1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI

162 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Chẩn Đoán Và Điều Trị Phẫu Thuật Ung Thư Biểu Mô Tế Bào Gan Ở Người Cao Tuổi
Tác giả Ngô Viết Thi
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Xuyên, PGS.TS. Lê Thanh Sơn
Trường học Học viện Quân Y
Chuyên ngành Ngoại Khoa
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Y Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 4,23 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (19)
    • 1.1. Khái quát về người cao tuổi (19)
      • 1.1.1. Định nghĩa (19)
      • 1.1.2. Một số đặc trưng nhân khẩu học của người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam (19)
      • 1.1.3. Đặc điểm sức khỏe người cao tuổi (20)
    • 1.2. Tình hình ung thư tế bào gan trên thế giới và Việt Nam (23)
    • 1.3. Chẩn đoán xác định bệnh ung thư tế bào gan (24)
      • 1.3.1. Vai trò của các chất chỉ điểm ung thư (24)
      • 1.3.2. Vai trò của chẩn đoán hình ảnh (25)
      • 1.3.3. Vai trò của sinh thiết gan (26)
      • 1.3.4. Các phác đồ chẩn đoán ung thư tế bào gan trên thế giới (27)
    • 1.4. Chẩn đoán giai đoạn UTBMTBG (32)
    • 1.5. Điều trị ung thư tế bào gan (34)
      • 1.5.1. Các phương pháp điều trị UTBMTBG (34)
      • 1.5.2. Chọn lựa phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (34)
    • 1.6. Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phẫu thuật (37)
      • 1.6.1. Chỉ định (37)
      • 1.6.2. Kỹ thuật cắt gan (40)
      • 1.6.3. Kỹ thuật kiểm soát cuống gan (44)
      • 1.6.4. Cắt gan theo phương pháp Takasaki (47)
      • 1.6.5. Tai biến và biến chứng (50)
      • 1.6.6. Kết quả phẫu thuật cắt gan về phương diện ung thư (51)
      • 1.6.7. Điều trị UTBMTBG tái phát (56)
      • 1.6.8. Tình hình cắt gan điều trị UTBMTBG trong nước (56)
      • 1.6.9. Cắt gan ở người cao tuổi (57)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (59)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh (59)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (61)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (62)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (62)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu (62)
      • 2.2.3. Các biến số chung cần thu thập (63)
      • 2.2.4. Nghiên cứu vai trò một số phương pháp chẩn đoán UTBMTBG ở người cao tuổi (64)
      • 2.2.5. Kỹ thuật thực hiện cắt gan ứng dụng phẫu tích cuống Glisson theo kỹ thuật Takasaki (71)
      • 2.2.6. Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt gan theo Takasaki và một số yếu tố liên quan (76)
    • 2.3. Phân tích và xử lý số liệu (81)
      • 2.3.1. Thống kê mô tả (81)
      • 2.3.2. Thống kê phân tích (82)
    • 2.4. Đạo đức nghiên cứu (82)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ (0)
    • 3.1. Đặc điểm chung (83)
      • 3.1.1. Tuổi (83)
      • 3.1.2. Giới tính (83)
      • 3.1.3. Các yếu tố nguy cơ (83)
      • 3.1.4. Triệu chứng cơ năng (84)
    • 3.2. Vai trò một số phương pháp chẩn đoán (86)
      • 3.2.1. Xét nghiệm máu (86)
      • 3.2.2. Hình ảnh học (88)
      • 3.2.3. Đánh giá khi phẫu thuật (90)
      • 3.2.4. Giải phẫu bệnh (93)
    • 3.3. Kết quả phẫu thuật và các yếu tố liên quan (94)
      • 3.3.1. Trong mổ (94)
      • 3.3.2. Kết quả sớm (96)
      • 3.3.3. Kết quả lâu dài (98)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Đặc điểm chung (107)
      • 4.1.1. Dịch tễ (107)
      • 4.1.2. Bệnh kết hợp ở người cao tuổi (109)
    • 4.2. Giá trị một số phương pháp chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào ở người (0)
      • 4.2.1. AFP (110)
      • 4.2.2. Chẩn đoán hình ảnh (111)
      • 4.2.3. Giải phẫu bệnh (112)
    • 4.3. Kết quả phẫu thuật và một số yếu tố liên quan (113)
      • 4.3.1. Trong mổ (113)
      • 4.3.2. Kết quả sớm (119)
      • 4.3.3. Kết quả lâu dài và yếu tố liên quan (125)
  • KẾT LUẬN (133)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ****** NGÔ VIẾT THI NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI 2023 2 B[.]

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu gồm 60 bệnh nhân là những BN cao tuổi, được chẩn đoán trước mổ là UTBMTBG, có chỉ định phẫu thuật cắt gan theo phương pháp Takasaki tại Bệnh viện Bình Dân trong thời gian từ tháng 01/2015 đến tháng 01/2019.

Tất cả bệnh nhân người cao tuổi, được chẩn đoán xác định là ung thư tế bào gan, được phẫu thuật cắt gan theo Takasaki.

Là những BN từ 60 tuổi trở lên.

Bệnh nhân được chẩn đoán UTBMTBG trước mổ theo phác đồ của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh Gan Hoa Kỳ 2010 Theo tiêu chuẩn này, BN được chẩn đoán UTBMTBG khi có một trong hai tiêu chuẩn sau:

Trên hình ảnh CCLĐT hoặc CHT có tiêm thuốc tăng tương phản, phát hiện hình ảnh khối u với đặc điểm tăng bắt thuốc thì động mạch và thải thuốc thì tĩnh mạch hay thì muộn.

Kết quả sinh thiết khối u là UTBMTBG (dành cho các trường hợp thương tổn trong gan lớn hơn 1cm nhưng không có hình ảnh điển hình như trên).

Kết quả mô bệnh học sau mổ là UTBMTBG.

2.1.1.3 Có chỉ định phẫu thuật cắt gan theo phương pháp Takasaki

Theo Hướng dẫn của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh Gan Châu Á – Thái Bình Dương 2010 Đó là các BN chưa có di căn ngoài gan, TMC chưa bị xâm lấn và còn có thể cắt được với chức năng gan đảm bảo.

Cắt gan theo giải phẫu khi chức năng gan cho phép, cắt gan không theo giải phẫu khi cần tiết kiệm nhu mô gan lành để dự phòng suy gan sau mổ.

Về phương diện chức năng gan

Bilirubin toàn phần trong máu ≤ 2 mg%

Số lượng tiểu cầu ≥ 100.000/mm 3

Tĩnh mạch thực quản: không dãn

Thể tích gan dự kiến bảo tồn ≥ 40% thể tích gan chuẩn.

Số lượng khối u và kích thước khối u

U gan đơn độc hoặc nhiều khối u nhưng khu trú ở nửa gan (gan trái hoặc gan phải) hoặc các phân thùy (phân thùy trước, phân thùy sau, phân thùy giữa, phân thùy bên) hoặc nằm khu trú trong hạ phân thùy mà có thể bỏ nguyên khối được.

Xác định kích thước khối u dựa vào đường kính

Chúng tôi phân chia ung thư tế bào gan thành 2 nhóm:

- Nhóm 1: U đơn độc, kích thước ≤ 5 cm.

- Nhóm 2: U đơn độc, kích thước > 5 cm.

Chưa có di căn ngoài gan hoặc xâm lấn tạng xung quanh, chưa có huyết khối tĩnh mạch chủ và các mạch máu lớn của gan (tĩnh mạch gan, tĩnh mạch cửa thân chung, tĩnh mạch cửa nhánh phải, tĩnh mạch cửa nhánh trái).

Dựa theo bảng phân độ tình trạng sức khỏe của Châu Âu và tổ chức Y tế Thế giới (ECOG), chúng tôi chọn các BN có chỉ số ECOG mức độ từ 0 đến

2 cho chỉ định cắt gan.

Bảng 2.1 Phân loại tình trạng sức khỏe BN. Đ ộ Các hoạt động bản thân

0 Hoạt động đầy đủ, cuộc sống bình thường, không có triệu chứng

1 Một ít triệu chứng, có thể hoạt động thể lực nhẹ, đi lại bình thường

2 Có khả năng tự chăm sóc bản thân nhưng không thể hoạt động thể lực nặng, nằm tại giường < 50% thời gian

3 Tự chăm sóc bản thân bị giới hạn, nằm tại giường > 50% thời gian

4 Không thể tự chăm sóc bản thân, nằm tại giường hoàn toàn

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ Được phẫu thuật cắt gan nhưng không thực hiện theo phương pháp Takasaki

Giải phẫu bệnh sau mổ không phải UTBMTBG.

Phương pháp nghiên cứu

Hồi cứu - Can thiệp lâm sàng, không nhóm chứng

Dự kiến tỷ lệ thành công của phẫu thuật là 90% theo nghiên cứu của Yamamoto 2014 [71]

Dựa vào công thức ước tính cỡ mẫu: p (1 – p) n = Z 2 (1 – α) ) d2

: mức ý nghĩa thống kê = 0,05 (ứng với độ tin cậy là 95%)

Z: giá trị thu được từ bảng Z ứng với giá trị  = 0,05 (Z1-α) /2=1,96)

P: tỷ lệ thành công của phương pháp cắt gan d: Sai số cho phép là 0,05 Áp dụng công thức tính cỡ mẫu trên chúng tôi tính toán được cỡ mẫu lý thuyết tối thiểu là 45 bệnh nhân

Chúng tôi dự tính trong thời gian nghiên cứu sẽ thu thập được trên 50 bệnh nhân

Nhóm phẫu thuật viên: các bác sĩ chuyên khoa gan mật có chuyên môn cao và có thể phẫu thuật cắt gan theo phương pháp Lortat Jacob - Tôn ThấtTùng hay Takasaki an toàn, hiệu quả.

2.2.3 Các biến số chung cần thu thập

• Dịch tễ học lâm sàng: tuổi, giới, tiền căn, bệnh kèm, dấu hiệu sinh tồn, cân nặng, triệu chứng đau bụng, khối u gan sờ được, cổ chướng, vàng da, tăng áp tĩnh mạch cửa.

2.2.3.1 Mức độ nguy cơ khi gây mê

Dựa theo bảng phân loại của Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ (ASAC: American Society of Anesthesiologis Classification), chúng tôi chỉ cắt gan cho BN có mức độ nguy cơ I, II và III.

Bảng 2.4: Phân loại nguy cơ gây mê của Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ

Phân độ ASA Tình trạng BN

II Bệnh hệ thống nhẹ hay trung bình - không giới hạn chức năng

II Bệnh hệ thống nặng - giới hạn chức năng hoạt động của BN

IV Bệnh hệ thống nghiêm trọng - có thể đe dọa mạng sống

V BN sắp sửa tử vong trong thời gian 24 giờ nếu không can thiệp điều trị

VI BN chết não - có thể bắt đầu qui trình hiến tạng

 Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi

 Bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới năm 2001 khi nồng độ huyết sắc tố có giới hạn như sau:

- Tăng tiểu cầu: > 450G/l - Giảm tiểu cầu: < 140G/l

- Tăng bạch cầu: > 10,5G/l - Giảm bạch cầu: < 4,5G/L

 Nhóm máu: Nhóm máu A, B, AB, O

 Xét nghiệm sinh hóa máu lúc đói: Glucose máu được đánh giá theo Hội đái tháo đường Mỹ (2010)

- Tăng đường máu: Glucose máu > 7mmol/l

- Hạ đường máu: Glucose máu < 3,9mmol/l + Ure:

 Ure máu: tăng khi > 6,6mmol/l - Giảm khi < 2,1mmol/l

 Creatinin mỏu tăng khi: nam > 115àmol/l, nữ > 88àmol/l

 AST: AST tăng khi: nam > 25 U/l, nữ > 21U/l

 ALT: ALT tăng khi: nam > 22U/l, nữ > 17U/l

2.2.4 Nghiên cứu vai trò một số phương pháp chẩn đoán

2.2.4.1 Xét nghiệm máu (Máy xét nghiệm XN2000, CS5100, CR1800)

 Định lượng AFP huyết thanh: chia làm 2 nhóm

Tỉ lệ nông độ AFP có giá trị 400 ng/ml và lớn hơn 400 ng/ml theo tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan của Bộ Y Tế, với tiêu chuẩn vàng chẩn đoán là giải phẫu bệnh

Xét nghiệm các dấu ấn viêm gan

- HBsAg: âm tính hay dương tính

- Anti- HCV: âm tính hay dương tính

- Nhiễm siêu vi viêm gan: HBsAg (+) hoặc antiHCV (+) hoặc cả hai (+)

- Nhiễm siêu vi viêm gan B hay C: HBsAg (+) và antiHCV (-), hoặc HBsAg (-) và antiHCV (+).

- Nhiễm siêu vi viêm gan B và C: HBsAg (+) và antiHCV (+).

 Bilirubin toàn phần: Chia làm 3 nhóm theo phân loại Child- Pugh

- Bilirubin toàn phần từ 34-51àmol/l

- Bilirubin toàn phần > 51àmol/l + Protein mỏu:

 Albumin máu: Chia 3 nhóm theo phân loại Child- Pugh

- Albumin máu từ 28-35 g/l - Albumin máu < 28 g/l

2.2.4.2 Siêu âm ổ bụng (Máy siêu âm SAMSUNG HS40)

- Đặc điểm hình ảnh của gan: kích thước to hay teo, tình trạng nhu mô gan đều, không đều, thô, nhiễm mỡ, xơ gan hay không xơ gan.

- Đặc điểm hình ảnh của khối u gan: vị trí, số lượng và kích thước u gan, cấu trúc âm của khối u gan (tăng âm, đồng âm, giảm âm), u có tăng sinh mạch máu hay không, ranh giới khối u, bờ u rõ hay không rõ.

▪ Kích thước trung bình của u (cm)

▪ Có hay không có tình trạng huyết khối tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch cửa hay tĩnh mạch trên gan

▪ Tình trạng ổ bụng: dịch ổ bụng, di căn hạch, di căn phúc mạc

2.2.4.3 Chụp CLVT ổ bụng có tiêm thuốc cản quang đa thì (Máy chụp cắt lớp 64 lát cắt GE BRIVO 0385)

Chụp CLVT ổ bụng thì trước tiêm thuốc cản quang: Đánh giá tỷ trọng nhu mô gan, tỷ trọng của tổn thương và các thành phần của nó mà có thể bị che lấp sau khi tiêm thuốc Định vị chính xác vùng tổn thương để thực hiện các lớp cắt có tiêm thuốc cản quang nhất là khi nghiên cứu các khối u và thành phần mạch máu của nó Để đánh giá huyết động học của tổn thương, người ta áp dụng kỹ thuật chụp gan 3 thì: thì động mạch chụp ở giây thứ 20-30 kể từ khi tiêm thuốc, thì tĩnh mạch cửa ở giây 40-60 và thì muộn ở phút thứ 2-3 Trường cắt lấy từ đáy phổi phía trên vòm hoành tới hết tiểu khung

- Vị trí: Phân thành các nhóm

- Kích thước và số lượng khối u: phân thành các nhóm

• U đơn độc có kích thước < 5cm

• U đơn độc có kích thước > 5cm

• Nhiều u (số lượng ≤ 3u, kích thước mỗi u ≤ 3cm) o Kích thước trung bình khối u (cm)

- Bờ khối u rõ hay không rõ

- Ranh giới khối u rõ hay không rõ

- Tỷ trọng trước tiêm: Tăng tỷ trọng, giảm tỷ trọng, không đồng nhất

• Thì động mạch: ngấm thuốc nhanh, ngấm thuốc chậm, không ngấm thuốc

• Thì tĩnh mạch: thải thuốc nhanh, thải thuốc chậm

• Dấu hiệu rửa thuốc: có hay không

• Tăng sinh mạch: có tăng sinh mạch máu hay không

- Hính ảnh điển hình của ung thư gan: có hay không

- Các tổn thương phối hợp khác:

• Huyết khối tĩnh mạch: Có hay không huyết khối tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan.

• Di căn hạch: Hạch rốn gan, cuống gan hay các vị trí khác.

• Xâm lấn tạng trong ổ bụng.

 Tính độ nhạy của chụp CLVT có hình ảnh đặc điểm điển hình của UTBMTBG:

- Độ nhạy = có UTBMTBG và hình ảnh điển hình / có UTBMTBG

2.2.4.4 Chụp cộng hưởng từ (CHT) ổ bụng

Khi không thấy hình ảnh điển hình của UTBMTBG trên chụp CLVT sẽ tiến hành chụp cộng hưởng từ ổ bụng.

- Kĩ thuật chụp: chụp định vị

• Chụp trước tiêm thuốc đối

• quang từ: độ dày lớp cắt 5-8mm.

• T1 EG có và không có xóa mỡ.

• T2 FSE có hoặc không xóa mỡ.

• Chụp động học sau tiêm thuốc đối quang từ đặc hiệu.

• T1 EG có xóa mỡ thực hiện ở các giây thứ 15; 80; 3 phút và cuối cùng ở phút thứ 20 sau tiêm.

• Tốc độ tiêm 2ml/giây với liều 0.05mmol/kg cân nặng Có bơm đuổi thuốc bằng 20ml nước muối sinh lý với cùng tốc độ.

• Chụp chuỗi xung đường mật (MR cholangiography).

- Hình ảnh học cộng hưởng từ gan mật.

- Tăng tín hiệu trên hình ảnh T2W: UTBMTBG điển hình tăng tín hiệu trên hình ảnh T2W Ngược lại nốt loạn sản rất hiếm khi tăng tín hiệu trên chuỗi xung T2W Tuy nhiên, dấu hiệu này không gặp trong tất cả UTBMTBG, một số trường hợp UTBMTBG đồng hoặc giảm tín hiệu trên chuỗi xung T2W.

- Giảm tín hiệu trên hình ảnh T1W: UTBMTBG thường giảm tín hiệu trên hình ảnh T1W Mặc dù, nốt loạn sản của xơ gan cũng giảm tín hiệu trên T1W.

UTBMTBG tăng tín hiệu trên T1W có thể do chứa mỡ, đồng, protein, melanin, xuất huyết và glycogen trong tổn thương.

Một số trường hợp có sự hiện diện của kẽm hoặc sắt sẽ làm giảm tín hiệu của nhu mô gan xung quanh và gây tăng tín hiệu tương đối của UTBMTBG trên hình ảnh T1W.

- Ngấm thuốc thì động mạch (ĐM): khoảng 80-90% UTBMTBG có tăng sinh mạch, ngấm thuốc mạnh thì ĐM UTBMTBG kích thước nhỏ hơn 1,5cm thường được phát hiện ở thì ĐM Hình ảnh T1W cắt mỏng sau tiêm thuốc đối quang từ cho độ chính xác cao trong phát hiện UTBMTBG.Với các tổn thương lớn hơn 2cm trên nền xơ gan, ngấm thuốc thì ĐM và thải thuốc thì muộn có thể chẩn đoán UTBMTBG và không cần sinh thiết Nếu chụp thì ĐM quá sớm, một số trường hợp UTBMTBG chưa ngấm thuốc và sẽ khó phát hiện, do đó thường khảo sát ở thì ĐM muộn Khoảng 10-20% UTBMTBG không tăng sinh mạch và không ngấm thuốc gadolinium thì ĐM. Những trường hợp này thường gặp ở những khối u nhỏ và thiếu mạch máu đến nuôi khối u Một số ít trường hợp UTBMTBG lớn có thể không tăng sinh mạch.

- Thải thuốc: hình ảnh giảm tín hiệu so với nhu mô gan xung quanh ở thì tĩnh mạch cửa (TMC) và thì muộn được gọi là thải thuốc, có độ đặc hiệu cao 95-96% chẩn đoán UTBMTBG Tổn thương ngấm thuốc thì ĐM và thải thuốc thì muộn được chẩn đoán UTBMTBG với độ chính xác cao Một số ít trường hợp UTBMTBG có thể tăng tín hiệu hoặc đồng tín hiệu với nhu mô gan xung quanh ở thì TMC và thì muộn.

- Hình ảnh Diffusion: trên chuỗi xung Diffusion UTBMTBG tăng tín hiệu và giảm tín hiệu trên ADC Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chuỗi xungDiffusion có thể giúp phân biệt nang và u máu với các tổn thương đặc, nhưng phân biệt các tổn thương đặc khác như UBTG, tăng sản thể nốt khu trú (FNH) và u tuyến có thể khó khăn nếu chỉ dựa trên giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến ADC đơn độc.

- Vỏ: vỏ khối u thường gặp ở UTBMTBG kích thước lớn có thể hiện diện từ 24-90% với các trường hợp người Châu Á và từ 2-42% với các trường hợp ngoài Châu Á Với khối u có vỏ hoặc giả vỏ gợi ý chẩn đoán UTBMTBG rất cao Các khối u lớn thường có vỏ dày Vỏ thường giảm tín hiệu trên T1W và T2W.Tuy nhiên, một số rất hiếm trường hợp có thể tăng tín hiệu trên T2W.Về mặt mô bệnh học vỏ cấu tạo gồm lớp sợi trong và lớp sợi ngoài có thể bao gồm các mạch máu và ống mật nhỏ bị đè ép Do vậy trên T2W, một số trường hợp vỏ dày điển hình có viền trong tín hiệu thấp (do xơ), viền ngoài có tín hiệu cao (mạch máu, đường mật bị ép) Vỏ thường ngấm thuốc ở thì muộn Nút mạch hóa chất có hiệu quả điều trị cao với UTBMTBG có vỏ hơn là UTBMTBG không có vỏ.

- UTBMTBG chứa mỡ vi thể: trong trường hợp này khối u có thể đồng hoặc tăng tín hiệu trên chuỗi xung T1W UTBMTBG thường chứa mỡ nội bào hơn là chứa mỡ đại thể, hình ảnh CHT điển hình tăng tín hiệu trên chuỗi xung T1W in-phase và giảm tín hiệu trên chuỗi xung T1W opposed-phase.Mỡ đại thể (mỡ bão hòa) thường giảm tỉ trọng trên hình ảnh CLVT.Ngoài ra, những vùng xuất huyết chứa melanin, đồng hoặc lắng đọng glycoprotein có thể tăng tín hiệu trên chuỗi xung T1W Sự hiện diện của mỡ vi thể trong tổn thương rất gợi ý trong chẩn đoán UTBMTBG.

- Xâm lấn mạch máu: thường gặp trong UTBMTBG, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có thể từ 6,5-48% UTBMTBG xâm lấn TMC gặp thường xuyên hơn so với xâm lấn TM gan Sự khác biệt giữa huyết khối u và huyết khối đơn thuần rất quan trọng trong điều trị và tiên lượng Huyết khối u ác tính điển hình thường xuất hiện gần khối u nguyên phát và có đặc tính phát triển vào mạch máu lân cận Ngược lại với huyết khối đơn thuần, huyết khối ác tính biểu hiện hình ảnh tương tự như u nguyên phát, tăng tín hiệu trên T2W, ngấm thuốc thì ĐM, thải thuốc thì TMC và hạn chế khuếch tán trên chuỗi xung Diffusion.

Phân tích và xử lý số liệu

Quản lý số liệu bằng phần mềm Excel 2007 Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16 (Statiscial Package for the Social Sciences) Xử lý các kết quả nghiên cứu thu thập được thành 2 phần: thống kê mô tả và thống kê phân tích.

• Các biến định lượng: dữ liệu được thể hiện bằng trung bình ± độ lệch chuẩn (SD: standard deviation) khi ước lượng trung bình tổng thể, sai số chuẩn (S.E: standard error mean), giá trị tối thiểu, giá trị tối đa.

• Các biến định tính: dữ liệu được thể hiện bằng tần số (frequency) và tần suất phần trăm (percent).

• Hệ thống bảng và biểu đồ được sử dụng để mô tả số liệu nghiên cứu.

• Tính trị số p, kết luận có ý nghĩa thống kê khi p 0,05

Thời gian sống thêm ước tính sau mổ theo giai đoạn bệnh thì nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), giai đoạn I cho tiên lượng tốt nhất thời gian sống thêm trung bình sau mổ là 32,3 tháng.

Biểu đồ 3.12 Thời gian sống thêm của BN theo giai đoạn bệnh

Chúng tôi loại 4 TH có diện cắt còn tế bào ác tính, chỉ tính 56 TH đạt R0

Tỉ lệ tái phát tại các thời điểm 1, 2 và 3 năm sau mổ lần lượt là 20%, 55% và 65% trong đó thời gian tái phát trung bình tính theo Kaplan-Meier là 22.9 ± 1,6, thấp nhất 6 tháng, dài nhất 36 tháng.

Tái phát theo nồng độ AFP

Biểu đồ 3.13 Thời gian tái phát theo nồng độ AFP

Nhận xét: Thời gian tái phát trung bình tính theo phương pháp Kaplan Meier của nhóm có nồng độ AFP:

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian tái phát giữa nhóm có nồng độ AFP < 400 ng/ml và AFP ≥ 400 ng/ml với p = 0,000002.

Tái phát theo kích thước u

Biểu đồ 3.14 Thời gian tái phát theo kích thước u

Nhận xét: Thời gian tái phát trung bình tính theo phương pháp Kaplan Meier của nhóm có kích thước u:

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian tái phát giữa nhóm có kích thước u > 5 cm và nhóm có khối u ≤ 5 cm với p = 0,000012.

Thời gian tái phát theo mất máu và truyền máu trong - sau mổ:

Thời gian tái phát trung bình tính theo phương pháp Kaplan Meier giữa

2 nhóm có và không truyền máu trong-sau mổ là:

Có truyền máu là: 8,5 ± 1,1 (6,4 – 10,6) tháng Không truyền máu là: 24,6 ± 1,6 (19,8 – 26) tháng.

Biểu đồ 3.15 Thời gian tái phát theo sự truyền máu

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian tái phát giữa nhóm có và không truyền máu với p = 0,00000003. Độ biệt hóa

Bảng 3.317 Liên quan giữa tái phát và độ biệt hóa Độ biệt hóa Tổng

Phép kiểm χ ² (Chi square) cho thấy độ biệt hóa khối u gan và tỉ lệ tái phát khác biệt không có ý nghĩa, p = 0,5

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung

Nghiên cứu của chúng tôi có 60 BN là NCT, tất cả đều trên 60 tuổi Tuổi trung bình của mẫu là 65.8 tuổi, trong đó BN thấp nhất là 60 tuổi và lớn nhất là 78 tuổi Hầu hết các trường hợp UTBMTBG phát triển trên nền bệnh lý gan mạn Nhiều nghiên cứu lớn cho thấy tuổi trung bình mắc UTBMTBG là từ 50 đến 60 tuổi ở các nước Tây Âu và Châu Á [74], [75], [76] Do đó tính an toàn và hiệu quả trong của phẫu thuật cắt gan ở người cao tuổi là vấn đề đáng quan tâm hiện nay Việc lựa chọn độ tuổi nghiên cứu phụ thuộc vào từng tác giả, mục đích nghiên cứu, đặc điểm dân tộc và vùng địa lý Tuy nhiên, đa số các tác giả đều qui ước chung về tuổi NCT theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc do đó chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu là những người trên 60 tuổi [9].

Tỷ lệ mắc ung thư gan tăng theo độ tuổi, thường gặp ở người lớn tuổi do thời gian nhiễm bệnh lâu ngày (uống rượu, viêm gan B) có nhiều nguy cơ dẫn đến xơ gan và là yếu tố thuận lợi để phát triển thành ung thư gan. Tại Châu Âu và Bắc Mỹ độ tuổi trung bình được chẩn đoán UTBG là 63-

65 tuổi Tác giả Menon K.V và cộng sự cho rằng tuổi cao > 70 không phải là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ biến chứng cũng như tử vong sau mổ cắt gan nói chung [77] Đặc biệt, Shirabe K và cộng sự cho rằng không có sự khác biệt về tỉ lệ biến chứng và thời gian nằm viện giữa BN < 80 tuổi và > 80 tuổi [78] Tuy nhiên, đây là kết quả NC được thực hiện tại các trung tâm phẫu thuật lớn với trang thiết bị và điều kiện phẫu thuật và gây mê hồi sức tốt Do đó, chỉ định cắt gan cho BN cao tuổi vẫn phải hết sức thận trọng.

Về giới tính, các nghiên cứu cho thấy nam giới vẫn chiếm tỉ lệ cao mắc UTBMTBG NC cho thấy tỉ số nam – nữ là 7:3, nam giới vẫn chiếm đa số. Tuy nhiên, so với nhóm UTBMTBG ở người trẻ tuổi thì dường như có sự gia tăng về tỉ lệ nữ giới mắc bệnh ở nhóm NCT NC của Brunot và cộng sự về UTBMTBG ở NCT cho thấy ở NCT UTBMTBG có các đặc điểm đặc biệt sau so với nhóm người trẻ: tỉ lệ nữ giới mắc cao hơn, tỉ lệ u gan có vỏ bao rõ nhiều hơn, u ít xâm lấn mạch máu và có độ biệt hóa cao hơn, tỉ lệ HCV nhiều hơn [41] Tác giả R T Poon so sánh về UTBMTBG ở 2 nhóm bệnh nhân trẻ và lớn tuổi ghi nhận tỉ lệ nam-nữ là 87% - 13% ở nhóm trẻ tuổi và 78% nam - 22% nữ ở nhóm NCT (p 500ml, tình trạng da niêm mạc nhợt và Hematocrit thử trong mổ < 30% Nanashima và cộng sự cho rằng: bắt đầu truyền máu khi lượng máu mất khoảng 850 ml trở lên [110]

Có nhiều dụng cụ khác nhau có thể sử dụng để thực hiện cắt nhu mô gan như: phá vỡ nhu mô gan sử dụng kìm Kelly hoặc ngón tay, dao siêu âm, dao CUSA, đầu đốt cao tần được làm mát hay máy gây tắc mạch (vessel sealing device) Trong NC này, chúng tôi sử dụng 2 phương tiện cắt nhu mô gan chính là: dao siêu âm Harmonic và dao CUSA, ngoài ra trong mổ chúng tôi sử dụng kết hợp với panh Kelly để phá vỡ nhu mô.

Ngày đăng: 22/05/2023, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Nguyễn Quốc Anh (2005) Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi và đánh giá mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện đang áp dụng, Bộ Ủy Ban dân số, gia đình và trẻ em - trung tâm thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc trưng của người caotuổi và đánh giá mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện đangáp dụng
12. Dieleman J. L., Baral R., Birger M., et al. (2016) "US Spending on Personal Health Care and Public Health, 1996-2013". Jama, 316 (24):2627-2646 Sách, tạp chí
Tiêu đề: US Spending onPersonal Health Care and Public Health, 1996-2013
13. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2011) Già hóa dân số và thực trạng người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: 26- 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Già hóa dân số vàthực trạng người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một sốkhuyến nghị chính sách
14. Lai S. W., Tan C. K., Ng K. C. (2001) "Epidemiology of hyperuricemia in the elderly". Yale J Biol Med, 74 (3): 151-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Epidemiology of hyperuricemiain the elderly
15. Đàm Văn Cương, Trần Thị Mai Oanh (2007) Một số phát hiện chính của nghiên cứu đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam, Viện chiến lược và chính sách y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phát hiện chínhcủa nghiên cứu đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người caotuổi ở Việt Nam
16. Lê Văn Tuấn, Nguyễn Hải Hằng (2009) "Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại viện lão khoa quốc gia năm 2008". Y học thực hành, 6: 41-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình bệnh tật của ngườicao tuổi điều trị tại viện lão khoa quốc gia năm 2008
18. Zhao C., Wong L., Zhu Q., Yang H. (2018) "Prevalence and correlates of chronic diseases in an elderly population: A community-based survey in Haikou". PLoS One, 13 (6): e0199006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevalence and correlatesof chronic diseases in an elderly population: A community-basedsurvey in Haikou
19. Đàm Hữu Đắc (2010) Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụxã hội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN và hội nhập
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
21. Nowiciki T. K., Markiet K., Szurowska E. (2017) "Diagnostic Imaging of Hepatocellular Carcinoma - A Pictorial Essay". Curr Med Imaging Rev, 13 (2): 140-153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diagnostic Imagingof Hepatocellular Carcinoma - A Pictorial Essay
22. Abbasi A., Bhutto A. (2012) "Correlation of serum alpha fetoprotein and tumour size in hepatocellular carcinoma". Journal of the Pakistan Medical Association, 62, (1): 33-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Correlation of serum alpha fetoproteinand tumour size in hepatocellular carcinoma
23. Bruix J., Sherman M. (2011) "Management of hepatocellular carcinoma: an update". Hepatology, 53 (3): 1020-2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management of hepatocellularcarcinoma: an update
24. Omata M., Lesmana L. A., Tateishi R., et al. (2010) "Asian Pacific Association for the Study of the Liver consensus recommendations on hepatocellular carcinoma". Hepatology international, 4 (2): 439-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asian PacificAssociation for the Study of the Liver consensus recommendations onhepatocellular carcinoma
25. Maruyama H., Yoshikawa M., Yokosuka O. (2008) "Current role of ultrasound for the management of hepatocellular carcinoma". World J Gastroenterol, 14 (11): 1710-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Current role ofultrasound for the management of hepatocellular carcinoma
27. European Association for the Study of the Liver, European Organisation for Research and Treatment of Cancer (2012) "EASL- EORTC clinical practice guidelines: management of hepatocellular carcinoma". J Hepatol, 56 (4): 908-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: EASL-EORTC clinical practice guidelines: management of hepatocellularcarcinoma
28. Bộ Y Tế (2020) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gant, nghị định số 75/2017/NĐ-CP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tếbào gant
29. Okuda K., Ohtsuki T., Obata H., Tomimatsu M., Okazaki N., Hasegawa H., et al. (1985) "Natural history of hepatocellular carcinoma and prognosis in relation to treatment. Study of 850 patients". Cancer, 56 (4): 918-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Natural history of hepatocellular carcinomaand prognosis in relation to treatment. Study of 850 patients
30. The Cancer of the Liver Italian Program Investigators (1998) "A new prognostic system for hepatocellular carcinoma: a retrospective study of 435 patients: the Cancer of the Liver Italian Program (CLIP) investigators". Hepatology, 28 (3): 751-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A newprognostic system for hepatocellular carcinoma: a retrospective studyof 435 patients: the Cancer of the Liver Italian Program (CLIP)investigators
31. Amin M. B., Greene F. L., Edge S. B., Compton C. C., Gershenwald J.E., Brookland R. K., et al. (2017) "The Eighth Edition AJCC Cancer Staging Manual: Continuing to build a bridge from a population-based to a more "personalized" approach to cancer staging". CA Cancer J Clin, 67 (2): 93-99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Eighth Edition AJCC CancerStaging Manual: Continuing to build a bridge from a population-basedto a more "personalized" approach to cancer staging
32. Kudo M., Izumi N., Kokudo N., Matsui O., Sakamoto M., Nakashima O., et al. (2011) "Management of hepatocellular carcinoma in Japan:Consensus-Based Clinical Practice Guidelines proposed by the Japan Society of Hepatology (JSH) 2010 updated version". Dig Dis, 29 (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management of hepatocellular carcinoma in Japan:Consensus-Based Clinical Practice Guidelines proposed by the JapanSociety of Hepatology (JSH) 2010 updated version
34. Kim H. J., Kim C. Y., Park E. K., et al. (2015) "Volumetric analysis and indocyanine green retention rate at 15 min as predictors of post- hepatectomy liver failure". HPB (Oxford), 17 (2): 159-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Volumetric analysisand indocyanine green retention rate at 15 min as predictors of post-hepatectomy liver failure

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w