Đánh giá tác động của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn xã cao ngạn, thành phố thái nguyên giai đoạn 2005 2011

79 829 1
Đánh giá tác động của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn xã cao ngạn, thành phố thái nguyên giai đoạn 2005 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất hay bà bổ ích !

1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất sớm nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại, từ bao đời nay nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế nhằm đảm bảo nhu cầu sống của con người. Hiện nay các nước đang phát triển dựa vào nông nghiệp trong nước để cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển. Nông nghiệp đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế, cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác, làm phát triển thị trường nội địa… Đối với Việt Nam thì nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, nước ta lấy nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, hàng năm tỉ lệ ròng của ngành nông nghiệp vào tổng sản phẩm hội là khá cao và có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy đất nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng và là vấn đề cốt lõi trong mỗi quan hệ kinh tế. Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Đất đai được coi là tư liệu sản xuất bởi nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu lao động. Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình phát triển hội, gắn liền mở rộng hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ… đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, đất đai giờ đây không chỉ sử dụng vào trồng trọt, chăn nuôi mà còn được sử dụng ngày càng nhiều để phát triển đa dạng các ngành nghề. Quá trình phát triển kinh tế - hội sẽ kéo theo việc chuyển dịch đất nông nghiệp sang các ngành khác, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong tương lai sẽ có xu hướng thu hẹp. Đô thị hoá phản ánh tiến bộ hội, nhưng bên cạnh những mặt tích cực mà nó mang lại cũng tồn tại những bất cập nếu như trong công tác quy hoạch, kế hoạch quản lý sử dụng thiếu hợp lý sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống hội, tài nguyên đất đai, cảnh quan môi trường làm suy giảm chất lượng của quá trình đô thị hoá. Đất nước ta đang phấn đấu để trở thành một đất nước phát triển, quá trình đô thị hóa sẽ là vấn đề tất yếu phải trải qua do đó cần có những phương hướng biện pháp sao cho quá trình đô thị hóa đạt được thành tựu cao nhất góp 1 2 phần đẩy mạnh sự phát triển của quốc gia đồng thời giảm thiểu được những tác động không tốt tới mức thấp nhất. Cao Ngạn là một trung du miền núi nằm ở ngoại thành phía bắc Thành Phố Thái Nguyên. Hiện nay tại địa bàn đang có những chuyển biến rất lớn trong quá trình đô thị hóa của đất nước, những biến đổi rõ nét qua các năm, đặc biệt là trong giai đoạn năm 2005 - 2011. Diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang các mục đích khác càng ngày càng tăng, tuy những biến động mới bắt đầu diễn ra nhưng đã phát sinh một số vấn đề gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ, hợp lý có hiệu quả là vấn đề cấp thiết để đem lại sự phát triển, mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân, đồng thời sử dụng được hiệu quả diện tích đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa của quốc gia. Từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi Trường - Trường Đại Học Nông Lâm Thái nguyên, với sự giúp đỡ hướng dẫn trực tiếp, tận tình của cô giáo, TS. Phan Thị Thu Hằng - Giảng viên khoa Tài Nguyên và Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đã nghiên cứu đề tài : “Đánh giá tác động của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn Cao Ngạn, Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2005-2011”. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đánh giá được những tác động, mức độ ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của hộ nông dân mất đất nông nghiệp qua đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo đời sống của hộ nông dân mất đất nông nghiệp, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong quá trình đô thị hóa tại Cao Ngạn. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài - Ý nghĩa trong việc học tập và nghiên cứu khoa học: Là cơ hội cho bản thân củng cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời là cơ hội cho bản thân trực tiếp đi vào thực tế và tiếp cận với vấn đề đô thị hóa. 2 3 - Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Tìm ra những mặt tích cực và hạn chế của quá trình đô thị hóa tác động đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp, từ đó đề xuất ra những giải pháp thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trong thời gian tới. 1.4. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá đươc điều kiện tự nhiên, kinh tế - hội của Cao Ngạn. - Đánh giá được ảnh hưởng của đô thị hóa đến biến động đất nông nghiệp tại Cao Ngạn. - Đánh giá được ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống của hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp. - Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo đời sống của hộ nông dân mất đất nông nghiệp, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong quá trình đô thị hóa tại Cao Ngạn. - Số liệu thu thập phải chính xác. - Đánh giá một cách khách quan. - Các biện pháp đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với thực tế của địa phương. 3 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Căn cứ pháp lý 2.1.1. Các văn bản trung ương - Luật đất đai 2003 quy định về việc quản lý nhà nước về đất đai phải dựa trên 13 nội dung. - Để luật đất đai được nhanh chóng đi vào cuộc sống Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản dưới luật giúp cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003. - Nghị định 181/NĐ - CP ngày 20/10/2004 về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai. - Nghị định 181/NĐ - CP ngày 20/10/2004 về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Nghị định 181/NĐ - CP ngày 16/11/2004 quy định về phương pháp xác định giá các loại đất. - Thông tư số 28/2004/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng. - Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính. - Thông tư số 30/2004/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Và một số thông tư và nghị định khác có liên quan giúp cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003. 2.1.2. Các văn bản địa phương - Quyết định số 3466/QĐ - UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Kế hoạch lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015), các cấp tỉnh Thái Nguyên. - Công văn số 556/UBND-TNMT ngày 20/4/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc triển khai thực hiện chỉ thị số 01/CT - BTNMT ngày 17/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tăng cường công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. 4 5 - Kế hoạch số 67/KH - UBND ngày 18 tháng 5 năm 2010 của UBND thành phố Thái Nguyên về việc triển khai thực hiện công tác lập QHSD đất đến năm 2020 và KHSD đất 5 năm (2011 - 2015) thành phố Thái Nguyên và các xã, thuộc thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Cơ sở lý luận khoa học 2.2.1. Cơ sở lý luận về đô thị 2.2.1.1. Khái niệm về đô thị Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị. Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ, chủ yếu là lao động nông nghiệp, cơ sơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - hội của cả nước, của một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện (Vũ Thị Bình và cs, 2008)[1]. Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở tích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - hội của cả nước, của cả một miền đô thị, của một đô thị, một huyện hoặc một đô thị trong huyện. 2.2.1.2. Phân loại và phân cấp quản lý đô thị Phân loại đô thị thực hiện theo nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2009: - Đô thị được phân thành 6 loại gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V. - Tiêu chuẩn cơ bản để một đơn vị hành chính được phân loại là đô thị: + Có chức năng đô thị: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là trung tâm của vùng trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - hội của cả nước, hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. + Quy mô dân số đô thị đạt 4000 người trở lên. 5 6 + Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị, riêng đối với thị trấn thì được tính theo các khu phố xây dựng tập chung. + Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực tập trung) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động. + Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng hội và kĩ thuật). + Đạt được các yêu cầu về kiến trúc đô thị.[9] Đối với các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì các tiêu chí đánh giá được nới lỏng hơn: quy mô dân số và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương. Đối với một số đô thịtính chất đặc thù, tiêu chuẩn về quy mô dân số và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 60% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tương đương và bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi đô thị. - Cấp quản lý đô thị gồm: + Thành phố trực thuộc trung ương + Thành phố thuộc tỉnh, thị thuộc tỉnh hoặc thị thuộc thành phố trực thuộc trung ương. + Thị trấn thuộc huyện. 2.2.1.3. Chức năng của đô thị Tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển mà đô thị có thể có các chức năng khác nhau, nhìn chung đô thị có các chức năng chủ yếu sau đây: - Chức năng kinh tế: Đây là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển kinh tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân tán. Chính yêu cầu kinh tế ấy đã tập chung các loại hìnhnghiệp thành khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng tương ứng, tạo ra thị trường ngày càng mở rộng và đa dạng hoá. Tập chung sản xuất kéo theo tập chung dân cư, trước hết là thợ thuyền và gia đình của họ tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị. 6 7 - Chức năng hội: Chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, sinh hoạt… là những vấn đề gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường. chức năng hội ngày càng nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô thị, mà còn vì chính những nhu cầu phục vụ cho quá trình sinh sống và phát triển của con người nên phải thay đổi. - Chức năng văn hoá: Ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giải trí và giáo dục cao. Do đóđô thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng, các trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn. - Chức năng quản lý: Tác động của quản lý nhằm hướng nguồn lực vào mục đích kinh tế hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, vừa nâng cao, khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến những nhu cầu chính đáng của cá nhân. Do đó, nhà nước phải có pháp luật và quy chế quản lý về đô thị. 2.2.1.4. Vai trò của đô thị trong quá trình phát trển kinh tế - xã hội Đô thị đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại, văn hoá, hội. Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, là điều kiện cho giao thương và sản xuất phát triển tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá nhanh chóng. Đô thị tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng, con người và máy móc, cho phép vận chuyển nhanh và rẻ, tạo ra thị trường linh hoạt có năng suất cao. Các đô thị tạo điều kiện thuận lợi phân phối sản phẩm và phân bố nguồn nhân lực giữa các không gian đô thị, ven đô, ngoại thànhnông thôn. Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước. Đô thị luôn giữ vai trò đầu tàu cho sự phát triển, dẫn dắt các cộng đồng nông thôn đi trên con đường tiến bộ văn minh. 2.2.2. Lý luận về đô thị hóa 2.2.2.1. Khái niệm về đô thị hóa Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn trên nhiều quốc gia đã nghiên cứu các quá trình đô thị hoá và đưa ra không ít định giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tương lai cho quá trình này. 7 8 Đô thị hoá (Urbanization) là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá, còn theo cách thứ hai nó có tên là tốc độ đô thị hoá. Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống (Vũ Thị Bình và cs, 2008)[1]. Đô thị hoá là quá trình tập chung dân số vào các đô thịsự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị do yêu cầu công nghiệp hoá. Trong quá trình này có sự biến đổi về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt hội, cơ cấu không gian và hình thái xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị. Đô thị hoá là thay đổi trật tự sắp xếp một vùng nông thôn theo các điều kiện của thành phố. Đây là một trong những biện pháp biến nông thôn thành những nơi làm việc hấp dẫn, có điều kiện áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật, đáp ứng những nhu cầu về sản phẩm cho hội, góp phần làm tăng GDP nhưng điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nước, mỗi vùng. Như vậy, đô thị hóa là một bộ phận quan trọng của các quá trình phát triển kinh tế - hội. Nó được thể hiện thông qua quá trình chuyển dịch các hoạt động của dân cư từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp hoặc dịch vụ. Từ đó diễn ra sự chuyển dịch các điểm dân cư nông thôn sang các điểm dân cư đô thị với quy mô khác nhau. Đô thị hóasự phản ánh những chuyển biến sâu sắc trong cơ cấu kinh tế và trong đời sống hội. Quá trình đô thị hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển công nghiệp, là người bạn đồng hành với quá trình công nghiệp hóa, giữa công nghiệp hóađô thị hóa có mối quan hệ nhân quả khăng khít với nhau. Ngoài ra đô thị hoá có thể được hiểu theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp: Theo nghĩa rộng: Đô thị hóa là quá trình lịch sử nâng cao vai trò của đô thị trong sự vận động phát triển của hội. Quá trình này bao gồm những thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là trong sự phân bố dân cư, trong cơ cấu lao động và nghề nghiệp, trong cơ dân số, trong lối sống, văn 8 9 hóa, trong tổ chức không gian môi trường sống của cộng đồng. Đô thị hóa là quá trình kinh tế - hội, nhân khẩu và địa lý đa dạng dựa trên các hình thức phân công lao động hội và phân công lao động theo lãnh thổ đã hình thành trong lịch sử. Theo nghĩa hẹp: Đô thị hóasự phát triển hệ thống thành phố và nâng cao vai trò của nó trong đời sống kinh tế - hội cũng như tăng tỷ trọng của dân số đô thị. Đó cũng là sự tập trung dân cư trong các thành phố lớn và cực lớn cũng như sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong toàn bộ mạnh lưới các điểm dân cư. Như vậy, đô thị hóa là một bộ phận quan trọng của các quá trình phát triển kinh tế - hội . Nó được thể hiện thông qua quá trình chuyển dịch các hoạt động của dân cư từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp hoặc dịch vụ. Từ đó diễn ra sự chuyển dịch các điểm dân cư nông thôn sang các điểm dân cư đô thị với quy mô khác nhau. Đô thị hóasự phản ánh những chuyển biến sâu sắc trong cơ cấu kinh tế và trong đời sống hội. Quá trình đô thị hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển công nghiệp, là người bạn đồng hành với quá trình công nghiệp hóa giữa công nghiệp hóađô thị hóa có mối quan hệ nhân quả khăng khít với nhau. ● Sự phát triển của đô thị hoá Có thể nói mỗi giai đoạn trong quá trình ĐTH của một quốc gia phản ánh trình độ phát triển khác nhau. Do đó theo Ray.M.Northam, trong cuốn “Địa lý đô thị” đã chia quá trình ĐTH làm 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này dân cư chủ yếu là nông dân tham gia vào nghề nông và còn phân tán. Tỷ lệ dân cư sống trong đô thị chiếm dưới 25% tổng dân số. Giai đoạn hai: Là giai đoạn ĐTH tăng tốc, ở giai đoạn này tỷ lệ dân cư sống trong các thành phố lớn ngày càng tăng và tăng từ 25% lên 70% tổng dân số. Giai đoạn cuối: Là giai đoạn dân cư đô thị chiếm trên 70% tổng dân số và việc tăng tỉ lệ lên trên 70% rất chậm chạp. Đây là giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế và nhìn chung khá ổn định. 9 10 Quá trình đô thị hoá thực chất cũng là một quá trình phát triển kinh tế hội, hơn nữa nó còn là quá trình phát triển về văn hoá và không gian kiến trúc. Nó gắn liền với tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự phát triển của các ngành nghề mới. Quá trình đô thị hoá có thể theo 2 xu hướng: Đô thị hoá tập chung: Là toàn bộ công nghiệp và dịch vụ công cộng tập trung vào các thành phố lớn, hình thành và phát triển các đô thị lớn, khác biệt nhiều với nông thôn. Đô thị hoá phân tán: Là hình thái mạng lưới điểm dân cư có tầng bậc phát triển cân đối công nghiệp và dịch vụ công cộng, đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều kiện làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân cư đô thịnông thôn. Hình thành mạng lưới đô thị nhỏ trên các vùng, có vai trò thúc đẩy phát triển nông thôn giảm khoảng cách chênh lệch giữa thành thịnông thôn. 2.2.2.2. Tính tất yếu của đô thị hóa Bất cứ một quốc gia nào, dù là phát triển hay đang phát triển, khi chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp qua nền kinh tế công nghiệp bằng con đường công nghiệp hoá thì đều gắn liền với đô thị hoá. Trong lịch sử cận đại, đô thị hoá trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình công nghiệp hoábản chủ nghĩa và sau này là kết quả của quá trình cơ cấu lại các nền kinh tế theo hướng hiện đại hoá (tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP). Nhìn chung, từ góc độ kinh tế, đô thị hoá là một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Do vậy, đô thị hoá là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm, tình hình chung của mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sử, toàn cầu và không thể đảo ngược của sự phát triển hội. ĐTH là hệ quả của sức mạnh công nghiệp và trở thành mục tiêu của nền văn minh thế giới. 2.2.2.3. Quan điểm của đô thị hóa Theo tiến sĩ Guoming Wen, đô thị hoá là một quá trình chuyển đổi mang tính lịch sử tư liệu sản xuất và lối sống của con người từ nông thôn vào thành phố. Thường quá trình này được nhìn nhận như là sự di cư của nông dân nông thôn đến các đô thị và quá trình tiếp tục của bản thân các đô thị. 10 [...]... hưởng của đô thị hoá đến biến động diện tích đất nông nghiệp qua các giai đoạn: - Giai đoạn 2005 - 2010 - Giai đoạn 2010 - 2011 - Đánh giá chung 20 20 3.3.3.2 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống của hộ nông dân mất đất nông nghiệp * Ảnh hưởng ĐTH tới đời sống kinh tế - hội của hộ gia đình: + Ảnh hưởng của ĐTH tới biến động đất đai của hộ + Ảnh hưởng của ĐTH tới nghề nghiệp của hộ... chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế hội đến sự phát triển kinh tế - hội và đô thị hoá củaCao Ngạn 3.3.2 Thực trạng quản lý, sử dụng đất và biến đô ng đất đai - Sơ lược về tình hình quản lý đất đai trên địa bàn - Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và biến động đất giai đoạn từ 2005 - 2011 3.3.3 Tác đô ng của đô thị hóa 3.3.3.1 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông. .. Nghiên cứu trên địa bàn Cao Ngạn, Thành Phố Thái Nguyên - Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn năm 2005- 2011 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Cao Ngạn - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2005 đến năm 2011 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Tình hình cơ bản của xã Cao Ngạn - Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Cao Ngạn - Đặc điểm kinh tế - hội tại địa phương - Đánh giá tiềm năng,... thành phố 10 km về phía Bắc Tổng diện tích tự nhiên của là 851,76 ha, với các vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ - Phía Tây giáp Sơn Cẩm, huyện Phú Lương - Phía Đông giáp thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ - Phía Nam giáp phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên 4.1.1.2 Địa hình, địa mạo Cao Ngạn là một nằm về phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên Địa hình. .. trật tự hội, nâng cao đời sống vật chất và cả tinh thần cho nhân dân Quá trình đô thị hoá đã có những tác động tiêu cực đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất như : Trong quá trình sử dụng đất trên địa bàn đã có những tác động gây ô nhiễm môi trường đất nhiều nhất là từ việc xây dựng phát triển đô thị và chất thải của các cơ sở sản xuất cũng như chất thải sinh hoạt trên địa bàn không... Đất chưa sử dụng - Đất bằng chưa sử dụng: 19,02 ha - Đất đồi núi chưa sử dụng: 13,64 ha Đất chưa sử dụng chiếm khoảng 32,66 ha, chiếm khoảng 3,84% tổng diện tích tự nhiên 36 36 Bảng 4.4 Hiện trạng sử dụng đất Cao Ngạn năm 2011 Đvt: ha TT Loại đấtđất 851,76 Tổng diện tích tự nhiên Cơ cấu (%) 100 Diện tích 1 Đất nông nhiệp NNP 579,06 67,98 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 542,28 63,66 1.1.1 Đất. .. xã Cao Ngạn 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Cao Ngạn là một nằm ở ngoại thành phía Bắc thành phố Thái Nguyên Ngày 31 tháng 7 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2008/NĐ - CP về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đồng Hỷ để mở rộng thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Tháng 9 năm 2008, Cao Ngạn (Đồng Hỷ) chính thức được sáp nhập về Thành phố Thái Nguyên Cao. .. 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17 - 18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị bao gồm 2 đô thị đặc biệt: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội; 4 đô thị loại 1: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, và Huế; 13 đô thị loại 2; 36 đô thị loại 3; 39 đô thị loại 4 và 635 đô thị loại 5... tra thành 3 nhóm có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi khác nhau: Nhóm 1: Các hộ bị thu hồi dưới 30% đất nông nghiệp Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi từ 30% đến dưới 70% đất nông nghiệp Nhóm 3: Các hộ bị thu hồi từ 70% trở lên đất nông nghiệp Tổng số hộ điều tra gồm 60 hộ, mỗi nhóm điều tra 20 hộ + Đối tượng phỏng vấn: Các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn 2005 - 2011 + Nội dung phỏng vấn: Tình. .. nước trong quá trình đô thị hóa tại xã Cao Ngạn - Định hướng phát triển ĐTH trên địa bàn Cao ngạn tới năm 2020 - Những giải pháp chủ yếu hạn chế mất đât nông nghiệp và đảm bảo đời sống kinh tế hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp trong khu vực đô thị hoá - Một số giải pháp cơ bản tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hoá tại Cao Ngạn 3.4 Phương pháp . : Đánh giá tác động của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn xã Cao Ngạn, Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2005-2011 . 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đánh giá. Đánh giá được ảnh hưởng của đô thị hóa đến biến động đất nông nghiệp tại xã Cao Ngạn. - Đánh giá được ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống của hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp. - Đề xuất giải. những tác động, mức độ ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của hộ nông dân mất đất nông nghiệp qua đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo đời sống của hộ nông

Ngày đăng: 16/05/2014, 22:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Khóa luận tốt nghiệp đại học

    • Chuyên ngành : QLĐĐ

      • Thái Nguyên, năm 2012

      • NHậT Ký THựC TậP

        • Chuyên ngành : QLĐĐ

          • Thái Nguyên, năm 2012

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan