1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).

179 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối Chiếu Ẩn Dụ Cấu Trúc Trong Tiêu Đề Và Sa-Pô Báo Chí Tiếng Việt Và Tiếng Anh
Tác giả Đoàn Hồng Nhung
Người hướng dẫn PGS. TS. Tạ Văn Thông, TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh
Trường học Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 179
Dung lượng 241,57 KB

Nội dung

Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sapô báo chí tiếng Việt và tiếng Anh (trên tư liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times).VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐOÀN HỒNG NHUNG ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG TIÊU ĐỀ VÀ SA PÔ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH TRÊN CỨ LIỆU BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ VÀ THE.

Trang 1

Hà Nội, năm 2023

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN HỒNG NHUNG

ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG TIÊU ĐỀ VÀ SA-PÔ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH TRÊN CỨ LIỆU BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN

TỬ VÀ THE NEW YORK TIMES

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Trang 2

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN HỒNG NHUNG

ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG TIÊU ĐỀ VÀ SA-PÔ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH TRÊN CỨ LIỆU BÁO NHÂN

DÂN ĐIỆN TỬ VÀ THE NEW YORK TIMES

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu

Mã số: 9222024

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS Tạ Văn Thông

TS Nguyễn Thị Bích Hạnh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệuthống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện Đề tài nghiên cứu và các kết luậnkhoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận án

Đoàn Hồng Nhung

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Đóng góp mới của luận án 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7

7 Bố cục luận án 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN……… 9

1.1 Dẫn nhập 9

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9

1.2.1 Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm 9

1.2.2 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí, tiêu đề và sa-pô báo chí…… 14

1.3 Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu 20

1.3.1 Cơ sở lý luận về ẩn dụ ý niệm 20

1.3.2 Cơ sở lý luận về báo chí, tiêu đề và sa-pô báo chí 36

1.3.3 Cơ sở lý luận về Ngôn ngữ học đối chiếu 40

1.4 Tiểu kết 44

CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TIÊU ĐỀ VÀ SA-PÔ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT-TIẾNG ANH 45

2.1 Dẫn nhập 45

2.2 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH” trong tiêu đề và sa- pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 47

2.2.1 Trong tiêu đề 49

2.2.2 Trong sa-pô 54

2.2.3 Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “chiến tranh” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 57

Trang 5

2.3 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH” trong tiêu đề vàsa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 592.3.1 Trong tiêu đề 612.3.2 Trong sa-pô 672.3.3 Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “hành trình” trong tiêu

đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 742.4 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT” trong tiêu đề vàsa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 752.4.1 Trong tiêu đề 772.4.2 Trong sa-pô 832.4.3 Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “hiện tượng thời tiết”trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 892.5 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếngViệt – tiếng Anh 902.5.1 Trong tiêu đề 922.5.2 Trong sa-pô 962.5.3 Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “nhiệt” trong tiêu đề

và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 1012.6 Ẩn dụ cấu trúc “ CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI” trong tiêu đề và sa-pô báo chítiếng Việt – tiếng Anh 1022.6.1 Trong tiêu đề 1042.6.2 Trong sa-pô 1082.6.3 Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “trò chơi” trong tiêu

đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 112

2.7. Tiểu kết 113

CHƯƠNG 3: ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH QUỐC GIA TRONG TIÊU

ĐỀ VÀ SA-PÔ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT- TIẾNG ANH 117

3.1. Dẫn nhập 1173.2 Ẩn dụ cấu trúc QUỐC GIA LÀ CON NGƯỜI trên tiêu đề và sa-pô báo chí tiếngViệt – tiếng Anh 118

Trang 6

3.2.1 Trong tiêu đề 119

3.2.2 Trong sa-pô 130

3.2.3 Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “con người” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 136

3.3 Ẩn dụ cấu trúc “QUỐC GIA LÀ NGÔI NHÀ” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 138

3.3.1 Trong tiêu đề 139

3.3.2 Trong sa-pô 144

3.3.3 Đối chiếu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc có miền nguồn “ngôi nhà” trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt – tiếng Anh 150

3.4. Tiểu kết 151

KẾT LUẬN 153

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 159

TÀI LIỆU THAM KHẢO 160

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng hợp số lượng bài viết có chứa AD, số lượng biểu thức và lượt dụ dẫn AD có miền đích “chính trị” trong tiêu đề báo chí tiếng Việt, tiếng Anh 46Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng bài viết có chứa ẩn dụ, số lượng biểu thức và lượt dụ dẫn ẩn dụ có miền đích “chính trị” trong sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh 46Bảng 2.3: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH 49Bảng 2.4a: Tần suất xuất hiện các BTAD thuộc miền nguồn “chiến tranh” chia theo

tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 49

Bảng 2.5a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “chiến tranh”

chia theo tiểu loại sa-pô trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 54

Bảng 2.6: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH 60Bảng 2.7a: Tần suất xuất hiện các BTAD thuộc miền nguồn “hành trình” chia theo

tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 62

Bảng 2.8a: Tần suất xuất hiện các BTAD thuộc miền nguồn “hành trình” chia theo

tiểu loại sa-pô trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 67

Bảng 2.9: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT 76Bảng 2.10a: Tần suất xuất hiện các BTAD thuộc miền nguồn “hiện tượng thời tiết”

chia theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 78

Bảng 2.11a: Tần suất xuất hiện các BTAD thuộc miền nguồn “hiện tượng thời tiết”

chia theo tiểu loại sa-pô trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 83

Bảng 2.12: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT 91Bảng 2.13a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “nhiệt” chia

theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 92

Bảng 2.14a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “nhiệt” chia

theo tiểu loại sa-pô trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 96

Bảng 2.15: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI 103Bảng 2.16a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “trò chơi”

chia theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 105

Trang 9

Bảng 2.17a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “trò chơi”

chia theo tiểu loại sa-pô trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 109

Bảng 3.1 Tổng hợp số lượng bài viết có chứa ẩn dụ, số lượng biểu thức và lượt dụ dẫn ẩn dụ có miền đích “quốc gia” trong tiêu đề báo chí tiếng Việt, tiếng Anh 117Bảng 3.2 Tổng hợp số lượng bài viết có chứa ẩn dụ, số lượng biểu thức và lượt dụ dẫn ẩn dụ có miền đích “quốc gia” trong sa-pô báo chí tiếng Việt, tiếng Anh 118Bảng 3.3: Lược đồ ánh xạ của mô hình ý niệm QUỐC GIA LÀ CON NGƯỜI 119Bảng 3.4a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “con người”

chia theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 120

Bảng 3.5a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “con người”

chia theo tiểu loại sa-pô trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 130

Bảng 3.6: Lược đồ ánh xạ của mô hình ý niệm QUỐC GIA LÀ NGÔI NHÀ 139Bảng 3.7a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “ngôi nhà”

chia theo tiểu loại tiêu đề trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 140

Bảng 3.8a: Tần suất xuất hiện các biểu thức ẩn dụ thuộc miền nguồn “ngôi nhà”

chia theo tiểu loại sa-pô trong báo Nhân dân điện tử và The New York Times 144

Trang 10

“Metaphors we live by” (Chúng ta sống bằng ẩn dụ) vào năm 1980 [78] Các tác giảnày cho rằng ẩn dụ là một hiện tượng khái niệm hơn là một hiện tượng ngôn ngữ.Nghiên cứu về ẩn dụ khái niệm được Kövecses phát triển thêm Kövecses (2003) đãgiải thích rất chi tiết về phép ẩn dụ trong cuốn sách “Metaphor: A practicalIntroduction, 2003” (Ẩn dụ: Giới thiệu thực tế), giúp người đọc hiểu rõ về phép ẩn

dụ khái niệm, nghiên cứu về ẩn dụ đã trở thành một trong những lĩnh vực trung tâmcủa nghiên cứu ngôn ngữ [73]

1.2 Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, việc độc giả truy cập các

trang báo mạng chính thống của quốc tế và trong nước (trong đó có báo Nhân dân điện tử và The New York Times) để nắm bắt thông tin ngày càng trở nên phổ biến vì

tính chất nhanh, lượng thông tin nhiều và đa dạng Nghiên cứu diễn ngôn báo chínói chung, nghiên cứu tiêu đề và sa-pô với tư cách là một thành tố đặc biệt trong tácphẩm báo chí nói riêng hiện là đối tượng nghiên cứu được chú ý trong Việt ngữ họcgần đây Trong một xã hội bùng nổ thông tin với sự phát triển mạnh mẽ của báo chíđiện tử và các trang mạng xã hội ngày nay, sự đa chiều, đa diện của thông tin khiếnngười đọc phải cân đối quỹ thời gian để có kỹ năng nắm bắt, tiếp cận thông tin mộtcách nhanh chóng và đầy đủ nhất Với những độc giả ít thời gian, một lựa chọnthông minh là đọc nội dung tiêu đề (phần nêu chủ đề bài báo) và sa-pô (phần tóm tắtnội dung chính của bài báo - đứng ngay dưới tiêu đề) của bài viết để nắm bắt cácthông tin chủ đề và tinh thần của bài báo, từ đó chọn lọc các thông tin quan trọng,phù hợp với nhu cầu nắm bắt tin tức của bản thân để quyết định đọc toàn bộ bài viết

Trang 11

hay không Xuất phát từ vai trò quan trọng của tiêu đề và sa-pô báo chí, các nhàbáo, biên tập viên thường chú trọng tới việc sử dụng các biện pháp tu từ ngữ nghĩacũng như ẩn dụ ý niệm trong hai thành tố quan trọng này nhằm thu hút và kích thích

sự khám phá, tìm hiểu của độc giả cho bài viết, qua đó đạt được mục tiêu truyềntin, quảng bá thông tin Theo Michael Schudson (2003), báo chí được xếp hạng

“quyền lực thứ tư trong xã hội, sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” Thông

qua sức mạnh của ngôn từ và tính năng tác động mạnh mẽ, tức thời của tin tức,ngôn ngữ báo chí mang ưu thế vượt trội của “quyền lực mềm”, góp phần tạo lập,định hướng và lan toả dư luận xã hội, đặc biệt là báo mạng điện tử Với tính chấtcập nhật thông tin nhanh chóng, thường xuyên, đa chiều, người đọc có thể cập nhật

và chia sẻ thông tin cũng như tham gia cung cấp thông tin, góp phần phản biện xãhội, làm cho môi trường thông tin trở nên đa chiều Vì vậy, nghiên cứu diễn ngônbáo chí hiện là một địa hạt được các nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm

1.3 Các nghiên cứu trước đây về phép ẩn dụ trong tin tức báo chí đã đi vàocác địa hạt rất cụ thể như: diễn thuyết về người nhập cư (Santa Ana, 1999), xâydựng hệ tư tưởng (Kitis & Milapides, 1997), trong văn bản kinh doanh (Koller,2004) hoặc báo cáo thể thao (Charteris-Black, 2005) [51], hay ẩn dụ ý niệm trongcác diễn ngôn chính trị trong luận án của Nguyễn Tiến Dũng , 2019 [8] và Hồ ThịThoa, 2022 [40]) Tuy nhiên, nghiên cứu tiêu đề báo chí cũng như phần sa-pô trongcác tác phẩm báo chí dưới góc độ ngôn ngữ học, đặc biệt là tiếp cận từ góc độ ngônngữ học tri nhận vẫn còn là địa hạt mới mẻ, ít được quan tâm nghiên cứu Từ lýthuyết của ngôn ngữ học tri nhận, luận án nghiên cứu ẩn dụ cấu trúc trong các tiêu

đề và sa-pô báo Nhân dân điện tử và The New York Times Căn cứ vào những tương

liên trong kinh nghiệm và những miền tri thức được chiếu xạ từ miền nguồn sangmiền đích, luận án làm rõ cơ chế sao phỏng giữa hai miền không gian trong tư duyngôn ngữ của các tác giả Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này không chỉ giúp íchtrong phạm vi giảng dạy và nghiên cứu mà còn có ý nghĩa với độc giả trong việccập nhật thông tin quốc tế và trong nước một cách nhanh chóng và chuẩn xác

Trang 12

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2 1 Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sa-pô báo

chí tiếng Việt và tiếng Anh (khảo sát tại chuyên mục Bình luận quốc tế - Nhân dân điện tử và Opinion - The New York Times) Mục đích của luận án hướng đến là

thông qua việc làm rõ các mô hình ánh xạ của các ẩn dụ cấu trúc xuất hiện trong tưliệu nghiên cứu, luận án chỉ ra cơ chế ánh xạ, cơ chế chuyển di các thuộc tính từmiền nguồn lên miền đích Từ đó, làm rõ tính bộ phận và đơn tuyến trong chiếu xạ

ẩn dụ Dựa trên sự xuất hiện phổ biến của một số miền nguồn tiêu biểu và sự ánh xạlên một số miền đích phổ dụng trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt - tiếng Anh,luận án chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong tư duy ẩn dụ,

sự ưa dùng/không ưa dùng ẩn dụ trong một thành tố đặc biệt của văn bản báo chí(tiêu đề, sa-pô) Qua đó, luận án hướng đến làm rõ vai trò của ẩn dụ trong một đơn

vị đặc biệt của văn bản báo chí, thực hiện chức năng dụng học: gợi mở, kích thích

sự khám phá, nhấn mạnh của tiêu đề và sa-pô báo chí

Các câu hỏi nghiên cứu được nêu ra là:

(i) Những mô hình ẩn dụ cấu trúc nào được sử dụng trong các tiêu đề và

sa-pô trong các bài báo đăng trong mục Bình luận quốc tế trên The New York Times và báo Nhân dân điện tử? Tần suất sử dụng như thế nào?

(ii) Vai trò của các ẩn dụ cấu trúc này đối với hiệu quả diễn đạt?

(iii) Những điểm tương đồng và dị biệt trong tiếng Anh và tiếng Việt trong

tiêu đề và sa-pô?

(iv) Những điểm này được giải thích như thế nào?

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận án là làm sáng tỏ cách sử dụng ẩn dụ cấu trúc trong tiêu

đề và sa-pô trên tư liệu báo chí tiếng Anh và tiếng Việt, luận án đặt ra các nhiệm vụnghiên cứu sau:

Trang 13

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài;

2 Hệ thống hoá các quan điểm lý luận về ẩn dụ ý niệm và các khái niệm có liênquan làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài;

3 Xác lập các biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô được

sử dụng trong mục “Bình luận quốc tế” (Nhân dân điện tử) và mục Opinion (The New York Times); làm rõ tính tầng bậc của ẩn dụ; làm rõ các cơ chế ánh xạ giữa

miền nguồn và đích trong các mô hình ẩn dụ, các quan hệ gán ghép giữa các thuộctính đặc trưng của hai miền này; chỉ ra các dụ dẫn ẩn dụ được ưa dùng trong mỗingôn ngữ, sự khác biệt (nếu có) giữa các ẩn dụ phái sinh

4 Miêu tả, phân tích, đối chiếu các mô hình ẩn dụ ý niệm trong 2 khối ngữ liệu.Thông qua thống kê và khảo sát việc sử dụng ẩn dụ trong từng tiểu loại tiêu đề vàtiểu loại sa-pô, luận án hướng đến mục tiêu làm rõ những điểm tương đồng và khácbiệt giữa hai ngôn ngữ thông qua việc sử dụng ẩn dụ ý niệm nói chung, thông quaviệc sử dụng ẩn dụ trong từng thành tố của văn bản báo chí nói riêng nhằm hướngđến mục đích dụng học cụ thể

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là ẩn dụ cấu trúc trong các tiêu đề và sa-pô

tiếng Việt và tiếng Anh trên cứ liệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times,

tuy nhiên, vì phạm vi nghiên cứu rộng nên luận án chỉ giới hạn phạm vi khảo sát

các bài viết xuất hiện trong mục “Bình luận quốc tế” của báo Nhân dân điện tử (phiên bản tiếng Việt) và mục Opinion của The New York Times.

Các bài viết dùng làm ngữ liệu nghiên cứu được lấy trong khoảng thời gian

05 năm, từ 2014 đến 2019 bao gồm 800 bài báo tiếng Việt trên báo Nhân dân điện

tử và 800 bài báo tiếng Anh của The New York Times có xuất hiện ẩn dụ trong phần

tiêu đề và sa-pô Phương pháp thu thập ngữ liệu được lấy ngẫu nhiên, mỗi thángchúng tôi lấy 13 bài bất kỳ trong chuyên mục đã chọn Từ tư liệu thu thập, luận ánlựa chọn các bài viết có xuất hiện ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô để làm ngữ liệu khảosát Trong số 800 bài viết được lựa chọn trong mỗi ngôn ngữ, không phải bài viếtnào cũng chứa sa-pô nên số lượng sa-pô được khảo sát có thể không đạt đến con số

Trang 14

800 như số lượng tiêu đề Ẩn dụ ý niệm có 3 loại, song dựa trên ngữ liệu khảo sátthu thập được, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các mô hình ẩn dụ cấu trúc trongcác tiêu đề và sa-pô, bởi sự xuất hiện phổ biến và tần suất lớn của thể loại ẩn dụnày, vì vậy nó sẽ mang tính đại diện cao nhất cho kiểu tư duy ý niệm về các vấn đềliên quan đến chính trị và thể chế của hai cộng đồng ngôn ngữ Qua đó chứng minhmối liên hệ mật thiết giữa bộ ba Ngôn ngữ - Văn hóa –Tư duy.

Do dung lượng luận án có hạn, các bảng dụ dẫn ẩn dụ được quy ước như sau:

Đi liền với các bảng thống kê tần suất xuất hiện của các biểu thức ẩn dụ thuộc mỗimột miền nguồn hiển thị trong chính văn của luận án (được quy ước là bảng có đuôi

là ‘a’ sau số thứ tự (ví dụ: Bảng 2.4a) thì các bảng thống kê số lượt dụ dẫn ẩn dụchia theo tiểu loại tiêu đề và tiểu loại sa-pô trong mỗi một miền nguồn được đưa vềphần Phụ lục (được quy ước đánh số ‘b’, ‘c’ sau số thứ tự, ví dụ: Bảng 2.4b, Bảng2.4c)

4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sa-pô báo Nhân dân điện tử và The New York Times, luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp miêu tả: được sử dụng để phân tích, miêu tả cấu trúc ánh xạ và

mô hình chuyển di các thuộc tính giữa hai miền không gian trong các ẩn dụ ý niệmtrong khối liệu nghiên cứu

Phương pháp phân tích diễn ngôn: các tiêu đề và sa-pô báo chí trong ngữ

liệu khảo sát được xem là một loại diễn ngôn Với các biểu thức ẩn dụ được xácđịnh, chúng tôi tiến hành phân tích cơ chế sao phỏng và chuyển di các thuộc tínhgiữa hai miền không gian nguồn – đích, từ đó làm rõ tập hợp các tri thức đã đượckích hoạt và chiếu xạ giữa hai miền, làm rõ tính dụng học trong việc sử dụng ẩn dụcủa các tác giả

Thủ pháp thống kê, phân loại: cho phép tập hợp, phân loại và thống kê các

loại ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô báo chí được dùng làm tư liệu khảo sát; đưachúng về các nhóm theo tập hợp miền nguồn để phân tích và giải mã

Trang 15

Luận án áp dụng các thao tác của phương pháp nghiên cứu định tính Tuynhiên, trong những trường hợp cụ thể, các thao tác của phương pháp nghiên cứuđịnh lượng cũng được sử dụng để làm nổi rõ tính chất về số lượng, tần số xuất hiệncủa các vấn đề hữu quan.

5 Đóng góp mới của luận án

Luận án đã đưa ra các kết luận về ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô báo chítrong hai ngôn ngữ, cụ thể bao gồm các loại và tiểu loại ẩn dụ đã được sử dụng, môhình ánh xạ, tần suất xuất hiện của ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô và sự so sánh giữahai ngôn ngữ Với những kết luận như vậy, luận án có những đóng góp sau về lýluận và thực tiễn:

5.1 Đóng góp về lý luận

Bằng việc hệ thống một cách có chọn lọc các khái niệm cốt yếu về ngôn ngữ họctri nhận và ẩn dụ ý niệm, kế thừa các cơ sở lý luận đi trước, thông qua việc nghiêncứu sâu các ẩn dụ được tìm thấy trong ngữ liệu và đi tìm lời giải đáp cho nhữngtương đồng và khác biệt về ẩn dụ cấu trúc giữa hai cộng đồng ngôn ngữ, luận ángóp phần bổ sung và làm sáng rõ các đặc trưng tư duy ngôn ngữ của người Việt vàngười Anh trong việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sa-pô báo chí Bêncạnh đó, luận án cũng góp phần bổ sung lý luận về vai trò của ẩn dụ trong tiêu đề vàsa-pô với tư cách là một thành tố đặc biệt trong tác phẩm báo chí

5.2 Đóng góp về thực tiễn

Luận án đã xây dựng các sơ đồ tầng bậc của ẩn dụ cấu trúc; so sánh đối chiếu vềtần suất, ánh xạ và đặc trưng tư duy ngôn ngữ trong các mô hình ẩn dụ; luận giải sựtương đồng cũng như khác biệt trong hệ thống ẩn dụ giữa hai ngôn ngữ dựa trên cácđặc trưng ngôn ngữ và tư duy dân tộc Điều này giúp những người học tập, giảngdạy và nghiên cứu ngôn ngữ có thêm một cái nhìn về phương thức tư duy về thếgiới khách quan của hai dân tộc Việt và Anh và những biểu hiện của tư duy nàytrong lĩnh vực nghiên cứu cụ thể là tiêu đề và sa-pô báo chí

Trang 16

Luận án cũng chỉ ra các loại ẩn dụ cấu trúc và tần suất sử dụng của các ẩn dụ nàytrong tiêu đề và sa-pô cùng một số bình luận về vai trò của ẩn dụ trong các tiêu đề

và sa-pô báo chí Đây là cơ sở tham khảo không chỉ giúp ích trong phạm vi giảngdạy và nghiên cứu mà còn có ý nghĩa với mọi người trong việc cập nhật thông tinquốc tế và trong nước một cách nhanh chóng và chuẩn xác

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần củng cố lý thuyết về ẩn dụ ý niệm,khẳng định tính hữu dụng và khả thi của quy trình nhận diện ẩn dụ cấu trúc theođúng đặc trưng và tính chất của từng mô hình, đảm bảo tính hệ thống và khoa học

Xác nhận những đặc trưng của ẩn dụ cấu trúc xuất hiện trong tiêu đề và sa-pôtiếng Anh và tiếng Việt và mối liên hệ của chúng, đồng thời tìm ra mối quan hệgiữa ẩn dụ, tiêu đề và sa-pô báo chí và bối cảnh lịch sử đi kèm

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc hơn cho nhữngngười nghiên cứu và quan tâm đến ngôn ngữ báo chí, các sinh viên ngành báo chí,nhà báo, những người làm công tác biên tập viên bản tin hiểu rõ hơn về cơ chế vàcách dùng ẩn dụ, từ đó có sự lựa chọn ẩn dụ phù hợp khi viết/đưa tin về các vấn đềchính trị, xã hội của quốc gia nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong công tác thôngtin, tuyên truyền, với mục đích tác động tới nhận thức và hành động của người dân

về các lĩnh vực của xã hội

7 Bố cục luận án

Luận án bao gồm phần mở đầu, ba chương chính, kết luận, phụ lục và danhmục tài liệu tham khảo

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Trình bày một số

vấn đề lý thuyết liên quan đến ẩn dụ tri nhận nói chung và ẩn dụ cấu trúc nói riêng.Dựa trên những kiến thức tìm được, luận án xây dựng được khung lý thuyết nghiêncứu ẩn dụ cấu trúc trong tiếng Anh và tiếng Việt đồng thời nghiên cứu mối liên kếtgiữa ẩn dụ cấu trúc trong hai ngôn ngữ

Trang 17

- Chương 2: Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc có miền đích “Chính trị” trong tiêu đề và Sa-pô báo chí Anh – Việt Chương 2 tập trung phân tích các ẩn dụ cấu trúc có

miền đích “Chính trị” trong cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt được thể hiệnqua sự xuất hiện của các ẩn dụ trong tiêu đề và sa-pô báo chí, đồng thời làm rõ môhình ánh xạ của các mô hình ý niệm phổ biến nhất trong cả 2 ngôn ngữ

- Chương 3: Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc có miền đích “Quốc gia” trong tiêu đề và Sa-pô báo chí Anh – Việt Tương tự như chương 2, chương này tập trung nghiên

cứu những nội dung liên quan đến những ẩn dụ cấu trúc có miền đích “Quốc gia”xuất hiện trong tiêu đề và sa-pô báo chí trong tiếng Việt và tiếng Anh

Trang 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Dẫn nhập

Để có cái nhìn tổng quan về lịch sử phát triển của ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề

và sa-pô báo chí, chúng tôi tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan theo vấn đề và theotrình tự thời gian để thấy được sự thay đổi trong quan điểm về ẩn dụ Chúng tôicũng lựa chọn cách tiếp cận “thu hẹp” dần, bắt đầu bằng các nghiên cứu về ẩn dụ ýniệm nói chung rồi tập trung vào các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề vàsa-pô báo chí ở nước ngoài và trong nước để tìm hiểu các kết luận đã đạt được, qua

đó xác định “khoảng trống” cho vấn đề nghiên cứu

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1 Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm

1.2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

a Các nghiên cứu theo hướng lý thuyết:

Các nhà khoa học đại diện là Lakoff và Johnson (1980) [78], G Fauconnier(1985) [63], R.Langacker (1987) [84], M.Johnson (1987) [72] Ngoài ra, những têntuổi đáng chú ý khác là Turner, Jackendoft, Kovecses Goatly, Gibbs Rosch, Shore,Steen, Wierzbicka Theo tri nhận luận, ẩn dụ là kết quả của sự kết hợp ngôn ngữ-văn hoá trong quá trình tư duy của một cộng đồng văn hoá cụ thể

Nghiên cứu điển hình nhất và được coi là thành công nhất đối với nghiên cứu

ẩn dụ theo hướng ngôn ngữ tri nhận là tác phẩm “Metaphors We Live By” của G.Lakoff và M Johnson (1980) [78] Lý thuyết này chỉ ra rằng hệ thống ý niệm đờithường của chúng ta tức là chúng ta suy nghĩ và hành động, về bản chất là có tính

ẩn dụ Theo hai ông, hệ thống ý niệm của con người được cấu trúc một cách ẩn dụ,nói cách khác đó là những khái niệm văn hoá phổ biến Điều này tạo cho ẩn dụ mộtvai trò quan trọng trong việc xác định cách chúng ta tiếp cận thế giới và cách chúng

Trang 19

ta suy nghĩ, hành động Với cách nhìn này, ẩn dụ được xác định như là sự liên kết giữa một phạm trù nguồn và một phạm trù đích Ví dụ:

(2) Life is a journey (Cuộc đời là một chuyến đi)

Ẩn dụ này gồm có phạm trù nguồn (a source domain) là journey - chuyến đi

và phạm trù đích (a target domain) là life - cuộc đời Giữa hai phạm trù này có mộtmối liên hệ giao thoa vì đặc điểm của chuyến đi và đặc điểm cuộc đời có nhữngđiểm chung (Lakoff và Tumer 1989) [79] Vì vậy, một số đặc điểm của chuyến điđược sử dụng để nhấn mạnh một số đặc điểm của cuộc đời

Theo các tác giả của lý thuyết tri nhận về ẩn dụ (Lakoff và Johnson, 1980[78]; Lakoff và Tumer, (1989) [79]; Lakoff (1993) [67]) thì hệ thống ý niệm củacon người có nguồn gốc chủ yếu từ những kinh nghiệm thuộc về cơ thể con ngườinhưng được đặt lên một phạm trù trừu tượng hơn (more abstract categories) Haiông đã phân biệt ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) với những cách diễn đạt thông

thường (ẩn dụ ý niệm vẫn còn có sự hàm ẩn), ví dụ như cách diễn đạt: (At the crossroad of life: Ở ngã ba cuộc đời, Dead-end in life: Điểm cuối của cuộc đời) Có thể là những phần của sự hàm ẩn trong ẩn dụ: Life is a journey - Cuộc đời là một chuyến đi

Dựa trên nền tảng về ngôn ngữ học tri nhận, Lakoff (1993) [80] tiếp tục pháttriển các khái niệm về ẩn dụ, ông phát triển tư tưởng về sự liên hệ giữa quá trình tạolập hệ thống ý niệm của con người, cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên và vai trò của ẩn

dụ để xây dựng học thuyết về “trí tuệ nghiệm thân” (embodied mind) Học thuyếtnày nghiên cứu sự liên hệ và phụ thuộc giữa năng lực nhận thức và tư duy đến thếgiới quan trong đó liên kết với khía cạnh sinh học của con người: đặc điểm não bộ

và cơ thể người [67] Gibbs (1994) kế thừa những nghiên cứu của Lakoff để chứngminh rằng ẩn dụ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nhận thức và tâm lý học [66]

Trang 20

b Các nghiên cứu theo hướng ứng dụng:

Kể từ khi phát hiện ra ẩn dụ ý niệm, các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vựckhác nhau đã ứng dụng lý thuyết ẩn dụ để nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong cáclĩnh vực pháp luật, thi ca, chính trị, tâm lý học, vật lý, khoa học máy tính, toán học

và triết học Các kết quả nghiên cứu về cấu trúc ẩn dụ đã góp phần làm sáng tỏ cáchthức con người tư duy trong một số lĩnh vực trí tuệ

Trong lĩnh vực văn học, Lakoff và Tunner (1989) [79] chứng minh đượcrằng chỉ khi phép ẩn dụ trong thơ ca ổn định thì ẩn dụ mới được tiếp tục sử dụngtrong ngôn ngữ và tư tưởng đời thường Các ý niệm về đạo đức được thể hiện mộtcách rõ ràng trong văn học thông qua các ẩn dụ và thảo luận về ẩn dụ Qua nhữngthảo luận này những ý niệm hoặc thông điệp được truyền đạt nhanh và rõ ràng hơn[79]

Trong các lĩnh vực pháp luật, Lakoff và Johnson (1996) [81] đã chứng minhđược rằng: “Ẩn dụ đóng vai trò then chốt trong kiến tạo thực trạng xã hội và chínhtrị” Trong nghiên cứu của Lakoff (1996) ông đã tiến hành nghiên cứu đối tượng làthế giới quan của những người có quan điểm bảo thủ và cấp tiến ở Mỹ Ông tiếnhành nghiên cứu và xem xét quan điểm về kiểm soát súng đạn, thuế phí, các luậtliên quan đến nhân quyền, môi trường và nghệ thuật trong một cấu trúc khung trinhận nhất định [81] Gibbs (1994) kế thừa những nghiên cứu của Lakoff để chứngminh rằng ẩn dụ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nhận thức và tâm lý học Cóthể nói, ẩn dụ và lý thuyết về ẩn dụ ngày càng có vai trò quan trọng không chỉ trongngành nghiên cứu ngôn ngữ học mà còn cả trong những ngành nghiên cứu khoa họckhác [66]

Trong lĩnh vực chính trị xã hội, nhiều nghiên cứu cho thấy ẩn dụ là một công

cụ định hướng và lan tỏa tư tưởng trong xã hội một cách hiệu quả: Johnson (1993),Lakoff (1996) [81], Lakoff và Johnson (1999) [83] nghiên cứu về ẩn dụ với các vấn

đề chính trị, đạo đức, triết học Lakoff (1996) [81]đã chỉ ra rằng quan điểm là nền

Trang 21

tảng tư duy chính trị của giới chính trị gia Hoa Kỳ; Taiwo (2013) [98] chỉ ra sự xuấthiện phổ biến của các ẩn dụ ý niệm liên quan đến quốc gia, chính trị gia trong cácdiễn văn chính trị tiếng Anh của các chính khách Nigeria, trong đó miền nguồn

“xây dựng” được sử dụng nhiều cho miền đích “chính trị” mà những chính trị giađược xem như người thợ xây dựng và kiến tạo thể chế, quốc gia…

1.2.1.2 Các nghiên cứu trong nước

a Các nghiên cứu theo hướng lý thuyết:

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ẩn dụ trong Việt ngữ học trong mấy thập kỷqua là khá nhiều, với nhiều mảng thành tựu của các nhà khoa học hàng đầu

Trong giai đoạn phát triển của ngôn ngữ học tri nhận, đã có những nghiêncứu của một số tác giả về nghiên cứu ẩn dụ theo ngôn ngữ học tri nhận Nguyễn Lai(1990) đã chỉ ra quá trình phát triển ngữ nghĩa của các từ chỉ hướng vận động như

ra-vào, lên-xuống, sang-về… tuy không sử dụng thuật ngữ “tri nhận” tuy nhiên

nghiên cứu lại hướng nghiên cứu theo đường hướng của ngôn ngữ học tri nhận vớigiả thiết nghiệm thân với mốc xác định là cơ thể con người [24] Năm 2002, tác giảNguyễn Đức Tồn đã bước đầu sử dụng thuật ngữ tri giác khi bàn đến ẩn dụ dướilăng kính là một kiểu “tư duy phạm trù” [42]

Lý Toàn Thắng (2005) đã đưa ra hướng nghiên cứu về thời gian và khônggian trong đó lấy con người làm trung tâm để theo dõi quá trình nhận thức Theohướng nghiên cứu này ngôn ngữ phản ánh cách thức con người tri nhận về thế giớiquan xung quanh [37]

Năm 2009, Phan Thế Hưng đã trình bày quan niệm của mình về ẩn dụ rấtđáng chú ý trên cơ sở trình bày và phân tích khá tỉ mỉ quan niệm của Aristotle vànhiều nhà ngôn ngữ học sau đó Phan Thế Hưng cho rằng: “Chúng ta không hiểu ẩn

dụ bằng chuyển ẩn dụ thành phép so sánh Thay vì vậy, câu ẩn dụ là câu bao hàmxếp loại và do vậy hiểu ẩn dụ qua câu bao hàm xếp loại”, so sánh ẩn dụ tuân theotầng bậc của loại , theo hệ thống tôn ti và bản chất của sự xếp loại là cơ sở của tính

Trang 22

ẩn dụ [22] Nguyễn Văn Hiệp (2008) xác định cách tiếp cận nghiên cứu ngôn ngữhọc tri nhận đối với vai trò của nghĩa khi phân tích và miêu tả cú pháp [18] TrầnVăn Cơ (2009) trong công trình Khảo luận ẩn dụ tri nhận (Nhà xuất bản Lao động

xã hội) đã giới thiệu khái luận và ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam [3]

b Các nghiên cứu theo hướng ứng dụng:

Trong những năm gần đây, vai trò của ẩn dụ tri nhận đối với ngôn ngữ học trinhận ngày càng lớn và trở thành chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm

Các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong Việt ngữ học trong mấy thập kỷ qua

là khá nhiều, với nhiều mảng thành tựu như: nghiên cứu về các ẩn dụ không gian vàthời gian (với các tên tuổi: Lý Toàn Thắng, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Văn Hiệp,Nguyễn Văn Hán…), nghiên cứu về các ẩn dụ ý niệm cảm xúc, các ẩn dụ chỉ tìnhcảm của con người (Phan Thế Hưng (2009) [22], Ly Lan (2012) [25], Trần Bá Tiến(2012) [41], Trần Thế Phi (2016) [29], Nghiêm Hồng Vân (2018) [43]… các nghiêncứu đã nhấn mạnh trải nghiệm của cơ thể con người trong ẩn dụ là những trảinghiệm mang tính phổ quát

Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm và vai trò của ẩn dụ trong sự hành chức cụ thể quacác tác phẩm thi ca cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tiếp cận: các nghiêncứu về vai trò của ẩn dụ trong các tác phẩm văn học, thi ca, trong thành ngữ, tụcngữ (Huỳnh Ngọc Mai Kha, 2015 [23] ; Phạm Thị Hương Quỳnh, 2015 [32]; NgôTuyết Phượng, 2018 [30]; Trần Văn Nam, 2018 [26]); nghiên cứu về ẩn dụ ý niệmtrong ca từ, trong các tác phẩm âm nhạc, vai trò của ẩn dụ ý niệm trong ca từ(Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009) [21], Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015) [12], trên cơ

sở các trải nghiệm nghiệm thân và các mô hình văn hóa mang tính quy ước củacộng đồng, chỉ ra tính phổ quát và tính dị biệt trong tư duy âm nhạc của người nghệsĩ

Nhìn chung, các nghiên cứu đã khẳng định và chứng minh rằng yếu tố cơ thểhóa ngôn ngữ, kinh nghiệm nghiệm thân và sự tác động của thế giới bên ngoài, màcụ

Trang 23

thể là văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đã tạo ra những ẩn dụ ý niệm vừamang tính phổ quát, vừa mang đặc trưng tư duy dân tộc.

1.2.2 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí, tiêu đề và sa-pô báo chí

1.2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

a Các nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí

Trên thế giới, nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí đã được các nhà nghiên cứuquan tâm từ rất sớm Ngoài các nghiên cứu theo hướng lý thuyết, từ đầu những năm

1980 trở lại đây, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí đã tập trung đi vàonghiên cứu một cách chuyên sâu, cụ thể hơn Đặc biệt các tác giả như Fairclough(1995, 2001) [61], [62] , Wodak & Mayer (2001) [107], Peter Teo (2000) [100] đãnghiên cứu về bản chất của ngôn ngữ báo chí trong mối quan hệ với quyền – thế, hệ

tư tưởng và các mối quan hệ xã hội khác, cho phép áp dụng việc phân tích ngôn ngữvăn bản báo chí vào thực tiễn đời sống ngày càng lớn

Gần đây, đã xuất hiện một số công trình có tính chuyên sâu về ngôn ngữphóng sự trong giới nghiên cứu ngữ học phương Tây Có thể kể đến: White, P.R.R(1998) [105] đề xuất hướng nghiên cứu tin qua nội dung và cấu trúc thể loại (hìnhthức) White, P.R.R (2006) [106] trong quyển Evaluative Semantics in JournalisticDiscourse (Đánh giá ngữ nghĩa trong văn bản báo chí) bàn về ngữ nghĩa lượng giá

và vị thế mang tính chủ quan/ khách quan trong ngôn ngữ báo chí

Đáng chú ý là Martin, J.R.và White, P.R.R (2005) [87]với công trình nghiêncứu về bộ khung thẩm định, một hướng tiếp cận được phát triển hơn một thập kỉqua ở Australia để vận dụng trong phân tích ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ báochí nói riêng, chủ yếu là tập trung vào các phạm trù Thái độ, Thang độ, Thỏa hiệp

và Ý nghĩa liên nhân của ngữ học chức năng hệ thống Nghiên cứu báo chí theokhung lý thuyết thẩm định - một hướng tiếp cận để khám phá, miêu tả và giải thíchcách thức mà ngôn ngữ được sử dụng trong đánh giá, xác định lập trường, kiến tạo

Trang 24

tính cách của văn bản và để quán xuyến các vị thế và các mối quan hệ liên nhân làmmột hướng tiếp cận được giới nghiên cứu quan tâm.

Ngoài ra, các tác giả Bleyer [46], Charnley [50], Dunlevy [58], Mencher[88], Conley [55], Mohan, T.et al [89], Rajan [94] cũng quan tâm đến mảng ngônngữ phóng sự và cho rằng phóng sự không chỉ đơn thuần là một sự ghi chép những

gì đã xảy ra mà còn là một lời giải đáp cho một loạt vấn đề phức tạp liên quan đếnđời sống con người Để đạt được mục đích của mình, các tác giả phóng sự phải vậndụng các phương tiện ngôn từ lẫn bố cục phù hợp

Đối với cấu trúc truyện tin theo mô hình hình tháp ngược, nhóm tác giả TheMissouri Group (2005) [101], đã có đóng góp đáng kể đối với cộng đồng báo chíthế giới Về tin quốc tế chắc chắn trước tiên phải kể đến hai công trình nghiên cứucủa Van Dijk [102], [103] Kế thừa và phát triển các quan điểm và nhận định củaVan Dijk, phải kể đến White, P.R.R (1998) [105] với mô hình mẩu tin theo quỹđạo Trong khu vực Đông Nam Á, Eng, P & Hodson, J (2001) [59]với tập sổ taynhằm cung cấp cho sinh viên báo chí các kĩ thuật cần thiết đối với việc viết tin ở cácnước Đông dương và Thái Lan

Dưới góc độ ứng dụng của cấu trúc bản tin và từ vựng, Van Dijk (1985) [102] đưa ra khung lý thuyết phân tích cấu trúc bản tin mà ông gọi là “tổ chức

thông tin tổng thể” (global news organization) bao gồm các chủ đề (tức cấu trúc ngữnghĩa) và sơ đồ siêu cấu trúc (tức cấu trúc trật tự thông tin) Tổ chức thông tin tổngthể được thể hiện ở các tiêu đề (titles) hoặc các đoạn dẫn nhập (sa-pô/lead), chúngđược sắp xếp thành các chủ đề có liên quan tới việc tổ chức trật tự thông tin của mộtbài báo Cấu trúc trật tự thông tin bao gồm các phần: tóm tắt (tiêu đề và dẫn nhập),

sự kiện chính, thông tin nền, kết quả, bình luận Phần tóm tắt và sự kiện chính là bắtbuộc, các tiểu loại tin khác nhau có cấu trúc trật tự thông tin khác nhau

Bell (1991) [44] cũng đưa ra cấu trúc tương tự Van Dijk (1985) [102], tuy nhiêncách thức tổ chức trật tự thông tin của ông có phần khác Van Dijk, đó là: tóm tắt, sựđịnh hướng, các hoạt động đan xen, sự đánh giá, các giải pháp và đoạn kết

Trang 25

b.Các nghiên cứu về tiêu đề, sa-pô báo chí

Nhóm tác giả Bonyadi và Samuel (2013) [47] nghiên cứu so sánh các tiêu đề

xã luận theo hai phương diện là tiền giả định và các phương diện tu từ trong hai tờ báo The New York Times và Tehran Times nhằm tuyên truyền cho tư tưởng mà hai

tờ báo mong muốn độc giả tiếp thu

Tiêu đề bản tin được Bonyadi và Samuel (2013: 3) [47] phân loại thành haicấu trúc chính là cấu trúc tiêu đề vị từ (verbal headlines) và cấu trúc tiêu đề phi vị từ(nonverbal headline), trong đó: cấu trúc tiêu đề vị từ là những tiêu đề có một cúchứa vị từ (verbal clause) được Bonyadi và Samuel (2011) [47] phân chia thành baloại cú chứa vị từ dựa theo sự phân loại cú của Quirk và các cộng sự (1985: 992)[93] cú có vị từ biến ngôi (finite clause), cú có vị từ không biến ngôi (nonfiniteclause) và tiểu cú không có vị từ (verbless clause) Động từ trong cú có vị từ biếnngôi thường được chia theo thì của động từ Động từ trong cú có vị từ không biếnngôi thường ở dạng nguyên thể và không chia theo thì và thường ở dạng nguyên thể

có hoặc không "to" trước động từ, hoặc ở dạng "-ed" hoặc dạng "-ing" Tiểu cúkhông có vị từ được xếp vào nhóm tiêu đề phi vị từ Cấu trúc tiêu đề phi vị từ lànhững cấu trúc có chứa một danh từ hoặc một cụm danh tính Dạng cấu trúc tiêu đềphi vị từ này thường có các thành phần bổ ngữ cho danh từ chính có chức năng "bổsung thêm thông tin và đồng thời khu biệt tham chiếu cho danh từ" (Quirk và cộng

sự, 1985: 65) [93] Cấu trúc tiêu đề phi vị từ được phân loại thành bốn dạng: Tiềnphụ ngữ (Pre-modified), Hậu phụ ngữ (Post-modified), Tiền và hậu phụ ngữ (Pre-and Post-modified), Phi phụ ngữ (Nonmodified) cho danh từ Cấu trúc tiêu đề bảntin được phân loại dựa trên sự phân loại của Bonyadi và Samuel (2011) [47] baogồm cấu trúc tiêu đề vị từ, cấu trúc tiêu đề phi vị từ kết hợp với sự phân chia củaQuirk và các cộng sự (1985) [93] các cấu trúc chính này thành các tiểu mục khácnhau

Trang 26

Một số nghiên cứu khác tiếp cận vai trò của các phương tiện từ vựng trongbáo chí Fowler và các tác giả khác (1979) [65] chỉ ra vai trò của phép tăng cường

từ vựng (lexicalization) như một chiến thuật ngữ dụng nhằm đưa tư tưởng vào vănbản tin Teo (2000:20) [100] đã phân tích, "phép tăng cường từ vựng là hiện tượngcác từ ngữ được lặp lại một cách thái quá trong một văn bản, tạo nên cảm giác "quáđầy đủ" (Van Dijk, 1988) [103] khi miêu tả các tham thể trong một văn bản tin"

Van Dijk (1988) [103] với hướng tiếp cận mang tính tri nhận đối với cấu

trúc tin đã có một số ảnh hưởng nhất định đối với việc nghiên cứu cấu trúc tin Phântích của Van Dijk được đặt trong một khung lý thuyết mang tính tri nhận về việclĩnh hội văn bản Ông chủ yếu quan tâm tới cơ chế tri nhận, theo đó người đọc diễndịch các thông điệp của văn bản Ngoài ra, sự định hướng của ông là nhằm vào các

ý nghĩa về tư tưởng Điều này được phản ánh trong hướng tiếp cận với tính chứcnăng về tu từ của văn bản tin Đối với Van Dijk, việc phân tích tu từ tiềm năng củavăn bản tin được giới hạn một cách cần thiết đối với những vấn đề thuộc “tính xácthực” (factuality) và với các chiến lược để đảm bảo rằng người đọc sẽ quan tâm đếnnhững thông tin “xác thực” (factual) là thông tin “sự thật” Kết quả là khuôn khổmiêu tả, phương thức lập luận, các mục tiêu và phát kiến của Van Dijk, là nhữngđóng góp quan trọng trong nhiều đề tài nghiên cứu về báo chí

Một số nghiên cứu hướng đến tìm hiểu các kiểu chơi chữ trong tiêu đề báochí như một thủ pháp không chỉ tạo ra sự hài hước, vui nhộn mà còn nhằm châmbiếm, chỉ trích Không có gì ngạc nhiên khi nhiều tờ báo đang bão hòa với các chiếnlược để thu hút sự chú ý của độc giả Trong số các chiến lược đó là việc sử dụngchơi chữ Mặc dù chúng có thể chia sẻ những điểm tương đồng nhất định, chơi chữ

có xu hướng là những hình thức độc đáo và cụ thể cho từng ngôn ngữ Puns (chơichữ) cũng là hình thức hài hước đặc biệt dựa trên sự mơ hồ ngữ nghĩa, đa nghĩa,đồng âm

Puns (chơi chữ) đã là một chủ đề nghiên cứu của rất nhiều nhà ngôn ngữhọc bằng tiếng Anh ở các cấp độ khác nhau Ling, X (2006) [86] xem cách chơi

Trang 27

chữ từ góc độ chức năng ngôn ngữ đến phân tích các chức năng điển hình của chơichữ trong quảng cáo in trên báo tiếng Anh Ông thấy rằng các chức năng đặc biệtnhất trong quảng cáo trên báo tiếng Anh là chức năng thẩm mỹ (aesthetic function)

và chức năng phát âm Stelter, J (2011) [97] trong nghiên cứu của mình nghiên cứucác giả thuyết liên quan đến chơi chữ trong Tiếng Anh và tiếng Đức dựa trên khovăn bản song ngữ gồm 2400 câu chuyện cười từ bộ sưu tập được công bố Từ việckiểm tra những giả thuyết này, tác giả chỉ ra tính năng đặc biệt của chơi chữ trongtiếng Anh và tiếng Đức Trong khi trước đây chơi chữ sử dụng các hiện tượng ngônngữ và các thiết bị như đồng âm và sự mơ hồ cú pháp (syntactic ambiguity)

Giorgadze, M (2014) [68] nghiên cứu sâu các đặc điểm ngôn ngữ học củachơi chữ và phân loại của nó Từ nghiên cứu của ông, phân loại mới được thiết lậpvới ba loại chơi chữ: chơi chữ từ vựng - ngữ nghĩa, chơi chữ cú pháp cấu trúc vàcấu trúc-ngữ nghĩa chơi chữ

Monsefi, R., & Mahadi, TST (2016) [90] quan tâm đến chơi chữ trong tiêu

đề báo chí tiếng Anh trực tuyến Các tác giả thấy rằng thủ pháp chơi chữ thườngxuyên nhất trong những tiêu đề này là ẩn dụ Áp dụng phép ẩn dụ trong tiêu đề tạothuận lợi cho tiêu đề và sa-pô báo chí bằng cách củng cố chức năng nhận thức củakhái niệm hóa

1.2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

a Các nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí

Việc nghiên cứu về ngôn ngữ trong báo chí là một vấn đề có tính thời sự vàđược nhiều người quan tâm Dưới góc độ so sánh, đối chiếu, luận án của NguyễnTiến Dũng (2019) [8] và Hồ Thị Thoa (2022) [40] nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trongcác diễn ngôn chính trị ở Việt Nam và trên thế giới thông qua báo chí tiếng Việt vàtiếng Anh

Về tiêu đề báo chí, có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu và bàiviết tiêu biểu có liên quan đến tiêu đề ở góc độ báo chí và ngôn ngữ được đăng trêncác tạp chí khoa học chuyên ngành nghiên cứu như các bài viết của Nguyễn ĐứcDân [5], [6] đã xét hàm ý của tiêu đề báo chí ở phương diện ngữ dụng, chú ý về mặt

Trang 28

sử dụng những tiêu đề báo chí có dẫn những lời trong bài hát và tục ngữ, thành ngữ.Ngoài ra, đối với ngôn ngữ sử dụng trong các tiêu đề (tít) báo có thể kể đến một vàinghiên cứu của Nguyễn Thanh Hương (2001) [19], Trần Thanh Nguyện (2003) [27]Dưới góc độ đối chiếu tiêu đề báo chí tiếng Việt với tiếng Anh, tác giảNguyễn Thị Vân Đông (2003) [9] đã tập trung vào một số đặc điểm của tiêu đề vàmột số kinh nghiệm viết tiêu đề báo của báo chí phương Tây với các dẫn chứngtrong báo tiếng Anh và tiếng Việt Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thị Vân Đông (2005)[10] cho rằng việc sử dụng ngữ cố định để đặt tiêu đề cho các bài báo được các nhàbáo khai thác triệt để nhằm thực hiện một cách có hiệu quả những yêu cầu về chứcnăng và đặc điểm của báo chí.

b.Các nghiên cứu về tiêu đề, sa-pô báo chí

Riêng mảng nghiên cứu về tiêu đề (tít) báo dành được khá nhiều sự quan tâmcủa giới nghiên cứu Trịnh Sâm (2000) [34] đã khái quát một cách khá đầy đủ vàtoàn diện về lĩnh vực tiêu đề văn bản, trong đó tác giả đã khảo sát khá phong phúcác tiêu đề của nhiều thể loại thuộc phong cách báo chí Hoàng Anh (2003) đã tậphợp những bài viết của tác giả đã in trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, gồmcác vấn đề liên quan đến các nghiên cứu mang tính lý thuyết như: Tính chất củangôn ngữ báo chí; sự đan xen khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí; Một

số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí; cách viết tiêu

đề và sa-pô báo chí [1]

Tác giả Vũ Quang Hào (2004) [15] đã có một phần nghiên cứu tương đối đầy

đủ về tít báo: cấu trúc và chức năng của tít báo, một số thủ pháp đặt tít thường gặp,một số tít mắc lỗi Đây là những gợi mở rất quan trọng cho việc nghiên cứu tiêu đềbáo chí Cao Xuân Hạo (2006) [16] đã có một phần nói về chức năng của tiêu đềbáo như một gợi dẫn có giá trị cho các sinh viên trường báo

Tuy nhiên, dưới góc độ ẩn dụ tri nhận, nghiên cứu về tiêu đề và sa-pô báo chíhiện không nhiều và chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê hoặc phạm vi hẹp như Vương ThịKim Thanh (2011) [35] phân loại dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa, cú pháp của mỗi

Trang 29

hình thức ẩn dụ trong tiêu đề báo chí thương mại tiếng Việt với đề tài “Ẩn dụ trinhận trong tiêu đề báo chí thương mại tiếng Việt” Nguyễn Thị Bích Hạnh, ĐoànHồng Nhung (2018) [13] qua khảo sát 150 tiêu đề báo chí và 150 sa-pô trong các

bài viết được khảo sát từ chuyên mục “Chuyện thời sự” trên báo “Nhân dân điện tử”, đã đề cập đến ẩn dụ ý niệm cơ sở CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH

TRÌNH

Nguyễn Thị Bích Hạnh (2019) [14] đã nghiên cứu và chỉ ra lược đồ ánh xạgiữa miền nguồn hàng hóa với miền đích con người, cụ thể là xem các cầu thủ nhưmột món hàng hót, có thể chuyển nhượng, mua bán, cho mượn, trao tặng Các huấnluyện viên và ông bầu các đội bóng đóng vai người mua hàng hóa, có thể trả giá,ngã giá, kì kèo mặc cả, dìm giá, nâng giá, hạ giá, và những cuộc đầu tư, đấu giá,mua bán mặt hàng con người này thông qua giá trị các bản hợp đồng chuyểnnhượng cụ thể

Tổng quan lại, hiện chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào dướigóc độ ẩn dụ tri nhận về một thành tố đặc biệt của văn bản báo chí là tiêu đề và sa-

pô báo chí Đây chính là khoảng trống nghiên cứu còn bỏ ngỏ và là lý do để chúngtôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc trong tiêu đề và sa-pô báo chí trên cứliệu báo Nhân dân điện tử và The New York Times” Đây là một đề tài nghiên cứu

có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, là cơ sở tham khảo không chỉ giúp ích trongphạm vi giảng dạy và nghiên cứu mà còn có ý nghĩa với mọi người trong việc cậpnhật thông tin quốc tế và trong nước một cách nhanh chóng và chuẩn xác

1.3 Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu

1.3.1 Cơ sở lý luận về ẩn dụ ý niệm

Trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX, từ những năm 70, trên phạm vi toànthế giới và trong tất cả các ngành khoa học xã hội và nhân văn nổi lên một thiên

hướng lý thuyết chung: “khoa học tri nhận” (cognitive sciences) tổng hợp các

ngành khoa học khác nhau có nghiên cứu về tri nhận như: tâm lý học, triết học, ngôn ngữ học, khoa học thần kinh, khoa học máy tính, nhân học (G.Miller (2003), trí tuệ nhân tạo, đôi khi cả sinh học, xã hội học và giáo dục học.

Trang 30

Năm 1980, George Lakoff và Mark Johnson công bố nghiên cứu Chúng tasống bằng ẩn dụ (Metaphor we live by), một tác phẩm được ghi nhận là đã đưa ramột cách tiếp cận mới về nghiên cứu phép ẩn dụ (Knowles và Moon) Lakoff vàJohnson (1980) khẳng định: " Ẩn dụ phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, không chỉtrong ngôn ngữ mà còn trong suy nghĩ và hành động "và" hệ thống khái niệm thôngthường của chúng ta, về cách chúng ta suy nghĩ và hành động, về cơ bản đều mangtính ẩn dụ ” [78]

Theo quan niệm của Lakoff và Johnson (1999) [83], trong khoa học tri nhận,chữ “tri nhận” (cognitive) được dùng cho bất kỳ kiểu loại “thao tác tinh thần” nàohay “cấu trúc tinh thần” nào có thể được nghiên cứu bằng những thuật ngữ chínhxác Kövecses (2003) [73] định nghĩa ẩn dụ từ quan điểm ngôn ngữ học tri nhậnnhư là “hiểu về một miền khái niệm này thông qua một miền khái niệm khác” Mộtmiền là cụ thể (một sự vật, con người, động vật, đối tượng, phương hướng, v.v.)trong khi miền kia là trừu tượng (suy nghĩ, cảm xúc, khái niệm vân vân) Miền đầutiên là miền nguồn và miền thứ hai được nói đến là miền đích Hai miền này đượcliên kết với nhau để ‘ý tưởng và kiến thức từ miền nguồn được ánh xạ vào miềnđích thông qua ẩn dụ tri nhận '(Deignan, 2005) [57]

Lý thuyết ẩn dụ ý niệm dựa trên lập luận về việc bác bỏ quan niệm cổ điểnrằng “phép ẩn dụ là một phương tiện trang trí, ngoại vi của ngôn ngữ và suy nghĩ”(Deignan, 2005) [57] Tapia (2006) cho rằng ẩn dụ thường là gắn liền với trảinghiệm thể chất và cụ thể hơn là cảm giác cơ thể [48] Deignan (2005) đề cập đếnnghiên cứu của Gibbs về “các ẩn dụ ngôn ngữ để nói về cảm xúc của con người đềuđược thể hiện thông qua phép ẩn dụ tri nhận” [57]

Theo quan niệm của V.Evans (2006) thì tri nhận “liên quan đến mọi phươngdiện của chức năng tinh thần hữu thức và vô thức; cụ thể, tri nhận kiến tạo các sựkiện tinh thần (các cơ chế và quá trình) và tri thức vốn được bao hàm trong vô sốnhững nhiệm vụ, từ nhiệm vụ tri giác đối tượng ở “cấp độ thấp” đến nhiệm vụ ở

“cấp độ cao” là ra quyết định’ [60]

Trang 31

Với ý nghĩa đó, theo đường hướng tri nhận, ẩn dụ là cơ chế nhận thức về sự vật,hiện tượng trong thế giới khách quan,ở đó con người nhìn nhận và xây dựng lập luận cho các khái niệm trừu tượng, phức tạp thông qua logic của những khái niệm cụ thể, đơn giản hơn Ẩn dụ là phương thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ.

dụ là một quỹ tích của những suy nghĩ chứ không phải của ngôn ngữ và nó là mộtphần đáng kể và thiết yếu của phương cách quy ước tri nhận thế giới (theo Lakoff,1993) [80]

Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của lý thuyết hiện đại của tri nhậnluận về ẩn dụ phải là 1980, khi công trình Metaphor we live by của G Lakoff và M.Johnson ra đời Lakoff và Johnson (1980) cho rằng ẩn dụ ý niệm(cognitive/conceptual metaphor) là sự ý niệm hóa một miền tinh thần này qua mộtmiền tinh thần khác, đó là sự ánh xạ (mapping) có hệ thống từ một miền nguồn sangmột miền đích nhằm tạo nên một mô hình tri nhận Cũng theo G Lakoff và M.Johnson, ẩn dụ ý niệm là một cơ chế nhận thức mà thông qua nó, logic của nhữngkhái niệm có tính trừu tượng được thay bằng logic của những khái niệm có tính cụthể hơn Ẩn dụ gắn liền với đặc trưng văn hóa tinh thần của người bản ngữ [78]

Các nghiên cứu trong nước cũng tiếp nối mạch nghiên cứu này Lý ToànThắng (2005) đã đưa ra một cách hiểu về ẩn dụ: “Ẩn dụ ý niệm là một sự chuyển di(transfer) hay một sự đồ hoạ (mapping) cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnhvực hay mô hình tri nhận đích” Cụ thể hơn, ông viết: “Thông thường các phạm trù

ở mô hình nguồn cụ thể hơn, nghĩa là chúng ta thường dựa vào kinh nghiệm của

Trang 32

mình về những con người, những sự vật và hiện tượng cụ thể thường nhật để ý niệmhoá các phạm trù trừu tượng” Ông dẫn các ví dụ điển hình như : thời gian là tiềnbạc, tình yêu là một cuộc hành trình Trong đó, tiền bạc, cuộc hành trình là nguồn;thời gian, tình yêu là đích [34].

Trần Văn Cơ (2009) cũng viết: “Ẩn dụ tri nhận (hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm)

là một trong những hình thức ý niệm hoá, một quá trình tri nhận có những biểu hiện

là hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thứcmới” “Về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt vàtạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau” [3]

Như vậy, theo quan điểm tri nhận, ẩn dụ ý niệm được nhìn nhận và nghiên cứu thông qua các lĩnh vực kinh nghiệm và cho rằng ẩn dụ là hiện tượng tri nhận hơn là một hiện tượng ngôn ngữ Những biểu thức ẩn dụ mà chúng ta bắt gặp trong ngôn ngữ chính là cái phản ánh các ẩn dụ tồn tại ở tầng bậc ý niệm Ẩn dụ phản ánh phương thức tư duy sáng tạo của con người qua hệ thống các ý niệm.

b.Các đặc tính của ẩn dụ ý niệm

Thứ nhất, nhiều ẩn dụ ý niệm có thể mang tính chất phụ thuộc văn hóa Mặc

dù Lakoff và Johnson [78] giữ quan điểm nghiêng về tính phổ niệm của ẩn dụ ýniệm, nhưng hai tác giả trên cũng thừa nhận rằng nghiên cứu của mình chỉ giới hạn

ở các ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngôn từ trong tiếng Anh và để ngỏ vấn đề so sánh ẩn

dụ niệm trên cơ sở văn hóa Lakoff và Johnson phát hiện người Anh bản ngữ ýniệm hóa thời gian thông qua tiền bạc, và hai ông cho rằng không nhất thiết hiệntượng này xảy ra đối với tất cả các nền văn hóa Deignan , A & Gabrys, D., andSolska, A [56], cho rằng ẩn dụ là một đặc trưng có mặt trong tất cả các ngôn ngữ

tự nhiên và một số ẩn dụ ý niệm có thể mang tính chất phổ quát ở nhiều nền vănhóa và ngôn ngữ, thế nhưng không thể có hai nền ngôn ngữ –văn hóa có chungmột hệ thống ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngôn ngữ hoàn toàn như nhau Nhiều côngtrình nghiên cứu tiếp theo sau (Charteris-Black & Ennis [52], Charteris-Black &Musolff [53], Chung và các tác giả khác [54], Deignan & Potter [57], Neumann

Trang 33

[91], Schmidt [95], Bratoz [49] đã so sánh ẩn dụ trong tiếng Anh với ẩn dụ trongcác ngôn ngữ khác và dẫn đến kết luận rằng các yếu tố văn hóa đã có ảnh hưởnglớn đến việc chọn và sử dụng ẩn dụ của người viết hoặc người nói.

Thứ hai, cấu trúc của ẩn dụ ý niệm mang tính chất bán phần Quá trình đồhọa một lĩnh vực nhằm làm sáng tỏ một lĩnh vực khác chỉ xảy ra đối với một số chứkhông phải toàn bộ các đặc tính của lĩnh vực nguồn Khi chúng ta nói về ý niệm

“lập luận” như một ý niệm trừu tượng thuộc lĩnh vực đích, chúng ta sử dụng ẩn dụQUỐC GIA LÀ MỘT NGÔI NHÀ, và như vậy chúng ta có thể suy nghĩ về cấu trúccủa quốc gia có thể vững chắc hay yếu ớt, có thể đứng vững hay sụp đổ, thế nhưnghiếm khi chúng ta nói về cửa sổ hay cầu thang của các quốc gia Từ đó có thể nói ẩn

dụ ý niệm QUỐC GIA LÀ MỘT NGÔI NHÀ có những bộ phận được sử dụng và

có những bộ phận không được sử dụng

Đặc tính thứ ba của ẩn dụ ý niệm là tính đồ họa đa chiều Một ý niệm đơn lẻ

có thể có nhiều ẩn dụ ý niệm miêu tả nhiều bình diện của nó

Thứ tư, việc chọn lựa các ý niệm để đồ họa lên các ý niệm khác không xảy

ra một cách ngẫu nhiên mà có thể theo những cách thức cụ thể Đa số các lĩnh vực

ý niệm nguồn đều cụ thể và các lĩnh vực ý niệm đích đều trừu tượng Theo Lakoff[78] thì chúng ta thường ý niệm hóa các đối tượng phi vật chất thông qua các đốitượng vật chất: chúng ta đồ họa từ một lĩnh vực có thể thấy, cảm giác được, hiểuđược sang một lĩnh vực chúng ta không thấy hoặc không hiểu được dễ dàng bằng.Đây là quan điểm rất quan trọng của lý thuyết ẩn dụ ý niệm

Đặc tính thứ năm là khả năng làm nổi bật hoặc che dấu Theo lý thuyết ẩn

dụ ý niệm, một ý niệm có thể được nhận hiểu bằng cách đồ họa một số bình diệnnhất định của các ý niệm khác lên bản thân nó, và rồi nó được dùng trong ngữcảnh giống như các ý niệm của lĩnh vực nguồn Ẩn dụ TRÍ NÃO LÀ VẬT THỂ

DỄ VỠ nhấn mạnh đến sức mạnh tâm lý của ý niệm “trí não”, còn ẩn dụ TRÍ NÃO

LÀ MỘT BỘ MÁY thì lại làm nổi trội các mức độ hiệu năng của trí não Chứcnăng che dấu một số bình diện của ý niệm thì được hiểu như sau: Trong ẩn dụ ống

Trang 34

dẫn thì nghĩa được xem như vật thể, biểu thức ngôn ngữ được xem như vật chứa,còn hành động giao tiếp được xem như việc chuyển gửi: Lời ông ấy nói chứa rất ítnghĩa” Ẩn dụ ý niệm này che dấu một điều là từ và câu muốn có nghĩa phải phụthuộc vào ngữ cảnh và phụ thuộc vào người nói nữa Cũng như vậy, ẩn dụ CHIẾNTRANH LÀ MÔN THỂ THAO CẠNH TRANH có thể ý niệm hóa chiến tranhthành một ván cờ, một trận đấu quyền anh nhưng đồng thời nó cũng che dấu hoặclàm mờ nhạt đi các bình diện khác như chết chóc, thương vong, đại bác.

Đặc tính thứ sáu là tính hệ thống trong cấu trúc ẩn dụ Cụ thể, trong ẩnCHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH, có thể nhận thấy tính hệ thống của cấu trúc ẩn

dụ này được thể hiện qua các đơn vị tương đương về nhận thức và các đơn vịtương đương bản thể được thể hiện qua bảng biểu do chúng tôi đã khảo sát tư liệu

và khái quát lên như sau:

Chỉ huy/tổng tư lệnh trận chiến  Các chính trị gia

Những người lính tham chiến  Các phe phái chính chị

Kẻ thù trong cuộc chiến  Các thế lực đối lập, thù nghịch

trên chính trường

Vũ khí sử dụng trong cuộc chiến  Các chính sách địa chính trị

Chiến thuật trong chiến tranh  Các chiến lược chính trị

Chiến thắng hay thất bại trong chiến

tranh

 Chiến thắng hay thất bại trênchính trường

Đặc tính thứ bảy là tính tầng bậc trong cấu trúc ẩn dụ Các phép đồ họa ẩn

dụ không tồn tại tách biệt với nhau mà đôi lúc chúng được tổ chức theo một cấutrúc tầng bậc Trong cấu trúc này thì các ẩn dụ ý niệm ở cấp độ thấp hơn ( ẩn dụphái sinh) sẽ thừa hưởng cấu trúc của ẩn dụ có cấp độ cao hơn nó (ẩn dụ cơ sở)

Theo Lakoff [79], ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT HÀNH TRÌNH và NGHỀNGHIỆP LÀ MỘT HÀNH TRÌNH có thể được gộp lại thành một nhóm nhỏ và ở

Trang 35

trên chúng là ẩn dụ CUỘC SỐNG CÓ MỤC ĐÍCH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH Đếnlượt ẩn dụ này lại là cụ thể hóa của ẩn dụ tầng bậc cao hơn, đó là ẩn dụ cấu trúc sựtình HÀNH ĐỘNG LÀ CHUYỂN ĐỘNG ĐƯỢC ĐỊNH HƯỚNG Cùng cấp với

ẩn dụ này là các đồ họa ý niệm

TRẠNG THÁI LÀ NƠI CHỐN

THAY ĐỔI LÀ CHUYỂN ĐỘNG

NGUYÊN NHÂN LÀ LỰC TÁC ĐỘNG

HÀNH ĐỘNG LÀ CHUYỂN ĐỘNG TỰ ĐẨY

PHƯƠNG TIỆN LÀ ĐƯỜNG ĐẾN ĐÍCH

1.2.1.2 Các khái niệm liên quan đến ẩn dụ ý niệm

a Ý niệm (concept) và ý niệm hoá (conceptualization)

Ý niệm (concept) là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của ngôn ngữ họctri nhận Ý niệm được hiểu là một đơn vị của ý thức, là những biểu tượng tinh thầnphản ánh cách thức con người tri giác về thế giới xung quanh mình và tương tác vớithế giới đó Ý niệm bao gồm cả những sự liên tưởng và những ấn tượng là mộttrong những kinh nghiệm của người sử dụng ngôn ngữ Ý niệm bao quát các bìnhdiện chức năng dụng học, tương tác và xã hội - văn hóa của ngôn ngữ trong sửdụng Ý niệm không chỉ là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vàođầu óc con người, mà còn là sản phẩm của quá trình tri nhận Ý niệm vừa mang tínhnhân loại, vừa mang tính dân tộc vì nó gắn chặt với ngôn ngữ và văn hóa của dântộc Nói cách khác, ý niệm không chỉ là quá trình tư duy, quá trình phản ánh thếgiới khách quan vào đầu óc con người, mà còn là sản phẩm của hoạt động tri nhận,chứa đựng tri thức và sự hiểu biết của con người về thế giới trên cơ sở đúc kết vàtruyền bá kinh nghiệm từ đời này qua đời khác, với đặc tính nhân loại phổ quát vàđặc thù dân tộc

Trang 36

Như vậy, ý niệm chính là kết quả, là sản phẩm của hoạt động tri nhận củacon người về thế giới xung quanh cũng như chính bản thân mình qua tương tác vớithế giới Cũng có thể hiểu ý niệm được hình thành trong ý thức của con người vàđược khởi phát từ những kinh nghiệm mà con người thu được thông qua quá trìnhtri giác thế giới bằng các cơ quan cảm giác Ý niệm có thể được biểu hiện bằngngôn từ cũng có thể không, khi biểu hiện ra ngôn từ, chúng có thể xuất hiện dướihình thức là từ hoặc câu.

Ý niệm hóa (conceptualization) cũng là một trong những luận thuyết cơ bảncủa ngôn ngữ học tri nhận Nếu ý niệm là sản phẩm của hoạt động tri nhận của conngười thì ý niệm hóa có thể được hiểu chính là hoạt động tri nhận để hình thành nênnhững ý niệm Ý niệm hóa vì thế bao gồm trong nó nhiều quá trình tinh thần khácnhau Theo Talmy (2000) [85] có 4 loại quá trình tinh thần trong ý niệm hóa: sơ đồhóa cấu trúc (structural schematization); phối cảnh (deployment of perspective);phân bổ chú ý (distribution of attention); động lực (force dynamics) [77] CònLangacker (1987) [84] cho rằng có 3 loại quá trình ý niệm hóa, có thể được chianhư sau:

1) lựa chọn (selection);

2) phối cảnh (gồm hình (figure)/nền (ground), điểm nhìn (viewpoint),chỉ xuất (deixis), chủ quan (subjectivity)/ khách quan(objectivity))

3) trừu tượng (abstraction)

Johnson M (1987) [72], Lakoff và Turner (1989) [79] còn nhắc đến cáclược đồ hình ảnh; ẩn dụ và hoán dụ ý niệm như là những quá trình tinh thần cơ bảnnhất đối với sự ý niệm hóa trong ngôn ngữ Những quá trình tinh thần này có thểhoạt động theo những cách thức khác nhau và những cách thức hoạt động khácnhau ấy kiến tạo nên những sự ý niệm hóa khác nhau đối với mỗi sự tình Rộnghơn, theo quan niệm “cách nhìn thế giới” của V Humboldt được Trần Văn Cơ(2011) [4] nhắc đến liên quan đến văn hoá, ngôn ngữ là linh hồn dân tộc; trong mỗi

Trang 37

ngôn ngữ tự nhiên đều ẩn chứa một cách nhìn thế giới đặc thù, tức là một cách trigiác (perceive), một cách nhận thức (conceive) về thế giới của cộng đồng văn hoá-bản ngữ đó, vừa có cái ‘chung’ vừa có cái ‘riêng’ so với các cộng đồng văn hoá-bản ngữ khác Cách nhìn thế giới ấy ở mỗi ngôn ngữ, một mặt, là "ngây thơ" vì nó

có nhiều điểm khác với cách nhìn khoa học; nhưng nó cũng không phải là "sơ khai"(primitive), vì nhiều khi nó có thể còn phức tạp hơn và thú vị hơn cả cách nhìn khoahọc: thí dụ, những nghiên cứu mới đây về thế giới nội tâm của con người (như cảmxúc, tình cảm) trên dẫn liệu ngôn ngữ cho thấy những cách thức con người hìnhdung về nó là kết quả kinh nghiệm hàng ngàn năm của biết bao thế hệ đúc kết nên

và có tác dụng dẫn đường rất to lớn cho con người trong cái thế giới tinh thần bêntrong đầy bí ẩn đó

Như vậy, ý niệm hóa chính là những quá trình tinh thần để kiến tạo(construction) ý nghĩa, hình thành nên ý niệm Sự ý niệm hóa về cùng một sự vật cóthể là không giống nhau giữa các cá nhân, càng không hoàn toàn giống nhau giữacác cộng đồng văn hóa dân tộc Tuy nhiên, các quá trình tinh thần ấy đều phải bắtđầu từ việc tổng hợp những kết quả thu nhận được bởi tri giác cảm tính thông quanăm giác quan của con người Từ sự ý niệm hóa của con người, những hình ảnh củathế giới được hình thành

b Miền (domain), miền nguồn (source domain), miền đích (target domain)

Langacker (1987) định nghĩa: “Miền là những thực thể tri nhận như trải nghiệmtinh thần, không gian trình hiện, ý niệm, hoặc phức hợp ý niệm” Như vậy, miền là tậphợp các ý niệm có liên quan đến một nội dung tinh thần như các thực thể tri nhận,thuộc tính, quan hệ Các thực thể tri nhận thường được thể hiện bằng danh từ, chúngtạo thành những nhóm riêng lẻ, mỗi nhóm gồm một số thành viên với các thuộc tínhtương đồng Các thuộc tính và quan hệ tạo thành hệ thống các phương diện của miền ýniệm, được thể hiện trong ngôn ngữ bằng tính từ hoặc động từ [84]

Miền nguồn và miền đích là thuật ngữ quy chiếu tới các miền ý niệm trongcấu trúc ẩn dụ ý niệm Kövecses (2003) định nghĩa “miền nguồn là miền ý niệm mà

từ đó

Trang 38

người ta rút ra các biểu thức ẩn dụ để từ đó có thể hiểu một miền ý niệm khác; miềnđích là miền ý niệm được hiểu thông qua cách sử dụng của miền nguồn” [73].

So sánh giữa hai miền ý niệm, miền nguồn thường cụ thể, có thể phác họa rõràng, dễ nhận biết hoặc đã được ý niệm hóa trong tâm trí con người trong khi miềnđích thường trừu tượng, khó xác định hoặc còn mới mẻ đối với nhận thức và kinhnghiệm Bởi thế việc phóng chiếu qua miền nguồn giúp xây dựng các lược đồ hìnhảnh đối ứng để làm công cụ tri nhận giúp việc nhận thức về miền đích trở nên khả thi

và dễ dàng hơn Theo cách đó, ẩn dụ ý niệm giúp những khái niệm vô hình, khó hiểutrở nên có thể hiểu được

Các khái niệm này là căn cứ để luận án tìm hiểu về miền ý niệm và các miềnnguồn, miền đích có liên quan tới miền ý niệm này theo quan hệ ẩn dụ

c Ánh xạ (mapping)

Theo quan điểm tri nhận, thuật ngữ mapping (ánh xạ) là một trong nhữngthuật ngữ chìa khóa của ngôn ngữ học tri nhận Theo Kövecses (2003), trong cấutrúc ẩn dụ ý niệm, ánh xạ là “một hệ thống cố định các tương ứng giữa các yếu tốhợp thành miền nguồn và miền đích” [73]

Kövecses [73] đã liệt kê 13 miền nguồn phổ biến nhất trong ẩn dụ ý niệm, baogồm CƠ THỂ CON NGƯỜI, SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT, MÁY MÓC VÀ THIẾT

BỊ, TRÒ CHƠI VÀ THỂ THAO, NẤU NƯỚNG VÀ MÓN ĂN, CHUYỂN ĐỘNGVÀ

ĐỊNH HƯỚNG… và 13 miền đích có xu hướng sử dụng ẩn dụ ý niệm để quy chiếu,bao gồm TÌNH CẢM, MONG MUỐN, ĐẠO ĐỨC, XÃ HỘI, CHÍNH TRỊ,KINH

TẾ… Tuy nhiên, khi khảo sát và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để lựa chọn miền nguồnphổ biến, chúng tôi nhận thấy 2 miền nguồn Chính trị và Quốc gia là tiêu biểu và xuấthiện chủ yếu trong tiêu đề và sa-pô báo chí Anh- Việt Mặc dù 2 miền nguồn này cóthể đã xuất hiện ở một số nghiên cứu khác trước đó (như trong luận án của NguyễnTiến Dũng, 2019 [8] và Hồ Thị Thoa, 2021 [40]) nhưng nghiên cứu ở phần tiêu đề vàsa-pô vốn là phần rất quan trọng của bài báo thì chưa có công trình nào nghiên cứu về

Trang 39

vấn đề này Bởi thực tế, báo chí liên quan mật thiết đến độc giả, nhất là trong thời đại4.0 ngày

Trang 40

nay, độc giả cần lượng thông tin nhiều và để tiết kiệm thời gian, nắm được bao quát sựkiện thì tiêu đề và sa-pô càng đóng vai trò thiết yếu.

Căn cứ vào cách dùng của G.Lakoff và Johnson trong “Metaphors we live by”thì mapping được hiểu theo nghĩa toán học, tức là ánh xạ dựa trên những điểmtương ứng Nếu trong miền nguồn có điểm A thì sẽ có ánh xạ A’ trong miền đích,nếu trong miền nguồn có điểm B thì sẽ có ánh xạ B’ trong miền đích [78]

Ví dụ: Lược đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT (do chúng tôi đã khảo sát tư liệu

và khái quát lên như sau)

Thuộc tính của miền nguồn

(nhiệt)

Thuộc tính miền đích (chính trị)

Các dạng nhiệt lượng vật lý (nóng, lạnh) Các trạng thái chính trị

Các thang đo nhiệt lượng Thang đo mức độ bình ổn hay bất ổn

của hệ thống/sự kiện chính trị

Các hình thức biểu hiện của nhiệt và nguy

Các biểu hiện của trạng thái chính trị

và nguy cơ đối với hệ thống

Tác động của nhiệt đến môi trường xung

quanh

Tác động của các sự kiện chính trị đến đời sống xã hội

Như vậy, các sơ đồ ánh xạ không mang tính chất quy ước mà bắt nguồn từ

sự vận động của thân thể con người trong không gian, từ các trải nghiệm và sự hiểu biết trong đời sống hàng ngày Lý thuyết ánh xạ là cơ sở căn bản để triển khai nội dung của Chương 2.

d.Thuyết nghiệm thân (embodiment) và lược đồ hình ảnh (image schema)

Trong ngôn ngữ học tri nhận, “nghiệm thân” là một luận điểm quan trọng.Lakoff (1987) [77] cho rằng: “những cấu trúc dùng để kết nối hệ thống ý niệm củachúng ta đều nảy sinh từ những kinh nghiệm nghiệm thân và được hiểu theo nhữngtrải nghiệm đó; thêm nữa, hạt nhân hệ thống ý niệm của chúng ta trực tiếp bắt rễ từ

Ngày đăng: 26/05/2023, 11:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (2003), "Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí" , Nxb Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí
Tác giả: Hoàng Anh
Nhà XB: Nxb Lao Động
Năm: 2003
2. Nguyễn Văn Chiến (1992), "Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á" , Nxb Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Nhà XB: Nxb Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội
Năm: 1992
3. Trần Văn Cơ (2009), “Khảo luận ẩn dụ tri nhận”, Nxb Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khảo luận ẩn dụ tri nhận”
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2009
4. Trần Văn Cơ (2011), “Ngôn ngữ học tri nhận: Từ điển, tường giải và đối chiếu”, Nxb Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ngôn ngữ học tri nhận: Từ điển, tường giải và đối chiếu”
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: Nxb Phương Đông
Năm: 2011
5. Nguyễn Đức Dân (2004), “Ý tại ngôn ngoại, những thông tin chìm trong báo chí”, Ngôn ngữ (2), tr.1-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ý tại ngôn ngoại, những thông tin chìm trong báochí”
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 2004
6. Nguyễn Đức Dân (2004), “Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 2004
7. Nguyễn Đức Dân (2007), "Ngôn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản" , Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
8. Nguyễn Tiến Dũng (2019), “Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị (trên tư liệu tiếng Anh và tiếng Việt)”, Học viện Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị (trên tư liệu tiếng Anh và tiếng Việt)”
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2019
9. Nguyễn Thị Vân Đông (2003), “Đôi điều nên biết về tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điều nên biết về tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt”, "Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Đông
Năm: 2003
10. Nguyễn Thị Vân Đông (2005), “Tiêu đề báo tiếng Anh và tiếng Việt dạng ngữ cố định” ,Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1 + 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu đề báo tiếng Anh và tiếng Việt dạng ngữ cố định”
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Đông
Năm: 2005
11. Fabience Gérault (2006), "Kỹ năng viết bài" , Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng viết bài
Tác giả: Fabience Gérault
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2006
12. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015), "Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn" , Sách chuyên khảo Học viện khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hạnh
Năm: 2015
13. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Đoàn Hồng Nhung (2018), “Ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và sa-pô báo chí tiếng Việt (trên cứ liệu Báo Nhân dân điện tử)”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 7 (274), tr.9-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ ý niệm trong tiêuđề và sa-pô báo chí tiếng Việt (trên cứ liệu Báo "Nhân dân điện tử")”, "Tạp chíNgôn ngữ và Đời sống
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hạnh, Đoàn Hồng Nhung
Năm: 2018
14. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2019), “Ẩn dụ ý niệm “Con người là hàng hóa”trong các tiêu đề báo chí thể thao tiếng Việt”, Kỷ yếu Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc, Đại học Thủ Dầu Một Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ ý niệm “Con người là hàng hóa”trong các tiêu đề báo chí thể thao tiếng Việt”, "Kỷ yếu Hội thảo Ngôn ngữ họctoàn quốc
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hạnh
Năm: 2019
15. Vũ Quang Hào (2004), "Ngôn ngữ báo chí" , Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2004
16. Cao Xuân Hạo (2006), "Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng" , Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Khoahọc xã hội
Năm: 2006
17. Loic Hervouet (1999), "Viết cho độc giả" , Hội nhà báo Việt Nam xuất bản ( Lê Hồng Quang dịch ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết cho độc giả
Tác giả: Loic Hervouet
Năm: 1999
18. Nguyễn Văn Hiệp (2008), "Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp" , Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2008
19. Nguyễn Thanh Hương (2001), Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9 + 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ củacác đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại
Tác giả: Nguyễn Thanh Hương
Năm: 2001
20. Bùi Mạnh Hùng (2008), "Ngôn ngữ học đối chiếu" , Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w