1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ trả ngay tại acb chi nhánh bình tây

76 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Thanh Toán Nhập Khẩu Bằng Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Trả Ngay Tại ACB Chi Nhánh Bình Tây
Tác giả Hàng Tiếc Đệ
Người hướng dẫn Th.s Hà Minh Tiếp
Trường học Ngân Hàng Á Châu
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Thành phố Bình Tây
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 474,5 KB

Nội dung

GVHD Th s Hà Minh Tiếp 1 Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1) Ý nghĩa chọn đề tài Hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động ngoại thương nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình p[.]

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1) Ý nghĩa chọn đề tài:

Hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động ngoại thương nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được coi là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế,

và thương mại giữa các nước trên thế giới.Tuy nhiên thanh toán quốc tế là hoạt động rất phức tạp, bởi các chủ thể tham gia có sự cách biệt về địa giới cũng như chế độ chính trị, kinh tế xã hội Do đó, các bên tham gia luôn quan tâm đến việc tìm ra phương thức thanh toán có hiệu quả nhất, tức là có ít rủi ro nhất đối với cả người mua lẫn người bán Và phương thức tín dụng chứng từ được các chủ thể chọn trong thanh toán quốc tế bởi nó hội tụ được các yêu cầu từ cả hai phía người nhập khẩu và người xuất khẩu Với những ưu điểm vượt trội của mình, phương thức tín dụng chứng từ ngày càng trở nên phổ biến trong hoạt động thanh toán quốc

tế Tuy nhiên đây là phương thức thanh toán phức tạp, đa dạng nên để hiểu và sử dụng tốt phương thức này là việc không đơn giản.

Do đó em xin chọn đề tài khoá luận là: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRẢ NGAY TẠI ACB CHI NHÁNH BÌNH TÂY”

Với nhận thức còn hạn chế, thực tế còn ít, vì vậy đề tài còn nhiều khiếm khuyết Vậy em kính mong được sự tham gia chỉ dẫn của các thầy hướng dẫn và thầy cô tập thể bộ môn, Ban lãnh đạo chi nhánh Bình Tây và tập thể các anh/chị chi nhánh Bình Tây góp ý kiến nhằm hoàn thiện bài luận văn

Trang 2

2) Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Bình Tây.

Những mặt thành công và hạn chế để có cơ sở đưa ra giải pháp hoàn thiện Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ trả ngay tại chi nhánh Bình Tây.

3) Phương pháp nghiên cứu:

Khoá luận được tiến hành trên cơ sở khảo sát hoạt động thanh toán quốc tế tại phòng thanh toán quốc tế chi nhánh Bình Tây trong quá trình thực tập.

Các số liệu, tài liệu được thu thập sau đó tiến hành diễn giải, nhận xét Ngoài

ra, thông tin còn được thu thập từ việc phỏng vấn các chị trong phòng thanh toán quốc tế chi nhánh Bình Tây

4) Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu sâu vào hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Bình Tây.

Trang 3

1.1 Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế:

Thanh toán quốc tế (International settlement) là quá trình thực hiện các khoản thuchi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ các mối quan

hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau

1.1.2 Tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế:

Đối với lĩnh vực ngoại thương:

Hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và ngoại thương nói chung chỉ có thể phát triểnmột cách bình thường khi khâu thanh toán được thực hiện và giải quyết Thanh toán quốc

tế không chỉ có tác dụng duy trì ngoại thương mà còn có tác dụng thúc đẩy thương mại,đẩy nhanh sự hợp tác quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng:

Thanh toán quốc tế gắn liền với hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước vớicác ngân hàng nước ngoài, với các tổ chức tài chính quốc tế Qua đó giúp cho hệ thốngngân hàng của những nước chậm và đang phát triển tiếp cận được hệ thống giao dịchthanh toán hiện đại, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng trong nướcvới các ngân hàng nước ngoài, mở rộng các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp, hìnhthành sự liên kết mang tính toàn cầu của hệ thống ngân hàng – đây là điều kiện quan trọngthúc đẩy sự phát triển của tài chính quốc tế và hình thành hệ thống an ninh tài chính quốctế

Trong khi thực hiện thanh toán quốc tế làm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng thôngqua các khoản phí, hoa hồng mà khách trả cho ngân hàng

Đối với lĩnh vực ngoại giao xã hội:

Việc giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh

tế thế giới, các nước càng hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triểnmột thế giới hòa bình thân thiện

Trang 4

1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế:

a) Phương thức chuyển tiền:

Phương thức chuyển tiền là phương thức theo sự ủy nhiệm của khách hàng, yêu cầucủa ngân hàng phục vụ chuyển một số tiền nhất định từ địa phương này sang địa phươngkhác cho người thụ hưởng trong một thời gian nhất định

Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách:

- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T)

- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T)

Nó được sử dụng khi đôi bên có quan hệ làm ăn lâu dài, uy tín và chủ yếu trongthanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoánhư cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường hoặc thanh toán ứng trước

b) Phương thức nhờ thu:

Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhậpkhẩu thì ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sởhối phiếu do mình lập ra

Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại như sau:

- Nhờ thu trơn

- Nhờ thu kèm chứng từ

Phương thức nhờ thu sử dụng khi hai bên mua bán tin cậy lẫn nhau hoặc giữa công

ty mẹ và công ty con với nhau, dùng để thanh toán cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng,lợi tức

c) Phương thức tín dụng chứng từ:

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàngtheo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc chấpnhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba nàyxuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng

Có nhiều loại thư tín dụng khác nhau trong thương mại quốc tế nhưng đa số các bên

sử dụng thư tín dụng không hủy ngang, thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận

Đây là phương thức có độ rủi ro thấp nhất trong tất cả các phương thức thanh toánquốc tế nên được sử dụng phổ biến nhất trong các quan hệ thương mại có giá trị lớn

Trang 5

d) Phương thức giao chứng từ nhận hàng (Cash against Documentary – CAD):

Phương thức này còn được gọi là COD (Cash on Delivery) Tổ chức nhập khẩu trên

cơ sở hợp đồng mua bán yêu cầu ngân hàng bên xuất mở cho mình một tài khoản tín thác(Trust account) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy

đủ bộ chứng từ theo quy định

e) Phương thức mở tài khoản (Open account):

Phương thức này còn có tên gọi khác là ghi sổ Người bán mở một tài khoản để ghicác khoản tiền hàng giao cho người mua, người mua phải căn cứ vào số tiền hình thànhtrên tài khoản đó để thanh toán cho người bán một cách định kỳ

1.2 Giới thiệu phương thức tín dụng chứng từ

1.2.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ:

Tín dụng chứng từ (Documentary Credit – D/C) là một sự thỏa thuận, trong đó ngânhàng mở thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mởthư tín dụng) cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởnglợi) hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký pháttrong phạm vi số tiền đó, với điều kiện người này thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thư tíndụng và xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản,điều kiện đã ghi trong thư tín dụng

1.2.2 Các bên liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ:

Qua khái niệm phương thức tín dụng chứng từ, chúng ta có thể thấy các bên thamgia phương thức này gồm có:

- Người xin mở L/C (Applicant): thông thường là người mua hay tổ chức nhậpkhẩu

- Người thụ hưởng (Beneficiary): là người bán hay là nhà xuất khẩu

- Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành tín dụng thư (The issuing bank): làngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, ở tại nước nhập khẩu, cung cấp tín dụng chonhà nhập khẩu, được cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu lựa chọn và quy địnhtrong hợp đồng ngoại thương Nếu chưa có sự quy định, nhà nhập khẩu cóquyền lựa chọn

Trang 6

- Ngân hàng thông báo (The advising bank): là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu,thông báo cho nhà xuất khẩu biết thư tín dụng đã được mở Ngân hàng nàythường ở nước nhà xuất khẩu, thường là ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh củangân hàng phát hành ở nước nhà xuất khẩu.

Ngoài bốn đối tượng chủ yếu trên, phương thức này còn có sự tham gia của các ngânhàng khác, bao gồm:

- Ngân hàng xác nhận (The confirming bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệmcủa mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm thanh toán tiền hàng chonhà xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở L/C không đủ khả năng thanhtoán Ngân hàng xác nhận cũng có thể là ngân hàng thông báo hay một ngânhàng khác do nhà xuất khẩu yêu cầu Thông thường là ngân hàng lớn, có uy tíncao trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế

- Ngân hàng thanh toán (The paying bank): có thể là ngân hàng mở thư tín dụnghay ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán tiền hay chiếtkhấu hối phiếu cho nhà xuất khẩu

- Ngân hàng thương lượng (The negotiaing bank): là ngân hàng đứng ra thươnglượng bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C tùy theo quyđịnh trên L/C

- Ngân hàng chuyển nhượng (The transfering bank)

- Ngân hàng hoàn trả (The reimbursing bank)

1.3 Thư tín dụng

1.3.1 Khái niệm thư tín dụng:

Thư tín dụng (Letter of Credit _ L/C) là một văn bản do ngân hàng lập theo yêucầu của nhà nhập khẩu (người mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu (ngườithụ hưởng), với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều khoản vàđiều kiện đã ghi trong tín dụng thư

1.3.2 Bản chất thư tín dụng:

Thư tín dụng là một văn bản cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành, ngân hàngthay mặt nhà nhập khẩu cam kết thanh toán có điều kiện chỉ khi nhà xuất khẩu xuất trình

Trang 7

bộ chứng từ thanh toán phù hợp những điều khoản, điều kiện cụ thể đã ghi trong thư tíndụng.

L/C là một văn bản pháp lý quan trọng chi phối toàn bộ quy trình thanh toán củaphương thức tín dụng chứng từ, là công cụ cốt lõi của tín dụng chứng từ Nếu không mởL/C thì phương thức tín dụng chứng từ không thể nào thực hiện được

L/C là căn cứ pháp lý để thanh toán và xử lý tranh chấp trong thanh toán quốc tế nếu

có tranh chấp phát sinh

Thư tín dụng phải do bên mua (hoặc bên nhập khẩu) yêu cầu mở nhưng người thựchiện L/C lại là nhà xuất khẩu Các điều kiện trong L/C không được mâu thuẩn hay tráingược nhau

Việc tu chỉnh L/C phải có sự chấp thuận của ngân hàng mở L/C và người mở L/C,nếu là L/C có xác nhận thì phải có thêm sự đồng ý của ngân hàng xác nhận

1.3.3 Phân loại thư tín dụng:

Trên thực tế có nhiều loại thư tín dụng, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể để lựa chọnloại thư tín dụng cho phù hợp, thông dụng là các loại sau:

a) Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter of Credit):

Là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho

tổ chức xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, không có quyền đơn phương tự ý sửađổi hay hủy bỏ thư tín dụng đó Loại L/C không thể hủy ngang đảm bảo quyền lợi chonhà xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến Theo điều 9 UCP 500 một thư tíndụng nếu không ghi loại gì thì được hiểu là “Irrevocable” có nghĩa là L/C không hủyngang Hiện nay, theo điều 3 UCP 600 tất cả các loại L/C phát hành đều là loại không hủyngang

b) Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of Credit):

Là loại L/C không hủy ngang do 1 ngân hàng (NH) mở và được ngân hàng khác xácnhận, tức là đảm bảo trả tiền theo yêu cầu hoặc theo sự ủy nhiệm của ngân hàng mở Sựxác nhận của ngân hàng này là 1 cam kết chắc chắn cộng thêm vào cam kết chắc chắn củangân hàng mở Việc xác nhận L/C thường do người hưởng lợi đề nghị khi họ không tin

Trang 8

tưởng vào khả năng tài chính của ngân hàng mở L/C hoặc không chấp nhận những rủi rochính trị tồn tại hay tiềm ẩn ở nước của ngân hàng mở đối với những L/C có giá trị lớn

c) Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse Letter of Credit):

Là loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã nhận được tiền từ ngân hàng thanh toánL/C Sau đó gửi chứng từ đòi tiền ngân hàng mở L/C Nếu ngân hàng mở L/C khôngthanh toán thì ngân hàng thanh toán không được đòi tiền người bán trong bất cứ trườnghợp nào Khi lập hối phiếu thì người ký phát hối phiếu phải ghi “miễn truy đòi người kýphát hối phiếu (without recourse to drawer) và trên L/C cũng phải ghi như vậy Trên thực

tế loại L/C này được sử dụng phổ biến

d) Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit):

Người thụ hưởng trong L/C chuyển nhượng có quyền yêu cầu ngân hàng của mìnhchuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho người thụ hưởng khác

Với L/C này người hưởng lợi đầu tiên (1st beneficiary) có quyền chuyển nhượngtoàn bộ hay từng phần L/C đó cho 1 hay nhiều người hưởng lợi thứ 2 (secondbeneficiary) Một L/C chuyển nhượng chỉ có thể chuyển nhượng 1 lần từ người hưởng lợiđầu tiên tới 1 hay nhiều người hưởng thứ 2 Những phần của L/C chuyển nhượng chonhiều người không được vượt quá tổng số tiền của L/C và có thể chuyển nhượng riêng rẽmiễn là trong L/C không ngăn cấm giao hàng và thanh toán từng phần

e) Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit):

Thư tín dụng tuần hoàn là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giátrị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng Số lần phục hồi và khoảng thờigian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C

Tín dụng tuần hoàn có thể 2 loại là tích lũy hoặc không

Tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng trong các trường hợp người mua muốnhàng hóa được giao từng phần tại những thời điểm quy định (hợp đồng giao hàng nhiềulần)

L/C có thể tuần hoàn theo 3 cách: Tự động (automatic); Bán tự động (partautomatic); Hạn chế (restrictive)

Trang 9

f) Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit - SBLC):

L/C dự phòng là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩutrong trường hợp nhà xuất khẩu nhận được L/C nhưng lại không có khả năng giao hàng.Ngân hàng mở L/C cam kết với nhà nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợpnhà xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và bồi thường các khoản thiệt hại donhà xuất khẩu gây ra cho nhà nhập khẩu, nếu như nhà nhập khẩu ứng trước tiền hàng, tốnchi phí mở L/C hoặc đặt cọc một số tiền nhất định…Ngoài ra, L/C dự phòng còn được sửdụng trong đấu thầu và đầu tư quốc tế, được sử dụng phổ biến ở Mỹ, Nhật…và một sốquốc gia mà các ngân hàng không thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh

g) Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-Back Letter of Credit)

 L/C giáp lưng là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một L/C đã có – tín dụngkhông chuyển nhượng (tín dụng gốc) – cho một người thụ hưởng khác (do đó còn có tên

là giáp lưng)

 L/C giáp lưng là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùng với điều kiệncủa L/C gốc) còn gọi là L/C thứ 2 trên cơ sở 1 L/C thứ nhất L/C giáp lưng cũng đượcdùng trong mua bán qua trung gian như L/C chuyển nhượng

 Nghĩa vụ của hai ngân hàng phát hành L/C gốc và L/C giáp lưng là hoàn toàn độclập với nhau Người hưởng L/C gốc trở thành nguời mở L/C giáp lưng nên họ phải thựchiện nghiêm ngặt nghĩa vụ của người mở L/C Trong nghiệp vụ L/C giáp lưng người cungcấp hàng hóa hoàn toàn yên tâm về thanh toán vì họ chỉ có nghĩa vụ thực hiện L/C thứ 2

do người trung gian mở

h) Thư tín dụng điều khoản đỏ - Red clause Letter of Credit (anticipatory)

L/C có điều khoản đỏ : Là loại L/C có điều kiện cho phép người hưởng được nhậnmột khoản tiền trước khi giao hàng trên cơ sở hối phiếu trơn hay hối phiếu kèm chứng từchứng minh rằng đã có hàng để giao như biên lai kho hàng (warrant hay warehouse ‘sreceipt), biên lai của người giao nhận (forwarder ‘s receipt ) thông thường khi nhận khoảntiền ứng trước này, người hưởng lợi có thể viết cam kết cho ngân hàng là sẽ xuất trìnhmột bộ chứng từ theo quy định của L/C sau đó Khoản ứng trước sẽ được khấu trừ vàotiền thanh toán bộ chứng từ

Trang 10

i) Thư tín dụng đối ứng - Reciprocal Letter of Credit

Là loại L/C chỉ có hiệu lực khi có 1 L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành L/Cnày được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu Cả 2 bênđều là người mua, người bán của nhau

Đặc điểm nổi bật của L/C này là điều khoản thanh toán Trong quy định việc chấpnhận hoặc thanh toán của L/C này chỉ có hiệu lực sau khi ngân hàng phát hành nhận đủ sốtiền theo L/C số…ngày…do ngân hàng…phát hành (the acceptance and or payment underthis L/C is valid only after our receipt of full proceeds under L/C No…dated issued by…).Đơn giản hơn có thể trong 2 L/C này đều ghi chỉ được thanh toán khi 1 L/C khác đối ứngvới nó được mở ra L/C đối ứng xét về bản chất chỉ là một nửa L/C do sự cam kết có điềukiện của ngân hàng

j) Thư tín dụng thanh toán dần – Deferred payment Letter of Credit

L/C trong đó quy định việc trả tiền cho người bán sẽ được thực hiện sau 1 thời giannhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ (presentationdate) Theo L/C này, người bán giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định Khi

bộ chứng từ được ngân hàng xác định là hợp lệ, ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán vàthực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả 1 lần hoặc nhiều lầntheo thỏa thuận

1.3.4 Nội dung chủ yếu của thư tín dụng

Một thư tín dụng thông thường giống nhau và bao gồm các nội dung sau:

Số hiệu của thư tín dụng: tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên

quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong bộchứng từ thanh toán

Ðịa điểm và ngày mở thư tín dụng:

Ðịa điểm mở thư tín dụng là nơi ngân hàng mở phát hành thư tín dụng để cam kết

trả tiền cho người hưởng lợi Ðịa điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan đếnviệc tham chiếu luật lệ áp dụng, để giải quyết những bất đồng xảy ra (nếu có)

Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của ngân hàng

mở L/C đối với người hưởng lợi; là ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở

Trang 11

của người nhập khẩu (NK); là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn

cứ để người xuất khẩu (XK) kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng thời hạn không

Loại thư tín dụng: khi mở L/C người yêu cầu mở phải xác định cụ thể loại L/C Mỗi loại

L/C khác nhau quy định quyền lợi và nghĩa vụ những người liên quan tới thư tín dụngcũng khác nhau

Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ:

Người yêu cầu mở thư tín dụng; Người hưởng lợi; Ngân hàng mở thư tín dụng;Ngân hàng thông báo; Ngân hàng trả tiền (nếu có); Ngân hàng xác nhận (nếu có)

Số tiền của thư tín dụng:

Số tiền phải được ghi vừa bằng số vừa bằng chữ và phải thống nhất với nhau Tênđơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác Không nên ghi số tiền dưới dạng một con sốtuyệt đối, vì như vậy sẽ có thể khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán.Cách tốt nhất là ghi một số lượng giới hạn mà người bán có thể đạt, được nên dùng từ

“vào khoảng (about)”, “độ chừng (circa)” Theo điều 30 UCP 600 quy định những từ như

“about”, “circa” hoặc những từ ngữ tương tự dùng để nói về số tiền của L/C hay số lượnghay đơn giá ghi trong L/C phải được hiểu là cho phép biến động không quá 10% so với sốtiền hoặc số lượng đơn giá mà từ ngữ ấy nói đến

Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng:

Là khoảng thời gian mà ngân hàng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu ngườinày xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều khoản đã ghi trong L/C Thời gian hết hiệulực của L/C được tính từ ngày mở L/C cho đến ngày hết hiệu lực thanh toán L/C

Thời hạn trả tiền của thư tín dụng:

Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền về sau (trả chậm) Ðiều này hoàn toàntùy thuộc vào quy định của hợp đồng thương mại đã ký kết

Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay)hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (nếu trả chậm) Trong trường hợp này, cần lưu ý là hốiphiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tíndụng

Trang 12

Thời hạn giao hàng:

Thời hạn giao hàng phải được quy định chặt chẽ, rõ ràng, nó liên quan chặt chẽ vớithời hạn hiệu lực của thư tín dụng Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàngthêm một số ngày thì ngân hàng mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực củathư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng

Những nội dung liên quan tới hàng hoá: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy

cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu cũng được ghi cụ thể trong nội dung thư tín dụng

Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở về giao hàng

(FOB, CIF ), nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng, cũng được thể hiện đầy

đủ và cụ thể trong nội dung thư tín dụng

Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình:

Ðây cũng là một nội dung rất quan trọng của thư tín dụng Bộ chứng từ thanh toán làcăn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá củangười xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi

1.3.5 Quan hệ giữa thư tín dụng và hợp đồng ngoại thương:

Thư tín dụng là cơ sở pháp lý chính ràng buộc các bên tham gia vào phương thức tíndụng chứng từ, còn hợp đồng ngoại thương chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc về quyền lợi

và nghĩa vụ giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu

Thư tín dụng được nhà nhập khẩu sử dụng để cụ thể hóa, chi tiết hóa hoặc bổ sungmột cách đầy đủ hơn những yếu tố mà hợp đồng ngoại thương chưa đề cập đến; hoặc sửdụng để đính chính, sửa chữa những nội dung quy định trong hợp đồng ngoại thương đã

nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương theo điều 4 UCP 600, bởi vì:

- Nhà xuất khẩu giao hàng theo quy định của L/C chứ không theo hợp đồng

Trang 13

- Thanh toán L/C phải dựa vào các chứng từ phù hợp với quy định của L/C chứkhông phụ thuộc vào hàng hóa Ngân hàng kiểm tra chứng từ hợp lý theo L/Cthì thanh toán không bị ràng buộc gì liên quan đến hợp đồng.

- Nếu nhà xuất khẩu giao hàng không phù hợp với hợp đồng ký kết, hoặc cốtình lừa đảo thì mọi tranh chấp giải quyết dựa trên hợp đồng ngoại thương,ngân hàng miễn trách

1.4 Quy trình nghiệp vụ theo phương thức tín dụng chứng từ

Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ được mô tả thông qua sơ đồ sau:Quy trình tổng quát:

(3)(7)(8)

5) Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu theo những điều khoảnquy định trên L/C

6) Nhà xuất khẩu tới ngân hàng thông báo xuất trình chứng từ đòi tiền

7) Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ cho ngân hàng mở L/C để đòi tiền.8) Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ theo L/C đã mở, nếu phù hợp thì tiếnhành thanh toán, không phù hợp từ chối thanh toán

9) Ngân hàng thông báo trả tiền cho nhà xuất khẩu

Trang 14

10) Ngân hàng mở L/C thông báo bộ chứng từ phù hợp, giao chứng từ cho nhànhập khẩu ra cảng nhận hàng.

11) Nhà nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng mở L/C

1.5 Ưu và nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức này còn có sự tham gia của ngân hàng với tư cách là người cam kết Do

đó, phương thức này đảm bảo quy trình thanh toán được diễn ra một cách trôi chảy, antoàn

Với nhiều loại L/C cho phép các bên xuất nhập khẩu có thể vận dụng một cách linhhoạt sao cho phù hợp thực tiễn

Thông qua phương thức này các nhà xuất khẩu, nhập khẩu có thể nhận được sự tàitrợ của ngân hàng khi thiếu vốn

- Nhược điểm:

Phương thức này thủ tục rườm rà, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, phí cao

Khi áp dụng phương thức này cần phải am hiểu kỹ thuật ngoại thương và thanh toánquốc tế nếu không sẽ phát sinh nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện

Người NK phải chịu những bất lợi do họ không thể tự ý sửa hay hủy bỏ trừ khi có sựchấp nhận của người bán và ngân hàng phát hành

Do trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ tất cả đều giao dịch bằng chứng từ, nếu nhưngười bán muốn gian lận thì họ sẽ gửi bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp nhưng hàng lạikém phẩm chất

Ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc yếu kém về trình độ dẫn đến sai sót làmảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng

Kết quả của sự thanh toán phụ thuộc vào sự hiểu biết kỹ thuật thanh toán, sự vậndụng, tín trung thực và thiện chí của các bên tham gia Nếu không vẫn có thể phát sinh

Trang 15

các trường hợp giả mạo do cố ý lừa đối tác, sự vận dụng không hiệu quả do thiếu hiểu biết

về tập quán quốc tế

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 giới thiệu khái quát một số nội dung lý thuyết cơ bản về phương thức tíndụng chứng từ bao gồm: khái niệm về thanh toán quốc tế, khái niệm phương thức tíndụng chứng từ, các thành phần tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ, thư tíndụng, nội dung thư tín dụng, các loại thư tín dụng, ngoài ra chương 1 còn nêu tầm quantrọng của dịch vụ thanh toán quốc tế, những ưu và nhược điểm của phương thức tín dụngchứng từ - một phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất ở Việt Nam nói riêng và thếgiới nói chung

Mục đích của chương 1 nhằm giúp người đọc có cơ sở lý luận về phương thức tíndụng chứng từ, nắm bắt được nội dung trình bày của chương 1 sẽ giúp người đọc dễ hìnhdung và nhận biết được nội dung sẽ trình bày trong các chương tiếp theo

Trang 16

2.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB):

Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp tác

xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng mộtkhung pháp lý cho hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam Trong bối cảnh đó,Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy phép số553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 Ngày04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động

Năm 1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hànhthẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard

Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa Cũng trong năm này,ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại dưới hình thức của một chương trìnhđào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoàitrong lĩnh vực ngân hàng thực hiện Thông qua chương trình này, ACB đã nắm bắt mộtcách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực vàthông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứngdụng trong điều kiện Việt Nam

Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngânhàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt độnggiao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi

là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất

cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở

Trang 17

tiếp chỉ đạo Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (TP.HCM) Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩmđược quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạnkhách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực

- Huy động vốn

- Cho vay ngắn hạn và trung dài hạn

- Thanh toán quốc tế

- Cung ứng nguồn lực tại Hội Sở

Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuậttoàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB ACB triển khai giai đoạn haicủa chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần:

Năm 2008: ACB có 198 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế pháttriển trên toàn quốc

Kể từ ngày 8/12/2008 vốn điều lệ của ACB là 6.355.812.780.000 đồng (Sáu nghìn

ba trăm năm mươi lăm tỷ tám trăm mười hai triệu bảy trăm tám mươi nghìn đồng)

Trang 18

Trong tổng số cổ phần của ACB, 70% do các cổ đông trong nước nắm giữ, còn lại

30% do các cổ đông nước ngoài nắm giữ: Connaught Investors (Jardine Matheson

Group), Dragon Financial Holdings Ltd., Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) của Ngân hàngThế Giới (World Bank), Ngân hàng Standard Chartered

2.1.2 Các dịch vụ Ngân hàng TMCP Á Châu cung cấp cho khách hàng:

- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiềngửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoàinước

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn

- Chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá

- Đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc

- Thanh toán quốc tế, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán

- Lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành

- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tàichính và các dịch vụ ngân hàng khác

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu:

Tính đến ngày 15/10/2008 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.200 người.Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyênmôn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB

Xem phụ lục 2: Sơ đồ tổ chức của ACB

2.1.4 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu:

Trong 16 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định.Điều này thể hiện thông qua các chỉ số tài chính qua các năm như sau:

Trang 20

Dư nợ cho vay

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008 của ACB)

Biểu đồ 2.4: Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất

Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất

Trang 21

Để có được kết quả tăng trưởng như vậy trong những năm qua là nhờ:

- Kể từ khi thành lập ACB, mọi chiến lược phát triển luôn chú trọng làm tốt việcquản lý rủi ro, phân tích tín dụng, phát triển sản phẩm và quản trị doanh nghiệpnhằm đảm bảo cho ngân hàng hoạt động có lãi trong môi trường kinh doanhbình thường còn lúc gặp khó khăn vẫn đứng vững

- ACB luôn chú trọng đầu tư nhiều nhất vào hệ thống công nghệ thông tin vàđược biết đến là ngân hàng sở hữu khả năng công nghệ như một năng lực cốtlõi

- Nhân tố thành công chính của ACB là chính sách thận trọng, phản ánh trongmột danh mục cho vay vững chắc

- ACB tiếp tục tìm kiếm vốn tiền gửi nhằm duy trì vị thế của mình so với cácngân hàng đối thủ vốn cũng chủ động làm như thế, và khi danh tiếng của ACBcàng nổi thì vốn huy động càng được tích lũy nhiều hơn

- ACB là một trong những tổ chức tài chính đầu tiên hợp tác với các nhà đầu tưnước ngoài, những đối tác này đã đóng góp nhiều kinh nghiệm kinh doanh vàquản lý cho ACB

- ACB cũng đã bắt đầu tiến vào lĩnh vực phi ngân hàng trong những năm gần đây,tuy lĩnh vực này không đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của ACB nhưng nó gópphần nâng cao giá trị thương hiệu ACB trên thị trường tài chính và sẽ đóng gópnhiều vào kết quả kinh doanh của ACB trong tương lai

- ACB tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khuvực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch

vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trongtình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp

Về suất sinh lời, bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành tài chínhngân hàng, một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho các chỉ số liên quan đếnsuất sinh lời của tập đoàn đều giảm so với năm trước là do vốn chủ sở hữu tăng nhanh Cụthể, ROA giảm 0,6% về mức 2,7%; còn ROE giảm từ 53,8% xuống 36,5% Tuy nhiên sốliệu cuối năm 2008 cho thấy ACB vẫn là ngân hàng có chỉ số ROA và ROE cao nhấttrong ngành ngân hàng

Trang 22

Bảng 2.1: Khả năng sinh lời

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008 của ACB)

Về hoạt động đầu tư phát triển mạng lưới: bất chấp bối cảnh khó khăn chung củatoàn ngành ngân hàng, ACB đa duy trì việc đầu tư phát triển hệ thống với 75 chi nhánh vàphòng giao dịch mới và phủ mạng lưới thêm tại 12 tỉnh/thành phố mới trong cả nước Đặcbiệt hơn, năm 2008 là năm có số lượng và tốc độ tăng trưởng mạng lưới cao nhất từ trướcđến nay Tính đến cuối năm 2008, mạng lưới kênh phân phối của ACB đã có 186 đơn vịtại 31/63 tỉnh thành trên cả nước Chất lượng hoạt động của các chi nhánh cũng đượcnâng cao đáng kể với việc hầu hết đơn vị hoàn thành kế hoạch lợi nhuận, và thậm chí cómột số đơn vị hoàn vốn chỉ trong 5 tháng

ACB tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A theo Quy chế xếp loạicác tổ chức tín dụng cổ phần theo các tiêu chí CAMEL trong năm 2008

2.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Tây

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Tây:

Trong xu thế nền kinh tế mở cửa như hiện nay đã thúc đẩy các ngành nghề phát triểnvới tốc độ cao, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa Do đó, phải có các ngânhàng uy tín đứng ra đảm nhận khâu thanh toán

Trong bối cảnh như thế, để đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán quốc tế và các giaodịch khác theo sự phát triển ngày càng tăng của nền kinh tế Việt Nam Ngân hàng ACB

đã thực hiện chính sách mở rộng kênh phân phối nhằm phục vụ thêm nhiều khách hànghơn, đồng thời tạo sự thuận lợi cho một số khách hàng ở khu vực quận 5, 6, 10, 11 – vốn

là những khách hàng có tiềm năng cao của ACB đã thúc đẩy ACB khai trương chi nhánhBình Tây

Trang 23

Ngân hàng Á Châu chi nhánh Bình Tây thành lập ngày 06/12/2005 là một trongmười chi nhánh có tốc độ phát triển cao nhất trong hệ thống Ngân hàng Á Châu

Chi nhánh Bình Tây nhằm trên số 32A đường Hậu Giang, F2, Q6, với diện tích1387,98 m2 ( gồm 6 tầng), không gian rộng rãi, thoáng mát Đây là chi nhánh thứ 59 trong

hệ thống các chi nhánh và phòng giao dịch của Ngân hàng Á Châu

Chi nhánh Bình Tây được kết nối trực tuyến với hội sở và tất cả các chi nhánh kháccủa Ngân hàng Á Châu nhằm tạo sự thuận tiện cho các khách hàng giao dịch tại chinhánh

Chi nhánh Bình Tây có siêu thị địa ốc cung cấp cho khách hàng những thông tin mớinhất về tình hình thị trường bất động sản

Phát triển mạnh nhất là khối khách hàng doanh nghiệp trong đó thanh toán quốc tếđóng vai trò quan trọng Đây là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu về nước sản xuất kinh doanh với trị giálớn nên đòi hỏi phải có một tổ chức tài chính uy tín, tin cậy đứng ra đảm nhiệm khâuthanh toán, cho vay thanh toán, nên khi ACB chi nhánh Bình Tây thành lập đã thu hútnhiều công ty xuất nhập khẩu lận cận đến giao dịch với chi nhánh

Để đáp ứng nhu cầu ngày đa dạng, chi nhánh Bình Tây đã phát triển nhiều nghiệp vụtài trợ xuất nhập khẩu như: cho vay, chiết khấu, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả cácphương thức thanh toán quốc tế như: LC, TT, D/A, D/P Nhờ đó chi nhánh có rất nhiềudoanh nghiệp tin cậy và trở thành khách hàng thân thiết lâu năm

2.2.2 Hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Tây:

- Huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm dân cư;

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ;

- Cho vay tiêu dùng, mua nhà ở , xây dựng, sửa nhà;

- Các dịch vụ thẻ ngân hàng;

- Thanh toán quốc tế;

- Chuyển tiền nhanh Western Union;

- Giao dịch ngoại tệ, vàng và các dịch vụ ngân hàng khác;

Trang 24

2.2.3 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Tây:

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Bình Tây được xây dựng dựa trên

sơ đồ tổ chức của ACB gồm có bốn khối (khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp,ngân quỹ, vận hành) nhằm phục vụ khách hàng hiệu quả

Xem phụ lục 3: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Bình Tây

2.2.4 Nhiệm vụ, chức năng Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Tây theo cơ cấu tổ chức:

Khối khách hàng cá nhân:

- Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho khách hàng cánhân theo định hướng chiến lược của Ngân hàng Á Châu

- Đối tượng phục vụ của khối gồm người Việt Nam và người nước ngoài

- Sản phẩm dịch vụ phục vụ cho khối khách hàng cá nhân gồm các sản phẩm vềquy động vốn, thanh toán, cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh cá nhân,phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng, chuyển tiền cá nhân trong và ngoàinước, các sản phẩm liên kết (bảo hiểm, tư vấn )

Khối khách hàng doanh nghiệp:

- Mục đích nhằm phát triển khách hàng doanh nghiệp, phát triển và hoàn thiện sảnphẩm, dịch vụ phục vụ cho khách hàng doanh nghiệp theo định hướng chiếnlược kinh doanh chung của Ngân hàng Á Châu

- Đối tượng phục vụ của khối là khách hàng doanh nghiệp, tổ chức và các cánhân/ đơn vị trong toàn ngân hàng

- Sản phẩm dịch vụ phục vụ cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm các nhóm sảnphẩm, dịch vụ như mở tài khoản và thanh toán cho vay phục vụ sản xuất kinhdoanh, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, phát hành thư bảo lãnh trong

nước

Khối ngân quỹ:

- Mục đích thành lập nhằm tập trung việc kinh doanh vốn bằng tiền đồng ViệtNam, các loại ngoại tệ, vàng của Ngân hàng Á Châu sao khi đã đáp ứng nhu cầutín dụng của khách hàng và quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối nhằm bảođảm thanh khoản cho toàn bộ chi nhánh và sinh lời cao nhất

Trang 25

- Đối tượng phục vụ của khối là sở giao dịch, các doanh nghiệp, trung tâm, công

ty trực thuộc Ngân hàng Á Châu và các ngân hàng, tổ chức tài chính, công tybảo hiểm trong và ngoài nước

- Sản phẩm của khối bao gồm các nghiệp vụ đầu tư và huy động vốn trên thịtrường tiền tệ, các kinh doanh vàng và các nghiệp vụ phát sinh khác

Khối quản trị nguồn nhân lực:

2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Bình Tây:

Sau hơn 3 năm hoạt động, Ngân hàng Á Châu chi nhánh Bình Tây đã không ngừngphát triển và trở thành một trong những chi nhánh đạt hiệu quả hoạt động cao trong hệthống Ngân hàng Á Châu

a) Nghiệp vụ huy động vốn:

Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng của chi nhánh Bình Tây Trong 3 nămqua nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn tăng trưởng cao

Trang 26

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Bình Tây

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Tổng số

Tỷ trọng (%)

Tổng số

Tỷ trọng (%)

Tổng số

Tỷ trọng (%)

Tổng nguồn vốn huy động 14.605 100 15.158 100 14.026 100

I Phân theo đối tượng:

1 Tiền gửi doanh nghiệp 10.817 74,1 10.981 72,4 9.918 70,7

-VND

- Ngoại tệ quy VND

10.77641

99,60,4

10.91071

99,40,6

9.82296

991

- Không kỳ hạn

- Có kỳ hạn

9.4111.406

8713

9.3551.626

85,214,8

8.3741.544

84,415,6

-VND

- Ngoại tệ quy VND

1.0992.629

29,570,5

1.5482.080

42,757,3

1.4181.979

41,758,3

- Không kỳ hạn

- Có kỳ hạn

723.656

298

413.587

1,198,9

193.378

0,699,4

Trang 27

Nhận xét:

Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2007 đạt 15.158 tỷ đồng, tăng 553 tỷđồng tương đương với 3,3% so với năm 2006 Sang đến ngày 31/12/2008 tổng nguồn vốnhuy động đạt 14.026 tỷ đồng, giảm 1.132 tỷ đồng tương đương 7,5% so với năm 2007.Trong đó, nguồn vốn VND đạt 11.950 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85,2% tổng nguồn vốn huyđộng Nguồn vốn ngoại tệ quy VND đạt 2.076 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,8%

Đạt được kết quả như trên là do công tác huy động vốn luôn được chi nhánh BìnhTây đặc biệt quan tâm Ngay từ đầu năm, chi nhánh Bình Tây đã bám sát chỉ đạo củaNgân hàng Á Châu, xây dựng chiến lược huy động vốn linh hoạt, đa dạng về kỳ hạn,phong phú về hình thức với lãi suất sát với lãi suất chung trên thị trường

b) Nghiệp vụ đầu tư và cho vay:

Với nguồn vốn huy động dồi dào, chi nhánh không ngừng mở rộng hoạt động chovay và đầu tư góp phần phát triển kinh tế Việt Nam

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh Bình Tây

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Tổng số

Tỷ trọng (%)

Tổng số

Tỷ trọng (%)

Tổng số

Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ cho vay và đầu tư 2.806 100 3.936 100 3.625 100

- Đầu tư

- Cho vay

7462.060

2773

1.5902.346

40,459,6

1.2102.414

33,466,6

Tổng dư nợ cho vay và đầu tư đến ngày 31/12/2007 đạt 3.625 tỷ đồng, trong đó tổng

dư nợ cho vay 2.414 tỷ đồng, chiếm 66,59%, tổng dư nợ đầu tư 1.210 tỷ đồng, chiếm33,41%

Trang 28

Trong thời gian qua, chi nhánh Bình Tây đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời, hiệu quả nhucầu vốn của khách hàng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bắt kịp thời cơ kinh doanh

c) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Hoạt động mua bán ngoại tệ của chi nhánh tăng trưởng ổn định Phòng kinh doanhngoại hối chủ yếu thực hiện mua bán chủ yếu các loại ngoại tệ sau: USD, EUR, JPY

Biểu đồ 2.5: Tình hình kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh Bình Tây

Tình hình kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh Bình Tây

125.89

215.87 174.11

Trang 29

2.2.6 Giới thiệu về Phòng Thanh Toán Quốc Tế của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Tây và mối quan hệ với các phòng ban khác:

a) Giới thiệu về Phòng Thanh Toán Quốc Tế

Phòng thanh toán quốc tế của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Bình Tây gồm có 7thành viên trong đó có một trưởng phòng và một kiểm soát viên

Nhiệm vụ và chức năng của phòng thanh toán quốc tế là thực hiện tốt các công việcnhư:

- Tiếp xúc, giới thiệu, hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng về dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng;

- Chuyển và nhận tiền bằng điện cho cá nhân trong các trường hợp: chuyển tiền

du học, sinh hoạt phí,

- Thanh toán tiền hàng nhập khẩu, phí dịch vụ, hoa hồng cho đối tác hay muốnchuyển lợi nhuận, doanh thu được chia và thu nhập hợp pháp về nước (đối vớicác nhà đầu tư nước ngoài) bằng phương thức chuyển tiền, tín dụng chứng từ,nhờ thu, CAD;

- Tư vấn cho khách hàng một số nghiệp vụ phái sinh Spot, Swap hỗ trợ cho cácphương thức thanh toán quốc tế

- Tư vấn cho khách hàng những tập quán thanh toán quốc tế và rủi ro của từng loạiphương thức thanh toán quốc tế

- Hạch toán kế toán các giao dịch thanh toán quốc tế trên hệ thống corebanking, SWIFT và các hệ thống có liên quan

- Theo dõi doanh thu thanh toán quốc tế và thu nhập từ các hoạt động thanh toán

để báo cáo lên giám đốc

- Quản lý và theo dõi các tài khoản thanh toán, Nostro, lưu giữ chứng từ thanh toán quốc tế

Trách nhiệm của trưởng phòng:

- Xét duyệt giấy tờ, báo cáo trước khi trình lên Ban giám đốc

- Ký duyệt các L/C (tu chỉnh L/C) trước khi giao L/C cho khách hàng mở L/C

Trang 30

- Kiểm tra điện thông báo L/C từ ngân hàng thông báo trước khi giao cho thanhtoán viên để thông báo cho khách hàng hoặc gửi cho ngân hàng khác nếu ngânhàng thông báo không phải là Ngân hàng Á Châu chi nhánh Bình Tây.

- Truyền tất cả những bức điện mở L/C trong ngày lên hội sở để gửi sang ngânhàng thông báo

- Kiểm tra lần hai bộ chứng từ thanh toán có trị giá 50,000.00USD trở lên sau khicác thanh toán viên kiểm tra lần đầu trước khi thông báo cho khách hàng

- Tổ chức lưu trữ hồ sơ, sổ sách, chứng từ liên quan của phòng thanh toán quốc tế

- Thông báo nội dung của những công văn do hội sở gửi đến cho các thành viêncòn lại, có trách nhiệm gửi công văn đi hội sở;

Trách nhiệm của kiểm soát viên:

- Kiểm tra tính chính xác và sự đúng đắn của các bức điện mở L/C hay tu chỉnhL/C do các thanh toán viên lập trước khi trình lên trưởng phòng;

- Kiểm tra lần hai bộ chứng từ thanh toán có trị giá từ 50,000.00 USD và ít hơnsau khi các thanh toán viên kiểm tra lần đầu trước khi thông báo chứng từ phùhợp cho khách hàng;

- Tổng hợp tất cả các dữ liệu về tình hình thanh toán quốc tế từ các thanh toánviên rồi lập báo cáo và trình lên trưởng phòng xem xét;

b) Mối quan hệ với các phòng ban khác liên quan:

- Thực hiện bảo lãnh mở L/C và thanh toán L/C;

- Lấy dữ liệu từ phòng thanh toán quốc tế để làm cơ sở xét duyệt cấp hạn mức tíndụng cho khách hàng;

- Hỗ trợ lãi xuất cho vay cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu;

Trang 31

Phòng dịch vụ tín dụng:

- Tiến hành thẩm định các khách hàng đến phòng thanh toán quốc tế mở L/C

- Đưa ra hạn mức ký quỹ mở L/C cho khách hàng

- Thực hiện giải ngân cho các khoản vay mở L/C và thanh toán L/C

Phòng kinh doanh ngoại hối:

- Theo dõi tình hình cung cầu ngoại tệ trong nội bộ chi nhánh và thị trường ngoạitệ;

- Đảm bảo nguồn cung ngoại tệ bán cho các khách hàng của phòng thanh toánquốc tế để ký quỹ mở và thanh toán L/C;

- Thực hiện kinh doanh mua bán ngoại tệ cho các khách hàng xuất nhập khẩu củaphòng thanh toán quốc tế;

- Theo dõi và cập nhật thường xuyên tỷ giá ngoại hối cho phòng thanh toán quốc

tế để thông báo cho khách hàng;

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 cung cấp một số thông tin như: lịch sử hình thành, tình hình hoạt động, cơcấu tổ chức của Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Á Châu chi nhánh Bình Tây, tạo cơ sởcho người đọc hình dung được sự liên kết về công việc mà phòng thanh toán quốc tế đảmnhận và mối liên hệ của phòng thanh toán quốc tế với các phòng ban khác để cung cấpdịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng đến thực hiện giao tại chi nhánh

Chương 2 là tiền đề góp phần bổ sung cho các nội dung của chương 3,4 sẽ đượctrình bày ở phần sau

Trang 32

3.1 Vận dụng phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu trả ngay tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Tây

3.1.1 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế:

Bảng số 3.1: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tạichi nhánh Bình Tây:

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2008 do xảy ra khủng khoảng tài chính toàn cầu làm cho tốc độ gia tăng doanh

số thanh toán xuất nhập khẩu giảm

Ta nhận thấy thu nhập từ phí thanh toán quốc tế qua các năm tăng là do uy tín củachi nhánh được nâng cao nên có nhiều doanh nghiệp lớn thực hiện thanh toán tại chinhánh với những hợp đồng ngoại thương trị giá lớn

Trang 33

Tỷ trọng doanh số thanh toán nhập khẩu/ Trị

giá L/C nhập khẩu trả ngay (%) 93.77 91.79 97.05

(Nguồn: Phòng TTQT-chi nhánh Bình Tây)

Nhận xét:

Từ số liệu trên, ta thấy rằng trong phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu thìphần lớn là L/C nhập khẩu trả ngay, đóng góp đáng kể vào doanh số thanh toán quốc tế,còn về L/C nhập khẩu trả chậm chiếm một lượng nhỏ trong tổng doanh thu thanh toánbằng phương thức tín dụng nhập khẩu

3.1.2 Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu trả ngay tại Ngân ACB chi nhánh Bình Tây (thông qua phân tích bộ chứng từ cụ thể):

Ngân hàng mở LC do hai bên mua bán thoả thuận và quy định trong hợp đồng Nếuchưa có quy định thì nhà nhập khẩu có quyền lựa chọn Trong trường hợp này, nhà nhậpkhẩu là doanh nghiệp Việt Nam đã chọn ngân hàng Á Châu chi nhánh Bình Tây là ngânhàng mở LC và LC mở được gọi là LC nhập khẩu

Công ty TNHH-SX-TM-DV Tấn Hưng (Tấn Hưng) tại Quận 6, Tp.HCM là công tychuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nhựa PP, PE, OPP

Tấn Hưng đã ký kết với đối tác Titan Trading Corp.SDH.BHD, Malaysia (Titan) hợpđồng nhập khẩu số VN-TT/0112/09, nhập khẩu sản phẩm hạt nhựa nguyên sinh với sốlượng 49,5 tấn, 820 USD/tấn, thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

Hồ sơ mở L/C và bộ chứng từ nhập khẩu của Tấn Hưng được đính kèm ở Phụ lục 6.Ngày 16/01/2009, Tấn Hưng đến Ngân hàng Á Châu chi nhánh Bình Tây yêu cầu

mở L/C nhập khẩu trả ngay cho người thụ hưởng là Titan với trị giá L/C là 40,590 USD

Trang 34

Trình tự thực hiện của các Nv TTQT đối với L/C nhập khẩu trả ngay như sau:

Bước 1: Phát hành L/C với trình tự như sau:

a) Tiếp nhận hồ sơ mở L/C:

Đối với khách hàng giao dịch lần đầu, hồ sơ xin mở L/C gồm:

- Giấy đề nghị phát hành tín dụng thư theo mẫu của ACB (bản chính)

- Hợp đồng nhập khẩu (bản sao có đóng dấu sao y bản chính)

- Trường hợp khách hàng đề nghị mở L/C nhập khẩu ủy thác cho doanh nghiệpkhác thì cần thêm: Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (bản sao có đóng dấu sao y bảnchính); biên bản thoả thuận theo mẫu của ACB (2 bản chính)

- Giấy phép nhập khẩu hạn ngạch (đối với những mặt hàng cần phải có giấy phépnhập) (bản chính, Nv TTQT sau khi tiếp nhận kiểm tra sẽ photocopy, đóng dấu

đã đối chiếu với bản chính và ký tên để lưu)

- Giấy tờ chứng minh tư cách khách hàng như: giấy phép đăng ký kinh doanhxuất nhập khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập/đầu

tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) Nếu khách hàng đã nộp hồ

sơ mở tài khoản hoặc đã thực hiện các nghiệp vụ khác tại ACB thì không cầnxuất trình

Đối với khách hàng đã và thường xuyên giao dịch với ACB thì hồ sơ gồm:

- Giấy đề nghị phát hành tín dụng thư theo mẫu của ACB (bản chính)

- Hợp đồng nhập khẩu (bản sao có đóng dấu sao y bản chính);

- Trường hợp khách hàng đề nghị mở L/C nhập khẩu ủy thác cho doanh nghiệpkhác thì cần thêm: Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (bản sao có đóng dấu sao y bảnchính); biên bản thoả thuận theo mẫu của ACB (2 bản chính);

- Giấy phép nhập khẩu hạn ngạch (đối với những mặt hàng cần phải có giấy phépnhập) (bản chính, Nv TTQT sau khi tiếp nhận kiểm tra sẽ photocopy, đóng dấu

đã đối chiếu với bản chính và ký tên để lưu);

Tấn Hưng là công ty đã mở tài khoản tiền gửi và giao dịch với chi nhánh Bình Tây nên khi yêu cầu chi nhánh mở L/C thanh toán lô hàng nhập khẩu chỉ cần xuất trình:

- Giấy đề nghị phát hành tín dụng thư theo mẫu của ACB (bản chính)

- Hợp đồng nhập khẩu số VN-TT/0112/09 (bản sao có đóng dấu sao y bản chính)

Trang 35

b) Kiểm tra hồ sơ mở L/C:

Sau khi khách hàng xuất trình hồ sơ, Nv TTQT sẽ kiểm tra hồ sơ xin mở tín dụngthư đó theo quy định hiện hành như sau:

- Tính pháp lý chứng từ như xem có con dấu và chữ ký của người có thẩm quyền

có khớp với giấy đăng ký kinh doanh không?

- Nội dung các giấy tờ không mâu thuẫn nhau

- Kiểm tra trên hợp đồng ngoại thương về điều kiện thanh toán, ngoại tệ thanhtoán, điều kiện giao hàng

- Kiểm tra nội dung giấy đề nghị mở L/C xem có chính xác và đầy đủ nội dungtheo mẫu, phù hợp theo hợp đồng ngoại thương;

- Đóng dấu tiếp nhận trên giấy đề nghị mở L/C, ký tên và ghi rõ họ tên ngườinhận, ngày giờ nhận;

Khi Nv TTQT tiếp nhận hồ sơ mở L/C của Tấn Hưng sẽ kiểm tra như sau:

Kiểm tra hợp đồng nhập khẩu VN-TT/0112/09 ở điều khoản thanh toán được ghi làthanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, con dấu và chữ ký của người có thẩmquyền là so với giấy đăng ký kinh doanh và giấy ủy quyền được lưu tại chi nhánh là trùngkhớp với nhau Vậy hợp đồng nhập khẩu này là phù hợp

Nội dung trên giấy đề nghị mở L/C đã được Tấn Hưng ghi đầy đủ, không mâu thuẫn

so với hợp đồng ngoại thương, con dấu và chữ ký của người có thẩm quyền so với giấyđăng ký kinh doanh và giấy ủy quyền được lưu tại chi nhánh là trùng khớp với nhau Vậy

hồ sơ Tấn Hưng nộp vào chi nhánh xin mở L/C phù hợp hoàn toàn nên Nv TTQT sẽ đóngdấu tiếp nhận, ký tên vào bản chính giấy đề nghị mở L/C

Trang 36

c) Trình xét duyệt phát hành L/C:

Thời gian thẩm định để xét duyệt:

- Đối với khách hàng đã giao dịch phát hành L/C hoặc 100% trị giá L/C đượcđảm bảo bằng ký quỹ/cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, vàng hiện vật, ngoại tệmặt: thời gian xét duyệt không quá 1 ngày làm việc kể từ khi khách hàng nộp đủ

hồ sơ hợp lệ theo quy định

- Đối với khách hàng mới: thời gian xét duyệt không quá 3 ngày làm việc kể từkhi khách hàng nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định

Mục đích của trình xét duyệt thẩm định khách hàng: thẩm định tư cách pháp lý củakhách hàng, khả năng tài chính, khả năng trả nợ, ký quỹ Tài sản đảm bảo phải hợp pháp,không bị tranh chấp, dễ mua bán chuyển nhượng

Sau khi tiếp nhận Nv TTQT sẽ chuyển hồ sơ mở của Tấn Hưng sang phòng dịch vụtính dụng để nhân viên tín dụng tiến hành thẩm định để xét duyệt mức ký quỹ Tấn Hưng

là khách hàng thường giao dịch thanh toán với chi nhánh nên thời gian xét duyệt của công

ty là trong vòng 1 ngày làm việc

Tấn Hưng là một công ty có uy tín, khả năng trả nợ tốt nên được cấp phê duyệt xétmức ký quỹ là 10% trị giá L/C (tức là 4,059.00 USD)

d) Chuyển giao hồ sơ:

Phòng dịch vụ tín dụng chuyển tờ trình thẩm định khách hàng (bản chính) có đầy đủchữ ký của cấp phê duyệt và hồ sơ phát hành L/C cho Nv TTQT

Khi đã trình cấp phê duyệt ký tên trên tờ trình thẩm dịnh của Tấn Hưng, nhân viêntín dụng chuyển tờ trình trả lại phòng thanh toán quốc tế

Phòng thanh toán quốc tế thông báo cho Tấn Hưng rằng mức ký quỹ đã được xácđịnh, hỏi công ty muốn vay USD ký quỹ hay mua USD ký quỹ Công ty Tấn Hưng yêucầu mua USD để ký quỹ

e) Kiểm tra số dư và lập hồ sơ L/C:

Nv TTQT kiểm tra tài khoản của khách hàng phải đủ tiền ký quỹ và các khoản phí.Lập hồ sơ L/C và ghi chi tiết nội dung L/C trên bìa hồ sơ L/C

Trang 37

Nv TTQT vào chương trình kiểm tra tài khoản của Tấn Hưng, tài khoản của TấnHưng đủ ký quỹ và thanh toán các khoản phí Nv TTQT tiến hành lập hồ sơ L/C cho TấnHưng và ghi chi tiết nội dung trên giấy đề nghị mở L/C của công ty lên bìa hồ sơ L/C.f) Nhập dữ liệu, hạch toán và soạn thảo L/C:

Nv TTQT vào chương trình nhập dữ liệu để soạn điện MT700/701, ký quỹ, tính phíphát hành L/C, nhập ngoại bảng, thực hiện thao tác trừ vào hạn mức tín dụng (nếu có)

In bản thảo điện, giấy đề nghị trích tiền (theo mẫu ACB), phiếu tính phí (theo mẫuACB), phiếu nhập ngoại bảng, phiếu kết nối Masterline

Chuyển tất cả hồ sơ phát hành L/C đến KSV

KSV kiểm tra, ký tên trên các chứng từ do Nv TTQT in ra và trả hồ sơ cho NvTTQT

Nv TTQT chuyển chứng từ cho Teller hạch toán

Sau khi Teller hạch toán, Nv TTQT chuyển bản thảo điện, hồ sơ phát hành L/C vàcác chứng từ liên quan đến KSV duyệt điện

Sau đó, Nv TTQT fax/chuyển hồ sơ về phòng thanh toán quốc tế hội sở theo quyđịnh trước 15g30

Nv TTQT vào chương trình nhập dữ liệu để soạn điện MT700 phát hành L/C choTấn Hưng, tiến hành ký quỹ, tính phí phát hành L/C của công ty

Nv TTQT sẽ in bản thảo điện, giấy đề nghị trích tiền (theo mẫu ACB), phiếu tính phí(theo mẫu ACB), phiếu nhập ngoại bảng, phiếu kết nối Masterline, chuyển tất cả hồ sơphát hành L/C đến KSV KSV kiểm tra, ký tên trên các chứng từ do Nv TTQT in ra và trả

Trang 38

g) Trình ký, giao bản điện gốc L/C cho khách hàng:

Nv TTQT thực hiện:

- Vào chương trình in điện sau khi phòng thanh toán quốc tế hội sở duyệt điện

- Trình người có thẩm quyền ký tên, đóng dấu trên L/C gốc

- Photocopy L/C gốc đã được ký tên và đóng dấu

- Giao L/C gốc cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký nhận, ghi rõ tên ngườinhận, ngày giờ nhận trên bản Photocopy L/C

Nv TTQT thực hiện:

- Vào chương trình in điện sau khi phòng thanh toán quốc tế hội sở duyệt điện mởL/C của Tấn Hưng

- Trình người có thẩm quyền ký tên, đóng dấu trên L/C gốc của Tấn Hưng

- Photocopy L/C gốc đã được ký tên và đóng dấu

- Giao L/C gốc cho Tấn Hưng và yêu cầu Tấn Hưng ký nhận, ghi rõ tên ngườinhận, ngày giờ nhận trên bản Photocopy L/C

h) Lưu hồ sơ:

Lưu những giấy tờ sau:

- Tờ trình

- Hồ sơ phát hành L/C (không lưu các giấy tờ chứng minh tư cách khách hàng)

- Giấy đề nghị trích tiền (theo mẫu ACB), phiếu tính phí (theo mẫu ACB), phiếunhập ngoại bảng, phiếu kết nối Masterline

- Bản thảo điện L/C có chữ ký của Nv TTQT, KSV

- Bản photocopy L/C gốc có ký nhận của khách hàng

Nv TTQT tiến hành lưu hồ sơ của Tấn Hưng gồm: giấy đề nghị phát hành tín dụngthư của Tấn Hưng, hợp đồng nhập khẩu số VN-TT/0112/09, tờ trình thẩm định TấnHưng, giấy đề nghị trích tiền (theo mẫu ACB), phiếu tính phí (theo mẫu ACB), phiếunhập ngoại bảng, phiếu kết nối Masterline, bản thảo điện L/C có chữ ký của Nv TTQT,KSV, bản photocopy L/C gốc có ký nhận của Tấn Hưng

Ngày đăng: 18/05/2023, 12:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (năm 2006) ‘Thanh toán quốc tế’- Nhà xuất bản Tổng Hợp Tp.HCM Khác
2) Nguyễn Trọng Thùy (năm 2008) ‘Phân tích các tình huống trong giao dịch thanh toán L/C’- Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội Khác
3) PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp (năm 2006) ‘Chiến lược và chính sách kinh doanh’- Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội Khác
4) GS.TS Võ Thanh Thu (năm 2008) ‘Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu’- Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội Khác
5) TS. Trầm Thị Xuân Hương (năm 2008) ‘Thanh toán quốc tế’- Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội Khác
6) PGS.TS Trần Hoàng Ngân (năm 2008) ‘Thanh toán quốc tế’- Nhà xuất bản Thống Kê Khác
7) Tài liệu tập huấn nội bộ về Thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Á Châu8) www.acb.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Khả năng sinh lời - Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ trả ngay tại acb chi nhánh bình tây
Bảng 2.1 Khả năng sinh lời (Trang 22)
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Bình Tây - Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ trả ngay tại acb chi nhánh bình tây
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của chi nhánh Bình Tây (Trang 26)
Bảng 3.2:  Tình hình phát hành L/C nhập khẩu trả ngay: - Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ trả ngay tại acb chi nhánh bình tây
Bảng 3.2 Tình hình phát hành L/C nhập khẩu trả ngay: (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w