TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
ĐKGDC có nguồn gốc hình thành từ khoảng thế kỷ XIX [55] cùng với quá trình sản xuất và phân phối hàng loạt ở các nước phương Tây dẫn tới việc các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ mang tính hàng loạt sử dụng các form, mẫu trong giao dịch với khách hàng Các form mẫu này được các học giả gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như điều kiện giao dịch chung (general terms and conditions), hợp đồng mẫu 1 (standard form contracts, standard terms of contracts), hợp đồng gia nhập (contracts of adhesion, boilerplate contract) tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi học giả hay điều kiện lịch sử - xã hội và cách tiếp cận khác nhau của hệ thống pháp luật các nước Tất cả những thuật ngữ này đều được mô tả để chỉ những điều khoản, điều kiện được một bên soạn sẵn, áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng giao dịch cùng loại, phía bên không soạn thảo ĐKGDC nếu chấp nhận giao kết hợp đồng đồng nghĩa với việc chấp nhận các ĐKGDC đó NCS sơ lược các công trình nghiên cứu sau đây minh chứng cho những quan niệm đó.
1.1.1 Nhóm các nghiên cứu những vấn đề lý luận của điều kiện giao dịch chung
Khi nghiên cứu lý luận về ĐKGDC thì những nội dung về khái niệm, đặc điểm, giá trị pháp lý, nguồn gốc hình thành và phát triển của ĐKGDC, quyền tự do hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của ĐKGDC là những vấn đề rất được giới nghiên cứu quan tâm.
- Các tài liệu, bài viết liên quan đến khái niệm, đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của điều kiện giao d ch chung
Qua việc tìm kiếm và nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm và những ưu nhược điểm của ĐKGDC, NCS nhận thấy ĐKGDC đã được khá nhiều các học giả, các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước quan tâm.
1 Tác giả Nguyễn Như Phát trong bài viết “Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6, tr 42 nhận đ nh: Về vấn đề điều kiện thương mại chung, trong những năm tháng của kế hoạch, khoa học pháp lý tìm cách giải quyết chúng trong khuôn khổ của “hợp đồng mẫu” hay “mẫu hợp đồng” Ngày nay, một số nhà khoa học tìm cách đề cập vấn đề này trong khái niệm
1) Nghiên cứu của tác giả Friedrich Kessker trong bài “Hợp đồng gia nhập –
Một vài suy nghĩ về tự do hợp đồng” (tiếng anh là “Contracts of adhesion – some thoughts about freedom of contrac) [50], tác giả đã phân tích và chỉ ra nguồn gốc và sự phát triển của ĐKGDC, ưu điểm và hạn chế của ĐKGDC, quyền tự do hợp đồng khi sử dụng ĐKGDC và các biện pháp kiểm soát ĐKGDC Theo tác giả, ĐKGDC xuất hiện gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng loạt với các doanh nghiệp có quy mô lớn, ĐKGDC được sử dụng trong mọi giao dịch cho cùng một loại hàng hóa và dịch vụ; chúng được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp vì có nhiều lợi ích như giảm thiểu chi phí giao dịch, đàm phán và cho phép họ xử lý giao dịch “hàng loạt”, giúp doanh nghiệp dự đoán được “số phận” của điều khoản tại tòa án, hạn chế rủi ro bị tòa án tuyên vô hiệu Tác giả cho rằng ĐKGDC được tạo thành thiếu đi sự thỏa thuận của các bên về phần lớn các điều khoản của hợp đồng được tạo ra bởi doanh nghiệp là bên có sức mạnh đàm phán hơn trong hợp đồng, bên yếu thế trong hợp đồng do cần sử dụng hàng hóa/dịch vụ, thường không có khả năng đàm phán điều khoản tốt hơn, do đó, ĐKGDC trở thành một công cụ để xây dựng và củng cố sức mạnh kinh tế của các doanh nghiệp lớn, cần phải có biện pháp kiểm soát các ĐKGDC của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2) Nghiên cứu của tác giả Arthur Lenhoff trường Đại học Buffalo
“Contracts of adhesion and the freedom of contract: A comparative study in the light of American and foreign Law” [45], tác giả giải thích căn nguyên của ĐKGDC xuất hiện trong quá trình sản xuất và phân phối hàng loạt ra đời kéo theo sự ra đời của các form, mẫu để sử dụng trong giao dịch với khách hàng Theo tác giả, đối với hợp đồng sử dụng ĐKGDC, quyền quyết định của khách hàng chỉ giới hạn ở việc có tham gia giao dịch hay không, quyền này chỉ là một phần rất nhỏ trong lý thuyết về quyền tự do hợp đồng Trong khi đó, theo học thuyết pháp lý của Đức, quyền tự do hợp đồng được phân thành hai nhóm quyền: (i) quyền cùng đàm phán và quyết định các điều khoản của hợp đồng (Gestaltungsfreiheit) và (ii) quyền quyết định có tham gia giao dịch hay không (Abschlessfreiheit) Với việc sử dụng ĐKGDC thì nhóm quyền thứ nhất của khách hàng đã bị mất.
3) Trong bài “Consumer adhesion contracts and unfair terms: A critique of current theory and a suggestion” [42], tác giả Andrewa Burgess đã có những bình luận và đưa ra quan điểm của mình về hợp đồng gia nhập và những điều khoản không công bằng (Consumer adhesion contracts and unfair terms) Tác giả cho rằng một hợp đồng được tiêu chuẩn hóa các điều khoản sẽ có khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ mang tính hàng loạt cho các khách hàng, rất phù hợp đối với các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đại trà.
4) Nghiên cứu của Alfred W Meyer trong bài “Contracts of Adhesion and the Doctrine of Fundamental Breach” [44], tác giả đề cập đến các vấn đề như khái niệm quyền tự do hợp đồng, sự hạn chế quyền tự do hợp đồng trong hợp đồng gia nhập; trách nhiệm của bên soạn thảo các điều khoản mẫu trong hợp đồng; xu thế sử dụng các hợp đồng tiêu chuẩn nhằm phục vụ cho việc sản xuất, cung ứng các hàng hóa, dịch vụ mang tính hàng loạt, sự hạn chế của các điều khoản miễn trách do bên soạn thảo cũng được tác giả đề cập tới.
5) Trong cuốn Principles of the German law on standard terms of contracts, [59]Thomas Zerresnghiên cứu về nguồn gốc, lợi ích và những rủi ro trong việc sử dụng điều khoản mẫu xem các điều khoản mẫu là công cụ “lấp tác giả, lỗ hổng” trong quy định pháp luật và trở thành “luật” giữa các bên Theo tác giả, nếu không có các điều khoản mẫu, doanh nghiệp sẽ phải đàm phán từng điều khoản với từng giao dịch, điều này gần như không thể với các doanh nghiệp quy mô lớn phát sinh hàng ngàn giao dịch.
Tổng quan những tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy nhiều nước trên thế giới cũng như các học giả nghiên cứu còn có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về thuật ngữ của ĐKGDC và những vấn đề pháp lý có liên quan Sẽ rất khó có thể có một định nghĩa chung, một tên gọi chung về ĐKGDC bởi chế độ chính trị, tập quán thương mại, văn hóa kinh doanh của mỗi quốc gia là khác nhau, cách tiếp cận của mỗi cá nhân về cùng một vấn đề cũng rất khác nhau Tất cả những quan niệm trên sẽ được tác giả tham khảo, hệ thống hóa để làm nền tảng lý luận và là cơ sở so sánh để tác giả nghiên cứu, luận giải trong chương 1 của luận án.
6) Ở trong nước, trong nhiều các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Như Phát, một trong những bài viết có giá trị cả về lý luận và thực tiễn có thể kể đến bài viết đăng Tạp chí Nhà nước và Pháp luật năm 2003 của PGS.TS Nguyễn Như Phát
“Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước”[27], tác giả đề cập đến khá nhiều vấn đề như khái niệm, đặc điểm, chức năng của điều kiện thương mại chung, bảo vệ khách hàng trước các điều kiện thương mại chung trái pháp luật, pháp luật về điều kiện thương mại chung ở một số quốc gia và một số kiến nghị gợi mở hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam Những nội dung này được tác giả tiếp tục đăng tải trong Giáo trình Luật bảo vệ quyền lợi của NTD của Trường Đại học Luật
Hà Nội [36] và sách chuyên khảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”[28] Đây là những nghiên cứu gần như sớm nhất ở Việt Nam về ĐKGDC và tương đối toàn diện những vấn đề của ĐKGDC.
7) Bài viết “ àn về ĐKGDC của doanh nghiệp”đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật của PGS.TS Tăng Văn Nghĩa [24], tác giả nghiên cứu các vấn đề về khái niệm ĐKGDC, sự khác nhau giữa hợp đồng theo mẫu và ĐKGDC, giá trị pháp lý, những ưu nhược điểm của ĐKGDC, khả năng áp dụng ĐKGDC trong kinh doanh quốc tế, thực tiễn sử dụng ĐKGDC tại Việt Nam, xu hướng sử dụng ĐKGDC và đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng ĐKGDC trong giai đoạn hiện nay Đây là những nội dung cơ bản về ĐKGDC giúp NCS có điều kiện nghiên cứu sâu hơn và làm rõ hơn về những vấn đề mà tác giả đã đặt ra trong bài viết. Ở Việt Nam, trước khi LDS năm 2015 được thông qua, trong nhiều hội thảo chuyên đề góp ý cho dự thảo BLDS sửa đổi, điều khoản quy định ĐKGDC đã được các chuyên gia pháp lý, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm, đóng góp ý kiến bởi ĐKGDC đã được đưa vào dự thảo LDS năm 2005 sửa đổi Nhiều bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về ĐKGDC đã được các nhà nghiên cứu khai thác, chẳng hạn như:
8) Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga năm 2016 về “Pháp luật về điều kiện thương mại chung – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”[22] NCS cho rằng đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về điều kiện thương mại chung mà xét về bản chất như là ĐKGDC nhưng xét ở phạm vi điều chỉnh thì ĐKGDC có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với điều kiện thương mại chung Công trình nghiên cứu giúp NCS có góc nhìn khá toàn diện những vấn đề lý luận về ĐKGDC và thực tiễn sử dụng ĐKGDC trong một số hoạt động kinh doanh hiện nay Quan điểm của tác giả về điều kiện thương mại chung có nhiều điểm tương đồng, phù hợp với bản chất của ĐKGDC, làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng luận cứ khoa học về ĐKGDC, có giá trị tham khảo để NCS tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn bản chất của ĐKGDC trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa.
Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận
Theo lý thuyết truyền thống thì hợp đồng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng Hợp đồng chỉ được xác lập khi có sự tự do thỏa thuận, tự do ý chí của các bên Do đó, tự do ý chí là nguyên tắc cơ bản của hợp đồng dù ở bất cứ hệ thống pháp luật nào [23].
- Thuyết tự do ý chí phát triển mạnh mẽ ở Pháp vào thế kỷ XVIII, nội dung của thuyết này xuất phát từ quan điểm cho rằng ý chí của con người là tối thượng và tự chủ, chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí tự chủ của một người mới có hiệu lực ràng buộc đối với người đó Một hợp đồng sẽ công bằng khi các bên cho nó là công bằng, không ai có thể bị ép buộc làm hay không làm một việc gì đó ngoài ý muốn của người đó Một hợp đồng sẽ công bằng khi các bên cho nó là công bằng: Công lý hay công bằng chỉ là quy ước Khi ta quy ước đó là công bằng thì đó là công bằng (Fouille ), điều này có nghĩa là không ai có thể bị ép buộc làm hay không làm một việc gì đó ngoài ý muốn của người đó Hợp đồng nó phải là kết quả của sự thống nhất ý chí, tự do, tự nguyện giữa các bên làm phát sinh nghĩa vụ Sự tự do ý chí ấy dẫn đến kết quả là hợp đồng được ký kết, đảm bảo sự tự do và thống nhất ý chí của các bên trong hợp đồng.
- Lý thuyết về chi phí giao dịch: Thuyết này nhấn mạnh đến bản chất của hợp đồng mẫu khi có sự bất cân xứng về chi phí giao dịch (transaction costs) giữa bên ban hành ĐKGDC và bên giao kết hợp đồng, trong đó, một bên đơn phương ban hành ĐKGDC, sử dụng các điều khoản này áp dụng cho nhiều khách hàng với nhiều lần giao dịch khác nhau giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu tư cho việc soạn thảo hợp đồng.
- Lý thuyết về lạm dụng vị thế: thuyết này nhấn mạnh đến nhu cầu bảo vệ một nhóm người cụ thể - người tiêu dùng là bên thường được coi là bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng với doanh nghiệp Theo đó, doanh nghiệp thường có khả năng đơn phương áp đặt các điều khoản do mình soạn thảo gây bất lợi cho người tiêu dùng Các đạo luật về kiểm soát tính công bằng của hợp đồng được thiết kế dựa trên một nguyên tắc mới của luật hợp đồng hiện đại - nguyên tắc bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng Những đối tượng được coi là người yếu thế là những đối tượng mà trong những hoàn cảnh giống nhau khi tham gia vào một quan hệ xã hội luôn gặp những bất lợi hơn so với những đối tượng khác trong cùng một hoàn cảnh Trong hợp đồng bảo hiểm, do hạn chế về trình độ chuyên môn và khả năng đàm phán trực tiếp với doanh nghiệp bảo hiểm, người mua bảo hiểm thường ở vị thế bất lợi hơn trong việc thỏa thuận dẫn đến nguy cơ phải chịu những rủi ro về phía mình, nhu cầu pháp luật trở thành yếu tố quan trọng chi phối đến hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ bên yếu thế.
- Lý thuyết về thông tin bất cân xứng để đánh giá khả năng cung cấp thông tin giữa các chủ thể giao dịch nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro cho các bên giao dịch Bên bảo hiểm cố tình che giấu các điều khoản bất lợi cho người mua bảo hiểm để mong bán được bảo hiểm; người mua bảo hiểm không biết đến sự tồn tại của các điều khoản đó nên khi sự kiện bảo hiểm xảy ra mới vỡ lẽ ra là không được bồi thường.
- Lý thuyết trung thực tuyệt đối để đánh giá khả năng thích ứng của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm bởi từ chính sách kinh tế vĩ mô cho tới giao dịch hàng ngày của doanh nhân, điều phối thông tin quan trọng không kém huy động vốn hoặc tổ chức sản xuất, kinh doanh Nếu doanh nghiệp lạm dụng sự không hiểu biết của bạn hàng để giành lợi ích kinh tế, xuất hiện tình trạng lạm dụng thông tin bất cân xứng mà pháp luật cần can thiệp để bảo vệ lẽ công bằng.
- Lý thuyết kinh tế cho nghiên cứu của đề tài là Định lý Coase (Coase Theorem) Hợp đồng nảy sinh trong điều kiện thị trường mà không phát sinh chi phí giao dịch có khả năng giảm thiểu tối đa chi phí nguồn lực, bất chấp nội dung của các quy tắc luật định Bản thân các bên trong quan hệ hợp đồng chính là bên luôn tìm thấy các điều khoản hợp đồng mà gia tăng nhất lợi nhuận của họ Nếu trong một môi trường kinh doanh mà thông tin là hoàn hảo thì tự thị trường sẽ điều tiết mà không cần pháp luật phải can thiệp Từ học thuyết này cho thấy sự bất cân xứng thông tin trên thị trường là lý do quan trọng của việc can thiệp của luật pháp Từ lý thuyết kinh tế có thể lý giải thích được lý do điều chỉnh pháp luật ĐKGDC đó là vấn đề kiểm soát tình trạng bất cân xứng thông tin nhằm cân bằng lại giá trị đích thực của giao dịch- mục tiêu hướng đến bảo vệ lẽ công bằng.
- Lý thuyết pháp lý, dựa trên học thuyết về “công bằng về thủ tục” nhấn mạnh sự bất cân xứng về chi phí giao dịch giữa bên sử dụng ĐKGDC và bên đối tác Bởi vì bên sử dụng ĐKGDC chỉ phải trả chi phí một lần cho hàng loạt giao dịch, họ luôn có thông tin tốt hơn và những thông tin này cho phép họ đơn phương quyết định nội dung của hợp đồng Trong khi đó, đối với bên đối tác, để có được các thông tin cần thiết trong quá trình đàm phán đòi hỏi rất tốn kém về chi phí Hậu quả là, việc sử dụng các ĐKGDC cho thấy đó là sự tước đi cơ hội xem xét lại các điều khoản hợp đồng một cách chi tiết [22].
Từ những phân tích trên có thể kết luận hợp đồng bao gồm các ĐKGDC được hình thành dựa trên lý thuyết về tự do ý chí, kinh tế, pháp lý, trung thực tuyệt đối Bên mạnh hơn về kinh tế buộc bên kia xác lập giao dịch với mình phải theo những điều kiện mà họ không có lợi, họ bị ràng buộc bởi các điều khoản đã được soạn thảo trước,không có cơ hội được đàm phán các ĐKGDC, thậm chí không thể từ chối giao kết hợp đồng nếu như muốn được bên soạn thảo ĐKGDC cung cấp cho hàng hóa, dịch vụ sử dụng.
- ĐKGDC trong hợp đồng BHHH là những điều khoản bất công bằng giữa các bên giao kết hợp đồng
- Cơ chế kiểm soát các ĐKGDC trong hợp đồng BHHH chưa hiệu quả.
- Pháp luật về ĐKGDC trong hợp đồng BHHH loại bỏ những ĐKGDC do tổ chức, cá nhân soạn thảo không phù hợp với quy định và nguyên tắc của pháp luật.
- ĐKGDC trong hợp đồng BHHH là gì, bao gồm những điều kiện nào?
- Những vấn đề pháp lý của ĐKGDC trong hợp đồng BHHH? Việc kiểm soát ĐKGDC trong hợp đồng BHHH được thể hiện như thế nào?
- Các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh ĐKGDC trong hợp đồng BHHH?
1.3 2 ề hướng tiếp cận của đề t i nghiên cứu
- Trên cơ sở hệ thống các tài liệu nghiên cứu đã thu thập được, luận án sẽ kế thừa có chọn lọc, phân tích và đánh giá các kết quả nghiên cứu đó, từ đó đưa ra quan điểm của NCS về vấn đề nghiên cứu.
- Luận án tiếp cận theo chiều hướng lịch sử được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, vừa kế thừa vừa là cơ sở nền tảng để nghiên cứu các hướng mới về ĐKGDC và ĐKGDC trong hợp đồng BHHH.
- Cùng với việc nghiên cứu các quy định pháp luật về ĐKGDC và quá trình áp dụng những quy định pháp luật này trong thực tiễn, kết hợp việc phân tích, đánh giá và tham khảo kinh nghiệm của các nước, từ đó luận án sẽ có những đánh giá toàn diện, định hướng và đề xuất, kiến nghị giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐKGDC trong hợp đồng và tăng cường sử dụng ĐKGDC trong hợp đồngBHHH ở nước ta hiện nay.
1 Trên cơ sở thu thập và nghiên cứu, đánh giá thực trạng các bài viết, công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài luận án cho thấy các tác giả giải quyết được một số nội dung cơ bản về ĐKGDC, tuy các tài liệu nghiên cứu về ĐKGDC trong hợp đồng BHHH còn rất ít ỏi nhưng những nguồn tài liệu quý báu đó là cơ sở để NCS tham khảo có chọn lọc, kế thừa và phát triển những nội dung mới của luận án
2 ĐKGDC là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế phát triển thị trường nhằm thúc đẩy nhanh việc giao kết hợp đồng cho các bên tham gia giao dịch.Trên thế giới, ĐKGDC đã được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến từ thế kỷ 19 trong các sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ đại trà, do đó, pháp luật điều chỉnh ĐKGDC cũng xuất hiện sớm trong khoa học pháp lý ở những nước có nền kinh tế phát triển Ở Việt Nam chỉ mới được các nhà lập pháp chú ý trong những năm gần đây cùng với nhu cầu bức thiết của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước các ĐKGDC trái pháp luật Những nội dung đã tổng hợp tại chương 1 là cơ sở để NCS phát triển sâu hơn những vấn đề lý luận về ĐKGDC trong hợp đồng BHHH, phân tích thực trạng ĐKGDC trong hợp đồng BHHH ở Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới về ĐKGDC, từ đó gợi mở cho pháp luật Việt Nam.
NHỮNG VẤN ÐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ÐIỀU KIỆN
Những vấn đề lý luận chung về điều kiện giao dịch chung
2.1.1 Khái niệm điều kiện giao dịch chung ĐKGDC xuất hiện và sử dụng phổ biến trên thế giới từ khoảng giữa thế kỷ 19 do khả năng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ mang tính hàng loạt và liên tục cho vô số các khách hàng nên vấn đề “tiêu chuẩn hóa” các điều khoản của các hợp đồng mua bán đã được đặt ra Với sự phát triển của nền sản xuất hàng loạt ngày càng tiêu chuẩn hóa, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều hợp đồng mẫu hoặc các điều kiện giao dịch chung để áp dụng cho tất cả các giao dịch với các đối tác đơn lẻ Điều này giúp giảm chi phí, giảm rủi ro (rủi ro pháp lý: các điều khoản sau khi đã phát sinh tranh chấp được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi), từ đó giảm chi phí cho xã hội [50]. Việc soạn thảo các ĐKGDC làm điều khoản mẫu áp dụng cho các hợp đồng có số lượng khách hàng lớn, lặp đi lặp lại nhiều lần đã thúc đẩy việc giao kết hợp đồng một cách thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, công sức cho các bên giao kết hợp đồng Do vậy, đòi hỏi bên soạn thảo hợp đồng vừa phải củng cố uy tín thương mại của họ và vì vậy cũng mang lại lợi ích cho bên giao kết hợp đồng Ngày nay, cùng với sự phát triển của giao dịch thương mại điện tử đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa và tốc độ cao của các giao dịch, các ĐKGDC ngày càng được áp dụng phổ biến. ĐKGDC, tiếng Anh là General terms and conditions, trong đó, “terms and conditions” được lý giải là những điều khoản, điều kiện; “general” có nghĩa là chung, nếu ĐKGDC được sử dụng trong các hợp đồng thì chung có nghĩa là những điều khoản, điều kiện này được áp dụng chung cho các chủ thể có giao dịch cùng loại Do vậy, có thể hiểu ĐKGDC là những điều khoản, điều kiện do một bên soạn thảo sẵn có tính tiêu chuẩn, ổn định mà bên khách hàng (tiềm năng) không thể thỏa thuận làm thay đổi các điều khoản, điều kiện đó.
Liên quan đến việc sử dụng thuật ngữ Điều kiện giao dịch chung, trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn chưa có sự thống nhất về mặt thuật ngữ Có nhiều thuật ngữ khác nhau như contracts of adhesion hay boilerplate contract (hợp đồng gia nhập), standard form contracts hay standard terms of contracts (hợp đồng mẫu) tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi học giả hay điều kiện lịch sử - xã hội và cách tiếp cận khác nhau của hệ thống pháp luật các nước Tất cả những thuật ngữ này đều được mô tả để chỉ những điều khoản, điều kiện được một bên soạn sẵn, áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng, phía bên khách hàng không được thương lượng các điều khoản của hợp đồng mà chỉ có thể đồng ý hay không đồng ý giao kết hợp đồng đó.
Trước hết là thuật ngữ hợp đồng gia nhập, tiếng Anh là adhesion contract, có nguồn gốc từ Luật dân sự cộng hòa Pháp nhưng không được học thuyết pháp lý của Hoa Kỳ chấp nhận cho tới khi tạp chí luật học của đại học Havard công bố năm
1919 công trình của Edwin W Patterson và ngay sau đó phần lớn được các tòa án Mỹ chấp nhận và sử dụng.
Theo từ điển Deluxe Black's Law Dictionary, hợp đồng gia nhập là một dạng hợp đồng được tiêu chuẩn hóa để đề nghị tới NTD hàng hóa và dịch vụ chủ yếu dựa trên cơ sở chọn nó hoặc từ bỏ nó, không cho NTD cơ hội thực tế để thỏa thuận và theo những điều kiện rõ ràng rằng NTD không thể có được sản phẩm hoặc dịch vụ trừ khi chấp nhận hợp đồng theo mẫu.
Với Friedrick Kessler [50], hợp đồng gia nhập (adhesion contract) bao gồm các ĐKGDC được soạn sẵn bởi một bên, bên còn lại muốn giao kết hợp đồng thì phải gia nhập hợp đồng đó, tức là chấp nhận những điều khoản do bên soạn thảo đặt ra, chỉ có thể lựa chọn ký kết hợp đồng để sử dụng hàng hóa/dịch vụ, hoặc không ký kết và không sử dụng hàng hóa/dịch vụ Hợp đồng gia nhập, dù có sử dụng thuật ngữ “hợp đồng” nhưng thiếu đi đặc điểm cơ bản của hợp đồng, đó là quyền đàm phán của các bên.
Theo Arthur Lenhoff [45], hợp đồng thể hiện rằng các giao dịch được hình thành không phải trên cơ sở đàm phán để đạt được sự cân bằng lợi ích giữa các bên Khách hàng, nếu tham gia giao dịch, thì phải chấp nhận các điều khoản do doanh nghiệp đưa ra – chỉ có một số rất ít điều khoản có thể thỏa thuận thì đó là Contracts of adhesion, tức hợp đồng gia nhập.
Khi nghiên cứu về pháp luật hợp đồng của Đức, Thomas Zerres lại sử dụng một thuật ngữ khác đó là điều khoản mẫu để mô tả cho hiện tượng trên Các điều khoản này thường được in sẵn trong hợp đồng và thường một bên khi đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng sẽ đính kèm các điều khoản mẫu trong đề nghị với mục đích là các điều khoản này trở thành một phần của hợp đồng [59] Chính vì những lẽ đó mà các nhà kinh tế học gọi những điều khoản mà được hình thành thông qua quá trình đàm phán, thương lượng giữa các bên trong hợp đồng là “individually negotiateed”, còn điều khoản được soạn sẵn trong các hợp đồng mẫu là “non- negotitalbe terms and conditions”.
Dưới góc độ pháp lý, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2016 (PICC) sử dụng một khái niệm khác, theo đó“những điều khoản được một trong các bên lập sẵn để sủ dụng chung và sủ dụng nhiều lần đồng thời sủ dụng trong thực tế mà không có đàm phán với bên kia” được gọi là những điều khoản mẫu (standard terms) [10, tr124] Các điều khoản mẫu này yếu tố quyết định không phải là hình thức trong đó các điều khoản này được trình bày mà là việc thực tế các điều khoản này đã được soạn sẵn để sử dụng chung, nhiều lần lặp đi lặp lại và phải được một bên thực sự sử dụng Điều kiện cuối cùng liên quan đến các điều khoản mẫu là bên kia phải chấp nhận toàn bộ điều khoản đó mặc dù các điều khoản khác của hợp đồng có thể được thoả thuận giữa các bên” [10, tr125].
Chỉ thị số 93/13/EEC của Hội đồng chung Châu Âu, các điều khoản soạn sẵn này được các nhà lập pháp của Hội đồng chung Châu Âu gọi là “not individually negociated terms and condition” [48], theo đó, “một điều khoản được coi là ĐKGDC khi nó được soạn thảo từ trước và người tiêu dùng vì thế không thể sủa đổi hay điều chỉnh điều khoản đó, đặc biệt là trong trường hợp của hợp đồng mẫu được soạn trước” 2 Người tiêu dùng không bị bắt buộc phải thực hiện các điều khoản không công bằng, các điều khoản còn lại sẽ vẫn có hiệu lực nếu sự tồn tại của
2 Phụ lục 1 dẫn chiếu khoản 3 Điều 3 Chỉ th số 93/13/EEC ngày 05/4/1993 của Hội đồng Châu Âu ngày về các ĐKGDC không công bằng trong các hợp đồng với người tiêu dùng nó không lệ thuộc vào điều khoản không công bằng đó Điểm chung của cả hai văn bản này, ĐKGDC phải là những điều khoản được soạn thảo trước và không được đàm phán, sửa đổi gì bởi bên được đề nghị giao kết hợp đồng So với định nghĩa của PICC thì định nghĩa của Chỉ thị 93/13/EEC có phần hạn hẹp hơn nhưng phần nào đã khẳng định được rằng ĐKGDC không thể đồng nhất được với hợp đồng mẫu như quan niệm của nhiều người hiện nay.
Tương tự như vậy, ở Anh, vì Anh chịu ảnh hưởng của các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của EU, do đó, Đạo luật về quyền lợi người tiêu dùng năm 2015 (Consumer Rights Act 2015 - CRA) 3 [71], tuy không trực tiếp sử dụng thuật ngữ điều kiện giao dịch chung mà sử dụng thuật ngữ “unfair terms in consumer contracts” có nghĩa là các điều khoản không công bằng trong hợp đồng với người tiêu dùng được hiểu là các điều khoản gây ra sự mất cân bằng lớn về quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng với người tiêu dùng Bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng cho phép bên đặt ra các điều khoản có khả năng vi phạm cam kết các nghĩa vụ hợp đồng, loại bỏ hoặc hạn chế trách nhiệm của bên đó đối với người tiêu dùng gây ra một bất hợp lý cho người tiêu dùng thì điều khoản đó sẽ không có hiệu lực Luật Người tiêu dùng của Úc (Australian Consumer Law – ACL) cũng quy định tương tự như Luật về quyền lợi người tiêu dùng của Anh, dành riêng một phần để quy định về các điều khoản bất bình đẳng trong hợp đồng mẫu (Unfair contract terms) [45]ACL không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mẫu, nhưng đưa ra hướng dẫn để tòa án xác định hợp đồng mẫu như sau: i) Liệu một bên có chiếm hoàn toàn hoặc phần lớn quyền lực đàm phán trong giao dịch; ii) Liệu hợp đồng có được soạn sẵn bởi một bên trước khi xảy ra việc thương lượng về giao dịch giữa các bên; iii) Liệu một bên có bị yêu cầu chấp nhận hay từ chối điều khoản của hợp đồng theo form mẫu; iv) Liệu một bên có cơ hội để đàm phán các điều khoản
3 Ở Anh tồn tại song song 2 văn bản pháp luật Đạo luật về điều khoản bất bình đẳng trong hợp đồng năm
1977 (Unfair Contract Terms Act 1977 – UCTA) [69] và Đạo luật về quyền lợi NTD năm 2015 (Consumer Rights Act 2015 - CRA) [70] Trước khi CRA ra đời, Anh đã ban hành Quy đ nh về điều khoản bất bình đẳng trong Hợp đồng với NTD (Unfair Terms in Consumer Contracts Regulations 1999 - UTCCR) để thực hiện Chỉ th số 93/13/EEC ngày 5/4/1993 của Ủy ban châu Âu về các điều khoản bất bình đẳng trong hợp đồng tiêu dùng (sau đây gọi là “Chỉ thị số 93/13/EEC”) Từ khi CRA được ban hành năm 2015, các quy đ nh về điều khoản không công bằng trong UTCCR được đưa vào phần 2 của CRA của hợp đồng; v) Liệu các điều khoản của hợp đồng có xem xét tới điều kiện riêng biệt của một bên hoặc của một giao dịch riêng biệt (Điều 23 ACL).
Bộ luật dân sự của CHLB Đức (Bürgerliches Gesetzbuch – BGB) 4 [38] sử dụng trực tiếp thuật ngữ điều kiện giao dịch chung (Standard business terms) là những điều khoản hợp đồng được soạn thảo từ trước để sủ dụng cho nhiều hợp đồng mà một bên (bên soạn thảo) đưa ra cho bên còn lại khi ký kết hợp đồng” (Khoản 1 Điều 305 BGB) Khái niệm ĐKGDC của BGB thể hiện đúng bản chất của ĐKGDC phải là những điều khoản do một bên soạn thảo trước, sẽ không thể coi là ĐKGDC nếu nó được đàm phán một cách chi tiết mà phải được sử dụng cho nhiều lần cho bên giao kết hợp đồng. Ở Việt Nam, ĐKGDC là một phần của pháp luật hợp đồng quy định trong BLDS và Luật BVQLNTD có điểm chung đều coi ĐKGDC là những điều khoản do một bên tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo sẵn, được công bố và áp dụng cho bên khách hàng hoặc người tiêu dùng (Khoản Điều 406 BLDS năm 2015 và Khoản
Trong thực tiễn nghiên cứu, những điều khoản được một bên soạn sẵn sử dụng trong giao kết hợp đồng mà phía bên kia chỉ có thể chấp nhận hay không chấp nhận cũng đã được nhiều các học giả quan tâm nghiên cứu và tranh luận nhưng cũng chưa có sự thống nhất về mặt thuật ngữ Có nhiều khái niệm khác nhau được sử dụng để diễn tả hiện tượng này PGS.TS Nguyễn Như Phát quan niệm tất cả những điều kiện hợp đồng, quy tắc bán hàng được soạn thảo trước bởi một bên trong quan hệ hợp đồng và được sử dụng trong khi ký kết hợp đồng với nhiều khách hàng khác nhau là điều kiện thương mại chung Cũng theo tác giả, “trong những năm tháng
4 CHLB Đức là một trong các quốc gia đầu tiên ban hành Luật về điều khoản giao dịch chung năm 1976 (tiếng Đức là Das Gesetz zur Regelung des Rechts der Allgemeinen Geschọftsbedingungen – AGBG) [52, tr129], luật này tiếp tục được sửa đổi năm 1996 Sau đó Đức đã chuẩn hóa Nghị định 93/13/EEC thành luật quốc gia ngày 19/7/1996 trong Luật sửa đổi về các ĐKGDC Năm 2002, trong quá trình sửa đổi luật dân sự, các quy định trong AGBG sau này được đưa thành một phần trong Bộ luật dân sự Đức (Bürgerliches Gesetzbuch – BGB), nhập chung vào BLDS Đức phần nghĩa vụ hợp đồng và chú thích rõ quy định này nhằm để thực thi Chỉ thị 93/13/EEC ngày 05/4/1993 của Hội đồng Châu Âu về các ĐKGDC không công bằng trong các hợp đồng với NTD. của kế hoạch, khoa học pháp lý tìm cách giải quyết chúng trong khuôn khổ của “hợp đồng mẫu” hay “mẫu hợp đồng” Ngày nay, một số nhà khoa học tìm cách đề cập vấn đề này trong khái niệm “hợp đồng gia nhập”[27, tr42] Cùng với quan niệm này, tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga khẳng định những điều kiện, quy tắc thương mại được “lặp đi, lặp lại”, bên không được soạn thảo không có khả năng đàm phán, sửa đổi nó và quan trọng là các điều khoản hợp đồng này không được hình thành trên nguyên tắc tự do khế ước đúng nghĩa cần phải được quan niệm là điều kiện thương mại chung[22, tr34] Với tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh thì các quy định, hợp đồng mẫu, điều kiện bán hàng áp dụng cho tất cả khách hàng của mình đó chính là điều kiện thương mại chung nhằm để đáp ứng với số lượng NTD ngày càng tăng cũng như tạo thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có số lượng khách hàng lớn[9] Không chỉ có vậy, tác giả Phan Thảo Nguyên cũng cho rằng tất cả những điều kiện hợp đồng, quy tắc cung ứng dịch vụ, bán hàng được soạn thảo trước bởi một bên trong quan hệ hợp đồng với bên cung cấp dịch vụ và được sử dụng trong khi ký kết hợp đồng với nhiều khách hàng khác nhau là điều kiện thương mại chung [26, tr55].
Những vấn đề pháp lý về điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
2.3.1 Về khái niệm và phạm vi điều chỉnh điều kiện giao dịch chung
Trong pháp luật Việt Nam hiện hành, ĐKGDC trong hợp đồng BHHH được điều chỉnh chủ yếu trong BLDS năm 2015, Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 và một số điều khoản có liên quan trong Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Trước khi BLDS năm 2005 được ban hành, pháp luật về hợp đồng thiếu hẳn các quy định về ĐKGDC, chỉ một số ít các luật chuyên ngành như Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Luật Hàng không dân dụng, Bộ luật Hàng hải quy định một số điều khoản về giải thích có lợi cho bên yếu thế hay hạn chế một số điều khoản loại trừ trách nhiệm của bên đặt ra ĐKGDC chứ chưa có quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp ban hành các ĐKGDC, việc kiểm soát chặt chẽ các quy định của ĐKGDC, cơ quan có thẩm quyền quản lý, thẩm định phê duyệt ĐKGDC Chúng dường như chưa trở thành mối quan tâm của giới nghiên cứu pháp lý Việt Nam Do đó, trong một thời gian dài pháp luật hợp đồng của Việt Nam chưa đưa các ĐKGDC vào nội dung điều chỉnh của mình [25] Nghiên cứu pháp luật về ĐKGDC của một số nước trên thế giới, ĐKGDC là vấn đề pháp lý liên quan tới pháp luật hợp đồng và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Hiện nay, Luật Kinh doanh Bảo hiểm chưa trực tiếp điều chỉnh ĐKGDC, do đó, theo nguyên tắc chung, các vấn đề liên quan đến ĐKGDC trong các hợp đồng bảo hiểm sẽ được điều chỉnh bởi BLDS năm 2015 và các luật có liên quan như Luật BVQLNTD năm 2010. Để bảo vệ quyền lợi cho các khách hàng khỏi sự lạm dụng quyền tự do hợp đồng của doanh nghiệp, đảm bảo quyền tự do hợp đồng theo nguyên tắc mà BLDS hướng tới, BLDS năm 2015 đã ban hành quy định về ĐKGDC là cơ sở pháp lý áp dụng cho tất cả các quan hệ hợp đồng nhằm điều chỉnh quan hệ hợp đồng do một bên soạn thảo sẵn, theo đó, ĐKGDC là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng, nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này (Điều
406) ĐKGDC phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên và chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó Trường hợp ĐKGDC có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra ĐKGDC, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định đó sẽ không có hiệu lực Có thể khẳng định rằng là một đạo luật gốc về hợp đồng, quy định của BLDS năm 2015 về ĐKGDC đã kịp thời điều chỉnh các ĐKGDC trong các hợp đồng thương mại và dịch vụ, một mặt tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ hàng loạt có thể áp dụng các ĐKGDC một cách phổ quát, nâng cao hiệu quả kinh doanh và chuyên nghiệp hóa trong giao kết và thực hiện hợp đồng, mặt khác, sẽ hạn chế được những rủi ro pháp lý trong giao kết và thực hiện hợp đồng, đảm bảo cho doanh nghiệp bước vào giai đoạn của toàn cầu hóa và gia nhập thị trường quốc tế với đặc trưng là cung cấp hàng hóa, dịch vụ hàng loạt Bên cạnh đó, quy định của BLDS năm 2015 về ĐKGDC cũng tạo sự bình đẳng cho các bên giao kết hợp đồng, bảo vệ quyền lợi cho bên yếu thế khỏi những ĐKGDC không tương xứng, xây dựng được cơ chế kiểm soát nhằm bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế trong các hợp đồng kinh doanh, dịch vụ không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn các các khách hàng khác Hiện tại, khi Luật Kinh doanh Bảo hiểm chưa trực tiếp điều chỉnh, với tư cách là Bộ luật gốc của hệ thống luật tư, có phạm vi điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, các quy định của BLDS năm 2015 về ĐKGDC là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh ĐKGDC trong các hợp đồng BHHH.
Ngoài quy định của BLDS, ĐKGDC lần đầu tiên được điều chỉnh trực tiếp bởi LuậtBVQLNTD năm 2010 bao gồm các điều khoản về khái niệm, ĐKGDC không có hiệu lực, kiểm soát các ĐKGDC, thực hiện các ĐKGDC, giải thích hợp đồng Cụ thể,ĐKGDC là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và áp dụng đối với NTD (Khoản 6 Điều 3) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng ĐKGDC có trách nhiệm thông báo công khai ĐKGDC trước khi giao dịch với NTD ĐKGDC phải xác định rõ thời điểm áp dụng và phải được niêm yết ở nơi thuận lợi tại địa điểm giao dịch để NTD có thể nhìn thấy Trong trường hợp hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giải thích theo hướng có lợi cho NTD Đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải phải đăng ký hợp đồng theo mẫu,ĐKGDC với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi NTD.Những quy định này đã cho thấy những vấn đề quan trọng của ĐKGDC trong hợp đồng đã được Luật BVQLNTD điều chỉnh Tuy nhiên, Luật BVQLNTD chỉ điều chỉnh các giao dịch giữa cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với NTD trong khi ĐKGDC ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch khác nữa, bao gồm cả dịch vụ kinh doanh BHHH Mặt khác, quy định của Luật BVQLNTD hiện nay vẫn còn một số tồn tại bất cập chưa bao quát hết được các vấn đề liên quan đến ĐKGDC trong hợp đồng Việc Luật BVQLNTD quy định chỉ các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mới phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và ĐKGDC, vậy những loại hàng hóa, dịch vụ không phải là những sản phẩm thiết yếu đối với NTD thì doanh nghiệp có phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và ĐKGDC không? Trường hợp, hợp đồng theo mẫu và ĐKGDC đã được đăng ký nhưng sau đó thay đổi một số nội dung điều khoản trong hợp đồng theo mẫu đó trong đó có cả ĐKGDC thì có phải đăng ký lại không? Vì vậy, NCS cho rằng những quy định về ĐKGDC trong Luật BVQLNTD chưa đủ chặt chẽ để có thể bảo vệ hết các quyền lợi của NTD Cần phải có những quy định bao quát hơn, chặt chẽ hơn trong đạo luật gốc về hợp đồng đó là BLDS điều chỉnh ĐKGDC nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên yếu thế nói chung và NTD nói riêng Tuy nhiên, ở thời điểm Luật Kinh doanh Bảo hiểm chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung và quy định của BLDS năm 2015 không quy định cụ thể thì một số những quy định của Luật BVQLNTD được áp dụng để điều chỉnh ĐKGDC trong hợp đồng BHHH như vấn đề vô hiệu hoá các điều khoản không công bằng, vấn đề đăng ký bắt buộc đối với các hợp đồng mẫu và ĐKGDC, các yêu cầu đối với ĐKGDC trong hợp đồng BHHH
Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010 với tư cách là luật chuyên ngành là nền tảng điều chỉnh các quan hệ hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng BHHH nói riêng, bao gồm những quy định mang tính đặc thù thể hiện đúng bản chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo nguyên tắc bảo đảm quyền lợi cho cả bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm Tuy nhiên, vấn đề pháp lý của ĐKGDC chưa được đề cập trực tiếp trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm, chỉ tồn tại một vài quy định bắt buộc trong nội dung của hợp đồng bảo hiểm như nghĩa vụ giải thích các điều khoản của hợp đồng, điều khoản loại trừ trách nhiệm có khả năng kiểm soát được tình trạng DNBH “lạm dụng” điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra.
Như vậy, tựu chung lại, BLDS năm 2015, Luật BVQLNTD năm 2010 vàLuật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010 sẽ là cơ sở pháp lý thiết lập nên quan hệ hợp đồng hợp đồng BHHH, quy định việc xác lập, thực hiện ĐKGDC,quản lý ĐKGDC trong hợp đồng BHHH.
2.3.2 Về điều kiện c hiệu ực của điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
Theo quy định của BLDS năm 2015, ĐKGDC chỉ có hiệu lực khi nó được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó Ngoài ra, còn phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng Trường hợp ĐKGDC có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra ĐKGDC, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định đó sẽ không có hiệu lực (Điều 406) Với quy định này, ĐKGDC trong hợp đồng BHHH chỉ có hiệu lực khi đáp ứng được hai điều kiện của BLDS đó là: i) ĐKGDC phải được công khai; ii) ĐKGDC phải có sự bình đẳng giữa các bên Không được coi là bình đẳng nếu ĐKGDC trong hợp đồng BHHH có điều khoản loại trừ trách nhiệm của bên bảo hiểm hoặc tăng trách nhiệm hay loại bỏ quyền lợi của người mua BHHH một cách bất hợp lý Có nghĩa là ĐKGDC phải đảm bảo quyền và lợi ích cho cả hai bên quan hệ hợp đồng bảo hiểm Quy định này là rất cần thiết bởi lẽ trong thực tiễn không phải doanh nghiệp nào cũng công khai minh bạch các ĐKGDC cho khách hàng biết, chỉ đến khi quyền lợi của khách hàng bị ảnh hưởng lúc đó họ mới “vỡ lẽ” ra. Điều này có nghĩa là ĐKGDC trong hợp đồng BHHH có thể bị tuyên là vô hiệu nếu nội dung của nó gây bất lợi cho bên chấp nhận ĐKGDC là bên mua bảo hiểm Đây là một quy định bảo vệ cho bên mua ĐKGDC một cách rõ ràng trong trường hợp họ thấy những quy định trong hợp đồng là vô lý Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu ĐKGDC trong hợp đồng không có hiệu lực thì có ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng hay không? Vấn đề này chưa được nhà làm luật nước ta làm rõ Nếu ĐKGDC bị vô hiệu thì chỉ phần ĐKGDC đó bị vô hiệu, không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng BHHH.
Vấn đề này được BLDS của CHLB Đức (BGB) quy định rất chặt chẽ, không phải bất cứ một điều khoản giao dịch chung nào được một bên đưa ra cũng trở thành một phần của hợp đồng Một bên muốn đưa ĐKGDC thành một điều khoản trong hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện sau: i) bên đặt ra ĐKGDC phải chỉ dẫn cho bên kia về các ĐKGDC đó một cách rõ ràng; ii) tạo điều kiện để cho họ có thể nhận biết nội dung của ĐKGDC một cách chấp nhận được, kể cả trường hợp người đó bị khuyết tật thì bên đặt ra các ĐKGDC phải có những lưu ý nổi bật, những cách mà khách hàng có thể nhận thức được, hiểu được nội dung của các ĐKGDC đó (Khoản
Ngoài các điều kiện cụ thể, để tránh trường hợp phát sinh không nằm trong danh mục các điều khoản đã liệt kê trên, BGB còn quy định điều kiện có tính bao quát đó là ĐKGDC sẽ không có hiệu lực nếu trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực trong giao kết hợp đồng, gây bất lợi một cách không hợp lý cho bên giao kết hợp đồng (Khoản 1 Điều 307 BGB) Nội dung của ĐKGDC không được vi phạm nguyên tắc công bằng, không được gây bất lợi một cách phi lý cho bên giao kết hợp đồng với bên soạn thảo ĐKGDC Các bất lợi không hợp lý ấy có thể là kết quả của những quy định không rõ ràng, khó hiểu Khoản 2 Điều 307 BGB cũng giải thích thêm về cơ sở để xác định một ĐKGDC bất lợi không hợp lý cho bên giao kết hợp đồng nếu những điều kiện đó không phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật hoặc hạn chế các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ bản chất của hợp đồng tới mức không đạt được mục đích của hợp đồng Vi phạm quy tắc này, tòa án sẽ có thẩm quyền tuyên ĐKGDC đó vô hiệu Bên cạnh đó, những điều khoản “gây ngạc nhiên”, khác thường tới mức chủ thể còn lại của hợp đồng không nghĩ sẽ gặp phải trong hợp đồng thì điều khoản đó cũng không thể trở thành bộ phận của hợp đồng (Điều 305c) Để đảm bảo tính công bằng và bảo vệ bên yếu thế trong giao dịch, BGB đưa ra một danh sách các ĐKGDC bị cấm (Điều 308, 309) ĐKGDC vi phạm một trong các điều khoản này đương nhiên sẽ bị vô hiệu.
Theo Luật Người tiêu dùng của Úc (ACL), nếu một điều khoản trong hợp đồng mẫu bị coi là “bất bình đẳng” thì Tòa án có thể tuyên bố các điều khoản đó bị vô hiệu, các điều khoản khác của hợp đồng vẫn tiếp tục có hiệu lực Một điều khoản hợp đồng bị coi là bất bình đẳng nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: i) Điều khoản đó gây ra sự mất cân bằng lớn về quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng Nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh sự mất cân bằng lớn về quyền và lợi ích của các bên [46, tr11];ii) Điều khoản đó là không cần thiết một cách hợp lý để bảo vệ lợi ích hợp pháp của một bên có lợi từ điều khoản đó Khi một điều khoản mẫu bị xem xét bởi tòa án,điều khoản đó được suy tắc là không cần thiết một cách hợp lý để bảo vệ lợi ích hợp pháp của một bên có lợi từ điều khoản Do đó nghĩa vụ của bên đưa ra điều khoản là phải chứng minh điều ngược lại, tức là điều khoản đó là cần thiết một cách hợp lý để bảo vệ lợi ích hợp pháp của bên soạn thảo [46, tr11]; iii) Điều khoản đó sẽ gây thiệt hại (về mặt tài chính hoặc các vấn đề khác) đối với một bên nếu điều khoản đó được áp dụng (Điều 24 ACL) Nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh nguy cơ gây thiệt hại khi áp dụng điều khoản đang xem xét Ngoài các điều kiện trên, ACL liệt kê các trường hợp cụ thể các ĐKGDC bị coi là bất bình đẳng quy định tại Điều 25 ACL Tuy nhiên, ACL không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm mà áp dụng Luật Hợp đồng bảo hiểm 1984 (Insurance Contracts Act 1984
– ICA) Theo Luật Hợp đồng bảo hiểm Úc 1984 (Insurance Contracts Act 1984 – ICA), Điều 15 ICA, cơ chế bảo vệ người được bảo hiểm trước các ĐKGDC chủ yếu dựa vào các quy định sau: i) Các quy định tiền hợp đồng, theo đó bên bảo hiểm phải thông báo cho bên được bảo hiểm về các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm và đơn bảo hiểm trước khi giao kết Ví dụ Điều 37 ICA quy định bên bảo hiểm phải thông báo rõ ràng bằng văn bản cho bên được bảo hiểm trước khi giao kết hợp đồng về hệ quả pháp lý của các điều khoản không thông thường trong hợp đồng bảo hiểm; ii) Nguyên tắc về trung thực và thiện chí tuyệt đối (utmost good faith) Bên bảo hiểm sẽ không có quyền viện dẫn điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm nếu vi phạm nguyên tắc này (Điều 14 ICA) Khái niệm về “nguyên tắc trung thực và thiện chí tuyệt đối” rất khó định nghĩa, tuy nhiên theo thực tiễn xét xử, tòa án cho rằng nguyên tắc này bao gồm các nguyên tắc công bằng, đối xử công bằng và hợp lý, theo đó yêu cầu các bên phải hành động một cách công bằng và trung thực [62].
2.3.3 Về trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung quy định khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, DNBH có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm (khoản 1 Điều 19) Tương tự, khoản 2 Điều 406 BLDS năm 2015 quy định ĐKGDC chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó Tiếp theo, Luật BVQLNTD năm 2010 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng điều kiện giao dịch chung có trách nhiệm thông báo công khai điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch với NTD ĐKGDC phải xác định rõ thời điểm áp dụng và phải được niêm yết ở nơi thuận lợi tại địa điểm giao dịch để NTD có thể nhìn thấy (khoản 1, 2 Điều 18).
Xuất phát từ vị thế “yếu thế” của người mua bảo hiểm cũng như tính phức tạp và khó hiểu của các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, để kiểm soát việc các DNBH tìm cách “chèn ép” khách hàng, dồn họ vào tình thế khó lựa chọn cũng như hạn chế vi phạm nguyên tắc “tự do khế ước” trong giao dịch, pháp luật quy định về nghĩa vụ công khai các điều khoản, điều kiện của hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mua bảo hiểm Trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, DNBH có trách nhiệm công bố công khai các ĐKGDC liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích cụ thể, rõ ràng, công khai, minh bạch các ĐKGDC cho bên mua bảo hiểm biết, nhấn mạnh các điều kiện bất lợi có thể xảy ra cho người mua bảo hiểm biết trước khi người mua bảo hiểm đặt bút ký hợp đồng, không giấu giếm, che đậy hay làm sai lệch thông tin khiến người mua bảo hiểm dễ hiểu nhầm Việc công bố công khai các ĐKGDC sẽ giúp cho người mua bảo hiểm hiểu rõ hơn về nội dung của hợp đồng cũng như quyền và nghĩa vụ của mình để từ đó quyết định chấp nhận hay không giao kết hợp đồng bảo hiểm, đó cũng là một điều kiện quan trọng để DNBH quyết định có bồi thường cho bên mua bảo hiểm hay không khi có rủi ro xảy ra Quy định này của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho người mua bảo hiểm bởi lẽ trên thực tế, người mua bảo hiểm chủ yếu quan tâm đến những điều khoản chủ yếu như số tiền bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm mà ít để ý tới những trách nhiệm mình phải chịu nếu như ký kết hợp đồng Bên cạnh đó, các ĐKGDC này do DNBH đặt ra, người mua bảo hiểm không có sự lựa chọn nếu muốn giao kết hợp đồng DNBH với mong muốn ký được hợp đồng nên nhiều khi cố tình không công khai cho người mua bảo hiểm biết dẫn đến người mua bảo hiểm không thể lường trước được những rắc rối có thể xảy ra,chỉ đến khi không được hưởng quyền lợi bảo hiểm khi có sự kiện xảy ra, người mua bảo hiểm mới biết đó là những ĐKGDC đi liền với hợp đồng BHHH Bởi vậy, quy định của
BLDS, Luật BVQLNTD như hiện nay đã ràng buộc trách nhiệm của DNBH - bên soạn thảo ra các ĐKGDC đảm bảo quyền biết thông tin của người tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm hàng hóa.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hình thức công khai các ĐKGDC đó được thể hiện bằng những cách thức nào vẫn chưa được các nhà làm luật chú trọng Tham khảo BGB thì các ĐKGDC chỉ trở thành một bộ phận của hợp đồng khi bên soạn thảo các ĐKGDC chỉ dẫn cho bên xác lập giao kết hợp đồng về các điều kiện đó một cách dễ dàng hoặc bằng cách niêm yết ở một nơi dễ nhìn thấy; tạo điều kiện dễ dàng cho bên còn lại của hợp đồng nhận biết được nội dung của các điều khoản một cách chấp nhận được và phải được họ đồng ý với việc áp dụng các điều khoản đó, đặc biệt là đối với những người bị khuyết tật (Khoản 2 Điều 305).
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG HỢP ÐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA
Thực trạng thực hiện pháp luật điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
3.1.1 Thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của điều kiện giao dịch chung Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và sửa đổi, bổ sung năm
2010 đã củng cố hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trong đó, đưa ra những quy định thiết yếu liên quan đến hợp đồng bảo hiểm Tuy nhiên, Luật Kinh doanh Bảo hiểm chưa kịp thời điều chỉnh vấn đề ĐKGDC trong các hợp đồng bảo hiểm nên theo nguyên tắc chung, khi Luật Kinh doanh Bảo hiểm không quy định nhưng đã được quy định trong Bộ luật Dân sự thì BLDS sẽ được ưu tiên áp dụng Theo quy định của Điều 406 BLDS năm 2015, điều kiện để ĐKGDC có hiệu lực với bên xác lập giao dịch khi một là phải công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó; hai là phải bình đẳng Trường hợp ĐKGDC có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra ĐKGDC, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực Quy định của Điều 406 BLDS không chỉ dẫn hình thức công khai như thế nào, có phải giải thích các ĐKGDC ấy cho bên chấp nhận ĐKGDC biết không, tiêu chí nào để xác định ĐKGDC bình đẳng giữa các bên, nếu ĐKGDC do DNBH soạn thảo không đảm bảo một trong hai điều kiện trên thì hợp đồng BHHH có bị vô hiệu không? Vấn đề này chưa được quy định rõ trong BLDS năm 2015.
Việc công bố công khai các ĐKGDC thuộc trách nhiệm của bên soạn thảo ĐKGDC được quy định trong BLDS và pháp luật kinh doanh bảo hiểm ĐKGDC do một bên công bố và phải được công khai theo trình tự, thể thức theo quy định của pháp luật (Điều 406 BLDS) DNBH, chi nhánh nước ngoài phải công bố các sản phẩm bảo hiểm được phép triển khai bao gồm: Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, mẫu hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu có liên quan trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và DNBH, chi nhánh nước ngoài (Khoản 7 Điều 39 Nghị định số
73/2016/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 01 tháng 7 năm 2016).
Việc công bố công khai ĐKGDC thể hiện tính minh bạch của nội dung hợp đồng bảo hiểm đối với mỗi khách hàng mua bảo hiểm cũng như lợi ích cho cả hai bên, là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi phát sinh tranh chấp. Người bảo hiểm không cần phải hướng dẫn, giải thích về sản phẩm bảo hiểm, người mua bảo hiểm, giúp khách hàng có thể tự nghiên cứu sản phẩm bảo hiểm để đưa ra lựa chọn phù hợp Như vậy sẽ giảm bớt được thời gian đàm phán giữa các bên.
3.1.2 Thực hiện các quy định về giải thích các điều kiện giao dịch chung
Như đã phân tích ở chương 2, theo quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm Trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm Tuy nhiên, Luật kinh doanh bảo hiểm chỉ dừng lại ở quy định nguyên tắc giải thích hợp đồng bảo hiểm, chưa quy định cụ thể cách thức giải thích hợp đồng Do đó, khi có tranh chấp xảy ra, việc giải thích hợp đồng bảo hiểm phải căn cứ vào các quy định khác của pháp luật nếu có Cụ thể, Điều 404 BLDS năm 2015 quy định khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng Quy định này khá phù hợp với thực tiễn bởi DNBH là bên soạn thảo ĐKGDC nên họ phải có nghĩa vụ giải thích các điều khoản của hợp đồng một cách rõ ràng, mạch lạc cho người mua bảo hiểm.
Trong thực tiễn, Tòa án cũng giải thích theo hướng này, khi có tranh chấp giữa DNBH và khách hàng liên quan đến những quy định của điều khoản hợp đồng, Toà án sẽ ưu tiên giải thích theo hướng có lợi hơn cho người mua bảo hiểm Bởi vậy, quy định này hoàn toàn phù hợp cả về lý luận và thực tiễn bởi lẽ, người mua bảo hiểm (người tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm) luôn ở thế yếu hơn, họ không có đủ khả năng hay chuyên môn để hiểu hết được toàn bộ các điều khoản, điều kiện của hợp đồng với những ngôn từ mang tính chuyên môn, chặt chẽ, khó hiểu, có khi dài đến mấy trang Tuy nhiên, quy định của pháp luật hiện nay về giải thích hợp đồng còn ở mức chung chung, trừu tượng, có thể diễn giải theo cách khác đi bởi điều luật chưa làm rõ được thế nào là điều khoản không rõ ràng hay việc bên đưa ra ĐKGDC phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó là như thế nào? Liệu điều khoản không rõ ràng có phải là điều khoản có cách hiểu khác nhau hay điều khoản này không có nội dung đầy đủ, cụ thể? Liệu bất lợi mà bên đưa ra ĐKGDC phải chịu có phải là không được tham gia giải thích điều khoản hay là nội dung giải thích phải có lợi cho bên được đề nghị giao kết hoặc liệu có phải giải thích hợp đồng theo hướng có lợi cho bên thứ ba bất kỳ? Bởi vậy rất cần phải có quy định cụ thể hơn về vấn đề này.
3.1.3 Thực hiện các quy định của pháp luật về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Điều này có nghĩa khi xảy ra những trường hợp bên bán được loại trừ trách nhiệm trong hợp đồng bảo hiểm, mặc dù sự kiện bảo hiểm xảy ra nhưng bên mua bảo hiểm sẽ không nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào của bên bán bảo hiểm Nội dung các điều khoản này được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc Quy tắc bảo hiểm giúp cho DNBH giảm bớt được trách nhiệm nếu xảy ra các trường hợp được loại trừ trách nhiệm.
Tham khảo điều khoản bảo hiểm hàng hóa của nhiều DNBH cho thấy hầu hết các DNBH đưa vào HĐBH mẫu các trường hợp DNBH không bồi thường hay chi trả quyền lợi bảo hiểm đối với sự kiện bảo hiểm xảy ra do lỗi của người mua bảo hiểm; do đóng gói; do khuyết tật vốn có của hàng hóa; do tàu không đủ khả năng đi biển và không thích hợp cho việc chuyên chở; do chiến tranh; đình công; khủng bố
Thực tế hiện nay, các DNBH càng ngày càng mở rộng phạm vi loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bằng việc xây dựng các ĐKGDC thông qua những hợp đồng bảo hiểm mẫu các trường hợp DNBH không bồi thường hay chi trả quyền lợi bảo hiểm đối với sự kiện bảo hiểm xảy ra nhằm giới hạn trách nhiệm của mình với người mua bảo hiểm, trong đó có những trách nhiệm rõ ràng thuộc về DNBH Bởi vậy, nếu như khách hàng không đọc kỹ mà đặt bút ký ngay, đồng ý giao kết hợp đồng ngay cả khi điều khoản đó bất lợi cho mình Chính vì lẽ đó, để tránh trường hợp các DNBH tối đa hóa lợi nhuận cho mình, hạn chế trách nhiệm của DNBH thì ngoài việc phải công khai trung thực các điều khoản loại trừ trách nhiệm, các DNBH còn phải quy định rõ các điều khoản loại trừ trách nhiệm trong hợp đồng bảo hiểm và giải thích cụ thể các ĐKGDC cho người mua bảo hiểm biết (Điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm) Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định trường hợp nếu ĐKGDC có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra ĐKGDC, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Khoản 3 Điều 406 BLDS năm 2015) Điều khoản của hợp đồng giao kết với NTD, ĐKGDC cũng sẽ không có hiệu lực trong các trường hợp loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với NTD theo quy định của pháp luật; hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của NTD (Điều 16 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng).
Những quy định về điều khoản miễn trách nhiệm đã chứng tỏ điều khoản loại trừ trách nhiệm đã được nhà làm luật chú trọng tới, tuy nhiên, Luật kinh doanh bảo hiểm là văn bản trực tiếp điều chỉnh vấn đề này thì lại quy định khá chung chung,chưa liệt kê cụ thể các trường hợp DNBH được miễn trách nhiệm bảo hiểm và theo nguyên tắc chung, khi luật chuyên ngành không trực tiếp quy định thì sẽ áp dụng luật chung đó là BLDS Song, quy định của BLDS cũng chưa thực sự bảo vệ tối đa quyền lợi cho người mua bảo hiểm khi quy định thêm trường hợp ngoại lệ nếu “có thỏa thuận khác”, bởi theo ngoại lệ này thì các điều khoản bất hợp lý kia sẽ không bao giờ bị coi là vô hiệu bởi dù ĐKGDC được cho là bất hợp lý cho người mua bảo hiểm nhưng nó sẽ vẫn có hiệu lực nếu người mua bảo hiểm tự nguyện ký kết vào hợp đồng và tự ràng buộc mình với các quy định trong hợp đồng đó NCS cho rằng quy định này không mang tính khả thi bởi trên thực tế DNBH là người soạn thảo ra các ĐKGDC, còn người mua bảo hiểm với tư cách là bên chấp nhận giao kết hợp đồng bảo hiểm hầu hết đều chấp thuận vô điều kiện toàn bộ các điều khoản của hợp đồng đó, kể cả những điều khoản hạn chế quyền lợi, tăng trách nhiệm của họ Song, với cách quy định không giới hạn trong Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện nay ít nhiều đã tạo cơ hội cho DNBH dễ “lạm dụng” quy định về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra làm cho người mua BHHH bị thiệt thòi nếu ở vào hoàn cảnh đó, đặc biệt, với ĐKGDC, người mua BHHH ở vào tình thế không có sự lựa chọn nào khác phải chấp nhận các ĐKGDC, không được đàm phán, thương lượng Vụ việc sau đây là một ví dụ minh chứng.
Công ty Bibica và bảo hiểm PVI có ký hợp đồng bảo hiểm, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản Nhà máy Bibica bị nổ lò nướng bánh, toàn bộ thiết bị này nằm trong danh mục tài sản được bảo hiểm theo hợp đồng Công ty Bibica đã gửi hồ sơ yêu cầu Công ty bảo hiểm PVI bồi thường cho những thiệt hại về tài sản nhưng đã bị công ty bảo hiểm PVI từ chối với lý do không thuộc phạm vi bảo hiểm theo đơn bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, không bảo hiểm cho những tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm gây ra bởi thiết kế sai hỏng hoặc khiếm khuyết, nguyên vật liệu có khuyết tật, tay nghề non kém, khuyết tật cố hữu, quá trình xuống cấp dần dần, biến dạng, hay hao mòn của tài sản đó; tổn thất hoặc thiệt hại là hậu quả trực tiếp của tác động liên tục trong quá trình vận hành như: hao mòn, tạo ra lỗ hỏng, ăn mòn cơ học, ăn mòn do hóa học, rỉ sét… Ở vụ việc này, hai bên đã ký kết hợp đồng bảo hiểm với mọi rủi ro nhưng công ty bảo hiểm PVI căn cứ vào điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong Quy tắc bảo hiểm của PVI cho rằng vụ nổ đó là do quá trình đốt nóng liên tục do lỗi của người vận hành, thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nên đã từ chối chi trả bồi thường cho khách hàng là không thỏa đáng Dựa vào kết quả giám định, Tòa án xác định vụ nổ nhà máy của Bibica là do khách quan không nằm trong điều khoản loại trừ bảo hiểm mà hai bên đã ký kết nên đã buộc công ty bảo hiểm PVI phải thanh toán tiền bảo hiểm cho Bibica, kết quả này phù hợp với nguyên tắc chung của BLDS ưu tiên áp dụng những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng, bảo vệ quyền lợi cho bên yếu thế Từ vụ việc này cho thấy, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm căn cứ vào điều khoản loại trừ quy định trong Quy tắc bảo hiểm của doanh nghiệp bằng việc đưa ra quá nhiều tình huống có thể xảy ra để từ chối loại trừ trách nhiệm của mình, nếu người mua bảo hiểm ở một trong những tình huống đó thì người mua bảo hiểm sẽ không được thanh toán tiền bảo hiểm.
3.1.4 Thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký, thẩm định, phê duyệt, giám sát các điều kiện giao dịch chung
Theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm, đối với bảo hiểm hàng hóa, DNBH được quyền chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm, không phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và ĐKGDC Các DNBH phải có Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành trước khi sản phẩm bảo hiểm được triển khai (Khoản 6 Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm) và trình Bộ Tài Chính phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm trước khi khai thác sản phẩm bảo hiểm Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tài liệu, Bộ Tài Chính có trách nhiệm trả lời bằng văn giúp doanh nghiệp có sự chủ động, linh hoạt đối với các điều khoản bảo hiểm hàng hóa tương xứng với sự đa dạng của các hình thức vận chuyển hàng hóa của khách hàng, pháp luật kinh doanh bảo hiểm cho phép các DNBH được quyền chủ động trong việc xây dựng các điều khoản hợp đồng, bao gồm cả các quy tắc, ĐKGDC. Ngoài ra, theo quy định của Luật BVQLNTD, chỉ những tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu
11 Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/8/2015 quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (Điều 19) Theo quy định này, hợp đồng BHBH không bắt buộc phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và ĐKGDC.
So với bảo hiểm nhân thọ, quy định của pháp luật về ĐKGDC trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa đã được “nới lỏng”, tạo điều kiện cho các DNBH có quyền tự do kinh doanh, có thể cạnh tranh với các DNBH nước ngoài nhằm thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển Song, việc tạo điều kiện cho các DNBH phi nhân thọ được quyền chủ động xây dựng các quy tắc, mức phí bảo hiểm, bao gồm cả các ĐKGDC trong khi pháp luật về các nguyên tắc chung của ĐKGDC còn “bỏ ngỏ”, chưa được pháp luật quy định cụ thể, hiện nay BLDS năm 2015 mới chỉ đưa ra một số điều kiện chung đó là ĐKGDC phải được công khai, bình đẳng giữa các bên thôi thì chưa đủ, trong khi việc kiểm soát các ĐKGDC trước khi DNBH đăng ký với Bộ Tài Chính chưa được các nhà làm luật chú trọng Bởi vậy, cần phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn về ĐKGDC trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và BHHH nói riêng cũng như các lĩnh vực đặc thù.
3.1.5 Thực tiễn thực hiện các quy định về ngôn ngữ và hình thức của điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ĐKGDC được sử dụng phổ biến trong các HĐBH nói chung và bảo hiểm hàng hóa nói riêng, đây là lĩnh vực kinh doanh đặc thù với nhiều thuật ngữ chuyên môn khó hiểu dẫn đến người mua bảo hiểm không thể hiểu hoặc có hiểu nhưng không hiểu hết nghĩa của chúng Mặt khác, ĐKGDC không chỉ tồn tại trong hợp đồng BHHH mà nó còn được thể hiện ở mỗi Đơn bảo hiểm, bao gồm các điều khoản do doanh nghiệp đặt ra, liệt kê, in sẵn ở phía sau mỗi Đơn bảo hiểm, trong đó có điều khoản dẫn chiếu tới các quy tắc bảo hiểm áp dụng cho dịch vụ bảo hiểm hàng hóa trong lãnh thổ Việt Nam.
Thực tiễn áp dụng điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, thị trường bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam chiếm thị phần lớn, đem lại nguồn thu chủ yếu cho DNBH hàng hóa, số lượng các DNBH của thị trường này cũng vì thế chiếm đại đa số Theo thống kê thì hiện nay ở nước ta có khoảng 30 DNBH Việt Nam và nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ [64], trong đó bảo hiểm hàng hóa chiếm thị phần không nhỏ như bảo hiểm Bảo Việt, bảo hiểm Bảo Minh, bảo hiểm Pjico, bảo hiểm PVI, bảo hiểm Bưu điện (PTI), bảo hiểm MIC, bảo hiểm Liberty, bảo hiểm AIG
Sử dụng ĐKGDC vào trong hợp đồng BHHH phù hợp với đặc thù về chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm Mỗi sản phẩm bảo hiểm có các ĐKGDC riêng, không giống nhau, phản ánh những đặc trưng của sản phẩm đó, được soạn thảo thành một tập riêng hoặc được in sẵn ở mặt sau của Đơn bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm hoặc ở bất kỳ một công bố nào của DNBH; ngôn từ có tính ổn định và chặt chẽ, được nghiên cứu kỹ dựa trên luật pháp và các tập quán thương mại Áp dụng ĐKGDC trong hợp đồng BHHH đã giúp cho các DNBH đáp ứng được số lượng lớn khách hàng mua BHHH, không bị mất nhiều thời gian để đàm phán riêng lẻ với từng khách hàng, thuận tiện, nhanh chóng cho việc giao kết hợp đồng, đảm bảo chất lượng dịch vụ một cách ổn định, phù hợp sự phức tạp của hợp đồng BHHH Nhờ có các điều khoản đã được soạn sẵn bởi DNBH, khách hàng chỉ việc nghiên cứu các điều khoản hợp đồng, các ĐKGDC và quyết định có ký kết hợp đồng với DNBH hay không, nhờ đó đã tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên giao kết hợp đồng BHHH Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc áp dụng ĐKGDC trong các hợp đồng BHHH vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải có sự kiểm soát của pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích cho bên giao kết hợp đồng với DNBH.
3.2.1 Thực tiễn áp dụng các quy định về điều kiện có hiệu lực của điều kiện giao dịch trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
Theo quy định của pháp luật, bên soạn thảo ĐKGDC phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên giao kết hợp đồng, bên soạn thảo ĐKGDC phải công khai các ĐKGDC cho bên kia giao kết hợp đồng biết hoặc phải biết về ĐKGDC đó Áp dụng quy định này trong hợp đồng BHHH, nghiên cứu thực trạng cho thấy các ĐKGDC trong hợp đồng BHHH DNBH soạn thảo có nội dung các điều khoản bình đẳng nhau, đảm bảo lợi ích cho bên mua bảo hiểm, thực hiện nghĩa vụ công khai cũng như các yêu cầu của ĐKGDC trong hợp đồng BHHH Bên cạnh hợp đồng BHHH thỏa thuận giữa các bên còn có bản Quy tắc BHHH hợp đồng dẫn chiếu tới Tuy nhiên, không phải DNBH nào cũng công khai các điều khoản trong bản quy tắc này, chỉ đến khi có tranh chấp xảy ra, DNBH mới dẫn chiếu, xuất trình bản quy tắc đó.
Trong bản Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam do Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt soạn thảo và ban hành bao gồm có 10 chương và 26 điều, dài hơn 5 trang, được trình bày bằng tiếng Việt, dưới dạng văn bản, cỡ chữ 13, dễ đọc mà xét về bản chất thì đây chính là những ĐKGDC sẽ được phía bảo hiểm Bảo Việt đính kèm với hợp đồng bảo hiểm hàng hóa Thông thường, khi giao kết hợp đồng,người bảo hiểm sẽ chuyển cho khách hàng mua bảo hiểm một đơn bảo hiểm hoặc một hợp đồng mẫu (tùy thuộc vào từng loại hàng hóa) bao gồm những điều khoản được bảo hiểm đầy đủ Bảo Việt soạn trước và một số những điều khoản DNBH để trống cho khách hàng điền thông tin vào đó như tên người được bảo hiểm, hàng hóa được bảo hiểm, số tiền, giá trị bảo hiểm, hình thức và thời hạn nộp phí, thời gian Sau đó nhân viên bảo hiểm sẽ trực tiếp tư vấn cho khách hàng và dành cho khách hàng một khoảng thời gian để đọc và điền đầy đủ những thông tin trên đơn bảo hiểm hoặc hợp đồng thì hai bên sẽ tiến hành ký tên, đóng dấu và lẽ đương nhiên đa số người mua bảo hiểm một mặt vì không có thời gian để đọc hết bản quy tắc vận chuyển đó hoặc nếu có thời gian thì cũng ngại đọc vì nó quá dài, nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu nên chủ yếu là nghe tư vấn của nhân viên bảo hiểm xong là đặt bút ký vì tin tưởng uy tín của doanh nghiệp chứ chưa hiểu hết các nội dung và những vấn đề pháp lý của hợp đồng, bởi vậy mà chấp nhận giao kết hợp đồng.
Qua tìm hiểu ĐKGDC trên các website của các DNBH, sử dụng công cụ tìm kiếm google truy cập vào website của một số DNBH cũng như Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam thì chỉ số ít các DNBH công bố công khai ĐKGDC như bảo hiểm Bảo Minh, Pjico Hầu hết các DNBH công bố các sản phẩm bảo hiểm, trong đó có sản phẩm bảo hiểm hàng hóa bao gồm các thông tin cụ thể về đối tượng, phạm vi, phí, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm có trích dẫn đến Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ
Việt Nam – QTC 2004 của Bảo hiểm “X,Y,Z”hoặc Quy tắc QTC 2004 của Bảo hiểm
“X,Y,Z”và ICC "A", "B", "C" 1.1.1982 của Hiệp hội Bảo hiểm London nhưng không thể mở được đường link này Việc tìm kiếm rất mất nhiều thời gian, điều này đã chứng tỏ rằng các DNBH chưa thật sự chú trọng đến công bố công khai các quy tắc bảo hiểm hàng hóa của doanh nghiệp mình Sẽ khó khăn cho người mua bảo hiểm nếu như hợp đồng bảo hiểm dẫn chiếu đến những quy tắc này hoặc người bảo hiểm không giải thích và yêu cầu người mua truy cập website của doanh nghiệp trong khi pháp luật còn quy định ĐKGDC được đặt ở vị trí mà NTD có thể nhìn thấy.
Vì lẽ đó, trong quá trình thực hiện pháp luật về ĐKGDC, nhiều DNBH chưa đảm bảo yếu tố công khai các ĐKGDC, nội dung các ĐKGDC trong nhiều hợp đồng BHHH chưa đảm bảo sự bình đẳng, công khai, minh bạch giữa các bên, ngay cả khi truy cập vào các trang điện tử của DNBH rất khó để tìm thấy các ĐKGDC trong hợp đồng BHHH.
Bên cạnh đó, nội dung điều khoản chưa thực sự đảm bảo sự bình đẳng với bên mua bảo hiểm dẫn đến tình trạng người mua bảo hiểm hàng hóa luôn ở vị thế bị động, yếu thế, bất lợi khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra Ở một số vụ việc, ĐKGDC đã bảo vệ người bảo hiểm và đưa người được bảo hiểm vào tình thế thua thiệt khi hàng hóa bị tổn thất. Người được bảo hiểm có nhận được tiền bồi thường hay không phụ thuộc rất nhiều về phía người bảo hiểm bởi những điều khoản, ĐKGDC liên quan đến hợp đồng đã được họ soạn thảo trước Vụ tranh chấp sau đây sẽ là một minh chứng.
Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam (gọi tắt là Vinalivesco, bên mua) ký hợp đồng mua bán bánh bã dừa với bên bán Singapore Đây là hợp đồng mua bán ngoại thương, các bên thoả thuận áp dụng quy tắc chính thức của ICC có tham khảo INCOTERMS 2000 theo điều kiện CFRR, theo đó bên mua trả cho bên bán chỉ gồm tiền hàng và cước vận tải, không có tiền BHHH, cho nên Vinalivesco đã phải ký hợp đồng BHHH đường biển số với công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Long để bảo hiểm cho lô hàng cám dừa của hợp đồng nói trên, theo điều kiện bảo hiểm “A” Thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm đã nộp phí bảo hiểm Khi nhận hàng, Vinalivesco phát hiện hàng hóa bị thiếu đã gửi văn bản cho Công ty Bảo Long yêu cầu bồi thường theo HĐBH nhưng đã bị Công ty Bảo Long từ chối bồi thường với lý do hàng thiếu do xếp lên tàu tại cảng đi Hai bên tiếp tục gặp nhau thương lượng bồi thường và thống nhất công ty Bảo Long chấp nhận bồi thường nhưng phải cam kết hoàn trả 100% tiền bồi thường nếu thời hiệu khiếu nại đòi chủ tàu hết hiệu lực Công ty Bảo Long đã đòi chủ tàu phải bồi thường theo nguyên tắc thế quyền nhưng chủ tàu thông báo thời hiệu khiếu nại đối với hãng vận tải đã hết và như vậy Công ty Bảo Long đã mất quyền đòi Công ty Bảo Long cho rằng Vinalivesco đã có cam kết “nếu thời hiệu khiếu nại đòi chủ tàu hết hiệu lực thì sẽ hoàn trả 100% tiền bồi thường…” nên đã khởi kiện yêu cầu Toà án buộc Vinalivesco phải hoàn trả cho Công ty Bảo Long số tiền trên với các lý do Vinalivesco đã vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ của người được bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá đường biển và Quy tắc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Vinalivesco đã vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin cho Bảo Long hợp đồng thuê tàu bởi hợp đồng thuê tàu là tài liệu chứa đựng thông tin liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm mà Vinalivesco biết và buộc phải biết [72].
Vụ việc tranh chấp trên cho thấy, đối với các tranh chấp hợp đồng BHHH xuất nhập khẩu rất phức tạp bởi có liên quan của nhiều chủ thể Trong vụ tranh chấp này, mặc dù Vinalivesco đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người được bảo hiểm nhưng vẫn bị bên bảo hiểm từ chối Vinalivesco không thể đòi tiền bồi thường của bên thuê tàu vì Vinalivesco không phải là bên ký hợp đồng thuê tàu nên không có hợp đồng vận tải mà chỉ nhận được hàng trên cơ sở có vận đơn do chủ tàu cấp cho Về phía DNBH, Công ty Bảo Long đã nhận bảo hiểm lô hàng này với điều kiện “A” mọi rủi ro nhưng không thực hiện trọn trách nhiệm của mình, đồng thời đổ trách nhiệm cho người được bảo hiểm về nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ hợp đồng thuê chở hàng hóa.
Từ đó đặt ra vấn đề là hình thức công bố công khai các ĐKGDC đó được thể hiện như thế nào? Bằng văn bản hay trên website hay cả hai? Vị trí của ĐKGDC đó được đặt ở đâu để được coi là có thể nhìn thấy? Trách nhiệm giải thích các ĐKGDC như thế nào? Nếu DNBH không công khai và giải thích ĐKGDC cho người mua BHHH biết thì hợp đồng có hiệu lực pháp luật hay không? Do đó, cần phải quy định chặt chẽ hơn nữa trách nhiệm của DNBH khi công khai và giải thích các ĐKGDC đó.
Nghiên cứu ĐKGDC của một số DNBH cho thấy vẫn còn có DNBH còn đặt ra những nguyên tắc riêng nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của mình, chẳng hạn như tại Điều 7 Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa của Bảo Việt về thời hạn bắt đầu và kết thúc trách nhiệm bảo hiểm: “Trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng hóa được bảo hiểm được xếp lên phương tiện chuyên chở tại địa điểm xuất phát ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc vào lúc hàng hóa được dỡ khỏi phương tiện chuyên chở tại nơi đến ghi trong hợp đồng bảo hiểm”.
Quy tắc này của bảo hiểm Bảo Việt có sự khác biệt so với cách giải thích quy tắc chung “từ kho đến kho” của lý thuyết truyền thống, cụ thể: trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa được bắt đầu từ khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận chuyển tại điểm xuất phát cho đến khi hàng hóa được dỡ ra khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến và vào kho an toàn”[44] Như vậy, so với cách hiểu chung thì quy tắc của bảo hiểm Bảo Việt trách nhiệm của người bảo hiểm được hạn chế hơn đó là người bảo hiểm chỉ phải chịu trách nhiệm bảo hiểm cho hàng hóa được bảo hiểm từ khi hàng hóa được xếp lên phương tiện tại điểm xuất phát đến khi hàng được bốc dỡ khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến ghi trong HĐBH, do đó, quyền lợi của người được bảo hiểm luôn luôn bị thiệt thòi Vì vậy, nếu không có tiêu chí rõ ràng sẽ rất khó xác định các ĐKGDC đã đảm bảo bình đẳng giữa các bên hay chưa.
Thậm chí, khi rủi ro xảy ra, thay vì được nhận hỗ trợ từ DNBH, người mua BHHH phải thực hiện quá nhiều nghĩa vụ nếu muốn được nhận tiền bồi thường tổn thất từ DNBH Cụ thể, điều khoản hồ sơ bồi thường trong Hợp đồng vận chuyển hàng hóa của công ty bảo hiểm Bảo Việt quy định trách nhiệm của khách hàng mua bảo hiểm: Khi người được bảo hiểm nhận được tin hàng hóa được bảo hiểm bị tổn thất hoặc có dấu hiệu bị tổn thất thì phải thông báo ngay cho người bảo hiểm theo số điện thoại và bằng văn qua fax (theo số điện thoại đã được ghi trong hợp đồng) và hoặc thông báo ngay lập tức cho đại lý giám định đã được Người bảo hiểm chỉ định/nêu tên trên đơn bảo hiểm để tiến hành giám định mức độ hàng tổn thất và nguyên nhân gây tổn thất hàng hóa Thực hiện đúng và đầy đủ theo chỉ dẫn của Người bảo hiểm/đại diện của Người bảo hiểm Trong vòng 03 ngày kể từ ngày dỡ hàng tại cảng đến/kể từ ngày nhận hàng, Người được bảo hiểm cần gủi ngay thông báo tổn thất đến hãng vận chuyển/đại diện hãng vận chuyển/bên thứ ba khác (nếu có) để bảo lưu quyền khiếu nại sau này đối với những tổn thất liên quan Trong mọi trường hợp Người bảo hiểm phải tiến hành mọi biện pháp thích hợp để hạn chế hoặc giảm thiểu tổn thất cho hàng hóa Như vậy, theo điều khoản này của hợp đồng thì khi có tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ vừa thông báo ngay bằng miệng hoặc bằng văn bản cho người bảo hiểm, vừa phải thông báo cho cơ quan giám định tổn thất biết, đồng thời, còn phải thực hiện các biện pháp thích hợp để hạn chế hoặc giảm thiểu rủi ro Vậy thế nào là biện pháp thích hợp? Giả sử trong hoàn cảnh rủi ro do thiên nhiên như bão, lũ, lụt thì người được bảo hiểm sẽ phải sử dụng những biện pháp gì để giảm bớt thiệt hại; hoặc khi tàu đang ở trên biển, do mưa, bão to làm mất liên lạc thì người được bảo hiểm đâu có cơ hội để thông báo ngay cho người bảo hiểm biết Do đó, có thể dễ dàng nhận thấy quy định của Điều 7 hợp đồng vận chuyển hàng hóa của Bảo Việt gây bất lợi cho người được bảo hiểm khi quy định quá nhiều trách nhiệm cho họ Điều khoản này cho thấy để được bồi thường thiệt hại thì người được bảo hiểm phải chuẩn bị quá nhiều giấy tờ thủ tục cần thiết cho một bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại và nếu như người được bảo hiểm không có đủ các loại giấy tờ trên thì đồng nghĩa với việc người được bảo hiểm có thể sẽ không được bồi thường thiệt hại.
Cũng tương tự như công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt, trong bản Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam của Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện (PTI) ở chương VI Điều 12 phần nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất quy định: “Trong trường hợp xảy ra tổn thất cho hàng hóa thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm như trong Điều 3 Quy tắc này, người được bảo hiểm, người làm công hoặc đại diện của họ phải: Khai báo ngay cho cơ quan chức trách địa phương để xủ lý và lập biên bản theo luật lệ hiện hành; Thông báo ngay cho Người bảo hiểm hay đại diện của họ tại địa phương gần nhất để giám định trong thời gian sớm nhất; Phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa và bảo quản hàng hóa nhằm hạn chế tổn thất; Làm các thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền đòi bồi thường đối với người chuyên chở hay người thứ ba khác có trách nhiệm đối với tổn thất, mất mát hàng hóa trong tai nạn đó Người được bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết bồi thường một phần hay toàn bộ tổn thất nếu người được bảo hiểm không thi hành đầy đủ những nghĩa vụ trên”.
Định hướng hoàn thiện các quy định về điều kiện giao dịch
1 Trên cơ sở thu thập và nghiên cứu, đánh giá thực trạng các bài viết, công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài luận án cho thấy các tác giả giải quyết được một số nội dung cơ bản về ĐKGDC, tuy các tài liệu nghiên cứu về ĐKGDC trong hợp đồng BHHH còn rất ít ỏi nhưng những nguồn tài liệu quý báu đó là cơ sở để NCS tham khảo có chọn lọc, kế thừa và phát triển những nội dung mới của luận án
2 ĐKGDC là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế phát triển thị trường nhằm thúc đẩy nhanh việc giao kết hợp đồng cho các bên tham gia giao dịch.Trên thế giới, ĐKGDC đã được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến từ thế kỷ 19 trong các sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ đại trà, do đó, pháp luật điều chỉnh ĐKGDC cũng xuất hiện sớm trong khoa học pháp lý ở những nước có nền kinh tế phát triển Ở Việt Nam chỉ mới được các nhà lập pháp chú ý trong những năm gần đây cùng với nhu cầu bức thiết của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước các ĐKGDC trái pháp luật Những nội dung đã tổng hợp tại chương 1 là cơ sở để NCS phát triển sâu hơn những vấn đề lý luận về ĐKGDC trong hợp đồng BHHH, phân tích thực trạng ĐKGDC trong hợp đồng BHHH ở Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới về ĐKGDC, từ đó gợi mở cho pháp luật Việt Nam.
3 Từ tổng quan nghiên cứu tài liệu ở Việt Nam, có thể khẳng định chưa có một công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, đầy đủ các vấn đề lý luận và thực tiễn ĐKGDC trong hợp đồng BHHH Trong điều kiện từng bước hoàn thiện pháp luật, để có thể tham gia và nắm bắt được những cơ hội cũng như thách thức khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận lý và thực tiễn ĐKGDC trong hợp đồng BHHH là lựa chọn hoàn toàn mới, lần đầu tiên được tiếp cận.
Chương 2 NHỮNG VẤN ÐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ÐIỀU KIỆN GIAO DỊCH
CHUNG TRONG HỢP ÐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA
2.1 Những vấn đề lý luận chung về điều kiện giao dịch chung
2.1.1 Khái niệm điều kiện giao dịch chung ĐKGDC xuất hiện và sử dụng phổ biến trên thế giới từ khoảng giữa thế kỷ 19 do khả năng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ mang tính hàng loạt và liên tục cho vô số các khách hàng nên vấn đề “tiêu chuẩn hóa” các điều khoản của các hợp đồng mua bán đã được đặt ra Với sự phát triển của nền sản xuất hàng loạt ngày càng tiêu chuẩn hóa, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều hợp đồng mẫu hoặc các điều kiện giao dịch chung để áp dụng cho tất cả các giao dịch với các đối tác đơn lẻ Điều này giúp giảm chi phí, giảm rủi ro (rủi ro pháp lý: các điều khoản sau khi đã phát sinh tranh chấp được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi), từ đó giảm chi phí cho xã hội [50]. Việc soạn thảo các ĐKGDC làm điều khoản mẫu áp dụng cho các hợp đồng có số lượng khách hàng lớn, lặp đi lặp lại nhiều lần đã thúc đẩy việc giao kết hợp đồng một cách thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, công sức cho các bên giao kết hợp đồng Do vậy, đòi hỏi bên soạn thảo hợp đồng vừa phải củng cố uy tín thương mại của họ và vì vậy cũng mang lại lợi ích cho bên giao kết hợp đồng Ngày nay, cùng với sự phát triển của giao dịch thương mại điện tử đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa và tốc độ cao của các giao dịch, các ĐKGDC ngày càng được áp dụng phổ biến. ĐKGDC, tiếng Anh là General terms and conditions, trong đó, “terms and conditions” được lý giải là những điều khoản, điều kiện; “general” có nghĩa là chung, nếu ĐKGDC được sử dụng trong các hợp đồng thì chung có nghĩa là những điều khoản, điều kiện này được áp dụng chung cho các chủ thể có giao dịch cùng loại Do vậy, có thể hiểu ĐKGDC là những điều khoản, điều kiện do một bên soạn thảo sẵn có tính tiêu chuẩn, ổn định mà bên khách hàng (tiềm năng) không thể thỏa thuận làm thay đổi các điều khoản, điều kiện đó.
Liên quan đến việc sử dụng thuật ngữ Điều kiện giao dịch chung, trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn chưa có sự thống nhất về mặt thuật ngữ Có nhiều thuật ngữ khác nhau như contracts of adhesion hay boilerplate contract (hợp đồng gia nhập), standard form contracts hay standard terms of contracts (hợp đồng mẫu) tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi học giả hay điều kiện lịch sử - xã hội và cách tiếp cận khác nhau của hệ thống pháp luật các nước Tất cả những thuật ngữ này đều được mô tả để chỉ những điều khoản, điều kiện được một bên soạn sẵn, áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng, phía bên khách hàng không được thương lượng các điều khoản của hợp đồng mà chỉ có thể đồng ý hay không đồng ý giao kết hợp đồng đó.
Trước hết là thuật ngữ hợp đồng gia nhập, tiếng Anh là adhesion contract, có nguồn gốc từ Luật dân sự cộng hòa Pháp nhưng không được học thuyết pháp lý của Hoa Kỳ chấp nhận cho tới khi tạp chí luật học của đại học Havard công bố năm
1919 công trình của Edwin W Patterson và ngay sau đó phần lớn được các tòa án Mỹ chấp nhận và sử dụng.
Theo từ điển Deluxe Black's Law Dictionary, hợp đồng gia nhập là một dạng hợp đồng được tiêu chuẩn hóa để đề nghị tới NTD hàng hóa và dịch vụ chủ yếu dựa trên cơ sở chọn nó hoặc từ bỏ nó, không cho NTD cơ hội thực tế để thỏa thuận và theo những điều kiện rõ ràng rằng NTD không thể có được sản phẩm hoặc dịch vụ trừ khi chấp nhận hợp đồng theo mẫu.
Với Friedrick Kessler [50], hợp đồng gia nhập (adhesion contract) bao gồm các ĐKGDC được soạn sẵn bởi một bên, bên còn lại muốn giao kết hợp đồng thì phải gia nhập hợp đồng đó, tức là chấp nhận những điều khoản do bên soạn thảo đặt ra, chỉ có thể lựa chọn ký kết hợp đồng để sử dụng hàng hóa/dịch vụ, hoặc không ký kết và không sử dụng hàng hóa/dịch vụ Hợp đồng gia nhập, dù có sử dụng thuật ngữ “hợp đồng” nhưng thiếu đi đặc điểm cơ bản của hợp đồng, đó là quyền đàm phán của các bên.
Theo Arthur Lenhoff [45], hợp đồng thể hiện rằng các giao dịch được hình thành không phải trên cơ sở đàm phán để đạt được sự cân bằng lợi ích giữa các bên Khách hàng, nếu tham gia giao dịch, thì phải chấp nhận các điều khoản do doanh nghiệp đưa ra – chỉ có một số rất ít điều khoản có thể thỏa thuận thì đó là Contracts of adhesion, tức hợp đồng gia nhập.
Khi nghiên cứu về pháp luật hợp đồng của Đức, Thomas Zerres lại sử dụng một thuật ngữ khác đó là điều khoản mẫu để mô tả cho hiện tượng trên Các điều khoản này thường được in sẵn trong hợp đồng và thường một bên khi đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng sẽ đính kèm các điều khoản mẫu trong đề nghị với mục đích là các điều khoản này trở thành một phần của hợp đồng [59] Chính vì những lẽ đó mà các nhà kinh tế học gọi những điều khoản mà được hình thành thông qua quá trình đàm phán, thương lượng giữa các bên trong hợp đồng là “individually negotiateed”, còn điều khoản được soạn sẵn trong các hợp đồng mẫu là “non- negotitalbe terms and conditions”.
Dưới góc độ pháp lý, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2016 (PICC) sử dụng một khái niệm khác, theo đó“những điều khoản được một trong các bên lập sẵn để sủ dụng chung và sủ dụng nhiều lần đồng thời sủ dụng trong thực tế mà không có đàm phán với bên kia” được gọi là những điều khoản mẫu (standard terms) [10, tr124] Các điều khoản mẫu này yếu tố quyết định không phải là hình thức trong đó các điều khoản này được trình bày mà là việc thực tế các điều khoản này đã được soạn sẵn để sử dụng chung, nhiều lần lặp đi lặp lại và phải được một bên thực sự sử dụng Điều kiện cuối cùng liên quan đến các điều khoản mẫu là bên kia phải chấp nhận toàn bộ điều khoản đó mặc dù các điều khoản khác của hợp đồng có thể được thoả thuận giữa các bên” [10, tr125].
Chỉ thị số 93/13/EEC của Hội đồng chung Châu Âu, các điều khoản soạn sẵn này được các nhà lập pháp của Hội đồng chung Châu Âu gọi là “not individually negociated terms and condition” [48], theo đó, “một điều khoản được coi là ĐKGDC khi nó được soạn thảo từ trước và người tiêu dùng vì thế không thể sủa đổi hay điều chỉnh điều khoản đó, đặc biệt là trong trường hợp của hợp đồng mẫu được soạn trước” 2 Người tiêu dùng không bị bắt buộc phải thực hiện các điều khoản không công bằng, các điều khoản còn lại sẽ vẫn có hiệu lực nếu sự tồn tại của
2 Phụ lục 1 dẫn chiếu khoản 3 Điều 3 Chỉ th số 93/13/EEC ngày 05/4/1993 của Hội đồng Châu Âu ngày về các ĐKGDC không công bằng trong các hợp đồng với người tiêu dùng nó không lệ thuộc vào điều khoản không công bằng đó Điểm chung của cả hai văn bản này, ĐKGDC phải là những điều khoản được soạn thảo trước và không được đàm phán, sửa đổi gì bởi bên được đề nghị giao kết hợp đồng So với định nghĩa của PICC thì định nghĩa của Chỉ thị 93/13/EEC có phần hạn hẹp hơn nhưng phần nào đã khẳng định được rằng ĐKGDC không thể đồng nhất được với hợp đồng mẫu như quan niệm của nhiều người hiện nay.
Tương tự như vậy, ở Anh, vì Anh chịu ảnh hưởng của các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của EU, do đó, Đạo luật về quyền lợi người tiêu dùng năm 2015 (Consumer Rights Act 2015 - CRA) 3 [71], tuy không trực tiếp sử dụng thuật ngữ điều kiện giao dịch chung mà sử dụng thuật ngữ “unfair terms in consumer contracts” có nghĩa là các điều khoản không công bằng trong hợp đồng với người tiêu dùng được hiểu là các điều khoản gây ra sự mất cân bằng lớn về quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng với người tiêu dùng Bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng cho phép bên đặt ra các điều khoản có khả năng vi phạm cam kết các nghĩa vụ hợp đồng, loại bỏ hoặc hạn chế trách nhiệm của bên đó đối với người tiêu dùng gây ra một bất hợp lý cho người tiêu dùng thì điều khoản đó sẽ không có hiệu lực Luật Người tiêu dùng của Úc (Australian Consumer Law – ACL) cũng quy định tương tự như Luật về quyền lợi người tiêu dùng của Anh, dành riêng một phần để quy định về các điều khoản bất bình đẳng trong hợp đồng mẫu (Unfair contract terms) [45]ACL không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mẫu, nhưng đưa ra hướng dẫn để tòa án xác định hợp đồng mẫu như sau: i) Liệu một bên có chiếm hoàn toàn hoặc phần lớn quyền lực đàm phán trong giao dịch; ii) Liệu hợp đồng có được soạn sẵn bởi một bên trước khi xảy ra việc thương lượng về giao dịch giữa các bên; iii) Liệu một bên có bị yêu cầu chấp nhận hay từ chối điều khoản của hợp đồng theo form mẫu; iv) Liệu một bên có cơ hội để đàm phán các điều khoản
3 Ở Anh tồn tại song song 2 văn bản pháp luật Đạo luật về điều khoản bất bình đẳng trong hợp đồng năm
1977 (Unfair Contract Terms Act 1977 – UCTA) [69] và Đạo luật về quyền lợi NTD năm 2015 (Consumer Rights Act 2015 - CRA) [70] Trước khi CRA ra đời, Anh đã ban hành Quy đ nh về điều khoản bất bình đẳng trong Hợp đồng với NTD (Unfair Terms in Consumer Contracts Regulations 1999 - UTCCR) để thực hiện Chỉ th số 93/13/EEC ngày 5/4/1993 của Ủy ban châu Âu về các điều khoản bất bình đẳng trong hợp đồng tiêu dùng (sau đây gọi là “Chỉ thị số 93/13/EEC”) Từ khi CRA được ban hành năm 2015, các quy đ nh về điều khoản không công bằng trong UTCCR được đưa vào phần 2 của CRA của hợp đồng; v) Liệu các điều khoản của hợp đồng có xem xét tới điều kiện riêng biệt của một bên hoặc của một giao dịch riêng biệt (Điều 23 ACL).
Khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả thi hành các ĐKGDC
1 Trên cơ sở thu thập và nghiên cứu, đánh giá thực trạng các bài viết, công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài luận án cho thấy các tác giả giải quyết được một số nội dung cơ bản về ĐKGDC, tuy các tài liệu nghiên cứu về ĐKGDC trong hợp đồng BHHH còn rất ít ỏi nhưng những nguồn tài liệu quý báu đó là cơ sở để NCS tham khảo có chọn lọc, kế thừa và phát triển những nội dung mới của luận án
2 ĐKGDC là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế phát triển thị trường nhằm thúc đẩy nhanh việc giao kết hợp đồng cho các bên tham gia giao dịch.Trên thế giới, ĐKGDC đã được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến từ thế kỷ 19 trong các sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ đại trà, do đó, pháp luật điều chỉnh ĐKGDC cũng xuất hiện sớm trong khoa học pháp lý ở những nước có nền kinh tế phát triển Ở Việt Nam chỉ mới được các nhà lập pháp chú ý trong những năm gần đây cùng với nhu cầu bức thiết của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước các ĐKGDC trái pháp luật Những nội dung đã tổng hợp tại chương 1 là cơ sở để NCS phát triển sâu hơn những vấn đề lý luận về ĐKGDC trong hợp đồng BHHH, phân tích thực trạng ĐKGDC trong hợp đồng BHHH ở Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới về ĐKGDC, từ đó gợi mở cho pháp luật Việt Nam.
3 Từ tổng quan nghiên cứu tài liệu ở Việt Nam, có thể khẳng định chưa có một công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, đầy đủ các vấn đề lý luận và thực tiễn ĐKGDC trong hợp đồng BHHH Trong điều kiện từng bước hoàn thiện pháp luật, để có thể tham gia và nắm bắt được những cơ hội cũng như thách thức khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận lý và thực tiễn ĐKGDC trong hợp đồng BHHH là lựa chọn hoàn toàn mới, lần đầu tiên được tiếp cận.