NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG GỐM THANH HÀ – HỘI AN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG GỐM THANH HÀ – HỘI AN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG GỐM THANH HÀ – HỘI AN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG GỐM THANH HÀ – HỘI AN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG GỐM THANH HÀ – HỘI AN
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1 Lý luận về du lịch
1.1.1 Khái niệm về du lịch
Từ rất lâu trong lịch sử nhân loại du lịch đã được ghi nhận là một sở thích, một hoạt động tích cực nghỉ ngơi của con người. Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa – xã hội của nhiều nước, hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Du lịch là một hoạt động kinh tế mang tính xã hội cao thu hút hàng tỷ người trên thế gới, bản chất kinh tế của du lịch là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần cho khách Bên cạnh đó du lịch còn góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu các nghành kinh tế như: giao thông,công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng… theo hướng tăng tỷ trọng của khối dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.
Hoạt động du lịch thường gắn liền với nhu cầu đi tham quan, đi chơi, giải trí, nghỉ dưỡng nhằm phục hồi nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con người, nhưng các chuyến đi du lịch không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi, giải trí mà còn thỏa mãn rất lớn nhu cầu về tinh thần Trong lịch sử xã hội loài người có rất nhiều hoạt động, nhiều chuyến đi mà người ta còn gọi là các hoạt động sơ khai như các cuộc hành hương tôn giáo, các cuộc thám hiểm Chritopher, Colombo, Termand Majillan….
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch, do hoàn cảnh ( thời gian, khu vực) dưới góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người lại có cách hiểu khác nhau về du lịch:
Năm 1963, tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch ở RoMa các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch:" Du lịch là tổng hợp các mối liên hệ hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi đến lưu trú không phải là nơi ở thường xuyên của họ".
Luật Du lịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2006, tại chương 1, điều 10 định nghĩa:" Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định ".
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi gian lien tục ít hơn một năm”.
Theo nhóm tác giả của Đại học Kinh tế quốc dân: “ Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất trao đổi hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch, các hoạt động đó phải mang lại lợi ích kinh tế – xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho doanh nghiệp”.
Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.
1.1.2 Khái niệm sản phẩm du lịch
Theo I.I Pirojnik (năm 1985) ‘‘Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức
- văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” [5:6].
Theo khoản 5, Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.” [22, tr.7]
Hiểu một cách chung nhất: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng ”.
Các dịch vụ được sử dụng trong sản phẩm du lịch là:
-Dịch vụ vận chuyển: đưa khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch và trong phạm vi điểm du lịch.
-Dịch vụ lưu trú: đảm bảo cho khách nơi ăn ở trong quá trình thực hiện chuyến du lịch.
-Dịch vụ giải trí: đảm bảo cho du khách sử dụng một cách hữu ích và thú vị nhất thời gian rỗi trong các chuyến du lịch.
-Dịch vụ mua sắm: cũng là một hình thức giải trí, đồng thời đối với nhiều du khách thì việc mua quà lưu niệm cho chuyến đi là không thể thiếu được.
Ngoài các dịch vụ trên còn có các dịch vụ trung gian, bao gồm: dịch vụ thu gom, sắp xếp các dịch vụ lẻ thành một sản phẩm du lịch; dịch vụ bán lė sản phẩm
1.1.3 Khái niệm tài nguyên du lịch
Theo quy định tại điểm 3, điều 10 Luật Pháp lệnh Du lịch năm
2005, tài nguyên Du lịch được hiểu: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch".
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI LÀNG GỐM THANH HÀ – HỘI AN
Tình hình khách du lịch của Hội An (Giai Đoạn 2017-2019)
Trong những năm qua, thành phố đã củng cố vị thế và khẳng định mình trên thị trường du lịch thể hiện qua lượng khách mỗi năm đến với Hội An ngày một tăng mạnh, nó được biểu hiện rõ nét nhất qua bảng thống kê lượt khách đến với Hội An trong giai đoạn
Bảng 2.1 Tình hình số lượt khách đến của Hội An trong giai đoạn
Chỉ tiêu Đơn vị tính
II Tổng lượt khách tham quan
( Nguồn : Trung tâm thông tin – xúc tiến du lịch thành phố Hội
Biểu đồ 2.1 Tình hình số lượt khách đến của Hội An trong giai đoạn (2017 – 2019)
Qua bảng thống kê trên ta thấy: Tổng số lượt khách hàng năm của thành phố Hội An tăng đều, ổn định qua các năm Tuy nhiên lượng khách mỗi năm lại bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau nên tỉ lệ tăng cũng khác nhau
Từ năm 2015-2016 tổng lượng khách du lịch đến tăng lên đáng kể với 421,561 lượt (tương ứng 18.9%) Trong đó lượng khách quốc tế tăng 292,056 lượt khách tương ứng (27.3%) quốc tế tăng cao hơn, lượt khách Việt Nam tăng 129.505 lượt khách tương ứng(11,8 %) Nguyên nhân: Do năm 2015 Hội An là điểm tham quan mang đậm tính cổ kính, nhiều hoạt động dân gian gây được hứng thú với nhiều người là điểm đến mang tính chất khám phá mạnh đối với du khách quốc tế
Năm 2016 - 2017 lượng khách tăng lên khá cao, tổng lượt khách tăng 573.249 lượt tương ứng tăng 21.6% Đặc biệt lượt khách quốc tế tăng mạnh 420.700 lượt khách tương ứng tăng30.9% so với 2016 Khách Việt Nam tăng 152.549 lượt tương ứng tăng 11.8 % Càng về sau thì số lượng du khách quốc tế càng tăng mạnh, điều này cho thấy nhu cầu khám phá, học hỏi của họ càng cao Đối với khách nội địa thì càng về sau lượt khách có tăng nhưng so với khách quốc tế thì chưa đáng kể trong khi đó năm
2017 thành phố Hội An đã triển khai rất nhiều hoạt động nhằm thu hút khách du lịch như: chương trình Dạ hội “Hội An chào năm mới 2017”,sự kiện ngày văn hóa Andong Hàn Quốc tại Hội An, sự kiện giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản, tổ chức đêm văn hóa cơ tu tại Hội An,
Nhìn chung, qua bảng số liệu thống kê du khách đến với Hội
An thì ta cũng thấy được lượt khách tăng lên đáng kể cho ngành du lịch, càng về sau số lượt khách tăng lên càng cao, đây là dấu hiệu đáng vui cho ngành du lịch của thành phố nói riêng cũng như tỉnh Quảng Nam nói chung.
Giới thiệu tổng quan về làng gốm Thanh Hà 29 1 .Lịch sử hình thành và phát triển 29
Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn xã Cẩm Hà - thị xã Hội An, cách phố cổ Hội An 3km về phía Tây, phía Bắc giáp xã Cẩm Hà, phường Tân An, phía đông giáp phường Cẩm Phô, nam giáp sông Thu Bồn, tây giáp huyện Điện Bàn, với diện tích 6,4km
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Có nguồn gốc từ Thanh Hoá, làng gốm Thanh Hà được hình thành từ cuối thế kỷ XV và phát triển mạnh cùng với cảng thị Hội
An trong các thế kỷ kế tiếp Sản phẩm gốm Thanh Hà được làm từ nguồn nguyên liệu chính là đất sét bởi những bàn tay điêu luyện của nghệ nhân và kỹ thuật truyền thống của làng nghề.
Cho đến nay, làng gốm Thanh Hà vẫn tồn tại và hoạt động sản xuất thủ công với phương tiện và kỹ thuật truyền thống Chính vì thế làng gốm Thanh Hà trở thành một bảo tàng sống, một nguồn tư liệu quý giá cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về nghề gốm cổ truyền của Việt Nam nói riêng cũng như của vùng Đông Nam Á nói chung.
Tương truyền vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, tiền hiền các tộc Lê, Phạm, Bùi, Ngụy, Nguyễn Viết, Nguyễn Văn, Nguyễn Đức, Nguyễn Kim (hầu hết là nông dân, thợ thủ công làm gốm, gạch ngói ) từ Thanh Hóa, Nghệ An đến ấp Thanh Chiếm, lập làng, làm nghề gốm tại đây Về sau, các vị tiền nhân đã mở rộng khai phá đất đai, đến thời Nguyễn, Thanh Hà có 13 ấp gồm Hậu Xá, An Bang, Nam Diêu, Bộc Thuỷ, Thanh Chiếm, Bàu ốc, Bàu Súng (nay thuộc phường Thanh Hà), Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Trảng Kèo, Cửa Suối (nay thuộc xã Cẩm Hà), Cồn Động (nay thuộc phường Cẩm An) Dựa vào tư liệu gia phả thì tộc Nguyễn Viết đã trải qua
16 đời, tộc Nguyễn Văn, Nguyễn Đức đã có 15 đời, theo đó, thời gian tương ứng mà các tộc này định cư ở Thanh Hà ít nhất là 480 năm (mỗi đời/thế hệ được tính 30 năm)
Vào thế kỷ XVI - XVII Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam Chính những người thợ gốm Thanh Hà đã làm nên và cung cấp gạch, ngói lợp, ngói lát nền cho các ngôi nhà cổ ở Hội An và các khu vực chung quanh Hiện nay, người dân làng gốm Thanh Hà đang làm đúng những công việc và theo đúng cách cha ông họ đã làm trong những thế kỷ trước Trong đôi bàn tay khéo léo và điêu luyện của họ, những chiếc lọ hoa xinh xắn, những bình trà, bình rượu, những chiếc ấm, bồng binh, những chum, lu, hũ, vại và cả những con vật thân thương như trâu, bò, mào, lợn cứ lần lượt ra đời Ngoài việc phát triển nghề dựa vào du lịch, những nghệ nhân làng gốm Thanh Hà vẫn muốn tìm hướng đi vững chắc cho sản phẩm của mình như sản xuất các sản phẩm gốm mỹ thuật tinh xảo dành cho xuất khẩu và phục vụ công tác trùng tu, xây dựng các công trình kiến trúc cổ tại Hội An
Muộn nhất là vào thế kỷ XIX, làng gốm Thanh Hà phát triển, phân hoá thành hai đội ngũ: thợ gốm và buôn gốm Ông Lê Bàn (chủ một nhà cổ được xếp hạng di tích cấp tỉnh) có ông nội là một trong những lái buôn gốm giàu có vào cuối thế kỷ XIX, đã chở gốm bằng ghe bầu đến các tỉnh duyên hải miền Trung để bán Đến đầu thế kỷ XX, sản phẩm gốm Thanh Hà đã được chính sử lúc bấy giờ ghi danh trong sách Đại Nam Nhất Thống chí, phần thổ sản Quảng Nam Theo hồi ức của các vị cao niên, cách đây khoảng 70 năm trở về trước, ở ấp Nam Diêu – Thanh Hà có đến 50 hộ sản xuất gốm, 30 - 40 bàn xoay chuốt gốm, 8 lò nung sành và hàng chục hộ buôn gốm với tổng lao động là 200 - 300 lao động Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1947 - 1954), thợ gốm Thanh Hà tản cư ở làng Phú Hưng - thuộc thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam ngày nay Tại làng mới, thợ gốm Thanh Hà được tập hợp thành một phường sản xuất (do ông Nguyễn Chước làm phường trưởng), chuyên chế tác thùng đựng xà phòng (NaOH), dung tích
150 lít, thùng nấu diêm sinh theo yêu cầu của Quân ủy Khu V Từ
1955 - 1960, ông Nguyễn Chước đã chế tạo được men màu đen, da lươn, màu xanh, vàng để tráng lên ngói thanh lưu ly, hoàng lưu ly, đỉnh hương Trong đó, ngói thanh lưu ly, hoàng lưu ly dùng để tu bổ Kinh thành Huế vào năm 1959, tu bổ Khu miếu tổ nghề gốm Nam Diêu Tuy nhiên, do loại gốm men này có giá thành khá cao nên khó tiêu thụ rộng rãi và đã không còn được chế tác từ cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX.
Từ thập kỷ 60 - 80 thế kỷ XX là thời kỳ mà sản phẩm gia dụng bằng nhôm, nhựa được phổ biến rộng rãi và có tính cạnh tranh cao Do vậy, mà thị trường tiêu thụ đồ gốm, sành ở Thanh Hà bị thu hẹp dần, chỉ còn hoạt động sản xuất gạch, ngói là phát triển.
Do vậy, đến thập kỷ 90, ở Thanh Hà còn 7 hộ làm gốm truyền thống và 7 bàn xoay chuốt gốm, 4 lò gốm hoạt động Đến cuối thập kỷ 90 thế kỷ XX, do tác động của du lịch, thợ gốm Thanh Hà đã tạo mới sản phẩm con thổi bằng kỹ thuật nắn và tiếp thu kỹ thuật tạo hình bằng khuôn hoặc vừa tạo hình bằng bàn xoay vừa đắp vẽ, chạm trỗ để tạo thành những sản phẩm mỹ nghệ bán cho khách du lịch hoặc để trang trí nội, ngoại thất và đã có mặt hàng xuất khẩu sang Nhật như sản phẩm mặt nạ gốm của cơ sở ông Lê Trọng Nghề làm gạch, ngói cũng suy yếu vì quyết định “đình chỉ hoạt động sản xuất gạch, ngói, vôi bằng các lò đốt thủ công trên địa bàn thị xã” của ủy ban nhân dân thị xã Hội An vào tháng 6/2006 nhằm bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển kinh tế du lịch và đời sống nhân dân đô thị trong thời kỳ hiện đại.
Sau đó nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề đã tìm giải phá lại gồm bằng cách chế tác ra các sản phẩm mới là con thổi, khi hình nghệ thuật bằng khuôn đúc, tạo nên các loại đèn, tượng, con tiện, đồ lưu niệm, được thị trường chấp nhận
Từ đó làng Thanh Hà đã lập tuyến tham quan vào năm 2001 và đã thu hút khách tham quan rất nhiều, mở ra hướng tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm tại chỗ Gốm Thanh Hà được các cơ sở kinh doanh, người dân biết đến và tiêu thụ sản phẩm ngày càng nhiều hơn Từ đó mà nghề gốm Thanh Hà đã vượt qua được cơn khủng hoảng.
2.2.2 Điều kiện kinh tế - văn hoá – xã hội
Cư dân, nghệ nhân của làng gốm Thanh Hà có nguồn gốc chủ yếu ở các vùng Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương vào định cư khoảng cuối thế kỉ XV.
Theo thống kê của thành phố Hội An, làng gốm Thanh Hà 1.455 nhân khẩu đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Nguồn gốc dân cư tại làng gốm chủ yếu là cư dân từ Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh,… vào định cư khoảng cuối thế kỷ XV Đặc điểm phân bố dân cư của làng gốm Thanh Hà dày đặc, đều khắp địa phận của làng.
Tại làng gốm Thanh Hà có 32 hộ làm gốm với 134 lao động trên tổng số 320 hộ, trong đó có 5 hộ làm gốm truyền thống (có 5 bàn xoay chuốt gốm, 4 lò nung gốm), 13 hộ làm con thổi, số còn lại là hộ làm gốm mỹ nghệ và có ít nhất là 3 người buôn gốm chuyên nghiệp, 95 thợ gốm (thợ làm đất, thợ chuốt, thợ đẩy, thợ lò, lái buôn gốm); có 4 lò gốm truyền thống (lò úp, lò bầu), 4 lò ngửa để nung gốm mỹ nghệ, 5 lò ngửa để nung con thổi Đội ngũ thợ gốm ở Thanh Hà hiện nay đều là hậu duệ của các tộc tiền hiền làng Thanh Hà: Nguyễn Viết, Nguyễn Văn, Nguỵ, Bùi, Phạm, Lê. Tuy nhiên hiện nay, do tình hình dịch Covid – 19 khiến cho du lịch ở đây bị trì trệ nên chỉ có vài hộ dân tham gia sản xuất gốm và hơn 70 hộ sản xuất gạch nói cung cấp cho thị trường.
2.2.2.2 Cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật
Đặc điểm của mẫu điều tra và đối tượng điều tra
Thông tin mẫu điều tra Để nghiên cứu ý kiến khách tham quan số lượng bảng hỏi phát ra là 120 phiếu, số bảng hỏi thu về là 115 phiếu trong đó có 10 phiếu không hợp lệ do bỏ qua quá nhiều câu hỏi nên số phiếu hợp lệ lấy mẫu là 110.
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu từ tháng 2/2022 đến tháng 5/2022 qua quá trình kiểm tra, thống kê và làm sạch dữ liệu thì số lượng phiếu nghiên cứu hợp lệ có thể dùng để phân tích, đánh giá tổng thể là 110 phiếu.
Các thông tin thu được từ phiếu nghiên cứu đều được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.00 để đảm bảo tính chính xác cao.
Đặc điểm đối tượng điều tra Đối tượng nghiên cứu: người dân địa phương tại làng gốm Thanh Hà
Trong quá trình nghiên cứu, các đặc điểm về nhân khẩu học của người dân ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề tại làng gốm Thanh Hà Đó là đặc điểm về: quốc tịch, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp Vì vậy, cần nghiên cứu các đặc điểm này của du khách để làm cơ sở đánh giá và đề xuất những giải pháp nhằm
“nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề gốm Thanh Hà – Hội An". Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu được tổng hợp và mô tả như sau:
2.4.1 Thông tin chung về người dân
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả : Tần suất (Frequencies), phần trăm (Percent), giá trị trung bình (Descriptives) để mô tả, phân tích, có các kết quả sau:
Bảng 2.3 Đặc điểm nhân khẩu học của người dân
Trung cấp/cao đẳng 10 9.1 Đại học 11 10.0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2022)
Qua quá trình nghiên cứu, đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập) ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá của du khách Đối tượng khách nghiên cứu có những đặc điểm sau:
Trong tổng số 110 người dân được điều tra, có 49 nam, chiếm tỷ lệ 44,5% và có 61 nữ, chiếm tỷ lệ 55,5% Có thể thấy cả hai giới tính đều tham gia vào hoạt động du lịch tại làng nghề có tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau.
Về cơ cấu độ tuổi Độ tuổi chủ yếu của người dân tham gia vào hoạt dộng du lịch tại làng nghề là từ 22 – 40 tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,3%, độ tuổi trên 60 tuổi cũng chiếm tỷ lệ xấp xỉ độ tuổi 22 – 40 với 34,5%, độ tuổi từ 41 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ 24,5% và ít nhất là độ tuổi dưới
22 tuổi với tỷ lệ chỉ 3,6% Qua số liệu này ta thấy được rằng, độ tuổi từ 22 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao là vì đa số những người trẻ tuổi luôn tự do, năng động, có sức khoẻ và tinh thần nhiệt huyết tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch tại làng nghề; tiếp đến là độ tuổi trên 60 tuổi, đây là độ tuổi khá lớn nhưng lại chiếm tỷ lệ khá cao bởi vì tại làng nghề truyền thống lâu đời thì lực lượng sản xuất các sản phẩm truyền thống cốt lõi là những người lớn tuổi có bề dày kinh nghiệm phong phú là trụ cột của làng nghề Việc xác định độ tuổi của từng người dân giúp chúng ta nắm được những đặc điểm tâm lý, tính cách, sức khỏe cũng như những nhu cầu khác biệt của từng đối tượng để có những chính sách, kế hoạch, chương trình hợp lý và hiệu quả hơn cho làng nghề.
Về trình độ học vấn
Dựa trên kết quả khảo sát ta thấy, trình độ học vấn giữa các nhóm người dân cũng phân bố không đồng đều.Phần lớn trình độ học vấn của người dân làng nghề là cấp tiểu học chiếm đến 50%; trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 16,4%; tiếp theo là trung học cơ sở chiếm 14,5% và đại học chiếm tỷ lệ 10,0% Cuối cùng thấp nhất là trung cấp/cao đẳng với tỷ lệ 9,1% Có thể thấy trình độ học vấn của người dân tại làng gốm rất thấp tỷ lệ bậc tiểu học chiếm một nửa, điều này đã tạo nên một thức thách không nhỏ cho việc phát triển làng nghề.
Về thu nhập hằng tháng
Phần lớn thu nhập của người dân làng nghề là dưới 5 triệu với tỷ lệ là 63,6%; tiếp đến là mức thu nhập từ 5 – 8 triệu chiếm tỷ lệ 24,5%; và hai mức 8 – 12 triệu và trên 12 triệu chiếm tỷ lệ lần lượt là 5,5% và 6,4% Qua số liệu trên có thể thấy rằng mức thu nhập của người dân hiện đang còn rất thấp, tỷ lệ có mức thu nhập cao lại vô cùng thấp.
2.4.2 Hiện trạng tham gia hoạt động du lịch của người dân tại làng nghề
2.4.2.1 Tỷ lệ tham gia hoạt động du lịch của người dân hiện tại
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2022)
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ tham gia hoạt động du lịch của người dân hiện tại
Biểu đồ ở cho thấy có sự chênh lệch giữa đối tượng tham gia và không tham gia vào hoạt động du lịch là khá lớn Có đến 76,4%
% người dân tham gia vào du lịch và 23,6% người dân tham gia vào du lịch với hoạt động là cho du khách tham quan kết hợp bán sản phẩm gốm và cho du khách trải nghiệm làm gốm nếu du khách có nhu cầu.
2.4.2.2 Tỷ lệ tiếp tục tham gia hoạt động du lịch của người dân tại làng nghề
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2022)
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ tiếp tục tham gia hoạt động du lịch của người dân
Thông qua biểu đồ chúng ta có thể thấy chỉ có 51% (tương ứng với 43 người tham gia hoạt động du lịch) có ý định sẽ tiếp tục tham gia lĩnh vực du lịch trong tương lai và 31% (tương ứng với 26 người dân) có ý định sẽ không tham gia và 18% (tương ứng với 15 người dân) đang băn khoăn có nên tiếp tục tham gia tiếp hay không đây là những chỉ số rất quan ngại nếu các cấp chính quyền không có sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời thì Làng rau Trà Quế có thể sẽ bị mai mốt trong tương lai Bởi vì độ tuổi tham gia làm du lịch của người dân hiện nay đã khá cao, nhiều người đã ngoài 50, đã đến lúc họ được nghỉ ngơi bên gia đình con cháu Cần có một đội ngũ lao động trẻ hơn, năng động nhiện tình để phát triển du, lịch làng nghề ở nơi đây.
2.4.2.3 Tỷ lệ dự định tham gia hoạt động du lịch của người dân tại làng nghề trong tương lai
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2022)
Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ dự định gia hoạt động du lịch của người dân
Khảo sát về ý định tham gia du lịch trong tương lai kết quả chúng ta thu được là 52% (tương ứng với 12 người dân) trả lời là có, 27% (tương ứng với 7 người dân) trả lời là có và 27% (tương ứng với 7 người dân) đang băn khoăn Như vậy ta thấy nhu cầu tham gia làm du lịch của người dân chưa cao.
2.4.3 Lý do tham gia hoạt động du lịch tại làng nghề
Bảng 2.4 Lý do tham gia hoạt động du lịch
Phát triển thương hiệu làng nghề 48 14.6 Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa của làng nghề 55 16.7
Giao lưu văn hóa với bên ngoài 55 16.7
Góp phần phát triển cộng đồng, xây dựng quê hương 53 16,1
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2022)
Nhìn chung người dân địa phương tham gia làng nghề truyền thống gốm Thanh Hà với lý do chủ yếu là “nghề ngiệp chính” chiếm 20,7% tương ứng 66 lựa chọn của người dân, đây cũng là điều dễ hiểu bởi những lao động tại làng nghề sẽ làm những công việc xuyên suốt hàng ngày và chọn nó làm nghề nghiệp chính của mình Bên cạnh đó hai tiêu chí “Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa của làng nghề” và “Giao lưu văn hóa với bên ngoài” cùng chiếm16,7% và tiêu chí “Góp phần phát triển cộng đồng, xây dựng quê hương” chiếm 16,1% điều này cho thấy người dân rất có nhận thức về việc làm du lịch đồng thời có tinh thần giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống của làng nghề cũng như quan tâm đến việc giao lưu, học hỏi từ các địa phương khác, thậm chí là cả nước ngoài Ngoài ra, “Kiếm thêm thu nhập” chiếm 15,2% cũng thể hiện phần nào sức hấp dẫn của du lịch làng nghề, ngoài công việc chính thì họ còn tham gia vào các hoạt động du lịch góp phần thúc đẩy du lịch làng nghề phát triển Và cuối cùng “Phát triển thương hiệu làng nghề” chiếm tỷ lệ thấp nhất 14,6% cho thấy người dân chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu trong việc phát triển du lịch.
2.4.4 Ông/bà đang tham gia vào hoạt động du lịch nào tại làng gốm Thanh Hà – Hội An
Bảng 2.5 Các hoạt động du lịch tại làng gốm Thanh Hà
Kinh doanh sản phẩm gốm lưu niệm 77 28.9
Kinh doanh dịch vụ lưu trú 42 15.8
Kinh doanh nhà hàng, quán ăn 54 20.3
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2022)
Thông qua biểu đồ chúng ta có thể thấy người dân tham gia nhiều hoạt động phục vụ du lịch tại Làng gốm Thanh Hà nhưng chiếm tỷ lệ nhiều nhất “kinh doanh sản phẩm lưu niệm” với tỷ lệ 28,9%, đây là hoạt động du lịch phổ biến nhất tại làng gốm và được nhiều người dân lựa chọn nhất cũng nói lên được phần nào nét đặc trưng đặc sắc của làng gốm, khi mà du khách tham quan quanh làng thì đâu đâu cũng bày đầy những sản phẩm bằng gốm xinh xắn, tinh xảo Bên cạnh đó, các tiêu chí còn lại như: “Kinh doanh nhà hàng, quán ăn “chiếm 20,3%, “Dịch vụ vận chuyển “ chiếm 19,2% cuối cùng “Nghệ nhân làm gốm “ và “Kinh doanh dịch vụ lưu trú “ đồng thời chiếm 15,8%, các hoạt động đều có tỷ lệ xấp xỉ nhau, điều này cũng dễ hiểu bở đây là những hoạt động du lịch cơ bản của một khu vực du lịch.
Dưới 10 năm 10 - 20 năm 20 - 30 năm Trên 30 năm
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2022)
Biểu đồ 2.5 Kinh nghiệm làm nghề
Qua biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy phần lớn kinh nghiệm làm nghề của người dân địa phương không dài chiếm tỷ lệ cao nhất là ‘dưới 10 năm” với tỷ lệ là 30,9%; từ 20 – 30 năm chiếm 24,5%; từ 10 – 20 năm chiếm 15,55 và cuối cùng chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên 30 năm với 5,5% Bởi vì hoạt động du lịch tại làng gốm Thanh Hà mới bắt đầu phát triển mạnh trong những năm gần đây nên có thể rõ là kinh nghiệm làm nghề trong lĩnh vực du lịch của người dân địa phương còn non trẻ, những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề đa số là đến từ những công việc liên quan đến làm gốm truyền thống
2.5 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Likert bằng hệ số
Cronbach’s Alpha. Để kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát, cần tiến hành kiểm định thang đo dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha các nhóm.
Ý kiến đánh giá của người dân địa phương về làng nghề
2.6.2 Những lợi ích của người dân khi tham gia phát triển du lịch làng gốm
Bảng 2.7 Lợi ích của người dân khi tham gia phát triển du lịch làng gốm
Tiêu chí % Mức độ đồng ý GTT
B Được tham gia các hoạt động đào tạo về các kĩ năng cần thiết trong du lịch
Có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều nền văn hóa trên thế giới thông qua các hoạt động tương tác với khách du lịch
Tạo thêm nhiều việc làm cho người dân 0.0 7.3 29.1 20.
9 19.1 3.68 Thu nhập cao hơn, đời sống ngày càng ổn định và nâng cao
Duy trì được các giá trị văn hóa truyền thống 0.0 7.3 30.0 24.
5 14.5 3.61 Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển 0.0 12.7 22.7 21.
Có điều kiện tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong cả nước, với du khách nước ngoài
Nâng cao hiểu biết, nhận thức về phát triển du lịch, về văn hóa bản địa, về các địa danh lịch sử, văn hóa tại địa phương
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2022)
Từ bảng số liệu ta nhận thấy đánh giá tổng thể về lợi ích của việc phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống gốm Thanh Hà khá cao Việc phát triển du lịch tại làng gốm mang lại rất nhiều lợi ích, những lợi ích được công nhận nhiều nhất lần lượt là “Được tham gia các hoạt động đào tạo về các kĩ năng cần thiết trong du lịch” (3,69) chiếm 19,1% và “Có điều kiện tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong cả nước, với du khách nước ngoài”
(3,69) chiếm 22,0% mức độ đánh giá rất đồng ý Bên cạnh đó, lợi ích đứng thứ hai cũng không kém phần quan trọng là “Tạo thêm nhiều việc làm cho người dân” (3,68) chiếm 19,1% và “Thu nhập cao hơn, đời sống ngày càng ổn định và nâng cao” (3,68) chiếm 14,5% mức độ đánh giá rất đồng ý Lợi ích “Duy trì được các giá trị văn hóa truyền thống” (3.62) chiếm 14,5% mức độ đánh giá rất đồng ý và “Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển” (3.61) chiếm 19,1% mức độ đánh giá rất đồng ý lần lượt đứng thứ ba và thứ tư về đánh giá của người dân Hai vị trí cuối cừng là “Có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều nền văn hóa trên thế giới“ (3,48) chiếm10,9% và “Nâng cao hiểu biết, nhận thức về phát triển du lịch, về văn hóa bản địa, về các địa danh lịch sử, văn hóa tại địa phương”(3,45) chiếm 10,9% Ngày nay, khi cuộc sống càng phát triển thì cũng là lúc các giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một,cho nên việc phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống rượuBàu Đá sẽ góp một phần không hề nhỏ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chính vì thế,làng nghề cần có những chính sách để vừa phát triển du lịch làng nghề nhưng vẫn bảo tồn lịch sử cũng như văn hóa làng nghề truyền thống gốm Thanh Hà.
Bảng 2.8 Kiểm định sự khác biệt về mức độ đồng ý của người dân về các lợi ích khi làm du lịch tại Làng gốm
Mức ý nghĩa theo các nhóm
Trình độ học vấn Được tham gia các hoạt động đào tạo về các kĩ năng cần thiết trong du lịch
Có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều nền văn hóa trên thế giới thông qua các hoạt động tương tác với khách du lịch
Tạo thêm nhiều việc làm cho người dân Ns Ns ** Ns
Thu nhập cao hơn, đời sống ngày càng ổn định và nâng cao Ns Ns * *
Duy trì được các giá trị văn hóa truyền thống Ns Ns Ns *
Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển Ns Ns Ns Ns
Có điều kiện tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong cả nước, với du khách nước ngoài
Nâng cao hiểu biết, nhận thức về phát triển du lịch, về văn hóa bản địa, về các địa danh lịch sử, văn hóa tại địa phương
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2022)
***: Sig