LỜI CAM ĐOAN PAGE 81 LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan trên địa bàn Thành phố Móng Cái đến năm 2020” được thực hiện[.]
TỔNG QUAN VỀ HOẠT DỘNG XUẤT NHẬP KHẨU, TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU, KHO NGOẠI QUAN
Kinh nghiệm phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển khẩu, kho ngoại quan của một số tỉnh, địa phương cùng có đường biên giới cửa khẩu Việt – Trung
1.2 Kinh nghiệm phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển khẩu, kho ngoại quan của một số tỉnh, địa phương cùng có đường biên giới cửa khẩu Việt – Trung
1.2.1 Kinh nghiệm của Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, có diện tích tự nhiên 6.375,08 km 2 , nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và
354 km theo đường bộ Lào Cai có 203,5km đường biên giới giáp với Tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), trong đó có 144,3 km là sông suối và 59,2km là đất liền; có 3 cửa khẩu Lào Cai có 1 Thành phố và 8 huyện với 163 xã, phường, thị trấn, trong đó có 125 xã vùng cao.
Lào Cai còn có lợi thế về phát triển hoạt động XNK, TNTX, CK, KNQ. Nằm trên tuyến hành lang kinh tế động lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội -Hải Phòng, với cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu là cửa ngõ thông thương lớn nhất phía Bắc nối Việt Nam, các nước ASEAN với miền Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc Cửa khẩu quốc tế Lào Cai hội tụ đủ các loại hình vận tải như đường sắt, đường bộ, đường sông Đây cũng là cầu nối quan trọng trong chiến lược xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN + Trung Quốc trong những năm tới…
Lào Cai xác định, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, sẽ phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở phát huy lợi thế vị trí "cầu nối" của Lào Cai trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh
Trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh sẽ đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với đặc thù và quy mô phát triển dân số của từng địa phương, từng khu vực đô thị Trong đó, tập trung cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị ở đô thị và nông thôn. Hình thành hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lưu thông, phân phối trong nước Quy hoạch, giành quỹ đất để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ Phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ theo hướng chất lượng, văn minh, hiện đại; chú trọng phát triển các dịch vụ tư vấn pháp luật nhằm hỗ trợ, tư vấn pháp luật cho người dân và doanh nghiệp.
1.2.2 Kinh nghiệm của Lạng Sơn
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Tổ Quốc, có diện tích tự nhiên 8305,21 km 2 Phía Bắc giáp Tỉnh Cao Bằng; phía Đông Nam giáp Tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp Tỉnh Bắc Giang, phía Tây Nam giáp Tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp Tỉnh Bắc Cạn và phía Đông giáp Tỉnh Quảng Tây(Trung Quốc) với đường biên giới dài 253 km Dọc biên giới là các đồi núi thấp với 2 cửa khẩu quốc gia, 2 cửa khẩu quốc tế và 7 chợ đường biên là những điểm giao lưu theo đường bộ rất thuận lợi sang Trung Quốc và tới các nước Châu Á và Châu Âu khác; bên cạnh đó Lạng Sơn lại nằm trên đường giao thông ngắn nhất nối Trung Quốc với Thủ đô Hà Nội, trên đường ra cảng biển Hải Phòng hoặc Quảng Ninh, hàng năm Lạng Sơn thu hút một khối lượng hàng hoá ra vào cửa khẩu.
Trước những lợi thế đó, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã chú trọng đẩy mạnh công cuộc cải cách kinh tế xã hội, tăng cường hợp tác với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là hợp tác phát triển kinh tế cửa khẩu với Khu tự trị dân tộc Choang – Quảng Tây, Trung Quốc
Khai thác tối đa lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế cửa khẩu của tỉnh để phát triển dịch vụ thương mại và du lịch Xây dựng thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Đăng và các khu kinh tế cửa khẩu thành các khu kinh tế phát triển năng động, thu hút các hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch
Khuyến khích các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu mở chi nhánh đại diện và các đại lý ở ngoài tỉnh để khai thác thêm nguồn hàng xuất khẩu, tìm kiếm khách hàng liên doanh đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu.
Tập trung phát triển dịch vụ trong đó chú trọng dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ kho bãi, vận tải, tài chính ngân hàng, dịch vụ du lịch.
1.2.3 Thành phố Đông Hưng - Trung quốc
Thành phố Đông Hưng nằm ở điểm cuối tây nam bờ biển đất liền Trung Quốc, hướng đông nam là Vịnh Bắc Bộ Thị xã Đông Hưng nằm ở điểm cuối tây nam bờ biển đất liền Trung Quốc, hướng đông nam là Vịnh Bắc
Bộ, phía tây nam tiếp giáp với Việt Nam, là đường biển và đường bộ thuận tiện nhất từ Quảng Tây nói riêng và vùng đại tây nam Trung Quốc nói chung đi ra vùng Đông Nam Á, cũng là cửa khẩu nối liền đường biển và đường bộ duy nhất giữa Trung Quốc với Việt Nam. Đông Hưng là cửa khẩu cấp 1 nhà nước, là thị xã mở cửa ven biên giới được Quốc Vụ Viện phê chuẩn Tháng 9 năm 1992, Văn phòng đặc khu QuốcVụ Viện phê chuẩn Đông Hưng thành lập khu hợp tác kinh tế biên giới rộng với diện tích 4,07 km2, ngày 29 tháng 4 năm 1996, Quốc Vụ Viện phê chuẩn thành lập thị xã Đông hưng, bao gồm 3 thị trấn là Đông Hưng, Giang Bình vàMã Lộ, đường biên giới đất liền dài 33 km, đường bờ biển dài 50 km, tổng diện tích 481 km2 , dân số 120 nghìn người Đây là vùng tập cư trú duy nhất của dân tộc Kinh Trung Quốc, cũng là một trong những quê hương Hoa kiều nổi tiếng ở Quảng Tây, hiện có 13 nghìn Hoa kiều hải ngoại. Đông Hưng có đường giao thông thủy bộ tiện lợi Từ Đông Hưng đến thành phố Nam Ninh là 180 km, đến thành phố Hạ Long Việt nam là 180 km, đến Hà Nội 308 km Từ cảng Trúc Sơn, Đàm Cát và đảo Kinh của Đông hưng có thể tới các bến cảng của vùng hoa nam Trung Quốc và các cảng biển Việt Nam Được nhà nước cho hưởng các chính sách ưu tiên như các thành phố mở cửa ven biên giới khác, ngoài ra còn được hưởng chính sách mậu dịch biên giới, xóa đói giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số, chính sách Hoa kiều v.v cơ sở hạ từng được đầu tư đồng bộ như: đường cao tốc, cảng xuất nhập khẩu hàng hóa,, cửa khẩu, các bến biên mậu, các trung tâm thương mại, trung tâm triển lãm, hội chợ, đường vành đai biên giới……đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển của hoạt động hợp tác, giao lưu đối ngoại và các hoạt động quản lý biên giới tạo điều kiện cho thương mại, du lịch, dịch vụ phát triển.
1.3.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề hoạt động XNK, TNTX, CK, KNQ ở nước ta đã có một số trình khoa học và các nhà nghiên cứu quan tâm Chẳng hạn như: Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Minh Hiếu (2011), Một số vấn đề về kinh tế cửa khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập; Nguyễn Văn Mầu (2004),
“Thương mại, du lịch với những mục tiêu giải pháp 2005” đăng trên Tạp chí
Thương mại, số 47…Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu một ngành cụ thể trong kinh tế dịch vụ của các địa phương hoặc nghiên cứu về kinh tế thương mại và du lịch ở những lĩnh vực chung trong cả nước.Riêng ở Thành phố Móng cái chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về hoạt động thương mại và du lịch để đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động thương mại và du lịch trên địa bàn Thành Phố dưới góc độ quản lý kinh tế.
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hoạt động XNK, TNTX, CK, KNQ có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang tiến trên con đường CNH, HĐH thì hoạt động XNK, TNTX, CK, KNQ là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt quan trọng Hơn hai mươi năm qua, với nhiều chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước, các mối quan hệ ngày càng mở rộng và phát triển, kim ngạch XNK, TNTX,
CK, KNQ ngày càng gia tăng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu các ngành kinh tế của ta với các nước trong khu vực và trên thế giới VớiMóng Cái , một Thành phố có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển hoạt độngXNK, TNTX, CK, KNQ điều này càng trở nên rất quan trọng.
Giới thiệu tổng quan về Thành phố Móng cái và hoạt xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan của Thành phố Móng Cái
2.1 Giới thiệu tổng quan về Thành phố Móng cái và hoạt xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan của Thành phố Móng Cái
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Móng Cái là một Thành phố biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh với toạ độ địa lý: từ 21010' đến 21039' vĩ độ Bắc; từ 107043' đến 108040' kinh độ Đông, ranh giới của Thành phố tiếp giáp với: Phía Bắc và Đông Bắc giáp nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa; Phía Đông - Đông Nam tiếp giáp với Biển Đông; Phía Tây Bắc giáp huyện Hải Hà. Địa hình Thành phố Móng Cái: Phía Bắc là đồi núi, địa hình thoải dần ra biển Diện tích đất tự nhiên của Thành phố (phần trên đất liền và đảo) là 516,55km2, chiếm 8,49% diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh Thành phố có đường biên giới trên đất liền 72km tiếp giáp với nước cộng hoà nhân dânTrung Hoa, có cửa khẩu quốc tế Móng Cái tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn của miền nam Trung Quốc, có 50km bờ biển.
Hình 2.1 Vị trí Thành phố Móng Cái trong khu vực Đông Nam Á
Dân số : dân số trên 10 vạn người, bao gồm 5 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Dao, Tày, Hoa, Sán Dìu, Móng Cái gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã (8 phường và 9 xã) Thành phố Móng Cái cách thành phố Hạ Long (Thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh) 186 km đường bộ.
Về điều kiện tự nhiên: Địa hình: Móng Cái có các dạng địa hình đồi núi, trung du và ven biển, Địa hình bị chia cắt khá phức tạp, hình thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi cao phía Bắc; vùng trung du ven biển và vùng hải đảo Móng Cái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm và mưa nhiều
Hệ thống sông suối của thành phố Móng Cái gồm có hai sông chính: Sông Ka Long, Sông Tràng Vinh
Sông Ka Long bắt nguồn từ Trung Quốc ở độc cao 700m, sông dài 700km và chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra Biển Đông
Sông Tràng Vinh (hay còn gọi là sông Thín Cóong): dài trên 20 km, bắt nguồn từ các đỉnh núi cao 713; 546; 866 chảy qua Hồ Tràng Vinh rồi đổ ra biển
-Tài nguyên đất: Với diện tích tự nhiên là 51.654,76ha, được chia thành
10 nhóm đất chính: Đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất có tầng sét, đất xám, đất nâu tím, đất vàng đỏ, đất tầng mỏng, đất nhân tác
- Tài nguyên nước: đảm bảo chất lượng cung cấp nước sinh hoạt
+ Nguồn nước mặt: lượng nước các con sông ở Móng Cái khá phong phú và phân phối tương đối đều theo không gian
+Nguồn nước ngầm: tổng trữ lượng nước ngầm của Móng Cái cũng rất lớn, có khoảng 1500m3/ ngày và phân bố đều trong Thành phố
- Tài nguyên rừng: hiện có khoảng 18431,71 ha đất lâm nghiệp, phong phú về chủng loại, chiếm 35,68% diện tích tự nhiên của Thành phố
-Khoáng sản: Trên địa bàn thành phố Móng Cái có các loại khoáng sản sau đây: Đá Granit (Lục Phủ), cao lanh (Kim Tinh, Vĩnh Thực), Titan (Trà
Cổ, Bình Ngọc, Vĩnh Thực) và cát sỏi dùng cho xây dựng
- Tài nguyên biển: Với chiều dài bờ biển 50 km, có vùng biển rộng, diện tích bãi triều lớn, thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản (hiện nay đã khoanh nuôi được 410 ha) Nằm trong quần thể du lịch sinh thái Hạ Long, Cát Bà, Trà Cổ, có bãi cát mịn, sóng được gió lớn mang từ biển vào một nét riêng biệt, độc đáo đã tạo nên tài nguyên biển ở Móng Cái hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển các điểm du lịch biển lý tưởng
- Tài nguyên du lịch và nhân văn: Móng Cái là nơi có nhiều phong cảnh đẹp nổi tiếng, khí hậu trong lành, có bờ biển trải dài 17 km bằng phẳng với bãi cát mịn màng; có cửa khẩu Quốc tế nên có khả năng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước Trên địa bàn Thành phố còn nhiều chùa triền:chùa Khánh Linh, chùa Xuân Lan, nhà thờ Trà Cổ, cùng với các danh thắng khác với những nét đặc trưng riêng tạo nên một quần thể du lịch độc đáo, đa dạng mà ít nơi có thể sánh kịp, làm tăng thêm sự chú ý đối với du khách
Thiên nhiên ban tặng cho Móng Cái nhiều phong cảnh đẹp, ở địa đầu của Tổ quốc, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá lại nằm trong địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước Nhân dân Móng Cái đa dạng về thành phần dân tộc mang đậm nét văn hoá đặc sắc, có đức tính cần cù, đoàn kết, mến khách Điều này đã làm phong phú tài nguyên du lịch và nhân văn của nơi địa đầu tổ quốc biên cương này
Móng Cái là thành phố Cửa khẩu nằm dọc theo bờ biển, hầu hết dân cư sinh sống dọc theo đới bờ, trên hạ lưu các con sông Như vậy tất yếu các hoạt động sản xuất - kinh doanh, du lịch, sinh hoạt dân cư đã và sẽ làm ô nhiễm các vùng cửa sông, nước biển ven bờ, dần ô nhiễm môi trường sinh thái của Thành phố Do vậy cùng với việc tăng cường khai thác có hiệu quả các nguồn lợi một cách tối đa nhằm phát triển kinh tế - xã hội, thì việc đầu tư tái tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường tương xứng với mức độ đầu tư khai thác và yêu cầu đảm bảo cho phát triển bền vững là điều hết sức cần thiết.
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh riêng của Móng Cái, trong những năm gần đây được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố Móng Cái cùng sự lỗ lực của nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố đã có những bước tiến vượt bậc, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ ràng GRDP trên địa bàn thành phố tăng liên tục, GRDP bình quân từ năm 2010 đến năm 2013 tăng 17,1 % năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 2375,4/USD/người/năm tăng 11,6%/năm; cơ cấu kinh tế: dịch vụ 71,1%; công nghiệp và xây dựng 18,2%; Nông, lâm, thủy sản10,7% Tổng mức bán lẻ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2009 – 2013 đạt: tốc độ tăng trưởng bình quân: đạt ; hệ thống chợ trung tâm thương mại hoạt động diễn ra sầm uất với 14 chợ ( 04 chợ khu vực Trung tâm); 10 Trung tâm thương mại và siêu thị Với 17 chi nhánh, phòng giao dịch Ngân hàng hoạt động sôi động đang đưa Móng Cái trở thành trung tâm tài chính sầm uất.
Tỷ lệ hộ nghèo toàn Thành phố là 0,75% Trên địa bàn Thành phố không còn nhà tạm, nhà dột nát; các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng được quan tâm chăm lo Các vấn đề bức xúc trong xã hội từng bước được quan tâm, giải quyết kịp thời, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
2.1 Bảng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ĐVT: triệu đồng
Tốc độ tăng bình quân GRDP
Công nghiệp và xây dựng 289.404 330.177 352.432 442.129 865.555 31,5
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Móng Cái năm 2012 và báo cáo kinh tế xã hội thành phố Móng Cái năm 2013)
Qua bảng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Móng Cái chúng ta thấy GRDP được phân bổ không đồng đều; sự đóng góp của ngành dịch vụ là rất lớn.
2.2 Bảng Cơ cấu kinh tế ( giá hiện hành). ĐVT: %
Công nghiệp và xây dựng
Qua bảng cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Móng Cái chúng ta thấy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển lĩnh vực dịch vụ.
Dịch vụ Công nghiệp - xây dựng Nông - lâm - ng nghiệp
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế thành phố Móng Cái giai đoạn 2009 – 2013
Về Thu chi ngân sách: năm 2009 - 2013 đã có nhiều chuyển biến tích cực
Tổng thu ngân sách năm 2013 trên địa bàn là 1374,67 tỷ đồng, tốc độ tăng giảm bình quân giai đoạn 2010 – 2013 là 11,78%/năm Tổng chi ngân sách năm 2013 là 440, 59 tỷ đồng, tốc độ tăng giảm bình quân giai đoạn 2010 – 2013 là 38,59%/năm
2.3 Bảng Thu chi ngân sách ĐVT: tỷ đồng
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Móng Cái năm 2012 và báo cáo kinh tế xã hội thành phố Móng Cái năm 2013)
Thực trạng Hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu,
- Diễn biến phức tạp về tình hình thương mại, XNK với nước đối tác.
- Công tác quản lý XNK đòi hỏi ngày càng cao về nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ, am hiểu luật pháp quốc tế… trong quản lý khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu với thế giới
2.2 Thực trạng Hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan trên địa bàn Thành phố Móng Cái
2.2.1 Hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước suy giảm, chính sách XNK của Chính phủ có nhiều thay đổi ( Chỉ thị số 23/CT-TTg; Thông tư số 05/2013/BCT-TT), bên cạnh đó chính sách quản lý biên mậu của Trung Quốc biến đổi khôn lường theo hướng bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam; tuy nhiên được sự quan tâm của Trung ương và sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh, trong những năm qua hoạt động XNK, TNTX, CK, NNQ vẫn tiếp tục phát triển và duy trì tốc độ phát triển nhanh.
Tổng kim ngạch XNK qua địa bàn thành phố 5 năm 2009-2013 đạt 18.326,8 triệu USD, bình quân đạt trên 3665,36 triệu USD/năm, đạt tốc độ tăng bình quân 3,4% ( XK: 3.400 triệu USD chiếm 18,55% tổng kim ngạch;
NK: 2.059 triệu USD chiếm 11,23 % tổng kim ngạch; TNTX, CK, KNQ: 12.936,9 chiếm 70,59% tổng kim ngạch) Trong giai đoạn 2006-2012 tổng kim ngạch XNK tăng bình quân 17,53%/năm, chiếm 95,7% tổng kim nghạch hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Quảng Ninh và chiếm trên 40% tổng kim ngạch hàng hóa XNK qua cửa khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc Thu thuếXNK qua cửa khẩu Móng Cái chiếm 85,3% tổng thu qua các cửa khẩu biên giới của tỉnh Quảng Ninh và chiếm 28,5% tổng thu XNK qua cửa khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc Đặc biệt năm 2011, XNK qua các cửa khẩu thành phố Móng Cái đạt 5922,8 triệu USD, so với năm có kim ngạch thấp nhất trong giai đoạn này (2009) tăng 223,17%
Xét về cơ cấu tỷ trọng trong tổng kim ngạch XNK, TNTX, CK, KNQ thì trong giai đoạn 2009 – 2013: TNTX,CK, KNQ chiếm tỷ trọng lớn từ 54 – 79% Điều đó chứng tỏ rằng TNTX, CK, KNQ chiếm một vị trí rất quan trọng; tuy nhiên đối với phía Trung Quốc loại hình TNTX, CK, KNQ lại là hình thức buôn lậu, chính vì vậy khi các cơ quan chức năng phía Trung Quốc tăng cướng công tác quản lý thì Tổng kim ngạch XNK, TNTX, CK, KNQ lại giảm đi rất nhiều.
Kết quả hoạt động XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn thành phố từ năm 2009 đến 2013 cụ thể như sau:
Bảng 2.6 Kết quả xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái giai đoạn
2009-2012 Đơn vị tính: triệu USD
Nguồn: UBND thành phố Móng Cái
Bảng 2.7 Kết quả XNK, TNTX, CK, KNQ qua địa bàn thành phố Móng
Cái qua từng tháng trong giai đoạn 2010 – 2013 Năm 2009 ĐV: triệu
Chỉ tiêu Nhập khẩu Xuất khẩu TNTX, CK, KNQ
Chỉ tiêu Nhập khẩu Xuất khẩu TNTX, CK, KNQ
Chỉ tiêu Nhập khẩu Xuất khẩu TNTX, CK, KNQ
Chỉ tiêu Nhập khẩu Xuất khẩu TNTX, CK, KNQ
Chỉ tiêu Nhập khẩu Xuất khẩu TNTX, CK, KNQ
2.2.2 Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu
- Về xuất khẩu: Theo số liệu báo cáo của các DN, trong 5 năm qua mặt hàng XK qua cửa khẩu Móng Cái sang Trung Quốc chủ yếu là các loại hàng hoá là vật tư, nguyên liệu cho sản xuất như than, XK bình quân khoảng 20 triệu tấn/năm; quặng, chì; mủ cao su, cao su nguyên liệu trên 250 ngàn tấn; các loại nông sản như dừa quả, sợi dừa, cà phê, hạt điều; thuỷ hải sản chế biến và tươi sống và các sản phẩm sản xuất của các địa phương biên giới như thực phẩm, nông, lâm sản phần lớn cũng được người sản xuất hướng đầu ra là thị trường biên giới Trung Quốc và các dịch vụ ở khu vực cửa khẩu Trong số các mặt hàng XK thì xuất khẩu than chiếm khoảng 60-70% tổng kim ngạch
XK trên địa bàn, tiếp theo đó là cao su 10-12%, thuỷ hải sản 3-4%
- Về nhập khẩu: Các DN Việt Nam chủ yếu NK từ Trung Quốc qua Móng Cái những mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước như ô tô, linh kiện và phụ tùng ô tô, xe máy, phôi thép, thép thành phẩm, phân bón, hàng tiêu dùng, nội thất và một phần là máy móc công cụ nhỏ phục vụ sinh hoạt và nông nghiệp nông thôn
- Về hàng tạm nhập tái xuất: Cơ cấu hàng hóa này chiếm đến 60% kim ngạch hàng hóa XNK qua các cửa khẩu của Móng Cái Các DN chủ yếu kinh doanh những mặt hàng: Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng như lốp xe, xe ô tô, quần áo, điện tử điện lạnh, điện gia dụng chiếm 22,1% tổng lượng hàng hóa TNTX qua các cửa khẩu của Móng Cái đi Trung Quốc; hàng thực phẩm đông lạnh: Thịt bò, thịt gia cầm, phụ phẩm của gia cầm, bò, lợn… mặt hàng này chiếm 54%
2.2.3 Về DN tham gia hoạt động XNK, TNTX, CK, KNQ trên địa bàn thành phố Móng Cái
Giai đoạn 2009- 2013, số lượng DN hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Móng Cái tăng mạnh Năm 2009 số DN là 402 DN ( trong đó 350 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực XNK, TNTX, CK, KNQ chiếm 87% tổng số doanh nghiệp) với tổng số vốn đăng ký hoạt động đạt trên
1200 tỷ đồng Đến nay, trên địa bàn Thành phố có trên 1.300 DN ( theo giấy đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch Đầu tư Quảng Ninh cấp) hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau với tổng vốn đầu tư là 10.448 tỷ đồng; tuy nhiên đến nay tổng số doanh nghiệp còn hoạt động là 636 DN, trong đó có trên 400 DN thường xuyên tham gia hoạt động kinh doanh XNK, TNTX, chuyển tải, chuyển khẩu, kho ngoại quan ( chiếm 62,9% tổng số doanh nghiệp hiện đang hoạt động); trung bình mỗi ngày có khoảng trên 2 vạn lao động tham gia các hoạt động XNK, TNTX, chuyển khẩu, chuyển tải, kho ngoại quan tại Móng Cái Số phương tiện xe Conterner tham gia hoạt động XNK, TNTX, CK, KNQ có trung bình từ 200-250 phương tiện/ngày.
Bảng 2.8 Tổng hợp doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tham gia hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu (tính đến 31/2013)
Phân loại Tổng nguồn vốn(tỷ đồng)
I Doanh nghiệp có vốn trong nước 611 15 595 1 3.651,098
1.Doanh nghiệp thành lập theo luật Hợp tác xã 20 20 4,834
3.Công ty TNHH tư nhân 398 7 391 1.683,660
4.Công ty cổ phần tư nhân 142 7 134 1 1.874,304
II.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 25 11 12 12.704,83
1.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 10 5 2 3 8.223,352
* Phân theo Quy mô doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: 623 doanh nghiệp (Chiếm 97,95%)
+ Doanh nghiệp lớn: 13 doanh nghiệp (Chiếm 2,05%)
* Phân theo ngành nghề kinh doanh:
+ Lĩnh vực Công nghiệp, sản xuất: 50 doanh nghiệp (Chiếm 7,86%) + Lĩnh vực Giao thông vận tải: 21 doanh nghiệp (Chiếm 3,3%)
+ Lĩnh vực xây dựng: 35doanh nghiệp (Chiếm 5,5%)
+ Lĩnh vực Nông, Lâm – Ngư nghiệp: 40 doanh nghiệp (Chiếm 6,29
+ Lĩnh vực Thương mại dịch vụ, du lịch: 500 doanh nghiệp (Chiếm 78,6%);
+ Lĩnh vực Công nghệ thông tin, viễn thông: 30 doanh nghiệp (Chiếm 4,7%);
+ Lĩnh vực kinh doanh khác: 40 doanh nghiệp (Chiếm 6,29%)
Từ bảng và các số liệu trên cho thấy các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước hoạt động với số lượng khá lớn nhưng quy mô doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ trọng cao đến 97,95%, và có đến 78,6% hoạt động trong lĩnh vực thương mại và du lịch Như vậy công tác thu hút các doanh nghiệp có năng lực tài chính trong và ngoài nước đầu tư các dự án lớn vào các lĩnh vực có lợi thế của Thành phố còn nhiều hạn chế.
2.2.4 Kết quả thu nộp ngân sách tại cửa khẩu Móng Cái- Quảng Ninh
NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, là công cụ vật chất quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội Hoạt động XNK trên địa bàn thành phố Móng Cái đem đến cho Thành phố kết quả thu nộp ngân sách hàng năm có bước tăng trưởng cao góp phần quan trọng bổ sung nguồn lực đầu tư phát triển thành phố Nhờ có nguồn thu NSNN mới đảm bảo chi thường xuyên cho sự hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và các cơ quan hành chính sự nghiệp, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng Nhờ có NSNN mà phần nào đã đáp ứng được nhu cầu các khoản chi cấp bách, đặc biệt là chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ khá cao trong chi ngân sách Nhờ đó mà hiện nay ở Móng Cái nhiều cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội đã và đang được xây dựng, tu bổ, nâng cấp và đưa vào sử dụng.
Bảng 2.9 Tổng thu ngân sách, thu từ xuất nhập khẩu và thu nội địa trên địa bàn thành phố Móng Cái (giai đoạn 2009- 2013) Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn số liệu: UBND thành phố Móng Cái
Qua số liệu trên cho thấy, số thu ngân sách từ hoạt động XNK tại thành phố Móng Cái luôn chiếm từ 44,4 đến 70% tổng thu ngân sách; từ năm 2010 đến 2013 do Móng Cái được Trung ương, Tỉnh cho phép thu phí hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, chuyển tải hàng qua kho ngoại quan, cùng với việc tỷ trọng hàng XKK trong tổng kim ngạch XNK tăng đây là các loại hàng hầu hết được miễn thuế XK… Với những nguyên nhân trên nên có xu hướng tỷ trọng thu thuế XNK trong tổng thu của thành phố Móng Cái giảm Qua biểu ta thấy số thuế thu được từ hoạt động XNK có tăng trưởng trong giai đoạn 2009 – 2011; tuy nhiên từ năm 2012 đến nay do cơ chế chính sách của Chính phủ thay đổi, ngày càng thắt chặt hoạt động XNK, TNTX,
CK, KNQ chính vì vậy kim ngạch hàng hóa XK, TNTX, CK, KNQ giảm làm số thu thuế từ hoạt động XNK cũng giảm
Bảng 2.10 Thu ngân sách nhà nước phân theo các cửa khẩu trên địa bàn Móng Cái giai đoạn 2009-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn số liệu: UBND thành phố Móng Cái
2.2.5 Kết quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại tại cửa khẩu Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Kinh tế thị trường và những đặc trưng của nó cũng như sự tự do kinh doanh trong kinh tế thị trường đã mở ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ giao thương buôn bán giữa các quốc gia phát triển một cách mạnh mẽ.
Việt Nam là một đất nước phát triển đi lên từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém không đủ những điều kiện cần thiết cho nền kinh tế phát triển Trước tình hình đó Nhà nớc ta đã chuyển hướng phát triển kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung san nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN Cơ chế kinh tế mở đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển Việt Nam có thể nhập máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu, của nước ngoài kết hợp với các yếu tố năng lực sản xuất trong nước để phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước Tuy nhiên do sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém các sản phẩm sản xuất phần nhiều có chất lượng thấp, giá thành và chi phí cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm với hàng hoá của nước ngoài thấp do vậy để bảo vệ sản xuất trong nớc Nhà nước phải đặt ra hàng rào thuế quan Mặt trái của chính sách này là làm cho tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra một cách tràn lan ở hầu khắp các cửa khẩu, địa phương trong cả nước
Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và Thành phố Móng Cái
3.1.2 Một số chủ trương, định hướng lớn về phát triển Thành Phố Móng Cái trong những năm tới
- Giai đoạn 2009 – 2015: Kết hợp hài hòa giữa phát triển XNK theo thông lệ quốc tế với phát triển thương mại theo hình thức biên mậu trên cơ sở tận dụng tối đa những lợi thế mà Móng Cái đang có Xác định biên mậu là một trong những hình thức thương mại biên giới với Trung Quốc phù hợp với điều kiện thực tế của Móng Cái
- Từ nay đến năm 2020: tiến tới nền ngoại thương ổn định, phát triển theo thông lệ quốc tế Về lâu dài, quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc cơ bản sẽ phát triển theo hướng chính thể hoá Biên mậu từng bước sẽ thu hẹp phạm vi theo yêu cầu của hợp tác thương mại quốc tế ở một tầm cao mới.
* Những định hướng phát triển tập trung vào những nội dung chính cụ thể như sau:
Khai thác tốt những lợi thế của địa phương, tập trung xây dựng thành phố Móng Cái thành trung tâm thương mại hiện đại gắn kết với hai huyệnHải Hà và Vân Đồn thành vùng kinh tế có sức bật mạnh mẽ trong giai đoạn phát triển mới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, trong đó ngành dịch vụ thương mại, du lịch vẫn giữ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành thương mại phát triển nhanh, bền vững Chú trọng phát triển thị trường để Móng Cái trở thành vùng trung chuyển hàng hóa, là đầu mối trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa ASEAN-Trung Quốc, Trung Quốc –ASEAN Phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại đảm bảo có tính cạnh tranh cao để phát huy lợi thế so sánh Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu; hoàn thiện các dịch vụ chuyển tải, chuyển khẩu, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá, tổ chức hội chợ, tiếp thị.
Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư hệ thống cửa khẩu, điểm thông quan, hệ thống kho tàng bến bãi, cảng bến thuỷ nội địa theo hướng hiện đại Sớm lập và quy hoạch khu hợp tác kinh tế qua biên giới Móng Cái Việt Nam – Đông Hưng – Trung Quốc (khu mậu dịch tự do) tạo bước phát triển đột phá trong giai đoạn mới.
Chú trọng việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế xã hội, phát huy tính chủ động sáng tạo của các thành phần kinh tế; xây dựng đội ngũ trí thức, cán bộ quản lý, kinh doanh, các hộ kinh doanh đủ trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tận dụng tối đa cơ hội từ sự phát triển của các địa phương biên giới Trung Quốc để tăng kim ngạch XNK, TNTX, CK, KNQ; xử lý tốt các vấn đề tranh chấp thương mại, trao đổi thương mại trên cơ sở quan hệ kinh doanh thương mại bình đẳng, cùng có lợi
Nâng cao hiệu quả hoạt động biên mậu Xây dựng các trung tâm hàng hoá, dịch vụ tại các địa phương biên giới để phục vụ cho các hoạt động XNK chung
Xây dựng cơ chế điều tiết, quản lý biên mậu linh hoạt Phát huy tối đa lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên để phát triển XNK, TNTX, CK, KNQ với Trung Quốc đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới. Định hướng phát triển XK hàng hóa
Theo Đề án phát triển XK Việt - Trung, cơ cấu hàng XK hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2015 sẽ có chuyển dịch đáng kể, trong đó, các mặt hàng thuộc nhóm nhiên liệu, đặc biệt là than đá giảm sút mạnh và khả năng tăng kim ngạch các mặt hàng nông, lâm, thủy, sản và đặc biệt là các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp. Định hướng phát triển xuất khẩu: Để thúc đẩy XK của thành phố Móng Cái, trước hết cần phát triển kinh tế và tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật vững chắc làm điểm tựa Phát triển mạnh các ngành nông, lâm, thủy gắn với chế biến Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, chế tạo… Hình thành một số cơ sở công nghiệp lớn của thành phố Dự báo, tốc độ tăng NK vẫn ở mức cao từ nay cho đến 2015, vì vậy định hướng XK hàng hóa đi Trung Quốc, qua các cửa khẩu của thành phố Móng Cái đến năm 2015 sẽ đạt ở mức 1.300 triệu đến 1.500 triệu USD với mức tăng bình quân 14%-15%/năm.
Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Cơ cấu mặt hàng XK của
Việt Nam và Trung Quốc tương đối giống nhau Do đó để cạnh tranh được với hàng hóa của Trung Quốc, tỉnh Quảng Ninh và thành phố Móng Cái cần có chiến lược, quy hoạch các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, mặt hàng mũi nhọn, đồng thời các DN cần chú trọng đến sự độc đáo của sản phẩm Tận dụng cơ hội, sự thiếu hụt về nguyên liệu và một số hàng hoá thiết yếu như nông sản, thuỷ sản để có kế hoạch tăng cường XK sang thị trường này Trước hết, xây dựng danh mục hàng hoá XK chủ lực của tỉnh, thành phố, từ đó có cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các mặt hàng nằm trong danh mục XK. Từng bước nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng chế biến, giảm xuất khẩu thô Tận dụng cơ hội của mở cửa thương mại và đầu tư để thu hút FDI sản xuất hàng XK, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, công nghiệp chế biến trong cơ cấu hàng hoá XK sang Trung Quốc
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm; đẩy mạnh và ứng dụng rộng rãi các biện pháp quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ như các tiêu chuẩn ISO, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam dễ dàng thâm nhập thị trường Trung Quốc Định hướng phát triển NK hàng hoá
Trong giai đoạn 2013-2020, NK của Quảng Ninh nói chung và của Móng Cái nói riêng từ thị trường Trung Quốc vẫn tăng mạnh do nhu cầu về nguyên liệu, thiết bị, máy móc cho sản xuất của ta vẫn còn lớn, trong thời gian tới tiếp tục sẽ có sự chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc sang Việt Nam đối với những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, vì vậy nhu cầu NK sẽ tiếp tục còn tăng Dự báo, tốc độ tăng NK vẫn ở mức cao từ nay cho đến 2015, vì vậy định hướng NK hàng hóa từ Trung Quốc, qua các cửa khẩu của thành phố Móng Cái đến năm 2015 sẽ đạt ở mức 400 đến 500 triệu USD với mức tăng bình quân 10%-11%/năm.
Xây dựng cơ chế điều tiết, quản lý NK linh hoạt, hiệu quả, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ môi trường, đảm bảo ANQP, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới. Định hướng phát triển TNTX hàng hoá
Hoạt động kinh doanh hàng hóa TNTX, chuyển khẩu, kho ngoại quan là hoạt động kinh doanh có nhiều lợi thế phát triển Hàng hoá kinh doanh theo phương thức TNTX, CK, KNQ được nhập qua cảng biển Hải Phòng, sân bay Nội Bài sau đó tái xuất chủ yếu qua các cửa khẩu của thành phố Móng Cái. Hoạt động TNTX, TNTX, CK, KNQ chiếm 60% tổng kim ngạch XNK hàng hóa qua các cửa khẩu Móng Cái Trong thời gian tới địa phương cần tận dụng ưu thế về địa lý, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng cơ chế điều tiết, quản lý hàng TNTX, CK, KNQ linh hoạt, đầu tư cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh phát triển loại hình này.
Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan trên địa bàn thành phố Móng Cái đến năm 2020
để đẩy mạnh các hoạt động TNTX, chuyển khẩu, chuyển tải, hàng gửi kho ngoại quan; phấn đấu giá trị hàng TNTX, chuyển khẩu, chuyển tải, kho ngoại quan chiếm 70% tổng kim ngạch XNK trên địa bàn, đạt mức tăng bình quân 10%-11%/năm
Rà soát các chính sách, biện pháp hạn chế, cản trở hoạt động XNK, hàng TNTX để có phương án tháo gỡ tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động này trên địa bàn thành phố Đến năm 2015 hoàn thiện quy hoạch kho, bãi phục vụ hoạt động XNK, TNTX, CK, KNQ; xây dựng khu hợp tác kinh tế; đồng thời đồng bộ hóa hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố Móng Cái.
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan trên địa bàn thành phố Móng Cái đến năm 2020
3.2.1 Nhóm giải pháp với cấp ủy đảng, chính quyền thành phố Móng Cái 3.2.1.1 Hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển XNK của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
+ Chính sách sử dụng đất để đầu tư phát triển dịch vụ phục vụ XNK:
Thành phố Móng Cái cần quy hoạch tổng thể hệ thống cửa khẩu, điểm thông quan đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; cần tạo quỹ đất, giành quỹ đất sạch để đầu tư các công trình hạ tầng thương mại, XNK, cụ thể như sau:
- Bố trí đất sạch để đầu tư hệ thống kho tập trung, bến, bãi Về lâu dài cần có quy hoạch và đầu tư cảng cạn, bãi chứa hàng conterne, kho lạnh bảo quản hàng conterno, khu kiểm định hàng hóa hiện đại gắn với bãi container và khu kiểm định hàng hóa,
+ Chính sách và cơ chế thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển hoạt động XNK
- Có kế hoạch sử dụng nguồn vốn ngân sách một cách hợp lý.
- Chính sách thu hút vốn đầu tư từ các nguồn khác: Các nguồn khác đầu tư vào hợp tác phát triển thương mại, XNK có thể kể đến là: Vốn huy động từ các hộ kinh doanh, DN, vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA, trái phiếu chính phủ Để thu hút các nguồn vốn này vào đầu tư các công trình phục vụ hoạt động thương mại khu vực biên giới, cần áp dụng một số chính sách như: Áp dụng các cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực tư nhân hai nước và FDI từ các nước thứ 3 vào các dự án sản xuất kinh doanh thuộc “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”.
Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động XK của ta sang Trung Quốc, trong đó chú trọng đến việc xây dựng đồng bộ mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt đạt chuẩn quốc tế nối liền các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với các cửa khẩu với Trung Quốc Bên cạnh đó, có biện pháp phù hợp hỗ trợ nhà kinh doanh bán lẻ trong nước cạnh tranh với các nhà phân phối lớn nước ngoài… tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý cho nhà kinh doanh trong nước, chế độ bảo lãnh vay vốn
Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư của thành phố trên cơ sở phù hợp với chính sách hỗ trợ đầu tư cho khu kinh tế cửa khẩu và toàn vùng.
+ Chính sách, cơ chế xuất khẩu và tiện lợi hóa thông quan với cửa khẩu đối diện của Trung Quốc.
- Cụ thể hóa các chính sách XNK, tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh XNK hàng hóa qua biên giới.
- Kiến nghị Chính phủ sửa đổi những bất cập trong chính sách XNK, TNTX, CK, KNQ hiện hành đã nêu ở phần tồn tại.
- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin từ biên giới đảm bảo cung cấp những thông tin cần thiết, kịp thời phục vụ hoạt động thương mại, XNK Phối hợp với các ngành có liên quan của Trung Quốc trao đổi thông tin về tình hình XNK, xuất nhập cảnh nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của mỗi bên, hỗ trợ thông tin cho các DN trong hoạt động XNK, hướng dẫn cho các DN của mình tránh tổn thất và thiệt hại về kinh tế khi tham gia trao đổi hàng hóa qua biên giới Do đặc thù của địa phương biên giới, cần nghiên cứu đề xuất việc thành lập Trung tâm thông tin và nghiên cứu chính sách điều hành biên mậu thuộc Sở Công Thương tỉnh thường trực tại Móng Cái.
- Thực hiện đa phương hóa thị trường nước ngoài nhưng coi trọng thị trường Trung Quốc Sau năm 2015 vẫn xác định thị trường Trung Quốc là thị trường số 1 Vì vậy cần đẩy mạnh xúc công tác tiến thương mại, tìm thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh, của thành phố.
- Tích cực và tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, định kỳ hàng năm phối hợp với chính quyền nhân dân thị xã Đông Hưng - Trung Quốc tổ chức Hội chợ thương mại biên giới Việt - Trung luân phiên tại thành phố Móng cái (Việt Nam) và thị xã Đông Hưng (Trung Quốc)
- Tăng cường mở các lớp tập huấn kiến thức về thương mại, XNK cho cán bộ và các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động XNK trên địa bàn.
- Tăng cường công tác kiểm tra chống buôn lậu và gian lận thương mại, làm lành mạnh thị trường trong thành phố.
- Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực am hiểu nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu thị trường Trung Quốc và các hoạt động biên mậu, XNK đáp ứng yêu cầu.
+ Củng cố, tăng cường vai trò của địa phương trong Ban chỉ đạo thương mại biên giới của Tỉnh Quảng Ninh, có quy chế phối hợp hoạt động,phân công trách nhiệm rõ ràng, chế độ thông tin, báo cáo kịp thời những diễn biến trên biên giới phục vụ cho công tác chỉ đạo của các cơ quan chức năng về hoạt động XNK.
3.2.2.2 Phát triển hệ thống kho, bãi chứa hàng hóa XNK trên tuyến biên giới, cửa khẩu