Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th S Trần Phước Huy LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Năm 2014 là một năm còn nhiều khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống các Ngân hàng Thương mạ[.]
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán.
Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng.
Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ khác.
1.1.2 Các hình thức tín dụng
1.1.2.1 Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay
Tín dụng bất động sản: Đây là khoản tín dụng được bảo đảm bằng bất động sản.
Tín dụng công nghiệp và thương mại: Đây là khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, trả thuế, và chi trả lương
Tín dụng nông nghiệp: đây là khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp nhằm hỗ trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi gia súc
Dương Hải Liên-Mã SV 202511 Page 3
Tín dụng các định chế tài chính: đây là khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác
Tín dụng cá nhân: đây là khoản tín dụng cấp cho cá nhân để mua sắm hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, nhà, trang thiết bị trong nhà
Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng mua các trang thiết bị, máy móc và cho thuê lại chúng
Tín dụng khác: Bao gồm các khoản tín dụng khác chưa được phân loại ở trên ( ví dụ: tín dụng kinh doanh chứng khoán )
1.1.2.2 Căn cứ theo thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn: Có thời hạn đến 1 năm
Cho vay trung hạn: Có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm
Cho vay dài hạn: Có thời hạn trên 5 năm
1.1.2.3 Căn cứ vào bảo đảm tín dụng
Cho vay không tài sản bảo đảm: là cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo lãnh của người thứ ba
Cho vay có tài sản bảo đảm: là cho vay có tài sản cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh của người thứ ba
Ngoài các loại cho vay trên đây, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình Đối với nghiệp vụ này ngân hàng không phải cung cấp bằng tiền, nhưng khi người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng thì người bảo lãnh phải thay thế để thực hiện nghĩa vụ thanh toán Chính lý do trên mà người ta gọi hành vi cam kết bảo lãnh của ngân hàng là tín dụng bằng chữ ký.
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ( Ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”
Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như: bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có thể phân thành rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch (Transaction rish): là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, lựa chọn khách hàng chưa tốt Cụ thể, việc phân tích đánh giá khách hàng còn nhiều sơ hở; lựa chọn phương án vay vốn còn qua loa; phương án thu nợ thiếu chắc chắn dẫn đến rủi ro
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục (Porfolio rish): là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic rish) và rủi ro tập trung (Concentration rish).
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc
Dương Hải Liên-Mã SV 202511 Page 5
(Rủi ro liên quan đến một khoản cho vay)
(Rủi ro liên quan đến danh mục các khoản cho vay)
(liên quan đến việc đánh giá một khoản cho vay) Rủi ro kiểm soát
(liên quan đến việc theo dõi khoản cho vay)
(liên quan đến từng loại cho vay) Rủi ro tập trung cho vay
(liên quan đến kém đa dạng hóa cho vay)
(liên quan đến chính sách và hợp đồng cho vay) điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
- Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát, và tối thiểu hóa những tác động bất lợi của rủi ro Quá trình quản trị rủi ro bao gồm 4 nội dung: Nhận dạng rủi ro; Đánh giá rủi ro; Kiểm soát rủi ro; Xử lý rủi ro.
- Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM.
1.3.2 Mục tiêu của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
- An toàn tín dụng: Đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng là yêu cầu tiên quyết, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng Như vậy, có thể thấy mục tiêu quan trọng trước tiên của quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảo an toàn tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng-điều kiện tối ưu cần thiết cho mỗi Ngân hàng, nó vừa là yếu tố không những đảm bảo cho Ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp Ngân hàng phát triển Nếu đi ngược lại mục tiêu trên, Ngân hàng sẽ đi đến chỗ tự huỷ diệt chính mình.
- Tăng lợi nhuận: Khi RRTD xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu hồi Ảnh hưởng trước mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là không thu được vốn tín dụng đã cấp dẫn đến tăng chi phí dự phòng và không thu được lãi dẫn đến giảm doanh thu Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặc không thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ… Các chi phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tế ngân hàng rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ được chúng Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động được trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền để cho người khác vay và thu lãi Do đó khi làm tốt công tác quản trị RRTD ngân hàng sẽ đảm bảo được mục tiêu tăng lợi nhuận
Dương Hải Liên-Mã SV 202511 Page 11
- Đảm bảo khả năng thanh toán: Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới…) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay…) tại các thời điểm trong tương lai Khi các món vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng hẹn Nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu và hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn về khă năng thanh toán Quản lý RRTD tốt ngân hàng sẽ đảm bảo được lượng tiền mặt trong thanh toán
- Đảm bảo uy tín: Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay những thông tin về RRTD của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút Hậu quả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường sẽ yếu đi, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc huy động tiền gửi của dân cư và thiết lập giao dịch với các DN, ngân hàng khác Các ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế thị trường khi đã để mất niềm tin của khách hàng thì việc khôi phục lại được là điều hết sức khó khăn Như vậy quản lý RRTD tốt sẽ giúp ngân hàng tạo được uy tín tốt đối với khách hàng của mình Khiến họ tự tin và yên tâm khi gửi tiền tại ngân hàng
Khi ngân hàng làm tốt quản trị RRTD sẽ giúp cho khách hàng tránh được một số tình huống xấu như sau: Không phải trả thêm tiền lãi phạt do nợ quá hạn; Ngoài ra, khi ngân hàng không thu được nợ của khách hàng đầy đủ và đúng hạn, đây sẽ là dấu hiệu xấu nói lên hoạt động kinh doanh yếu kém không hiệu quả của khách hàng và làm giảm uy tín của khách hàng đối với ngân hàng, họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn tiếp tục xin vay tại ngân hàng những lần sau đó Mặt khác, do hệ thống thông tin về khách hàng giữa các ngân hàng ngày càng được cập nhật và phát triển, họ sẽ càng khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các ngân hàng khác Đồng thời, các bạn hàng của DN cũng sẽ do dự khi thiết lập quan hệ kinh tế với DN Thậm chí các chủ nợ khác của DN cũng sẽ đến dòi nợ DN dù các món nợ chưa đến hạn Dù DN có thể thanh toán được tất cả các món nợ đó thì uy tín của DN trên thương trường vẫn bị suy giảm
1.3.3 Nội dung cơ bản của quản trị RRTD của NHTM
Nội dung của quản trị RRTD
Nhận diện RRTD là quá trình xác định liên tục và có hệ thống Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả Các dấu hiệu nhận biết RRTD phổ biến thường tập trung vào các vấn đề:
Dấu hiệu tài chính: sự biến động của những chỉ số chính về khả năng sinh lời, vốn chủ sở hữu, cán cân vay nợ, tính thanh khoản và môi trường hoạt động của khách hàng hoặc người bảo lãnh…
Dấu hiệu phi tài chính: sự xáo trộn, thay đổi mang tính tiêu cực trong nội bộ khách hàng; các thay đổi về phạm vi kinh doanh, thị phần sản xuất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ giảm sút; nghĩa vụ nợ đối với ngân sách nhà nước…
Dấu hiệu từ việc giảm giá hoặc giảm khả năng thanh khoản của tài sản đảm bảo
Dấu hiệu trong các giao dịch đối với Ngân hàng: giảm giao dịch tiền gửi với Ngân hàng hoặc số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng giảm mạnh; chậm nộp báo cáo tài chính hoặc số liệu báo cáo không đầy đủ, rõ ràng và thiếu trung thực…
Dương Hải Liên-Mã SV 202511 Page 13
Một số dấu hiệu điển hình khác: cơ chế chính sách thay đổi làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của khách hành vay và bạn hàng truyền thống, tới chiến lược của khách hàng…
1.3.3.2 Đo lường RRTD Đo lường RRTD là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hoá mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng Có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá RRTD Các mô hình này rất đa dạng bao gồn các mô hình định lượng và các mô hình định tính Luận văn chỉ xin giới thiệu mô hình điểm số tín dụng của Moody’s và Standard
- RRTD trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó có Moody và Standard & Poor là những dịch vụ tốt nhất.
- Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor thì cao nhất là AAA Việc xếp hạng giảm dần từ Aaa (Moody) và AAA (Standard & Poor) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao Trong đó, chứng khoán (khoản cho vay) trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán (cho vay) mà ngân hàng nên đầu tư, còn các loại chứng khoán (khoản cho vay) bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không đầu tư (không cho vay) Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng lại có lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán (cho vay) này.
+ Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI (SHB)-CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (SHB TÂY HÀ NỘI)
GIỚI THIỆU CHUNG
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội và Chi nhánh Tây Hà Nội
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tên viết tắt SHB, tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập theo các Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993 với số vốn điều lệ: 400 tỷ Trụ sở chính đặt tại: 138 đường 3/2, P Hưng Lợi, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Ngày 20/01/2006: Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thương mại Cổ phần đô thị Ngày 11/9/2006 chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội với số vốn điều lệ là 500 tỷ đồng.
Năm 2006 – 2007: Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam và Tập đoàn T&T chính thức trở thành cổ đông chiến lược và hợp tác toàn diện của SHB; SHB tăng vốn điều lệ từ 500 lên 2000 tỷ đồng; Thành lập Công ty CP chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội( SBS); Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư Sài Gòn – Hà Nội(SHF); Công ty CP Bảo hiểm SHB – Vinacomin…khẳng định quyết tâm thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành tập đoàn tài chính đa năng.
Năm 2008: Chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra Thủ đô Hà Nội; với mức vốn điều lệ
2000 tỷ đồng, khẳng định bước ngoặt lớn trong quy mô, vị thế, tiềm lực của SHB.
Năm 2009 – 2010: Năm 2009 là ngân hàng thứ ba trong khối ngân hàng TMCP Việt Nam chính thức niêm yết 200 triệu cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội; Chính thức đưa vào hoạt động Công ty Quản lý Nợ và Khai thác tài sản( SHAMC)
Năm 2010: Phát hành thành công 150 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên gần: 3,500 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt lớn với nhiều thành công của SHB Chính thức đưa vào hoạt động thành công Hệ thống Core – Banking Intellect hiện đại và hệ thống công nghệ thẻ mới SmartVista, đưa SHB trở thành một trong những Ngân hàng TMCP có công nghệ hiện đại nhất hiện nay.
Năm 2011: Tăng vốn điều lệ lên gần 5000 tỷ đồng; Kỷ niệm 18 năm thành lập, vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước và Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam; SHB được ngân hàng Nhà nước Việt Nam lựa chọn là ngân hàng phục vụ các dự án vốn vay ODA, WB của Chính phủ Việt Nam; SHB được Ngân hàng
Dương Hải Liên-Mã SV 202511 Page 25
Nhà nước chấp thuận tham gia dự án cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nguồn ODA của ngân hàng hợp tác Nhật Bản.
Năm 2012: Khai trương chi nhánh SHB PhnomPenh Campuchia, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh của SHB tại khu vực Đông Dương, SHB được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A thuộc nhóm tăng trưởng
Ngày 28/08/2012, SHB đã chính thức nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) theo Quyết định số 1559/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Từ khi Quyết định 1559/QĐ-NHNN được ban hành (ngày 07/07/2012) đến ngày 28/08/2012, SHB đã hoàn thành các công việc nhận sáp nhập theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo đầy đủ quyền lợi của khách hang, cổ đông, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không bị gián đoạn SHB đã hoàn tất tiếp nhận toàn bộ thực trạng hoạt động, quyền, nghĩa vụ, tài sản, lợi ích hợp pháp của HABUBANK nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng lộ trình đã xác định Hệ thống công nghệ thông tin của hai ngân hàng đã từng bước được tích hợp tiến tới thống nhất một nền tảng công nghệ nhằm triển khai đồng bộ các sản phẩm, dịch vụ và quy trình quản lý rủi ro.
Sau sáp nhập, SHB có quy mô tổng tài sản 120,000 tỷ đồng (tăng 53.33%), tổng số cán bộ nhân viên Ngân hàng gần 5000 người (tăng 65%), mạng lưới kinh doanh rộng lớn với trên 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước và 2 chi nhánh SHB tại Lào, Campuchia Đặc biệt Ngân hàng SHB sau sáp nhập có hệ số an toàn vốn CAR là 13.9% đạt tiêu chuẩn quốc tế cho thấy sự ổn định, an toàn trong hoạt động.
Kết thúc năm tài chính 2013, giá trị vốn cấp 1 của SHB là 9.117 tỷ đồng (tương đương gần 430 triệu USD) và tổng tài sản đạt gần 143.626 tỷ đồng (tương đương gần 7 tỷ USD Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) vừa tăng hạng 25 bậc trong Top 1000
Ngân hàng lớn nhất thế giới 2014 (Top 1000 World Banks 2014) của The Banker – tạp chí danh tiếng uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng Việc tăng hạng
25 bậc trong 1000 Ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo chỉ tiêu vốn cấp 1 khẳng định tính lành mạnh, an toàn của SHB liên quan đến việc tuân thủ các hướng dẫn của Basel về an toàn vốn, cũng như quy mô lớn không chỉ tầm vóc khu vực mà còn trên thế giới Điều đó sẽ hỗ trợ SHB trong việc tiếp cận cơ hội đầu tư, hợp tác với các đối tác quốc tế, các tập đoàn tài chính toàn cầu.
2.1.1.2 Giới thiệu về SHB Tây Hà Nội
SHB Tây Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 102/QĐ-TGĐ ngày 10/06/2006 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP SHB Tại thời điểm thành lập, SHB Tây Hà Nội có 02 Phòng giao dịch bao gồm các phòng giao dịch: PGD Mỹ Đình, PGD Xuân Thủy với tổng số cán bộ, nhân viên là 56 người Trải qua quá trình phát triển tới nay SHB Tây Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc với hệ thống 04 phòng giao dịch (thêm 02 PGD là PGD Trần Đăng Ninh, PGD Nguyễn Trãi) được phân bổ chủ yếu trên địa bàn Quận Cầu Giấy và QuậnTừ Liêm với tổng số cán bộ, nhân viên là 134 người.
- Quy mô SHB Tây Hà Nội trong 3 năm gần nhất:
Bảng 2.1: Quy mô hoạt động của SHB Tây Hà Nội từ năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng
Tiêu chí Đơn vị tính Năm
Giá trị Chênh lệch(+/-) Giá trị Chênh lệch(+/-)
Tổng tài sản Tỷ đồng 1,328 2,093 57.61% 2,411 15.19%
Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 51.15 56.44 10.34% 19.81 -64.90%
Số lượng các PGD Phòng 4 4 0.00% 4 0.00%
Số lượng cán bộ, nhân viên
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SHB Tây Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013)
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của SHB Tây Hà Nội
Bộ máy của chi nhánh SHB Tây Hà Nội được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy SHB Tây Hà Nội
Dương Hải Liên-Mã SV 202511 Page 27
BAN TÍN DỤNG BAN GIÁM ĐỐC
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Th.S Trần Phước
Bộ máy hoạt động của chi nhánh được tổ chức tương đối gọn nhẹ gồm các bộ phận kinh doanh (Phòng dịch vụ khách hàng, Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân), Khối Back (gồm Tổ Công nghệ thông tin, Phòng Kế toán, Phòng Hỗ trợ tín dụng, Phòng Thanh toán Quốc tế, Phòng Thẩm định…) Đứng đầu mỗi Phòng/ Tổ là các Trưởng phòng hoặc Tổ trưởng.
Bộ phận quản lý RRTD của chi nhánh bao gồm Phòng quan hệ khách hàng, Phòng Thẩm định, Phòng hỗ trợ tín dụng và Phòng xử lý nợ.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Tây Hà Nội trong thời gian qua.
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn phục vụ hoạt động tín dụng nội bộ chi nhánh của SHB Tây
Hà Nội luôn được xác định là công tác ưu tiên hàng đầu để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, ban lãnh đạo SHB Tây
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD TẠI SHB TÂY HÀ NỘI
2.3.1 Chính sách quản trị RRTD của SHB
Chính sách quản lý RRTD là hệ thống các chủ trương, định hướng, quy định do Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc ban hành để điều chỉnh hoạt động tín dụng Chính sách
Dương Hải Liên-Mã SV 202511 Page 39 tín dụng được xem xét thường xuyên (ít nhất mỗi năm một lần) để phù hợp với những thay đổi trong định hướng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, mức độ chấp nhận rủi ro hoặc/và những biến động của thị trường.
Mục đích của chính sách quản lý RRTD:
- Thiết lập thẩm quyền và nguyên tắc quản lý danh mục tín dụng hiệu quả
- Xác định các giới hạn nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng
- Thiết lập và duy trì đầy đủ các tiêu chí về nhận diện, đo lường RRTD
- Đánh giá, giám sát và kiểm soát được RRTD
- Nhận diện, quản lý và giải pháp thu hồi các khoản tín dụng có vấn đề.
Chính sách quản lý RRTD bao gồm những quy định cơ bản sau đây:
- Danh mục cấp tín dụng và quản lý danh mục cấp tín dụng:
+ Mức độ tập trung của danh mục cấp tín dụng theo phân đoạn thị trường, theo sản phẩm, theo khách hàng, theo nhóm khách hàng có liên quan…
+ Các tỷ lệ cho vay theo từng hình thức có tài sàn đảm bảo, tỷ lệ cho vay không có tài sàn đảm bảo.
+ Thời hạn cho vay tối đa
+ Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tối đa theo từng hình thức cho vay
+ Vai trò và trách nhiệm của các Phòng, Ban, Đơn vị, cá nhân có liên quan trong quá trình cấp tín dụng và quản lý tín dụng
+ Thẩm quyền phán quyết tín dụng, các giới hạn cho vay và các tỷ lệ đảm bảo an toàn
- Các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay
+ Tiêu chuẩn, điều kiện cấp tín dụng
+ Tiêu chuẩn, điều kiện cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm, có tài sản bảo đảm, tiêu chuẩn, điều kiện cơ cấu lại tín dụng.
+ Quy trình, thủ tục xử lý hồ sơ xin cấp tín dụng sau khi phê duyệt
+ Quy định quản lý hồ sơ tín dụng
+ Theo dõi thu hồi nợ gốc, nợ lãi và kiểm tra sau khi cho vay
+ Tiêu chuẩn và xếp hạng các loại tài sản bảo đảm có thể chấp nhận được
+ Quy định, quy trình hướng dẫn tiếp nhận, quản lý, đánh giá và đánh giá lại tài sản bảo đảm.
+ Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vay vốn và trả nợ của khách hàng.
+ Quy định về việc theo dõi, giám sát và hướng dẫn xử lý câc khoản nợ
- Các công cụ quản lý RRTD
+ Quy định về thực hiện, thẩm tra, phê duyệt xếp hạng tín dụng nội bộ, Quy định thời hạn xếp hạng RRTD nội bộ
+ Quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử RRTD
+ Hướng dẫn giao dịch với nhóm khách hàng liên quan, gồm cả giới hạn hạn mức cho vay một khách hàng hoặc cho nhóm khách hàng liên quan
+ Hướng dẫn xử lý đối với những trường hợp ngoại lệ
- Công tác thông tin quản lý RRTD
+ Hệ thống thông tin quản lý RRTD
+ Hệ thống báo cáo phân tích đánh giá RRTD và hiệu quả của công tác quản lý RRTD: Trình Tổng Giám đốc, Ủy ban Quản lý rủi ro và Hội đồng Quản trị.
Các chính sách, sản phẩm và tiện ích tín dụng khác của SHB phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh và chủ trưởng, chính sách của Nhà nước.
2.3.2 Tình hình thực hiện các nội dung của quản trị RRTD tại SHB Tây Hà Nội
Trên cơ sở các văn bản chính sách chỉ đạo của hội sở chính, SHB Tây Hà Nội tiến hành lựa chọn, phân tích, triển khai phù hợp với thực tiễn kinh doanh của mình Nội dung công tác quản trị RRTD tuy không được cụ thể hóa bằng quy trình riêng lẻ, nhưng xuyên suốt trong từng khâu của quá trình cho vay tín dụng luôn có các văn bản chính sách chi
Dương Hải Liên-Mã SV 202511 Page 41 phối, hướng dẫn nhằm hướng đến mục tiêu theo chiến lược quản trị RRTD của ngành. Tuân thủ theo nên tảng lý luận đã nghiên cứu ở chương 1, người viết cũng sẽ hệ thống hóa nội dung quản trị RRTD tại SHB Tây Hà Nội theo 4 bước cơ bản: Nhận diện RRTD; Đo lường RRTD; Kiểm soat RRTD; Xử lý RRTD
Công tác nhận diện RRTD đóng vai trò then chốt, quyết định đến hiệu quả các bước tiếp theo của quy trình quản trị RRTD Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, SHB Tây Hà Nội đã cụ thể hóa hướng dẫn thực hiện công tác này qua quy định số 3123 ngày 04/010/2012 về quản lý RRTD Mục đích của quy định nhằm nhận diện, đo lường, giám sát và giảm nhẹ rủi ro toàn hệ thống; Xác định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, đơn vị liên quan đến rủi ro Giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, người viết xin được để cập đến quá trình nhận diện RRTD với các bước thực hiện sau:
- Nhận diện dấu hiệu rủi ro
Dấu hiệu rủi ro được cập nhật hàng quý theo trình tự: (1) Từng cán bộ liên quan (gồm cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ thẩm định, cán bộ quản trị RRTD) thực hiện thống kê các dấu hiệu rủi ro trong quá trình tác nghiệp; (2) trưởng phòng thực hiện tổng hợp đánh giá kết quả thống kê cán bộ cán bộ gửi về phòng quản lý rủi ro; (3) Phòng quản lý rủi ro tập hợp đánh giá cho toàn chi nhánh và trình Giám đốc phê duyệt; (4) Sau khi được phê duyệt báo cáo dấu hiệu rủi ro sẽ được gửi về Ban quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường để tổng hợp cho toàn hệ thống Dấu hiệu rủi ro được thống kê theo số lượng phát sinh và có đưa ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục Dấu hiệu RRTD được đánh giá qua 6 nhóm:
+ Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến mô hình tổ chưc, cán bộ và an toàn nơi làm việc.Nhóm này gồm 10 chỉ tiêu đánh giá chi tiết về các mặt: quy chế hoạt động tín dụng chi nhánh; trình độ kinh nghiệm cán bộ làm công tác tính dụng (từ nhân viên đến lãnh đạo phòng và ban Giám đốc); số lượng khách hàng , dư nợ vay bình quân trên 1 cán bộ; đánh giá mức độ hoàn thành công việc cán bộ làm công tác tín dụng và các lỗi vi phạm trong tác nghiệp.
+ Nhóm dấu hiệu liên quan đến việc ban hành quy chế Nhóm này chỉ có 1 chỉ tiêu khảo sát quy chế có chồng chéo không, còn thiếu không ? Việc ban hành có kịp thời, phù hợp không ?
+ Nhóm dấu hiệu liên quan đến gian lận nội bộ gồm 3 chỉ tiêu, tập trung thống kê các dấu hiệu đã bị phát hiện: Lợi dụng vay vốn thông qua khách hàng; làm có tín dụng; làm giả hồ sơ
+ Nhóm dấu hiệu liên quan đến gian lận bên ngoài: 3 chỉ tiêu Thống kê các dấu hiệu: Khách hàng giả mạo hồ sơ vay vốn,; Khách hàng làm giả giấy tờ có giá thế chấp ngân hàng
+ Nhóm chỉ tiêu liên quan đến quá trình xử lý công việc o Tuân thủ quy chế điều hành của hội sở chính, gồm 5 chỉ tiêu: các trường hợp cho vay không đúng quy định; số lần vượt giới hạn tín dụng; vượt quyền phán quyết; thực hiện không đúng cơ cấu tín dụng hội sở giao và cho vay ngoài địa bàn chưa được hội sở chấp thuận. o Trước khi cho vay: gồm 21 dấu hiệu được ghi nhận Các dấu hiệu tập trung vào các vấn đề như: tính đầy đủ của hồ sơ khách hàng; thời hạn vay của khách hàng phù hợp không; tính pháp lý và các thủ tục đăng ký đối với tài sản đảm bảo; có thẩm định phương án, dự án của khách hàng hay không… o Trong khi cho vay: Gồm 4 dấu hiệu, bao gồm: mục đích giải ngân, căn cứ giải ngân, giải ngân tiền mặt không đủ căn cứ, phát vay sai số tiền… o Sau khi cho vay: có 9 dấu hiệu, bao gồm: công tác kiểm tra sử dụng vốn vay; sai lệch thông tin giữa hồ sơ và thực tế; các sai phạm trong chuyển nợ quá hạn, cơ cấu nợ; công tác đánh giá lại tài sản theo định kỳ… o Các dấu hiệu khác: số lần chi nhánh bị khiều kiện; số lần vi phạm cam kết với khách hàng; số lần địa phương can thiệp tạo áp lực cho vay…
- Đánh giá xếp loại rủi ro: Sau khi tổng hợp được các dấu hiệu RRTD, phòng quản lý rủi ro tiến hành lập ma trận rủi ro theo phương thức sau:
+ Tính điểm trung bình cho từng dấu hiệu rủi ro:
Dương Hải Liên-Mã SV 202511 Page 43 o Trường hợp dấu hiệu rủi ro xảy ra dưới 3 lần: 1 điểm o Trường hợp dấu hiệu rủi ro xảy ra từ 4-8 lần: 2 điểm o Trường hợp dấu hiệu rủi ro xảy ra từ 9-15 lần: 3 điểm o Trường hợp dấu hiệu rủi ro xảy ra từ 16-20 lần: 4 điểm o Trường hợp dấu hiệu rủi ro xảy ra trên 20 lần: 5 điểm Điểm trung bình cộng của nghiệp vụ tín dụng = Tổng điểm xác định được/ số các dấu hiệu được thống kê
+ Xác định tỷ trọng lỗi của từng nghiệp vụ tín dụng:
Tỷ trọng lỗi nghiệp vụ tín dụng = Số lỗi toàn hệ thống của nghiệp vụ tín dụng/ Tổng số lỗi toàn hệ thống của tất cả các nghiệp vụ.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SHB TÂY HÀ NỘI
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RRTD ĐẾN NĂM 2015
- Nguyên tắc chung về chính sách tín dụng: chính sách tín dụng nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng cho khách hàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc:
+ Tuân thủ pháp luật: tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của SHB, không được lợi dụng tài sản và uy tín của SHB vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.
+ Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của SHB trong từng thời kỳ: mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp với các bộ phận khác trong hệ thống.
+ Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc Chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu quản lý RRTD: chính sách tín dụng vừa đảm bảo an toàn tín dụng, song vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu, định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn.
+ Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: trong cấp tín dụng, SHB thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước) phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường Các ưu đãi trong tín dụng chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng.
+ Đề cao trách nhiệm cá nhân: SHB đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình.
Dương Hải Liên-Mã SV 202511 Page 59
- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng: SHB đã có Quyết định số 339/QĐ-
SHB.HĐQT ngày 20/08/2012 về việc ban hành Quy chế quản lý rủi ro tín dụng nhằm mục đích:
+ Thống nhất cơ chế quản lý RRTD trong toàn hệ thống;
+ Tạo môi trường quản lý RRTD minh bạch và hiệu quả;
+ Đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, chủ động đối phó với RRTD; + Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý RRTD đối với từng cấp bậc trong ngân hàng.
Quan điểm tổng quát của SHB về RRTD:
+ Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành nghề/lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau; 1 loại tiền tệ và tại một địa bàn.
+ Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của Hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.
+ Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tùy thuộc vào năng lực của Chi nhánh.
- Hình thức quản trị rủi ro tín dụng:
+ Hội đồng quản trị ban hành các văn bản nhằm tạo môi trường quản lý RRTD chung, đề ra các mức rủi ro có thể chấp nhận được và phê duyệt chiến lược rủi ro từng thời kỳ Hội đồng quản trị cũng ban hành Quy chế/quy định cho vay, Quy chế/quy định bảo lãnh, Quy chế/quy định bảo đảm tiền vay, Quy chế/quy định miễn giảm lãi đối với khách hàng…
+ Tổng Giám đốc ban hành các văn bản có tính chất hướng dẫn, triển khai các quy định của Hội đồng quản trị liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng như quy trình tín dụng, cẩm nang tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng trong từng thời kỳ, các quy định liên quan về việc đo lường và nhận biết rủi ro, thẩm quyền xét duyệt
+ Định hướng cấp tín dụng theo từng thời kỳ thông qua các Hội nghị tổng kết, các văn bản chỉ đạo, cảnh báo…
Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro nhưng ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, tức là không cho vay, mà chỉ có thể tìm cách để hoạt động tín dụng trở nên an toàn hơn và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất thông qua nâng cao chất lượng quản RRTD Do vậy, quản trị RRTD trong hoạt động của SHB cần phải đáp ứng được các mục tiêu sau:
- Giảm thiểu RRTD trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra Mục tiêu về chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, tăng trưởng tín dụng đạt mức 25 - 30%/năm.
- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả; không đầu tư quá nhiều, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành hàng/khách hàng cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.
- Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của SHB thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.
- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do RRTD gây ra.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị RRTD.
3.1.3 Kế hoạch tín dụng tại SHB Tây Hà Nội
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD TẠI SHB TÂY HÀ NỘI
Nhằm hạn chế mức thấp nhất RRTD trong tương lai, tạo tiền đề phấn đấu đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị RRTD:
3.2.1 Các giải pháp kiểm soát RRTD
3.2.1.1 Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng
Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm Đây là bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế RRTD với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng Giải quyết các đòi hỏi này cần thực hiện:
- Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp để nhận thấy những rủi ro của doanh nghiệp, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý, nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng đối với hệ thống SHB (không bao gồm giới hạn tín dụng của các tổ chức tín dụng khác bởi không thể kiểm soát được mức cho vay của các tổ chức tín dụng khác).Tuy nhiên mỗi khách hàng không chỉ vay tại một ngân hàng mà còn có thể vay tại nhiều ngân hàng khác nhau và sự
Dương Hải Liên-Mã SV 202511 Page 63 đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại ngân hàng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng Do đó bên cạnh việc định ra giới hạn tín dụng cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, đặc biệt là điều kiện về tổng dư nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng, nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.
- Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch Trong phân tích này, cần tập trung đến tính pháp lý của phương án/dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ… Đồng thời cần đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và kịch bản xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.
- Trong thẩm định các dự án đầu tư, tình trạng nâng giá trị thực tế của dự án để được vay nhiều hơn, thuê đất nhiều hơn khá phổ biến Điều này đã dẫn đến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tính chịu trách nhiệm của khách hàng không cao, đồng thời khi rủi ro xảy ra thì khả năng thu hồi được nợ đã giảm sút Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trị tài sản bảo đảm, cần thuê một tổ chức định giá hoặc kiểm toán độc lập, có uy tín để thực hiện việc kiểm toán toàn bộ việc thanh quyết toán giá trị công trình và định giá tài sản Đồng thời thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc việc chứng minh nguồn vốn tự có tham gia dự án của khách hàng, giải ngân đối ứng theo tiến độ công trình.
3.2.1.2 Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay
- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng như cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lương công nhân,chỉ áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng… Những rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch Để phòng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay.
- Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ 1 lần/tháng để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.
- Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.
- Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật…, dựa trên hệ thống các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng (điều này đang được SHB thực hiện trong ban hành các văn bản về từng loại hình cho vay trong thời gian gần đây) để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.
- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay (các khoản vay để xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời gian thanh toán; các khoản vay xây dựng
Dương Hải Liên-Mã SV 202511 Page 65 cơ bản cần kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng mở tại chi nhánh; các khoản vay thương mại cần kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy định nguồn tiền hàng từ phương án vay phải trả nợ ngay sau khi thu được tiền, cho dù khoản vay chưa đến hạn…) Kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịp thời thu nợ đúng hạn.
3.2.1.3 Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ Đồng thời với việc thiết lập cơ chế “giám sát song song” thông qua chức năng của Phòng Quản lý nợ, cần chú trọng công tác “hậu kiểm” của kiểm tra nội bộ để tăng cường khả năng kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng, giảm thiểu những RRTD. Trước mắt, khi chưa thực hiện lập Phòng Kiểm tra nội bộ khu vực để đảm bảo đủ thẩm quyền và độc lập trong kiểm tra kiểm soát, nên tạo ra sự không phụ thuộc và độc lập nhất định của Phòng Kiểm tra nội bộ của Chi nhánh bằng cách quy định lương của cán bộ kiểm tra nội bộ sẽ do Hội sở chính trả và nhân sự của Phòng này do Hội sở chính chỉ định, bổ miễn và miễn nhiệm Có như vậy thì Phòng kiểm tra nội bộ mới đủ thẩm quyền để thực thi các nhiệm vụ của mình Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
3.2.1.4 Tăng cường hiệu quả của công tác nhân sự
Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những RRTD nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất TD từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém Khả năng kiểm soát và phòng ngừa các rủi ro từ thiên tai, địch họa, những rủi ro hệ thống không thể đa dạng hóa được thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định là rất hạn chế, vì vậy chỉ có thể nâng cao hiệu quả của quản trị RRTD bằng cách sử dụng con người là yếu tố tiên quyết trong vận hành cơ chế quản trị RRTD một cách hiệu quả Một mô hình quản trị RRTD có hoàn hảo, một quy trình cấp TD có chặt chẽ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất TD vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề Do đó các giải pháp về nhân sự giữ một vai trò cốt yếu trong xây dựng các biện pháp phòng ngừa RRTD Một số nội dung trong giải pháp này là:
- Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng
- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.