Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là: đánh giá được tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN Dựa trên kết quả nghiên cứu tác động này có thể đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao KQKD của các CTCKVN dựa trên phát triển, nâng cao LTCT của các CTCK đó Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, tác giả nhận định phải thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa được những vấn đề cơ sở và lý luận liên quan đến
LTCT, xác định và đo lường LTCT và đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK.
Thứ hai, áp dụng một quy trình nghiên cứu với phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án; và xây dựng được mô hình cùng với các giả thuyết để giải quyết được các vấn đề mà tác giả luận án đã nhận định trong nội dung của luận án.
Thứ ba, đo lường và đánh giá được LTCT của các CTCKVN.
Thứ tư, đánh giá và phân tích được tác động của LTCT đến KQKD của các
Thứ năm, đề xuất được giải pháp tăng cường KQKD của các CTCKVN thông qua phát triển LTCT của các CTCKVN, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị cho một số bên liên quan của TTCKVN.
Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án này là: tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN.
Khách thể nghiên cứu là 31 CTCKVN trên tổng số 79 CTCK vẫn đang hoạt động trên TTCKVN và bên liên quan của các CTCK đó, bao gồm khách hàng và nhân viên của các CTCKVN Việc lựa chọn các CTCK này xuất phát từ một số lý do chính sau đây:
- Đảm bảo tính đại diện về quy mô
Trong 31 CTCK được nghiên cứu có 10 công ty quy mô nhỏ (doanh thu dưới
100 tỷ) tương ứng với tỷ lệ 32.26%, 16 công ty quy mô vừa (doanh thu từ 100 tỷ đến dưới 1000 tỷ) tương ứng với tỷ lệ 51.61% và 05 công ty quy mô lớn (doanh thu từ 1000 tỷ trở lên) tương ứng với tỷ lệ 16.13% Tỷ lệ lựa chọn này dựa trên đặc điểm về quy mô của các CTCKVN.
- Đảm bảo tính đa dạng về niêm yết
Trong 31 CTCK đựa lựa chọn, có 13 công ty đang niêm yết trên sàn HOSE (tương ứng với tỷ lệ 41.94%), 11 công ty trên sàn HNX (tương ứng với tỷ lệ 35.48%) và 07 công ty trên sàn UpCoM (tương ứng với tỷ lệ 22.58%) Tỷ lệ lựa chọn này dựa trên đặc điểm về niêm yết của các CTCKVN.
- Về nội dung: Dựa trên cơ sở lý luận về LTCT và tác động của LTCT đến
KQKD của các CTCK, tác giả tiến hành đánh giá KQKD của các CTCKVN bị ảnh hưởng bởi LTCT như thế nào.
- Về không gian: Nghiên cứu tiến hành với các CTCK hoạt động tại Việt
Nam, niêm yết trên TTCKVN.
- Về thời gian: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong 17 năm của 31 CTCKVN từ năm 2004 đến năm 2020.
Câu hỏi nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm trả lời được các câu hỏi sau đây:
- LTCT là gì? Các yếu tố nào cấu thành nên LTCT của các CTCKVN?
- LTCT tác động như thế nào đến KQKD của các CTCKVN?
- Làm thế nào để các CTCKVN có thể tăng cường KQKD dựa trên nâng caoLTCT?
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu chính gồm định tính và định lượng Các phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học vững chắc và được trình bày trong từng bước của quy trình nghiên cứu và phù hợp với từng nhiệm vụ nghiên cứu Chương 3 trình bày chi tiết nội dung về phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu định tính
Tác giả phỏng vấn thành viên thuộc ban lãnh đạo các CTCKVN để tìm ra yếu tố có thể là LTCT của các CTCKVN Kết quả của nghiên cứu định tính là tiền đề quan trọng để thực hiện xây dựng mô hình và đặt ra các giả thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng Đối với nghiên cứu đo lường LTCT của các CTCKVN, tác giả sử dụng dữ liệu từ khảo sát KH và nhân viên của các CTCKVN. Đối với LTCT là các yếu tố tài chính/đo lường được, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp bao gồm thông tin tài chính và thông tin hồ sơ DN của các CTCKVN để xem xét ảnh hưởng của LTCT đến KQKD của các CTCKVN; trong đó, KQKD của các CTCKVN trong trường hợp này là chỉ số tài chính. Đối với LTCT là các yếu tố phi tài chính hoặc các yếu tố tiềm ẩn, tác giả sử dụng dữ liệu từ khảo sát KH và nhân viên của các CTCKVN để xem xét ảnh hưởng của LTCT đến KQKD của các CTCKVN Trong đó, KQKD của các CTCKVN trường trường hợp này là chỉ số phi tài chính.
Đóng góp của luận án
6.1 Đóng góp về mặt học thuật
Thứ nhất, đã tổng hợp và chỉ ra được các xu hướng nghiên cứu về LTCT trong lĩnh vực khoa học quản trị chiến lược; đặc biệt, đã chỉ ra cách thức khác nhau mà các nhà khoa học sử dụng để đo lường LTCT Từ đó, luận án rút ra các nhận xét về hạn chế hiện có của các nghiên cứu trước đây và đưa ra cách thức để khắc phục các hạn chế này.
Thứ hai, đã xây dựng được quy trình và mô hình nghiên cứu để đo lường
LTCT của các CTCKVN Đặc biệt, đã trình bày được kết quả thực nghiệm nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN.
Thứ ba, đã xây dựng được một mô hình đánh giá ảnh hưởng của LTCT đến
KQKD của các CTCKVN một cách toàn diện hơn, cụ thể:
(1) Đã đánh giá được tác động của LTCT là yếu tố tài chính/đo lường được như: tổng tài sản, sở hữu ngân hàng, sở hữu nước ngoài, tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản đến KQKD của các CTCKVN Trong đó, KQKD của các CTCKVN trong trường hợp này là tỷ suất ROA, tỷ suất ROE và thị phần (MS).
(2) Đã đánh giá được ảnh hưởng của LTCT là các yếu tố phi tài chính hoặc các biến tiềm ẩn không thể đo lường trực tiếp được như: năng lực lãnh đạo và quản lý, thương hiệu, chất lượng công nghệ, CLDV, chất lượng thông tin, chính sách giá cả, TSHH, văn hóa DN, đào tạo và phát triển NNL đến KQKD của các CTCKVN. Trong đó, KQKD của các CTCKVN thể hiện qua bốn chỉ số/yếu tố: (1) mức độ HLKH, (2) sự TTKH, (3) mức độ HLCV của nhân viên, và (4) sự TTNV.
Thứ tư, đã xem xét LTCT một cách toàn diện bao gồm cả yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài DN, vừa sử dụng các yếu tố tài chính/đo lường được và yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn Như vậy, luận án đã góp phần đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN.
6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, đã chỉ ra được mười ba yếu tố là LTCT của các CTCKVN, cụ thể bao gồm: quy mô, sở hữu ngân hàng, sở hữu nước ngoài, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, năng lực lãnh đạo và quản lý, thương hiệu, chất lượng công nghệ, CLDV, chất lượng thông tin, chính sách giá cả, TSHH, văn hóa DN, đào tạo và phát triển NNL và đã đánh giá được tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN Luận án góp phần xây dựng bức tranh toàn cảnh về LTCT của ngành CKVN.
Thứ hai, đã chỉ ra mức độ tác động, và chiều hướng tác động của LTCT đến
KQKD của các CTCKVN Việc sắp xếp mức độ này được thực hiện cho từng loại yếu tố thể hiện KQKD bao gồm cả yếu tố tài chính/đo lường được và phi tài chính/tiềm ẩn Cụ thể, các đặc điểm như: thuộc sở hữu nước ngoài, thuộc sở hữu ngân hàng, có tổng tài sản lớn và có mức sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất ROA, tỷ suất ROE và thị phần(Market Share) Trong khi đó, yếu tố: chất lượng dịch vụ, chất lượng công nghệ đang sử dụng, chất lượng thông tin và nguồn thông tin cung cấp cho khách hàng và danh tiếng có ảnh hưởng tích cực đến sự HLKH Trong khi đó, thương hiệu, chính sách giá của sản phẩm/dịch vụ tài chính và chất lượng thông tin có ảnh hưởng đến sự TTKH Kết quả cũng chỉ ra, hiệu quả hoạt động đào tạo và năng lực lãnh đạo, quản trị chính là các yếu tố quyết định đến sự HLCV và TTNV.
Thứ ba, dựa trên các kết quả nghiên cứu về tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tăng cường KQKD của các CTCKVN dựa trên nâng cao LTCT của các công ty đó Giải pháp đề xuất được chia thành hai nhóm: nhóm giải pháp cho các yếu tố tài chính/đo lường được và nhóm các giải pháp cho các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn:
(1) Giải pháp cho để nâng cao LTCT là các yếu tố tài chính tập trung vào việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài để tận dụng kiến thức, kinh nghiệm; tiến hành sáp nhập với các CTCK có quy mô tương đồng hoặc mua lại các CTCK có quy mô nhỏ hơn hoặc đang hoạt động chưa thực sự hiệu quả; và tăng cường sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả và thông minh.
(2) Giải pháp để nâng cao LTCT đối với các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn tập trung vào việc đầu tư cho chiến lược phát triển công nghệ, chuyển đổi số; tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt liên quan đến chất lượng các thông tin và nguồn thông tin cung cấp cho khách hàng; và phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị các CTCKVN Ngoài ra, tác giả đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng của các CTCKVN.
Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm có 05 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán
Chương 3: Mô hình, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Đánh giá tác động của lợi thế cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam
Chương 5: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh để tăng cường kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu về LTCT
1.1.1 Góc nhìn dựa trên nguồn lực của DN
Xu hướng nghiên cứu đầu tiên về LTCT được các nhà khoa học thừa nhận rộng rãi là “Góc nhìn dựa trên nguồn lực của DN - Resource-based View of the
Firm” (RBV) Trong góc nhìn này, các DN về cơ bản có đặc trưng riêng và theo thời gian, việc tích lũy, kết hợp độc đáo của các nguồn lực cho phép DN thu được lợi nhuận vượt trội dựa trên việc sỡ hữu các nguồn lực đặc biệt (Barney, 1986; Barney, 1991) Theo lý thuyết dựa trên nguồn lực, các nhóm nguồn lực thay vì các đặc điểm cấu trúc toàn ngành hoặc các tính chất liên quan đến sản phẩm hoặc thị trường, chính là yếu tố cốt lõi của LTCT (Peteraf, 1993) Nguyên tắc cơ bản của lý thuyết này là khi một tổ chức sở hữu nguồn lực độc nhất hoặc đặc biệt hơn so với đối thủ, tổ chức có LTCT Điều đó đặc biệt đúng khi những nguồn lực mà DN sở hữu hỗ trợ DN hiện thực được các mục tiêu chiến lược (Nguyễn Hà Phương, 2013).
Ví dụ về các nguồn lực này bao gồm, CSVC hiện đại, nhân sự tài năng, các dữ liệu quan trọng và TSVH như thương hiệu và bằng sáng chế Việc sở hữu những nguồn lực độc đáo và không thể dễ dàng sao chép sẽ tạo ra trở ngại lớn cho các đối thủ đang cố gắng sao chép hoặc thay thế các nguồn lực quan trọng của DN Ngày nay, việc tận dụng dữ liệu và thông tin trở nên cực kỳ quan trọng, giúp các tổ chức phát triển và tạo ra LTCT Nguyễn Hà Phương (2013) nhấn mạnh, sử dụng thông tin hiệu quả đang ngày càng có vai trò hữu ích trong việc tạo ra LTCT cho DN DN cần thu thập các dữ liệu thị trường ví dụ như dữ liệu về nhu cầu của KH Phân tích dữ liệu giúp DN có cái nhìn tổng quan về hiệu quả và hiệu suất của các quy trình kinh doanh của mình Tuy nhiên, điều kiện để thực hiện được khai thác dữ liệu hiệu quả đó là DN cần có các công cụ, năng lực cần thiết để xử lý và phân tích dữ liệu(Pellegrino Missaglia & cộng sự, 2020) Điều này có thể đòi hỏi DN phải đầu tư giải pháp phần mềm và đầu tư vào nhân lực có chuyên môn về khoa học dữ liệu Rõ ràng, việc tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh nhờ sử dụng công nghệ cũng góp phần tạo ra LTCT của DN.
Một trong những nghiên cứu tiên phong là của Barney (1986) “văn hóa tổ chức” nhằm trả lời cho câu hỏi: trong điều kiện nào văn hóa trở thành LTCT của
DN Barney (1986) kết luận rằng văn hóa tổ chức thỏa mãn đặc tính sau có thể là nguồn của LTCT: (1) Văn hóa tạo ra giá trị, có nghĩa là nhờ có văn hóa này mà DN có thể tăng năng suất lao động, giảm chi phí hoặc có lợi nhuận cao hơn; nghĩa là văn hóa phải tạo giá trị cho DN và các bên liên quan của DN; (2) Văn hóa tổ chức đó phải hiếm, có những thuộc tính và đặc điểm không phổ biến đối với nền văn hóa của một số lượng lớn các DN khác; và (3) Văn hóa tổ chức của DN phải không thể sao chép y hệt được (Barney, 1986) Khái quát hóa với tất cả các nguồn lực, không chỉ riêng văn hóa tổ chức, Barney (1986) cho rằng nguồn lực của DN là LTCT khi đáp ứng khung tiêu chí được gọi là “VRIN - Valuable, Rare, Inimitable and Non- Substituable - Có giá trị, quý hiếm, không thể bắt chước và không thể thay thế”. Cũng thuộc góc nhìn dựa trên nguồn lực DN (RBV), Barney (1991) đã nghiên cứu về nguồn lực của DN và LTCT bền vững (Firm resources and sustained competitive advantage) Nghiên cứu đưa ra 02 tính chất quan trọng của nguồn lực đó là:
“Heterogeneity – Tính không đồng nhất và Immobility – Tính bất động” (Barney,
1991) Barney (1991) đồng thời nhận định rằng các nguồn tài nguyên khan hiếm và có giá trị có thể tạo ra LTCT Các nguồn lực này cũng khó nhân bản, thay thế, nhờ đó có thể giúp quốc gia/DN duy trì LTCT Ví dụ, các DN có quyền sở hữu với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như quặng cao cấp hoặc nguồn điện rẻ tiền, hoặc tiếp cận với NNL được đào tạo và có tay nghề cao.
Lý thuyết LTCT dựa trên nguồn lực có nhiều điểm chung với lý thuyết về
“lợi thế cụ thể của DN” (Firm-specific advantages) Lợi thế cụ thể của DN được định nghĩa là những nguồn lực cụ thể đã được phát triển và tích lũy trong nội bộ DN. Các DN sở hữu các nguồn lực khan hiếm, vô hình và không thể thay thế sẽ có LTCT Theo Christensen (2001), hai khái niệm quan trọng thường dùng để phân tích lợi thế cụ thể của một DN là "hiệu quả kinh tế theo phạm vi" (Economies of scope) và "hiệu quả kinh tế theo quy mô" (Economies of scale) Trong khi đó, Fahy
(2002) đã khuyên rằng, để tăng cường LTCT, các DN cần phát triển cả nguồn lực hữu hình và các nguồn lực vô hình quan trọng với việc thực hiện mục tiêu KQKD của DN Việc phát triển các nguồn lực hữu hình, chẳng hạn như tài sản vật chất, tài sản nhà đất và thiết bị, góp phần đầu tư phát triển bền vững cho tương lai của DN. Tuy nhiên, để đạt được LTCT, các DN cần đặc biệt chú trọng vào việc phát triển các nguồn lực vô hình, đặc biệt là danh tiếng, bằng sáng chế, tài sản trí tuệ và dữ liệu quan trọng.
Một số nghiên cứu thuộc góc nhìn “lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực DN” quan tâm đến đội ngũ nhân viên có chất lượng cao Harrigan và Dalmia (1991) đưa ra khái niệm “Nhân viên tri thức” là những người hiểu được làm thế nào để đi đến thành công trong một nhiệm vụ công việc cụ thể hơn những người quản lý của họ Chính vì điều này, để quản lý “nhân viên tri thức” thì nhà quản lý phải sáng tạo trong cơ chế khuyến khích những tài năng này làm việc bao gồm: phần quyền ra quyết định, phong cách lãnh đạo, con đường thăng tiến, phần thưởng và vai trò nhân viên tri thức trong công việc Một số công trình khác tập trung vào việc thiết kế tổ chức để tận dụng lợi thế của nhân viên tri thức Những nghiên cứu này có điểm chung đó là khuyến khích các DN thực hiện các kế hoạch để đầu tư nâng cao chất lượng của các tài nguyên vô hình, trong đó đặc biệt nhấn mạnh giá trị NNL (Barney,
1991) Trong khi đó, Broderick và Boudreau (1992) đưa ra lời khuyên các nhà quản lý nên sử dụng công nghệ để tạo LTCT Các DN có thể sử dụng dữ liệu và thông tin để thực hiện điều tra thị trường hiệu quả hơn Thông tin KH, xu hướng thay đổi của nền kinh tế toàn cầu sẽ giúp các lãnh đạo DN ra quyết định và thực hiện kế hoạch mang tính khả thi cao hơn Ngoài ra, Wright và cộng sự (1994) cho rằng, hệ thống thông tin ứng dụng trong quản trị sản xuất sản phẩm cũng giúp DN tối ưu được các quy trình và giảm thiểu chi phí, tạo ra LTCT trong kinh doanh.
Các nghiên cứu sau này (Konecnik Ruzzier, 2002; Smithson & cộng sự, 2011; Reyes & cộng sự, 2018) đã khẳng định rằng, Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh hiện nay, việc phát triển và quản lý thương hiệu của DN có thể tạo ra LTCT cho DN (Hoang & Nguyen, 2021) Theo các nghiên cứu gần đây, xây dựng một thương hiệu vững mạnh giúp DN tạo ra sự nhận diện tốt hơn trên thị trường trong nước, từ đó nâng cao được thị phần Hiện nay, các DN rất chú trọng vào phát triển thương hiệu, và có xu hướng phát triển “hình ảnh thương hiệu xanh – green brand” để tạo ra ấn tượng tốt hơn với KH Việc xây dựng thương hiệu xanh đòi hỏi
DN phải có một kết hoạch bảo vệ môi trường, tăng cường trách nhiệm xã hội; từ đó, sẽ giúp DN thu hút KH quan tâm, hoặc có ý thức bảo vệ môi trường Trong nỗ lực xây dựng thương hiệu xanh, DN cần phải tập trung thực hiện marketing xanh, truyền tải đến KH thông điệp về trách nhiệm của DN với môi trường và xã hội. Việc xây dựng thương hiệu xanh không chỉ giúp DN tạo nên sự khác biệt trên thị trường mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường và xã hội, giúp DN đạt được LTCT bền vững trên thị trường (Rahmi & cộng sự, 2017; Singh & Sharma,
2022) Trong khi đó, Baker và Ballington (2002) nghiên cứu về thương hiệu quốc gia và đánh giá các lợi ích mà DN có được nhờ thương hiệu nước xuất xứ (Country origin).
“Góc nhìn dựa trên nguồn lực của DN” là xu hướng nghiên cứu đầu tiên về LTCT, đến thời điểm hiện tại xu hướng này vẫn còn nguyên giá trị và các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về góc nhìn này Đây cũng là một nghiên cứu với kết quả khá đa dạng, các kết quả nghiên cứu có nhiều ứng dụng thực tiễn Nguồn lực mà các công trình nhắc đến gồm: Văn hóa tổ chức, mức độ hợp tác bên trong tổ chức (Barney, 1986; Della-Corte & Sciarelli, 2012); TSHH, TSVH (Fahy; 2002); công nghệ/thông tin và NNL (Lim & cộng sự, 2012); hiệu quả kinh tế theo quy mô và theo phạm vi (Christensen; 2001); hình ảnh thương hiệu, lịch sử phát triển (Suddaby & cộng sự, 2010; Ruzzier, 2002; Smithson & cộng sự, 2011, Cantele & Zardini, 2018); nguồn lực thông tin, hệ thống thông tin (Breznik, 2012; Pilinkiene
& cộng sự, 2013); Văn hóa tổ chức (Wang & cộng sự; 2011) và rất nhiều các kết quả nghiên cứu khác Phụ lục 2 liệt kê một số yếu tố là LTCT theo lý thuyết góc nhìn dựa trên nguồn lực của DN.
Tuy nhiên, một trong những hạn chế của góc nhìn này đã được Kraaijenbrink
Các nghiên cứu về KQKD
Trong lĩnh vực quản trị chiến lược, KQKD thường đánh giá thông qua khả năng DN tận dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu KQKD chính là kết quả của các quyết định và hành động của nhà quản trị DN KQKD chính là những thành tựu của DN thể hiện qua việc hoàn thành mục tiêu tài chính, mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược Các KQKD mà các DN quan tâm bao gồm tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận, sự hài lòng/sự trung thành của KH, thị phần, hiệu suất làm việc, mức độ đổi mới, sáng tạo.
Ngoài ra, một số KQKD quan trọng của DN đó là: giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ, nâng cao HQSX và thúc đẩy sự linh hoạt trong toàn bộ chuỗi giá trị Đây là những yếu tố quan trọng giúp DN đạt được LTCT và đảm bảo KQKD tốt trong môi trường kinh tế hiện nay (Reinhardt, 2000) Để đạt được KQKD tốt, các
DN cần đánh giá các quan hệ với các bên liên quan và đưa ra quyết định chiến lược phù hợp để đạt được KQKD tốt nhất Việc sử dụng khéo léo và hiệu quả các nguồn lực huy động được từ các bên liên quan sẽ giúp DN tăng cường năng suất, giảm chi phí và tăng trưởng doanh thu Hơn nữa, để một DN thành công trong dài hạn, việc đo lường, phân tích và đánh giá KQKD là rất quan trọng Hoạt động này giúp các
DN đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu của mình, xác định chính xác các cơ hội phát triển và đưa ra các quyết định có tính chiến lược về phân bổ nguồn lực.
KQNC tổng quan cho thấy, khái niệm về KQKD của DN đã phát triển trong những thập kỷ qua và các nhà khoa học nghiên cứu KQKD với khá nhiều phương pháp khác nhau Có thể chỉ ra một số hướng tiếp cận khái niệm KQKD phổ biến như sau:
“KQKD là tổng số thành tích và kết quả của DN trong một khoảng thời gian xác định trước, bao gồm cả các chỉ số tài chính và phi tài chính.” (Otley, 2002,
“Một doanh nghiệp chỉ có thể được coi là hoạt động thành công khi nó thể hiện đồng thời hiệu quả và hiệu suất Vì vậy, kết hợp của hiệu quả và hiệu suất chính là KQKD của DN.” (Siminica & cộng sự, 2008, trang 304).
“KQKD đề cập đến khả năng của một DN để thực hiện các kế hoạch và hoàn thành các mục tiêu của mình.” (Ariyachandra & Frolick, 2008, trang 115).
“KQKD cho thấy một DN có thể sử dụng các nguồn lực của mình tốt như thế nào cho các hoạt động của mình.” (Horak & cộng sự, 2021, trang 130).
“KQKD là tập hợp các phân tích cung cấp cho người quản lý thông tin họ cần để hiểu hoạt động của một tổ chức và thực hiện các bước cần thiết để gặt hái thành công.” (Zin & Manaf, 2019, trang 215).
“KQKD bao gồm các chỉ số như lợi nhuận, tăng trưởng hoặc hoạt động xã hội của các DN.” (Fernandez-Torres & cộng sự, 2022, trang 1946).
Từ những năm 1950 đến cuối của thế kỷ 20, theo Taouab và Issor (2019), KQKD và hiệu quả của DN được sử dụng thay thế lẫn nhau KQKD thể hiện khả năng DN với vai trò là một tổ chức kinh tế - xã hội sử dụng các nguồn lực và phương tiện hữu hạn để đạt được mục tiêu Trong khi đó, Findlay (1991) cho rằng, KQKD thể hiện qua năm yếu tố quan trọng: (1) Tăng trưởng doanh thu, (2) Doanh thu trên mỗi KH (3) Biên lợi nhuận (Profit margin), (4) Tỷ lệ giữ chân KH (Client retention rate) và (5) Sự HLKH (CS).
Từ những năm 2000 đến nay, định nghĩa về KQKD đối với các DN chủ yếu tập trung vào khả năng của các DN sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tạo ra kết quả tương thích với các mục tiêu đã đề ra, đồng thời xem xét các góc độ liên quan đến KH (Peterson & cộng sự, 2003; Nghiêm Như Ngọc, 2018) Mặc dù KQKD của
DN đã trở thành một khái niệm thiết yếu trong nghiên cứu về quản trị DN và thường được sử dụng như một biến phụ thuộc, nhưng hầu như không có sự thống nhất về định nghĩa và cách đo lường (Nghiêm Như Ngọc, 2018; Taouab & Issor,
2019) Phân tích và đánh giá hiệu quả HĐKD là một quá trình quan trọng đối với bất kỳ DN nào Kết quả đánh giá và phân tích giúp nhà quản trị DN một cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh, từ đó giúp họ có thể đưa ra các quyết định khả thi hơn, thông minh hơn và chính xác hơn (Taouab & Issor, 2019).
Trong khi đó, Selvam và cộng sự (2016) đã tiến hành nghiên cứu các công trình khoa học sử dụng khái niệm KQKD từ năm 1980 đến năm 2016 Kết quả chỉ ra tám loại chỉ số (hoặc thông số) được sử dụng để đo lường KQKD của DN bao gồm: (1) Kết quả sinh lời/Tỷ suất lợi nhuận (Profitability performance); (2) Kết quả giá trị thị trường (Market value performance); (3) Hiệu suất/kết quả tăng trưởng (Growth performance); (4) Sự HLCV và TTNV (Emloyees’ loyalty and satisfaction level); (5) Sự HLKH và TTKH (Customer loyalty and satisfaction level); (6) Hiệu suất/kết quả tác động đến môi trường (Environmental performance); (7) Hiệu quả quản trị DN (Corporate Governance Performance) và (8) Hiệu suất/kết quả tác động xã hội (Social Performance) Hình 1.1 thể hiện KQNC của Selvam và cộng sự
(2016) về các cấu thành KQKD.
Hình 1.1 Yếu tố cấu thành KQKD theo Selvam và cộng sự (2016)
Các nghiên cứu sử tiếp cận KQKD ở nhiều góc độ khác nhau; một số nghiên cứu điển hình như: Kết quả tài chính (Delen & cộng sự; 2013; Vasilescu, 2011); Kết quả chiến lược (Micheli & Manzoni, 2010; Baird, 2017); Kết quả hoạt động (Brown & Caylor, 2009; Cornett & cộng sự).; Kết quả thị trường (Farris, 2010; Sarkar & cộng sự); Kết quả kế toán (Otley, 2001; Aliabadi & cộng sự, 2013); Kết quả phi tài chính (Fullerton & Wempe, 2009; Fullerton & Wempe, 2009); Kết quả môi trường (Yadav & cộng sự, 2016; Singh & cộng sự, 2019) Như vậy, KQKD của
DN có thể đo lường thông qua rất nhiều các yếu tố hoặc chỉ số khác nhau Nghiên cứu tổng quan về LTCT đã chỉ ra rằng LTCT của DN có thể là các yếu tố tài chính/đo lường được hoặc các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn Tayeh (2015), chỉ ra rằng, xét về độ chính xác khi đo lường các KQKD thông qua các chỉ tiêu/chỉ số tài chính của DN mà dùng phương pháp khảo sát nhận định của nhà quản trị DN thì có thể chưa thực cao Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu gần đây đã đo lường các kết quả tài chính liên quan đến doanh thu, lợi nhuận và thị phần thông qua khảo sát trên thang điểm Likert thành viên ban lãnh đạo của các DN về các kết quả này Điều này giúp cho việc sử dụng mô hình SEM để đánh giá tác động của các yếu tố đến KQKD đảm bảo tính khả thi Như vậy, hiện nay các biện pháp đo lường chủ quan về KQKD vẫn được sử dụng song song với các các biện pháp khách quan thông qua các con số thực tế Vì vậy, đối với trường hợp nghiên cứu nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN, thì một số KQKD của các CTCKVN cũng cần được đo lường thông qua biện pháp chủ quan, bằng cách khảo sát nhận định của
KH và NV các CTCK.
Các nghiên cứu về tác động của LTCT đến KQKD của DN
Cạnh tranh có nghĩa là các DN phải liên tục đổi mới để tung ra hàng hóa và dịch vụ mới (Nguyen, 2021) Bất cứ điều gì mang lại lợi thế cho DN so với các đối thủ, cho phép DN thu hút nhiều KH hơn và tăng thị phần, đều được coi là LTCT (Ellitan, 2020) Mối liên hệ giữa LTCT và KQKD của DN đã được nhiều nghiên cứu đánh giá Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả, số lượng nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến LTCT còn khá khiêm tốn Tuy nhiên, trong vòng 25 năm qua, đã xuất hiện xu hướng nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của DN Năm 1991, Barney đề xuất mô hình lý thuyết thể hiện sự ảnh hưởng của biến LTCT đến KQKD của DN như trong Hình 1.2:
Hình 1.2 Tác động của LTCT đến KQKD của DN theo Barney (1991)
Có thể thấy rằng mô hình này nhấn mạnh nguồn của LTCT đến từ nguồn lực hoặc năng lực của DN, nhờ nguồn lực/năng lực này mà DN có thể có được các KQKD vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh Ma (2000) nghiên cứu LTCT và KQKD của DN và chỉ ra ba xu hướng trong quan hệ của LTCT tới KQKD của DN, bao gồm: (1) LTCT dẫn đến KQKD vượt trội, (2) Có LTCT nhưng không có KQKD vượt trội, và (3) Có KQKD vượt trội nhưng không có LTCT Trong đó,
“LTCT” được phân thành 2 loại: “LTCT hỗn hợp” (Compound competitive advantage) và “LTCT riêng lẻ” (Descrete competitive advantage) Dựa trên lý thuyết của Barney (1991), Raduan và cộng sự (2009) đề xuất mô hình lý thuyết như trong Hình 1.3 Mô hình này cho rằng nguồn lực, khả năng và hệ thống của tổ chức có mối liên hệ tác động đến LTCT và KQKD của DN Trong đó LTCT được coi là biến trung gian giữa biến nguồn lực, khả năng và hệ thống của tổ chức và KQKD của DN.
Hình 1.3 Tác động của LTCT và KQKD của
DN theo Raduan và cộng sự (2009)
Nguồn: Raduan và cộng sự (2009)
KH được hưởng lợi từ cạnh tranh kinh doanh vì nó buộc các DN phải CCHH&DV chất lượng cao với giá cả hợp lý (Nguyen, 2021) Cạnh tranh có nghĩa là các DN phải liên tục đổi mới để tung ra hàng hóa và dịch vụ mới Bất cứ điều gì mang lại lợi thế cho DN so với các đối thủ, cho phép DN thu hút nhiều KH hơn và tăng thị phần, đều được coi là LTCT (Ellitan, 2020) Một DN có LTCT sẽ cung cấp sản phẩm có giá trị hơn so với đối thủ Nhờ vậy, DN được củng cố vị thế của mình trong ngành và cải thiện doanh thu hơn so với các đối thủ (Darmawan & Grenier,
2021) Chính vì vậy, Majeed (2011) đề xuất cách thức tiếp cận nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của DN, trong đó KQKD của DN được đo lường bằng hai chỉ số: Tỷ suất ROA và Tăng trưởng doanh số/doanh thu bán hàng (Sales Growth).
Hình 1.4 Tác động của LTCT và KQKD của
DN do Majeed (2011) đề xuất
Cater và Pucko (2005) thực hiện nghiên cứu về tác động của LTCT đến KQKD của 225 công ty Trong đó, LTCT được đo lường bằng kết quả khảo sát của ban lãnh đạo các công ty trên thang đo Likert về 02 biến tiềm ẩn: Giá thấp hơn (Lower Price) và khác biệt hóa hơn (Better Differentiation) khi so sánh sản phẩm, dịch vụ của DN với các đối thủ cạnh tranh Đối với kết hoạt động của DN, nghiên cứu này sử dụng cả hai loại yếu tố: yếu tố tài chính/đo lường được và phi tài chính/tiềm ẩn Các chỉ số HĐTC bao gồm: (1) lợi nhuận trên VCSH; (2) tỷ suất sinh lợi của tài sản; (3) lợi nhuận trên doanh số bán hàng; (4) tỷ lệ thu nhập trên chi phí;
(5) tỷ lệ doanh thu trên HĐKD; (6) hiệu suất làm việc; (7) giá trị gia tăng trên mỗi NV; (8) tỷ lệ thanh khoản hiện hành; và (9) tăng trưởng doanh số bán hàng Các chỉ số phi tài chính bao gồm: (1) tỷ lệ KH trung thành; (2) tỷ lệ phần trăm các NCC trung thành; (3) doanh thu; (4) bồi dưỡng và phát triển; (5) nghiên cứu và phát triển;
(6) tỷ lệ phần trăm hàng hóa đã giao phải thu hồi và (7) tăng trưởng thị phần Đây có thể nói là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên đối với việc nghiên cứu ảnh hưởng của LTCT lên KQKD của DN Tuy nhiên, Cater và Pucko (2005) đã phải dùng phương pháp “Phân tích tương phản” (Contrast analysis) vì LTCT được đo lường bằng kết quả nhận định của ban lãnh đạo về chi phí hoặc sự khác biệt trên thang đo Likert, trong khi KQKD của DN lại bao gồm cả các yếu tố tài chính/đo lường được và phi tài chính/tiềm ẩn Trong khi đó, Ismail và cộng sự (2010) đánh giá sự ảnh hưởng của LTCT đến KQKD của 127 DN tại Malaysia Trong đó LTCT được đo lường bằng kết quả khảo sát trên thang đo Likert của 03 biến: LTCT dựa vào chi phí, LTCT dựa vào sản phẩm và LTCT dựa vào dịch vụ Tuy nhiên, việc KQKD là các chỉ số tài chính quan trọng của DN được đo lường hoàn toàn thông qua khảo sát chủ quan của lãnh đạo các DN làm cho kết quả nghiên cứu này chưa thực sự thuyết phục các nhà khoa học.
Nguyễn Phúc Nguyên (2016) đã đề xuất phương thức nghiên cứu LTCT bền vững của ngành du lịch dựa trên 4 yếu tố chính Đó là quản trị chuỗi cung ứng, khả năng đổi mới, khả năng nhạy bén với thị trường và dẫn đạo chi phí Mặc dù nghiên cứu của ông không thể chỉ ra được cách nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của DN, nhưng đó là một bước tiến quan trọng trong việc hiểu rõ hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của ngành du lịch Tuy nhiên, nghiên cứu của Khan và cộng sự (2019) lại đi sâu hơn vào việc đánh giá ảnh hưởng của việc đầu tư vào các nguồn lực và năng lực vô hình của DN đến KQKD của DN trong nền kinh tế mới nổi Sử dụng mô hình SEM, Khan và cộng sự (2019) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến KQKD của 329 DN vừa và nhỏ Kết quả cho thấy rằng những yếu tố nguồn lực và năng lực vô hình của DN ảnh hưởng đáng kể đến KQKD của các DN được nghiên cứu.
Một cách thức tiếp cận nghiên cứu về tác động của LTCT đến KQKD được một số nhà khoa học thực hiện đó là nghiên cứu trường hợp (case study) Theo cách này, lựa chọn 01 công ty có LTCT trên thị trường với tiêu chuẩn lựa chọn cụ thể về tỷ suất lợi nhuận, tốc độ tăng lợi nhuận hoặc kết quả tài chính khác, sau đó tiến hành nghiên cứu khám phá xem yếu tố nào là LTCT của DN đó, và LTCT đó tác động ra sao đến KQKD của DN Ví dụ về nghiên cứu này có thể kể đến như củaSemuel và Siagian (2015), của García‐Morales & cộng sự (2008), chỉ ra yếu tố
LTCT xuất phát từ lãnh đạo chuyển đổi (transformational leadership) tác động ra sao đến KQKD của DN Tuy nhiên các nghiên cứu này không thể là rõ được ảnh hưởng của LTCT đến KQKD trong dài hạn của DN như thế nào.
Dựa trên nghiên cứu tổng quan về tác động của LTCT đối với KQKD của
DN, tác giả tổng hợp và đưa ra một số nhận định như sau:
Thứ nhất, trong 25 năm qua đã xuất hiện xu hướng nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của LTCT đến KQKD của DN.
Thứ hai, có ba nội dung quan trọng trong quá trình nghiên cứu tác động của
LTCT đến KQKD của DN là:
(1) Xác định và đo lường LTCT;
(2) Xác định KQKD được đo lường/đánh giá thông qua các chỉ số hoặc yếu tố nào; và (3) Đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của DN.
Thứ ba, LTCT bao gồm cả yếu tố tài chính/đo lường được và các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn, vì vậy, để việc nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của
DN khả thi thì KQKD của DN cũng cần phải được thể hiện qua cả hai loại yếu tố tài chính/đo lường được và phi tài chính/tiềm ẩn.
Thứ tư, LTCT rất đa dạng, các ngành khác nhau có LTCT là các yếu tố khác nhau, do đó, cần đảm bảo trong quá trình nghiên cứu tìm ra được các yếu tố làLTCT đặc thù của ngành đó, trước khi đánh giá tác động của LTCT KQKD của DN.
Tác động của LTCT đến KQKD của CTCK
Theo sự hiểu biết của tác giả, chưa có nhiều công trình thực nghiệm nghiên cứu về tác động của LTCT đến KQKD của CTCK trong bối cảnh VN Tuy nhiên, đã có một vài nghiên cứu khoa học tập trung vào trung gian tài chính trên TTCK
VN, bao gồm các CTCK, quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm và NHTM Theo nghiên cứu của Trần Đăng Khâm (2002), các CTCKVN được chia thành 4 nhóm chính với các hoạt động khác nhau Để giành được thị phần trong từng mảng hoạt động đó, cácCTCKVN phải cạnh tranh khốc liệt với nhau Tuy nhiên, Trần Đăng Khâm cũng đưa ra một kết luận đầy thú vị rằng số lượng các CTCK hiện nay đang quá nhiều so với tốc độ tăng giá trị vốn hóa của thị trường.
Nguyễn Thị Ánh Vân (2002) đề xuất các giải pháp để TTCK VN hoạt động hiệu quả hơn thông qua xem xét khía cạnh pháp lý Nguyễn Thị Ánh Vân (2002) thấy rằng có thể xuất hiện sự xung đột về mặt lợi ích giữa CTCK và KH trong hoạt động môi giới và tự doanh cũng như hoạt động tư vấn đầu tư của các CTCK Vì vậy, để đảm bảo lợi ích hài hòa của các chủ thể liên quan và tránh các xung đột có thể xảy ra và tăng cường mức độ HLKH, các CTCK nên có các giải pháp phù hợp, trong đó bao gồm giải pháp lý như ký hợp đồng ngay từ đầu Trong khi đó, Trần Quốc Tuấn (2004) nghiên cứu xây dựng mô hình CTCK phù hợp với hoàn cảnh của
VN và chỉ ra rằng, các CTCK cần có một mô hình hoạt động sáng tạo và đột phá hơn để tạo ra LTCT.
Các nghiên cứu về TTCK VN cho thấy rằng các CTCK đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành thị phần trên thị trường Trong đó, các LTCT như tổng tài sản và công nghệ ngày càng quan trọng đối với sự thành công của các CTCK Tuy nhiên, chất lượng và kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của LTCT đến KQKD của các CTCK tại VN vẫn còn hạn chế Nghiên cứu của Lê Thị Mai Hương (2008) chỉ đánh giá một số biến số ảnh hưởng đến sự thành công của các CTCK mà chưa xác định rõ ảnh hưởng của LTCT đến kết quả tài chính của các công Trong khi đó, Phương Hoàng Lan Hương (2004) đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao NLCT của các CTCKVN, tuy nhiên, nghiên cứu chưa thuyết phục do chưa có tiêu chuẩn đo lường NLCT Từ những nghiên cứu trên, cần có nhiều nỗ lực hơn trong việc nghiên cứu về ảnh hưởng của LTCT đến KQKD của các CTCK tại VN. Các nghiên cứu này có thể giúp định hướng cho các CTCK trong việc xây dựng các chiến lược cạnh tranh hiệu quả để giành được thị phần trên TTCK ngày càng cạnh tranh.
Thị trường chứng khoán Đài Loan là một trong những TTCK lớn nhất thế giới, với quy mô và tầm nhìn phát triển rõ rệt so với TTCK VN Nghiên cứu củaWang và cộng sự (2003) đã chỉ ra rằng, độ lớn của tổng tài sản của CTCK góp phần đáng kể vào HQTC của các DN này Tuy nhiên, các CTCK có nhiều chi nhánh sẽ phải đối mặt với các bất lợi về chi phí so với những công ty ít chi nhánh hoặc không có chi nhánh Do đó, một LTCT quan trọng của các CTCK Đài Loan là quy mô DN. Nghiên cứu của Liao (2018) cho thấy việc theo đuổi thị phần không phải lúc nào cũng là kế hoạch hành động phù hợp cho các CTCK Ngoài ra, các CTCK thuộc sở hữu nhà nước ở Đài Loan có HQTC vượt trội so với các đối thủ của họ, đồng thời sở hữu nhà nước cũng có thể mang lại lợi nhuận cho các CTCK Tuy nhiên, nghiên cứu của Chen và cộng sự (2005) cho thấy sở hữu nhà nước đối với các CTCK ở Trung Quốc không phải lúc nào cũng có lợi cho HĐTC của các công ty này Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, đặc điểm có đại diện góp vốn của Nhà nước gây tác động xấu đến KQKD của các CTCK Trung Quốc từ năm 1994 đến 2004 Tóm lại, quyết định sở hữu nhà nước đối với các CTCK phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và cần được đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo hoạt động quản trị tài chính của các công ty này có hiệu quả.
Xu và Geodegebuure (2005) thực hiện khảo sát để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố phi tài chính đến KQKD của các CTCK Để tìm ra quan hệ giữa hạnh phúc của KH, sự HLCV (JS) và lợi nhuận của DN, nghiên cứu đã sử dụng các CTCK Trung Quốc làm đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng gặp một số hạn chế do đối tượng nghiên cứu khác nhau và số lượng khảo sát ít Do đó, nghiên cứu không thể dùng mô hình SEM để đánh giá quan hệ giữa ba biến Thay vào đó, Xu và Geodegebuure (2005) đã chứng minh được, khả năng sinh lời của CTCK ảnh hưởng tích cực bởi sự HLKH và HLCV của NV Điều này cho thấy rằng, ngoài các yếu tố tài chính/đo lường được, các yếu tố phi tài chính như hạnh phúc của KH và sự HLCV của NV (JS) cũng góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận cho CTCK.
Demirbag và cộng sự (2016) nghiên cứu kết quả tài chính của các CTCK trong bối cảnh toàn cầu hóa Để thực hiện mục tiêu này, họ đã thu thập dữ liệu từ
123 CTCK trong các thị trường mới nổi từ năm 2005 đến năm 2011, và sử dụng 600 biến quan sát để phân tích Kết quả cho thấy, một số biến bao gồm quy mô DN, sở hữu nước ngoài, sở hữu ngân hàng và liên minh chiến lược, có ảnh hưởng đáng kể đến HQTC của các CTCK Trong nghiên cứu này, các yếu tố thể hiện kết quả tài chính bao gồm: tổng tài sản, tài sản lưu động, VCSH và lợi nhuận ròng Tuy nhiên,cần lưu ý rằng nghiên cứu của Demirbag và cộng sự (2016) cũng có một số hạn chế.
Việc sử dụng chỉ một số biến để đo lường hiệu suất tài chính có thể hạn chế độ chính xác của kết quả Ngoài ra, việc sử dụng mẫu nghiên cứu chỉ từ các thị trường mới nổi có thể làm giảm tính tổng quát của kết quả và không thể áp dụng cho các thị trường khác Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn là một cống hiến quan trọng cho lĩnh vực nghiên cứu về HQTC của các CTCK trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
Trong khi đó, Tayeh và cộng sự (2015) đánh giá LTCT xuất phát từ việc đầu tư vào công nghệ thông tin ảnh hưởng ra sao đến KQKD của các CTCK Trong nghiên cứu này, KQKD được đo lường bằng kết quả thị trường thay vì kết quả kế toán, bao gồm các chỉ số như: chỉ số giá cổ phiếu/lợi nhuận cổ phiếu; chỉ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường; chỉ số dòng tiền trên mỗi cổ phiếu Nghiên cứu của Tayeh và cộng sự (2015) đã đi đến kết luận, đầu tư vào công nghệ thông tin tác động tích cực đến KQKD của các CTCK Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, Tayeh và cộng sự
(2015) chưa chỉ ra được đầu tư vào công nghệ thông tin trong điều kiện như thế nào sẽ là LTCT của CTCK.
Như vậy, các nghiên cứu về tác động của LTCT đến KQKD của DN được thực hiện với các CTCK còn khá khiêm tốn Mỗi nghiên cứu tập trung vào cácLTCT khác nhau của các CTCK trong các tình huống và bối cảnh khác nhau.
Khoảng trống trong nghiên cứu đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam
Rất nhiều các công trình nghiên cứu trước đây không thể đánh giá được LTCT ảnh hưởng ra sao đến KQKD của DN một phần chính là vì sự hạn hẹp của khái niệm LTCT mà họ sử dụng hoặc không tìm ra được một khái niệm LTCT phù hợp Vì vậy, sau khi hệ thống hóa các nghiên cứu về LTCT, KQKD và tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK, tác giả nhận thấy rằng cần xây dựng hoặc lựa chọn một khái niệm LTCT để phục vụ nghiên cứu thực nghiệm đo lường thế cạnh tranh và nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN.
Một số nghiên cứu dùng biện pháp chủ quan để xác định và đo lường chỉ số/yếu tố tài chính của CTCK thông qua khảo sát ban lãnh đạo CTCK về mức độ tương đối thực hiện các chỉ tiêu tài chính này Việc nhận định này khiến cho các nghiên cứu đó có thể gặp phải vấn đề về tính chính xác của biện pháp chủ quan này.
Vì vậy, cần phải đảm bảo các chỉ tiêu tài chính vẫn phải được xác định thông qua phương pháp khách quan.
Các nghiên cứu trước đây về LTCT của các CTCKVN mới chỉ thông qua một trong hai yếu tố: tài chính/đo lường được hoặc phi tài chính/tiềm ẩn Theo hiểu biết của tác giả, số lượng nghiên cứu về LTCT của các CTCK và số lượng nghiên cứu đánh giá được tác động của LTCT đến KQKD của các công ty thông qua cả hai yếu tố: tài chính/đo lường được và phi tài chính/tiềm ẩn trong bối cảnh VN còn rất khiêm tốn Nói cách khác, cần phải có một công trình nghiên cứu trình bày được bức tranh về LTCT của các CTCKVN một cách toàn diện.
Hơn nữa, các CTCK là các công ty dịch vụ chuyên nghiệp vì vậy cần chỉ ra được những LTCT đặc thù của các CTCK Trong khi đó, TTCK VN nói chung và các CTCKVN nói riêng rất cần có chiến lược phát triển bền vững Chiến lược phát triển bền vững có mối liên hệ mật thiết với LTCT bền vững của các DN trong ngành; vì vậy, để thực hiện được chiến lược của mình, các CTCKVN cần xây dựng LTCT bền vững trong bối cảnh nhiều thách thức như hiện nay Dựa trên hệ thống tổng quan nghiên cứu, tác giả xác định có các khoảng trống nghiên cứu sau:
Thứ nhất, còn thiếu nghiên cứu về LTCT của các CTCK trong bối cảnh của
Thứ hai, còn thiếu nghiên cứu đánh giá được tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK trong bối cảnh của VN thông qua cả hai loại yếu tố: (1) yếu tố tài chính/đo lường được và (2) yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn.
Thứ ba, còn thiếu nghiên cứu thực nghiệm về tác động của LTCT đến
KQKD của các CTCKVN trong dài hạn Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm này là cần thiết để đóng góp vào bức tranh toàn cảnh về LTCT bền vững của các CTCKVN Dựa trên kết quả này, các CTCKVN có thể đưa ra các chiến lược nhằm nâng cao KQKD của mình.
Từ những nhận định trên, có thể kết luận rằng, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của các công ty chứng khoán VN ” là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu này hoàn toàn không trùng lặp với các nghiên cứu đã công bố ở trên thế giới và VN.
Nội dung Chương 1 đã trình bày các xu hướng nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị chiến lược liên quan đến LTCT Trong đó đã chỉ ra bốn lý thuyết nổi bật đó là: (1) góc nhìn dựa trên nguồn lực, (2) góc nhìn dựa trên năng lực, (3) góc nhìn dựa trên quan hệ và mạng lưới kinh doanh và (4) góc nhìn môi trường hoạt động Các lý thuyết này nhìn nhận LTCT từ các góc tiếp cận khác nhau Hệ thống lý luận cũng chỉ ra rằng LTCT được thể hiện qua hai góc độ: yếu tố tài chính/đo lường được và yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn Do đó, khi đo lường LTCT, cần phải đảm bảo rằng LTCT được hình thành từ cả hai loại yếu tố này Trong Chương 1, tác giả luận án đồng thời cũng trình bày tổng quan nghiên cứu về khái niệm KQKD và chỉ ra tính đa dạng về khái niệm liên quan đến KQKD KQKD cũng được thể hiện qua hai yếu tố: tài chính/đo lường được và phi tài chính/tiềm ẩn Trong 25 năm qua đã xuất hiện xu hướng nghiên cứu nghiệm về sự tác động của LTCT đối với KQKD của DN Ba nội dung quan trọng trong quá trình nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của
DN đó là: (1) Xác định và đo lường LTCT của DN, (2) Xác định KQKD của DN được đo lường bằng các yếu tố nào, và (3) Đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của DN Bởi vì LTCT bao gồm cả yếu tố tài chính/đo lường được hoặc các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn, do vậy, để đảm bảo nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của tổ chức khả thi, thì KQKD của tổ chức trong các nghiên cứu thực nghiệm này cũng cần phải được thể hiện qua các yếu tố tài chính/đo lường được và phi tài chính/tiềm ẩn Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, LTCT rất đa dạng, các ngành khác nhau có các yếu tố là LTCT khác nhau Vì vậy, cần đảm bảo tìm ra đượcLTCT đặc thù của ngành khi nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của DN.Dựa trên nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy rằng số lượng nghiên cứu đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK trong bối cảnh VN còn rất khiêm tốn.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LỢI THẾ CẠNH
Cơ sở lý luận về LTCT
Nghiên cứu đầu tiên về cạnh tranh đó là của Clark (1954) Clark (1954) tiến hành nghiên cứu quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả của các nền kinh tế Clark
(1954) cho thấy, trong khi một số quốc gia ưa thích quản lý kinh tế với mức độ tập trung nhất định, Hoa Kỳ lại thúc đẩy xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh Vì phải cạnh tranh, các DN ở Hoa Kỳ có động lực hơn để phát triển và sáng tạo và vì vậy giúp nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng.
Nghiên cứu về các công trình sử dụng thuật ngữ LTCT, Sigalas và Economou (2013) nhận thấy rằng, có tương đối nhiều khái niệm về LTCT và các nhà khoa học chưa bao giờ thực sự thống nhất trong việc xác định thế nào là LTCT. Tương tự như vậy, nghiên cứu các công trình trong lĩnh vực quản trị chiến lược từ năm 1954 đến trước năm 1985, tác giả nhận thấy, trong giai đoạn này, LTCT chỉ là một khái niệm tương đối Các công trình thời kỳ này chủ yếu xem xét các điểm mạnh của DN (Andrews, 1971) và làm thế nào để khai thác các điểm mạnh đó trong môi trường kinh doanh Foss (1999) cho rằng, giai đoạn trước năm 1985 có một số nghiên cứu về LTCT nhưng việc nghiên cứu đó lại diễn ra trong một bối cảnh không thực sự rõ ràng và cụ thể Các nghiên cứu nhắc đến lợi thế mà một số DN có được trong ngành kinh doanh nhưng không thực sự gọi đó là LTCT.
Lần đầu tiên khái niệm LTCT được nghiên cứu hệ thống trong nghiên cứu của Michael Porter năm 1985 Tuy nhiên, Porter (1985) chủ yếu nghiên cứu CLCT mà không đưa ra khái niệm chung và thống nhất về LTCT Porter đã kết luận rằng,CLCT được chia thành ba loại: (1) Phấn đấu trở thành nhà sản xuất chi phí thấp tổng thể trong ngành; (2) Tìm cách phân biệt sản phẩm của một NCC với sản phẩm của đối thủ và (3) Tập trung vào một phần nhỏ của thị trường hơn là toàn bộ thị trường (Porter, 1985) “Lợi thế chi phí – cost advantage” là khi DN cung ứng hàng hóa với giá ngang bằng so với đối thủ, nhưng có mức chi phí thấp hơn “Lợi thế khác biệt – differentiation advantage” là khi DN cung ứng hàng hóa với giá cao hơn đối thủ, nhưng chất lượng sản phẩm lại cao hơn hoặc sản phẩm đặc biệt hơn Điều này đạt được khi sự khác biệt, độc đáo đó được KH ghi nhận, đánh giá cao Một số các nhà nghiên cứu sau này nhận thấy rằng bản chất “chi phí thấp” cũng là một sự khác biệt (David, 2013) Vì vậy, sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm, dịch vụ mà
DN đang cung cấp chính là yếu tố quan trọng nhất hình thành LTCT.
Theo Peteraf và Barney (2003), LTCT là: “Khả năng của một DN để tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn các đối thủ cạnh tranh” (Trang 314) Trong khi đó,
Wiggins và Ruefli (2002) đưa ra khái niệm “LTCT là đặc điểm (hoặc tập hợp các đặc điểm), nguồn lực (hoặc tập hợp các nguồn lực), năng lực (hoặc tập hợp các năng lực) giúp cho DN có được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh và duy trì được KQKD tích cực trong dài hạn” (Wiggins & Ruefli, 2002, trang 5).
Một số nhà khoa học thì khắt khe hơn trong việc xác định thế nào là DN có LTCT DN được coi là có LTCT khi có mức sinh lời cao hơn mức sinh lời trung bình của tất cả các DN trong ngành DN được coi là có LTCT bền vững trong thì
DN đó phải duy trì được tỷ suất sinh lời cao hơn các đối thủ cạnh tranh trong nhiều năm (Sukumar & cộng sự, 2020).
Tuy nhiên, một số học giả thì lại cho rằng LTCT là một thuật ngữ mang tính chất tương đối Trong quá trình nghiên cứu về LTCT, một số nhà khoa học đã đặt ra những cân nhắc trong lĩnh vực quản trị chiến lược khi nghiên cứu về LTCT Powell
(2001) là một trong những nhà khoa học đầu tiên đưa ra tranh luận về cơ sở triết học của nghiên cứu về LTCT Powell (2001) lập luận rằng LTCT một khái niệm trừu tượng, do đó khái niệm LTCT có thể có ít giá trị khoa học và lĩnh vực khoa học quản trị chiến lược cần có nhiều nghiên cứu thực nghiệm hơn về LTCT Tuy nhiên, các nhà học giả khác thì lại cho rằng không nên áp dụng quan điểm quá tiêu cực của Powell (2001) về LTCT Các nghiên cứu sau này đã chứng minh có nhiều cơ sở khoa học để đo lường được LTCT và đánh giá được tác động của LTCT đến KQKD của DN.
Hơn nữa, Newbert (2008) cho rằng cần phải phân biệt hai khái niệm mà từ trước đến nay rất nhiều học giả nhầm lẫn: LTCT và KQKD của DN Thực tế, hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau, bởi vì sở hữu LTCT có thể giúp các DN có KQKD cao hơn mức trung bình ngành Việc một DN có được LTCT là yếu tố dự báo hàng đầu về KQKD tích cực của DN đó Newbert (2008) đưa ra quan điểm
“khả năng nắm bắt cơ hội, đối mặt với thách thức và tiết kiệm chi phí chính là lợi thế cạnh tranh của DN.” (Trang 752), và nhờ đó DN duy trì được KQKD vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.
Khi nghiên cứu về LTCT, không thể không đề cập đến khái niệm CLCT. Theo Chandler (1962), CLCT là một kế hoạch hoặc một bộ quy tắc mà DN thực hiện để có LTCT CLCT là một thành phần của chiến lược DN Mục tiêu của chiến lược là tạo ra LTCT, giúp DN đạt được mức sinh lời và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận vượt trội (Hill & Jones, 2011) DN cần thực hiện các hành động để xây dựng nguồn lực và năng lực để đạt được LTCT Nhờ nguồn lực và năng lực này, DN có thể phát triển “năng lực đặc biệt” để từ đó thực hiện các CLCT Năng lực đặc biệt thông thường được xây dựng từ nguồn lực hoặc năng lực Tuy nhiên, một DN có thể sở hữu nguồn lực có giá trị, nhưng nếu DN đó không biết cách sử dụng nguồn lực giá trị đó một cách hiệu quả, thì rất có thể sẽ không hình thành được năng lực đặc biệt (Hill & Jones, 2011) Năng lực đặc biệt là khả năng, kỹ năng, công nghệ hoặc tài sản đặc biệt của DN mà đối thủ không thể bắt chước được, giúp DN có lợi thế hơn đối thủ.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu về LTCT, cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa 03 khái niệm như: “lợi thế cạnh tranh”, “năng lực cạnh tranh” và “năng lực cốt lõi” Giống như khái niệm “lợi thế cạnh tranh”, “năng lực cạnh tranh” vẫn vẫn chưa có định nghĩa chung và thống nhất, do tùy từng cách tiếp cận có thể đưa ra góc nhìn khác nhau về NLCT NLCT là khái niệm đề cập đến kỹ năng hoặc khả năng cạnh tranh của DN trong bình diện thị trường (Bhawsar & Chattopadhyay, 2015) Theo Porter (1998), NLCT của DN được định nghĩa là khả năng duy trì và tăng thị phần trong khi đạt được lợi nhuận cao Trong khi đó, Chikan (2008) định nghĩa NLCT là khả năng thực hiện cả hai mục tiêu: mục tiêu chiến lược và mục tiêu tài chính.
Trên thực tế, có phương pháp khác nhau để đánh giá NLCT của DN, bao gồm: (1) Khả năng của một tổ chức để nắm giữ, tăng thị phần và tạo ra lợi nhuận được gọi là khả năng cạnh tranh (Gupta, 1997, trang 93) Cách tiếp cận này đồng nhất NLCT với khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và quan trọng hơn đó là khả năng tìm kiếm lợi nhuận của các DN; (2) Khả năng phản ứng nhanh, thích ứng chính xác hoặc sống sót trước sự tấn công của đối thủ thể hiện năng lực cạnh tranh của (Prahalad & Hamel, 2009, trang 43); và (3) Năng lực của một tổ chức để thiết lập, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh được gọi là năng lực cạnh tranh (Farhikhteh & cộng sự, 2020, trang 318).
Mặc dù hai khái niệm NLCT và LTCT có những khác biệt, tuy nhiên NLCT thường được xem như khả năng của một DN duy trì và phát triển LTCT của mình. Tuy nhiên, rất nhiều nhà khoa học thừa nhận cả NLCT và LTCT đều là hai khái niệm đa nghĩa, mà sự hiểu biết về hai khái niệm này đến từ kinh tế, quản lý, lịch sử, chính trị và văn hóa (Waheeduzzaman, 2011) Cả hai khái niệm đều được mô tả là phức tạp, đa chiều và tương đối, mức độ liên quan của chúng thay đổi theo thời gian và bối cảnh (Flanagan & cộng sự, 2007) NLCT và LTCT đều có ba cấp độ: cấp quốc gia, cấp ngành và cấp DN, vì vậy cả hai khái niệm này cần được nghiên cứu trong từng hoàn cảnh cụ thể với phương pháp tiếp cận cụ thể để thực hiện được mục tiêu khác nhau của các nghiên cứu khoa học (Hermundsdottir & Aspelund, 2021).
Năng lực cốt lõi là một khái niệm trong lý thuyết quản lý do Prahalad và Hamel (1993) đưa ra trong nghiên cứu của mình năm 1993 Năng lực cốt lõi được định nghĩa là sự kết hợp của các nguồn lực và năng lực của DN Mỗi một DN sẽ một năng lực cốt lõi riêng, không giống bất kỳ DN nào khác Prahalad và Hamel
Cơ sở lý luận về CTCK
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của CTCK
CTCK là một thực thể trung gian tham gia vào các hoạt động của TTCK như mua và bán cổ phiếu, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư và duy trì tài khoản đầu tư của khách hàng Các CTCK được phép giao dịch trên TTCK và là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán (Nguyễn Thanh Hương, 2020) Theo quy định tại Thông tư
210/2012/TT-BTC của Bộ tài chính về việc hướng dẫn thành lập và hoạt động CTCK: “Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán, thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.”
CTCK phải tuân thủ các quy định và luật lệ của Sở giao dịch chứng khoán, cùng với các quy định về tài chính, thuế và quản lý rủi ro (Nguyễn Thị Minh Huệ & Lê Thị Hương Lan, 2019) Các HĐKD của một CTCK đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho việc phát triển TTCK và giúp các nhà đầu tư có được sự lựa chọn và linh hoạt trong việc đầu tư tài chính (Nguyễn Thanh Hương, 2020).
Các CTCK là những DN đặc thù, hoạt động cần tuân thủ theo quy định nên các CTCK mang những đặc điểm cơ bản sau:
- CTCK là trung gian trong các giao dịch trên TTCK
Trên TTCK, các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua sự trao đổi giữa người bán và người mua, thông qua các CTCK hoặc các sàn giao dịch chứng khoán (Nguyễn Thị Minh Huệ & Lê Thị Hương Lan, 2019) Một trong những đặc điểm đáng chú ý của TTCK là các bên tham gia không gặp trực tiếp nhau để thỏa thuận các giao dịch Với vai trò trung gian của mình thì CTCK có nhiệm vụ nhận lệnh mua cổ phiếu và bán cổ phiếu, thực hiện các thao tác về khớp lệnh trên hệ thống TTCKVN (Nguyễn Thanh Hương, 2020).
- CTCK là trung gian thanh toán
Các CTCK là thành viên của SGDCK và TTLKCK đứng ở giữa với vai trò chính làm trung gian cho hoạt động thanh toán trên TTCK (Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14) Các CTCK nhận thông tin thanh toán từ các tổ chức này và tiến hành thanh toán cho người bán, đồng thời chuyển quyền sở hữu, mua bán cổ phiếu cho nhà đầu tư (Nguyễn Thị Minh Huệ & Lê Thị Hương Lan, 2019).
- CTCK là trung gian trong vấn đề cung cấp thông tin
Với đặc thù kinh doanh CTCK hoạt động trên nền tảng số với ứng dụng công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ cao am hiểu về dịch vụ tài chính (Tạ Hoàng Hà, 2015) CTCK giúp phản hồi, cung cấp nguồn thông tin về TTCK, về cổ phiếu đế với KH một cách nhanh chóng và kịp thời Ngoài ra, các CTCK còn cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên sâu về TTCK, về cổ phiếu để KH có thể dựa vào những thông tin này đưa ra quyết định kịp thời và hiệu quả Đây được xem là đặc điểm quan trọng giúp CTCK tạo được uy tín về cung cấp dịch vụ, hấp dẫn các nhà đầu tư và mang lại giá trị, lợi ích tốt đẹp cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức Thông tin không chỉ được cung cấp kịp thời mà chất lượng thông tin đảm bảo độ chính xác, tin cậy giúp KH hài lòng và trung thành với dịch vụ của các CTCK.
Vì vậy mà chất lượng thông tin các CTCK cung cấp gồm: Tư vấn, môi giới, quản lý danh mục đầu tư sẽ ảnh hưởng đến sự tin tưởng, uy tín và niềm tin của nhà đầu tư đối với CTCK (Nguyễn Thanh Hương, 2020).
- CTCK là trung gian giữa người bán, người mua về vấn đề vốn
CTCK được xem là kênh kết nối quan trọng giữa người bán và người mua trên TTCK (Lê Hoàng Nga, 2020) Để tối ưu hóa quyết định đầu tư của KH thì các CTCK đã cung cấp đa dạng các DV khác như gồm DV cung cấp vốn cho KHCN thông qua hoạt động cho vay Khi KH thực hiện lệnh bán chứng khoán nhưng khoản tiền bán chứng khóan chưa về kịp tài khoản của KH thì lúc này CTCK sẽ giúp KH nhận tiền bán chứng khoán một cách thuận tiện và nhanh nhất có thể. Ngoài ra, CTCK còn giới thiệu, hỗ trợ KH vay vốn khi số lượng chứng khoán KH mua lớn hơn so với nguồn lực tài chính KH có để đảm bảo KH có đủ vốn đề đầu tư. Qua dịch vụ này giúp KH không bỏ lỡ cơ hội đầu tư trên TTCK, ngoài ra nó còn giúp các CTCK có một nguồn thu nhập từ việc CCDV cho KH Để các giao dịch được an toàn, đảm bảo về CLDV đòi hỏi đội ngũ NV của các CTCK phải có chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cao và ứng dụng công nghệ hiện tại vào HĐKD của các CTCK Giúp tạo niềm tin, sự tin tưởng của KH đối với dịch vụ hỗ trợ của các chuyên gia tài chính giúp KH đưa ra quyết định đầu tư được hiệu quả nhất (Nguyễn Thị Minh Huệ & Lê Thị Hương Lan, 2019).
- CTCK là tổ chức trung gian về rủi ro
Với tổ chức CCDV chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên có kiến thức, kinh nghiệm, sự hỗ trợ của công nghệ thì CTCK đã giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro thông qua việc CCDV bảo lãnh và ủy thác đầu tư khi phát hành chứng khoán CTCK có nhiều nguồn thông tin và chủ động đánh giá, phân tán rủi ro giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro Ngoài ra với dịch vụ bảo lãnh phát hành có thể chia sẻ rủi ro với các DN phát hành (Nguyễn Thị Minh Huệ & Lê Thị Hương Lan, 2019).
- CTCK xung đột lợi ích với KH
Ngoài CCDV cho KH, nhà đầu tư thì các CTCK còn chủ động tự đầu tư và tự kinh doanh Với đặc điểm này thì các CTCK dễ dẫn tới mâu thuẫn, xung đột với
KH về lợi ích, vì cả CTCK và KH đều hướng tới mục đích tối ưu lợi nhuận (Nguyễn Anh Thư, 2015) Đứng ở vị trí này lúc này các CTCK họ có xu hướng mang lại lợi ích cho bản than DN họ thay vì mang lại lợi ích cho KH Để khắc phục, hạn chế rủi ro này các CTCK có thể xây dựng các quy định, chính sách riêng của từng CTCK đảm bảo lợi ích của KH phải được đặt lên trên hết và đảm bảo tính công khai, công bằng Với những quy định, chính sách này sẽ gia tăng tính trung thực và sự tin tưởng của các nhà đầu tư với các CTCK, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên (Nguyễn Thanh Hương, 2020).
Các CTCK có vai trò quan trọng có thể kể đến một số vai trò chính sau:
Thứ nhất, CTCK là một trong những tổ chức quan trọng trong việc hỗ trợ việc huy động vốn cho các tổ chức cũng như cho toàn nền kinh tế Thông qua hoạt động phát hành chứng khoán, các DN có thể thu hút được vốn nhàn rỗi từ công chúng, từ đó sử dụng để đầu tư phát triển Các CTCK cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp giúp cho các tổ chức phát hành chứng khoán tiết kiệm chi phí và thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư tham gia Việc này không chỉ tạo ra cơ hội đầu tư cho công chúng, mà còn giúp cho các tổ chức có thể huy động được số lượng vốn lớn để đầu tư vào các dự án phát triển Vì vậy, CTCK đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước (Nguyễn Thị Minh Huệ & Lê ThịHương Lan, 2019).
Thứ hai, các CTCK đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin minh bạch và đóng góp vào sự ổn định giá trên TTCK Nhờ hoạt động môi giới chứng khoán, các CTCK cung cấp cho nhà đầu tư các thông tin cập nhật về tình hình thị trường, giúp KH đưa ra quyết định đầu tư chính xác Các CTCK cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phát hành chứng khoán, từ đó giúp các doanh nghiệp huy động được vốn và phát triển hoạt động kinh doanh của mình Bên cạnh đó, hoạt động tự doanh của các CTCK cũng đóng góp quan trọng vào sự ổn định giá trên TTCK Khi các CTCK mua bán chứng khoán trên thị trường, họ tạo ra thanh khoản cho các chứng khoán đó và giúp giá cả của chúng trở nên ổn định hơn Hơn nữa, các CTCK cũng đóng góp vào việc mở rộng thị trường cho các chứng khoán mới phát hành, tạo ra sự đa dạng hóa cho các nhà đầu tư và giúp thị trường trở nên phát triển và bền vững hơn (Lê Hoàng Nga, 2020).
Thứ ba, với vị thế của một tổ chức trung gian, CTCK đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và triển khai các sản phẩm và dịch vụ mới trên TTCK Với việc tiếp xúc trực tiếp với KH, các nhà đầu tư, CTCK có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ, từ đó thiết kế các sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp để đáp ứng nhu cầu KH Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới giúp mở rộng thị trường và mang lại nhiều lựa chọn cho KH, các nhà đầu tư Đồng thời, việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật để đảm bảo sự minh bạch và đảm bảo an toàn cho người sử dụng Ngoài ra, phát triển sản phẩm mới còn là một nhiệm vụ quan trọng để có thể theo kịp sự phát triển của thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới (Nguyễn Thị Minh Huệ & Lê Thị Hương Lan, 2019).
Thứ tư, các CTCK không chỉ là những nhà môi giới tài chính, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và quản lý TTCK, giúp đảm bảo sự ổn định,minh bạch và tuân thủ pháp luật của thị trường Các CTCK cần phải thực hiện trách nhiệm của mình bằng cách cung cấp thông tin chính xác và minh bạch về thị trường cho cả nhà đầu tư và cơ quan QLNN Ngoài việc giúp đảm bảo sự an toàn và ổn định cho thị trường, các CTCK cũng có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan QLNN trong việc thiết lập các quy định và chính sách mới, đảm bảo các hoạt động trên TTCK được diễn ra hiệu quả và phù hợp với pháp luật Bên cạnh đó, các CTCK còn có nhiệm vụ hỗ trợ cơ quan QLNN trong việc giám sát các hoạt động của các DN, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong hoạt động của thị trường chứng khoán (Lê Hoàng Nga, 2020).
Cơ sở lý luận về tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK
Nghiên cứu tổng quan ở Chương 1 đã chỉ ra có bốn lý thuyết chính liên quan đến LTCT: (1) góc nhìn dựa trên nguồn lực, (2) góc nhìn dựa trên năng lực, (3) góc nhìn dựa trên quan hệ và mạng lưới kinh doanh và (4) góc nhìn môi trường hoạt động của DN Lý thuyết góc nhìn dựa trên quan hệ và mạng lưới kinh doanh của
DN là sự kết hợp của lý thuyết góc nhìn dựa trên nguồn lực của DN và lý thuyết góc nhìn dựa trên năng lực của DN, trong khi đó lý thuyết góc nhìn môi trường hoạt động của DN yêu cầu các nghiên cứu về LTCT cần phải xem xét bối cảnh ngành và quốc gia Tác giả nhận định rằng, có ba cơ sở chính trong nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK, cụ thể như sau:
(1) Cơ sở lý luận thứ nhất để thực hiện được mục tiêu là dựa trên các lý thuyết về góc nhìn trên, tác giả đã lựa chọn một khái niệm LTCT phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, cụ thể là khái niệm của Wiggins và Ruefli (2002): “Lợi thế cạnh tranh là đặc điểm (hoặc tập hợp các đặc điểm), nguồn lực (hoặc tập hợp các nguồn lực), năng lực (hoặc tập hợp các năng lực) giúp cho doanh nghiệp có được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh và duy trì được kết quả kinh doanh tích cực trong dài hạn” (Wiggins & Ruefli, 2002, trang 5) Lựa chọn khái niệm phù hợp với mục tiêu là bước tiên quyết để đảm bảo nghiên cứu thực nghiệm khả thi (empirical reseach). Quy trình nghiên cứu bao gồm bước lựa chọn khái niệm nghiên cứu này đã được trong nghiên cứu của Sigalas và cộng sự (2013) Có nhiều các yếu tố cấu thành LTCT của các CTCK nói riêng, tuy nhiên, khi nghiên cứu về LTCT phải đảm bảo rằng, LTCT được xem xét từ cả góc độ các yếu tố tài chính/đo lường được và các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn Từ khái niệm này có thể thấy, LTCT có thể là một trong ba trường hợp sau: thứ nhất, LTCT là đặc điểm; thứ hai, LTCT là nguồn lực hoặc tập hợp các nguồn lực; thứ ba, LTCT là năng lực hoặc tập hợp các năng lực. Tuy nhiên, điều kiện đủ để một trong ba trường hợp trên có thể là LTCT đó chính là các đặc điểm, nguồn lực hoặc năng lực đó phải tạo ra được lợi thế so với đối thủ; lợi thế này thể hiện qua KQKD tích cực trong dài hạn của DN Hơn nữa, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra “LTCT” và “KQKD” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Việc phân biệt này là một cơ sở quan trọng để tiến hành đo lường LTCT và nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của DN Đặc biệt, khái niệm trên chỉ ra rằng, cần phải nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của DN trong dài hạn, đồng nghĩa với việc nghiên cứu LTCT bền vững của DN.
(2) Cơ sở lý luận thứ hai là các nghiên cứu về KQKD bao gồm cả các yếu tố tài chính/đo lường được và phi tài chính/tiềm ẩn, trong đó nghiên cứu điển hình có thể kể đến là của Selvam và cộng sự (2016) và Sigo (2020) Việc đánh giá KQKD thông qua các yếu tố yếu tố tài chính/đo lường được và phi tài chính/tiềm ẩn góp phần quan trọng để có thể xây dựng được mô hình đánh giá tác động của LTCT đếnKQKD của DN.
Có thể khẳng định, không thể đưa tất cả các yếu tố tài chính/đo lường được và phi tài chính/tiềm ẩn vào một mô hình duy nhất Đây là một gợi ý quan trọng về quá trình nghiên cứu đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của DN phải sử dụng hai loại mô hình riêng cho: các yếu tố tài chính/đo lường và các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn Thông thường, khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa LTCT của DN và KQKD, các nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu kinh doanh trong dài hạn bởi vì các nhà khoa học rất chú trọng nghiên cứu LTCT bền vững.
(3) Cơ sở lý luận thứ ba là mối quan hệ tích cực giữa LTCT và KQKD của
DN nói chung và KQKD của các CTCK nói riêng, điển hình như nghiên cứu của
Trên cơ sở giả định về quan hệ tích cực giữa LTCT và KQKD của DN, tác giả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam Trong đó, bao gồm ba nội dung: (1) Xác định và đo lường LTCT của các CTCK Việt Nam; (2) Xác định KQKD của các CTCK Việt Nam được đo lường bằng các chỉ số/yếu tố nào; và (3) Đánh giá tác động của LTCT đến KQKD.
Quan hệ tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam được thể hiện trong Hình 2.2:
Hình 2.2 Quan hệ tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam
Nguồn: Tác giả đề xuất
Như vậy, nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam là một nhiệm vụ tương đối phức tạp Có thể khẳng định, không thể đưa toàn bộ các yếu tố tài chính/đo lường được và phi tài chính/tiềm ẩn vào một mô hình duy nhất để đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam.
Vì vậy, cần xây dựng một mô hình tổng thể gồm các mô hình thành phần và các mô hình được nghiên cứu tách riêng với hai trường hợp: (1) LTCT là các yếu tố tài chính/đo lường được và (2) LTCT là các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn Sau khi nghiên cứu các mô hình thành phần, kết quả phải được tổng hợp để có được bức tranh toàn cảnh về tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam.
Trong Chương 2, tác giả trình bày cơ sở lý luận về tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Để có thể thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, một điều rất quan trọng đó là tìm ra được một khái niệm về LTCT phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm Nghĩa là, khái niệm LTCT đó phải đủ rõ ràng để có thể xác định và đo lường được LTCT Mặc dù khái niệm về LTCT rất đa dạng và chưa thống nhất, nhưng nhìn chung, LTCT được thể hiện qua hai góc độ: yếu tố tài chính/đo lường được và yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn Vì vậy, để đánh giá được toàn diện LTCT phải nhìn nhận từ cả hai góc độ này Ngoài ra, nội dung Chương 2 đã chỉ ra các cấp độ của LTCT và cách thức các nhà khoa học sử dụng để đo lường LTCT Tác giả lựa chọn khái niệm của Wiggins và Ruefli năm 2002 vì khái niệm này rất phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án này, cụ thể Wiggins và Ruefli định nghĩa“LTCT là đặc điểm (hoặc tập hợp các đặc điểm), nguồn lực (hoặc tập hợp các nguồn lực), năng lực (hoặc tập hợp các năng lực) giúp cho DN có được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh và duy trì được KQKD tích cực trong dài hạn” Trên cơ sở giả thuyết về quan hệ tích cực của LTCT đến KQKD của DN, luận án cần tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của cácCTCKVN để có được bức tranh toàn cảnh về LTCT của cả ngành chứng khoán ViệtNam Chương 2 cũng chỉ ra khái niệm, đặc điểm, vai trò và hoạt động của cácCTCKVN và chỉ ra rằng, các CTCK là các công ty dịch vụ chuyên nghiệp có các đặc thù riêng Chương 2 cũng chỉ ra cách thức các nhà khoa học đo lường KQKD của các CTCK Trong đó để đảm bảo thực hiện được đề tài luận án này thì KQKD cũng phải được đo lường bằng yếu tố tài chính/đo lường được và yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn Cơ sở lý luận trình bày trong Chương 2 là nền tảng quan trọng để xây dựng giả thuyết, mô hình, lựa chọn PPNC.
MÔ HÌNH, GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Một trong mục tiêu nghiên cứu của luận án này đó là đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN để từ đó có thể đề xuất giải pháp nhằm nâng cao KQKD thông qua tăng cường LTCT của các CTCKVN Tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu như Hình 3.1.
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của các
Nguồn: Tác giả đề xuất dựa trên nghiên cứu của Sigalas và cộng sự (2013).
Nội dung của các Bước trong Quy trình nghiên cứu này như sau:
Bước 1: Sử dụng phương pháp định tính như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các văn bản, các công trình và các tài liệu khoa học có liên quan đến LTCT và đo lường LTCT, để từ đó tìm ra khái niệm LTCT thích hợp với nghiên cứu thực nghiệm Kết quả của Bước 1 đã được trình bày cụ thể trong Chương 1 và Chương 2.
Bước 2: Để xác định các yếu tố có thể là LTCT của các CTCKVN, cần dựa trên hai kết quả: thứ nhất, kết quả nghiên cứu tổng quan chỉ ra các yếu tố có thể là
LTCT của các CTCK đã được trình bày ở Chương 1 và Chương 2; thứ hai, kết quả từ thực tiễn TTCK VN thể hiện qua kết quả phỏng vấn và khảo sát các thành viên thuộc Ban lãnh đạo các CTCKVN Sau khi xác định được các yếu tố có thể là LTCT, tác giả tiến hành đo lường các yếu tố này.
Bước 3: Dựa trên tổng quan, cơ sở lý luận và kết quả phỏng vấn lãnh đạo các CTCKVN, tác giả xây dựng các mô hình và giả thuyết nghiên cứu đánh giá tác động của LTCT đến kết quả của các CTCKVN Quá trình xây dựng mô hình và giả thuyết được trình bày trong Chương 3.
Bước 4: Tác giả nghiên cứu thực nghiệm dựa trên mô hình và giả thuyết đã xây dựng, từ đó đưa ra kết luận về các yếu tố thực sự là LTCT của các CTCKVN và tác động của các yếu tố này đến KQKD của các CTCKVN Kết quả nghiên cứu thực nghiệm (empirical reseach) được trình bày trong Chương 4.
Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Đặc thù của CTCK đó là, CTCK là những công ty dịch vụ chuyên nghiệp điển hình (Professional services firms - PSF) Các CTCK được phân loại là ngành dịch vụ chuyên nghiệp, nơi kiến thức chuyên môn có giá trị chiếm ưu thế hơn kiến thức phổ biến và dịch vụ tài chính được cung cấp từ các chuyên gia CTCK có nhiều đặc điểm của công ty dịch vụ chuyên nghiệp bởi vì: lực lượng lao động có chuyên môn xử lý một lượng lớn thông tin phức tạp, kiến thức chuyên môn thu được từ đào tạo và kinh nghiệm, chi phí cao cho việc tuyển dụng và duy trì nhân viên.
Nghiên cứu trước đây đánh giá các CTCK ở các nhiều khía cạnh như bao gồm công nghệ, dự báo thu nhập, quy mô và cơ cấu sở hữu Như đã phân tích, rõ ràng rằng, LTCT là một khái niệm nhằm phản ánh sự so sánh các DN trong cùng một ngành hoặc cùng một nhóm chiến lược Chương 1 đã chỉ ra, LTCT có thể là đặc điểm, nguồn lực hoặc năng lực Đánh giá LTCT đến KQKD của các CTCKVN cần được quan tâm đến cả hai góc độ: các yếu tố tài chính/đo lường được hoặc các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn.
Hình 3.2 trình bày mô hình để đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN, trong đó KQKD của các CTCK là các yếu tố tài chính và yếu tố phi tài chính Các mô hình trước đây chỉ có thể đánh giá LTCT một trong hai trường hợp: chỉ số tài chính hoặc chỉ số phi tài chính Như vậy, mô hình do tác giả đề xuất có thể đánh giá toàn diện tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN.
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của các
Nguồn: Tác giả đề xuất dựa trên nghiên cứu của Wiggins & Ruefli (2002) và Selvam & cộng sự (2016)
Mục tiêu của mô hình trên là thông qua đánh giá các CTCKVN để tìm ra các yếu tố thực sự là LTCT và đánh giá tác động của các LTCT này đến KQKD Trong đó, KQKD của CTCKVN là các chỉ số/yếu tố tài chính và các chỉ số/yếu tố phi tài chính, cụ thể: a) Các chỉ số/yếu tố tài chính bao gồm:
3 Thị phần (MS). b) Các chỉ số/yếu tố phi tài chính bao gồm:
1 Sự HLCV của nhân viên (JS),
4 Sự TTKH đối với công ty (CL). Để thiết lập các giả thuyết đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN, cần khai thác kết quả của Bước 1 và Bước 2 Cụ thể, kết quả của Bước 1: Xác định khái niệm “LTCT” để phục vụ nghiên cứu thực nghiệm” đã trình bày ở Chương 2 Cụ thể, khái niệm LTCT của Wiggins và Ruefli (2002): “LTCT là đặc điểm (hoặc tập hợp các đặc điểm), nguồn lực (hoặc tập hợp các nguồn lực), năng lực (hoặc tập hợp các năng lực) giúp cho doanh nghiệp có được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh và duy trì được kết quả kinh doanh tích cực trong dài hạn”
(Wiggins & Ruefli, 2002, trang 5) được lựa chọn sử dụng cho nghiên cứu này Xác định được khái niệm LTCT là bước rất quan trọng, là nền tảng cho các bước tiếp theo Ở Bước 2, tác giả khai thác kết quả dữ liệu từ phỏng vấn và khảo sát 31 thành viên Ban lãnh đạo các CTCKVN để tìm ra các yếu tố có thể là LTCT của các
CTCKVN Số lượng thành viên ban lãnh đạo và đối tượng phỏng vấn của 31 công ty trình bày tại Phụ lục 3 Dữ liệu của các cuộc phỏng vấn được đánh giá bằng phần mềm Nvivo Kết quả phân tích được tác giả tổng hợp trong Bảng 3.1:
Bảng 3.1 Yếu tố có thể là LTCT của các CTCKVN và phân loại theo góc nhìn
TT LTCT Phân loại theo góc nhìn Mô hình
1 Quy mô công ty RBV Mô hình 1
2 Thuộc sở hữu ngân hàng/Có cổ đông là ngân hàng RBV Mô hình 1
3 Thuộc sở hữu nước ngoài/Có cổ đông nước ngoài RBV Mô hình 1
4 Năng lực lãnh đạo và quản lý RBV Mô hình 3
5 Thương hiệu/Danh tiếng RBV Mô hình 2
6 Công nghệ/Chất lượng công nghệ RBV Mô hình 2
TT LTCT Phân loại theo góc nhìn Mô hình
7 Chất lượng dịch vụ CBV Mô hình 2
8 Thông tin/Chất lượng thông tin RBV Mô hình 2
9 Giá cả dịch vụ/Chính sách giá CBV Mô hình 2
10 Tài sản hữu hình (Thuộc tính hữu hình) RBV Mô hình 2
11 Văn hóa DN (văn hóa tổ chức) RBV Mô hình 3
12 Đào tạo và phát triển NNL CBV Mô hình 3
13 Năng lực sử dụng đòn bẩy tài chính CBV Mô hình 1
Nguồn: Tác giả luận án
Bảng 3.1 chỉ ra có 13 yếu tố được nhận định có thể là LTCT của các CTCKVN, các yếu tố này được phân loại thuộc một trong hai góc nhìn: “góc nhìn dựa trên nguồn lực - RBV” và “góc nhìn dựa trên năng lực – CBV” Trong 13 yếu tố trên, có những yếu tố thể hiện tính đặc thù của ngành chứng khoán, ví dụ: thuộc sử hữu ngân hàng, thuộc sở hữu nước ngoài và chất lượng thông tin Chất lượng thông tin phụ thuộc vào nguồn thông tin, trình tự thu thập và xử lý dữ liệu, thời điểm, bối cảnh của thông tin CTCK là các công ty dịch vụ chuyên nghiệp do vậy chất lượng của thông tin góp phần tạo ra giá trị, sự khác biệt của các CTCK hoạt động tại VN Thực tế, các nhà đầu tư trên TTCK VN rất coi trọng thông tin cung cấp từ các CTCK; tầm quan trọng của thông tin phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của thông tin đó đến quá trình ra quyết định của KH Cũng trong Bước 2, tác giả đã đo lường các yếu tố có thể là LTCT của các CTCKVN Bảng 3.2 trình bày phân loại các yếu tố theo đặc điểm, phương pháp và cơ sở đo lường của các yếu tố này.
Bảng 3.2 Phân loại các yếu tố là LTCT theo đặc điểm của biến, phương pháp đo lường và cơ sở đo lường
TT Lợi thế cạnh tranh
Phương pháp đo lường Nghiên cứu trước đây
1 Quy mô công ty/Lợi thế kinh tế theo quy mô
Tài chính/đo lường được
Natural Logarit tổng tài sản
TT Lợi thế cạnh tranh
Phương pháp đo lường Nghiên cứu trước đây
2 Thuộc sở hữu ngân hàng
Tài chính/đo lường được
Tổng lệ cổ phần của cổ đông là ngân hàng
Morck & cộng sự (2000); Lin & cộng sự (2009)
3 Thuộc sở hữu nước ngoài
Tài chính/đo lường được
Tổng tỷ lệ cổ phần của cổ đông nước ngoài
Nakano & Nguyen (2013); Carney & cộng sự (2019); Shrivastav & Kalsie (2017)
4 Năng lực lãnh đạo và quản lý
Phi tài chính/tiềm ẩn Khảo sát NV Memon & cộng sự (2009);
5 Thương hiệu Phi tài chính/tiềm ẩn Khảo sát KH
Kim & cộng sự (2011); Setiawan & Wiet Aryanto
6 Công nghệ/Chất lượng công nghệ
Phi tài chính/tiềm ẩn Khảo sát KH
Chất lượng dịch vụ/Chất lượng cảm nhận
Phi tài chính/tiềm ẩn Khảo sát KH Alhaddad (2015);
8 Thông tin/Chất lượng thông tin
Phi tài chính/tiềm ẩn Khảo sát KH Vives (1990); Bhatt &
9 Chính sách giá cả Phi tài chính/tiềm ẩn Khảo sát KH Chen & cộng sự (2005)
Phi tài chính/tiềm ẩn Khảo sát KH
11 Văn hóa DN Phi tài chính/tiềm ẩn Khảo sát NV Barney (1986);
12 Đào tạo và phát triển NNL
Phi tài chính/tiềm ẩn Khảo sát NV Arneson & cộng sự (2013);
13 Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Phi tài chính/tiềm ẩn
Nguồn: Tác giả tổng hợp Để đánh giá được tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN, tác giả đề xuất 03 mô hình nghiên cứu.
3.2.1 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 1
Dựa trên kết quả của Bước 1 và Bước 2 trong quy trình nghiên cứu, Bước 3 phát triển các giả thuyết của Mô hình 1 như sau:
Hình 3.3 Mô hình thực nghiệm đánh giá tác động của LTCT là các yếu tố tài chính/đo lường được đến KQKD của các CTCKVN
Nguồn: Tác giả đề xuất
Trong quá trình xây dựng giả thuyết, tác giả đã tổng hợp kết quả của công trình liên quan và trình bày lập luận đối với từng giả thuyết cụ thể như sau:
Theo nhiều nghiên cứu, đầu tư từ cổ đông nước ngoài tác động tích cực đến KQKD của DN Những cổ đông nước ngoài thường mang lại cho DN các lợi ích như tài trợ vốn, truyền đạt kinh nghiệm quản lý và mở rộng mạng lưới quan hệ kinh doanh quốc tế Nhờ đó, có thể giúp DN tăng trưởng nhanh chóng và cải thiện KQKD Doanh nghiệp tận dụng được các kiến thức, kinh nghiệm lâu năm của các cổ đông nước ngoài, đặc biệt trong trường hợp các cổ đông này tham gia vào quản trị DN Kết quả tài chính của DN có chủ sở hữu nước ngoài thường ít nhất vượt qua mức trung bình ngành (Nakano & Nguyen, 2013) Bởi vì, các công ty nước ngoài có thể có các kỹ năng mà các DN nội địa không có (Carney & cộng sự, 2019). Shrivastav và Kalsie (2017) thì cho rằng LTCT của các công ty nước ngoài đến từ cách thức quản lý, công nghệ, khả năng đổi mới tốt hơn các công ty trong nước.
H1.1: Sở hữu nước ngoài tác động đến KQKD của CTCKVN
Quyền sở hữu ngân hàng thường tỷ lệ thuận với KQKD của các CTCK (Chen & cộng sự, 2005) Theo Morck và cộng sự (2000), khi lợi ích của ngân hàng và các cổ đông khác được kết hợp chặt chẽ, quyền sở hữu ngân hàng có xu hướng làm tăng giá trị DN Sự hiện diện của ngân hàng trong danh sách cổ đông của DN là một điểm tích cực khi KH xem xét lựa chọn dịch vụ của CTCK khác nhau Hơn nữa, có nhiều bằng chứng cho thấy, việc sở hữu bởi một ngân hàng giúp các CTCK có được kết quả KQKD tích cực hơn Ngân hàng hỗ trợ CTCK trong việc huy động vốn, vì vậy các CTCK sở hữu bởi ngân hàng thông thường tiết kiệm được chi phí vay vốn hơn các DN khác (Lin & cộng sự, 2009) Thay vì phải tìm kiếm nguồn vốn từ các nguồn khác nhau, DN có thể tận dụng nguồn vốn sẵn có từ ngân hàng mà không cần phải trả lãi suất cao hơn hoặc chấp nhận các điều kiện khắt khe hơn từ các nguồn khác.
H1.2: Sở hữu ngân hàng tác động đến KQKD của CTCKVN
Quy mô của DN có thể ảnh hưởng đến KQKD của DN đó (Pervan & Višić,
2012) Doanh nghiệp quy mô lớn thông thường có nhiều kinh nghiệm hơn, có khả năng sản xuất sản phẩm với chi phí thấp hơn các DN nhỏ (McDowell & cộng sự,
2016) DN quy mô lớn thường có lợi thế về vốn, CSVC, nhân sự và đặc biệt công nghệ (Hu & Fang, 2007) Ngoài ra, một trong những lợi thế quan trọng mà CTCK quy mô lớn có được đó chính là hình ảnh thương hiệu (Christensen, 2001; Wan & Bullard, 2008) KH thường lựa chọn DN có quy mô lớn vì cảm thấy an toàn hơn (Vu & cộng sự, 2019) Liao và cộng sự (2010) cho rằng các DN quy mô lớn thường có khả năng đạt được KQKD cao hơn các DN quy mô vừa và nhỏ Các DN lớn có lợi thế về quy mô để giảm chi phí; hơn nữa các DN lớn có mạng lưới phân phối hoặc mạng lưới chi nhánh rộng tốt hơn Quy mô của DN có thể được thể hiện thông qua tổng tài sản hoặc số lượng lao động của DN đó (Maliranta & Nurmi, 2019). Maliranta và Nurmi (2019) sử dụng “tổng tài sản” để đo lường quy mô của DN và
“số lượng lao động” làm biến kiểm soát.
H1.3: Quy mô công ty tác động đến KQKD của CTCKVN Đòn bẩy tài chính đo lường mức độ sử dụng nguốn vốn bên ngoài để tài trợ cho các hoạt động của DN Mức độ sử dụng “đòn bẩy tài chính” là một trong nhiều chỉ số dùng để đánh giá sự hiệu quả sử dụng tài chính của DN Tất nhiên, khi nợ tăng lên, tỷ lệ đòn bẩy tài chính cũng tăng theo Nhiều nghiên cứu kết luận, sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài thông minh có thể dẫn đến KQKD tích cực của DN (Ibhagui & Olokoyo, 2018) Khi DN huy động nguồn vốn bên ngoài, đòn bẩy là một công cụ tạo ra cơ hội sinh lời nhiều hơn trong dài hạn Tuy nhiên, điều này gặp phải rủi ro gia tăng và chi phí ngắn hạn cao hơn (Singh & Faircloth, 2005).
H1.4: Đòn bẩy tài chính tác động đến KQKD của CTCKVN
Oluwagbemiga và cộng sự (2014) cho rằng chi phí quản lý có tác động đến KQKD của DN Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, một trong những chi phí cần được nhà quản trị DN quan tâm đó là chi phí quản lý (Rounaghi & cộng sự, 2021; Chen
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Mô hình 1: Tổng cộng có 31 công ty được đưa vào nghiên cứu với 435 quan sát từ năm 2004 đến năm 2020 Dữ liệu của Mô hình 1 được lấy từ cơ sở dữ liệu của Công ty Vietstock Dữ liệu của Mô hình 1 là dữ liệu bảng không cân bằng do năm thành lập của các công ty là khác nhau.
- Mô hình 2 (SEM 1): Mô hình 2 sử dụng kết quả nghiên cứu tổng quan đã chỉ ra trong Chương 1 và dữ liệu thu được từ phỏng vấn thành viên ban lãnh đạo các CTCKVN để nhận diện các yếu tố có thể là LTCT của các CTCKVN Sau đó, mô hình 2 sử dụng dữ liệu từ việc khảo sát các KH của 31 CTCK Thông qua Công ty Vietstock, phiếu điều tra khảo sát đã được gửi đến KH của 31 CTCK Thời gian thu thập dữ liệu kéo dài gần 11 tháng Phỏng vấn thành viên ban lãnh đạo được tiến hành theo hình thức trực tuyến; khảo sát KH bằng cách gửi phiếu khảo sát qua Email và hệ thống quản lý KH của Vietstock Quy trình và nội dung và phỏng vấn thành viên ban lãnh đạo trình được trình bày trong Phụ lục 6 Phiếu khảo sát
KH của các CTCKVN được trình bày trong Phụ lục 7 Phiếu khảo sát KH bao gồm
28 câu hỏi trên thang đo Likert năm cấp độ Cơ sở đề xuất bộ câu hỏi này được trình bày trong Bảng 3.5:
Bảng 3.5 Cơ sở đề xuất các câu hỏi trong Phiếu khảo sát KH
TT Code Nghiên cứu trước đây
I BI Hình ảnh thương hiệu/Brand Image
Halim (2006); Reast (2005); Henkel & cộng sự (2007)
II TQ Chất lượng công nghệ/Technology Quality
Radzi & cộng sự (2011); Lin & Wei (1999); Xu & cộng sự (2007).
III PQ Chất lượng dịch vụ/Nhận thức chất lượng/Perceived Quality
Olson (2008); Zameer & cộng sự (2015); Budianto (2019); Jaiyeoba & Haron (2016).
TT Code Nghiên cứu trước đây
IV PP Chính sách giá/Price Policy
Davcik & Sharma (2015); Khan (2014); Kuncoro& Suriani (2018)
V IQ Chất lượng thông tin/Information Quality
Eccles (2011); Gorla & cộng sự (2010); Luo & cộng sự (2010).
VI TA Thuộc tính hữu hình/Tangible Attributes
Murali & cộng sự (2016); Nguyen & cộng sự (2018); Mittal & Frennea (2010).
VII CL Sự TTKH (CL)/Customer Loyalty
VIII CS Sự HLKH (CS)/Customer Satisfaction
28 CS Hery & Tarigan (2015); Chen & cộng sự (2015).
Khảo sát thu được 47,418 phiếu hợp lệ từ KH của 31 CTCKVN (trong đó, tỷ lệ phiếu hợp lệ chỉ chiếm xấp xỉ 23.15%) Phụ lục 4 thống kê số liệu phiếu hợp lệ của KH của mỗi CTCKVN Bảng 3.6 trình bày thống kê mô tả của các đối tượng nghiên cứu; trong đó, Nam giới chiếm 74.4% số người tham gia nghiên cứu Trong cuộc khảo sát này, hơn một nửa số (50.2%) là KH của CTCK từ 1 đến 5 năm, có khoảng 29.3% dưới 1 năm và 20.5% hơn 5 năm).
Bảng 3.6 Thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu là KH Tiêu chí thống kê Số lượng Tỷ lệ phần trăm
Thời gian sử dụng dịch vụ của
Nguồn: Tác giả luận án
- Mô hình 3 (SEM 2): Mô hình 3 sử dụng kết quả nghiên cứu tổng quan đã chỉ ra trong Chương 1 và dữ liệu thu được phỏng vấn thành viên ban lãnh đạo các CTCKVN để nhận diện các yếu tố có thể là LTCT của các CTCKVN Khi nghiên cứu Mô hình 3, tác giả dùng dữ liệu từ khảo sát nhân viên của 31 CTCKVN Phiếu khảo sát nhân viên bao gồm 25 câu hỏi trên thang điểm Likert năm cấp độ Cơ sở của bộ câu hỏi này được trình bày ở Bảng 3.7:
Bảng 3.7 Cơ sở đề xuất các câu hỏi trong Phiếu khảo sát nhân viên
TT Code Nghiên cứu trước đây
I WC Điều kiện làm việc/Working Conditions
Kabir & Parvin, M M (2011); Sageer & cộng sự (2012); Bin & Shmailan (2015).
II IL Mức thu nhập/Income Level
Kuncoro& Suriani (2018); Hanaysha, & Tahir (2016); Negulescu (2018).
TT Code Nghiên cứu trước đây
III LAM Lãnh đạo và quản lý/Leadership and Management
Riaz & Haider (2010); Azanza & cộng sự (2013); Lim & Lee (2017).
IV OC Văn hóa tổ chức/Organizational Culture
V TAD Bồi dưỡng và phát triển/Training and Development
Kaynak & Darling (2013); Hanaysha & Tahir (2016); Elnaga & Imran (2013).
VI EL Sự TTNV (EL)/Employee Loyalty
Frempong & cộng sự (2018); Waqas & cộng sự (2014); Hanaysha & Tahir (2016).
VII JS Sự HLCV (JS) của nhân viên/Job Satisfaction
25 JS Kabir & Parvin (2011); Irabor & Okolie (2019); Rose & cộng sự
Thông qua Công ty Vietstock, tác giả đã gửi phiếu điều tra khảo sát đến 6,442 nhân viên của 31 CTCK này Thời gian thu thập dữ liệu kéo dài tổng cộng
08 tháng, phương thức gửi phiếu chủ yếu thông qua Email Sau khi làm sạch dữ liệu nghiên cứu có 4,125 phiếu trả lời hợp lệ (tương ứng với tỷ lệ 64.03%) Phụ lục 5 thống kê số liệu phiếu hợp lệ của nhân viên của mỗi CTCKVN Bảng 3.8 trình bày thống kê mô tả của các đối tượng nghiên cứu; Trong đó, nam giới chiếm đa số với 62.04% Có tới 54.57% số phiếu trả lời hợp lệ thuộc về nhân viên đã gắn bó với CTCK hơn 05 năm và khoảng 14.81% câu trả lời thuộc về nhân viên làm việc dưới
Bảng 3.8 Thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu là nhân viên
Tiêu chí thống kê Số lượng Tỷ lệ phần trăm
Số năm làm việc tại DN
Nguồn: Tác giả luận án 3.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
- Mô hình 1: Sau khi nhập toàn bộ dữ liệu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phần mềm STATA để chạy phân tích, đánh giá các mô hình hồi quy Với mỗi mô hình, tác giả đã sử dụng hồi quy OLS, FEM và GLS để từ đó có thể nhận diện được mô hình phù hợp Tác giả đề xuất 03 qua mô hình hồi quy đa biến sau:
ROA t = a + b 2 FO + b 3 BO +b 4 FZ + b 5 NOE+b 6 LL+b 7 AC+b 8 STR+ c (1) ROE t = a + b 2 FO + b 3 BO +b 4 FZ + b 5 NOE+b 6 LL+b 7 AC+b 8 STR+ c (2)
MS t = a + b 2 FO + b 3 BO +b 4 FZ + b 5 NOE+b 6 LL+b 7 AC+b 8 STR+ c (3)
Bảng 3.9 dưới đây giải thích ký hiệu biến, giải thích thuật ngữ, phương pháp tính toán và quan hệ mong đợi giữ yếu tố phụ thuộc và yếu tố độc lập.
Bảng 3.9 Ký hiệu biến, giải thích thuật ngữ, phương pháp tính toán và quan hệ mong đợi
TT Ký hiệu Giải thích Đơn vị Cách tính Quan hệ mong đợi
(yếu tố phụ thuộc) Tỷ suất ROA % Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 2
Tỷ suất ROE % Lợi nhuận sau thuế/Tổng nguồn vốn 3
Thị phần (Market Share) % Doanh thu công ty/Tổng doanh thu ngành
Sở hữu nước ngoài Foreign ownership % Tổng tỷ lệ cổ phần của các cổ đông nước ngoài +
TT Ký hiệu Giải thích Đơn vị Cách tính Quan hệ mong đợi
Quyền sở hữu ngân hàng
% Tổng tỷ lệ cổ phần của các cổ đông là ngân hàng +
Quy mô công ty (Firm size)
Natural Logarit của tổng tài sản +
Số lượng lao động Number of employee
Natural Logarit của số lượng lao động +
Mức sử dụng đòn bẩy (Leverage Level) % Nợ phải trả/Tổng tài sản +
Chi phí quản lý (Administration cost)
Natural Logarit của Chi phí quản lý CTCK -
Ngoài ra: a là hệ số chặn, b là hệ số của các yếu tố độc lập, c là sai số ngẫu nhiên.
Nguồn: Tác giả luận án
- Mô hình 2 và Mô hình 3: Dữ liệu phỏng vấn các thành viên thuộc ban lãnh đạo của 31 CTCKVN được xử lý bằng Nvivo Bảng 3.10 trình bày thống kê đối tượng phỏng vấn, trong đó “thành viên HĐQT” và “thành viên ban kiểm soát” chiếm lần lượt 41.94% và 29.03%, hai đối tượng còn lại là cán bộ phụ trách Tài chính – Kế toán (16.13%) và thành viên Ban giám đốc (12.90%) Dữ liệu thu được từ Khảo sát KH và nhân viên được xử lý bằng phần mềm SMART- PLS (PLS Algorithm và Bootstrapping).
Bảng 3.10 Thống kê thành viên ban lãnh đạo các CTCK
VN tham gia phỏng vấn
TT Đối tượng phỏng vấn Số lượng Tỷ lệ
1 Thành viên Ban Giám đốc 4 12.90%
2 Thành viên Ban kiểm soát 9 29.03%
3 Phụ trách Tài chính - Kế toán 5 16.13%
Nguồn: Tác giả luận án
Trong Chương 3, tác giả đã trình bày nội dung của quy trình nghiên cứu đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của các CTCKVN Quy trình bao gồm 4 bước: Bước 1: Xác định khái niệm “LTCT” để phục vụ nghiên cứu thực nghiệm; Bước 2: Xác định các yếu tố có thể là LTCT của các CTCKVN và đo lường các yếu tố có thể là LTCT của các CTCKVN; Bước 3: Xây dựng mô hình đánh giá tác động của LTCT đến KQKD của CTCKVN; và Bước 4: Kết luận các yếu tố thực sự là LTCT và mức độ tác động của các yếu tố là LTCT đó đến KQKD của CTCKVN. Một kết quả rất quan trọng đã trình bày trong Chương 3 đó là xây dựng được mô hình và giả thuyết nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu, tác giả đề xuất 03 mô hình thành phần: (1) Mô hình thành phần thứ nhất sử dụng dữ liệu không cân bằng với 435 quan sát trong 17 năm, từ năm 2004 đến năm 2020 Dữ liệu lấy từ chỉ tiêu tài chính và thông tin hồ sơ của 31 CTCKVN xử lý bằng STATA; (2) Mô hình thành phần thứ hai là SEM 1, dùng dữ liệu thu được từ khảo sát KH của 31
CTCKVN và (3) Mô hình thành phần thứ ba là SEM 2 dùng dữ liệu thu được từ khảo sát nhân viên của 31 CTCKVN Dữ liệu của SEM 1 và SEM 2 được xử lý bằng phần mềm SMART-PLS Kết quả cụ thể của từng mô hình thành phần và kết quả tổng hợp kết quả được trình bày trong Chương 4.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LỢI THẾ CẠNH TRANH ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Tổng quan về các CTCK Việt Nam
4.1.1 Quá trình phát triển của các CTCK VN
Ngành chứng khoán VN nhen nhóm phát triển từ đầu những năm 1990, sau khi bắt đầu Đổi mới (Cải cách kinh tế 1986) Việc chính thức thành lập UBCKNN là nền móng đầu tiên của TTCKVN Trong đó, một số dấu mốc của quá trình hình thành TTCKVN như sau:
- Từ 1996 đến 2000: UBCKNN được thành lập theo Nghị định 75/CP ngày
28 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ Đến năm 1998, hai TTGDCK HOSE và HNX chính thức được thành lập.
- Từ 2001 đến 2010: Năm 2003, CTCP quản lý quỹ đầu tư VN được thành lập Đây cũng được coi là dấu mốc mở đầu cho hình thức đầu tư tập thể mới trên thị trường Năm 2005, VSD chính thức hoạt động, góp phần đảm bảo sự minh bạch và tính trung thực của TTCK Từ đó, số lượng các DN chứng khoán đã tăng đáng kể. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, sàn Upcom đi vào vận hành Đây là nơi nơi giao dịch những cổ phiếu chưa đạt đủ tiêu chuẩn về niêm yết trên sàn HOSE và HNX Giai đoạn từ 2005 đến 2010 số lượng các CTCK ra tăng nhanh chóng, từ năm 2006 với chỉ có 41 công ty, số lượng CTCK đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử của ngành với 103 công ty.
- Từ 2011 đến 2014: Chỉ số VN30 lần đầu tiên ra mắt công chúng và ngày 6 tháng 2 năm 2012 Đây cũng là giai đoạn chứng kiến sự tái cơ cấu mạnh mẽ của thị trường khi số lượng CTCK tại VN đã điều chỉnh tương ứng theo chiều hướng điều chỉnh giảm, TTCK đã diễn ra các thương vụ sáp nhập, đóng cửa các CTCK Số lượng CTCK năm 2013 là chỉ còn 92 công ty, tuy nhiên, năm sau đó (năm 2014), con số này đã giảm xuống chỉ còn 89 công ty.
- Từ 2015 đến nay: Ngày 01 tháng 7 năm 2015, nhằm tăng tính hấp dẫn của sàn Upcom biên độ giao dịch trên sàn Upcom chính thức được điều chỉnh từ +/-
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
10% thành +/- 15%, và từ 01 tháng 01 năm 2016, chu kỳ thanh toán trên sàn này được điều chỉnh từ T+3 thành T+2 Giai đoạn này có thêm một số CTCK bị cấm giao dịch hoặc giải thể; số lượng giảm từ 84 năm 2015 xuống thành 79 năm 2020.
Như vậy, TTCKVN đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh ngạc về quy mô Vốn hóa thị trường năm 2005 chưa đạt 1% GDP Tuy nhiên chỉ ngay năm sau, năm
2006, Luật Chứng khoán được ban hành tạo hành lang pháp lý quan trọng cho sự phát triển của TTCK, vì vậy, vốn hóa thị trường đã đạt gần 25% GDP năm 2006 và gần 45% vào năm 2007 Vào năm 2008, do khủng hoảng kinh tế, TTCK giảm sút và chỉ còn đạt 18% vốn hóa thị trường Năm 2021 là một năm đặc biệt trong lịch sử ngành chứng khoán, khi vốn hóa thị trường ước tính gần bằng 130% GDP Đến năm
2022, vốn hóa thị trường cổ phiếu chứng kiến sự giảm sút mạnh mẽ khi chỉ còn đạt khoảng 55% GDP Tuy nhiên, TTCKVN vẫn được xếp hạng là mộ trong ba thị trường đầu tư hấp dẫn nhất Đông Nam Á trong năm 2022 bởi các tổ chức nước ngoài bao gồm Tập đoàn Goldman Sachs Group và một trong các tổ chức quản lý quỹ đầu tư lớn nhất thế giới JPMorgan Asset Management Tuy nhiên, TTCKVN vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, vì vậy, VN cần xây dựng chiến lược đảm bảo an toàn cho TTCK trong dài hạn.
Hình 4.1 Số lượng CTCK VN từ năm 2003 đến 2020
Nguồn: Cơ sở dữ liệu của Công ty Vietstock
4.1.2 Thực trạng KQKD của các CTCK VN giai đoạn
4.1.2.1 Chỉ tiêu tài chính của CTCK VN từ năm 2016 đến năm 2020
Trong luận án này, KQKD của các CTCK VN gồm 7 chỉ số/yếu tố được phân thành 02 loại: (1) Yếu tố tài chính/đo lường được, bao gồm: Tỷ suất ROA, tỷ suất ROE và Thị phần (Market Share – MS); và (2) Yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn, bao gồm: sự HLCV và TTNV, sự HLKH và TTKH Kết quả trung bình của ROA, ROE, MS từ 2016 đến 2020 được trình bày trong Bảng 4.41:
Bảng 4.1 Kết quả trung bình ROA, ROE và MS giai đoạn 2016 – 2020 của các CTCK VN
CK Tên công ty Quy mô ROA ROE MS
1 AGR CTCP CK Agribank Vừa -1.95 -1.84 0.93
2 APG CTCP CK APG Nhỏ 3.49 3.61 0.34
3 APS CTCP CK Châu Á Thái Bình Dương Vừa 1.61 1.63 0.47
4 ART CTCP CK BOS Vừa 8.31 8.93 0.67
5 BMS CTCP CK Bảo Minh Vừa 5.57 7.39 1.12
6 BSI CTCP CK Ngân hàng BIDV Vừa 7.11 11.27 3.6
7 BVS CTCP CK Bảo Việt Vừa 5.18 6.98 2.36
8 CTS CTCP CK Ngân hàng VietinBank Vừa 4.95 9.25 2.2
9 DSC CTCP CK DSC Nhỏ 7.85 8.11 0.07
10 EVS CTCP CK Everest Vừa 1.48 2.07 0.81
11 FTS CTCP CK FPT Vừa 10.58 12.89 2
12 HAC CTCP CK Hải Phòng Nhỏ 2.63 2.72 0.23
13 HBS CTCP CK Hòa Bình Nhỏ 0.99 1 0.06
14 HCM CTCP CK Thành phố HCM Lớn 7.92 15.33 8.09
15 IVS CTCP CK Guotai Junan (VN) Nhỏ -1.39 -1.4 0.13
16 MBS CTCP CK MB Vừa 2.88 8.41 4.34
17 ORS CTCP CK Tiên Phong Vừa 0.43 -2.53 0.6
18 PHS CTCP CK Phú Hưng Vừa 1.67 3.52 0.81
19 PSI CTCP CK Dầu khí Vừa 1.12 1.35 0.55
20 SBS CTCP CK Ngân hàng Sacombank Nhỏ -0.41 -0.68 0.45
CK Tên công ty Quy mô ROA ROE MS
21 SHS CTCP CK Sài Gòn - Hà Nội Lớn 6.8 17 5.54
22 SSI CTCP CK SSI Lớn 5.03 12.46 16.08
23 TCI CTCP CK Thành Công Nhỏ 1.92 2.91 0.37
24 TVB CTCP CK Trí Việt Nhỏ 7.39 10.83 0.3
25 TVS CTCP CK Thiên Việt Vừa 6.04 15.73 2.03
26 VCI CTCP CK Bản Việt Lớn 10.49 20.97 7.33
27 VDS CTCP CK Rồng Việt Vừa 4.01 7.9 1.74
28 VIG CTCP CK Thương mại và Công nghiệp VN Nhỏ -4.48 -4.9 0.04
29 VIX CTCP CK VIX Vừa 9.42 12.36 2.1
30 VND CTCP CK VNDirect Lớn 4.19 14.16 6.93
31 WSS CTCP CK Phố Wall Nhỏ -0.37 -0.45 0.24
Nguồn: Tác giả luận án
Từ bảng trên cho thấy, trong giai đoạn này, danh sách 10 công ty có kết quả tỷ suất ROA tốt nhất bao gồm: CTCPCK FPT, CTCPCK Bản Việt, CTCPCK VIX, CTCPCK BOS, CTCPCK Thành phố HCM, CTCPCK DSC, CTCPCK Trí Việt, CTCPCK Ngân hàng BIDV, CTCPCK Sài Gòn - Hà Nội và CTCPCK Thiên Việt. Đối với chỉ số ROE, 07 công ty có chỉ số tỷ suất ROE tốt nhất bao gồm: CTCPCK Bản Việt, CTCPCK Sài Gòn - Hà Nội, CTCPCK Thiên Việt, CTCPCK Thành phố HCM, CTCPCK VNDirect, CTCPCK FPT và CTCPCK SSI Trong khi đó, 07 công ty duy trì được thị phần lớn nhất trong giai đoạn này bao gồm: CTCPCK SSI, CTCPCK Thành phố HCM, CTCPCK Bản Việt, CTCPCK VNDirect, CTCPCK Sài Gòn - Hà Nội, CTCPCK MB và CTCPCK Ngân hàng BIDV.
4.1.2.2 Kết quả yếu tố phi tài chính của các CTCK VN a) Thực trạng mức độ HLCV và TTNV
Sự HLCV và THNV của CTCK VN có sự khác biệt khá lớn Bảng 4.2 dưới đây trình bày kết quả sau khi đã sắp xếp theo thứ tự (giá trị lớn nhất tương ứng với vị trí số 1, giá trị nhỏ nhất tương ứng với vị trí 31) về giá trị trung bình của sự HLCV vàTHNV.
Bảng 4.2 Thực trạng mức độ HLCV và TTNV
TT Mã CK Tên công ty Quy mô JS EL
1 SSI CTCP CK SSI Lớn 4.539 1 4.621 1
2 VCI CTCP CK Bản Việt Lớn 4.296 2 4.421 2
3 SHS CTCP CK Sài Gòn - Hà Nội Lớn 4.174 3 4.363 3
4 HCM CTCP CK Thành phố HCM Lớn 4.032 4 4.158 4
5 MBS CTCP CK MB Vừa 4.006 5 3.989 7
6 VIX CTCP CK VIX Vừa 4.000 6 3.743 9
7 FTS CTCP CK FPT Vừa 3.997 7 3.899 8
8 VND CTCP CK VNDirect Lớn 3.972 8 4.073 5
9 BVS CTCP CK Bảo Việt Vừa 3.759 9 4.048 6
10 VIG CTCP CK Thương mại và Công nghiệp VN Nhỏ 3.591 10 3.614 10
11 TVS CTCP CK Thiên Việt Vừa 3.564 11 3.385 11
12 DSC CTCP CK DSC Nhỏ 3.533 12 3.333 13
13 EVS CTCP CK Everest Vừa 3.382 13 2.081 31
14 VDS CTCP CK Rồng Việt Vừa 3.371 14 3.360 12
15 PSI CTCP CK Dầu khí Vừa 3.347 15 3.104 18
16 CTS CTCP CK Ngân hàng VietinBank Vừa 3.316 16 3.286 14
17 AGR CTCP CK Agribank Vừa 3.289 17 3.135 17
18 APG CTCP CK APG Nhỏ 3.286 18 3.268 15
19 APS CTCP CK Châu Á Thái Bình Dương Vừa 3.259 19 2.667 29
20 ART CTCP CK BOS Vừa 3.241 20 3.224 16
21 ORS CTCP CK Tiên Phong Vừa 3.116 21 3.026 24
22 TVB CTCP CK Trí Việt Nhỏ 3.102 22 2.581 30
23 WSS CTCP CK Phố Wall Nhỏ 3.071 23 3.054 21
24 BMS CTCP CK Bảo Minh Vừa 3.050 24 2.888 27
25 TCI CTCP CK Thành Công Nhỏ 3.048 25 3.071 19
26 SBS CTCP CK Ngân hàng Sacombank Nhỏ 3.048 26 3.006 25
27 BSI CTCP CK Ngân hàng BIDV Vừa 3.036 27 3.064 20
28 IVS CTCP CK Guotai Junan Nhỏ 3.000 28 3.050 22
29 PHS CTCP CK Phú Hưng Vừa 3.000 29 3.032 23
30 HAC CTCP CK Hải Phòng Nhỏ 2.933 30 2.942 26
31 HBS CTCP CK Hòa Bình Nhỏ 2.857 31 2.839 28
Nguồn: Tác giả luận án
Từ Bảng 4.2 có thể cho thấy bức tranh tổng quan về các yếu tố bên trong công ty Kết quả từ bảng Bảng 4.2 cho thấy, danh sách 11 công ty có mức độ HLCV cao nhất bao gồm: CTCPCK SSI, CTCPCK Bản Việt, CTCPCK Sài Gòn - Hà Nội, CTCPCK Thành phố HCM, CTCPCK MB, CTCPCK VIX, CTCPCK FPT,
CTCPCK VNDirect và CTCPCK Bảo Việt, CTCPCK Thương mại và Công nghiệp
VN và CTCPCK Thiên Việt Trong khi đó, danh sách các công ty có mức độ TTNV cao nhất bao gồm: CTCPCK SSI, CTCPCK Bản Việt, CTCPCK Sài Gòn - Hà Nội, CTCPCK Thành phố HCM, CTCPCK VNDirect, CTCPCK Bảo Việt, CTCPCK
MB và CTCPCK FPT, CTCPCK VIX, CTCPCK Thương mại và Công nghiệp VN và CTCPCK Thiên Việt. b) Thực trạng mức độ KHKH và TTKH
Sự HLKH và TTKH là hai KQKD quan trọng của DN Bảng 4.3 trình bày giá trị trung bình của hai KQKD này sau khi đã sắp xếp theo thứ tự (giá trị lớn nhất tương ứng với vị trí số 1, giá trị nhỏ nhất tương ứng với vị trí 31).
Bảng 4.3 Thực trạng mức độ HLKH và TTKH
TT Mã CP Tên công ty Quy mô CS CL
1 FTS CTCP CK FPT Vừa 4.045 1 4.050 1
2 VND CTCP CK VNDirect Lớn 4.006 2 3.952 3
3 BSI CTCP CK Ngân hàng BIDV Vừa 3.996 3 3.828 9
4 SSI CTCP CK SSI Lớn 3.952 4 3.960 2
5 VCI CTCP CK Bản Việt Lớn 3.844 5 3.913 4
6 HCM CTCP CK Thành phố HCM Lớn 3.843 6 3.850 8
7 SHS CTCP CK Sài Gòn - Hà Nội Lớn 3.836 7 3.909 5
8 BVS CTCP CK Bảo Việt Vừa 3.550 8 3.581 11
9 MBS CTCP CK MB Vừa 3.448 9 3.874 6
10 TVS CTCP CK Thiên Việt Vừa 3.412 10 3.515 12
11 VIX CTCP CK VIX Vừa 3.406 11 3.764 10
12 BMS CTCP CK Bảo Minh Vừa 3.264 12 3.184 14
13 CTS CTCP CK NH Công thương VN Vừa 3.166 13 3.318 13
14 DSC CTCP CK DSC Nhỏ 3.144 14 3.013 15
15 VDS CTCP CK Rồng Việt Vừa 3.008 15 3.861 7
16 APG CTCP CK APG Nhỏ 3.000 16 2.934 28
TT Mã CP Tên công ty Quy mô CS CL
17 HAC CTCP CK Hải Phòng Nhỏ 2.991 17 2.972 21
18 HBS CTCP CK Hòa Bình Nhỏ 2.987 18 2.981 19
19 IVS CTCP CK Guotai Junan Nhỏ 2.987 19 2.977 20
20 SBS CTCP CK NH Sài Gòn Thương
21 APS CTCP CK Châu Á Thái Bình
22 WSS CTCP CK Phố Wall Nhỏ 2.982 22 2.965 22
23 TVB CTCP CK Trí Việt Nhỏ 2.982 23 2.965 23
24 VIG CTCP CK TM và Công nghiệp
25 PHS CTCP CK Phú Hưng Vừa 2.969 25 2.949 27
26 EVS CTCP CK Everest Vừa 2.960 26 2.960 25
27 AGR CTCP CK Agribank Vừa 2.957 27 2.963 24
28 ART CTCP CK BOS Vừa 2.956 28 2.985 18
29 PSI CTCP CK Dầu khí Vừa 2.953 29 2.926 31
30 ORS CTCP CK Tiên Phong Vừa 2.949 30 2.933 29
31 TCI CTCP CK Thành Công Nhỏ 2.934 31 2.931 30
Nguồn: Tác giả luận án
Bảng trên cho thấy, các DN có mức độ HLKH cao nhất bao gồm: CTCPCKFPT, CTCPCK VNDirect, CTCPCK Ngân hàng BIDV, CTCPCK SSI, CTCPCKBản Việt, CTCPCK Thành phố HCM, CTCPCK Sài Gòn - Hà Nội, CTCPCK BảoViệt, CTCPCK MB và CTCPCK Thiên Việt Trong khi đó, danh sách 11 DN có mức độ THKH cao nhất bao gồm: CTCPCK FPT, CTCPCK SSI, CTCPCKVNDirect, CTCPCK Bản Việt, CTCPCK Sài Gòn - Hà Nội, CTCPCK MB,CTCPCK Thành phố HCM, CTCPCK Ngân hàng BIDV và CTCPCK Bảo Việt.
Đo lường LTCT của các CTCK Việt Nam
Chương 3 trình bày kết quả sau khi xử lý dữ liệu phỏng vấn thành viên ban lãnh đạo các CTCK VN và chỉ ra 13 yếu tố được coi là LTCT của các CTCK VN, cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 4.4 Phương pháp đo lường LTCT của các CTCK VN
TT LTCT Phương pháp đo lường
1 Quy mô Natural Logarit của tổng tài sản
2 Sở hữu ngân hàng Tổng cổ phần của các cổ đông là ngân hàng
3 Sở hữu nước ngoài Tổng cổ phần của các cổ đông nước ngoài
4 Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Nợ phải trả/Tổng tài sản
5 Thương hiệu Khảo sát KH
6 Chất lượng công nghệ Khảo sát KH
7 Chất lượng cảm nhận Khảo sát KH
8 Chất lượng thông tin Khảo sát KH
9 Chính sách giá cả Khảo sát KH
10 Thuộc tính hữu hình Khảo sát KH
11 Năng lực lãnh đạo và quản lý Khảo sát NV
12 Văn hóa DN Khảo sát NV
13 Đào tạo và phát triển NNL Khảo sát NV
Nguồn: Tác giả đề xuất Để đo lường các yếu tố này, cần phân loại 13 yếu tố hành hai loại: (1) Yếu tố tài chính/đo lường được và (2) yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn Trong đó, 04 yếu tố tài chính/đo lường được được tính toán từ dữ liệu của Công ty Vietstock và 09 yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn được đo lường từ kết quả khảo sát KH và nhân viên.
4.2.1 Đo lường LTCT là yếu tố tài chính hoặc đo lường được
Các yếu tố tài chính là LTCT bao gồm: Sở hữu nước ngoài, Sở hữu ngân hàng, Quy mô, Sử dụng đòn bẩy và Quản lý chi phí Kết quả tính toán được trình bày trong Bảng 4.5 là trung bình của giai đoạn từ 2016 đến 2020.
Bảng 4.5 Kết quả đo lường LTCT là các yếu tố tài chính hoặc đo lường được
CK Tên công ty Phân loại
1 AGR CTCP CK Agribank Vừa 0 75.21 28.29 3.8
2 APG CTCP CK APG Nhỏ 0 6.69 26.12 3.71
3 APS CTCP CK Châu Á Thái Bình
4 ART CTCP CK BOS Vừa 0 0 27.16 5.64
5 BMS CTCP CK Bảo Minh Vừa 0 1 27.39 32.67
6 BSI CTCP CK Ngân hàng BIDV Vừa 7.07 83.21 28.38 37.94
7 BVS CTCP CK Bảo Việt Vừa 4.26 0 28.5 26.17
CK Tên công ty Phân loại
8 CTS CTCP CK NH Công thương VN Vừa 2.45 75.61 28.51 45.89
9 DSC CTCP CK DSC Nhỏ 0 0 24.92 2.21
10 EVS CTCP CK Everest Vừa 0 5.5 27.4 17.97
11 FTS CTCP CK FPT Vừa 20 0 28.44 18.03
12 HAC CTCP CK Hải Phòng Nhỏ 0 0 26.48 3.24
13 HBS CTCP CK Hòa Bình Nhỏ 0 0 26.68 1.64
14 HCM CTCP CK Thành phố HCM Lớn 34.19 0 29.51 48.17
15 IVS CTCP CK Guotai Junan Nhỏ 42.96 0 26.84 1.1
16 MBS CTCP CK MB Vừa 0 80.03 29.14 65.82
17 ORS CTCP CK Tiên Phong Vừa 0 10.2 26.72 52.65
18 PHS CTCP CK Phú Hưng Vừa 63.38 0 27.94 54.72
19 PSI CTCP CK Dầu khí Vừa 14.9 41.04 27.4 19.88
20 SBS CTCP CK NH Sài Gòn Thương
21 SHS CTCP CK Sài Gòn - Hà Nội Lớn 3.8 0 29.22 60.35
22 SSI CTCP CK SSI Lớn 18.97 0 30.74 59.84
23 TCI CTCP CK Thành Công Nhỏ 13.06 0 26.77 13.25
24 TVB CTCP CK Trí Việt Nhỏ 0 0 26.6 29.35
25 TVS CTCP CK Thiên Việt Vừa 0 0 28.48 62.04
26 VCI CTCP CK Bản Việt Lớn 0 0 29.43 49.19
27 VDS CTCP CK Rồng Việt Vừa 0 1.09 28.33 49.44
29 VIG CTCP CK Thương mại và Công nghiệp VN Nhỏ 0 5.09 26.14 8.08
29 VIX CTCP CK VIX Vừa 0 5.55 28.05 24.36
30 VND CTCP CK VNDirect Lớn 15.79 0 29.88 69.87
31 WSS CTCP CK Phố Wall Nhỏ 0 0 27.07 5.51
Nguồn: Tác giả luận án
Từ Bảng 4.5 cho thấy, trong 31 CTCK có 13 công ty có cổ đông nước ngoài. Trong đó, bảy (07) vị trí đứng đầu thuộc về CTCPCK Phú Hưng (63.38%), CTCPCK Guotai Junan (42.96 %), CTCPCK Thành phố HCM (34.19%), CTCPCK FPT (20%), CTCPCK Châu Á Thái Bình Dương (19.7%), CTCPCK SSI (18.97%), CTCPCK
VNDirect (15.79%) Sáu (06) còn lại cũng có cổ phần được sử hữu bằng cổ đông nước ngoài nhưng ở dưới mức 15% Đối với sở hữu ngân hàng, trùng hợp có 13/31 công ty có cổ phiếu thuộc sở hữu của ngân hàng Trong đó, bảy (07) công ty có tỷ lệ cao nhất bao gồm: CTCPCK Ngân hàng BIDV (83.21%), CTCPCK MB (80.03),CTCPCK
Ngân hàng VietinBank (75.61%), CTCPCK Agribank (75.21%), CTCPCK Dầu khí (41.04%), CTCPCK Ngân hàng Sacombank (10.95%) và CTCPCK Tiên Phong (10.2%) Sáu (06) công ty còn lại có tỷ lệ sở hữu dưới 10% Về mặt quy mô, 10 DN có quy mô lớn nhất bao gồm (thứ tự giảm dần): CTCPCK SSI, CTCPCK VNDirect, CTCPCK Thành phố HCM, CTCPCK Bản Việt, CTCPCK Sài Gòn - Hà Nội, CTCPCK MB, CTCPCK Ngân hàng VietinBank, CTCPCK Bảo Việt, CTCPCK Thiên Việt và CTCPCK FPT Đối với mức độ sử dụng đòn bẩy, có tám (08) công ty có hệ số > 50% bao gồm: CTCPCK VNDirect (69.87%), CTCPCK MB (65.82%), CTCPCK Thiên Việt (62.04%), CTCPCK Sài Gòn - Hà Nội (60.35), CTCPCK SSI (59.84%), CTCPCK Phú Hưng (54.72%) và CTCPCK Tiên Phong (52.65%).
4.2.2 Đo lường LTCT là yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn
Theo kết quả nghiên cứu ở trong Bước 1, rõ ràng LTCT có thể là các yếu tố tiềm ẩn (latent variables) do đó chỉ có thể đo lường được từ kết quả khảo sát KH và nhân viên Kết quả đo lường LTCT được trình bày cụ thể như sau:
4.2.2.1 LTCT là các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn từ khảo sát KH
Bảng 4.6 Kết quả đo lường LTCT là các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn từ khảo sát KH
CP Tên công ty Quy mô
BI TQ PQ PP IQ TA
GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT
1 FTS CTCP CK FPT Vừa 4.044 1 4.053 2 4.044 1 4.039 1 4.002 3 4.047 1
2 VND CTCP CK VNDirect Lớn 4.010 3 4.048 3 4.008 2 4.009 2 3.977 4 4.010 2
3 BSI CTCP CK Ngân hàng
4 SSI CTCP CK SSI Lớn 3.957 4 3.959 4 3.958 4 3.960 3 3.958 5 3.958 3
5 VCI CTCP CK Bản Việt Lớn 3.815 5 3.867 5 3.981 3 3.871 5 4.029 1 3.898 4
6 HCM CTCP CK Thành phố
7 SHS CTCP CK Sài Gòn -
8 BVS CTCP CK Bảo Việt Vừa 3.509 7 3.542 10 3.825 5 3.558 9 3.424 11 3.507 8
9 MBS CTCP CK MB Vừa 3.341 10 3.521 9 3.230 11 3.498 10 3.857 6 3.501 9
10 TVS CTCP CK Thiên Việt Vừa 3.444 9 3.504 11 3.487 8 3.486 11 3.541 9 3.482 10
11 VIX CTCP CK VIX Vừa 3.313 12 3.489 12 3.215 12 3.456 12 3.744 7 3.451 11
12 BMS CTCP CK Bảo Minh Vừa 3.335 11 3.462 7 3.194 13 3.734 7 3.332 12 3.421 12
13 CTS CTCP CK NH Công Vừa 3.181 14 3.229 14 3.319 10 3.221 14 3.168 14 3.130 15
CP Tên công ty Quy mô
BI TQ PQ PP IQ TA
GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT thương VN
14 DSC CTCP CK DSC Nhỏ 3.195 13 3.207 15 3.186 14 3.243 13 3.063 15 3.294 13
15 VDS CTCP CK Rồng Việt Vừa 3.165 15 3.159 13 3.046 15 3.221 15 3.270 13 3.227 14
16 APG CTCP CK APG Nhỏ 2.972 22 3.009 23 2.957 23 2.979 23 2.964 28 2.966 29
17 HAC CTCP CK Hải Phòng Nhỏ 2.974 20 3.005 20 2.971 17 2.992 20 2.991 21 2.997 19
18 HBS CTCP CK Hòa Bình Nhỏ 2.992 16 2.996 17 2.971 16 2.998 17 3.001 17 2.995 20
20 SBS CTCP CK NH Sài
22 WSS CTCP CK Phố Wall Nhỏ 2.978 18 2.983 19 2.969 18 2.995 18 2.990 22 2.995 22
23 TVB CTCP CK Trí Việt Nhỏ 2.955 27 2.980 24 2.947 24 2.978 24 2.972 27 2.979 23
24 VIG CTCP CK TM và
25 PHS CTCP CK Phú Hưng Vừa 2.957 25 2.976 26 2.946 25 2.974 25 2.973 26 2.972 26
26 EVS CTCP CK Everest Vừa 2.959 24 2.974 27 2.935 27 2.972 27 2.976 25 2.967 28
27 AGR CTCP CK Agribank Vừa 2.954 28 2.970 28 2.945 26 2.968 28 2.977 24 2.976 24
28 ART CTCP CK BOS Vừa 2.956 26 2.970 21 2.934 29 2.986 22 2.999 18 3.002 17
29 PSI CTCP CK Dầu khí Vừa 2.946 29 2.966 29 2.935 28 2.957 29 2.951 31 2.968 27
Nguồn: Tác giả luận án
Chú thích: BI: Hình ảnh thương hiệu; TQ: Chất lượng công nghệ; PQ: CLDV; PP: Chính sách giá cả; IQ: Chất lượng công nghệ; TA: Thuộc tính hữu hình; GT: Giá trị; TT: Thứ tự.
Bảng 4.6 trình bày giá trị của thương hiệu (BI), chất lượng công nghệ ̣(TQ), CLDV/chất lượng cảm nhận (PQ), chính sách giá (PP), chất lượng thông tin (IQ) và cơ sở vật chất/thuộc tính hữu hình (TA) sắp xếp thứ tự 1 đến 31 (với 1 tương ứng với giá trị lớn nhất, 31 tương ứng với giá trị nhỏ nhất) Danh sách 10 công ty đang có LTCT tốt nhất theo xếp hạng thứ tự của các yếu tố trên bao gồm: CTCPCK FPT,CTCPCK VNDirect, CTCPCK Ngân hàng BIDV, CTCPCK SSI, CTCPCK BảnViệt, CTCPCK Thành phố HCM, CTCPCK Sài Gòn - Hà Nội, CTCPCK Bảo Việt,CTCPCK MB và CTCPCK Thiên Việt.
4.2.2.2 Đo lường LTCT là các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn từ khảo sát NV
Bảng 4.7 Kết quả đo lường LTCT là các yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn từ khảo sát NV
TT Mã CK Tên công ty Quy mô
GT TT GT TT GT TT
1 SSI CTCP CK SSI Lớn 4.837 1 4.600 2 4.576 1
2 VCI CTCP CK Bản Việt Lớn 4.659 3 4.537 3 4.434 3
3 SHS CTCP CK Sài Gòn - Hà Nội Lớn 4.693 2 4.310 4 4.295 5
4 HCM CTCP CK Thành phố HCM Lớn 4.038 5 4.674 1 4.326 4
5 MBS CTCP CK MB Vừa 4.045 4 4.023 7 3.963 6
6 VIX CTCP CK VIX Vừa 3.689 10 3.639 12 3.722 9
7 FTS CTCP CK FPT Vừa 3.822 9 3.807 10 3.715 10
8 VND CTCP CK VNDirect Lớn 3.926 7 3.919 9 4.545 2
9 BVS CTCP CK Bảo Việt Vừa 3.825 8 3.928 8 3.685 11
10 VIG CTCP CK Thương mại và Công nghiệp VN Nhỏ 3.500 17 3.091 17 3.530 13
11 TVS CTCP CK Thiên Việt Vừa 4.015 6 4.068 6 3.949 7
12 DSC CTCP CK DSC Nhỏ 3.587 13 3.289 13 2.978 25
13 EVS CTCP CK Everest Vừa 3.618 12 2.466 31 2.627 29
14 VDS CTCP CK Rồng Việt Vừa 3.519 15 3.656 11 3.941 8
15 PSI CTCP CK Dầu khí Vừa 3.450 18 3.030 19 3.003 20
16 CTS CTCP CK Ngân hàng VietinBank Vừa 3.523 14 4.211 5 3.342 14
17 AGR CTCP CK Agribank Vừa 3.366 20 2.895 27 3.675 12
18 APG CTCP CK APG Nhỏ 3.186 24 3.143 14 3.048 16
19 APS CTCP CK Châu Á Thái Bình Dương Vừa 3.667 11 2.654 29 2.358 31
20 ART CTCP CK BOS Vừa 3.338 21 3.092 16 3.126 15
21 ORS CTCP CK Tiên Phong Vừa 3.119 26 3.070 18 2.984 23
22 TVB CTCP CK Trí Việt Nhỏ 3.519 16 2.955 23 2.576 30
23 WSS CTCP CK Phố Wall Nhỏ 3.214 22 3.012 20 3.048 17
24 BMS CTCP CK Bảo Minh Vừa 3.440 19 2.600 30 2.983 24
25 TCI CTCP CK Thành Công Nhỏ 3.210 23 3.095 15 3.016 18
26 SBS CTCP CK Ngân hàng Sacombank Nhỏ 2.962 30 2.952 24 2.944 27
27 BSI CTCP CK Ngân hàng BIDV Vừa 3.107 27 2.994 22 3.012 19
28 IVS CTCP CK Guotai Junan Nhỏ 3.147 25 2.933 25 2.989 22
29 PHS CTCP CK Phú Hưng Vừa 3.058 28 3.010 21 3.000 21
30 HAC CTCP CK Hải Phòng Nhỏ 3.040 29 2.889 28 2.956 26
31 HBS CTCP CK Hòa Bình Nhỏ 2.900 31 2.929 26 2.881 28
Nguồn: Tác giả luận án Chú thích: LAM: Năng lực lãnh đạo và quản lý; OC: Văn hóa tổ chức; TAD: Đào tạo và phát triển nhân lực; GT: Giá trị; TT: Thứ tự.
Bảng 4.7 trình bày giá trị của năng lực lãnh đạo và quản lý (LAM), văn hóa tổ chức/DN (OC) và bồi dưỡng và phát triển NNL (TAD) sắp xếp thứ tự từ 1 đến 31 (với 1 tương ứng với giá trị lớn nhất, 31 tương ứng với giá trị nhỏ nhất) Có thể thấy rằng mỗi một CTCK có thể có lợi thế khác nhau Danh sách 10 công ty đang có LTCT tốt nhất theo xếp hạng thứ tự của các yếu tố trên bao gồm: CTCPCK SSI,CTCPCK Bản Việt, CTCPCK Sài Gòn - Hà Nội, CTCPCK Thành phố HCM,CTCPCK MB, CTCPCK VIX, CTCPCK FPT, CTCPCK VNDirect, CTCPCK BảoViệt, CTCPCK Thương mại và Công nghiệp VN và CTCPCK Thiên Việt.
Tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam
4.3.1 Tác động của LTCT là các yếu tố tài chính/đo lường được đến KQKD của các CTCK VN
Chương 3 đã trình bày mô hình thành phần nghiên cứu tác động của LTCT là các yếu tố tài chính/đo lường được đến KQKD của các CTCK VN, trong đó, yếu tố tài chính có thể là LTCT bao gồm: Sở hữu ngân hàng, sở hữu nước ngoài, quy mô công ty và mức sử dụng đòn bẩy Trong mô hình này, KQKD của các CTCK VN bao gồm: tỷ suất ROA, tỷ suất ROE và thị phần (MS).
Hình 4.2 Mô hình 1 đánh giá tác động của LTCT là các yếu tố tài chính/đo lường được đến KQKD của các CTCK VN
Nguồn: Tác giả đề xuất
4.3.1.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được mô tả qua Bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.8 Mô tả các dữ liệu tác giả sử dụng trong nghiên cứu
TT Các biến Đơn vị tính N Giá trị
4 Tổng tài sản (Total Asset) Tỷ đồng 435 1,933 3,384 31.19 35,770
5 Nợ phải trả (Liabilities) Tỷ đồng 435 1,029 2,282 0.112 25,897
6 Vốn chủ sở hữu (Equity) Tỷ đồng 435 1,933 3,384 31.19 35,770
7 Doanh thu (Revenue) Tỷ đồng 435 311.3 510.9 0.979 4,367
8 Lợi nhuận sau thuế (Net
(Aministration cost - AC) Tỷ đồng 435 39.39 62.99 -11.30 864.0 10
11 Sở hữu nước ngoài (Foreign ownership - FO) % 435 6.686 14.34 0 94
12 Quyền sở hữu ngân hàng
13 Mức sử dụng đòn bẩy
Nguồn: Tác giả luận án 4.3.1.2 Kết quả phân tích tự tương quan và đa cộng tuyến
Bảng 4.9 Kết quả tương quan giữa các yếu tố độc lập
FO BO FZ AC LL NOE
FO BO FZ AC LL NOE
FO BO FZ AC LL NOE
Nguồn: Tác giả luận án
Bảng 4.9 cho thấy, tất cả giá trị tương quan < 0.8, chứng tỏ rằng giữa các yếu tố độc lập không có hiện tượng tương quan Kiểm định Wooldridge cho kết quả Prob = 0.1547 > 0.05, do đó không có tự tương quan giữa các yếu tố độc lập.
Bảng 4.10 Hệ số khuếch đại phương sai (VIF)
BQS Giá trị VIF 1/VIF
Giá trị trung bình VIF 1.91
Nguồn: Tác giả luận án
Bảng 4.10 trình bày hệ số khuếch đại phương sai Hệ số này của các BQS đều có giá trị < 5, vì vậy, khả năng cao mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
4.3.1.3 Kết quả nghiên cứu đối với yếu tố phụ thuộc là tỷ suất ROA a) Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS của yếu tố phụ thuộc ROA.
Bảng 4.11 Hồi quy theo phương pháp OLS của yếu tố phụ thuộc ROA
Nguồn: Tác giả luận án
Tuy nhiên, kết quả kiểm định Breusch-Pagan/Cook-Weisberg cho kết quả giá trị xác suất Prob = 0.000 < 0.05 do vậy có hiện tượng PSSSTĐ, mô hình OLS là không phù hợp. b) Kết quả hồi quy theo FEM và REM và lựa chọn mô hình
- Kết quả đánh giá FEM
Bảng 4.12 Kết quả đánh giá FEM
Yếu tố phụ thuộc: ROA
Hệ số (Coef.) Sai số chuẩn Giá trị t
Khoảng tin cậy [95% Conf.Interval]
Nguồn: Tác giả luận án
Sai số chuẩn (Std Err.)
Khoảng tin cậy [95% Conf.Interval]
- Kết quả đánh giá REM
Bảng 4.13 Kết quả đánh giá REM
Yếu tố phụ thuộc: ROA
Sai số chuẩn Giá trị t
Khoảng tin cậy [95% Conf.Interval]
Nguồn: Tác giả luận án
- Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình
Kiểm định Hausman được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình FEM và mô hình REM và đưa ra quyết định lựa chọn mô hình:
Giá trị Chi 2 = 35.92 và Giá trị Prob> Chi 2 = 0.0000
Nguồn: Tác giả luận án
Như vậy, kiểm định Hausman có giá trị xác suất Prob =0.000 < 0.05, do đó cần lựa chọn mô hình FEM Kiểm định Modified Wald cho giá trị xác suất Prob 0.000 Chi 2 = 0.0000
Nguồn: Tác giả luận án
Chính sách của Nhà nước về phát triển TTCK và các CTCK Việt Nam 129 5.2 Các giải pháp đề xuất
VN chứng kiến bước tiến lớn trong phát triển TTCK gần 25 năm qua VN đã thiết lập một TTCK tự do, đáng tin cậy và cởi mở, hỗ trợ NĐT triển khai kế hoạch của mình dễ dàng hơn Tuy nhiên, để đưa TTCKVN trở thành một TTCK lành mạnh và phát triển vẫn còn nhiều việc phải làm.
Chiến lược tài chính đến năm 2030 (Quyết định 368/QĐ-TTg ngày 21 tháng
3 năm 2022) hướng đến đạt tỷ lệ vốn hóa TTCK bằng 120% GDP Các CTCK có vai trò quan trọng trong việc giúp VN thiết lập một cơ sở tài chính vững chắc và lâu dài Chính phủ VN cần hỗ trợ các CTCK bằng các chính sách và thiết lập môi trường thuận lợi để các CTCK hoạt động Các NĐT trong nước sẽ sớm được hưởng nhiều điều kiện thuận lợi hơn nhờ các biện pháp kích thích đầu tư trên TTCK được áp dụng Chính sách mới có thể đề xuất giảm thuế và phí, hỗ trợ vốn cho NĐT cá nhân và tăng cường tính minh bạch của các NĐT nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên liên quan.
Chính phủ VN phải xây dựng hành lang pháp luật để hỗ trợ các DN vừa và nhỏ vượt qua các rào cản hành chính khó khăn để tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ tài chính có uy tín và cởi mở Bên cạnh đó, việc hỗ trợ hoạt động IPO, tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến IPO nhưng cũng đồng thời tăng cường kiểm soát chất lượng IPO để đảm bảo TTCK cung cấp nguồn cung cổ phiếu chất lượng cao. Nhà nước sẽ sử dụng công cụ pháp luật để quản lý thị trường và đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, an toàn, bền vững và ổn định Các giải pháp trung và dài hạn sẽ được thực hiện để giúp thị trường phát triển cân bằng, minh bạch và ổn định hơn. Để đảm bảo thị trường tài chính tăng trưởng bền vững, các tổ chức quản lý và giám sát tài chính cũng phải nâng cao năng lực và chất lượng công tác quản lý nhà nước kịp thời và hiệu quả Tăng cường giám sát, QLRR và thanh tra sẽ giúp đảm bảo thị trường tài chính minh bạch, công bằng và đáng tin cậy Những DN không tuân thủ quy định pháp luật sẽ phải chịu một số hình phạt và hậu quả như bị loại khỏi danh sách niêm yết, giảm giá trị cổ phiếu và mất lòng tin của NĐT. Để thu hút thêm dòng vốn từ các NĐT quốc tế, TTCKVN cần tăng cường kết nối với thị trường khu vực và toàn cầu Sự phát triển của TTCKVN trong tương lai sẽ đặt ưu tiên cao cho việc kết nối và hội nhập với thị trường toàn cầu để nâng cao tầm cỡ và tính chuyên nghiệp của TTCK trong nước, VN có thể học tập thực tiễn quản trị tốt nhất từ những quốc gia có TTCK lâu đời UBCKNN cũng đã ký biên bản ghi nhớ với các cơ quan quản lý thị trường vốn thuộc Liên minh Châu Âu để mở rộng chiến lược hội nhập của ngành chứng khoán UBCKNN sẽ tiếp tục khuyến khích tái cấu trúc khối CTCK để tăng HQHĐ của toàn thị trường.
5.2 Các giải pháp đề xuất
5.2.1 Nhóm các giải pháp cho các yếu tố tài chính/đo lường được
5.3.1.1 Mở rộng quy mô công ty thông các công cụ tài chính hoặc tiến hành mua lại hoặc sáp nhập a) Mục tiêu giải pháp: Mở rộng quy mô nhằm gia tăng LTCT có được nhờ quy mô, từ đó tác động tích cực đến KQKD. b) Cơ sở đề xuất: Quy mô là LTCT của một số CTCK VN Nội dung
Chương 4 chỉ ra rằng “quy mô DN” góp phần mang lại lợi ích tích cực cho KQKD của các CTCK trong dài hạn. c) Đối tượng được khuyến nghị áp dụng:
Cả ba loại quy mô công ty lớn, vừa và nhỏ đều cần mở rộng quy mô Tuy nhiên, các công ty vừa và nhỏ thì yêu cầu này cấp thiết hơn Do vậy, giải pháp này khuyến nghị được xem xét áp dụng tại các các DN có quy mô vừa và nhỏ Danh sách các DN sau được khuyến nghị xem xét giải pháp này, danh sách bao gồm nhưng không giới hạn: CTCPCK Tiên Phong, CTCPCK Trí Việt, CTCPCK PhúHưng, CTCPCK Bảo Minh, CTCPCK Everest, CTCPCK BOS, CTCPCK RồngViệt, CTCPCK Ngân hàng VietinBank, CTCPCK Bảo Việt, CTCPCK MB,CTCPCK Thiên Việt, CTCPCK Ngân hàng BIDV và CTCPCK VIX, CTCPCKFPT Ngoài ra, đối với một số công ty có quy mô nhỏ, có tình hình kinh doanh nhiều năm không khả quan nên xem xét được mua lại hoặc sáp nhập vào các công ty khác, danh sách các công ty sau có thể xem xét thực hiện giải pháp này bao gồm: CTCPCK Thương mại và Công nghiệp VN, CTCPCK Phố Wall, CTCPCK Hòa Bình, CTCPCK DSC, CTCPCK APG. d) Nội dung giải pháp
Lãnh đạo các CTCK nghiên cứu khả năng tiến hành phát triển quy mô của
DN thông qua huy động tài chính.
Lãnh đạo các CTCK nghiên cứu khả năng tiến hành mở rộng quy mô của
DN thông qua hoạt động mua bán/sáp nhập. e) Cách thức thực hiện: Lãnh đạo các CTCK nghiên cứu xây dựng phương án liên quan đến huy động vốn, mở rộng quy mô Tuy nhiên, cần phải đảm bảo việc huy động vốn vẫn có các chỉ số an toàn đáp ứng các quy định tài chính hiện hành.
Vì vậy, không phải DN nào cũng có khả năng thực hiện được giải pháp này Một cách khác đó là mở thêm chi nhánh để tăng khả năng tiếp cận các phân khúc KH.
Thành lập Nhóm nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển quy mô Nhóm này sẽ đánh giá kỹ lưỡng và xem xét bài toán Lợi ích – Chi phí và rủi ro cho từng trường hợp Nhóm nghiên cứu tiến hành đề xuất phương án mua lại hoặc sáp nhập với CTCK khác Phương án này chứa đựng nhiều rủi ro vì vậy cần phải tính toán rất kỹ và nên có ý kiến từ các chuyên gia, trong đó có chuyên gia từ UBCKNN Ban lãnh đạo các CTCK tiến hành họp bàn và đánh giá từng phương án Ban lãnh đạo cân nhắc về nguồn lực thực hiện và ra quyết định thực hiện việc mở rộng quy mô này. f) Điều kiện thực hiện
Thành viên nhóm nghiên cứu mở rộng phải là nhân sự giàu kinh nghiệm, có khả năng nhìn nhận đánh giá được từng phương án, đặc biệt chú ý đến bài toán Lợi ích – Chi phí và rủi ro đi kèm của từng phương án.
Có đủ điều kiện về n vốn/huy động vốn trong trường hợp mua lại các DN khác Có được hành lang pháp lý và tư vấn pháp lý cụ thể rõ ràng.
Có phương án, kế hoạch hành động chi tiết sau khi mở rộng quy mô, hoặc mua lại, sáp nhập.
Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để luôn đảm bảo sự đồng thuận trong đội ngũ Ban lãnh đạo công ty.
5.3.1.2 Sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính a) Mục tiêu giải pháp: Tăng cường sử dụng hiệu quả sử dụng nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài để phát triển LTCT nhằm nâng cao các KQKD tích cực. b) Cơ sở đề xuất: Năng lực sử dụng nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài là LTCT của một số CTCK VN Nội dung Chương 4 đã chỉ ra năng lực sử dụng nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài mang lại tích cực cho KQKD các CTCK trong dài hạn. c) Đối tượng được khuyến nghị áp dụng:
Giải pháp này sẽ hiệu quả hơn với các DN có chỉ tiêu/chỉ số tài chính vẫn đang ở mức an toàn theo tiêu chí ngành hoặc kinh nghiệm của cách chuyên gia trong ngành, ví dụ đảm bảo chỉ số nợ ngắn trên tổng tài sản trong ngưỡng an toàn dưới 65% (hoặc 0.65) Đồng thời các công ty này cần có KQKD khả quan trong vòng 5 năm gần nhất Danh sách công ty sau được khuyến nghị thực hiện giải pháp này, nhưng không giới hạn trong danh sách này, bao gồm: CTCPCK Bản Việt, CTCPCK Sài Gòn - Hà Nội, CTCPCK Thành phố HCM, CTCPCK FPT, CTCPCK Rồng Việt, CTCPCK Ngân hàng BIDV, CTCPCK Tiên Phong, CTCPCK Trí Việt và CTCPCK Phú Hưng. d) Nội dung giải pháp
Lãnh đạo DN nghiên cứu tăng cường khai thác và giám sát sử dụng nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài.
Lãnh đạo công ty cân nhắc nhu cầu, cách thức huy động và sử dụng nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài để mang lại lợi ích tích cực cho KQKD. e) Cách thức thực hiện:
Lãnh đạo họp bàn về việc gia tăng huy động và sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài cho các dự án/kế hoạch của DN.
Lãnh đạo thăm dò nhu cầu sử dụng tài chính và phương án/kế hoạch sử dụng tài chính đã huy động Đồng thời, tính toán kỹ lưỡng bài toán Lợi ích – Chi phí từ sử dụng nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài.
Tham khảo ý kiến của chuyên gia tài chính và đảm bảo đồng thuận của các bên liên quan về kế hoạch sử dụng tài chính. f) Điều kiện thực hiện:
Kết luận
Về mặt lý thuyết, tác giả đã đề xuất được 01 mô hình nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK kể về mặt tài chính và các yếu tố phi tài chính. Phương pháp này cũng có thể áp dụng với các ngành dịch vụ khác.
Về mặt thực tiễn, kết quả Chương 4 đã chỉ ra ảnh hưởng của LTCT đến KQKD của các CTCK VN Kết quả thực nghiệm này Thêm vào đó, nghiên cứu này đã chỉ ra quan hệ giữa một số biến là LTCT của CTCK VN Dựa trên kết quả đo lường LTCT và tác động của LTCT đến KQKD, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao LTCT của các CTCK VN, từ đó tác động tích cực đến KQKD Dựa trên kết quả này, lãnh đạo một số CTCK có thể cân nhắc xem xét thực hiện các giải pháp, các chiến lược nhằm xây dựng, tăng cường và duy trì LTCT của các CTCK VN. Đặc điểm nổi bật của kết quả nghiên cứu là đưa ra một góc nhìn toàn diện về LTCT của các DN trong một ngành Hơn nữa, nghiên cứu này gợi ý phương hướng, chiến lược cho các CTCK VN xây dựng LTCT bền vững, từ đó có thể duy trì được KQKD tích cực trong dài hạn.
Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này đó là chưa đánh giá được yếu tố phi tài chính/tiềm ẩn tác động ra sao đến các chỉ tiêu tài chính của CTCK Nghiên cứu tương lai có thể sử dụng các biến phi tài chính hoặc định tính khác để thể hiệnKQKD của DN.
Khuyến nghị
- Đối với các CTCK VN
Kết quả nghiên cứu này rất có ý nghĩa đối với các CTCK VN khi biết được các yếu tố nào là LTCT Có thể nói kết quả nghiên cứu là một bức tranh tổng thể vềLTCT của các CTCK VN Dựa trên kết quả này, các CTCK có thể tiến hành triển khai các giải pháp nâng cao LTCT, xây dựng chiến lược cạnh tranh cho các công ty của mình Bên cạnh đó, các CTCK VN cần tăng cường khảo sát các yếu tố phi tài chính của công ty mình để xác định xem công ty có LTCT về các yếu tố nào, từ đó phát triển LTCT bền vững cho DN.
- Đối với các cơ quan QLNN Đối với các nhà quản lý cần tạo điều kiện để các công ty có thể duy trì và xây dựng LTCT của mình, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty Cần có các cơ chế rõ ràng để tạo điều kiện cho các CTCK VN thể nâng cao vị thế cạnh tranh của mình Có cơ chế khuyến khích các CTCK tái cơ cấu, mua bán,sáp nhập và tăng tổng tài sản và phạm vi hoạt động của DN.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
TT Nội dung/Tên công trình Nơi thực hiện Thời gian
Using a PLS-SEM model to explore the sources of competitive advantage through customer satisfaction: a case study of FPT Securities Joint
The 9th international conference on emerging challenges: business transformation and circular economy
Comprehensive review of the sources of competitive advantages
Tạp chí Khoa học Đại học Huế:
Kinh tế và Phát triển
Exploring the sources of competitive advantage through customer satisfaction and customer loyalty: a study of
Tạp chí Công thương 7/2022 Tác giả số 1
Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của các công ty chứng khoán
Tạp chí Tài chính 8/2022 Tác giả số 1
Xác định và đề xuất phương pháp đo lường lợi thế cạnh tranh của các công ty công ty chứng khoán Việt Nam
Tạp chí Kinh tế và Dự báo 8/2022 Tác giả số 1
Implementation of blended learning in professional development programmes for school principals: factors affecting the satisfaction of principals from disadvantaged areas in Vietnam.
Using the PLS-SEM model to evaluate the satisfaction level of ethnic minority group school leaders on e- professional development program.
Tạp chí Quản lý giáo dục 9/2021 Tác giả số 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1 Đinh Minh Hạnh (2011) Xây dựng mô hình hoạt động môi giới của CTCKVN.
2 Lê Hoàng Nga (2020) Sách: “Thị Trường Chứng Khoán” NXB Tài chính
3 Lê Thị Mai Hương (2008) Luận án “Phát triển các mô hình hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam”.
4 Nguyễn Hà Phương (2013) Giải pháp nâng cao NLCT của các CTCK tại Việt Nam.
5 Nguyễn Phúc Nguyên (2016) Phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam Tạp chí khoa học kinh tế,
6 Nguyễn Thanh Hương (2020) Giáo trình thị trường chứng khoán NXB Lao động
7 Nguyễn Thị Ánh Vân (2002) Luận án "Hướng tới xây dựng một thị trường chứng khoán hiệu quả tại Việt nam”.
8 Nguyễn Thị Minh Huệ, Lê Thị Hương Lan (2019) Giáo Trình Thị Trường Chứng Khoán NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
9 Nguyễn Thị Võ Thảo (2021) Phân tích ảnh hưởng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý đến lợi nhuận đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
10 Phương Hoàng Lan Hương (2004) Đề tài khoa học cấp Bộ “Các giải pháp phát triển năng lực cạnh tranh cho các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam”.
11 Trần Đăng Khâm (2002) Luận án "Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính nhằm hỗ trợ quá trình xây dựng thị trường chứng khoán Việt nam".
12 Trần Quốc Tuấn (2004) Luận án "Xây dựng mô hình quản lý các công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt nam".
13 Adams, G L., & Lamont, B T (2003) Knowledge management systems and developing sustainable competitive advantage Journal of Knowledge Management,
14 Addae-Korankye, A (2013) Total quality management (TQM): a source of competitive advantage a comparative study of manufacturing and service firms The
Journal of Asian Social Science, 3(6), 1293-1305.
15 Afsar, B (2014) Effect of perceived price, brand image, perceived quality and trust on consumer’s buying preferences Journal of Economics and Business Research,
16 Ahmad, K., & Zabri, S M (2016) The application of non-financial performance measurement in Malaysian manufacturing firms Procedia Economics and
17 Albayrak, T., Caber, M., & Aksoy, S (2010) Relationships of the Tangible and Intangible Elements of Tourism Products with OverallCustomer Satisfaction Asian
Journal of Trade, Economics and Finance, 1(2), 140.
18 Aliabadi, S., Dorestani, A., & Balsara, N (2013) The most value relevant accounting performance measure by industry Journal of Accounting and
19 Aloqool, A., Alharafsheh, M., Abdellatif, H., Alghasawneh, L., & Al-Gasawneh, J.
(2022) The mediating role of customer relationship management between e-supply chain management and competitive advantage International Journal of Data and
20 Andrews, K (1971) Personal values and corporate strategy Harvard business review, 49, 103.
21 Antoncic, J A., & Antoncic, B (2011) Employee loyalty and its impact on firm growth Journal of Management & Information Systems, 15(1).
22 Arend, R J (2003) Revisiting the logical and research considerations of competitive advantage Strategic Management Journal, 24(3), 279-284.
23 Ariyachandra, T R., & Frolick, M N (2008) Critical success factors in business performance management—Striving for success Information systems management, 25(2), 113-120.
24 Arneson, J., Rothwell, W., & Naughton, J (2013) Redefining training and development capabilities to get a competitive edge T and D, 67(1), 42-47.
25 Arora, P., & Narula, S (2018) Links between consumer happiness, service quality, and brand loyalty: a study of the literature Journal of Marketing Management, 17(4), 30.
26 Arslan, I K (2020) The Importance of Creating Customer Loyalty in Achieving Sustainable Competitive Advantage Eurasian Journal of Business and Management,
27 Aslam, M S., Ali, I., Qammar, A., Kiwan, L., & Dhir, A (2022) How knowledge acquisition creates a competitive edge? A qualitative inquiry from international consultancy alliance International Marketing Review, 39(3), 653-681.
28 Awazu, Y (2004) Informal network players, knowledge integration, and competitive advantage Journal of knowledge management, 8(3), 62-70.
29 Ayyash, M M (2017) Scrutiny of Relationship between E-Banking Information Quality Dimensions and Customer Satisfaction J Comput Sci., 13(4), 78-90.
30 Azanza, G., Moriano, J A., & Molero, F (2013) Authentic leadership and organizational culture as drivers of employees’ job satisfaction Revista de
Psicología del Trabajo y de las Organizaciones, 29(2), 45-50.
31 Azeem, M., Ahmed, M., Haider, S., & Sajjad, M (2021) Expanding competitive advantage through organizational culture, knowledge sharing and organizational innovation Technology in Society, 66, 101635.
32 Aziz, S A., Jusoh, M S., & Amlus, M H (2018) The moderating role of technology anxiety on brand service quality, brand image and their relation to brand loyalty International Journal of Internet Marketing and Advertising, 12(3), 270-289.
33 Badwan, J J., Al Shobaki, M J., Naser, S S A., & Amuna, Y M A (2017). Adopting technology for customer relationship management in higher educational institutions International Journal of Engineering and Information Systems (IJEAIS),
34 Bagozzi, R P., & Yi, Y (1988) How to evaluate the structural equation models in a way that make sense Journal of academy of marketing science in Asia, 16(1), 74- 94.
35 Baird, K (2017) The effectiveness of strategic performance measurement systems International journal of productivity and performance management, 66(1), 3-21.
36 Baker, M J., & Ballington, L (2002) Country of origin as a source of competitive advantage Journal of Strategic Marketing, 10(2), 157-168.
37 Bakotić, D (2016) Relationship between job satisfaction and organisational performance Economic research-Ekonomska istraživanja, 29(1), 118-130
38 Barber, N., & Scarcelli, J M (2010) Enhancing the assessment of tangible service quality through the creation of a cleanliness measurement scale Managing Service Quality: An International Journal, 20(1),70–88.
39 Barney, J (1991) Firm resources and sustained competitive advantage Journal of management, 17(1), 99-120.
40 Barney, J B (1986) Can organizational culture be a source of sustained competitive advantage Academy of management review, 11(3), 656-665.
41 Barney, J B (2001) Resource-based theories of competitive advantage: A ten-year retrospective on the resource-based view Journal of management, 27(6), 643-650.
42 Barney, J B., & Zajac, E J (1994) Competitive organizational behavior: toward an organizationally‐based theory of competitive advantage Strategic management
43 Basir, M., Modding, B., Kamase, J., & Hasan, S (2015) Effect of service quality, orientation services and pricing on loyalty and customer satisfaction in marine transportation services The Journal of Humanities and Social Science Invention in
44 Beheshti, H M (2004) Gaining and sustaining competitive advantage with activity based cost management system Industrial Management & Data Systems.
45 Bellou, V (2010) Organizational culture as a predictor of job satisfaction: the role of gender and age Career development international, 15(1), 4-19.
46 Bernard, A B., Redding, S J., & Schott, P K (2007) Comparative advantage and heterogeneous firms The Review of Economic Studies, 74(1), 31-66.
47 Besanko, D., Dranove, D., Shanley, M., & Schaefer, S (2000) Sustaining Competitive Advantage Besanko, D et al Economics of strategy 2nd ed New York:
48 Bharadwaj, S G., Varadarajan, P R., & Fahy, J (1993) Sustainable competitive advantage in service industries: a conceptual model and research propositions Journal of marketing, 57(4), 83-99.
49 Bhawsar, P., & Chattopadhyay, U (2015) Competitiveness: Review, reflections and directions Global Business Review, 16(4), 665-679.
50 Bin, A S., & Shmailan, A (2015) The relationship between job satisfaction, job performance and employee engagement: An explorative study Issues in Business
51 Biswas, W (2015) Impact of Organization Culture on Job Satisfaction and Corporate Performance Journal of Asian Humanities and Social Science, 3(8), 14- 16.
52 Bobillo, A M., López-Iturriaga, F., & Tejerina-Gaite, F (2010) Firm performance and international diversification: The internal and external competitive advantages International Business Review, 19(6), 607-618.
53 Bodet, G (2006) Investigating customer satisfaction in a health club context by an application of the tetraclasse model European sport management quarterly, 6(2), 149-165.
54 Breznik, L (2012) Can information technology be a source of competitive advantage? Economic and Business Review for Central and South-Eastern Europe,
55 Broderick, R., & Boudreau, J W (1992) Human resource management, information technology, and the competitive edge Academy of Management Perspectives, 6(2), 7-17.
56 Brown, L D., & Caylor, M L (2009) Corporate governance and firm operating performance Review of quantitative finance and accounting, 32, 129-144.
57 Bruijl, D., & Gerard, H T (2018) The relevance of Porter's five forces in today's innovative and changing business environment Available at SSRN 3192207.
58 Budianto, A (2019) Customer loyalty: quality of service Journal of management review, 3(1), 299-305.
59 Bui, T (2020) How do financial leverage and supply chain finance influence firm performance? Evidence from construction sector Uncertain Supply Chain
60 Burden, R., & Proctor, T (2000) Creating a sustainable competitive advantage through training Team Performance Management: An International Journal.
61 Cantele, S., & Zardini, A (2018) Is sustainability a competitive advantage for small businesses? An empirical analysis of possible mediators in the sustainability– financial performance relationship Journal of cleaner production, 182, 166-176.
62 Carmeli, A., & Schaubroeck, J (2005) How leveraging human resource capital with its competitive distinctiveness enhances the performance of commercial and public organizations The Society of Human Resources Management, 44(4), 391-412.
63 Carney, M., Estrin, S., Liang, Z., & Shapiro, D (2019) National institutional systems, foreign ownership and firm performance: The case of understudied countries Journal of World Business, 54(4), 244-257.
64 Cater, T., & Pucko, D (2005) How competitive advantage influences firm performance: The case of Slovenian firms Economic and Business Review for
Central and South-Eastern Europe, 7(2), 119.
65 Chae, M., Kim, J., Kim, H., & Ryu, H (2002) Information quality for mobile internet services: A theoretical model with empirical validation Electronic markets, 12(1), 38-46.
66 Chandler, A D (1962) Strategy and structure: the Asia history of industrial empire Cambridge Mass.
67 Chavez, R., Yu, W., Gimenez, C., Fynes, B., & Wiengarten, F (2015) Customer integration and operational performance: The mediating role of information quality.
68 Chen, C J., & Yu, C M J (2012) Managerial ownership, diversification, and firm performance: Evidence from an emerging market International Business
69 Chen, J K., Batchuluun, A., & Batnasan, J (2015) Services innovation impact to customer satisfaction and customer value enhancement in airport Technology in
70 Chen, S K., Chen, X., Lin, B X., & Zhong, R (2005) The impact of government regulation and ownership on the performance of securities companies: Evidences from China Global Finance Journal, 16(2), 113-124.
71 Chen, Y., Xin, Y., Luo, Z., & Han, M (2021) The Impact of Stable Customer Relationships on Enterprises’ Technological Innovation Sustainability, 13(7), 3610.
72 Chikan, A., (2008) The national and firm competitiveness: a systematic research model Competitiveness Review: An International Business Journal, 18(1/2), 20-28.
73 Christensen, C M (2001) The past and future of competitive advantage Sloan
74 Clark, J M (1954) Competition and the objectives of government policy.
In Monopoly and Competition and their Regulation Palgrave Macmillan, London. 317-337
75 Cohen, J (1988) The statistical power analysis for humanity and social sciences.
76 Cornett, M M., Marcus, A J., Saunders, A., & Tehranian, H (2007) The impact of institutional ownership on corporate operating performance Journal of banking & finance, 31(6), 1771-1794.
77 Corsi, S., & Di Minin, A (2014) Disruptive innovation… in reverse: Adding a geographical dimension to disruptive innovation theory Creativity and Innovation
78 Dam, S M., & Dam, T C (2021) Service quality, brand reputation, client satisfaction, and client loyalty relationships The Journal of Asian Finance,
79 Darmawan, D., & Grenier, E (2021) Competitive Advantage and Service Marketing Mix Journal of Social Science Studies (JOS3), 1(2), 75-80.
80 Davcik, N S., & Sharma, P (2015) Impact of product differentiation, marketing investments and brand equity on pricing strategies: A brand level investigation European Journal of Marketing, 49(5/6), 760-781.
81 Davenport, T H (2006) Competing on analytics Harvard business review, 84(1), 98.
82 David Mc A, B (2013) Service quality and customer satisfaction in the airline industry: A comparison between legacy airlines and low-cost airlines American journal of tourism research, 2(1), 67-77.
83 De Massis, A., Frattini, F., & Lichtenthaler, U (2013) Research on technological innovation in family firms: Present debates and future directions Family Business
84 Delen, D., Kuzey, C., & Uyar, A (2013) Measuring firm performance using financial ratios: A decision tree approach Expert systems with applications, 40(10), 3970-3983.
85 Della Corte, V., & Sciarelli, M (2012) Can coopetition be source of competitive advantage for strategic networks Corporate Ownership and Control, 12(1), 363-379.
86 Demirbag, M., McGuinness, M., Akin, A., Bayyurt, N., & Basti, E (2016) The professional service firm (PSF) in a globalised economy: A study of the efficiency of securities firms in an emerging market International Business Review, 25(5), 1089- 1102.
87 Dempere, J M (2011) Factors that impact customer loyalty in the investment banking industry Review of Business, 31(2), 51.
88 Deng, W J., Yeh, M L., & Sung, M L (2013) A customer satisfaction index model for international tourist hotels: Integrating consumption emotions into the American
Customer Satisfaction Index International Journal of Hospitality Management, 35, 133-140.
89 DeSarbo, W S., & Grewal, R (2008) Hybrid strategic groups Strategic
90 DeVellis, R F (2012) Scale development: theory and applications,(ed.) SAGE: Thousand Oaks.
91 DiMatteo, L A (2010) Can strategic contracts be a source of competitive advantage American Business Law Journal, 47(4), 727-794.
92 Dominic, P D D., Goh, K N., Wong, D., & Chen, Y Y (2010) The importance of service quality for competitive advantage–with special reference to industrial product International Journal of Business Information Systems, 6(3), 378-397.
93 Dranove, D., Peteraf, M., & Shanley, M (1998) Do strategic groups exist? An economic framework for analysis Strategic Management Journal, 19(11), 1029- 1044.
94 Durand, R (2002) Competitive advantages exist: a critique of Powell Strategic
95 Dvorsky, J., Belas, J., Gavurova, B., & Brabenec, T (2021) Business risk management in the context of small and medium-sized enterprises Economic
96 Dyer, J H (1996) Specialized supplier networks as a source of competitive advantage: Evidence from the auto industry Strategic management journal, 17(4), 271-291.
97 Eccles, R G., Serafeim, G., & Krzus, M P (2011) Market interest in nonfinancial information Journal of Applied Corporate Finance, 23(4), 113-127.
98 El-Adly, M I (2019) Modelling the relationship between hotel perceived value, customer satisfaction, and customer loyalty Journal of Retailing and Consumer
99 Elahi, E (2013) The risk management is a future source of competitive advantage Foresight, 15(2), 117-131.
100 Ellitan, L (2020) Competing in the era of industrial revolution 4.0 and society 5.0 Jurnal Maksipreneur: Manajemen, Koperasi, dan Entrepreneurship, 10(1), 1-12.
101 Elnaga, A., & Imran, A (2013) The impact of training and development on employee performance Journal of Business and Management, 5(4), 137-147.
102 Erickson, A S., & Collins, G (2021) Competition with China can save the planet:Pressure, not partnership, will spur progress on climate change Foreign Aff., 100,136.
103 Eslami, S (2020) The effect of brand experience on brand equity and brand loyalty through the mediating role of brand awareness, brand image and perceived quality.
104 Fahy, J (2002) Sustainable competitive advantage in a global environment: A resource-based approach International Business Review, 11(1), 57-77.
105 Farhikhteh, S., Kazemi, A., Shahin, A., & Shafiee, M M (2020) How competitiveness factors propel SMEs to achieve competitive advantage Competitiveness Review: An International Business Journal, 30(3), 315- 338.
106 Farris, P W., Bendle, N., Pfeifer, P E., & Reibstein, D (2010) Marketing metrics: The definitive guide to measuring marketing performance Pearson Education.
107 Ferguson, T D., Deephouse, D L., & Ferguson, W L (2000) Do strategic groups differ in reputation? Strategic management journal, 21(12), 1195-1214.
108 Fernandez-Torres, Y., Palomo-Zurdo, R J., & Gutiérrez-Fernández, M (2022). Gender Diversity in the Senior Management of Large Technology Companies.
In Research Anthology on Changing Dynamics of Diversity and Safety in the
109 Fiegenbaum, A., & Karnani, A (1991) Output flexibility—a competitive advantage for small firms Strategic management journal, 12(2), 101-114.
110 Findlay, R (1991) Comparative advantage The World of Economics, 99-107.
111 Flanagan, R., Lu, W., Shen, L., Jewell, C (2007) Competitiveness in construction:
A critical review of research Construction Management and Economics, 25, 989– 1000.
112 Fornell, C., & Larcker, D F (1981) Analysis of structural equation models with measurement error and unobservable variables Journal of marketing research, 18(1), 39-50.
113 Forsman, H (2013) Environmental innovations as a source of competitive advantage or vice versa? Business Strategy and the Environment, 22(5), 306-320.
114 Foss, N J (1999) Edith Penrose, economics and strategic management Contributions to Political Economy, 18(1), 87-104.
115 Frempong, L N., Agbenyo, W., & Darko, P A (2018) Comparative analysis of various chosen sectors reveals how job happiness affects workers' commitment and loyalty European Journal of Business and Management, 10(12), 95-105.
116 Froehle, C M (2006) Service personnel, technology, and their interaction in influencing customer satisfaction Decision Sciences, 37(1), 5-38.
117 Fullerton, R R., & Wempe, W F (2009) Lean manufacturing, non‐financial performance measures, and financial performance International journal of operations & production management.
118 Ganguli, S., & Roy, S K (2011) Service quality parameters for banking based on generic technology implication for customer loyalty and satisfaction International journal of bank marketing, 29(2), 168-189.
119 Gao, Z., & Yoshida, S (2013) Analysis on industrial structure and competitive strategies in liner shipping industry Journal of management and strategy, 4(4), 12- 20.
120 Garcia ‐ Serrano, C (2011) Does size matter? The influence of firm size on working conditions, job satisfaction and quit intentions Scottish Journal of Political
121 García‐Morales, V J., Lloréns‐Montes, F J., & Verdú‐Jover, A J (2008) The effects of transformational leadership on organizational performance through knowledge and innovation British journal of management, 19(4), 299-319.
122 Gerhart, B., & Feng, J (2021) The resource-based view of the firm, human resources, and human capital: Progress and prospects Journal of
123 Ghemawat P, Rivkin J 1999 Creating competitive advantage In Strategy and the
Business Landscape: Text and Cases, Ghemawat P with Collis D, Pisano G, Rivkin
(eds) Addison-Wesley: Reading, MA; 49–74
124 Gorla, N., Somers, T M., & Wong, B (2010) System quality, information quality, and service quality's effects on organization The Journal of Strategic Information
125 Goyal, A (2020) A Critical Analysis of Porter’s 5 Forces model of competitive advantage Goyal, A.(2021) A Critical Analysis of Porter’s, 5.
126 Griffith, D A., & Harvey, M G (2001) A resource perspective of global dynamic capabilities Journal of international business studies, 32(3), 597-606.
127 Gunasekaran, A., Subramanian, N., & Papadopoulos, T (2017) Information technology for competitive advantage within logistics and supply chains: A review Asian Logistics and Transportation Review, 99, 14-33.
128 Gupta, D S (1997) The dynamics of competitiveness: Interactive process between markets and assets Economic and Political Weekly, M92-M98.
129 Gurtu, A., & Johny, J (2021) Supply chain risk management: Literature review Risks, 9(1), 16.
130 Hair, J F., Black, W C., Babin, B J., & Anderson, R E (2010) Canonical correlation: A supplement to multivariate data analysis Multivariate data analysis: a global perspective 7th edn Pearson Prentice Hall Publishing, Upper Saddle Rive
131 Hair, J F., Risher, J J., Sarstedt, M., & Ringle, C M (2019) When to utilize PLS-
SEM and how to present the findings European business review, 31(1), 2-24.
132 Hair, Jr, J F., Sarstedt, M., Matthews, L M., & Ringle, C M (2016) Identifying and treating unobserved heterogeneity with FIMIX-PLS: part I–method European business review, 28(1), 63-76.
133 Halim, R E (2006) The effect of the relationship of brand trust and brand affect on brand performance: An analysis from brand loyalty perspective (A case of instant coffee product in Indonesia) Available at SSRN 925169.
134 Hamel, G., & Prahalad, C K (1993) Strategy as stretch and leverage Harvard business review, 71(2), 75-84.
135 Hamid, A A., Ibrahim, S B., Seesy, A S., & Hasaballah, A H A (2015). Interaction effect of perceived service quality and brand image on customer satisfaction Asian Journal of Management Sciences, 3(10), 1-8.
136 Haming, M., Murdifin, I., Syaiful, A Z., & Putra, A H P K (2019) The application of SERVQUAL distribution in measuring customer satisfaction of retails company The Journal of Distribution Science, 17(2), 25-34.
137 Hanaysha, J., & Tahir, P R (2016) Examining the effects of employee empowerment, teamwork, and employee training on job satisfaction Procedia-Social and Behavioral Sciences, 219, 272-282.
138 Harimaya, K., & Okuyama, E (2006) The changing structure of cost for Japanese securities firms International Journal of Business, 11(1), 17.
139 Harrigan, K R., & Dalmia, G (1991) Knowledge workers: the last bastion o f competitive advantage Planning Review, 19, 4-9.
140 Haseeb, M., Hussain, H I., Kot, S., Androniceanu, A., & Jermsittiparsert, K (2019). Role of social and technological challenges in achieving a sustainable competitive advantage and sustainable business performance Sustainability, 11(14), 3811.
141 Hashim, M., Khan, M A., Ullah, M., & Yasir, M (2017) Impact of servant leadership on employees loyalty of private universities academicians in Pakistan.
142 Hatch, N W., & Dyer, J H (2004) A source of long-term competitive advantage is human capital and education Strategic management journal, 25(12), 1155-1178.
143 Hazen, B T., & Byrd, T A (2012) Toward creating competitive advantage with logistics information technology International Journal of Physical Distribution &
144 Henkel, S., Tomczak, T., Heitmann, M., & Herrmann, A (2007) Managing brand consistent employee behaviour: relevance and managerial control of behavioural branding Journal of product & brand management, 16(5), 310-320.
145 Henseler, J., Ringle, C M., & Sarstedt, M (2015) A new criterion for assessing discriminant validity in variance-based structural equation modeling Journal of the academy of marketing science, 43(1), 115-135.
146 Hermundsdottir, F., & Aspelund, A (2021) Sustainability innovations and firm competitiveness: A review Journal of Cleaner Production, 280, 124715.
147 Hery, H., & Tarigan, R E (2015) A study of customer satisfaction on online trading system application of securities company in Indonesia using SERVQUAL CommIT
(Communication and Information Technology) Journal, 9(1), 19-22.
148 Hidayati, T., Lestari, D., Maria, S., & Zainurossalamia, S (2019) Effect of employee loyalty and commitment on organizational performance with considering role of work stress Polish Journal of Management Studies, 20.
149 Hill, C W., & Jones, G R (2011) Essentials of strategic management Cengage
150 Hinterhuber, A., & Liozu, S M (2017) Is innovation in pricing your next source of competitive advantage? 1 In Innovation in pricing (pp 11-27) Routledge.
151 Hitt, M A., & Tyler, B B (1991) Strategic decision models: Integrating different perspectives Strategic management journal, 12(5), 327-351.
152 Hoang, D L T., & Nguyen, T H (2021) Customer Experiences in the Tourism Service: Theoretical Research and Proposed Analysis Framework VNU JOURNAL
153 Hock, M., & Ringle, C M (2010) Analyzing the value continuum empirically using local strategic networks in the software industry International Journal of Knowledge
154 Hoffman, A J., Corbett, C J., Joglekar, N., & Wells, P (2014) Industrial ecology as a source of competitive advantage Journal of Industrial Ecology, 18(5), 597-602.
155 Horak, J., Machova, V., & Vrbka, J (2021) Financial Management for the Successful Company Value (126-152) IGI Global.
156 Hu, J L., & Fang, C Y (2007) Managerial Efficiency of Securities Firms under Financial Holding Companies in Taiwan.
157 Huang, J., Zhou, C., & Han, W (2013) Assessing competitive advantage based on customer satisfaction and customer value In 2013 10th International Conference on
Service Systems and Service Management (pp 12-17).
158 Huang, L., Wang, M., Chen, Z., Deng, B., & Huang, W (2020) Brand image and customer loyalty: Transmitting roles of cognitive and affective brand trust Social
Behavior and Personality: an international journal, 48(5), 1-12.
159 Huber, F., Herrmann, A., & Morgan, R E (2001) Gaining competitive advantage through customer value oriented management Journal of consumer marketing, 18(1), 41-53.
160 Hunt, S D., & Arnett, D B (2004) Market segmentation strategy, competitive advantage, and public policy: Grounding segmentation strategy in resource- advantage theory Australasian Marketing Journal (AMJ), 12(1), 7-25.
161 Huselid, M A., & Barnes, J E (2003) Human capital measurement systems as a source of competitive advantage Retrieved November, 30, 2010.
162 Huynh, V H L (2023) Factors affecting the work stress of employees at VNPT Binh Duong Business Center Tập San Khoa học Và kỹ thuật trường Đại học Bình Dương, 5(4).
163 Ibhagui, O W., & Olokoyo, F O (2018) Leverage and firm performance: New evidence on the role of firm size The American Journal of Economics and
164 Ihalainen, M (2011) Competitive advantage through customer satisfaction.
165 Irabor, I E., & Okolie, U C (2019) A review of employees’ job satisfaction and its affect on their retention Annals of Spiru Haret University Economic Series, 19(2), 93-114.
166 Ireland, R D., Hitt, M A., & Vaidyanath, D (2002) Alliance management as a source of competitive advantage Journal of management, 28(3), 413-446.
167 Ismail, A I., Rose, R C., Abdullah, H., & Uli, J (2010) The relationship between organisational competitive advantage and performance moderated by the age and size of firms Asian Academy of Management Journal, 15(2), 157-173.
168 Ismail, S., Romle, A R., & Azmar, N A (2015) The impact of organizational culture on job satisfaction in higher education institution International Journal of
169 Jacob, R., Madu, C N., & Tang, C (2004) An empirical assessment of the financial performance of Malcolm Baldrige Award winners International Journal of Quality
170 Jaiyeoba, H B., & Haron, R (2016) A qualitative inquiry into the investment decision behaviour of the Malaysian stock market investors Qualitative Research in
171 Jun, B H., & Kang, B G (2013) Effects of information quality on customer satisfaction and continuous intention to use in social commerce Journal of the Korea society of computer and information, 18(3), 127-139.
172 Kabir, M N., & Parvin, M M (2011) Factors affecting employee job satisfaction of pharmaceutical sector Asian journal of business and management research, 1(9), 113-123.
173 Kahupi, I., Hull, C E., Okorie, O., & Millette, S (2021) Building competitive advantage with sustainable products–A case study perspective of stakeholders Journal of Cleaner Production, 289, 125699.
174 Kamukama, N (2013) Intellectual capital: company's invisible source of competitive advantage Competitiveness Review: An International Business
175 Kandampully, J., & Suhartanto, D (2000) Customer loyalty in the hotel industry: the role of customer satisfaction and image International journal of contemporary management in Asia, 12 (6), 346-351.
176 Kaneva, N (2011) Nation branding: Toward an agenda for critical research International journal of communication, 5, 25.
177 Kaplan, R S., & Norton, D P (2005) The BCS: measures that are important performance Harvard business review, 83(7), 172.
178 Kaura, V., Prasad, C S D., & Sharma, S (2014) Impact of service quality, service convenience and perceived price fairness on customer satisfaction in Indian retail banking sector Management and Labour Studies, 39(2), 127-139.
179 Kaynak, E., & Darling, J R (2013) International management leadership: The primary competitive advantage Routledge.
180 Keshavarz, Y., & Jamshidi, D (2018) Service quality evaluation and the mediating role of perceived value and customer satisfaction in customer loyalty International
181 Khan, S Z., Yang, Q., & Waheed, A (2019) Investment in intangible resources and capabilities spurs sustainable competitive advantage and firm performance Corporate Social Responsibility and Environmental
182 Khan, T R., Islam, M., Choudhury, T T., & Adnan, A M (2014) How earning per share (EPS) affects on share price and firm value.
183 Khanna, P (2003) Training could lead to loyalty Network World Canada, 13(6).
184 Khoironi, T A., Syah, H., & Dongoran, P (2018) Product quality, brand image and pricing to improve satisfaction impact on customer loyalty International Review of
185 Kim, H., & Niehm, L S (2009) The impact of website quality on information quality, value, and loyalty intentions in apparel retailing Journal of interactive marketing, 23(3), 221-233.
186 Kim, K H., Jeon, B J., Jung, H S., Lu, W., & Jones, J (2011) Effective employment brand equity through sustainable competitive advantage, marketing strategy, and corporate image Journal of Business Research, 64(11), 1207-1211.
187 Kline, R B (2015) Principles of structural equation modeling, and how to develop a model that work Guilford publications.
188 Koch, T., & Windsperger, J (2017) Seeing through the network: Competitive advantage in the digital economy Journal of Organization Design, 6(1), 1-30.
189 Koivumaki, T., Ristola, A., & Kesti, M (2008) The effects of information quality of mobile information services on user satisfaction and service acceptance–empirical evidence from Finland Behaviour & Information Technology, 27(5), 375-385.
190 Konecnik Ruzzier, M (2002) The image as a possible source of competitive advantage of the destination–the case of Slovenia Tourism Review, 57(1), 6-12.
191 Kotler, P (2012) Kotler on marketing Simon and Schuster.
192 Kozena, M., & Chladek, T (2012) Company competitiveness measurement depending on its size and field of activities Procedia-Social and Behavioral
193 Kraaijenbrink, J., Spender, J C., & Groen, A J (2010) The resource-based view: A review and assessment of its critiques Journal of management, 36(1), 349-372.
194 Krajnakova, E., Navikaitė, A., & Navickas, V (2015) Paradigm shift of small and medium-sized enterprises competitive advantage to management of customer satisfaction Inžinerinė ekonomika, 327-332.
195 Kuang-Jung, C (2005) Technology-based service and customer satisfaction in developing countries International Journal of Management, 22(2), 307.
196 Kuncoro, W., & Suriani, W O (2018) Achieving sustainable competitive advantage through product innovation and market driving Asia pacific management review, 23(3), 186-192.
197 Laere, K (2003) Social networks as a source of competitive advantage for the firm Journal of workplace learning.
198 Lancieri, F., & Sakowski, P M (2021) Competition in digital markets: a review of expert reports Stan JL Bus & Fin., 26, 65.
199 Latif, K F., Jan, S., & Shaheen, N (2013) Association of Training Satisfaction with Employee Development aspect of Job Satisfaction Journal of managerial sciences,
200 Lawson, B., & Samson, D (2001) Developing innovation capability in organisations: a dynamic capabilities approach International journal of innovation management, 5(03), 377-400.
201 Lee, H W., & Ha, K S (2015) Research on the decision factor in customer loyalty in securities companies: Focusing on reliability and customer satisfaction's moderating effects Journal of the Korea Academia-Industrial Cooperation
202 Lee, J N (2015) The effects of information quality on customer satisfaction and loyalty to use in Chinese Social Commerce Journal of digital Convergence, 13(9), 161-167.
203 Lew, Y K., & Sinkovics, R R (2013) Crossing borders and industry sectors: behavioral governance in strategic alliances and product innovation for competitive advantage Long Range Planning, 46(1-2), 13-38.
204 Li, S (2020) The impact of service quality, self-service technology, and the corporate image on customer satisfaction and customer revisit intention among luxury hotels in Kuala Lumpur, Malaysia International Journal of Services,
205 Liao, C S (2018) Competition, contestability and market structure for securities firms in Taiwan Economic and Financial Review, 8(4), 499-514.
206 Liao, C S., Yang, C H., & Liu, D (2010) Efficiency, productivity and ownership structure for securities firms in Taiwan Journal of Money, Investment and Banking,
207 Lim, A P., Loo, J K., & Lee, P H (2017) The impact of leadership on turnover intention: The mediating role of organizational commitment and job satisfaction Journal of Applied Structural Equation Modeling, 1(1), 27-41.
208 Lim, J H., Stratopoulos, T C., & Wirjanto, T S (2012) Role of IT executives in the firm's ability to achieve competitive advantage through IT capability International
Journal of Accounting Information Systems, 13(1), 21-40.
209 Lin, B W (2003) Technology transfer as technological learning: a source of competitive advantage for firms with limited R&D resources R&D Management,
210 Lin, M J J., & Chen, C J (2008) Integration and knowledge sharing: transforming to long‐term competitive advantage International Journal of Organizational
211 Lin, X., & Wei, B (1999) Service quality dimensions of securities brokerage firms: what customers consider as important Journal of Professional Services
212 Lin, X., Zhang, Y., & Zhu, N (2009) Does bank ownership increase firm value? Evidence from China Journal of International Money and Finance in Asia, 28(4), 720-737.
213 Liu, S (2008) Commission deregulation and performance of securities firms: Further evidence from Japan Journal of Economics and Business, 60(4), 355-368.
214 Luo, X., Homburg, C., & Wieseke, J (2010) Customer satisfaction, analyst stock recommendations, and firm value Journal of Marketing Research, 47(6), 1041-1058.
215 Luo, Y (2000) Dynamic capabilities in international expansion Journal of world business, 35(4), 355-378.
216 Ma, H (2000) Competitive advantage and firm performance Competitiveness
Review: An International Business Journal, 10 (2), 15-32.
217 Majeed, S (2011) The impact of competitive advantage on organizational performance Journal of Business and Management, 3(4), 191-196.
218 Malik, A (2019) Creating competitive advantage through source basic capital strategic humanity in the industrial age 4.0 International Research Journal of
219 Malik, M E., Ghafoor, M M., & Hafiz, K I (2012) Impact of Brand Image, Service Quality and price on customer satisfaction in Pakistan Telecommunication sector International journal of business and social science in Asia, 3(23).
220 Maliranta, M., & Nurmi, S (2019) Business owners, employees, and firm performance Small Business Economics, 52(1), 111-129.
221 Martin, W C., Ponder, N., & Lueg, J E (2009) Price fairness perceptions and customer loyalty in a retail context Journal of Business Research, 62(6), 588-593.
222 Massawe, D (2013) Customer satisfaction and complaints as a means of gaining a competitive advantage in hospitality industry The Eastern African journal of hospitality, leisure and tourism, 1(1), 1-10.
223 McDowell, W C., Harris, M L., & Geho, P R (2016) Longevity in small business: The effect of maturity on strategic focus and business performance Journal of
224 Mehta, A M., & Tariq, M (2020) How brand image and perceived service quality affect customer loyalty through customer satisfaction Academy of Marketing Studies
225 Memon, M A., Mangi, R A., & Rohra, C L (2009) Human capital a source of competitive advantage “Ideas for strategic leadership” Journal of Basic and Applied
226 Micheli, P., & Manzoni, J F (2010) Strategic performance measurement: Benefits, limitations and paradoxes Long range planning, 43(4), 465-476.
227 Mihardjo, L., Sasmoko, S., Alamsjah, F., & Elidjen, E (2019) The influence of digital customer experience and electronic word of mouth on brand image and supply chain sustainable performance Uncertain Supply Chain Management, 7(4), 691-702.
228 Mittal, V., & Frennea, C (2010) Customer satisfaction: a strategic review and guidelines for managers MSI Fast Forward Series, Marketing Science Institute,
229 Mohammad, W M W., & Wasiuzzaman, S (2021) Environmental, Social and Governance (ESG) disclosure, competitive advantage and performance of firms in Malaysia Cleaner Environmental Systems, 2, 100015.
230 Morck, R., Nakamura, M., & Shivdasani, A (2000) Ownership structure of securities companies, and firm value in Japan The Journal of Business, 73(4), 539- 567.
231 Morgan-Thomas, A., & Veloutsou, C (2013) Beyond technology acceptance: Brand relationships and online brand experience Journal of Business Research, 66(1), 21- 27.
232 Muller, W (1991) Gaining competitive advantage through customer satisfaction.
233 Murali, S., Pugazhendhi, S., & Muralidharan, C (2016) Modeling and analyzing the connection between customer pleasure, loyalty, and the quality of the after-sales experience Journal of retailing and consumer services, 30, 67-83.
234 Nakano, M., & Nguyen, P (2013) Foreign ownership and firm performance: evidence from Japan's electronics industry Applied Financial Economics, 23(1), 41- 50.
235 Nakhaei, H., & Hamid, N I N B (2013, October) The relationship between economic value added, return on assets, and return on equity with market value added in Tehran Stock Exchange (TSE) In Proceedings of global business and finance research conference (Vol 16, No 11, pp 1-9).
236 Negulescu, O H (2018) Employees’ value reflected in the income from salary negotiation strategy Review of General Management, 27(1), 119-129.
237 Neupane, R (2015) The effects of brand image on customer satisfaction and loyalty intention in retail super market chain UK International Journal of Social Sciences and Management, 2(1), 9-26.
238 Newbert, S L (2008) Value, rareness, competitive advantage, and performance: a conceptual‐level empirical investigation of the resource‐based view of the firm Strategic management journal, 29(7), 745-768.
239 Nguyen, H., Tran, T H M., Nguyen, T H Y., & Truong, D D (2021) The influence of competitive advantage on financial performance: A case study of SMEs in Vietnam The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 8(5), 335-343.
240 Nguyen, Q., Nisar, T M., Knox, D., & Prabhakar, G P (2018) Understanding customer satisfaction in the UK quick service restaurant industry: The influence of the tangible attributes of perceived service quality British Food Journal, 120(6), 1207-1222.
241 Nguyen, T H., Nguyen, X M., Nguyen, T T H., & Tran, Q T (2017) Ownership structure and performance of professional service firms in a declining industry: Evidence from Vietnamese securities firms Business and Economic Horizons
242 Notta O, Vlachvei A (2011) Competitiveness in food and beverage manufacturing industries Proceeding of International Conference on Applied Economics (437-442).
243 Oh, J., & Rhee, S K (2010) Influences of supplier capabilities and collaboration in new car development on competitive advantage of carmakers Management
244 Oliveira, M., Sousa, M., Silva, R., & Santos, T (2021) Strategy and human resources management in non-profit organizations: Its interaction with open innovation Journal of Open Innovation: Technology, Market, and Complexity, 7(1),75.
245 Olson, E L (2008) The implications of platform sharing on brand value Journal of
246 Oluwagbemiga, O E., Olugbenga, O M., & Zaccheaus, S A (2014) The cost management practices and firm’s performance of manufacturing organizations International Journal of Economics and Finance in Asia, 6(6), 234- 239.
247 Omit, I D T., & product Line, R F (1999) Competitive advantage European
248 O'Shannassy, T (2008) Sustainable competitive advantage or temporary competitive advantage: Improving understanding of an important strategy construct Journal of strategy and management, 1(2), 168-180.
249 Otley, D (2001) Accounting performance measurement: a review of its purposes and practices International Journal of Business Performance Management, 3(2-4), 245-260.
250 Otley, D (2002) Measuring performance: The accounting perspective Business performance measurement: Theory and practice, 3-21.
251 Oztemel, E., & Gursev, S (2020) Literature review of Industry 4.0 and related technologies Journal of intelligent manufacturing, 31, 127-182.
252 Panda, T K., & Das, S (2014) The role of tangibility in service quality and its impact on external customer satisfaction: A comparative study of hospital and hospitality sectors Journal of Marketing Management, 13(4), 53.
253 Parola, F., & Musso, E (2007) Market structures and competitive strategies: the carrier–stevedore arm-wrestling in northern European ports Maritime Policy &
254 Pei, X L., Guo, J N., Wu, T J., Zhou, W X., & Yeh, S P (2020) Does the effect of customer experience on customer satisfaction create a sustainable competitive advantage? A comparative study of different shopping situations: a casestudy in Asia Sustainability, 12(18), 7436.
255 Pellegrino Missaglia, A., Bruno, A., & Battaglia, D (2020) Good practices for the feed sector.
256 Pervan, M., & Višić, J (2012) Influence of firm size on its business success Croatian Operational Research Review, 3(1), 213-223.
257 Peteraf, M A (1993) The cornerstones of competitive advantage: a resource‐based view Strategic management journal, 14(3), 179-191.
258 Peteraf, M A., & Barney, J B (2003) Unraveling the resource‐based tangle Managerial and decision economics, 24(4), 309-323.
259 Peterson, W., Gijsbers, G., & Wilks, M (2003) An organizational performance assessment system for agricultural research organizations: concepts, methods, and procedures (No 2126-2021-1308).
260 Pham, T T., Bennett, K., Vu, T P., Brunner, J., Le Ngoc, D., & Nguyen, D T.
(2013) Payments for forest environmental services in Vietnam: from policy to practice CIFOR Occasional Paper, (93).
261 Phuong, N N D., & Dai Trang, T T (2018) Repurchase intention: The effect of service quality, system quality, information quality, and customer satisfaction as mediating role: a PLS approach of m-commerce ride hailing service in Vietnam Marketing and Branding Research, 5(2), 78.
262 Pilinkiene, V., Kurschus, R J., & Auskalnyte, G (2013) E-business as a source of competitive advantage Economics and management, 18(1), 77-85.
263 Poggi, A (2010) Job satisfaction, working conditions and aspirations Journal of
264 Porter, M E (1979) The structure within industries and companies' performance The review of Asian economics and statistics, 214-227.
265 Porter, M E (1985) Technology and competitive advantage Journal of business strategy.
266 Porter, M E (1989) How competitive forces shape strategy In Readings in strategic management (pp 133-143) Palgrave, London.
267 Porter, M E (1990) The competitive advantage of nations Harvard business review, 73, 91.
268 Porter, M E (1998) What are clusters and the new economics of competition (Vol.
76, No 6, pp 77-90) Boston: Harvard Business Review.
269 Porter, M E (2011) Competitive advantage of nations: creating and sustaining superior performance simon and schuster.
270 Porter, M E., & Advantage, C (1985) Creating and sustaining superior performance Competitive advantage, 167, 167-206.
271 Powell, T C (2001) Competitive advantage: logical and philosophical considerations Strategic management journal, 22(9), 875-888.
272 Powell, T C (2002) The philosophy of strategy Strategic Management
273 Prahalad, C K., & Hamel, G (1993) The core competence of the corporation Organization of Transnational Corporations, 11, 359.
274 Prahalad, C K., & Hamel, G (1997) The core competence of the corporation.
In Strategische Unternehmungsplanung/Strategische Unternehmungsführung (pp. 969-987) Physica, Heidelberg.
275 Prahalad, C K., & Hamel, G (2009) The core competence of the corporation.
In Knowledge and strategy (pp 41-59) Routledge.
276 Preble, J F., Reichel, A., & Hoffman, R C (2000) Strategic alliances for competitive advantage: evidence from Israel's hospitality and tourism industry. International Journal of Hospitality Management, 19(3), 327-341.
277 Raduan, C R., Jegak, U., Haslinda, A., & Alimin, I I (2009) Management, strategic management theories and the linkage with organizational competitive advantage from the resource-based view European Journal of Humanity and Social
278 Radzi, S N J M., Islam, M A., & Ibrahim, S (2011) Earning quality in public listed companies: A study on Malaysia exchange for securities dealing and automated quotation Asian International Journal of Economics and Finance, 3(2), 233-244.
279 Rahmi, D Y., Rozalia, Y., Chan, D N., Anira, Q., & Lita, R P (2017) Green brand image relation model, green awareness, green advertisement, and ecological knowledge as competitive advantage in improving green purchase intention and green purchase behavior on creative industry products Journal of Economics,
280 Reast, J D (2005) Brand trust and brand extension acceptance: the relationship Journal of Product & Brand Management, 14(1), 4-13.
281 Reed, R., Lemak, D J., & Mero, N P (2000) Total quality management and sustainable competitive advantage Journal of quality management, 5(1), 5-26.
282 Reinhardt, F (2000) Sustainability and the firm Interfaces, 30(3), 26-41.
283 Reklitis, P., Sakas, D P., Trivellas, P., & Tsoulfas, G T (2021) Performance implications of aligning supply chain practices with competitive advantage: Empirical evidence from the agri-food sector Sustainability, 13(16), 8734.
284 Reyes, G I., Nieto, E S D., & Pèrez, G I (2018) Brand image as competitive advantage In Competition Forum (Vol 16, No 1, pp 142-153) American Society for Competitiveness.
285 Riaz, A., & Haider, M H (2010) Role of transformational and transactional leadership on job satisfaction and career satisfaction Business and Economic horizons, 1(1), 29-38.
286 Rohrbeck, R (2010) Harnessing a network of experts for competitive advantage: technology scouting in the ICT industry R&d Management, 40(2), 169-180.
287 Rose, R C., Abdullah, H., & Ismad, A I (2010) A Review on the Relationship between Organizational Resources, Competitive Advantage and Performance Journal of International Social Research, 3(11).
288 Rounaghi, M M., Jarrar, H., & Dana, L P (2021) Implementation of strategic cost management in manufacturing companies: overcoming costs stickiness and increasing corporate sustainability Future Business Journal, 7(1), 1-8.
289 Rumelt, R P (2003) What in the world is competitive advantage and how it is important Policy working paper, 105(2003), 1-5.
290 Sachitra, V (2017) Review of competitive advantage measurements: reference on agribusiness sector Journal of Scientific Research and Reports, 12(6), 1-11.
291 Sadri, G., & Lees, B (2001) Developing corporate culture as a competitive advantage Journal of Management Development, 20(10), 853-859.
292 Salameh, S., & Ahmad, A (2022) A systematic review of stock market development in India Journal of Public Affairs, 22(1), e2316.
293 Salaun, Y., & Flores, K (2001) Information quality, how to meet the needs of the consumers and its impact on customers’ loyalty International journal of information management, 21(1), 21-37.
294 Saleem, S., Rahman, S U ve Umar, R M (2015) Measuring customer based beverage brand equity: Investigating the relationship between perceived quality, brand awareness, brand image and brand loyalty International Journal of Marketing
295 Sarkar, M B., Echambadi, R A J., & Harrison, J S (2001) Alliance entrepreneurship and firm market performance Strategic management journal, 22(6‐7), 701-711.
296 Sasmita, J., & Suki, N M (2015) Young consumers’ insights on brand equity: Effects of brand association, brand loyalty, brand awareness, and brand image International journal of retail and distribution management in Asia, 43(3), 276-292.
297 Sebestova, J., & Lejkova, M (2020) Business Competencies Within Unstable Business Environments In Developing Entrepreneurial Competencies for Start-Ups and Small Business (pp 41-58) IGI Global.
298 Selvam, M., Gayathri, J., Vasanth, V., Lingaraja, K., & Marxiaoli, S (2016). Determinants of firm performance: A subjective model Int'l J Soc Sci Stud., 4, 90.
299 Semuel, H., & Siagian, H (2015) The different impact between transformational leadership and transactional leadership on competitive advantage Journal of
Progressive Research in Social Sciences (JPRSS), 3(1), 146-153.
300 Seric, M., Gil-Saura, I., & Mollá-Descals, A (2016) Can advanced technology affect customer-based brand equity in service firms? An empirical study in upscale hotels Journal of Service theory and Practice in Asia, 26(1), 2-27.
301 Setiawan, B., Aryanto, V., & Andriyansah (2017) The effects of brand image on online perceived quality, online brand personality and purchase intention. International Journal of Economics and Business Administration in Asia, 70-80.
302 Shaheen, I., & Naseem, N (2015) A review of customer satisfaction, employee satisfaction and their impact on firm performance Studies, 4(1), 21-31.
303 Shanahan, T., Tran, T P., & Taylor, E C (2019) Getting to know you: Social media personalization as a means of enhancing brand loyalty and perceived quality Journal of Retailing and Consumer Services, 47, 57-65.
304 Shank, J K., Shank, J H., Govindarajan, V., & Govindarajan, S (1993) Strategic cost management: the new source of competitive advantage, how to gain competitive advantage from pricing policy Simon and Schuster.
305 Sheng, M L., Chang, S.-Y., Teo, T., & Lin, Y.-F (2013) Knowledge barriers, knowledge transfer, and innovation competitive advantage in healthcare settings. Management Decision, 51, 461–478.
306 Sher, P J., & Lee, V C (2004) Information technology as a facilitator for enhancing dynamic capabilities through knowledge management Information & management, 41(8), 933-945.
307 Shrivastav, S M., & Kalsie, A (2017) The relationship between foreign ownership and firm performance in India: an empirical analysis Artha Vijnana, 59(2), 152-162.
308 Shyu, J Z., & Chiu, Y C (2002) Innovation policy for developing Taiwan’s competitive advantages R&D Management, 32(4), 369-374.
309 Sigalas, C., & Economou, V P (2013) Revisiting the concept of competitive advantage: Problems and fallacies arising from its conceptualization Journal of
310 Sigalas, C., Pekka-Economou, V & Georgopoulos, N (2013) Developing a measure of competitive advantage Journal of Strategy and Management, 6(4), 320- 342.
311 Sigo, M O (2020) Determinants of Firm Performance: A Subjective Model,
Journal of Financial Economics and Accounting.
312 Siminica, M., Circiumaru, D., & Ganea, M (2008) The effects of reevaluating the balance sheet on the financial standing of the company, 1(10), 303-311.
313 Singh, A., & Sharma, M (2022) Development of a ‘green IT brand image sustainability model for competitive advantage’ Environment, Development and
314 Singh, M., & Faircloth*, S (2005) The impact of corporate debt on long term investment and firm performance Applied Economics, 37(8), 875-883.
315 Singh, S K., Chen, J., Del Giudice, M., & El-Kassar, A N (2019) Environmental ethics, environmental performance, and competitive advantage: Role of environmental training Technological Forecasting and Social Change, 146, 203- 211.
316 Sinha, A., Bernardes, E., Calderon, R., & Wuest, T (2021) Digital supply networks. London, UK: McGraw Hill-Ascent Audio.
317 Sirapracha, J., & Tocquer, G (2012) Customer experience, brand image and customer loyalty in telecommunication services In International Conference on
Economics, Business and Marketing Management (Vol 29, No 3, pp 112-117).
318 Smithson, S., Devece, C A., & Lapiedra, R (2011) Online visibility as a source of competitive advantage for small-and medium-sized tourism accommodation enterprises The Service Industries Journal, 31(10), 1573-1587.
319 Snehota, I., & Hakansson, H (1995) Developing relationships in business networks (Vol 11) London: routledge.
320 Soomro, B A., & Shah, N (2019) Determining the impact of entrepreneurial orientation and organizational culture on job satisfaction, organizational commitment, and employee’s performance South Asian Journal of Business Studies,
321 Stalk, G (1988) Time the next source of competitive advantage.
322 Stone, R N., & Mason, J B (1997) Relationship management: strategic marketing’s next source of competitive advantage Journal of Marketing Theory and Practice,
323 Strandskov, J (2006) Sources of competitive advantages and business performance Journal of Business Economics and Management, 7(3), 119-129.
324 Suddaby, R., Foster, W M., & Trank, C Q (2010) Rhetorical history as a source of competitive advantage Advances in strategic management, 27(2010), 147-173.
325 Sukumar, A., Jafari-Sadeghi, V., Garcia-Perez, A., & Dutta, D K (2020) The potential link between corporate innovations and corporate competitiveness: evidence from IT firms in the UK Journal of Knowledge Management, 24(5), 965- 983.
326 Tallman, S., Jenkins, M., Henry, N., & Pinch, S (2004) Knowledge, clusters, and competitive advantage Academy of management review, 29(2), 258-271.
327 Tam, J L (2004) Customer satisfaction, service quality and perceived value: an integrative model Journal of marketing management, 20(7-8), 897-917.
328 Tamwatin, U., Trimetsoontorn, J., & Fongsuwan, W (2015) The effect of tangible and intangible service quality on customer satisfaction and customer loyalty: a SEM approach towards a five-star hotel in Thailand Journal for Global Business
329 Taouab, O., & Issor, Z (2019) Firm performance: Definition and measurement models European Scientific Journal, 15(1), 93-106.
330 Tayeh, M., Al-Jarrah, I M., & Tarhini, A (2015) Accounting vs market-based measures of firm performance related to information technology investments International Review of Social Sciences and Humanities, 9(1), 129-145.
331 Teece, D J., Pisano, G., & Shuen, A (1997) Dynamic capabilities and strategic management Strategic management journal, 18(7), 509-533.
332 Teece, D J., Rumelt, R P., & Schendel, D E (1994) Fundamental issues in strategy: a research agenda.
333 Teece, D., & Pisano, G (1994) The dynamic capabilities of firms Industrial and corporate change in Asia, 3(3), 537-556.
334 Thatte, A A (2007) Competitive advantage of a firm through supply chain responsiveness and SCM practices (Doctoral dissertation, University of Toledo).
335 Tong, C., Tak, W I W., & Wong, A (2015) The impact of knowledge sharing on the relationship between organizational culture and job satisfaction: The perception of information communication and technology (ICT) practitioners in Hong Kong.
International Journal of Human Resource Studies in Asia, 5(1), 19.
336 Trent, R J (2007) Strategic supply management: How to create the next source of competitive advantage J Ross Publishing.
337 Van Laere, K., & Heene, A (2003) Social networks as a source of competitive advantage for the firm Journal of workplace learning, 15(6), 248- 258.
338 Vargas, J R C., Mantilla, C E M., & de Sousa Jabbour, A B L (2018) Enablers of sustainable supply chain management and its effect on competitive advantage in the Colombian context Resources, Conservation and Recycling, 139, 237-250.
339 Vasilescu, L (2011) Assessing the firm performance through the financial ratios Annals-Economy Series, 3, 159-166.
340 Vidili, I (2021) Customer experience: the new competitive advantage for companies that want their customer at the center of their business In Handbook of Research on
User Experience in Web 2.0 Technologies and its Impact on Universities and Businesses (pp 183-209) IGI Global
341 Vives, X (1990) Information and competitive advantage International Journal of
342 Vlados, C., Chatzinikolaou, D., & Iqbal, B A (2022) New Globalization and Multipolarity Journal of Economic Integration, 37(3), 458-483.
343 Voon, M L., Lo, M C., Ngui, K S., & Ayob, N B (2011) The influence of leadership styles on employees’ job satisfaction in public sector organizations in Malaysia International Journal of Asia Business, Management and Social Sciences,
344 Vu, T H., Nguyen, V D., Ho, M T., & Vuong, Q H (2019) Determinants of Vietnamese listed firm performance: Competition, wage, CEO, firm size, age, and international trade Journal of Risk and Financial Management, 12(2), 62.
345 Waheeduzzaman, A N M (2011) Competitiveness and convergence in G7 and emerging markets Competitiveness Review, 21(2), 110–128.
346 Wakefield, K L., & Blodgett, J G (1999) Customer response to intangible and tangible service factors Psychology & Marketing, 16(1), 51-68.
347 Walsh, P R., & Dodds, R (2017) Measuring the choice of environmental sustainability strategies in creating a competitive advantage Business Strategy and the Environment, 26(5), 672-687.
348 Wan, Z., & Bullard, S H (2008) Firm size and competitive advantage in the US upholstered, wood household furniture industry Forest products journal, 58(1), 91.
349 Wang, K L., Tseng, Y T., & Weng, C C (2003) A study of production efficiencies of integrated securities firms in Taiwan Applied Financial Economics, 13(3), 159- 167.
350 Wang, T C., Chang, J F., Anh, T N., & Chang, W T (2010, September) Applying TOPSIS method to evaluate the business operation performance of Vietnam listing securities companies In 2010 International Conference on Computational Aspects of
351 Wangpaichitr, K (2010) How ‘Relationship Marketing’Contributes to Gaining
Customer Loyalty to Securities Brokerage Firms in the Stock Exchange of Thailand? (Doctoral dissertation, University of Northumbria at Newcastle (United
352 Waqas, A., Bashir, U., Sattar, M F., Abdullah, H M., Hussain, I., Anjum, W., & Arshad, R (2014) Factors influencing job satisfaction and its impact on job loyalty International Journal of Learning and Development in Asia, 4(2), 141-161.
353 Watson, D., Weber, K., Assenheimer, J S., Clark, L A., Strauss, M E., & McCormick, R A (1995) Testing a tripartite model: I Evaluating the convergent and discriminant validity of anxiety and depression symptom scales Journal of abnormal psychology, 104(1), 3.
354 Wiggins, R R., & Ruefli, T W (2002) Sustained competitive advantage: Temporal dynamics and the incidence and persistence of superior economic performance Organization science, 13(1), 81-105.
355 Woodford, K., Greer, J., & Phillips, A (2003) Searching for productivity and competitive advantage on New Zealand dairy farms (No 1027-2016-82125).
356 Wright, P M., McMahan, G C., & McWilliams, A (1994) Human resources and sustained competitive advantage: a resource-based perspective International journal of human resource management in Asia, 5(2), 301-326.
357 Wu, C C., Liao, S H., Chen, Y J., & Hsu, W L (2011, December) Analysis of service quality, brand image and price fairness impact on the customer satisfaction and customer loyalty Industrial Engineering and Engineering Management (1160-
358 Xu, X., & Wang, Y (1999) Ownership structure and corporate governance inChinese stock companies China economic review, 10(1), 75-98.
359 Xu, Y., & Geodegebuure, R (2005) Employee satisfaction and customer satisfaction: Testing the service-profit chain in a Chinese securities firm Innovative
360 Xu, Y., & Van der Heijden, B (2005) The employee factor in the service-profit chain framework: A study among service employees working within a leading Chinese securities firm Journal of International Consumer Marketing, 18(1-2), 137- 155.
361 Xu, Y., Goedegebuure, R., & Van der Heijden, B (2007) Customer perception, customer satisfaction, and customer loyalty within Chinese securities business: towards a mediation model for predicting customer behavior Journal of relationship marketing, 5(4), 79-104.
362 Yadav, P L., Han, S H., & Rho, J J (2016) Impact of environmental performance on firm value for sustainable investment: Evidence from large US firms Business strategy and the environment, 25(6), 402-420.
363 Yeh, H (2015) Effects of ICT's innovative applications on brand image and customer's purchase intention International Journal of Organizational Innovation,
364 Yi, S., Zhao, J., & Joung, H W (2018) Influence of price and brand image on restaurant customers’ restaurant selection attribute Journal of foodservice business research, 21(2), 200-217
365 Yilmaz, M K., Hacioglu, U., Nantembelele, F A., & Sowe, S (2021) Corporate board diversity and its impact on the social performance of companies from emerging economies Global Business and Organizational Excellence, 41(1), 6-20.
366 Zameer, H., Tara, A., Kausar, U., & Mohsin, A (2015) Impact of service quality, corporate image and customer satisfaction towards customers’ perceived value in the banking sector in Pakistan International journal of bank marketing, 33(4), 442-456.
367 Zhang, M J., & Lado, A A (2001) Information systems and competitive advantage: a competency-based view Technovation, 21(3), 147-156.
368 Zin, S M., & Manaf, K (2019) Role of Intellectual Capital in Women Entrepreneurs' Business Performance In Women Entrepreneurs and Strategic
Decision Making in the Global Economy (pp 209-230) IGI Global.
Danh sách 31 CTCK Việt Nam
TT Mã cổ phiếu Tên công ty Sàn giao dịch Quy mô
1 AGR CTCP CK Agribank HoSE Vừa
2 APG CTCP CK APG HoSE Nhỏ
3 APS CTCP CK Châu Á Thái Bình Dương HNX Vừa
4 ART CTCP CK BOS HNX Vừa
5 BMS CTCP CK Bảo Minh UPCoM Vừa
6 BSI CTCP CK Ngân hàng BIDV HoSE Vừa
7 BVS CTCP CK Bảo Việt HNX Vừa
8 CTS CTCP CK Ngân hàng VietinBank HoSE Vừa
9 DSC CTCP CK DSC UPCoM Nhỏ
10 EVS CTCP CK Everest HNX Vừa
11 FTS CTCP CK FPT HoSE Vừa
12 HAC CTCP CK Hải Phòng UPCoM Nhỏ
13 HBS CTCP CK Hòa Bình HNX Nhỏ
14 HCM CTCP CK Thành phố HCM HoSE Lớn
15 IVS CTCP CK Guotai Junan (Việt Nam) HNX Nhỏ
16 MBS CTCP CK MB HNX Vừa
17 ORS CTCP CK Tiên Phong UPCoM Vừa
18 PHS CTCP CK Phú Hưng UPCoM Vừa
19 PSI CTCP CK Dầu khí HNX Vừa
20 SBS CTCP CK Ngân hàng Sacombank UPCoM Nhỏ
21 SHS CTCP CK Sài Gòn - Hà Nội HNX Lớn
22 SSI CTCP CK SSI HoSE Lớn
23 TCI CTCP CK Thành Công UPCoM Nhỏ
24 TVB CTCP CK Trí Việt HoSE Nhỏ
25 TVS CTCP CK Thiên Việt HoSE Vừa
26 VCI CTCP CK Bản Việt HoSE Lớn
27 VDS CTCP CK Rồng Việt HoSE Vừa
28 VIG CTCP CK Thương mại và Công nghiệp Việt Nam HNX Nhỏ
29 VIX CTCP CK VIX HoSE Vừa
30 VND CTCP CK VNDirect HoSE Lớn
31 WSS CTCP CK Phố Wall HNX Nhỏ
LTCT của DN và phân loại dựa trên góc nhìn
TT LTCT Nghiên cứu Phân loại
1 Công nghệ thông tin, NNL Lim & cộng sự (2012) RBV
2 Hiệu quả kinh tế theo phạm vi,
Hiệu quả kinh tế theo quy mô Christensen (2001) RBV
3 Nguồn lực thông tin, Hệ thống thông tin Breznik (2012), Pilinkiene & cộng sự (2013) RBV
4 Lịch sử phát triển, Danh tiếng Suddaby và cộng sự (2010) RBV
5 Danh tiếng/Thương hiệu, Công nghệ thông tin Ruzzier (2002), Smithson và cộng sự (2011), Cantele & Zardini (2018) RBV
6 Văn hóa tổ chức, Sự hợp tác bên trong tổ chức Barney (1986), Della-Corte &
7 Công nghệ thông tin, Hệ sinh thái ngành Hoffman & cộng sự (2014) RBV
8 Hệ thống quản lý tri thức, Nguồn lực tài chính Adams & Lamont (2003) RBV
9 Tài sản hữu hình, Tài sản vô hình,
10 NNL/Quản lý NNL/ Chính sách NNL/ Bồi dưỡng và phát triển
& Dalmia (1991), Dyer (1996), Kamukama (2013), Hatch & Dyer (2004)
11 Lãnh đạo và quản lý, NNL/Bồi dưỡng và phát triển, Nguồn lực thông tin
Barney & Zajac (1994), Memon và cộng sự (2009) RBV,
12 Văn hóa tổ chức, NNL, Lãnh đạo và quản lý, Bồi dưỡng và phát triển Wang & cộng sự (2011) RBV,
13 Trách nhiệm xã hội, Lãnh đạo và Quản lý, Thương hiệu/Danh tiếng Walsh & Dodds (2017) RBV,
14 Trách nhiệm xã hội DN/Công nghệ Haseeb & cộng sự (2019) RBV,
15 Tài sản vô hình, Nguồn lực tài chính, Trách nhiệm xã hội DN Khan & cộng sự (2019) RBV,
16 Công nghệ, Quản lý tri thức, Đổi mới sáng tạo Sheng & cộng sự (2013), Forsman
17 Danh tiếng, Lãnh đạo và Quản lý, Chiến lược Marketing Kim và cộng sự (2011) RBV,
18 NNL, Công nghệ thông tin, Quảnlý hệ thống thông tin, Công nghệ Broderick & Boudreau (1992);
TT LTCT Nghiên cứu Phân loại
19 Công nghệ thông tin, Tài sản hữu hình, Lãnh đạo và quản lý, Quản lý quan hệ với các bên liên quan Malik (2019) RNBV,
20 Chất lượng dịch vụ, chính sách giá cả, lãnh đạo và quản lý Chen & cộng sự (2005) CBV
21 Chính sách giá, Chiến lượcmarketing Hinterhuber & Liozu (2017), Hunt
22 Đổi mới và sáng tạo, Lãnh đạo và Quản lý, Chiến lược Marketing Kuncoro & Suriani (2018) CBV
23 Hệ thống đánh giá NNL Huselid & Barnes (2003) CBV
24 Khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng Stalk (1988) CBV
25 Nghiên cứu và phát triển, Quản lý chuỗi cung ứng Oh & Rhee (2010) CBV
26 NNL, Nguồn lực tài chính Bobillo & cộng sự (2010) CBV
27 Quản lý chất lượng toàn diện Reed và cộng sự (2000), Addae-
28 Quản lý chuỗi cung ứng, Lãnh đạo và quản lý, Quản lý NNL Trent (2007); Vargas & cộng sự
29 Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý NNL, Đổi mới sáng tạo Lin & Chen (2008) CBV
30 Quản lý rủi ro Elahi (2013) CBV
31 Sự linh hoạt trong sản xuất/sảnlượng Fiegenbaum & Karnani (1991) CBV
32 Quản lý chi phí Shank & cộng sự (1993), Beheshti
33 Năng lực nguồn vốn tài trợ từ bênngoài Ibhagui & Olokoyo (2018), Bui
34 Công nghệ thông tin, Quản lýchuỗi cung ứng, vận chuyển Hazen & Byrd (2012), Gunasekaran
35 Liên minh chiến lược Preble & cộng sự (2000), Ireland & cộng sự (2002), DiMatteo (2010), Lew & Sinkovics (2013)
36 Mạng lưới/nguồn lực xã hội Laere (2003) RNBV
37 Quan hệ/Quan hệ với các bên liênquan/ Stone & Mason (1997), Koch &
38 Nước xuất xứ Baker & Ballington (2002) BEV
39 Năng suất lao động Chikan (2008) BEV
Số lượng thành viên ban lãnh đạo và đối tượng phỏng vấn
TT Mã cổ phiếu Tên công ty
Số lượng thành viên ban lãnh đạo Đối tượng phỏng vấn Năm
1 AGR CTCP CK Agribank 11 11 12 13 13 Thành viên
2 APG CTCP CK APG 6 7 7 7 7 Thành viên
3 APS CTCP CK Châu Á Thái Bình
4 ART CTCP CK BOS 9 8 11 10 11 Ban Giám đốc
5 BMS CTCP CK Bảo Minh 12 12 13 9 8 Thành viên
6 BSI CTCP CK Ngân hàng BIDV 11 10 9 10 12 Phụ trách
7 BVS CTCP CK Bảo Việt 11 10 9 11 10 Thành viên
8 CTS CTCP CK Ngân hàng
9 DSC CTCP CK DSC 11 9 10 9 11 Thành viên
10 EVS CTCP CK Everest 7 10 11 12 10 Thành viên
11 FTS CTCP CK FPT 9 9 9 11 10 Thành viên
12 HAC CTCP CK Hải Phòng 11 10 10 9 10 Thành viên
13 HBS CTCP CK Hòa Bình 11 11 9 9 10 Thành viên
14 HCM CTCP CK Thành phố HCM 18 14 14 13 22 Thành viên
15 IVS CTCP CK Guotai Junan (Việt
16 MBS CTCP CK MB 12 12 13 11 12 Ban Giám đốc
17 ORS CTCP CK Tiên Phong 11 10 10 8 11 Thành viên
TT Mã cổ phiếu Tên công ty
Số lượng thành viên ban lãnh đạo Đối tượng phỏng vấn Năm 2016 Năm
18 PHS CTCP CK Phú Hưng 11 10 10 10 12 Thành viên
19 PSI CTCP CK Dầu khí 12 11 10 10 14 Thành viên
20 SBS CTCP CK Ngân hàng
21 SHS CTCP CK Sài Gòn - Hà Nội 10 10 11 10 11 Thành viên
22 SSI CTCP CK SSI 11 10 11 11 11 Phụ trách
23 TCI CTCP CK Thành Công 11 10 10 10 9 Phụ trách
24 TVB CTCP CK Trí Việt 11 10 12 13 11 Thành viên
25 TVS CTCP CK Thiên Việt 11 11 12 11 11 Thành viên
26 VCI CTCP CK Bản Việt 12 11 11 11 13 Thành viên
27 VDS CTCP CK Rồng Việt 14 14 14 14 21 Thành viên
28 VIG CTCP CK Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 9 9 7 7 7 Phụ trách
29 VIX CTCP CK VIX 10 11 11 11 11 Thành viên
30 VND CTCP CK VNDirect 9 9 12 11 11 Thành viên
31 WSS CTCP CK Phố Wall 11 10 12 11 10 Thành viên
Nguồn: Tác giả luận án
Số lượng lao động và số lượng phiếu trả lời khảo sát hợp lệ từ đối tượng nghiên cứu
TT Mã cổ phiếu Tên công ty SLLĐ Số lượng phiếu khảo sát hợp lệ từ khách hàng
3 APS CTCP CK Châu Á Thái Bình Dương 39 734
5 BMS CTCP CK Bảo Minh 29 629
6 BSI CTCP CK Ngân hàng BIDV 241 1,831
7 BVS CTCP CK Bảo Việt 564 1,921
8 CTS CTCP CK Ngân hàng VietinBank 168 2,144
12 HAC CTCP CK Hải Phòng 45 1,344
13 HBS CTCP CK Hòa Bình 21 475
14 HCM CTCP CK Thành phố HCM 594 2,419
15 IVS CTCP CK Guotai Junan (Việt Nam) 43 844
17 ORS CTCP CK Tiên Phong 123 1,398
18 PHS CTCP CK Phú Hưng 236 1,908
19 PSI CTCP CK Dầu khí 144 1,361
20 SBS CTCP CK Ngân hàng Sacombank 60 1,484
21 SHS CTCP CK Sài Gòn - Hà Nội 222 1781
23 TCI CTCP CK Thành Công 31 701
24 TVB CTCP CK Trí Việt 85 1,678
25 TVS CTCP CK Thiên Việt 56 1,148
26 VCI CTCP CK Bản Việt 228 2,527
27 VDS CTCP CK Rồng Việt 266 2,138
28 VIG CTCP CK Thương mại và Công nghiệp VN 32 712
31 WSS CTCP CK Phố Wall 42 921
Nguồn: Tác giả luận án
Số lượng lao động (SLLĐ) và số lượng phiếu trả lời khảo sát hợp lệ từ đối tượng nghiên cứu
TT Mã cổ phiếu Tên công ty SLLĐ Số lượng sát hợp lệ từ nhân viên
3 APS CTCP CK Châu Á Thái Bình Dương 39 27
5 BMS CTCP CK Bảo Minh 29 20
6 BSI CTCP CK Ngân hàng BIDV 241 168
7 BVS CTCP CK Bảo Việt 564 320
8 CTS CTCP CK Ngân hàng VietinBank 168 117
12 HAC CTCP CK Hải Phòng 45 30
13 HBS CTCP CK Hòa Bình 21 14
14 HCM CTCP CK Thành phố HCM 594 341
15 IVS CTCP CK Guotai Junan (Việt Nam) 43 30
17 ORS CTCP CK Tiên Phong 123 86
18 PHS CTCP CK Phú Hưng 236 166
19 PSI CTCP CK Dầu khí 144 101
20 SBS CTCP CK Ngân hàng Sacombank 60 42
21 SHS CTCP CK Sài Gòn - Hà Nội 222 155
23 TCI CTCP CK Thành Công 31 21
24 TVB CTCP CK Trí Việt 85 59
25 TVS CTCP CK Thiên Việt 56 39
26 VCI CTCP CK Bản Việt 228 159
27 VDS CTCP CK Rồng Việt 266 186
28 VIG CTCP CK Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 32 22
31 WSS CTCP CK Phố Wall 42 28
Nguồn: Tác giả luận án
Quy trình và nội dung phỏng vấn thành viên ban lãnh đạo các CTCK Việt
- Hình thức phỏng vấn: Theo hình thức trực tuyến.
Phần 1 Chuẩn bị trước khi phỏng vấn:
- Sắp xếp hẹn lịch phỏng vấn, gửi địa chỉ Zoom/link Zoom đến đối tượng được phỏng vấn.
- Chuẩn bị đủ điều điện kỹ thuật, đảm bảo đường truyền Internet hoạt động tốt.
- Trong quá trình phỏng vấn cần đảm bảo đủ dung lượng để hoạt động Record được diễn ra thông suốt.
Phần 2 Tiến hành phỏng vấn
- Bước 1: Làm quen với người phỏng vấn, yêu cầu người phỏng vấn giới thiệu bản thân
- Bước 2: Nêu mục tiêu của cuộc phỏng vấn và nguyên tắc bảo mật, cụ thể:
- “Dữ liệu của tất cả các cuộc phỏng vấn này không nhằm mục gì khác ngoài mục đích nghiên cứu khoa học của Ông Kim Mạnh Tuấn – nghiên cứu sinh của trường Đại học Ngoại thương với đề tài: “Nghiên cứu tác động của LTCT đến KQKD của các CTCK Việt Nam”
- “Tất cả thông tin cá nhân của người tham gia phỏng vấn sẽ được giữ kín tuyệt đối”
- “Dữ liệu của cuộc phỏng vấn sẽ do Ông Kim Mạnh Tuấn chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự bảo mật theo hợp đồng đã ký với Vietstock”.
- Bước 3: Tiến hành phỏng vấn
Trước khi phỏng vấn một lần nữa xin phép đối tượng phỏng vấn ghi âm nội dung phỏng vấn Lưu ý: “Các câu hỏi mang tính chất gợi ý, mục tiêu quan trọng nhất là xác định được các yếu tố mà các thành viên thuộc ban lãnh đạo các CTCK Việt Nam cho rằng đó là LTCT của các CTCK Việt Nam”.
1 Thưa Ông/Bà, Ông/Bà vui lòng cho biết yếu tố nào là LTCT của công ty mà Ông/Bà đang công tác và các CTCK Việt Nam khác ?
2 Những yếu tố nào có thể tác động đến KQKD của công ty mà Ông/Bà đang công tác và các CTCK Việt Nam khác trong dài hạn ?