Một chuyên đề hay về khô mắt ở bệnh nhân đục thủy tinh thể. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn đến KM như tuổi cao, giới tính nữ, bệnh lý mô liên kết, đái tháo đường, tăng huyết áp, sử dụng kính áp tròng, sử dụng các thuốc giống với thuốc kháng histamine, các thuốc kháng cholinergic, các thuốc chống trầm cảm, các thuốc tránh thai và các thuốc nhỏ mắt chứa chất bảo quản và các bệnh lý bề mặt nhãn cầu như viêm kết mạc mạn tính, viêm mi mắt, viêm tuyến meibo và mộng thịt. Một số thủ thuật phẫu thuật cũng có thể dẫn đến tình trạng KM và làm tăng triệu chứng của tình trạng KM trước đó. Các thủ thuật có thể kể ra là PRK, LASIK và phẫu thuật ĐTTT. Với tần suất ĐTTT và số ca phẫu thuật phaco ngày càng nhiều, việc nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình phẫu thuật phaco lên tình trạng KM của bệnh nhân là điều quan trọng.
SƠ LƯỢC VỀ KHÔ MẮT
Định nghĩa khô mắt
Tại hội thảo Khô Mắt Quốc Tế (DEWS) lần I năm 2007, KM được định nghĩa là “một rối loạn đa yếu tố liên quan đến nước mắt và bề mặt nhãn cầu dẫn đến các triệu chứng khó chịu, giới hạn thị lực và bất ổn định màng phim nước mắt với các tổn thương tiềm ẩn cho bề mặt nhãn cầu KM thường đi kèm với tăng nồng độ osmol của phim nước mắt và viêm bề mặt nhãn cầu” [27] Đến năm 2017, hội thảo DEWS lần II định nghĩa lại KM “là một bệnh đa yếu tố của bề mặt nhãn cầu liên quan đến sự mất tính nội cân bằng của màng phim nước mắt kèm theo các triệu chứng nhãn cầu, do sự bất ổn định và tăng thẩm thấu của màng phim nước mắt, viêm và tổn thương bề mặt nhãn cầu và bất thường của thần kinh bề mặt nhãn cầu gây ra” [46] Sự khác biệt giữa định nghĩa DEWS I và DEWS II chính là việc thêm thuật ngữ mất tính nội cân bằng của màng phim nước mắt Thuật ngữ này được thêm vào phản ánh sự hiểu biết của giới khoa học về tầm quan trọng của các khía cạnh tính cân bằng của màng phim nước mắt và bề mặt nhãn cầu
DEWS đưa ra một khái niệm mới là Đơn vị chức năng tuyến lệ (LFU), trong đó các phần của LFU tương tác với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau LFU là một hệ thống lồng ghép bao gồm tuyến lệ, bề mặt nhãn cầu (giác mạc (GM), kết mạc và tuyến meibomius), các mí mắt và các thần kinh giao cảm và vận động liên kết các thành phần này với nhau [27] Bất thường của bất kỳ thành phần nào của LFU đều có thể lây truyền sang toàn bộ hệ thống thông qua mạng lưới thần kinh liên kết rộng khắp từ đó dẫn đến phim nước mắt bất ổn định và không thể tái tạo Phim nước mắt khi đó có những thay đổi bất thường như tăng thẩm nồng độ osmol nước mắt, có sự hiện diện của chất trung gian tiền viêm và các protease, từ đó làm cho phim nước mắt không còn hỗ trợ các chức năng bình thường của bề mặt nhãn cầu[27].
Hình 1 Đơn vị chức năng tuyến lệ
(Nguồn: Bhavsar AS, Bhavsar SG, Ja SM (2011) "A review on recent advances in dry eye: Pathogenesis and management" Oman Journal of Ophthalmology, 4, (2), 50-56)
Tuyến lệ chính và phụ
Hệ thống thần kinh trung ương
Hình 2 Mô hình đơn vị chức năng tuyến lệ
(Nguồn: Iannucci M, Riviello M (2017) "What does "dry eye" mean today? " Review of Optometry, August, 4-10)
KM có thể được nhìn nhận như là một thể bệnh nhẹ, tuy nhiên trong thực tế
KM có thể ảnh hưởng đến thị lực, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua việc giảm khả năng lái xe, đọc sách báo, sử dụng máy tính và xem tivi Thông thường thị lực của bệnh nhân KM là 20/20, tuy nhiên khi màng phim nước mắt bất ổn định do KM gây ra sẽ dẫn đến lệch quang sai và tán xạ [11] từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thị lực của bệnh nhân [70] Nghiên cứu của Li khảo sát chất lượng thị lực của bệnh nhân KM Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm KM có các điểm chất lượng thị lực thấp hơn so với nhóm có mắt bình thường Cụ thể thị lực chung của nhóm KM và nhóm chứng là 60 và 75 (p< 0,001), điểm hoạt động thị lực khoảng cách gần là 87,5 và 100 (p< 0,001), điểm hoạt động thị lực khoảng cách xa là 91,67 và 100 (p< 0,001), điểm chức năng thị lực là -0,37 và -4,05 (p< 0,001) [62] Nghiên cứu của Miljanovic cũng đánh giá tác động của bệnh lý KM lên chất lượng thị lực của bệnh nhân Kết quả khảo sát cho thấy sau khi hiệu chỉnh theo tuổi, đái tháo đường, tăng huyết áp và các yếu tố khác, bệnh nhân KM có khả năng mắc phải các vấn đề trong đọc sách báo (OR=3,64, 95% CI 2,45–5,40, p< 0,0001); làm việc (OR=3,49, 95% CI: 1,72–7,09, p= 0,001); sử dụng máy vi tính (OR=3,37, 95% CI: 2,11–5,38, p < 0,0001); xem tivi (OR=2,84, 95% CI: 1,05–7,74, p=0,04); lái xe trong ngày (OR=2,80, 95% CI 1,58–4,96, p 15, OSDI > 40, BUT < 10 và ST < 10 để chẩn đoán KM và kết quả cho thấy tỷ lệ KM sau phẫu thuật phaco là 0% [17] Một nghiên cứu gần đây nhất của Trattler sử dụng thang đo ITF (International Task Force) để định nghĩa
KM Kết quả nghiên cứu cho thấy có 25% bệnh nhân có ITF độ 0 (không có KM) và 75% có KM với độ ITF từ 1 đến 3 Như vậy tỷ lệ KM sau phẫu thuật phaco trong nghiên cứu này là 75% [101].
Các yếu tố nguy cơ gây khô mắt trong phẫu thuật ĐTTT
Có nhiều yếu tố có thể tác động đến môi trường bề mặt nhãn cầu trong phẫu thuật ĐTTT dẫn đến KM Các yếu tố này có thể bao gồm:
Các thuốc gây tê nhãn cầu và các thuốc nhỏ mắt chứa chất bảo quản như benzalkonium chloride cũng có tác động lên bề mặt GM từ đó gây ra tình trạng
Kích thước vết rạch: Các nghiên cứu cho thấy thời gian phục hồi thần kinh GM do vết rạch lớn sẽ dài hơn so với vết rạch nhỏ [86],[76] Nghiên cứu của Oh sử dụng đường rạch 2,8 mm và kết quả cho thấy độ nhạy cảm GM giảm sau ngày 1 nhưng sau đó cải thiện dần đến mức trước phẫu thuật sau 1 tháng hậu phẫu. Trong khi đó nghiên cứu của Khanal [51] sử dụng vết rạch 4,1 mm và ghi nhận độ nhạy cảm GM giảm sau 1 ngày nhưng phục hồi dần đến mức trước phẫu thuật sau 3 tháng hậu phẫu Oh kết luận rằng vết rạch càng lớn thì thời gian phục hồi độ nhạy cảm GM càng dài [76]
Hình dạng vết rạch: Một số dữ liệu cho thấy hình dạng vết rạch có thể gây ra các triệu chứng KM ở bệnh nhân không bị KM trước phẫu thuật [19] Cho khảo sát chỉ số BUT, ST1, triệu chứng lâm sàng giữa bệnh nhân với đường rạch có rãnh và đường rạch không rãnh [19] Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về chỉ số ST1 giữa hai nhóm bệnh nhân (p> 0,05) Tuy nhiên, chỉ số BUT của nhóm với vết rạch có rãnh thấp hơn so với nhóm với vết rạch không rãnh sau 1 ngày phẫu thuật (6,83 so với 9, p < 0,05) Bệnh nhân có vết rạch có rãnh sẽ có điểm triệu chứng KM cao hơn so với bệnh nhân có vết rạch không rãnh (2,17 so với 1,18, p = 0,04) [19]
Thời gian tiếp xúc với ánh sáng siêu vi kéo dài được chứng minh có liên quan đến giảm thời gian vỡ phim nước mắt và các triệu chứng KM [19] Nghiên cứu của Cho cho thấy mối tương quan giữa thời gian tiếp xúc ánh sáng siêu vi và chỉ số BUT của bệnh nhân sau 2 tháng là r = -0,26 (p=0,03), có nghĩa là thời gian tiếp xúc càng nhiều thì chỉ số BUT sẽ giảm Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân đều tăng lên khi thời gian tiếp xúc tăng, với mối tương quan là 0,31 sau 1 ngày (p=0,01), 0,22 sau 1 tháng (p = 0,05), và 0,27 sau 2 tháng (p=0,02) [18].
Năng lượng nhiệt tạo ra do các đầu phaco trong lúc phẫu thuật cũng được chứng minh gây tổn thương cấu trúc GM, được cho là gây ra KM hậu phẫu
[99] Tao và cộng sự khảo sát sự thay đổi độ dày các lớp GM sau khi phẫu thuật phaco Kết quả ghi nhận 1 ngày sau phẫu thuật độ dày của màng Descemet, lớp đệm và GM trung tõm đều tăng lờn, tương ứng 4,3 ± 2,6 àm, 25,5 ± 24,9 àm, và 32,1 ± 26,6 àm (P < 0.001) Hỡnh dạng của màng Descemt và GM trung tõm trở về như ban đầu sau 1 tuần hậu phẫu (p> 0,05), nhưng mật độ tế bào biểu mô giảm 8,7% so với ban đầu Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ dày của lớp Bowman và lớp biểu mô sau phẫu thuật Theo Tao nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi này là tổn thương lớp nội mô và năng lượng siêu âm của các đầu phaco [99] Sahu trong một nghiên cứu gần đây cho thấy có mối tương quan giữa năng lượng phaco và các chỉ số KM ở bệnh nhân phẫu thuật phaco
[90] Chỉ số ST1 có tương quan nghịch với năng lượng phaco sử dụng sau 1 tháng phẫu thuật (r = -0,11, p=0,35), sau 6 tháng phẫu thuật (-0,10, p=0,39) Chỉ số BUT cũng có tương quan nghịch với năng lượng phaco sau 1 tháng phẫu thuật (r= -0,06, p = 0,66), sau 6 tháng phẫu thuật (r=-0,028, p=0,81) Chỉ số triệu chứng có mối tương quan thuận với năng lượng phaco sau 1 tháng phẫu thuật (r= 0,26, p=0,02), sau 6 tháng phẫu thuật (r=0,74, p< 0,001) [90].
Cơ chế bệnh sinh của KM sau phẫu thuật ĐTTT
Có nhiều cơ chế trong phẫu thuật ĐTTT có thể kết hợp với nhau đưa đến tình trạng KM hậu phẫu.
3.1 Tổn thương dây thần kinh giác mạc
GM là nơi tập trung nhiều đầu thần kinh cảm giác nhất trong cơ thể người.
GM được kích thích bởi thần kinh mi dài thuộc nhánh thần kinh thị của dây thần kinh số 5 Ở điều kiện bình thường, các dây thần kinh này gửi các tín hiệu kích thích hướng về thân não và các tín hiệu giao cảm và phó giao cảm sẽ kích thích tuyến lệ sản xuất và tiết ra nước mắt [3] Các thủ thuật như PRK, LASIK, phẫu thuật ĐTTT ngoài bao và phẫu thuật phaco có thể gây tổn thương đến thần kinh
Tổn thương thần kinh GM đưa đến hậu quả là giảm chữa lành vết thương biểu mô, tăng thẩm thấu biểu mô, giảm hoạt động chuyển hóa biểu mô và mất cấu trúc xương nội bào [55] Biểu hiện lâm sàng của tổn thương thần kinh GM là giảm chớp mắt và sản xuất nước mắt, gây ra bệnh lý KM do thiếu nước mắt [96] Trong thời gian hậu phẫu, các yếu tố tăng trưởng thần kinh được phóng thích để tái tạo lại các sợi trục thần kinh GM dưới biểu mô Quá trình này sẽ kết thúc sau khoảng 1 tháng và các dây thần kinh GM sẽ được hồi phục như trạng thái trước khi mổ Điều này giải thích tại sau các triệu chứng và dấu hiệu KM xảy ra ngay sau phẫu thuật và sau đó cải thiện dần dần [51]
Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng viêm có vai trò quan trọng trong bệnh lý KM [106] Trong suốt quá trình phẫu thuật ĐTTT, bề mặt nhãn cầu bị kích thích dẫn đến phản ứng viêm Hệ quả là bạch cầu trung tính và các đại thực bào cùng các hóa chất trung gian như các gốc tự do, các enzyme proteolytic và các cyclooxygenase tập trung tại bề mặt nhãn cầu [34] Chúng sẽ kích thích và gây tổn thương cấu trúc bề mặt nhãn cầu dẫn đến tình trạng tăng bốc hơi ở màng phim nước mắt và duy trì vòng kích thích-bốc hơi-kích thích liên tục.
Ngoài ra việc sử dụng các thuốc gây tê nhãn cầu và các thuốc nhỏ mắt có chất bảo quản trước và sau phẫu thuật cũng được cho là có khả năng gây ra phản ứng viêm [10] Các nghiên cứu trên mô hình động vật chứng minh rằng benzalkonium chloride, một thuốc nhỏ mắt có chất bảo quản phổ thông có thể làm tăng các yếu tố viêm và làm tồi tệ hơn tình trạng KM [53] Chính vì điều này nhiều nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng các thuốc không chất bảo quản trong phẫu thuật ĐTTT [35] Một nghiên cứu của Jee và cộng sự so sánh thuốc có và không có chất bảo quản kết hợp sodium hyaluronate 0.1% và fluorometholone 0.1% ở bệnh nhân phẫu thuật ĐTTT có hội chứng KM trước phẫu thuật Mặc dù cả hai nhóm đều có cải thiện đáng kể về tình trạng KM và viêm, nhóm sử dụng thuốc không chất bảo quản có cải thiện tốt hơn nhóm có sử dụng chất bảo quản [47]
Tế bào đài sản xuất ra thành phần nhầy của màng phim nước mắt Chất nhầy rất quan trọng trong việc chuyển bề mặt GM không có nước thành bề mặt nhiều nước bằng cách liên kết với glycocalyx trên bề mặt GM, do đó cho phép phim nước mắt kết dính với bề mặt GM Việc suy giảm số lượng các tế bào sản xuất mucin sẽ làm suy giảm tính đồng nhất của phim nước mắt và có thể dẫn đến bệnh
KM bốc hơi nước Các nghiên cứu cho thấy rằng có sự giảm số lượng tế bào đài sau khi phẫu thuật ĐTTT [76] Vẫn còn có nhiều tranh cãi đối với cơ chế mất tế bào đài, một số tác giả cho rằng liên quan đến việc sử dụng sai thuốc nhỏ mắt [63], số khác cho rằng viêm chính là nguyên nhân chính yếu đưa đến hiện tượng này
[109] Các nghiên cứu trong ống nghiệm lại đưa ra chứng cứ phản bác lập luận về hiện tượng viêm khi chứng minh được rằng một số chất trung gian viêm như IL-13 và leukotrien có vai trò biệt hóa và tăng tiết tế bào đài [82].
3.4 Giảm chức năng tuyến Meibomius
Giống như tế bào đài, tuyến meibomius đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định của phim nước mắt Tuyến meibomius sản xuất các lipids ngăn ngừa sự bốc hơi của phim nước mắt giữa các lần chớp mắt Các nghiên cứu cho thấy khi tuyến meibomius bị tắc nghẽn các lipid bị ứ đọng dẫn đến bệnh lý KM bốc hơi [15] Mối liên quan giữa suy giảm tuyến meibomius và phẫu thuật ĐTTT được phát hiện gần đây trong một nghiên cứu của Han và cộng sự Nghiên cứu này cho thấy mặc dù không có dấu hiệu của tổn thương cấu trúc, nhưng phẫu thuật ĐTTT vẫn ảnh hưởng đến chức năng của tuyến meibomius [42] Những thay đổi trong các chỉ số chức năng của tuyến meibomius vẫn không đổi trong vòng 3 tháng hậu phẫu cho thấy suy giảm chức năng tuyến meibomius có thể giải thích một số triệu chứng
KM dai dẳng, mà các yếu tố khác như độ nhạy GM không thể giải thích được Cho đến nay vẫn chưa rõ cơ chế phẫu thuật ĐTTT gây ra suy giảm chức năng tuyến meibomius, tuy nhiên có nghiên cứu cho rằng viêm, sự cư trú của vi khuẩn,và/hoặc sử dụng thuốc hậu phẫu chứa chất bảo quản có thể đóng vai trò trong việc suy giảm chức năng tuyến meibomius [89].
Tình trạng khô mắt sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy bệnh nhân sẽ có triệu chứng KM xuất hiện sau 1 tuần phẫu thuật, các triệu chứng này sẽ giảm dần cho đến 3 tháng sau phẫu thuật [91],[16],[90] Tuy nhiên nghiên cứu của Li [63] cho thấy các triệu chứng KM có thể xuất hiện sau 1 tháng hậu phẫu và có thể tiếp tục cho đến 2 tháng sau Sự khác biệt về mô hình triệu chứng KM trong nghiên cứu của Li được cho là do việc sử các loại thuốc nhỏ mắt cũng như thời gian sử dụng các loại thuốc này. (Tarivid Ophthalmic Solution sử dụng 4 lần/ngày trong vòng 2 tuần, Pred Forte 4 lần/ngày trong vòng 1 tuần và thuốc nhỏ mắt Pranopulin 4 lần/ngày trong vòng 1 tháng) [63].
Ngược lại với các nghiên cứu khác, nghiên cứu của Chao và cộng sự [17] lại cho thấy các triệu chứng KM giảm dần theo thời gian sau phẫu thuật Kết quả này được Chao lý giải do triệu chứng KM mang tính chủ quan chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gây nhiễu trong bộ câu hỏi OSDI (bao gồm độ nhạy sáng và thị lực)
[17] Ngoài ra theo Sanchez, việc sử dụng các thuốc mỡ nhỏ mắt cũng góp phần cải thiện các triệu chứng và dấu hiệu KM, cũng như cải thiện tính ổn định nước mắt sau phẫu thuật ĐTTT Giả thuyết đặt ra là các thuốc mỡ giúp thay thế các hợp chất nước mắt bị thiếu, giảm độ thẩm thấu nước mắt, và giảm hoặc “rửa sạch” các yếu tố viêm hoặc gây viêm [92]
4.2 Mức độ khô mắt sau phẫu thuật
Nghiên cứu của Saif cho thấy độ KM của bệnh nhân tăng đáng kể sau 1 tuần hậu phẫu (35% mức 1 và 45% mức 2) nếu so với trước khi phẫu thuật (0% mức 1 và 0% mức 2) và vẫn duy trì sự gia tăng này sau 4 tuần hậu phẫu (20% mức 1 và20% mức 2)(p< 0,05) Sau 3 tháng thì độ KM mới giảm trở lại (15% mức 1 và 5% mức 2) gần với mức trước khi phẫu thuật [91] Nghiên cứu Kasetsuwa cho thấy độ
KM sau phẫu thuật sẽ tăng đạt đỉnh sau 7 ngày và sau đó giảm dần cho đến sau tháng thứ 3 thì trở lại như bình thường [49]
4.3 Tình trạng viêm nhãn cầu Để đo lường tình trạng viêm nhãn cầu sử dụng phương pháp nhuộm GM với fluorescein Bác sỹ điều trị sử dụng đèn khe với ánh sang xanh cobalt để đánh giá tình trạng GM Mí mắt trên được nâng nhẹ để đo lường toàn bộ bề mặt GM Thang nhuộm Oxford được sử dụng: 5 khu vực GM được đánh giá độc lập dựa trên thang đo 6 bậc (0, 1, 2, 3, 4, 5), trong đó bậc cao nhất là 5 Điểm nhuộm Oxford càng cao chứng tỏ tình trạng viêm GM càng cao.
Hình 7 Nhuộm bề mặt GM với fluorescein để chuẩn đoán KM
(Nguồn: Koh S (2017) Clinical Skills for Dry Eye in Daily Practice Courtesy in Ho Chi Minh)
Các nghiên cứu chỉ ra rằng độ nhuộm GM của mắt có phẫu thuật phaco tăng lên trong vòng 3 tháng hậu phẫu, tuy nhiên sau 3 tháng thì độ nhuộm GM giảm và trở về gần với chỉ số trước khi phẫu thuật [16],[103],[91] Nghiên cứu củaCetinkaya cho thấy mô hình nhuộm fluorescein của bệnh nhân theo thang Oxford trở nên tệ hơn sau phẫu thuật, tuy nhiên sau 3 tháng phẫu thuật thì trở nên tốt hơn và tương tự như trước khi phẫu thuật Trước phẫu thuật chỉ có 15 mắt có độ nhuộm mức 2 (7%), nhưng sau phẫu thuật 1 ngày có 36 mắt có độ nhuộm mức 2 (18%),
24 mắt có độ nhuộm mức 3 (12%) và 12 mắt có độ nhuộm mức 4 (6%) Sau 1 tuần
24 mắt có độ nhộm 2 (12%) và 12 mắt có độ nhuộm 3 (6%) Sau 1 tháng có 18 mắt có độ nhuộm 2 (9%) và 6 mắt có độ nhuộm 3 (3%) Sau 3 tháng chỉ có 6 mắt có độ nhuộm 2 (3%) [16] Nghiên cứu của Venincasa ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có giá trị nhuộm GM > 1 ở mắt phẫu thuật và không phẫu thuật phaco sau 3 tháng hậu phẫu là như nhau (21,4% và 21,4%), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=1)
[103] Nghiên cứu của Saif cho thấy sau 1 tuần hậu phẫu thì 55% mắt phẫu thuật phaco có độ nhuộm là 2 trong khi trước phẫu thuật tỷ lệ độ nhuộm 2 là 0%, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên sau 3 tháng thì tỷ lệ mắt có nhuộm độ
0 là 70% còn trước phẫu thuật là 80% và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê [91].
Bảng 1 Kết quả một số nghiên cứu về chỉ số nhuộm Oxford sau phẫu thuật ĐTTT
Chỉ số nhuộm Oxford Trước phẫu thuật 1 tuần 1 tháng 3 tháng
Không đánh giá Nghiên cứu của Saif (2016) [91] Hạng 0
Các nghiên cứu sử dụng test thời gian vỡ phim nước mắt (TBUT) để đánh giá tính ổn định của phim nước mắt Nếu trong nước mắt thiếu mucin thì màng phim nước mắt không ổn định và chóng vỡ Đây là một test quan trọng có giá trị tầm soát rộng rãi và tính đặc hiệu cao Điểm BUT < 10 giây được xem như là bất thường và ≤ 5 được xem như là KM Có hai cách thực hiện test này:
Nhuộm Hồng Bengal: rất có giá trị trong khi khám bệnh khô mắt do Hồng Bengal bắt màu những tế bào đã chết và hoại tử.
Nhuộm Fluorescein: dùng để phát hiện những trường hợp bắt màu của những tổn thương trên bề mặt giác mạc.
(Nguồn: http://www.systane.ca/ca_en/professional/TearFilm_Breakup.asp)
Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số BUT của bệnh nhân sau phẫu thuật phaco đều giảm trong vòng 1 tuần đầu sau phẫu thuật và sau đó cải thiện dần trở về mức trước phẫu thuật sau 3 tháng hậu phẫu [16],[103],[91] Sự giảm chỉ số BUT không chỉ do thủ thuật phaco gây ra mà còn do việc sử dụng thuốc nhỏ mắt có chất bảo quản bởi vì các chất bảo quản có thể gây độc đối với GM và kết mạc Các chất bảo quản này hoạt động giống như “bột giặt” làm phá vỡ lớp lipid dẫn đến chỉ số BUT thấp [85].
Bảng 2 Kết quả một số nghiên cứu về chỉ số BUT sau phẫu thuật ĐTTT
Chỉ số BUT Trước phẫu thuật 1 tuần 1 tháng 3 tháng
Nghiên cứu của Miyake (2017) [69] 4,75 4,5 Không đánh giá
Nghiên cứu của Han (2014) [42] 6,7 Không đánh giá
Nghiên cứu của Oh (2012) [76] 9,2 Không đánh giá
4.5 Sự tiết xuất nước mắt
Các nghiên cứu sử dụng test Schrimer (ST) để đánh giá sự tiết xuất nước mắt bằng cách đặt một miếng giấy lọc nhỏ vào giữa nhãn cầu và mi dưới Điểm ST
< 10 chứng tỏ tình trạng tiết xuất nước mắt bất thường Có hai loại test Schirmer:
Test Schirmer I: Không nhỏ thuốc tê, đánh giá tiết xuất nước mắt trong tình trạng tự nhiên, kể cả do kích thích vì bệnh ở mắt gây ra Như vậy test này đánh giá tiết xuất toàn bộ gồm tiết xuất cơ bản và tiết xuất phản xạ Test Schirmer I tương đối đặc hiệu nhưng độ nhạy còn thấp
Test Schirmer II: Cách thực hiện như Test Schirmer I kết hợp kích thích niêm mạc mũi dưới bằng que bông Đoạn giấy thử ướt