Tài liệu hay về kinh tế phát triển nông thôn !
Trang 1PHẦN 1
MỞ ĐẦU1.1.Đặt vấn đề
Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ánhiệt đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, được trồng khá phổ biến trên thếgiới Đặc biệt là một số quốc gia khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản,Việt Nam… Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca cao, có tác dụnggiải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt độngcủa hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và chữa được một số bệnh đường ruột Đặc biệtchất Tanin trong chè có khả năng hút chất phóng xạ, do đó nó còn chống đượcmột số bệnh do các chất phóng xạ gây ra Chính vì các đặc tính ưu việt trên,chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới Hiện nay đã
có trên 40 nước trên thế giới sản xuất chè, trong khi có trên 200 nước tiêu thụchè Đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càngphát triển.(Lê Lâm Bằng, 2008) [3]
Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè pháttriển Chè có lịch sử phát triển trên 4000 năm, cây chè ở Việt Nam cho năngsuất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế Tạo việc làm cũng nhưthu nhập hàng năm cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miềnnúi Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang cónhu cầu lớn về xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước, cây chè được coi làcây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du miền núi.(Phùng VănChấn, 1999)[5]
Cây chè có một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế và trong đời sống củangười dân Việt Nam Ngoài giá trị dinh dưỡng, cây chè là cây công nghiệplâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế
Trang 2cao Đã từ lâu trà Việt Nam được xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới đemlại lượng ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Cây chè đóng góp một vai trò quan trọng trong tăng thu nhập và tạocông ăn việc làm ở các vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt là các vùng núiphía Bắc ( Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ), vùngduyên hải Bắc Trung Bộ( tỉnh Nghệ An) và vùng Nam Đông Bắc ( tỉnh LâmĐồng) Hai vùng chè trồng chính là hai vùng nghèo nhất nước và cây chè làmột trong số ít cây nông nghiệp phù hợp với điều kiện canh tác tại đây.(ADB, 2004) [1]
Thành phố Thái Nguyên là một thành phố trung du, miền núi Bắc Bộ,được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiếtkhá thích hợp cho việc phát triển cây chè So với các huyện trong tỉnh, thànhphố có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, vớivùng trọng điểm là các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức.Hiện nay, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.(Lê LâmBằng,2008)[3]
Trong nhiều năm qua, sản xuất chè của thành phố đã có bước pháttriển, song kết quả sản xuất chè còn chưa cao so với tiềm năng và còn nhiềuvấn đề cần phải xem xét, giải quyết Vì vậy việc đi tìm lời giải cho bài toán ổnđịnh và tăng thu nhập cho hộ sản xuất chè là yêu cầu cần thiết
Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất bao gồm tất cả các yếu tố liênquan tới cung và cầu Các ảnh hưởng này tùy vào điều kiện cụ thể, thời gian
và không gian khác nhau tác động nhiều hay ít đến thu nhập[18] Điển hìnhtrong các yếu tố tác động đến thu nhập bao gồm có: giá bán của chè trên thịtrường, các yếu tố đầu vào của sản xuất, giá cả của các sản phẩm có thể thaythế chè, thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng, tiến bộ công nghệ, các
Trang 3chính sách của chính phủ, thời tiết và dịch bệnh… Vì điều kiện về thời gian
và kinh phí có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố chính về phícung thuộc các nhóm yếu tố đầu vào như chi phí trung bình, diện tích đấttrồng, kiến thức nông nghiệp, giống và năng suất đất của quá trình sản xuấtchè và không gian lựa chọn là xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên, một xãtrồng chè của tỉnh
Được sự đồng ý của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường đạihọc Nông Lâm Thái Nguyên, UBND xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên,cán bộ khuyến nông xã, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: Thạc sĩ Trần Việt
Dũng, tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động một số yếu tố đến thu nhập của hộ sản xuất chè ở xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố ( giống, diện tích đất trồng chè đang cho sản phẩm, năng suất đất, chi phí trung bình, kiến thức nông nghiệp) đến thu nhập của hộ sản xuất chè ở xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên Trên cơ sở đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất chè
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tác động của một số yếu tố đến thu nhập của hộ sản xuất chè (giống, diện tích đất trồng chè đang cho sản phẩm, năng suất đất, chi phí trung bình, kiến thức nông nghiệp )
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp kinh tế chủ yếu, nhằm ổn định thu nhập, tăng thu nhập cho hộ sản xuất chè tại địa phương
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập
Trang 4Thông qua việc nghiên cứu thực hiện đề tài giúp cho sinh viên nâng caođược năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng được nhữngkiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiếnthức còn thiếu và kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học chobản thân
Kết luận của đề tài sẽ là tiền đề và là tài liệu tham khảo cho các nghiêncứu tiếp theo
1.3.2 Ý nghĩa trong sản xuất
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được coi là tài liệu tham khảo cho cấplãnh đạo địa phương xã Tân Cương, và các cán bộ nông nghiệp tại địa phươngtrong việc xác định các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao thu nhập cho Hộsản xuất chè
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Cơ sở khoa học phát triển sản xuất chè
2.1.1 Vài nét về cây chè và vai trò của chè đối với đời sống con người
2.1.1.1 Nguồn gốc cây chè Việt Nam
Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng :câychè vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núiphía bắc Lê Quý Đôn trong sách " Vân Đài loại ngữ " (1773) có ghi trongmục IX, Phẩm vật như sau: " Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, AmGiới và Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng,thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nước
Trang 5uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon Hoa và nhịchè càng tốt, có hương thơm tự nhiên "
Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buônbán chè giữa sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ HàNội ngược lên cao nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu; đến tận Ipang, vùngXípxoongpảnnả (Vân Nam), nơi có những cây chè đại cổ thụ
Việt Nam nằm trong vùng gió mùa Đông nam á, cái nôi của cây chè
- Khí hậu đất đai rất thích hợp với sinh trưởng cây chè Lượng nướcmưa dồi dào 1700-2000 mm/năm nhiệt độ 21-22,6 0C, ẩm độ không khí 80-
85 % Đất đai trồng chè gồm 2 loại phiến thạch sét và bazan màu mỡ
- Chè trồng ở vĩ tuyến B 11.5-22.5 0;, chia thành 3 vùng: vùng thấpdưới 300 m, vùng giữa 300-600 m, vùng cao 600-trên 1000 m, nên chất lượngchè rất tốt
- Giống chè bản địa gồm 2 giống Trung Du và Shan, làm được chèxanh và chè đen; đặc biệt giống chè Shan miền núi có búp nhiều lông tuyếttrắng, được thị trường quốc tế rất ưa chuộng Ngoài ra còn những giống chètốt làm chè đen, chè xanh, chè ô long, nhập nội của Trung Quốc, Đài Loan,Nhật Bản, ấn Độ và Srilanka, Inđônêxia (Đỗ Ngọc Quỹ & Nguyễn KimPhong ,2008) [20]
2.1.1.2 Vai trò của chè đối với đời sống con người
Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, trồng 1 lần cho thu hoạch nhiềunăm, từ 30 đến 50 năm Trồng và thâm canh từ đầu, liên tục và sau 3 năm câychè đã được đưa vào kinh doanh, mang lại thu nhập kinh tế hàng năm vì năngsuất, sản lượng tương đối ổn định Từ chè búp tươi, tuỳ theo công nghệ vàcách chế biến sẽ tạo ra các loại sản phẩm chè khác nhau: Chè xanh, chè đen,chè vàng, chè túi lọc v.v Chè có nhiều vitamin có giá trị dinh dưỡng và bảo
vệ sức khoẻ Có tác dụng giải khát, bổ dưỡng và kích thích hệ thần kinh trung
Trang 6ương, giúp tiêu hoá các chất mỡ, giảm được bệnh béo phì, chống lão hoá Do
đó chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới.(ĐoànHùng Tiến,1998)[17]
Chè có giá trị sử dụng và là hàng hoá có giá trị kinh tế, sản xuất chèmang lại hiệu quả kinh tế khá cao góp phần cải thiện đời sống cho người laođộng Hiện nay chè đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị của Việt Nam
Ngoài ra thị trường nội địa đòi hỏi về chè ngày càng nhiều với yêu cầuchất lượng ngày càng cao Phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ chè, gópphần quan trọng trong việc tạo việc làm tăng thu nhập cho người trồng chè.Đặc biệt là đồng bào trung du và miền núi, nơi mà có cơ sở vật chất kỹ thuậtcòn thấp kém, vấn đề việc làm còn gặp nhiều khó khăn và thu nhập vẫn cònthấp Như vậy, chè là loại cây có tiềm năng khai thác vùng đất đai rộng lớncủa khu vực trung du và miền núi Bên cạnh đó nó còn có tác dụng phủ xanhđất trống, đồi trọc, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái Nước ta có điềukiện khí hậu, đất đai phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè,nhân dân ta lại có kinh nghiệm và tập quán trồng chè lâu đời Nước ta cónguồn lao động dồi dào, khéo léo trong các khâu thu hoạch, chế biến chè, cócác cơ sở nghiên cứu lâu năm về chè Do đó tiềm năng khai thác và phát triểnsản xuất chè trong những năm tiếp theo là rất lớn và khả thi.(Phạm Văn Việt
Hà, 2007)[9]
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất chè
2.1.2.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
* Đất - tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành trồng trọt
Đất đai hoạt động với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt,tham gia vào việc tạo ra nông sản, trước hết là các sản phẩm của ngành trồngtrọt Các sản phẩm trồng trọt một mặt cung cấp cho nhu cầu đời sống conngười, mặt khác là nguồn thức ăn quan trọng cho ngành chăn nuôi Như vậy,
Trang 7đất đai có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với hộ nông dân, đặc biệt sản xuấtnông nghiệp theo hướng hàng hóa hiện nay (Bùi Huy Đáp – Nguyễn Điền,1998)[6]
Đất đai vừa được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp vừa sử dụng vàocác hoạt động phục vụ đời sống, vì vậy sử dụng đất đai nhằm các mục đíchsau:
- Sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm và sản phẩm hàng hóa trên một cơ
sở diện tích, với hao phí lao động sống và lao động vật hóa trên cơ sở sảnphẩm thấp nhất
- Tạo điều kiện đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phục vụ các hoạt động sảnxuất kế tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc phục vụ trực tiếp cho hoạt động sảnxuất nông nghiệp và các nhu cầu của đời sống với lượng đất đai ít nhất
- Khai thác các tiềm năng và lợi thế của đất đai và các yếu tố gắn với đấtđai, phù hợp với các yêu cầu của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả của đấtđai
* Điều kiện khí hậu
Cây chè thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau Nhưng qua sốliệu các nước trồng chè cho thấy, cây chè sinh trưởng ở những vùng có lượngmưa hàng năm từ 1000 - 4000 mm, phổ biến thích hợp nhất từ 1500 – 2000
mm Độ ẩm không khí cần thiết từ 70 - 90% Độ ẩm đất từ 70 - 80% Lượngmưa bình quân tháng trên 1000 mm chè mọc tốt, ở nước ta các vùng trồng chè
có điều kiện thích hợp, chè thường được thu hoạch nhiều từ tháng 5 đến tháng
10 trong năm Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinhtrưởng và phát triển của cây chè Cây chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độkhông khí dưới 100C hay trên 40oC Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 22– 280C Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân bắt đầu pháttriển trở lại Thời vụ thu hoạch chè dài, ngắn, sớm, muộn tuỳ thuộc chủ yếu
Trang 8vào điều kiện nhiệt độ Tuy nhiên các giống chè khác nhau có mức độ chốngchịu khác nhau (Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong, 2008)[19]
2.1.2.2 Nhóm nhân tố kinh tế kỹ thuật
* Giống chè – yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chè
Trong các tác động của khoa học công nghệ đến thu nhập của hộ từ sảnxuất chè, thì giống chè là một yếu tố rất quan trọng
Giống là yếu tố tiên quyết đối với chất lượng chè (yếu tố chất lượng sẽảnh hưởng đến thu nhập thông qua giá bán và số lượng bán ra), quyết địnhđến 50% chất lượng, còn yếu tố độ cao, chăm sóc chiếm 30% và yếu tố côngnghệ chế biến, thiết bị chỉ chiếm 20% Giống hay cấu tạo gen của chè có khảnăng sinh sản ra các hóa chất tinh dầu khác nhau, tạo ra chất lượng riêng củatừng giống chè
Hơn nữa, chè là cây công nghiệp lâu năm, không thể phá đi trồng lạihàng năm như cây ngắn ngày Một quyết định đúng đắn hay sai lầm về giốngchè sẽ ảnh hưởng đến nửa thế kỷ phát triển của vườn chè
Giống chè ảnh hưởng đến năng suất búp, chất lượng nguyên liệu do đócũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh và cạnh tranh trên thị trường
Ở Việt Nam đã chọn, tạo được nhiều giống chè tốt bằng phương phápchọn lọc cá thể như: PH1, TRI777, 1A, TH3… Đây là một số giống chè khátốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao, đã vàđang sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấugiống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè cằn cỗi.(Phạm VănViệt Hà, 2007)[9]
* Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Cùng với giống mới việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và chếbiến cũng là điều kiện cần thiết để tạo ra năng suất cao và chất lượng tốt
Trang 9- Tủ cỏ rác và tưới nước: Tủ cỏ rác tăng năng suất chè 30-50% do giữđược ẩm, tăng lượng mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất Chè cũng
là cây trồng rất cần nước, nếu cung cấp nước thường xuyên thì năng suất chènguyên liệu sẽ tăng từ 25-40%
- Đốn chè: là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất, chấtlượng chè Kết quả nghiên cứu ở Inđônêxia cho thấy hàm lượng càphêin củanguyên liệu chè đốn cao hơn nguyên liệu chè chưa đốn Ngoài phương phápđốn, thời vụ đốn cũng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè Thường tiếnhành đốn vào thời kỳ cây chè ngừng sinh trưởng, không ra búp từ ngày giữatháng 12 đến cuối tháng 1 hàng năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 1
- Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp
kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng chè búp
* Kiến thức nông nghiệp
Kiến thức của người sản xuất nông nghiệp được gọi là kiến thức nông
nghiệp, và có thể được xem như là tổng thể các kiến thức về kỹ thuật, kinh tế
và cộng đồng mà người nông dân có được các ứng dụng và hoạt động sản xuất của mình [10]Các nhà kinh tế đã tranh luận về vai trò của kiến thức
nông nghiệp đối với sản xuất nông nghiệp và đưa ra những nhận định của họ:
Wharton (1963) cho rằng với các nguồn lực đầu vào giống nhau thì hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau, Bhati (1973) nhận định kiến thức nông nghiệp cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất và coi đây là yếu tố có thể kết hợp các nguồn lực đầu
vào chính như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới và lao động
Để đo lường kiến thức nông nghiệp các nhà phân tích sử dụng bảng câuhỏi đánh giá và cho điểm các nội dung liên quan
Trang 10Ngày nay trong nền kinh tế tri thức và kinh tế mở thì vai trò của kiếnthức lại càng hết sức quan trọng, trong đó kiến thức kinh tế và kiến thức kỹthuật cùng có vai trò quyết định đến thành quả đạt được của người nông dân.
2.1.2.3 Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội
* Thị trường, giá cả
Thị trường là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại của cơ
sở sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thịtrường: mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đềuphải trả lời ba câu hỏi của kinh tế học đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như thếnào và sản xuất cho ai Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mangtính định hướng Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản xuất
và tiêu dùng
Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng chè nóiriêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá chè (giá chè búp tươi và chè búp khô)trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng chè
Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống củangười sản xuất nói chung, cũng như người làm chè, ngành chè nói riêng Do
đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho
sự phát triển lâu dài của ngành chè, tăng cao thu nhập cho hộ sản xuất chè.(LêLâm Bằng,2008)[3]
* Nguồn lao động
Theo quan điểm của Ricacdo: “ lao động là cha, đất đai là mẹ sinh ra củacải vật chất” Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông quacông cụ lao động, tác động lên đối tương lao động nhằm biến đổi chúng thànhcủa cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình Nông hộ sử dụng lao độngchủ yếu là lao động gia đình Tuy nhiên lao động trong nông hộ đông đảo về
số lượng nhưng cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động thấp,
Trang 11trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thịtrường còn hạn chế Phát triển sản xuất chè cũng vậy, nó vừa có ý nghĩa kinh
tế, vừa có ý nghĩa xã hội, bởi vì nhờ có phát triển sản xuất chè đã giải quyếtđược lượng lớn lao động Ngoài việc mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tăng thunhập cho người lao động, nó còn giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng laođộng lớn ở cả miền núi và miền xuôi, đặc biệt là lao động nông thôn
* Hệ thống chế biến chè
Sau khi hái được chè nguyên liệu (chè búp tươi) người ta sẽ tiến hành chếbiến, từ chè búp tươi tạo ra chè thành phẩm, sau đó mới đem đi tiêu thụ trênthị trường Ngoài yêu cầu về chất lượng chè nguyên liệu, thì công tác tổ chức,chế biến, quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng chè thành phẩm.Hạch toán được giá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị trườngsao cho phù hợp
* Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước
Ngành chè cũng như các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng quy mô
và chất lượng trong sản xuất kinh doanh,tăng cao thu nhập cho các hộ trồngchè nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựngmối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo hiệu quả kinh doanh caonhất Kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kinh tế, một chínhsách kinh tế không phù hợp sẽ kìm hãm phát triển của ngành, ngược lại mộtchính sách thích hợp sẽ kích thích sản xuất phát triển Các chính sách này cóthể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thu nhập của hộ sản xuất chè, tiêubiểu có thể kể đến là: Chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách thịtrường và sản phẩm
2.1.3 Một số lý thuyết kinh tế
2.1.3.1 Thu nhập và các thước đo thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp
Trang 12Thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp là giá trị bằng tiền biểu hiện chokết quả của quá trình sản xuất và được xác định thông qua các thước đo sau:
Thu nhập gộp (giá trị tổng sản phẩm hay tổng doanh thu ) : là tích của
giá bán sản phẩm và sản lượng đầu ra
Thu nhập ròng ( lợi nhuận ) là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi
phí thu, nhập ròng phản ánh hiệu quả kinh tế của sản xuất
Thu nhập lao động gia đình : là tổng của lợi nhuận và chi phí cơ hội
của lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất ( Châu VănThành,2005) [16]
Như vậy, cung với giá bán, sản lượng đầu ra, chi phí là những nhân tốtác động trực tiếp đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp vậy những yếu
tố nào liên quan tới sản lượng và chi phí sản xuất để giải đáp cho câu hỏi nàychúng ta cùng đi vào tìm hiểu một số lý thuyết kinh tế liên quan sau đây:
2.1.3.2 Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào
Sản xuất là quá trình chuyển hóa những yếu tố đầu vào thành nhữngyếu tố đầu ra hay còn gọi là sản lượng đầu ra hoặc sản phẩm, và kết quả củasản phẩm do lượng và chất của các yếu tố đầu vào và công nghệ sử dụngquyết định, mối tương quan phụ thuộc đó được diễn tả qua hàm sản xuất
“Hàm sản xuất mô tả những số lượng sản phẩm ( đầu ra) tối đa có thể đượcsản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất( đầu vào) nhất định, tương ứngvới trình độ kĩ thuật nhất định” [7]
Dạng tổng quát của hàm sản xuất :
Y = f ( X1, X2, X3,…,Xn)
Với : Y là sản lượng đầu ra
X1, X2, X3,… ,Xn :là các yếu tố đầu vào
Các yếu tố đầu vào chia thành 3 nhóm:
Trang 13Nhóm 1 là vốn (K ): gồm các yếu tố chính như nhà xưởng, đất đai,
máy móc, và nguyên nhiên vật liệu Đây là nhóm các tư liệu sản xuất biểuhiện cho quy mô sản xuất Trong nông nghiệp, các yếu tố đầu vào chính thuộcnhóm vốn gồm có : đất, hệ thống tưới nước, máy móc nông nghiệp, sân phơi,gia súc làm việc, giống cây trồng, phân bón, thuốc hóa học, nguyên vật liệu
Nhóm 2 là lao động (L) được đề cập cả về số lượng và chất lượng lao
động chất lượng lao động bao hàm cả những yếu tố phi vật chất như kỹ năng,kiến thức, kinh nghiệm
Nhóm 3 là nhóm các yếu tố tăng năng suất (TFP) điển hình như
công nghệ, thể chế kinh tế chính trị
Hàm sản xuất một mặt cho biết sản lượng đầu ra rừ việc kết hợp mộtlượng các yếu tố đầu vào, mặt khác cũng cho biết lượng yếu tố đầu vào cần sửdụng với mỗi kỹ thuật để sản xuất ra mức sản lượng đầu ra theo ý muốn Tuynhiên, mối quan hệ phụ thuộc giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vàongắn hạn và trong dài hạn có những đặc tính riêng do khả năng thay đổi cácyếu tố đầu vào trong ngắn hạn và dài hạn khác nhau
2.1.3.3 Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất (TC) là toàn bộ chi phí bằng tiền mà nhà sản xuất đã
chi ra để mua các yếu tố đầu vào, tính đầy đủ chi phí sản xuất còn bao gồm cảchi phí cơ hội của mọi nguồn lực trong sản xuất là số tiền mà khoản đầu tư cóthể thu được nếu sử dụng nó vào việc khác với mức chi trả cao hơn
Chi phí trung bình (AC) sẽ xác định chi phí sản xuất tính cho một đơn
vị sản lượng đầu ra, AC = TC/Y
Vì điều kiện về thời gian và kinh phí có hạn nên ở đây tôi chỉ tập trungnghiên cứu chi phí trong ngắn hạn
Chi phí sản xuất ngắn hạn: Chi phí sản xuất ngắn hạn (STC) gồm có
chi phí cố định (SFC) và chi phí biến đổi (SVC), trong đó:
Trang 14Chi phí cố định (SFC) là toàn bộ chi phí mà nhà sản xuất phải chi ra
trong mỗi đơn vị thời gian cho các yếu tố đầu vào cố định cho dù không sảnxuất ra một sản phẩm nào ví dụ như : tiền thuê hoặc khấu hao trang thiết bị vànhà xưởng, tiền lương cho bộ phận quản lý, và lãi suất vốn vay, chi phí cốđịnh không thay đổi khi sản lượng thay đổi Trong sản xuất nông nghiệp, cácchi phí chính thuộc thuộc chi phí cố định gồm có : tiền mua và thuê đất, khấuhao tài sản( máy nông nghiệp, nhà kho, sân phơi, công trình thủy nông, vườncây lâu năm, gia súc làm việc), và lãi vốn vay Riêng với cây trồng lâu năm,các khoản như giống, tiền công, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nước tướiđầu tư trong giai đoạn chưa cho sản phẩm cũng nằm trong chi phí cố định
Chi phí biến đổi (SVC) là toàn bộ chi phí mua các yếu tố đầu vào biến
đổi như nguyên vật liệu, tiền công lao động trực tiếp, chi phí biến đổi thay đổicung với sự thay đổi sản lượng đầu ra trong ngắn hạn Trong nông nghiệp, chiphí biến đổi là các khoản tiền chi cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiềncông lao động, các nguyên vật liệu khác, và lãi vốn vay trong giai đoạn thuhoạch
Chi phí trung bình ngắn hạn (SAC) có xu hướng tăng lên nếu tiếp tục
tăng lượng của một yếu tố đầu vào do bị chi phối bởi quy luật năng suất cânbiên giảm dần: khi năng suất cận biên tăng dần lên dẫm đến sản lượng tăngnhanh và chi phí trung bình giảm, nhưng khi năng suất cận biên giảm dần chođến khi năng suất cận biên < 0 thì sản lượng bắt đầu giảm và chi phí trungbình tăng lên.[8]
2.1.3.4 Lao động và năng suất lao động trong nông nghiệp
Lao động nông nghiệp gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuấtnông nghiệp, hai nguồn cung cấp lao động cho nông nghiệp là lao động củachính gia đình sản xuất nông nghiệp và lao động đi thuê
Trang 15Sự phát triển của các ngành kinh tế khác đã thu hút lao động từ nôngnghiệp sang do đó về mặt lượng lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần
Năng suất lao động nông nghiệp (AP LA ) là sản lượng hoặc giá trị
tổng sản lượng nông nghiệp tính trên một lao động nông nghiệp (tính theo giátrị cố định), công thức tính:
Qua các giai đoạn phát triển của nông nghiệp khẳng định vai trò quantrọng của năng suất đất đối với việc tăng năng suất lao động và sản lượng, đặcbiệt trong giai đoạn đang phát triển khi mà lượng lao động nông nghiệp vẫncòn đang trong tình trạng bán thất nghiệp Xu hướng chuyển dịch năng suấtlao động nông nghiệp có tính quy luật tăng dần tương ứng với số lượng laođộng nông nghiệp giảm dần.[8]
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
* Diện tích trồng chè trên thế giới
Trang 16Chè được sản xuất ở gần 40 nước trên thế giới với khối lượng lớn chủyếu được trồng tại Châu Á, đây chính là cái nôi với mọi điều kiện đất đai, khíhậu phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè.
Bảng 2.1 : Diện tích trồng chè phân theo châu lục năm 2000- 2010
(Đơn vị tính:1000ha)
(Nguồn: FAoSTAT Data, Faostat.fao.org )
Qua bảng 2.1 cho thấy, chè được trồng chủ yếu tại châu Á và châu Phitrong đó châu Á chiếm đến 89% diện tích, kế đến là châu Phi với khoảngtrên 9% Phần rất nhỏ còn lại được trồng tại châu Mỹ, châu Âu và châu Úc.Tuy nhiên, trong giai đoạn 20002010, chúng ta thấy rằng diện tích trồng chètại khu vực châu Mỹ, châu Âu và châu Úc giảm cả về số tuyệt đối tương đối.Trong đó giảm nhiều nhất là khu vực châu Âu với tốc độ giảm diện tích trungbình là 1,53%/năm, châu Úc giảm 0,62%/năm, châu Mỹ giảm 0,15%/năm.Ngược lại với xu hướng trên, trong giai đoạn 20002010, diện tích trồngchè tại khu vực châu Á và châu Phi tăng khá nhanh, trong đó châu Átăng bình quân diện tích là 2,7%/năm và châu Phi là 2,3%/năm
Mặc dù có tới trên 60 quốc gia trồng chè trên Thế giới, tuy nhiên sảnxuất chè của Thế giới chỉ tập trung ở một số nước như: Trung Quốc, Ấn Độ,Srilanca, Kenia, Nhật Bản,… Số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượngmột số nước trồng chè chính năm 2010 cho thấy như sau:
Trang 17- Trung quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích trồng chè với94,31 vạn ha, chiếm 37,96% diện tích chè thế giới Tuy nhiên, năng suất chècủa Trung Quốc không cao chỉ đứng thứ 2 trên Thế giới (sau Ấn Độ) đạt82,10 vạn tấn
- Ấn Độ mặc dù đứng thứ 2 sau Trung Quốc về diện tích nhưng do cónăng suất chè khá cao, đạt 18,98 tạ khô/ha cho nên có sản lượng chè khô caonhất thế giới, đạt 84,5 vạn tấn chiếm 26,43% sản lượng chè trên thế giới
- Kenia là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về diện tích chè đạt 14 vạn
ha nhưng lại là nước có năng suất cao nhất thế giới đạt 20,71 tạ khô/ha, đạtsản lượng là 29 vạn tấn, chiếm 9,07% sản lượng chè toàn thế giới (Nguồn:Theo FAO Strt Citation 2010)
* Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới
Chè hiện chiếm khoảng 1/3 lượng tiêu dùng của thị trường đồ uốngnóng trên thế giới, nhưng chỉ chiếm 20% tổng giá trị của thị trường đồ uốngnày Điều này cho thấy chè là đồ uống rẻ nhất trong các loại đồ uống nóng.Theo đánh giá của các chuyên gia trong nhóm các nước sản xuất kinh doanhchè thuộc tổ chức Nông Lương Quốc Tế, đến hầu hết đầu thế kỉ 21 đã có trênmột nửa dân số thế giới uống chè Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người mộtnăm trên toàn thế giới là 0,5kg/người/năm và con số này sẽ còn tăng lên trongthời gian tới
Người ta thống kê rằng, những nước sản xuất chè lớn nhất thế giớicũng là những nước tiêu thụ nhiều chè nhất Hai nước có diện tích, sản lượngchè lớn nhất là ấn Độ và Trung Quốc cũng là hai nước có nhu cầu tiêu thụ chèlớn nhất thế giới Các nước còn lại như Anh, Mỹ sẽ là thị trường tiềm năngcho những nước xuất khẩu chè.(Hiệp hội chè Việt Nam, 2011)
2.2.2 Tình hình sản xuất và kinh doanh chè của Việt Nam
Trang 18Chè là cây công nghiệp dài ngày, xuất hiện ở Việt Nam từ lâu Trướcđây, nhân dân chỉ trồng trong vườn nhà làm bóng mát lấy búp dùng làm đồuống giải nhiệt Do có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi với 2/3 diện tíchlãnh thổ là vùng đồi núi cây chè đã trở thành cây mang tính chất sản xuấthàng hóa, sản phẩm chè đã được đưa bán ở nhiều thị trường khác nhau Theothống kê của tổng công ty chè Việt Nam, hiện nay có gần một nửa số tỉnh,thành trong cả nước trồng chè nhưng phát triển nhất ở các tỉnh Thái Nguyên,Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lâm Đồng Chè của Việt Namđược các chuyên gia đánh giá là có hương vị đặc trưng, thơm ngon
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích chè năm 2011 giảm 3,6nghìn ha so với năm 2010 (tương đương khoảng 2,77%), đạt 126,3 nghìn ha.Tuy nhiên, diện tích cho sản phẩn năm 2011 lại tăng hơn so với năm 2010.Diện tích cho sản phẩm ước đạt 114,8 nghìn ha, tăng 31,6 nghìn ha, tức làtăng khoảng 1,4%, Diện tích chè năm 2011 giảm nhưng sản lượng chè lạităng so với năm 2010 Sản lượng chè búp tươi năm 2011 đạt 888,6 nghìn tấn,tăng 54 nghìn tấn so với năm 2010
Thị trường: Theo Tổng cục Hải Quan Việt Nam, thì 11 tháng năm
2011, Việt Nam đã xuất khẩu 120,6 triệu kg chè, trị giá 183,3 triệu USD,giảm 1,2% về lượng nhưng tăng 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Những năm trước đây, sản phẩm chè xuất khẩu của nước ta chủ yếuxuất sang các thị trường truyền thống như Nga, Pakistan, Đài Loan, Mỹ Gầnđây các "cường quốc" xuất khẩu chè (như Srilanka, Ấn Độ ) mở rộng "lấnsân" thị trường truyền thống của Việt Nam vì thế chè Việt Nam xuất khẩucàng trở nên bất lợi Chính vì vậy, khối lượng chè xuất khẩu nước ta đang có
xu hướng giảm Giá trị xuất khẩu chè sang thị trường Pakistan chiếm tới gần
¼ tổng kim ngạch của 11 tháng đầu năm 2011 ( chiếm 23,7%) đứng thứ hai là
Trang 19thị trường Đài Loan (chiếm 19,2%) tiếp theo là thị trường Trung Quốc (chiếm11,3%)(Nguồn: Tổng cục Hải quan).
2.2.3 Tình hình sản xuất và kinh doanh chè tại Thái Nguyên
2.2.3.1 Tình hình sản xuất
Sản xuất chè ở Thái Nguyên còn chủ yếu là sản xuất quy mô hộ Tuyvậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh chèmang lại hiệu quả kinh tế cao Trong những năm vừa qua, diện tích, năngsuất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên không ngừng tăng:
Năm 2008, diện tích chè toàn tỉnh có 16.994 ha, năng suất 8,78 tấn chèbúp tươi/ ha, sản lượng 149.255 tấn;
Năm 2009: 17.309 ha, năng suất 9,17 tấn/ha, sản lượng 158.702 tấn;Đến năm 2010, diện tích chè toàn tỉnh có 17.660 ha Năng suất chè búptươi năm 2010 đạt 107 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 171.900 tấn;
Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng chè búp tươi
Trang 20theo huyện, thành phố, thị xã
D tích(ha)
S lượngbúp tươi(tấn)
D tích(ha)
S lượngbúp tươi(tấn)
D tích(ha)
S.lượngbúp tươi(tấn)
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên)
Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chètheo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và cácgiống chè trong nước chọn tạo, lai tạo:
* Cơ cấu giống chè Trung du:
Năm 2001: diện tích 12.302 ha, chiếm 92,09% tổng diện tích chè;
Năm 2005: 10.733 ha (75,9%);
Trang 21Năm 2010: 11.556 ha (65,43%).
* Cơ cấu giống mới năng suất, chất lượng cao:
Năm 2001: diện tích 1.016 ha, chiếm 7,6% tổng diện tích chè;
Năm 2005: 3.400 ha (24,06%)
Năm 2010, cơ cấu giống mới là 34,22% Năm 2011, cả tỉnh trồng mới
và trồng thay thế 1.000 ha chè bằng các giống mới có năng suất và chất lượngcao Đến năm 2015, cơ cấu giống mới đạt 60%, giống chè Trung du còn 40%
Bảng 2.3: Cơ cấu giống chè ở Thái Nguyên
- Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi:
Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè xanh, chè xanh cao cấp gồmcác giống: Trung du, LDP1, TRI 777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát tiên,Keo Am tích, phân bố chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ,Đồng Hỷ, Phú Lương, Phổ Yên, chiếm tỷ lê 80 - 85% nguyên liệu chè chèbúp tươi
Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chè đen gồm các giống: Trung du,LDP2, TRI 777, chủ yếu phân bố ở các huyện Định Hoá, một phần ở huyệnĐại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, chiếm tỷ lệ 10 - 15% lượng nguyên liệu chèbúp tươi
- Một số tiến bộ khoa học công nghệ ứng dụng nâng cao năng suất, chấtlượng, giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên: tập trung vào việc chuyển đổi giống
Trang 22mới, biện pháp canh tác hữu cơ, sử dụng phân bón cân đối, hiệu quả; tưới tiếtkiệm; áp dụng quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).
- Sản xuất chè an toàn ở tỉnh Thái Nguyên: Hiện nay tỉnh Thái Nguyênđang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn toàn tỉnhlàm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trịcao; xây dụng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạnchế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình thực hànhsản xuất nông nghiệp tốt GAP, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến thànhphẩm cuối cùng gắn quy trình sản xuất với việc ược chứng nhận bởi các tổchức chứng nhận trong nước và quốc tế (VietGAP, GlobalGAP, UztCertified…)
Chương trình chuyển đổi giống mới và ứng dụng các biện pháp canhtác tiên tiến sản xuất chè theo hướng an toàn, đã nâng cao năng suất, chấtlượng, giá trị chè Thái Nguyên Năm 2005, giá trị sản xuất bình quân đạt 36,5triệu đồng/ha đối với chè búp khô; năm 2010 là 68 triệu đồng/ha, có nơi đạt
90 - 100 triệu đồng/ha (ở thành phố Thái Nguyên).[22]
2.2.3.2 Chế biến và tiêu thụ chè
* Chế biến chè ở Thái Nguyên
Chế biến chè ở Thái Nguyên theo 2 phương thức chủ yếu:
- Chủ yếu là chế biến theo phương pháp thủ công, truyền thống theo quy
mô hộ Sản xuất chế biến chè từ lâu đã gắn liền với đời sống xã hội và bản sắcvăn hoá các dân tộc tỉnh Thái Nguyên Phương pháp chế biến này chiếmkhoảng trên 80% sản phẩm chè Thái Nguyên Chế biến chè theo phương pháptruyền thống hiện đang mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế rất cao
- Chế biến chè theo dây truyền công nghiệp: đối với sản phẩm chè đentheo công nghệ CTC và OTD; đối với các sản phẩm chè xanh
* Tiêu thụ chè ở Thái Nguyên
Trang 23Sản phẩm chè Thái Nguyên hiện chủ yếu là tiêu thụ nội địa.
Sản lượng chè xuất khẩu chiếm tỷ lệ thấp, giá trị xuất khẩu không cao.Tổng lượng chè xuất khẩu bình quân/năm (trong 3 năm 2008, 2009,2010) là 5.900 tấn, chiếm 18,8% sản lượng chè búp khô cả tỉnh
Thị trường xuất khẩu chủ yếu sang các nước Trung Quốc, Anh,Pakistan, Liên bang Nga, Đài Loan
Bảng 2.4: Tình hình tiêu thụ chè ở Thái Nguyên
Xuất khẩu nước
ngoài/Tiêu thụ
nội địa
Sốlượng(tấn)
% so tổngxuất khẩu
% so sảnlượng cảtỉnh
Giá bánbình quân trongnăm
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên)
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ trồng chè có diện tích cho sản phẩm tại
xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên
Trang 243.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Tiến hành trên địa bàn xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên
3.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu
Từ ngày 16/1/2012 đến ngày 20/5/2012
3.3 Nội dung tiến hành nghiên cứu
3.3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Tân Cương
- Điều kiện tự nhiên: Khái quát vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn.
- Điều kiện kinh tế xã hội: Tình hình sử dụng đất, đặc điểm dân số và lao
động Kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng
- Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.3.2 Đánh giá tác động của một số yếu tố đến thu nhập của Hộ sản xuất chè tại xã Tân Cương
Đánh giá quy mô diện tích đất cho sản phẩm chè tại địa phương
Đánh giá năng suất chè tại xã Tân Cương và một số yếu tố ảnh hưởngđến năng suất của cây chè tại đây
Đánh giá chi phí trung bình trồng chè
Đánh giá kiến thức nông nghiệp của Hộ sản xuất chè
Đánh giá tình hình sử dụng các giống chè tại xã
3.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
3.4.1 Phương pháp luận
Trang 25Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duyvật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cho phương pháp nhìnnhận sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động và phát triển trong mốiquan hệ biện chứng với các sự vật, hiện tượng khác
3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quanthống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí,báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các tàiliệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên, của thành phố và các xã TânCương như: quan đến thành phố Những số liệu này được thu thập chủ yếu ởCục thống kê Thái Nguyên, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường …
* Phương pháp thu thập số liệu thông tin sơ cấp
Thu thập số liệu thông tin sơ cấp được thực hiện qua phương pháp sau:
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)
Đi thực tế để quan sát đánh giá thực trạng, thu thập những thông tin quanhững người dân ở vùng nghiên cứu và các cán bộ, thu nhập những tài liệuthông tin đã có tại nơi nghiên cứu
- Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA)
Trực tiếp tiếp xúc với người dân tại các nơi nghiên cứu, tạo điều kiện
và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào những vấn đề cần nghiên cứu,đàm thoại với họ để thu thập thông tin nhằm nắm được thực trạng sản xuất,đời sống và những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu … của các hộ nôngdân
- Phương pháp điều tra hộ
Trang 26+) Chọn mẫu điều tra: Toàn xã có 1415 hộ thì có 913 hộ trồng chè Trong
số đó, chọn ngẫu nhiên lấy 80 hộ làm mẫu điều tra theo các tiêu chí được nêu
ra trong phương pháp phân tổ
+) Phương pháp phân tổ: Trong tổng số 913 hộ trồng chè trên địa bàn xã,
từ việc xác định tiêu chí phân nhóm hộ trồng chè theo các đặc điểm sản xuấttương tự về khả năng đầu tư, chất đất cho các loại quy mô trồng khác nhauvới ba nhóm Hộ:
Nhóm 1: có quy mô trồng < 0,5ha/hộ
Nhóm 2: có quy mô trồng từ 0,5ha – 1ha/hộ
Nhóm 3: có quy mô trồng trên 1ha/hộ
Dựa vào các tiêu chí trên, trong tổng số hộ thì nhóm 1 có 518 hộ, nhóm
2 có 308hộ, nhóm 3 có 87 hộ Sau đó dựa theo phương pháp chọn mẫu ngẫunhiên, tức là lấy tổng số mẫu điều tra chia cho tổng số hộ rồi nhân với số hộcủa từng nhóm Theo phương pháp này thì nhóm 1 sẽ tiến hành điều tra 45mẫu, nhóm 2 tiến hành điều tra 27 mẫu, nhóm 3 tiến hành điều tra 8 mẫu
+) Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh
hoạt với hộ nông dân, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở vàphù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các câu hỏi:Ai? Cái gì? Ở đâu ? Khi nào ? Tại sao ? Như thế nào và bao nhiêu ? … Phỏngvấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sáttrực tiếp
+) Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra bao gồm coác nội dung liên
quan đến thông tin chung của hộ, thông tin về lao động, diện tích, sản lượng
và lứa thu hoạch chè trong năm, chi phí thời kì kiến thiết cơ bản, chi phí chèkinh doanh của hộ và các câu hỏi để đánh giá kiến thức nông nghiệp của hộ.Đồng thời tìm hiểu một số những khó khăn trong sản xuất chè của hộ
3.4.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Trang 27- Đối với thông tin thứ cấp
Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắpxếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin Đối với cácthông tin là số liệu thì tiến hành lập nên các bảng biểu
- Đới với thông tin sơ cấp
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máytính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu Đề tài sửdụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích hồi quy
Để phân tích ảnh hưởng của các nguyên nhân đến kết quả sản xuất của
hộ, đề tài sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglass (CD) để phân tích HàmCobb-Douglass có dạng:
Chỉ tiêu thu nhập của hộ
- Thu nhập ròng Y1: là lợi nhuận tính trên 1 ha có đơn vị tính là triệuđồng/ha/năm, công thức tính
Y 1 = P * Q – Cu * Q Với : P : giá bán trung bình ( đơn vị tính là đồng)
Q: sản lượng thu hoạch (đơn vị tính kg chè khô/năm)
Cu: chi phí trung bình trên một đơn vị sản phẩm(đơn vị tính là đồng/kg) Cu được cấu thành bởi chi phí cố định trung bình vàchi phí biến đổi trung bình, cụ thể:
Trang 28Chi phí cố định trung bình – chi phí kiến thiết trung bình (Ckt) đượcxác định bằng công thức:
Tổng diện tích trồng *30 năm * Q
Trong đó: chi phí thời kì kiến thiết cơ bản (TCkt) là chi phí trồng mới
và chi phí của các năm chưa cho sản phẩm gồm các loại chi phí (nếu có), làmđất, giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, lao động (lao động gia đình vàlao động thuê), và chi phí khác (tưới nước, thuế sử dụng đất, lãi vốn vay,nhiên liệu)
30 năm là chu kì kinh doanh trung bình của một vườn chè đã được cácchuyên gia và kinh nghiệm của người dân đưa ra trên cơ sở thực tế của sảnxuất chè tại xã
Chi phí biến đổi trung bình – chi phí kinh doanh trung bình (Ckd) đượcxác định bằng công thức:
Ckd= TCkd/ Q
Trong đó: chi phí kinh doanh (TCkd) là chi phí trong năm thu hoạchgồm các loại chi phí: phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, lao động (lao độnggia đình và lao động thuê chăm sóc, thu hái), chi phí khác (tưới nước, thuế sửdụng đất, lãi vốn vay, nhiên liệu) và chi phí chế biến (công chế biến, củi, điện,khấu hao…) chi phí này được phân bổ cho năm kinh doanh
Trang 29Công thức tính số bình quân:
Các số bình quân như: thu nhập bình quân, diện tích bình quân, độ tuổibình quân …
Mô hình hồi quy
Do thời gian có hạn, tôi chỉ chọn một số các biến chính mang tính đặcthù của sản xuất nông nghiệp và của sản xuất chè tác động đến thu nhập của
Diện tích đất trồng chè đang cho sản phẩm (S), đơn vị tính là ha, đây
là biến đại diện cho quy mô sản xuất, kì vọng quy mô đất trồng sẽ có tác độngdương đến thu nhập
Năng suất đất (Aps) đơn vị tính là tạ chè tươi/ha là biến tổng hợp cho
năng suất của các yếu tố đầu vào, kỳ vọng sẽ có tác động dương đến thu nhập,sau đây gọi tắt là năng suất, công thức tính:
Aps = Q/ S
Trang 30Chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay chi phí trung bình( Cu) đơn vị
tính đồng/kg chè khô Vì Cu là chi phí nên kỳ vọng có quan hệ ngược chiềuvới thu nhập
Kiến thức nông nghiệp (U), đo lường theo thang bảng (xem phụ lục 1,
2) Kiến thức nông nghiệp là những hiểu biết của lao động tại hộ về; kĩ thuậttrồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế biến, giá bán, kênh mua bán, chất lượngsản phẩm Kì vọng U có tác động dương đến thu nhập
Giống (Se) đo lường theo biến giả: 0 là giống chè Trung du lá nhỏ, 1 là
giống chè mới được đưa vào, đây là yếu tố phản ánh trình độ công nghệ, dovậy kì vọng có tác động dương đến thu nhập
Giả thiết: với số liệu điều tra tại một thời điểm nên giá ổn định yếu tố giákhông ảnh hưởng
- Mô hình hồi quy
Sử dụng mô hình dạng hàm sản xuất Cobb – Douglas, một hàm phổbiến trong phân tích kinh tế lượng dùng cho hồi quy đa biến với tương quanphi tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc để phân tích địnhlượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lựa chọn đến thu nhập của các hộ sảnxuất chè tại xã Tân Cương, cụ thể mô hình như sau:
Từ mô hình (1), (2) có thể lượng hóa ảnh hưởng của các nhân tố dướidạng mô hình tuyến tính:
LnY1 = β0 + β1LnS(+) + β2LnAps(+)+ β3LnCu(-)+ β4LnU(+)+β5Se (+) (3) (β0= Ln1)
LnY2 = γ0 + γ1LnAps(+)+γ2LnCu(-)+γ3LnU(+)+γ4Se (+) (4)
(γ0= Ln2)
Trong đó: các β và γ – hệ số hồi quy và chính là hệ số co giãn của biếnphụ thuộc thu nhập đối với các biến độc lập
Kiểm định giả thiết: kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến hồi quy
để xác định các biến giải thích có thực sự ảnh hưởng đến biến phụ hay không
Trang 31Sử dụng giá trị p-valua trong bảng kết quả hồi quy Coeffcients của SPSS, nếugiá trị p-valua được tính nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05 thì bác bỏ giả thiết H0.
Kiểm định đa cộng tuyến: áp dụng phương pháp nạp biến Stepwise
trong SPSS xác định hệ số phóng đại phương sai (VIF) Sử dụng VIF của mỗibiến để xác định đa cộng tuyến, nếu VIF > 10 thì biến đó cộng tuyến cao(Ngô Văn Thứ - 2005),[19]
Trang 32PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Tân Cương
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Tân Cương là một xã trọng điểm của Thành phố Thái Nguyên về sảnphẩm chè với tổng diện tích là 1482,91 ha, nằm ở phía Tây thành phố TháiNguyên và có vị trí tiếp giáp với các xã:
- Phía Đông giáp với xã Thịnh Đức – TP Thái Nguyên
- Phía Tây giáp với xã Phúc Xuân – TP Thái Nguyên
- Phía Nam giáp với xã Bình Sơn – TP Thái Nguyên
- Phía Bắc giáp với xã Phúc Trìu – TP Thái Nguyên
Xã Tân Cương cách trung tâm thành phố Thái Nguyên về phía Tây, vớiđường lộ xuyên đi qua phía Nam Hồ Núi Cốc Với vị trí như vậy xã có nhiềuđiệu kiện thuận lợi phát triển giao lưu kinh tế văn hóa, thuận lợi cho sản xuất
và tiêu thụ chè ở xã Tân Cương Ngoài ra, xã Tân Cương trực thuộc thành phốThái Nguyên, một thành phố công nghiệp chiếm 90% là hộ phi nông nghiệp,đây là nguồn tiềm năng về tiêu thụ nông sản phẩm nói chung và cây chè nóiriêng, là nhân tố quan trọng để phát triển sản xuất cây chè của xã
4.1.1.2 Đất đai khí hậu
* Địa hình
Địa hình trong xã chia làm các dạng hình như sau:
- Địa hình đồi núi: chiếm khoảng 70% tổng diện tích đất, trong đó 80%
là đồi nuí thấp, 20% là đồi núi cao, phần lớn diện tích đồi núi thấp với độ caotuyệt đối trung bình là 50- 70m, độ dốc từ 10- 300, trong ddos 15% địa hình
có độ dốc 10-25 độ
Trang 33- Đại hình đồng bằng và thung lũng; chiếm gần 30% diện tích đất.
- Loại đất được hình thành trên địa hình đầm lầy, đất ruộng chiếm 35%tổng diện tích đất, được kéo dài ven sông Công và giữa thung lũng nối các dảiđồi lại với nhau, loại đất này phù hợp cho sản xuất cây lương thực, thựcphẩm, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân, làm cơ sở để sản xuất câycông nghiệp như Chè
* Sông ngòi
Sông Công là con sông chảy dọc theo chân núi Tam Đảo, dòng sông đãđược ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc, có mặt nước rộng khoảng25km2 với sức chứa lên tới 210 triệu m3 nước Thông qua hệ thống kênh phân,đây là nguồn nước phục vụ tưới tiêu chính của cả vùng Nguồn nước mặt đócòn tạo cho Tân Cương nguồn nước ngầm dồi dào giúp cho cây chè pháttriển
* Khí hậu thời tiết
Nằm trong khu vực thành phố Thái Nguyên nên xã Tân Cương có khíhậu nhiệt đới điển hình nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm Cây chè là cây nhạycảm với độ ẩm, lượng mưa, nên yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới chấtlượng cũng như sản lượng chè
Trang 34Dãy núi Tam Đảo là dãy núi đá, chạy dọc theo hướng Tây Bắc- ĐôngNam, dài khoảng 80km Dãy núi có ảnh hưởng trực tiếp tới vùng đất TânCương, giúp chắn gió nóng khô từ hướng Tây Bắc, chắn gió ẩm mát từ hướngĐông Nam nên giữ được đổ ẩm không khí cao, mưa nhiều, tọa mù … khí hậumát mẻ thuận lợi cho phát triển cây chè Đây là một yếu tố đặc biệt taoh nênđặc điểm chất lượng riêng của cây chè Tân Cương.
Bảng 4.1 : Sự biến động lượng mưa, nhiệt độ, ẩm độ của thành phố
Thái Nguyên năm 2010
(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011)
Qua bảng trên ta thấy:
Trang 3589%, độ ẩm không khí thấp nhấp là 75% Cây chè là loại cây ưa độ ẩm, nên
độ ẩm TB đạt 82% là rất phù hợp để cây chè sinh trưởng và phát triển
Về lượng mưa: Xét về lượng mưa trung bình cả năm của vùng là 153,2
mm, tập trung chủ yếu vào tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10 thì đối với cây chè đây lànguồn nước rất quan trọng Vì thời gian này đem lại sản lượng chè chủ yếutrong năm đạt 6, 7 lứa Tuy nhiên, lượng mưa quá nhiều cũng làm ảnh hưởngkhông tốt cho bãi chè bằng phẳng, gây ngập úng, sản lượng thấp
Với điều kiện nhiệt độ 23,40C, lượng mưa 153,2 mm/ năm, và độ ẩm82% là điều kiện thuận lợi cho cây chè tại xã sinh trưởng và phát triển tốt.Thiên nhiên đã ban tặng cho Tân Cương những điều kiện rát thuận lợi cho sảnxuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất chè Giúp nâng cao năng suất và nhất làtạo nên chất lượng, hương vị đặc biệt riêng biệt của xã Tân Cương
4.1.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Tân Cương
- Về cây lúa: diện tích gieo cấy 395 ha, năng suất bình quân đạt 47 tạ/ha,tổng sản lượng 1.856,5/1.831,5 tấn/năm, đạt 101% kế hoạch được giao năm2011
- Đậu tương: diện tích 10ha, sản lượng 14 tấn; lạc là 36ha, sản lượng đạt53,4 tấn; ngô, khoai lang và rau quả các loại chiếm 30ha với sản lượng đạt
200 tấn
- Đối với sản xuất chè năm 2011: Diện tích chè vẫn giữ ổn định với400ha, đạt sản lượng 1200 tấn chè búp khô Là địa phương của thành phốthực hiện đề án phát triển vùng chè Tân Cương năm 2011 của thành phố TháiNguyên
- Chăn nuôi: Do làm tốt công tác thông tin tuyên truyền phòng chốngdịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là dịch lở mồm, long móng ở lợnnên đàn gia súc của địa phương vẫn giữ được ổn định không có dịch bệnh xảy
ra trên địa bàn Theo số liệu toàn xã, đàn trâu có 600 con, đàn bò có 300 con
Trang 36Tổng số đàn lợn trong các trang trại và trong dân là 13.000 con, sản lượng đạt910.000 tấn Dê có 32 con, gia cầm có 132.000 con đạt sản lượng 396.000tấn (Báo cáo tổng kết của xã năm 2011)
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1 Điều kiện dân số, xã hội
* Tình hình dân số và lao động của xã
Dân số xã Tân Cương năm 2011 là 5.475 người, với tổng số hộ là 1.415
hộ, tổng diện tích lên tới 14,829 km2, mật độ dân số là 369,2 người/km2 Toàn
xã có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống (Kinh, Tày, Nùng, Thái, Dao, Sán Chí)
và 2 tôn giáo: 73.8% người theo đạo phật, còn lại 26,2% người theo đạoThiên Chúa Giáo Hiện nay nguồn lao động của xã Tân Cương rất dồi dào, đaphần là người Kinh nên khả năng nhận thức, tiếp cận khoa học, trao đổi thôngtin là rất tốt nên cần có biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực này Lao độngnông nghiệp chiếm 95%, còn lại 5% là phi nông nghiệp.( Nguồn: báo cáocuối năm UBND xã Tân Cương, 2011
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã Tân Cương ( 2010- 2011)
tính
Năm 2010
Năm 2011
Tốc độ tăng, giảm, BQ
Trang 37BQ nhân khẩu/ hộ Người/hộ 4,52 4,2 -7,08
(Nguồn: Số liệu thống kê xã Tân Cương)
Tổng số lao động của xã năm 2010 là 3326 người chiếm 66,67% tổng
số nhân khẩu Trong đó, lao động nông nghiệp là 3159 người chiếm 95% tổng
số lao động, lao động phi nông nghiệp là 167 người chiếm 5 %
* Cơ sở hạ tầng
Tân Cương là một xã miền núi giáp với thành phố Thái Nguyên,UBND xã được xây dựng trên trục đường giao thông xuyên xã, vị trí nàythuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo truyền đạt thông tin tới các xóm
Hệ thống giao thông của xã được đầu tư tốt, hiện nay 90% các conđường liên thôn xóm đã được xây dựng bê tông hóa, đảm bảo cho các xe cơgiới đi vào xóm dễ dàng, thuận lợi cho quá trình vận chuyển vật tư sản xuất
và sản phẩm Năm 2011 xã đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Chợ TânCương giai đoạn 2 với trị giá 1,7 tỷ đồng Đây là nơi giao lưu buôn bán vàtrao đổi hàng hóa Ngoài ra, các cơ sở chế biến dịch vụ nông nghiệp hầu hết làcủa nông hộ tự bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh như thuốc trừ sâu, phân bón,vật liệu xây dựng, cơ sở gia công máy sao chè, sấy vỏ chè và các dịch vụ tạpphẩm phục vụ nhu cầu trong và ngoài xã
Hệ thống thủy lợi : Tân Cương đã kiên cố hóa được 4,6km kênhmương, có 3 trạm bơm, nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sản xuất nôngnghiệp và sản xuất chè từ Sông Công, và các hệ thống tưới tiêu của Hồ NúiCốc, nguồn nước là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất chè của xã Do
đó, xã đã ưu tiên xây dựng cho các công trình thủy lợi chiếm 8,75% - 10,5%quỹ đất chuyên dùng
* Tình hình văn hóa, xã hội
Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã Tân Cương cũng đã từng bướcđẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội
Trang 38- Công tác dân số, gia đình: Toàn xã có 5.475 người trong đó có 2.712phụ nữ Trong toàn xã thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình Nóichung, đời sống nhân dân ổn định, trẻ em và người già được chăm sóc chuđáo Năm 2011 đã hoàn thành công tác điều tra và làm sổ hộ mới.
- Triển khai tốt chương trình y tế quốc gia, làm tốt công tác chăm sóc sứckhỏe ban đầu cho người dân Trạm y tế của xã đã đạt trạm chuẩn quốc gia
- Công tác truyền thanh, tuyên truyền: xã đã đầu tư trang thiết bị cho cácnhà văn hóa thôn xóm Tổ chức các đợt tuyên truyền, truyền thông chăm sócsức khỏe sinh sản Công tác xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa đượcthực hiện thường xuyên, năm 2010 số hộ đạt gia đình văn hóa là 1.325 hộ, tăn
47 hộ so với năm 2009
- Công tác giáo dục đào tạo: Trong xã có 3 trường học, một trường trung
học cơ sở đạt tiêu chuẩn cấp thành phố và là đơn vị 7 năm liền đạt cơ quanvăn hóa cấp thành phố Đảng bộ chính quyền UBND xã luôn quan tâm và đẩymạnh công tác giáo dục
- Công tác phổ biến kiến thức, chuyển giao khoa học công nghệ cũngđược Đảng ủy cùng UBND xã chú trọng Năm 2011 toàn tập xã huấn chuyểngiao trồng chè an toàn được 42 hộ dân, trong đó có 12 hộ trồng chè theo tiêuchuẩn VietGap Như vậy, tình hình dân cư xã hội của xã trong những năm qua
có những bước phát triển đáng kể Đây là điều kiện rất thuận lợi cho pháttriển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng
4.1.2.2 Điều kiện kinh tế
Những năm qua kinh tế toàn xã Tân Cương cũng đã có bước phát triểnvượt bậc, đời sống của người dân từng bước được cải thiện Theo báo cáo củaUBND xã Tân Cương về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội năm 2011, thì giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2 tỷ/ 1,8 tỷ bằng 111% kếhoạch được giao Sản xuất nông nghiệp đạt 101% chỉ tiêu kế hoạch với sản
Trang 39lượng đạt 1.856,5/1.831,5 tấn/năm Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 140 hộbằng 10% và hộ cận nghèo là 40 hộ bằng 0,3% Đời sống nhân dân ổn định vàngày cành phát triển, trong năm 2011, thu ngân sách của xã ước đạt trên 10%
so với kế hoạch đề ra, thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu/ người/ năm
Trong những năm qua, người dân sống vẫn chủ yếu dựa vào cây chè.Đến nay, kinh tế toàn xã này càng phát triển, thu nhập của người dân cũngcao hơn thỏa mãn các nhu cầu và tích lũy gia đình, đảm bảo cuộc sống ấm no,hạnh phúc, giúp kinh tế toàn xã vững mạnh
4.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Qua phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã trong nhữngnăm qua, có thể rút ra một số những thuận lợi và khó khăn của xã trong pháttriển sản xuất nói chung và phát triển chè nói riêng như sau:
* Những thuận lợi
Nhìn chung, xã Tân Cương có những điều kiện tương đối thuận lợi choviệc phát triển nông, lâm nghiệp nhất là cây công nghiệp như cây chè pháttriển
- Lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào đã hình thành từ lâu nên tíchlũy được kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là sản xuất chè Lao động với bảnchất hiền hòa, cần cù, chịu khó, chịu học hỏi Đây là cơ sở để phát triển nguồnlao động của địa phương
- Điều kiện cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện tạo điều kiện cho sựphát triển kinh tế- xã hội
- Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của HĐND, UBND xã và các cơ quanlãnh đạo cấp trên, cùng với sự lỗ lực của các hộ nông dân, các cấp các ngành,các tổ chức chính trị xã hội và các đoàn thể từ xã tới thôn, xóm phát huy sứcmạnh tổng hợp phấn đấu góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội
Trang 40- Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệpmiền núi, vùng cao như trợ cước giống, phân bón, hỗ trợ xây dựng, hỗ trợ hộnghèo, hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãicùng với cơ chế trợ giá tiêu thụ sản phẩm nông sản đã khuyến khích nông dânphấn khởi sản xuất.
* Những khó khăn
- Kinh tế đã có bước phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năngcuae xã Tân Cương, do xuất phát điểm thấp nên tình hình kinh tế - xã hội vẫncòn gặp khó khăn, nguồn vốn đầu tư hàng năm được cân đối từ ngân sáchThành phố vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư phát triển và chủ yếu dựavào nguồn thu cấp quyền sử dụng đất
- Các cơ sở kinh doanh chậm đầu tư thiết bị công nghệ, năng suất chấtlượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm kém sức cạnh tranh, hiệu quả sản xuấtkinh doanh thấp là một trong những yếu tố làm hạn chế đến khả năng tăngtrưởng kinh tế, đặc biệt ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè
- Lực lượng lao động dồi dào xong phần lớn chưa qua đào tạo, số người
có trình độ chuyên môn về nông lâm nghiệp rất ít, vì vậy việc áp dụng cáctiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất chè chưacao dẫn đến hiệu quả lao động thấp
- Hệ thống thị trường yếu kém, người dân làm chè vận dụng các kỹ thuậttiến bộ sản xuất còn ít, thu nhập của người dân không được cao
4.2 Đánh giá tác động của một số yếu tố đến thu nhập của Hộ sản xuất chè tại xã Tân Cương.
4.2.1 Tình hình sản xuất chè của xã Tân Cương
Trong những năm gần đây, thấy được hiệu quả kinh tế trồng chè caohơn hẳn một số cây trồng khác, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư chămsóc, phát triển cây chè Nhiều diện tích cây trồng lương thực; khoai, sắn, ngô