Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
362,5 KB
Nội dung
BàigiảngLuật NSNN Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Những vấn đề lí luận về NSNN 1.1.1. Định nghĩa ngân sách nhà nước về phương diện kinh tế và pháp lý Ngân sách nhà nước là phạm trù kinh tế thuộc lĩnh vực tài chính. Hiện tượng ngân sách ra đời và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, trên cơ sở của nền kinh tế hàng hoá và sự hình thành, phát triển của nhà nước. Sau 3 lần phân công lao động xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phân hóa các giai cấp trong xã hội, đặc biệt là phân công lao động xã hội lần thứ ba, kết quả là sự ra đời của giai cấp thương nhân. Giai cấp thương nhân ra đời dẫn đến các quan hệ trao đổi mua bán cũng phát triển mạnh mẽ, cùng với nó là sự xuất hiện của tiền tệ. Nhà nước ra đời thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng tiền tệ trong lưu thông hàng hóa. Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước làm nảy sinh nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Điều đó đòi hỏi Nhà nước dùng quyền lưc chính trị để tập trung một bộ phận của cải của xã hội cho mình làm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, tham gia quá trình phân phối của cải với tư cách chủ thể quyền lực chính trị. Trong thời kỳ đầu của lịch sử Nhà nước, quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (sau này được gọi là quỹ NSNN) mặc dù cũng được thiết lập và sử dụng cho nhu cầu của Nhà nước nhưng không hoàn toàn mang đúng bản chất là NSNN như cách hiểu hiện đại ngày nay, bởi lẽ: - Việc thiết lập, quản lý và sử dụng hoàn toàn do người đứng đầu Nhà nước quyết định mà không được kế hoạch hóa, không được xác định niên độ cũng như không được quy định cụ thể bởi bất kỳ một luật lệ nào. - Không có sự phân biệt và tách bạch một cách rạch ròi giữa các khoản chi tiêu của Nhà nước và các khoản chi tiêu của người đứng đầu nhà nước và gia đình của họ. Các khoản thu, chi của người đứng đầu nhà nước luôn được hiểu đồng nghĩa với các khoản thu, chi của Bộ máy chính quyền Nhà nước. Trong khi các khoản thu của Nhà nước chủ yếu được hình thành từ sự đóng góp của dân chúng (với chế độ thuế khóa nặng nề và bất công) nhưng lại để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu xa hoa, lãng phí của bộ máy chính quyền, cho những nhu cầu cá nhân của người đứng đầu nhà nước. Dân chúng ngày càng bất mãn và nung nấu khát vọng về một chế độ tàichính dân chủ, trong đó dân chúng phải có quyền tham gia kiểm soát việc thu thuế và quyết định việc sử dụng số tiền đó như thế nào cho các nhu cầu công cộng. Ý tưởng về sự tách bạch giữa tàichính công và tàichính tư đã bắt đầu manh nha từ trong lòng chế độ phong kiến và trở thành mục tiêu đấu tranh của các tầng lớp xã hội tiến bộ. Quốc hội đầu tiên ra đời trong lịch sử đã đặt ra sứ mệnh là phải đoạt từ tay Nhà vua thẩm Biên soạn: ThS. Trần Thùy Linh BàigiảngLuật NSNN quyền về tài chính, bao gồm thẩm quyền biểu quyết các khoản thu và biểu quyết các khoản chi tiêu mà CQ phong kiến sẽ được phép thực hiện trong thời hạn nhất định. Khái niệm ngân sách nhà nước chỉ được bắt đầu sử dụng khi các khoản thu chi của nhà nước được thể chế hoá bằng pháp luật, tức là, có sự xác định, thừa nhận, công khai hoá bằng luật pháp đối với những khoản thu chi của nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước. Về phương diện kinh tế, ngân sách nhà nước được hiểu là bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định để thực hiện trong thời hạn nhất định, thường là một năm. NSNN là một bản kế hoạch tàichính khổng lồ của cả quốc gia, do vậy nó phải được Quốc hội với tư cách là người đại diện cho toàn thể nhân dân trong quốc gia đó quyết định, và được giao cho Chính phủ thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 01 năm và niên độ được xác định từ 1/1 – 31/12. Chính vì vậy mà pháp luật thực định (Đ1 Luật NSNN 2002) đưa ra định nghĩa về ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong khoảng thời gian là một năm để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Trong khoa học pháp lý, NSNN còn được quan niệm là một đạo luật đặc biệt do quốc hội ban hành, cho phép chính phủ thực hiện trong một thời hạn xác định. 1.1.2. Các đặc điểm của ngân sách nhà nước NSNN là một bản kế hoạch tàichính khổng lồ nhất, cần được quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành. Việc thiết lập NSNN không chỉ là vấn đề kỹ thuật nghiệp vụ kinh tế (lập dự toán các khoản thu chi định thực hiện trong một năm) mà còn là vấn đề mang tính kỹ thuật pháp lý (phải trải qua giai đoạn xem xét, biểu quyết thông qua tại quốc hội giống như việc ban hành một đạo luật để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định cho các chủ thể tham gia vào hoạt động ngân sách). Việc quốc hội biểu quyết thông qua NSNN thực chất chính là Nhân dân thông qua cơ quan đại biểu của mình để quyết định các khoản thu và việc sử dụng các khoản thu đó như thế nào cho nhu cầu công. Ngân sách nhà nước không chỉ là một bản kế hoạch tàichính thuần túy mà còn là một đạo luật. NSNN sau khi được soạn thảo bởi cơ quan hành pháp thì được chuyển sang cho cơ quan lập pháp xem xét và ban bố dưới hình thức một đạo luật để thi hành. Điều này khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của NSNN đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của một đất nước. NSNN là kế hoạch tàichính của toàn thể quốc gia, được trao cho CP tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội. Quốc hội Biên soạn: ThS. Trần Thùy Linh BàigiảngLuật NSNN thực hiện việc giám sát trực tiếp đối với hoạt động thực hành NS của CP nhằm siểm soát nguy cơ lạm quyền của cơ quan hành pháp trong quá trình thực thi ngân sách. Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung của toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp xã hội nào. 1.1.3. Cơ cấu của ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước được cầu trúc bởi hai phần: các khoản thu và các khoản chi. a) Cơ cấu các khoản thu của NSNN - Các khoản thu có tính chất hoa lợi: Là khoản thu làm tăng ngân quỹ khả dụng của ngân khố nhưng không làm tăng trái cụ của quốc gia; hoặc đó là khoản thu làm giảm trái khoản của quốc gia nhưng không làm giảm ngân quỹ của quốc khố. Các khoản thu này bao gồm: thu về thuế; thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; thu từ viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho CP; thu tiền phạt vi phạm PL - Các khoản thu không có tính chất hoa lợi: Là khoản thu làm tăng ngân quỹ khả dụng của ngân khố nhưng đồng thời cũng làm tăng một số lượng tương ứng các trái vụ của quốc gia. Những khoản thu này thường không có tác dụng đáng kể đối với việc cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách. Bởi lẽ CP thu được bao nhiêu tiền vào ngân khố (kho bạc nhà nước) thì sau đó CP cũng sẽ phải chi ra tương ứng bấy nhiêu tiền khỏi ngân khố để thực hiện các trái vụ đối với các chủ thể khác. Bao gồm: thu về vay nợ và viện trợ có hoàn lại; thu về lệ phí và phí; thu về tiền bồi thường thiệt hại cho nhà nước; thu từ bán trái phiếu chính phủ b) Cơ cấu các khoản chi của NSNN - Các khoản chi có tính chất phí tổn: Là những khoản chi làm giảm ngân quỹ khả dụng của ngân khố mà không làm giảm trái vụ của quốc gia. Những khoản chi này có hại ít nhiều cho NSNN nhưng Nhà nước không thể không chi vì nó thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với xã hội, vai trò của nhà nước trên trường quốc tế. Bao gồm: chi viện trợ không hoàn lại cho nước ngoài, chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; chi bù lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước; chi trợ giá theo chính sách của nhà nước; chi hỗ trợ cho các doanh nghiệp và tổ chức đoàn thể xã hội Biên soạn: ThS. Trần Thùy Linh BàigiảngLuật NSNN - Các khoản chi không có tính chất phí tổn: Là những khoản chi làm giảm ngân quỹ khả dụng của ngân khố và đồng thời cũng làm giảm tương ứng các trái vụ của quốc gia đối với trái chủ. Bao gồm: chi trả nợ cho nhà nước 1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà nước Nguyên tắc ngân sách nhất niên - Mỗi năm Quốc hội sẽ biểu quyết ngân sách một lần theo hạn kỳ do luật định - Bản dự toán ngân sách nhà nước sau khi đã được Quốc Hội quyết định chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong một năm và Chính Phủ cũng chỉ được phép thi hành trong năm đó. - Được quy định tại Đ 1 và Đ 14 Luật NSNN 2002 Nguyên tắc ngân sách đơn nhất Mọi khoản thu và chi tiền tệ của quốc gia trong một năm chỉ được phép trình bày trong một văn kiện duy nhất, đó là bản dự toán ngân sách nhà nước sẽ được Chính phủ trình Quốc hội quyết định để thực hiện Luật NSNN 2002 không có điều luật nào quy định một cách rõ ràng và chính thức về nguyên tắc này. Nguyên tắc ngân sách toàn diện - Mọi khoản thu và mọi khoản chi đều phải ghi và thể hiện rõ ràng trong bản DTNSNN hàng năm đã được QH quyết định; không được để ngoài DTNS bất kỳ khoản thu, chi nào dù là nhỏ nhất. - Các khoản thu chi không được phép bù trừ cho nhau mà phải thể hiện rõ ràng từng khoản thu và mỗi khoản chi trong mục lục NSNN được duyệt không được phép dùng riêng một khoản thu cho một khoản chi cụ thể nào mà mọi khoản thu đều được dùng để tài trợ cho mọi khoản chi Nguyên tắc ngân sách thăng bằng Sự thăng bằng NS là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi ( chủ yếu là thuế) với tổng chi có tính chất phí tổn Nếu tổng khoản thu có t/c hoa lợi > tổng chi có tính chất phí tổn: Thặng dư (bội thu) NSNN Nếu Ngược lại: Thâm hụt (bội chi) NSNN Được ghi nhận tại K2Đ 8 Luật NSNN 2002 1.1.5. Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường và sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động ngân sách nhà nước Biên soạn: ThS. Trần Thùy Linh BàigiảngLuật NSNN Ngân sách nhà nước giữ vai trò là công cụ phân phối. Điều này được thể hiện thông qua việc nhà nước huy động nguồn tàichính để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thông qua việc tiến hành cân đối giữa các khoản thu và chi của nhà nước, nhà nước có thể hoạch định chính sách trong điều tiết thu nhập, giải quyết tốt mối quan hệ giữa thu và chi, giữa tích luỹ tiêu dùng, đầu tư phát triển, tiết kiệm. Ngân sách nhà nước giữa vai tró điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua việc điều hoà các nguồi tàichính giữa các vùng kinh tế, các ngành kinh tế, thông qua việc hướng dẫn, kích thích hay hạn chế sản xuất, tiêu dùng bằng các chính sách thuế, tài chính, ngân sách nhà nước có thể điều tiết thu nhập của các chủ thể khác nhau trong xã hội, xử lý mối quan hệ giữa tích luỹ, đầu tư và tiêu dùng, điều chỉnh giá cả, ổn định thị trường, chống lạm phát. Ngân sách nhà nước còn giữ vai trò là công cụ thực hiện chính sách xã hội và hướng dẫn tiêu dùng. Bằng chính sách thuế, nhà nước có thể thông qua hoạt động ngân sách nhà nước để thực hiện ưu đã cho các đối tượng chính sách, điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội. Ngoài ra, ngân sách nhà nước còn cung cấp phương tiện tàichính để nhà nước thực hiện trợ cấp xã hội, phúc lợi công cộng. 1.2. Tổng quan về luật ngân sách 1.2.1. Khái niệm Luật ngân sách nhà nước Luật NSNN là tổng thể các QPPL đ/chỉnh các qhệ XH phát sinh trong qt tạo lập, quản lý, phân phối, SD vốn ttệ của NSNN (các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động NSNN) 1.2.2. Phạm vi điều chỉnh của Luật ngân sách nhà nước Luật NSNN điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình hoạt động NSNN, là các quan hệ thuộc 4 nhóm sau: - QHXH phát sinh trong quá trình lập, phê chuẩn, chấp hành và quyết toán NSNN - QHXH phát sinh trong quá trình phân cấp quản lý NSNN - QHXH phát sinh trong quá trình tạo lập quỹ NSNN (quá trình thu nộp quỹ NSNN) - QHXH phát sinh trong quá trình sử dụng quỹ NSNN (quá trình chi tiêu quỹ NSNN) 1.2.3. Quan hệ pháp luật ngân sách Là những QH phân phối dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình hoạt động NSNN, được các QPPL điều chỉnh, mang lại các quyền và nghĩ vụ pháp lý cho các chủ thể thực hiện khi tham gia hoạt động NS Biên soạn: ThS. Trần Thùy Linh BàigiảngLuật NSNN Về bản chất thuộc loại QH có t/c hành chính, thể hiện ở những đặc điểm: + Có ít nhất 1 bên chủ thể là CQ công quyền (CQNN có thẩm quyền) + Được xác lập=quy định PL chặt chẽ cả về điều kiện và cách thức xác lập QH, quyền và NV của các bên + Khách thể là lợi ích KTXH, công cộng (thỏa mãn nhu cầu thực hiện các chức năng cơ bản của NN) Chương 2: TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1. Tổ chức hệ thống NSNN 2.1.1. Khái niệm và mô hình tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước Hệ thống ngân sách là một thể thống nhất được tạo thành từ các bộ phận cấu thành nên ngân sách: các khâu ngân sách. Giữa các khâu trong hệ thống ngân sách vừa độc lập, vừa có mối quan hệ qua lại lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mình. Hệ thống ngân sách thường được tổ chức tương ứng với hệ thống chính quyền nhà nước nhưng không nhất thiết mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách. Điều kiện cần và đủ để một cấp chính quyền trở thành cấp ngân sách: -Nhiệm vụ của cấp chính quyền tương đối toàn diện trên các lĩnh vực phát triển về hành chính, xã hội kinh tế ở vùng lãnh thổ mà cấp chính quyền đó quản lý. -Tổng hợp các nguồn thu trên lãnh thổ mà cấp chính quyền đó quản lý có khả năng giải quyết phần lớn nhu cầu chi tiêu của mình. Hệ thống ngân sách ở Việt Nam: -Từ sau Cách mạng tháng 8 đến trước 1967: Việt Nam chỉ tồn tại 1 ngân sách duy nhất được gọi chung là ngân sách nhà nước, ở đó không có sự phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền nhà nước trong quản lý ngân sách nhà nước. Mỗi cấp chính quyền chỉ là một đơn vị dự toán của ngân sách nhà nước. Mọi hoạt động huy động các nguồn tàichính đều nhằm hình thành quỹ ngân sách nhà nước tập trung và mọi chi tiêu từ quỹ tiền tệ này đều nhằm mục tiêu chung của cả nước là kháng chiến thắng lợi. -Từ 1967, khai sinh chế độ phân cấp quản lý ngân sách. Theo đó, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là khái niệm hàm chỉ mô hình quản lý ngân sách nhà nước mà trong đó Chính quyền trung ương phân giao cho chính quyền địa phương thực hiện một số nghiệp vụ nhất định trong hoạt động ngân sách nhà nước. -Từ sau 1976 đến 1978, hệ thống ngân sách ở Việt Nam được phân định gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách địa phương gồm hai cấp ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện. Mô hình này đã phần nào khắc phục được Biên soạn: ThS. Trần Thùy Linh BàigiảngLuật NSNN nhược điểm của hệ thống ngân sách trước đây, góp phần khuyến khích địa phương khai thác được tiềm năng và thế mạnh trong việc huy động nguồn thu phát sinh trên địa bàn. -1983: hệ thống ngân sách Việt Nam được xây dựng gồm 4 cấp tương đương với 4 cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước: Ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Điều này đặt ra yêu cầu phải phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách ở địa phương và chính quyền các cấp ở địa phương cần được phân giao quyền hạn, trách nhiệm cụ thể. Cơ chế phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi tới tận ngân sách cấp huyện, xã vẫn được duy trì trong Luật Ngân sách nhà nước 1996 (sửa đổi bổ sung 1998). -Luật Ngân sách nhà nước 2002 hệ thống ngân sách Việt Nam đuợc thiết lập bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Trong đó, ngân sách địa phương sẽ hàm chứa ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã. Tuy nhiên, cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội chỉ phân giao nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách trung ương và xác định tổng khối lượng thu-chi cho ngân sách của từng địa phương. Trên cơ sở đó, cơ quan quyền lực cao nhất của địa phương: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ được phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc phân phối thu chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Rõ ràng, với hệ thống ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2002 việc phân cấp trong quản lý ngân sách nhà nước đã được đẩy mạnh, tăng tính chủ động, linh hoạt cho từng địa phương 2.1.2. Các nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước - Nguyên tắc thống nhất trong t/c NSNN Nội dung: Các cấp NS là những bp cấu thành của một ht NS thống nhất và duy nhất. Mỗi cấp NS đều có hoạt động thu, chi của mình nhưng các hđ đó phải nhất quán, cùng dựa trên những chuẩn mực, định mức nhất định và phải tuẩn thủ cùng 1 c.sách, c.độ về thu, chi NS Yêu cầu: - Phải thể chế hóa thành PL mọi chủ trương, cs, t.chuẩn, đ.mức về thu, chi NS - Phải đảm bảo sự nhất quán trên pv toàn quốc về h.thống và chuẩn mực k.toán, về p.thức b.cáo, về tr.tự lập, phê chuẩn, chấp hành và q.toán NSNN -Phải tạo cspl cho việc t.lập mqh giữa NS cấp trên và NS cấp dưới trong việc điều chuyển nguồn vốn giữa các cấp NS này -Đảm bảo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp ngân sách, có cơ chế phân cấp và quản lý phù hợp để phát huy được tính tự chủ, kích thích khai thác nguồn thu của các cấp ngân sách địa phương, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của địa phương. Nguyên tắc độc lập và t.chủ của các cấp NSNN Đảm bảo cho các cấp CQ/cấp NS có thể chủ động trong việc t.hiện chức năng của mình - Cần phân giao các nguồn thu và n.vụ chi cho các cấp NS đồng thời cần cho phép mỗi cấp NS có quyền qđ NS cấp mình trên cs tuân thủ các c.độ, cs, t.chuẩn, Biên soạn: ThS. Trần Thùy Linh BàigiảngLuật NSNN đ.mức về thu , chi NS của NN - QH có quyền qđ n.vụ thu, chi cho NS TW và NS cấp tỉnh, HĐND cấp tỉnh qđ n.vụ thu, chi cho NS cấp huyện và xã thuộc địa bàn q.lý Nguyên tắc tập trung quyền lực trên c.sở phân định thẩm quyền giữa các cấp CQNN trong hoạt động NS Tập trung quyền lực thể hiện ở: - Quyền qđ của QH và sự điều hành thống nhất của CP đ.với NSNN - Vai trò chủ đạo của CQ TW trong việc s.d NSTW để t.h những n.vụ chiến lược, q.trọng của QG, những cs điều tiết kt vĩ mô… Phân định thẩm quyền là x.định rõ q.hạn & tr.nhiệm of từng cấp CQ trong việc t.h các hđ thu, chi NS: Xu hướng tăng nguồn thu cho NS đp, thúc đẩy đp ph.đấu để ch.động cân đối NS; tăng số đp tự c.đối NS và có đ.góp cho NSTW, giảm số đp phải nhận hỗ trợ c.đối từ NSTW và giảm mức b.sung từ NSTW 2.2. Chế độ phân cấp quản lí NSNN 2.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước Thu NSNN: huy động một bộ phận giá trị SPXH, theo quy định của PL, làm hình thành quỹ NSNN Chi NSNN: là hoạt động nhằm sử dụng quỹ NSNN, là quá trình phân phối nguồn tiền tệ nằm trong quỹ NSNN để chi dùng vào những mục đích khác nhau. Phân phối thu, chi giữa các cấp NSNN là việc xác định mỗi cấp NS được tập trung những nguồn thu nào và mức độ tập trung đến đâu đồng thời đề ra nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp NS Thực chất của phân cấp ngân sách là việc phân chia quyền hạn và xác định trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền nhà nước đối với ngân sách cấp mình và ngân sách nhà nước nói chung. Phân cấp quản lý ngân sách sẽ giải quyết được mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong việc xử lý các vấn đề về hoạt động của ngân sách nhà nước như quan hệ về mặt chế độ, chính sách, quan hệ vật chất giữa nguồn thu, nhiệm vụ chi, quan hệ về quy trình ngân sách. 2.2.2. Nguyên tắc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước - Ngân sách trung ương-ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể. Việc phân định được đảm bảo bằng pháp luật. Các cấp chính quyền không được phép đặt ra hoặc điều chỉnh khoản thu của ngân sách cấp mình. Mỗi cấp ngân sách chỉ phải tiến hành nhiệm vụ thu chi trên cơ sở luật định. Biên soạn: ThS. Trần Thùy Linh BàigiảngLuật NSNN - Bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới phải đảm bảo công bằng, đảm bảo yêu cầu phát triển cân đối giữa các vùng, địa phương. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới. Việc bổ sung không phải được thực hiện đồng loạt đối với mọi cấp ngân sách mà dựa trên khả năng thu, nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách mà ngân sách cấp trên sẽ thực hiện việc cấp bổ sung. - Không được dùng ngân của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp ngân sách khác. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp ngân sách thực hiện nhiệm vụ đó. 2.2.3. Thẩm quyền quyết định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách Luật NSNN 2002 quy định cụ thể nguồn thu và nhiệm vụ chi hai cấp ngân sách TƯ và ngân sách địa phương đồng thời đề ra các nguyên tắc định hướng việc phân phối thu, chi của cơ quan quyền lực nhà nước cấp tỉnh khi phân bổ nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách huyện và xã trên địa bàn tỉnh quản lý Quốc hội có thẩm quyền quyết định chi tiết việc phân phối thu, chi cho hai cấp NS là cấp TƯ và cấp tỉnh. HĐND tỉnh quyết định việc phân giao nguồn thhu và nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách huyện và xã thuộc địa bàn của tỉnh phù hợp với đặc thù, khả năng và nhu cầu của địa phương. 2.2.4. Các khoản thu và chi của các cấp NSNN a. Các khoản thu của NSTW * Các khoản thu cố định gồm: - Thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu - Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu. - Thuế lợi tức của các đơn vị hạch toán toàn ngành. - Các khoản thuế và thu khác về dầu khí. - Thu hồi vốn của NSTW tại các tổ chức kinh tế, lợi tức từ vốn góp của Nhà nước, thu hồi tiền cho vay, thu từ quỹ dự trữ tàichính của TƯ. - Các khoản phí và lệ phí quy định nộp vào ngân sách Nhà nước Trung ương. - Thu kết dư ngân sách TƯ. - Các khoản thu từ viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức cá nhân nước ngoài cho chính phủ Việt Nam Biên soạn: ThS. Trần Thùy Linh BàigiảngLuật NSNN * Khoản thu điều tiết chuyển về cho ngân sách Nhà nước Trung ương sau khi đã để lại cho địa phương theo tỷ lệ điều tiết ổn định. : -Thuế VAT (Trừ thuế VAT đối với hàng hoá nhập khẩu) -Thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế TNDN đối với DN hạch toán toàn ngành) -Thuế thu nhập cá nhân -Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hoá, dịch vụ trong nước. -Phí xăng, dầu * Trong trường hợp cần phải bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước, ngân sách Nhà nước Trung ương được phép vay trong nước hoặc vay nước ngoài nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cho đầu tư nhưng không được sử dụng bất kỳ khoản vay nào nhằm mục đích phục vụ cho các khoản chi thường xuyên; đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, ngân sách nhà nước thường ưu tiên chọn giải pháp vay trong nước dưới hình thức các loại giấy tờ có giá ngắn hoặc dài hạn. b. Các khoản chi của NSTW * Chi thường xuyên: +Các hoạt động sự nghiệp GD, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do Trung ương quản lý; + Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do Trung ương quản lý + Về quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội do ngân sách trung ương bảo đảm theo yêu cầu của Chính phủ; +Chi thường xuyên cho các hoạt động của các cơ quan nhà nước trung ương, cơ quan Đảng CSVN và các tổ chức chính trị xã hội. +Chi trợ giá theo yêu cầu chính sách nhà nước +Chi thường xuyên dành cho các đối tượng chính sách như thực hiện chế độ đối với những người về hưu, nghỉ mất sức theo quy định của Luật Lao động, chi cho các đối tượng thương binh, bệnh binh, liệt sĩ… +Chi thuờng xuyên hỗ trợ cho các tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp thuộc trung ương. +Chương trình quốc gia do Trung ương thực hiện. +Chi hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội theo luật định. * Chi đầu tư phát triển: Biên soạn: ThS. Trần Thùy Linh [...]... phân bổ sau 1 Học Viện Tài chính, Giáo trình Quản lý Tàichính công, Nxb Tàichính 2005, tr 93 Biên soạn: ThS Trần Thùy Linh BàigiảngLuật NSNN nhưng khi phân bổ phải gửi cơ quan tàichính cùng cấp để thẩm tra theo quy trình quy định 5) Phương án phân bổ dự toán ngân sách của cơ quan nhà nước và đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc phải gửi cơ quan tàichính cùng cấp để thẩm... gửi Phòng Tàichính huyện, thì Uỷ ban nhân dân xã báo cáo bổ sung, gửi Phòng Tàichính huyện Sau khi Hội đồng Biên soạn: ThS Trần Thùy Linh Bài giảngLuật NSNN nhân dân xã phê chuẩn, trong phạm vi 5 ngày, Ban tàichính xã gửi báo cáo quyết toán đến các cơ quan sau: - 01 bản gửi Hội đồng nhân dân xã; - 01 bản gửi Uỷ ban nhân dân xã; - 01 bản gửi Phòng Tàichính huyện; - 01 bản lưu tại Ban Tàichính xã... chức tàichính tiền tệ quốc tế Chính phủ sẽ lập kế hoạch trả nợ theo hàng năm và kế hoạch trả nợ 5 năm Hàng năm, Bộ Tàichính có trách nhiệm lập kế hoạch tổng hạn mức trả nợ nước ngoài của Chính phủ trình lên cho Chính phủ duyệt Thủ tướng Chính phủ sẽ uỷ quyền cho Bộ Tàichính thay mặt Chính phủ theo hạn mức được duyệt Nguồn vốn để thanh toán nợ nước ngoài do ngân sách trung ương đảm nhận Bộ Tài chính. .. bổ sung cho quỹ dự trữ tàichính Về thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính, Bộ trưởng Bộ Tàichính hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định đối với việc tạm ứng cho ngân sách nhà nước từ quỹ dự trữ tàichính Trường hợp xử lý cân đối ngân sách, đối với quỹ dự trữ tàichính ở trung ương, Thủ tướng Chính phủ sẽ có thẩm quyền quyết định Đối với quỹ dự trữ tàichính ở địa phương sẽ... tạm ứng từ quỹ dự trữ tàichính phải được hoàn trả ngay trong năn ngân sách, việc sử dụng quỹ dự trữ tàichính cho các mục đích khác cần phải đảm bảo yêu không bảo toàn số dư của quỹ dự trữ tàichính Theo đó, không được sử dụng vượt quá 30% số dư của Quỹ dự trữ tàichínhtại thời điểm bắt đầu năm ngân sách Biên soạn: ThS Trần Thùy Linh Bài giảngLuật NSNN Ngoài ra, quỹ dự trữ tàichính phân biệt với... năm do Uỷ ban nhân dân huyện đã gửi Sở tàichính thì Uỷ ban nhân dân huyện báo cáo bổ sung, gửi Sở tàichính Sau khi Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn, trong phạm vi 5 ngày, Phòng tàichính huyện gửi báo cáo quyết toán đến các cơ quan sau: - 01 bản gửi Hội đồng nhân dân huyện; - 01 bản gửi Uỷ ban nhân dân huyện; - 01 bản gửi Sở tài chính; - 01 bản lưu tại Phòng Tàichính huyện Đồng thời, gửi Kho bạc Nhà... vốn) để trình cơ quan có thẩm quyền quy định về phí (Chính phủ, Bộ Tàichính hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định Mức thu phí trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung cần có ý kiến của cơ quan tàichính cùng cấp, trừ trường hợp cơ quan xây dựng mức thu là cơ quan tàichính Ý kiến bằng văn bản của cơ quan tàichính phải được gửi kèm trong hồ sơ và là một căn... Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương… +Chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật +Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý +Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý Biên soạn: ThS Trần Thùy Linh Bài giảngLuật NSNN +Trợ giá theo chính sách của nhà... dưới Trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo xét duyệt quyết toán, đơn vị dự toán cấp dưới phải thực hiện xong những yêu 2 Học viện Tài chính, Giáo trình Quản lý Tàichính công , nxb Tàichính 2005, tr 98 Biên soạn: ThS Trần Thùy Linh Bài giảngLuật NSNN cầu trong thông báo xét duyệt quyết toán Trường hợp đơn vị dự toán cấp dưới có ý kiến không thống nhất với thông báo duyệt quyết toán... gửi Hội đồng nhân dân tỉnh; - 01 bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh; - 01 bản gửi Bộ Tài chính; - 01 bản gửi Kiểm toán Nhà nước; - 01 bản lưu tại Sở tàichính tỉnh Biên soạn: ThS Trần Thùy Linh Bài giảngLuật NSNN Đồng thời, gửi Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh nghị quyết phê chuẩn quyết toán của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 5) Bộ Tàichính có trách nhiệm thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, . Bài giảng Luật NSNN Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 trong lịch sử đã đặt ra sứ mệnh là phải đoạt từ tay Nhà vua thẩm Biên soạn: ThS. Trần Thùy Linh Bài giảng Luật NSNN quyền về tài chính, bao gồm thẩm quyền biểu quyết các khoản thu và biểu quyết. nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội. Quốc hội Biên soạn: ThS. Trần Thùy Linh Bài giảng Luật NSNN thực hiện việc giám sát trực tiếp đối với hoạt động thực hành NS của CP nhằm siểm