SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Để nâng cao năng lực đáp ứng với những biến chuyển của môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đang thực hiện cam kết quốc tế về tự do hóa thương mại mạnh mẽ, thông qua việc tham gia thị trường chung cộng đồng ASEAN cũng như việc ký kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, đòi hỏi các
DN Việt Nam phải nhận diện được vị thế của mình cũng như định rõ mục tiêu chiến lược và hoạt động thực sự kết quả Hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQHĐKD) với việc vận dụng kết hợp thước đo tài chính (TC) và phi TC sẽ giúp doanh nghiệp (DN) đạt được các mục tiêu trên (Banker et al, 2000; Hoque & James, 2000) Thật vậy, Bogicevic et al (2016) cho rằng việc ứng dụng kết hợp thước đo TC - phi TC sẽ giúp DN xây dựng và cải tiến chiến lược phát triển bền vững Hệ thống đo lường HQHĐKD kết hợp cả thước đo TC và phi TC sẽ giúp cung cấp thông tin tin cậy và hữu ích hơn cho nhà quản trị, từ đó giúp họ thiết lập mục tiêu chiến lược phù hợp và ra quyết định chính xác hơn (Rikhardsson et al,
2014) Điều này bởi lẽ hệ thống này sẽ giúp DN thiết lập các thước đo dựa trên mối quan hệ nguyên nhân – kết quả với nguyên nhân là các thước đo và kết quả là việc đạt được mục tiêu chiến lược Chẳng hạn, để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả TC mong đợi thì phải cải thiện hiệu quả phi TC gì và hiệu quả phi TC được đánh giá qua các thước đo nào ? (Lee & Yang, 2011)?
Tuy nhiên, lợi ích của việc vận dụng tích hợp thước đo TC-phi TC lại thể hiện sự thiếu nhất quán qua nhiều nghiên cứu Chẳng hạn như trong khi Banker et al (2000) đi đến kết luận cho rằng việc vận dụng tích hợp các thước đo phi TC về sự thoả mãn của khách hàng trong chính sách khen thưởng có ảnh hưởng tích cực đến HQHĐKD của DN thì Neely et al (2004) cho rằng chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy tác động ảnh hưởng của việc vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC đến HQHĐKD ở các DN bán buôn thiết bị điện, hay Ittner et al (2003b) cũng đi đến kết luận chỉ có 23% DN tham gia khảo sát thuộc nhóm có xây dựng các thước đo phi TC kết nối với hiệu quả TC cần đạt và trong số này chỉ có 2,95% đạt được tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư cao hơn các DN thuộc nhóm còn lại.
Sự thiếu nhất quán về lợi ích của việc vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC được đề cập bên trên có thể được giải thích thông qua lý thuyết bất định Lý thuyết bất định cho rằng không có hệ thống đo lường HQHĐKD nào thích hợp cho mọi DN trong mọi tình huống. Nói cách khác, không có hệ thống đo lường HQHĐKD nào hoàn hảo và tốt nhất mà tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể của DN sẽ có thiết kế phù hợp Chính vì vậy, từ cuối những năm 2000 đến nay các nghiên cứu tập trung đi vào thực hiện xác minh lý thuyết – tức là nghiên cứu với điều kiện nào
[19] được xem là phù hợp để vận dụng hệ thống đo lường HQHĐKD với mức độ tích hợp nhiều hay ít thước đo TC – phi TC, đồng thời tiếp tục điều tra thực nghiệm – cụ thể điều tra liệu việc ứng dụng hệ thống đo lường HQHĐKD với mức độ tích hợp như vậy có giúp DN cải thiện HQHĐKD hay không?
Tuy nhiên, thông qua tổng quan các nghiên cứu tính đến hiện tại (xem chi tiết tại chương 1), vấn đề nghiên cứu này đã bộc lộ một số khoảng trống nghiên cứu sau:
(1) Tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào khảo sát mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC
- phi TC trong hệ thống đo lường HQHĐKD ở các DN sản xuất tại Việt Nam.
(2) Hiện tại ở Việt Nam, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào thực hiện kiểm định tác động của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC trong hệ thống đo lường HQHĐKD Đặc biệt các nghiên cứu đã thực hiện ở nước ngoài cho kết quả nghiên cứu không thống nhất.
(3) Ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể được nghiên cứu trên thế giới rất hạn chế.
Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu hệ thống đo lường HQHĐKD nên được tích hợp nhiều hay ít thước đo phi TC bên cạnh thước đo TC nhằm giúp DN nâng cao HQHĐKD là cần thiết. Những lập luận trên thôi thúc tác giả lựa chọn nghiên cứu:
Tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng (của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC) đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể
Cụ thể, nghiên cứu này tập trung đi vào thực hiện xác minh lý thuyết – tức nghiên cứu với điều kiện ngữ cảnh nào (nhân tố bất định nào) được xem là động cơ khiến DN vận dụng nhiều/ít mức độ tích hợp thước đo TC - phi TC, đồng thời tiếp tục điều tra thực nghiệm – cụ thể điều tra xem liệu DN duy trì sự phù hợp của nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC có giúp họ cải thiện HQHĐKD hay không?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Những hạn chế của hệ thống đo lường HQHĐKD truyền thống cùng với áp lực cạnh tranh gia tăng đã thôi thúc các DN quan tâm nhiều hơn đến việc vận dụng thước đo phi TC bên cạnh thước đo TC Vận dụng lý thuyết bất định, chúng ta có thể thấy rằng việc thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD có đặc điểm như thế nào tuỳ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể của DN. Ngoài ra, mối quan hệ giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi
TC có tác động như thế nào đến HQHĐKD có thể được kiểm định qua hai cách tiếp cận gồm sự tương tác và tổng thể Tuy nhiên, cách tiếp cận sự tương tác chỉ tập trung vào xác định tác động riêng lẻ của một biến bất định (biến ngữ cảnh) đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo
TC - phi TC và ảnh hưởng của sự tác động (sự phù hợp) giữa cặp biến này đến HQHĐKD như thế nào? Như vậy, cách tiếp cận này thích hợp để xác định sự phù hợp giữa hai biến thay vì nhiều biến Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, DN đối mặt với nhiều biến ngữ cảnh khác nhau (thay vì một biến) và đồng thời có khả năng sẽ tồn tại một mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC riêng, phù hợp với mỗi biến ngữ cảnh Do đó, cần phải vận dụng cách tiếp cận tổng thể, cụ thể là nghiên cứu tác động cùng lúc của mối quan hệ giữa đa biến ngữ cảnh và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD Bởi lẽ cách tiếp cận này cung cấp cho nhà quản trị thông tin đáng tin cậy và hữu ích nhất Chẳng hạn, việc vận dụng cách tiếp cận này sẽ giúp nhà nghiên cứu xác định biến ngữ cảnh nào giữ vai trò quyết định nhằm giúp gia tăng sự phù hợp giữa tổng thể ngữ cảnh (bên trong, bên ngoài) mà DN đối mặt và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC? Hay tổ hợp những nhân tố ngữ cảnh nào cần phù hợp với nhau, cũng như phù hợp với mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC để có thể nâng cao HQHĐKD tại DN? Do vậy, nghiên cứu này có mục tiêu tổng quát là: Nghiên cứu tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể – Bằng chứng tại DN sản xuất hoạt động tại Phía Nam Việt Nam Sau đây xin được gọi tắt là DN sản xuất Phía Nam Để đạt được mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của nghiên cứu hướng đến là:
1 Nhận diện các nhân tố bất định có thể có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC tại các DN sản xuất Phía Nam.
2 Khảo sát thực trạng thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD tại các DN sản xuất Phía Nam
3 Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC tại các DN sản xuất Phía Nam (lấp đầy khoảng trống 2).
4 Đo lường mức độ ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD tại các DN sản xuất Phía Nam dưới cách tiếp cận tổng thể (lấp đầy khoảng trống 3) Từ đó, luận án đề xuất các hàm ý quản trị được trình bày chi tiết ở chương 5.
Tương ứng với 4 mục tiêu nêu trên, 4 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
1 Các nhân tố chính nào có thể có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC
- phi TC tại các DN sản xuất Phía Nam? Qua đó, xác định mô hình nghiên cứu nên được xây dựng như thế nào để kiểm định tác động của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD tại các DN này?
2 Thực trạng hệ thống đo lường HQHĐKD tại các DN sản xuất Phía Nam đang được thiết kế như thế nào?
3 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC
- phi TC tại các DN sản xuất Phía Nam như thế nào?
4 Sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi
TC có ảnh hưởng như thế nào đến HQHĐKD tại các DN sản xuất Phía Nam dưới cách tiếp cận tổng thể? Qua đó có thể xác định - hệ thống đo lường HQHĐKD nên được thiết kế với mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC như thế nào được xem là phù hợp với đặc thù riêng của DN, để từ đó giúp nâng cao HQHĐKD?
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu trên, phương pháp nghiên cứu được sử dụng như sau:
- Tác giả tiến hành tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đến tác động của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng của sự tác động này trên hiệu quả hoạt động kinh doanh Từ đó, tác giả kế thừa và đề xuất mô hình nghiên cứu cùng thang đo khái niệm nghiên cứu (thang đo nháp) sau khi tiến hành nghiên cứu định tính giải thích lý do lựa chọn những nhân tố cần thiết đưa vào mô hình nghiên cứu trong môi trường Phía Nam Việt Nam Tất cả điều này giúp giải quyết câu hỏi nghiên cứu 1.
- Tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dưới dạng thống kê mô tả để phản ảnh trình tự ưu tiên sử dụng từng loại thước đo (TC, phi TC) đối với từng mục đích như: (1) thiết lập mục tiêu chiến lược; (2) đánh giá các dự án đầu tư vốn lớn; (3) đánh giá kết quả quản lý (của nhà quản trị); (4) nhận diện vấn đề, cơ hội cải tiến và phát triển kế hoạch hành động. Điều này sẽ giúp giải quyết câu hỏi nghiên cứu 2.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên quy trình suy diễn (Nguyễn Đình Thọ, 2013), thông qua 2 giai đoạn – nghiên cứu sơ bộ (kiểm định thang đo) và nghiên cứu chính thức (xác nhận lại độ tin cậy, giá trị thang đo và kiểm định giả thuyết) – được đề xuất bởi Churchill (1979) được sử dụng để trả lời câu hỏi 3 và 4 Do mô hình nghiên cứu khá phức tạp
– gồm nhiều cấu trúc và mỗi cấu trúc được đo lường từ nhiều biến quan sát, đồng thời cũng do giới hạn về mẫu nghiên cứu nên việc phân tích dữ liệu của nghiên cứu này được thực hiện bằng kỹ thuật mô hình phương trình cấu trúc dựa trên bình phương tối thiểu từng phần -PLS- SEM với sự hỗ trợ của 2 phần mềm SmartPLS 3.1 và SPSS 24.0.
Ngoài ra, để giải quyết câu hỏi nghiên cứu 4 – kiểm định ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể, vận dụng đề xuất của Venkatraman (1989), tác giả sẽ thiết lập một biến có tên gọi là sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC Đây là khái niệm tiềm ẩn bậc hai – là khái niệm không thể thực hiện đo lường trực tiếp từ các biến quan sát mà được xây dựng từ việc mô hình hoá trực tiếp các khái niệm bậc một (dạng nguyên nhân) Bởi lẽ dưới cách tiếp cận tổng thể, sự phù hợp được thể hiện ở mô hình trong đó sự biến thiên cùng nhau hay sự nhất quán nội bộ giữa một tập các biến tiềm ẩn.
Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp nhiều ý nghĩa về mặt lý thuyết cho nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, giảng viên, sinh viên trong ngành kế toán, quản trị kinh doanh; đồng thời về mặt thực tiễn cũng mang lại một số hàm ý cho các nhà quản lý tại các DN đã và đang dự định thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD thực sự hữu hiệu và kết quả Cụ thể:
Luận án sẽ đóng góp một số ý nghĩa ở phương diện lý thuyết như sau đây:
- Luận án sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm về việc áp dụng lý thuyết bất định vào việc xây dựng hệ thống đo lường HQHĐKD.
- Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam – thuộc nhóm nước đang phát triển – sẽ góp phần tổng quát hoá mô hình lý thuyết; đó là tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD Điều này bởi lẽ hầu như nghiên cứu trước đó về vấn đề nghiên cứu này được thực hiện khám phá và kiểm định ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển.
- Là một trong số ít nghiên cứu cung cấp các bằng chứng về tác động ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể.
- Là nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng tác động của sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC.
- Tổng kết lý thuyết giải thích ảnh hưởng của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC tại các DN Vì vậy, có thể được xem là tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, giảng viên và sinh viên thuộc chuyên ngành kế toán hoặc quản trị kinh doanh trên toàn thế giới.
Phần giới thiệu chung (gồm Mục tiêu nghiên cứu)
Chương 3 - Thiết kế nghiên cứu
Chương 2 - Cơ sở lý thuyết
Chương 1 -Tổng quan các nghiên cứu trước
Những đóng góp ở phương diện thực tiễn cho các nhà quản lý DN từ kết quả nghiên cứu:
- Là hồi chuông báo động đến nhà quản trị DN hạn chế của hệ thống đo lường HQHĐKD truyền thống trong môi trường kinh doanh nhiều biến động như ngày nay và báo động xu hướng vận dụng hệ thống đo lường HQHĐKD tích hợp thước đo TC - phi TC.
- Giúp DN thực hiện xây dựng hoặc cải tiến hệ thống đo lường HQHĐKD phù hợp với ngữ cảnh riêng của DN mình Hệ thống đo lường này sẽ cung cấp thông tin hữu ích để nhà quản trị lên kế hoạch, thực hiện mục tiêu, kiểm soát và ra quyết định một cách hiệu quả; từ đó, giúp DN nâng cao HQHĐKD.
- Hỗ trợ nhà quản trị DN sản xuất Phía Nam khám phá thực trạng hệ thống đo lườngHQHĐKD tại các DN sản xuất Phía Nam đang được thiết kế và vận hành như thế nào?
CẤU TRÚC CỦA NGHIÊN CỨU
Cấu trúc của nghiên cứu được phát họa theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cấu trúc của nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tự thiết kế
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và bàn luậnChương 5 – Kết luận và hàm ý
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
TÓM LƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH – PHÁT TRIỂN VÀ CÁC DÒNG NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
thống đo lường HQHĐKD được giới thiệu đầu tiên vào thời đại công nghiệp quay trở lại ở những năm 1960 Vào thời kỳ này, các nhà nghiên cứu tập trung vào phát triển hệ thống kế toán quản trị (KTQT) truyền thống với xu hướng tập trung vào các thước đo TC gồm các kỹ thuật như tính giá thành, lập dự toán truyền thống, phân tích chênh lệch chi phí theo kiểu truyền thống cũng như phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Do đó, hệ thống đo lường HQHĐKD truyền thống tập trung vào kiểm soát chi phí và vì vậy được xem là phương tiện để kiểm soát tình hình hoạt động và mục tiêu tài chính doanh nghiệp(Ballantine & Brignall, 1995) Tuy nhiên, hệ thống đo lường HQHĐKD truyền thống không còn hiệu quả quả trong bối cảnh môi trường kinh doanh biến đổi ngày càng phức tạp như ngày nay Toàn cầu hoá kinh tế đã làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, dẫn đến mối quan tâm của DN có sự chuyển hướng từ đối thủ cạnh tranh sang khách hàng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng Hệ thống đo lườngHQHĐKD có những bước phát triển qua 4 giai đoạn sau:
Bảng 1 1: Các giai đoạn hình thành và phát triển của hệ thống đo lường HQHĐKD
Giai đoạn Nội dung trọng tâm của hệ thống đo lường HQHĐKD
Kỹ thuật/hệ thống/mô hình/khuôn mẫu đo lường Được xây dựng và phát triển bởi
Trước 1980 Thước đo TC Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hiện giá thuần, hệ thống kế toán chi phí truyền thống.
1980 năm Thước đo phi TC bắt đầu được quan tâm nhằm tìm kiếm phương thức mới để quy trình ra quyết định được hiệu quả
- Giá trị kinh tế tăng thêm
- Hệ thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động
- Hệ thống quản trị trên cơ sở trên hoạt động
1990 năm Một số hệ thống/mô hình/khuôn mẫu đo lường HQHĐKD được xây dựng và thiết kế
- Hệ thống phân tích đo lường chiến lược và kỹ thuật báo cáo (Strategic Measurement Analysis and Reporting Technique)
Lynch & Cross McNair et al (1990)
- Bảng câu hỏi đo lường HQHĐKD (Performance measurement Questionnaire) Dixon et al (1990)
- Ma trận kết quả & quyết định (Results and Determinants Matrix)
Fitzgerald et al (1991); Fitzgerald & Moon (1996)
- Bảng điểm cân bằng (The Balanced Scorecard) Kaplan & Norton
- Hệ thống đo lường HQHĐKD tích hợp (Integrated Performance Measurement Systems) Bititci et al (1997, 1998a, b) Những
2000 năm Hệ thống/mô hình/khuôn mẫu đo lường HQHĐKD được cải tiến
- Quy trình đo lường HQHĐKD Cambridge (Cambridge Performance Measurement Process)
Neely et al (2000); Bourne et al (2000)
- Hệ thống đo lường HQHĐKD năng động (Dynamic Performance Measurement System) Bititci et al (2000)
- Bảng điểm kinh doanh so sánh (Comparative Business Scorecard) Kanji & Mours e Sá (2002)
- Lăng kính HQHĐKD (The Performance Prism) Neely et al (2002)
- Hệ thống điểm chuẩn HQHĐKD, phát triển và tăng trưởng (The performance, development and growth benchmarking system)
Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước (như Pun & White, 2005; Taticchi,
Balachandran & Tonelli, 2012; Lisiecka & Czyż-Gwiazda, 2013; Hasan & Chyi
Như vậy, chúng ta có thể thấy từ những năm 1990 đến nay, hệ thống đo lường HQHĐKD có xu hướng vận dụng tích hợp thước đo phi TC bên cạnh thước đo TC Những nguyên nhân lý giải cho xu hướng này là do:
Hạn chế của thước đo TC (Neely, 1999; Tung, Baird & Schoch, 2011):
- Là thước đo thiếu tập trung vào chiến lược; từ đó, không có thước đo đánh giá hiệu quả công việc mà nhân viên đạt được như thế nào để giúp DN đạt chiến lược đặt ra.
- Là thước đo phản ảnh kết quả, không phản ảnh nguyên nhân của kết quả Do đó, nhà quản trị không xác định được điều gì cần làm để đạt mục tiêu.
- Không hướng sự tập trung ra khỏi phạm vi DN, có thể mâu thuẫn với chiến lược DN.
- Khuyến khích nhà quản trị thực hiện những hành vi làm tối đa hóa HQHĐKD ngắn hạn tại chi phí của HQHĐKD dài hạn; chẳng hạn, khuyến khích thực hiện hành vi giảm thiểu biến động giữa chi phí thực tế và chi phí mục tiêu thay vì cải tiến liên tục.
Thuận lợi của thước đo phi TC:
- Chính xác hơn và kịp thời hơn thước đo TC (Medori & Steeple, 2000)
- Thích hợp với mục tiêu dài hạn và chiến lược của tổ chức (Massalla, 1994)
- Có thể thay đổi để phù hợp với nhu cầu mới của thị trường, chẳng hạn tăng cường cải tiến thay vì giám sát (Medori & Steeple, 2000)
- Hữu ích đối với nhân viên vì hỗ trợ cho họ thực hiện cải tiến liên tục (Banker, Potter
Tuy nhiên, các hệ thống đo lường HQHĐKD tích hợp vận dụng thước đo phi TC bên cạnh thước đo TC bên cạnh những ưu điểm đạt được cũng bộc lộ nhiều hạn chế.
1/ Hệ thống phân tích đo lường chiến lược và kỹ thuật báo cáo
Là hệ thống đo lường được xây dựng và phát triển bởi Lynch & Cross (1991) và McNair et al (1990), nhằm chuyển mục tiêu, chiến lược (thường hướng ưu tiên vào khách hàng) từ lãnh đạo cấp cao xuống cho toàn nhân viên bên dưới, thông qua cấu trúc đo lường 4 cấp độ dưới hình thức kim tự tháp gồm: (1) Tầm nhìn DN (sau đó được triển khai thành các mục tiêu);
(2) thước đo thị trường, tài chính (nhằm giám sát mục tiêu, chiến lược); (3) thước đo đo lường hướng ưu tiên của DN (sự thoả mãn khách hàng, sự linh hoạt, năng suất lao động); (4) thước đo đo lường hiệu quả hoạt động các bộ phận (chẳng hạn chất lượng, chu kỳ sản xuất, thời gian giao hàng, thiệt hại sản phẩm hỏng).
Sơ đồ 1 1: Hệ thống phân tích đo lường chiến lược và kỹ thuật báo cáo (Lynch & Cross, 1991) Ưu điểm của hệ thống này là giúp DN giám sát hiệu quả hoạt động ở tất cả các cấp tổ chức nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu chiến lược Bên cạnh đó, hệ thống cũng tích hợp các thước đo đo lường mối quan tâm của cả những người bên ngoài DN (như sự thỏa mãn khách hàng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ) và những người bên trong DN (như năng suất lao động, thiệt hại sản phẩm hỏng, chu trình sản xuất, …) (Lynch & Cross, 1991) Tuy nhiên, hệ thống cũng có nhược điểm là không đưa ra cơ sở nhận diện các thước đo đo lường hiệu quả hoạt động chính (ví dụ chất lượng sản phẩm, thời gian của 1 chu kỳ, thời gian giao hàng, …) cũng như không tích hợp khái niệm cải tiến liên tục (Ghalayini & Noble, 1996; Bourne et al., 2000).
2/ Bảng câu hỏi đo lường HQHĐKD
Bảng câu hỏi đo lường được xây dựng bởi Dixon et al (1990) - là bảng câu hỏi có cấu trúc được thiết lập nhằm đánh giá tính tương thích của thước đo HQHĐKD với mục tiêu cải tiến của DN Từ đó, giúp DN xây dựng hệ thống đo lường HQHĐKD phù hợp với những yếu tố được đánh giá có tầm quan trọng đối với sự thành công của DN.
Sơ đồ 1 2: Bảng câu hỏi đo lường kết quả (Dixon et al., 1990)
Bảng câu hỏi này rất hữu ích trong việc phản hồi những khu vực nào cần cải tiến (Ghalayini
& Noble, 1996) và duy trì sự nhất quán giữa chiến lược, các hành động cải tiến và thước đo cải tiến (Bititci, 2015) Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không cung cấp khuôn mẫu cụ thể để thiết kế, xây dựng hệ thống đo lường HQHĐKD đúng nghĩa, chỉ là công cụ đánh giá sự phù hợp của hệ thống (Bititci, 2015) Đồng thời, bảng câu hỏi cũng thiếu sự tham gia của ban lãnh đạo vào quá trình đánh giá (Bourne & Neely, 2003) và cũng gặp phải hạn chế giống hệ thống phân tích đo lường chiến lược và kỹ thuật báo cáo là không xem trọng khái niệm cải tiến liên tục (Ghalayini & Noble, 1996) Do vậy, không được xem là hệ thống đo lường HQHĐKD tích hợp toàn diện (Digalwar & Sangwan, 2011).
3/ Ma trận kết quả & quyết định
Là hệ thống đo lường HQHĐKD được xây dựng và phát triển bởi Fitzgerald et al (1991) vàFitzgerald & Moon (1996) cho ngành dịch vụ, với 6 loại thước đo HQHĐKD thuộc hai nhóm: 1/ Nhóm kết quả: gồm 2 loại thước đo phản ảnh sự thành công của chiến lược, đó là thước đo hiệu quả cạnh tranh và thước đo hiệu quả TC.
2/ Nhóm quyết định: gồm 4 loại thước đo phản ảnh nhân tố quyết định kết quả cạnh tranh và
TC, đó là thước đo chất lượng dịch vụ, sự linh hoạt, kết quả sử dụng nguồn lực và sự đổi mới Ưu điểm của ma trận kết quả và ra quyết định là đề cập 6 loại thước đo rất cần thiết để xây dựng, thiết kế hệ thống đo lường một cách hiệu quả (Ted and Carol, 2012) Là mô hình đo lường phản ảnh năng lực cạnh tranh dựa trên thời gian và vì vậy bao gồm các thước đo theo đuổi sứ mệnh cạnh tranh dựa trên thời gian (Neetu, Sushil, & Mahim, 2013) Tuy nhiên, mô hình đo lường không kết hợp các thước đo phi TC khác cũng như thước đo khía cạnh hành vi và các bên hữu quan (Neetu, Sushil, & Mahim, 2013).
4/ Bảng điểm cân bằng (BSC)
Là hệ thống đo lường HQHĐKD được xây dựng và phát triển bởi Kaplan & Norton (1992, 1996a, 2000), bao gồm thước đo TC – phi TC thuộc 4 khía cạnh (TC, quy trình kinh doanh nội bộ, khách hàng và học hỏi phát triển) như sau:
Sơ đồ 1 3: Bảng điểm cân bằng (Kaplan & Norton, 1992)
KHÁI QUÁT CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG HQHĐKD NÓI CHUNG VÀ MỨC ĐỘ VẬN DỤNG TÍCH HỢP THƯỚC ĐO TÀI CHÍNH – PHI TÀI CHÍNH NÓI RIÊNG
Cùng với việc ứng dụng rộng rãi hệ thống đo lường HQHĐKD tại các DN Việt Nam trong những năm gần đây, các công trình khoa học liên quan đến hệ thống này bắt đầu được các nhà nghiên cứu tại Việt Nam quan tâm.
Thông qua rà soát các nghiên cứu liên quan đến hệ thống đo lường HQHĐKD tại Việt Nam, tác giả nhận định rằng các nghiên cứu khoa học hàn lâm liên quan đến hệ thống này vẫn chưa nhiều Tuy vậy, các đề tài thạc sĩ liên quan đến hệ thống đo lường HQHĐKD khá nhiều. Chỉ tính riêng các đề tài thạc sĩ trong cơ sở dữ liệu tại trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM đã trên dưới 250 nghiên cứu, hầu như được thực hiện liên quan BSC Mặc dù vậy, các nghiên cứu này hầu hết là nghiên cứu ứng dụng hoặc nghiên cứu lặp lại nên không đủ đáp ứng tiêu chuẩn để tổng quan cho luận án tiến sĩ (nghiên cứu hàn lâm dạng khám phá) Do đó, các đề tài thạc sĩ này sẽ không được tổng quát hoá ở nội dung này ngoại trừ nghiên cứu dạng khám phá.
Như vậy, số lượng nghiên cứu hàn lâm liên quan đến hệ thống KTQT (có bao hàm xem xét việc vận dụng hệ thống đo lường HQHĐKD) hoặc trực tiếp liên quan đến hệ thống đo lường HQHĐKD tại Việt Nam khá khiêm tốn, chủ yếu theo các hướng sau:
Thứ nhất, tác động của các nhân tố đến việc vận dụng kỹ thuật KTQT hiện đại (như kỹ KTQT chiến lược, kỹ thuật KTQT phương Tây, kỹ thuật KTQT mới) thông qua các nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012a, b, 2016), Trịnh Hiệp Thiện (2019), Bùi Thị Trúc Quy (2020) và
Lê Thị Mỹ Nương (2020) Các kỹ thuật KTQT hiện đại trong các nghiên cứu này bao hàm BSC hoặc vận dụng thước đo phi tài chính Tất cả các nghiên cứu này đều tiếp tục tiến hành kiểm định ảnh hưởng của việc vận dụng kỹ KTQT hiện đại đến HQHĐKD như thế nào Tuy vậy, chỉ có 2 nghiên cứu gồm Đoàn Ngọc Phi Anh (2016) và Trịnh Hiệp Thiện (2019) vận dụng cách tiếp cận sự tương tác với mô hình có biến trung gian Cụ thể: Đoàn Ngọc Phi Anh (2012a,b) qua khảo sát 220 DN vừa và lớn tại Việt Nam với sự hỗ trợ của kỹ thuật xử lý dữ liệu SEM, đã khám phá rằng mức độ cạnh tranh và cơ cấu tổ chức phân quyền tác động tích cực đến việc vận dụng kỹ thuật KTQT chiến lược/KTQT phương tây. Đồng thời, việc vận dụng các kỹ thuật KTQT này sẽ giúp DN nâng cao HQHĐKD. Đoàn Ngọc Phi Anh (2016) với sự hỗ trợ của kỹ thuật xử lý dữ liệu SEM đã nhận định rằng mức độ cạnh tranh và cơ cấu tổ chức phân quyền tác động tích cực đến việc vận dụng kỹ thuật KTQT mới nhưng không tác động đến kỹ thuật KTQT truyền thống Ngoài ra, nghiên cứu cũng khẳng định việc vận dụng kỹ thuật KTQT mới đóng vai trò trung gian nhằm giúp
DN có cơ cấu tổ chức phân quyền và kinh doanh trong môi trường cạnh tranh cao cải thiện HQHĐKD Trịnh Hiệp Thiện (2019) qua phương pháp định lượng với dữ liệu được thu thập từ 174 công ty niêm yết đã đi đến kết luận vốn trí tuệ là động cơ khiến DN vận dụng hệ thống KTQT chiến lược; đồng thời, KTQT chiến lược đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa vốn trí tuệ và HQHĐKD KTQT chiến lược bao gồm 4 thành phần – quản trị chi phí chiến lược, kế toán chiến lược, kế toán đối thủ cạnh tranh và kế toán khách hàng Trong đó, thành phần kế toán đối thủ cạnh tranh có đề cập đến việc vận dụng thước đo phi TC Nghiên cứu này cũng có hạn chế là cần nghiên cứu các mối quan hệ trên theo ngành nghề hoạt động. Bùi Thị Trúc Quy (2020) và Lê Thị Mỹ Nương (2020) thực hiện phương pháp nghiên cứu hỗn hợp đã khẳng định động cơ vận dụng KTQT chiến lược đến từ mức độ cạnh tranh, quy mô
DN, xây dựng CLKD, kế toán tham gia vào việc ra quyết định chiến lược (Bùi Thị Trúc Quy,
2020) cũng như đến từ CLKD, nhận thức không chắc chắn về môi trường, trình độ nhân viên, văn hóa DN, công nghệ, mức độ phân quyền (Lê Thị Mỹ Nương, 2020) Hai nghiên cứu này cũng nhận định rằng việc vận dụng KTQT chiến lược sẽ giúp các DN nâng cao HQHĐKD
Thứ hai, tác giả tìm thấy 7 nghiên cứu khoa học hàn lâm thực hiện nghiên cứu trên mô hình
BSC Cụ thể, Phan Thị Xuân Hương (2016) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (cụ thể là phương pháp nghiên cứu tình huống) để xây dựng BSC cho ngành chế biến Thuỷ Sản; trong khi Vũ Thùy Dương (2017) áp dụng phương pháp hỗn hợp để tìm hiểu việc vận dụng
BSC ở DN dệt may Trần Quốc Việt (2012), Hoang Van Tuong et al (2018), Nguyễn Trần Phương Giang (2017); Trương Thị Ngọc Xuyên (2018) và Tạ Lê Ngân Hà (2019) sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định tác động của các nhân tố đến mức độ chấp nhận/vận dụng mô hình BSC Cụ thể, Trần Quốc Việt (2012) kết luận rằng 1 số nhân tố có tác động tích cực (như sự tham gia của quản lý cấp cao, truyền thông nội bộ, sự năng động của sản phẩm và thị trường), đồng thời 1 số nhân tố khác tác động tiêu cực (gồm sự tập trung hóa quyền lực của bộ phận tài chính, sự chuẩn hóa) đến mức độ chấp nhận mô hình BSC Trong khi đó, động cơ vận dụng BSC được khám phá đến từ CLKD, nhận thức không chắc chắn về môi trường, mức độ cạnh tranh, TQM (Hoang Van Tuong et al, 2018); quy mô DN, tính dễ sử dụng, lợi ích sử dụng, chi phí vận dụng, CLKD, nhận thức của chủ DN (Tạ Lê Ngân Hà, 2019); quy mô DN, trình độ nhân viên kế toán, nhận thức của nhà quản lý, văn hóa DN, CLKD, chi phí vận dụng (Nguyễn Trần Phương Giang, 2017); hay đến từ CLKD, mức độ tham gia của lãnh đạo, quy mô DN, trình độ nhân viên kế toán, truyền thông nội bộ, chi phí vận hành (Trương Thị Ngọc Xuyên, 2018).
Thứ ba, có 3 nghiên cứu có quan hệ khá mật thiết với chủ đề chính của luận án này, đó là thực hiện kiểm định ảnh hưởng của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng từng loại thước đo riêng lẻ của Ngô Thị Trà (2021) và mức độ vận dụng thước đo phi TC của Le Hoang Oanh et al (2019) và Lê Hoàng Oanh (2020).
Ngô Thị Trà (2021) khảo sát 153 DN sản xuất khẳng định một số nhân tố là động cơ khiến
DN lựa chọn vận dụng từng loại thước đo hiệu quả; chẳng hạn như mức độ cạnh tranh, cấu trúc DN, sự hiểu biết của nhân viên kế toán và sự ủng hộ của nhà quản trị là động cơ khiến
DN lựa chọn thước đo hiệu quả khách hàng; mức độ phân quyền, cấu trúc DN, sự hiểu biết của nhân viên kế toán và sự ủng hộ của nhà quản trị là động cơ để DN lựa chọn thước đo hiệu quả nhân viên; mức độ cạnh tranh, mức độ phân quyền, cấu trúc DN có tác động cùng chiều với thước đo khía cạnh quy trình nội bộ; hay mức độ cạnh tranh, mức độ phân quyền, cấu trúc DN, sự hiểu biết của nhân viên kế toán và sự ủng hộ của nhà quản trị có tác động tích cực đến thước đo TC.
Bằng việc khảo sát 100 DN sản xuất vừa và lớn tại Tp.HCM và một số tỉnh lân cận trong năm 2019 cùng với việc vận dụng mô hình PLS-SEM, Le Hoang Oanh et al (2019) và Lê Hoàng Oanh (2020) đều cho thấy DN sẽ đạt HQHĐKD cao hơn khi CLKD phù hợp với mức độ vận dụng thước đo phi TC Cụ thể, chiến lược tạo nét khác biệt có quan hệ cùng chiều, trong khi chiến lược dẫn đầu về giá thấp có quan hệ ngược với việc vận dụng thước đo phi
TC Ngoài ra, 2 nghiên cứu này cũng đi đến nhận định rằng công nghệ thông tin (Le HoangOanh et al,
2019) và định hướng khách hàng (Lê Hoàng Oanh, 2020) không giữ vai trò điều tiết trong mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và việc vận dụng thước đo phi TC.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, có ít bằng chứng liên quan trực tiếp đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC (là chủ đề chính của nghiên cứu) tại Việt Nam.
XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU
Những ý kiến trái chiều về lợi ích của việc vận dụng hệ thống đo lường HQHĐKD tích hợp thước đo TC - phi TC trong giai đoạn điều tra thực nghiệm được đề cập trong mục 1.1.3 (trang 17) đã dấy lên nhu cầu xác minh lý thuyết và tiếp tục điều tra thực nghiệm cho vấn đề này Nói cách khác, cần thực hiện nghiên cứu với điều kiện nào được xem là phù hợp để vận dụng tích hợp nhiều hay ít thước đo TC - phi TC và sau đó kiểm nghiệm xem liệu sự phù hợp (giữa điều kiện vận dụng và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC) có giúp cải thiện HQHĐKD không? Tất cả các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đều được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết bất định và được tác giả tổng kết từ mục 1.2 đến -1.3 (trang 18-
35) Những nhận định được rút ra từ các mục này cho thấy chủ đề nghiên cứu chính của luận án “Tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo
TC - phi TC đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể” còn tồn tại 3 khoảng trống nghiên cứu gồm:
(1) Sự thiếu hụt nghiên cứu về khảo sát mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC trong hệ thống đo lường HQHĐKD ở các DN Việt Nam (cụ thể là DN sản xuất Việt Nam)
Các nghiên cứu hàn lâm tại Việt Nam liên quan đến hệ thống đo lường HQHĐKD còn rất ít; cụ thể có 3 nghiên cứu (gồm Lê Hoàng Oanh, 2020; Le Hoang Oanh et al, 2019; Ngô ThịTrà, 2021) liên quan đến mức độ vận dụng thước đo phi TC, 4 nghiên cứu (gồm Đoàn NgọcPhi Anh, 2012a, b, 2016; và Bùi Thị Trúc Quy, 2020; Lê Thị Mỹ Nương, 2020) liên quan đến BSC (nhưng chỉ liên quan gián tiếp – BSC là 1 thành phần trong kỹ thuật KTQT hiện đại), 1 nghiên cứu (Trịnh Hiệp Thiện, 2019) liên quan việc vận dụng thước đo phi TC (nhưng cũng chỉ liên quan gián tiếp – việc vận dụng thước đo phi TC là 1 thành phần trong kế toán đối thủ cạnh tranh), 1 nghiên cứu (Trần Quốc Việt, 2012), liên quan đến mức độ chấp nhận vận dụng BSC, 4 nghiên cứu (Hoang Van Tuong et al, 2020; Nguyễn Trần Phương Giang,2017; Trương Thị Ngọc Xuyên, 2018; Tạ Lê Ngân Hà, 2019) liên quan đến mức độ vận dụngBSC, chưa có nghiên cứu liên quan mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC Như vậy, kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp kiến thức về mức độ mà các DN sản xuất Phía NamViệt Nam đang vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC trong hệ thống đo lường HQHĐKD như thế nào?
(2) Sự thiếu hụt các nghiên cứu kiểm định tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng của sự phù hợp giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD Đặc biệt, nghiên cứu liên quan một số nhân tố cho kết quả chưa nhất quán.
Các nghiên cứu liên quan đến tác động của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC không nhiều, cụ thể 13 nghiên cứu, đa phần được thực hiện ở các nước phát triển (như Mỹ, Canada, Phần Lan, Úc, Anh và New Zealand) và nước mới công nghiệp hoá (gồm Đài Loan, Mã Lai) Tác giả chưa tìm thấy bằng chứng liên quan trực tiếp đến mảng nghiên cứu này tại Việt Nam Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu tại các nước mới công nghiệp hoá cho kết quả trái ngược với các nghiên cứu tại các nước phát triển Chẳng hạn, Jusoh (2010) thực hiện nghiên cứu tại Mã Lai cho rằng nhân tố nhận thức không chắc chắn về môi trường không có tác động đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC trong khi Zuriekat (2005) tại Anh khẳng định có tác động cùng chiều Lee & Yang (2011) nghiên cứu tại Đài Loan cho rằng nhân tố mức độ cạnh tranh không có tác động đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC trong khi Hoque et al (2001) tại New Zealand và Zuriekat (2005) tại Anh khẳng định có tác động cùng chiều Mohamad et al (2013) nghiên cứu tại Mã Lai cho rằng nhân tố giá trị văn hoá kiểm soát có tác động cùng chiều đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC thay vì có tác động ngược chiều như kết quả nghiên cứu của Henri (2006) tại Anh và Eker & Eker (2009) tại Thổ Nhĩ Kỳ Ngoài ra, Lee & Yang
(2011) với bằng chứng thu thập tại Đài Loan cũng không tìm thấy tác động của mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD thay vì có tác động cùng chiều như nhận định của Zuriekat (2005) tại Anh Điều này khẳng định cần thêm nhiều nghiên cứu nữa đối với vấn đề nghiên cứu này, đặc biệt ở các nước đang phát triển như VN.
(3) Sự thiếu hụt các nghiên cứu liên quan đến tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng của sự phù hợp giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể.
Khái niệm sự phù hợp trong lý thuyết bất định có thể được vận dụng dưới 3 cách tiếp cận - gồm sự chọn lọc, sự tương tác và tổng thể Dưới bối cảnh chủ đề nghiên cứu, cách tiếp cận sự tương tác và tổng thể có đi vào kiểm định tác động của sự phù hợp giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD trong khi cách tiếp cận sự chọn lọc không kiểm định mối quan hệ này Tổng quan nghiên cứu chỉ ra rằng bên cạnh những nghiên cứu đã kiểm tra ảnh hưởng của sự phù hợp giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD cũng có khá nhiều nghiên cứu đã bỏ qua việc kiểm định này Nếu không thực hiện kiểm định đến HQHĐKD như cách tiếp cận chọn lọc sẽ không đảm bảo liệu hệ thống đo lường HQHĐKD có thực sự được thiết kế phù hợp với biến ngữ cảnh (biến bất định) mà DN đối mặt hay không (vì nếu chúng được thiết kế phù hợp phải giúp DN gia tăng HQHĐKD)? Hơn nữa, trong số những nghiên cứu có đi vào nghiên cứu mối quan hệ giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC có tác động như thế nào đến HQHĐKD, thì 1 số nghiên cứu cho kết quả không nhất quán khi kết luận mức độ phù hợp giữa nhân tố bất định và mức độ tích hợp thước đo TC - phi TC không giúp cải thiện HQHĐKD, chẳng hạn nhân tố CLKD tạo nét khác biệt (Zuriekat, 2005); cơ cấu tổ chức phân quyền (Zuriekat, 2005); cơ cấu tổ chức quản trị không ổn định (Lee & Yang, 2011); mức độ cạnh tranh (Lee & Yang, 2011); quy mô DN (đối với hiệu quả TC) (Lọnsiluoto et al, 2019) Điều này khẳng định một lần nữa việc kiểm định tỏc động đến HQHĐKD là cần thiết và cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu hơn, đặc biệt là cách tiếp cận tổng thể Theo Van de Ven & Drazin (1984), việc vận dụng cách tiếp cận này để phân tích sự phù hợp giữa các biến là cần thiết vì nó cung cấp cho nhà quản trị nhiều thông tin hữu ích nhất Trong khi đó, cách tiếp cận sự tương tác khó đi vào thực hiện vì khả năng sẽ tồn tại mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC riêng với mỗi nhân tố bất định Do đó, cần phải thực hiện mô hình phân tích đa biến để có thể xác lập các mô hình tối ưu cho DN Tuy nhiên, tác giả chỉ tìm thấy nghiên cứu Zuriekat (2005) vận dụng cách tiếp cận tổng thể trong mảng nghiên cứu này.
Các khoảng trống nghiên cứu trên là động cơ khiến tác giả lựa chọn nghiên cứu “Tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi
TC đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể – Bằng chứng tại DN sản xuất Phía Nam Việt Nam” trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước đây nhằm giúp
DN sản xuất Phía Nam xây dựng hệ thống đo lường HQHĐKD với mức độ tích hợp thước đo TC - phi TC phù hợp với đặc thù riêng của DN mình; từ đó, có thể cung cấp thông tin hữu ích để nhà quản trị lên kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định một cách hiệu quả, góp phần nâng cao HQHĐKD KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 trước hết trình bày tóm lược các giai đoạn hình thành – phát triển của hệ thống đo lường HQHĐKD và dòng nghiên cứu liên quan Tiếp nối là thực hiện khái quát các nghiên cứu nước ngoài về tác động của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng của sự tác động này đến HQHĐKD Kế đến, tác giả khái quát các nghiên cứu liên quan đến hệ thống đo lường HQHĐKD nói chung đối với các nghiên cứu tại Việt Nam để cuối cùng đúc kết những nhận định, làm cơ sở đề xuất khoảng trống nghiên cứu.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG HQHĐKD
2.1.1 Định nghĩa HQHĐKD và đo lường HQHĐKD
HQHĐKD được định nghĩa là mức độ mà DN đạt được mục tiêu đặt ra Theo Bernard
(1938), HQHĐKD là việc hoàn thành các mục tiêu hoạt động kinh doanh do nổ lực hợp tác chung của các bộ phận mang lại Mức độ hoàn thành mục tiêu hoạt động kinh doanh phản ảnh mức độ HQHĐKD Tương tự, Zoogah et al (2015) cho rằng HQHĐKD là khả năng DN đạt được mục tiêu rộng lớn, từ việc đáp ứng mục tiêu nội bộ đến việc đạt được những yêu cầu của các bên hữu quan Medori (1998) bổ sung thêm rằng HQHĐKD là mức độ mà DN đạt được hiệu quả kinh doanh so với các tổ chức khác.
Theo Amaratunga & Baldry (2003), đo lường HQHĐKD được định nghĩa là quá trình đánh giá tiến độ đạt được mục tiêu đã được xác lập trước đây, bao gồm thông tin về mức độ hiệu quả của nguồn lực bỏ ra để sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ, thông tin về chất lượng sản phẩm - dịch vụ, thông tin về kết quả đạt được cũng như thông tin về sự hữu hiệu của các hoạt động, cụ thể những hoạt động này đóng góp vào mục tiêu của tổ chức như thế nào? Hay như Neely et al (1995) cho rằng đo lường HQHĐKD là quá trình định lượng mức độ hữu hiệu và/hoặc mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
2.1.2 Định nghĩa hệ thống đo lường HQHĐKD
Trên cơ sở định nghĩa đo lường HQHĐKD, có nhiều định nghĩa về hệ thống đo lường HQHĐKD Ví dụ, Kaplan (1984) cho rằng hệ thống đo lường HQHĐKD là hệ thống thông tin với nhiệm vụ phát tín hiệu TC - phi TC nhằm giúp nhà quản trị ra quyết định Hệ thống đo lường HQHĐKD là thành phần của hệ thống KTQT và thuộc loại kiểm soát kết quả Theo đó, hệ thống đo lường HQHĐKD làm nhiệm vụ thu thập thông tin TC, phi TC để so sánh,đối chiếu với mục tiêu; từ đó, đánh giá, kiểm soát và cải tiến quy trình Ngoài ra, HQHĐKD mà hệ thống này đo lường còn được sử dụng để so sánh với HQHĐKD của tổ chức, bộ phận, đội nhóm và cá nhân (Medori, 1998) Tương tự, Browne et al (1997) cho rằng đây là hệ thống bao gồm bộ đầy đủ những thước đo và chỉ số đo lường hiệu quả nhất quán theo một tập các quy định và nguyên tắc cụ thể Bên cạnh đó, Lohman et al (2004) định nghĩa hệ thống đo lường HQHĐKD dưới góc nhìn toàn diện và bao quát hơn như sau:
Là hệ thống đo lường mức độ hiệu quả của một phần hay toàn bộ quy trình so với mục tiêu đã đặt ra trước đó, thông qua các chỉ tiêu/thước đo đo lường hiệu quả.
Là hệ thống gồm quy trình, thủ tục, cơ sở dữ liệu và phần mềm để thực hiện đo lường HQHĐKD theo một cách thống nhất và trọn vẹn.
Như vậy, hệ thống đo lường HQHĐKD nên bao gồm một tập tích hợp những chỉ tiêu và thước đo TC - phi TC đo lường HQHĐKD đầy đủ và thống nhất, với mục tiêu cung cấp các thông tin chính thống cho nhà quản lý để đo lường mức độ hữu hiệu và hiệu quả của một phần hay toàn bộ quy trình/cách thức hoạt động; từ đó, giúp các nhà quản lý duy trì hay thay thế một phần hay toàn bộ quy trình/cách thức hoạt động phù hợp để đạt được mục tiêu lập ra.
Sự đa dạng của thước đo phi TC gây nhiều khó khăn trong việc xác lập tập thước đo đo lường HQHĐKD phù hợp Việc xây dựng thước đo phi TC không phù hợp với DN và thời kỳ sẽ giảm giá trị của thước đo phi TC và có thể làm cho nhà quản trị khó xác định vấn đề trọng tâm cần kiểm soát cũng như cải tiến (Upton, 2001) Ngoài ra, vận dụng quá nhiều thước đo so với nhu cầu sẽ tăng gánh nặng cho nhà quản trị trong việc xác định thước đo nào giữ vai trò quan trọng hoặc thước đo nào có thể mâu thuẫn, dẫn đến mục tiêu của DN không thống nhất (Verbeeten, 2012) cũng như làm cho nhà quản trị phân tâm và theo đuổi quá nhiều mục tiêu (Ittner et al, 2003b) Chính vì vậy, hệ thống đo lường HQHĐKD phải xác định được số lượng các thước đo phi TC phù hợp (Medori & Steeple, 2000) Do đó, việc xác định mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC là cần thiết.
2.1.3 Định nghĩa mức độ vận dụng tích hợp thước đo tài chính - phi tài chính
Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC là mức độ mà DN vận dụng một tập đa dạng các thước đo TC - phi TC, xuyên suốt khắp các bộ phận khác nhau trong tổ chức (Ittner et al, 2003b; Henri, 2006; Lee & Yang, 2011) Theo đó, mức độ vận dụng tích hợp thước đo
TC - phi TC theo đề nghị của Ittner et al (2003b) bao gồm việc vận dụng 10 nhóm thước đo hiệu quả; trong đó có 1 nhóm thước đo hiệu quả TC ngắn hạn và 9 nhóm thước đo hiệu quả phi TC gồm thước đo mối quan hệ khách hàng, nhà cung cấp, mối quan hệ nhân viên, vận hành sản xuất - thực hiện dịch vụ, chất lượng SPDV, liên minh, sự đổi mới sản phẩm dịch vụ, môi trường và cộng đồng Do vậy, mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC thể hiện mức độ mà DN bổ sung đa dạng các thước đo phi TC bên cạnh nhóm thước đo hiệu quả TC trong hệ thống đo lường HQHĐKD Cách thức đo lường khái niệm này được trình bày ở mục 3.6.9 trang 87.
LÝ THUYẾT BẤT ĐỊNH ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KIỂM SOÁT QUẢN LÝ, HỆ THỐNG KTQT & HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG HQHĐKD
Hệ thống đo lường HQHĐKD với vai trò là một thành phần của hệ thống KTQT (Kaplan, 1984; Medori, 1998); đồng thời, hệ thống KTQT lại là 1 thành phần của hệ thống kiểm soát quản lý (Chenhall, 2003; Chia, 1995; Otley, 1980) Do đó, lý thuyết bất định và mô hình nghiên cứu tổng quát đối với hệ thống kiểm soát quản lý, hệ thống KTQT cũng sẽ được áp dụng cho hệ thống đo lường HQHĐKD.
Lý thuyết bất định đối với hệ thống kiểm soát quản lý được mở rộng từ lý thuyết bất định đối với cơ cấu tổ chức; theo đó, các nhân tố bất định tác động đặc điểm thiết kế cơ cấu tổ chức cũng tác động đến đặc điểm thiết kế của hệ thống kiểm soát quản lý (Gordon & Miller,
1976) Lý thuyết bất định đã trở thành lý thuyết thống trị trong các nghiên cứu thiết kế, xây dựng hệ thống kiểm soát quản lý, dùng để giải thích sự khác nhau trong thiết kế, xây dựng hệ thống kiểm soát quản lý khi các biến ngữ cảnh thay đổi (còn gọi biến bất định, gồm cơ cấu tổ chức, các biến ngữ cảnh khác như nhận thức không chắc chắn về môi trường, mức độ cạnh tranh, quy mô DN, …) (Dent, 1990) và trở thành lý thuyết có truyền thống lâu đời trong nghiên cứu hệ thống kiểm soát quản lý (Chapman, 1997; Chenhall, 2003).
Lý thuyết bất định đối với thiết kế, xây dựng hệ thống kiểm soát quản lý - chủ yếu tập trung vào thiết kế hệ thống KTQT - cho rằng không có một hệ thống kiểm soát quản lý nào thích hợp ở mọi DN trong mọi tình huống (Fisher, 1995; Merchant, 1998; Otley, 1980) Khi hoàn cảnh của DN thay đổi, hệ thống kiểm soát quản lý muốn duy trì hiệu quả cần điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi này (Merchant, 1998) Nói cách khác, không có hệ thống kiểm soát quản lý (hệ thống KTQT, hệ thống đo lường HQHĐKD) nào hoàn hảo và tốt nhất mà tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể của DN sẽ có thiết kế phù hợp Các biến bất định (biến ngữ cảnh) giải thích tại sao các hệ thống này với từng tình huống khác nhau sẽ khác nhau.
Thực vậy, nhiều nhà nghiên cứu nhận ra vai trò thiết yếu của lý thuyết bất định trong việc xác lập sự hài hòa giữa hệ thống KTQT và các biến ngữ cảnh do kết hợp ảnh hưởng của một loạt
Biến môi trường bên ngoài
Sự không ổn định của môi trường (sự năng động)
Sự phức tạp của môi trường (sự không đồng nhất)
Mức độ cạnh tranh (sự thù địch)
Biến công nghệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các bộ phận
Mức độ phức tạp của công nghệ sản xuất (gồm sản xuất: đơn chiếc, hàng loạt và sản xuất theo quy trình)
Quy trình sản xuất có sự hỗ trợ của máy tính
Mức độ phụ thuộc lẫn nhau (phụ thuộc lẫn nhau góp chung; phụ thuộc lẫn nhau có tính tiếp nối; phụ thuộc lẫn nhau có tính tương hỗ)
Biến thuộc về đặc điểm tổ chức và loại hình doanh nghiệp
Quy mô DN- Cơ cấu tổ chức - Văn hóa DN- Phong cách lãnh đạo- Loại hình DN
Biến chiến lược và sứ mệnh
Chiến lược DN đa dạng hóa (gồm đa dạng hóa liên kết, đa dạng hóa không liên kết)
Chiến lược kinh doanh (cạnh tranh) (gồm chiến lược dẫn đầu về giá thấp – chiến lược tạo nét khác biệt; chiến lược người bảo vệ – chiến lược người thăm dò) Chiến lược hoạt động
Sứ mệnh chiến lược (gồm chiến lược: tăng thị phần, duy trì thị phần, giảm dần thị phần, loại bỏ sản phẩm) cỏc biến trờn thiết kế hệ thống KTQT (Haldma & Lọọts, 2002) Vỡ vậy, nú giỳp nhà thiết kế trong xây dựng, thiết kế và chọn hệ thống KTQT đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp cho việc lên kế hoạch, kiểm soát và đo lường HQHĐKD Khi có sự tương thích cao giữa hệ thống kiểm soát quản lý (hệ thống KTQT/ đo lường HQHĐKD nói riêng), cơ cấu tổ chức và các yếu tố ngữ cảnh khác, HQHĐKD của DN sẽ gia tăng.
Vấn đề đặt ra là làm sao thiết kế hệ thống kiểm soát quản lý nói chung, hệ thống thông tin kế toán nói riêng cho từng tình huống cụ thể hay nói cách khác phải làm sao nhận diện được loại hệ thống kiểm soát nào, loại hệ thống thông tin nào (ví dụ, với đặc điểm kỹ thuật như thế nào) phù hợp với từng ngữ cảnh cụ thể (Otley, 1980)?
2.2.2 Phân loại biến bất định
Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống kiểm soát quản lý (hệ thống KTQT/đo lường HQHĐKD nói riêng) thường phân chia biến bất định thành 4 loại, gồm môi trường bên ngoài; công nghệ; những vấn đề liên quan đến tổ chức và ngành kinh doanh; và chiến lược như bảng 2.1:
Bảng 2 1: Phân loại biến bất định
Nguồn: Drury (2000), trang 649; (Merchant, 1998), trang 729
Nhóm biến bất định thứ nhất - môi trường bên ngoài DN
Hai khía cạnh của môi trường bên ngoài DN, bao gồm sự năng động và sự không đồng nhất là nguồn gốc dẫn đến nhận thức không chắc chắn về môi trường; nói cách khác, chúng là nguồn gốc của những thay đổi nằm ngoài dự đoán của nhà quản trị (Mintzberg, 1979) Vì vậy, biến môi trường bên ngoài DN được tác giả tách làm hai biến gồm nhận thức không chắc chắn về môi trường và mức độ cạnh tranh.
Nhóm biến bất định thứ hai - công nghệ và sự phụ thuộc lẫn nhau.
Công nghệ hiện tại đã thay đổi rất nhiều so với những năm 2000 trở về trước Trong nghiên cứu này, sẽ xem xét đưa nhân tố công nghệ sản xuất hiện đại cùng với công nghệ quản trị hiện đại (TQM, JIT) vào mô hình nghiên cứu.
Nhóm biến bất định thứ ba – đặc điểm tổ chức và loại hình doanh nghiệp.
Tất cả các biến trong nhóm biến này đều được xem xét đưa vào mô hình nghiên cứu, ngoại trừ biến phong cách quản lý Điều này là do phong cách quản lý áp dụng tuỳ thuộc vào từng nhà quản trị, trong khi hệ thống đo lường HQHĐKD được vận hành toàn DN.
Nhóm biến bất định thứ tư – chiến lược và sứ mệnh
Trong số các cách phân chia biến chiến lược và biến sứ mệnh, cách phân chia biến chiến lược dưới góc độ CLKD/cạnh tranh được vận dụng phổ biến trong các nghiên cứu thiết kế, xây dựng hệ thống kiểm soát quản lý (Langfield-Smith, 1997) Bên cạnh đó, hệ thống đo lường HQHĐKD là 1 thành phần của hệ thống kiểm soát quản lý nên ở nghiên cứu này, chiến lược cũng sẽ được phân loại theo góc độ CLKD/cạnh tranh.
Ngoài 4 nhóm biến được đề cập trên, cùng với sự phát triển của phương thức quản trị chiến lược hiện đại, định hướng thị trường được xem là nhân tố trọng tâm của quá trình phát triển này (Cadez & Guilding, 2008) và vì vậy được xem xét đưa vào mô hình nghiên cứu.
SỰ PHÙ HỢP
Theo Van de Ven & Drazin (1984), lý thuyết bất định là lý thuyết thống trị các nghiên cứu về hành vi, thiết kế, lập kế hoạch và chiến lược của tổ chức Mặc dù lý thuyết này được vận dụng biến đổi cho nhiều chủ đề nhưng đều có chung một đặc điểm: HQHĐKD của tổ chức là kết quả của sự phù hợp giữa hai hay nhiều biến Sự phù hợp là khái niệm trọng tâm của lý thuyết bất định nhưng vấn đề cốt lõi phổ biến trong các nghiên cứu lý thuyết bất định là không có định nghĩa rõ ràng cho khái niệm này, mà thay vào đó khái niệm này sẽ được định nghĩa và kiểm định theo 3 cách tiếp cận gồm: sự chọn lọc, sự tương tác và tổng thể Khái niệm sự phù hợp được Van de Ven & Drazin (1984) xây dựng đầu tiên áp dụng cho các nghiên cứu vận dụng lý thuyết bất định trong thiết kế cơ cấu tổ chức Trong khi đó, lý thuyết bất định đối với hệ thống KTQT nói chung (hệ thống đo lường HQHĐKD nói riêng) được phát triển từ lý thuyết bất định đối với cơ cấu tổ chức (Otley, 2016) Do đó, thiết kế của hệ thống KTQT và thiết kế cơ cấu tổ chức không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau (Hopwood,
1974, trích trong Otley, 2016) Do đó, khái niệm sự phù hợp áp dụng cho lý thuyết bất định trong thiết kế cơ cấu tổ chức cũng sẽ áp dụng cho hệ thống KTQT nói chung (hệ thống đo lường HQHĐKD/mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC nói riêng) (Zuriekat, 2005).
Cách tiếp cận sự chọn lọc: theo cách tiếp cận này, đặc điểm thiết kế của cơ cấu tổ chức phải thích ứng với ngữ cảnh của nó dù là để tồn tại hay để nâng cao HQHĐKD Nói cách khác, sự phù hợp là sự tương xứng giữa hai biến có liên quan với nhau và không được kiểm định có liên quan gì với HQHĐKD Các nhà NC trong lĩnh vực này giả định rằng những DN hoạt động trong môi trường không ổn định sẽ đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản trị không ổn định Cách tiếp cận này phổ biến nhất trong các nghiên cứu về tính bất định vì nó đơn giản chỉ ra mối liên hệ giữa biến ngữ cảnh và biến đặc điểm thiết kế cơ cấu tổ chức mà không quan tâm HQHĐKD sẽ khác nhau tùy vào mối quan hệ giữa 2 biến trên như thế nào? Theo Schoonhoven (1981), các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận này ngấm ngầm chỉ ra sự tương tác giữa hai biến (chẳng hạn, môi trường và cơ cấu tổ chức) nhưng mối quan hệ tương tác này không được kiểm định có tác động như thế nào đến HQHĐKD Tuy vậy, cách tiếp cận này hữu ích trong việc xác định biến bất định nào có tác động lớn nhất đến đặc điểm thiết kế cơ cấu tổ chức.
Cách tiếp cận sự tương tác: cách tiếp cận này kiểm tra HQHĐKD thông qua ảnh hưởng tương tác giữa một cặp biến Nói cách khác, nó đi vào kiểm định ảnh hưởng của sự phù hợp giữa biến ngữ cảnh và biến đặc điểm thiết kế cơ cấu tổ chức đến HQHĐKD Ví dụ, các nghiên cứu theo cách tiếp cận sự tương tác giả định việc xây dựng cơ cấu tổ chức theo cơ chế định sẵn hay mức độ chính thức hoá cao sẽ có tác động tích cực đến HQHĐKD khi DN hoạt động trong môi trường ít thay đổi Trong trường hợp này, việc xây dựng cơ cấu tổ chức theo cơ chế định sẵn là biến dự báo, HQHĐKD là biến phụ thuộc và sự biến động của môi trường là biến điều tiết Có thể thấy rằng cách tiếp cận sự tương tác chỉ tập trung vào xác định tác động của một biến ngữ cảnh đến đặc điểm thiết kế cơ cấu tổ chức và ảnh hưởng của sự tác động giữa cặp biến trên đến HQHĐKD như thế nào Vì vậy, cũng giống như cách tiếp cận sự chọn lọc, cách tiếp cận này thích hợp để xác định sự phù hợp giữa hai biến thay vì nhiều biến.
Cách tiếp cận tổng thể: những người theo đuổi cách tiếp cận này cảnh báo rằng nếu lần lượt nghiên cứu ảnh hưởng của từng biến ngữ cảnh (trong nhóm biến ngữ cảnh) trên đặc điểm thiết kế cơ cấu tổ chức cũng như những ảnh hưởng đến HQHĐKD, sẽ có khả năng tồn tại một thiết kế cơ cấu tổ chức riêng phù hợp với mỗi biến ngữ cảnh Do đó, cần phải thực hiện mô hình phân tích đa biến – đa biến ngữ cảnh, biến đặc điểm thiết kế cơ cấu tổ chức và biến HQHĐKD – để xác lập mô hình tối ưu cho DN.
Bi Biến đặc đi cấu tổ chức
Sơ đồ 2 1 Cách tiếp cận đối với khái niệm sự phù hợp - Nguồn: Van de Ven & Drazin (1984). n sự chọn lọc ến ngữ cảnh ểm thiết kế cơ
Cách tiếp cận sự tương tác
Biến đặc điểm thiết kế cơ cấu tổ chức
Cách tiếp cận tổng thể
Biến HQHĐKDBiến đặc điểm thiết kế cơ cấu tổ chức
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU
Mô hình nghiên cứu tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo
TC - phi TC và ảnh hưởng của sự phù hợp giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD được tác giả thiết lập qua 3 bước gồm (1) xây dựng mô hình lý thuyết tổng quát (dựa vào các mô hình lý thuyết trước đây), (2) lựa chọn cách tiếp cận khái niệm sự phù hợp, (3) xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu (dựa vào tổng quan nghiên cứu, mô hình lý thuyết tổng quát và cách tiếp cận khái niệm sự phù hợp được lựa chọn).
2.4.1 Mô hình lý thuyết tổng quát cho việc nghiên cứu lý thuyết bất định đối với hệ thống đo lường HQHĐKD
Các phân tích mô hình lý thuyết ở phụ lục 2 – trang 3PL cho thấy mô hình lý thuyết của Merchant (1998) có thể được xem là mô hình tổng quát nhất để nghiên cứu vận dụng lý thuyết bất định vào thiết kế, xây dựng hệ thống kiểm soát quản lý Lưu ý ở đây hệ thống kiểm soát quản lý bao gồm hệ thống KTQT Ngoài ra, hệ thống đo lường HQHĐKD lại là một trong những thành phần của hệ thống KTQT Nghiên cứu này do vậy sẽ vận dụng mô hình của Merchant (1998) như sau:
Sơ đồ 2 2: Mô hình lý thuyết tổng quát – vận dụng lý thuyết bất định vào thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD - Nguồn: Merchant (1998), trang 728 2.4.2 Lựa chọn cách tiếp cận khái niệm sự phù hợp cho mô hình nghiên cứu
Lý thuyết bất định cho rằng tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể của mỗi DN mà xây dựng hệ thống đo lường HQHĐKD nói chung và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC nói riêng phù hợp Để khẳng định hệ thống đo lường HQHĐKD như thế nào được xem là phù hợp cần phải đánh giá tác động của mối quan hệ giữa nhân tố bất định và đặc điểm thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD đến HQHĐKD của DN Điều này có thể được thực hiện dưới
2 cách tiếp cận – gồm sự tương tác hay tổng thể đối với khái niệm sự phù hợp
Tuy nhiên, cách tiếp cận sự tương tác chỉ thực hiện kiểm định sự phù hợp giữa một cặp biến riêng lẻ có tác động như thế nào đến HQHĐKD Trong quá trình vận hành, DN chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố bất định chứ không phải một nhân tố đơn lẻ Mỗi nhân tố bất định mà DN đối mặt hoặc đang lựa chọn có thể có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến đặc điểm thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD và sự tác động này cũng có mức độ khác nhau. Đặc điểm thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD (mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC-phi TC)
Chẳng hạn như quy mô DN, mức độ cạnh tranh, cơ cấu tổ chức phân quyền và giá trị văn hoá linh hoạt có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC của DN Như vậy, nếu một DN có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức phân quyền nhưng hoạt động trong môi trường có mức độ cạnh tranh thấp và giá trị văn hoá linh hoạt thấp thì nên thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD có mức độ tích hợp thước đo TC - phi TC như thế nào để gia tăng HQHĐKD? Nhân tố nào giữ vai trò quyết định? Liệu có tồn tại một tổ hợp những nhân tố nào phù hợp với nhau để có thể nâng cao HQHĐKD tại DN? Do đó, có thể nói cách tiếp cận sự tương tác khó đi vào thực hiện vì khả năng sẽ tồn tại một đặc điểm thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD riêng (mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC riêng) với mỗi nhân tố bất định Do đó, cần phải thực hiện mô hình phân tích đa biến - cụ thể ở luận án này là đa biến bất định được xem xét đồng thời để có thể xác lập mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC phù hợp nhằm giúp nâng cao HQHĐKD Thật vậy, Van de Ven & Drazin (1985) cho rằng vận dụng cách tiếp cận tổng thể để phân tích sự phù hợp giữa các biến là cần thiết vì cung cấp cho nhà quản trị nhiều thông tin hữu ích nhất.
Bên cạnh đó, một điều không thể phủ nhận là cách tiếp cận sự chọn lọc cũng rất cần thiết để giúp nhận diện nhân tố ngữ cảnh nào ảnh hưởng đến đặc điểm thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD (chẳng hạn mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC) cũng như để khám phá đặc tính quan hệ giữa nhân tố ngữ cảnh và đặc điểm thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD (chẳng hạn, mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC) mà không xem xét tác động ảnh hưởng đến HQHĐKD Do đó, trong nghiên cứu hệ thống đo lường HQHĐKD, việc kiểm định mô hình sẽ hiệu quả hơn nếu các nhà nghiên cứu sử dụng kết hợp cách tiếp cận sự tương tác hoặc cách tiếp cận tổng thể với cách tiếp cận sự chọn lọc trong cùng một nghiên cứu để có thể khám phá và đối chiếu khả năng dự đoán của mỗi cách tiếp cận.
Những phân tích trên cho thấy việc lựa chọn cách tiếp cận sự chọn lọc và cách tiếp cận tổng thể (còn gọi là cách tiếp cận tương tác giữa nhiều cặp biến) là phù hợp cho nghiên cứu này. Việc lựa chọn cách tiếp cận tổng thể giúp lấp đầy khoảng trống nghiên cứu 3 (trang 2).
2.4.3 Mô hình nghiên cứu ban đầu
Dựa vào các nghiên cứu trước về tác động của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng của sự phù hợp giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD ở mục 1.2 (trang 18) có thể thấy rằng mô hình nghiên cứu ở các nghiên cứu này đều dựa trên mô hình tổng quát của Merchant
(1998) (sơ đồ 2.2 – trang 47), được triển khai theo 3 cách tiếp cận Cách tiếp cận sự chọn lọc chỉ xem xét tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi
1 Nhóm nhân tố môi trường bên ngoài
+ Mức độ cạnh tranh + Nhận thức không chắc chắn về môi trường
2 Nhóm nhân tố công nghệ + Công nghệ sản xuất hiện đại + Công nghệ quản trị hiện đại: JIT,TQM
Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC-phi TC
Tập giả thuyết thứ nhất – tác động của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC- phi TC
3 Nhóm nhân tố đặc điểm tổ chức và ngành kinh doanh4 Nhóm nhân tố CLKD
+ Quy mô DN+ Chiến lược dẫn đầu về giá thấp - Chiến + Cơ cấu tổ chức phân quyềnlược tạo nét khác biệt + Văn hoá DN+ Chiến lược người bảo vệ - Chiến lược + Định hướng thị trườngngười thăm dò
Tập giả thuyết thứ hai – ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC-phi TC đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể tiếp cận sự tương tác ngoài việc kiểm tra mối quan hệ giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC như cách tiếp cận sự chọn lọc, còn kiểm định thêm liệu mối quan hệ của cặp biến đó có thật sự phù hợp hay không thông qua kiểm định tác động ảnh hưởng của chúng đến HQHĐKD, thông qua mô hình có biến trung gian hoặc biến điều tiết.
Cách tiếp cận tổng thể cũng thực hiện tương tự như cách tiếp cận sự tương tác, chỉ khác ở chỗ kiểm tra HQHĐKD thông qua ảnh hưởng tương tác giữa các cặp biến đồng thời (thay vì chỉ kiểm tra tác động riêng lẻ từng cặp biến) tức thực hiện mô hình phân tích đa biến – đa biến ngữ cảnh, mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC- phi TC và biến HQHĐKD.
Qua đó cho thấy các nghiên cứu có thể lựa chọn cách tiếp cận khái niệm sự phù hợp khác nhau nhưng đều được triển khai từ mô hình tổng quát như Merchant (1998) đề xuất Đồng thời, điểm khác biệt nữa là nghiên cứu sau đã bổ sung thêm nhiều nhân tố bất định mới so với nghiên cứu trước Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu chỉ thực hiện nghiên cứu trên một hoặc hai nhân tố bất định trong khi trong quá trình vận hành, DN chịu sự tác động bởi rất nhiều nhân tố.
Cuối cùng, căn cứ vào biện luận của tác giả ở mục 2.4.2 (trang 47) về việc lựa chọn cách tiếp cận tổng thể cho nghiên cứu này, tác giả thiết lập mô hình nghiên cứu ban đầu trên cơ sở mở rộng nghiên cứu của Zuriekat (2005), với việc bổ sung thêm 3 nhân tố mới, gồm văn hóa
CÁC BIẾN BẤT ĐỊNH TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.5.1 Nhận thức không chắc chắn về môi trường
Nhận thức không chắc chắn về môi trường là việc thiếu thông tin liên quan đến biến môi trường để ra quyết định cho một vấn đề cụ thể Môi trường là tất cả các yếu tố bên ngoài DN như kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ có khả năng ảnh hưởng một phần hoặc toàn DN (Daft, 2015) Tương tự, theo Galbraith (1973), nhận thức không chắc chắn về môi trường là mức độ khác nhau giữa lượng thông tin yêu cầu để thực hiện một nhiệm vụ và lượng thông tin mà DN có Trong khi đó, Miller (1987) cho rằng nhận thức không chắc chắn về môi trường là mức độ thể hiện sự bất lực của nhà quản lý trong nhận thức để tiên đoán những điều kiện môi trường bên ngoài DN Khi nhận thức về môi trường càng không chắc chắn, những người ra quyết định phải xử lý càng nhiều thông tin hơn (Gordon & Narayanan, 1984).
Cơ cấu tổ chức được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Theo Child (1972), cơ cấu tổ chức là việc phân chia DN thành các bộ phận có vai trò, trách nhiệm khác nhau; đồng thời là cơ chế quản lý để kiểm soát và hợp nhất các hoạt động trong DN Hay như Chenhall (2003), với định nghĩa tương tự cho rằng cơ cấu tổ chức là việc định rõ vai trò của từng bộ phận, nhiệm vụ của từng nhóm nhân viên nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức Các bộ phận con này được quản lý bởi người đứng đầu bộ phận (Chenhall & Harrison, 1981).
Như vậy, cơ cấu tổ chức phải bao gồm hai yêu cầu đối lập Đó là sự phân chia và sự phối hợp hay hợp nhất các nhiệm vụ để đạt được mục đích của DN Sự phân chia là sự phân quyền, tức là phân chia nhiệm vụ chung thành các nhiệm vụ nhỏ và giao chúng cho các bộ phận và các cá nhân trong mỗi bộ phận Điều này giúp họ tập trung vào 1 nhiệm vụ cụ thể; từ đó, họ trở nên thành thạo và chuyên nghiệp hơn (Hodge & Anthony, 1988) Vấn đề trọng tâm của cơ cấu tổ chức là cách thức DN được phân chia và cách thức DN được phối hợp để đạt được mục tiêu tổ chức (Watson & Baumler, 1975) Do đa số các nghiên cứu kiểm định ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu tổ chức đến hệ thống KTQT, hệ thống đo lường HQHĐKD nói chung, mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC nói riêng, đa phần xem xét cơ cấu tổ chức dưới đặc điểm mức độ phân quyền nên cơ cấu tổ chức phân quyền được tác giả đưa vào mô hình.
2.5.3 Chiến lược kinh doanh và phân loại chiến lược kinh doanh
CLKD được định nghĩa là cách thức DN tìm kiếm cho mình một lợi thế cạnh tranh trong ngành Mục đích của CLKD là làm sao DN sinh lợi và phát triển bền vững (Porter, 1985).
2.5.3.2 Phân loại chiến lược kinh doanh
Hiện nay có rất nhiều cách để phân loại CLKD Các nghiên cứu hệ thống kiểm soát quản lý vận dụng lý thuyết bất định đã nghiên cứu CLKD đa phần theo 1 trong 2 cách phân loại sau:
(1) phân loại theo kiểu hình chiến lược (Miles et al, 1978); (2) phân loại theo vị thế chiến lược (Porter, 1980) Miles et al (1978) đã phân loại CLKD thành 4 loại, bao gồm chiến lược người bảo vệ, người thăm dò, người phân tích và người phản ứng Trong khi đó, Porter (1980) phân chia CLKD thành 2 loại, đó là chiến lược dẫn đầu về giá thấp và chiến lược tạo nét khác biệt. Nghiên cứu này sẽ vận dụng cách phân loại chiến lược của Porter (1980) (từ kết quả nghiên cứu định tính ở mục 4.1 – trang 102) Do đó, nội dung sau đây sẽ đi sâu vào định nghĩa các chiến lược theo cách phân loại của Porter (1980) (trong khi đó, các chiến lược theo cách phân loại của Miles et al (1978) sẽ được trình bày cụ thể ở Phụ lục 3 – trang 6PL).
Phân loại chiến lược theo Porter (1980) ra đời để ứng phó với áp lực cạnh tranh Cụ thể có 2 loại chiến lược cơ bản để giúp DN đánh bại đối thủ cạnh tranh – gồm chiến lược dẫn đầu về giá thấp và chiến lược tạo nét khác biệt sản phẩm.
Chiến lược dẫn đầu về giá thấp
Chiến lược này tập trung vào sản xuất sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh Theo đó, sản phẩm, dịch vụ được chuẩn hóa cao để có thể đạt mức chi phí thấp nhất trong ngành Ngoài ra, chiến lược này đạt được là do hoạt động marketing tốt, từ đó dẫn đến tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô, do hiệu quả quản lý, kinh nghiệm mang lại, do kiểm soát tốt chi phí cũng như tận dụng công nghệ hiện đại Chiến lược dẫn đầu về giá thấp cho phép DN có thể linh hoạt trong việc định giá và đạt được tỷ suất lợi nhuận khá cao.
Chiến lược tạo nét khác biệt
Chiến lược tạo nét khác biệt tập trung vào sản xuất sản phẩm, dịch vụ duy nhất trong ngành và được công nhận rộng rãi bởi khách hàng Khi vận dụng chiến lược này, DN sẽ chọn những thuộc tính cụ thể cần đẩy mạnh nhằm tạo sự khác biệt cho sản phẩm, như nâng cao chất lượng SPDV, dễ tiếp cận, thuận tiện, uy tín và vì vậy nhiều khách hàng nhận thức được tầm quan trọng cũng như vị trí duy nhất của DN này trong ngành vì nó đáp ứng yêu cầu của họ (Govindarajan, 1988; Porter, 1980) Có nhiều cách để tạo nét khác biệt cho sản phẩm,dịch vụ; tuy nhiên, thuộc tính được xem là khác biệt và duy nhất phải được đánh giá và công nhận bởi
Văn hoá gia đình Văn hoá sáng tạo, dân chủ
Văn hoá cấp bậc Văn hoá thị trường khách hàng Do đó, những DN thực hiện chiến lược tạo nét khác biệt phụ thuộc nhiều vào danh tiếng và hình ảnh nhãn hiệu; sản phẩm và dịch vụ đặc trưng và không có sản phẩm thay thế.
Mức độ cạnh tranh là mức độ xung đột trong thị trường cung cấp SPDV hoặc trong thị trường cung cấp yếu tố sản xuất, liên quan đến 3 khía cạnh gồm cạnh tranh giá; phân phối và tiếp thị; chất lượng và sự đa dạng SPDV (Khandwalla, 1972).
2.5.5 Văn hoá doanh nghiệp - mô hình văn hóa doanh nghiệp
Với bản chất trừu tượng, văn hóa DN được định nghĩa bởi nhiều tác giả dưới nhiều góc độ khác nhau Theo Detert et al (2000), có 164 định nghĩa về văn hoá DN Để phù hợp với mục đích nghiên cứu, tác giả chỉ trình bày định nghĩa tiêu biểu và toàn diện nhất của Schein
(1990), trang 111 Theo đó, văn hoá là:“(a) Tổng hợp các quan niệm chung, (b) được phát minh, khám phá hoặc phát triển bởi 1 nhóm người, (c) khi họ học cách để giải quyết những vấn đề về thích ứng với bên ngoài và hội nhập với bên trong, (d) đã phát huy tác dụng và được xem như có hiệu lực và do đó, (e) phải được truyền đạt cho các thành viên mới noi theo”
Như vậy, văn hoá của từng DN có những đặc trưng riêng, không nhầm lẫn với DN khác Văn hoá DN hình thành một nền tảng cho DN để xác định hành vi đúng và sai khi ra quyết định và thực hiện quyết định Văn hoá DN vì vậy được xem là khuôn mẫu chung kết nối các thành viên với nhau và hướng họ vào mục đích chung của tổ chức, tạo nên tính toàn vẹn cho tổ chức.
2.5.5.2 Mô hình văn hoá DN
Quinn & Rohrbaugh (1983) xây dựng mô hình văn hóa theo giá trị cạnh tranh để kiểm tra những khác biệt trong cách thức tổ chức giữa các tổ chức khác nhau nhằm chiếm ưu thế cạnh tranh Theo đó, phân chia giá trị cạnh tranh thành 2 tập giá trị ứng với hai trục; với trục tung là trạng thái kiểm soát/linh hoạt – ám chỉ những ưu tiên của DN trong xây dựng cơ cấu, ưu tiên tính ổn định hay tính thay đổi; trục hoành là trạng thái hướng ưu tiên của DN vào con người (bên trong) hay tổ chức (bên ngoài) với 4 loại văn hóa như sơ đồ 2.4:
Hướng nội và sự hoà hợp nội bộ Hướng ngoại và sự khác biệt
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a Câu hỏi nghiên cứu 1: Các nhân tố chính nào có thể có ảnh hưởng đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC tại các DN sản xuất Phía Nam Việt Nam? Qua đó, xác định mô hình nghiên cứu nên được xây dựng như thế nào để kiểm định tác động của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD tại các DN sản xuất Phía Nam Việt Nam? Để giải quyết câu hỏi này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính dưới dạng phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm chọn lựa các nhân tố (trong số các nhân tố đã được tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu ban đầu) cũng như khám phá nhân tố mới đưa vào mô hình nghiên cứu chính thức Đồng thời cũng cung cấp bằng chứng cho việc lựa chọn cách tiếp cận tổng thể để kiểm định ảnh hưởng của sự phù hợp giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC đến HQHĐKD Qua đó, giúp xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu. b Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng hệ thống đo lường HQHĐKD tại các DN sản xuất Phía Nam Việt Nam đang được thiết kế như thế nào? Để giải quyết câu hỏi này, phương pháp nghiên cứu định lượng dưới hình thức thống kê mô tả và phân tích tương quan với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 24.0 được sử dụng. c Câu hỏi nghiên cứu 3 : Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC tại các DN sản xuất Phía Nam Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu 4: Sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC có ảnh hưởng như thế nào đến HQHĐKD tại các DN sản xuất Phía Nam Việt Nam dưới cách tiếp cận tổng thể? Qua đó có thể xác định - hệ thống đo lường HQHĐKD nên được thiết kế với mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC như thế nào được xem là phù hợp với đặc thù riêng của DN, để từ đó giúp nâng cao HQHĐKD? Để giải quyết 2 câu hỏi 3 và 4, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dưới hình thức kiểm định mô hình PLS-SEM, với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 24.0 và SmartPLS 3.1, nhằm xác định mức độ tác động của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC cũng như mức độ ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC đến HQHĐKD.
Ngoài ra, để kiểm định ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể, vận dụng đề xuất của Venkatraman (1989) cũng như vận dụng cách triển khai mô hình nghiên cứu củaZuriekat (2005), tác giả sẽ thiết lập một khái niệm bậc hai “sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC”, được xây dựng từ việc mô hình hoá trực tiếp các khái niệm bậc một (dạng nguyên nhân) – gồm khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và các nhân tố bất định bởi dưới cách tiếp cận này, sự phù hợp được thể hiện ở sự biến thiên cùng nhau hay sự nhất quán nội bộ giữa một tập các biến tiềm ẩn Đây được xem là phân tích sự phù hợp dưới hình thức phân tích hiệp biến (fit as covariation).
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN
Luận án sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu hỗn hợp với các bước nghiên cứu cụ thể như sau:
Cơ sở lý thuyết – lý thuyết nền, mô hình lý thuyết tổng quát, lựa chọn cách tiếp cận sự phù hợp
Mô hình nghiên cứu ban đầu
Phương pháp nghiên cứu định lượng
+ Phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan: tạo cơ sở giải quyết câu hỏi nghiên cứu 2
+ Kiểm định thang đo và kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu – tạo cơ sở giải quyết câu hỏi nghiên cứu 3,4
(cùng với việc thiết lập khái niệm bậc hai - sự phù hợp giữa mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC-phi TC với các nhân tố bất định
– để giải quyết câu hỏi nghiên cứu 4)
Mô hình nghiên cứu chính thức & giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính
(phỏng vấn sâu chuyên gia) – tạo cơ sở trả lời câu hỏi nghiên cứu 1 Tổng quan các nghiên cứu trước
Sơ đồ 3 1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tự thiết kế
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
- Kết quả nghiên cứu định tính: trả lời câu hỏi nghiên cứu 1
- Kết quả nghiên cứu định lượng:
+ Phân tích thống kê mô tả - phân tích tương quan: trả lời câu hỏi nghiên cứu nghiên cứu 2
+ Kiểm định thang đo, giả thuyết: trả lời câu hỏi 2, 3, 4
Từ tổng quan nghiên cứu được thực hiện tại các nước trên thế giới (chủ yếu ở các nước phát triển) cũng như các nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả rút ra khoảng trống nghiên cứu Tất cả các nội dung này được trình bày ở chương 1 (khoảng trống nghiên cứu là cơ sở để xây dựng câu hỏi nghiên cứu ở phần giới thiệu chung). Để giải quyết khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lý thuyết được trình bày với nội dung chính là lý thuyết nền, mô hình lý thuyết tổng quát, việc lựa chọn cách tiếp cận khái niệm sự phù hợp (chương 2), kết hợp với tổng quan các nghiên cứu có liên quan (chương 1) làm nền tảng để xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu Tiếp đó, nghiên cứu định tính(chương 3) được thực hiện nhằm xác lập các nhân tố bất định đưa vào mô hình nghiên cứu chính thức trong bối cảnh nghiên cứu cho các DN sản xuất vừa và lớn, điều này trả lời câu hỏi nghiên cứu 1.
Kế đến, nghiên cứu định lượng được thực hiện ở chương 3 nhằm mục tiêu kiểm định thang đo và giả thuyết của mô hình nghiên cứu thông qua kỹ thuật phân tích thang đo và kỹ thuật phân tích PLS-SEM (tạo cơ sở giải quyết câu hỏi nghiên cứu 3 & 4) Đồng thời, để giải quyết câu hỏi nghiên cứu 4, tác giả xác lập một khái niệm mới (khái niệm tiềm ẩn bậc hai) - sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC như được giải thích ở mục 3.1.c (trang 56) Nghiên cứu định lượng cũng phản ảnh thực trạng hệ thống đo lường HQHĐKD tại các DN sản xuất Phía Nam đang được xây dựng như thế nào(tạo cơ sở giải quyết câu hỏi 2) thông qua kỹ thuật thống kê mô tả Tiếp nối chương 3,chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu và bàn luận (gồm kết quả nghiên cứu định tính dùng xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức và giả thuyết nghiên cứu – trả lời câu hỏi nghiên cứu 1; kết quả thống kê mô tả mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC – trả lời câu hỏi nghiên cứu 2; kết quả kiểm định thang đo và giả thuyết của mô hình nghiên cứu – trả lời câu hỏi nghiên cứu 3 và 4) Chương 5 đề xuất hàm ý cho nhà quản trị trên kết quả nghiên cứu-bàn luận ở chương 4.
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Mục tiêu nghiên cứu định tính nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC, đồng thời cũng cung cấp bằng chứng cho việc lựa chọn cách tiếp cận tổng thể để kiểm định ảnh hưởng của sự phù hợp giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC đến HQHĐKD ở các DN sản xuất vừa và lớn tại Phía Nam Ngoài ra, sau khi rà soát nội dung của thang đo khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC, tác giả nhận thấy thang đo môi trường, cộng đồng và liên minh ít được vận dụng tại Vì vậy, thang đo này được đưa vào phỏng vấn ở bước nghiên cứu định tính.
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia (dưới hình thức thảo luận trực tiếp) dựa trên bảng câu hỏi khảo sát được chuẩn bị từ trước dưới dạng câu hỏi đóng (đối với các nhân tố đã được khám phá từ tổng quan nghiên cứu) và dưới dạng câu hỏi mở (để khám phá nhân tố mới) Kết quả sau khi phỏng vấn trực tiếp chuyên gia, tác giả sẽ thực hiện đối chiếu với tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và sau đó thảo luận lần cuối với họ để đạt được sự thống nhất cao về nhân tố nào nên giữ lại và nhân tố nào cần được bổ sung vào mô hình nghiên cứu chính thức, phù hợp với đặc thù của
DN sản xuất vừa và lớn cũng như phù hợp với môi trường kinh tế, văn hoá tại Phía Nam Việt Nam.
(1) Xác lập tiêu chuẩn chọn chuyên gia
Thành phần tham dự các cuộc phỏng vấn sâu trong nghiên cứu này được xác định là các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm về việc vận dụng hệ thống đo lường HQHĐKD trong quản trị DN (đặc biệt là DN sản xuất vừa và lớn), như kế toán trưởng, giám đốc điều hành, giám đốc TC, trưởng bộ phận và giảng viên KTQT thoả các tiêu chí sau đây:
Về kinh nghiệm: thoả một trong các yêu cầu sau:
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm quản lý từ cấp trung trở lên (trong đó có ít nhất 5 năm ở vị trí quản lý cấp trung tại DN sản xuất vừa và lớn).
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm ở vị trí kế toán trưởng, giám đốc TC, tổng giám đốc.
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu về kế toán, đặc biệt là KTQT.
Về trình độ học vấn:
- Từ cử nhân trở lên đối với đối tượng phỏng vấn là chuyên gia đến từ các DN
- Từ tiến sĩ trở lên đối với giảng viên tại các trường Đại Học.
Sau khi tìm hiểu về mức độ hiểu biết của các chuyên gia liên quan đến hệ thống đo lường HQHĐKD, tác giả liên hệ với các chuyên gia và dựa trên sự đồng thuận tham gia phỏng vấn của họ, tác giả lập danh sách các chuyên gia dự kiến tham gia các bước phỏng vấn như kế hoạch đề ra trong thiết kế nghiên cứu định tính.
(3) Xác lập câu hỏi phỏng vấn và dàn bài phỏng vấn
Câu hỏi phỏng vấn được xác lập dựa trên mô hình nghiên cứu ban đầu (sơ đồ 2.3 – trang 49)
- Để đạt mục tiêu khám phá các nhân tố tác động đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC, câu hỏi đặt ra là những nhân tố nào là động cơ khiến DN sản xuất Phía Nam Việt Nam vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC?
- Để đạt được mục tiêu tìm hiểu ảnh hưởng của sự phù hợp giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC đến HQHĐKD, câu hỏi đặt ra cho các chuyên gia là liệu nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC được thiết kế phù hợp có ảnh hưởng đến HQHĐKD ở DN sản xuất Phía Nam Việt Nam hay không?
- Để đạt được mục tiêu xác nhận lại thang đo khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo
TC – phi TC, câu hỏi đặt ra cho các chuyên gia là có đồng ý sử dụng các thang đo như đề xuất của Ittner et al (2003b) hay không?
Sau đó, dàn bài phỏng vấn được thiết kế chi tiết tương ứng với từng câu hỏi phỏng vấn được xác lập trên đây (gọi là bảng câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu định tính , phụ lục 4 – trang 8PL) Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức.
Tập giả thuyết thứ hai – ảnh hưởng của “sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC-phi TC” trên “HQHĐKD” dưới cách tiếp cận tổng thể
- Liên hệ trước phỏng vấn: Tác giả gọi điện thoại đến 14 chuyên gia (gồm 7 chuyên gia ở giai đoạn 1: tháng 1, 2019 và 7 chuyên gia ở giai đoạn 2: tháng 4, 2021) giới thiệu chủ đề nghiên cứu, xác nhận lại tầm am hiểu và mối quan tâm của chuyên gia về chủ đề nghiên cứu và cuối cùng mời chuyên gia tham dự buổi phỏng vấn sau khi đạt được sự đồng ý tham dự thảo luận của chuyên gia cũng như đạt được thỏa thuận thời gian và địa điểm giữa hai bên.
- Tiến hành phỏng vấn: Các chuyên gia làm việc ở các đơn vị khác nhau, thời gian và địa điểm họ yêu cầu phỏng vấn cũng khác nhau nên rất khó để thực hiện buổi phỏng vấn chung.
Vì vậy, tác giả lựa chọn phỏng vấn tay đôi từng chuyên gia trong 02/2019 (7 chuyên gia) và
28/4-5/5/2021 (7 chuyên gia) (phụ lục 5-trang 13PL) 3 ngày trước buổi phỏng vấn chính thức với từng chuyên gia bắt đầu, tác giả gọi điện thoại cho từng chuyên gia xác nhận lại lịch hẹn.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Từ mô hình nghiên cứu ban đầu ở sơ đồ 2.3 (trang 49), để xác định các nhân tố đưa vào mô hình nghiên cứu chính thức, tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu 14 chuyên gia Kết quả nghiên cứu định tính (tổng hợp ở bảng 4.1, 4.2 – trang
102-105, chi tiết ở phụ lục 6 – trang 14PL) loại bỏ 4 nhân tố khỏi mô hình nghiên cứu ban đầu Đồng thời, kết quả định tính cũng khám phá 1 nhân tố mới – sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược, kết hợp với 7 nhân tố còn lại ở mô hình nghiên cứu ban đầu, được dự đoán có khả năng tác động đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC ở các DN sản xuất vừa và lớn tại Phía Nam Việt Nam, giúp tác giả xác lập mô hình nghiên cứu chính thức như sơ đồ 3.2.
Tập giả thuyết thứ nhất – tác động của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC-phi TC
Chiến lược dẫn đầu về giá thấp (BST_C)/ chiến lược tạo nét khác biệt (BST_D)
Quy mô doanh nghiệp (SIZ)
Cơ cấu tổ chức phân quyền (OST)
Nhận thức không chắc chắn về môi trường (PEU)
Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC (IPM)
Mức độ cạnh tranh (LOC) H6 (+) H7 (+) H8 (+)
Văn hoá chú trọng giá trị linh hoạt (FCCV) Định hướng thị trường (MOR)
Sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược (APD)
Sơ đồ 3 2: Mô hình nghiên cứu chính thức từ kết quả nghiên cứu định tính - Nguồn:
Tác giả tự thiết kế
Cơ cấu tổ chức phân quyền (OST) Nhận thức không chắc chắn về môi trường (PEU)
Chiến lược dẫn đầu về giá thấp (BST_C)/ chiến lược tạo nét khác biệt (BST_D)
Quy mô doanh nghiệp (SIZ) H 4 (+) Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC (IPM)
Mức độ cạnh tranh (LOC)
Văn hoá chú trọng giá trị linh hoạt (FCCV) Định hướng thị trường (MOR) Sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược (APD)
Trong luận án này, tác giả vận dụng cách tiếp cận sự chọn lọc để kiểm định tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC (tập giả thuyết thứ nhất) và cách tiếp cận tổng thể để kiểm định ảnh hưởng của sự phù hợp (mối quan hệ) giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD (tập giả thuyết thứ hai) (được giải thích ở mục 2.4.2 – trang 47).
Theo Venkatraman (1989), dưới cách tiếp cận tổng thể, sự phù hợp được thể hiện ở sự biến thiên cùng nhau hay sự nhất quán nội bộ giữa một tập các biến tiềm ẩn Vận dụng đề xuất của Venkatraman (1989) cũng như vận dụng mô hình nghiên cứu của Zuriekat (2005), tác giả sẽ thiết lập một biến có tên gọi là sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC Đây là khái niệm lý thuyết tiềm ẩn bậc hai Khái niệm này không thể đo lường trực tiếp từ các biến quan sát mà được xây dựng từ việc mô hình hoá trực tiếp các khái niệm bậc một (dạng nguyên nhân), bao gồm các khái niệm: mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC, nhận thức không chắc chắn về môi trường, cơ cấu tổ chức phân quyền, CLKD, mức độ cạnh tranh, quy mô DN, văn hoá chú trọng giá trị linh hoạt, định hướng thị thường và sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược Khái niệm mới này sẽ được trình bày chính thức trong mô hình và ảnh hưởng của nó đến
HQHĐKD có thể được đánh giá trực tiếp Mô hình đề xuất ở sơ đồ 3.2 (trang 60) được lập lại qua 2 mô hình nghiên cứu ứng với hai tập giả thuyết ở sơ đồ 3.3 (tập giả thuyết thứ nhất với cách tiếp cận sự chọn lọc) và sơ đồ 3.4 (tập giả thuyết thứ hai với cách tiếp cận tổng thể) bên dưới:
Sơ đồ 3 3: Mô hình nghiên cứu chính thức cho tập giả thuyết thứ nhất - Nguồn: Tác giả
Cơ cấu tổ chức phân quyền (OST)
Nhận thức không chắc chắn về môi trường (PEU) Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC (IPM)
Chiến lược dẫn đầu về giá thấp (BST_C)/ chiến lược tạo nét khác biệt (BST_D)
Quy mô doanh nghiệp (SIZ)
Nhân tố bậc hai - Sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC (FIT)H 9 (+)
Mức độ cạnh tranh (LOC)
Văn hoá chú trọng giá trị linh hoạt (FCCV) Định hướng thị trường (MOR) Sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược (APD)
Sơ đồ 3 4: Mô hình nghiên cứu chính thức cho tập giả thuyết thứ hai - Nguồn: Tác giả
Kết quả nghiên cứu kiểm định hồi quy của tập giả thuyết thứ nhất và thứ hai sẽ giúp lần lượt trả lời câu hỏi nghiên cứu 3 và 4.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
3.5.1 Nhận thức không chắc chắn về môi trường và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC
Nhận thức không chắc chắn về môi trường được xem là một trong các biến bất định quan trọng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu đặc điểm thiết kế hệ thống thông tin KTQT.
Nhận thức không chắc chắn về môi trường liên quan đến mức độ thay đổi của môi trường xảy ra ngoài dự đoán của nhà quản trị, chẳng hạn những thay đổi khó lường trong nền kinh tế, những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và những thay đổi về công nghệ, …
(Mintzberg, 1979) Gordon & Miller (1976) cho rằng mức độ không chắc chắn cao do kết quả từ môi trường năng động và thù địch dẫn đến yêu cầu phải sử dụng lượng thông tin lớn hơn (cả thông tin TC và phi TC) để phục vụ cho hoạt động quản lý Điều này là do nếu chỉ sử dụng những chỉ tiêu TC để đo lường HQHĐKD trong môi trường có nhiều biến động thì không đáp ứng đủ thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị Chính vì vậy, Chenhall & Morris (1986), Chong & Chong (1997), Agbejule (2005) phát hiện ra rằng nhận thức không chắc chắn về môi trường càng cao thì yêu cầu thông tin từ hệ thống KTQT có phạm vi càng rộng (tức thông tin bên ngoài, phi TC và định hướng tương lai), mang tính kịp thời, và tích hợp hơn Gần đây, một số nghiên cứu như Al-Mawali (2015a) và Pavlatos
(2015) khám phá rằng nhận thức không chắc chắn về môi trường là động cơ khiến DN vận dụng hệ thống KTQT chiến lược với đặc điểm thông tin cung cấp cho nhà quản trị mang tính mở, thông tin bên ngoài, thông tin tích hợp TC - phi TC và phức tạp để nhà quản trị có thể ra quyết định đối phó với những điều phức tạp, không chắc chắn của môi trường bên ngoài Tại Việt Nam, Lê Thị Mỹ Nương
(2020) với nghiên cứu định lượng dựa trên DN sản xuất cũng khẳng định mối quan hệ cùng chiều giữa nhận thức không chắc chắn về môi trường và mức độ vận dụng KTQT chiến lược (là hệ thống được vận hành với đặc điểm nhấn mạnh kết hợp vận dụng thước đo TC – phi TC) Tóm lại, các nghiên cứu KTQT đã phát hiện ra rằng mức độ nhận thức không chắc chắn đối với môi trường yêu cầu phải có hệ thống KTQT tập trung cả những yếu tố tác động bên ngoài và cả về mặt phi TC để quản lý DN khi hoạt động trong môi trường không chắc chắn, năng động, phức tạp và có nhiều biến động (Chenhall, 2003).
Với lập luận cho rằng việc sử dụng các thước đo phi TC sẽ giúp DN đối mặt với nhận thức không chắc chắn về môi trường ít hơn (Banker et al., 2001), một số nghiên cứu đã đi sâu vào kiểm định mối quan hệ giữa nhận thức không chắc chắn về môi trường và hệ thống đo lường HQHĐKD có vận dụng kết hợp thước đo phi TC và nhận định giữa chúng có mối quan hệ cùng chiều Chẳng hạn, Zuriekat (2005) khẳng định mức độ nhận thức không chắc chắn về môi trường luật định là động cơ khiến DN vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC hay nhiều nghiên cứu như Gosselin (2005), Bastian & Muchlish (2012), Govindarajan (1984) và Sohn et al (2003) cũng cho rằng trong những DN có mức độ nhận thức không chắc chắn về môi trường cao sẽ có xu hướng vận dụng nhiều thước đo phi TC, bên cạnh các thước đo TC truyền thống Điều này bởi lẽ hệ thống đo lường HQHĐKD truyền thống không giúp cho nhà quản trị kiểm soát tốt hoạt động khi họ đối mặt với nhận thức không chắc chắn về môi trường cao do hệ thống này với đặc điểm nhấn mạnh vào các thước đo TC, thông tin cung cấp lỗi thời nên chỉ có thể giúp giải quyết những vấn đề phát sinh nội bộ Lúc này, những thông tin phi TC như thị phần, sự thỏa mãn của khách hàng, sự hiệu quả của hoạt động nghiên cứu phát triển, chất lượng sản phẩm, … lại rất cần thiết để nhà quản trị ra quyết định đối mặt với nhận thức không chắc chắn về môi trường tốt hơn (Hoque, 2004) Ngoài ra, ở các DN có nhận thức không chắc chắn về môi trường cao, nhu cầu trao đổi thông tin trong nội bộ tăng, dẫn đến tăng nhu cầu thông tin phi TC vì thông tin phi TC giúp họ đánh giá những điều phát sinh không chắc chắn ở nhiều khía cạnh như đánh giá nhà cung cấp, sự thỏa mãn của khách hàng, nhu cầu thị trường, sự đổi mới, … Từ đó, giúp các nhà quản trị ra quyết định tốt hơn Trong khi đó, nhà quản trị khó có thể chỉ sử dụng thông tin TC để ra quyết định vì thông tin TC từ hệ thống đo lường HQHĐKD truyền thống được phục vụ chủ yếu cho hoạt động kiểm soát tài chính (Gosselin, 2005) Các thước đo phi TC đồng thời cũng giúp đánh giá kết quả quản lý của các nhà quản trị tốt hơn vì các thước đo phi TC phản ảnh quá trình dẫn đến hiệu quả TC (Govindarajan,1984).
[87] Động cơ vận dụng BSC (cũng với đặc tính vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC) được một số nghiên cứu khám phá đến từ nhận thức không chắc chắn về môi trường của nhà quản trị (Costantini, Zanin & Fasan, 2018; Hoang Van Tuong et al., 2018, Alomiri & Alroqy,
2019) Điều này do BSC cung cấp thông tin cho nhà quản trị với phạm vi rộng – đó là bên cạnh thông tin ở khía cạnh TC, còn có thông tin ở 3 khía cạnh khác, gồm khía cạnh khách hàng, học hỏi
– phát triển và quy trình kinh doanh nội bộ; từ đó, giúp cho nhà quản trị giảm thiểu những điều không chắc chắn về môi trường để ra quyết định tốt hơn, Có được điều này nhờ vào sự phối hợp nổ lực chung giữa các bộ phận tốt hơn (Hoang Van Tuong et al., 2018).
Tất cả những phân tích trên là động cơ để tác giả lập giả thuyết nghiên cứu sau:
H1: Nhận thức không chắc chắn về môi trường có tác động cùng chiều với mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC
3.5.2 Cơ cấu tổ chức và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC
Cơ cấu tổ chức phân quyền là quá trình phân quyền ra quyết định cho nhà quản trị các cấp. Để đạt mục tiêu chiến lược, DN cần phải triển khai chỉ tiêu kết quả hoạt động cho cấp quản trị bên dưới từ mục tiêu chung của DN dưới hình thức các thước đo TC – phi TC theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (Kaplan & Norton, 1996a) Các chỉ tiêu đo lường
HQHĐKD tích hợp thước đo TC - phi TC được sử dụng để hướng dẫn các bộ phận được phân quyền bên dưới thực hiện hành vi trong quá trình quản trị bộ phận mình Nhờ đó, các bộ phận này có thể thực hiện ra các quyết định được phân quyền nhưng vẫn đảm bảo kết nối với mục tiêu chung của tổ chức (Dossi & Patelli, 2008) Hệ thống đo lường tích hợp thước đo TC – phi TC sẽ làm tăng giá trị thông tin vì nó giúp nhà quản trị hiểu kết quả của những hoạt động được thực hiện bởi các bộ phận được phân quyền sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của cấp trên như thế nào? Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 53 DN công nghệ cao với phương pháp nghiên cứu định lượng, Demers et al (2006) cho rằng các DN theo đuổi cơ cấu tổ chức phân quyền cao có xu hướng vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC để các nhà quản trị cấp thấp nắm rõ hơn thông tin liên quan đến các quyết định mà họ được phân quyền, hiểu rõ mục tiêu bộ phận mình cần đạt và cách mà DN đánh giá kết quả hoạt động bộ phận mình đạt được như thế nào, cũng như biết được cần triển khai các hành động gì để đạt được mục tiêu đó, đồng thời cũng nhận thức được nếu bộ phận mình đạt được mục tiêu sẽ giúp mục tiêu chiến lược DN cũng sẽ đạt được ở khía cạnh nào (chẳng hạn, khía cạnh khách hàng, nhân viên, sản phẩm mới hay tài chính)?
Cũng với phương pháp nghiên cứu định lượng tại Mauritius, Soobaroyen & Poorundersing
(2008) và Atmoko & Hapsoro (2017) đã đi đến khẳng định các DN có cơ cấu tổ chức phân quyền có xu hướng vận dụng thông tin KTQT với phạm vi rộng (tức bên cạnh thông tin TC, còn vận dụng kết hợp thông tin phi TC, thông tin mang tính dự báo và định hướng tương lai) phục vụ cho nhu cầu thông tin đa dạng để ra nhiều quyết định khác nhau ở các cấp quản lý khác nhau, đặc biệt cần thiết cho các quyết định định giá bán sản phẩm, quyết định tiếp thị, đàm phán với nhân viên cũng như giúp kiểm soát hàng tồn kho ở các bộ phận con Tương tự, Gosselin (2005) tại Canada và Abdel-Kader & Luther (2008) tại Anh dựa vào nghiên cứu định lượng cũng khẳng định mức độ phân quyền là nguyên nhân để nhà quản trị DN vận dụng thước đo phi TC/hoặc vận dụng hệ thống KTQT phức tạp với việc vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC vì hệ thống này có thể cung cấp thông tin đầy đủ phục vụ cho hoạt động quản lý trong khi nếu chỉ sử dụng hệ thống đo lường dựa trên chỉ tiêu TC sẽ không giúp cho các nhà quản trị bên dưới có đầy đủ thông tin để ra quyết định của mình.
Abernethy, Bouwens & Lent (2004) thông qua thực hiện nghiên cứu trên 78 DN tại Úc cũng được khẳng định mức độ phân quyền cũng được có tác động cùng chiều đến mức độ vận dụng các thước đo bộ phận (bao gồm cả thước đo TC – phi TC) Đây là các thước đo tóm lược các thành quả dựa trên quyết định được phân quyền cho nhà quản trị bộ phận và vì vậy là phương tiện giám sát hành động của nhà quản trị bộ phận.
Bên cạnh đó, Quesado, Guzman & Rodrigues (2014) cũng khám phá ra rằng cơ cấu tổ chức phân quyền có tác động tích cực đến mức độ vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động chính xác hơn vì các thước đo phi TC phản ảnh quá trình dẫn đến hiệu quả TC Tại Việt Nam, Đoàn Ngọc Phi Anh (2012a) và Lê Thị Mỹ Nương (2020) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa cơ cấu tổ chức phân quyền và mức độ vận dụng KTQT chiến lược (là hệ thống được vận hành kết hợp vận dụng thước đo TC – phi TC) để giúp các nhà quản trị được phân quyền có thể hoạch định và kiểm tra hoạt động ở bộ phận mình Ngô Thị Trà (2021) với nghiên cứu trên 153 DN sản xuất Việt Nam cũng khẳng định cơ cấu tổ chức phân quyền là động cơ để các DN vận dụng thước đo khía cạnh nhân viên, nội bộ và chất lượng sản phẩm. Dựa trên những lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu sau:
H2: Cơ cấu tổ chức phân quyền có tác động cùng chiều với mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC
3.5.3 CLKD và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC
Một số nghiên cứu (như Grafton et al, 2010; Ittner et al, 2003b; Stede et al, 2006; van Veen-Dirks, 2010) cho rằng các thước đo HQHĐKD giữ trò quan trọng trong việc thực hiệnCLKD của DN Vì vậy, nhiều nghiên cứu dựa trên lý thuyết bất định nhấn mạnh hệ thống đo lường HQHĐKD nên gắn với chiến lược DN (Chenhall, 2003; Langfield-Smith, 1997).Ngoài ra, những nghiên cứu trước đây (Ittner et al, 1997; Simons, 1987; 1990) khẳng định rằng nếu nhà quản trị quan tâm đến việc làm thế nào nâng cao hiệu quả trong những hoạt động như đổi mới, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng hay nâng cao khả năng sinh lời thì hệ thống KTQT và hệ thống kiểm soát phải nhằm thiết kế hỗ trợ để đạt được những mối quan tâm này Tương tự Chenhall (2005) và van Veen-Dirks (2010), bài nghiên cứu này dựa trên hai loại chiến lược theo nghiên cứu của Porter (1980), gồm chiến lược dẫn đầu về giá thấp và tạo nét khác biệt Các nghiên cứu trước đây, chẳng hạn nghiên cứu của Ittner & Larcker
XÂY DỰNG THANG ĐO
Thang đo cho các khái niệm (biến) nghiên cứu được sử dụng lại từ các công trình nghiên cứu trên thế giới, đa số từ các nước phát triển, gọi là thang đo nháp Danh sách mã hóa các biến trong mô hình nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3 1: Danh sách các biến trong mô hình nghiên cứu
STT Tên biến Mã hóa
Nguồn tham khảo thang đo
1 Nhận thức không chắc chắn về môi trường PEU Hoque (2005)
2 Cơ cấu tổ chức phân quyền OST Bruns & Stalker (1961)
3 Chiến lược kinh doanh BST Johnson et al (2011)
Chiến lược dẫn đầu về giá thấp BST_
Chiến lược tạo nét khác biệt BST_
4 Quy mô DN SIZ Perera & Baker (2007)
5 Mức độ cạnh tranh LOC Lee & Yang (2011)
Henri (2006) Văn hóa chú trọng giá trị linh hoạt (xem mục 3.6.6) FCCV
7 Định hướng thị trường MOR Narver & Slater (1990)
8 Sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược APD Wooldridge & Floyd (1990)
9 Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC IPM Ittner et al (2003b)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cứu trước
3.6.1 Thang đo nhận thức không chắc chắn về môi trường
Nhận thức không chắc chắn về môi trường là mức độ nhà quản trị thiếu thông tin liên quan đến môi trường để ra quyết định quản lý, được nghiên cứu này đo lường thông qua một bộ thang đo theo hình thức Likert, gồm 8 biến quan sát, được sử dụng lại từ bộ thang đo của Hoque (2005) – được phát triển từ các nghiên cứu Khandwalla (1972), Govindarajan (1984) và Gordon & Narayanan (1984) Các đáp viên sẽ trả lời cho mỗi biến quan sát theo 7 mức độ Mức độ 1 (hoàn toàn phản đối) cho thấy mức độ đồng ý là thấp nhất về nhận thức không chắc chắn về môi trường và cao nhất là mức độ 7 (hoàn toàn đồng ý) Sau khi điều chỉnh về mặt ngôn ngữ, bộ thang đo cho khái niệm này bao gồm 8 biến quan sát (phụ lục 7 – trang 24PL).
3.6.2 Thang đo cơ cấu tổ chức phân quyền
Cơ cấu tổ chức phân quyền là cách thức DN phân chia quyền ra quyết định cho cấp dưới. Nghiên cứu này sử dụng lại thang đo của Bruns & Stalker (1961) Số đo trong mỗi thang đo được phân chia theo 7 mức độ để phản ảnh nhận thức của người được phỏng vấn về mức độ phân quyền mà công ty họ vận dụng Mức độ 1 (hoàn toàn phản đối) cho thấy mức độ đồng ý là thấp nhất về việc xây dựng cơ cấu tổ chức phân quyền và mức độ 7 (hoàn toàn đồng ý) là mức đồng ý cao nhất về quan điểm này Sau khi điều chỉnh về mặt ngôn ngữ, bộ thang đo cho khái niệm này bao gồm 5 biến quan sát (phụ lục 7 – trang 24PL).
3.6.3 Thang đo chiến lược kinh doanh
CLKD được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu là chiến lược dẫn đầu về giá thấp và chiến lược tạo nét khác biệt của Porter (1980) Tác giả sử dụng lại bộ thang đo CLKD trong nghiên cứu của Johnson et al (2011) gồm 6 biến quan sát đo lường chiến lược dẫn đầu về giá thấp và
5 biến quan sát đo lường chiến lược tạo nét khác biệt (phụ lục 7 – trang 24PL), theo hình thức thang đo Likert với 7 mức độ Mức độ 1 cho thấy người phỏng vấn hoàn toàn không đồng ý, mức độ 2&3 là phản đối, mức độ 4 là trung dung, mức độ 5&6 là đồng ý và mức độ
7 thể hiện người trả lời hoàn toàn đồng ý đặc điểm của từng loại chiến lược ở DN họ.
3.6.4 Thang đo mức độ cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh là mức độ xung đột trong thị trường cung cấp SPDV Tác giả sử dụng lại bộ thang đo từ Lee & Yang (2011), theo thang đo Likert Các đáp viên sẽ trả lời cho mỗi biến quan sát theo 7 mức độ, tương ứng với 7 mức độ đồng ý Mức độ 1 (hoàn toàn phản đối) cho thấy mức độ đồng ý là thấp nhất về mức độ cạnh tranh mà DN của họ phải đối đầu và cao nhất là mức độ 7 (hoàn toàn đồng ý) Sau khi điều chỉnh về mặt ngôn ngữ, bộ thang đo cho khái niệm này gồm 6 biến quan sát (phụ lục 7 – trang 24PL).
3.6.5 Thang đo quy mô DN
Nhiều nghiên cứu trước đây (chẳng hạn, Ahmad & Zabri, 2016; Hoque & James, 2000) đo lường quy mô DN thông qua doanh thu và số lượng nhân viên Tuy nhiên, theo nghị định 56/2009/NĐ-CP, quy mô DN được đo lường thông qua số lượng nhân viên hoặc tổng nguồn vốn Do đó, tác giả sử dụng số lượng nhân viên làm thước đo quy mô DN, phù hợp với nghiên cứu của Perera & Baker (2007) và Jusoh (2010).
3.6.6 Thang đo văn hoá DN
Văn hoá DN là một tập giá trị và niềm tin được sẻ chia nhằm hình thành nên đặc trưng riêng của tổ chức và giúp tổ chức này khác biệt với các tổ chức khác Vì vậy, thang đo văn hoá DN phải bao gồm các biến quan sát đo lường giá trị nào (tức điều gì) là quan trọng và niềm tin được sẻ chia như thế nào (tức điều quan trọng đó hoạt động thế nào)? Nghiên cứu này đo lường văn hoá DN thông qua bộ thang đo của Henri (2006) – được phát triển từ mô hình giá trị cạnh tranh của Quinn & Rohrbaugh (1983) – gồm 16 biến quan sát dùng để đo lường bốn khía cạnh văn hoá (phụ lục 7 – trang 24PL) Đó là đặc điểm tổ chức, đặc điểm của người đứng đầu tổ chức, tính kết nối tổ chức, mối quan tâm hàng đầu của tổ chức Mỗi khía cạnh gồm 4 câu hỏi đại diện cho 4 loại văn hoá – văn hoá gia đình, sáng tạo, cấp bậc và thị trường. Để phục vụ cho mục đích kiểm định giả thuyết, văn hoá DN sẽ được chia thành 2 giá trị văn hoá gồm - giá trị văn hóa linh hoạt và kiểm soát Trong đó, 2 loại văn hoá thị trường và cấp bậc được bắt nguồn từ giá trị kiểm soát trong khi 2 loại văn hoá gia đình và sáng tạo lại có nguồn gốc từ giá trị linh hoạt (Henri, 2006) Các đáp viên được yêu cầu phân chia số điểm
100 cho 4 loại văn hoá đối với từng khía cạnh văn hoá Điểm của biến văn hoá chú trọng giá trị linh hoạt được xác định như sau (Henri, 2006): Điểm của biến văn hoá chú trọng giá trị linh hoạt - FCCV
= Điểm giá trị văn hóa linh hoạt - Điểm giá trị văn hóa kiểm soát
Trong đó: Điểm giá trị văn hóa linh hoạt
= Điểm giá trị văn hóa gia đình + Điểm giá trị văn hóa sáng tạo Điểm giá trị văn hóa kiểm soát
= Điểm giá trị văn hóa cấp bậc + Điểm giá trị văn hóa thị trường
Sau đó, DN khảo sát thuộc về văn hoá linh hoạt nếu điểm của biến văn hoá chú trọng giá trị linh hoạt là > 5 và thuộc về văn hoá kiểm soát nếu điểm của biến này là < -5 DN có điểm của biến văn hoá chú trọng giá trị linh hoạt từ 5- đến +5 sẽ bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu vì giá trị văn hoá không rõ ràng thuộc về loại nào.
3.6.7 Thang đo định hướng thị trường Định hướng thị trường là việc thực hiện những hành vi cần thiết để tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng và do đó liên tục đạt được kết quả kinh doanh vượt trội Thang đo cho khái niệm này được đo lường thông qua sử dụng lại từ bộ thang đo của Narver & Slater (1990), theo hình thức Likert với 7 mức độ Mức độ 1 (hoàn toàn phản đối) cho thấy mức độ đồng ý là thấp nhất về việc DN của họ thực hiện định hướng thị trường và mức độ 7 (hoàn toàn đồng ý) là mức đồng ý cao nhất về quan điểm này Sau khi điều chỉnh về mặt ngôn ngữ, bộ thang đo cho khái niệm này gồm 15 biến quan sát với 6 biến đo lường thành phần định hướng khách hàng, 4 biến đo lường thành phần định hướng cạnh tranh và 5 biến còn lại đại diện cho thành phần sự phối hợp chức năng (phụ lục 7 – trang 24PL).
3.6.8 Thang đo sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược
Sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược là việc kế toán tham gia vào quy trình ra quyết định và thực hiện những hoạt động quản lý mang tính hướng dẫn, chỉ đạo DN Thang đo khái niệm này được đo lường thông qua bộ thang đo gồm 5 biến quan sát, được phát triển từ Wooldridge & Floyd (1990), theo hình thức Likert với 7 mức độ Mức độ 1 (hoàn toàn phản đối) cho thấy mức độ đồng ý là thấp nhất về sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược và cao nhất là mức độ 7 (hoàn toàn đồng ý) (phụ lục 7 – trang 24PL).
3.6.9 Thang đo mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC
Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC là mức độ DN vận dụng thước đo TC và phi TC trong hệ thống đo lường HQHĐKD để phục vụ cho việc quản trị DN Thang đo cho khái niệm này được đo lường qua bộ thang đo theo hình thức Likert với 7 mức độ, bao gồm
10 biến quan sát tương ứng với 10 nhóm thước đo hiệu quả, trong đó có 4 nhóm thước đo hiệu quả thuộc 4 khía cạnh BSC (phụ lục 7 – trang 24PL) Các nhóm thước đo hiệu quả này được Ittner et al (2003b) tổng hợp từ các nghiên cứu về BSC, tài sản vô hình và quản trị dựa trên giá trị (Edvinson & Malone, 1997; Kaplan & Norton, 1996a; 2001; Schiemann & Lingle, 2008) Tuy nhiên, khác với nghiên cứu của Ittner et al (2003b), sau khi thảo luận ý kiến của 14 chuyên gia ở phần nghiên cứu định tính (phụ lục 6-trang 13PL), tác giả gom thước đo liên quan đến cộng đồng và môi trường (vì từng thước đo riêng lẻ ít được vận dụng tại Việt Nam) thành thước đo trách nhiệm xã hội (như thường được công bố trong báo cáo thường niên của DN và cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hùng Cường (2020), với tỷ lệ ủng hộ 10/14) Ngoài ra, thang đo liên minh (ví dụ, thiết kế sản phẩm chung, tiếp thị chung) được loại ra khỏi bộ thang đo (với tỷ lệ ủng hộ nên loại ra là 13/14 do ít được vận dụng ở môi trường Việt Nam, chỉ thực sự diễn ra ở một số ngành nghề và hạn chế ở một số DN) Mức độ 1 cho thấy mức độ đồng ý là thấp nhất về chất lượng đo lường của các nhóm thước đo hiệu quả (IPMQ) và mức độ vận dụng từng nhóm thước đo hiệu quả đối với 4 mục tiêu quản trị gồm (1) lập mục tiêu chiến lược (IPMG); (2) đánh giá các dự án đầu tư vốn lớn (IPMP); (3) đánh giá kết quả quản lý của nhà quản trị (IPME); (4) nhận diện vấn đề, cơ hội cải tiến và phát triển kế hoạch hành động (IPMI) Mức độ 7 là mức độ cao nhất cho thấy người được phỏng vấn hoàn toàn đồng ý nhận định trên Giá trị của mỗi loại (trong 8 loại) thước đo hiệu quả được tính trung bình giá trị của thước đo đó ở tất cả mục đích quản trị cũng như chất lượng đo lường của nó như công thức sau:
Giá trị của thước đo i Điểm mà thước đo i đạt được ở: IPMG + IPMP + IPME + IPMI +
5 Giá trị trung bình của 8 loại thước đo hiệu quả này trong bảng 4.8 (trang 120) phản ảnh mức độ bổ sung đa dạng các thước đo hiệu quả phi TC bên cạnh thước đo hiệu quả TC như sau: Giá trị trung bình khái Điểm mà thước đo i đạt được ở: IPMG + IPMP + IPME + IPMI +
5 Thang đo khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC sau nghiên cứu định tính được trình bày ở phụ lục 8 – trang 30PL.
Như nhiều nghiên cứu trước, HQHĐKD được đo lường thông qua hai loại hiệu quả TC và phi
TC và sử dụng lại thang đo của Hoque (2004) - là thang đo được phát triển từ Govindarajan
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG, QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
3.7.1 Định nghĩa DN sản xuất và đặc điểm hoạt động, quản lý của DN sản xuất
DN sản xuất là một tổ chức kinh tế thực hiện quá trình từ đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị, sản xuất đến tiêu thụ nhằm mục đích sinh lợi (Đoàn Ngọc Quế et al, 2015) Như vậy, mục đích của DN sản xuất là sử dụng các nguồn lực cần thiết gồm nhân lực, tài lực, vật lực để tạo ra sản phẩm; sau đó mới đem tiêu thụ đáp ứng nhu cầu cho người dùng cuối hoặc cho ngành dịch vụ, thương mại Trong đó, hoạt động sản xuất chiếm một lực lượng lớn lao động, máy móc thiết bị, tiền vốn, … lớn nhất và giữ vai trò quyết định đến HQHĐKD của DN sản xuất
Do vậy, hoạt động quản lý quy trình sản xuất giữ vị trí quan trọng nhất trong hoạt động quản trị ở DN sản xuất Hoạt động quản lý quy trình sản xuất được thực hiện phức tạp qua nhiều bước, gồm
(1) lập kế hoạch sản xuất chung và chi tiết cho từng công đoạn; (2) lên kế hoạch mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tồn kho nguyên vật liệu; (3) kiểm tra và ghi chép thời gian dừng máy để có kế hoạch mua sắm vật tư bảo dưỡng, sửa chữa; (4) lập đề nghị mua nguyên vật liệu bởi bộ phận kho (sau khi được chấp thuận bởi người có thẩm quyền) gửi bộ phận mua hàng; (5) căn cứ vào kế hoạch sản xuất, lệnh sản xuất được lập gửi đến các công đoạn, phân xưởng để tiến hành sản xuất (6) bộ phận sản xuất lập đề nghị xuất kho nguyên vật liệu (sau khi được chấp thuận bởi người có thẩm quyền) gửi bộ phận kho; (7) theo dõi tiến độ sản xuất; (8) đánh giá, kiểm tra chất lượng thành phẩm.
Như vậy, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN sản xuất diễn ra phức tạp hơn hơn
DN thương mại và dịch vụ, vì vậy đòi hỏi vận dụng nhiều thông tin phi TC hơn các DN thuộc ngành khác (Ahmad & Zabri, 2016) để có thể đáp ứng thông tin cần thiết phục vụ cho nhu cầu kiểm soát hoạt động sản xuất hằng ngày của loại hình DN này (Abdel-Maksoud et al, 2005;Krishnan & Ramasamy, 2011).
3.7.2 Đặc điểm hoạt động, quản lý ở DN sản xuất vừa và lớn
Theo nghị định 39/2018/NĐ-CP, DN sản xuất có quy mô vừa là DN có số nhân viên không quá 200 người và tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ nhưng không phải là DN nhỏ và siêu nhỏ
(trong đó DN nhỏ là DN có số nhân viên không quá 100 người, đồng thời tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng nhưng không phải là DN siêu nhỏ; DN siêu nhỏ là DN có số nhân viên không quá 10 người và tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ) Như vậy, DN có quy mô vừa và lớn là DN nhìn chung có số nhân viên lớn hơn 100 người hoặc nguồn vốn > 20 tỷ Qua đó cho thấy DN vừa và lớn có đủ nguồn lực để vận hành hệ thống đo lường HQHĐKD phức tạp, vận dụng kết hợp thước đo phi TC bờn cạnh thước đo TC truyền thống (Lọnsiluoto et al, 2019); đồng thời ở các DN này, quy trình kiểm soát trở nên phức tạp hơn, cần phải vận dụng tích hợp thước đo phi TC bên cạnh thước đo TC để giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong hoạt động quản lý do tăng mức độ phức tạp trong quy trình sản xuất kinh doanh (Ezzamel, 1990) Ngoài ra, theo thống kê của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương
(2015) với việc thực hiện nghiên cứu trên các DN từ siêu nhỏ đến vừa, DN có quy mô vừa thực hiện đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tổng số DN được khảo sát với 28,7% Muốn vậy, việc áp dụng các thước đo phi TC là cần thiết cho quá trình đa dạng hóa và đổi mới sản phẩm này (Spencer et al, 2009; Hoque, 2004).
3.7.3 Sự chuyển đổi phương thức sản xuất ở DN sản xuất hiện nay
Một số nhà nghiên cứu (Otley, 1994; Medori et al,1995; De Waal, 2002) cho rằng nhu cầu vận dụng các thước đo phi TC cũng xuất phát bởi sự chuyển đổi từ phương thức sản xuất hàng loạt sang phương thức sản xuất hiện đại Điều này là do nhu cầu thông tin của hai phương thức này khác nhau bởi những đặc tính hoàn toàn khác nhau như bảng sau:
Bảng 3 2: Đặc điểm các phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất hàng loạt truyền thống Phương thức sản xuất hiện đại Ý tưởng chủ đạo: nhấn mạnh dây chuyền tự động, tính kinh tế theo quy mô (sản xuất quy mô lớn để giảm chi phí) Ý tưởng chủ đạo: nhấn mạnh sự uyển chuyển, tốc độ, năng lực cốt lõi, tính kinh tế theo phạm vi (sản xuất nhiều sản phẩm có liên quan nhau, đạt được hiệu quả nhờ tận dụng hệ thống phân phối và marketing sẵn có)
Sử dụng máy móc chuyên dụng Sử dụng máy móc linh hoạt, chi phí chuẩn bị sản xuất thấp.
Thời gian để sản xuất một mẻ lâu Thời gian để sản xuất một mẻ ngắn
Không thường xuyên thay đổi sản phẩm Thường xuyên cải tiến sản phẩm
Tiếp thị đại trà Tiếp thị theo mục tiêu
Công nhân có kỹ năng thấp Công nhân có kỹ năng cao
Việc làm cần kỹ năng đặc biệt Công nhân được đào tạo nhiều kỹ năng
Công việc được điều phối bởi bộ phận trung tâm, có chuyên môn.
Công việc khuyến khích công nhân sáng kiến
Việc lên kế hoạch và kiểm soát theo thứ bậc Đề cao tính tự kiểm soát của công nhân viên
Sự truyền đạt thông tin theo chiều dọc Sự truyền đạt thông tin theo chiều ngang
Phát triển sản phẩm theo trình tự Xây dựng và phát triển đội, nhóm xuyên chức năng (nhiều người thuộc các bộ phận khác nhau được hình thành nhóm)
Tối ưu hoá cố định (đến mức độ nào đó) Cải tiến liên tục
Nhấn mạnh vào khối lượng sản xuất Nhấn mạnh vào chi phí và chất lượng
Hàng tồn kho cao Hàng tồn kho thấp
Quản trị việc cung ứng Quản trị nhu cầu
Sản xuất để tồn kho Sản xuất theo đơn đặt hàng
Sự truyền đạt thông tin hạn chế Sự truyền đạt thông tin rộng rãi
Giao dịch thị trường: nhân viên, nhà cung cấp Mối quan hệ dựa trên sự tin cậy lâu dài
Xu hướng hội nhập theo chiều dọc (DN tự tổ chức sản xuất nguyên liệu)
Mua nguyên liệu từ bên ngoài
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu trên (gồm Otley, 1994; Medori et al,1995; De Waal, 2002) cho rằng với phương thức sản xuất mới đòi hỏi các DN phải linh hoạt, thích ứng và học hỏi liên tục để có thể đáp ứng cho yêu cầu cải tiến chất lượng liên tục, giảm hàng tồn kho và quy trình sản xuất ngày càng phải hiệu quả hơn nữa Điều này không thể thực hiện nếu thiếu trợ thủ đắc lực – đó là các thước đo phi TC.
Qua việc phân tích đặc điểm hoạt động, quản lý của DN sản xuất vừa và lớn bên trên, đặc biệt với sự chuyển đổi phương thức sản xuất ở DN sản xuất hiện nay cho thấy việc nghiên cứu mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC ở loại hình DN này thật sự cần thiết.
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Như đã được giới thiệu ở mục 4 phần giới thiệu chung, hai mục tiêu cụ thể thứ 3 và thứ 4(tương ứng với hai câu hỏi nghiên cứu thứ 3 và 4) của nghiên cứu này nhằm kiểm định lý thuyết khoa học với cách tiếp cận định lượng dựa vào quy trình suy diễn với dữ liệu được tập hợp từ khảo sát nên sẽ được kiểm định qua hai giai đoạn (sơ đồ 3.5).
Kiểm tra hệ số tương quan biến-tổng Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha Cronbach Alpha
Kiểm tra trọng số nhân tố EFA và phương sai trích
EFA Độ tin cậy của từng biến quan sát thông qua bình phương trọng số nhân tố (outer loadings) Phương sai trích trung bình (Average variance extracted)
Hệ số phóng đại phương sai - VIF Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến
Hệ số xác định R2 Mức độ dự báo của mô hình
Thống kê mô tả thang đo
Kiểm định mô hình đo lường
Kiểm định mô hình cấu trúc
Sơ đồ 3 5: Quy trình nghiên cứu định lượng - Nguồn: Tác giả tự thiết kế
Giai đoạn 1: Kiểm định thang đo
Tác giả vận dụng quy trình kiểm định thang đo được đề xuất bởi Churchill (1979) qua 2 bước:
- Nghiên cứu định lượng sơ bộ: nhằm kiểm tra độ tin cậy cũng như giá trị của thang đo nháp thông qua kỹ thuật phân tích Cronchbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để thu được bộ thang đo chính thức.
- Nghiên cứu định lượng chính thức: nghiên cứu này thực hiện một số điều chỉnh so
Thống kê mô tả thang đo Định lượng sơ bộ Định lượng chính thức Tính nhất quán nội bộ Độ tin cậy tổng hợp (composite reliability)
Biến đánh dấu, kiểm tra nhân tố đơn Kiểm định chệch do PP
- Sử dụng công cụ của Fornell & Larcker (1981)
- Chỉ số Heterotrait-Montrait (HTMT)
- Điều kiện về trọng số nhân tố chéo Giá trị phân biệt Độ lớn và mức ý nghĩa của hệ số đường dẫn.
Kiểm định giả thuyết với đề xuất của Churchill (1979) Kết quả phân tích thang đo ở nghiên cứu định lượng sơ bộ thay vì được kiểm định lại bằng kỹ thuật truyền thống HTMM (Multitrait-multimethod) 1 như Churchill (1979) đề nghị, chúng sẽ được xác nhận lại thông qua quy trình đánh giá mô hình đo lường trong PLS-SEM để một lần nữa được kiểm định đáp ứng độ tin cậy cũng như giá trị, từ đó hình thành bộ thang đo chính thức điều chỉnh.
Giai đoạn 2: Kiểm định giả thuyết
Bộ thang đo chính thức điều chỉnh thu được ở giai đoạn kiểm định thang đo sau đó sẽ được sử dụng để thực hiện kiểm định mô hình cấu trúc ở nghiên cứu định lượng chính thức (với 3 bước gồm: (1) đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến, (2) kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, và (3) khả năng dự báo của mô hình) Ngoài ra, trong nghiên cứu định lượng chính thức,thống kê mô tả thang đo mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC cũng được thực hiện để giải quyết câu hỏi nghiên cứu 2.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC
VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC:
3.9.1 Công cụ thu thập dữ liệu Để có dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng công cụ thu thập dữ liệu là khảo sát dưới hình thức gửi email Công cụ và hình thức thu thập dữ liệu này hoàn toàn phù hợp, điều này xuất phát từ 3 nguyên nhân sau:
+ Ở các nghiên cứu vận dụng lý thuyết bất định, nhà nghiên cứu thường tự xây dựng cơ sở dữ liệu riêng do các dữ liệu liên quan đến các nhân tố bất định này thường không có sẵn Do vậy, dữ liệu thường được nhà nghiên cứu thu thập qua khảo sát (Fisher, 1998).
+ Đối với nghiên cứu liên quan hệ thống đo lường HQHĐKD, nhà nghiên cứu phải thu thập dữ liệu đặc thù riêng của từng DN, đúng với nhu cầu cần nghiên cứu; đồng thời các dữ liệu này không công khai trên báo cáo tài chính cũng như trên các website Đặc điểm này hoàn toàn khác với các nghiên cứu thuộc lĩnh vực kế toán tài chính Chính vì vậy, Otley
(2001) khẳng định rằng nhà nghiên cứu hệ thống này vận dụng cách tiếp cận định lượng với dữ liệu được tập hợp bằng khảo sát qua email.
+ Nghiên cứu định lượng nhằm mục tiêu tổng quát hoá kết quả nghiên cứu nên việc khảo sát nhiều DN phù hợp hơn so với phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) (De Vaus,
1 Kỹ thuật HTMM được đề nghị bởi Campbell, D T & Fiske, D W (1959) Convergent and discriminant validation by the multitrait-multimethod matrix Psychological bulletin, 56(2), 81 Tuy nhiên, kỹ thuật này có nhược điểm là đòi hỏi phải thực hiện đồng thời nhiều nghiên cứu và mỗi cấu trúc được đo lường bởi các PP khác nhau (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2011) Nghiên cứu khoa học Marketing: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính
SEM NXB Lao Động, HCMC.)
2001; Hussey & Hussey, 1997) Đồng thời, để thực hiện phân tích đa biến, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải thu thập dữ liệu từ số lượng lớn DN (Pennings, 1987) Việc thu thập dữ liệu qua khảo sát bằng email giúp nhà quản trị tập hợp được dữ liệu lớn từ tổng thể nhưng đồng thời chi phí bỏ ra không cao (Saunders et al, 2003).
Trong luận án này, tổng thể nghiên cứu là các DN sản xuất vừa và lớn tại Phía Nam Việt Nam theo nghị định 39/2018/NĐ-CP.
3.9.3 Mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu là yếu tố cơ bản của nghiên cứu thực chứng (Hussey & Hussey, 1997) Nguyên nhân chọn mẫu là để việc thu thập dữ liệu ít tốn kém, chính xác hơn và nhanh hơn; đồng thời cũng chứa những yếu tố của tổng thể Tác giả sử dụng kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất dưới hình thức lấy mẫu thuận tiện do đây là nghiên cứu trong lĩnh vực hệ thống đo lường HQHĐKD, phải thực hiện khảo sát các nhà quản trị từ cấp trung trở lên hoặc kế toán viên quản trị liên quan đến dữ liệu TC nhạy cảm nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lấy mẫu nếu không có người thân quen giới thiệu Tác giả cũng kết hợp kỹ thuật chọn mẫu theo phương pháp phát triển mầm; cụ thể tác giả nhờ đối tượng đã khảo sát giới thiệu thêm bạn bè ở các DN sản xuất khác vừa để tăng mẫu, đồng thời cũng tìm đúng đối tượng khảo sát Ngoài ra, theo Nguyễn Đình Thọ (2013, trang 240), “Nghiên cứu định lượng đòi hỏi số lượng mẫu nhiều, việc lựa chọn theo phương pháp phi xác xuất cũng được sử dụng phổ biến, nếu trong quá trình kiểm định dữ liệu nghiên cứu vẫn thoả điều kiện thì kiểm định vẫn đóng góp vào đánh giá lý thuyết đó”.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
Trong phần thiết kế sơ bộ của luận án này, 2 phương pháp phân tích thống kê được sử dụng gồm (1) phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha, (2) phân tích nhân tố khám phá EFA Theo Hair et al (2016), để thực hiện phân tích EFA (Exploratory Factor Analysis), cỡ mẫu được đề nghị ít nhất là 50, tin cậy hơn là 100 Tỷ lệ mẫu trên mỗi biến quan sát là 5:1 Do phần này chỉ là nghiên cứu sơ bộ, kết quả kiểm định thang đo sẽ được xác nhận lại ở phần nghiên cứu chính thức nên tác giả sử dụng kích thước mẫu 103.
3.10.2 Công cụ, kỹ thuật và quy trình phân tích dữ liệu
3.10.2.1 Công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sơ bộ trong luận án nhằm hướng đến 2 mục tiêu đánh giá sơ bộ thang đo, gồm kiểm tra độ tin cậy thang đo và giá trị thang đo, được thực hiện bằng 2 kỹ thuật xử lý dữ liệu là phân tích Cronbach alpha và phân tích nhân tố EFA thông qua công cụ SPSS 24.0.
3.10.2.2 Quy trình phân tích dữ liệu
(1) Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha
Hệ số này được vận dụng để đo lường độ tin cậy của thang đo (Cronbach, 1951), cụ thể đo lường độ kiên định nội tại của tập các biến quan sát (Nunnally, 1978) Thang đo được xem đáng tin cậy khi giao động trong khoảng [0,70;0,80] Tuy nhiên, với giá trị ≥ 0,60, thang đo cũng có thể được chấp nhận là đạt độ tin cậy (Nunnally & Burnstein, 1994).
Hệ số tin cậy Cronbach alpa được tính riêng cho từng thang đo Tuy nhiên, để thực hiện được điều này cần đảm bảo điều kiện thang đo phải bao gồm tối thiểu 3 biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Sơ đồ 3.3 và 3.4 (trang 61-62) cho thấy mô hình nghiên cứu chính thức có 5 khái niệm nghiên cứu đơn hướng, 3 khái niệm bậc hai và 2 khái niệm được đo lường trực tiếp 5 khái niệm đơn hướng gồm PEU, OST, LOC, APD và IPM đều đảm bảo điều kiện có tối thiểu 3 biến quan sát, vì vậy hệ số tin cậy Cronbach Alpha được tính ở từng khái niệm 3 khái niệm bậc hai với thang đo bậc 2 dưới dạng kết quả - kết quả gồm BST, OCU và MOR Tất cả khái niệm bậc một của các khái niệm bậc hai trong nghiên cứu này đều được đo lường ít nhất 3 biến quan sát nên mỗi khái niệm bậc một sẽ được tính hệ số Cronbach alpha riêng Khái niệm quy mô DN (SIZ) và HQHĐKD (APER) được đo lường trực tiếp bằng một biến quan sát duy nhất nên khái niệm này không cần thỏa điều kiện về hệ số tin cậy Cronbach alpha.
Hệ số tin cậy Cronbach alpha không phản ảnh nên giữ lại hay loại bỏ một biến quan sát Do vậy, ngoài việc sử dụng hệ số tin cậy Cronbach alpha, các nhà nghiên cứu còn vận dụng hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) Hệ số tương quan biến- tổng cho biết mức độ biến quan sát hiện tại đóng góp nhiều hay ít cho thang đo chung Biến quan sát nào không đóng góp nhiều thì hệ số tương quan biến – tổng thấp, nếu nhỏ hơn 0,3 thì phải loại ra vì có khả năng thành phần này sẽ tạo thành những “biến rác” nếu đưa vào phân tích ở các bước sau (Nunnally & Burnstein, 1994).
(2) Đánh giá giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
Sau khi loại bỏ một số biến rác thông qua kiểm định độ tin cậy thang đo, tác giả tiếp tục đưa các biến quan sát “sạch” vào phân tích EFA nhằm làm sạch thang đo lần nữa thông qua bước kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo Kiểm định giá trị hội tụ là kiểm định mức độ hội tụ của các thang đo (biến quan sát) về một khái niệm cần nghiên cứu (Garver & Mentzer, 1999) Kiểm định giá trị phân biệt là kiểm định sự phân biệt của 1 thang đo trong đo lường 2 khái niệm nghiên cứu (Chau, 1997).
Xem xét điều kiện phân tích EFA Để thực hiện phân tích EFA, trước hết tác giả đi vào kiểm tra các điều kiện vận dụng kỹ thuật này, cụ thể kiểm tra mức độ quan hệ giữa các biến quan sát thông qua:
• Ma trận hệ số tương quan
Hệ số tương quan giữa các biến nhỏ ( 0,4 được xem là quan trọng; ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Hair et al (2016) cũng khuyên rằng cỡ mẫu ít nhất phải là 350 nếu chọn tiêu chuẩn trọng số nhân tố > 0,3, còn nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì trọng số nhân tố nên được chọn > 0,5 Luận án này sử dụng cỡ mẫu 103, nên sử dụng điều kiện các biến quan sát có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ bị loại bỏ.
Sự chênh lệch về trọng số nhân tố mà một biến quan sát tải trên các nhân tố ít nhất ≥ 0,3 đủ để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003).
Phản ảnh các nhân tố trích ra được bao nhiêu phần trăm của biến quan sát Chỉ số này phải đạt được từ 50% trở lên thì mô hình EFA phù hợp (Nunnally & Burnstein, 1994).
Chiến lược phân tích EFA để đánh giá thang đo
Vận dụng chiến lược được đề xuất bởi Nguyễn Đình Thọ (2013) (xem phụ lục 9 – trang 30PL), luận án thực hiện các bước phân tích EFA như sau:
- Dùng EFA cho từng khái niệm đa hướng gồm BST, OCU và MOR
- Đối với 5 khái niệm đơn hướng gồm PEU, OST, MOR, APD và IPM, tác giả sẽ tiến hành đánh giá từng cặp với nhau Ứng với 5 khái niệm nghiên cứu, chúng ta sẽ có 5 cặp nhân tố cần đánh giá. Đối với khái niệm được đo lường trực tiếp như SIZ và APER, tác giả sẽ không thực hiện chạy EFA vì chúng không phải khái niệm mang tính trừu tượng.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
3.11.1 Công cụ phân tích dữ liệu
Như đã được giới thiệu ở mục 4 phần giới thiệu chung – trang 5, tác giả sử dụng mô hình phương trình cấu trúc PLS-SEM làm công cụ xử lý, phân tích dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 24.0 và SmartPLS 3.1.
Mô hình phương trình cấu trúc (Structure equation modelling - SEM) được chọn để phân tích dữ liệu thay vì các kỹ thuật phân tích đa biến khác vì mô hình này thích hợp để phân tích tác động của nhiều biến trên một biến và phù hợp với cách tiếp cận tổng thể (được trình bày cụ thể ở phụ lục 10 – trang 31PL).
Mô hình phương trình cấu trúc được phân tích dưới nhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên, hai hình thức phổ biến nhất là CB-SEM (mô hình phương trình cấu trúc dựa chắc chắn vào hiệp phương sai - Certainly covariance-based SEM) và PLS-SEM (Partial least squares SEM) Dựa trên phân tích so sánh 2 mô hình CB-SEM và PLS-SEM ở phụ lục 11 – trang 32PL, luận án này lựa chọn mô hình PLS-SEM vì một số lý do sau:
Mô hình nghiên cứu phức tạp, gồm nhiều biến tiềm ẩn, mỗi biến tiềm ẩn được đo lường bởi nhiều biến quan sát.
Cỡ mẫu nhỏ do đối tượng khảo sát trong luận án này là nhà quản trị và KTQT viên ở các
DN vừa và lớn nên tác giả rất khó để tiếp cận.
Một trong những mục tiêu của luận án này nhận diện khái niệm mục tiêu – đó là khái niệm sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC
- phi TC Ngoài ra, để nhận diện khái niệm này (được xem là khái niệm bậc 2), tác giả cũng cần nhận diện khái niệm bậc 1 (nhân tố bất định, mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC) cần phù hợp với nhau cũng như cần nhận diện khái niệm bậc 1 nào có đóng góp chính vào khái niệm bậc 2 Điều này bởi lẽ trong quá trình quản trị DN, có rất nhiều nhân tố bất định (bên trong và bên ngoài DN) có tác động đến nhu cầu vận dụng tích hợp thước đo
TC - phi TC trong hệ thống đo lường HQHĐKD của DN nhằm cung cấp thông tin cần thiết, thích hợp để nhà quản trị đánh giá, kiểm soát và ra quyết định kinh doanh Tuy nhiên, trong các nhân tố mà DN đối mặt, có thể có nhân tố có tác động cùng chiều, cũng có nhân tố tác động ngược chiều đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và mức độ tác động cũng khác nhau Vì vậy, vấn đề đặt ra là xác định nhóm các nhân tố nào cần phù hợp với nhau để có thể giúp DN gia tăng HQHĐKD Đồng thời, cũng cần cho phép những khái niệm bậc 1 có giá trị tiên đoán khái niệm bậc 2 cao sẽ được tính trọng số cao trong quá trình tính giá trị khái niệm bậc 2.
Theo Hair et al (2016), kích thước mẫu cần thiết cho mô hình PLS-SEM được xác định là 10 lần số đường dẫn cấu trúc lớn nhất hướng vào một biến tiềm ẩn cụ thể trong mô hình cấu trúc hoặc 10 lần số biến chỉ báo lớn nhất của khái niệm được đo lường bởi thang đo nguyên nhân. Căn cứ vào 2 mô hình nghiên cứu chính thức, với sơ đồ 3.3 (trang 61), biến tiềm ẩn có số đường dẫn cấu trúc lớn nhất là biến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC, cụ thể là 9 đường dẫn; trong khi đó, căn cứ vào sơ đồ 3.4 (trang 62), khái niệm duy nhất có thang đo nguyên nhân là khái niệm sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC, có 9 số biến chỉ báo nên kích thước mẫu tối thiểu cũng là 90 Do
2 mô hình này được chạy riêng biệt nhau nên kích thước mẫu tối thiểu là 90 Do đó, luận án này sử dụng 257 mẫu ở nghiên cứu chính thức là phù hợp.
3.11.3 Quy trình phân tích dữ liệu
3.11.3.1 Kiểm định mô hình đo lường
Mô hình đo lường định nghĩa mối liên hệ giữa thang đo (biến quan sát) và khái niệm nghiên cứu (biến tiềm ẩn) (Byrne, 1995) – với biến quan sát đo lường biến tiềm ẩn Kiểm định mô hình đo lường là việc thực hiện kiểm tra giá trị của thang đo trước khi tiến hành phân tích sâu hơn ở mô hình phương trình cấu trúc Quy trình phân tích và kiểm tra dữ liệu ở nghiên cứu định lượng chính thức theo trình tự như sơ đồ 3.5 (trang 91) Cụ thể, vận dụng các kỹ thuật kiểm định mô hình đo lường để kiểm tra 3 giá trị liên quan thang đo: (1) tính nhất quán nội bộ bằng độ tin cậy tổng hợp; (2) giá trị hội tụ qua trọng số nhân tố và phương sai trích trung bình; (3) giá trị phân biệt bằng sử dụng điều kiện về trọng số nhân tố chéo, công cụ của Fornell & Larcker (1981b) và chỉ số HTMT Đồng thời, mô hình đo lường cũng được kiểm định chệch do phương pháp.
(1) Tính nhất quán nội bộ
Tính nhất quán nội bộ của các biến quan sát đo lường một biến tiềm ẩn được kiểm định thụng qua độ tin cậy tổng hợp ρc (Jửreskog, 1971) - là chỉ số được tớnh trờn cơ sở trọng số nhân tố ước lượng trong các mô hình phân tích nhân tố khẳng định (confirmatory factor analysis – CFA) của thang đo Độ tin cậy tổng hợp (Jửreskog, 1971) cho biết mức độ tin cậy khi sử dụng các biến quan sát để đại diện biến tiềm ẩn Theo Hair et al (2011), hệ số này cần
> 0,7 thì mới đảm bảo các biến quan sát phản ảnh biến tiềm ẩn.
Giá trị hội tụ phản ảnh biến quan sát có mối tương quan tích cực với các biến quan sát khác trong đo lường một biến tiềm ẩn như thế nào, được kiểm tra qua 2 tiêu chí gồm:
- Độ tin cậy của từng biến quan sát: đo lường mối liên hệ tương quan giữa từng biến quan sát với nhân tố thông qua bình phương trọng số nhân tố Các biến quan sát có trọng số nhân tố nhỏ sẽ bị loại khỏi mô hình vì không đạt được giá trị hội tụ về một khái niệm nghiên cứu. Theo Hair et al (2016), bình phương trọng số nhân tố ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn hay nói cách khác trọng số nhân tố ít nhất ≥ 0,7 Tuy nhiên, với trọng số nhân tố của biến quan sát dao động trong khoảng từ 0,4 đến 0,7, nhà nghiên cứu có thể giữ lại biến quan sát đó nếu việc loại bỏ nó không giúp tăng phương sai trích trung bình và tính ổn định nội bộ thang đo, cũng như nếu ảnh hưởng đến giá trị nội dung của thang đo Hair et al (2011).
- Phương sai trích trung bình: cho biết nhân tố được trích bình quân giải thích bao nhiêu phần trăm sự biến thiên của mỗi biến quan sát hay cho biết mức độ hội tụ của biến quan sát về biến tiềm ẩn và đánh giá tỷ lệ giải thích so với phần không được giải thích Để đảm bảo giá trị hội tụ của thang đo, chỉ số này nên lớn hơn 0,5 (Fornell & Larcker, 1981b).
Giá trị phân biệt của thang đo phản ảnh biến tiềm ẩn này phân biệt với biến tiềm ẩn khác như thế nào dựa trên các tiêu chí thực nghiệm (Hair et al, 2016) Trong nghiên cứu này, luận án này sử dụng ba tiêu chí:
- Điều kiện về trọng số nhân tố chéo: là điều kiện cần để thang đo đạt giá trị phân biệt, được xem là phương pháp đánh giá giá trị phân biệt truyền thống Theo đó, thang đo một khái niệm nghiên cứu được xem là thoả giá trị phân biệt khi trọng số nhân tố của thang đo trên khái niệm nghiên cứu mà nó cần đo lường phải lớn hơn các trọng số nhân tố chéo của thang đo đó trên những khái niệm còn lại.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính với việc phỏng vấn sâu 14 chuyên gia (có kiến thức và kinh nghiệm về việc vận dụng hệ thống đo lường HQHĐKD trong quản trị DN, dưới hình thức thảo luận tay đôi thông qua câu hỏi khảo sát đóng – đối với các nhân tố đã được khám phá từ tổng quan nghiên cứu và câu hỏi khảo sát mở – nhằm khám phá nhân tố mới). Kết quả đạt được sự thống nhất như sau (kết quả chi tiết - phụ lục 6 – trang 13PL):
4.1.1 Kết quả thảo luận về xác lập các nhân tố tác động đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC tại các DN sản xuất Phía Nam Việt Nam Bảng 4 1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính về xác lập các nhân tố tác động đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC
Mô hình nghiên cứu ban đầu Mô hình nghiên cứu chính thức
(Kết quả từ nghiên cứu định tính)
Nghiên cứu ủng hộ Tỷ lệ chấp nhận/bác bỏ
Giải thích của chuyên gia về nguyên nhân bác bỏ, điều chỉnh, thêm nhân tố
Hoque et al (2001); Zuriekat (2005); Ahmad (2012); Hoang Van
Tuong et al (2018); Bùi Thị Trúc Quy (2020)
Nhận thức không chắc chắn về môi trường
Zuriekat (2005); Gosselin (2005), Bastian & Muchlish (2012); Sohn et al (2003); Hoang Van Tuong et al (2018); Lê Thị Mỹ Nương (2020)
Công nghệ sản xuất hiện đại
Luther (2008); Ahmad & Zabri (2016); Bùi Thị Trúc Quy (2020)
Số lượng DN sản xuất Phía Nam Việt Nam áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại (thiết kế/sản xuất/kiểm soát số bằng máy tính, hỗ trợ kỹ thuật thông qua máy tính, sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống sản xuất linh hoạt, hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động, hệ thống xe điều khiển tự động) không nhiều, đa phần chỉ tập trung vào ngành nghề đặc thù như dược, hoá chất, …
JIT Abdel-Maksoud et al (2005);
Việc áp dụng công nghệ quản trị hiện đại như JIT, TQM tại các DN Phía Nam Việt Nam còn rất khan hiếm Các kỹ thuận này rất khó áp dụng, đòi hỏi kỹ thuật quản lý hiện đại, đòi hỏi sự đồng lòng của toàn
DN, đòi hỏi người đứng đầu DN giỏi và có tư tưởng quản trị hiện đại.
TQM Abdel-Maksoud et al (2005);
Hoang Van Tuong et al (2018)
Quy mô DN Zuriekat (2005) , Perera & Baker
Zabri (2016); Lọnsiluoto et al (2019); Bùi Thị Trúc Quy (2020)
Cơ cấu tổ chức phân quyền
Demers et al (2006); Gosselin (2005); Soobaroyen & Poorunders- ing (2008); Atmoko & Hapsoro
(2017); Đoàn Ngọc Phi Anh (2012a); Lê Thị Mỹ Nương (2020)
Văn hoá chú trọng giá trị linh hoạt
Henri (2006); Franco-Santos (2007); Ali (2008); Eker & Eker (2009); Mohamad et al (2013); Al- Naser & Mohamed (2019)
Chấp nhận (12/14) Định hướng thị trường
Bangchokdee et al (2013); Frửsộn et al (2016); Al-Mawali (2015a);
Chiến lược dẫn đầu về giá thấp
/Chiến lược tạo nét khác biệt
Spencer et al (2009); Perera, et al (1997); Stede et al (2006); Marshall
& Snygg (2004); Hoang Van Tuong et al (2018)
Cách phân loại chiến lược theo Por- ter (1980) gồm chiến lược dẫn đầu về giá thấp và tạo nét khác biệt là 2 chiến lược phổ biến tại DN sản xuất
Chiến lược người bảo vệ/ người thăm dò
Cách phân loại chiến lược này không quen thuộc tại các DN sản xuất Phía Nam Việt Nam.
Sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược
Nhân tố mới Đề xuất
Nếu kế toán được tham gia vào quy trình ra quyết định chiến lược, họ có xu hướng đề xuất vận dụng thước đo phi TC bên cạnh thước đo
TC truyền thống, vì hơn ai hết, họ là người hiểu hiệu quả phi TC là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả TC
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định tính
Lưu ý: kết quả thảo luận và bàn luận thang đo mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi
TC đã được trình bày ở mục 3.6.9 – trang 87.
4.1.2 Kết quả thảo luận về ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC đến HQHĐKD tại các
DN sản xuất Phía Nam Việt Nam
Bảng 4 2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính về ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC đến
Sự phù hợp giữa: Tỷ lệ chấp nhận/bác bỏ
Mức độ cạnh tranh và mức độ vận dụng tích hợp thước đo
TC – phi TC có ảnh hưởng đến HQHĐKD
Nhận thức không chắc chắn về môi trường Chấp nhận (13/14)
Công nghệ sản xuất hiện đại Bác bỏ (12/14)
Quy mô DN Chấp nhận (13/14)
Cơ cấu tổ chức phân quyền Chấp nhận (14/14)
Văn hoá chú trọng giá trị linh hoạt Chấp nhận (12/14) Định hướng thị trường Chấp nhận (13/14)
Chiến lược dẫn đầu về giá thấp /tạo nét khác biệt
Chiến lược người bảo vệ/ người thăm dò Bác bỏ (14/14)
Sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược Đề xuất mới (10/14)
Mô hình nghiên cứu ban đầu: sự phù hợp
(sự nhất quán nội bộ) giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC
– phi TC có ảnh hưởng đến HQHĐKD
Mô hình nghiên cứu chính thức (kết quả từ nghiên cứu định tính):
BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Như được trình bày ở bảng 4.1, so với mô hình nghiên cứu ban đầu ở chương 2, đối với nhân tố chiến lược kinh doanh, mô hình trong nghiên cứu chính thức từ kết quả nghiên cứu định tính đã loại bỏ chiến lược người bảo vệ và chiến lược người thăm dò của Miles et al (1978).Điều này cũng hợp lý vì theo Langfield-Smith (1997) và Abdel-Kader & Luther (2008), các cách phân loại chiến lược của Miles et al (1978) (gồm chiến lược người bảo vệ và chiến lược người thăm dò) và Porter (1980) (chiến lược dẫn đầu về giá thấp và chiến lược tạo nét khác biệt) khác nhau không đáng kể, có những điểm tương đồng về đặc điểm tổ chức và đặc điểm kiểm soát chúng nên có thể được hợp nhất lại Cụ thể, chiến lược người bảo vệ và chiến lược dẫn đầu về giá thấp đều là những chiến lược mà DN muốn đạt được vị thế trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh, họ phải tập trung vào cải thiện hiệu quả để trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp nhất trong ngành Ngược lại, chiến lược người thăm dò và chiến lược tạo nét khác biệt đều là những chiến lược mà DN phải tập trung vào nghiên cứu các cơ hội thị trường để cung cấp sản phẩm, dịch vụ duy nhất cho khách hàng Như vậy, thay vì nghiên cứu cặp chiến lược người bảo vệ và người thăm dò như Hoque (2004) và Jusoh (2010) Tác giả sử dụng cặp chiến lược dẫn đầu về giá thấp và tạo nét khác biệt như đề xuất của nhóm chuyên gia.
Ngoài ra, kết quả từ nghiên cứu định tính còn xác lập nhân tố mới – sự tham tham của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược Đây là nhân tố đã được nghiên cứu có ảnh hưởng đến việc áp dụng kỹ thuật KTQT chiến lược (như Cadez & Guilding, 2008; Simon & Chris, 2008; Cadez & Guilding, 2012 và Ah Lay & Jusoh, 2014) Hệ thống đo lường HQHĐKD là một thành phần của hệ thống KTQT; đồng thời mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC lại là đặc điểm của hệ thống đo lường HQHĐKD nên sự tham tham của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược cũng có nhiều khả năng tác động đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC.
Ngoài ra, các chuyên gia đều thống nhất quan điểm nhân tố nào có tác động đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC thì khi được thiết kế phù hợp với mức độ vận dụng tích hợp thuớc đo TC – phi TC đều giúp gia tăng HQHĐKD Cuối cùng, tất cả chuyên gia đều ủng hộ quan điểm cho rằng sự phù hợp giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC sẽ có ảnh hưởng đến HQHĐKD.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ
4.3.1 Thực hiện nghiên cứu sơ bộ và kết quả thống kê mô tả
Dữ liệu dùng phân tích trong nghiên cứu sơ bộ được khảo sát từ 2/3/2019 đến 26/4/2019 dưới hình thức bảng câu hỏi thiết kế dưới dạng đóng và sử dụng thang đo Likert 7 điểm (phụ lục 13, trang 37PL) Trước khi bảng câu hỏi khảo sát được chuyển đến đối tượng khảo sát, nghiên cứu sinh đã nhờ 2 nhóm – nhóm 1 (gồm 2 giảng viên chuyên ngành KTQT) và nhóm
2 (gồm 3 nhà quản trị cấp cao ở 3 DN) để thảo luận góp ý về mặt nội dung thang đo nháp(các câu hỏi trong bảng khảo sát) có rõ nghĩa không? Sau khi điều chỉnh theo góp ý của 2 nhóm, thang đo nháp sau đó được gửi đến hơn 500 đối tượng khảo sát (khoảng 200 phiếu khảo sát bằng giấy và 300 email) đến từ hơn 500 DN, tác giả đã thu 199 phiếu hoàn tất trả lời tất cả các câu hỏi, nhưng chỉ có 106 phiếu đạt yêu cầu 93 phiếu không đạt yêu cầu do DN tham gia khảo sát không phải là DN sản xuất vừa và lớn.
Bảng 4 3: Thông tin mẫu sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ Đặc điểm DN Số lượng Tỷ lệ Đặc điểm DN Số lượng Tỷ lệ
1 Quy mô DN sản xuất 4 Lĩnh vực sản xuất
- Sản xuất lớn 23 22% - Sản xuất, chế biến thực phẩm 10 9%
- Sản xuất vừa 83 78% - Sản xuất thiết bị điện, thiết bị điện tử, linh kiện điện tử, linh kiện điện, thiết bị truyền thông 16 15%
2 Số lượng nhân viên - Sản xuất máy móc, thiết bị, công cụ dùng trong hoạt động công nghiệp, chi tiết, bộ phận lắp ráp máy móc, cấu kiện/tấm kim loại, linh kiện cơ khí 24 23%
- 51 – 100 18 17% - Sản xuất mỹ phẩm, hóa chất, điện, khí đốt, dược phẩm, thiết bị, dụng cụ y tế 9 8%
- 201 – 500 27 25% - May mặc, sản xuất ba lô, túi xách, giầy, vải, sợi 6 6%
- > 500 8 8% - Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm nội thất 5 5%
- Sản xuất kim loại, sản phẩm từ kim loại 6 6%
- Sản xuất sản phẩm từ gỗ 4 4%
3 Giá trị tài sản - Sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy, cao su 18 17%
- ≤ 10 2 2% - Khác: sản xuất xe, phụ tùng xe, phần mềm, hàng tiêu dùng khác, và sản phẩm khác 8 7%
- 51 – 100 20 19% Nhân viên kế toán tài chính (kiêm nhiệm vụ lập báo cáo cho nhà quản trị ra quyết định) 15 14%
- 201 – 300 5 5% Trưởng (Phó) Phòng kế toán/Tài chính 11 10%
- 301 – 500 6 6% Nhà quản trị cấp trung (ví dụ Trưởng/phó các bộ phận, phòng ban khác) 67 63%
- 501 – 1.000 6 6% - Kiểm soát viên (kiểm soát tài chính/hoạt động,
- > 1.000 4 4% - Nhà quản trị cấp cao (ví dụ CEO, CFO, thành viên hội đồng quản trị) 4 4%
Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu nghiên cứu
Các DN tham gia khảo sát sơ bộ đều thỏa điều kiện DN sản xuất vừa và lớn, đó là các DN sản xuất có tổng số nhân viên > 100 người hoặc tổng nguồn vốn > 20 tỷ.
Tiếp đến, bảng thống kê mô tả liên quan các khái niệm trong nghiên cứu sơ bộ được trình bày ở phụ lục 14-trang 47PL.
4.3.2 Kết quả kiểm định thang đo
Thông qua 2 bước kiểm tra thang đo qua 2 kỹ thuật phân tích hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA nhằm đánh giá mức độ tin cậy và giá trị của thang đo (chi tiết được trình bày ở phụ lục 15 – trang 51PL), khẳng định chỉ có 4 khái niệm sau đây được đo lường qua bộ thang đo khác đề xuất ban đầu, cụ thể được trình bày qua bảng 4.4.
Bảng 4 4: –Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo
Bộ thang đo gốc Kết quả nghiên cứu sơ bộ
Khái niệm Biến quan sát Nhân tố
Nhận thức không chắc chắn về môi trường
PEU1,2,4,5,7,8 Nhân tố: Nhận thức không chắc chắn về môi trường 1:
Alpha = 0,892 PEU3, 6 Nhân tố: Nhận thức không chắc chắn về môi trường 2
Mức độ cạnh tranh (LOC)
LOC1,2,3,4,6 Nhân tố: mức độ cạnh tranh
Loại - trọng số nhân tố tải trên một nhân tố không chênh lệch nhiều so với các nhân tố khác (cụ thể là trọng số tải trên nhân tố LOC và APD) Định hướng thị trường
(MOR) Định hướng khách hàng (MOR_P)
MOR_P1,2,3,4,5 Nhân tố: Định hướng khách hàng
MOR_P6 Loại – vì có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 và để cải thiện hệ số Alpha cho nhân tố MOR_P Định hướng cạnh tranh (MOR_R)
MOR_R1 Loại- vì có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 và để cải thiện hệ số Alpha cho nhân tố MOR_R
MOR_R2,3,4 Nhân tố: Định hướng cạnh tranh
Sự phối hợp chức năng (MOR_C)
MOR_C1, 3,4,5 Nhân tố: Sự phối phợp chức năng
MOR_C2 Loại- vì có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 và để cải thiện hệ số Alpha cho nhân tố MOR_R
Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC
IPM1,3,5,6 Nhân tố: Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC I
IPM2,4,7,8 Nhân tố: Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC II
Các khái niệm: OST (Alpha = 0,892); BST (BST_C: Alpha = 0,899; BST_D: Alpha = 0,891;); OCU (OCU_C: Alpha = 0,884, OCU_A: Alpha = 0,859; OCU_H: Alpha = 0,764; OCU_M: Alpha = 0,804); APD (Alpha = 0,803) vẫn giữ nguyên bộ thang đo như đề xuất ban đầu
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu
Khái niệm nhận thức không chắc chắn về môi trường (PEU) : là thang đo đa hướng thay vì đơn hướng như đề xuất ban đầu, được hợp thành từ hai khái niệm bậc một.
Khái niệm mức độ cạnh tranh (LOC) : là thang đo đơn hướng được tạo thành từ 5 biến quan sát (loại 1 biến quan sát LOC5).
Khái niệm định hướng thị trường (MOR) : là thang đo đa hướng gồm 3 khái niệm bậc 2, được tập hợp lại từ 12 thay vì 15 biến quan sát như bộ thang đo gốc (loại 3 biến quan sát). Thành phần và số lượng thang đo đo lường khái niệm bậc hai hầu như không thay đổi so với đề xuất ban đầu chỉ ngoại trừ loại 1 biến quan sát đo lường khái niệm MOR_P (cụ thể, loại biến MOR_P6); 1 biến quan sát đo lường khái niệm MOR_R (cụ thể, loại biến MOR_R1) và
1 biến quan sát đo lường khái niệm MOR_C (cụ thể, loại biến MOR_C2) Có thể nói tại thị trường Phía Nam Việt Nam, khái niệm định hướng thị trường vẫn cấu thành từ 3 nhân tố như được khám phá tại các quốc gia khác trên thế giới Do đó, tác giả giữ lại tên các nhân tố như đề xuất ban đầu và không cần bàn luận gì thêm.
Khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC (IPM): là thang đo đa hướng từ 2 khái niệm bậc 2 (không loại biến quan sát nào) thay vì tính bình quân giá trị của các thước đo TC - phi TC tức đo lường trực tiếp như Ittner et al (2003b).
4.3.3 Bàn luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ Đối với biến mức độ cạnh tranh (LOC) và định hướng thị trường (MOR) không cần bàn luận gì nhiều vì bộ thang đo hầu như không thay đổi nhiều so với đề xuất ban đầu Cụ thể, đối với khái niệm LOC, chỉ có một biến bị loại so với bộ thang đo ban đầu (cụ thể là biến LOC5 - Hành vi của đối thủ cạnh tranh đe doạ đến sự tồn tại và phát triển công ty ông bà) Đối với khái niệm MOR, thành phần và số lượng thang đo đo lường khái niệm bậc hai hầu như không thay đổi so với đề xuất ban đầu chỉ ngoại trừ loại 3 biến quan sát MOR_P6 (Công ty ông/bà thực hiện dịch vụ sau bán hàng); MOR_R1 (Công nhân viên bán hàng trong công ty ông/bà chia sẻ thông tin cạnh tranh) và MOR_C2 (Công ty ông/bà chia sẻ thông tin giữa các bộ phận chức năng) ứng với ba khái niệm bậc một MOR_P, MOR_R và MOR_C Đối với các khái niệm cơ cấu tổ chức phân quyền (OST), CLKD (BST), văn hóa DN (OCU), sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược (APD), do bộ thang đo đo lường chúng giữ nguyên như đề xuất ban đầu và đạt được độ tin cậy lẫn giá trị nên không cần bàn luận gì thêm Sau đây, tác giả bàn luận sự khác biệt nhiều trong kết quả nghiên cứu sơ bộ so với bộ thang đo như đề nghị lúc đầu ở mục 3.6 (trang 83), gồm kết quả nghiên cứu liên quan đến biến PEU và IPM.
(1) Khái niệm nhận thức không chắc chắn về môi trường (PEU)
Không nhất quán như đề xuất ban đầu cũng như kết quả của nhiều nghiên cứu (Affes &Ayadi, 2014; Bastian & Muchlish, 2012; Costantini & Zanin, 2017; Gordon &Narayanan, 1984;
Seaman & Williams, 2006) cho rằng khái niệm nhận thức không chắc chắn về môi trường (PEU) là khái niệm đơn hướng, kết quả phân tích EFA trong nghiên cứu này cũng phù hợp với nhiều nghiờn cứu khỏc (Ezzamel, 1990; Kửseoglu et al, 2013; Parnell et al, 2012; Tymon
Jr et al, 1998) với nhận định khái niệm PEU là đa hướng Cụ thể khái niệm PEU được phân tách thành hai khái niệm bậc 2 với biến quan sát cấu thành như trình bày ở phụ lục 28, trang 72PL.
Xét về khía cạnh nội dung, nhân tố - nhận thức không chắc chắn về môi trường 1 - hàm ý
DN khó có thể tiên đoán hành vi/hành động của nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnhtranh cũng như không thể tiên đoán những thay đổi trong quan hệ lao động; do đó, tác giả đặt lại tên cho nhân tố này là nhận thức không chắc chắn về môi trường hoạt động (PEU_O) Tương tự, xét về khía cạnh nội dung, nhân tố - nhận thức không chắc chắn về môi trường 2 - hàm ý DN khó có thể tiên đoán việc ban hành/bãi bỏ quy định, chính sách của nhà nước; do đó, tác giả đặt lại tên cho nhân tố này là nhận thức không chắc chắn về môi trường pháp lý (PEU_R).
(2) Khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC (IPM):
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC
4.5.1 Thực hiện nghiên cứu chính thức
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức được thu thập từ 06/06/2019 đến 24/07/2019 (gồm 100 mẫu) và sau đó được mở rộng thu thập thêm từ 16/9/2020 đến 25/10/2020) (gồm 51 mẫu) cùng với 106 mẫu trong nghiên cứu sơ bộ, nâng tổng mẫu cho nghiên cứu chính thức đến 257 mẫu Trong nghiên cứu này, việc gộp mẫu sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ vào nghiên cứu chính thức là phù hợp vì theo Thabane et al (2010) nhà nghiên cứu có thể thực hiện điều này nếu phương pháp lấy mẫu giống nhau giữa nghiên cứu sơ bộ và chính thức (cụ thể trong luận án này là phương pháp phi xác suất dưới hình thức lấy mẫu thuận tiện kết hợp với phương pháp phát triển mầm) Ngoài ra, đặc điểm mẫu nghiên cứu trong cả 2 giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức đều như nhau, cụ thể đều là DN sản xuất vừa và lớn ở Phía Nam Việt Nam Cuối cùng, bảng câu hỏi khảo sát trong nghiên cứu chính thức được thiết kế tương tự bảng câu hỏi khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ (đã được trình bày ở phụ lục 13 – trang 37PL) ngoại trừ những điều chỉnh nhỏ từ kết quả thu được sau nghiên cứu định lượng sơ bộ, cụ thể chỉ loại bỏ một số biến quan sát (gồm LOC5, MOR_P6, MOR_R1, MOR_C2) Dữ liệu được thu thập dưới 2 hình thức:
Phát phiếu khảo sát trực tiếp: tác giả gửi 107 bản khảo sát bằng giấy đến 107 cá nhân làm việc tại DN sản xuất vừa và lớn Trong số này có 46 cá nhân thuộc đối tượng khảo sát (nhà quản trị cấp cao, nhà quản trị cấp trung, trưởng/phó phòng kế toán, KTQT viên/kế toán tài chính viên làm nhiệm vụ cung cấp thông tin cho nhà quản trị, kiểm soát viên/phân tích viên/kiểm toán nội bộ) tiến hành trả lời trực tiếp và 33 cá nhân nhờ người quen (thuộc đối tượng khảo sát) trả lời bản khảo sát Như vậy, tác giả thu về 79 phiếu, đạt tỷ lệ phản hồi 74%. Với hình thức khảo sát trực tiếp cộng với phương pháp phát triển mầm, tác giả đạt được tỷ lệ phản hồi cao Tuy nhiên, phiếu trả lời hợp lệ thu về chỉ có 53 phiếu (đến từ 53 DN) vì có 26 phiếu không hợp lệ do bỏ qua nhiều câu hỏi, trả lời qua loa hoặc không thuộc đối tượng phỏng vấn (gồm nhân viên các phòng ban, nhân viên kế toán TC không làm nhiệm vụ cung cấp thông tin cho nhà quản trị, nhà quản trị cấp cơ sở, …).
Gửi phiếu khảo sát qua email: tác giả tiến hành gửi gần 1.200 email (bao gồm email của người thân quen, bạn bè của người thân quen và kho email của các nhà quản trị và kế toán viên) với mong muốn thu được phiếu trả lời từ các cá nhân làm việc trong DN sản xuất vừa và lớn Do nội dung khảo sát liên quan đến hệ thống đo lường HQHĐKD – được đánh giá là những thông tin nội bộ, cần bảo mật theo quan điểm của một số người, đồng thời bị giới hạn về đối tượng khảo sát nên tỷ lệ phản hồi khá thấp, cụ thể chỉ đạt được 11,3% tương ứng với thu hồi về được 136 phiếu Tuy nhiên, tác giả đã lọc bỏ 38 phiếu vì bỏ trống vài phần cuối, không đúng đối tượng khảo sát (cả về chức năng - nhiệm vụ của đáp viên và quy mô DN), Như vậy, tác giả thu về được 98 phiếu hợp lệ, cộng với 53 phiếu khảo sát trực tiếp và 106 phiếu ở nghiên cứu sơ bộ, nâng tổng mẫu nghiên cứu lên 257, đến từ 257 DN sản xuất vừa và lớn cho nghiên cứu chính thức với kết quả thống kê mô tả về mẫu qua bảng 4.5.
Bảng 4 5: Thông tin mẫu chọn trong nghiên cứu chính thức Đặc điểm DN Số lượng Tỷ lệ Đặc điểm DN Số lượng Tỷ lệ
1 Quy mô DN sản xuất
- Sản xuất lớn 122 47% - Sản xuất, chế biến thực phẩm 20 8%
- Sản xuất vừa 135 53% - Sản xuất thiết bị điện, thiết bị điện tử, linh kiện điện tử, linh kiện điện, thiết bị truyền thông 34 13%
2 Số lượng nhân viên - Sản xuất máy móc, thiết bị, công cụ dùng trong hoạt động công nghiệp, chi tiết, bộ phận lắp ráp máy móc, cấu kiện/tấm kim loại, linh kiện cơ khí 33 13%
- 51 – 100 18 7% - Sản xuất mỹ phẩm, hóa chất, điện, khí đốt, dược phẩm, thiết bị, dụng cụ y tế 23 9%
- 201 – 500 76 30% - May mặc, sản xuất ba lô, túi xách, giầy, vải, sợi 24 9%
- 501 – 1.000 25 10% - Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm nội thất 26 10%
- > 2.000 16 6% - Sản xuất kim loại, sản phẩm từ kim loại 13 5%
- Sản xuất sản phẩm từ gỗ 21 8%
3 Giá trị tài sản - Sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy, cao su 45 18%
- ≤ 10 2 1% - Khác: sản xuất xe, phụ tùng xe, phần mềm, hàng tiêu dùng khác, và sản phẩm khác 18 7%
- 51 – 100 45 18% - Nhân viên kế toán tài chính (kiêm nhiệm vụ cung cấp báo cáo cho nhà quản trị ra quyết định) 29 11%
- 201 – 300 22 8% - Trưởng (Phó) Phòng kế toán/Tài chính 61 24%
- 301 – 500 20 8% - Nhà quản trị cấp trung (ví dụ Trưởng/phó các bộ phận, phòng ban khác) 124 48%
- 501 – 1.000 25 10% - Kiểm soát viên (kiểm soát tài chính/hoạt động,
…)/Phân tích viên/kiểm toán nội bộ 12 5%
- > 1.000 34 13% - Nhà quản trị cấp cao (ví dụ CEO, CFO, thành viên hội đồng quản trị) 20 8%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu
Các DN tham gia khảo sát chính thức đều thỏa điều DN sản xuất vừa và lớn, cụ thể có tổng số nhân viên > 100 người hoặc tổng nguồn vốn > 20 tỷ Ngoài ra, số năm kinh nghiệm làm việc của đáp viên tại DN khảo sát trung bình là 5,53 năm và không có đáp viên nào có kinh nghiệm dưới 1,5 năm, cho thấy dữ liệu phân tích của nghiên cứu định lượng chính thức đạt mức tin cậy vì các đáp viên giữ các vị trí đảm bảo am hiểu về hệ thống đo lường HQHĐKD, đồng thời số năm làm việc của họ tại DN khảo sát khá lâu.
4.5.2 Thực trạng về công tác đo lường HQHĐKD và mức độ vận dụng các loại thước đo HQHĐKD cho từng mục tiêu quản trị (thông qua thống kê mô tả từng loại thước đo TC - phi TC)
Trong phần 2A của bảng câu hỏi khảo sát (phụ lục 13 – trang 37), các đáp viên được yêu cầu đánh giá mức độ quan trọng mà các loại thước đo HQHĐKD (cả TC và phi TC) đóng góp vào sự thành công dài hạn của DN, cũng như đánh giá mức độ vận dụng các loại thước đo này vào từng mục tiêu quản trị và chất lượng đo lường HQHĐKD của chúng, với thang đo từ
1 đến 7 Kết quả khảo sát giúp tác giả trả lời câu hỏi nghiên cứu 2 (mục 2 – phần giới thiệu chung), được trình bày qua bảng 4.6 như bên dưới:
Bảng 4 6: Giá trị trung bình về mức độ quan trọng của mỗi loại thước đo HQHĐKD đóng góp vào sự thành công dài hạn của DN, mức độ vận dụng vào từng mục tiêu quản trị và chất lượng đo lường HQHĐKD đối với từng loại thước đo
Tầm quan trọng đối với sự thành công dài hạn của
Mức độ thiết lập mục tiêu chiến lược b (IPMG)
Mức độ vận dụng thước đo HQHĐKD để:
Chất lượng đo lường HQHĐK tương ứng d
(IPMQ) Đánh giá các dự án đầu tư vốn lớn c (IPMP) Đánh giá kết quả quản lý c
Nhận diện vấn đề, cơ hội cải tiến và phát triển kế hoạch hành động c (IPMI)
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ 3 5.27 3 5.15 3 4.86 3 4.70 2 4.75 4 4.02
Sự đổi mới sản phẩm, dịch vụ 7 4.68 7 4.43 5 3.48 5 3.66 7 3.18 7 3.02
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu a : Thang đo: 1 = không quan trọng; 7: rất quan trọng b : Thang đo: 1 = không lập; 7: lập rất chi tiết c : Thang đo: 1 = không sử dụng; 7: sử dụng rộng rãi d : Thang đo: 1 = chất lượng đo lường rất kém; 7: chất lượng đo lường rất cao 4.5.2.1 Tầm quan trọng của các loại thước đo (TC, phi TC) đóng góp vào sự thành công dài hạn DN
Bảng thống kê trên cho thấy các DN sản xuất vừa và lớn tại Phía Nam Việt Nam ngày nay đã nhận thức được rằng bên cạnh thước đo tài chính, thước đo phi TC cũng có những đóng góp nhất định vào sự thành công và phát triển dài hạn của DN (giá trị trung bình của các thước đo này gần đạt 4 trở lên) Điều này khẳng định các DN Phía Nam đã có sự phát triển trong nhận thức loại thước đo HQHĐKD nào quan trọng giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai Họ nhận thức được rằng thước đo phi TC, chẳng hạn như thước đo về hoạt động nội bộ (sự vận hành, chất lượng, sự đổi mới SPDV, …), về kết quả đạt được trong mối quan hệ với các bên hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, xã hội, …), … cũng quan trọng như thước đo về hiệu quả TC ngắn hạn (lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, …) trong việc đóng góp vào sự thành công về mặt TC của DN Điều này cũng đã được minh chứng qua nhiều nghiên cứu như (Banker et al, 2000; Behn & Riley Jr, 1999; Ittner et al, 2003a).
Bảng trên còn cho thấy các DN sản xuất Phía Nam Việt Nam còn nhận thức được rằng thước đo hiệu quả TC vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giúp DN đạt được mục tiêu chiến lược Bên cạnh thước đo hiệu quả TC, các thước đo hiệu quả phi TC khác như thước đo hiệu quả về vận hành, và chất lượng sản phẩm dịch vụ mặc dù tầm quan trọng được xếp sau thước đo hiệu quả TC nhưng giá trị trung bình của chúng khá cao (> 5,1) Điều này có thể khẳng định các nhà quản trị DN mong muốn có cái nhìn rõ ràng hơn về những mục tiêu cụ thể cần đạt ở từng khía cạnh phi TC; qua đó, thiết lập những hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu phi TC đó, có như vậy mới giúp DN đạt được các mong đợi TC CIMA (1993) nhấn mạnh việc nhận diện, đo lường, và quản trị kết quả về mặt TC và phi TC cốt lõi là yếu tố nòng cốt giúp DN đạt sự thành công chiến lược, nâng cao giá trị cho cổ đông.
Một điều khác đáng ngạc nhiên là thước đo hiệu quả về trách nhiệm xã hội cũng được các nhà quản trị DN Phía Nam Việt Nam quan tâm Mặc dù giá trị trung bình về tầm quan trọng thấp nhất nhưng với giá trị gần đạt 4 cũng cho thấy các nhà quản trị DN Phía Nam bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của thành quả trách nhiệm xã hội, phù hợp với xu hướng thế giới (Ittner et al, 2003b; Lenssen et al, 2011) Các thước đo hiệu quả đạt được trong mối quan hệ với các bên hữu quan như nhà cung cấp, nhân viên và khách hàng là ba loại thước đo hiệu quả được đánh giá ít quan trọng kế tiếp trong việc đóng góp vào sự thành công dài hạn của DN Tuy vậy, giá trị trung bình của chúng cũng khá cao (4,86; 4,91 và 4,92) khẳng định vai trò quan trọng của chúng trong quá trình phát triển dài hạn của DN Thước đo sự đổi mới ít được xem trọng kế tiếp, chỉ được quan tâm nhiều hơn thước đo trách nhiệm xã hội. Như vậy, bên cạnh thước đo hiệu quả TC, thước đo hiệu quả phi TC được các nhà quản trị quan tâm ở nhiều khía cạnh Thật vậy, trong môi trường cạnh tranh có nhiều biến động như ngày nay, chìa khoá giúp DN thành công là phải nhận diện, đo lường và quản trị một cách hiệu quả và đa dạng các loại hiệu quả phi TC quan trọng có tác động đến hiệu quả TC Điều này bởi lẽ việc nhận diện đúng và đo lường đa dạng các loại hiệu quả phi TC một cách hiệu quả sẽ giúp phát tín hiệu về những hành động cụ thể nào sẽ giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu chiến lược, hỗ trợ thông tin phản hồi liệu chiến lược lựa chọn có giúp DN đạt được mục tiêu không, cũng như giúp DN ứng phó nhanh với những biến chuyển của môi trường (Ittner et al, 2003b) Những phân tích trên cho thấy nhận thức của các nhà quản trị về tầm quan trọng của cả thước đo hiệu quả TC - phi TC đối với sự thành công dài hạn của DN là phù hợp với xu hướng ngày nay Điều này đã được nhiều nghiên cứu khẳng định cần sử dụng tích hợp thước đo hiệu quả TC - phi TC trong hệ thống đo lường HQHĐKD vì chúng là nền tảng giúp
DN đạt được sự thành công dài hạn (Chenhall, 2003; Ittner & Larcker, 1998b; Van Veen-Dirks & Wijn, 2002).
4.5.2.2 Trình tự ưu tiên sử dụng các loại thước đo (TC, phi TC) đối với từng mục tiêu quản trị:
Qua bảng thống kê 4.6 và các phân tích ở phụ lục 31 – trang 76PL, chúng ta nhận ra rằng:
Thước đo hiệu quả ở các khía cạnh TC, vận hành, chất lượng sản phẩm dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào sự thành công dài hạn của DN khảo sát nên được họ chú trọng đo lường để đạt mức độ khá tin cậy cũng như được quan tâm trong việc thiết lập mục tiêu chiến lược và sau đó được sử dụng khá rộng rãi để đo lường và đánh giá-ra quyết định.
Các thước đo ở các khía cạnh như khách hàng, nhà cung cấp, sự đổi mới và trách nhiệm xã hội được nhận thức có đóng góp ít hơn vào sự thành công dài hạn của DN nên ít được chú trọng đo lường để đạt mức độ tin cậy cao, ít được quan tâm trong việc thiết lập mục tiêu chiến lược cũng như trong việc vận dụng rộng rãi để đo lường và đánh giá-ra quyết định. Riêng đối với khía cạnh nhân viên, mặc dù được nhận thức có đóng góp ở vị trí thứ 5 vào sự thành công dài hạn của DN nhưng có mức độ thiết lập mục tiêu chiến lược ở mức khá, làm cơ sở để đánh giá kết quả quản lý cũng như nhận diện vấn đề (ở vị trí thứ 4), cũng như được chú trọng đo lường đảm bảo độ chính xác ở vị trí thứ 2.
DN nhận định các thước đo hiệu quả TC - phi TC mà DN sử dụng phản ảnh tương đối chính xác và đầy đủ ý nghĩa kết quả mà họ cần đo lường Điều này là cần thiết để một hệ thống đo lường HQHĐKD được vận hành một cách hiệu quả (Ittner & Larcker, 2001).
4.5.2.3 Khe hở đo lường (Measurement gap)
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Kết quả nghiên cứu được tổng hợp theo 2 nội dung – kiểm định thang đo và kiểm định mô hình cấu trúc được trình bày qua bảng 4.10 sau:
Bảng 4 10: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng
1 Kết quả kiểm định thang đo qua nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức
Kết quả nghiên cứu sơ bộ Kết quả nghiên cứu chính thức
Loại khái niệm Khái niệm bậc 1 Biến quan sát
Kết quả kiểm định thang đo khái niệm đa hướng bậc 2 có thay đổi bộ thang đo gốc
Bậc 2: Định hướng thị trường Định hướng khách hàng
MOR_P1-6 Định hướng khách hàng:
MOR_P1-5 (loại MOR_P6)* Định hướng khách hàng:
MOR_P1,3,4 (loại MOR_P6, MOR_P2,5**) Định hướng cạnh tranh
MOR_R1-4 Định hướng cạnh tranh:
MOR_R2-4 (loại MOR_R1)* Định hướng cạnh tranh:
Sự phối hợp chức năng
MOR_C1-2 Sự phối hợp chức năng
MOR_C1,3-5 (loại MOR_C2)* Sự phối hợp chức năng
Chiến lược tạo nét khác biệt BST_D1-5 Chiến lược tạo nét khác biệt:
BST_D1-5 Chiến lược tạo nét khác biệt:
Chiến lược dẫn đầu về giá thấp
BST_C1-6 Chiến lược dẫn đầu về giá thấp:
BST_C1-6 Chiến lược dẫn đầu về giá thấp:
Văn hóa gia đình OCU_C1-4 Văn hóa gia đình: OCU_C1-4 Khái niệm đo lường trực tiếp:
Văn hóa chú trọng giá trị linh hoạt, qua công thức tính điểm giá trị văn hoá của Henri (2006) (xem mục 3.6.6-trang 85)
Văn hóa sáng tạo OCU_A1-4 Văn hóa sáng tạo: OCU_A1-4
Văn hóa cấp bậc OCU_H1-4 Văn hóa cấp bậc: OCU_H1-4
Văn hóa thị trường OCU_M1-4 Văn hóa thị trường: OCU_M1-4
Kết quả kiểm định thang đo khái niệm đơn hướng bậc 1 thay đổi thành khái niệm đa hướng bậc 2
Nhận thức không chắc chắn về môi trường PEU1-8
Nhận thức không chắc chắn về môi trường hoạt động: IPM1, 2,
Nhận thức không chắc chắn về môi trường hoạt động: IPM1, 2, 4,
5, 7, 8 Nhận thức không chắc chắn về môi trường pháp lý: IPM3, 6 Nhận thức không chắc chắn về môi trường pháp lý: IPM3, 6
Bậc 1 Mức độ vận dụng tích hợp thước đo
Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC I: IPM1,
Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC I: IPM1, 3, 5, 6
Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC II: IPM2,
Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC II: IPM2, 4, 7, 8
Kết quả kiểm định thang đo cho các khái niệm bậc 1 có thay đổi bộ thang đo gốc
Bậc 1 Mức độ cạnh tranh LOC1-6 Mức độ cạnh tranh: LOC1-4, 6
Mức độ cạnh tranh: LOC1-4, 6 (loại LOC5, LOC6**)
Kết quả kiểm định thang đo cho các khái niệm bậc 1 vẫn giữ nguyên bộ thang đo gốc
Bậc 1 Cơ cấu tổ chức phân quyền OST1-5 Cơ cấu tổ chức phân quyền:
OST1-5 Cơ cấu tổ chức phân quyền:
Sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược
APD1-5 Sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược: APD1-5
Sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược: APD1-5
Ghi chú: *: loại bỏ vì có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 và để cải thiện hệ số Alpha cho khái niệm bậc 1 tương ứng
**: loại bỏ vì có trọng số nhân tố < 0,7
***: loại bỏ do có trọng số nhân tố tải trên một nhân tố không chênh lệch nhiều so với các nhân tố khác
2 Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc qua nghiên cứu chính thức
Giả thuyết nghiên cứu Kết quả nghiên cứu và mức ý nghĩa
H2 Cơ cấu tổ chức phân quyền tác động (+) với mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC Chấp nhận (3%) H3b Chiến lược tạo nét khác biệt tác động (+) với mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC Chấp nhận (1%) H4 Quy mô DN tác động (+) với mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC Chấp nhận (0%) H5 Mức độ cạnh tranh tác động (+) với mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC Chấp nhận (1%) H6 Giá trị văn hoá linh hoạt tác động (+) với mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC Chấp nhận (3%) H7 Định hướng thị trường có tác động (+) với mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC Chấp nhận (0%) H8 Sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược tác động (+) với mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC
H9a,b Sự phù hợp giữa các nhân tố bất định (gồm nhận thức không chắc chắn về môi trường, cơ cấu tổ chức phân quyền, chiến lược dẫn đầu về giá thấp (H9a), chiến lược tạo nét khác biệt (H9b), quy mô DN, mức độ cạnh tranh, văn hoá chú trọng giá trị linh hoạt, định hướng thị trường, sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược) và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC có tác động (+) với HQHĐKD
H1 Nhận thức không chắc chắn về môi trường tác động (+) với mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC Không chấp nhận
H3a Chiến lược dẫn đầu về giá thấp tác động (-) với mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi
BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
4.7.1 Bàn luận kết quả thống kê mô tả thực trạng thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD tại các DN sản xuất Phía Nam Việt Nam
Kết quả thực hiện thống kê mô tả giúp tác giả đạt được mục tiêu nghiên cứu thứ 2, đó là phản ảnh thực trạng thiết kế của hệ thống đo lường HQHĐKD của các DN sản xuất vừa và lớn đang hoạt động tại Phía Nam Việt Nam Cụ thể, với việc thực hiện phương pháp thống kê mô tả, luận án này sẽ phản ảnh hiện các DN này đánh giá về tầm quan trọng của thước đo HQHĐKD khía cạnh TC - phi TC đóng góp vào sự thành công dài hạn của DN như thế nào? Đồng thời, mức độ vận dụng các thước đo này cho việc lập mục tiêu chiến lược, đánh giá để ra quyết định (gồm đánh giá các dự án đầu tư vốn lớn; đánh giá kết quả quản lý; đánh giá nhằm nhận diện vấn đề, cơ hội cải tiến và phát triển kế hoạch hành động), cũng như chất lượng đo lường HQHĐKD tương ứng từ các loại thước đo ở các DN sản xuất Phía Nam hiện nay như thế nào? Nhìn chung, các DN sản xuất Phía Nam Việt Nam đang bắt đầu vận dụng đa dạng thước đo phi TC (bên cạnh thước đo TC), nhưng chủ yếu tập trung vào thước đo vận hành, chất lượng sản phẩm dịch vụ và nhân viên 4 loại thước đo HQHĐKD này giữ vai trò quan trọng nhất (theo thứ tự giảm dần) trong việc giúp DN Phía Nam đạt được sự thành công trong dài hạn và vì vậy được các nhà quản trị DN quan tâm sử dụng nhiều nhất (cũng theo thứ tự giảm dần) khi thiết lập mục tiêu chiến lược cũng như sử dụng trong đánh giá - ra quyết định; ngoại trừ mục đích đánh giá để nhận diện vấn đề, cơ hội cải tiến và phát triển kế hoạch hành động, thước đo hiệu quả TC có xếp hạng mức độ vận dụng tụt xuống thứ 3 thay vì thứ
1 Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là mặc dù các thước đo hiệu quả này có tầm quan trọng đóng góp vào sự thành công dài hạn và mức độ thiết lập mục tiêu chiến lược ở mức tương đối khá (>4.9) nhưng mức độ vận dụng để đánh giá – ra quyết định chỉ vượt qua mức trung bình (>4.1).
4 loại thước đo HQHĐKD còn lại, gồm thước đo khía cạnh khách hàng, nhà cung cấp, sự đổi mới và trách nhiệm xã hội giữ vai trò ít quan trọng nhất (lần lượt giữ vị trí thứ 4, 6, 7, 8) trong việc giúp DN Phía Nam Việt Nam đạt được sự thành công trong dài hạn Trật tự ưu tiên khi thiết lập mục tiêu chiến lược cũng như sử dụng để đánh giá – ra quyết định của 4 loại thước đo HQHĐKD này mặc dù có sự xáo trộn so với tầm quan trọng của chúng nhưng đa phần giữ vị trí từ thứ 5 đến 8 Mặc dù các thước đo HQHĐKD này có tầm quan trọng đối với sự thành công dài hạn và mức độ thiết lập mục tiêu chiến lược vượt mức trung bình (>=4) nhưng mức độ vận dụng để đánh giá-ra quyết định còn thấp, phần lớn dưới mức trung bình (4,5 và tỷ trọng các DN sử dụng đạt được từ 76% trở lên 3 loại thước đoHQHĐKD với khoảng 30% DN sử dụng có mức độ vận dụng gần đạt mức trung bình (từ 3.5– 3.7) là thước đo khía cạnh nhà cung cấp, sự đổi mới sản phẩm dịch vụ và khách hàng.Thước đo khía cạnh trách nhiệm xã hội được quan tâm sử dụng ít nhất với giá trị trung bình chỉ đạt được 3.0; đồng thời có tỷ trọng DN lựa chọn sử dụng là 20%.
4.7.2 Bàn luận về kết quả kiểm định thang đo thông qua nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức
Kết quả nghiên cứu tổng hợp về việc kiểm định thang đo ở bảng 4.10 (trang 134) cho thấy các khái niệm gồm văn hoá DN (OCU), cơ cấu tổ chức phân quyền (OST) và sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược (APD) có bộ thang đo giữ nguyên như đề xuất ban đầu Do đó, ở phần này, tác giả không tiến hành bàn luận các khái niệm này. Khái niệm đơn hướng mức độ cạnh tranh (LOC) có bộ thang đo hầu như giữ nguyên như đề xuất ban đầu, ngoại trừ có sự thay đổi về số biến quan sát hợp thành Cụ thể, loại bỏ biến quan sát LOC5 và LOC6 Do đó, tác giả không tiến hành bàn luận các khái niệm này Tương tự, đối với khái niệm đa hướng gồm định hướng thị trường (MOR) và CLKD (BST), sau khi qua 2 bước kiểm định sơ bộ và chính thức (phần mô hình đo lường) hầu như không đổi so với đề xuất ban đầu Chi tiết có thể thấy là, (1) khái niệm định hướng thị trường vẫn là khái niệm đa hướng bậc 2 với 3 khái niệm bậc 1 gồm định hướng khách hàng (MOR_P), định hướng cạnh tranh (MOR) và sự phối hợp chức năng (MOR_C) và (2) khái niệm chiến lược kinh doanh là khái niệm đa hướng bậc 2 với 2 khái niệm bậc 1 gồm chiến lược dẫn đầu về giá thấp (BST_C) và tạo nét khác biệt (BST_D) Điều khác biệt duy nhất so với bộ thang đo gốc là loại bỏ một số biến quan sát khỏi khái niệm bậc một gồm MOR_R1, MOR_P2,5,6 và BST_C6 Vì vậy, định hướng thị trường và CLKD cũng không cần bàn luận.
Hai khái niệm duy nhất đáng lưu ý sau phép kiểm định thang đo là khái niệm nhận thức không chắc chắn về môi trường (PEU) và khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC
- phi TC (IPM) vì có sự khác biệt so với đề xuất ban đầu, cụ thể như sau:
Khái niệm nhận thức không chắc chắn về môi trường
Bộ thang đo cho khái niệm nhận thức không chắc chắn về môi trường được đề xuất ban đầu dựa vào bộ thang đo gốc của Hoque (2005) Theo đó, thang đo nhận thức không chắc chắn về môi trường là thang đo đơn hướng Tuy nhiên, thông qua phép kiểm định sơ bộ (gồm kiểm tra độ tin cậy thang đo qua phân tích Cronbach’s Alpha, kiểm tra giá trị hội tụ và phân biệt qua phân tích nhân tố khám phá) và phép kiểm định chính thức ở phần mô hình đo lường(gồm kiểm tra tính nhất quán nội bộ thông qua độ tin cậy tổng hợp, kiểm tra giá trị hội tụ bằng kỹ thuật phương sai trích bình quân và bình phương trọng số nhân tố, kiểm tra giá trị phân biệt với chỉ số HTMT, căn bậc hai của phương sai trích bình quân, trọng số nhân tố chéo), kết quả thu được tại thị trường Phía Nam, khái niệm nhận thức không chắc chắn về môi trường là khái niệm đa hướng (bậc hai) dưới dạng kết quả - kết quả với 2 khái niệm bậc một gồm nhận thức không chắc chắn về môi trường hoạt động (PEU_O) và nhận thức không chắc chắn về môi trường pháp lý (PEU_R) Điều này khác biệt với đề xuất ban đầu của Hoque (2005) cũng như các nghiên cứu khác như Bastian & Muchlish (2012), Gordon & Narayanan (1984), Seaman & Williams (2006), Affes & Ayadi (2014), Costantini & Zanin (2017) cho rằng khái niệm nhận thức không chắc chắn về môi trường là thang đo đơn hướng Tuy nhiên, kết quả này cũng nhất quán với một số nghiên cứu như Ezzamel (1990), Tymon Jr et al (1998), Parnell et al (2012); Kửseoglu et al (2013) cho rằng khỏi niệm trờn là thang đo đa hướng bậc hai.
Khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC
Khác với hầu hết các nghiên cứu trước (Burney & Matherly, 2007; Ittner et al, 2003b;
Sholihin et al, 2010), nghiên cứu này - vận dụng tương tự như Henri (2006) – để xác lập khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC, tác giả tiến hành thực hiện phân tích EFA cho giá trị trung bình của mỗi loại thước đo HQHĐKD ở tất cả các mục đích quản trị (từ đánh giá, ra quyết định đến thiết lập mục tiêu chiến lược cũng như chất lượng đo lường của chúng) thay vì tính giá trị trung bình của các thước đo HQHĐKD này ở tất cả mục đích quản trị Tuy nhiên, khác với kết quả nghiên cứu của Henri (2006), Jusoh (2010), Zuriekat et al (2011) tác giả thu được 2 khái niệm bậc 1-IPMI và IPMII thay vì một khái niệm bậc một (điều này tương tự Eker & Eker (2009)) Bảng 4.11 so sánh định nghĩa khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC được khám phá trong nghiên cứu của Ittner et al (2003b) trong bối cảnh Phía Nam Việt Nam sau nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức (phần kiểm định mô hình đo lường) Bảng 4 11: So sánh định nghĩa khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC (IPM) với các nghiên cứu có liên quan
Ittner et al (2003b) Kết quả nghiên cứu sơ bộ và chính thức (mô hình đo lường)
Burney & Matherly (2007); Sholihin et al (2010)
IPM –Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi
TC được đo lường qua giá trị trung bình của 8 loại thước đo
HQHĐKD ở tất cả các mục đích quản trị
IMP1 - Thước đo TC IPMI - Mức độ vận dụng tích hợp thước đo
TC - phi TC 1 (cho tất cả mục đích quản trị)
IPMI Thang đo đơn hướng
(với các biến quan sát từ IPM1- IPM8 như Itt- ner et al (2003b))
Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC được đo lường qua giá trị trung bình của loại 8 thước đo HQHĐKD (IPM1-IPM8 như Ittner et al (2003b)) ở tất cả các mục đích quản trị
IPM3 – Thước đo khía cạnh nhân viên IPMII , với:
IPMI – Mức độ vận dụng tích hợp thước đo
TC - phi TC 1 (thang đo TC) IPMII – Mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC
2 (gồm các thang đo phi TC)
Thang đo đa hướng bậc 2
IPM5 – Thước đo khía cạnh vận hành
IPM6 – Thước đo chất lượng SPDV
IPM2 – Thước đo khía cạnh khách hàng
IPMII -Mức độ vận dụng tích hợp thước đo
TC - phi TC 2 (cho tất cả mục đích quản trị)
Thang đo đa hướng bậc 2
IPM4 - Thước đo khía cạnh nhà cung cấp
IPM7 – Thước đo sự đổi mới SPDV
IPM8 – Thước đo trách nhiệm XH
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu và tổng quan nghiên cứu
Hai thành phần bậc một IPMI và IPMII được tác giả đưa vào kiểm định CFA bậc hai ở phần nghiên cứu định lượng chính thức, kết quả cho khái niệm bậc hai IPM đơn hướng Từ đó, giá trị IPM được xác định sẽ chính xác hơn rất nhiều so với cách đo lường trực tiếp của Ittner et al (2003b) Điều này là do cách xây dựng khái niệm này cho phép những nhân tố bậc 1 (IPMI, IPMII) có giá trị tiên đoán nhân tố bậc 2 (IPM) cao sẽ được tính trọng số cao trong quá trình tính giá trị nhân tố bậc 2 thông qua sử dụng mô hình PLS-SEM (điều này không thể thực hiện nếu sử dụng thang đo trực tiếp).
4.7.3 Bàn luận về kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
4.7.3.1 Đối với các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận
Bảng 4.10, mục 2 (trang 135) đã thực hiện tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu; theo đó, có 9 giả thuyết trong số 11 giả thuyết được chấp nhận [được chấp nhận ở mức ý nghĩa 0,00% (5 giả thuyết), 1% (2 giả thuyết) và 3% (2 giả thuyết) Bảng 4.12 bên dưới thống kê các nghiên cứu ủng hộ đối với từng giả thuyết được chấp nhận.
Bảng 4 12: Các nghiên cứu ủng hộ các giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu ủng hộ H2 Demers et al (2006); Abernethy et al (2004); Abdel-Kader & Luther (2008); Soobaroyen & Poorun- dersing (2008); Đoàn Ngọc Phi Anh (2012a); Quesado et al (2014); Atmoko & Hapsoro (2017); Lê Thị Mỹ Nương (2020); Ngô Thị Trà (2021)
H3b Stede et al (2006); Spencer et al (2009); Perera et al (1997); Hoque (2004); Marshall & Snygg
(2009); Chong & Chong (1997); Olson & Slater (2002); Cadez & Guilding (2008); Lê Thị Mỹ
Nương (2020); Hoang Van Tuong et al (2018); Le Hoang Oanh et al (2019); Lê Hoàng Oanh (2020) H4 Zuriekat (2005); Perera & Baker (2007), Ahmad (2012); Lọnsiluoto et al (2019); Ahmad & Zabri
(2016), Gijsel (2012); Hoque & James (2000); Costantini et al (2020); Speckbacher et al (2003); Alomiri & Alroqy (2019); Cinquini & Tennucci (2010); Fowzia (2011); Ojra (2014); Bùi Thị Trúc Quy (2020); Abdel & Luther (2008); Dương Hoàng Ngọc Khuê (2019); Nguyễn Thành Tài (2020) H5 Hoque et al (2001); Zuriekat (2005); Ahmad (2012); Al-Naser & Mohamed (2005); Hoang Van Tuong (2018); Alomiri & Alroqy (2019); Kariuki và Kamau (2016); Đoàn Ngọc Phi Anh (2012a); Bùi Thị Trúc Quy (2020); Ngô Thị Trà (2021)
H6 Henri (2006); Eker & Eker (2009); Mohamad et al (2013); Franco-Santos (2007); Ali (2008); Khan et al (2011); Watheri (2012); Jardioui et al (2017); Al-Naser & Mohamed (2019); Rababah (2015); Lê Thị Mỹ Nương (2020); Massaud et al (2015); Hà Thị Thủy (2020)
H7 Lọnsiluoto et al (2019); Bangchokdee et al (2013); Frửsộn (2016); Budinska et al (2018); Ellis (2006); Sriyono & Rahmawati (2014); Al-Mawali (2015a); Nguyễn Phong Nguyên (2016); Hoang Cuu Long
H8 Cadez & Guilding (2008); Ah Lay & Jusoh (2014); Bùi Thị Trúc Quy (2020); Ma & Tales (2009).