1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của tổng công ty tư vấn xây dựng thủy lợi việt nam ct cổ phần

73 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Dài Hạn Của Tổng Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Thủy Lợi Việt Nam - CTCP
Tác giả Lê Văn Hùng
Trường học ĐH Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành TCDN
Thể loại chuyên đề
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 602,5 KB

Cấu trúc

  • 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP (3)
    • 1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp (3)
    • 1.1.2. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp (5)
      • 1.1.2.1. Khái niệm tài sản dài hạn của doanh nghiệp (5)
      • 1.1.2.2. Phân loại tài sản dài hạn của doanh nghiệp (5)
  • 1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP (10)
    • 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp (10)
    • 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn (11)
  • 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP (11)
    • 1.3.1 Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân (11)
    • 1.3.2. Tổ chức sản xuất - kinh doanh (13)
    • 1.3.3. Đặc điểm sản xuất – kinh doanh (13)
    • 1.3.4. Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp (14)
    • 1.3.5. Công tác thẩm định dự án (19)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THỦY LỢI VIỆT NAM -CTCP 21 2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THỦY LỢI VIỆT (3)
    • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (21)
    • 2.1.2. Cơ cấu thể chế (22)
    • 2.1.3. Chức năng hoạt động của Tổng Công ty (23)
    • 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI VIỆT NAM - CTCP (29)
      • 2.2.1. Số liệu tài chính tổng hợp trong 3 năm 2008-2010 (29)
      • 2.2.2 Phân tích cơ cấu tài sản của Tổng công ty (32)
      • 2.2.3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty (33)
      • 2.2.4 Thực trạng tài sản của Công ty (34)
        • 2.2.4.1. Thực trạng tài sản dài hạn của Công ty (36)
        • 2.2.4.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam (40)
    • 2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI VIỆT NAM – CTCP (42)
      • 2.3.1. Kết quả đạt được (42)
      • 2.3.2. Nhận xét về sử dụng tài sản dài hạn (46)
      • 2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng Tài sản dài hạn tại công ty (47)
        • 2.3.3.1 Nhân tố con người (47)
        • 2.3.3.2 Đòi hỏi của thị trường trong tương lai và khả năng tài chính của Công ty (48)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THỦY LỢI VIỆT NAM 50 (21)
    • 3.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam (50)
      • 3.1.1 Định hướng phát triển của ngành Thủy lợi Việt Nam trong thời (50)
        • 3.1.2.1 Các mục tiêu chủ yếu của HEC (50)
        • 3.1.2.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn (51)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty (52)
      • 3.2.1 Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định cho cán bộ quản lý và kỹ thuật viên, công nhân trược tiếp khảo sát thi công (52)
      • 3.2.2 Hoàn thiện công tác giữ gìn và sửa chữa tài sả cố định trong công ty (57)
    • 3.4. KIẾN NGHỊ (62)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU PAGE MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau, song mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ[.]

TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

Khái niệm, phân loại doanh nghiệp

Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân.

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh doanh: Kinh doanh cá thể, Kinh doanh góp vốn, Công ty.

Kinh doanh cá thể: Là loại hình được thành lập đơn giản nhất, không cần phải có điều lệ chính thức và ít chịu sự quản lý của Nhà nước Doanh nghiệp này không phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp, tất cả lợi nhuận bị tính thuế thu nhập cá nhân Ngoài ra, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các khoản nợ, không có sự tách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp Thời gian hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào tuổi thọ của người chủ Tuy nhiên, khả năng thu hút vốn bị hạn chế bởi khả năng của người chủ.

Kinh doanh góp vốn: Việc thành lập doanh nghiệp này dễ dàng và chi phí thành lập thấp Theo hình thức kinh doanh này, các thành viên chính thức có trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ Mỗi thành viên có trách nhiệm đối với phần tương ứng với phần vốn góp Nếu như một thành viên không hoàn thành trách nhiệm trả nợ của mình, phần còn lại sẽ do các thành viên khác hoàn trả Doanh nghiệp tan vỡ khi một trong các thành viên chính thức chết hay rút vốn Ngoài ra, lãi từ hoạt động kinh doanh của các thành viên phải chịu thuế thu nhập cá nhân Khả năng về vốn của doanh nghiệp này hạn chế.

Công ty: Là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba loại lợi ích: lợi ích của các cổ đông (chủ sở hữu), của hội đồng quản trị và của các nhà quản lý Theo truyền thống, cổ đông kiểm soát toàn bộ phương hướng, chính sách và hoạt động của công ty Cổ đông bầu nên hội đồng quản trị, sau đó hội đồng quản trị lựa chọn ban quản lý Các nhà quản lý quản lý hoạt động của công ty theo cách thức mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông Việc tách rời quyền sở hữu khỏi các nhà quản lý mang lại cho công ty các ưu thế so với kinh doanh cá thể và góp vốn:

- Quyền sở hữu có thể dễ dàng chuyển cho cổ đông mới.

- Sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng cổ đông.

- Trách nhiệm của cổ đông chỉ giới hạn ở phần vốn mà cổ đông góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn).

Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với quy mô và trình độ phát triển nhất định Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động với tư cách là các công ty Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp.

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm tài sản dài hạn của doanh nghiệp

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn Tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản tài sản tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác.

1.1.2.2 Phân loại tài sản dài hạn của doanh nghiệp

Các khoản phải thu dài hạn: là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm.

Bất động sản đầu tư: là những bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay cho các mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.

Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

- Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy.

Nguyên giá của bất động sản đâu tư bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp, như: phí dịch vụ tư vấn luật pháp liên quan, thuế trước bạ và các chi phí giao dịch liên quan khác.

Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy.

- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

- Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định là một trong các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi vì:

- Tài sản cố định là yếu tố quyết định năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhờ đổi mới tài sản cố định mới có được năng suất cao, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, chi phí tạo ra sản phẩm, dịch vụ thấp tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đó làm tăng doanh thu và do đó doanh nghiệp mới có đủ sức cạnh trạnh trên thị trường Xét trên góc độ này, đầu tư đổi mới tài sản cố định kịp thời, hợp lý trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.

- Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, sự nhạy cảm trong đầu tư đổi mới tài sản cố định là một nhân tố quan trọng để giảm chi phí như: Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, hạ thấp hao phí năng lượng, giảm chi phí biến đổi để tạo ra sản phẩm và là biện pháp rất quan trọng để hạn chế hao mòn vô hình trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, mạnh như hiện nay.

Tài sản cố định được phân loại dựa trên các tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Thông thường có một số cách thức phân loại chủ yếu sau:

+ Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:

Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành hai loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn…

Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình Thông thường, tài sản cố định vô hình bao gồm: Quyền sử dụng đất có thời hạn, nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, phần mềm máy vi tính, bản quyền, bằng sáng chế,…

Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định theo hình thái biểu biện, là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định.

+ Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng:

Dựa theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm hai loại:

Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố định đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp.

Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: Là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng.

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp

Hiệu quả được coi là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định Như vậy, hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu hành động trong quan hệ với chi phí bỏ ra và hiệu quả được xem xét trong bối cảnh hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng được xem xét dưới quan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu.

Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay đều phải quan tâm tới hiệu quả kinh tế Đó là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.

Hiệu quả kinh tế được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu xác định trong quá trình sản xuất – kinh doanh.

Mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như: Tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu, tối đa hoá hoạt động hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp,… song tất cả các mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Để đạt được mục tiêu này, tất cả các doanh nghiệp đều phải nỗ lực khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả tài sản của mình.

Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp sao cho quá trình sản xuất - kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

- Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Trong đó: TSDH bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSDH có ở đầu kỳ và cuối kỳ.

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị giá trị TSDH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu.

- Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSDH Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân

Có thể nói, con người là nhân tố quan trọng trong bất cứ hoạt động nào. Trong hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng vậy, con người đóng vai trò

Doanh thu thuần TSDH bình quân trong kỳ Hiệu suất sử dụng TSDH Lợi nhuận sau thuế TSDH bình quân trong kỳ

Hệ số sinh lợi TSDH quyết định đến hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng, đặc biệt là trình độ cán bộ quản lý và tay nghề người công nhân.

Trước hết, về trình độ cán bộ quản lý: Trình độ cán bộ quản lý thể hiện ở trình độ chuyên môn nhất định, khả năng tổ chức, quản lý và ra quyết định. Nếu cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, khả năng tổ chức, quản lý tốt đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp và tình hình thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản cao, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Nếu khả năng tổ chức, quản lý kém, quyết định sai lầm thì tài sản sẽ không được sử dụng một cách hiệu quả dẫn đến doanh nghiệp có thể thua lỗ, thậm chí phá sản Như vậy, trình độ cán bộ quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp Do đó, yêu cầu đối với bộ phận này là rất cao, họ cần có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời cho doanh nghiệp.

Thứ hai, về trình độ tay nghề của công nhân: bộ phận công nhân là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên là nhân tố trực tiếp sử dụng tài sản của doanh nghiệp Đối với công nhân sản xuất có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo, tự chủ trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình vận hành thì tài sản sẽ được sử dụng hiệu quả hơn đồng thời sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, hạ giá thành góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu trình độ tay nghề người công nhân thấp, không nắm bắt được các thao tác kỹ thuật, ý thức bảo quản máy móc kém sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, giảm tuổi thọ của máy móc làm tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm Điều đó có thể làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản giảm.

Tổ chức sản xuất - kinh doanh

Một quy trình sản xuất – kinh doanh hợp lý sẽ khắc phục được tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các khâu, góp phần tiết kiệm nguồn lực, tăng năng suất lao động, giảm chi phí bất hợp lý, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, có nhiều giải pháp thực hiện chiến lược phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và phù hợp với nhu cầu thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản sẽ cao.

Ngoài ra, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi mới trang thiết bị thì sẽ giảm được hao mòn vô hình của tài sản cố định, nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đặc điểm sản xuất – kinh doanh

Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau về ngành nghề kinh doanh sẽ đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau nên hệ số sinh lợi của tài sản cũng khác nhau Doanh nghiệp có đặc điểm hàng hoá khác nhau và đối tượng khách hàng khác nhau nên chính sách tín dụng thương mại cũng khác nhau dẫn đến tỷ trọng khoản phải thu khác nhau Như vậy, đặc điểm sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tác động quan trọng đến hiệu quả sử dụng tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tài sản, vòng quay và hệ số sinh lợi của tài sản.

Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp

Quản lý tài sản một cách khoa học, chặt chẽ sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Quản lý tài sản của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu trong các nội dung sau:

* Quản lý các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động đầu tư tài chính dài hạn chính là tổng mức lợi nhuận Tổng mức lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Ngoài việc so sánh theo hướng xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn, còn phân tích sự biến động tổng mức lợi nhuận do ảnh hưởng của 3 nhân tố:

- Tổng doanh thu hoạt động đầu tư tài chính dài hạn.

- Mức chí phí để tạo ra một đồng doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn.

- Mức lợi nhuận được tạo từ một đồng chi phí hoạt động đầu tư tài chính dài hạn.

Từ mối quan hệ trên, có thể xây dựng phương trình kinh tế sau:

Tổng mức lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính dài hạn = Tổng doanh thu hoạt động đầu tư tài chính dài hạn*Mức chi phí cho một đồng doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn*Mức lợi nhuận được tạo ra từ một đồng chi phí hoạt động đầu tư tài chính dài hạn.

Vận dụng phương pháp loại trừ có thể phân tích sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, doanh nghiệp đánh giá, phân tích và xem xét trong số các hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động nào mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, nhằm lựa chọn hướng đầu tư, loại hình đầu tư, quy mô đầu tư, danh mục đầu tư hợp lý nhất và đạt kết quả cao nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp.

* Quản lý tài sản cố định Để đạt được các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp phải xác định quy mô và chủng loại tài sản cần thiết cho quá trình sản xuất – kinh doanh Đây là vấn đề thuộc đầu tư xây dựng cơ bản, đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ càng các quyết định về đầu tư dựa trên cơ sở các nguyên tắc và quy trình phân tích dự án đầu tư Nếu mua nhiều tài sản cố định mà không sử dụng hết sẽ gây ra sự lãng phí vốn, song nếu phương tiện không đủ so với lực lượng lao động thì năng suất sẽ giảm Trên cơ sở một lượng tài sản cố định đã mua sắm, một mặt doanh nghiệp phải tận dụng tối đa thời gian và hiệu suất của máy, thực hiện an toàn, tiết kiệm trong vận hành máy, cố gắng khấu hao nhanh để sớm đổi mới và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại Điều đó sẽ tạo tiền đề cho doanh nghiệp luôn luôn được đổi mới theo hướng tích cực, hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường, mang tính cạnh tranh cao.

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định cho thấy khấu hao có tác động lớn đến các chỉ tiêu Do đó, doanh nghiệp cần xác định phương pháp tính khấu hao tài sản cố định cho thích hợp.

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất – kinh doanh, do chịu nhiều tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên tài sản cố định bị giảm dần về giá trị, hay còn gọi là hao mòn Có hai loại hao mòn TSCĐ là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

- Hao mòn hữu hình là loại hao mòn do quá trình sử dụng và do tác động của môi trường, hình thái vật chất của TSCĐ bị mài mòn, biến dạng, gãy, vỡ, hỏng…

- Hao mòn vô hình là loại hao mòn do tiến bộ của khoa học công nghệ, một loại máy móc, thiết bị mới ra đời ưu việt hơn làm TSCĐ bị giảm giá hoặc lỗi thời.

Do TSCĐ bị hao mòn như vậy, doanh nghiệp cần tạo lập quỹ để thu hồi, tái đầu tư vào tài sản mới, doanh nghiệp cần trích khấu hao cho TSCĐ. Trích khấu hao TSCĐ là việc tính chuyển một phần giá trị của TSCĐ tương ứng với phần hao mòn vào giá thành sản phẩm và sẽ thu hồi được phần giá trị đó thông qua tiêu thụ sản phẩm.

Việc xác định mức trích khấu hao là công việc tương đối phức tạp. Trước tiên, doanh nghiệp phải xác định tốc độ hao mòn của tài sản Điều này rất khó khăn do xác định hao mòn hữu hình đã khó, xác định hao mòn vô hình còn khó hơn, nó đòi hỏi sự hiểu biết, khả năng dự đoán của doanh nghiệp Khi đã xác định được mức độ hao mòn, doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến các yếu tố sau:

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm do TSCĐ đó chế tạo trên thị trường Do tình hình tiêu thụ tác động trực tiếp đến giá bán sản phẩm đồng thời cho biết lượng cầu sản phẩm của doanh nghiệp là bao nhiêu và hoạt động của TSCĐ sẽ ở mức công suất nào và kéo theo nó hao mòn ở mức độ nào.

- Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ là vốn chủ sở hữu hay vốn vay.

- Ảnh hưởng của thuế đến việc trích khấu hao Do việc trích khấu hao ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp.

- Quy định của Nhà nước trong việc tính khấu hao: Nhà nước có quy định quản lý trong việc trích khấu hao TSCĐ như phương pháp tính khấu hao, thời gian sử dụng định mức của TSCĐ, tác động trực tiếp đến mức trích khấu hao hàng kỳ của doanh nghiệp.

Việc lựa chọn được phượng pháp tính khấu hao TSCĐ thích hợp là biện pháp quan trọng để bảo toàn vốn cố định và cũng là một căn cứ quan trọng để xác định thời gian hoàn vốn đầu tư vào tài sản cố định từ các nguồn tài trợ dài hạn Thông thường có các phương pháp khấu hao chủ yếu sau:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng:

Phương pháp này có ưu điểm là cách tính đơn giản, dễ hiểu Mức khấu hao được tính vào giá thành sản phẩm ổn định, tạo điều kiện ổn định giá thành sản phẩm Nhưng phương pháp này không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ vào giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụng TSCĐ khác nhau, khả năng thu hồi vốn đầu tư chậm, làm cho TSCĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.

Mkh: Số khấu hao hàng năm

NG: Nguyên giá của TSCĐ

T: Thời gian sử dụng định mức của TSCĐ

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THỦY LỢI VIỆT NAM -CTCP 21 2.1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THỦY LỢI VIỆT

Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam–CTCP (viết tắt là: HEC) tiền thân là Cục thiết kế thuỷ lợi trực thuộc Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc thành lập năm 1955, được phê duyệt phương án cổ phần hoá công ty mẹ theo Quyết định số 3075/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc chuyển Công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam Và Quyết định số 1703/QĐ-BNN-ĐMDN ngày

09 tháng 6 năm 2008 về việc điều chỉnh tên gọi Tổng công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam thành Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam-CTCP HEC là tổ chức tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam.

Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, HEC đã khảo sát thiết kế thành công trên 600 công trình thuỷ lợi vừa và lớn góp phần đáng kể vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Việt Nam Ngoài ra HEC còn khảo sát thiết kế một số dự án thuỷ lợi, thuỷ điện ở Lào, Campuchia và gửi chuyên gia sang làm việc ở các nước Châu Phi

HEC không ngừng đổi mới và cải tiến để giữ vững và phát huy vai trò truyền thống của đơn vị, phấn đấu trở thành một Tổng công ty tư vấn tầm cỡ trong khu vực và thế giới Tổng công ty khẳng định một cách chắc chắn rằng tất cả sản phẩm do Tổng công ty Tư vấn xây thuỷ lợi Việt Nam cung cấp cho khách hàng đều đạt chỉ tiêu chất lượng đã đề ra với phương châm:

“Chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu và là thách thức lớn nhất đối với Tổng công ty tư vấn xây dựng thỷ lợi Việt Nam-CTCP”.

Sự hình thành và phát triển của Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam–CTCP có thể tóm tắt trong 2 giai đoạn phát triển sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chưa cổ phần hóa (Từ 1955 đến T10/2007).

Giai đoạn 2: Giai đoạn chính thức đi vào hoạt động theo mô hình cổ phần củaTổng công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam-CTCP (Từ T10/2007 đến nay).

Cơ cấu thể chế

Khái niệm công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó Quy định trong một số bộ luật, trong đó có Luật Việt Nam ghi rõ công ty cổ phần cần có tối thiểu 3 cổ đông, bất kể đó là pháp nhân hay thể nhân Tuy nhiên, các quy định đối với một công ty niêm yết thường yêu cầu công ty phải có số cổ đông lớn hơn nhiều. Các quy định cụ thể của cả 6 sàn chứng khoán Hoa Kỳ đều cho thấy điều này, từ các sàn sơ khai như Pink Sheet, OTCBB, NASDAQ, NYSE; trong đó OTCBB yêu cầu công ty ít nhất có 40 cổ đông, còn NYSE lại yêu cầu công ty phải có ít nhất 2.000 cổ đông.

Cơ quan tối cao của các công ty cổ phần là Đại hội đồng Cổ đông Các cổ đông sẽ tiến hành bầu ra Hội đồng Quản trị với Chủ tịch Hội đồng Quản trị,các Phó Chủ tịch và thành viên (kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm) Sau đó,Hội đồng quản trị sẽ tiến hành thuê, bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) và/ hoặc Giám đốc điều hành Hội đồng này cũng có thể tiến hành thuê, bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) hoặc ủy quyền cho Ban Giám đốc (công ty) làm việc này.

Quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc là quan hệ quản trị công ty. Quan hệ giữa Ban giám đốc và cấp dưới, người lao động nói chung là quan hệ quản lý Xung quanh vấn đề quan hệ giữa các chủ sở hữu là cổ đông của công ty và những người quản lý thông thường cần được tách bạch và kể cả các đại cổ đông cũng không nhất nhất là được hay có thể tham gia quản lý công ty. Để đảm bảo khách quan, nhiều công ty đã quy định chặt chẽ về điều này.

Chức năng hoạt động của Tổng Công ty

Các lĩnh vực hoạt động:

 Lập dự án đầu tư quy hoạch xây dựng thủy lợi, thủy điện, lập tổng dự toán công trình xây dựng.

+ Thiết kế công trình thủy lợi thủy điện

+ Thiết kế hệ thống điện công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.

+ Thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp đến 110KV.

+ Thiết kế lắp đặt thiết bị, công nghệ cơ khí công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.

+ Thiết kế cơ khí công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.

+ Thiết kế kiến trúc các công trình xây dựng.

 Khảo sát xây dựng các công trình bao gồm: khảo sát địa chất, khảo sát địa hình, địa chất thuỷ văn, khảo sát trắc địa, khảo sát địa vật lý, khảo sát thủy văn, môi trường.

 Khoan phụt xử lý nền móng và thân công trình thuỷ lợi, thuỷ điện

 Giám sát thi công xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện lĩnh vực giám sát:

+ Xây dựng và hoàn thiện, lắp đặt thiết bị.

+ Giám sát thi công xây dựng công trình.

+ Lĩnh vực về khảo sát địa chất, khảo sát trắc địa, khảo sát địa chất thuỷ văn.

 Tư vấn lập dự án đầu tư thiết kế, đấu thầu và hợp đồng kinh tế trong xây dựng.

 Thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế, thẩm định dự toán công trình.

 Tham gia đào tạo bồi dưỡng các chức danh tư vấn xây dựng.

 Quản lý dự án, đầu tư và xây dựng công trình

 Chuyển giao kết quả nghiên cứu KH-KT, CN mới vào thiết kế thuỷ lợi, thuỷ điện.

 Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, các dự án thuỷ lợi thuỷ điện

 Xây dựng thực nghiệm các công trình thuộc đề tài nghiên cứu chuyển giao CN.

 Thí nghiệm đất, đá, nước, nền, móng, vật liệu, kết cấu xây dựng phục vụ thiết kế, kiểm tra chất lượng công trình, kiểm định chất lượng xây dựng, xác định nguyên nhân sự cố công trình

 In đồ án thiết kế, các tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, tạp chí, sách báo theo quy định và giấy phép của cơ quan có thẩm quyền Xuất nhập khẩu, làm đại lý, dịch vụ, thương mại máy móc, thiết bị, vật tư in và tư vấn về in.

 Kinh doanh khách sạn, cho thuê bất động sản, văn phòng.

Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trong thời điểm hiện tại:

 Thiết kế a Thiết kế xây dựng thuỷ lợi

Sử dụng 352 kỹ sư, Thạc sỹ, Tiến sỹ Trong đó phần lớn là lực lượng lao động trẻ, năng động, nhiệt tình công việc cùng một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thực hành qua nhiều dự án xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện với quy mô đa dạng và nhiều loại hình khác nhau.

HEC tham gia thiết kế hầu hết các dự án phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam HEC đã lập và thiết kế nhiều dự án khôi phục công trình thuỷ lợi với tư cách chủ trì hoặc hợp tác với nước ngoài và cung cấp các dịch vụ tư vấn cho Lào và Campuchia. Đến nay HEC đã và đang thiết kế:

 55 hồ chứa có dung tích từ 10-1450 triệu m 3 gồm các loại đập đất đá hỗn hợp, đập đá đổ bê tông bản mặt, đập bê tông truyền thống và bê tông đầm lăn.

 40 trạm bơm tưới, tiêu, có lưu lượng từ 5 - 60 m 3 /s.

 Nhiều cống tưới, tiêu, ngăn mặn, thoát lũ.

 Hàng vạn công trình trên kênh như cầu máng, xiphông, tràn, cống lấy nước v.v…

 Nhiều dự án cải tạo môi trường, kè sông, kè biển.

 Trong những năm gần đây HEC đã và đang tham gia thiết kế nhiều CT thuỷ điện.

 HEC là cơ quan phản biện các công trình do các cơ quan tư vấn nước ngoài tham gia thiết kế như thuỷ điện Yaly (Nr0MW), Hàm Thuận Đa My (N00 và 175 MW), Sơn La (N600MW), sửa chữa đập Bái Thượng… b Thiết kế cải tạo môi trường

Với nhiều chuyên gia môi trường và kiến trúc sư có kinh nghiệm, HEC đã giải quyết tốt các vấn đề môi trường và sinh thái.

Bảo toàn vẻ đẹp tự nhiên, tạo dựng các kiến trúc và cảnh quan thoả mãn yêu cầu, thẩm mỹ, xáo trộn ít nhất sinh thái khu vực.

 Hàng loạt hồ chứa nước xây dựng trong các năm qua (Đại Lải, Núi Cốc, Dầu Tiếng, Đồng Mô Ngải Sơn,v.v…) đã trở thành các trung tâm du lịch, giải trí với các tiện nghi cho thuyền cập bến, pícníc, cắm trại, bãi tắm, sân gôn cho du khách. c Thiết kế Thủy điện

Tổng công ty đã tham gia thiết kế nhiều công trình thuỷ điện như: Thác Bà, Hoà Bình, Kè Gỗ, Đá Bàn, Thác Bay, Định Bình, Cửa Đạt.

 Tư vấn quy hoạch bậc thang thuỷ điện các dòng sông.

 Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế và đấu thầu nhà máy thuỷ điện công suất lắp đặt đến 100MW Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế và đấu thầu đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 110kV

 Tư vấn giám sát thi công các công trình nhà máy thuỷ điện công suất lắp đặt đến 100MW Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 110kV. d Thiết kế cơ khí và Điện

Cùng với thiết kế thuỷ công, công tác thiết kế cơ khí, điện của công trình thuỷ lợi đã được thực hiện từ cuối những năm 1950 Đến năm 1960 bộ phận chuyên thiết kế cơ khí, điện đã được thành lập và phụ trách toàn bộ công việc trên một cách hoàn chỉnh.

 Thiết kế theo công nghệ của Pháp, Nga và gần đây là một số nước khác,những kỹ sư thiết kế cơ khí của HEC đã thực hiện thành công trên 300 công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, trạm bơm với các dạng cửa và máy nâng, các kết cấu thép như dầm, bản, cột, khung, đường ống,v.v…

 Thiết kế trạm biến áp và đường dây cung cấp điện đến 35KV

 Thiết kế phần điện trạm thuỷ điện có công suất đến 50.000KW và các trạm bơm điện.

 Thiết kế tự động đóng mở cửa van và tự động hóa tưới tiêu cho các hệ thống thuỷ lợi.

 Thiết kế chiếu sáng, chống sét các công trình thuỷ lợi và công nghiệp.

 Thiết kế thông gió, tiêu nước.

 Khảo sát a Khảo sát địa hình Ứng dụng công nghệ mới trong công tác địa hình HEC đã và đang áp dụng cho các công việc:

- Lập các bản đồ địa hình với nhiều tỷ lệ bằng các phương pháp toàn đạc điện tử, bàn đạc tự động, chụp ảnh mặt đất Xử lý trực tiếp bằng chương trình SDR, SURFER để lập mô hình số trên máy vi tính.

- Biên tập và quản lý bản đồ địa hình bằng các phần mềm chuyên dụng như SDI, MAPINFOR, MICROSTATION, TOPO, phần mềm bình sai và xử lý số liệu trắc địa DP Servey Ver 2.0.

HEC đã nhận được sự hợp tác của Tổng Cục Địa Chính, Các Bộ: Xây dựng,

Giao thông Vận tải, Viện khoa học trái đất và môi trường, Đại học mỏ địa chất, v.v

HEC sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về các dịch vụ khảo sát địa hình Với các thiết bị đo công nghệ cao như: AZ - 25 tự động của Nhật;Máy đo góc chính xác Wild T2, Wild T3 của Thụy Sỹ; Máy đo xa DTM-750,DTM-700, DTM 420 của hãng Nikon và hãng SOKIA (Nhật); Máy chính xác cao TC 2002 của hãng LEICA (Thụy Sỹ); Đo định vị GPS Trimble GPS 4000 -SSI, GPS 4600 - 4800, 2 tần (Mỹ); Đo định vị DGPS Trimble Bacon DSM

212 H, Omistar 12 (Mỹ) Đo sâu Odom 719, Odom MK 3200 2 tần của Mỹ, OSK 2 tần (Nhật). b Khảo sát địa chất

Với đội ngũ khảo sát chuyên nghiệp, bao gồm 1 công ty tư vấn địa kỹ thuật và

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI VIỆT NAM - CTCP

2.2.1 Số liệu tài chính tổng hợp trong 3 năm 2008-2010

Bảng 1: Số liệu tài chính tổng hợp trong 3 năm 2008-2010

Bảng cân đối kế toán Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng tài sản 182.220.379.807 188.692.649.066 196.206.453.002 Tổng nợ ngắn hạn phải trả 129.506.633.859 132.544.786.370 137.730.311.598 Tài sản lưu động 149.399.714.675 159.004.359.901 166.833.202.631

Doanh thu 92.120.267.889 155.570.192.102 155.810.258.196 Lợi nhuận trước thuế 10.289.821.671 12.156.325.058 15.272.035.474

Lợi nhuận sau thuế 6.853.800.206 9.403.918.951 11.703.385.584 Nộp ngân sách

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Với những kết quả đạt được chúng ta thấy Công ty đã và đang khẳng định mình trên thị trường Doanh thu hàng năm tăng cao cụ thể: Năm 2008 mới đạt trên 92 tỷ đồng, đến năm 2009 tăng lên 155,5 tỷ đồng, tăng 68,8% so với năm 2008 Năm 2010 tăng lên 155,8 tỷ đồng tăng 1,5% so với năm 2009

Về việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, Công ty đã hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình Năm 2008 đã nộp hơn 3,4 tỷ đồng, tới năm 2010 tăng lên đến 3,5 tỷ đồng Khoản nộp này cũng phản ánh Công ty hoạt động có hiệu quả và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 92.120.267.889 155.570.192.102 155.810.158.196

2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 92.120.267.889 154.085.714.731 155.810.158.196

4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.289.821.671 22.661.320.141 30.584.674.491

5 Doanh thu hoạt động tài chính 4.103.250.232 2.565.136.284 2.477.283.470

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.736.995.746 13.367.354.262 14.655.984.696

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.747.948.474 10.768.645.911 14.655.984.696

11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10.289.821.671 12.156.325.058 15.272.035.474

12 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6.853.800.206 9.403.918.951 11.703.385.584

13 Chi phí thuế TNDN hiện hành

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng tình hình hoạt động của công ty có những khởi sắc mới Báo cáo năm 2008 là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho giai đoạn tài chính từ ngày 01/07/2008 đến ngày 31/12/2005 doanh thu bán hàng đã tăng lên cao đạt trên 92 tỷ đồng, nhưng đến năm 2009 thì doanh thu tăng mạnh đạt trên 155 tỷ đồng Doanh thu năm 2010 đã tăng lên gần 156 tỷ đồng, có được kết quả đáng mừng như vậy là nỗ lực của ban lãnh đạo và nhân viên đã sử dụng tốt các nguồn lực để hoạt động Nhờ có uy tín lâu năm, và được định hướng với chiến lược đúng đắn Công ty ngày càng mở rộng quan hệ với các địa phương tham gia thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ và ODA giao cho các địa phương quản lý.Công ty ngày càng mở rộng sang thị trường Nam Bộ và thị trường MiềnTrung, Tây Nguyên, các công trình phục vụ tiêu, chống ngập cho các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.Công ty đã tiếp cận với thị trường Lào và thực hiện nhiều dịch vụ tư vấn cho nước bạn.

Ngoài ra, công ty còn cải thiện và nâng cao chất lượng về hình thức, nội dung, cách tiếp cận, kỹ thuật công tác đấu thầu.

Kiện toàn lại mô hình tổ chức của HEC với xu hướng tinh giảm gọn nhẹ, nhân sự có trình độ Từng bước xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, độc lập và đảm bảo mọi yêu cầu của khách hàng về tiến độ và chất lượng dịch vụ tư vấn.

Những nhân tố thường ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh là:

 Phải đấu thầu cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp.

 Yêu cầu khách hàng ngày càng cao nhất.

 Doanh thu tăng nhưng vốn lưu động không tăng do vậy phải đi vay ngân hàng nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới lợi nhuận.

2.2.2 Phân tích cơ cấu tài sản của Tổng công ty

Bảng 3 - Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2008-2010

Tài sản lưu động Tài sản cố định

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )

Từ bảng số liệu trên ta có nhận xét như sau:

Thứ nhất nhìn chung cơ cấu tài sản của công ty có sự chênh lệch rõ rệt, trong đó tài sản lưu động chiếm tỷ trọng rất lớn Tổng tài sản của công ty tăng lên hàng năm Năm 2008 đạt trên 182 tỷ đồng nhưng tới năm 2010 tăng lên trên 196 tỷ đồng Tăng tổng tài sản nhanh như vậy nguyên nhân chính là do tăng tài sản lưu động cụ thể là:

Tài sản lưu động năm 2008 chiếm 81,98%, năm 2009 chiếm 84,36% trong tổng tài sản Sang năm 2010 tài sản lưu động lại tiếp tục tăng 85,03%. Như vậy tỷ trọng tài sản lưu động chiếm áp đảo Đối với đặc điểm hoạt động của Công ty, lấy kinh doanh thương mại là chủ yếu thì cơ cấu VKD như trên khá hợp lý vì nhu cầu vốn lưu động lớn. Đối với tài sản cố định cũng đã có những biến động trong tỷ trọng chiếm phần nhỏ trong tổng tài sản của công ty Năm 2008 chiếm 18,02%, năm 2009 chiếm 15,64% sang năm 2010 giảm xuống còn 14,97%

2.2.3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty

Cơ cấu nguồn vốn của công ty phán ánh tiềm lực của công ty Phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp chúng ta đánh giá được sự tăng giảm của từng nguồn vốn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó còn đánh giá được cơ cấu vốn đã thực sự hợp lý chưa? Có thể mở rộng quy mô sản xuất không? Có tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả không? Vì thế công ty phải chú ý nhiều hơn nữa việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau Việc huy động cũng có thể làm số lượng vốn, cơ cấu vốn có thể thay đổi nhưng cố gắng hướng tới một cơ cấu vốn tối ưu.

Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2008-2010 Đơn vị: đồng

Năm Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng tỷ lệ nợ phải trả là rất cao chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn cụ thể: năm 2008 chiếm 73,14% trên 133 tỷ đồng, năm 2009 giảm xuống 71,69%, năm 2010 nợ phải trả tăng 71,28%. Chênh lệch giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu như thế này là không hợp lý bởi vì khi công ty không có nguồn vốn tự chủ lớn nên phải phụ thuộc nhiều vào các ngân hàng, tổ chức tín dụng khi cần vốn vì thế công ty phải trả một khoản lãi vay lớn Nợ phải trả tăng lên nhanh như vậy là do vay ngắn hạn để mua máy móc thiết bị khảo sát nhập khẩu từ nước ngoài tăng lên, một phần vay vốn dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ khá ít trong tổng nguồn vốn cho nên công ty cũng rất bị động Vì vậy công ty phải bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp mới có điều kiện hoạt động hiệu quả tạo thêm nhiều lợi nhuận.

2.2.4 Thực trạng tài sản của Công ty Để đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty, trước hết ta tìm hiểu thực trạng tài sản của công ty trong những năm qua Trong quá trình kinh doanh, công ty đã có những thay đổi về quy mô và tỷ trọng của tài sản và được thể hiện bằng số liệu sau:

Bảng 5 – Cơ cấu tài sản của Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt

(%) Tài sản ngắn hạn 141.477,678 77,64 151.098,276 80,08 158.652,454 80,86 Tài sản dài hạn 40.742,701 22,36 37.594,372 19,92 37.553,993 19,14 Tổng tài sản 182.220,379 100,00 188.692,649 100,00 196.206,453 100,00

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008-2010 của Tổng công ty Tư vấn Xây dựng

Thuỷ lợi Việt Nam) Qua bảng 5, cho thấy tổng tài sản có sự thay đổi qua ba năm Năm

2008, tổng tài sản ở mức 182 tỷ đồng Sang năm 2009, tổng tài sản tăng lên 3.55% tương ứng hơn 6 tỷ, năm 2010 tổng tài sản tiếp tục tăng lên đáng kể, gần 8 tỷ đồng tương ứng 3.83% so với năm 2009 thể hiện quy mô hoạt động kinh doanh càng được mở rộng.

Cùng với sự thay đổi về quy mô tài sản, cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi theo Năm 2008, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 77.29% lớn hơn tỷ trọng tài sản dài hạn gần gấp ba Và tiếp tục tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên đồng thời tỷ trọng tài sản dài hạn giảm đi Điều này cho thấy, sự mở rộng quy mô tài sản chủ yếu tập trung vào mở rộng quy mô tài sản ngắn hạn

Qua việc phân tích trên ta đặt câu hỏi: phải chăng tài ngắn dài hạn có hiệu quả sử dụng cao hơn tài sản dài hạn? Để đồng thời sẽ là cơ sở để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thông qua việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư.

2.2.4.1 Thực trạng tài sản dài hạn của Công ty Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp còn tập trung đầu tư TSDH bởi TSDH luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh Nó thể hiện quy mô năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ trọng của TSDH trong tổng số tài sản của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ trọng của các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.

Dưới đây là cơ cấu tài sản dài hạn của Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam:

Bảng 6: Cơ cấu TSDH của Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt

Chỉ tiêu Giá trị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

I.Các khoản phải thu dài hạn

1.Phải thu dài hạn khách hàng

II.Tài sản cố định 32.820,665 80,56 29.688,289 78,97 29.373,250 78,22

1.Tài sản cố định hữu hình

-Giá trị hao mòn luỹ kế

(25,83) 2.Tài sản cố định thuê tài chính

-Giá trị hao mòn luỹ kế

III.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 7.581,965 18,61 7.581,965 20,17 7.785,234 20,73

1 Đầu tư vào công ty con

2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên danh 2.029,000 4,98 2.029,000 5,40 2.029,000 5,40

3 Đầu tư dài hạn khác

IV.Tài sản dài hạn khác 340,070 0,83 324,117 0,86 395,513 1,05

1.Chi phí trả trước dài hạn 340,070 0,83 324,117 0,86 395,513 1,05

Tổng tài sản dài hạn 40.742,700 100,00 37.594,372 100,00 37.553,998 100,00

( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008-2010 của Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam)

Qua bảng trên ta thấy, tỷ trọng các loại tài sản dài hạn thay đổi qua các năm Tuy nhiên, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo đó là tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn Các khoản phải thu dài hạn và đầu tư dài hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản dài hạn của công ty

Thứ nhất, về các khoản phải thu dài hạn:

Không có sự xuất hiện khoản phải thu dài hạn của khách hàng.

Thứ hai, về tài sản cố định:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THỦY LỢI VIỆT NAM 50

Định hướng phát triển của Tổng công ty tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam

3.1.1 Định hướng phát triển của ngành Thủy lợi Việt Nam trong thời gian tới giai đoạn 2011-2020

Tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch và nâng cấp cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiệu quả và bền vững, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP còn khoảng 10%, lao động nông nghiệp khoảng 25-30%, công nghiệp đủ khả năng hợp tác và cạnh tranh ngang bằng với các nuớc trong khu vực, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế ở nông thôn có nền nông nghiệp và kết cấu hạ tầng cơ bản hiện đại phát triển đa dạng công nghiệp vừa và nhỏ và dịch vụ, thực hiện sự chuyển biến căn bản bộ mặt nông thôn Việt Nam phù hợp với một xã hội công nghiệp Khu vực dịch vụ được phát triển đa dạng, trong đó dịch vụ tài chính ngân hàng, viễn thông phát triển hiện đại, tiếp cận trình độ quốc tế Phấn đấu đạt mức GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 USD.

3.1.2 Định hướng phát triển của Tổng Công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam – CTCP

3.1.2.1 Các mục tiêu chủ yếu của HEC:

- Trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn khảo sát và thiết kế các công trình thủy lợi, thủy điện tại Việt Nam, nhà thầu tư vấn với đủ năng lực đấu thầu quốc tế.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động cũng như thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Đẩy mạnh quan hệ với các địa phương để tham gia thực hiện các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ODA giao cho các địa phương quản lý Tiếp tục mở rộng thị trường vùng Đòng bằng Nam Bộ và thị trường Miền Trung và Tây Nguyên Các công trình phục vụ tiêu, chống ngập cho các thành phố lớn đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Tăng cường tiếp cận thị trường Lào, quan hệ với cơ quan hữu quan Lào và Việt nam để thực hiện các dự án viện trợ từ chính phủ Việt Nam các dự án ODA và đầu tư từ các nước cho Lào Thực hiện các dịch vụ chuyên gia cho Lào.

Công tác đấu thầu là khâu then chốt, cần phải được cải tiến và nâng cao chất lượng về hình thức, nội dung và cách tiếp cận, kỹ thuật cũng như giá thầu.

Kiện toàn lại mô hình tồ chức của HEC với xung hướng tính giảm gọn nhẹ, nhân sự có trình độ Công tác tuyển dụng lao động được cải tiến sao cho tuyển được người lao động có khả năng và có tâm huyết với HEC.

Từng bước xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, độc lập và đảm bảo mọi yêu cầu của khách hàng về tiến độ và chất lượng dịch vụ tư vấn. Chiến lược này chính là mục tiêu và chính sách chất lượng của HEC thể hiện trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008.

Ngoài lĩnh vực hoạt động chính là tư vấn, với lợi thế địa điểm và đất đai cũng như kinh nghiệm tư vấn dự án HEC sẽ nghiên cứu để phát triển thêm dịch vụ và đầu tư nhằm mục đích nâng cao thu nhập của người lao động và gia tăng lợi ích của cổ đông.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty

Trong cơ cấu nhóm tài sản dài hạn của Tổng công ty, TSCĐ đóng vai trò chủ đạo nên để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Tổng công ty, trước tiên phải nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản cố định.

Sau đây là một số giải pháp:

3.2.1 Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định cho cán bộ quản lý và kỹ thuật viên, công nhân trược tiếp khảo sát thi công a Cơ sở lý luận và Căn cứ thực tiễn.

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, chúng được con người sử dụng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Mặc dù trong thời đại ngày nay, các phương tiện này đã được tự động hoá cao, song yêu cầu về vai trò của con người trong việc quản lý và vận hành không những không giảm đi mà ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn về trình độ đối với cả nhà quản lý lẫn công nhân trực tiếp sản xuất

Nếu phương tiện sản xuất được coi là phần cứng trong quá trình sản xuất thì những tác động của con người chính là phần mềm mà nếu thiếu yếu tố này, các phương tiện sản xuất sẽ mất hết giá trị cũng như giá trị sử dụng. Điều này chứng tỏ rằng trình độ quản lý và sử dụng của con người là nhân tố chủ quan quyết định hiệu quả sử dụng TSCĐ Vì vậy, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất là việc làm hết sức cần thiết nhằm tăng cường năng lực sản xuất của TSCĐ, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây, công ty đã tập trung đầu tư mua sắm, đổi mới máy móc trang thiết bị công nghệ hiện đại, công suất lớn Để khai thác năng lực của những máy móc thiết bị này một cách có hiệu quả đòi hỏi các nhà quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất phải thường xuyên cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật và quản lý, làm chủ công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn đơn vị.

Do cơ cấu và trình độ đội ngũ lao động của công ty thường xuyên thay đổi, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nói chung và quản lý TSCĐ nói riêng Cũng do số lượng công nhân sản xuất trực tiếp gồm nhiều lao động thời vụ nên trình độ sử dụng máy móc, thiết bị của công nhân rất yếu dựa vào kinh nghiệm và hướng dẫn, ít được đào tạo cơ bản nên khả năng làm chủ công nghệ là chưa cao và việc phát huy sáng kiến cải tiến công nghệ còn rất thấp.

Vì vậy, việc tìm ra phương thức đào tạo phù hợp cho công nhân trực tiếp sản xuất nhằm vừa nâng cao trình độ sử dụng máy móc trang thiết bị, đồng thời duy trì mức chi phí đào tạo hợp lý là vấn đề cần thiết đối với công ty hiện nay.

Bên cạnh đó, với khối lượng chủng loại và giá trị TSCĐ không ngừng tăng lên qua các năm, công tác quản lý ngày càng phức tạp đòi hỏi trình độ quản lý ngày càng cao Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bộ phận quản lý phải được chú trọng thực hiện một cách thường xuyên nhằm phát huy năng lực của TSCĐ một cách cao nhất. b Mục đích của giải pháp

Với khối lượng chủng loại và giá trị TSCĐ không ngừng tăng lên qua các năm, công tác quản lý ngày càng phức tạp đòi hỏi trình độ quản lý ngày càng cao Nâng cao trình độ nhận thức về máy móc thiết bị đối với lao động có tính chất thời vụ Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bộ phận quản lý phải được chú trọng thực hiện một cách thường xuyên nhằm phát huy hiệu quả sử dụng TSCĐ một cách cao nhất, phát huy quyền chủ động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. c Phương thức tiến hành.

- Đối với cán bộ quản lý:

+ Cần làm tốt ngày từ công tác tuyển chọn, cất nhắc cán bộ quản lý với tiêu chuẩn cán bộ cấp phòng, ban có trình độ đại học còn cán bộ quản lý cấp phân xưởng, đội thi công phải từ trung cấp trở lên.

+ Tiếp tục đào tạo theo các hình thức tự đào tạo hoặc gửi đi học tại các trường lớp về quản lý kết hợp với việc đào tạo lại cho cán bộ quản lý cấp phòng ban, phân xưởng và các đội Đối với các cán bộ quản lý kỹ thuật hiện đang phụ trách hệ thống máy móc thiết bị, cần được đào tạo nâng cao, bổ túc kiến thức thường xuyên về đặc tính kỹ thuật và những tiến bộ khoa học mới được áp dụng vào máy móc thiết bị.

+ Mỗi năm cần tổ chức ít nhất một khoá đào tạo ngắn hạn khoảng 7 đến

10 ngày về quản lý cho các cán bộ quản lý là trưởng, phó các phòng ban, phân xưởng và các đội bằng cách thuê giáo viên các trường Đại học về giảng dạy nhằm bổ xung những kiến thức mới về quản lý, đặc biệt là lĩnh vực quản lý TSCĐ Sau đó, mỗi phòng, mỗi phân xưởng sẽ có trách nhiệm truyền bá, bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý thuộc bổn phận của mình Kinh phí cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý theo phương thức gửi đi học tại các trường , lớp do cá nhân người đi học tự lo (công ty có thể hỗ trợ một phần hoặc tạo điều kiện về mặt thời gian cho cá nhân đi học), còn kinh phí cho các khoá đào tạo ngắn hạn tại công ty do công ty chi trả hoàn toàn.

+ Riêng đối với các cán bộ thuộc bộ phận quản lý TSCĐ, hàng năm công ty cần mời các chuyên gia về hướng dẫn, đào tạo, nâng cao kiến thức về kỹ thuật công nghệ mới, giúp họ nắm vững được tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị Từ đó giúp họ có thể ra chính xác quyết định quản lý đúng đắn, tránh lãng phí và nâng cao được hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.

- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:

+ Đối với những công nhân ký hợp đồng dài hạn và ngắn hạn đối với công ty, cần phải quan tâm đến việc đào tạo và đào tạo lại nhằm mục đích nâng cao tay nghề chuyên môn Đồng thời, bố trí mời các chuyên gia đến tập huấn hướng dẫn để họ có thể đảm nhận được các công việc mang tính kỹ thuật cao khi vận hành những máy móc trang thiết bị mới.

+ Riêng đối với công nhân được thuê theo hợp đồng thời vụ hay hợp đồng theo từng công trình thì chỉ giao những công việc ít liên quan đến máy móc thiết bị, hoặc những thao tác công việc ít đòi hỏi kỹ năng kỹ xảo Nên giao cho những công nhân đó sử dụng những máy móc thiết bị đơn giản thông thường nhưng cũng cần phải có sự hướng dẫn, kèm cặp thường xuyên của các công nhân lành nghề Có thể kết hợp việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của họ trong quá trình phân giao công việc để bớt chi phí đào tạo nhưng vẫn đảm bảo tay nghề chuyên môn cần thiết.

KIẾN NGHỊ

Để có thể đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng thì bên cạnh nỗ lực của Tổng công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam – CTCP trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp trên còn rất cần sự phối hợp của Ngành thủy lợi Việt Nam và sự hỗ trợ thông qua những chính sách của Nhà nước.

Kiến nghị với Ngành Thủy lợi Việt Nam

Ngành Thủy lợi Việt Nam và các Tổng công ty trực thuộc cần có giải pháp hỗ trợ các Tổng công ty thành viên trong việc đầu tư đổi mới phương tiện, máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ, điều hoà vốn và các nguồn lực cho các công ty thành viên, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường. Đối với các dự án lớn của Công ty, sự hỗ trợ về vốn và kinh nghiệm của Ngành và các công ty trực thuộc là hết sức cần thiết, giúp Công ty lựa chọn và thực hiện đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, Ngành Thủy lợi Việt Nam cần xây dựng chiến lược,quy hoạch định hướng đầu tư phát triển dài hạn một cách nhất quán, đúng hướng, quyết định đầu tư có trọng điểm Ngoài ra, yếu tố con người có thể coi là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành công của mỗi mỗi công ty Vì vậy, Ngành Thủy lợi Việt nam cần có chương trình, kế hoạch cụ thể đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn,phẩm chất và tâm huyết với nghề để xây dựng, phát triển tổng công ty vững mạnh.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, xác lập vị thế trên thị trường đòi hỏi phải nỗ lực trong mọi hoạt động, đặc biệt trong quản lý và sử dụng tài sản Hoạt động quản lý và sử dụng tài sản dài hạn hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh Vì vậy, để hoà nhập với xu thế phát triển kinh tế của đất nước, công tác quản lý và sử dụng tài sản dài hạn không ngừng được đổi mới và hoàn thiện về phương pháp cũng như nội dung.

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Tổng công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam, chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại Tổng công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam” đã được hoàn thành.

Với sự cố gắng nỗ lực trong nghiên cứu lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, đề tài đã thể hiện được nội dung và yêu cầu đặt ra.

Những nội dung cơ bản được để cập trong đề tài:

+ Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn trong nền kinh tế thị trường.

+ Đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Tổng công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam trong ba năm qua, từ đó tìm ra những nguyên nhân gây ra hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng tài sản của Công ty để tìm ra giải pháp hoàn thiện.

+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam.

+ Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử sụng tài sản tại Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam.

Hy vọng luận văn đóng góp phần nào giúp Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả hơn, mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn và Công ty ngày càng lớn mạnh.

Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn luôn là một vấn đề rộng và phức tạp,tuy đã cố gắng song do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề không thể tránh khỏi việc thiếu sót, tôi mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và những ai quan tâm đến vấn đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Bộ Tài chính (2005), Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện 22 chuẩn mực kế toán, Nxb Tài chính, Hà Nội

2 - Nguyễn Tấn Bình (2007), Quản trị tài chính ngắn hạn, Nxb Thống kê, Hà Nội

3- Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam , Báo cáo tài chính, năm 2008. 4- Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam, Báo cáo tài chính, năm 2009. 5- Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam, Báo cáo tài chính, năm 2010.

6 - PGS.TS Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, Nxb Tài chính, Hà Nội.

7 - PGS.TS Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.

8 - TS Trần Đăng Khâm (2007), Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

9 - PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm và TS.Bạch Đức Hiền (2007), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

10 - TS Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11 - Josette Peyrard (2005), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tổng hợp,

12 - PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh, Nxb Tài chính, Hà Nội.

13 - PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính công ty cổ phần,Nxb Tài chính, Hà Nội.

14 - PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính công ty cổ phần, Nxb Tài chính, Hà Nội.

15 - Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính,

16 - PGS.TS Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

17 - TS Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống

18 - Tạp chí Tài chính (2008), Hà Nội.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TSCĐ : Tài sản cố định

TSDH : Tài sản dài hạn

TSNH : Tài sản ngắn hạn

GTGT : Giá trị gia tăng

TSCĐHH : Tài sản cố định hữu hình ĐTTC : Đầu tư tài chính

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô giáo và bạn bè trong suốt khoá học và trong thời gian nghiên cứu đề tài Qua đây, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới:

- Cô giáo hướng dẫn, ThS Hoàng Thị Lan Hương

- Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam.

Tôi xin gửi thầy cô, bạn bè và gia đình lời chúc sức khoẻ, thành công trong cuộc sống.

Xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh nghiệp 3

1.1.2 Tài sản dài hạn của doanh nghiệp 5

1.1.2.1 Khái niệm tài sản dài hạn của doanh nghiệp 5

1.1.2.2 Phân loại tài sản dài hạn của doanh nghiệp 5

1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 10

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp 10

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 11

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 11

1.3.1 Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân 11

1.3.2 Tổ chức sản xuất - kinh doanh 13

1.3.3 Đặc điểm sản xuất – kinh doanh 13

1.3.4 Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp 14

1.3.5 Công tác thẩm định dự án 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THỦY LỢI VIỆT NAM -CTCP 21 2.1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THỦY LỢI VIỆT

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21

2.1.3 Chức năng hoạt động của Tổng Công ty 23

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI VIỆT NAM - CTCP 29

2.2.1 Số liệu tài chính tổng hợp trong 3 năm 2008-2010 29

2.2.2 Phân tích cơ cấu tài sản của Tổng công ty 32

2.2.3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty 33

2.2.4 Thực trạng tài sản của Công ty 34

2.2.4.1 Thực trạng tài sản dài hạn của Công ty 36

2.2.4.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam 41

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI VIỆT NAM – CTCP 42

2.3.2 Nhận xét về sử dụng tài sản dài hạn 46

2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng Tài sản dài hạn tại công ty 47

2.3.3.2 Đòi hỏi của thị trường trong tương lai và khả năng tài chính của Công ty 48

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THỦY LỢI VIỆT NAM 50

3.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam 50

3.1.1 Định hướng phát triển của ngành Thủy lợi Việt Nam trong thời gian tới giai đoạn 2011-2020 50

3.1.2 Định hướng phát triển của Tổng Công ty Tư vấn xây dựng

Thủy lợi Việt Nam – CTCP 50

3.1.2.1 Các mục tiêu chủ yếu của HEC: 50

3.1.2.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn: 51

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty 52

3.2.1 Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định cho cán bộ quản lý và kỹ thuật viên, công nhân trược tiếp khảo sát thi công 52

3.2.2 Hoàn thiện công tác giữ gìn và sửa chữa tài sả cố định trong công ty 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Ngày đăng: 26/05/2023, 11:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w