GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Từ những năm thuộc thập niên 1990, cây điều từng được xem là cây chủ lực trong cơ cấu phát triển ngành nông nghiệp Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) (2019), với tổng diện tích điều khoảng 450.000 ha và sản lượng hạt điều thô khoảng 500.000 tấn trong năm 2014 Ngành chế biến hạt điều cũng là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao Trong năm 2014, Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều nhân đứng đầu thế giới với sản lượng xuất khẩu đạt khoảng 260.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD, trong khi đó, tiêu thụ nội địa khoảng 13.000 tấn.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, cây điều đang mất dần lợi thế, ngành điều đang đi vào quỹ đạo sa sút Cũng theo VINACAS (2019), diện tích điều cả nước năm
2018 chỉ còn 297.498 ha với sản lượng đạt 391.000 tấn trong khi sản lượng chế biến điều nhân đạt 1.65 triệu tấn và sản lượng xuất khẩu là 391.000 tấn với kim nghạch xuất khẩu đạt 3,52 tỷ USD Người trồng điều không còn mặn mà với cây điều vì giá cả bấp bênh, lợi nhuận thấp Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2014), ngành điều đang đứng trước những khó khăn, sản lượng điều sản xuất trong nước giảm sút, hiệu quả sản xuất điều thấp so với một số cây trồng khác như cao su, cà phê, tiêu,…
Do đó, một số diện tích trồng điều được chuyển sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc chuyển sang đất phi nông nghiệp Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, các nhà máy chế biến phải nhập khẩu điều nguyên liệu thô từ nước ngoài ngày càng tăng mặc dù chất lượng điều nhập khẩu không tốt bằng điều sản xuất trong nước Điều này có nguy cơ làm giảm khả năng cạnh tranh của điều Việt Nam trong tương lai Do đó để duy trì chất lượng sản phẩm xuất khẩu, việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu cần được quan tâm đầu tư.
Theo VINACAS (2019), điểm yếu và cũng là thách thức lớn nhất của ngành điều Việt Nam là công suất chế biến hạt điều đã vượt xa năng lực sản xuất điều
13 nguyên liệu trong nước; sự liên kết giữa người trồng điều và doanh nghiệp chế biến còn lỏng lẻo và yếu kém Do đó, doanh nghiệp phải nhập khẩu điều từ Châu Phi để chế
14 biến Tuy nhiên, phần lớn hạt điều từ Châu Phi có chất lượng thấp hơn trong nước (trừ
Bờ Biển Ngà) nên doanh nghiệp thường gặp nhiều rủi ro về chất lượng sản phẩm, nhất là thời điểm cuối vụ.
Bên cạnh đó, ngành điều của Việt Nam đang phát triển không bền vững, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, giá cả và nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc vào bên ngoài, tính cạnh tranh không cao, sự liên kết hợp tác và phân công sản xuất thể hiện qua việc chưa có sự chuyên môn hóa theo cụm, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển,… Đây chính là những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp trong ngành chế biến hạt điều dễ bị thua thiệt khi xảy ra tranh chấp quốc tế, bị chèn ép trong các khâu mua bán,… Ngoài ra, ngành điều Việt Nam còn yếu kém về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu, tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế, thương mại điện tử, cạnh tranh khốc liệt trong nội bộ các doanh nghiệp trong nước. Theo VINACAS (2019), các doanh nghiệp chế biến hạt điều trong nước chỉ xuất khẩu sản phẩm thô, chưa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao và mang thương hiệu của chính mình ra thị trường thế giới. Để khắc phục những hạn chế và yếu kém này, các doanh nghiệp chế biến hạt điều phải có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn và nghiêm túc về phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả.Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đó chính là chìa khóa để giúp hóa giải các khó khăn cho mỗi doanh nghiệp và toàn ngành.
Vùng Đông Nam Bộ được mệnh danh là thủ phủ của cây điều tại Việt Nam Diện tích trồng điều ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ là 183.700 ha, chiếm 61 % diên ̣ tích cả nước Diện tích điều của Việt Nam giảm liên tục trong 8 năm từ năm 2007 là 440.000 ha xuống còn 290.000 ha vào năm 2015 Đến năm 2016, diện tích điều có xu hướng phục hồi trở lại và đạt 293.000 ha, năm 2019 đạt 297.498 ha (diện tích cho thu hoạch đạt 283.200 ha) Là vùng sản xuất điều có quy mô lớn nhất, năm 2019 toàn vùng có sản lượng 140,6 nghìn tấn, chiếm 66,6% về sản lượng điều cả nước Tập trung chính ở Bình Phước (134.300 ha, sản lượng 95,8 nghìn tấn), Đồng Nai (27.800 ha, sản lượng 31,2 nghìn tấn) Trong khi diện tích điều của Việt Nam giảm liên tục trong giai đoạn
2008 - 2015, diện tích điều của thế giới lại tăng liên tục từ 1991 - 2013 với tỷ lệ tăng trưởng diện tích trồng là 4,8% Diện tích điều hế giới đang có xu hướng tăng trưởng chậm dần do doanh thu/ha thấp, thời gian thu hồi vốn chậm và cơ hội chọn lựa cây trồng khác nhiều hơn.
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những cải tiến trong chuỗi cung ứng sẽ đem lại một lợi nhuận đáng kể trong việc tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng sản phẩm, thời gian và dịch vụ khách hàng Đánh giá chuỗi cung ứng là rất quan trọng để gia tăng hiệu quả hoạt động qua các kế hoạch cải tiến phù hợp được đề xuất dựa trên các tiêu chí và thông tin thu được trong quá trình đánh giá Trong những năm qua, nhiều nhà kinh tế học và quản trị học đã chỉ ra vai trò quan trọng của chuỗi cung ứng của nông sản Quản lý chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm, quản lý hậu cần sản xuất,… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng, kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, đặc biệt là tiến trình hội nhập kinh tế thế giới thì vai trò của quản trị chuỗi cung ứng càng được coi trọng.
Hiện tại, có khá nhiều nghiên cứu về sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi chuyên sâu về chuỗi cung ứng của ngành hàng hạt điều Những nghiên cứu về chuỗi cung ứng trước chỉ đề cập đến một trong những vấn đề: Phân tích chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả của từng tác nhân trong chuỗi, phân tích điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng,… Chưa có nghiên cứu nào tích hợp tất cả những vấn đề trên để tìm ra điểm nghẽn trong xuyên suốt chuỗi cung ứng.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên cùng với nhận thức tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ nói chung và mặt hàng hạt điều nói riêng, đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ” nhằm phân tích các dòng chảy trong chuỗi cung ứng hạt điều, đánh giá hiệu quả chất lượng, thời gian, chí phí logistic và nhận diện những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng hạt điều ở vùng Đông Nam Bộ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng cho ngành điều trong khu vực nghiên cứu và cho cả nước là thật sự cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng Đông Nam Bộ để có những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng và đưa ngành hàng hạt điều Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.
- Đánh giá khái quát thực trạng chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam
- Đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng dựa trên các yếu tố về chất lượng, thời gian và chi phí logistic.
- Phân tích và tìm ra điểm nghẽn làm ảnh hưởng đến sự vận hành của toàn chuỗi cung ứng hạt điều ở vùng Đông Nam Bộ.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng Đông Nam Bộ và phát triển ngành điều Việt Nam một cách ổn định và bền vững.
Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nêu trên, luận án cần phải làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1 Thực trạng chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ như thế nào?
Câu hỏi 2 Hiệu quả chuỗi cung ứng trên cơ sở chất lượng sản phẩm, thời gian và chi phí logistic trong chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ như thế nào?
Câu hỏi 3 Những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng làm ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ là gì?
Câu hỏi 4 Những những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng Đông Nam Bộ và phát triển ngành điều Việt Nam một cách hiệu quả?
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng luận án tập trung nghiên cứu là chuỗi cung ứng hạt điều: Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng, chất lượng, thời gian và chi phí logistic.
- Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong địa bàn các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ Vùng Đông Nam Bộ gồm có 6 tỉnh có diện tích trồng điều từ cao đến thấp là: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh Trong đó Bình Dương và Tây Ninh có diện tích điều rất ít chưa đến 1% toàn vùng.
Dữ liệu thứ cấp: Từ năm 2015 đến năm
2019 Dữ liệu sơ cấp: Năm 2018
- Về phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm hạt điều của vùng Đông Nam Bộ, hướng tới việc thay đổi một phần hoạt động sản xuất và cung ứng thực phẩm hiện tại của khu vực nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Là nghiên cứu đầu tiên đi chuyên sâu về chuỗi cung ứng của ngành hàng hạt điều Sự kết hợp các vấn đề: Phân tích chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả của từng tác nhân trong chuỗi,… để tìm ra điểm nghẽn xuyên suốt chuỗi cung ứng Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng cho ngành điều trong khu vực nghiên cứu và cho cả nước Nghiên cứu sẽ góp một phần vào việc đưa ngành điều Việt Nam phát triển bền vững và đủ sức cạnh tranh với thế giới.
1.6 Ý nghĩa khoa học của luận án
Nghiên cứu chuỗi cung ứng đang là một lĩnh vực còn khá mới tại Việt Nam, nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ thêm cách nhìn tổng quan một chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp và làm phong phú thêm cách tiếp cận trong nghiên cứu về chuỗi cung ứng nông sản.
Nghiên cứu này cũng là nền tảng để các nhà nghiên cứu khác có thêm cơ sở để thực hiện nhiều hơn nữa và phát triển rộng rãi hơn những nghiên cứu về chuỗi cung ứng của các ngành hàng khác trên cả nước.
1.7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần tóm lược và phần kết luận, luận án được chia thành 5 chương được trình bày với kết cấu như sau:
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Mô hình nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Là nghiên cứu đầu tiên đi chuyên sâu về chuỗi cung ứng của ngành hàng hạt điều Sự kết hợp các vấn đề: Phân tích chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả của từng tác nhân trong chuỗi,… để tìm ra điểm nghẽn xuyên suốt chuỗi cung ứng Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng cho ngành điều trong khu vực nghiên cứu và cho cả nước Nghiên cứu sẽ góp một phần vào việc đưa ngành điều Việt Nam phát triển bền vững và đủ sức cạnh tranh với thế giới.
Ý nghĩa khoa học của luận án
Nghiên cứu chuỗi cung ứng đang là một lĩnh vực còn khá mới tại Việt Nam, nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ thêm cách nhìn tổng quan một chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp và làm phong phú thêm cách tiếp cận trong nghiên cứu về chuỗi cung ứng nông sản.
Nghiên cứu này cũng là nền tảng để các nhà nghiên cứu khác có thêm cơ sở để thực hiện nhiều hơn nữa và phát triển rộng rãi hơn những nghiên cứu về chuỗi cung ứng của các ngành hàng khác trên cả nước.
Kết cấu của luận án
Ngoài phần tóm lược và phần kết luận, luận án được chia thành 5 chương được trình bày với kết cấu như sau:
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Mô hình nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
2.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng nông sản
Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều cách tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chuỗi cung ứng” Trong nghiên cứu của luận án này, tác giả trích lược một số định nghĩa chuỗi cung ứng nhằm củng cố cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình, bao gồm: Trước tiên, Bryceson và Smith (2008) cho rằng một chuỗi cung ứng nông sản bao gồm tất cả các khâu cung ứng đầu vào, sản xuất, trung gian, chế biến, bán lẻ, thị trường quốc gia/toàn cầu Các hoạt động trong chuỗi này bao gồm các hoạt động hậu cần, tài chính và kỹ thuật về cơ bản được kiểm soát bởi ba luồng trong quản lý chuỗi cung ứng: Luồng thông tin, tài chính và vật chất để hoạt động hiệu quả.
Christopher (2010) đề xuất một định nghĩa ngắn gọn và bao quát hơn về chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Tác nhân của chuỗi cung ứng bao gồm nông dân, các tác nhân trung gian (thương buôn, người chế biến, bán buôn và bán lẻ) và người tiêu dùng trong những mối liên kết các dòng chảy ngược và xuôi Dòng chảy xuôi là làm thế nào để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, dòng chảy ngược là làm theo yêu cầu thị trường về chất lượng và số lượng Kết hợp dòng chảy xuôi và dòng chảy ngược trong chuỗi cung ứng là mong muốn sản phẩm cuối cùng đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng với giá cạnh tranh Như vậy, theo Chritopher (2010) thì khái niệm dòng chảy trong chuỗi cung ứng có khác biệt so với khái niệm của Bryceson và Smith (2008) trước đó.
Từ những khái niệm về chuỗi cung ứng đã được trích dẫn trên đây, về cơ bản một chuỗi cung ứng bao gồm một hành trình liên kết giữa các nhân tố, trong đó có 4 nội hàm của chuỗi cung ứng như sau:
- Thành phần của chuỗi cung ứng bao gồm hệ thống các tổ chức, con người tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, là các mắt xích đóng vai trò làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng Cụ thể, các tổ chức này có thể là các nhà cung cấp, các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng.
- Mối quan hệ đồng thời giữa các dòng chảy bên trong chuỗi cung ứng gồm dòng thông tin, dòng sản phẩm hay dịch vụ, dòng tài chính và dòng chuyển quyền sở hữu giữa các tác nhân.
- Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm hay dịch vụ gì, giá báo nhiêu mà còn quan tâm đến việc sản phẩm hay dịch vụ đưa ra thị trường bằng cách nào.
- Quá trình hoạt động của từng tác nhân là nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
Huỳnh Thị Thu Sương (2012) có một định nghĩa được đúc kết từ các nghiên cứu trước: Chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng Nói cách khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản, đó là: Tạo mối liên kết với nhà cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng và hiệu quả trên toàn hệ thống.
Dmitry Ivanov và cộng sự (2019) đã có một định nghĩa rất mới về chuỗi cung ứng Tuy nhiên, xét cho cùng thì nó cũng là sự đúc kết, tổng hợp từ quan điểm của các học giả trước kia nhưng được định nghĩa một cách đầy đủ và bao quát hơn về chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng (SC) là một mạng lưới các tổ chức và quy trình, trong đó bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau (nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ) hợp tác (hợp tác và điều phối) dọc theo toàn bộ chuỗi để thu được nguyên liệu thô, chuyển đổi các nguyên liệu thô này thành các sản phẩm cuối cùng và cung cấp những sản phẩm cuối cùng này cho khách hàng.
Như vậy, có thể hiểu chuỗi cung ứng là: “Hệ thống các tổ chức, con người và cơ sở hạ tầng có liên quan đến việc đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
Các hoạt động của chuỗi cung ứng là quá trình chuyển đổi từ các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất thành những sản phẩm hoàn chỉnh và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng”.
Nhìn chung về cơ bản một chuỗi cung ứng bao gồm một quá trình liên kết giữa các nhân tố trong đó có 3 hoạt động cơ bản nhất, gồm:
- Cung cấp: Tập trung vào các hoạt động mua nguyên liệu như thế nào? Mua từ đâu và khi nào nguyên liệu được cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả quá trình sản xuất.
- Sản xuất: Là quá trình chuyển đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng.
- Phân phối: Là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được phân phối đến khách hàng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp thời và hiệu quả.
2.1.1.1 Quản lý chuỗi cung ứng Để chuỗi cung ứng của một hàng hóa, dịch vụ hay một ngành hàng được hoạt động hiệu quả, đòi hỏi phải có quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả và là một thành phần không thể thiếu trong quá trình tổ chức thực hiện của bất kỳ chuỗi cung ứng ngành hàng nào Lee và cộng sự (1995) cho rằng, quản lý chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, chuyển dịch chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối.
Mentzer, Dewitt, Min, Nix, Smith và Zachia (2001), định nghĩa hoàn toàn khác biệt về quản trị chuỗi cung ứng, nó không phải là việc tích hợp các hoạt động mà nó được định nghĩa là: “Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống đồng thời đề ra sách lược phối hợp các chức năng này trong một công ty cụ thể cũng như liên kết các doanh nghiệp trong một chuỗi cung ứng nhằm mục đích nâng cao năng lực của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng trong dài hạn”.
Jerrey P.Wincel (2004) định nghĩa rằng quản trị chuỗi cung ứng đồng nghĩa với việc quản trị toàn bộ mọi hoạt động của chuỗi cung ứng Tuy nhiên, tác giả không nêu cụ thể quản trị toàn bộ mọi hoạt động của chuỗi cung ứng là thực hiện những công việc gì.
Điểm mới của luận án
Sau khi tổng hợp những nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy rằng có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng và đặc biệt là chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi chuyên sâu về chuỗi cung ứng của ngành hàng hạt điều Những nghiên cứu về chuỗi cung ứng trước chỉ đề cập đến một trong những vấn đề: Phân tích chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả của từng tác nhân trong chuỗi, phân tích điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng, Chưa có nghiên cứu nào tích hợp tất cả những vấn đề trên để tìm ra điểm nghẽn trong xuyên suốt chuỗi cung ứng.
Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện nghiên cứu chuyên sâu chuỗi cung ứng của sản phẩm hạt điều Ngoài ra, kết hợp giữa phân tích chuỗi cung,phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng (hiệu quả chất lượng, hiệu quả thời gian và hiệu quả chi phí logistic) cùng với việc phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng từ đó tìm ra những điểm nghẽn ảnh hưởng đến hiệu quả của chuỗi. Đầu vào Sản xuất Thu gom Chế biến Thương mại Tiêu thụ Đại lý thu mua thành phẩm Trong nước
Công ty chế biến XNK Các tỉnh khác
Cơ sở chế biến vừa và nhỏ Thương lái/ Đại lý lớn Đại lý nhỏ Nông dân Đại lý/ Công ty cung ứng vật tư nông nghiệp
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mô hình phân tích chuỗi cung ứng hạt điều
Dựa vào các mô hình lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước, lý thuyết chuỗi cung ứng và theo nghiên cứu tình hình thực tế trên địa bàn nghiên cứu cùng với tìm hiểu các mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng hạt điều, tác giả đề xuất mô hình phân tích chuỗi cung ứng hạt điều như sau:
Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả, 2020
Hình 3.1 Mô hình chuỗi cung ứng hạt điều vùng Đông Nam Bộ
Mục đích áp dụng cách tiếp cận này nhằm nghiên cứu cụ thể những vấn đề tại các khâu khác nhau trong chuỗi, những vấn đề trong liên kết và phân phối thu nhập giữa các khâu khác nhau để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện giá trị gia tăng đối với sản phẩm Những thành phần tham gia chuỗi cung ứng như người sản xuất, thu gom, chế biến và xuất khẩu sẽ được phân tích theo 5 dòng chảy trong chuỗi cung ứng:
(2) Dòng chuyển quyền sở hữu vật chất
Từ cách tiếp cận phân tích theo 5 dòng chảy từ đó có thể giúp phát hiện ra những điểm nghẽn trong chuỗi và có những gợi ý về mặt chính sách nhằm hoàn thiện hơn chuỗi cung ứng hạt điều và nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng hạt điều.
Mô hình phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng
Qua lược khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng kết hợp với khảo sát thực tế và phỏng vấn chuyên gia, tác giả đề xuất mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ như sau:
Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả, 2020
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chuỗi cung ứng hạt điều
Theo mô hình này, để đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng, tác giả đánh giá hiệu quả chất lượng, hiệu quả thời gian và hiệu quả chi phí logistic.
Dựa theo “Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12380:2018” và “Tiêu chuẩn AFI”,trong nghiên cứu này tác giả phân tích định tính thực trạng chất lượng hạt điều vùng Đông Nam Bộ và so sánh với tiêu chuẩn quy định để rút ra kết luận về chất lượng hạt điều tại khu vực Ngoài ra, tác giả còn phân tích định lượng để đánh giá sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng hạt điều như thế nào theo tiêu chuẩn chất lượng Bên cạnh việc phân tích định lượng đo lường sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng hạt điều, tác giả còn xây dựng mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến chất lượng điều tươi do nông hộ sản xuất. Để xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng các yếu tố tác động đến chất lượng điều tươi do nông hộ sản xuất, tác giả sử dụng phương pháp định tính để xây dựng thang đo để đo lường cảm nhận vể chất lượng hạt điều tươi của nông hộ sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng Để thực hiện mục tiêu này, tác giả thực hiện nghiên cứu theo
Bước 1 Thảo luận nhóm: Tác giả mời 10 chuyên gia là những người rất am hiểu về ngành điều đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Bình Phước và là những người có lĩnh vực công tác là quản lý trực tiếp, lâu năm liên quan đến ngành điều Nội dung thảo luận nhóm là nghe ý kiến đề xuất của các chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hạt điều tươi của nông hộ sản xuất và các tiêu chí đánh giá chất lượng điều tươi Theo kết quả phỏng vấn chuyên gia thì:
Biến phụ thuộc là “Chất lượng điều tươi” được đánh giá bởi chính nông hộ về sản phẩm của mình làm ra Theo các chuyên gia thì cảm nhận về chất lượng điều tươi tốt là: Hạt lớn, có hình dạng đẹp, màu sắc đồng đều, không có mùi ẩm mốc do ẩm ướt, không có lẫn tạp chất và côn trùng, tỉ lệ thu hồi nhân cao Nhưng tiêu chí trên là dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12380-2008 Thang điểm đánh giá từ 0 đến 10: 0 là “Hoàn toàn không đạt tiêu chuẩn” và 10 “Hoàn toàn đạt tiêu chuẩn”.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng điều tươi:
• Khu vực canh tác: Theo các chuyên gia thì có sự khác biệt trong chất lượng giữa 2 khu vực canh tác là khi canh tác ở vùng đất bằng phẳng sẽ có chất lượng hạt tốt hơn ở vùng đồi đốc cao (dấu kỳ vọng +).
• Diện tích đất: Theo các chuyên gia thì khi diện tích đất càng lớn thì nông hộ cần tốn nhiều công sức chăm sóc có khi vượt quá khả năng của hộ nên chất lượng điều tươi bị giảm Khi diện tích nhỏ thì sự chăm sóc chu đáo hơn nên chất lượng tốt hơn (dấu kỳ vọng -).
• Công nghệ: Theo các chuyên gia thì ứng dụng công nghệ vào vườn điều thì chất lượng hạt sẽ đồng đều Trong nghiên cứu này, mức sử dụng công nghệ được tính bằng tổng chi phí sử dụng máy móc trên 1 ha đất trồng điều (dấu kỳ vọng +).
• Phương pháp bón phân - thuốc BVTV: Hiện tại có 2 phương pháp bón phân mà người dân áp dụng là theo kinh nghiệm và theo công thức kỹ thuật của cán bộ khuyến nông đề xuất Theo các chuyên gia thì kinh nghiệm của người dân chiếm ưu thế hơn so với công thức cứng nhắc vì những người nông dân có kinh nghiệm họ sẽ biết được nhu cầu phân bón và thuốc BVTV ở từng thời điểm (dấu kỳ vọng +).
• Kiến thức nông nghiệp: Phương pháp tính điểm kiến thức nông nghiệp cũng được các chuyên gia đưa ra Theo đó, người có kiến thức nông nghiệp nhiều là người thường xuyên tiếp xúc cán bộ khuyến nông, thường tham gia các hội thảo chuyên đề nông nghiệp, có tham gia câu lạc bộ và hợp tác xã, thường xuyên theo dõi báo chí và các kênh truyền thông chuyên về nông nghiệp Theo các chuyên gia thì người có kiến thức cao sẽ sản xuất điều tươi với chất lượng tốt hơn (dấu kỳ vọng +).
• Mô hình đa dạng: Theo các chuyên gia thì khi người dân trồ ng xen một số loại cây trong vườn điều sẽ giúp các cây hỗ trợ nhau và gữ độ ẩm tốt cho đất giúp cho chất lượng hạt điều tốt hơn (dấu kỳ vọng +).
• Giống: Theo các chuyên gia thì giống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên ngày càng cho ra những giống điều có chất lượng tốt hơn rất nhiều so với giống điều truyền thống Tuy nhiên, giống truyền thống do tiến hóa theo th ời gian trên cùng 1 điều kiện nên thường dễ trồng và dễ chăm sóc (dấu kỳ vọng +).
• Tuổi vườn điều: Theo các chuyên gia thì khi vườn điều tuổi càng cao thì chất lượng hạt càng kém do sức khỏe cây càng yếu (dấu kỳ vọng -).
• Ngoài ra các chuyên gia cũng đề xuất rằng các yếu tố hồ sơ cá nhân của chủ hộ cũng có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng điều tươi : Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên trong nghề.
Bước 2 Xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến: Từ kết quả lược khảo các nghiên cứu có liên quan và các ý kiến bổ sung từ kết quả thảo luận nhóm, tác giả xây
X8: Bón phân – Thuốc BVTV X9: Kiến thức
X10: Mô hình đa dạng X11: Giống
Chất lượng điều tươi dựng mô hình dự kiến về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hạt điều tươi của nông hộ sản xuất.
Bước 3 Thiết kế - Hiệu chỉnh bảng câu hỏi: Dựa vào mô hình nghiên cứu dự kiến, tác giả thiết kế bảng câu hỏi cho các biến trong mô hình, sau khi có bảng câu hỏi thì tiến hành phỏng vấn thử 10 hộ nông dân để kiểm tra tính khả thi của từng câu hỏi. Kết quả phỏng vấn thử là cơ sở để điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp trước khi tiến hành thu thập số liệu chính thức. Để xây dựng mô hình nghiên cứu này tác giả thực hiện khảo sát 150 hộ nông dân trồng điều với các biến trong mô hình sau:
Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả, 2020
Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng điều tươi do nông hộ sản xuất
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng về ngành điều
4.1.1 Thực trạng về ngành điều của thế giới và Việt Nam
4.1.1.1 Tổng quan về cây điều
Theo Trần Công Khanh và cộng sự (2013), điều (Anacardium occidentale L) thuộc họ thực vật Anacardiaceae, bộ Rutales Cây điều sinh trưởng và phát triển tốt tại những quốc gia thuộc khu vực cận xích đạo, nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao Hiện có 32 quốc gia trồng điều trên thế giới Ấn Độ hiện là nước có diện tích trồng điều lớn nhất thế giới, dẫn đầu về sản lượng hạt điều thô và hạt điều nhân chế biến Tổng sản lượng điều thô trên toàn thế giới từ 1.575 đến 1.600 ngàn tấn, bao gồm Ấn Độ khoảng 400 -
500 ngàn tấn, chiếm 25 - 30% sản lượng trên toàn thế giới Tiếp theo là Brazil, Việt Nam, các nước Châu Phi như Bờ biển Ngà, Tanzania, Guinea Bissau, Benin, Nigeria, Mozambique, Senagal và Kenya Mỗi năm, các nước thuộc Châu Phi cũng đóng góp khoảng 500 ngàn tấn điều thô và tổng sản lượng điều thế giới Sản phẩm chính của cây điều là hạt điều và dầu vỏ hạt điều, là mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao và ổn định Ngoài ra, cây điều còn cho quả, gỗ, tannin Thị trường tiêu thụ điều trên thế giới ngày càng mở rộng, thị trường trong nước có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả (Bộ NN&PTNT, 2014).
Cây điều có thể sinh trưởng và phát triển từ vĩ độ 25 0 Bắc đến 25 0 Nam nhưng vùng sản xuất chủ yếu từ 15 0 Bắc đến 15 0 Nam Độ cao so với mực nước biển của vùng đất trồng điều phụ thuộc vào vĩ độ, địa hình và tiểu vùng khí hậu Độ cao thích hợp nhất để trồng điều là dưới 600m so với mực nước biển Độ dài ngày và thời gian chiếu sáng không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây điều Cây điều có thể sống với nhiệt độ từ 5 0 C đến 45 0 C nhưng nhiệt độ trung bình thích hợp nhất là
27 0 C Cây điều có thể thích nghi với lượng nước mưa hàng năm biến động từ 400 mm đến 5.000 mm nhưng thích hợp nhất là từ 1.000 mm đến 2.000 mm Đối với cây điều, sự phân bổ lượng mưa theo mùa trong năm quan trọng hơn là lượng mưa Do cây điều cần ít nhất 2 tháng khô hạn hoàn toàn để phân hóa mầm hoa Do đó, khí hậu có hai mùa mưa và khô riêng biệt, trong đó mùa khô kéo dài ít nhất 4 tháng là thích hợp nhất cho sự ra hoa và đậu quả của cây điều Ẩm độ tương đối ít ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây điều, tuy nhiên ẩm độ tương đối cao trong thời kỳ ra hoa có thể làm cho bệnh than thư và bọ xít muỗi gia tăng Ngược lại, độ ẩm tương đối thấp kết hợp với gió nóng sẽ gây khô bông và rụng quả non Đất trồng điều thích hợp nhất là các loại đất giàu chất hữu cơ, độ pH từ 6,3 đến 7,3 và có khả năng thoát nước tốt Cây điều không thích hợp với các loại đất ngập úng, nhiễm phèn, mặn hay đất có tầng canh tác mỏng (Trần Công Khanh và cộng sự 2013).
Lượng chất có chứ a trong điều được đánh giá là hơn hẳn các thực phẩm khác. Theo nghiên cứu cứ 100g hạt điều, nó cung cấp cho bạn khoảng 550 - 600 kcal Trong khi các thực phẩm trong ngũ cốc là 300 - 350 kcal, với các loại thịt là 150 - 200 kcal. Hàm lượng chất đạm trong haṭ đi ều tương đương với lượng đạm trong thịt, cá (chiếm
Trong hạt điều có chứa protein cho hoạt động thường ngày, lipid đơn không béo và chứa một số chất khoáng quan trọng mà cơ thể rất cần; Phophos cần cho sự phát triển; Magie tham gia vào nhiều chu trình chuyển hóa, trao đổi chất; Kali giữ vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa, tham gia hệ thống đệm điều hòa pH của tế bào; Sắt đảm nhiệm vai trò ngăn ngừa thiếu máu Chất béo trong haṭ đi ều hầu hết là các acid béo chưa bão hòa , không chứ a cholesterol Chúng sẽ giúp cho bạn có thể giảm được cân nặng của mình, hỗ trợ cho quá trình ăn kiêng.
4.1.1.2 Thực trạng sản xuất điều của Việt Nam và Thế giới
Theo số liệu báo cáo từ Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, diện tích cây điều cả nước năm 2019 là 337.143 ha bao gồm cả 39.645 ha điều trồng trên đất rừng của tỉnh Bình Phước, tăng 4.410 ha so với năm 2018, trong đó diện tích cho thu hoạch 283.216 ha, chiếm 94,10 % Diện tích trồng điều ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ là 183.700 ha, chiếm 61 % diện tích cả nước Diện tích điều của Việt Nam giảm liên tục trong 8 năm từ năm 2007 (440.000 ha) xuống còn 290.000 ha vào năm 2017 Đến năm 2018, diện tích điều có xu hướng phục hồi trở lại và đạt 293.000 ha, năm 2019 đạt 297.498 ha (Diện tích cho thu hoạch đạt 283.200 ha) Vùng Đông Nam Bộ là vùng sản xuất điều có quy mô lớn nhất, năm 2019 toàn vùng có 183.700 ha, sản lượng 140,6 nghìn tấn,chiếm 61,6% về diện tích, 66,6% về sản lượng điều cả nước Tập trung chính ở BìnhPhước (134.300 ha, sản lượng 95,8 nghìn tấn), Đồng Nai (27.800 ha, sản lượng 31,2 nghìn tấn) Vùng Tây Nguyên là vùng có diện tích lớn thứ 2, năm 2019 toàn vùng có 80.900 ha, sản lượng 50,3 nghìn tấn tập trung chính ở tỉnh Đắk Lắk (20.800 ha, sản lượng 19,3 nghìn tấn), Lâm Đồng (26.400 ha, sản lượng 4,1 nghìn tấn), Gia Lai (17.900 ha), Vùng duyên hải miền trung, năm 2019 toàn vùng có 31.800 ha, sản lượng 17,8 nghìn tấn Bình Thuận có diện tích lớn (17.100 ha, sản lượng 9,6 nghìn tấn) chiếm 51,28% về diện tích và 48,26% về sản lượng của vùng So với diện tích trồng điều của thế giới là 6 triệu ha trong niên vụ 2018 - 2019, diện tích của Việt Nam chỉ chiếm 5,7% Trong khi diện tích điều của Việt Nam giảm liên tục trong giai đoạn 2010
- 2016, diện tích điều của thế giới lại tăng liên tục từ 1993 - 2015 với tỷ lệ tăng trưởng diện tích trồng là 4,8% Diện tích điều thế giới đang có xu hướng tăng trưởng chậm dần do doanh thu/ha thấp, thời gian thu hồi vốn chậm và cơ hội chọn lựa cây trồng khác nhiều hơn.
Từ năm 2008 đến 2015, năng suất điều của nước ta luôn duy trì ở mức thấp dưới 1,0 tấn/ha Kể từ năm 2014, nhờ có sự được quan tâm và chỉ đạo sát sao chương trình thâm canh vườn điều, năng suất điều đã được cải thiện và đạt 1,2 tấn/ha Đến năm
2018 và 2019, năng suất điều bị giảm do tác động mạnh của hạn hán, mưa trái mùa và dịch bệnh Đặc biệt trong các tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019 đã xuất hiện nhiều cơn mưa trái mùa trùng vào thời điểm cây điều ra hoa thụ phấn, kết hợp với sự gây hại của bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides và bọ xít muỗi Helopeltis theivora đã làm giảm năng suất điều (niên vụ 2018 - 2019 năng suất chỉ đạt 0,715 tấn/ha, giảm 37,74 % so với niên vụ 2015 - 2016) Tuy bị giảm năng suất trong niên vụ 2018 - 2019, năng suất điều của Việt Nam vẫn cao hơn năng suất bình quân của thế giới (600kg/ha) Sự cải thiện năng suất điều của thế giới rất chậm với tốc độ tăng trung bình 2,1%/ năm, trong khi năng suất điều của Việt Nam trong hai năm 2014
- 2015 tăng 20% so với trung bình giai đoạn 2010 - 2015.
Sản lượng điều thô của Việt Nam tăng trưởng là 2,3%/năm giai đoạn 2007 -
2015, đạt sản lượng 352 ngàn tấn năm 2015 Năng suất có xu hướng tăng trong khi diện tích gieo trồng điều giảm 4,8% mỗi năm kể từ năm 2010 đến năm 2017 Năm
2018 và 2019, sản lượng điều thô giảm và chỉ đạt 303.948 tấn năm 2016; 210.899 tấn năm 2019 Với diện tích trồng khoảng 6 triệu ha, diện tích cho thu hoạch trên 5 triệu ha, sản lượng điều thô của thế giới dao động khoảng 3,6 - 3,7 triệu tấn/năm Sản lượng điều thô trên thế giới tăng mạnh trong giai đoạn 1993 - 2015 với tốc độ tăng trưởng trung bình 7,0%/năm, tăng mạnh so với giai đoạn 1963 - 1992 (3,7%/năm) Sản lượng điều tăng mạnh trong giai đoạn gần đây chủ yếu là do tăng diện tích trồng Bờ Biển Ngà, Ấn Độ, Việt Nam cung cấp sản lượng điều thô lớn nhất với thị phần năm 2017 tương ứng là 20%, 18% và 15% Khoảng 56% sản lượng điều thô được cung cấp bởi các nước Châu Phi, trong khi Châu Á là 36% và 7% từ Nam Mỹ.
Diễn biến sự thay đổi trong diện tích trồng điều, năng suất của cây điều và sản lượng điều của Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2018 được thể hiện trong hình sau:
Nguồn : Tài liệu hội nghị phát triển ngành điều, 2019
Hình 4.1 Diện tích, năng suất, sản lƣợng điều Việt Nam (2002 - 2018)
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt - Bộ NN&PT Nông thôn (Hình 4.1), tổng diện tích điều của cả nước năm 2018 là 297.498 ha; trong niên vụ điều 2017 do năng suất cây điều giảm (do mưa trái mùa và sâu bệnh hại) nên tổng sản lượng điều thô toàn quốc cũng giảm theo, chỉ đạt 210.899 tấn; năng suất điều bình quân của cả nước là 1,41 tấn/ ha - cao hơn năng suất bình quân của thế giới (chỉ có 600 kg/ha) Khu vực Đông Nam Bộ (với “thủ phủ điều” - Tỉnh Bình Phước) là vùng sản xuất điều có quy mô lớn nhất với diện tích điều là 183.700 ha, sản lượng điều 140.600 tấn, chiếm 61,6% tổng diện tích điều cả nước và 66,6% trên tổng sản lượng điều Xếp vị trí tiếp theo là hai khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ Về thứ hạng theo cấp tỉnh/ thành phố, Bình Phước vẫn là tỉnh có diện tích điều lớn nhất cả nước, tiếp theo là các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận.
Công tác đầu tư thâm canh điều từ năm 2015 đến nay có những chuyển biến tích cực, công tác chỉ đạo, các đề tài, dự án đã tập trung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về tỉa cành, tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, đã đưa năng suất điều tăng lên Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây điều áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp như: Bón phân, tỉa cành tạo tán và phun thuốc BVTV đã làm cho năng suất điều tăng lên đáng kể.
Diễn biến sự thay đổi trong diện tích trồng điều, năng suất của cây điều và sản lượng điều của thế giới từ năm 1966 đến năm 2018 được thể hiện trong hình sau:
Nguồn : Tài liệu hội nghị phát triển ngành điều, 2019
Hình 4.2 Diện tích, năng suất, sản lƣợng điều thế giới (1966 - 2018)
Kết quả nghiên cứu
4.2.1 Kết quả nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng việc tổng hợp lý thuyết , tổng hợp những nghiên cứu trước, phỏng vấn tay đôi và phỏng vấn chuyên sâu đối với các chuyên gia trong ngành điều Kết quả phỏng vấn chuyên sâu các nội dung phục vụ cho nghiên cứu cho kết quả như sau:
4.2.1.1 Đánh giá nội dung và hình thức của bảng câu hỏi khảo sát
Kết quả phỏng vấn chuyên sâu giúp xây dụng và hiệu chỉnh các bảng câu hỏi khảo sát phục vụ cho nghiên cứu định lượng Bảng câu hỏi khảo sát chính thức được gắn trong phần phụ lục.
4.2.1.2 Đề xuất thang đo lường
Thang đo sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng điều tươi do nông dân sản xuất: Các chuyên gia đề xuất dùng thang đo Likert 5 điểm cho các chỉ tiêu trong “Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12380:2018” về chất lượng điều tươi.
Thang đo cảm nhận của khách hàng về chất lượng điều nhân do công ty sản xuất: Các chuyên gia đề xuất dùng thang đo Likert 5 điểm cho các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn chất lượng điều nhân “Tiêu chuẩn AFI”.
Thang đo lường cảm nhận chung về chất lượng điều tươi: Các chuyên gia nhận định rằng do có sự tổng hợp khá nhiều chỉ tiêu nên dùng thang đo rộng hơn thì mới thể hiện được rõ sự khác biệt trong đánh giá nên các chuyên gia đề xuất thang điểm đánh giá từ 0 đến 10: Với 0 là hoàn toàn không đạt tiêu chuẩn và 10 là hoàn toàn đạt tiêu chuẩn theo “Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12380:2018” Thang điểm này cũng tương đồng với thang đo Likert 10 khoảng cách.
4.2.1.3 Kỳ vọng hiệu quả thời gian, chất lượng và chi phí logistic
Kết quả phỏng vấn chuyên sâu từ các chuyên gia trong ngành cho thấy rằng thời gian tiếp nhâ ̣n, chế biến và phân phối nhân điều tốt nhất được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.8 Kỳ vọng thời gian chế biến và phân phối nhân điều
STT Công đoạn Thời gian ( Ngày)
1 Tiếp nhận nhiên liệu đầu vào 1-2
2 Phơi và bảo quản nhiên liệu 2-4
3 Phân loại nguyên liệu (cỡ hạt điều) 1
9 Bảo quản và phân phối 10-15
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả, 2020
Cũng theo các chuyên gia thì thời gian thực tế có thể kéo dài do nhiều lý do phát sinh không mong muốn nhưng để đạt hiệu quả kinh tế thì giai đoạn này không vượt quá 35 ngày.
Thời gian mà sản phẩm chuyển từ doanh nghiệp xuất khẩu đến boong tàu theo nhận định của các chuyên gia thì có 3 giai đoạn quan trọng với thời gian trung bình được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.9 Tổng hợp thời gian đƣa hàng từ doanh nghiệp lên tàu STT Công đoạn Thời gian ( Ngày)
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả, 2020
Cũng theo các chuyên gia, giai đoạn này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ phía đối tác như nhà vận chuyển, thủ tục, nên có thể sẽ giao động rất lớn Để đảm bảo thời gian trên thì công tác chuẩn bị phải rất tốt và nắm vững quy trình thủ tục tại cảng.
Theo các chuyên gia thì hiên tại ngành điều Việt Nam đang sử dụng 2 bộ tiêu chuẩn: “Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12380:2018” và “Tiêu chuẩn AFI” để đánh giá chất lượng điều.
Các chuyên gia cho rằng chi phí logistic hiện đang chiếm một tỉ lệ khá cao trong tổng chi phí nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của chuỗi cung ứng Kỳ vọng chi phí logistic ngang bằng với các nước phát triển là vào khoảng 15% đến 20% giá thành của sản phẩm.
4.2.1.4 Điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng
Nhận định về những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng, các chuyên gia cho rằng những điểm nghẽn dễ dàng nhận thấy nhất là: Chi phí logistic, thủ tục xuất nhập khẩu, thiếu nguồn nguyên liệu thô Bên cạnh đó cũng còn nhiều yếu tố khác nhưng biểu hiện không rõ ràng như sự hợp tác, thông tin, biến động giá,… Cần có những phân tích chuyên sâu thì mới xác định được.
4.2.2 Phân tích chuỗi cung ứng điều vùng Đông Nam Bộ
4.2.2.1 Mô tả dòng chuyển quyền sở hữu vật chất
Nhìn chung chuỗi cung ứng hạt điều ở vùng Đông Nam Bộ có những đặc trung chung của cung ứng nông sản, được hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân có chức năng sản xuất, thu gom, chế biến và thương mại bao gồm nông dân trồng điều, đại lý nhỏ, thương nhân/đại lý lớn, các cơ sở chế biến vừa và nhỏ, công ty chế biến XNK, đại lý thu mua thành phẩm và các công ty XNK khác Bên cạnh đó, còn có sự hiện diện của các tác nhân có chức năng hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp dịch vụ đầu vào,xúc tiến thương mại như Hội nông dân, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư, Chi cụcTrồng trọt và Bảo vệ thực vật, hệ thống ngân hàng, Hiệp hội điều, Dòng chuyển quyền sở hữu vật chất trong chuỗi cung ứng hạt điều mô tả trong hình sau: Đầu vào Sản xuất Thu gom Chế biến
Thương mại Đại lý thu mua thành phẩm
Công ty chế biến XNK 22.7% 17.8%
Cơ sở chế biến vừa và nhỏ Thương lái/ Đại lý lớn Đại lý nhỏ Nông dân Đại lý/ Công ty cung ứng vật tư nông nghiệp
Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả, 2020
Hình 4.9 Chuỗi cung ứng hạt điều vùng Đông Nam Bộ
Theo hình 4.9, sản phẩm điều tươi dịch chuyển qua các tác nhân trong chuỗi với tỉ lệ được thể hiện rõ trên hình Theo như mô tả trong hình thì sự dịch chuyển theo
4 kênh chính với tỉ lệ lớn Ngoài các kênh phân phối chính còn rất nhiều kênh phân phối khác nhưng do tỉ lệ sản phẩm qua các kênh đó không đáng kể nên tác giả không đề xuất xem xét trong nghiên cứu này Các kênh phân phối chính là:
Kênh 1: Nông dân� Thu gom� Cơ sở CB vừa và nhỏ � Đại lý thu mua thành phẩm � Công ty XNK � Xuất khẩu
Kênh 2: Nông dân � Thu gom� Công ty CB và XNK � Xuất khẩu
Kênh 3: Từ các tỉnh khác và nhập khẩu � Cơ sở CB vừa và nhỏ � Đại lý thu mua thành phẩm � Công ty XNK � Xuất khẩu
Kênh 4: Từ các tỉnh khác và nhập khẩu � Công ty CB và XNK � Xuất khẩu
Giải pháp
4.4.1 Giải pháp về nguyên liệu
Khâu lưu thông, chế biến: Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào vùng nguyên liệu, gắn kết các cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu, hình thành mạng lưới thu mua trực tiếp tại các vùng trồng điều tập trung, tạo lòng tin cho nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất Khuyến khích các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng - tức sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng (doanh nghiệp) Thông qua các hình thức liên kết này để các bên cùng nhau chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm, đặc biệt là phân chia lợi nhuận được công khai, minh bạch, và công bằng hơn, trong đó doanh nghiệp thể hiện vai trò chủ đạo trong việc định hướng sản phẩm và nhu cầu thị trường, điều phối và dẫn dắt các tác nhân tham gia chuỗi nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và thị trường.
Khâu sản xuất: Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất để tạo vùng nguyên liệu tập trung, thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.
4.4.2 Giải pháp tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng hạt điều trong vùng
Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cần liên kết với nhau và liên kết chặt chẽ với người trồng điều để tạo thành quy trình khép kín trong đầu vào và đầu ra của sản phẩm, cũng như kênh phân phối Việc liên kết này cũng giúp giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp Cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ thu gom nguyên liệu đang có sẽ tạo ra một thị trường điều hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn tiếp thị và đưa sản phẩm đến thị trường nhanh chóng hơn.
Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cần liên kết với nhau và liên kết chặt chẽ với người trồng điều để tạo thành quy trình khép kín trong đầu vào và đầu ra của sản phẩm cũng như kênh phân phối Việc liên kết này cũng giúp giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nên sẵn sàng liên kết và hợp tác với nhau, cụ thể phân công trong các khâu sản xuất để tận dụng trang thiết bị công nghệ, giảm chi phí đầu vào,nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và tạo sức mạnh tập thể trên thương trường Doanh nghiệp từng bước và linh hoạt khi hợp tác để chia sẻ với nhau về các khía cạnh như thị trường, giá cả, kỹ thuật, các biện pháp phi thuế quan từ các thị trường nhập khẩu,… Qua đó, cần xác định cho được thông tin nào sẵn sàng chia sẻ và thông tin nào thuộc về chiến lược kinh doanh của mình và cần phải giữ lại.
Hiệp hội điều tại địa phương nên thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm cho từng địa bàn hoặc kết hợp thành một diễn đàn chung nhằm phổ biến cho các doanh nghiệp hiểu rõ bản chất và tầm quan trọng của sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gặp nhau, chia sẻ thông tin và ký kết những thỏa ước trong việc chia sẻ đơn hàng khi nhận được các đơn hàng lớn, hoặc liên kết lại thành lập đầu mối nhập khẩu để dễ thương thuyết với các nhà cung cấp.
4.4.3 Giải pháp cho việc quy hoạch khu công nghiệp tập trung chế biến điều
Hiệp hội điều của địa phương và của Việt Nam nên đề xuất với chính quyền xây dựng kế hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến điều đồng thời phải gắn với việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các trung tâm thương mại đầu mối ở khu vực để tiêu thụ sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu và tăng sự liên kết với vùng nguyên liệu ở địa phương.
Tăng cường sự quản lý nhằm hạn chế xảy ra tình trạng tranh mua - tranh bán, gian lận thương mại với hạt điều nguyên liệu Thống nhất trong quản lý ngành công nghiệp chế biến điều.
Phát triển các khu công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu gắn liền với các cơ sở (nhà máy) chế biến điều hiện hữu để tận dụng các phụ phẩm từ hoạt động chế biến điều như dầu vỏ hạt điều hay thức ăn chăn nuôi từ vỏ lụa,… Bên cạnh đó, với hệ thống giao thông phát triển nối liền các huyện trồng điều chính nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu đến các khu công nghiệp chế biến tinh - chế biến sâu, cũng như việc vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ chính ở trong nước và cảng xuất khẩu.
4.4.4 Giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có khả năng tiếp tục mở rộng, nâng cấp, đổi mới thiết bị và công nghệ theo hướng hiện đại, đồng bộ,đảm bảo những điều kiện về VSATTP để hướng tới đa dạng hóa sản phẩm từ nhân điều với chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường Theo hướng này sẽ góp phần giảm dần các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, lẻ, không đảm bảo điều kiện VSATTP và khả năng cạnh tranh kém Khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp chế biến điều, nhất là các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm và ATTP theo các tiêu chuẩn ISO, HACCP, … Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu gắn với thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu, đặc biệt kiểm soát được chất lượng sản phẩm và ATTP ngay từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hạn chế được tình trạng tranh mua tranh bán, giảm bớt các khâu trung gian trong quá trình thu mua, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thông qua đó hạn chế được những ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp.
Tiếp tục nghiên cứu tạo ra giống điều ghép có năng suất cao, chất lượng hạt tốt, sức chống chịu tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh để thay thế cho giống cũ trồng bằng hạt Đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm các giống điều TL6/3, TL11/2 và TL2/11 đã được Bộ NN&PTNT công nhận giống sản xuất thử ở vùng Đông Nam Bộ. Tăng cường công tác khuyến nông để giới thiệu, hướng dẫn người dân đưa giống cao sản vào sản xuất đại trà Xây dựng những trại giống điều hoặc những công ty cung cấp giống điều cho người dân đảm bảo về số lượng và chất lượng để tạo niềm tin cho nông dân yên tâm sản xuất Kiểm tra và xử lý những cơ sở cung cấp giống kém chất lượng cho nông dân Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân chuyển đổi từ vườn điều cũ sang giống mới có năng suất cao Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hỗ trợ người nông dân trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
4.4.5 Giải pháp giảm chi phí logistic Đẩy mạnh phát triển logistics vùng Đông Nam Bộ bằng việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông nối giữa vùng nguyên liệu với vùng chế biến Hỗ trợ các doanh nghiệp logistics bằng vốn, các chính sách ưu đãi khi tham gia chuỗi cung ứng hạt điều Đồng thời, cũng cần quản lý tốt thông qua việc đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn về kho bãi, phương tiện vận chuyển đảm bảo cho quản lý, vận chuyển hạt điều.
Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ có ít nhất 3 trung tâm logistic nông sản để không tốn quá nhiều chi phí cho các khâu trung gian Cần nâng cấp hạ tầng logistic trong vùng trở nên hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý khai thác vận tải,ứng dụng công nghệ trong hợp tác phát triển logistics xanh, hình thành mô hình dịch vụ logistics điện tử để giảm chi phí logistic, tăng hiệu quả vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
Hoàn thiện và kết nối hạ tầng logistic với nhau bằng việc liên kết hệ thống đường bộ với hệ thống cảng biển, vận tải đường sông, đường sắt đồng bộ với các yếu tố bến bãi, phương tiện bốc xếp, quy hoạch xây dựng trung tâm logistic nông sản của vùng trong đó có hạt điều để giảm chi phí logistic.
Giảm các loại phí cũng như có cơ chế, chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính.
4.4.6 Giải pháp về nguồn vốn
Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho người sản xuất và cả doanh nghiệp bằng các gói vay vốn ưu đãi cho hàng nông sản chủ lực Các ngân hàng thương mại cần nới rộng điều kiện vay vốn, bảo lãnh phát hành mua hạt điều cần được tính đến cho các doanh nghiệp như một gói chính sách chiến lược của Chính phủ Trong những giai đoạn khó khăn, có thể giảm lãi suất hoặc cho chậm thanh toán với các khoản vay của hộ sản xuất hoặc doanh nghiệp.