1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.

128 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 25,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu (11)
    • 1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu (11)
    • 1.3 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 1.6 Điểm mới của đề tài (16)
    • 1.7 Kết cấu luận văn (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (18)
    • 2.1 Tổng quan về doanh nghiệp và cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (18)
      • 2.1.1 Khái niệm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa (18)
      • 2.1.2 Các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay DNNVV (0)
      • 2.1.3 Quy trình cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp (0)
    • 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (30)
      • 2.2.1 Các yếu tố thuộc về ngân hàng (30)
      • 2.2.2 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp (35)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (40)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (40)
    • 3.2 Nghiên cứu sơ bộ (40)
      • 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu sơ bộ (41)
      • 3.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ (0)
    • 3.3 Giả thiết nghiên cứu (0)
      • 3.4.2 Mẫu nghiên cứu (48)
      • 3.4.3 Triển khai thu thập dữ liệu (49)
      • 3.4.4 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu (50)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (55)
    • 4.1 Tình hình hoạt động của ngân hàng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (55)
    • 4.2 Kết quả các kiểm định CMB (57)
    • 4.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha (58)
    • 4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA (61)
    • 4.5 Phân tích nhân tố khẳng định CFA (65)
      • 4.5.1 Đo lường độ phù hợp qua tính đơn hướng (65)
      • 4.5.2 Đo lường độ phù hợp qua mô hình đo lường (66)
    • 4.6 Kết quả nghiên cứu và kiểm định (67)
      • 4.6.1 Kết quả hồi quy và các kiểm định (67)
      • 4.6.2 Sự tác động qua lại giữa các biến độc lập trong mô hình (72)
      • 4.6.3 Sự khác biệt về quyết định cho vay theo loại hình NH (73)
    • 4.7 Đánh giá tác động của các yếu tố đến quyết định cho vay của NH (74)
      • 4.7.1 Ảnh hưởng của phương án vay đến quyết định cho vay (74)
      • 4.7.2 Ảnh hưởng của tài sản tài chính đến quyết định cho vay (75)
      • 4.7.3 Ảnh hưởng của kỳ hạn vay đến quyết định cho vay (75)
      • 4.7.4 Ảnh hưởng Độ tin cậy của doanh nghiệp đến quyết định cho vay (0)
      • 4.7.5 Ảnh hưởng của tuổi và kinh nghiệm của doanh nghiệp đến quyết định cho vay.66 (76)
      • 4.7.6 Ảnh hưởng của ngành nghề kinh doanh đến quyết định cho cho vay (77)
      • 4.7.7 Ảnh hưởng của Ấn tượng ban đầu đến quyết định cho vay (77)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (79)
    • 5.1 Một số kết luận (79)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (80)
      • 5.2.1 Xây dựng phương án vay cụ thể, chi tiết (81)
      • 5.2.4 Tận dụng các nguồn tài sản để nâng cao giá trị đảm bảo (82)
      • 5.2.5 Sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả (82)
      • 5.2.6 Tạo ấn tượng tốt và mốt quan hệ tốt đối với ngân hàng (82)
    • 5.3 Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (92)

Nội dung

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG.

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Tại Việt Nam, hàng năm, các DNNVV đóng góp khoảng 40% GDP, 30% ngân sách nhà nước, 30% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu và tạo lập việc làm cho 60% người lao động (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020). Để duy trì được hiệu quả kinh doanh, gia tăng khả năng sản xuất, mở rộng thị trường, các DNNVV phải tăng cường khả năng đầu tư như: Trang bị nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng thiết bị, công nghệ ứng dụng, đội ngũ nhân lực, … Tuy nhiên, với khả năng quản lý dòng tiền còn nhiều hạn chế, minh bạch chứng từ, báo cáo tài chính chưa thực sự rõ ràng, tài sản chưa đảm bảo, chiến lược kinh doanh chưa thực sự phù hợp, các DNNVV còn gặp nhiều thách thức trong tiếp cận vốn vay của các NH.

Về phía NH, hầu hết việc xét duyệt vay sẽ khó thực hiện khi thông tin liên quan đến DNNVV có nhu cầu vay vốn còn chưa thực sự đầy đủ, chính xác Các NH gặp nhiều khó khăn trong đánh giá mức độ tin cậy và khả năng hoàn vốn của tổ chức Cùng với đó, các NH không thể khắc phục các rủi ro khách quan thuộc về DNNVV như tài sản thế chấp chưa đảm bảo, tỷ lệ phá sản cao, khả năng đạt chỉ số lợi nhuận kỳ vọng thấp trong điều kiện kinh tế nhiều biến động (Bernini &

Montagnoli, 2017). Hiện nay, tại Tiền Giang, chỉ 25% DNNVV có khả năng tiếp cận được các nguồn vay vốn từ NH và các TCTD (Theo Báo cáo Cục Thống kê Tỉnh Tiền Giang

2022) Đây được xem như là một tỷ lệ thấp để đảm bảo khả năng phát triển của cácDNNVV tại tỉnh này và sức đóng góp cho nền kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo.Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, hàng ngàn DN đã gặp khó khăn về tài chính dẫn đến ngừng hoạt động hoặc giải thể Do đó để hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn được cấp tín dụng bởi các NH, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giúp các DN tại tỉnhTiền Giang tiếp cận được nguồn tài chính, tác giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NH đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh này.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây cho thấy các DNNVV hỗ trợ phát triển quá trình công nghiệp hóa ở các khu vực nông thôn bằng cách liên kết với khu vực đô thị có tổ chức hơn Các tài liệu cho thấy các DNNVV thường gặp khó khăn trong việc vay vốn do hồ sơ tài chính không đáp ứng được yêu cầu cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) (Beck và cộng sự, 2011; Wang, 2016) Ở một số nghiên cứu khác cho thấy yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc tiếp cận vốn NH là quy mô DN và tuổi công ty là vì các công ty lớn hơn và lâu đời hơn phải đối mặt với ít vấn đề về bất cân xứng thông tin hơn (Chinonso và Zhen, 2016); nhưng cũng có nghiên cứu lại cho thấy các công ty lớn hơn và lâu đời hơn khó vay vốn NH hơn (Clarke, Cull, & Kisunko, 2012; Lee & Drever, 2014; Levenson & Willard, 2000; Nikaido, Pais, & Sarma, 2015).

Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 ngay từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống KT - XH trong nước và quốc tế Trong đó, DN là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Điều này đã khiến các tổ chức tài chính phải thận trọng hơn và việc xử lý tín dụng đã trở nên phức tạp hơn, khiến các DNNVV cảm thấy khó hiểu về các thủ tục và quyết định để xử lý khoản vay Nhiều DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ không sở hữu bất động sản, nhà máy, trang thiết bị sản xuất vì vậy rất khó để các TCTD cung cấp bất kỳ hình thức tài trợ vốn nào (Carbo-Valverde, Rodriguez-Fernandez, & Udell, 2016; Duygan-Bump, Levkov, & Montoriol-Garriga, 2015; Hughes, 2009; Shen, Shen, Xu, & Bai, 2009) Khả năng vay vốn NH hay TCTD là một yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và thành công của các DNNVV, do đó việc tiếp cận đầy đủ tài chính là rất quan trọng để cho phép các DNNVV đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia Từ góc độ của NH, việc tài trợ cho các DNNVV thường được coi là có rủi ro cao hơn do sự không rõ ràng về thông tin so với các công ty lớn hơn (Bose,

MacDonald & Tsoukas, 2016) Nghiên cứu của Aysa Ipek Erdogan (2018) cho thấy các NH đánh giá DN để quyết định tài trợ vốn dựa vào mức độ góp vốn của chủ sở hữu vào DN, khả năng sinh lời của công ty, các hệ số nợ, hệ số thanh toán hiện hành và dòng tiền của công ty Các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các vốn vay NH bao gồm: Thời gian quan hệ của công ty với NH, lĩnh vực kinh doanh mà công ty hoạt động, tuổi của công ty và ấn tượng có được từ lần gặp đầu tiên khi thẩm định thực tế của NH tại công ty (Iyer, Khwaja, Luttmer và Shue, 2015) Các công ty có mối quan hệ lâu dài với NH và các công ty lâu đời hơn có khả năng tiếp cận tốt hơn với các khoản vay

NH Hơn nữa, các DNNVV trong lĩnh vực sản xuất có khả năng tiếp cận nguồn vốn

NH dễ dàng hơn các DN kinh doanh thương mại Sự không rõ ràng về thông tin của các DN gây ảnh hưởng đến việc đánh giá năng lực thực sự của các DN (Bernini & Montagnoli, 2017; Gregory, Rutherford, Oswald, & Gardiner, 2005).

Nhìn chung, các tác giả Việt Nam đều tập trung vào các yếu tố từ cả hai phía

NH và DN Qua đó, mỗi nghiên cứu đưa ra các đề xuất khác nhau từ cho cả danh nghiệp và tổ chức cho vay Điển hình có thể nhắc đến nghiên cứu của Lê Thị Huyền Trang Thông qua mô hình 5C, tác giả Lê Thị Huyền Trang đã kết luận rằng, tại NH Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bình Dương, khả năng tiếp cận vốn vay của DN không hoàn toàn được quyết định từ chính sách của NH, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác đến từ DN: Sự uy tín, tài sản dùng để thế chấp, và các điều kiện khác của DN (Lê Thị Huyền Trang, 2018) Trong đó, các yếu tố thuộc về DN sẽ có sức tác động lớn hơn, ý nghĩa hơn là việc điều chỉnh, thay đổi chính sách của NH Vì vậy, tác giả đã đề xuất các DN nên tập trung vào năng lực nội tại để phù hợp với các chính sách đó hơn là chờ đợi một sự thay đổi.

Năm 2020, tác giả Đỗ Thị Thu Hiền đã kết luận chi tiết hơn về các yếu tố tác động đến quyết định cho vay của các NH thương mại thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc là thông tin tài chính, tài sản thế chấp, lịch sử tín dụng, mối quan hệ giữa NH và tổ chức cho vay là các yếu tố quyết định khả năng tiếp cận vốn của DNNVV (Đỗ Thị Thu Hiền, 2020) Theo đó, việc không có tài sản thế chấp để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn đã vay sẽ dẫn đến việc DNNVV không thể vay vốn từ NH Vì vậy, để gia tăng khả năng được xem xét vay vốn, về phía NH, các nhà quản lý cần bổ sung và hoàn thiện các chính sách tín dụng dành riêng cho các DNNVV, trong đó cần quan tâm đến các phương án hỗ trợ vay vốn trong điều kiện tài sản thế chấp còn hạn chế.

Tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh tỉnh Đồng Nai, cácDNNVV sẽ được xem xét cho vay vốn dựa trên kết quả xem xét về lĩnh vực kinh doanh, thời gian hoạt động, lợi nhuận sau thuế; chỉ số ROE; khả năng thanh toán ngắn hạn, mục đích vay vốn, kỳ hạn và tài sản thế chấp của DNNVV (Châu Đỗ Trà Mi,

2018) Tuy nhiên, tác giả Châu Đỗ Trà Mi cho rằng các tiêu chí đánh giá này có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV Vì vậy, tác giả cho rằng bên cạnh việc phát triển các gói dịch vụ hỗ trợ DNNVV, NH nên chú trọng vào tính trách nhiệm, mức độ cam kết, văn hóa, giá trị của DN để bổ trợ cho các thông tin trong báo cáo tài chính Từ đó, gia tăng mức độ tin tưởng của NH đối với DN trong hoạt động cấp vốn vay.

Thông qua khảo sát các công trình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy có hai hướng nghiên cứu về hoạt động tiếp cận vốn vay là cung cấp nguồn vốn theo quan điểm của NH và khả năng vay được vốn của DN Trên cơ sở kế thừa các thông tin nghiên cứu đã có trước đó trong và ngoài nước, tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu quan điểm đánh giá DN của các NH trong hoạt động thẩm định và xét duyệt cho

Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định cho vay của NH đối với các DNNVV từ góc độ của NH.

Nghiên cứu, phân tích các yếu tố tác động đến quyết định cho vay của NH đối với DNNVV. Đo lường mức độ tác động của các yếu tố này đến quyết định cho vay của NH. Đề xuất các ý tưởng mới nhằm giúp các DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn của NH.

NH đo lường đánh giá, thẩm định DN có nhu cầu vay vốn dựa trên các tiêu chí nào?

Mức độ quan trọng, sức đóng góp của từng tiêu chí trong việc ra quyết định của NH?

Làm thế nào để các DNNVV có thể tiếp cận được với các khoản vay của NH?

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay của NH đối với các DNNVV dưới góc độ nhà quản trị NH.

Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu quan điểm của các nhà quản trị trong các

NH thương mại tại tỉnh Tiền Giang, giai đoạn từ tháng 08/2022 đến cuối tháng10/2022.

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ để khám phá, xác định xem vấn đề nghiên cứu của mình có phù hợp với thực tế hay không Từ nghiên cứu sơ bộ, tác giả có thể nhận thấy rõ được hướng nghiên cứu của mình là như thế nào, có cần phải thay đổi hay điều chỉnh cho phù hợp hay không Kết quả thu được từ nghiên cứu sơ bộ giúp cho tác giả có thể thiết kế được công cụ đo lường thích hợp cho nghiên cứu của mình, chẳng hạn như bảng câu hỏi phù hợp hơn, từ ngữ sử dụng phù hợp hơn nhằm giúp cho mọi đối tượng điều tra có thể hiểu rõ hơn nội dung nghiên cứu Thông thường, các hoạt động được thực hiện trong nghiên cứu sơ bộ chủ yếu là phân tích tài liệu thứ cấp, phỏng vấn chuyên gia, phân tích tình huống và phỏng vấn nhóm/sâu …nhằm để xác định rõ vấn đề nghiên cứu, hoàn chỉnh câu hỏi và các mục tiêu nghiên cứu; xây dựng đề cương nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và thiết kế bảng hỏi.

Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành bao gồm hai bước nghiên cứu đó là: (1)

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp; (2) Nghiên cứu sơ bộ định tính.

* Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Nghiên cứu tài liệu thứ cấp được thực hiện như sau:

- Đọc, hiểu và phân tích các tài liệu liên quan đến cấp tín dụng, quy trình thẩm định cho vay với DN, và các tài liệu có liên quan từ NH nhà nước.

- Nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết liên quan đến quyết định cho vay để làm cơ sở trong thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá trong đề tài.

* Nghiên cứu sơ bộ định tính: Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu, tác giả dự thảo nội dung bảng hỏi và thực hiện thảo luận nội dung bảng hỏi với các lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch và các chuyên gia, chuyên viên trong lĩnh vực NH trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Kết quả thảo luận được tác giả sử dụng để hoàn thiện nội dung bảng hỏi Để quá trình này có thể nâng cao hơn nữa sự phù hợp của bảng hỏi khi tiến hành khảo thực tế, tác giả tiến hành điều tra thử với 20 cán bộ NH để tìm hiểu xem có nội dung nào trong bảng hỏi khiến người được khảo sát cảm thấy lúng túng, khó hiểu hay không Đồng thời, việc thực hiện khảo sát có mất nhiều thời gian cho tác giả và đối tượng khảo sát hay không Kết quả quá trình khảo sát thử được tác giả sử dụng để thực hiện điều chỉnh nội dung, ngôn từ sử dụng, và hoàn thiện bảng hỏi để phục vụ cho quá trình điều tra chính thức.

1.5.2 Thực hiện khảo sát chính thức

Từ tháng 08/2022 đến cuối tháng 10/2022, tác giả thực hiện khảo sát với bảng hỏi đã được hoàn thiện Sau đó, toàn bộ dữ liệu thu thập được đánh giá CMB- Common method bias, thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, đo lường tính đơn hướng và độ phù hợp của mô hình trong phân tích nhân tố khẳng định, kiểm định độ tin cậy, kiểm định độ hội tụ và độ phân biệt bằng phương sai trong Model Validity Measures, đo lường sự tác động của các yếu tố đến quyết định cho vay bằng mô hình SEM, kiểm định độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường bằng Bootstrap Bên cạnh đó, tác giả cũng xem xét sự tác động của đặc điểm NH đến kết quả ước lượng bằng mô hình cấu trúc đa nhóm, với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 25 và AMOS 24 của IBM.

Điểm mới của đề tài

Đóng góp về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu ứng dụng phương pháp nghiên cứu chuyên gia kết hợp với bảng hỏi cấu trúc để tìm kiếm và đo lường sức tác động các tiêu chí mà NH thương mại sẽ đánh giá DN trong thẩm định vay Đồng thời, luận văn này đóng góp thêm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo trong phạm vi đề tài xoay quanh hoạt động vay vốn của DNNVV và cho vay của NH. Đóng góp về mặt thực tiễn: Đề tài góp thêm các giải pháp thực tiễn cho hoạt động tiếp cận vốn vay của các DNNVV bằng cách chỉ ra các hoạt động mà các

DN cần chú trọng Đồng thời, nghiên cứu mang tính khoa học và tính thực tiễn cao giúp cho các TCTD có thể tham khảo và đưa vào tài liệu đào tạo về công tác cho vay DNNVV.

Kết cấu luận văn

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu, trình bày tổng quan về vấn đề, mục tiêu và ý nghĩa của nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, trình bày về các lý luận, các bằng chứng thực nghiệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đưa ra mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, trình bày về đối tượng, phạm vi, mẫu nghiên cứu, xây dựng bảng hỏi và các nội dung nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu và các yêu cầu trong phân tích dữ liệu.

Chương 4: Trình bày các kết quả và đánh giá kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Các kết luận, đề xuất hàm ý quản trị và kiến nghị.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan về doanh nghiệp và cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.1 Khái niệm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

DN được hiểu như một đơn vị hoặc một tổ chức kinh doanh hoạt động có mục đích Tùy theo đặc thù về lĩnh vực hoạt động, hình thức tổ chức trong các lĩnh vực khác nhau, DN có thể được hiểu dưới các thuật ngữ khác nhau: Nhà máy, xí nghiệp, công ty, cửa hàng Theo Khoản 10 Điều 4 Luật DN 2020 thì DN được hiểu như sau: “DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các HĐKD” (Luật DN, 2020).

DNNVV là những DN hoạt động với quy mô nhỏ do còn hạn chế về nhiều nguồn lực như nhân sự, tài chính, doanh thu, lợi nhuận, Theo đó, căn cứ theo Điều

6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, DNNVV quy định tiêu chí DN siêu nhỏ, DN nhỏ,

DN vừa, cụ thể như sau:

Lĩnh vực hoạt động nghiệp,Nông nghiệp,lâm thủy sản, nghiệp,công xây dựng

Nông, nghiệp,lâm thủysản, nghiệp,công dựngxây

Nông, nghiệp,lâm thủysản, nghiệp,công dựngxây

Bình quân nhân sự tham gia bảo hiểm xã hội trong năm

Tổng nguồn vốn Không quá 3 tỷ đồng

2.1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNVV có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

- Đóng góp cho nền kinh tế do số lượng các DN này luôn chiếm tỷ trọng cao. Ở Việt Nam, tỷ lệ DNNVV chiếm hơn 97% (Bộ Kế hoạch đầu tư, 2020) Nhờ vậy, nhóm DN này đóng góp cho sự phát triển thị trường lao động, phát triển nền kinh tế thông qua đóng góp sản phẩm, tài chính,…

- Đơn vị cấu thành nên các ngành hoàn chỉnh, góp phần ổn định nền kinh tế: Các DNNVV tham gia vào quá trình thực thi các dự án lớn như một thành viên chuyên trách một chu trình, móc xích nhỏ Bởi vì, các DNNVV thường hoạt động tập trung vào một chuyên môn cụ thể và sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ ngách đặc thù, chuyên sâu nhằm cung cấp cho thị trường các nguyên liệu, thiết bị, quy trình để hoàn chỉnh một sản phẩm cần sự đầu tư lớn Đồng thời, Các DNNVV cũng trực tiếp điều phối và thực hiện các dự án kinh tế phù hợp với quy mô hoạt động. Điều này góp phần đảm bảo cho nền kinh tế được phân hóa đóng góp và lấp đầy có khoảng trống, giúp nền kinh tế được duy trì ổn định.

Góp phần cho tính năng động của nền kinh tế: Với hệ thống tổ chức DN đơn giản, tinh gọn, DNNVV dễ dàng điều chỉnh HĐKD để phù hợp, ứng biến linh hoạt trong nhiều điều kiện kinh tế Nhờ vậy, nền kinh tế không ngừng có những bước cải tiến, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế lớn hơn.

- Là trụ cột của kinh tế địa phương: DNNVV dễ dàng được thành lập do quy mô hoạt động và yêu cầu tiềm lực tài chính thấp Do đó, DNNVV có mặt khắp mọi nơi từ các thành phố lớn đến các vùng kinh tế ít năng động hơn Tại các địa phương, DNNVV tạo ra việc làm cho người dân, đóng góp sản phẩm hay dịch vụ ngách ít phổ biến và đem về doanh thu, lợi nhuận, từ đó giúp phát triển kinh tế địa phương.

- DNNVV có đóng góp không nhỏ cho giá trị GDP của quốc gia.

2.1.2 Các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.2.1 Khái niệm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hoạt động cho các DVNVV vay vốn của các NHTM là một chuỗi quy trình thực hiện tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định, đánh giá và cung cấp một khoản tiền nhất định theo nhiều điều khoản thỏa thuận, trong đó, hoạt động trả tiền nợ gốc cùng với tiền lãi là một yêu cầu bắt buộc đối với DNNVV.

Hoạt động cho vay đối với DN có thể được thực hiện với các điều kiện thời gian ngắn hạn hoặc trung hạn, áp dụng cho các mục đích vay như vay để thanh lý tồn kho, phát triển nguồn vốn lưu động, sử dụng cho hoạt động xây dựng, kinh doanh, thực thi các dự án,…

Cho vay là một trong những hoạt động chính và tạo ra nguồn lợi nhuận lớn nhất cho NH Lợi nhuận càng lớn, rủi ro càng lớn Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, các

NH sẽ phải gia tăng khả năng thu hồi nợ thông qua việc đánh giá đảm bảo các tiêu chí:

- Mục đích vay vốn ban đầu của DN và thực tế sử dụng vốn vay luôn thống nhất, đặc biệt DNNVV;

- DN có đủ khả năng hoàn trả vốn vay và lãi suất đã cam kết;

- Dự án đầu tư khả thi, có khả năng sinh lời cao.

2.1.2.2 Đặc điểm của cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Số lượng yêu cầu vay lớn;

- Giá trị vay vốn thấp;

- Thời gian vay ngắn hạn;

- Mục đích vay vốn đa dạng, tập trung vào việc thực hiện các dự án mới, sản xuất, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cấp hạ tầng công nghệ…

- Thủ tục và quy trình cho vay phức tạp: Mặc dù cấu trúc tổ chức và hoạt động của các DNNVV thường đơn giản nhưng trong hoạt động cho vay vốn, các dữ liệu của đơn vị kinh doanh thường phức tạp Thông tin cung cấp thường ít đầy đủ,chính xác và giá trị tin cậy thấp Việc định giá tài sản thế chấp cũng phức tạp do tài sản thế chấp, ngoại trừ bất động sản, hầu hết là các tài sản thuộc nhóm tiêu sản và chúng có xu hướng giảm giá trị theo thời gian như: Máy móc, thiết bị sản xuất, …;

- Tính liên kết rủi ro cao do nguồn trả nợ của bên vay là nguồn thu từ chính từ hoạt động sản xuất kinh doanh và một số nguồn thu hợp pháp khác Khi môi trường kinh tế có thay đổi lớn, khả năng sản xuất giảm, kinh doanh yếu kém, những nguồn thu khác không có khả năng mở rộng, khả năng thu hồi nợ từ DNNVV thấp sẽ tạo nên rủi ro lớn cho các NHTM.

2.1.2.3 Vai trò của cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hóa Tín dụng tham gia vào quá trình duy trì và điều tiết hoạt động dự trữ nguyên liệu, thực thi sản xuất và phổ biến hàng hóa đến tay người dùng Qua đó, tín dụng giúp tránh được các rủi ro thiếu nguồn vốn để bổ sung vật tư, duy trì đội ngũ nhân sự, thực hiện bảo trì hệ thống máy móc, trang thiết bị liên tục Nhờ vậy, các hoạt động của DNNVV được đảm bảo liên tục, ít gián đoạn.

Thúc đẩy hoạt động sản xuất gia tăng Tin dụng đảm bảo tập trung nguồn vốn để gia tăng sản xuất thông qua hoạt động trang bị thêm trang thiết bị, máy móc, ứng dụng khoa học công nghệ trong tự động hóa, nhằm gia tăng sản lượng, chất lượng hàng hóa.

Tạo ra nguồn lợi nhuận lớn cho các NHTM NH có chính sách cho vay hợp lý cùng với việc thực thi chính sách hiệu quả sẽ đảm bảo cho hoạt động thu hồi nợ và lãi một cách ổn định từ DNNVV Qua đó, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong đóng góp sự tăng trưởng và phát triển kinh doanh của NHTM.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.2.1 Các yếu tố thuộc về ngân hàng

2.2.1.1 Các yếu tố rủi ro và chi phí

Chi phí vốn: Khi lãi suất huy động vốn của NH tăng sẽ dẫn chi phí lãi vay của khách hàng tăng theo, chính vì thế để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả các NHTM thường phải tính lãi suất cho vay dựa trên lãi suất huy động của những người gửi tiền (Aysa Ipek Erdogan, 2018) Các NH có nguồn huy động tốt họ sẽ cho vay lãi suất tốt hơn so với các NH hạn chế về nguồn vốn huy động (Hubbard và cộng sự (2002).

Sự bất cân xứng về thông tin: Sự bất cân xứng về thông tin luôn hiện diện trong các giao dịch tài trợ của DN Chủ DN thường nắm giữ bí mật thông tin về DN của họ và không thể dễ dàng tiết lộ hoặc NH không thể dễ dàng khai thác được từ họ Thông tin mà các DNNVV cung cấp cho NH dưới dạng báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu khả thi,vv… thường thiếu chi tiết và chặt chẽ (Aysa Ipek Erdogan, 2018) Điều này dẫn đến hai vấn đề Thứ nhất NH có thể không phân biệt được rõ ràng giữa các công ty và dự án “chất lượng cao” và “chất lượng thấp” Thứ hai, khi NH đã cung cấp vốn, họ có thể không đánh giá được liệu DN đang sử dụng các khoản tiền có phù hợp không Để giảm thiểu những vấn đề này, các NH thường áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như yêu cầu nhiều tài sản thế chấp hoặc họ có thể từ chối cho vay.

Khẩu vị rủi ro của NH: Các NH chỉ sẵn sàng cho người đi vay vay khi rủi ro mà NH chấp nhận được (Coppola, 2014) Khẩu vị rủi ro chỉ đơn giản là mức độ mà người cho vay sẵn sàng hoặc có khuynh hướng cấp vốn cho người đi vay Nó thường được đo ở 3 mức độ tích cực, tiêu cực hoặc trung tính (Aysa Ipek Erdogan,

2018) Khẩu vị rủi ro được hình thành bởi một số yếu tố: Lịch sử thực hiện khoản vay trước đây, tỷ lệ rủi ro của các lĩnh vực kinh doanh đang được bảo đảm, số tiền bảo đảm khoản vay, các quy định tài chính và các điều kiện kinh tế và tài chính chung (Aysa Ipek Erdogan, 2018) Mức độ rủi ro càng cao thì lãi phải trả càng cao để bù đắp tổn thất có thể xảy ra Các NH hiện nay ngại rủi ro hơn, do họ được yêu cầu tuân thủ các quy định mới về dịch vụ tài chính (Theo Basel III).

Chi phí giao dịch: Bên cạnh việc xem xét hồ sơ rủi ro, HĐKD, việc cho vay đối với các DNNVV có liên quan với một số chi phí giao dịch (Zavatta (2008); Duan và cộng sự (2009); Venkatesh và Kumari (2011)) Chúng bao gồm: Chi phí hành chính, chi phí pháp lý, chi phí liên quan đến việc mua lại và cung cấp thông tin thường xuyên Do quy mô nhỏ nên các DN có chi phí giao dịch trên mỗi khoản vay tương đối cao hơn so với các các DN lớn (Aysa Ipek Erdogan, 2018).

2.2.1.2 Định chế tài chính và cấu trúc thị trường

Quy mô NH và cơ cấu tổ chức: Cung cấp tín dụng cho các DNNVV cũng bị hạn chế bởi cơ cấu tổ chức của các NH trong các điều khoản của chiến lược ra quyết định so với quản lý cho vay chức năng: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ vay vốn, giám sát rủi ro tín dụng, xem xét hiệu quả cho vay (Aysa Ipek Erdogan, 2018). Theo Williamson's (1967) lý thuyết về kiểm soát thứ bậc, khi quy mô của một tổ chức tăng lên, nó sẽ mất quyền kiểm soát giữa các hệ thống phân cấp kế tiếp vì cấu trúc ra quyết định tập trung của nó Do đó, các NH lớn có xu hướng tuân theo các quy tắc và thủ tục cụ thể Mặt khác, các NH nhỏ có thể trao quyền quyết định nhiều hơn cho các nhân viên của họ vì họ có ít cấu trúc quản lý và phân cấp Tương tự, khi các NH lớn mở rộng quy mô các chi nhánh và phòng giao dịch dẫn đến việc khó để theo dõi hành vi của nhân viên, để duy trì sự kiểm soát, các NH lớn phải thiết lập các thủ tục cho vay chính thức, mà tất cả nhân viên phải tuân theo (Cole và cộng sự, 2004).

Cơ cấu sở hữu: Ngoài cân nhắc về quy mô, thực tiễn cho vay của các NH và mức độ sẵn sàng của họ cho vay đối với các DNNVV cũng liên quan phần lớn đến loại cơ cấu sở hữu của người cho vay Một số nghiên cứu trước đây cho rằng các

NH tư nhân có nhiều khả năng tài trợ cho các DNNVV vì chúng phù hợp hơn với việc sử dụng các phương pháp tiếp cận “cho vay theo mối quan hệ” dựa trên về việc thu thập thông tin mềm của nhân viên cho vay liên hệ trực tiếp với các DNNVV(Strahan và

Weston, 1998) Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây Berger và Udell (2006); Berger và cộng sự (2007), De la Torre et al (2010) lập luận rằng các NH lớn và NH nước ngoài có thể hiệu quả trong việc cho vay DNNVV thông chấm điểm tín dụng, cho vay dựa trên tài sản, bao thanh toán, cho thuê, vv… Nghiên cứu, Beck và cộng sự (2011) nhận thấy rằng quy mô, hình thức và giá cả của các khoản cho DNNVV vay không tương quan chặt chẽ với công nghệ cho vay và cơ cấu tổ chức.

Cơ cấu thị trường NH và cạnh tranh: Khả năng tiếp cận tài chính NH của các DN cũng bị hạn chế bởi cấu trúc thị trường NH, tức là mức độ cạnh tranh và mức độ tập trung trên thị trường NH Một số nghiên cứu tìm thấy rằng mức độ cạnh tranh cao hơn có liên quan đến khả năng cấp tín dụng cao hơn (Aysa Ipek Erdogan,

2018) Phù hợp với giả thuyết thông tin rằng các NH kém cạnh tranh hơn có nhiều khuyến khích đầu tư vào thông tin mềm.

Cấu trúc thị trường ảnh hưởng đến khả năng cung cấp tín dụng xảy ra theo ít nhất theo hai cách: Cạnh tranh thị trường sản phẩm và cạnh tranh thị trường khu vực hoặc địa lý (Aysa Ipek Erdogan, 2018).

Cạnh tranh thị trường sản phẩm có thể được giải thích trong các điều khoản về quy mô khoản vay cũng như phạm vi dịch vụ tài chính mà NH có thể cung cấp cho khách hàng của họ Các NH lớn hơn thường có thể cho các khoản vay lớn hơn Bởi vì có những chi phí cố định liên quan đến việc xử lý và giám sát bất kỳ quy mô khoản vay nào, các NH lớn hơn được hưởng lợi khi họ cho vay với khoản lớn Họ cũng có thể hưởng lợi từ quy mô bằng cách sử dụng chấm điểm tín dụng để tạo ra một lượng lớn các khoản vay tiêu chuẩn và thẻ tín dụng DN Các NH lớn và nước ngoài cũng có thể cung cấp một số loại hình tài chính dịch vụ cho khách hàng của họ để tạo thêm thu nhập từ phí, chẳng hạn như giao dịch hối đoái, hoán đổi lãi suất, tài trợ tài sản, thương phiếu, các khoản chấp nhận của khác của NH, vv…

Cạnh tranh thị trường theo khu vực hoặc địa lý: Cho các DN nhỏ vay có thể cũng bị ảnh hưởng bởi mật độ dân số, cạnh tranh và bản chất kinh tế hoạt động trong khu vực địa phương được phục vụ hoặc nơi khách hàng DN nhỏ thực hiện hoạt động giao dịch chính của họ Các NH lớn có xu hướng bố trí văn phòng của họ ở các khu vực mật độ dân số tương đối cao và nơi có một lượng lớn hoạt động kinh tế, trong khi các NH nhỏ thường có thị phần cao hơn trong khu vực nông thôn do bản chất của khách hàng kinh doanh nhỏ của họ (Aysa Ipek Erdogan, 2018). Ưu đãi về khả năng sinh lời: Việc các NH cung cấp các khoản vay cho các

DNNVV phần lớn là do nhận thức của họ về quy mô và khả năng sinh lời của thị trường cho vay DNNVV Trên thực tế, trong một cuộc khảo sát về những người cho vay, 81% NH ở các nước phát triển và 72% NH ở các nước đang phát triển cho biết rằng khả năng sinh lời là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với sự tham gia của họ với các DNNVV (Beck và cộng sự, 2008).

2.2.1.3 Cách thức tiếp cận cho vay

Cho vay theo mối quan hệ (relationship lending): Theo quan hệ cho vay, việc thu thập thông tin theo thời gian về chủ DN, ngành kinh doanh hay tham gia các hiệp hội DN địa phương để tạo mối quan hệ tiếp cận tìm hiểu nhu cầu vốn để khai thác khách hàng được tốt hơn Đây là bản chất của NH hiện đại, tức là xây dựng hệ thống khách hàng bằng cách phát triển mối quan hệ với nhiều khách hàng trong nhóm qua đó sẽ tìm hiểu được nhiều thông tin về khách hàng có nhu cầu vay để có cơ sở ra quyết định cho vay (Bharath và cộng sự, 2007 ; Aysa Ipek Erdogan, 2018)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sơ bộ

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ để khám phá, xác định xem vấn đề nghiên cứu của mình có có gắn liền với tình hình thực tế hay không Từ nghiên cứu sơ bộ,

Cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước Xác định các yếu tố ảnh hưởng Xây dựng mô hình nghiên cứu Xây dựng thang đo nháp

Thang đo chính thức Điều chỉnh Nghiên cứu sơ bộ: N

Anpha Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ

Kiểm tra hệ số Cronbach’s Anpha

Thảo luận nhóm Phỏng vấn thử

EFA Loại các biến có trọng số EFA nhỏ Kiểm tra yếu tố trích được

Kiểm tra phương sai trích được

Mô hình cấu trúc SEM, cấu trúc đa nhóm Đánh giá và trình bày kết quả tác giả có thể nhận thấy rõ được hướng nghiên cứu của mình là như thế nào, có cần phải thay đổi hay điều chỉnh cho phù hợp hay không Kết quả thu được từ nghiên cứu sơ bộ giúp cho tác giả có thể thiết kế được công cụ đo lường thích hợp cho nghiên cứu của mình, chẳng hạn như bảng câu hỏi phù hợp hơn, từ ngữ sử dụng phù hợp hơn nhằm giúp cho mọi đối tượng điều tra có thể hiểu rõ hơn nội dung nghiên cứu Thông thường, các hoạt động được hiện thực hóa trong nghiên cứu sơ bộ chủ yếu là phân tích tài liệu thứ cấp, phỏng vấn chuyên gia, phân tích tình huống và phỏng vấn nhóm/sâu …nhằm để xác định rõ nhiệm vụ cần nghiên cứu, hoàn thiện câu hỏi và các kết quả cần đạt được trong quá trình nghiên cứu; xây dựng biểu đồ nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và thiết kế bảng hỏi.

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành bao gồm hai bước nghiên cứu đó là: (1) Nghiên cứu các loại hình tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài; (2) Nghiên cứu sơ bộ định tính.

* Nghiên cứu các loại hình tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài: Xử lý thông tin dữ liệu trong tài liệu thứ cấp được thực hiện như sau:

- Xem xét các tài liệu đề cập đến cấp tín dụng, các bước thẩm định cho vay với đơn vị kinh doanh, và các dữ liệu có liên quan từ NH thương mại và NH nhà nước.

- Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các lý thuyết, công trình nghiên cứu trước đây có đề cập đến điều kiện cho vay để xây dựng khung đánh giá sơ bộ cho đề tài.

* Nghiên cứu sơ bộ định tính: Nhằm đảm bảo bảng hỏi được xây dựng khoa học và chặt chẽ, hoạt động thu thập dữ liệu đảm bảo được sự tin cậy, tác giả thực hiện qua 2 bước như sau:

Bước 1: Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm đánh giá được sự phù hợp của thang đo và các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu, phát hiện thêm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng và các biến quan sát để bổ sung thêm vào mô hình Tác giả đã thực hiện phỏng vấn tay đôi với 05 chuyên gia là giảng viên và lãnh đạo các ngân hàng có kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực cho vay DNNVV tại các ngân hàng khác nhau, cụ thể:

- Cô TS Nguyễn Thị Hoàng Anh – Trường Đại học Ngoại Thương, Cở sở 2 tại Tp Hồ Chí Minh.

- Ông Lê Việt Dũng - Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Tây Tiền Giang.

- Ông Cầm Quang Vinh – Phó Phụ trách Phòng khách hàng Doanh nghiệp – Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Tây Tiền Giang.

- Ông Huỳnh Tấn Sơn - Giám đốc Ngân hàng TMCP Bản Việt, Chi nhánh Tiền Giang.

- Ông Trần Văn Đời– Giám Đốc PGD Cai Lậy, Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Tiền Giang.

Bước 2: Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm với 20 nhân viên ngân hàng có kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay doanh nghiệp nhằm đánh giá lại các biến quan sát của thang đo Từ đó, tác giả sẽ điều chỉnh, hoàn thiện lại các biến quan sát trong thang đo để đảm bảo các thông tin cung cấp để khảo sát là phù hợp, cần thiết và dễ hiểu đối với người được phỏng vấn trước khi thực hiện khảo sát chính thức.

3.2.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Kết quả nghiên cứu tài liệu thứ cấp cho thấy, những lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm trước đây về quyết định cho vay được xác định Các yếu tố thuộc về các DNNVV được tổng hợp ở Chương 2 sẽ được vận dụng để nhận diện sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng trong đề tài này.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính: Các chuyên gia đều thống nhất 07 thang đo đã đưa vào mô hình đều có tác động đến quyết định cho vay của ngân hàng đối với DNNVV, không có bổ sung thêm cũng như không bỏ bớt đi thang đo nào trong mô hình đó là các yếu tố: (1) Độ tin cậy của DN; (2) Tài sản và tài chính; (3) Kỳ hạn cho vay; (4) Quan hệ với NH; (5) Ngành nghề kinh doanh; (6) Tuổi và kinh nghiệm của DN; (7) Ấn tượng ban đầu Đồng thời các chuyên gia đã bổ sung thêm

01 nhóm yếu tố thuộc về phương án vay như: Phương án vay rõ ràng chi tiết, có kế hoạch chi tiết cho việc sử dụng vốn trong phương án vay, và tính khả thi của kế hoạch kinh doanh Sau khi tổng hợp và hiệu chỉnh nghiên cứu đã tổng hợp được các nhóm yếu tố thuộc về DN ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NH bao gồm:

(1) Độ tin cậy của DN

(2) Tài sản và tài chính

(7) Tuổi và kinh nghiệm của DN

Căn cứ mô hình đề xuất ở chương 2 và kết quả nghiên cứu sơ bộ Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức cho bài như sau:

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tài sản và tài chính

Ngành nghề kinh doanh Ấn tượng ban đầu

Tuổi và kinh nghiệm DN H8

Phương án vay vốn Đặc điểm ngân hàng

H1 Độ tin cậy của DN

Các khái niệm nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu đề xuất được đo lường bởi các biến quan sát cụ thể như sau:

Bảng 3.1 Khái niệm và mã hóa các biến

Yếu tố Ký hiệu Mô tả Độ tin cậy của DN

DTC1 DN và chủ DN không có nợ khó đòi sẽ dễ tiếp cận các khoản vay của NH

DTC2 DN và chủ DN nộp thuế đầy đủ sẽ dễ tiếp cận các khoản vay của NH

DTC3 DN có lịch sử thanh toán đầy đủ các khoản nợ sẽ dễ tiếp cận các khoản vay của NH

Tài sản và tài chính

TSTC1 DN có dữ liệu tài chính đầy đủ và đáng tin cậy sẽ nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn của NH

TSTC2 Báo cáo tài chính của DN với mức tăng trưởng và lợi nhuận ổn định sẽ dễ tiếp cận với các nguồn vốn của NH

TSTC3 Vòng quay hàng tồn kho cao sẽ có lợi thế trong việc tiếp cận nguồn vốn NH

TSTC4 Tỷ lệ nợ nhà cung cấp và NH thấp sẽ có lợi thế trong việc tiếp cận nguồn vốn NH

TSTC5 DN có tỷ lệ thanh khoản cao sẽ có lợi thế trong tiếp cận các nguồn vốn NH

TSTC6 DN có tài sản dễ chuyển đổi thành tiền dễ tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng hơn

TSTC7 Công ty với tỷ lệ TSCĐ cao sẽ dễ tiếp cận các nguồn vốn của NH

PAV1 DN nêu đầy đủ mục đích sử dụng vốn và thờì gian vay là một lợi thế khi vay vốn

PAV2 DN trình bày phương án vay vốn rõ ràng, chi tiết là 1 lợi thế khi vay vốn PAV3 DN đã chuẩn bị đầy đủ kế hoạch sử dụng vốn cho phương án vay là một lợi thế khi vay vốn

Yếu tố Ký hiệu Mô tả

PAV4 Tính trung thực và khả thi của kế hoạch kinh doanh cũng là 1 yếu tố mà NH xem xét khi xét duyệt cho vay

KHV1 Các khoản vay ngắn hạn sẽ dễ được duyệt hơn các khoản vay dài hạn

KHV2 Kỳ hạn vay nhỏ hơn kỳ hạn thu tiền bình quân của công ty là 1 lợi thế trong tiếp cận các khoản vay

KHV3 Vay dài hạn để đầu tư vào tài sản có tính thanh khoản cao được ưu tiên hơn so với tài sản có tính thanh khoản thấp

QHNH1 DN có quan hệ tốt với NH sẽ dễ tiếp cận các khoản vay

QHNH2 NH sẽ ưu ái các DN có quan hệ dài hơn so với DN cớ thời gian ngắn

QHNH3 NH biết rõ về các hoạt động của DN sẽ được ưu ái trong tiếp cận nguồn vốn

NNKD1 DN lĩnh vực sản xuất dễ tiếp cận nguồn vốn hơn

NNKD2 Các lĩnh vực có doanh số ổn định, ít biến động sẽ dễ tiếp cận nguồn vốn của NH

NNKD3 NH sẽ cân nhắc kỹ khi lĩnh vực kinh doanh của DN chịu tác động của biến động mùa vụ

NNKD4 Ngành nghề kinh doanh chịu nhiều tác động của tỷ giá hoặc XNK sẽ khó tiếp cận nguồn vốn của NH

T_KN1 DN có tuổi đời lâu dễ tiếp cận nguồn vốn NH hơn các DN mới thành lập

T_KN2 Kinh nghiệm của DN trong lĩnh vực hoạt động là 1 lợi thế khi tiếp cận các khoản cho vay của ngân hành

T_KN3 Chủ DN có trình độ, kinh nghiệm và kiểm soát tốt trong quản lý DN là một lợi thế khi tiếp cận nguồn vốn NH Ấn tượng ban đầu ATBD1 Máy móc thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất DN có phân biệt các phòng ban rõ ràng là 1 lợi thế khi tiếp cận nguồn vốn NH

Yếu tố Ký hiệu Mô tả

ATBD2 Chủ DN và nhân viên có phong cách làm việc chuyên nghiệp là 1 lợi thế trong việc tiếp cận các khoản vay của NH ATBD3

DN và chủ DN tạo ấn tượng tốt với cán bộ NH trong chuyến thăm DN đầu tiên là 1 lợi thế trong việc tiếp cận các khoản vay

QD1 NH sẽ cấp tín dụng cho DN đáp ứng đủ điều kiện vay vốn tại NH

QD2 DN tạo được lòng tin cho cán bộ NH trong quá trình tiếp cận

QD3 Khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho vay theo quy định của NH

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tất cả các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm với:

2: Không đồng ý; 3: Không ý kiến; 4: Đồng ý;

Từ mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đưa ra các giả thuyết như sau:

Bảng 3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Stt Giả thuyết Nội dung Dấu kỳ vọng

1 H1 Độ tin cậy của DN tác động cùng chiều đến quyết định cho vay của NH

2 H2 Tài sản và tài chính đảm bảo tác động cùng chiều đến quyết định cho vay của NH

3 H3 Phương án vay vốn rõ ràng và chi tiết tác động cùng chiều đến quyết định cho vay của NH +

4 H4 Kỳ hạn vay vốn ngắn tác động cùng chiều đến quyết định cho vay của NH +

5 H5 Quan hệ với NH tốt tác động cùng chiều đến quyết định cho vay của NH +

6 H6 Ngành nghề kinh doanh ít rủi ro tác động cùng chiều đến quyết định cho vay của NH +

7 H7 Tuổi và kinh nghiệm có tác động cùng chiều đến quyết định cho vay của NH +

8 H8 Ấn tượng tốt trong lần đầu thăm công ty có tác động đến quyết định cho vay của NH +

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng công cụ chính là bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm phục vụ cho nghiên cứu của mình. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ở giai đoạn này, tác giả sẽ quyết định nghiên cứu trên toàn bộ tổng thể hay chỉ điều tra trên mẫu đại diện Trong trường hợp khảo sát trên mẫu đại diện, tác giả cần xác định kích thước mẫu, phương pháp chọn mẫu sao cho phù hợp và tổ chức thực hiện điều tra thu thập dữ liệu theo một phương thức nào đó như phỏng vấn trực tiếp Sau đó, toàn bộ dữ liệu thu thập sẽ được đưa vào xử lý, phân tích, diễn giải và rút ra các kết luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Cuối cùng, tác giả tiến hành trình bày các kết quả nghiên cứu thu được nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra.

3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi

Sau kết quả thảo luận với lãnh đạo NH, chuyên gia, chuyên viên NH, bảng câu hỏi được thiết kế gồm hai phần như sau:

Giả thiết nghiên cứu

- Phần II của bảng câu hỏi chính thức được thiết kế gồm 33 biến quan sát. Trong đó, 30 biến quan sát đầu tiên được sử dụng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quết định cho vay; 03 biến quan sát kế tiếp dùng để đo lường quyết định cho vay của NH.

Tất cả 33 biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Không ý kiến, 4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý) (Bảng câu hỏi được thể hiện ở Phụ Lục 1)

Cỡ mẫu tối ưu là bao nhiêu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng và quy luật phân phối của tập các lựa chọn (trả lời) của đáp viên Chẳng hạn:

- Để tiến hành phân tích hồi qui một cách tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell

(2007), kích thước mẫu phải bảo đảm theo công thức: n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình).

- Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (EFA), Hair & cộng sự

(1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), trong một nghiên cứu khoa học chúng ta thường dùng nhiều phương pháp xử lý khác nhau Lấy ví dụ, chúng ta có thể vừa sử dụng phân tích EFA và vừa phân tích hồi quy Sau khi tính kích thước mẫu, giả sử phân tích EFA đòi hỏi kích thước mẫu là 300 và phân tích hồi quy đòi hỏi kích thước mẫu là 150, chúng ta phải chọn kích thước mẫu n= 300 Lý do là nếu kích thước mẫu thỏa mãn cho phân tích EFA (yêu cầu kích thước mẫu lớn hơn) thì nó cũng thỏa mãn cho phân tích hồi quy (yêu cầu kích thước mẫu nhỏ hơn).

Như vậy, trong nghiên cứu này, để thỏa mãn yêu cầu của các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng (phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha,EFA, hồi quy tuyến tính, thống kê mô tả) kích thước mẫu được chọn cho nghiên cứu chính thức là n >200 Sau đó, tác giả đã sử dụng kỹ thuật lấy mẫu qua internet (Google Form) để thu thập nhanh các số liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình đánh giá vấn đề nghiên cứu.

Cụ thể được tiến hành như sau: Để đạt kích thước mẫu theo yêu cầu này, bảng hỏi đã được gửi đến 350 cán bộ tín dụng và quản lý phòng giao dịch, chi nhánh của các NH đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Hiện nay, có 32 NH đang đặt trụ sở giao dịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với tổng số lượng cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng khoảng 500 đến 600 người Trong khi đó việc lập danh sách cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng của các ngân hàng này là rất khó khăn, nên không thể thực hiện lấy mấu ngẫu nhiên theo danh sách Do đó tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để phù hợp với nguồn lực của bản thân, có nghĩa là tác giả tiến hành gửi bảng khảo sát đến tất cả những cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý của các phòng giao dịch và chi nhánh mà tác giả có thể liên hệ hoặc tiếp cận.

3.4.3 Triển khai thu thập dữ liệu

Dữ liệu được khảo sát từ đầu tháng 08/2022 đến cuối tháng 10/2022 Trước khi tiến hành khảo sát, các cán bộ tín dụng, quản lý phòng giao dịch, chi nhánh của các NH được liên hệ bằng điện thoại, email để trình bày mục đích Sau khi xác nhận sẽ tham gia cho ý kiến, tác giả sẽ gửi bảng hỏi cấu trúc thược thiết kế sẵn dưới dạng (Google doc) qua mail hoặc qua zalo, facebook.

Bảng hỏi thu về nếu không hợp lệ (như trả lời không đầy đủ các câu hỏi, trả lời từ 2 chọn lựa đối với mỗi câu hỏi, trả lời cùng chung một phương án từ trên xuống dưới ) sẽ được loại ngay, kết quả khảo sát như sau:

Với 350 phiếu khảo sát được hỏi thì có 302 phiếu được phản hồi và sau khi loại những phiếu không đạt tiêu chuẩn thì tác giả thu về được 284 phiếu với một số thông tin được trình bày ở bảng dưới đây.

Bảng 3.3 Đặc điểm của đối tượng khảo sát

STT Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ

4 Chức vụ Cán bộ tín dụng 193 68.0%

5 Loại hình NH TMCP nhà nước 155 54.6%

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng trên mô tả chi tiết về một số đặc điểm của đối tượng khảo sát, với 284 người được khảo sát thì tỷ lệ nam/nữ tương ứng với tỷ lệ là 51.8% và 48.2%, trong đó có đến 83.1% cán bộ nhân hàng được khảo sát có trình độ đại học Tỷ lệ đối tượng được khảo sát là cán bộ tín dụng chiếm 68%, còn lại 32% là cán bộ quản lý phòng, ban, bên cạnh đó có 54.6% đối tượng khảo sát là đang làm việc tại các NH TMCP nhà nước.

3.4.4 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu

Dữ liệu sau khi thu thập được đánh giá CMB-Common method bias, thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, đo lường tính đơn hướng và độ phù hợp của mô hình trong phân tích nhân tố khẳng định, kiểm định độ tin cậy, kiểm định độ hội tụ và độ phân biệt bằng phương sai trong Model Validity Measures, đo lường sự tác động của các yếu tố đến quyết định cho vay bằng mô hình SEM, kiểm định độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường bằng Bootstrap Bên cạnh đó, tác giả cũng xem xét sự tác động của đặc điểm NH đến kết quả ước lượng bằng mô hình cấu trúc đa nhóm, với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 25 và AMOS 24 của IBM.

3.4.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê và chỉ lấy giá trị Frequency (tần số), Valid Percent (% tần suất phù hợp), giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (Standard Deviation) Sau đó, lập bảng tần số, tần suất để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính như kinh nghiệm cán bộ, quy mô NH, thời gian hoạt động, tỷ lệ sở hữu.

3.4.4.2 Kiểm định CMB Đối với nghiên cứu dùng phương pháp khảo sát trực tuyến để thu thập thông tin có thể dẫn đến số liệu bị thổi phồng hoặc sai lệch Common method bias (CMB) (Podsakoff và cộng sự, 2003) Để kiểm tra CMB tác giả sử dụng phương pháp phân tích đơn nhân tố của Harman, trong đó tất cả các mục (đo lường các biến tiềm ẩn) được tải vào một yếu tố chung Nếu tổng phương sai cho một yếu tố duy nhất nhỏ hơn 50%, điều đó cho thấy CMB không ảnh hưởng kết quả đến dữ liệu (Podsakoff và cộng sự, 2003).

3.4.4.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tình hình hoạt động của ngân hàng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Hoạt động ngân hàng tại Tiền Giang vẫn đang nắm giữ và làm tốt vai trò hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đang trong quá trình phục hồi và phát triển Tập trung triển khai Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất (HTLS) từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện hỗ HTLS theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP, được xem là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, xuyên suốt năm 2022.

Trong năm 2022, hoạt động NH trên địa bàn tỉnh tiếp tục hoạt động ổn định, các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm các quy định về lãi suất nhất là quy định về trần lãi suất huy động (LSHĐ) và trần lãi suất cho vay (LSCV) Lãi suất cho vay Việt Nam đồng (VND): Phổ biến ở mức trên 5,5% - 9%/năm đối với ngắn hạn (chiếm 68,50% tổng dư nợ ngắn hạn VND); trên 11%-13%/năm đối với trung dài hạn (chiếm 54,01% tổng dư nợ trung dài hạn VND); Các NHTM chấp hành nghiêm mức trần LSCV ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN là 5,5%/năm Mặt bằng LSHĐ và LSCV trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng so với đầu năm trong bối cảnh nhu cầu vốn phục hồi sản xuất tăng cao. (Theo Báo cáo Cục Thống kê Tỉnh Tiền Giang 2022).

Về huy động vốn: Đến cuối tháng 10/2022, tổng vốn huy động 87.644 tỷ đồng, đạt 102,1% kế hoạch; tăng 8.154 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cuối năm trước,tốc độ tăng bình quân là 1,09%/ tháng Vốn huy động tăng trưởng cao hơn mức tăng8,57% so cùng kỳ năm trước; cao hơn 5,60% so với mức tăng của cả nước Có26/30 chi nhánh NHTM tăng trưởng vốn huy động so với cuối năm 2021 Trong đó,vốn huy động trên 12 tháng tăng 22,21%, chiếm 49,84% tổng nguồn vốn huy động.Huy động vốn chủ yếu ở khu vực dân cư, chiếm tỷ trọng 84,74% tổng nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động tăng khá, tạo đà tăng ngay từ các tháng đầu năm.Với mặt bằng lãi suất huy động tăng tại hầu hết các hệ thống NHTM như hiện nay thì dự kiến đến cuối năm 2022, gửi tiền NH sẽ là kênh được đông đảo người dân lựa chọn Ước đến cuối năm 2022, vốn huy động 89.028 tỷ đồng, đạt 103,7% so kế hoạch, tăng 12% so cuối năm 2021 (Theo Báo cáo Cục Thống kê Tỉnh Tiền Giang 2022).

Về dư nợ: Đến cuối tháng 10/2022, tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh đạt 83.712 tỷ, đạt 102,14% kế hoạch; tăng 11.820 tỷ, tăng 16,44% so với cuối năm 2021, bình quân tăng 1,55%/tháng Từ đầu năm đến nay, hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng nhu cầu vay vốn cho 925.245 lượt khách hàng với doanh số cho vay lũy kế từ đầu năm đạt 126.833 tỷ đồng Tăng trưởng dư nợ cao hơn 9,21% so với cùng kỳ năm trước; cao hơn 4,99% so với mức tăng của cả nước Ước đến cuối năm

2022, dư nợ tín dụng 84.832 tỷ đồng, đạt 103,5 kế hoạch và tăng 18% so cuối năm

2021 (Theo Báo cáo Cục Thống kê Tỉnh Tiền Giang 2022)

Nợ xấu: Đến cuối tháng 10/2022, nợ xấu là 651 tỷ đồng, tỷ lệ là 0,78% trên tổng dư nợ, giảm 0,27% so cuối năm 2021 Ước đến cuối tháng 12/2022, nợ xấu là

645 tỷ đồng, giảm 0,29% so với cuối năm 2021 Công tác xử lý các vấn đề liên quan đến nợ xấu được ngân hàng lưu ý và thực hiện dưới nhiều hình thức nhằm mục đích thu hồi các khoản nợ từ khách hàng như: Thông qua công văn, thông báo, điện thoại, thư điện tử, tin nhắn, đàm phán trao đổi trực tiếp để thỏa thuận về kế hoạch, thời gian và phương thức trả nợ; Biện pháp tài chính như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi; Biện pháp xử lý tài sản bảo đảm với các hình thức như khách hàng bán tài sản cho người mua hoặc ngân hàng trực tiếp bán tài sản cho người mua hoặc bán thông qua tổ chức đấu giá; Biện pháp khởi kiện và đề nghị cơ quan thi hành thu hồi nợ (Theo Báo cáo Cục Thống kê Tỉnh Tiền Giang 2022)

- Kết quả thực hiện các giải pháp mà ngân hàng đưa ra tập trung vào việc giúp đỡ các doanh nghiệp bị tác động và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 gây ra vượt qua khó khăn, bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển. Đến hết ngày 30/09/2022, đã hoàn thành thực hiện cơ cấu các vấn đề cấp thiết liên quan đến thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho4.862 đối tượng khách hàng, với giá trị nợ gốc và lãi đạt 2.042 tỷ đồng Cho vay mới để hỗ trợ khách hàng khôi phục lại sản xuất kinh doanh với danh sách cho vay lũy kế khi phát sinh dịch đến nay là 269,23 ngàn tỷ đồng.

Bên cạnh giảm lãi suất, các chi nhánh cũng tiếp tục triển khai giảm các loại phí thanh toán, chuyển tiền hỗ trợ khách hàng, mức giảm tối đa lên đến 100% Chương trình cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ- CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ (sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 126/NQ-

CP ngày 08/10/2021) và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021): Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho 41 đơn vị sử dụng lao động để trả lương cho 35.984 lượt người lao động với số tiền vay hơn 128 tỷ đồng, với thời hạn vay dưới 12 tháng, lãi suất 0%/năm, đã bắt đầu thực hiện thu hồi nợ, còn 36 đơn vị còn dư nợ đến hết ngày 31/10/2022 đạt 81,266 tỷ đồng (TheoBáo cáo Cục Thống kê Tỉnh Tiền Giang 2022).

Kết quả các kiểm định CMB

Kiểm định CMB được sử dụng để đánh giá và kiểm chứng các dữ liệu thu thập phục vụ cho nghiên cứu có bị sai lệch hoặc thổ phồng quá mức hay không. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương phân tích đơn nhân tố của Harman và cho ra các kết quả được thể hiện ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1 Kết quả phân tích đơn nhân tố

Giá trị ban đầu Tổng bình phương tải trọng Tổng % phương sai % tích lũy Tổng % phương sai % tích lũy

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả phân tích đơn nhân tố của Harman cho thấy với 33 biến quan sát đưa vào phân tích và tạo ra 1 nhân tố duy nhất có tổng % phương sai 3,683% 0,3, Hệ số Cronbach’s Alpha tổng của 9 thang đo chính và hệ số Cronbach’sAlpha của 33 thang đo thành phần đều > 0,7 Như vậy 9 thang đo có trong nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy và được xem xét, vận dụng vào quá trình thực hiện bước phân tích nhân tố khám phá.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Để đo lường tính hợp lệ của các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NH đối với các DNNVV, nghiên cứu sử phương pháp nhân tích nhân tố khám phá để đo lường độ hội tụ và độ phân biệt của các nhân tố này Điều kiện thang các thang đo đảm bảo tính hợp lệ là

- Hệ số KMO phải nằm trong đoạn từ 0,5 đến 1

- Kiểm định Barlett có mức ý nghĩa phải nhỏ hơn 0,05

- Giá trị Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1

- Tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%

- Hệ số tải của các nhân tố > 0,5

Phân tích nhân tố khám phá đối với các biến độc lập

Kết quả phân tích nhân tố kháp phá với các thang đo đo lường các biến độc lập được trình bày chi tiết ở bảng 4.3 và 4.4, các giá trị đo lường được cụ thể như sau:

- Hệ số KMO = 0,878 (nằm trong đoạn từ 0,5 đến 1)

- Kiểm định Barlett có mức ý nghĩa 0.5

Từ kết quả này tác giả kết luận phương pháp phân tích nhân tố của nghiên cứu là phù hợp, với 30 biến quan sát đưa vào phân tích EFA đã rút trích được 8 biến đại diện cho 8 nhân tố chính đó là: Tài sản tài chính; Ngành nghề kinh doanh; Phương án vay; Ấn tượng ban đầu; Độ tin cậy của DN; Kỳ hạn cho vay; Tuổi và kinh nghiệm của DN; Quan hệ với NH Với 8 nhân tố hình thành này đại diện được 80,359% phương sai của 30 biến quan sát đưa vào phân tích Bên cạnh đó hệ số tải của tất cả các nhân tố đều > 0,5 do đó các nhân tố mới được tạo ra đảm bảo độ hội tụ và độ phân biệt.

Bảng 4.3 Kết quả phân tích KMO -Bartlett's Test và phương sai trích

STT Thước đo Giá trị

Số nhân tố hình thành 8

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 4.4 Ma trận xoay cho các biến độc lập

TSTC NNKD PAV ATBD DTC KHV T_KN QHNH

Nguồn: Tác giả tổng hợp Ghi chú: TSTC là tài sản tài chinh; NNKD là ngành nghề kinh doanh; PAV là phương án vay; ATBD là ấn tượng ban đầu; DTC là độ tin cậy của DN; KHV là kỳ hạn cho vay; T_KN là tuổi và kinh nghiệm của DN; QHNH là quan hệ với NH.

Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc được trình bày chi tiết ở Bảng 4.5 Kết quả phân tích cho thấy với 3 biến quan sát đưa vào rút trích được 1 nhân tố duy nhất có tổng % phương sai trích là 82,591%, tương ứng với giá trị Eigenvalue =2,479 và hệ số tải nhân tố >0,05 Bên cạnh đó giá trị KMO và kiểm định Bartlett's đều cho thấy phương pháp phân tích nhân tố này phù hợp.

Bảng 4.5 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc

STT Thước đo Giá trị

Số nhân tố hình thành 1 Giá trị Eigenvalue 2,478 Tổng % phương sai trích 82,591

Nguồn: Tác giả tổng hợp Ghi chú: QD1, QD2, QD3 là các thang đo của quyết định cho vay

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

4.5.1 Đo lường độ phù hợp qua tính đơn hướng Để đo lường mức độ phù hợp của các thang đo, nghiên cứu sử dụng các chỉ số đo lường độ phù hợp thông qua tính đơn hướng, theo các chỉ sô: Chi-square (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); chỉ số thích hợp tốt (GFI- Good of Fitness Index); chỉ số thích hợp so sánh (CFI- Comparative Fit Index); chỉ số Tucker và Lewis (TLI-Tucker & Lewis Index); chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation).

Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường nếu kiểm định Chi- square có P-value > 0,05; CMIN/df =< 3; GFI, TLI, CFI >= 0,9; và RMSEA

Tuy nhiên, theo quan điểm gần đây của các nhà nghiên cứu thì GFI vẫn có thể chấp nhận được khi trong khoảng (0,8 – 0,9) (Hair và cộng sự, 2010).

Nguồn: Tác giả tổng hợp Ghi chú: TSTC là tài sản tài chinh; NNKD là ngành nghề kinh doanh; PAV là phương án vay; ATBD là ấn tượng ban đầu; DTC là độ tin cậy của DN; KHV là kỳ hạn cho vay; T_KN là tuổi và kinh nghiệm của DN; QHNH là quan hệ với NH.

Kết quả đánh giá tính đơn hướng cho thấy có Chi- square R5,998 với P- value< 0,05; CMIN/df =< 2, GFI =0,894 >0,8, TLI=0,974 >0,9, CFI =0,978 >0,9; và

RMSEA =0,038 0,7.

- Thang đo đạt được giá trị hội tụ khi trung bình phương sai trích (average variance extracted) > 0,5.

- Giá trị phân biệt cũng là một tính chất quan trọng của đo lường Giá trị phân biệt thể hiện cấp độ phân biệt của các khái niệm đo lường (Steenkamp & Trijp, 1999), Giá trị phân biệt đạt được khi: MSV (maximum shared variance)

(inter construct correlation).

Bảng phân tích ở dưới cho thấy tất cả các giá trị trong đo lượng về độ hội tụ (Cr) độ hội tụ (AVE), độ phân biệt (MSV, SRTAVE) đều đảm bảo, do đó các thang đo trong nghiên cứu đều đảm bảo tính hợp lệ.

Bảng 4.6 Kết quả mô hình đo lường trong CFA

Nguồn: Tác giả tổng hợp Ghi chú: * p < 0,050; ** p < 0,010; *** p < 0,001; † là SRTAVE; TSTS là tài sản tài chinh; NNKD là ngành nghề kinh doanh; PAV là phương án vay; ATBD là ấn tượng ban đầu; DTC là độ tin cậy của DN; KHV là kỳ hạn cho vay; T_KN là tuổi và kinh nghiệm của DN; QHNH là quan hệ với NH.

Kết quả nghiên cứu và kiểm định

4.6.1 Kết quả hồi quy và các kiểm định

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để tiến hành hồi quy mô hình các yếu tố tác động đến quyết định cho vay của NH đối với DN đồng thời cũng đo lường mối quan hệ qua lại của các biến độc lập với nhau Kết quả hồi quy được thể hiện qua sơ đồ dưới đây.

Hình 4.2 Mô hình hồi quy

Nguồn: Tác giả tổng hợp Ghi chú: TSTC là tài sản tài chinh; NNKD là ngành nghề kinh doanh; PAV là phương án vay; ATBD là ấn tượng ban đầu; DTC là độ tin cậy của DN; KHV là kỳ hạn cho vay; T_KN là tuổi và kinh nghiệm của DN; QHNH là quan hệ với NH; QD là quyết định cho vay.

Dựa vào mô hình trên các kết quả đo lường được thể hiện chi tiết như sau:

Bảng 4.7 Kết quả hồi quy Biến phụ thuộc Hệ số R2 Biến độc lập Hệ số beta Hệ số beta chuẩn hóa P.value

Chỉ số đo độ phù hợp của mô hình

Nguồn: Tác giả tổng hợp Ghi chú: TSTC là tài sản tài chinh; NNKD là ngành nghề kinh doanh; PAV là phương án vay; ATBD là ấn tượng ban đầu; DTC là độ tin cậy của DN; KHV là kỳ hạn cho vay; T_KN là tuổi và kinh nghiệm của DN; QHNH là quan hệ với NH;

QD là quyết định cho vay.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình đo lường

Dựa vào bảng tóm tắt trên cho thấy các chỉ số đo độ phù hợp của mô hình như Chi- square 28,247 và Chi square/df =1,403 < 2 với P-value < 0,05; GFI 0,841

>0,8, TLI=0,958>0,9; CFI =0,964>0,9; và RMSEA =0,027 0, tuy nhiên P.value > 0,05 do đó biến này không có tác động cùng chiều và không có ý nghĩa thống kê đến quyết định cho vay Bên cạnh đó hệ số tác động của các biến trên cũng cho biết mức độ thay đổi của quyết định cho vay khi các biến này thay đổi, cụ thể như sau:

Biến tài sản tài chính của DN có hệ số tác động là 0,236 và P.value

Ngày đăng: 29/04/2023, 12:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w