THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM DỰ THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI MINH
Tổng quan về công ty cổ phần Hải Minh
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Hải Minh
1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Hải Minh
- Tên công ty: Công ty cổ phần Hải Minh
- Trụ sở chính: Số 7 LK 10 đô thị Văn Phú - phường Phú La - quận Hà Đông -
Công ty cổ phần Hải Minh được thành lập ngày 02 tháng 05 năm 2007 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số: 0303000713, đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 05 năm
2007 Thay đổi lần 3 ngày 03 tháng 11 năm 2010. Được thành lập 07 năm kinh nghiệm với sự đầu tư sáng tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào xây dựng Công ty có lực lượng cán bộ kiến trúc sư, kỹ sư và đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý năng động giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, có đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi nghề, thạo việc Công ty đã và đang thực hiện thi công một số công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Hải Minh và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Cổ Phần Hải Minh được xây dựng trên mô hình quản lý tập trung, phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc công ty: do Hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc công ty Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc công ty: do giám đốc công ty bổ nhiệm, miến nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc công ty Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công.
- Phòng tài chính - kế toán:
+ Tham mưu, giúp giám đốc quản lý, điều hành lĩnh vực tài chính kế toán.
+ Tổ chức và thực hiện công tác hách toán kế toán trong toàn công ty.
+ Quản lý việc hình thành và sử dụng các quỹ của công ty
Phòng kế hoạch - kinh doanh
XNXD và SX VL TTDVVT s/c và
Trung tâm XD và TM
Chi nhánh XD và TM
Xí nghiệp XDPhó giám đốc
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính kế toán của các đơn vị trực thuộc và của toàn công ty.
- Phòng kế hoạch - kinh doanh:
+ Tham mưu, giúp giám đốc công ty quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
+ Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển của công ty thông qua các kế hoạch (kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm)
+ Tổ chức thu thập, xử lý thông tin kinh tế, thị trường trong nước và Quốc tế, từ đó giúp giám đốc có quyết sánh kịp thời, chính xác, hiệu quả.
+ Tổ chức, thực hiện hợp đồng đã ký và thanh lý hợp đồng theo luật định.
- Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty như: tiếp khách, giao dịch, hội họp
- Các phòng ban liên quan: phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (Phòng KCS), phòng hành chính, có tác dụng hỗ trợ các phòng ban chức năng trong công tác tổ chức và quản lý Dưới phân xưởng có các tổ trưởng và các phó tổ trưởng và các tổ phó sản xuất, mỗi tổ có một kỹ thuật viên.
1.1.1.3 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Hải Minh
Ngành nghề kinh doanh của công ty:
- Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng cụm khu dân cư, xây dựng đường dây và trạm điện đến 35 KV.
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, nguyên liệu, xăng dầu, phương tiện thiết bị, máy móc các loại, gia công chế biến hàng nhập khẩu.
- Đại lý mua bán và cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng.
- Tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu quá cảnh; sửa chữa, lắp ráp, tân trang, hoán cải, pục hổi phương tiện giao thông vận tải.
- Gia công lắp ráp linh kiện điện tử.
- Vận tải và đại lý vận tải.
- Xây dựng trạm bơm, công trình đường ống cấp thoát nước dân dụng và công nghiệp; kinh doanh bất động sản; xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp.
1.1.2 Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Hải Minh những năm gần đây
Công ty có quy mô hoạt động vào loại vừa, thể hiện qua doanh thu hàng năm đạt hơn 50 tỷ đồng, năm 2014 là 59.439.682.599 đồng, tăng 6.628.250.837 đồng, tương đương 13% so với năm 2013 Việc tăng doanh thu phản ánh kết quả tăng cả về số lượng và chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời công ty đã tổ chức tốt công tác bán hàng (các sản phẩm nguyên vật liệu xây dựng là chủ yếu).
Giá vốn hàng xuất bán năm 2014 tăng 7.695.713.135 đồng hay tăng 16% so với năm 2013 đã làm giảm tương ứng lợi nhuận trong năm Xét về mức độ thì đây lừ nhân tố chủ yếu làm giảm lợi nhuận của công ty Thực chất ảnh hưởng của nhân tố này là ảnh hưởng của giá thành sản xuất, như vậy có thể suy ra rằng giá thành sản xuất tăng lên hay việc quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong kinh doanh chưa hợp lý.
Doanh thu hoạt động tài chính giảm 53.236.875 đồng đã làm giảm lợi nhuận tương ứng 24.588.282 đồng do việc giảm về thu nhập do lãi tiền gửi, cổ tức được chia và thu nhập về hoạt động đầu tư, chênh lệch tỉ giá Trong khi đó chi phí tài chính năm
2014 tăng 53% so với năm 2013 càng làm giảm lợi nhuận của công ty.
Như vậy, tổng số lợi nhuận trước thuế năm 2014 đã tăng 181.744.928 đồng với tỉ lệ tăng là 141% Việc tăng tổng lợi nhuận trước thuế chủ yếu là do một số công trình của năm 2013nghiệm thu vào năm 2014 Mặt khác, nhân tố tăng doanh thu hoạt động tài chính, giảm chi phí tài chính chứng tỏ công ty đã tìm ra hướng đầu tư hiệu quả
Bảng 1 : Tình hình và kết quả kinh doanh Đơn vị tính:vnđ
Năm 2012 2014 Chênh lệch % Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 52,811,431,762 59,439,682,599 13%
2 Các khoản giảm trừ doanh thu - -
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 52,811,431,762 59,439,682,599 13%
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5,297,617,027 4,230,154,729 20%
6 Doanh thu hoạt động tài chính 155,963,820 102,726,945 -34%
8 Chi phí quản lý kinh doanh 4,864,769,630 3,365,616,041 30% 9
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 411,651,741 695,143,486 69%
10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 411,651,741 695,143,486 69% 11
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 72,039,054 173,785,872 141%
Tổng số thuế phải nộp đã nộp
Thực trạng công tác tham dự thầu xây dựng tại công ty cổ phần Hải Minh 7
1.2.1 Đặc điểm các gói thầu xây dựng công ty đã tham gia
Qua nhiều năm hoạt động, Công ty tham gia đấu thầu các gói thầu có những đặc điểm chung sau đây:
- Chủ yếu là gói thầu xây lắp, một số ít các gói thầu cung cấp hàng hóa
- Gói thầu thường nằm trong các dự án xây dựng thuộc ngành thủy lợi, một số dự án khác trong ngành giao thông.
- Địa bàn hoạt động chủ yếu của các dự án công ty tham dự đấu thầu là Thành phố
Hà Nội và các vùng lân cận.
- Nguồn vốn chủ yếu của các dự án là vốn Nhà nước, vốn của thành phố Hà Nội
- Thời gian thực hiện gói thầu ngắn, thường là 1 năm, một số gói thầu chỉ thực hiện trong vòng mấy tháng.
- Mức giá gói thầu thường dưới 5 tỷ đồng Chỉ có một số gói thầu là có mức giá cao Khi tham gia đấu thầu gói thầu có mức giá cao thì công ty phải giảm bớt số lượng gói thầu tham dự để đảm bảo năng lực thực hiện của mình, vì thế công ty thường chỉ tham dự những gói thầu có mức giá vừa phải.
- Các gói thầu công ty tham dự thường là những gói thầu có độ khó bình thường.
Những gói thầu có độ khó rất lớn, kỹ thuật phức tạp, độ nguy hiểm cao thì công ty chưa đủ năng lực để tham gia.
1.2.2 Năng lực và kinh nghiệm tham dự thầu của công ty
1.2.2.1 Năng lực tài chính của công ty
Bảng 2 : Nguồn vốn của công ty giai đoạn 2009 - 2014 Đơn vị: VNĐ
5 Hệ số nợ / Tổng tài sản
Bảng 3 : Phân tích sự thay đổi nguồn vốn giai đoạn 2009-2014
Tốc độ 168.4 119.6 104.0 105.0 130.0 phát triển liên hoàn
Tốc độ phát triển định gốc
Tốc độ phát triển bình quân nguồn vốn của Công ty cổ phần Hải Minh trong giai đoạn 2009-2014 là 125.4% tương ứng tốc độ tăng bình quân theo các năm là 25.4%, tốc độ tăng này khả quan nhưng không cao so với một số công ty có cùng quy mô. Năm 2014, lượng vốn của công ty tăng mạnh so với những năm còn lại, tuy nhiên xét về cơ cấu nguồn vốn thì lượng vốn tăng mạnh này chủ yếu do tăng nợ ngắn hạn, chiếm khá lớn so với tổng nguồn vốn.
Biểu đồ: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Nợ dài hạn / Tổng nguồn vốn
Nợ ngắn hạn / Tổng nguồn vốn
Biểu đồ trên cho thấy nguồn vốn huy động chỉ dựa trên vốn vay ngắn hạn và vốn chủ sở hữu nhưng nguồn vốn vay ngắn hạn lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu Năm
2009, vốn vay ngắn hạn gấp 1.39 lần vốn chủ sở hữu, đến giai đoạn 2010-2014, tỉ số này dao động xung quanh 2 lần Năm 2010, vốn vay gấp 2.03 lần vốn chủ sở hữu, năm
2011 là 2.31 lần, năm 2012 là 1.95 lần, năm 2013, là 2 lần và đến năm 2014 vốn vay đã lên đến 2.28 lần vốn chủ sở hữu.
Hệ số nợ/tổng tài sản: Có thể thấy, hệ số này của công ty trong giai đoạn 2009 –
2014 đều trên 0,5 Từ đó cho thấy công ty chưa có khả năng tự chủ về mặt tài chính tốt. Qua đây ta có thể thấy trong giai đoạn 2009 – 2014, nguồn vốn của công ty tăng mạnh nhưng chủ yếu dựa vào vay ngắn hạn Đây là điểm công ty cần khắc phục để tự chủ hơn về mặt tài chính.
1.2.2.2 Năng lực máy móc, thiết bị của công ty
Trong HSDT, công ty giới thiệu năng lực thiết bị và máy móc thi công để chứng minh cho BMT về khả năng huy động nguồn lực của công ty, bước đầu đáp ứng yêu cầu thi công công trình của CĐT.
Năng lực này được thể hiện thông qua số lượng, chủng loại, độ hiện đại của máy móc thiết bị mà công ty hiện có như bảng dưới đây:
Bảng 4 : Bảng kê khai năng lực máy móc thiết bị của công ty cổ phần Hải Minh
TT Tên tài sản Số lượng
2 Bộ kích điện, bơm thủy lực 2
6 Máy bơm hố móng TSURUMI 1.1KW 1
7 Máy đào bánh xích hiệu KOMATSU 2
11 Máy bơm hố móng 1.1KW 1
12 Máy bơm hố móng TSURUMI 5.5KW 1
13 Máy đầm đất Mikasa MT 55 2
19 Máy cắt uốn liên hợp 1
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
23 Xe ô tô hiệu Trường Giang 4
(Nguồn: phòng Kế hoạch –Kinh doanh) Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố này, công ty luôn chú trọng đến việc đầu tư hợp lý cho MMTB Tuy nhiên, Công ty đã tồn tại trên 7 năm, do đó cũng đã có một bộ phận máy móc đã cũ, khấu hao gần hết Để theo kịp công nghệ hiện đại, công ty không ngừng đầu tư bổ sung hệ thống máy móc, thiết bị của nhiều nước có nền xây dựng phát triển trên thế giới, đồng thời hằng năm công ty có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng MMTB để đảm bảo chất lượng hoạt động của chúng.
1.2.2.3 Năng lực nhân sự của công ty
Công ty luôn chú trọng đến trình độ năng lực của cán bộ chuyên môn và kỹ thuật trong công ty; có công tác tuyển chọn đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, có khả năng chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng Vì thế công ty đã khẳng định được vị trí trên thương trường bằng uy tín, chất lượng công việc.
Bảng 5: Bảng kê cán bộ chuyên môn và kĩ thuật hiện có của công ty
TT Cán bộ chuyên môn và kĩ thuật theo nghề Số lượng
2 Kĩ sư máy xây dựng 3
4 Kĩ sư cấp thoát nước 6
5 Kỹ sư Kỹ thuật tài nguyên nước 7
6 Cử nhân kinh tế xây dựng 3
7 Cử nhân kinh tế lao động 1
8 Cử nhân tài chính kế toán 4
II Cao đẳng - Trung cấp 12
Bảng 6: Bảng kê công nhân kĩ thuật hiện có của công ty
TT Công nhân theo nghề Số lượng
3 Thợ bê tông, lao động 56
8 Thợ cơ khí, sửa chữa máy 8
Công ty căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của mình để xác định số lượng, chất lượng lao động và đảm bảo chuyên môn hóa kết hợp với trang bị kiến thức tổng hợp.
Số cán bộ chuyên môn và số lao động trực tiếp tương đối ổn định, chủ yếu là điều chuyển nhân viên: tuyển nhân viên mới cho phù hợp với công việc thay cho các nhân viên được cho đi đào tạo, hưu trí, nghỉ việc
1.2.2.4 Kinh nghiệm thi công của Công ty
Công ty Cổ phần Hải Minh là một công ty còn khá non trẻ Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ, cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao kinh nghiệm trong tất cả lĩnh vực, ngành nghề mà công ty tham gia kinh doanh
Từ khi mới thành lập, công ty chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực xây dựng các công trình thủy lợi, các công trình giao thông, công nghiệp và một số lĩnh vực khác Hiện nay, công ty đã mở rộng phạm vi kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; mua bán và cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng Việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh của công ty đã góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên, tăng nguồn thu vào cho công ty. Dưới đây là tổng hợp các loại ngành nghề kinh doanh xây dựng công ty đã thực hiện kinh doanh.
Bảng 7 : Kinh nghiệm các ngành nghề kinh doanh xây dựng của công ty
STT Ngành - nghề kinh doanh Số năm kinh nghiệm
1 Xây dựng công trình dân dụng 7 năm
2 Xây dựng công trình công nghiệp 6 năm
3 Xây dựng công trình giao thông, thủy lợi 7 năm
Mua bán, cho thuê máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi
5 Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng 4 năm
1.2.3 Nhiệm vụ của các phòng ban tham gia công tác dự thầu
1.2.3.1 Phòng Kế hoạch - Kinh doanh
Phòng kế hoạch - kinh doanh của công ty Cổ phần Hải Minh là phòng có nhiệm vụ lớn nhất trong tổ chức kế hoạch lập HSDT
Các công việc của phòng kế hoạch - kinh doanh gồm: tìm kiếm thông tin thầu, xem xét và đưa ra quyết định tham dự một gói thầu, chuẩn bị HSDT, nộp HSDT Đây là những công việc cần các cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phong phú để đảm bảo chất lượng tham dự thầu của công ty.
Phòng kế hoạch - kinh doanh của công ty có các chuyên viên:
- Chuyên viên phụ trách tìm kiếm thông tin gói thầu được thông báo
- Chuyên viên phụ trách kỹ thuật
- Chuyên viên phụ trách tài chính
- Chuyên viên phụ trách pháp lý
- Chuyên viên phụ trách hoàn thiện, photo, đóng gói HSDT
1.2.3.2 Phòng tài chính - kế toán
Phòng tài chính - kế toán của công ty có nhiệm vụ hỗ trợ phòng kế hoạch - kinh doanh trong việc cung cấp các tài liệu phản ánh tình hình tài chính của công ty, bao gồm: Báo cáo tài chính 3 năm liền của công ty, biên bản bảo lãnh dự thầu, biên bản cam kết cho vay vốn (nếu có)
Mảng năng lực tài chính của công ty đơn giản, các HSDT trong cùng năm thường giống nhau ở mảng này.
1.2.3.3 Trung tâm dịch vụ vật tư và xây dựng
Trung tâm này cung cấp các thông tin về năng lực máy móc thiết bị của công ty có thể sử dụng cho gói thầu chuẩn bị tham gia Kế hoạch thi công được lập dựa trên những thông tin này Vì vậy trung tâm dịch vụ vật tư và xây dựng thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về MMTB của công ty để kịp thời cung cấp cho phòng kế hoạch - kinh doanh ngay khi cần thiết.
Đánh giá thực trạng công tác tham dự thầu tại công ty Cổ phần Hải Minh37
1.3.1 Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2009 – 2014 với sự cố gắng và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên nói chung và nhân viên phòng Kế hoạch – Kinh doanh nói riêng, công ty Cổ phần Hải Minh cũng đã có nhiều kết quả đáng kể trong hoạt động tham dự thầu của mình Bằng việc ngày càng hoàn thiện công tác tham dự thầu, công ty đã đạt được những thành tựu như sau:
1.3.1.1 Công ty có tỷ lệ thắng thầu khá cao, tỷ lệ thắng thầu của công ty ổn định
Tỷ lê thắng thầu là một chỉ tiêu đơn giản và khách quan để đánh giá hiệu quả hoạt động tham dự thầu của một nhà thầu.
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng trúng thầu của doanh nghiệp dựa trên số lần trúng thầu trên số lần tham dự thầu hoặc giá trị trúng thầu trên giá trị trượt thầu Chỉ tiêu này phản ánh được phần nào khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp về mặt số lượng cũng như giá trị gói thầu.
Tỷ lệ trúng thầutheo số ct= ∑ công trìnhtrúng thầutrong năm
∑ công trình tham giađấu thầutrong năm
Tỷ lệ trúng thầutheo giátrị= ∑ giá trị trúng thầutrong năm
∑ giá trị các công trình tham gia dự thầu
Dưới đây là bảng tổng kết về kết quả tham dự thầu của Công ty cổ phần Hải Minh :
Bảng 13 : Tình hình tham dự thầu và trúng thầu của Công ty Cổ phần
Số công trình dự thầu ct 12 13 16 18 24 26
giá trị các ct dự thầu tỷ đồng 18.1 22.53 31.86 38.06 54.13 67.7
Số công trình trúng thầu ct 7 7 10 11 16 18
giá trị các ct trúng thầu tỷ đồng 10.195 11.735 18.768 21.522 35.593 46.38
Tỷ lệ trúng thầu theo số công trình
Tỷ lệ trúng thầu theo giá trị 0.5632 0.5209 0.5891 0.5655 0.6575 0.685
1 Giá trị trung bình của gói thầu trúng thầu tỷ đồng 1.46 1.68 1.88 1.96 2.22 2.58
Từ bảng trên, ta thấy cả tỷ lệ trúng thầu theo số công trình và theo giá trị của công ty qua các năm đều trên 50% và có xu hướng tăng dần theo các năm Năm 2009, tỷ lệ trúng thầu theo công trình là 58.33%, đến năm 2014 tăng lên 69.23% ; tỷ lệ trúng thầu theo giá trị năm 2009 là 56.32%, năm 2014 là 68.51%.
Theo kết quả tham dự thầu của Công ty, số gói thầu mà Công ty tham dự không ngừng tăng từ năm 2009 đến năm 2014, đồng thời số gói thầu trúng thầu của công ty cũng tăng; chứng tỏ Công ty đã ngày càng mạnh dạn hơn, năng lực tài chính và kỹ thuật ngày càng nâng cao có đủ khả năng tham gia nhiều gói thầu hơn Từ đó uy tín
Công ty ngày một nâng cao trong ngành xây dựng Tỉ lệ số gói thầu trúng của Công ty năm 2014 đạt tới 69.23%, trong thời kỳ các công ty trong ngành đang cạnh tranh một cách khốc liệt thì tỉ lệ trúng thầu của Công ty là một con số khá cao Có thể nói, tỷ lệ thắng thầu cao của công ty góp phần thu hút được sự chú ý của nhiều chủ đầu tư và nâng cao vị thế của Công ty trong ngành Tiếp theo là danh sách một số gói thầu tiêu biểu công ty đã trúng trong giai đoạn 2009 - 2014:
Bảng 14 : Danh sách một số gói thầu tiêu biểu mà Công ty đã trúng thầu giai đoạn
TT Tên gói thầu Tên dự án Tổng giá trị hợp đồng
Xây lắp thủy công khu đầu mối.
Dự án ĐTXD Trạm bơm Lễ Nhuế, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội
Sửa chữa cống qua đê Đả Tích.
Dự án nâng cấp đê Tả sông Bùi - Sửa chữa cống qua đê Đả Tích
Xử lý sự cố nứt, nghiêng tường chắn đất mặt đê
Dự án tu bổ đê điều thường xuyên năm 2010
Cứng hóa mặt đê bao Tả Tích xã Thủy Xuân
Xử lý khẩn cấp chống sạt lở đoạn đê bao vùng Tả Tích, xã Thủy
Xuân Tiên, huyện Chương Mĩ, TP
Xây dựng cụm công trình đầu mối trạm bơm
Dự án trạm bơm Ngoại Độ II 10,970,547,000 26/12/2011
Toàn bộ phần xây dựng công trình
Dự án di chuyển nâng cấp trạm bơm Đan Hoài, huyện Hà
Nguồn: tự tổng hợp Trên đây chỉ là một số những gói thầu tiêu biểu đại diện cho lĩnh vực thầu xây lắp Công ty đã trúng trong giai đoạn 2009 – 2014, tuy chưa đây đủ nhưng cũng một phần nào đó đánh giá được quy mô của các gói thầu công ty đã thực hiện.
1.3.1.2 Công ty đã xây dựng được một quy trình tham dự thầu đầy đủ, rõ ràng và hợp lý.
Quy trình tham dự thầu của Công ty đã xác định được rõ ràng thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành công việc và trách nhiệm của từng thành viên tham gia thực hiện gói thầu Bên cạnh đó, công tác tính giá đầy đủ và chi tiết, phương pháp tính hợp lý đã góp phần tăng khả năng thắng thầu của Công ty.
1.3.1.3 Giá trị trung bình của gói thầu công ty trúng không ngừng tăng qua các năm.
Giá trị trung bìnhcủa các góithầutrúng=∑ giá trị các ct trúng thầu
Do đa phần là thực hiện những gói thầu xây lắp thủy lợi, trị gói thầu của Công ty thường ở mức trung bình và nhỏ, số gói thầu trị giá trên 3 tỉ thường chỉ chiếm 19 –20% tổng số gói thầu công ty trúng Tuy nhiên, qua từng năm, giá trị trung bình của các gói thầu trúng được của Công ty tăng lên 1 cách rõ rệt Theo số liệu bảng 13, giá trị trung bình của gói trúng thầu tăng từ 1.46 tỷ đồng/gói năm 2009 lên 2.58 tỷ đồng/gói năm 2014 Có thể thấy đây chính là thành quả cho bao nhiêu nỗ lực cố gắng xây dựng hình tượng và uy tín của Công ty.
Tuy nhiên cũng qua bảng 13 ta thấy tỷ lệ trúng thầu theo công trình cao hơn tỷ lệ trúng thầu theo giá trị, tức là công ty trúng nhiều gói thầu có giá trị nhỏ và trượt nhiều gói thầu có giá trị lớn
1.3.1.4 Công ty đã xây dựng được một đội ngủ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và dạn dày kinh nghiệm: Đa phần các gói thầu công ty đảm nhận đều là các gói thầu xây lắp trong lĩnh vực thủy lợi Do đó, cán bộ công nhân viên trong công ty có cơ hội tiếp xúc nhiều với các công việc có kinh nghiệm cao Đồng thời, hầu hết các kỹ sư xây dựng, các cán bộ chủ chốt trong công ty đều tốt nghiệp đại học, do có trình độ chuyên môn khá tốt Bên cạnh đó, việc thực hiện các biện pháp đầu tư cho nguồn nhân lực phù hợp đã giúp cho đội ngũ nhân viên tích cực, sáng tạo và có trách nhiệm nghề nghiệp Do đó, trong suốt nhiều năm hoạt động, thực hiện gói thầu, công tác quản lý chất lượng luôn được đảm bảo một cách tốt nhất.
1.3.1.5 Thông tin được mở rộng, uy tín của công ty được nâng cao
Năng lực của công ty đang ngày càng được nâng cao về mọi mặt làm cho các hoạt động của công ty được mở rộng với nhiều đối tác mới Bên cạnh đó, công ty vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với nhiều chủ đầu tư cũ Đó là nguồn cung cấp thông tin đấu thầu mới nhất và đáng tin cậy của công ty.
1.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
- Công tác tìm kiếm và thu thập thông tin thầu còn gặp nhiều hạn chế: Việc tìm kiếm và thu thập thông tin thầu được giao cho phòng Kế hoạch – Kinh doanh Tuy nhiên vẫn chưa phân công cụ thể cho thành viên nào trong phòng Do đó, các nhân viên của phòng Kế hoạch – Kinh doanh đôi khi chưa thực sự tích cực trong việc tìm kiếm. Điều đó dẫn tới nhiều thông tin được tiếp cận chậm dẫn đến quá trình phân tích gấp rút, cơ hội đã bị bỏ lỡ một cách đáng tiếc.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học của Công ty còn chưa cao Mặc dù tỉ lệ cán bộ công nhân viên có bằng đại học của công ty là khá cao Nhưng, với một công ty đang phát triển rất nhanh về số lượng cũng như chất lượng và công nghệ sử dụng thì trình độ của nhân viên trong công ty chưa thực sự tương xứng Điều này làm hạn chế các cơ hội hợp tác của công ty với các đối tác nước ngoài Các công nghệ tin học cũng chưa được ứng dụng trong công tác tham dự thầu làm tốn thời gian.
Bên cạnh đó, khả năng làm việc tập thể, điều phối công việc của các nhân viên vẫn còn chưa nhịp nhàng, chặt chẽ Do việc thực hiện hồ sơ dự thầu yêu cầu nhận sự từ các phòng ban khác nhau, nên khi làm việc vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khi có nhiều nhiệm vụ bị trùng và chồng chéo.
- Máy móc thiết bị của Công ty còn chưa đủ đa dạng, một số đã cũ kỹ do quá trình hoạt động dài: Với một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng thì máy móc thiết bị cần phải đa dạng và hiện đại để phù hợp với các yêu cầu ngày càng cao của chủ đầu tư Tuy hiện tại, các thiết bị máy móc của Công ty nhiều, nhưng vẫn cần bổ sung thêm để hiện đại hóa và đa dạng hóa Nhất là đối với số máy móc cũ kỹ, đã ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động thi công công trình, gây ra nhiều trở ngại cho đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật.
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THAM DỰ THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI MINH
Định hướng phát triển đến năm 2020 của công ty Cổ phần Hải Minh
2.1.1 Định hướng phát triển của công ty
Căn cứ phương án sản xuất kinh doanh đã được Giám đốc Công ty và các nhân viên trong công ty, trong giai đoạn 5 năm từ 2015-2020, nhiệm vụ của Công ty được đề ra :
- Tập trung phát triển ngành nghề truyền thống: xây dựng công trình thủy lợi, giao thông, công nghiệp dân dụng, đồng mở rộng thêm các ngành nghề và sản phẩm mới.
- Giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định, hoàn thiện tổ chức, đổi mới hoàn thiện doanh nghiệp, đi vào hoạt động một cách có hiệu quả, không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh với nhiều lĩnh vực khác nhau
- Đưa vào khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị, khấu hao nhanh để trang trải chi phí đầu tư những năm sau, tăng cường đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị theo hướng ngày càng đầy đủ về số lượng, nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu xây lắp các công trình đòi hỏi kỹ thuật ngày càng phức tạp.
- Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức tài chính và phi tài chính, xây dựng hình ảnh bền vững trước các chủ đầu tư, chủ động, linh hoạt nắm bắt cơ hội thực hiện các gói thầu, mở rộng mối quan hệ đối ngoại để tìm kiếm các hợp đồng mở rộng thị trường của Công ty
- Phát triển nguồn nhân lực theo hướng ngày càng vững vàng về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc với các chương trình đào tạo ngắn, trung và dài hạn Phát động và tổ chức các phong trào thi đua, phát huy và sáng tạo, cải tiến hiệu quả công việc.
- Tăng vốn điều lệ theo từng giai đoạn để đáp ứng nhiệm vụ SXKD của Công ty.
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
2.1.2 Định hướng đấu thầu của công ty
- Tăng cường công tác tham gia đấu thầu các công trình XDCB trong và ngoài địa bàn thành phố Hà Nội.
- Dựa trên ưu thế về nguồn tài chính ổn định sẵn có, Công ty sẽ tập trung mạnh và đột phá vào việc đầu tư cải tiến trang thiết bị và công nghệ thi công xây dựng hiện có cho ngang bằng trình độ với các doanh nghiệp cùng ngành nghề trên địa bàn nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, rút ngắn tiến độ và nâng cao chất lượng thi công các công trình xây dựng Công ty sẽ tổ chức những chuyến tham quan, hợp tác, nghiên cứu học tập kinh nghiệm và chuyển giao những công nghệ, thiết bị thi công xây dựng mới cũng như áp dụng những vật liệu xây dựng mới và biện pháp thi công tiên tiến. Công ty sẽ thường xuyên tham gia các chương trình xúc tiến ngành xây dựng nhằm mục tiêu cập nhật các công nghệ xây dựng tiên tiến.
- Phát triển nguồn nhân lực cho mảng xây lắp: dựa trên lực lượng hiện có chủ yếu là đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp tại các công trường xây dựng, các đội thi công và đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề, Công ty sẽ tiếp tục công tác đầu tư và phát triển theo chiều sâu trong việc huấn luyện, đào tạo Công ty hướng tới mục tiêu ngày càng chuyên môn hóa sâu hơn nữa trong từng lĩnh vực thi công xây lắp cho cả cán bộ quản lý và các lực lượng công nhân có tay nghề Công ty sẽ phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đào tạo với các trường Đại học, trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân sự, bổ sung nhân lực cho Công ty từ nhân sự cấp cao đến những công nhân lành nghề.
- Tăng cường kiểm soát công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp tại các công trường.
- Nghiên cứu cải tiến hình thức tổ chức thi công để tăng năng suất, tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao nhất.
Dựa trên các định hướng trên, công ty mong rằng tỉ lệ thắng thầu năm 2020 sẽ đạt75%.
Một số giải pháp hoàn thiện công tác tham dự thầu xây dựng tại Công ty Cổ phần Hải Minh
2.2.1 Giải pháp tăng cường hoạt động marketing trong công tác tham dự thầu
Danh tiếng không phải là yếu tố quyết định đến kết quả đấu thầu nhưng có tác động rất lớn đến khả năng trúng thầu của công ty Hoạt động marketing tốt sẽ giúp tạo ra hình ảnh tốt đẹp để công ty mở rộng và khẳng định phạm vi ảnh hưởng của mình đến sự lựa chọn của các nhà đầu tư.
Hiện nay, hoạt động marketing của công ty Cổ phần Hải Minh rất ít và cũng không được lãnh đạo công ty chú trọng Đây là một phần lý do làm cho công ty không được nhiều người biết đến Để hoạt động marketing của công ty có hiệu quả, theo em công ty cần có những hoạt động tích cực:
- Công ty nên hình thành phòng Marketing Hiện tại công ty không có phòng marketing cũng như không có chuyên viên đảm nhiệm mảng này Đây là một thiếu sót rất lớn trong sự nghiệp phát triển của công ty Phòng marketing có những chuyên viên nghiên cứu và tìm hiểu thông tin thị trường Việc này sẽ chia sẻ bớt gánh nặng của phòng kế hoạch - kinh doanh trong việc tìm hiểu thông tin gói thầu, thông tin được tìm kiếm luôn mới và đầy đủ Phòng marketing cũng nghiên cứu thị trường để tìm ra những yêu cầu mà thị trường cần từ đó phòng kế hoạch - kinh doanh sẽ dựa trên những nghiên cứu đó đưa ra những phương án phù hợp xu thế của thị trường.
- Công ty cần phân khu, phân đoạn thị trường: thị trường xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng công trình thủy lợi, xây dựng cơ sỏ hạ tầng Nhằm vào từng thị trường mà công ty đưa ra các phương án quản lý, quảng bá khác nhau.
- Công ty có thể tiến hành quảng cáo trên các phương tiện báo chí, truyền hình. Đây là các hình thức mà công ty đã và đang thực hiện Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, công ty cần chủ động tham gia vào các hoạt động có tính chất quảng bá như tài trợ cho các sự kiện thể thao, các chương trình truyền hình, các hoạt động từ thiện tại địa phương nơi công ty có công trình đang thi công.
2.2.2 Giải pháp hạ giá thành xây lắp một cách hiệu quả trong HSDT
Công ty có thể thay đổi cơ cấu chi phí nhằm hạ giá thành xây lắp:
- Giảm chi phí gián tiếp cho bộ máy quản lý công ty bằng cách hệ thống sắp xếp lại bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, tránh tình trạng người làm người chơi dẫn đến lãng phí chi phí quản lý doanh nghiệp.
-Nâng cao năng suất người lao động: có chế độ thưởng cho nhân viên vượt năng suất, vượt kế hoạch, khuyến khích người lao động nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật mới để sử dụng trong thực tế sản xuất, giảm số lao động chân tay.
- Sử dụng lao động hợp lý, bố trí lao động phù hợp trình độ kỹ thuật tay nghề,nâng cao tỷ trọng công nhân sản xuất trong công ty, cải thiện điều kiện việc làm, các công cụ bảo hộ để đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Giảm chi phí nguyên vật liệu: giám sát chặt chẽ, kiểm tra kỹ càng chất lượng nguyên vật liệu để giảm phế phẩm, phế liệu; xóa bỏ mất mát do những nguyên nhân chủ quan Để làm được điều này, công ty cần tăng cường giám sát kỹ thuật thi công, đảm bảo trách nhiêm khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản vật liệu trong kho và cấp phát cho công trình xây dựng.
- Nâng cao năng suất thiết bị: Sử dụng tiết kiêm nhiên liệu, năng lượng phục vụ cho các ca máy móc làm việc.
- Nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu xây dựng, tích cực tìm hiểu cá loại nguyên vật liệu mới, mạnh dạn sử dụng các loại tài liệu đặc hữu của vùng chưa được đề cập trong đơn giá xây dựng.
- Linh hoạt trong công tác lựa chọn giá dự thầu.
Ngoài ra, tận dụng triệt để thư giảm giá: Hiện tại công ty rất ít khi sử dụng thư giảm giá trong HSDT Công ty cần chú ý áp dụng kịp thời nhằm nâng cao tính cạnh tranh của giá dự thầu từ đó nắm bắt được cơ hội thực hiện nhiều gói thầu hơn nữa.
2.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực cho bộ máy quản lý cán bộ tham gia đấu thầu
Giám đốc cần linh hoạt hơn trong cơ chế quản lý của công ty Hiện nay, mọi công việc và đối sách của công ty hầu hết đều do Giám đốc quyết định Do có nhiều vấn đề xảy ra trong quá trình quản lý Công ty nên trong nhiều trường hợp đã cho thấy nhiều điểm còn bất cập trong cơ chế quản lý Để giải quyết vấn đề này, công tác quản lý trong công ty phải được cải thiện với các giải pháp:
- Giám đốc phân chia quyền lực cho các cán bộ cấp dưới trong công tác quản lý, quy định rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm đối với từng cán bộ quản lý cấp dưới Các công việc được đảm nhiệm phải được báo cáo với Giám đốc một cách rõ ràng , đầy đủ và chi tiết trong các cuộc họp định kỳ do Công ty tổ chức Khi xảy ra các sự cố ngoài mong muốn, phải báo cáo Giám đốc kịp thời để tập hợp các cuộc họp, bàn bạc, xem xét, cân nhắc ý kiến của cán bộ quản lý các bộ phận rồi mới đưa ra quyết sách cụ thể.
- Cần có những khóa học bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý của các cá nhân trong bộ máy quản lý công ty Đồng thời, đối với những cán bộ, cá nhân nào không đủ trình độ hay có thái độ làm việc không nghiêm túc cần nhanh chóng loại bỏ để tuyển dụng mới những cán bộ có năng lực, kinh nghiệm và tinh thần làm việc cao.
- Xây dựng hệ thông cung cấp thông tin linh hoạt, nhanh chóng, chính xác trong nội bộ công ty Để điều hành hiệu quả, cán bộ quản lý cần có những thông tin chính xác về tình hình thực tế của công ty Do đó, các phòng ban phải thường xuyên thống kê, báo cáo các thông tin lĩnh vực quản lý chuyên trách để đáp ứng kịp thời cho ban lãnh đạo khi cần thiết