRONG TIÊU ĐỀ VÀ SA-PÔ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT- TIẾNG ANH 117 3.1 Dẫn nhập 117
Trang 63.2 Ẩn dụ cấu trúc QUỐC GIA LÀ CON NGƯỜI trên tiêu đề và sa-pô báo
chí tiếng Việt – tiếng Anh 118
3.2.1 Trong tiêu đề 119
3.2.2 Trong sa-pô 130
3.2.3 Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “con người” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 136
3.3 Ẩn dụ cấu trúc “QUỐC GIA LÀ NGÔI NHÀ” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 138
3.3.1 Trong tiêu đề 139
3.3.2 Trong sa-pô 144
3.3.3 Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “ngôi nhà” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 150
3.4 Tiểu kết 151
KẾT LUẬN 153
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp số lượng bài viết có chứa AD, số lượng biểu thức và lượt dụ dẫn AD có miền đích “chính trị” trong tiêu đề báo chí tiếng Việt, tiếng Anh 46 Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng bài viết có chứa ẩn dụ, số lượng biểu thức và lượt dụ dẫn ẩn dụ có miền đích “chính trị” trong sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh 46 Bảng 2.3: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH 49 Bảng 2.4a: Tần suất xuất hiện các BTAD thuộc miền nguồn “chiến tranh” chia theo
tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 49
Bảng 2.5a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “chiến tranh”
chia theo tiểu loại sa-pô trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 54
Bảng 2.6: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH 60 Bảng 2.7a: Tần suất xuất hiện các BTAD thuộc miền nguồn “hành trình” chia theo
tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 62
Bảng 2.8a: Tần suất xuất hiện các BTAD thuộc miền nguồn “hành trình” chia theo
tiểu loại sa-pô trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 67
Bảng 2.9: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT 76 Bảng 2.10a: Tần suất xuất hiện các BTAD thuộc miền nguồn “hiện tượng thời tiết”
chia theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 78
Bảng 2.11a: Tần suất xuất hiện các BTAD thuộc miền nguồn “hiện tượng thời tiết”
chia theo tiểu loại sa-pô trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 83
Bảng 2.12: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT 91 Bảng 2.13a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “nhiệt” chia
theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 92
Bảng 2.14a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “nhiệt” chia
theo tiểu loại sa-pô trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 96
Bảng 2.15: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI 103 Bảng 2.16a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “trò chơi”
chia theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 105
Trang 9Bảng 2.17a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “trò chơi”
chia theo tiểu loại sa-pô trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 109
Bảng 3.1 Tổng hợp số lượng bài viết có chứa ẩn dụ, số lượng biểu thức và lượt dụ dẫn ẩn dụ có miền đích “quốc gia” trong tiêu đề báo chí tiếng Việt, tiếng Anh 117 Bảng 3.2 Tổng hợp số lượng bài viết có chứa ẩn dụ, số lượng biểu thức và lượt dụ dẫn ẩn dụ có miền đích “quốc gia” trong sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh 118 Bảng 3.3: Lược đồ ánh xạ của mô hình ý niệm QUỐC GIA LÀ CON NGƯỜI 119 Bảng 3.4a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “con người”
chia theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 120
Bảng 3.5a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “con người”
chia theo tiểu loại sa-pô trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 130
Bảng 3.6: Lược đồ ánh xạ của mô hình ý niệm QUỐC GIA LÀ NGÔI NHÀ 139 Bảng 3.7a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “ngôi nhà”
chia theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 140
Bảng 3.8a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “ngôi nhà”
chia theo tiểu loại sa-pô trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 144
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
1.1 Nghiên cứu về ẩn dụ có thể bắt nguồn từ Aristotle, người coi ẩn dụ như một vấn đề của ngôn ngữ theo cách truyền thống (Lakoff (1993) [80] Những quan điểm truyền thống về phép ẩn dụ đã bị đảo lộn khi George Lakoff và Mark Johnson đưa ra quan điểm mới về phép ẩn dụ từ góc độ nhận thức trong cuốn sách
“Metaphors we live by” (Chúng ta sống bằng ẩn dụ) vào năm 1980 [78] Các tác giả này cho rằng ẩn dụ là một hiện tượng khái niệm hơn là một hiện tượng ngôn ngữ Nghiên cứu về ẩn dụ khái niệm được Kövecses phát triển thêm Kövecses (2003) đã giải thích rất chi tiết về phép ẩn dụ trong cuốn sách “Metaphor: A practical Introduction, 2003” (Ẩn dụ: Giới thiệu thực tế), giúp người đọc hiểu rõ về phép ẩn
dụ khái niệm, nghiên cứu về ẩn dụ đã trở thành một trong những lĩnh vực trung tâm của nghiên cứu ngôn ngữ [73]
1.2 Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, việc độc giả truy cập các
trang báo mạng chính thống của quốc tế và trong nước (trong đó có báo Nhân dân
điện tử và The New York Times) để nắm bắt thông tin ngày càng trở nên phổ biến vì
tính chất nhanh, lượng thông tin nhiều và đa dạng Nghiên cứu diễn ngôn báo chí nói chung, nghiên cứu tiêu đề và sa-pô với tư cách là một thành tố đặc biệt trong tác phẩm báo chí nói riêng hiện là đối tượng nghiên cứu được chú ý trong Việt ngữ học gần đây Trong một xã hội bùng nổ thông tin với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí điện tử và các trang mạng xã hội ngày nay, sự đa chiều, đa diện của thông tin khiến người đọc phải cân đối quỹ thời gian để có kỹ năng nắm bắt, tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất Với những độc giả ít thời gian, một lựa chọn thông minh là đọc nội dung tiêu đề (phần nêu chủ đề bài báo) và sa-pô (phần tóm tắt nội dung chính của bài báo - đứng ngay dưới tiêu đề) của bài viết để nắm bắt các thông tin chủ đề và tinh thần của bài báo, từ đó chọn lọc các thông tin quan trọng, phù hợp với nhu cầu nắm bắt tin tức của bản thân để quyết định đọc toàn bộ bài viết
Trang 11hay không Xuất phát từ vai trò quan trọng của tiêu đề và sa-pô báo chí, các nhà báo, biên tập viên thường chú trọng tới việc sử dụng các biện pháp tu từ ngữ nghĩa cũng như ẩn dụ ý niệm trong hai thành tố quan trọng này nhằm thu hút và kích thích
sự khám phá, tìm hiểu của độc giả cho bài viết, qua đó đạt được mục tiêu truyền tin, quảng bá thông tin Theo Michael Schudson (2003), báo chí được xếp hạng
“quyền lực thứ tư trong xã hội, sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” Thông
qua sức mạnh của ngôn từ và tính năng tác động mạnh mẽ, tức thời của tin tức, ngôn ngữ báo chí mang ưu thế vượt trội của “quyền lực mềm”, góp phần tạo lập, định hướng và lan toả dư luận xã hội, đặc biệt là báo mạng điện tử Với tính chất cập nhật thông tin nhanh chóng, thường xuyên, đa chiều, người đọc có thể cập nhật
và chia sẻ thông tin cũng như tham gia cung cấp thông tin, góp phần phản biện xã hội, làm cho môi trường thông tin trở nên đa chiều Vì vậy, nghiên cứu diễn ngôn báo chí hiện là một địa hạt được các nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm
1.3 Các nghiên cứu trước đây về phép ẩn dụ trong tin tức báo chí đã đi vào các địa hạt rất cụ thể như: diễn thuyết về người nhập cư (Santa Ana, 1999), xây dựng hệ tư tưởng (Kitis & Milapides, 1997), trong văn bản kinh doanh (Koller, 2004) hoặc báo cáo thể thao (Charteris-Black, 2005) [51], hay ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị trong luận án của Nguyễn Tiến Dũng , 2019 [8] và Hồ Thị Thoa, 2022 [40]) Tuy nhiên, nghiên cứu tiêu đề báo chí cũng như phần sa-pô trong các tác phẩm báo chí dưới góc độ ngôn ngữ học, đặc biệt là tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận vẫn còn là địa hạt mới mẻ, ít được quan tâm nghiên cứu Từ lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, luận án nghiên cứu ẩn dụ cấu trúc trong các tiêu
đề và sa-pô báo Nhân dân điện tử và The New York Times Căn cứ vào những tương
liên trong kinh nghiệm và những miền tri thức được chiếu xạ từ miền nguồn sang miền đích, luận án làm rõ cơ chế sao phỏng giữa hai miền không gian trong tư duy ngôn ngữ của các tác giả Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này không chỉ giúp ích trong phạm vi giảng dạy và nghiên cứu mà còn có ý nghĩa với độc giả trong việc cập nhật thông tin quốc tế và trong nước một cách nhanh chóng và chuẩn xác
Trang 122 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2 1 Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sa-pô báo
chí tiếng Việt và tiếng Anh (khảo sát tại chuyên mục Bình luận quốc tế - Nhân dân
điện tử và Opinion - The New York Times) Mục đích của luận án hướng đến là
thông qua việc làm rõ các mô hình ánh xạ của các ẩn dụ cấu trúc xuất hiện trong tư liệu nghiên cứu, luận án chỉ ra cơ chế ánh xạ, cơ chế chuyển di các thuộc tính từ miền nguồn lên miền đích Từ đó, làm rõ tính bộ phận và đơn tuyến trong chiếu xạ
ẩn dụ Dựa trên sự xuất hiện phổ biến của một số miền nguồn tiêu biểu và sự ánh xạ lên một số miền đích phổ dụng trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt - tiếng Anh, luận án chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong tư duy ẩn dụ,
sự ưa dùng/không ưa dùng ẩn dụ trong một thành tố đặc biệt của văn bản báo chí (tiêu đề, sa-pô) Qua đó, luận án hướng đến làm rõ vai trò của ẩn dụ trong một đơn
vị đặc biệt của văn bản báo chí, thực hiện chức năng dụng học: gợi mở, kích thích
sự khám phá, nhấn mạnh của tiêu đề và sa-pô báo chí
Các câu hỏi nghiên cứu được nêu ra là:
(i) Những mô hình ẩn dụ cấu trúc nào được sử dụng trong các tiêu đề và
sa-pô trong các bài báo đăng trong mục Bình luận quốc tế trên The New
York Times và báo Nhân dân điện tử? Tần suất sử dụng như thế nào?
(ii) Vai trò của các ẩn dụ cấu trúc này đối với hiệu quả diễn đạt?
(iii) Những điểm tương đồng và dị biệt trong tiếng Anh và tiếng Việt trong
tiêu đề và sa-pô?
(iv) Những điểm này được giải thích như thế nào?
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là làm sáng tỏ cách sử dụng ẩn dụ cấu trúc trong tiêu
đề và sa-pô trên tư liệu báo chí tiếng Anh và tiếng Việt, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Trang 131 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài;
2 Hệ thống hoá các quan điểm lý luận về ẩn dụ ý niệm và các khái niệm có liên quan làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài;
3 Xác lập các biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô được
sử dụng trong mục “Bình luận quốc tế” (Nhân dân điện tử) và mục Opinion (The
New York Times); làm rõ tính tầng bậc của ẩn dụ; làm rõ các cơ chế ánh xạ giữa
miền nguồn và đích trong các mô hình ẩn dụ, các quan hệ gán ghép giữa các thuộc tính đặc trưng của hai miền này; chỉ ra các dụ dẫn ẩn dụ được ưa dùng trong mỗi ngôn ngữ, sự khác biệt (nếu có) giữa các ẩn dụ phái sinh
4 Miêu tả, phân tích, đối chiếu các mô hình ẩn dụ ý niệm trong 2 khối ngữ liệu Thông qua thống kê và khảo sát việc sử dụng ẩn dụ trong từng tiểu loại tiêu đề và tiểu loại sa-pô, luận án hướng đến mục tiêu làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ thông qua việc sử dụng ẩn dụ ý niệm nói chung, thông qua việc sử dụng ẩn dụ trong từng thành tố của văn bản báo chí nói riêng nhằm hướng đến mục đích dụng học cụ thể
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ẩn dụ cấu trúc trong các tiêu đề và sa-pô
tiếng Việt và tiếng Anh trên cứ liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times,
tuy nhiên, vì phạm vi nghiên cứu rộng nên luận án chỉ giới hạn phạm vi khảo sát
các bài viết xuất hiện trong mục “Bình luận quốc tế” của báo Nhân dân điện tử (phiên bản tiếng Việt) và mục Opinion của The New York Times
Các bài viết dùng làm ngữ liệu nghiên cứu được lấy trong khoảng thời gian
05 năm, từ 2014 đến 2019 bao gồm 800 bài báo tiếng Việt trên báo Nhân dân điện
tử và 800 bài báo tiếng Anh của The New York Times có xuất hiện ẩn dụ trong phần
tiêu đề và sa-pô Phương pháp thu thập ngữ liệu được lấy ngẫu nhiên, mỗi tháng chúng tôi lấy 13 bài bất kỳ trong chuyên mục đã chọn Từ tư liệu thu thập, luận án lựa chọn các bài viết có xuất hiện ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô để làm ngữ liệu khảo sát Trong số 800 bài viết được lựa chọn trong mỗi ngôn ngữ, không phải bài viết nào cũng chứa sa-pô nên số lượng sa-pô được khảo sát có thể không đạt đến con số
Trang 14800 như số lượng tiêu đề Ẩn dụ ý niệm có 3 loại, song dựa trên ngữ liệu khảo sát thu thập được, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các mô hình ẩn dụ cấu trúc trong các tiêu đề và sa-pô, bởi sự xuất hiện phổ biến và tần suất lớn của thể loại ẩn dụ này, vì vậy nó sẽ mang tính đại diện cao nhất cho kiểu tư duy ý niệm về các vấn đề liên quan đến chính trị và thể chế của hai cộng đồng ngôn ngữ Qua đó chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa bộ ba Ngôn ngữ - Văn hóa –Tư duy
Do dung lượng luận án có hạn, các bảng dụ dẫn ẩn dụ được quy ước như sau:
Đi liền với các bảng thống kê tần suất xuất hiện của các biểu thức ẩn dụ thuộc mỗi một miền nguồn hiển thị trong chính văn của luận án (được quy ước là bảng có đuôi
là ‘a’ sau số thứ tự (ví dụ: Bảng 2.4a) thì các bảng thống kê số lượt dụ dẫn ẩn dụ chia theo tiểu loại tiêu đề và tiểu loại sa-pô trong mỗi một miền nguồn được đưa về phần Phụ lục (được quy ước đánh số ‘b’, ‘c’ sau số thứ tự, ví dụ: Bảng 2.4b, Bảng 2.4c)
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sa-pô báo Nhân dân điện tử và
The New York Times, luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp miêu tả: được sử dụng để phân tích, miêu tả cấu trúc ánh xạ và
mô hình chuyển di các thuộc tính giữa hai miền không gian trong các ẩn dụ ý niệm trong khối liệu nghiên cứu
Phương pháp phân tích diễn ngôn: các tiêu đề và sa-pô báo chí trong ngữ
liệu khảo sát được xem là một loại diễn ngôn Với các biểu thức ẩn dụ được xác định, chúng tôi tiến hành phân tích cơ chế sao phỏng và chuyển di các thuộc tính giữa hai miền không gian nguồn – đích, từ đó làm rõ tập hợp các tri thức đã được kích hoạt và chiếu xạ giữa hai miền, làm rõ tính dụng học trong việc sử dụng ẩn dụ của các tác giả
Thủ pháp thống kê, phân loại: cho phép tập hợp, phân loại và thống kê các
loại ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô báo chí được dùng làm tư liệu khảo sát; đưa
Trang 15Luận án áp dụng các thao tác của phương pháp nghiên cứu định tính Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, các thao tác của phương pháp nghiên cứu định lượng cũng được sử dụng để làm nổi rõ tính chất về số lượng, tần số xuất hiện của các vấn đề hữu quan
5 Đóng góp mới của luận án
Luận án đã đưa ra các kết luận về ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô báo chí trong hai ngôn ngữ, cụ thể bao gồm các loại và tiểu loại ẩn dụ đã được sử dụng, mô hình ánh xạ, tần suất xuất hiện của ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô và sự so sánh giữa hai ngôn ngữ Với những kết luận như vậy, luận án có những đóng góp sau về lý luận và thực tiễn:
5.1 Đóng góp về lý luận
Bằng việc hệ thống một cách có chọn lọc các khái niệm cốt yếu về ngôn ngữ học tri nhận và ẩn dụ ý niệm, kế thừa các cơ sở lý luận đi trước, thông qua việc nghiên cứu sâu các ẩn dụ được tìm thấy trong ngữ liệu và đi tìm lời giải đáp cho những tương đồng và khác biệt về ẩn dụ cấu trúc giữa hai cộng đồng ngôn ngữ, luận án góp phần bổ sung và làm sáng rõ các đặc trưng tư duy ngôn ngữ của người Việt và người Anh trong việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sa-pô báo chí Bên cạnh đó, luận án cũng góp phần bổ sung lý luận về vai trò của ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô với
tư cách là một thành tố đặc biệt trong tác phẩm báo chí
5.2 Đóng góp về thực tiễn
Luận án đã xây dựng các sơ đồ tầng bậc của ẩn dụ cấu trúc; so sánh đối chiếu về tần suất, ánh xạ và đặc trưng tư duy ngôn ngữ trong các mô hình ẩn dụ; luận giải sự tương đồng cũng như khác biệt trong hệ thống ẩn dụ giữa hai ngôn ngữ dựa trên các đặc trưng ngôn ngữ và tư duy dân tộc Điều này giúp những người học tập, giảng dạy
và nghiên cứu ngôn ngữ có thêm một cái nhìn về phương thức tư duy về thế giới khách quan của hai dân tộc Việt và Anh và những biểu hiện của tư duy này trong lĩnh vực nghiên cứu cụ thể là tiêu đề và sa-pô báo chí
Trang 16Luận án cũng chỉ ra các loại ẩn dụ cấu trúc và tần suất sử dụng của các ẩn dụ này trong tiêu đề và sa-pô cùng một số bình luận về vai trò của ẩn dụ trong các tiêu đề và sa-pô báo chí Đây là cơ sở tham khảo không chỉ giúp ích trong phạm vi giảng dạy
và nghiên cứu mà còn có ý nghĩa với mọi người trong việc cập nhật thông tin quốc
tế và trong nước một cách nhanh chóng và chuẩn xác
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần củng cố lý thuyết về ẩn dụ ý niệm, khẳng định tính hữu dụng và khả thi của quy trình nhận diện ẩn dụ cấu trúc theo đúng đặc trưng và tính chất của từng mô hình, đảm bảo tính hệ thống và khoa học
Xác nhận những đặc trưng của ẩn dụ cấu trúc xuất hiện trong tiêu đề và sa-pô tiếng Anh và tiếng Việt và mối liên hệ của chúng, đồng thời tìm ra mối quan hệ giữa ẩn dụ, tiêu đề và sa-pô báo chí và bối cảnh lịch sử đi kèm
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc hơn cho những người nghiên cứu và quan tâm đến ngôn ngữ báo chí, các sinh viên ngành báo chí, nhà báo, những người làm công tác biên tập viên bản tin hiểu rõ hơn về cơ chế và cách dùng ẩn dụ, từ đó có sự lựa chọn ẩn dụ phù hợp khi viết/đưa tin về các vấn đề chính trị, xã hội của quốc gia nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong công tác thông tin, tuyên truyền, với mục đích tác động tới nhận thức và hành động của người dân
về các lĩnh vực của xã hội
7 Bố cục luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, ba chương chính, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Trình bày một số
vấn đề lý thuyết liên quan đến ẩn dụ tri nhận nói chung và ẩn dụ cấu trúc nói riêng Dựa trên những kiến thức tìm được, luận án xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu ẩn dụ cấu trúc trong tiếng Anh và tiếng Việt đồng thời nghiên cứu mối liên kết giữa ẩn dụ cấu trúc trong hai ngôn ngữ
Trang 17- Chương 2: Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc có miền đích “Chính trị” trong tiêu đề và
Sa-pô báo chí Anh – Việt Chương 2 tập trung phân tích các ẩn dụ cấu trúc có
miền đích “Chính trị” trong cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt được thể hiện
qua sự xuất hiện của các ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô báo chí, đồng thời làm rõ mô
hình ánh xạ của các mô hình ý niệm phổ biến nhất trong cả 2 ngôn ngữ
- Chương 3: Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc có miền đích “Quốc gia” trong tiêu đề và
Sa-pô báo chí Anh – Việt Tương tự như chương 2, chương này tập trung nghiên
cứu những nội dung liên quan đến những ẩn dụ cấu trúc có miền đích “Quốc gia”
xuất hiện trong tiêu đề và sa-pô báo chí trong tiếng Việt và tiếng Anh
Trang 18CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Dẫn nhập
Để có cái nhìn tổng quan về lịch sử phát triển của ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề
và sa-pô báo chí, chúng tôi tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan theo vấn đề và theo trình tự thời gian để thấy được sự thay đổi trong quan điểm về ẩn dụ Chúng tôi cũng lựa chọn cách tiếp cận “thu hẹp” dần, bắt đầu bằng các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm nói chung rồi tập trung vào các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô báo chí ở nước ngoài và trong nước để tìm hiểu các kết luận đã đạt được, qua
đó xác định “khoảng trống” cho vấn đề nghiên cứu
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1 Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm
1.2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
a Các nghiên cứu theo hướng lý thuyết:
Các nhà khoa học đại diện là Lakoff và Johnson (1980) [78], G Fauconnier (1985) [63], R.Langacker (1987) [84], M.Johnson (1987) [72] Ngoài ra, những tên tuổi đáng chú ý khác là Turner, Jackendoft, Kovecses Goatly, Gibbs Rosch, Shore, Steen, Wierzbicka Theo tri nhận luận, ẩn dụ là kết quả của sự kết hợp ngôn ngữ- văn hoá trong quá trình tư duy của một cộng đồng văn hoá cụ thể
Nghiên cứu điển hình nhất và được coi là thành công nhất đối với nghiên cứu
ẩn dụ theo hướng ngôn ngữ tri nhận là tác phẩm “Metaphors We Live By” của G Lakoff và M Johnson (1980) [78] Lý thuyết này chỉ ra rằng hệ thống ý niệm đời thường của chúng ta tức là chúng ta suy nghĩ và hành động, về bản chất là có tính
ẩn dụ Theo hai ông, hệ thống ý niệm của con người được cấu trúc một cách ẩn dụ, nói cách khác đó là những khái niệm văn hoá phổ biến Điều này tạo cho ẩn dụ một
Trang 19ta suy nghĩ, hành động Với cách nhìn này, ẩn dụ được xác định như là sự liên kết giữa một phạm trù nguồn và một phạm trù đích Ví dụ:
(2) Life is a journey (Cuộc đời là một chuyến đi)
Ẩn dụ này gồm có phạm trù nguồn (a source domain) là journey - chuyến đi
và phạm trù đích (a target domain) là life - cuộc đời Giữa hai phạm trù này có một mối liên hệ giao thoa vì đặc điểm của chuyến đi và đặc điểm cuộc đời có những điểm chung (Lakoff và Tumer 1989) [79] Vì vậy, một số đặc điểm của chuyến đi được sử dụng để nhấn mạnh một số đặc điểm của cuộc đời
Theo các tác giả của lý thuyết tri nhận về ẩn dụ (Lakoff và Johnson, 1980 [78]; Lakoff và Tumer, (1989) [79]; Lakoff (1993) [67]) thì hệ thống ý niệm của con người có nguồn gốc chủ yếu từ những kinh nghiệm thuộc về cơ thể con người nhưng được đặt lên một phạm trù trừu tượng hơn (more abstract categories) Hai ông đã phân biệt ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) với những cách diễn đạt thông
thường (ẩn dụ ý niệm vẫn còn có sự hàm ẩn), ví dụ như cách diễn đạt: (At the
crossroad of life: Ở ngã ba cuộc đời, Dead-end in life: Điểm cuối của cuộc đời) Có
thể là những phần của sự hàm ẩn trong ẩn dụ: Life is a journey - Cuộc đời là một
chuyến đi
Dựa trên nền tảng về ngôn ngữ học tri nhận, Lakoff (1993) [80] tiếp tục phát triển các khái niệm về ẩn dụ, ông phát triển tư tưởng về sự liên hệ giữa quá trình tạo lập hệ thống ý niệm của con người, cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên và vai trò của ẩn
dụ để xây dựng học thuyết về “trí tuệ nghiệm thân” (embodied mind) Học thuyết này nghiên cứu sự liên hệ và phụ thuộc giữa năng lực nhận thức và tư duy đến thế giới quan trong đó liên kết với khía cạnh sinh học của con người: đặc điểm não bộ
và cơ thể người [67] Gibbs (1994) kế thừa những nghiên cứu của Lakoff để chứng minh rằng ẩn dụ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nhận thức và tâm lý học [66]
Trang 20b Các nghiên cứu theo hướng ứng dụng:
Kể từ khi phát hiện ra ẩn dụ ý niệm, các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã ứng dụng lý thuyết ẩn dụ để nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong các lĩnh vực pháp luật, thi ca, chính trị, tâm lý học, vật lý, khoa học máy tính, toán học
và triết học Các kết quả nghiên cứu về cấu trúc ẩn dụ đã góp phần làm sáng tỏ cách thức con người tư duy trong một số lĩnh vực trí tuệ
Trong lĩnh vực văn học, Lakoff và Tunner (1989) [79] chứng minh được rằng chỉ khi phép ẩn dụ trong thơ ca ổn định thì ẩn dụ mới được tiếp tục sử dụng trong ngôn ngữ và tư tưởng đời thường Các ý niệm về đạo đức được thể hiện một cách rõ ràng trong văn học thông qua các ẩn dụ và thảo luận về ẩn dụ Qua những thảo luận này những ý niệm hoặc thông điệp được truyền đạt nhanh và rõ ràng hơn [79]
Trong các lĩnh vực pháp luật, Lakoff và Johnson (1996) [81] đã chứng minh được rằng: “Ẩn dụ đóng vai trò then chốt trong kiến tạo thực trạng xã hội và chính trị” Trong nghiên cứu của Lakoff (1996) ông đã tiến hành nghiên cứu đối tượng là thế giới quan của những người có quan điểm bảo thủ và cấp tiến ở Mỹ Ông tiến hành nghiên cứu và xem xét quan điểm về kiểm soát súng đạn, thuế phí, các luật liên quan đến nhân quyền, môi trường và nghệ thuật trong một cấu trúc khung tri nhận nhất định [81] Gibbs (1994) kế thừa những nghiên cứu của Lakoff để chứng minh rằng ẩn dụ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nhận thức và tâm lý học Có thể nói, ẩn dụ và lý thuyết về ẩn dụ ngày càng có vai trò quan trọng không chỉ trong ngành nghiên cứu ngôn ngữ học mà còn cả trong những ngành nghiên cứu khoa học khác [66]
Trong lĩnh vực chính trị xã hội, nhiều nghiên cứu cho thấy ẩn dụ là một công
cụ định hướng và lan tỏa tư tưởng trong xã hội một cách hiệu quả: Johnson (1993), Lakoff (1996) [81], Lakoff và Johnson (1999) [83] nghiên cứu về ẩn dụ với các vấn
đề chính trị, đạo đức, triết học Lakoff (1996) [81]đã chỉ ra rằng quan điểm là nền
Trang 21tảng tư duy chính trị của giới chính trị gia Hoa Kỳ; Taiwo (2013) [98] chỉ ra sự xuất hiện phổ biến của các ẩn dụ ý niệm liên quan đến quốc gia, chính trị gia trong các diễn văn chính trị tiếng Anh của các chính khách Nigeria, trong đó miền nguồn
“xây dựng” được sử dụng nhiều cho miền đích “chính trị” mà những chính trị gia được xem như người thợ xây dựng và kiến tạo thể chế, quốc gia…
1.2.1.2 Các nghiên cứu trong nước
a Các nghiên cứu theo hướng lý thuyết:
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ẩn dụ trong Việt ngữ học trong mấy thập kỷ qua là khá nhiều, với nhiều mảng thành tựu của các nhà khoa học hàng đầu
Trong giai đoạn phát triển của ngôn ngữ học tri nhận, đã có những nghiên cứu của một số tác giả về nghiên cứu ẩn dụ theo ngôn ngữ học tri nhận Nguyễn Lai (1990) đã chỉ ra quá trình phát triển ngữ nghĩa của các từ chỉ hướng vận động như
ra-vào, lên-xuống, sang-về… tuy không sử dụng thuật ngữ “tri nhận” tuy nhiên
nghiên cứu lại hướng nghiên cứu theo đường hướng của ngôn ngữ học tri nhận với giả thiết nghiệm thân với mốc xác định là cơ thể con người [24] Năm 2002, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã bước đầu sử dụng thuật ngữ tri giác khi bàn đến ẩn dụ dưới lăng kính là một kiểu “tư duy phạm trù” [42]
Lý Toàn Thắng (2005) đã đưa ra hướng nghiên cứu về thời gian và không gian trong đó lấy con người làm trung tâm để theo dõi quá trình nhận thức Theo hướng nghiên cứu này ngôn ngữ phản ánh cách thức con người tri nhận về thế giới quan xung quanh [37]
Năm 2009, Phan Thế Hưng đã trình bày quan niệm của mình về ẩn dụ rất đáng chú ý trên cơ sở trình bày và phân tích khá tỉ mỉ quan niệm của Aristotle và nhiều nhà ngôn ngữ học sau đó Phan Thế Hưng cho rằng: “Chúng ta không hiểu ẩn
dụ bằng chuyển ẩn dụ thành phép so sánh Thay vì vậy, câu ẩn dụ là câu bao hàm xếp loại và do vậy hiểu ẩn dụ qua câu bao hàm xếp loại”, so sánh ẩn dụ tuân theo tầng bậc của loại , theo hệ thống tôn ti và bản chất của sự xếp loại là cơ sở của tính
Trang 22ẩn dụ [22] Nguyễn Văn Hiệp (2008) xác định cách tiếp cận nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận đối với vai trò của nghĩa khi phân tích và miêu tả cú pháp [18] Trần Văn Cơ (2009) trong công trình Khảo luận ẩn dụ tri nhận (Nhà xuất bản Lao động
xã hội) đã giới thiệu khái luận và ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam [3]
b Các nghiên cứu theo hướng ứng dụng:
Trong những năm gần đây, vai trò của ẩn dụ tri nhận đối với ngôn ngữ học tri nhận ngày càng lớn và trở thành chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm
Các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong Việt ngữ học trong mấy thập kỷ qua
là khá nhiều, với nhiều mảng thành tựu như: nghiên cứu về các ẩn dụ không gian và thời gian (với các tên tuổi: Lý Toàn Thắng, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Văn Hiệp,
Nguyễn Văn Hán…), nghiên cứu về các ẩn dụ ý niệm cảm xúc, các ẩn dụ chỉ tình
cảm của con người (Phan Thế Hưng (2009) [22], Ly Lan (2012) [25], Trần Bá Tiến (2012) [41], Trần Thế Phi (2016) [29], Nghiêm Hồng Vân (2018) [43]… các nghiên cứu đã nhấn mạnh trải nghiệm của cơ thể con người trong ẩn dụ là những trải nghiệm mang tính phổ quát
Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm và vai trò của ẩn dụ trong sự hành chức cụ thể qua các tác phẩm thi ca cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tiếp cận: các nghiên cứu về vai trò của ẩn dụ trong các tác phẩm văn học, thi ca, trong thành ngữ, tục ngữ (Huỳnh Ngọc Mai Kha, 2015 [23] ; Phạm Thị Hương Quỳnh, 2015 [32]; Ngô Tuyết Phượng, 2018 [30]; Trần Văn Nam, 2018 [26]); nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong ca từ, trong các tác phẩm âm nhạc, vai trò của ẩn dụ ý niệm trong ca từ (Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009) [21], Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015) [12], trên cơ
sở các trải nghiệm nghiệm thân và các mô hình văn hóa mang tính quy ước của cộng đồng, chỉ ra tính phổ quát và tính dị biệt trong tư duy âm nhạc của người nghệ
sĩ
Nhìn chung, các nghiên cứu đã khẳng định và chứng minh rằng yếu tố cơ thể hóa ngôn ngữ, kinh nghiệm nghiệm thân và sự tác động của thế giới bên ngoài, mà cụ
Trang 23thể là văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đã tạo ra những ẩn dụ ý niệm vừa mang tính phổ quát, vừa mang đặc trưng tư duy dân tộc
1.2.2 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí, tiêu đề và sa-pô báo chí
1.2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
a Các nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí
Trên thế giới, nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm Ngoài các nghiên cứu theo hướng lý thuyết, từ đầu những năm
1980 trở lại đây, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí đã tập trung đi vào nghiên cứu một cách chuyên sâu, cụ thể hơn Đặc biệt các tác giả như Fairclough (1995, 2001) [61], [62] , Wodak & Mayer (2001) [107], Peter Teo (2000) [100] đã nghiên cứu về bản chất của ngôn ngữ báo chí trong mối quan hệ với quyền – thế, hệ
tư tưởng và các mối quan hệ xã hội khác, cho phép áp dụng việc phân tích ngôn ngữ văn bản báo chí vào thực tiễn đời sống ngày càng lớn
Gần đây, đã xuất hiện một số công trình có tính chuyên sâu về ngôn ngữ phóng sự trong giới nghiên cứu ngữ học phương Tây Có thể kể đến: White, P.R.R (1998) [105] đề xuất hướng nghiên cứu tin qua nội dung và cấu trúc thể loại (hình thức) White, P.R.R (2006) [106] trong quyển Evaluative Semantics in Journalistic Discourse (Đánh giá ngữ nghĩa trong văn bản báo chí) bàn về ngữ nghĩa lượng giá
và vị thế mang tính chủ quan/ khách quan trong ngôn ngữ báo chí
Đáng chú ý là Martin, J.R.và White, P.R.R (2005) [87]với công trình nghiên cứu về bộ khung thẩm định, một hướng tiếp cận được phát triển hơn một thập kỉ qua ở Australia để vận dụng trong phân tích ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ báo chí nói riêng, chủ yếu là tập trung vào các phạm trù Thái độ, Thang độ, Thỏa hiệp
và Ý nghĩa liên nhân của ngữ học chức năng hệ thống Nghiên cứu báo chí theo khung lý thuyết thẩm định - một hướng tiếp cận để khám phá, miêu tả và giải thích cách thức mà ngôn ngữ được sử dụng trong đánh giá, xác định lập trường, kiến tạo
Trang 24tính cách của văn bản và để quán xuyến các vị thế và các mối quan hệ liên nhân làm một hướng tiếp cận được giới nghiên cứu quan tâm
Ngoài ra, các tác giả Bleyer [46], Charnley [50], Dunlevy [58], Mencher [88], Conley [55], Mohan, T.et al [89], Rajan [94] cũng quan tâm đến mảng ngôn ngữ phóng sự và cho rằng phóng sự không chỉ đơn thuần là một sự ghi chép những
gì đã xảy ra mà còn là một lời giải đáp cho một loạt vấn đề phức tạp liên quan đến đời sống con người Để đạt được mục đích của mình, các tác giả phóng sự phải vận dụng các phương tiện ngôn từ lẫn bố cục phù hợp
Đối với cấu trúc truyện tin theo mô hình hình tháp ngược, nhóm tác giả The Missouri Group (2005) [101], đã có đóng góp đáng kể đối với cộng đồng báo chí thế giới Về tin quốc tế chắc chắn trước tiên phải kể đến hai công trình nghiên cứu của Van Dijk [102], [103] Kế thừa và phát triển các quan điểm và nhận định của Van Dijk, phải kể đến White, P.R.R (1998) [105] với mô hình mẩu tin theo quỹ đạo Trong khu vực Đông Nam Á, Eng, P & Hodson, J (2001) [59]với tập sổ tay nhằm cung cấp cho sinh viên báo chí các kĩ thuật cần thiết đối với việc viết tin ở các nước Đông dương và Thái Lan
Dưới góc độ ứng dụng của cấu trúc bản tin và từ vựng, Van Dijk (1985) [102] đưa ra khung lý thuyết phân tích cấu trúc bản tin mà ông gọi là “tổ chức
thông tin tổng thể” (global news organization) bao gồm các chủ đề (tức cấu trúc ngữ nghĩa) và sơ đồ siêu cấu trúc (tức cấu trúc trật tự thông tin) Tổ chức thông tin tổng thể được thể hiện ở các tiêu đề (titles) hoặc các đoạn dẫn nhập (sa-pô/lead), chúng được sắp xếp thành các chủ đề có liên quan tới việc tổ chức trật tự thông tin của một bài báo Cấu trúc trật tự thông tin bao gồm các phần: tóm tắt (tiêu đề và dẫn nhập),
sự kiện chính, thông tin nền, kết quả, bình luận Phần tóm tắt và sự kiện chính là bắt buộc, các tiểu loại tin khác nhau có cấu trúc trật tự thông tin khác nhau
Bell (1991) [44] cũng đưa ra cấu trúc tương tự Van Dijk (1985) [102], tuy nhiên cách thức tổ chức trật tự thông tin của ông có phần khác Van Dijk, đó là: tóm tắt, sự định hướng, các hoạt động đan xen, sự đánh giá, các giải pháp và đoạn kết
Trang 25b.Các nghiên cứu về tiêu đề, sa-pô báo chí
Nhóm tác giả Bonyadi và Samuel (2013) [47] nghiên cứu so sánh các tiêu đề
xã luận theo hai phương diện là tiền giả định và các phương diện tu từ trong hai tờ
báo The New York Times và Tehran Times nhằm tuyên truyền cho tư tưởng mà hai
tờ báo mong muốn độc giả tiếp thu
Tiêu đề bản tin được Bonyadi và Samuel (2013: 3) [47] phân loại thành hai cấu trúc chính là cấu trúc tiêu đề vị từ (verbal headlines) và cấu trúc tiêu đề phi vị từ (nonverbal headline), trong đó: cấu trúc tiêu đề vị từ là những tiêu đề có một cú chứa vị từ (verbal clause) được Bonyadi và Samuel (2011) [47] phân chia thành ba loại cú chứa vị từ dựa theo sự phân loại cú của Quirk và các cộng sự (1985: 992) [93] cú có vị từ biến ngôi (finite clause), cú có vị từ không biến ngôi (nonfinite clause) và tiểu cú không có vị từ (verbless clause) Động từ trong cú có vị từ biến ngôi thường được chia theo thì của động từ Động từ trong cú có vị từ không biến ngôi thường ở dạng nguyên thể và không chia theo thì và thường ở dạng nguyên thể
có hoặc không "to" trước động từ, hoặc ở dạng "-ed" hoặc dạng "-ing" Tiểu cú không có vị từ được xếp vào nhóm tiêu đề phi vị từ Cấu trúc tiêu đề phi vị từ là những cấu trúc có chứa một danh từ hoặc một cụm danh tính Dạng cấu trúc tiêu đề phi vị từ này thường có các thành phần bổ ngữ cho danh từ chính có chức năng "bổ sung thêm thông tin và đồng thời khu biệt tham chiếu cho danh từ" (Quirk và cộng
sự, 1985: 65) [93] Cấu trúc tiêu đề phi vị từ được phân loại thành bốn dạng: Tiền phụ ngữ (Pre-modified), Hậu phụ ngữ (Post-modified), Tiền và hậu phụ ngữ (Pre- and Post-modified), Phi phụ ngữ (Nonmodified) cho danh từ Cấu trúc tiêu đề bản tin được phân loại dựa trên sự phân loại của Bonyadi và Samuel (2011) [47] bao gồm cấu trúc tiêu đề vị từ, cấu trúc tiêu đề phi vị từ kết hợp với sự phân chia của Quirk và các cộng sự (1985) [93] các cấu trúc chính này thành các tiểu mục khác nhau
Trang 26Một số nghiên cứu khác tiếp cận vai trò của các phương tiện từ vựng trong báo chí Fowler và các tác giả khác (1979) [65] chỉ ra vai trò của phép tăng cường
từ vựng (lexicalization) như một chiến thuật ngữ dụng nhằm đưa tư tưởng vào văn bản tin Teo (2000:20) [100] đã phân tích, "phép tăng cường từ vựng là hiện tượng các từ ngữ được lặp lại một cách thái quá trong một văn bản, tạo nên cảm giác "quá đầy đủ" (Van Dijk, 1988) [103] khi miêu tả các tham thể trong một văn bản tin"
Van Dijk (1988) [103] với hướng tiếp cận mang tính tri nhận đối với cấu
trúc tin đã có một số ảnh hưởng nhất định đối với việc nghiên cứu cấu trúc tin Phân tích của Van Dijk được đặt trong một khung lý thuyết mang tính tri nhận về việc lĩnh hội văn bản Ông chủ yếu quan tâm tới cơ chế tri nhận, theo đó người đọc diễn dịch các thông điệp của văn bản Ngoài ra, sự định hướng của ông là nhằm vào các
ý nghĩa về tư tưởng Điều này được phản ánh trong hướng tiếp cận với tính chức năng về tu từ của văn bản tin Đối với Van Dijk, việc phân tích tu từ tiềm năng của văn bản tin được giới hạn một cách cần thiết đối với những vấn đề thuộc “tính xác thực” (factuality) và với các chiến lược để đảm bảo rằng người đọc sẽ quan tâm đến những thông tin “xác thực” (factual) là thông tin “sự thật” Kết quả là khuôn khổ miêu tả, phương thức lập luận, các mục tiêu và phát kiến của Van Dijk, là những đóng góp quan trọng trong nhiều đề tài nghiên cứu về báo chí
Một số nghiên cứu hướng đến tìm hiểu các kiểu chơi chữ trong tiêu đề báo
chí như một thủ pháp không chỉ tạo ra sự hài hước, vui nhộn mà còn nhằm châm biếm, chỉ trích Không có gì ngạc nhiên khi nhiều tờ báo đang bão hòa với các chiến lược để thu hút sự chú ý của độc giả Trong số các chiến lược đó là việc sử dụng chơi chữ Mặc dù chúng có thể chia sẻ những điểm tương đồng nhất định, chơi chữ
có xu hướng là những hình thức độc đáo và cụ thể cho từng ngôn ngữ Puns (chơi chữ) cũng là hình thức hài hước đặc biệt dựa trên sự mơ hồ ngữ nghĩa, đa nghĩa, đồng âm
Puns (chơi chữ) đã là một chủ đề nghiên cứu của rất nhiều nhà ngôn ngữ
Trang 27chữ từ góc độ chức năng ngôn ngữ đến phân tích các chức năng điển hình của chơi chữ trong quảng cáo in trên báo tiếng Anh Ông thấy rằng các chức năng đặc biệt nhất trong quảng cáo trên báo tiếng Anh là chức năng thẩm mỹ (aesthetic function)
và chức năng phát âm Stelter, J (2011) [97] trong nghiên cứu của mình nghiên cứu các giả thuyết liên quan đến chơi chữ trong Tiếng Anh và tiếng Đức dựa trên kho văn bản song ngữ gồm 2400 câu chuyện cười từ bộ sưu tập được công bố Từ việc kiểm tra những giả thuyết này, tác giả chỉ ra tính năng đặc biệt của chơi chữ trong tiếng Anh và tiếng Đức Trong khi trước đây chơi chữ sử dụng các hiện tượng ngôn ngữ và các thiết bị như đồng âm và sự mơ hồ cú pháp (syntactic ambiguity)
Giorgadze, M (2014) [68] nghiên cứu sâu các đặc điểm ngôn ngữ học của chơi chữ và phân loại của nó Từ nghiên cứu của ông, phân loại mới được thiết lập với ba loại chơi chữ: chơi chữ từ vựng - ngữ nghĩa, chơi chữ cú pháp cấu trúc và cấu trúc-ngữ nghĩa chơi chữ
Monsefi, R., & Mahadi, TST (2016) [90] quan tâm đến chơi chữ trong tiêu
đề báo chí tiếng Anh trực tuyến Các tác giả thấy rằng thủ pháp chơi chữ thường xuyên nhất trong những tiêu đề này là ẩn dụ Áp dụng phép ẩn dụ trong tiêu đề tạo thuận lợi cho tiêu đề và sa-pô báo chí bằng cách củng cố chức năng nhận thức của
khái niệm hóa
1.2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
a Các nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí
Việc nghiên cứu về ngôn ngữ trong báo chí là một vấn đề có tính thời sự và được nhiều người quan tâm Dưới góc độ so sánh, đối chiếu, luận án của Nguyễn Tiến Dũng (2019) [8] và Hồ Thị Thoa (2022) [40] nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị ở Việt Nam và trên thế giới thông qua báo chí tiếng Việt và
tiếng Anh
Về tiêu đề báo chí, có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu và bài viết tiêu biểu có liên quan đến tiêu đề ở góc độ báo chí và ngôn ngữ được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành nghiên cứu như các bài viết của Nguyễn Đức Dân [5], [6] đã xét hàm ý của tiêu đề báo chí ở phương diện ngữ dụng, chú ý về mặt
Trang 28sử dụng những tiêu đề báo chí có dẫn những lời trong bài hát và tục ngữ, thành ngữ
Ngoài ra, đối với ngôn ngữ sử dụng trong các tiêu đề (tít) báo có thể kể đến một vài
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hương (2001) [19], Trần Thanh Nguyện (2003) [27] Dưới góc độ đối chiếu tiêu đề báo chí tiếng Việt với tiếng Anh, tác giả Nguyễn Thị Vân Đông (2003) [9] đã tập trung vào một số đặc điểm của tiêu đề và một số kinh nghiệm viết tiêu đề báo của báo chí phương Tây với các dẫn chứng trong báo tiếng Anh và tiếng Việt Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thị Vân Đông (2005) [10] cho rằng việc sử dụng ngữ cố định để đặt tiêu đề cho các bài báo được các nhà báo khai thác triệt để nhằm thực hiện một cách có hiệu quả những yêu cầu về chức năng và đặc điểm của báo chí
b.Các nghiên cứu về tiêu đề, sa-pô báo chí
Riêng mảng nghiên cứu về tiêu đề (tít) báo dành được khá nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu Trịnh Sâm (2000) [34] đã khái quát một cách khá đầy đủ và toàn diện về lĩnh vực tiêu đề văn bản, trong đó tác giả đã khảo sát khá phong phú các tiêu đề của nhiều thể loại thuộc phong cách báo chí Hoàng Anh (2003) đã tập hợp những bài viết của tác giả đã in trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, gồm các vấn đề liên quan đến các nghiên cứu mang tính lý thuyết như: Tính chất của ngôn ngữ báo chí; sự đan xen khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí; Một
số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí; cách viết tiêu
đề và sa-pô báo chí [1]
Tác giả Vũ Quang Hào (2004) [15] đã có một phần nghiên cứu tương đối đầy
đủ về tít báo: cấu trúc và chức năng của tít báo, một số thủ pháp đặt tít thường gặp, một số tít mắc lỗi Đây là những gợi mở rất quan trọng cho việc nghiên cứu tiêu đề báo chí Cao Xuân Hạo (2006) [16] đã có một phần nói về chức năng của tiêu đề báo như một gợi dẫn có giá trị cho các sinh viên trường báo
Tuy nhiên, dưới góc độ ẩn dụ tri nhận, nghiên cứu về tiêu đề và sa-pô báo chí
hiện không nhiều và chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê hoặc phạm vi hẹp như Vương Thị Kim Thanh (2011) [35] phân loại dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa, cú pháp của mỗi
Trang 29hình thức ẩn dụ trong tiêu đề báo chí thương mại tiếng Việt với đề tài “Ẩn dụ tri nhận trong tiêu đề báo chí thương mại tiếng Việt” Nguyễn Thị Bích Hạnh, Đoàn Hồng Nhung (2018) [13] qua khảo sát 150 tiêu đề báo chí và 150 sa-pô trong các
bài viết được khảo sát từ chuyên mục “Chuyện thời sự” trên báo “Nhân dân điện
tử”, đã đề cập đến ẩn dụ ý niệm cơ sở CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH
TRÌNH
Nguyễn Thị Bích Hạnh (2019) [14] đã nghiên cứu và chỉ ra lược đồ ánh xạ giữa miền nguồn hàng hóa với miền đích con người, cụ thể là xem các cầu thủ như một món hàng hót, có thể chuyển nhượng, mua bán, cho mượn, trao tặng Các huấn luyện viên và ông bầu các đội bóng đóng vai người mua hàng hóa, có thể trả giá, ngã giá, kì kèo mặc cả, dìm giá, nâng giá, hạ giá, và những cuộc đầu tư, đấu giá, mua bán mặt hàng con người này thông qua giá trị các bản hợp đồng chuyển nhượng cụ thể
Tổng quan lại, hiện chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào dưới góc độ ẩn dụ tri nhận về một thành tố đặc biệt của văn bản báo chí là tiêu đề và sa-
pô báo chí Đây chính là khoảng trống nghiên cứu còn bỏ ngỏ và là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sa-pô báo chí trên cứ liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times” Đây là một đề tài nghiên cứu
có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, là cơ sở tham khảo không chỉ giúp ích trong phạm vi giảng dạy và nghiên cứu mà còn có ý nghĩa với mọi người trong việc cập nhật thông tin quốc tế và trong nước một cách nhanh chóng và chuẩn xác
1.3 Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu
1.3.1 Cơ sở lý luận về ẩn dụ ý niệm
Trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX, từ những năm 70, trên phạm vi toàn thế giới và trong tất cả các ngành khoa học xã hội và nhân văn nổi lên một thiên
hướng lý thuyết chung: “khoa học tri nhận” (cognitive sciences) tổng hợp các
ngành khoa học khác nhau có nghiên cứu về tri nhận như: tâm lý học, triết học,
ngôn ngữ học, khoa học thần kinh, khoa học máy tính, nhân học (G.Miller (2003), trí tuệ nhân tạo, đôi khi cả sinh học, xã hội học và giáo dục học
Trang 30Năm 1980, George Lakoff và Mark Johnson công bố nghiên cứu Chúng ta sống bằng ẩn dụ (Metaphor we live by), một tác phẩm được ghi nhận là đã đưa ra một cách tiếp cận mới về nghiên cứu phép ẩn dụ (Knowles và Moon) Lakoff và Johnson (1980) khẳng định: " Ẩn dụ phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ trong ngôn ngữ mà còn trong suy nghĩ và hành động "và" hệ thống khái niệm thông thường của chúng ta, về cách chúng ta suy nghĩ và hành động, về cơ bản đều mang tính ẩn dụ ” [78]
Theo quan niệm của Lakoff và Johnson (1999) [83], trong khoa học tri nhận, chữ “tri nhận” (cognitive) được dùng cho bất kỳ kiểu loại “thao tác tinh thần” nào hay “cấu trúc tinh thần” nào có thể được nghiên cứu bằng những thuật ngữ chính xác Kövecses (2003) [73] định nghĩa ẩn dụ từ quan điểm ngôn ngữ học tri nhận như là “hiểu về một miền khái niệm này thông qua một miền khái niệm khác” Một miền là cụ thể (một sự vật, con người, động vật, đối tượng, phương hướng, v.v.) trong khi miền kia là trừu tượng (suy nghĩ, cảm xúc, khái niệm vân vân) Miền đầu tiên là miền nguồn và miền thứ hai được nói đến là miền đích Hai miền này được liên kết với nhau để ‘ý tưởng và kiến thức từ miền nguồn được ánh xạ vào miền đích thông qua ẩn dụ tri nhận '(Deignan, 2005) [57]
Lý thuyết ẩn dụ ý niệm dựa trên lập luận về việc bác bỏ quan niệm cổ điển rằng “phép ẩn dụ là một phương tiện trang trí, ngoại vi của ngôn ngữ và suy nghĩ” (Deignan, 2005) [57] Tapia (2006) cho rằng ẩn dụ thường là gắn liền với trải nghiệm thể chất và cụ thể hơn là cảm giác cơ thể [48] Deignan (2005) đề cập đến nghiên cứu của Gibbs về “các ẩn dụ ngôn ngữ để nói về cảm xúc của con người đều được thể hiện thông qua phép ẩn dụ tri nhận” [57]
Theo quan niệm của V.Evans (2006) thì tri nhận “liên quan đến mọi phương diện của chức năng tinh thần hữu thức và vô thức; cụ thể, tri nhận kiến tạo các sự kiện tinh thần (các cơ chế và quá trình) và tri thức vốn được bao hàm trong vô số những nhiệm vụ, từ nhiệm vụ tri giác đối tượng ở “cấp độ thấp” đến nhiệm vụ ở
“cấp độ cao” là ra quyết định’ [60]
Trang 31Với ý nghĩa đó, theo đường hướng tri nhận, ẩn dụ là cơ chế nhận thức về sự vật,hiện tượng trong thế giới khách quan,ở đó con người nhìn nhận và xây dựng lập luận cho các khái niệm trừu tượng, phức tạp thông qua logic của những khái niệm cụ thể, đơn giản hơn Ẩn dụ là phương thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ (Trần Văn
dụ là một quỹ tích của những suy nghĩ chứ không phải của ngôn ngữ và nó là một phần đáng kể và thiết yếu của phương cách quy ước tri nhận thế giới (theo Lakoff, 1993) [80]
Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của lý thuyết hiện đại của tri nhận luận về ẩn dụ phải là 1980, khi công trình Metaphor we live by của G Lakoff và M Johnson ra đời Lakoff và Johnson (1980) cho rằng ẩn dụ ý niệm (cognitive/conceptual metaphor) là sự ý niệm hóa một miền tinh thần này qua một miền tinh thần khác, đó là sự ánh xạ (mapping) có hệ thống từ một miền nguồn sang một miền đích nhằm tạo nên một mô hình tri nhận Cũng theo G Lakoff và M Johnson, ẩn dụ ý niệm là một cơ chế nhận thức mà thông qua nó, logic của những khái niệm có tính trừu tượng được thay bằng logic của những khái niệm có tính cụ thể hơn Ẩn dụ gắn liền với đặc trưng văn hóa tinh thần của người bản ngữ [78]
Các nghiên cứu trong nước cũng tiếp nối mạch nghiên cứu này Lý Toàn Thắng (2005) đã đưa ra một cách hiểu về ẩn dụ: “Ẩn dụ ý niệm là một sự chuyển di (transfer) hay một sự đồ hoạ (mapping) cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnh vực hay mô hình tri nhận đích” Cụ thể hơn, ông viết: “Thông thường các phạm trù
ở mô hình nguồn cụ thể hơn, nghĩa là chúng ta thường dựa vào kinh nghiệm của
Trang 32mình về những con người, những sự vật và hiện tượng cụ thể thường nhật để ý niệm hoá các phạm trù trừu tượng” Ông dẫn các ví dụ điển hình như : thời gian là tiền bạc, tình yêu là một cuộc hành trình Trong đó, tiền bạc, cuộc hành trình là nguồn; thời gian, tình yêu là đích [34]
Trần Văn Cơ (2009) cũng viết: “Ẩn dụ tri nhận (hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm)
là một trong những hình thức ý niệm hoá, một quá trình tri nhận có những biểu hiện
là hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới” “Về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt và tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau” [3]
Như vậy, theo quan điểm tri nhận, ẩn dụ ý niệm được nhìn nhận và nghiên
cứu thông qua các lĩnh vực kinh nghiệm và cho rằng ẩn dụ là hiện tượng tri nhận hơn là một hiện tượng ngôn ngữ Những biểu thức ẩn dụ mà chúng ta bắt gặp trong ngôn ngữ chính là cái phản ánh các ẩn dụ tồn tại ở tầng bậc ý niệm Ẩn dụ phản ánh phương thức tư duy sáng tạo của con người qua hệ thống các ý niệm
b.Các đặc tính của ẩn dụ ý niệm
Thứ nhất, nhiều ẩn dụ ý niệm có thể mang tính chất phụ thuộc văn hóa Mặc
dù Lakoff và Johnson [78] giữ quan điểm nghiêng về tính phổ niệm của ẩn dụ ý niệm, nhưng hai tác giả trên cũng thừa nhận rằng nghiên cứu của mình chỉ giới hạn
ở các ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngôn từ trong tiếng Anh và để ngỏ vấn đề so sánh ẩn
dụ niệm trên cơ sở văn hóa Lakoff và Johnson phát hiện người Anh bản ngữ ý niệm hóa thời gian thông qua tiền bạc, và hai ông cho rằng không nhất thiết hiện tượng này xảy ra đối với tất cả các nền văn hóa Deignan , A & Gabrys, D., and Solska, A [56], cho rằng ẩn dụ là một đặc trưng có mặt trong tất cả các ngôn ngữ
tự nhiên và một số ẩn dụ ý niệm có thể mang tính chất phổ quát ở nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ, thế nhưng không thể có hai nền ngôn ngữ –văn hóa có chung một hệ thống ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngôn ngữ hoàn toàn như nhau Nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo sau (Charteris-Black & Ennis [52], Charteris-Black &
Trang 33[91], Schmidt [95], Bratoz [49] đã so sánh ẩn dụ trong tiếng Anh với ẩn dụ trong các ngôn ngữ khác và dẫn đến kết luận rằng các yếu tố văn hóa đã có ảnh hưởng lớn đến việc chọn và sử dụng ẩn dụ của người viết hoặc người nói
Thứ hai, cấu trúc của ẩn dụ ý niệm mang tính chất bán phần Quá trình đồ họa một lĩnh vực nhằm làm sáng tỏ một lĩnh vực khác chỉ xảy ra đối với một số chứ không phải toàn bộ các đặc tính của lĩnh vực nguồn Khi chúng ta nói về ý niệm
“lập luận” như một ý niệm trừu tượng thuộc lĩnh vực đích, chúng ta sử dụng ẩn dụ QUỐC GIA LÀ MỘT NGÔI NHÀ, và như vậy chúng ta có thể suy nghĩ về cấu trúc của quốc gia có thể vững chắc hay yếu ớt, có thể đứng vững hay sụp đổ, thế nhưng hiếm khi chúng ta nói về cửa sổ hay cầu thang của các quốc gia Từ đó có thể nói ẩn
dụ ý niệm QUỐC GIA LÀ MỘT NGÔI NHÀ có những bộ phận được sử dụng và
có những bộ phận không được sử dụng
Đặc tính thứ ba của ẩn dụ ý niệm là tính đồ họa đa chiều Một ý niệm đơn lẻ
có thể có nhiều ẩn dụ ý niệm miêu tả nhiều bình diện của nó
Thứ tư, việc chọn lựa các ý niệm để đồ họa lên các ý niệm khác không xảy
ra một cách ngẫu nhiên mà có thể theo những cách thức cụ thể Đa số các lĩnh vực
ý niệm nguồn đều cụ thể và các lĩnh vực ý niệm đích đều trừu tượng Theo Lakoff [78] thì chúng ta thường ý niệm hóa các đối tượng phi vật chất thông qua các đối tượng vật chất: chúng ta đồ họa từ một lĩnh vực có thể thấy, cảm giác được, hiểu được sang một lĩnh vực chúng ta không thấy hoặc không hiểu được dễ dàng bằng Đây là quan điểm rất quan trọng của lý thuyết ẩn dụ ý niệm
Đặc tính thứ năm là khả năng làm nổi bật hoặc che dấu Theo lý thuyết ẩn
dụ ý niệm, một ý niệm có thể được nhận hiểu bằng cách đồ họa một số bình diện nhất định của các ý niệm khác lên bản thân nó, và rồi nó được dùng trong ngữ cảnh giống như các ý niệm của lĩnh vực nguồn Ẩn dụ TRÍ NÃO LÀ VẬT THỂ
DỄ VỠ nhấn mạnh đến sức mạnh tâm lý của ý niệm “trí não”, còn ẩn dụ TRÍ NÃO
LÀ MỘT BỘ MÁY thì lại làm nổi trội các mức độ hiệu năng của trí não Chức năng che dấu một số bình diện của ý niệm thì được hiểu như sau: Trong ẩn dụ ống
Trang 34dẫn thì nghĩa được xem như vật thể, biểu thức ngôn ngữ được xem như vật chứa, còn hành động giao tiếp được xem như việc chuyển gửi: Lời ông ấy nói chứa rất ít nghĩa” Ẩn dụ ý niệm này che dấu một điều là từ và câu muốn có nghĩa phải phụ thuộc vào ngữ cảnh và phụ thuộc vào người nói nữa Cũng như vậy, ẩn dụ CHIẾN TRANH LÀ MÔN THỂ THAO CẠNH TRANH có thể ý niệm hóa chiến tranh thành một ván cờ, một trận đấu quyền anh nhưng đồng thời nó cũng che dấu hoặc làm mờ nhạt đi các bình diện khác như chết chóc, thương vong, đại bác
Đặc tính thứ sáu là tính hệ thống trong cấu trúc ẩn dụ Cụ thể, trong ẩn CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH, có thể nhận thấy tính hệ thống của cấu trúc ẩn
dụ này được thể hiện qua các đơn vị tương đương về nhận thức và các đơn vị tương đương bản thể được thể hiện qua bảng biểu do chúng tôi đã khảo sát tư liệu
và khái quát lên như sau:
Chỉ huy/tổng tư lệnh trận chiến Các chính trị gia
Những người lính tham chiến Các phe phái chính chị
Kẻ thù trong cuộc chiến Các thế lực đối lập, thù nghịch
trên chính trường
Vũ khí sử dụng trong cuộc chiến Các chính sách địa chính trị
Chiến thuật trong chiến tranh Các chiến lược chính trị
Chiến thắng hay thất bại trong chiến
tranh
Chiến thắng hay thất bại trên chính trường
Đặc tính thứ bảy là tính tầng bậc trong cấu trúc ẩn dụ Các phép đồ họa ẩn
dụ không tồn tại tách biệt với nhau mà đôi lúc chúng được tổ chức theo một cấu trúc tầng bậc Trong cấu trúc này thì các ẩn dụ ý niệm ở cấp độ thấp hơn ( ẩn dụ phái sinh) sẽ thừa hưởng cấu trúc của ẩn dụ có cấp độ cao hơn nó (ẩn dụ cơ sở) Theo Lakoff [79], ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT HÀNH TRÌNH và NGHỀ NGHIỆP LÀ MỘT HÀNH TRÌNH có thể được gộp lại thành một nhóm nhỏ và ở
Trang 35trên chúng là ẩn dụ CUỘC SỐNG CÓ MỤC ĐÍCH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH Đến lượt ẩn dụ này lại là cụ thể hóa của ẩn dụ tầng bậc cao hơn, đó là ẩn dụ cấu trúc sự tình HÀNH ĐỘNG LÀ CHUYỂN ĐỘNG ĐƯỢC ĐỊNH HƯỚNG Cùng cấp với
ẩn dụ này là các đồ họa ý niệm
TRẠNG THÁI LÀ NƠI CHỐN
THAY ĐỔI LÀ CHUYỂN ĐỘNG
NGUYÊN NHÂN LÀ LỰC TÁC ĐỘNG
HÀNH ĐỘNG LÀ CHUYỂN ĐỘNG TỰ ĐẨY
PHƯƠNG TIỆN LÀ ĐƯỜNG ĐẾN ĐÍCH
1.2.1.2 Các khái niệm liên quan đến ẩn dụ ý niệm
a.Ý niệm (concept) và ý niệm hoá (conceptualization)
Ý niệm (concept) là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của ngôn ngữ học tri nhận Ý niệm được hiểu là một đơn vị của ý thức, là những biểu tượng tinh thần phản ánh cách thức con người tri giác về thế giới xung quanh mình và tương tác với thế giới đó Ý niệm bao gồm cả những sự liên tưởng và những ấn tượng là một trong những kinh nghiệm của người sử dụng ngôn ngữ Ý niệm bao quát các bình diện chức năng dụng học, tương tác và xã hội - văn hóa của ngôn ngữ trong sử dụng Ý niệm không chỉ là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người, mà còn là sản phẩm của quá trình tri nhận Ý niệm vừa mang tính nhân loại, vừa mang tính dân tộc vì nó gắn chặt với ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc Nói cách khác, ý niệm không chỉ là quá trình tư duy, quá trình phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người, mà còn là sản phẩm của hoạt động tri nhận, chứa đựng tri thức và sự hiểu biết của con người về thế giới trên cơ sở đúc kết và truyền bá kinh nghiệm từ đời này qua đời khác, với đặc tính nhân loại phổ quát và đặc thù dân tộc
Trang 36Như vậy, ý niệm chính là kết quả, là sản phẩm của hoạt động tri nhận của con người về thế giới xung quanh cũng như chính bản thân mình qua tương tác với thế giới Cũng có thể hiểu ý niệm được hình thành trong ý thức của con người và được khởi phát từ những kinh nghiệm mà con người thu được thông qua quá trình tri giác thế giới bằng các cơ quan cảm giác Ý niệm có thể được biểu hiện bằng ngôn từ cũng có thể không, khi biểu hiện ra ngôn từ, chúng có thể xuất hiện dưới hình thức là từ hoặc câu
Ý niệm hóa (conceptualization) cũng là một trong những luận thuyết cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận Nếu ý niệm là sản phẩm của hoạt động tri nhận của con người thì ý niệm hóa có thể được hiểu chính là hoạt động tri nhận để hình thành nên những ý niệm Ý niệm hóa vì thế bao gồm trong nó nhiều quá trình tinh thần khác nhau Theo Talmy (2000) [85] có 4 loại quá trình tinh thần trong ý niệm hóa: sơ đồ hóa cấu trúc (structural schematization); phối cảnh (deployment of perspective); phân bổ chú ý (distribution of attention); động lực (force dynamics) [77] Còn Langacker (1987) [84] cho rằng có 3 loại quá trình ý niệm hóa, có thể được chia như sau:
1) lựa chọn (selection);
2) phối cảnh (gồm hình (figure)/nền (ground), điểm nhìn (viewpoint), chỉ xuất (deixis), chủ quan (subjectivity)/ khách quan (objectivity))
3) trừu tượng (abstraction)
Johnson M (1987) [72], Lakoff và Turner (1989) [79] còn nhắc đến các lược đồ hình ảnh; ẩn dụ và hoán dụ ý niệm như là những quá trình tinh thần cơ bản nhất đối với sự ý niệm hóa trong ngôn ngữ Những quá trình tinh thần này có thể hoạt động theo những cách thức khác nhau và những cách thức hoạt động khác nhau ấy kiến tạo nên những sự ý niệm hóa khác nhau đối với mỗi sự tình Rộng hơn, theo quan niệm “cách nhìn thế giới” của V Humboldt được Trần Văn Cơ (2011) [4] nhắc đến liên quan đến văn hoá, ngôn ngữ là linh hồn dân tộc; trong mỗi
Trang 37ngôn ngữ tự nhiên đều ẩn chứa một cách nhìn thế giới đặc thù, tức là một cách tri giác (perceive), một cách nhận thức (conceive) về thế giới của cộng đồng văn hoá- bản ngữ đó, vừa có cái ‘chung’ vừa có cái ‘riêng’ so với các cộng đồng văn hoá- bản ngữ khác Cách nhìn thế giới ấy ở mỗi ngôn ngữ, một mặt, là "ngây thơ" vì nó
có nhiều điểm khác với cách nhìn khoa học; nhưng nó cũng không phải là "sơ khai" (primitive), vì nhiều khi nó có thể còn phức tạp hơn và thú vị hơn cả cách nhìn khoa học: thí dụ, những nghiên cứu mới đây về thế giới nội tâm của con người (như cảm xúc, tình cảm) trên dẫn liệu ngôn ngữ cho thấy những cách thức con người hình dung về nó là kết quả kinh nghiệm hàng ngàn năm của biết bao thế hệ đúc kết nên
và có tác dụng dẫn đường rất to lớn cho con người trong cái thế giới tinh thần bên trong đầy bí ẩn đó
Như vậy, ý niệm hóa chính là những quá trình tinh thần để kiến tạo (construction) ý nghĩa, hình thành nên ý niệm Sự ý niệm hóa về cùng một sự vật có thể là không giống nhau giữa các cá nhân, càng không hoàn toàn giống nhau giữa các cộng đồng văn hóa dân tộc Tuy nhiên, các quá trình tinh thần ấy đều phải bắt đầu từ việc tổng hợp những kết quả thu nhận được bởi tri giác cảm tính thông qua năm giác quan của con người Từ sự ý niệm hóa của con người, những hình ảnh của thế giới được hình thành
b.Miền (domain), miền nguồn (source domain), miền đích (target domain)
Langacker (1987) định nghĩa: “Miền là những thực thể tri nhận như trải nghiệm tinh thần, không gian trình hiện, ý niệm, hoặc phức hợp ý niệm” Như vậy, miền là tập hợp các ý niệm có liên quan đến một nội dung tinh thần như các thực thể tri nhận, thuộc tính, quan hệ Các thực thể tri nhận thường được thể hiện bằng danh từ, chúng tạo thành những nhóm riêng lẻ, mỗi nhóm gồm một số thành viên với các thuộc tính tương đồng Các thuộc tính và quan hệ tạo thành hệ thống các phương diện của miền ý niệm, được thể hiện trong ngôn ngữ bằng tính từ hoặc động từ [84]
Miền nguồn và miền đích là thuật ngữ quy chiếu tới các miền ý niệm trong cấu trúc ẩn dụ ý niệm Kövecses (2003) định nghĩa “miền nguồn là miền ý niệm mà từ đó
Trang 38người ta rút ra các biểu thức ẩn dụ để từ đó có thể hiểu một miền ý niệm khác; miền đích là miền ý niệm được hiểu thông qua cách sử dụng của miền nguồn” [73]
So sánh giữa hai miền ý niệm, miền nguồn thường cụ thể, có thể phác họa rõ ràng, dễ nhận biết hoặc đã được ý niệm hóa trong tâm trí con người trong khi miền đích thường trừu tượng, khó xác định hoặc còn mới mẻ đối với nhận thức và kinh nghiệm Bởi thế việc phóng chiếu qua miền nguồn giúp xây dựng các lược đồ hình ảnh đối ứng
để làm công cụ tri nhận giúp việc nhận thức về miền đích trở nên khả thi và dễ dàng hơn Theo cách đó, ẩn dụ ý niệm giúp những khái niệm vô hình, khó hiểu trở nên có thể hiểu được
Các khái niệm này là căn cứ để luận án tìm hiểu về miền ý niệm và các miền nguồn, miền đích có liên quan tới miền ý niệm này theo quan hệ ẩn dụ
c.Ánh xạ (mapping)
Theo quan điểm tri nhận, thuật ngữ mapping (ánh xạ) là một trong những
thuật ngữ chìa khóa của ngôn ngữ học tri nhận Theo Kövecses (2003), trong cấu trúc ẩn dụ ý niệm, ánh xạ là “một hệ thống cố định các tương ứng giữa các yếu tố hợp thành miền nguồn và miền đích” [73]
Kövecses [73] đã liệt kê 13 miền nguồn phổ biến nhất trong ẩn dụ ý niệm, bao gồm
CƠ THỂ CON NGƯỜI, SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT, MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ, TRÒ CHƠI VÀ THỂ THAO, NẤU NƯỚNG VÀ MÓN ĂN, CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG… và 13 miền đích có xu hướng sử dụng ẩn dụ ý niệm để quy chiếu, bao gồm TÌNH CẢM, MONG MUỐN, ĐẠO ĐỨC, XÃ HỘI, CHÍNH TRỊ, KINH
TẾ… Tuy nhiên, khi khảo sát và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để lựa chọn miền nguồn
phổ biến, chúng tôi nhận thấy 2 miền nguồn Chính trị và Quốc gia là tiêu biểu và xuất hiện chủ yếu trong tiêu đề và sa-pô báo chí Anh- Việt Mặc dù 2 miền nguồn này có thể
đã xuất hiện ở một số nghiên cứu khác trước đó (như trong luận án của Nguyễn Tiến Dũng, 2019 [8] và Hồ Thị Thoa, 2021 [40]) nhưng nghiên cứu ở phần tiêu đề và sa-pô vốn là phần rất quan trọng của bài báo thì chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề
Trang 39nay, độc giả cần lượng thông tin nhiều và để tiết kiệm thời gian, nắm được bao quát sự kiện thì tiêu đề và sa-pô càng đóng vai trò thiết yếu
Căn cứ vào cách dùng của G.Lakoff và Johnson trong “Metaphors we live by” thì mapping được hiểu theo nghĩa toán học, tức là ánh xạ dựa trên những điểm tương ứng Nếu trong miền nguồn có điểm A thì sẽ có ánh xạ A’ trong miền đích, nếu trong miền nguồn có điểm B thì sẽ có ánh xạ B’ trong miền đích [78]
Ví dụ: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT (do chúng tôi đã khảo sát tư liệu
và khái quát lên như sau)
Thuộc tính của miền nguồn
(nhiệt)
Thuộc tính miền đích (chính trị)
Các dạng nhiệt lượng vật lý (nóng, lạnh) Các trạng thái chính trị
Các thang đo nhiệt lượng Thang đo mức độ bình ổn hay bất ổn
của hệ thống/sự kiện chính trị
Các hình thức biểu hiện của nhiệt và nguy
cơ
Các biểu hiện của trạng thái chính trị
và nguy cơ đối với hệ thống
Tác động của nhiệt đến môi trường xung
quanh
Tác động của các sự kiện chính trị đến đời sống xã hội
Như vậy, các sơ đồ ánh xạ không mang tính chất quy ước mà bắt nguồn từ sự vận động của thân thể con người trong không gian, từ các trải nghiệm và sự hiểu biết trong đời sống hàng ngày Lý thuyết ánh xạ là cơ sở căn bản để triển khai nội dung của Chương 2
d.Thuyết nghiệm thân (embodiment) và lược đồ hình ảnh (image schema)
Trong ngôn ngữ học tri nhận, “nghiệm thân” là một luận điểm quan trọng Lakoff (1987) [77] cho rằng: “những cấu trúc dùng để kết nối hệ thống ý niệm của chúng ta đều nảy sinh từ những kinh nghiệm nghiệm thân và được hiểu theo những trải nghiệm đó; thêm nữa, hạt nhân hệ thống ý niệm của chúng ta trực tiếp bắt rễ từ
Trang 40tri giác, từ sự chuyển động của thân xác, cùng sự trải nghiệm về những đặc trưng vật lý và xã hội” (Lakoff, 1987 [87]) Những ẩn dụ ý niệm thường có nền tảng kinh nghiệm về sự hành chức của cơ thể, liên quan đến phản xạ hành vi, phản xạ biểu lộ, phản xạ thần kinh, phản xạ tâm lý, sinh lý học của cơ thể Ví dụ: Giận là nhiệt, vui
là lên, buồn là xuống, hạnh phúc là trạng thái lâng lâng
“Nghiệm thân” (embodiment) hay “tâm trí nghiệm thân” (embodied mind)
là một trong những đặc tính quan trọng nhất của sự tri nhận của con người Dựa trên nền tảng về ngôn ngữ học tri nhận, Lakoff (1993) [80] phát triển tư tưởng về sự liên
hệ giữa quá trình tạo lập hệ thống ý niệm của con người, cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên và vai trò của ẩn dụ để xây dựng học thuyết về “trí tuệ nghiệm thân” (embodied mind) “Nghiệm thân” hay “tâm trí nghiệm thân” nhấn mạnh vào một số phương diện sau: Mọi phương diện tri nhận đều được tạo hình bởi các bình diện của
“thân xác” (body) bao gồm: hệ thống động, hệ thống tri giác, cũng là sự tương tác của thân xác với môi trường xung quanh Tri nhận phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm tri giác của con người Những khả năng này ở mỗi cá nhân được “nghiệm thân” bởi các cơ sở sinh học, tâm lý và văn học Sự hoạt động của tâm trí con người
có cội rễ trong các cơ chế về cảm giác và vận động của con người Hai quan niệm phổ biến nhất về “nghiệm thân” là: (i) Nghiệm thân như là trải nghiệm chung, (ii) Nghiệm thân như là cơ tầng mang tính thân xác Như vậy, nghiệm thân là quan niệm có cơ sở triết học sâu xa liên quan đến mối quan hệ mật thiết giữa tâm trí và thân xác [72]
Một khía cạnh quan trọng trong cơ chế nghiệm thân là lược đồ hình ảnh (image schema) M.Johnson [72] và G.Lakoff [77], [82], [83] cho rằng kinh nghiệm nghiệm thân được bộc lộ ở cấp độ tri nhận chính là thông qua các lược đồ hình ảnh ở mức
“tiền ý niệm” như: lược đồ bầu chứa (container), tiếp xúc (contact) và cân bằng (balance) Những lược đồ hình ảnh này không phải là trừu tượng, phi nghiệm thân,
mà chúng phái sinh và liên quan đến kinh nghiệm cảm giác- tri giác của con người